Đề tài Mười năm quan hệ Việt Nam - ASEAN (1995 - 2005)

Quan hệ Việt Nam - ASEAN kể từ khi tổ chức này thành lập cho đến nay đã trải qua nhiều thăng trầm biến cố, lúc thì hợp tác thân thiện, khi lại đối đầu căng thẳng (do vấn đề Camphuchia (1979)). Cùng với chính sách đổi mới của Đảng ta đưa ra tại Đại hội lần thứ VI (12/1986), Đảng đã đề ra đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại một cách đúng đắn. Trong đó chủ trương mở rộng quan hệ Việt Nam - ASEAN là một trọng tâm xuyên suốt trong chiến lược đối ngoại của Đảng ta. Sau khi Việt Nam rút hết quân khỏi Camphuchia (9/1989), đặc biệt là sau khi hiệp định Paris về Camphuchia được ký kết, vấn đề Camphuchia được giải quyết chọn vẹn thì quan hệ Việt Nam - ASEAN chuyển sang một giai đoạn mới.

doc45 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mười năm quan hệ Việt Nam - ASEAN (1995 - 2005), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m. Việc Việt Nam trở thành thành viên liên kết của Hội đồng hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), Việt Nam trở thành quan sát viên đầy đủ của tổ chức Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Tình hình trên đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam á, đặc biệt là đối với tổ chức ASEAN. Năm 1994, quan hệ Việt Nam - ASEAN tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong năm này tiếp tục diễn ra nhiều cuộc thăm viếng lẫn nhau của các nguyên thủ quốc gia. Đặc biệt, trong tháng 3/1994, đã diễn ra 4 cuộc thăm hữu nghị lẫn nhau của các nguyên thủ quốc gia Việt Nam và ASEAN (Thủ tướng Singgapore Gôchôctông, Thủ tướng Thái Lan và Tổng thống Philippin thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười thăm chính thức Malaixia). Trên lĩnh vực quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, từ năm 1994 Việt Nam đã tham gia 6 uỷ ban và 5 dự án chuyên ngành của ASEAN. Các nước ASEAN là bạn hàng quan trọng của Việt Nam. Việt Nam trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn của các nước ASEAN. Đến 1994, các nước ASEAN có khoảng 150 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD, chiến 15% tổng số đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (so với năm 1990, khoản đầu tư này gấp 10 lần). Nhìn chung, quan hệ Việt Nam - ASEAN trong năm 1994 đã đạt được nhiều bước phát triển mới. Tháng 4/1994, trong chuyến thăm chính thức Inđônêxia, Chủ tịch nước Lê Đức Anh tuyên bố Việt Nam đang xúc tiến quá trình chuẩn bị để gia nhập ASEAN. Trước thiện chí đó của Việt Nam, các nhà lãnh đạo cao cấp của ASEAN đã lần lượt tuyên bố hoàn toàn ủng hộ việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Tại hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 27 (từ 22 - 23/7/1994) các nước ASEAN đã nhất trí đưa ra tuyên bố tập thể sẵn sàng đón nhận Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN. Như vậy đến tháng 7/1994, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã được sự nhất trí cao của các nước thành viên ASEAN. Ngoại trưởng Singgapore Gryacuma cho rằng: Việt Nam gia nhập ASEAN sẽ là một đóng góp quan trọng vào việc xây dựng một Đông Nam á hoà bình, ổn định, hợp tác và phồn vinh. Dư luận của các nước ASEAN đều thống nhất việc mở rộng ASEAN nói chung và đặc biệt là việc kết nạp Việt Nam sẽ tạo thêm thế và lực mới cho Hiệp hội các nước Đông Nam á cả về đối nội và đối ngoại. Điều này không chỉ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân khu vực mà còn phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đaị. Ngày 17/10/1994, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã gửi thư tới Bộ trưởng ngoại giao Brunây, Chủ tịch đương nhiệm Uỷ ban trường trực ASEAN (ASC) chính thức đặt vấn đề Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á. Quyết định này của Việt Nam được các nước ASEAN hoan nghênh. Hai bên cùng chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong tiến trình Việt Nam hội nhập ASEAN. Năm 1995, hoạt động đối ngoại của Nhà ưnứoc ta có sự khởi sắc mới. Nhìn tổng thể Việt Nam đã "phủ sóng ngoại giao" suốt từ Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây với các sự kiện nổi bật như: Quan hệ Việt - Mỹ chính thức được bình thường hoá từ 11/7/1994, Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU đã được ký kết, quan hệ Việt Nam với các nước Tây Bắc Âu được mở rộng và phát triển từ sau các cuộc viếng thăm của Thỷ tướng Võ Văn Kiệt tới các nước ở khu vực này. Đối với các nước Đồng Nam á, quan hệ song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã bước sang giai đoạn mới, giai đoạn Việt Nam và ASEAN chuẩn bị các thủ tục để Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á. Tháng 1/1995, phái đoàn các quan chức cao cấp ASEAN đến Việt Nam trao đổi ý kiến về chế độ thương mại, hệ thống thuế quan của Việt Nam chuẩn bị cho việc Việt Nam gia nhập tổ chức này. Vấn đề Việt Nam gia nhập ASEAN đã được các nước thành viên này hoàn toàn ủng hộ. Thủ tướng Malaixia và Thủ tướng Singgapore nhấn mạnh rằng: Sự khác biệt về chính trị - xã hội không phải là trở ngại cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Tháng 2/1995, các nước ASEAN nhất trí làm lễ kết nạp Việt Nam trước phiên họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28. Ngày 28/7/1995, tại Banđa Seri Begawan, thủ đô của Vương quốc Brunây Đaruxalem, đã diễn ra trọng thể lễ kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ bảy đầy đủ và chính thức của ASEAN. Như vậy, quan hệ Việt Nam với các nước thành viên ASEAN và tổ chức ASEAN ngày càng phát triển, được đánh dấu bằng việc Việt Nam trởthành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN. Về ý nghĩa của việc gia nhập Hiệp hội tổ chức các quốc gia Đông Nam á, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nói: "Chúng ta đang chứng kiến xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá phát triển nhanh chóng ở mọi nơi, trong xu thế tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng rõ nét. Trong tình hình đó, hội nhập khu vực và hội nhập thế giới để phát triển trở thành tất yếu khách quan. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là một biểu hiện cụ thể của xu hướng đó. 2. Thái độ của các nước lớn đối với việc Việt Nam gia nhập ASEAN Mỹ: Từ lâu Mỹ và ASEAN thực sự là hai đối tác của nhau cả về kinh tế lẫn an ninh chính trị. Theo quan điểm của Mỹ, việc duy trì hoà bình ổn định ở Châu á nói chung và Đông Nam á nói riêng dưới ảnh hưởng của Mỹ, phù hợp với lợi ích của họ. Sau chiến tranh lạnh, Việt Nam không còn là nhân tố quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ như trước đây, nhưng lại được Mỹ quan tâm trong chính sách khu vực của họ. Ngày 7/7/1995 ông Burn, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố: "Việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam là phụ vụ lợi ích quốc gia của Mỹ ở Châu á - Thái Bình Dương". Xuất phát từ những lý do trên, Mỹ đã huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (2/1994) và bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam (7/1995). Đồng thời Mỹ khuyến khích Việt Nam tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, nhất là đối với các nước đồng minh của mình. Chính vì vậy, việc Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN được Mỹ đồng tình, ủng hộ. Trung Quốc: Đông Nam á là những nước nằm ở phía Đông Nam của Trung Quốc. Trong lịch sử cũng như hiện tại, Trung Quốc luôn tìm cách gây ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích của họ ở khu vực này. Sau chiến tranh lạnh, "một trong những mục tiêu quan trọng trong chính sách của Trung Quốc ở Đông Nam á là tạo ra một khu vực hoà bình, ổn định, trong đó Trung Quốc có thể tham gia về mặt kinh tế và được bảo đảm rằng không có cường quốc nào khác thống trị bất cứ bộ phận nào của Đông Nam á. "Việt Nam tuy chưa phải là nhân tốt ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhưng lại là một nước láng giềng gần gũi, có những nét tương đồng về văn hoá, lịch sử, lại có vai trò rất quan trọng ở khu vực Đông Nam á. Do đó, việc tham gia vào Hiệp hội ASEAN sau khi quan hệ Việt - Trung đã được bình thường hoá, sẽ tạo điều kiên cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng và quan hệ của mình đối với Đông Nam á nói riêng và Châu á - Thái Bình Dương nói chung, phục vụ cho lợi ích kinh tế, chính trị và an ninh của họ. Vì thế, Trung Quốc đã tuyên bố chính thức ủng hộ Việt Nam gia nhập ASEAN và coi đây là nhân tố đóng góp cho hoà bình, ổn định và phát triển khu vực. Nhật Bản: Là một cường quốc kinh tế với tham vọng trở thành cường quốc chính trị trong tương lai. Để đạt được mục tiêu này Nhật Bản đặc biệt chú ý tăng cường ảnh hưởng của họ đối với khu vực Châu á - Thái Bình Dương, trực tiếp là đối với Đông Nam á, nơi có vị trí chiến lược quan trọng và tiềm năng kinh tế lớn. Việt Nam có vị trí rất quan trọng từ địa - chính trị và địa - kinh tế cũng như an ninh ở khu vực Đông Nam á . Do vậy, việc Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN sẽ góp phần cho hoà bình, ổn định khu vực, vì vậy được phía Nhật Bản hoan nghênh và ủng hộ một cách tích cực. Đối với Nga, khu vực Châu á - Thái Bình Dương có tầm quan trọng ngày càng tăng, đặc biệt về kinh tế. Một phần ba tổng số thương mại của Nga được thực hiện với khu vực Châu á - Thái Bình Dương, với xu thế tiếp tục tăng hơn nữa trong tương lai. Vị trí của ASEAN lại rất quan trọng đối với tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC). Vì vậy, nước Nga phải đặt trọng tâm vào việc tăng cường quan hệ với các nước ASEAN. Việt Nam là nước có quan hệ truyền thống với Liên Xô (cũ) và hiện tại đang có mối quan hệ hợp tác về nhiều mặt với Nga. Do đó, chính phủ Nga muốn thông qua Việt Nam để đẩy mạnh quan hệ với ASEAN. Xuất phát từ mục đích trên nước Nga đã tỏ thái độ ủng hộ việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Qua thái độ của một số nước lớn đối với việc Việt Nam gia nhập ASEAN, cho thấy hầu hết họ đều ủng hộ Việt Nam. Đây là cơ sở để Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác với các cường quốc kinh tế và tổ chức kinh tế quốc tế. Như vậy, việc Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN là một mốc lịch sử trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam á, đã tăng cường vai trò, vị trí của ASEAN với tư cách một tổ chức khu vực quan trọng, góp phần thúc đẩy xu thế hoà bình ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng chung ở Đông Nam á. Việt Nam gia nhập ASEAN đã góp phần tạo môi trường khu vực thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam trong sự phát triển chung của khu vực, nâng cao vị trí và vai trò của Việt Nam tại Đông Nam á và trên trường quốc tế, tạo thuận lợi mở rộng quan hệ với các đối tác quan trọng khác trên thế giới. Với tư cách là thành viên chính thức, Việt Nam đã tham gia đầy đủ vào các chương trình, hoạt động chung của ASEAN, đồng thời tích cực đóng góp vào việc củng cố và tăng cường sự đoàn kết, nhất trí và hợp tác trong nội bộ hiệp hội trên cơ sở các nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Tháng 12/1998, Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEAN VI taị Hà Nội. Với chủ đề "Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều", Hội nghị cấp cao ASEAN VI đã thông qua "Tuyên bố Hà Nội" và "Chương trình hành động Hà Nội cùng các quyết định quan trọng khác làm cơ sở cho quan hệ hợp tác hiện tại và tương lai giữa các nước ASEAN với nhau cũng như giữa các nước ASEAN với những nước khác. Hội nghị đã đề ra kế hoạch tổng thể nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở một số nước thành viên, củng cố tình đoàn kết và tăng cường hợp tác ASEAN, khôi phục lòng tin của cộng đồng quốc tế, bao gồm việc thúc đẩy quá trình thực hiện AFTA, cải thiện môi trường đầu tư ASEAN, thúc đẩy chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN… Tháng 4/1999, tại Hà Nội, Việt Nam đã tổ chức lễ kết nạp Camphuchia làm thành viên thứ 10 của Hiệp hội. Việc hoàn tất quá trình mở rộng ASEAN bao gồm tất cả các nước ở khu vực. Một Đông Nam á bị chia rẽ trong nhiều thập kỷ chiến tranh lạnh đã đoàn kết lại để đưa ASEAN vào giai đoạn phát triển mới hợp tác giải quyết các vấn đề, thực hiện các mục tiêu của tổ chức đầy triển vọng tốt đẹp cũng như vượt qua những thách thức trong thế kỷ XXI. Chương ii Quan hệ việt nam asean từ khi việt nam gia nhập asean đến nay (1995 - 2005) Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995 đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ quốc tế của Việt Nam, mở ra một trang sử mới cho sự hoà hợp và liên kết khu vực trên toàn Đông Nam á. Đúng như lời phát biểu chào mừng của Bộ trưởng Ngoại giao Inđônêxia - nước có ảnh hưởng số 1 trong ASEAN tại lễ kết nạp Việt Nam ở thủ đô Banđar Seri Begawan, Brunây: "Chúng ta vừa chứng kiến một sự kiện trọng đại trong biên niên sử ASEAN. Việc kết nạp Việt Nam vào gia đình ASEAN có ý nghĩa to lớn hơn nhiều, chứ không phải chỉ là việc tăng số lượng thành viên từ 6 lên 7. Việt Nam chắc chắn sẽ làm tăng sức sống và sức mạnh tập thể của chúng ta. Vị thế chiến lược của Việt Nam, lực lượng lao động lành nghề của Việt Nam cũng như tài nguyên thiên nhiên phong phú của Việt Nam bổ sung và làm sâu sắc thêm ý nghĩa của sự hợp tác, đoàn kết thống nhất của ASEAN"(1 "Việt Nam sau 10 năm gia nhập ASEAN: thành tựu cơ hội và thách thức" - TSKH. Trần Khánh - Viện nghiên cứu Đông Nam á - kỷ yếu ASEAN. ). Những đánh giá và tiên đoán trên giờ đây đã và đang trở thành kiện thực. Việt Nam không những có đóng góp to lớn cho sự thống nhất và ổn định của ASEAN, mà còn trở thành thành viên có uy tín và ảnh hưởng khá lớn trong khu vực. Từ khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam đã chủ động và tích cựu tham gia các hoạt động hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 1. Quan hệ Việt Nam - ASEAN trong lĩnh vực an ninh, chính trị, ngoại giao 1.1 Lĩnh vực an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) là diễn đàn đối thoại và trao đổi các vấn đề chính trị và an ninh ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương, với sự tham gia của 22 nước thành viên gồm 10 nước ASEAN, 10 nước và bên đối thoại của ASEAN (Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, EU), các nước quan sát viên của ASEAN và Mông cổ. Việt Nam tham gia diễn đàn này ngày từ cuộc họp đầu tiên (7/1994). Việc thành lập này khẳng định việc đối ngoại là biện pháp duy nhất thích hợp để giải quyết các vấn đề an ninh và hợp tác khu vực Đông Nam á, cùng mở rộng, giữa các nước thành viên, tạo cho hợp tác an ninh chính trị một cơ chế mới với sự tham gia của đông đảo các nước, ARF đã phản ứng tư duy mới của ASEAN về vấn đề hợp tác an ninh chính trị. Gắn với quốc tế, chú trọng xây dựng cán cân an ninh Đông Nam á trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa các nước lớn. Kể từ khi trực tiếp tham gia vào ARF đến nay, Việt Nam đã làm được nhiều việc, trong đó nổi lên một số mặt đáng chú ý là: Đã chủ trì tổ chức được nhiều hộinghị, hội thảo cấp cao trong ASEAN và các bên đối thoại của ASEAN đã ký đựơc nhiều văn kiện quan trọng như "Hiệp ước Đông Nam á không có vũ khí hạt nhân " (ASEANWFZ) "Tuyên bố Băng cốc năm 1995", "Tuyên bố Hà Nội 1998" và "Tầm nhìn ASEAN năm 2002". Từ đó thúc đẩy hơn nữa xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển và bảo vệ an ninh ở khu vực cũng như trên thế giới. Trong các hoạt động các ARF, Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc duy trì "Vai trò đầu tàu", đồng thời là "Động lực chính" của ASEAN tại các diễn đàn ARF ở tất cả các cấp. Việt Nam đã tích cực tham gia các nhóm "xây dựng lòng tin" và "Giảm nhẹ thiên tai" của ARF, thực hiện nhiều cuộc hội thảo quốc tế quan trọng, đặc biệt là các vấn đề chống tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu ma tuý, di sản bất hợp pháp và chống cướp biển. Do Việt Nam có vị trí địa lý - chính trị - quân sự quan trọng, chonên từ khi tham gai ARF, tiếng nói của Việt Nam cũng như của ASEAN trên trường quốc tế đã được đánh giá cao. Quan điểm và đề xuất của Việt Nam về nhiều vấn đề trong khu vực thường được nhiều tán thành. Các vấn đề của Việt Nam đưa ra thường mang tính tập thể cho nên có tính thuyết phục hơn và khi đi vào giải quyết cụ thẻe cũng có hiệu quả hơn. Thông qua ASEAN và đặc biệt là ARF, Việt Nam và các nước ASEAN đã tích cực hợp tác tìm kiếm những giải pháp để giải quyết những vând deef an ninh nhạy cảm như: vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc, Đài Lôan và các nước ASEAN là Việt Nam, Philippin, Inđônêxia, Mailaixia, Singapo và Brunây (chủ yếu là tranh chấp quần đảo Trường sa); vấn đề thử vũ khí hạt nhân; Vấn đề chạy đua vũ trang trong khu vực; Vấn đề đòi li khai ở một số nước ASEAN. Tuy vậy, các nứoc ASEAN phải kết hợp chặt chẽ vớiViệt Nam hơn nữa để mở rộng "Hợp tác anh ninh" với các nước trong khu vực, thông qua các hoạt động như chống tội phạm xuyên quốc gia, chống buôn lậu ma tuý, chón buôn bán phụ nữ, chống cướp biển và cứu trợ thiên tai, đồng thời thông qua hợp tác kinhtế - văn hoá - xã họi để thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh- nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên các vùng biển đảo - vùng đặc quyền kinh tế quan trọng, các vùng cảng - cửa biển xung yếu và các cửa khẩu biên giới then chốt. Tăng cường hơn nữa các cuộc trao đổi, thăm viếng cảu các quan chức quốc phòng và ngoại giao ở tất cả các cấp giữa các nướctham gia ARF và đặc biệt là giữa các nước ASEAN. Việc các nước tham gia ARF nhanh chóng ký kết được những văn bản có tính hợp pháp lý ở khu vực, đặc biệt là "Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông" có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm giải pháp lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông, trên cơ sở đảm bảo hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khi vực trong thế kỷ 21. 1.2 Lĩnh vực chính trị Với tư cách là thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á, Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào các hoạt động của tổ chức này. Uỷ ban quốc gia về ASEAN, Việt Nam được thành lập để điều hành hoạt động cảu cá ban ngành, đơn vị trong nước, quan hệ hợp tác với ASEAN. Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị thành lập ở các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, các bộ phanạ chuyên trách về hợp tác với ASEAN. Có thể nói, năm 1995 là năm hết sực có ý nghĩa đốivới Việt Nam và ASEAN. Sự thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ V là một thắng lợi lớn của các nước trong khu vực, đặc biệt, trong Hội nghị này, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã được bầu làm phó chủ tịch Hội nghị. Đây là bước tiến khởi đầu đáng phấn khởi đối với Việt Nam. Với Hiệp ước về khu vực Đông Nam á không có vũ khíhạt nhân của Hội nghị đã thể hiện xu thế đấu tranh vì hoà bình đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở khu vực. Hội nghị thượng đỉnh cấp câp lần thứ năm thự sự đem lại nhiều ý nghĩa đói với các nước tham gia nhất là Việt Nam. Bên cạnh quyết tâm về một nền hoà bình bền vững và phát triển thìnhu cầu hiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau là điều cấp bách hơn gao giờ hét. Nhu cầu đó xuất phát từ mong muốn đơn giản của nhân dân thế giới đó là cùng đoàn kết và phát triển. ASEAN cũng không thể nào nằm ngoài quỹđạo đó. Chínhvì vậy mà ASEAN luôn nổ lực mở rộng quan hệ quốc tế, với sáng kiến của Xingapo, các nước ASEAN trong đó có Việt Nam và cùng với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã cùng với EU tổ chức hội nghị cấp cao á- âu lần đầu tiên (AESMI) tổ chức vào tháng 3/1996 tại Băng cốc (Thái Lan). Mục đích cao nhất mà hội nghị đề ra là tạo được quan hệ đối tác toàn diện vì sự phát triển to lớn giữa Châu á và Châu âu về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Việt Nam với tư cách là thành viên của ASEAN qua việc tham sự ASEMI đã nâng cao vị thế củamình ở trong va ngoài khu vực. ASEM2 được tổ chức tại Luôn Đôn tháng 4/1998 và ASEM3 được tổ chức tại Hàn Quốc (10/2000). Thông qua ASEAN và ASEM, nhất là ASEM5 tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam đề ra những chính sách phù hợp để hoà nhập khu vực, đồng thời tích cực nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham dự các Hội nghị ngoại trưởng ASEAN các cuộc họp về các bên đối thoại của ASEAN với tinh thần tráchnhiệm cao. Từ ngày 29 đến ngày 30/11/2004, Thủ tướng Phan Văn Khải tham dự hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 được tổ chức tại Viêng Chăn (Lào) với chủ đề "Thúc đẩy gia đình ASEAN an inh và năng độg thông qua tăng cường đoàn kết, liên kết kinh tế và tiến bộ xã hội ". Hội nghị đã ký chương trình Hành động Viêng Chăn (VAP) kế thừa chương trình Hành động Hà Nội (HPA) thời hạn 2004-2010; Ký hiệp định khung về 11 lĩnh vực ưu tiên liên kết ASEAN. Tại hội nghị, Thủ tướng Phan Văn Khải đã đưa ra nhiều ý kiến quan trọng nêu những định hướng cụ thể về hợp tác ASEAN, như về an ninh chính trị ASEAN cần tập trung vào ba hướng chính là: Tranh thru các nứoc bên ngoài tam gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) và Hiệp ước khu vực Đông Nam á không có vũ khí hạt nhân, tăng cường các biện pháp chông khủng bố theo các thoả thuận đã ký, tắng cường xây dựng lòng tin trong đó có việc thực hiện tốt Tuyên bố về "cách ứng xử ở Biển Đông (DOC)", tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (DOC). Thông qua các Hội nghị cấp cao này đã làm cho các nước ASEAN thấy được vai trò của Việt Nam và sự cố gắng cho một môi trường an ninh chính trị ổn định ở khu vực. Có thể nói, Việt am và ASEAN đang ngày càng có được sự tin cậy lãn nhau hơn. Việt Nam cùng ASEAN ra sức cũng cố hoà bình khu cực đẻ phát triển. Từ giữa năm 1997, các nước ASEAN lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, đặt lên vai tổ chức ASEAN một tráchnhiệm hết sức nặng nê.f Bởi lúc này sự ổn định chính trị là hết sức cần thiết. Tại cuộc họp Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN tại Maninla(philipin) đã đề cập đến vấn đề khủng hoảng và quyết tâm phụ hồi nền kinhe tế ở khu vực. Trong hội nghị này, các nước thành viên cam kết sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau để khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng. Các nước này khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác kinh tế để đảm bảo sự phát triển của khu vực cũng như trên thế giới. Việt Nam đã tham gia tích cực cùng các nước khác tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu để khắc phục nhanh hậu quả của cuộc khủng hoảng. Sự tham gia tích cực của Việt Nam đã được các nước trong khu vực, các nước ASEAN thừa nhanạ rằng Việt Nam có nhiều nổ lực và đáon góp tích cực vào sự hợp tác và đoàn kết ASEAN. Ngày 6/1/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã dự hội nghị cấp cao đặc biệt cảu các nhà lãnh đạo ASEAN mở rộng tại Facata (Inđônêxia) về việc khắc phục hậu quả động đất, sóng thần. Thủ tướng Phan Văn Khải nếu một số sáng kiến: Lập có chế phản ứng nhanh các khuvực, đềnghị chủ tịch ASEAN chủ động triệu tập họp khẩn cấp các nước thành viên ASEAN khi xảy ra tình trạng khẩn cấp các nước thành viên ASEAN khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về thiên tai hay dịch bệnh tại khu vực để bàn phương hướng, biện pháp giải quyết, tăng cường chia sẽ thông tin và lập hệ thống cảnh báo sớm về thiên tai kế cả động đất, có có chế phối hợp và điều phối tốt hoạt động cứu trợ, trong đó nhấn mạnh vai trò trung tâm cuả Liên Hiệp Quốc. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tích cực tham gia đóng góp vào việc chung của thế giới. Tại cuộc gặp Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhân Họ nghị cấp cao á - Phi tổ chức tại Inđônêxia ngày 23/4/2005, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Cô-phi-An-Nan nhận xét: "Việt Nam đã đạt nhiều mục tiêu thiên niene kỷ, đóng vai trò quan trọng trong khối ASEAN và khu vực. ASEAN và Liên Hiệp Quốc có thế xây dựng khuôn khổ hợp tác để đóng góp vào hoà bình và phát triển".((2) "Lãnh đạo các nước và tổ chức Quốc tế đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong ASEAN" - Báo Nhân dân - Trang 4, 26/7/2005 ) Việt Nam cũng tích cực duy trínhững nguyên tắc cơ bản đã trở thành bản sắc riêng của ASEAN, nhất là nguyên tắc "Đồng Thuận", "Không can thiệp công việc nội bộ của nhau", góp phần giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, năng động trong đa dạng của ASEAN. 1.3 Trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước và bên đối thoại quan trọng, tham gia tổ chức nhiều hoạt động tăng cường quan hệ với các nước đối thaọi giữa ASEAN với các cường quốc như Nhật Bản, Nga, Mỹ và henẹ nay là ô-xtrây-li-a. Việt Nam cũng tham gia tích cực tiến trình hợp tác ASEAN+3 (với 3 nước Đông - Bắc á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) và các nổ lực tién tới việc hình thành một khuôn khổ hợp tác mới, trên quy mô toàn khu vực Đông á. Cùng với ASEAN Việt nam còn tham gia tích cực vào các khuôn khổ hợp tác liên khu vực khác như Diễn đàn hợp tác á- âu (ASEM) và Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC).Nước ta đã tổ chức thắng lợi Hội nghị cấp cao á - âu 5C (ASEM-5) năm 2004 và đăng chuẩn bị để đăng cai Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC. Có thể nói, quan hệ Viểt Nam - ASEAN trong an ninh, chính trị và ngoại giao đang ở một tầm cao mới, trong tương lai mối quan hệ này sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn. Việt Nam sẽ phấn đấu để đạt được niềm mong mỏi của các nước ASEAN về khu vực Đông Nam á hoà bình ổn định và hợp tác. 2. Quan hệ việt nam - ASEAN trong lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại. Trước 1989 Việt Nam và ASEAN hầu như không có quan hệ buốn bán với nhau, thậm chí do sự kiện Việt Nam đưa quân vào Campuchia, nhiều nước thuộc ASEAN thực hiện chính sách cấm hoặc hạn chế buôn bán với Việt Nam. Nhưng từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN thì quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN đã có những bước phát triển tích cực. Sự tham gia của Việt Nam vào các công việc của ASEAN đã làm cho đặc trựng"Thống nhất trong đa dạng" của tổ chức được thể hhiện rõ nét hơn. Việt Nam từng bước tham gia tích cực hầu hết các chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vu, nông lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông - vận tải, bưu chính - viễn thông, năng lượng, du lịch và hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Công. Sự tương tác giữa nền kinh tế Việt Nam với nề kinh tế của các nước ASEAN, góp phần năng động hoá nền kinh tế khu vực, đưa lại lợi ích thiết thực cho các bên tham gia. Việt Nam là một thị trường rộng lớn với hơn 80 triệu dân, vị trí địa lý thuận lợi về giao thông với các nước ASEAN. Về kinh tế thị trường Việt Namcó nhiều tiềm năng chưa được khai thác, sức lao động dồi dào, lành nghề, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Dưới con mắt của các nhà doanh nghiệp ASEAN thì đây là một lợi thế hấpdẫn họ, đặc biệt là Xingopo đã đầu tư rất nhiều vào nước ta. Tính đến ngày 20/6/2005, các dự án còn hiệu lực của Xingapo vào Việt Nam là 361 dự án với Tổng số vốn đầu tư là 8.129.994.039USD (Theo Bộ kế hoạch và đầu tư). Do vậy, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và ASEAN được nhanh chóng phát triển. Đặc biệt với sự tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) của Việt Nam. Từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã thực hiện lộ trình AFTA, tích cực chủ động tham gai mọ chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN, phù hợp với quyền lợi của đất nước. Từ năm 1995 đến năm 2000, Việt Nam đã đưa vào danh sách CEPT( chương trình ưuđãi thuế quan có hiệu lực chung ) 4233 mặt hàng, chiếm 67% trong tổng số 6332 mặt hàng trong biểu thuếnhập khẩu ưu đãi MFN. Tháng 2/2001, chính phủ Việt Nam đã công bố lịch tình tổng thể cắt giảm thuế theo Hiệp định CEPT cho đến 1/1/2006 là thời điểm hội nhập đầy đủ vào AFTA. Trong khuôn khổ CFPT/AFTA đến nay, Việt Nam đã giảm khoảng 75% số các dòng thuế xuống mức từ 0-5%. Đến tháng 3/2005, danh mục giảm thuế củaViệt Nam đạt 10.227 dòng thuế, tương đương 96,15% tổng số dòng thuế trong điều kiện sự chênh lệch và trìnhđộ phát triển kinh tế giữa Việt Nam với hầu hết cac nước thànhviên ASEAN còn lớn như hiện nay, những nổ lực thực hiện các cam kết trong AFTA của chúng ta được ASEAN rát hoan nghênh. Việt Nam cũng tham gia ký kết Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) ngày 7/10/1998, với mục tiêu tạo ra một khu vực đầu tư tự do trong nội bộ của các nước ASEAN vào năm 2010 và cho các nước ngoài khác vò năm 2010. Ngoài ra Việt Nam còn tham gia vào Hiệp định khung ASEAN (ATCO); phát triển kinh tế hành lang Đông - Tây… Về hợp tác đầu tư thì đến 6/1995 các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam gần 2000 dự án với tổng số vốn pháp định trên 2 tỷ USD, chiếm 15% FDI vào nước ta thời điểm đó. Đến 2004 các nước ASEAN đã đầu tư trên 600 dự án với tổng vốn đăng kỷ trên 10 tỷ USD, chiếm 27% FDI. Không chỉ hội nhập kinhtế với ASEAN, Việt nam còn cùng các nước này mở rộng không gian hợp tác kinh tế với các nước Đông á (ASEAN+3), với các nước EU trong khuôn khổ ASEAN, với các nước Châu á - Thái Bình Dương trong khuôn khổ APEC. Trong 10 năm qua Việt Nam luôn phấn đấu phát triển kinh tế đạt tốc độ cao, trung bình khoảng 5%. Việt Nam đã rút ngắn được khoảng cách tụt hậu về kinh tế với các nước ASEAN. Từ năm 1994 đến năm 2000, Việt Nam đã rút ngán khoảng cachs GDP/đầu người so với các nước trong khu vực, với Singapore từ 17,1 lần xuống còn 15 lần, từ 5 lần xuống còn 4-2 lần với Malaysia, với Thái Lan từ 4,4 lần xuốn còn 3,4 lần, từ 2,5 lẫn xuống còn 1,9 lần với Philipin, với Inđônêxia từ 2-3 lần xuống còn 1,7 lần. Điều đáng nói là trong 10 năm qua Việt Nam đã chấm dứt cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển mạnh theo xu hướng kinh tế thị trường, vẫn giữ định hướng xã hội chủ nghĩa. Vịec gia nhập WTO sẽ là mốc đánh dấu sự phảt triển và hội nhập kinh tế của Việt Nam. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, trong buổi gặp chủ tịch nước Trần Đức Lương nhân chuyến thăm chính thức nước ta ngày 6/12/2004 đã nhận xét"Việt Nam có nền kinh tế phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ASEAN. Với việc Việt Nam tiếp tục quá trình chuyển đổi nền kinhtế thị trường và gianhập WTO, đã tăng trưởng của Việt Nam sẽ thuận lợi, phát triển nhanh hơn, điều này có lợi cho các nước trong ASEAN và cho nhân dân các nước trong Hiệp hội tăng cường giao lưu, hiểu biết lấn nhau"((3) "Lãnh đạo các nước và tổ chức Quốc tế đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong ASEAN" - Báo Nhân dân, trang 4, 26/7/2005. ) 3. Trong lĩnh vực văn hoá - xã hội Trong 10 năm qua Việt Nam đã tích cực hội nhập với khu vực Đông Nam á và thế giới, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của khu vực và thế giới, giao lưu học hỏi, tăng cường hiểu biếnt lẫn nhau giữa các nước bạn bè ASEAN. ASEAN lại là một hiệp họi mà trong đó tất cả cá nước thành viên đều có nét tương đồng và có nét văn hoá đọc đáo khác nhau. Do vậy, việc mở rộng giao lưu giữa các nước trong khu vực là điều rất cần thiết. Qua đó, để các quốc gia có thể hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi quốc gia, tránh sự lai căng, hoà nhập mà không hoà tan. Nhiều đoàn nghệ thuật Việt Nam đến thăm, biểu diễn ở các nước bạn, giới thiệu nền văn hoá dân tộc đặc sắc của nước ta, đồng thời nhiều đoàn nghệ thuật các nước ASEAN cũng đến Việt Nam giới thiệu cho khán giả của chúng ta về nền văn hoá nghệ thuật phong phú, đậm đà bản sắc của các dân tộc Đông Nam á. Về giáo dục: Hợp tác Việt Nam -ASEAN trong khu vực đào tạo - giáo dục cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Ngay từ đầu những năm 1990, Bộ Giáo dục và Đoà tạo nước ta đã xem việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam á là một ưu tiên.Thực hiện chủ trương đó, tháng 2/1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức gia nhập tổ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục các nước Đông Nam á (AEAMEO). Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN , Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta dã được công nhận là thành viên của Tiểu ban Giáo dục của ASEAN (ASCOE) Qua các chương trình hợp tác với SEAMEO kể từ năm 1992, trên 500 cán bộ khoa học, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên của nước ta đã được cử tham dự các khoá đào toạ ngắn hạn do các trung tâm đào tạo khu vực của SEAMEO tổ chức. Trong khuôn khổ hợp tác giáo dục đào tạo với ASEAN kể từ năm 1996 đến năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tuyển chọn và cử 79 học sinh đi học tập tại Singapore. Số học bổng giành cho bậc đạ học cũng được tăng lên. Thực hiện cam kết hỗ trợ các nước thành viên đang gặp khó khăn, kể từ năm học 1990-2000 chính phủ Singapore giành 30 xuât học bổng đào tạo nói trên, các hoạt động giao lưu với chương trình học tập 1 kỳhọc (4tháng) rất bổ ích tại Singapore. Một số dự án hợp tác giáo dục song phương giữa Việt Nam và Thái Lan cũng đang được triển khai và có hiệu quả tốt. Chỉ tính riêng Viện Công nghệ Châu á (AIT) đặt tại Hà Lan, hiện có khoảng 100 lưu học sinh Việt Nam đang theo học, với trách nhiệm của một thành viên Tiểu ban giáo dục của ASEAN, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã tích cực phối hợp với các nước trong khu vực qua nhiều hoạt động và được cán bạn đánh giá cao. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ: Việt Nam cũng có những đóng góp đáng kể. Cho tới nay, nước ta đã tham gia vào hàng chục dự án hợp tác khoa học công nghệ của ASEAN. Một trong những đóng góp đó của Việt Nam là tổ chức tuần lễ khoa học công ghệ ASEAN lần thứ 5 tại Hà Nội và Hội nghị Bộ trưởng khoa học công nghệ ASEAN. Nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triên khoa học công nghệ của ASEAN, nước ta đã đưa ra sáng kiến thành lập trung tâm công nghệ ASEAN tại Việt Nam. Sáng kiến đã được chấp nhận để trở thành một trong những dự án chung của hiệp hội. Như vậy, cùng với việc tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN như khoa học, công nghệ và môi trường, văn hoá thông tin, phát triển xã hội, phòng, chống ma tuý, … Việt Nam còn mạnh dạn nêu các sáng kiến đăng cai tổ chức các nước ASEAN đánh giá cao như việc Việt Nam tổ chức thành công tuần lễ khoa học công nghệ ASEAN (1998), tuần văn hóa ASEAN lần II thheo sáng kiến của thủ tướng nước ta tại Hạ Long (2004), Hội thi tay nghề ASEAN (2004) và nhiều hội nghị cấp bộ trưởng quan trọng khác….. Như vậy, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội ASEAN đã đánh đấu một bước chuyển mình quan trọng của Hiệp hội nói chung và của Việt nam nói riêng trong mối quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hoá không ít khó khăn như nguy có gia tăng khoảng cách phát triển giữa bản thân các nước trong hiệp hội, sự suy giảm khả năng cạnh tranh của ASEAN với các nền kinh tế ngoài khuvực nói chung, các vấn đề mang tính khu vực cần sự phối hợp hợp tác xuyên quốc gia như chống khủng bố, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, dịch bệch…. Và đặc biệt là những vấn đế quan trọng mang tính định hướng tương lai của Hiệp hội. Do đó đòi hỏi sự "đồng thuận" hơn nữa trong mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa các nước thành viên trong Hiệp hội, giữa Hiệp hội với các nước đối thoại và đối tác của mình trong thời gian tới. Chương III Triển vọng mối quan hệ Việt Nam - asean trong thế kỷ 21 1. Nhìn lại mười năm Việt Nam gia nhập ASEAN. Năm 2005, Hiệp hội ASEAN bước sang tuổi 38 và Việt nam kỷ niên tròng mười năm gia nhập đại gia đình các quốc gia Đông Nam á. ASEAN hôm nay sau gần bốn thập kỷ tồn tại và phát triển đã trở thành một tổ chức khu vực năng động và thành công, với vai trò và vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực cũng như trên thế giới. ASEAN nay đã là mái nhà chung của tất cả các quốc gia ở Đông Nam á. Hình ảnh một Hiệp hội ASEAN đoàn kết, gắn bó và hợp tác vì những mục tiêu chung đã trở nên quen thuộc trong mắt bạn bè quốc tế. Mười năm gắn bó với ASEAN cũng là thời gian Việt Nam sát cánh cùng các nước trong Hiệp hội chung vai gắng sức chèo lái con thuyền ASEAN vững vàng đi tới. Những đóng góp quan trọng của Việt Nam cho sự phát triển và lớn mạnh của ASEAN đã được bạn bè trong khu vực ghi nhận và đánh giá cao. Một trong những đóng góp hàng đầu rất quan trọng của Việt Nam trong ASEAN là nổ lực thúc đẩy việc kết nạp các nước Lào, Mianma và Campuchia vào Hiệp hội, hình thành một ASEAN - 10 quy tụ tất cả mười quốc gia ở Đông Nam á. Đây là một bước ngoặc có ý nghĩa chính trị quan trọng. Lần đầu tiên sau mấythập kỷ xung đột và đối đầu, các nước láng giềng ở Đông Nam á đã bước qua được những lớp rào cản, cùng bắt tay hợp tác xây dựng một khu vực Đông Nam á hoà bình, ổn định và thịnh vượng. Đây cũng là một mục tiêu mà những người sáng lập ASEAN đã đề ra, ngay từ đầu và phải mất đến gần ba thập kỷ sau mới thực hiện được. Chỉ một thời gian ngắn sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Hiệp hội phải trải qua một thời ký đầy sóng gió do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực năn 1997. Nhiều nước thành viên lâm vàotình cảnh khó khăn không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị. Uy tín và vai trò của ASEAN suy tổn đáng kể. Trong bối cảnh đó, Việt Nam được phân công tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN VI (Hà Nội, 1998), một hoạt động có tầm quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Mặc dù có nhiều khó khăn cả về điều kiện cơ sở vật chất, kinh nghiệm tham gia ASEAN chưa nhiều, tình độ và kiến thức của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, song với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao, Việt Nam đã làm hết sức mình để Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VI đã thành công rực rỡ với việc thông qua chương trình hành động Hà Nội (HPA), gồm các biện pháp cụ thể và định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp hội trong gia đoạn sáu năm, nhằm thực hiện tầm nhìn ASEAN 2010. Hội nghị cũng đạt được quyết định quan trọng là kết hợp Campuchia, hoàn thành ý tưởng một ASEAN - 10. Thành công của Hội nghị đã góp phần quan trọng vào việc củng cố lại đoàn kết, hợp tác nhằm khôi phục vị thế của ASEAN sau khủng hoảng. Hai năm đó, Việt Nam lại đảm nhận cương vị Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN(ASC) khoá 34 (từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2001) và đã tổ chức thành công một loại hội nghị cấp bộ trưởng quan trọng của ASEAN tại Hà Nội năm 2001. Đặc biệt, tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) tại Hà Nội năm 2001 đã mang đậm dấu ấn Việt Nam vừa đáp ứng nhu cầu của ASEAN muốn tăng cường liên kết nội khối, vừa phục vụ thiết thực nhu cầu vươn lên, phát triển cho kịp các nước thành viên khác của bốn nước thành viên mới Campuchia, Lào, Miama và Việt Nam. Nó đã và tiếp tục trở thành tài liệu định hướng quan trọng cho hoạt động hợp tác của ASEAN trong nhiều năm tới. 2. Triển vọng quan hệ Việt Nam - ASEAN trong thế kỷ 21. Thế kỷ 21-Thế kỷ của ứng dụng khoa học kỹ hật cao, phục vụ đời sống con người, thế kỷ mà loài người phải cùng nhau bắt tay hợp tác để giải quyết những vấn đề tồn tại của thế kỷ 20 như: Chiến tranh, xung đột dân tộc, sắc tộc, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường đem lại hoà bình, ổn định và phát triển cho toàn cầu. "ASEAN thống nhất trong đa dạng", đó là lời phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải tại lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VI được tổ chức tại Hà Nội (12/1998). Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN (28/7/1995), lần lượt các nước Lào và Mianma (7/1997) và cuối cùng là Campuchia (30/4/1999)được kết nạp là thành viên đầy đủ của Hiệp hội. Đã biến giấc mơ của những người sáng lập ra ASEAN về một ASEAN. Gồm 10 quốc gia Đông Nam á trở thành hiện thực. Điều đó cho thấy một "ASEAN - 10" sẽ cùng nhau đoàn kết hợp tác, tận dụng cơ họi, đối phó và vượt qua những thử thách để vững bước tiến vào thế kỷ 21. Kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN đến nay được 10 năm, một chặng đường chưa dài nhưng cũng không quá ngắn để chúng ta nhìn nhận và đánh giá một cách khái quát những thành quả đạt đựơc và những tồi tại vướng mắc còn đọng lại. Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam và các nước ASEAN đã, đang và sẽ phải cố gắng, nổ lực trong việc phát huy những thuận lợi, đồng thời vượt qua mọi khó khăn, thách thức từ bên ngoài. Do vậy, quan hệ Việt nam - ASEAN đã đưa đến những cơ hội và thách thức mới sau: 2.1 Cơ hội mới Những năm gần đây, trước sự thay đổi nhanh chóng của môi trường địa - chính trị khu vực, trong đó gắn liền với sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự gia tăng hiện diện của Mỹ và can dự của Mỹ ở Châu á, sự chuyển mình của ấn Độ và nhất là sự trì trệ trong ASEAN đã thôi thúc tổ chức này đổi mới, điều chỉnh chính sách nhằm tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy liên kết khu vực. Một trong những thích ứng mới là quyết tâm xây dựng cộng đồng ASEAN(AC) vào năm 2020 và tích cực mở rộng đàm phán, thiếp lập các khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương (RTA và BFTA) với các đối tác ngoài khối. Bên cạnh đó, ASEAN đã vàđang có những linh hoạt hơn trong việc áp dụng phương thức "ASEAN way" bằng cách cho phép thực hiện nguyên tắc hay công thức 10-X (từ 2002). Cần nhấn mạnh rằng, sự quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA) từ 2002, và đặc biệt là tuyên bố Bali II năm 2003 và sự thiết lập AC dựa trên 3 trụ cột chính là Cộng đồng kinh tế (ASCC) vào năm 2020 là những quyết định đúng hướng, kịp thời của ASEAN trước nhu cầu đòi hỏi thực tiễn. Việc hình thành và tăng cường các cơ chế hình thức hợp tác và liên kết mới này đã và đang tạo ra nhiều cơ họi cho sự đổi mới của ASEAN, trong đó có Việt Nam Thứ nhất, việc thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC) sẽ biến ASEAN trở thành một khối có sự liên kết kinh tế vững chắc, một thị trường duy nhất có cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu thông tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư vốn và nhân công có tay nghề sẽ thúc đẩy cải cách hệ thống pháp luật và nền hành chính quốc gia trong nước, tiếp cận được nhiều hơn các yếu tố bên ngoài, nhất là vốn, thị trường và công nghệ hiện đại, làm tăng cơ hội vịêc làm và nâng nhanh mức sống của dân chúng. Thứ hai, sự thiết lập cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) sẽ làm tăng mức độ tin cậy và ý thức cộng đồng trong ASEAN, thúc đẩy hợp tác chính trị - an ninh nội khối lên một tầm cao mới. Điều này sẽ góp phần tạo ra sự thăng bằng trong hợp tác khu vực và quốc tế, giúp ASEAN vừa tăng cường tính mở, vừa duy trì được bản sắc, phong cách ứng xử truyền thống của mình, làm tăng khả năng phòng ngừa và tiến tới giải quyết các xung đột lớn có thể xảy ra trong tương lai. Điều này là phù hợp với chính sách và lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của Việt Nam. Thứ ba, sự gia tăng giành ưu thế kiểm soát địa - chính trị giữa các nước lớn tại Đông Nam á đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với cơ hội phát tiển của các thể chế thương mại tự do và đa phương, song phương về mọt mặt nào đó, cũng mở rộng cơ hội hợp tác và tăng sức "mặc cả" của ASEAN trong các vấn đề quốc tế khu vực. Điều này sữ có lợi cho Việt Nam - nước có vị trí chiến lược, đang thu hút sự chú ý của các nước lớn. 2.2 Những thách thức ở phía trước. Như đã từng biết ASEAN có một thuận lợi hayđiểm mạnh trong việc thành lập Cộng đồng ASEAN (như có ý thức về cộng động chung và bước đầu đã hình thành một số cơ chế hợp tác trên hầu hết các lĩnh vực, có các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội ở nhiều cấp độ giữa các nước thành viên, có nguồn tài nguyên phong phú, lực lượng lao động dồi dào, có tay nghệ khá cao, và có một ngành công nghiệp và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thương trường quốc tế…). Nhưng nhìn chung về khía cạnh hội nhập còn nhiều điểm yếu và đang đứng trước những thách thức lớn lao. Về hợp tác trong cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) Tuy đã có các điều kiện cho việc hình thành ASC (như đã có các văn kiện, ký kết hợp tác về an ninh, chính trị và thực tế đã hợp tác có hiệu quả trong vấn đề này…). Nhưng ASC đang đứng trước nhiều thách thức. Tuy đã thông qua "Chương trình hành động Cộng đồng an ninh ASEAN" (ASC POA) nhưng hiện tại nội bộ ASEAN chưa đạt được nhất trí về lộ trình, cách thức hoạt động cụ thể của ASC. Các điều khoản ghi trong tuyên bố ASC và trong ASC POA là hết sức chung chung, ít đề cập đến các biện pháp cụ thể, thiên về cách tiếp cận an ninh phi truyền thống. Đặc biệt, các chuẩn mực ứng xử được nhấn mạnh trong tuyên bố hầu như không có gì mới so với những nguyên tắc thành văn và bất thành văn mà người ta thường gọi là "ASEAN way" (tự kiềm chế, tôn trọng quyền lợi, không can thiệp lẫn nhau, giải quyết các vấn đề trên tinh thần trách nhiệm, tham vấn đề trên tinh thần trách nhiệm, tham vấn, bàn bạc đã đi đến đồng thuận). Ngoài ra mức độ dân chủ hóa, trình độ phát triển nói chung giữa các nước ASEAN chênh lệch khá lớn, trong khi hợp tác chính trị, an ninh đòi hỏi có sự tương đồng lớn mới đạt được hiệu quả . Hơn nữa, sự tồn tại một cộng đồng an ninh kiểu ASC trên thế giới hầu như chưa có tiền lệ. Đây quả là những thách thức lớn đối với ASEAN. Đối với Việt Nam thách thức không phải là nhỏ khi tham gia ASC, vì sự khác bịêt về chế độ chính trị và hệ tư tưởng giữa Việt Nam và ASEAN. Tuy nhiên với sự duy trì cơ chế khá lỏng lẻo, phi tập trung hóa kiểu "ASEAN way" trong ASC, thì sự tác động của Cộng đồng này đối với đời sống chính trị và an ninh ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ không gặp khó khăn lớn. Trong cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) Nếu so sánh với kinh nghiệm hội nhập của các mô hình đi trước, nhất là với EU và thực tiễn của ASEAN thì thách thức đối với AEC là khá lớn, lớn hơn những thuận lợi đã sẵn có. Đối với Việt Nam thì tham gia vào ASEAN không chỉ có cơ hội và thuận lợi, mà còn rất nhiều những khó khăn và thách thức, đặc biệt là những thách thức về kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Trong hội nghị cấp cao các nước ASEAN tổ chức đầu năm 1999 đã thống nhất rút ngắn lộ trình cắt giảm thuế quan theo AFTA. Các nước thành viên ban đầu là Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Philippin và Brunây, Thái Lan đã cam kết thời điểm đưa hàng rào thuế xuống còn 0 - 5% (2002), các nước mới gia nhập gồm Việt Nam, Lào, Miama và Campuchia sẽ vào năm 2006 - 2008. Điều này đặt ra với ngành ngoại thương Việt Nam những thách thức mới. Theo Bộ trưởng thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển thì thách thức mới với ngoại thương Việt Nam khi cắt giảm thuế quan theo AFTA năm 2006 là: "Chúng ta sẽ phải đối diện với thách thức rất lớn, do năng suất, hiệu quả của nền kinh tế, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, hàng hoá của chúng ta còn rất yếu. Nguyên nhân là xuất phát điểm của chúng ta rất thấp…" Như vậy, cả các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm hết mình để vươn lên cạnh tranh một cách bình đẳng với bạn bè khu vực. Hơn nữa, việc tham gia CEPR đòi hỏi phải giảm giá thành nâng cao chất lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thương trường quốc tế. Đây thực sự là bài toán nan giải cho nền kinh tế Việt Nam bởi khi hàng hoá của chúng ta sản xuất ra với giá thành cao, chất lượng, mẫu mã chưa thực sự đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, số lượng xuất khẩu chưa lớn, khả năng cạnh tranh thấp. Mặt khác, những khoản thu từ thuế xuất nhập khẩu thường xuyên đóng góp một tỷ lệ đáng kể và là nguồn thu thường xuyên đóng góp một tỷ lệ đáng kể và là nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Nay Việt Nam thực hiện Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), cam kết giảm dần thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hoá của ASEAN thì sẽ mất một nguồn thu đáng kể, đây là vấn đề bức xúc với nước ta. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tới năm 2001 nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu giảm 123 triệu USD kể từ năm 1996. vậy mà trên thực tế: "Qua gần 3 năm thực hiện việc giảm thuế theo CEPT, các ngành và địa phương trong cả nước, nhất là doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được hết khó khăn thách thức, tính cạnh tranh gay gắt của việc mở cửa thị trường hội nhập kinh tế khu vực, chưa có sự điều chỉnh cần thiết để thực hiện tính mức giảm thuế nhập khẩu với ASEAN mà vẫn tiếp tục đầu tư sản xuất theo cơ chế cũ…". Một khó khăn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia AFTA, đặc biệt trong điều kiện hàng hoá của chúng ta phải cạnh tranh với hàng hoá của các nước đã áp dụng tốt và thành công bước đầu trong việc đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất như Singgapore, Malaisia, Philippin, Inđônêxia… Dưới con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam nhìn nhận thì thị trường Việt Nam trong thời gian tới sẽ có nhiều triển vọng và năng động, tuy nhiên trước mắt nó cũng còn tiềm ẩn nhiều khó khăn đối với các nhà đầu tư cần phải được Chính phủ Việt Nam nỗ lực giải quyết. Sự không đồng bộ của pháp luật Việt Nam so với hệ thống pháp luật ASEAN cùng với bộ máy quản lý môi trường thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam có thể hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Hiện nay, một xu thế đang diễn ra tại ASEAN đó là xu thế chuyển sang kinh tế tri thức. Nếu Việt Nam không sớm chuẩn bị cơ sở vật chất đào tạo nguồn nhân lực thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu hơn so với ASEAN và sẽ không còn sức hấp dẫn đối với các bạn hàng trong và ngoài khu vực. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực hợp tác hội nhập khoa học, công nghệ chúng ta cũng còn yếu kém và gặp không ít khó khăn do trình độ của chúng ta còn hạn chế, chưa huy động được tối đa nội lực. ASEAN ngày càng trở thành một tổ chức lớn mạnh và giải quyết mọi vấn đề theo kiểu riêng của mình cho nên một số thế lực lớn trên thế giới một mặt vẫn lên tiếng ca ngợi, đánh giá cao tính hiệu quả của ASEAN. Nhưng mặt khác họ tìm cách để kiềm chế buộc ASEAN phải khuất phục thậm chí còn dùng cả những biện pháp trừng phạt kinh tế. Điều này khiến cho các nước ASEAN càng phải tăng cường đoàn kết, sát cánh bên nhau hơn nữa để tự bảo vệ mình, giải quyết ổn thoả những tranh chấp nội bộ và giữa ASEAN với các nước ngoài khu vực. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ vừa qua (1997) là một bài học đắt giá cho các nền kinh tế Đông Nam á bởi sự lệ thuộc quá nhiều vào các nền kinh tế ngoài ASEAN. Tham gia ASEAN và AFTA là bước đi tất yếu đầu tiên của Việt Nam trên con đường hội nhập với khu vực và thế giới. ASEAN và AFTA mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới cũng như nhiều thách thức to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, do đó đòi hỏi sự nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân cũng như của cả Nhà nước lẫn doanh nghiệp để tận dụng và phát huy triệt để các cơ hội, đồng thời hạn chế những tiêu cực do những thách thức đưa đến góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh. Kết luận Quan hệ Việt Nam - ASEAN kể từ khi tổ chức này thành lập cho đến nay đã trải qua nhiều thăng trầm biến cố, lúc thì hợp tác thân thiện, khi lại đối đầu căng thẳng (do vấn đề Camphuchia (1979)). Cùng với chính sách đổi mới của Đảng ta đưa ra tại Đại hội lần thứ VI (12/1986), Đảng đã đề ra đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại một cách đúng đắn. Trong đó chủ trương mở rộng quan hệ Việt Nam - ASEAN là một trọng tâm xuyên suốt trong chiến lược đối ngoại của Đảng ta. Sau khi Việt Nam rút hết quân khỏi Camphuchia (9/1989), đặc biệt là sau khi hiệp định Paris về Camphuchia được ký kết, vấn đề Camphuchia được giải quyết chọn vẹn thì quan hệ Việt Nam - ASEAN chuyển sang một giai đoạn mới. Chiến tranh lạnh kết thúc, nhu cầu của ASEAN là hợp tác khu vực để tạo môi trường hợp tác và phát triển. Diễn đàn ARF ra đời nhằm tập trung các nước khu vực và các khác trên thế giới, cùng nhau thảo luận vấn đề an ninh, kiềm chế sự dính lứu của các nước có liên quan. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là phù hợp với xu thế và khu vực hoá, quốc tế hoá đang diễn ra trên thế giới, cũng như khu vực. Nó đáp ứng được cả lợi ích của Việt Nam và ASEAN cần có môi trường hoà bình, ổn định và đẩy mạnh hợp tác vì lợi ích phát triển trùng với ý nguyện của nhân dân các nước, nhất là nhân dân Châu á - Thái Bình Dương muốn thấy một Đông Nam á ổn định, mở rộng thêm thị trường và đối tác về kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ văn hoá xã hội. Nhìn lại chặng đường một thập kỷ qua, chúng ta có nhiều lý do để lạc quan trước triển vọng của Hiệp hội ASEAN sẽ ngày càng phát triển và lớn mạnh, vai trò và vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, tiếp tục được nâng cao. Thực tế chứng minh quyết định tham gia ASEAN của chúng ta là hoàn toàn đúng đắn, Việt Nam đã trở thành một thành viên tích cực không thể thiếu trong ASEAN. Sự tham gia tích cực và vai trò ngày càng của ASEAN trong tiến trình hội nhập khu vực, hỗ trợ đắc lực sự nghiệp đổi mới và triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta, đặt nền tảng vững chắc để chúng ta tích cực, chủ động hơn và đẩy nhanh hơn tiến trình hội nhập, không chỉ trong ASEAN mà cả trên bình diện khu vực và quốc tế góp phần quan trọng trong nỗ lực chung của các nước ASEAN tiếp tục xây dựng một khu vực Đông Nam á hoà bình, ổn định và phồn vinh trong các thập kỷ tới. Mục lục Trang Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34334.doc
Tài liệu liên quan