Tuy vậy, đa số sinh viên cho rằng người đồng tính luyến ái có thể có một cuộc sống cũng như một sự nghiệp bình thường như bao người khác. 15% số sinh viên được hỏi cho rằng điều này là rất khó xảy ra và 32.2% sinh viên băn khoăn về khả năng này. Được sinh ra và lớn lên trong điều kiện phát triển về kinh tế cũng như sự tiếp nhận các giá trị văn hoá mới nên sinh viên mạnh dạn và thoáng hơn trong cách tiếp cận vấn đề. Do vậy, đối với người đồng tính luyến ái, sinh viên cho rằng họ hoàn toàn có thể sống như những người bình thường khác bởi họ sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ họ. Bởi họ cũng có những năng lực và trình độ tri thức như những người khác và họ cũng rất mong muốn được đóng góp cho xã hội.
"Sự ủng hộ và giúp đỡ người đồng tính luyến ái như thế nào là tuỳ từng nơi, từng người. Nhưng nếu họ có thể đối xử tốt với những người mắc HIV, tạo điều kiện cho họ sống hoà đồng thì với người đồng tính luyến ái, tại sao lại không được. Bởi nó không lây lan như bệnh HIV mà chỉ là một hiện tượng xã hội. Do vậy có thể khắc phục nó. Vì thế họ có thể có cuộc sống bình thường nếu được sự thông cảm của mọi người nhưng ngược lại cũng có thể dẫn tới một kết cục bi thảm nếu có sự phân biệt đối xử" (T. nữ, K46 ĐHTN, nhà trọ - Thanh Xuân).
99 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một vài nét nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối với hiện tượng đồng tính luyến ái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Chấp nhận đồng tính luyến ái là một loại bệnh lý nghĩa là sinh viên đã có cách nhìn cảm thông và chia sẻ với những người có cuộc sống bất bình thường.
Tuy nhiên, cho dù đa số sinh viên đều có một cách nhìn khá tích cực về bản chất của hiện tượng đồng tính luyến ái thì cũng có 1/3 số sinh viên coi đây là một lối sống lệch lạc, cần được loại trừ. Bởi đồng tính luyến ái dù xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan, bệnh lý hay nhận thức thì biểu hiện của nó vẫn khác thường, trái với những quan niệm, chuẩn mực thông thường. Việc một người nam yêu một người nam hay một người nữ đòi lập gia đình với một cô bạn gái thật khó được chấp nhận hoặc coi là bình thường trong xã hội Việt Nam. Và một điều cần nhấn mạnh rằng nhóm tình dục đồng giới là nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao nhất do đặc thù về quan hệ và sinh hoạt. Cho nên khi đã trở thành một hiện tượng xã hội, có ảnh hưởng tới sự phát triển của cộng đồng chứ không còn là lối sống cá nhân nữa, tình dục đồng giới vấp phải rất nhiều những rào cản từ phía xã hội. Sinh viên là lớp người kế cận, làm chủ đất nước nay mai. Do vậy, họ thật khó chấp nhận sự tồn tại của một lối sống đi ngược lại với những nền tảng văn hoá và đạo đức xã hội.
Số sinh viên coi đồng tính luyến ái là một hiện tượng bình thường trong xã hội chiếm một tỷ lệ rất thấp. Cho dù đồng tính luyến ái cũng như những hiện tượng xã hội khác tất yếu có trong xã hội nhưng chấp nhận sự tồn tại ấy lại không dễ dàng gì. Ngay cả các nước có lối sống và quan điểm đánh giá "thoáng", có lối sống thoải mái như Hoa Kỳ hay các nước Châu Âu cho tới thời điểm này cũng mới chỉ có Hà Lan và một bang của nước Mỹ cho phép người đồng tính luyến ái lập gia đình. Bởi đây không chỉ là một vấn đề có thể giải quyết bằng cách ngăn cấm hoặc chữa trị cho những người đồng tính mà nó có ảnh hưởng lớn đến văn hoá, đạo đức cũng như sự phát triển của mỗi quốc gia. Do vậy sinh viên Việt Nam sống trong nền văn hoá truyền thống với những giá trị và quan niệm đã tồn tại khá vững chắc sẽ không dễ dàng chấp nhận sự tồn tại của một loại gia đình hay một kiểu quan hệ khác thường của người đồng tính luyến ái.
Xét trong tương quan giới cũng như nơi sống trước khi vào đại học của sinh viên thì quan điểm đánh giá của họ về hiện tượng đồng tính luyến ái tương đối giống nhau. Bởi cho dù ở giới tính nào hay xuất phát từ nông thôn hay đô thị sinh viên đều tham gia trong một môi trường học tập và sinh hoạt giống nhau. Do vậy sinh viên dễ dàng có sự nhận thức và đánh giá giống nhau.
Bảng 11: Tương quan giới và nơi sống trước đại học của sinh viên với quan điểm đánh giá về hiện tượng đồng tính luyến ái (Đơn vị %)
Một loại bệnh lý
Lối sống cần loại trừ
Hiện tượng bình thường
Nam sinh viên
28%
18.5%
3.5%
Nữ sinh viên
26.5%
19.5%
4%
Nông thôn
27.5%
19%
3.5%
Đô thị
27%
19%
4%
Tổng
54.5%
38%
7.5%
Giai đoạn đại học chính là thời gian để các cá nhân sinh viên có sự tương tác các biểu trưng, trao đổi các quan niệm và lối sống, cách ứng xử để cuối cùng hình thành nên một hệ thống các biểu trưng chung nhất đặc trưng của nhóm sinh viên. Quá trình thay đổi trong nhận thức hay quan niệm này không được nhận thấy một cách rõ ràng nhưng kết quả cuối cùng là sự tương đồng về nhận thức của họ. Bởi bất kỳ nhóm xã hội nào cũng chỉ có thể được tạo nên cũng như thống nhất ý chí và hoạt động khi tồn tại những biểu trưng chung của nhóm. Trong thời gian đầu, các sinh viên tham gia vào nhóm với những quan niệm, cách đánh giá hay ứng xử đặc trưng cho mỗi cá nhân, môi trường xã hội hoá của họ. Nhưng quá trình giao lưu học tập, dần dần những biểu trưng cá nhân đó tương tác qua lại với nhau để các cá nhân hiểu nhau hơn. Và một thành viên muốn được hoà nhập với nhóm, được nhóm chấp nhận và hiểu mình thì buộc phải có sự thay đổi những biểu trưng của mình sao cho phù hợp với xu hướng chung. Kết quả là nhóm có một hệ thống các quan niệm, đánh giá và ứng xử chung.
Khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đồng tính luyến ái, có sự khác biệt giữa nhận thức trong nhóm sinh viên đặc biệt giữa sinh viên nông thôn và sinh viên đô thị ( do sự khác biệt về môi trường sống, các tiểu văn hoá). Tuy rằng nhận thức có khác biệt nhưng đó là những hiểu biết cá nhân. Còn khi đưa ra những quan điểm đánh giá chung nhất, cá nhân sinh viên sẽ ảnh hưởng bởi những tri thức đã thu thập được qua quá trình tương tác với các cá nhân sinh viên khác. Do vậy quan điểm của họ bị chi phối bởi cách nhìn của cả nhóm sinh viên. Có thể họ cho rằng đây là những ý kiến của riêng mình nhưng trên thực tế nó đã chịu ảnh hưởng của ý thức hệ sinh viên, kết quả của quá trình tương tác biểu trưng.
Xét tương quan loại hình gia đình với quan điểm đánh giá về hiện tượng đồng tính luyến ái cho thấy nhóm sinh viên thuộc gia đình công nhân viên chức đa số cho rằng đây là một loại bệnh lý và với tỷ lệ cao nhất so với các nhóm gia đình còn lại. Khi đưa nguyên nhân bệnh lý đối với hiện tượng này thì nhóm sinh viên này lại chỉ có sự lựa chọn trung bình so với các nhóm khác. Đối với quan điểm cho rằng đây là một lối sống lệch lạc cần loại trừ, nhóm sinh viên thuộc gia đình buốn bán có tỷ lệ lựa chọn cao nhất trong khi sự lựa chọn nguyên nhân 'do đua đòi, lôi kéo" của nhóm này lại thấp nhất. Còn với quan điểm coi đồng tính luyến ái là một hiện tượng bình thường nhóm sinh viên thuộc các gia đình có nghề nghiệp khác lại có sự lựa chọn cao nhất. Như vậy có thể thấy từ nhận thức đến thái độ của sinh viên với hiện tượng này có sự không tương đồng. Đó cũng là do bản chất phức tạp của hiện tượng.
ảnh hưởng của hiện tượng đồng tính luyến ái cũng là một vấn đề được quan tâm. Bởi nó mang trong mình những nguyên nhân và biểu hiện rất phức tạp, do vậy ảnh hưởng của nó tới đời sống xã hội cũng không đơn giản.
Bảng 12: ảnh hưởng của hiện tượng đồng tính luyến ái tới xã hội (Đơn vị %)
Những phương án
Tỷ lệ
Đồng tính luyến ái có thể dẫn đến sự gia tăng của bệnh HIV- AIDS
24.5%
ĐTLA dẫn tới sự đi xuống của đạo đức xã hội
68.5%
Không có ảnh hưởng gì
7.0%
Người đồng tính luyến ái có đời sống tình cảm và nhu cầu sinh lý khác người bình thường. Do đối tượng quan hệ của họ là người đồng giới, do vậy mức độ an toàn trong khi sinh hoạt rất thấp. Thêm nữa, người đồng tính luyến ái có nhu cầu rất cao nên thường xuyên thay đổi bạn tình. Chính vì thế, đây được coi là nhóm có nguy cơ lây truyền bệnh HIV / AIDS cao nhất. ở Việt Nam, luật pháp chưa cho phép người đồng tính luyến ái lập gia đình nên họ không thể công khai quan hệ của mình. Có nhiều trường hợp người đồng tính luyến ái nam sau khi lập gia đình bình thường vẫn đi lại quan hệ với người đồng giới. Do vậy họ không đảm bảo được sự an toàn sức khoẻ cho gia đình và bản thân mình. Đa số sinh viên không cho rằng lối sống đồng tính luyến ái dẫn đến sự gia tăng của căn bệnh thế kỷ. Đây là một điều cần lưu ý bởi bên cạnh vẻ bề ngoài là một lối sống lệch lạc, không phù hợp với quan niệm trong xã hội, đồng tính luyến ái còn là con đường dẫn tới sự lây lan căn bệnh HIV/ AIDS đe doạ không những cuộc sống của người đồng tính mà còn của những người xung quanh và cộng đồng.
Phần lớn sinh viên quan tâm đến ảnh hưởng về mặt đạo đức, văn hoá của hiện tượng đồng tính luyến ái. Sự khác thường trong lối sống và cách ứng xử của những người đồng tính luyến ái đi ngược lại những quan niệm và chuẩn mực của xã hội, đôi khi cả luật pháp. Chính vì thế sự gia tăng của hiện tượng này trong xã hội sẽ dẫn đến hình thành nên một lối sống và một nhóm người nằm ngoài những quy chuẩn đạo đức, làm suy giảm đạo đức xã hội.
Chỉ có một số ít sinh viên mạnh dạn coi đồng tính luyến ái không có ảnh hưởng gì tới xã hội. Một hiện tượng xã hội cho dù có giá trị tốt hay xấu thì khi tồn tại cũng sẽ tạo ra những ảnh hưởng nhất định tới đời sống. Hơn nữa, đồng tính luyến ái không những chỉ là một lối sống lệch lac, khác thường mà còn là một nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của bệnh HIV/AIDS - căn bệnh đã cướp đi cuộc sống của bao nhiêu người trên thế giới. Chính vì thế ngăn chặn sự gia tăng của nó không chỉ đem lại sự vững chắc cho nền tảng đạo đức, văn hoá xã hội mà còn tăng cường sức khoẻ cộng đồng. Thuộc nhóm có trình độ tri thức cao cũng như là lớp người nắm giữ tương lai đấtt nước, sinh viên nên trang bị cho mình những hiểu biết cũng như sự đánh giá đúng đắn với những hiện tượng nảy sinh trong qúa trình vận động và biến đổi xã hội.
Có thể thấy một xu hướng là đa số sinh viên cho rằng đồng tính luyến ái có nguồn gốc bệnh lý chứ không phải là nguồn gốc xã hội hay nói cách khác phát triển từ một sự lệch lạc tự nhiên thành một hiện tượng lệch lạc xã hội. Bên cạnh đó sinh viên cũng nêu ra ý kiến cần có sự điều chỉnh và loại bỏ hiện tượng ra khỏi đời sống xã hội.Và rất ít sinh viên cho rằng đồng tính luyến ái là một hiện tượng bình thường của xã hội. Bởi nền văn hóa nước ta rất coi trọng những chuẩn mực và cho dù luật pháp chưa có một điều luật nào chính thức cho người đồng tính luyến ái nhưng dư luận xã hội chắc chắn chưa thể chấp nhận sự tồn tại của nó như một khía cạnh tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên như vậy cũng có nghĩa là đã có những ý kiến mạnh dạn bảo vệ hiện tượng này. Đối với sự đánh giá về ảnh hưởng của đồng tính luyến ái tới đời sống xã hội, sinh viên đều cho rằng ảnh hưởng rõ ràng nhất là sự sút giảm của đạo đức xã hội.
5. Thái độ và quan điểm của sinh viên đối với người đồng tính luyến ái
5.1 Thái độ của sinh viên đối với người đồng tính luyến ái
Cho dù còn rất nhiều điều cần phải bàn cãi về nguyên nhân của hiện tượng đồng tính luyến ái nhưng chúng ta không thể phủ nhận một thực tế là người đồng tính luyến ái đã sống, đã làm việc và học tập có thể ngay bên cạnh mà chúng ta chưa nhận ra. Qua nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên đã gặp hiện tượng đồng tính luyến ái (theo đánh giá của họ) và số người đã gặp hiện tượng này ở bạn bè và người thân cũng như những người cùng nơi cư trú ( có thể quen biết) là 31/113 sinh viên đã gặp. Con số trên có thể nói là tương đối nhiều so với một hiện tượng mới lạ như đồng tính luyến ái. Do vậy, việc xác định thái độ đối với những người thuộc nhóm đối tượng này là rất cần thiết để giúp đỡ họ cũng như tránh khỏi những ảnh hưởng không tốt có thể xảy ra.
Bảng 13: Thái độ của sinh viên đối với người đồng tính luyến ái (Đơn vị %)
Thái độ
Người thân
Bạn thân
Không tiếp xúc nữa
3%
3%
Tiếp tục quan hệ nhưng không đả động gì đến
9%
11%
Không quan tâm đến vấn đề này
3%
4.5%
ủng hộ vì đây là vấn đề tự do cá nhân
2%
5%
Trò chuyện để tìm ra nguyên nhân và giúp đỡ
83%
76.5%
Bảng 13 cho thấy những xu hướng hành động có thể xảy ra đối với những người đồng tính luyến ái. Các phương án được sắp xếp từ thái độ tiêu cực đến thái độ giúp đỡ tích cực. Và đối tượng ở đây là người thân và bạn thân của sinh viên bởi những người đồng tính luyến ái thường che dấu cuộc sống của mình để tránh sự tò mò cũng như đánh giá của người khác nên nếu buộc lòng phải chia sẻ, họ cũng chỉ tin tưởng những người thân hay bạn thân của mình.
Thái độ tiêu cực nhất đối với người đồng tính luyến ái là xa lánh, không tiếp xúc với họ nữa được sinh viên lựa chọn với cả hai nhóm đối tượng là 3%. Người đồng tính luyến ái cho dù xuất phát từ bất kỳ lý do gì cũng là những người cần giúp đỡ. Bởi sự cô lập của cộng đồng khiến họ thấy mình không tìm thấy sự đồng cảm cũng như sự bình đẳng trong đối xử. Hơn nữa, người đồng tính luyến ái là nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh HIV/ AIDS. Do vậy giúp đỡ họ có nghĩa là bảo vệ chính mình khỏi một nguy cơ dẫn tới căn bệnh này. Thêm nữa nếu những người đồng tính luyến ái là bạn thân hay người thân thì sự xa lánh, cô lập càng khiến họ mất niềm tin cũng như nghị lực thoát khỏi sự lệch lạc của bản thân mình.
Phương án thứ hai là tiếp tục giữ mối quan hệ bình thường nhưng không đả động gì đến sự khác thường trong lối sống của người đồng tính luyến ái được 9% sinh viên lựa chọn nếu đối tượng là người thân và 11% lựa chọn nếu đối tượng là bạn thân. Như vậy đã tồn tại sự khác biệt trong quan điểm về cách đối xử với hai nhóm quan hệ này. Người thân là những người trong gia đình hoặc họ hàng, có quan hệ gần gũi về mặt huyết thống cũng như mức độ thân thiết cũng như sự quan tâm. Do vậy người đồng tính luyến ái dù có dấu kín được những người xung quanh hay bạn bè nhưng đối tượng dễ nhận ra họ nhất cũng như dễ giành cho họ sự cảm thông chia sẻ chính là người gần gũi hơn cả về tình cảm và môi trường sống. Thêm nữa, quan hệ tình cảm huyết thống bao giờ cũng chi phối con người, giúp họ vượt qua những ngại ngần, định kiến để giúp đỡ người thân bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Sinh viên cũng như những cá nhân xã hội khác không thể bỏ mặc hoặc lờ đi không biết nếu một người thân của mình bị đồng tính luyến ái. Còn với bạn bè tuy rằng sự gắn bó, quan tâm có thể tương đương với những người thân nhưng dù sao cũng là những người xa lạ về huyết thống, không bị ràng buộc bởi mối quan hệ gia đình hay họ hàng nên nếu biết họ là người đồng tính luyến ái, sinh viên cũng vướng phải sự ngại ngần hoặc coi đó là tự do cá nhân, cách sống của mỗi người.
Cách ứng xử thứ ba với người đồng tính luyến ái là thờ ơ, không quan tâm đến vấn đề này được rất ít sinh viên lựa chọn với cả hai nhóm quan hệ. Bởi thực sự đồng tính luyến ái tuy ảnh hưởng không được nhìn thấy rõ ràng như tệ nạn nghiện hút ma tuý..nhưng nó lại thuộc về phạm trù đạo đức, lối sống. Mỗi cá nhân đều có một hệ giá trị của riêng mình đồng thời chịu sự chi phối của chuẩn mực xã hội. Do vậy đối với một hiện tượng bất thường như đồng tính luyến ái, sinh viên cũng như những cá nhân khác trong xã hội không thể không bày tỏ sự quan tâm. Thêm nữa nếu người đồng tính luyến ái là người thân hay bạn bè thân của mình thì càng khó có sự thờ ơ, coi như không hay biết gì. Nếu có trường hợp xảy ra thì đó cũng rơi vào nhóm sinh viên có cách nhìn rất khe khắt với sự bất bình thường này hoặc không thể vượt qua sự ngại ngần của bản thân cũng như những định kiến xã hội để bày tỏ sự giúp đỡ với những người đồng tính luyến ái.
Phương án ủng hộ cách sống của người đồng tính luyến ái vì đây là vấn đề tự do cá nhân cũng chiếm tỷ lệ lựa chọn thấp. Đây cũng là cách giúp đỡ, bày tỏ sự quan tâm đầu tiên với người đồng tính luyến ái cho dù ít khi xảy ra. Đối với bạn thân, sinh viên có sự lựa chọn cách ứng xử này cao hơn đối với người thân. Bởi như đã phân tích ở phương án"tiếp tục quan hệ nhưng không đả động gì đến chuyện này", sợi dây tình cảm và huyết thống không cho phép sinh viên để người thân của mình tiếp tục sa vào cách sống bất bình thường, bị xã hội không đồng tình. Dù sao đi chăng nữa, nền văn hoá Việt Nam cũng như cách nhìn nhận quan niệm của người dân khó có thể chấp nhận một lối sống lệch lạc. Thêm nữa, quan hệ đồng tính luyến ái ít khi tồn tại lâu dài và đối tượng quan hệ cũng hết sức phức tạp. Từ sự chấp nhận quan hệ không bình thường, người đồng tính luyến ái có thể đánh mất đi cả sự bình thường trong những khía cạnh khác của cuộc sống như cơ hội việc làm, sự coi trọng của xã hội và quan trọng hơn là không thể có sự thanh thản trong tâm hồn khi phải nhận cái nhìn chê bai của xã hội." Tôi lúc đầu cũng hết sức bối rối bởi những mối quan hệ của bạn thân mình và không biết giúp đỡ, khuyên bảo nó bằng cách nào bởi dù sao tôi cũng là con gái. Nó chấp nhận sự bất bình thường của mình và nói với tôi rằng hãy coi đó như tự do cá nhân của môĩ người và nó vẫn có thể sống hạnh phúc bình thường với người bạn cùng giới của mình"( H. nữ, K43 ĐHXHNV, gia đình).
Đối với người bạn thân, sự quan tâm, gắn bó dù nhiều nhưng vẫn là những con người khác nhau trong mối quan hệ huyết thống. Chính vì thế, sinh viên dễ có xu hướng chấp nhận bạn thân mình là người đồng tính luyến ái và mong cho họ có cuộc sống bình thường hơn là nhìn người thân của mình có cách sống như vậy.
Khác với cách xử sự chấp nhận sự khác thường của người thân và bạn bè mình rất ít được lựa chọn, đa số sinh viên đều xác định một thái độ tích cực với người đồng tính luyến ái cũng như có một cách giúp đỡ họ hiệu quả với tỷ lệ áp đảo(86% với người thân và 79.5% với bạn bè)."Nếu là một người bạn thân thì mình sẽ giúp, tất nhiên vẫn có sự e ngại nhưng vì tình cảm mình vẫn giúp đỡ người ta. Còn nếu là người thân thì càng phải giúp bởi mình có một quan hệ rất gắn bó với họ mà."( T. nam, K46 ĐHTN, nhà trọ - Thanh Xuân).
Từ nhận thức đến thái độ và hành vi của sinh viên có sự phù hợp và logic. Cho dù họ cho rằng nguyên nhân của hiện tượng đồng tính luyến ái là do bệnh lý bẩm sinh và cũng do sự lôi kéo, dụ dỗ của những kẻ xấu nhưng phần lớn họ lại chấp nhận quan điểm nhìn nhận rằng đây là một loại bệnh lý hơn là một lối sống cần loại trừ khỏi xã hội. Chính vì có một cách đánh giá thông cảm và bao dung như vậy nên sinh viên mới lựa chọn cách giúp đỡ bằng sự trò chuyện, tìm ra nguyên nhân để cùng giải quyết. Thái độ tích cực này sẽ giúp cho những người đồng tính luyến ái bẩm sinh cũng như những người bị lôi kéo hoặc do những nguyên nhân khách quan khác có sự tự tin vượt qua hoàn cảnh éo le của mình cũng như dũng cảm vươn lên như những người bình thường khác. Khi được hỏi về cách giúp đỡ người đồng tính luyến ái, các bạn sinh viên đưa ra rất nhiều hướng khác nhau.
"Nếu là người bạn thân, đầu tiên mình sẽ tìm hiểu xem có bệnh thật hay không hay chỉ là tò mò. Nếu bạn ấy bị bệnh thật thì mình sẽ dẫn bạn đến bác sỹ tâm lý, tư vấn cho bạn ấy và đưa ra cách để bạn ấy khắc phục tình trạng. Hoặc nếu bạn ấy có lối sống không đúng thì mình sẽ phân tích cho bạn ấy thấy những điều hại của hiện tượng này. Còn nếu người bạn ấy có tình cảm với mình thì mình sẽ cố gắng giúp đỡ nhưng tránh tiếp xúc quá gần gũi."( T. nữ, K46 ĐHTN, ký túc xá)
"Mình sẽ rủ bạn ấy tham gia các hoạt động tập thể để tránh khỏi những cám dỗ, đồng thời tạo ra những tình huống để họ khẳng định giới tính của mình" (T. nam, K46 ĐHTN, ký túc xá)
"Dù là người thân hay người bạn thân cũng cần phải giúp đỡ họ. Nếu là bệnh, mình sẽ tự để họ kiềm chế và tác động thêm. Còn nếu do hiếu kỳ mình sẽ chỉ ra cho họ như thế là không tốt, tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với những người khác giới"( H. nữ, K46 ĐHTN, nhà trọ - Kim Giang).
Tóm lại dù là người thân hay bạn thân, dù do nguyên nhân bệnh lý hay những sai lầm, ảnh hưởng nhất thời, người đồng tính luyến ái cũng rất cần sự giúp đỡ và cảm thông của xã hội. Bởi điều này sẽ giúp cho họ dần dần quay trở lại với lối sống bình thường hoặc hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng này. Điều này không những có ý nghĩa với người đồng tính luyến ái mà còn có ý nghĩa với sự phát triển của toàn xã hội.
Như vậy, với tư cách là nhóm có trình độ tri thức cao cũng như những quan điểm đánh giá đúng đắn và hiểu biết, đa số các bạn sinh viên đã xác định cho mình một thái độ ứng xử tích cực và hiệu quả với người đồng tính luyến ái. Là một hiện tượng không có ảnh hưởng rõ ràng, ngay lập tức về vật chất như tệ nạn nghiện hút nhưng nó lại có ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của cá nhân cũng như nền tảng đạo đức của xã hội. Cộng đồng khó có thể chấp nhận những người đồng tính luyến ái như những người bình thường cho nên những người xung quanh họ như người thân hoặc bạn bè phải tìm cách chia sẻ và giúp đỡ họ với sự cảm thông. Điều này sẽ giúp người đồng tính luyến ái tự tin và phần nào tìm ra cách tháo gỡ khó khăn của mình.
Xét trong tương quan giới với sự đồng ý với khả năng người đồng tính luyến ái có một cuộc sống bình thường thì nam giới có sự tin tưởng cao hơn nữ giới. Trong khi đó bộ phận sinh viên nam không đồng ý lại nhỉnh hơn. Tuy nhiên nữ sinh viên rất băn khoăn về khả năng người đồng tính luyến ái có thể có một cuộc sống bình thường. Nam giới nói chung và sinh viên nam nói riêng có lối sống cũng như quan niệm thoáng hơn nữ giới. Bởi họ không phải chịu sức ép như nữ giới về những thiên chức làm vợ - làm mẹ cũng như sự nhìn nhận của cộng đồng về các chuẩn mực sống.
Bảng 15: Lý do của sự đồng ý với khả năng người đồng tính luyến ái có thể có một cuộc sống và sự nghiệp bình thường(Đơn vị %)
Lý do
Tỷ lệ lựa chọn
Tình yêu sẽ giúp họ vượt qua khó khăn
49.1%
Xã hội sẽ cảm thông và giúp đỡ họ
60.7%
Đối với sự ủng hộ người đồng tính luyến ái có thể có cuộc sống bình thường, có hai phương án được đưa ra. Một phương án phụ thuộc vào chủ quan của đối tượng - đó là tình cảm của họ đủ bền vững để vượt qua khó khăn. Và một phương án thuộc về khách quan- xã hội liệu có dành cho họ sự cảm thông và giúp đỡ. Trong số 52.8% sinh viên đồng ý, với phương án đầu tiên có 49.1% họ lựa chọn và phương án thứ hai được 60.7% sinh viên đồng tình. Như vậy, có thể thấy sinh viên vẫn nhận thấy rằng mối quan hệ, cách sống của người đồng tính luyến ái là bất thường. Tình cảm của họ cho dù có thể gọi là tình yêu nhưng đáng tiếc nó lại thường xuất phát từ nhu cầu sinh lý. Sự gắn bó của họ không lâu dài và thường thay đổi và nó không có sức mạnh chống đỡ lại định kiến xã hội như một tình yêu khác giới. Quan niệm, cách nhìn nhận của xã hội lại đóng vai trò quan trọng hơn trong việc quyết định cuộc sống của người đồng tính luyến ái. Bởi cho dù họ là một nhóm nhỏ khác thường hoặc có tình cảm với nhau nhưng họ vẫn thuộc về xã hội, không thể tách rời khỏi cộng đồng và những mối quan hệ khác. Chính vì sự gắn kết ấy nên người đồng tính luyến ái không thể tự mình xây dựng một cuộc sống và sự nghiệp nếu khônhg có sự ủng hộ của xã hội. Đa số sinh viên tin tưởng rằng xã hội sẽ có sự cảm thông và giúp đỡ người đồng tính luyến ái.
"Họ hoàn toàn có thể có một cuộc sống bình thường, nếu như xã hội không có thành kiến với họ. Ngoài hiện tượng này họ có một cuộc sống như bao người khác. Xã hội càng phát triển càng xuất hiện nhiều vấn đề, hiện tượng mới. Do vậy chúng ta phải biết chấp nhận nó, có sự biến đổi trong nhận thức để phù hợp với sự phát triển xã hội. Quan niệm xã hội phải biến đổi theo sự biến đổi của xã hội nếu không sẽ có nhiều vấn đề mà dựa vào quan niệm thì không thể giải quyết."( T. nam, K43 ĐHXHNV, nhà trọ - Thanh Xuân).
Nhưng điều này có lẽ vẫn chỉ có ở một xã hội tương lai bởi ngay cả ở những nước tương đối " thoáng" như Châu Âu, người đồng tính luyến ái vẫn chưa được coi như những thành viên bình thường trước luật pháp và đạo đức xã hội.
Có rất ít sinh viên cho rằng người đồng tính luyến ái không thể có được một cuộc sống bình thường. ở đây, lý do của sự khẳng định này cũng bao gồm cả hai khía cạnh chủ quan và khách quan. Đó là chủ quan - quan hệ của người đồng tính luyến ái là trái tự nhiên nên không thể tồn tại lâu dài và bền vững và khách quan - xã hội rất khó có sự thông cảm và ủng hộ họ.
Bảng 16 : Lý do cho rằng người đồng tính luyến ái không thể có một cuộc sống và sự nghiệp bình thường ( Đơn vị %)
Lý do
Tỷ lệ lựa chọn
Quan hệ đồng tính luyến ái trái với tự nhiên nên tình cảm không kéo dài
53.8%
Xã hội và cộng đồng không cảm thông và ủng hộ họ
61.5%
Trong số 15% sinh viên không cho rằng người đồng tính luyến ái có thể có một cuộc sống và sự nghiệp như những người khác thì 53.8% họ chọn lý do cho rằng tình cảm người đồng tính luyến ái không bền vững vì trái tự nhiên. Điều này là hoàn toàn đúng bởi do đặc thù mối quan hệ đồng giới dường như chỉ thoả mãn nhu cầu sinh lý nên người đồng tính luyến ái rất hay thay đổi bạn tình và rất ghen tuông. Sự trái tự nhiên, bất bình thường đó không cho phép người đồng tính luyến ái có một tình cảm bền vững, có khả năng gắn kết hai người và vượt qua những khó khăn như tình yêu giữa hai người khác giới. Ngay chính bản thân họ cũng nhận thấy sự bất bình thường của mình, điều này khiến họ không đủ tự tin để tìm cách chứng tỏ mình và cố gắng đạt được những mục tiêu của cuộc sống như những người bình thường khác. Họ phải chịu đựng một cuộc sống không thanh thản.
"Con người thì ai cũng có tình cảm, đó là quyền tự do cá nhân. Những với người đồng tính luyến ái thì khác, tình cảm của họ không lâu dài, họ rất thích thay đổi những người bạn khác giới của mình. Và nhiều khi nó chỉ là sự thoả mãn dục vọng nhất thời chứ không phải tình cảm yêu thương thật sự"( T. nữ, K46 ĐHTN, nhà trọ - Thanh Xuân).
Nếu là người đồng tính luyến ái bẩm sinh thì những nỗ lực trở thành người tình dục khác giới còn làm gia tăng nỗi đau khổ của họ. Những nhà tâm lý cũng cố gắng chuyển khuynh hướng tình dục của họ nhưng dường như là không thành công. Một điều tra cho biết, những cuộc trị liệu chỉ đạt thành công trong 2.6% trường hợp, hoàn toàn vô hiệu trong 17.9% trường hợp.(Báo Sinh viên Việt Nam - số 15 - thứ ba 10/4/2001). Còn đối với những người đồng tính luyến ái do những nguyên nhân khác như bị lôi kéo, bị lạm dụng..thì có khả năng thoát ra khỏi tình trạng, lấy lại sự cân bằng trong tâm lý nhưng cũng phải cố gắng rất nhiều bởi hầu như họ chỉ có một mình và thực sự được an ủi giữa những người như họ.
"Tôi thấy mình ngày càng thiếu tự tin trước đám đông. Tôi sống chui lủi trong lo sợ và những mặc cảm tội lỗi...Suốt những năm 19-20-21 tuổi, tôi khủng hoảng nặng nề. Tôi muốn tự tử...Tôi có bạn gái. Nhưng tôi không mảy may cảm xúc. Tôi thay bạn gái luôn xoành xoạch vì mong một ai đó sẽ đủ tình yêu để kéo tôi ra khỏi hiện trạng này. Nhưng không sao tìm được hay đã tìm được nhưng ám ảnh thèm quan hệ đồng giới trong tôi quá cao? Tôi không biết"
("Tôi đã đánh mất giới tính như thế" - báo Hoa Học Trò - số 420/421/ 1-1-2002).
Những tâm sự trên của người sinh viên bị lệch lạc giới tính chính là tâm trạng chung của những người đồng tính luyến ái. Do vậy, để họ có thể tìm thấy phần nào sự an ủi và giúp đỡ phụ thuộc nhiều vào thái độ của xã hội. Nhưng văn hóa, cách quan niệm và luật pháp nước ta chưa thể công nhận người đồng tính luyến ái như những người bình thường hay cho họ xây dựng cuộc sống gia đình để giảm bớt sự dằn vặt của họ. Bởi đôi khi sự ngăn cấm trên văn bản không mạnh mẽ bằng những đạo luật bất thành văn.
Từ một cách nhìn cảm thông và chia sẻ, đa số sinh viên đều khẳng định rằng người đồng tính luyến ái có thể có cuộc sống và sự nghiệp bình thường như những thành viên khác trong xã hội. Tuy nhiên, để đạt được điều này, họ cần có rất nhiều sự hỗ trợ từ phía xã hội bằng sự cảm thông và ủng hộ.
Hiện nay trên thế giới, có rất nhiều quốc gia mà quan niệm xã hội đã chấp nhận có hơn hai giới tính trong xã hội và thậm chí Hà Lan và một bang của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã cho phép người đồng tính luyến ái. Tuy nhiên đó chỉ là những trường hợp hãn hữu. Liệu rằng đến một thời điểm nào đó các nước trên thế giới và nước ta có đồng ý cho người đồng tính luyến ái kết hôn? Sinh viên cũng đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.
Bảng 17: ý kiến của sinh viên về việc một số nước cho phép người đồng tính luyến ái kết hôn( Đơn vị % )
ý kiến của sinh viên
Tỷ lệ
Tán thành
20.0%
Phản đối
34.5%
Không ý kiến
45.5%
Trên đây là những luồng ý kiến của sinh viên về việc cho phép người đồng tính luyến ái kết hôn. Số sinh viên tán thành phương án này chiếm tỷ lệ thấp 20%, số sinh viên phản đối cũng không chiếm đa số 34.5%. Số sinh viên không có ý kiến gì về vấn đề này chiếm tỷ lệ cao hơn 45.5%. Như vậy là cho dù sinh viên cho rằng người đồng tính luyến ái hoàn toàn có thể có một cuộc sống bình thường nhưng họ lại không đồng ý với một khía cạnh bình thường của con người nếu có ở người đồng tính luyến ái - kết hôn. Cho dù sinh viên là lớp người có quan điểm nhìn nhận các vấn đề thoáng và cởi mở hơn những người khác trong xã hội nhưng với một hiện tượng bất bình thường như đồng tính luyến ái họ vẫn không thể không chịu ảnh hưởng của chuẩn mực xã hội. Thêm nữa, nếu người đồng tính luyến ái kết hôn thì một loại hình gia đình mới của xã hội sẽ ra đời. Và gia đình này sẽ không thể thực hiện được một chức năng quan trọng nhất - tái sản xuất thành viên cho xã hội cả về mặt sinh học cũng như mặt xã hội. Sự phát triển của một quốc gia vì thế sẽ bị ngăn trở. Luật Hôn nhân và gia đình - điều 10 của nước ta đã quy định rằng chỉ những người khác giới tính mới được kết hôn.
"Thực ra theo mình không nên cho người ta kết hôn. Bởi như vậy người ta chỉ có thể thoả mãn một cách công khai nhu cầu bản năng của họ. Còn xã hội muốn phát triển được phải dựa vào nền tảng gia đình, mà người đồng tính luyến ái không thể thực hiện được chức năng cơ bản nhất là sinh con, duy trì nòi giống" (C. nữ, K43 ĐHXHNV, gia đình).
"Theo mình không nên có luật kết hôn cho người đồng tính luyến ái. Vì đây là một hiện tượng lệch lạc, không đúng với lối sống bình thường. Cho dù họ có khả năng bị bệnh thật hoặc có những người chỉ tạm thời thì cho phép họ kết hôn cũng rất nguy hiểm. Bởi họ không kiềm chế, không cố gắng vượt qua cho nên nó sẽ dẫn đến sự phát triển có hại cho toàn xã hội."( H. nữ, K46 ĐHTN, ký túc xá).
Biểu 8: Tương quan giới và nơi sống trước khi vào đại học của sinh viên/ phản đối việc cho phép người ĐTLA lập gia đình
Qua biểu đồ 8 về tương quan giới và nơi sống trước khi vào đại học của sinh viên, ta thấy có một xu hướng là nữ sinh viên phản đối việc lập gia đình của người đồng tính luyến ái nhiều hơn là nam sinh viên. Giống như khi phân tích về sự tán thành của nam sinh viên với khả năng có một cuộc sống và sự nghiệp bình thường của người đồng tính, nam giới nói chung có cách nhìn nhận và lối sống thoải mái hơn giới nữ. Họ chấp nhận những hiện tượng mới lạ trong xã hội nhanh hơn và mạnh dạn đề ra những giải pháp cho chúng. Thêm nữa, hiện tượng đồng tính luyến ái xảy ra nhiều hơn ở giới nam. Do vậy dường như có tồn tại một sự "bảo vệ" cho giới của mình trong sinh viên nam. Số sinh viên đô thị và nông thôn có sự lựa chọn phương án này chỉ chênh lệch rất nhỏ. Tuy nhiên một điều hơi bất ngờ là sinh viên đô thị lại có sự phản đối nhiều hơn.
20% sinh viên tán thành việc cho phép người đồng tính luyến ái kết hôn. Có thể nói đây là những sinh viên rất hiện đại và có cách nhìn khá bao dung với người đồng tính luyến ái. Họ có sự hiểu biết về hiện tượng này và mong muốn một cách giải quyết có lợi cho cả xã hội và người đồng tính luyến ái.
"Mình cho rằng nếu có hiện tượng này xảy ra thì nên cho họ kết hôn bởi vì họ cũng là những con ngươì bình thường, có những tình cảm riêng tư. Có thể thay đổi giới tính được thì cũng có thể cho họ sống với nhau. Đừng nên phân biệt họ với người khác thì họ sẽ phát huy được năng lực của mình."( H. nữ, K46 ĐHTN, nhà trọ- Kim Giang).
"Nên cho phép người đồng tính luyến ái kết hôn. Bởi đây là vấn đề mang tính nhân văn, không thể dựa vào hiện tượng khác thường của con người mà ngăn cản hạnh phúc của họ. Đa số trong số họ đều bị bệnh này ngoài ý muốn nên thật không công bằng nếu xã hội từ chối họ."( T. nam, K43 ĐHXHNV, nhà trọ - Thanh Xuân).
Tuy nhiên sự tán thành của sinh viên chỉ là thiểu số, bởi như đã phân tích, sinh viên là một bộ phận thuộc xã hội. Những quan niệm cũng như chuẩn mực nhóm của họ sẽ chịu sự chi phối của chuẩn mực xã hội. Xã hội đã" dán nhãn" cho người đồng tính luyến ái là những người bất bình thường có lối sống lệch lạc thì cho dù có sự thông cảm với họ, sinh viên cũng phải chịu sức ép của chuẩn mực văn hoá cũng như luật pháp xã hội.
Biểu 9: Tương quan giới và nơi sống trước đại học của sinh viên/ tán thành việc cho phép người ĐTLA kết hôn
Xét tương quan giới và nơi sống trước khi vào đại học của sinh viên, có thể thấy rằng nam sinh viên có sự tán thành nhiều hơn nữ sinh viên. Như đã phân tích, nữ giới nói chung và nữ sinh viên nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào thiên chức làm vợ, làm mẹ của mình. Thêm nữa, đặc điểm giới tính kín đáo và ít thích sự thay đổi đã chi phối đến quan điểm của nữ sinh viên. Cho dù họ có cùng môi trường học tập và sinh hoạt như nam giới nhưng những chuẩn mực chi phối họ thì khác nam giới rất nhiều.
Sinh viên đô thị đồng tình với khả năng cho người đồng tính luyến ái kết hôn cao hơn sinh viên nông thôn. Đa số sinh viên đô thị đều có môi trường thông tin cũng như văn hoá phong phú hơn sinh viên nông thôn. Do vậy, cách nhìn của họ với hiện tượng đồng tính luyến ái cũng khác so với nhóm sinh viên nông thôn.
Số sinh viên không có ý kiến về việc có nên cho người đồng tính luyến ái lập gia đình với nhau cao hơn hẳn hai phương án trên. Đây là những người đang rất băn khoăn về ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của lối sống người đồng tính luyến ái với xã hội. Luật kết hôn giữa người đồng tính có thể giúp đỡ cho họ rất nhiều và gần như là một sự giải phóng họ khỏi những định kiến xã hội. Nhưng cũng chính nó sẽ tạo nên một làn sóng " đồng tính ảo" trong xã hội, kích thích những người không rõ ràng trong mục đích sống, ham vui và thích làm nổi mình. Thêm nữa, thay đổi một điều luật sẽ dễ dàng hơn nhiều việc thay đổi một hệ quan niệm bất thành văn trong xã hội. Tuy nhiên cũng có thể thấy sự băn khoăn trong suy nghĩ của sinh viên là dấu hiệu của sự thay đổi trong cách đánh giá của xã hội về đồng tính luyến ái. Liệu rằng trong tương lai có một giải pháp nào đó cho hiện tượng tình dục đồng giới ở nước ta không?
Biểu 10: Tương quan giới và nơi sống trước đại học của sinh viên/ không có ý kiến
Sinh viên nam và nhóm sinh viên nông thôn không có ý kiến gì về hiện tượng đồng tính luyến ái nhiều hơn nhóm nữ sinh viên và sinh viên đô thị. Bởi đây là hai nhóm có sự tiếp cận thông tin cũng như quan niệm và cách nhìn nhận chưa rõ ràng. Nam giới, tuy rằng thoáng hơn nữ giới trong quan niệm nhưng họ lại ít có sự nhạy bén trong đánh giá vấn đề.
Như vậy có thể thấy rất ít sinh viên tán thành ý kiến cho rằng nên cho phép người đồng tính luyến ái lập gia đình vơí nhau. Bởi sự khác thường trong lối sống và mối quan hệ khiến người đồng tính luyến ái khó duy trì một mối quan hệ trong một thời gian dài. Hơn nữa, điều này có thể khuyến khích sự phát triển của một loại hình gia đình tạm bợ và làm gia tăng thêm những người đồng tính luyến ái"giả". Do vậy, sinh viên thường phản đối khả năng cho người đồng tính luyến ái kết hôn. Tuy nhiên sự băn khoăn, không rõ ràng trong ý kiến của một bộ phận không nhỏ sinh viên là điều cần lưu ý. Bởi như vậy có nghĩa là trong suy nghĩ của sinh viên về giải pháp này đã xuất hiện nhiều sự băn khoăn, chưa quyết định được theo hướng nào.
6. Một vài ý kiến của sinh viên về hiện tượng đồng tính luyến ái:
Cho dù không còn là một hiện tượng quá mới mẻ của đời sống con người nhưng sự xuất hiện của đồng tính luyến ái đã gây ra không ít những thắc mắc và những ý kiến đánh giá khác nhau. Đó là bởi nguồn gốc nảy sinh cũng như ảnh hưởng của nó tới sự phát triển xã hội. Là nhóm xã hội có trình độ tri thức năng lực đánh giá khá cao, sinh viên cũng có những cách nhìn riêng của mình về hiện tượng - lối sống bất bình thường này.
Sinh viên đa số đều cho rằng đây là một loại bệnh lý bẩm sinh nên đối với những người chẳng may gặp phải, chúng ta cần có sự cảm thông và giúp đỡ như lập ra những trung tâm chữa trị bằng tâm lý. Đồng thời cần có sự tuyên truyền qua các tổ chức như Đoàn Thanh niên, hội sinh viên để nâng cao hiểu biết và phòng tránh.
" Đồng tính luyến ái là một vấn đề khó nói, thường người ta tránh không đề cập đến. Do đó nó càng có điều kiện để phát triển. Nếu chúng ta tích cực trong tuyên truyền vận động thì mọi người sẽ hiểu rõ được tác hại của nó và " phòng tránh"
(Đ. nam, K46 ĐHTN, gia đình).
Đối với hiện tượng" đồng tính luyến ái giả" đang phát triển trong xã hội như một lối sống lệch lạc, đua đòi theo những giá trị văn hoá phương tây, sinh viên cho rằng phải có sự điều chỉnh từ phía xã hội bằng cách kiên quyết dẹp bỏ những địa điểm người đồng tính có thể tụ tập, ngăn chặn nó như một hiện tượng phản văn hoá." Đối với những kẻ do đua đòi và không giữ được lý trí để bị lôi kéo thì cần nghiêm khắc trừng trị, quản giáo, đưa họ về nếp sống bình thường"(T. nam, K44 ĐHXHNV, gia đình).
Tuy nhiên đây là một khía cạnh thuộc về lối sống cá nhân nên sự điều chỉnh bằng luật pháp chỉ có hiệu lực khi nó phát triển thành tệ nạn xã hội như mại dâm nam, hoặc tụ tập gây ra những hoạt động phản văn hoá, không lành mạnh.
Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân của hiện tượng này để cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội cũng được các bạn sinh viên đưa ra. Bởi có không ít các bạn sinh viên còn chưa hiểu bản chất của hiện tượng này, điều đó có thể tạo ra những nhận định sai lầm về hiện tượng đồng tính luyến ái đồng thời tạo ta nguy cơ bị lôi kéo vào hiện tượng này
Giáo dục giới tính trong nhà trường và gia đình được các bạn sinh viên nhắc đến nhiều trong phần giải pháp cho hiện tượng này. Bởi giáo dục giới tính ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn bởi nền văn hoá cũng như thói quen của người dân cho rằng đó là những điều không nên nhắc đến công khai. Chính thái độ không rõ ràng, "úp mở" như vậy đã dẫn đến sự gia tăng của quan hệ tình dục trước hôn nhân hay sự phát triển của tình dục đồng giới. Giáo dục giới tính trong gia đình ngay từ khi cá nhân còn trong tuổi ấu thơ được sinh viên đánh giá cao.
Thái độ lên án gay gắt, coi đồng tính luyến ái như một hiện tượng xấu tồn tại rất ít trong sinh viên. Bởi các bạn đều phần nào hiểu rõ nguyên nhân cũng như bản chất của đồng tính luyến ái. Sự cảm thông và chia sẻ với những người bị bệnh bẩm sinh cũng như những người chẳng may sai lầm hoặc do hoàn cảnh khách quan được nhắc đến nhiều như một giải pháp hữu hiệu cho hiện tượng này. "Đồng tính luyến ái là một hiện tượng không tốt ảnh hưởng đến đạo đức lối sống của xã hội. Nhưng không phải người nào mắc bệnh này cũng xấu cả. Chúng ta không nên nhìn họ bằng con mắt xa lánh, sợ hãi. Nhất là đối với những người do hồi nhỏ bị người cùng giới lạm dụng mà mắc bệnh này. Họ thật đáng thương và cần được quan tâm, chữa trị về mặt tâm lý."(H. nam, K44 ĐHXHNV, ký túc xá).
Trên đây là những ý kiến của sinh viên khi đánh giá về hiện tượng đồng tính luyến ái. Qua những nhận xét trên có thể thấy rằng, sinh viên đã khẳng định được mình là nhóm có trình độ tri thức cao đồng thời rất nhạy bén với các hiện tượng mới nảy sinh. Cách nhìn nhận vấn đề đúng đắn và sâu sắc sẽ giúp các bạn sinh viên tự tránh khỏi những ảnh hưởng không tốt từ những hiện tượng xã hội đồng thời là sự giúp đỡ đầu tiên và hiệu quả cho những người đồng tính luyến ái trong xã hội.
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
Đồng tính luyến ái không còn là một hiện tượng quá mới mẻ trong đời sống xã hội cũng như trong giới sinh viên. Tuy nhiên sự tìm hiểu về hiểu biết cũng như nhận thức và thái độ của sinh viên về hiện tượng này là rất cần thiết. Bởi sinh viên là lớp trí thức trẻ sẽ gánh vác những nhiệm vụ quản lý và xây dựng đất nước. Hiểu được bản chất của đồng tính luyến ái đồng nghĩa với việc họ đã tự xây dựng cho mình một bức tường bảo vệ khỏi nó, đồng thời giúp đỡ những người xung quanh. Điều này là rất cần thiết bởi quan hệ đồng tính luyến ái là con đường lây truyền bệnh HIV / AIDS nhanh nhất và rộng rãi. Đồng thời sự phát triển của nó có thể làm suy giảm những giá trị văn hoá và đạo đức của xã hội.
Qua nghiên cứu, có thể thấy sinh viên đã có được sự nhận thức và đúng đắn về nguyên nhân, nhóm đối tượng và biểu hiện của hiện tượng đồng tính luyến ái. Cho dù những nguồn cung cấp thông tin chính như gia đình, các tổ chức không đề cập nhiều đến hiện tượng này vì sự e ngại. Nhưng sinh viên lại thu được những hiểu biết qua sự trao đổi với nhóm bạn bè, qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của sinh viên tới các sự kiện xã hội mới nảy sinh.
Xuất pháp từ những hiểu biết về nguyên nhân và bản chất của đồng tính luyến ái, sinh viên đã xác định cho mình một thái độ tích cực, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ những người thuộc nhóm đối tượng này. Đồng thời họ cũng nhận thấy những ảnh hưởng không tốt của lối sống và quan hệ này tới sự phát triển cả về vật chất và tinh thần của cộng đồng.
Một điều cần lưu ý là hiện tượng đồng tính luyến ái qua sự đánh giá của sinh viên tồn tại khá phổ biến. Đặc biệt là ở nhóm sinh viên ký túc xá và thuê nhà trọ bên ngoài. Sinh viên thuộc hai nhóm này có đặc thù về nơi ở là tập trung với nhau trong một thời gian dài. Chính vì vậy, cái tốt cái xấu có điều kiện cùng phát triển, lôi kéo sinh viên vào những tệ nạn như ma tuý hay tệ tình dục đồng giới. Đã đến lúc phải có sự quan tâm hơn nữa của nhà trường và xã hội tới điều kiện ăn ở của sinh viên để tạo điều kiện học tập cũng như phát triển cho họ.
Nhận thức cũng như thái độ, hành vi của sinh viên phần nào chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố giới tính, nơi cư trú, nơi sống trước đại học và loại hình gia đình. Tuy nhiên, tựu trung lại thì môi trường sống và học tập của sinh viên khá đồng nhất. Do vậy trình độ tri thức cũng như đánh giá của sinh viên có nhiều điểm tương đồng qua quá trình tương tác với nhau. Nên đa số sinh viên đều có sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về đồng tính luyến ái và ảnh hưởng cuả nó. Điều này vô cùng cần thiết cho sinh viên trong việc nhận biết hiện tượng cũng như phòng ngừa nó.
2. Khuyến nghị
Đồng tính luyến ái không còn là một vấn đề thuộc tự do cá nhân mà đã trở thành một lối sống xã hội bất bình thường, khác với những quan niệm đạo đức tồn tại trong nền văn hoá Việt Nam. ảnh hưởng của nó tới mọi mặt của đời sống như sức khoẻ, đạo đức, văn hoá và luật pháp là không thể phủ nhận.
- Thứ nhất, đồng tính luyến ái là nhóm xã hội có khả năng lây truyền bệnh HIV nhanh nhất bên cạnh các nhóm đối tượng khác như nghiện hút.. do đặc thù mối quan hệ của họ.
- Thứ hai, đồng tính luyến ái thường do sự thiếu bản lĩnh của cá nhân trước những lôi kéo vật chất. Do vậy, nó trở thành một lối sống lệch lạc, không phù hợp với đạo đức xã hội.
- Thứ ba, tình dục đồng giới đã có khi phát triển trở thành một loại tệ nạn xã hội - mại dâm nam ảnh hưởng đến trật tự ,thuần phong mỹ tục của xã hội. Thêm nữa, một số tụ điểm văn hoá như vũ trường, quán bar đã trở thành nơi tụ tập của giới đồng tính ngay giữa Thủ đô Hà Nội.
Xuất phát từ những nhận xét như trên, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị cho hiện tượng này đặc biệt tập trung vào nhóm sinh viên như sau:
- Cho dù qua nghiên cứu đã có thể kết luận rằng sinh viên đa số đã có những hiểu biết về hiện tượng này nhưng sự tuyên truyền, giáo dục của trường đại học, Hội sinh viên, Đoàn thanh niên rất cần thiết. Đa số các bạn sinh viên đều có những hiểu biết về hiện tượng đồng tính luyến ái qua bạn bè hoặc qua sách báo. Những con đường truyền thông này cũng có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên vẫn rất cần sự tuyên truyền chính thức và chính xác để sinh viên tiếp xúc nhận thức đọc tầm quan trọng của việc hiểu rõ bản chất hiện tượng. Không nên để xảy ra trường hợp như bạn sinh viên đã trở thành nạn nhân của tệ tình dục đồng giới vì thiếu hiểu biết. "Tôi chỉ là một nạn nhân vì sự dốt nát và thiếu cảnh giác."
(" Tôi đã đánh mất giới tính của mình như thế" - báo Hoa Học Trò -
số 420/421 - ra ngày 1-1-2002).
- Nhà trường và các tổ chức của sinh viên cần có sự kiểm tra và quan tâm thường xuyên đến các bạn sinh viên ở ký túc xá và đặc biệt là nhà trọ để tránh những tệ nạn xã hội như ma tuý hay tệ tình dục đồng giới ảnh hưởng đến họ. Đây là hai nhóm sinh viên có đặc thù về nơi ở đồng nhất về giới trong một thời gian dài. Thêm nữa, khu vực nhà trọ của sinh viên thường có dân cư phức tạp, lẫn lộn giữa tốt và xấu nên càng phải được thường xuyên kiểm tra.
- Ngày càng có nhiều những bài báo viết về hiện tượng đồng tính luyến ái ở nước ta. Điều này chứng tỏ đây không còn là một hiện tượng đơn lẻ mà đã có lúc phát triển thành một lối sống. Xã hội cần có sự tuyên truyền rộng rãi về hiện tượng này tới mọi thành viên để hạn chế phần nào sự phát triển của nó.
- Giáo dục giới tính trong gia đình và nhà trường ngay từ khi cá nhân còn trong tuổi nhỏ là vô cùng cần thiết cho sự phát triển bình thường về thể chất cũng như vai trò giới của cá nhân.
- Về phía sinh viên, là một nhóm xã hội có trình độ hiểu biết và năng lực đánh giá cao. Các bạn cần có sự cảnh giác và tạo cho mình một bản lĩnh để đối phó với những cám dỗ của cuộc sống có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và với bất cứ ai. Đừng để có thêm những nạn nhân của tệ nạn xã hội vì sự thiếu cảnh giác và kém bản lĩnh của mình. Đặc biệt là những bạn sinh viên nam, nhóm được coi là dễ bị lôi kéo vào những hiện tượng tiêu cực của xã hội. Các bạn cần tạo cho mình một lối sống lành mạnh, điều này không những tốt cho các bạn mà cho cả những người thân đang sống quanh mình.
Tài Liệu tham khảo
[1]. Scott Coltrane/ Randall Collins
Sociology of marriage and the family(Gender, love and property)
NXB: Wadsworth/Thomson Learning 2001.
[2]. David Comstock
Violence against lesbians and gaymen
[3]. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng( đồng chủ biên)
Xã hội học - NXB ĐHQG 1997
[4]. Lê Ngọc Hùng - Nguyễn Thị Mỹ Lộc(đồng chủ biên)
Xã hội học về giới và phát triển - NXB ĐHQG Hà Nội 2000
[5]. Emile Durkhiem (Người dịch - Nguyễn Gia Lộc)
Các quy tắc của phương pháp nghiên cứu xã hội học
NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội 1993
[6]. Ron O'grady
Lạm dụng tình dục trẻ em - NXB Phụ Nữ 1995
[7]. Trần Bồng Sơn
Giới tính học trong bối cảnh Việt Nam - NXB Trẻ 2001
[8]. Báo Hoa Học Trò
Số 420-421 ra ngày 27- 12 - 2001 và 1-1-2002
[9]. Báo Sinh Viên Việt Nam
Số 15 ra ngày 10- 4- 2001
[10]. Báo An ninh thế giới
Số 291 ra ngày 30 - 5 -2002
[11]. Tạp chí AIDS và cộng đồng
Số ra ngày 1- 12 -2000
Lời cảm ơn
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo,
TS. Lê Thị Quý, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo và bạn bè trong khoa
Xã Hội Học đã đóng góp những ý kiến quý báu và nhiệt tình
giúp đỡ tôi thực hiện đề tài của mình.
Hà Nội tháng 6 năm 2002
Sinh viên
Bùi Bích Hà
Mục lục
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài 1
2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
mẫu nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.2 Khách thể nghiên cứu
4.3 Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
4.4 Mẫu nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
5.2 Phương pháp cụ thể
6. Giả thuyết nghiên cứu
7. Khung lý thuyết
Phần nội dung chính
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1. Tổng quan về hiện tượng đồng tính luyến ái trên thế giới và
ở Việt Nam
2. Hệ khái niệm công cụ
2.1 Khái niệm sinh viên
2.2 Khái niệm giới tính
2.3 Khái niệm giới
2.4 Khái niệm bản sắc giới
2.5 Khái niệm vai trò giới
2.6 Khái niệm đồng tính luyến ái
2.7 Khái niệm lệch chuẩn
3. Các hướng tiếp cận lý thuyết
3.1 Lý thuyết xã hội hoá vai trò giới
3.2 Lý thuyết tương tác biểu trưng
Chương 2: Kết quả nghiên cứu, những giải pháp và khuyến nghị
Kết quả nghiên cứu
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2. Mức độ biết đến của nhóm sinh viên đối với hiện tượng đồng tính luyến ái và mức độ phổ biến qua điều tra tần suất gặp
2.1 Mức độ biết đến hiện tượng đồng tính luyến ái của sinh viên
2.2 Mức độ phổ biến của hiện tượng đồng tính luyến ái qua điều tra
tần suất gặp của nhóm sinh viên
3. Nhận thức của nhóm sinh viên về bản chất của hiện tượng đồng tính luyến ái
3.1 Nhận thức của sinh viên về nhóm tuổi và nhóm đối tượng
3.2 Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
đồng tính luyến ái
3.3 Nhận thức của sinh viên về biểu hiện của người đồng tính luyến ái
4. Quan điểm đánh giá của sinh viên về đồng tính luyến ái và
những ảnh hưởng của nó
5. Thái độ và quan điểm của sinh viên đối với người đồng tính luyến ái
5.1 Thái độ của sinh viên đối với người đồng tính luyến ái
5.2 Quan điểm của sinh viên về sự nghiệp và cuộc sống của người
đồng tính luyến ái
6. Một vài ý kiến của sinh viên về hiện tượng đồng tính luyến ái
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
5.2 Quan điểm của sinh viên về sự nghiệp và cuộc sống của người đồng tính luyến ái:
Cho dù nhận được sự cảm thông và chia sẻ của người thân và bạn bè nhưng để có được một sự nghiệp và cuộc sống riêng tư như những người bình thường khác, người đồng tính luyến ái sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho dù đây là hai mặt cần thiết cho một con người cũng như là cái đích để họ vươn tới. Bởi quan niệm xã hội là một bức tường vững chãi mà vượt qua nó là cả một quãng đường gian lao. Nhất là khi người đồng tính luyến ái ở nước ta chưa được chấp nhận cả về mặt xã hội cũng như cuộc sống của họ chưa được đảm bảo về luật pháp. Họ sẽ vẫn phải sống che dấu đi con người thật của mình nếu như muốn được nhìn nhận như những thành viên xã hội khác.
Bảng 14: Quan điểm của sinh viên về cuộc sống và sự nghiệp của người đồng tính luyến ái (Đơn vị %)
Người đồng tính luyến ái có thể có cuộc sống và sự nghiệp bình thường ?
Tỷ lệ lựa chọn
Có thể
52.8%
Không thể
15.0%
Băn khoăn
32.2%
Tuy vậy, đa số sinh viên cho rằng người đồng tính luyến ái có thể có một cuộc sống cũng như một sự nghiệp bình thường như bao người khác. 15% số sinh viên được hỏi cho rằng điều này là rất khó xảy ra và 32.2% sinh viên băn khoăn về khả năng này. Được sinh ra và lớn lên trong điều kiện phát triển về kinh tế cũng như sự tiếp nhận các giá trị văn hoá mới nên sinh viên mạnh dạn và thoáng hơn trong cách tiếp cận vấn đề. Do vậy, đối với người đồng tính luyến ái, sinh viên cho rằng họ hoàn toàn có thể sống như những người bình thường khác bởi họ sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ họ. Bởi họ cũng có những năng lực và trình độ tri thức như những người khác và họ cũng rất mong muốn được đóng góp cho xã hội.
"Sự ủng hộ và giúp đỡ người đồng tính luyến ái như thế nào là tuỳ từng nơi, từng người. Nhưng nếu họ có thể đối xử tốt với những người mắc HIV, tạo điều kiện cho họ sống hoà đồng thì với người đồng tính luyến ái, tại sao lại không được. Bởi nó không lây lan như bệnh HIV mà chỉ là một hiện tượng xã hội. Do vậy có thể khắc phục nó. Vì thế họ có thể có cuộc sống bình thường nếu được sự thông cảm của mọi người nhưng ngược lại cũng có thể dẫn tới một kết cục bi thảm nếu có sự phân biệt đối xử" (T. nữ, K46 ĐHTN, nhà trọ - Thanh Xuân).
Nhưng thực tế là cho dù có sự giúp đỡ của những người khác nhưng sự bất bình thường trong quan hệ khiến người đồng tính luyến ái luôn cảm thấy tự ti và nghi ngờ ngay cả khả năng mình có một cuộc sống bình thường."Tôi đã cố gắng giúp đỡ bạn tôi rất nhiều bằng cách nói chuyện, hoặc nói rằng tình trạng này của nó sẽ kết thúc nếu nó cố thoát ra khỏi những ám ảnh về tình dục. Nhưng nó không tin và luôn cho rằng nó sẽ chẳng bao giờ có được một cuộc sống bình thường."(H. nữ , K43 ĐHXHNV, gia đình).
Biểu 7: Tương quan giới /khả năng người đồng tính luyến ái có cuộc sống bình thường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0131.doc