Ở nước ta, cho thuê tài chính hiện đang còn là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, nhưng đây là một phương thức tài trợ vốn thích hợp và đã mang lại những lợi ích rất lớn đối với cả bên cho thuê và bên thuê. Nó làm giảm những khó khăn về nguồn vốn đầu tư dài hạn vào máy móc, thiết bị của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới, tiếp cận được với các máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cho thuê tài chính tỏ ra rất thích hợp đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn tái cấu trúc và cơ cấu lại dây chuyền công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp mới thành lập. Mặt khác, do cho thuê tài chính có mức độ rủi ro thấp hơn, phạm vi tài trợ rộng rãi hơn các hình thức khác nên cho thuê tài chính có thể khuyến khích các thành phần kinh tế, cá nhân và nhất là các định chế tài chính đầu tư vốn để kinh doanh. Do đó, hoạt động cho thuê tài chính đã huy động được những nguồn vốn nhàn rỗi trong nội bộ nền kinh tế.
39 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một vài ý kiến về chế độ và kế toán tài sản cố định thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thuê để cầm cố, thế chấp.
+) Bên thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê đúng thời hạn được qui định trong hợp đồng và về nguyên tắc phải chịu các khoản chi phí có liên quan đến tài sản thuê như: chi phí nhập khẩu, thuế, chi phí đăng ký hợp đồng và tiền bảo hiểm đối với tài sản thuê.
+) Có nghĩa vụ hoàn trả tài sản thuê cho Công ty cho thuê tài chínhkhi kết thúc thời hạn thuê và chịu mọi chi phí liên quan đến việc hoàn trả tài sản thuê, trừ trường hợp được quyền sở hữu , mua tài sản thuê hoặc tiếp tục theo qui định trong hợp đồng.
3. Hợp đồng thuê mua tài chính:
Hợp đồng thuê mua tài chính là một loại hợp đồng kinh tế được ký kết giữa bên cho thuê và bên thuê về việc cho thuê một hoặc một số máy móc, thiết bị
Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thoã mãn một hoặc cả ba trường hợp:
+) Nếu bên đi thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê.
+) Khoản thu hoặc khoản thiệt hại do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên đi thuê.
+) Bên đi thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường .
Bên cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước hạn khi có một trong các trường hợp sau:
+) Bên thuê không trả tiền thuê theo quy định trong hựop đồng cho thuê tài chính.
+) Bên thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài chính.
+) Bên thuê bị phá sản giải thể.
+) Người bảo lãnh bị phá sản giải thể và bên cho thuê không chấp nhận đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế của bên thuê.
Bên thuê có thể chấm dứt hợp đồng trước hạn khi bên cho thuê vi phạm một trong các trường hợp sau:
+) Bên cho thuê không giao đúng hạn tài sản cho thuê.
+) Bên cho thuê vi phạm hợp đồng .
Các loại hợp đồng:
+) Hợp đồng bán và tái thuê : trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều doanh nghiệp thường gặp khó khăn về nguồn lưu động trong khi đó doanh nghiệp có nhu cầu phải duy trì sản xuất nên không thể bán bớt TSCĐ để chuyển thành TSLĐ nên hình thức bán và tái thuê đã đáp ứng được nhu cầu này. Bán và tái thuê là một thoả thuận tài trợ tín dụng mà công ty A(người thuê) bán một tài sản của chính họ cho công ty B (người cho thuê) đồng thời ngay lúc đó một hợp đồng thuê mua được thảo với nội dung công ty B đồng ý cho công ty A thuê lại chính tài sản mà họ vừa bán .
+) Hợp đồng thuê mua giáp lưng: thuê mua giáp lưng là phương thức tài trợ mà trong đó được sự thoả thuận của người cho thuê. Người thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê. Kể từ thời điểm hợp đồng thuê lại được ký kết mọi quyền lợi và nghĩa vụ cùng tài sản được chuyển giao từ người thuê thứ nhất sang người thuê thứ hai các chi phí phát sinh do người thuê thứ nhất và người thuê thứ hai thoả thuận với nhau. Tuy nhiên người thứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài sản vì họ là người trực tiếp kí hợp đồng với người cho thuê.
-+) Hợp đồng thuê mua bắc cầu : hình thức này mới phổ biến thời gian gần đây. Theo thể thức mua này người ta cho thuê đi vay để mua tài sản cho thuê từ một hay nhiều người nào đó. Người cho vay được hoàn trả tiền đã cho vay từ các khoản tiền thuê thường do người thuê trực tiếp chuyển trả theo yêu cầu của người cho thuê, sau khi trả hết các món nợ vay những khoản tiền thuê còn lại sẽ được trả cho người thuê.
II. Hạch toán TSCĐ thuê tài chính
1. Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Theo chế độ tài chính quy định hiện hành, ở Việt Nam, khi đi thuê tài chính tài sản cố định, bên thuê căn cứ vào các chứng từ liên quan do bên cho thuê chuyển dến để xác định nguyên giá tài sản đi thuê. Nói cách khác, nguyên giá ghi sổ TSCĐ thuê tài chính được căn cứ vào nguyên giá do bên cho thuê chuyển giao.
Ngoài ra , nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính cố thể tính theo một trong các cách sau dây:
+) Tính theo số nợ gốc thực tế phải trả :
Nếu trong hợp đồng ghi rõ số tiền bên đi thuê phải trả cho mỗi kỳ thì nguyên giá của TSCĐ đi thuê tài chính được xác định theo công thức:
Nguyên giá TSCĐ đi thuê
=
Tổng số nợ phải trả theo hợp đồng thuê
-
Số kỳ thuê
x
Số lãi phải trả mỗi kỳ
+) Tính theo giá trị hiện tại của số tiền thuê:
Trong đó:
PV: Giá trị hiện tại của tiền thuê (gốc)
FV: Lượng tiền phải trả ở một thời điểm trong tương lai (tổng số tiền thuê TSCĐ phải trả).
r: tỷ lệ lãi suất.
t: số kỳ đi thuê (thời gian thuê).
Cách tính trên đây được sử dụng trong những doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính lãi gộp tức là lãi kỳ sau được tính bằng (tiền gốc + số lãi kỳ trước ) x lãi suất. Phương pháp này chỉ áp dụng với cách cho thuê tài sản cố định thu hồi một lần cả gốc lẫn lãi. Trên thực tế, xu hướng của người cho thuê và người đi thuê là thoả thuận với nhau sao cho trong suốt thời gian cho thuê và đi thuê, số tiền trả cuối mỗi năm (mỗi kỳ) bằng nhau (mỗi lần trả nợ bao gồm tiền lãi và một phần tiền nợ gốc). Điều này vừa tránh được rủi ro vừa có nguồn thu thực tế hàng năm một cách ổn định đối với người cho thuê. Đồng thời, với người đi thuê, do số tiền trả hàng năm bằng nhau nên giúp cho tình hình tài chính không bị xáo trộn trong quá trình tìm nguồn trả nợ và giảm bớt chi phí lãi vay phải trả. Mặt khác, trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc bán lại tài sản cho bên đi thuê trước thời hạn, việc xác định giá trị còn lại chưa thu hồi khá dễ dàng. Số tiền trả đều đặn (thu đều đặn) mỗi năm được tính theo công thức:
Số tiền phải trả đều đặn hàng kỳ
=
2. Hạch toán TSCĐ thuê tài chính.
2.1. Tại đơn vị đi thuê:
Tài khoản sử dụng: Theo chế độ hiện hành việc hạch toán TSCĐ thuê tài chính được theo dõi trên các tài khoản sau:
TK 212 “TSCĐ thuê tài chính”: Theo dõi tình hình hiện có và biến động của TSCĐ thuê tài chính tại doanh nghiệp (theo nguyên giá ).
Bên nợ : Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ thuê tài chính (khi tiếp nhận TSCĐ thuê).
Bên có : Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ thuê tài chính ( trả lại khi kết thúc hợp đồng thuê, chuyển về TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp).
Dư nợ : Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có .
TK 2142 “Hao mòn TSCĐ thuê tài chính”: Dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính hiện có.
Bên nợ : Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính.
Bên có : Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính (do trích khấu hao...).
Dư có : Giá trị hao mòn TSCĐ thuê tài chính hiện có.
Phương pháp hạch toán:
Theo chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 ,TSCĐ thuê tài chính được hạch toán như sau:
Căn cứ hợp đồng thuê TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính(Nguyên giá của TSCĐ đi thuê)
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước(1421) (Số lãi thuê phải trả hoặc số chênh lệch giữa tổng số tiền thuê và nguyên giá TSCĐ)
Có TK 342 - Nợ dài hạn (Tổng số nợ thuê TSCĐ)
Để đơn giản trong việc tính toán các chỉ tiêu, số lãi TSCĐ thuê tài chính có thể được xác định ngay trong hợp đồng thuê, cũng có thể bên đi thuê phải tự xác định bằng cách lấy tổng số nợ thuê TSCĐ theo hợp đồng trừ ( - ) nguyên giá TSCĐ (do bên thuê xác định theo giá thị trường hoặc theo giá hiện tại của TSCĐ).
2) Trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ thuê tài chính, bên đi thuê phải tính chi phí thuê TSCĐ (tính, trích khấu hao và phân bổ chi phí tiền lãi thuê) vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đối tượng có liên quan:
+) Khi tính, trích chi phí khấu hao TSCĐ, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2142)
+) Tính lãi phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 142 – Chi phí trả trước (1421)
3) Hàng tháng (hoặc định kỳ theo thoả thuận trong hợp đồng thuê) trả tiền thuê TSCĐ cho bên cho thuê, ghi:
Nợ TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả (phần nợ đến hạn trả)
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (phần nợ trả trước hạn)
Có TK 111 - Tiền mặt; hoặc
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
4) Khi kết thúc thời hạn thuê TSCĐ:
Nếu bên đi thuê được chuyển giao quyền sỡ hữu hoặc được mua lại TSCĐ thuê:
Trường hợp chuyển giao quyền sỡ hữu: Ghi chuyển TSCĐ thuê tài chính thành TSCĐ thuộc sỡ hữu của đoanh nghiệp:
+) Ghi chuyển nguyên giá TSCĐ:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính
+) Ghi chuyển giá trị hao mòn:
Nợ TK 2142 - Hao mòn TSCĐ đi thuê
Có TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình
(Nếu TSCĐ thuê tài chính là TSCĐ vô hình thì cũng ghi tương tự, những thay TK 211 bằng TK 213, thay TK 2141 bằng TK 2143)
Trường hợp phải chi thêm tiền để mua lại TSCĐ thì đồng thời với việc ghi chuyển TSCĐ thuê tài chính thành TSCĐ thuộc sỡ hữu của doanh nghiệp (bằng hai bút toán nói trên) phải phản ánh việc chi trả tiền và giá trị tăng thêm của TSCĐ đó, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 111 - Tiền mặt; hoặc
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Nếu khi kết thúc hợp đồng thuê, bên đi thuê trả lại TSCĐ cho bên cho thuê, thì căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm “ TSCĐ thuê tài chính”:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2142)
Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính
Nếu khấu hao chưa hết thì phải trích khấu hao cho đủ và tính vào chi phí kinh doanh.
Trường hợp chưa trả hết nợ thì phải chuyển tiền thanh toán nốt, khi thanh toán ghi:
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (chi tiết nợ thuê TSCĐ tài chính )
Có TK 111 - Tiền mặt; hoặc
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 1a : ( Trong thời gian thuê )
TK 342
TK 212
TK 111,112 TK 315
(3a) (1a)
TK 142
TK 627, 641, 642
(1b)
(3b)
(2b)
TK 2142
(2a)
Giải thích sơ đồ :
(1a) Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính (1b) Tổng số lãi thuê phải trả
(2a) Khấu hao TSCĐ thuê tài chính (2b) Lãi phải trả kỳ này
(3a) Thanh toán phần nợ đến hạn (3b) Thanh toán nợ trước hạn
Sơ đồ 1b : (Khi kết thúc hợp đồng thuê-Trả lại TSCĐ thuê)
TK 212 TK 2142 TK 627,641,642
(1) (2)
TK 111,112 TK 342
(3)
Giải thích sơ đồ :
Ghi giảm TSCĐ thuê tài chính
Trích đủ khấu hao
Thanh toán nốt số nợ chưa trả hết
Sơ đồ 1c : (Khi kết thúc hợp đồng thuê-chuyển giao quyền sở hữu hoặc mua lại TSCĐ)
TK 212 TK 211 TK 2141 TK 2142
(1a) (2)
TK 111,112
(1b)
Giải thích sơ đồ :
(1a) Chuyển nguyên giá TSCĐ
(1b) Chi thêm tiền mua lại TSCĐ
(2) Chuyển giá trị hao mòn
Theo thông tư số 107/ 1999/ TT – BTC hướng dẫn kế toán thuế GTGT đối với hoạt động đi thuê tài chính, việc hạch toán TSCĐ thuê tài chính có một số thay đổi sau:
1) Khi nhận TSCĐ thuê ngoài, căn cứ vào chứng từ liên quan (hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính, hợp đồng thuê tài chính...) ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Nguyên giá TSCĐ ở thời diểm thuê)
Nợ TK 133 (1332)- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 342 - Nợ dài hạn (Tổng số tiền thuê phải trả).
Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính và số thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra, tính xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ theo chế độ thuế quy định để xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 (33311) - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 - Thuế GTGT được kháu trừ
2) Trường hợp thuê TSCĐ dùng vào hoạt động SX - KD hàng hoá ,dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay không chịu thuế GTGT,kế toán ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính).
Có TK 342 - Nợ dài hạn (Tổng số tiền thuê phải trả) .
3) Số lãi thuê phải trả trong kỳ sẽ được hạch toán vào TK 642. Kế toán ghi:
Nợ TK 342-Nợ dài hạn(tổng số tiền thuê phải trả kỳ này trừ (-) lãi thuê phải trả )
Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp (lãi thuê phải trả kỳ này)
Có TK 315-Nợ dài hạn đến hạn trả(Tổng số tiền thuê phải trả kỳ này)
4) Về phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài chính, ghi :
Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 342 - Nợ dài hạn.
Có TK 111,112
Hiện nay, số lãi thuê phải trả trong kỳ và phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài chính lại được hạch toán vào TK 635-Chi phí hoạt động tài chính.Và việc hạch toán TSCĐ thuê tài chính được hạch toán theo sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán TSCĐ thuê tài chính ( Sơ đồ 2 )
TK 211, 213
TK 212
TK 342
TK 315
TK 111, 112
(1) (9)
(5) TK 133 TK 3331
(2) (7)
(3) TK 635
(8)
(4)
TK 2141 TK 2142 TK 627,641,642
(10) (6)
Giải thích sơ đồ :
Nguyên giá TSCĐ thuê TC
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Số nợ gốc phải trả hàng kỳ
Số lãi thuê phải trả hàng kỳ
Thanh toán cho bên cho thuê
Khấu hao TSCĐ thuê tài chính
Kết chuyển số thuế khấu trừ vào số phải nộp trong kỳ
Phí cam kết sử dụng vốn
Kết chuyển nguyên giá TSCĐ thuê
(10) Kết chuyển hao mòn TSCĐ thuê
2.2. Tại đơn vị cho thuê:
TSCĐ cho thuê tài chính, về thực chất là một khoản vốn bằng hiện vật cho bên ngoài thuê, TSCĐ vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê phải theo dõi TSCĐ đã cho thuê tài chính về mặt hiện vật và hạch toán giá trị TSCĐ cho thuê như khoản đầu tư tài chính.
Căn cứ hợp đồng cho thuê TSCĐ và biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán cần tính toán các chỉ tiêu cần thiết để ghi sổ kế toán.
1) Phản ánh giá trị TSCĐ cho thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 228 - Đầu tư dài hạn khác (giá trị thực tế của TSCĐ cho thuê )
Nợ TK 214 -Hao mòn TSCĐ ( 2141 ) ( giá trị hao mòn -nếu có )
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình
2) Tiền thu do cho thuê TSCĐ ( căn cứ hợp đồng kinh tế ghi số tiền phải thu căn cứ các phiếu thu ghi số tiền thu được ) đựơc tính là khoản thu nhập đầu tư tài chính.
Nợ TK 111 – Tiền mặt, hoặc
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng ( số tiền dã thu được )
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng ( số còn nợ )
Có TK 515 – Thu nhập hoạt đồng tài chính.
Đồng thời định kỳ phản ánh giá trị TSCĐ đầu tư cho thuê cần phải thu hồi trong quá trình đầu tư, và coi dây là một khoản chi phí đầu tư, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí hoạt đồng tài chính
Có TK 228 - Đầu tư dài hạn khác
3) Nếu chuyển quyền sở hữu hoặc bán TSCĐ cho bên đi thuê khi kết thúc thời hạn hợp đồng cho thuê:
+) Phản ánh giá trị TSCĐ đầu tư cho thuê chưa thu hồi, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí hoạt đồng tài chính.
Có TK 228 - Đầu tư dài hạn khác ( chi tiết đầu tư cho thuê TSCĐ
tài chính )
+) Phản ánh tổng số tiền thu được khi thực hiện việc chuyển quyền sở hữu, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 131 - Phải thu của khác hàng
Có TK 515 - Thu nhập hoạt đồng tài chính
4) Nếu nhận lại TSCĐ sau khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, căn cứ “Biên bản giao nhận TSCĐ” để xác định các chỉ tiêu được ghi phục hồi TSCĐ của doanh nghiệp:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 228 - Đầu tư dài hạn khác ( phần giá trị đầu tư chưa thu hồi )
Sơ đồ 3 : Sơ đồ hoạch toán.
TK 111, 112
TK 635
TK 515
TK 228
TK 211
(1)
(5)
(2)
TK 33312
(3b)
(3a)
(4)
Giải thích sơ đồ :
Gía trị TSCĐ cho thuê tài chính(Theo tổng giá thanh toán)
Mua TSCĐ để cho thuê tài chính(Theo tổng giá thanh toán)
(3a) Thuế GTGT phải nộp của TSCĐ nhập khẩu ( nếu có ) đã được tính vào giá trị tài sản cho thuê
(3b) Nộp thuế GTGT của TSCĐ cho thuê tài chính nhập khẩu( nếu có)
(4)Số tiền cho thuê định kỳ nhận được (gồm tiền thuê và thuế GTGT)
(5)Giá trị đầu tư cho thuê tính vào chi phí tài chính (có cả thuế GTGT)
III. Thực trạng và giải pháp về thuê và cho thuê TSCĐ.
1. Thực trạng về thuê tài chính hiện nay
1.1. Những lợi ích của hoạt động thuê tài chính:
+) Thu mua tài chính góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế :
Do cho thuê tài chính có mức độ rủi ro thấp, phạm vi tài trợ rộng rãi hơn các hình thức khác nên cho thuê tài chính có thể khuyến khích các thành phần kinh tế, cá nhân và nhất là các định chế tài chính đầu tư vốn để kinh doanh. Do đó, hoạt đồng cho thuê tài chính đã huy đồng được những nguồn vốn còn nhàn rỗi trong nội bộ nền kinh tế, thậm chí thu hút vốn từ các lĩnh vực đầu tư khác. Mặt khác, trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày nay, cho thuê tài chính góp phần giúp cho quốc gia thu hút các nguồn vốn quốc tế cho nền kinh tế thông qua các loại máy móc thiết bị cho thuê mà quốc gia đó nhận được. Đồng thời, hình thức thu vốn đầu tư nước ngoài này không làm tăng khoản nợ nước ngoài của quốc gia nhận được thiết bị cho thuê.
+) Cho thuê tài chính góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật:
Thông qua hoạt động cho thuê tài chính, các loại máy móc, thiết bị có công nghệ tiên tiến được đưa vào các doanh nghiệp năng cao trình độ công nghệ của nền sản xuất trong những điều kiện khó khăn về vốn đầu tư. Ngay cả đối với những nền kinh tế phát triển cao như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp cho thuê tài chính vẫn phát huy tác dụng, cập nhật hoá công nghệ hiện đại cho nền kinh tế. Đối với các quốc gia chậm phát triển, nếu có những biện pháp đúng đắn, đồng bộ và toàn diện thì tác dụng của nó còn mạnh mẽ hơn nhiều nhất là trong thời đại ngày nay, việc đầu tư công nghệ hiện địa một cách kịp thời nhanh chóng đối với các nền kinh tế chậm phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Nếu có chính sách đúng đắn, hoạt động cho thuê tài chính có thể đáp ứng nhu cấu đổi mới công nghệ nhanh chóng.
+)Người thuê có thể gia tăng năng lực sản xuất trong những điều kiện hạn chế về nguồn vốn đầu tư:
Trong quá trình kinh doanh, nhu cầu gia tăng công suất , sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp có thể tăng lên bất cứ lúc nào, nó đòi hỏi phải có sự tích luỹ. Song, khả năng tài chính của doanh nghiệp không phải luôn đáp ứng được nhu cầu đó, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏthường gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn trung và dài hạn, nếu đi vay theo các thể thức tín dụng thông thường lại thiếu tài sản thế chấp thì rất khó khăn. Thông qua các tổ chức cho thuê tài chính , các doanh nghiệp có thể từ tay không mà vẫn có thể có được máy móc thiết bị phục vụ yêu cầu sản xuất và sau một số năm có thể có đựoc một số tài sản tích luỹ nhất định.
+)Những doanh nghiệp không thoã mãn các yêu cầu vay vốn của ngân hàng cũng có thể nhân được vốn tài trợ qua cho thuê tài chính:
Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hay những doanh nghiệp mới thành lập, chưa có uy tín với ngân hàng thường rất khó thoã mãn các điều kiện chống rủi ro, nên thường bị ngân hàng từ chối cho vay bởi lẽ ngân hàng không trực tiếp quản lý được các khoản tiền cho khách hàng vay. Khi có rủi ro xảy ra, khách hàng không trả được nợ , thì ngân hàng chỉ có quyền hạn giống như các chủ nợ khác trong khuôn khổ vật thế chấp mà thôi. Trái lại, trong hoạt động cho thuê người cho thuê nắm quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản cho thuê và họ có thể trực tiếp kiểm soát theo dõi việc sử dụng tài sản, tình hình kinh doanh của người thuê. Nếu người đi thuê không trả được tiền thuê thì người cho thuê tiến hành thu hồi lại tài sảnvới tư cách là chủ sở hữu pháp lý về tài sản đó. Do đó, các công ty cho thuê tài chính có thể sẵn sàng thoã mãn nhu cầu đầu tư của khách hàng ngay cả khi tài chính , uy tín của họ bị hạn chế. Hơn nữa, các công ty cho thuê tài chính chuyên biệt kinh doanh các loại tài sản thiết bị nên thường có mạng lưới hoạt động rộng rãi, có trình độ chuyên môn sâu, thiết bị, công nghệ cao nên họ có thể cải tiến , điều khiển các loại tài sản cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng ở từng khu vực thị trường khác nhau. Vì lẽ đó mà khách hàng của các công ty cho thuê tài chính có thể có cả những người mà ngân hàng sợ rủi ro không dám cho vay.
+) Cho thuê tài chính giúp cho người đi thuê không bị đọng vốn đầu tư vào tài sản cố định:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể sẽ có lúc muốn thay đổi hoạt động kinh doanh của mình khi nhận thấy rằng lĩnh vực mà mình đang kinh doanh là không có lợi hoặc trở nên bất lợi. Thông thường , thay đổi hoạt động kinh doanh sẽ kéo theo sự thay đổi cơ cấu vốn và tài sản cố định. Trong những trường hợp thay đổi vốn và tài sản cố định như vậy thường giá bán tài sản rất thấp so với giá trị thực tế của tài sản hoặc không bán được do các doanh nghiệp không có khả tìm kiếm khách hàng có nhu cầu đúng loại tài sản đó.
Với trừơng hợp những tài sản cố định được thuê thì lại khác, nếu tài sản được thuê dưới hợp đồng thuê nghiệp vụ , hoặc hợp đồng thuê tài chính nhưng đã hết thời hạn cơ bản của hợp đồng. Khi cần thay đổi tài sản doanh nghiệp có thể huỷ hợp đồng, trả lại tài sản và sau đó thuê tài sản khác để sử dụng.
Lợi ích này của cho thuê tài chính tỏ ra rất quan trọng đối với những thiết bị hiện đại có tốc độ lỗi thời cao. Nó giúp cho doanh nghiệp thay đổi thiết bị đã lạc hậu một cách dễ dàng và nhanh chóng. Thông qua nghiệp vụ bán và tái thuê, các doanh nghiệp có thể chuyển nguồn tài sản cố định thành nguồn tài sản lưu động hay chuyển dịch vốn đầu tư cho các dự án kinh doanh khác có hiệu quả hơn trong khi vẫn duy trì được hoạt động đầu tư hiện hành vì tài sản vẫn được tiếp tục sử dụng.
+) Cho thuê tài chính là phương thức tài trợ thuận lợi cho những khoản đầu tư nhanh chóng đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh.
So với các phương thức tài trợ khác thì cho thuê tài chính ít rủi ro hơn , thủ tục tài trợ cũng đơn giản hơn. Bằng cách cho phép người đi thuê được tìm kiếm lựa chọn trước tài sản từ nhà cung cấp, sau đó mới yêu cầu công ty cho thuê tài chính tài trợ nên có thể cho phép người thuê rút ngắn thời gian đầu tư thiết bị.
Mặt khác, thẩm định tài sản trong nghiệp vụ thuê tài chính thường ít phức tạp do phần lớn các tài sản cho thuê đã có sẵn, cho nên những thông tin về thông số kỹ thuật . hiệu quả kinh tế , giá cả là biết trước. Ngoài ra , các công ty cho thuê tài chính thường chuyên môn hoá về tài sản cho thuê, nên tài sản cho thuê thường được tổ chức cung ứng các loại thiết bị theo phương thức khép kín. Thiết bị thường gắn liền với phụ tùng, linh kiện ,kỹ năng quản trị, huấn luyện đào tạo, thậm chí cả tư vấn về kỹ thuật công nghệ, thị trường sản phẩm cho khách hàng, do đó giúp người thuê nhanh chóng đáp ứng được các cơ hội kinh doanh.
1.2. Thực trạng của hoạt động thuê tài chính hiện nay:
+) Giá cho thuê tài chính cao hơn lãi suất đi vay khoảng 20% vì đa số các công ty đều phải đi vay vốn trung dài hạn để mua thiết bị máy móc động sản để cho thuê mà không được huy động tiền gửi thêm vào đó là chi phí hoạt động của công ty cho thuê tài chính như phí thẩm định dự án bảo hiểm. Đó là điều bất lợi khiến cho các công ty cho thuê tài chính không hấp dẫn người thuê nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp còn rất khó khăn, do vậy đi thuê tài chính chỉ là phương án lựa chọn cuối cùng sau mua thiết bị trả chậm nước ngoài, vay vốn các ngân hàng.
+) Giá mua các máy móc thiết bị của công ty cho thuê tài chính cao hơn giá
doanh nghiệp tự mua. Vì chi phí cho việc mua máy móc thiết bị (phần lớn là nhập khẩu) cao do các công ty không được phép trực tiếp nhập khâủ mà phải nhập uỷ thác nên qua nhiều khâu trung gian chi phí mua máy móc thiết bị bị đẩy cao lên và người thuê phải gánh chịu. Lý do thứ hai là VAT được hạch toán vào giá trị tài sản cho khách hàng thuê vì công ty cho thuê tài chính thuộc đối tượng không chịu VAT nên không được khấu trừ VAT đầu vào của máy móc thiết bị mua. Như vậy, khi khách hàng thuê tài sản thông qua công ty cho thuê tài chính sẽ phải chịu thêm khoản thuế này ( nếu khách hàng vay tiền ngân hàng để tự mua và trả VAT cho nhà cung cấp thì sẽ được khấu trừ thuế đầu vào theo hoá đơn).
+) Hiện nay ở nước ta khung pháp lý để hoạt động chưa đầy đủ. Tuy pháp luật đã có những quy định bảo vệ quyền sở hữu của công ty thuê mua đối với tài sản cho thuê nhưng trên thực tế quyền này chưa được đảm bảo về mặt pháp lý, luật pháp chưa đưa ra các biện pháp hữu hiệu nào để đảm bảo tuyệt đối ngăn chặn viêc doanh nghiệp đi thuê đánh tháo tài sản thuê mang tài sản thuê đi cầm cố thế chấp . Bởi lẽ Việt Nam chưa có cơ quan nào được chỉ định đứng ra đăng ký tài sản cho thuê chứng thực quản lý hợp đồng thuê mua công nhận và ký hiệu sở hữu mà công ty thuê mua đính vào tài sản mang cho thuê của mình. Vấn đề cần tháo gỡ ở đây là phải giải quyết mối quan hệ giữa công ty thuê mua tài chính với các cơ quan quản lý nhà nước trong đó quan trọng nhất là việc đăng ký quản lý chứng thực hợp đồng để giúp các công ty thu mua nắm giữ quyền sở hữu trọn vẹn không chỉ về mặt pháp lý mà cả về mặt thực tế, nên chăng cơ quan nào tiến hành đăng ký hợp đồng thì cơ quan đó có trách nhiệm quản lý hợp đồng. Vấn đề chuyển quyền sở hữu khi kết thúc hợp đồng: nếu nộp thuế tước bạ lần nữa thì doanh nghiệp đi thuê phải nộp thuế hai lần một lần khi chuyển quyền thuê và một lần khi chuyển quyền sở hữu. Cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp tranh chấp hợp đồng cho thuê hiện còn bỏ ngỏ, đến nay hợp đồng cho thuê tài chính mới chỉ được đăng ký tại ngân hàng nhà nước còn cơ quan nào đứng ra quản lý hợp đồng có trách nhiệm phân xử trong các trường hợp xảy ra tranh chấp vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Những quy định về bắt buộc phải đăng ký tài sản cho thuê là phương tiện vận tải tại tỉnh thành phố nơi công ty tài chính đóng trụ sở là không phù hợp quá cứng nhắc vì một công ty cho thuê tài chính tại Hà Nội vẫn có quyền hoạt động cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc bất ký nơi nào trên đất nước Việt Nam.
+) Nghiệp vụ cho thuê tài chính là một nghiệp vụ mới ở Việt Nam chưa được xã hội chấp nhận rỗng rãi vì nó như là một hàng hoá mới mẻ không chỉ với người tiêu dùng mà ngay cả với người bán. Việc tuyên truyền quảng cáo về những lợi ích tác dụng của nghiệp vụ này chưa được sâu rộng trong các doanh nghiệp và dân cư.
+) Và vấn đề nữa là nội tại của công ty cho thuê tài chính. Điều kiện được thuê còn quá chú trọng đến lịch sử người thuê hơn là tương lai của dự án thuê. Thủ tục thuê của các công ty tài chính quá chặt chẽ phức tạp chưa có nhiều hình thức cho thuê thích ứng với điều kiện hiện tại của các doanh nghiệp Việt Nam như bán và cho thuê lại, bảo lãnh đối với khách hàng trong các giao dịch cho thuê tài chính. Vốn điều lệ của các công ty cho thuê tài chính quá thấp không thể đáp ứng được những dự án lớn trong tời gian dài.
Nếu giải quyết được những tồn tại vướng mắc trên chắc rằng nghiệp vụ cho thuê tài chính sẽ phát triển nhanh vì nhu cầu của các doanh nghiệp về đổi mới máy móc thiết bị rất lớn .
2. Những thay đổi về chế độ kế toán
Sau hơn 5 năm đi vào thực tế ,Nghị định 64/CP “Ban hành qui chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam ” ngày 19/10/1995 của chính phủ đã tỏ ra còn nhiều bất cập đối với hoạt động cho thuê tài chính .Vì vậy ngày 02/5/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16 /2001/NĐ - CP”về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính”. So với Nghị định cũ, Nghị định mới đã tháo gỡ được cơ bản những vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính (CTTC):
+) Việc mở rộng đối tượng cho thuê ,theo đó không chỉ các doanh nghiệp mà các tổ chức và cá nhân hoạt động tại Việt Nam đều là đối tượng cho thuê của các công ty CTTC. Việc mở rộng các đối tượng cho thuê sẽ tránh cho các công ty CTTC những phiền hà không đáng có ,phù hợp với thông lệ quốc tế. Trước đây, cá nhân muốn thuê máy móc , thiết bị (ô tô, máy xúc, máy đào) từ phía các công ty CTTC phải “lách luật” bằng cách đội lốt một doanh nghiệp nào đó. Tuy nhiên ,nếu rủi ro xảy ra thì việc thu nợ , xử lí tài sản trở nên phức tạp .
+) Việc cho phép mở các công ty CTTC được nhập khẩu trực tiếp những máy móc , thiết bị để cho thuê , tạo điều kiện cho các công ty CTTC chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu của người đi thuê và giảm chi phí đầu vào, hạ lãi suất cho thuê.
+) Đối với tài sản cho thuê là phương tiện vận tải, tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản có giấy chứng nhận đăng kí, công ty CTTC giữ bản chính giấy chứng nhận đăng kí, bên thuê khi sử dụng phượng tiện được dùng bản sao có chứng nhận của công chứng Nhà nước và xác nhận của công ty CTTC, để sử dụng phương tiện trong thời hạn cho thuê.Điểm mới này nhằm đảm bảo an toàn tài sản cho thuê của công ty CTTC, vì các phượng tiện vận tải thường hoạt động trong phạm vi cả nước , khó quản lí, khó theo dõi .
+) Về huy động vốn ,công ty CTTC được nhận tiền gửi có kì hạn từ một năm trở lên ( Nghị định cũ qui định công ty CTTC không được nhận tiền gửi dưới mọi hình thức). Với qui định này ,phần nào giải quyết được khó khăn về vốn cho các công ty CTTC liên doanh hay 100% vốn nước ngoài, cũng như các công ty CTTC thuộc các NHTM,tạo điều kiện cho các công ty chủ động về nguồn vốn với chi phí thấp hơn.
+) Nghị định mới thừa nhận nghiệp vụ mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính , một nghiệp vụ quan trọng được sử dụng phổ biến trong hoạt động CTTC.Với nghiệp vụ này các doanh nghiệp có sẵn cơ sở vật chất kĩ thuật ,máy móc, thiết bị tốt, làm ăn hiệu quả nhưng lại thiếu vốn lưu động, có thể tận dụng nguồn vốn cố định của mình bằng cách bán máy móc, thiết bị cho các công ty CTTC rồi thuê lại.
+) Thuế đối với máy móc, thiết bị, các phương tiện vận chuyển và các động sản khác mà công ty CTTC mua trong nước hoặc nhập khẩu để cho thuê được áp dụng như trường hợp bên thuê trực tiếp mua hoặc nhập khẩu các tài sản này. Với qui định này đã tạo sự bình đẳng cho khách hàng giữa đi vay các NHTM và đi thuê của các công ty CTTC.
+) Công ty CTTC không được mua, đầu tư vào TSCĐ của mình quá 50% vốn tự có (Nghị định cũ qui định không quá 25%). Tạo điều kiện cho các công ty CTTC trang bị cơ sở vật chất, mua sắm TSCĐ, nhất là hệ thống tin học phục vụ yêu cầu kinh doanh ngày càng phát triển.
+) Tài sản CTTC phải đăng kí tại trung tâm đăng kí giao dịch có đảm bảo ,qui định này nhằm đảm bảo an toàn tài sản cho thuê của các công ty CTTC tránh sang, nhượng, mua, bán khi chưa được sự đồng ý của bên cho thuê. Hợp đồng CTTC không phải đăng kí tại NHNN và cơ quan quản lí hợp đồng(trước qui định phải đăng kí tại NHNN).
3. So sánh chuẩn mực và chế độ kế toán.
Nội dung
Chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định 165/2002/QĐ-BTC
ngày 31/12/2002
Chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995
Chuẩn mực đưa ra một số thuật ngữ mới
Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu:
+) Đối với bên đi thuê : Là khoản thanh toán mà bên đi thuê phải trả cho bên cho thuê về việc thuê tài sản theo thời hạn trong hợp đồng( không bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên cho thuê đã trả mà bên thuê phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm), kèm theo bất kỳ giá trị nào được bên thuê hoặc một bên liên quan đến bên thuê .
+) Đối với bên cho thuê : Là khoản thanh toán mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo thời hạn thuê trong hợp đồng( không bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên cho thuê đã trả mà bên đi thuê phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm), cộng(+) với giá trị còn lại của tài sản cho thuê được đảm bảo thanh toán bởi : Bên thuê ; một bên liên quan đến bên thuê ; hoặc một bên thứ ba độc lập có khả năng tài chính.
Chế độ hiện hành chưa đưa ra định nghĩa cụ thể.
Chuẩn mực đưa ra định nghĩa phân loại thuê tài chính và thuê hoạt động.
Chuẩn mực phân loại thuê tài chính và thuê hoạt động căn cứ vào mức độ chuyển giao các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê từ bên cho thuê cho bên đi thuê.
Theo đó, thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu nội dung hợp đồng thể hiện việc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu với tài sản cho thuê. Theo chuẩn mực chỉ cần rơi vào một trong hai chuẩn mực sau thì đủ điều kiện là thuê tài chính, đó là :
+) Khi kết thúc hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên hoặc
+) Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
Chuẩn mực cũng qui định việc phân loại thuê tài sản được thực hiện tại thời điểm khởi đầu thuê và bất cứ thời điểm nào hai bên thoả thuận thay đổi các điều khoản của hợp đồng dẫn đến sự thay đổi trong cách phân loại tài sản thì các điều khoản này sẽ được áp dụng cho suốt thời gian hợp đồng.( Ngoại trừ các thay đổi về ước tính thời gian sử dụng kinh tế hoặc giá trị còn lại của tài sản, hoặc thay đổi khả năng thanh toán của bên thuê).
Chuẩn mực cũng qui định cụ thể phân loại tài sản thuê là quyền sử dụng đất và nhà :
+)Theo chuẩn mực thì quyền sử dụng đất thường được phân loại là thuê hoạt động (do không thể chuyển giao quyền sở hữu đất đai khi đất đai thuộc sở hữu của nhà nước).
+)Tuy nhiên, chuẩn mực không nói rõ thuê nhà gắn với quyền sử dụng đất thì có thể phân loại là thuê tài chính hay không ( ở đây nên tách riêng thuê nhà và thuê đất thành thuê hai tài sản khác nhau, sau đó dựa vào tính chất của hợp đồng thuê để khẳng định thuê nhà là thuê hoạt động hay thuê tài chính ).
Quy định hiện hành: Phân loại là thuê tài chính hay thuê hoạt động dựa trên việc đáp ứng được 1 trong 4 tiêu chuẩn hoặc không đáp ứng đủ đồng thời 4 tiêu chuẩn.
Theo đó, thuê tài sản được phân lại là thuê tài chính nếu hợp đồng thuê thõa mãn 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
+) Khi kết thúc hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên.
+) Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản mua tại thời điểm mua lại.
+) Thời hạn cho thuê tài sản bằng ít nhất 60% thời gian cần thiết để khấu hao hết tài sản.
+) Tổng số tiền mua tài sản quy định tại hợp đồng thuê ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó trên thị trường tại thời điểm ký hợp đồng.
Ghi nhận thuê tài sản trong Báo cáo tài chính của bên đi thuê - Thuê tài chính.
Do thuê tài chính có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với tài sản cho thuê nên chuẩn mực qui định:
+)Đơn vị thuê phải ghi nhận giá trị tài sản đi thuê và nợ phải trả.
+) Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính là giá trị thấp hơn giữa giá hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản và khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
+)Chuẩn mực cũng qui định rõ tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của khoản tiền thuê tối thiểu là lãi suất ngầm định trong hợp đồng hoặc lãi suất ghi trên hợp đồng. Trường hợp không xác định được lãi suất ngầm định thì sử dụng lãi suất biên đi vay của bên đi vay để thuê tài sản để xác định . ( Qui định cũng vẫn chưa rõ ràng về lãi suất biên đi vay? Nếu không đi vay để thuê tài sản thì lấy lãi suất nào => có thể lấy lãi suất bình quân cho các khoản vay dài hạn)?
+)Các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính cũng sẽ được ghi nhận vào nguyên giá tài sản thuê.
+) Chuẩn mực khuyến cáo cần phân biệt các khoản nợ phải trả về thuê tài chính trong báo cáo tài chính là nợ dài hạn hoặc nợ ngắn hạn ( Căn cứ vào kì hạn thanh toán của các khoản nợ).
+)Chuẩn mực bắt buộc khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính phải được chia ra thành chi phí tài chính và khoản phải trả nợ gốc. Chi phí tài chính phải được tính theo kì kế toán trong suốt thời hạn thuê theo tỉ lệ lãi suất định kì cố định trên số dư nợ còn lại cho mỗi kì kế toán.
+)Khấu haoTSCĐ thuê tài chính:
Chính sách khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại tại bên đi thuê . Thời gian khấu hao là thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê hoặc thời hạn hữu ích của tài sản. Tuy nhiên nếu có bằng chứng chắc chắn về quyền sở hữu tài sản khi kết thúc hợp đồng thuê thì bên thuê cũng có thể sử dụng thời gian khấu hao là thời gian hữu ích của tài sản để tính khấu hao .
+)Trình bày tài sản thuê tài chính trên Báo cáo tài chính : Theo quy định của chuẩn mực TSCĐ hữu hình (CM03), như nguyên tắc trình bày tài sản trên bảng cân đối kế toán (nguyên giá trừ hao mòn luỹ kế), phương pháp khấu hao áp dụng , thời gian khấu hao, tăng giảm của nguyên giá và hao mòn lũy kế trong năm …
Quy định hiện hành cũng hướng dẫn như chuẩn mực, nghĩa là bên đi thuê phải ghi nhận giá trị tài sản đi thuê:
+)Đơn vị đi thuê phải ghi nhận giá trị tài sản cố định .
+) Nguyên giá TSCĐ được xác định bao gồm giá mua thực tế , các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, tân trang, lắp đặt chạy thử…
+)Trên thực tế, xác định dựa trên giá trị hiện tại của khoản chi phí thuê phải trả. Lãi suất cũng có thể hiểu là dựa trên lãi suất ngầm định, trên hợp đồng hoặc lãi suất ghi trên hợp đồng.
+)Giống như quy định của hệ thống kế toán hiện hành.
+) Chế độ hiện tại chưa có hướng dẫn.
+) Giống như quy định của hệ thống kế toán hiện hành .
+) Chế độ hiện hành không có quy định cụ thể, chỉ quy định là doanh nghiệp phải theo dõi, quản lí, sử dụng và trích khấu hao như đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, thông thường thời gian khấu hao là thời hạn của hợp đồng thuê.
+) Tương tự hướng dẫn của chuẩn mực.
Ghi nhận thuê tài sản trong báo cáo tài chính của bên cho thuê-thuê tài chính.
Do thuê tài chính có sự chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với tài sản cho thuê nên chuẩn mực qui định đối với bên cho thuê là:
+)Bên cho thuê phải ghi nhận giá trị tài sản cho thuê tài chính là khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán bằng giá trị đàu tư thuần trên hợp đồng cho thuê tài chính và doanh thu tài chính từ khoản đầu tư và dịch vụ của bên cho thuê.
+)Doanh thu tài chính được xác định dựa trên lãi suất dịnh kỳ cố định trên tổng số dư đầu tư thuần cho thuê tài chính.
+)Các chi phí liên quan đến dịch vụ thuê có thể được ghi nhận trong kỳ hoặc phân bổ theo nguyên tắc phù hợp.
+) Không có quy định cụ thể nhưng căn cứ trên các quy định về hạch toán doanh thu-> ghi nhận phải thu về vốn đầu tư tài sản và thu nhập tài chính từ hoạt động cho thuê. Thu nhập tài chính được nhận trên cơ sở khoán lãi về cho thuê tài chính.
+) Ghi nhận chi phí liên quan: Không quy định cụ thể nhưng theo các quy định hiện hành thì được hạch toán theo nguyên tắc phù hợp, giống quy định tại chuẩn mực mới.
Qui định mới
“Giao dịch bán và thuê lại tài sản”
Trong các trường hợp này cần đảm bảo nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc phù hợp
Giao dịch bán và thuê lại tài sản được thực hiện khi tài sản được bán và được chính người bán thuê lại.
Nếu bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính, khoản chênh lệch giữa thu nhập bán với giá trị còn lại của tài sản phải phân bổ giá trị cho thuê tài sản.
Nếu giao dịnh bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động . Chuẩn mực quy định một số trường hợp sau :
+) Nếu giá bán được thoả thuận ở giá trị hợp lý thì các khoản lỗ hoặc lãi phải được ghi nhận ngay trong kì phát sinh.
+) Nếu giá bán thấp hơn giá trị hợp lý thì khoản lãi hoặc lỗ phải được ghi nhận ngay trong kì phát sinh, trừ trường hợp khoản lỗ được bù đắp bằng khoản thuế trong tương laỉ ở mức giá thuế thấp hơn giá thuế thị trường. Trường hợp này khoản lỗ không được ghi nhận ngay mà phải phân bổ dần vào chi phí phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng.
+) Nếu giá bán cao hơn giá trị hợp lí thì khoản chênh lệch cao hơn giá trị hợp lí phải được phân bổ dần vào thu nhập phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng.
Chế độ hiện tại chưa có qui dịnh cụ thể.
4. Những bất cập trong kế toán TSCĐ thuê tài chính và giải pháp khắc phục
Về qui định trong việc chuyển giao quyền sở hữu :
Theo qui định thì bên thuê được nhận quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận khi kết thúc hợp đồng thuê. Hay khi kết thúc hợp đồng thuê , bên thuê được nhận quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại .
Như vậy, xét về lâu dài, qui định đó sẽ không thuận lợi đối với người đi thuê (chủ yếu là các doanh nghiệp thiếu vốn ở Việt Nam) . Trong trường hợp họ muốn mua lại TSCĐ đi thuê thì cũng phải chờ cho đến khi kết thúc hợp đồng thuê .Lúc đó, với sự tiến bộ của kĩ thuật mới , liệu họ còn muốn mua lại TSCĐ đi thuê nữa không? Mặt khác, với những TSCĐ thuê trong thời gian dài và giá trị lớn, bên thuê thay vì có thể nhận được quyền sở hữu khi kết thúc hợp đồng thuê thì lại phải bỏ tiền ra tiếp tục thuê(nếu muốn) .Mặc dầu hoạt động cho thuê còn mới lạ ở Việt Nam nhưng trên thế giới, hoạt động này đã xuất hiện từ rất lâu.Các qui chế và điều kiện cho thuê đã hình thành, được các công ty cho thuê xây dựng và thông qua . Vì vậy, hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam cũng cần tuân thủ các qui chế và thủ tục đó tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Do đó, chúng ta nên qui định : Khi kết thúc hợp đồng thuê, quyền sở hữu tài sản phải được chuyển cho bên đi thuê . Hoặc khi kết thúc hợp đồng thuê hay tại bất kì một thời điểm nào đó, bên đi thuê được phép lựa chọn mua TSCĐ đi thuê với giá thấp hơn giá trị thực tế củaTSCĐ thuê.
Về nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Có nhiều cách để xác định nguyên giá theo qui định hiện hành. Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị đi thuê giống như đơn vị chủ sở hữu tài sản cho thuê căn cứ vào hoá đơn mua TSCĐ của bên cho thuê bao gồm giá mua thực tế và các chi phí phát sinh liên quan trước khi cho thuê, cách xác định này đơn giản và chính xác hơn còn các cách tính nguyên giá ở trên, mỗi cách đều có ưu điểm riêng, doanh nghiệp chọn cách nào điều đó được qui định rõ trong hợp đồng thuê.
Về phương pháp tính khấu hao TSCĐ thuê tài chính
Việc tính khấu hao TSCĐ theo chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ là phương pháp khấu hao theo đường thẳng . Mức khấu hao được xác định dựa trên thời gian sử dụng của tài sản và nguyên giá của tài sản .Thời gian sử dụng của TSCĐ thuê tài chính có thể được xác định là:
+) Thời gian thuê TSCĐ ghi trong hợp đồng
+) Thời gian sử dụng của TSCĐ thuê tài chính dược xác định căn cứ vào các tiêu chuẩn qui định trong chế độ quản lí , sử dụng và trích khấu haoTCĐ qui định cho TSCĐ hữu hình
Nếu như trên thì cách xác định thời gian sử dụng của TSCĐ thuê tài chính còn chưa tính tới đầy đủ các tiêu chuẩn để một tài sản là TSCĐ thuê tài chính.Nếu hợp đồng thuê TSCĐ tài chính là ở trong trường hợp hai tiêu chuẩn đầu, mà thời gian sử dụng qui định ở đây là thời gian thuê tài sản thì khi kết thúc hợp đồng, TSCĐ thuê tài chính đã khấu hao hết, lúc đó tài sản thuê thực sự trở thành của bên đi thuê có còn ý nghĩa nữa hay không? Vì vậy việc xác định thời gian sử dụng của TSCĐ phải làm cơ sở cho việc tính khấu hao TSCĐ thuê tài chính một cách phù hợp.Chúng ta nên phân biệt rõ thời gian sử dụng để khấu hao TSCĐ thuê tài chính trong hai trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu hợp đồng thuê tài sản tài chính thoã mãn một trong hai điều kiện đầu thì thời gian sử dụng để xác định khấu hao TSCĐ thuê tài chính là thời gian sử dụng hữu dụng thực sự của tài sản thuê đó . Vì thường khi kết thúc hợp đồng thuê ,tài sản thuê sẽ thuộc về bên đi thuê .
Nguyên giá
Mức khấu hao bình quân năm =
Thời gian sử dụng
Thời gian sử dụng xác định theo qui định cho từng loại tài sản cụ thể trong khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ ban hành kèm theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC
Trường hợp 2: Nếu hợp đồng thuê TSCĐ thuê tài chính thoã mãn một trong hai điều kiện cuối thì thời gian sử dụng để xác định khấu hao TSCĐ thuê tài chính ở bên đi thuê ngắn hơn thời gian trong hợp đồng thuê hoặc thời gian hữu dụng của tài sản thuê thì khi kết thúc hợp đồng, tài sản thuê vẫn thuộc về bên cho thuê.
Về kế toán thuế GTGT ở đơn vị đi thuê: theo quy định, khi nhận TSCĐ thuê tàì chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế:
Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 342: Nợ dài hạn
Cuối kì , phản ánh bút toán khấu trừ thuế :
Nợ TK 3331
Có TK 133
Theo bút toán ghi nợ vào TK 133 có thể hiểu là toàn bộ số thuế GTGT dầu vào mà bên cho thuê tài chính đã nộp cho nhà cung cấp. Như vây, giả sử bên đi thuê chỉ thuê 3/4 thời gian có thể khấu hao của tài sản thuê rồi trả lại cho bên cho thuê thì bên đi thuê có phải chịu toàn bộ thuế GTGT hay không? Do đó, nên căn cứ vào hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính từng kỳ để phản ánh số thuế GTGT đầu vào.
Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính, xác định giá trị tài sản thuê tài chính:
Nợ TK 212: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Có TK 342: Nguyên giá TSCĐ thê tài chính
Căn cứ vào hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính từng kỳ (6 tháng một kỳ) kế toán phản ánh số thuế GTGT đầu vào:
Nợ TK 133: Số thuế GTGT đầu vào
Có TK 315: Số thuế GTGT đầu vào
Về kế toán thuế GTGT ở đơn vị cho thuê: Theo sơ đồ 3 (kế toán TSCĐ cho thuê tài chính) ta thấy một số điểm chưa hợp lý:
+) Không theo dõi được số thuế GTGT mà bên cho thuê cần phải thu từ người đi thuê nếu không mở sổ chi tiết để theo dõi.
+) Trong chi phí và thu nhập của đơn vị có cả thuế GTGT điều này không phù hợp nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Do đó, để tạo điều kiện cho bên cho thuê (các công ty cho thuê tài chính) theo dõi được số thuế GTGT đã nộp khi mua tài sản để cho thuê, đồng thời phản ánh được số thuế GTGT mà bên đi thuê đã thanh toán và số thuế GTGT còn lại (vì tài sản cho thuê không chỉ cho một công ty A hoặc công ty B thuê mà có thể cho nhiều công ty thuê với thời hạn khác nhau). Bên cho thuê cần phải theo dõi chi tiết số thuế GTGT phải thu của TSCĐ cho thuê tài chính. Nhưng vì hoạt động cho thuê tài chính không chịu thuế GTGT, nên nếu phản ánh thuế GTGT đầu vào của TSCĐ cho thuê vào TK 228 “Đầu tư dài hạn khác” thì không thể theo dõi được. Để phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch toán thì có thể có hai phương án sau:
Phương án 1: Đề nghị mở tài khoản chi tiết cho TK 133 để bên cho thuê tài chính có thể theo dõi số thuế GTGT của hoạt động này.
TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
TK 1331- Thuế GTGT của hàng hoá và dịch vụ
TK 1332 – Thuế GTGT của TSCĐ
TK 1333 – Thuế GTGT của TSCĐ cho thuê tài chính
Tài khoản này chỉ được mở tại đơn vị cho thuê và không được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra (phản ánh trên TK 33311) hàng tháng. Khi đó, tại đơn vị cho thuê kế toán như sơ đồ 4.
Sơ đồ 4 : Sơ đồ hạch toán TSCĐ cho thuê tài chính
TK 228
TK 635
TK 111, 112…
TK 515
(3a)
(1a)
(4)
TK 1333
TK 3331
(2a)
(2b)
(3b)
Giải thích sơ đồ:
(1a) Giá trị TSCĐ cho thuê
(1b) Thuế GTGT của TSCĐ cho thuê tài chính
(2a) Thuế GTGT phải nộp của TSCĐ cho thuê tài chính nhập khẩu (nếu có)
(2b) Nộp thuế GTGT của TSCĐ cho thuê tài chính nhập khẩu (nếu có)
(3a) Số tiền cho thuê định kỳ nhận được (không có thuế GTGT)
(3b) Số thuế GTGT của TSCĐ cho thuê tài chính định kỳ được thanh toán
(4) Giá trị đầu tư cho thuê phản ánh vào chi phí hoạt động tài chính (không có thuế GTGT)
Kế toán tại đơn vị cho thuê tài chính sẽ mở sổ chi tiết thuế GTGT của TSCĐ cho thuê tài chính (Sổ chi tiết TK 1333) để theo dõi số thuế GTGT đã nộp của TSCĐ cho thuê tài chính cần phải thu từ các đơn vị đi thuê. Theo phương án này vừa tạo điều kện thuận lợi cho kế toán, cũng như vừa để kiểm soát và quản lý thuế của các cơ quan chức năng.
Phương án 2: Phản ánh số thuế GTGT phải thu của TSCĐ cho thuê tài chính vào TK 138 “ Phải thu khác”. Ngoài tài khoản chi tiết 1381 và 13888, đề nghị mở TK 1382 “Phải thu về thuế GTGT của TSCĐ cho thuê tài chính”. Khi đó, kế toán hoạt động cho thuê tài chính hạch toán tương tự sơ đồ 3 nhưng thay TK 1333 bằng TK 1382. Việc mở sổ kế toán theo dõi số thuế GTGT của TSCĐ cho thuê cũng được thực hiện tương tự như phương án 1.
Khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính hoặc vì lý do nào đó, hợp đồng cho tài chính kết thúc trước hạn, để tìm một khách hàng mới thuê lại máy móc, thiết bị là điều khó khăn. Do đó nên sớm hình thành các trung tâm giao dịch, mua bán máy móc, thiết bị cũ giúp tháo gỡ khó khăn cho công ty cho thuê tài chính trong việc thu hồi vốn.
Do các công ty tài chính mới ra đời và hoạt động nghiệp vụ cho thuê tài chính còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệpViệt Nam. Vì vậy nên tăng cường hoạt động Marketing trong cho thuê tài chính để khách hàng hiểu rõ tiện ích của “ kênh dẫn vốn” này.
Kết luận
ở nước ta, cho thuê tài chính hiện đang còn là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, nhưng đây là một phương thức tài trợ vốn thích hợp và đã mang lại những lợi ích rất lớn đối với cả bên cho thuê và bên thuê. Nó làm giảm những khó khăn về nguồn vốn đầu tư dài hạn vào máy móc, thiết bị của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới, tiếp cận được với các máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cho thuê tài chính tỏ ra rất thích hợp đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn tái cấu trúc và cơ cấu lại dây chuyền công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp mới thành lập. Mặt khác, do cho thuê tài chính có mức độ rủi ro thấp hơn, phạm vi tài trợ rộng rãi hơn các hình thức khác nên cho thuê tài chính có thể khuyến khích các thành phần kinh tế, cá nhân và nhất là các định chế tài chính đầu tư vốn để kinh doanh. Do đó, hoạt động cho thuê tài chính đã huy động được những nguồn vốn nhàn rỗi trong nội bộ nền kinh tế. Có thể nói, cho thuê tài chính là một thị trường đầy tiềm năng ở nước ta. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập trong cơ chế chính sách và điều hành thức tiễn, còn bế tắc trong thị trường đầu ra. Vì vậy chính phủ và các bộ nghành có liên quan nên nhanh chóng và nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc hoạch định các chính sách và tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại để nghiệp vụ cho thuê tài chính có thể mở rộng thị trường và phát triển ngang tầm với những ưu thế vốn có của nó,góp phần đưa nền kinh tế nước ta hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Một lần nữa em chân thành cảm ơn.
Danh mục tài liệu tham khảo
Chuẩn mực số 06 – Thuê tài sản
Nghị định số 64/CP ngày 9/10/1995
Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001
Quyết định số 1141TC/ QĐ/CĐKT ngày 1/11/1994
Thông tư số 49/1999/TT-BTC
Thông tư số 107/1999/TT-BTC
Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp
Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính
Kinh tế và dự báo số 11/2001
Tạp chí khoa học công nghệ môi trường số 4/2001
Tạp chí kế toán số 27, 40
Tạp chí kinh tế và phát triển số 27/1998 và số 46/2001
Tạp chí ngân hàng số 3/2000 và số 17/1999
Tạp chí tài chính số 15
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35421.doc