Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm cấp bách và vô cùng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Nên để có được một nguồn nhân lực tốt trong thời gian tới chúng ta phải thực hiện những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng ngay từ bây giờ.Thần đồng không phải tự dưng mà có, mà phải có một sự chăm sóc cẩn thận, một sự giáo dục nghiêm túc ngay từ khi còn nhỏ cộng với tố chất của con người đó mới nên thần đồng. Một nguồn nhân lực tốt là nguồn nhân lực trước tiên được đào tạo một cách bài bản, biểu hiện bên ngoài là những bằng cấp mà họ đạt được. Đặc biệt, trong xã hội hiện đại gắn liền với một nền kinh tế tri thức, điều đầu tiên làm mọi người “tâm phục, khẩu phục”chính là các bằng cấp cao và có chất lượng. Để có được những bằng cấp cao và thực sự có chất lượng thì trước hết phải loại bỏ: ”Văn hóa khá lâu và phổ biến ở ta là học để lấy bằng cấp chứ không phải học để lấy một nghề giỏi” (Anh Lữ Thành Long – Giám đốc công ty cổ phần Misa). Đúng như vậy, giỏi một nghề hơn biết trăm nghề, đầu tư học và chú tâm vào một nghề thì tay nghề được nâng cao, trình độ chuyên môn sẽ tốt. Nâng cao nguồn nhân lực là nâng cao cả về thể lực và trí lực của người lao động. Vừa phải nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động vừa phải nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của họ. Làm thế nào để có được đội ngũ những người lao động đủ khả năng đáp ứng đòi hỏi của công việc, của quá trình hội nhập, của một nền kinh tế đang phát triển mạnh là việc của nhà nước, của toàn xã hội, của từng doanh nghiệp và của từng người lao động.
26 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng của nguồn lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên của những tổ chức lớn như: Asean, Apec, WTO…thì quan niệm về nguồn nhân lực cũng thay đổi. Nguồn nhân lực giờ đây không chỉ đơn thuần là phương tiện, là một nguồn lực giống như những nguồn lực khác mà nguồn nhân lực đã được nhận định là yếu tố cơ bản, là mục tiêu của sự phát triển.
Một trong những nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam đã xác định: Con người là trung tâm của sự phát triển, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Nguồn nhân lực là tài sản quý báu của mỗi quốc gia, quyết định sự hưng thịnh hay suy vong của nó trong mỗi thời kì lịch sử. Trong phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực là một bộ phận cấu thành và có tính chất quyết định hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực được hình thành từ dân số và được sử dụng trên phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như trong từng tổ chức từng doanh nghiệp.
Trong thời kì chuyển đổi cơ chế như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển được, để có thể cạnh tranh được với những tập đoàn lớn trên thế giới mà không lâu nữa họ sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam và cũng có thể nói “để doanh nhiệp Việt Nam không bị thua ngay trên sân nhà” thì một mặt chúng ta phải phát huy tiềm năng yếu tố con người, mặt khác phải có những biện pháp để đương đầu với những vấn đề nảy sinh từ một nền kinh tế yếu kém.
Vấn đề được đặt ra hiện nay là làm thế nào để nguồn lao động ở Việt Nam đáp ứng được những đòi hỏi mà nền kinh tế đang đặt ra. Với sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực đông đảo, vừa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ vừa năng động sáng tạo trong công việc. Để có thể giải quyết được vấn đề này chúng ta phải “Nâng cao chất lượng của nguồn lao động” hiện tại, đào tạo thêm lao động đủ tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu.
1. Vai trò chung của nguồn nhân lực ở Việt Nam.
Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định là phải xây dựng ở nước ta một xã hội “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” và được cụ thể bằng định hướng “nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực” đã đang và sẽ trở thành mục tiêu của sự phát triển và là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự phát triển của một đất nước.
Nguồn nhân lực vừa là mục tiêu của sự phát triển vừa được thụ hưởng những thành quả của sự phát triển. Cũng chính vì thế mà đã tạo ra sự kích thích, động lực cho sự phát triển của chính bản thân nguồn nhân lực và sự phát triển chung của cả đất nước. Nguồn nhân lực có vị trí, vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của quốc gia. Một quốc gia có nguồn nhân lực tốt là tiền đề vững chắc và là nhân tố quyết định đến tốc độ phát triển chung. Nguồn nhân lực có vị trí, vai trò đặc biệt đối với sự phát triển và đồng thời là nhân tố quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế- xã hội và tăng năng suất lao động. Ngoài ra, một nguồn nhân lực tốt, chất lượng cao còn đảm bảo cho việc đưa ra những quyết định sáng suốt, đúng đắn đối với đường lối, chủ trương, chính sách và phương thức thực hiện các quyết sách về sự phát triển và hưng thịnh của quốc gia. Đặc biệt trong thời kì chuyển đổi này, nguồn nhân lực có trình độ cao là yếu tố cơ bản, vững chắc đảm bảo cho việc chuẩn bị tốt và thực hiện thành công quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác quốc tế.
2. Thách thức đối với nguồn lao động nước ta hiện nay.
Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức thương mại trong khu vực và trên thế giới, từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu WTO thì cùng với những thuận lợi, cơ hội là những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế nói chung và đối với sự phát triển của nguồn nhân lực nói riêng. Những thách thức mà Việt Nam đang gặp phải là:
Một là: Quy mô nguồn nhân lực tiếp túc tăng nhanh, đồng thời với yêu cầu chuyển đổi mạnh sang đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng của sự phát triển đang tạo áp lực lớn về đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu. Hàng năm, chúng ta có khoảng 1,2 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Cụ thể năm 2005 so với năm 2004 con số tăng thêm là 1,143 triệu, năm 2004 so với năm 2003 là 1,114 triệu người. Tính đến 1/7/2005, chúng ta có khoảng 44,385 người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Và theo dự báo thì tới năm 2010 quy mô lực lượng lao động có thể tăng tới 55 triệu và đến năm 2020 là 65 triệu. Đây quả là những con số không nhỏ. Bên cạnh đó thì nhu cầu về người lao động có trình độ chuyên môn ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu này, hàng năm ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục và đào tạo ngày một tăng, cụ thể năm 2004 là 11,6 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 4,2% trong tổng số chi cho ngân sách nhà nước trong năm, tương tự năm 2005 là 14 nghìn tỷ tương ứng là 4,3%. Thế nhưng, khối trường công lập vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân, vì thế tư nhân đầu tư vào ngành giáo dục và đào tạo nhiều ở tất cả các bậc học từ trung cấp, dạy nghề đến đại học. Hiện nay, số lượng các trường tư nhân rất nhiều, ngay trên địa bàn Hà Nội như Trường Quản trị kinh doanh, Dân lập Đông đô, Dân lập Phương Đông …cùng với các trường đang được xây dựng như Trường Đại học Hà Hoa Tiên…
Hai là: yêu cầu tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, bền vững và chuyển dịch mạnh cơ cấu theo hướng tiến bộ, năng suất hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đòi hỏi nguồn nhân lực phải có sự phát triển mạnh mẽ, thay đổi toàn diện về chất lượng. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động không chỉ được thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu theo khu vực kinh tế mà còn ở sự chuyển dịch theo loại hình kinh tế.
Biểu 1: Số lượng và cơ cấu lao động đủ 15 tuổi trở lên có việc làm
thường xuyên thời kì 1990 – 2005
Đơn vị: nghìn người
Các chỉ tiêu
1990
2000
2005
Số lượng
%
Số lượng
%
Số
lượng
%
1. Tổng số
33268
100
36205
100
43456,5
100
2. Nông, lâm, ngư nghiệp
21889
65,8
22670
62,62
24676,98
56,79
3.Xây dựng, công nghiệp
4209,7
12,65
4744
13,1
7769,6
17,88
4.Dịch vụ
7169,3
21,55
8791
24,28
11009,9
25,33
Nguồn: Niên giám thống kê 1995. Số liệu thông kê Lao động - Thương binh và xã hội ở Việt Nam 1996 - 2000. Kết quả điều tra lao động việc làm 1/7/2005.
Lao động nước ta đang có sự chuyển dịch từ nông, lâm, ngư nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt là trong 5 năm từ 2000 đến 2005 sự chuyển dịch xảy ra mạnh mẽ, ngành nông, lâm, ngư nghiệp có tỷ trọng giảm từ 62,62% xuống còn 56,79% - giảm gần 6% gần gấp đôi so với tốc độ giảm trong 10 năm từ 1990 – 2000, trong khi đó ngành xây dựng và công nghiệp tăng gần 5% gấp 5 lần so với tốc độ tăng từ 1990 – 2000. Bên cạnh đó, ở nước ta ngành dịch vụ lại có sự chuyển mình chủ yếu trong những năm 1990 – 2000. Có thể nói, nền kinh tế của ta trong thời gian qua đang có sự chuyển dịch cơ cấu một cách tiến bộ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Đối với sự chuyển dịch của các loại hình kinh tế, ta có bảng số liệu sau đây:
Biểu 2: Phân bố lao động theo các loại hình kinh tế chủ yếu 1998 – 2005
Đơn vị: Nghìn người
Các tiêu chí
1998
2000
2005
Số LĐ
%
Số LĐ
%
Số LĐ
%
1. Tổng số
34801
100
37609,6
100
41586,3
100
2. Kinh tế nhà nước
3533
10,2
3501
9,3
4413,02
10,16
3. Kinh tế ngoài NN
31083
89,3
33881,8
90,1
38355,6
88,26
4. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
184
0,5
226,8
0,6
687,9
1,58
Nguồn: Kết quả điều tra lao động – việc làm 2005, Số liệu thông kê Lao động – Thương binh và xã hội, Niên giám thông kê 2004
Từ bảng số liệu trên ta thấy, lao động Việt Nam đang có sự chuyển dịch dần sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù đang còn rất chậm. Song điều đó cũng cho thấy một xu hướng tiến bộ trong chuyển dịch cơ cấu lao động của nước ta. Theo xu hướng này thì số lao động tham gia vào khu vực kinh tế nhà nước sẽ ngày càng giảm và số lao động tham gia vào khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng lên.
Những phân tích trên cho thấy, thị trường lao động những năm qua đã có những chuyển mình tiến bộ. Để đáp ứng những thay đổi trên nguồn lao động Việt Nam phải có những thay đổi toàn diện về chất lượng, tư duy.
Ba là: Khi nước ta là một trong những thành viên của “ ngôi nhà toàn cầu ” thì cùng với những cuộc cách mạng khoa học- công nghệ cùng với sự hình thành của một nền kinh tế tri thức với hàm lượng chất xám chiếm tỷ trọng trong mỗi sản phẩm ngày càng lớn cùng với các nguồn thông tin ngày càng phong phú, đa dạng, dễ tiếp cận với tất cả mọi người, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế- xã hội đòi hỏi nguồn nhân lực phải năng động, nhanh chóng nắm bắt những tri thức và tiến bộ khoa học- công nghệ mới, thích nghi với những bối cảnh mới đang thay đổi liên tục.
Bốn là: Quá trình hội nhập, hợp tác và toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng đòi hỏi nguồn nhân lực nước ta phải phát triển đến trình độ ngang tầm quốc tế nhằm vừa đáp ứng những yêu cầu mới thường xuyên thay đổi của hệ thông luật quốc tế, vừa bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, để đưa đất nước hoà nhập vào nền kinh tế chung toàn cầu mà không bị hoà tan. Hội nhập kinh tế đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng đầu tư vào thị trường Việt Nam. Những người lao động Việt Nam muốn làm việc trong các doanh nghiệp này phải là những người đáp ứng được những đòi hỏi cả về thể lực lẫn trí lực. Bên cạnh đó, khi hội nhập chúng ta sẽ dễ dàng tham gia vào thị trường lao động quốc tế, dễ dàng xuất khẩu lao động đi nước ngoài. Chính vì thế mà đòi hỏi lao động Việt Nam phải có thể lực trí lực ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Năm là: Sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vừa đòi hỏi sự đổi mới không chỉ về mặt nội dung của sự phát triển mà còn về phương thức phát triển nguồn nhân lực. Đất nước chúng ta đang phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo song cũng khuyến khích sự phát triển của những thành phần kinh tế khác đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân. Chính vì thế, trong những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, phát triển nguồn nhân lực ta phải cẩn trọng để không bị chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
Sáu là: Công cuộc cải cách hành chính nhà nước, đổi mới quản lí kinh tế và xã hội diễn ra một cách toàn diện và sâu sắc đặt ra những yêu cầu mới đối với những người làm công tác quản lí, mà cả trong nhận thức về hành vi, trách nhiệm và cách ứng xử của mọi người dân.
3. Thực trạng của nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.
Dân số Việt Nam là dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. Việt Nam đi lên từ nền sản xuất nhỏ, lấy nông nghiệp làm trọng tâm, số người làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm khoảng 65%. Khi nói về nguồn nhân lực của nước ta, theo quan điểm của em, em chia nguồn nhân lực thành 3 thành phần: nguồn nhân lực sơ cấp, nguồn nhân lực trung cấp và nguồn nhân lực cao cấp và đánh giá trên 2 khía cạnh: số lượng, chất lượng, về chất lượng thì chủ yếu xem xét về mặt: trình độ chuyên môn và kỹ năng của người lao động.
3.1. Nguồn lao động sơ cấp dồi dào nhưng chất lượng thấp.
Nguồn lao động sơ cấp (lao động phổ thông) là nguồn lao động chưa qua đào tạo hay đào tạo ở các trường trung học dạy nghề, các trường trung cấp.
Nguồn lao động này khá đông đảo, chiếm khoảng 4/5 nguồn lao động trong cả nước và tập trung chủ yếu ở nông thôn. Tính đến ngày 1/7/2005 thì có khoảng 33,289 triệu người chiếm khoảng 75% tổng số lao động trong cả nước và ở tất cả các vùng lãnh thổ đều cao
Biểu 3: Số người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế chia theo vùng lãnh thổ
Đơn vị: người
Vùng lãnh thổ
Chung
Trong đó : % ở nông thôn
Số lượng
%
1. Đồng bằng sông Hồng
9947755
22,41
78,27
2. Đông bắc
5232632
11,79
82,45
3. Tây bắc
1406963
3,17
88,22
4. Bắc trung bộ
5339331
12,03
44,37
5. Duyên hải Nam trung bộ
3670258
8,27
71,43
6. Tây nguyên
2485712
5,60
73,24
7. Đông nam bộ
6783882
15,28
47,68
8. Đồng bằng sông Cửu long
9518499
21,44
80,41
Cả nước
44385032
100
75
Nguồn: Tính toán từ ”Báo cáo kết quả điều tra lao động – việc làm 1/7/2005 ”
Về trình độ chuyên môn, nguồn lao động sơ cấp được đánh giá có trình độ chuyên môn thấp. Nguồn lao động này khi lên thành phố chủ yếu làm trong các ngành xây dựng, dệt may, giầy da, chế biến v..v… Theo tính toán từ ”Báo cáo kết quả lao động- việc làm 1/7/2005” thì ở nước ta chỉ có 15,22% có chứng chỉ và có bằng công nhân kĩ thuật, 4,3% tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp. Trong khi nguồn lao động sơ cấp chiếm hơn 80% thì tỷ lệ lao động được qua đào tạo như trên là quá thấp. Phần lớn những lao động này tự học nghề qua sự chỉ bảo của một người lao động khác, do đó trình độ tay nghề thường không cao, không được đào tạo bài bản nên dễ mắc sai lầm và ít có những sáng tạo trong công việc.
Do những người lao động này thứ nhất là không có bằng cấp, trình độ chuyên môn thấp lại chủ yếu làm việc theo thời vụ nên tiền công của họ khá rẻ mạt và thường được tính lương theo lương khoán, theo ngày hay theo sản phẩm. Ví dụ ở công ty cổ phần xây dựng Vinaconex I mức lương ngày này nằm vào khoảng 50-60 nghìn/ ngày, còn về lương khoán thì tuỳ theo công việc: đào đất khoảng 30 nghìn/m3, xây gạch khoảng 100 nghìn/m2, trát là 10 nghìn/m2 v..v…Những người lao động này chỉ một phần rất nhỏ được ký hợp đồng lao động còn lại phần lớn là không có hợp đồng lao động hay chỉ kí trong 3 tháng. Có một người lao động đã nói: ” Có những năm chúng tôi kí tới 4 hợp đồng lao động có thời hạn 3 tháng “. Theo khảo sát tại một công ty xây dựng hiện có 914 công nhân thì chỉ có 11 người có hợp đồng lao động. Chính vì vậy mà phần lớn trong những người lao động này không được đóng bảo hiểm xã hội. Đây chính là thiệt thòi lớn nhất của họ, một khi có ốm đau bệnh tật, tai nạn lao động họ không có bảo hiểm để thanh toán các khoản chi phí hay có bất kì một hộ trợ nào. Thông thường, khi xảy ra tai nạn lao động ở các công trường xây dựng thì người chủ thầu sẽ cho công nhân một khoản tiền nhỏ gọi là hỗ trợ sau đó không có thêm bất cứ một trách nhiệm nào nữa. Trường hợp này đã xảy ra đối với một công nhân chuyển gạch người Thanh Hóa, khi bị gạch trên giàn giáo rơi vào người dẫn tới tử vong thì gia đình người công nhân này chỉ nhận được một khoản tiền là 3 triệu đồng từ chủ công trình bởi mặc dù đã làm cho công trình này được 6 tháng nhưng người lao động này vẫn không có hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, hầu như không có một công ty nào tổ chức được chổ ăn ở cho công nhân. Họ phải thuê ngoài với giá đắt đỏ, với những khu nhà trọ tồi tàn, ẩm thấp, môi trường nước ở những nơi này bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tiền lương ít ỏi, điều kiện sống không đảm bảo trong khi họ phải làm việc từ 10-12 tiếng một ngày, đặc biệt có những công nhân da giày có khi là từ 14-16 tiếng mà không biết đến bất kì một khái niệm nào là chế độ làm thêm giờ hay lương làm thêm giờ như quy định của nhà nước. Bên cạnh đó có những trường hợp người lao động Việt Nam làm việc cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài bị xúc phạm đến thân thể và nhân cách. Cách đây vài năm có một công ty may tại Bình Dương đã xảy ra vụ bắt người lao động quỳ dưới nắng. Tình trạng trên không chỉ tồn tại ở các công ty tư nhân, ở các công ty liên doanh với nước ngoài mà thậm chí trong doanh nghiệp nhà nước cũng xảy ra. Liệu có thể khẳng định rằng: Nguồn lao động sơ cấp ở Việt Nam đang bị sử dụng theo kiểu ”Vắt chanh bỏ vỏ” hay không?
3.2. Nguồn lao động trung cấp vừa thiếu lại vừa thừa.
Nguồn lao động trung cấp là những người lao động đã được đào tạo cao đẳng, đại học và trên đại học nhưng chưa đạt đến trình độ ngành nghề và kĩ năng làm việc ở trình độ cao. Đây là nguồn nhân lực quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Tình đến năm 2005, tỷ lệ người lao động đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học ở nước ta là 5,27%. Đặc điểm của nguồn lao động này là có trình độ học vấn, có trình độ chuyên môn, năng động, sáng tạo, dễ dàng tiếp thu khoa học công nghệ.
Hàng năm, chỉ tính riêng ở Hà Nội cũng có khoảng 25 nghìn sinh viên ra trường bổ sung vào lượng lực lao động của đất nước. Thế nhưng sinh viên ra trường có đến 40% làm trái ngành, trái nghề. Tỷ lệ thất nghiệp chung trong cả nước là 2,09%, riêng khu vực thành thị là 5,31%. Tại sao lại có hiện tượng này? Có nhiều ý kiến cho rằng, lực lượng lao động của nước ta hàng năm có tăng về số lượng nhưng chất lượng lại không tăng nên xảy ra hiện tượng nguồn nhân lực dồi dào, nhiều người thất nghiệp trong khi các doanh nghiệp vẫn kêu thiếu.Theo anh Lữ Thành Long- Giám đốc công ty cổ phần Misa, các bạn sinh viên mới ra trường kinh nghiệm đã ít mà trình độ chuyên môn lại quá yếu không đáp ứng được yêu cầu của công việc, có những bạn ra trường với tấm bằng khá, giỏi trong tay như khi bảo đánh một thông báo mà các bạn còn sai về quy cách, kĩ năng giao tiếp lại kém mà chúng tôi lại không muốn nhận “những chú gà công nghiệp”. Việc người lao động không đáp ứng được yêu cầu của công việc theo anh Long là do: Hiện giờ đang có hiện tượng chạy theo bằng cấp mà chưa chú trọng học cho mình lấy một cái nghề cho giỏi, cho tốt. Đúng là khi mà nhìn vào hồ sơ của các ứng viên khi tuyển dụng các nhà tuyển dụng đều thấy hồ sơ của ai cũng chứng chỉ tiếng anh loại A, B chứng chỉ tin học loại khá giỏi nhưng khi kiểm tra thì không giao tiếp được, Word Excel thì không thành thạo. Nhiều nhà tuyển dụng từng nói rằng: mất lòng tin vào ứng viên của mình. Có một câu chuyện do anh Phùng Thanh Giang hiện là Giám đốc trung tâm marketing sáng tạo của Công ty cổ phần phát triển trí tuệ Việt Nam kể: Khi tham gia phỏng vấn để vào chức vụ này anh cùng với một ứng viên nữa đã lọt được vào vòng trong. Trong hố sơ của anh trình độ tiếng anh, anh để trống còn của ứng viên kia ghi là trình độ B. Giám đốc công ty đã trực tiếp phỏng vấn, anh đã được chọn. Sau này ông có nói: ” Tôi chọn anh bởi vì tôi cần một nhân viên trung thực, dám chấp nhận điểm yếu của mình để mà khắc phục ”. Đây cũng là bài học cho những bạn sinh viên sắp ra trường nhưng cũng phải thấy rằng hiện nay sinh viên- những chủ nhân kinh tế thời kì hội nhập, thời đại công nghệ thông tin mà những kiến thức tối thiểu về ngoại ngữ và tin học đều yếu.
Có một thực tế là các bạn sinh viên sau 4-5 năm học ra trường với mức lương khởi điểm có hệ số bằng 2,14 lương tối thiểu cộng với một số các khoản khác nữa thì được trong khoảng 900.000 vnd - 1.000.000 vnđ, tại một số công tư tư nhân hay cổ phần thì trong khoảng 1.200.000 vnđ - 1.500.000 vnđ cộng với thời gian thử việc từ 3-6 tháng và thường được thưởng 75% - 85% lương trong thời gian này thì chỉ cần tình toán một chút sẽ thấy ngay rằng sinh viên ra trường đi làm còn nghèo hơn cả khi còn sinh viên. Nhiều sinh viên giỏi ra trường không làm việc cho nhà nước hay các công ty trong nước mà làm việc cho các công ty liên doanh với nước ngoài lí do rất đơn giản là nhìn mặt bằng chung lương của các công ty trong nước thấp hơn so với các công ty nước ngoài từ 30%-50%. Còn đối với lực lượng lao động có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư, lại là lực lượng xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám” nhiều nhất. Rất nhiều nghiên cứu sinh sau khi được cử ra nước ngoài học tập, nghiên cứu khi hết thời hạn đã không về nước mà chấp nhận một khoản đền bù không nhỏ. Đi tìm lời giải cho vấn đề này ta thấy:
- Khi về nước họ không có đủ những điều kiện để phát huy hết khả năng.
Nhìn chung tiền lương và chế độ đãi ngộ người tài ở Việt Nam thấp hơn các nước phát triển.
Với những nguyên nhân trên đã làm nản lòng không ít những nhân tài người Việt. Có một giáo sư đang làm việc và sinh sống bên Anh cho biết: Không phải tôi không yêu nước, không muốn về Việt Nam làm việc. Nhưng ở Việt Nam không có đủ những điều kiện để tôi có thể phát huy hết những gì đã được học.
Ta nhận thấy rằng, tổng nhu cầu việc làm trong nền kinh tế quốc dân và trong từng khu vực không ngừng tăng lên, kèm theo đó là những thay đổi tiến bộ trong cơ cấu việc làm cũng như phân bổ lao động theo ngành. Cung về việc làm cho lao động Việt Nam là rất lớn, liệu người lao động có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu đó hay không?
3.3. Nguồn lao động cao cấp rất kham hiếm.
Nguồn lao động cao cấp là những người lao động có bằng đại học trở lên, có trình độ ngành nghề cao, chuyên môn giỏi, kĩ năng tốt có khả năng đảm nhiệm được những chức vụ quan trọng trong công ty: giám đốc, chuyên gia tài chính, ngân hàng, kinh doanh marketing, kỹ thuật…
Các chuyên gia tài chính và giám đốc các doanh nghiệp khi tham gia hội thảo ”Thực trạng và giải pháp về nguồn nhân lực cao cấp cho doanh nghiệp Việt Nam” được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vào tháng 10 năm 2005 đều nhận định: Lao động chất xám ở Việt Nam đang khan hiếm một cách trầm trọng.
Trong quá trình hội nhập hiện nay, các công ty không tìm kiến những người lao động chung chung, mà đi tìm những người lao động với trình độ ngành nghề và kĩ năng làm việc hiệu quả. Một Chủ tịch Hội đồng quản trị của một công ty đa quốc gia cho biết: “Khó khăn lớn nhất khiến cộng đồng doanh nghiệp lên tiếng hiện nay là doanh nghiệp không thể tuyển được người giỏi, không thể tuyển được lao động có chất xám vì… không có để mà tuyển. Nhiều doanh nghiệp đã đưa đến mức lương sau thuế từ 1.500 USD/tháng trở lên, thậm chí đạt đến mức 5.000 USD – 10.000 USD/tháng cùng hàng loạt ưu đãi, phúc lợi để chiêu dụ nhân tài song cũng chưa hẳn tìm được người. Thị trường lao động đang khan hiếm tất cả các loại giám đốc, chuyên gia trên mọi lĩnh vực. Thậm chí, những người giỏi nhất về marketing trên thị trường hiện nay “cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay””. Để khắc phục sự thiếu thụt này, nhiều công ty nước ngoài đã phải chọn một giải pháp tốn kém là đưa người từ nước sang đảm nhiệm những vị trí cao này. Một ví dụ điểm hình là tại Nhà máy xi măng Nghi Sơn – Thanh Hóa, do không tìm được người bản xứ có khả năng đáp ứng được yêu cầu nên những vị trí chủ chốt này đều do người Nhật nắm giữ, mà tổng quỹ tiền lương của 20 người Nhật tại đây bằng tổng quỹ tiền lương của gần 2.000 người Việt Nam làm việc trong công ty. Có thể nói: những vị trí cao như vậy, nhiều công ty phải giành giật nhau để có được người tốt nhất. Để đáp ứng nhu cầu này của các doanh nghiệp, một dạng trung tâm tư vấn việc làm mới đang nổi lên đó là: các công ty “Săn đầu người”. Đây là một dịch vụ mà khi người sử dụng lao động cần một ứng viên có trình độ cao cho công ty của mình (người đó có thể đã “nhắm” được một ai đó), họ nhờ các công ty “Săn đầu người” này tìm kiếm, thuyết phục cho họ. Một “thợ săn” cho biết: Để có được những ứng viên sáng giá họ phải đeo bám có khi cả năm mới có thể thuyết phục được.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó vụ trưởng Vụ quan hệ quốc tế (Bộ lao động- Thương binh- Xã hội) trả lời phỏng vấn của tạp chí “Thời bào kinh tế”: Mặc dù, không có điều khoản nào của WTO yêu cầu chúng ta phải mở cửa thị trường lao động, song sẽ có một dòng chảy lớn lao động nước ngoài vào thị trường nước ta từ các gói dịch vụ cho nước ngoài cung cấp. Đấy cũng là một thách thức đối với lao động trong nước.
Tóm lại, nguồn lao động Việt Nam có quy mô lớn và tốc độ tăng hàng năm khá cao nhưng chất lượng thay đổi chậm theo hướng tăng lên. Trong đó, số lượng lớn lao động sơ cấp đang đẩy tiền công có xu hướng ngày càng thấp và đặt gánh nặng giải quyết việc làm lên các cơ quan chức năng. Nguồn lao động trung cấp vừa thừa lại vừa thiếu. Còn nguồn lao động cao cấp lại quá khan hiếm.
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng của nguồn nhân lực.
4.1. Giáo dục và đào tạo.
Việt Nam được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá là nước có những thành tựa đáng kể về giáo dục và đào tạo so với nhiều nước có thu nhập tính theo đầu người tương đương với hoàn toàn có khả năng đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về phổ cập giáo dục tiểu học trước năm 2015.
Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp ở nhiều vùng miền với nhiều loại hình trường học với số lượng học sinh ngày càng tăng: Năm học 2004-2005, cả nước có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên theo học tại 37000 cơ sở giáo dục – đào tạo. Giáo dục đại học, cao đẳng cũng ngày càng được mở rộng về quy mô đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao. Trong những năm qua, để thúc đẩy giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, nhà nước đã thực hiện xã hội hóa để huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế cho giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, các dự án ODA trong giáo dục và đào tạo cũng góp phần cho giáo dục cơ bản phát triển , nguồn vốn được triển khai hàng năm lên tới hàng trăm triệu USD. Việt Nam cũng đang tiến hành một dự án đặc biệt “Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn” với khoản kinh phí lớn nhằm tạo mọi cơ hội, điều kiện cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn được đến trường. Dự án đã được triển khai tại 219 huyện khó khăn thuộc 40 tỉnh trong cả nước với gần 15000 trường học. Đồng thời với mục tiêu trọng tâm là dạy nghề cho lực lượng lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Hệ thống các trường đào tạo nghề sẽ được đàu tư nâng cấp dần lên ngang tầm với khu vực và quốc tế. Dự kiến sẽ có 25 trường đào tạo nghề và 10 trung tâm đào tạo được đầu tư từ nguồn vốn này.
Bên cạnh đó, nhà nước đã thực hiện nhiều chình sách công bằng trong giáo dục đặc biệt là với trẻ em miền núi để ngày càng giảm khoảng cách về trình độ dân trí giữa đồng bằng và miền núi, đồng thời nâng cao trình độ dân trí trong cả nước. Nhiều vùng sâu vùng xa được xây dựng trường lớp kiên cố, hệ thống các trường đan tộc nội trú, bán trú được củng cố mở rộng với 13 trường trung ương, 50 trường tỉnh, 266 trường huyện và 519 trường bán trú cụm xã. Đến năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ. Năm 2005, tỉ lệ mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học là 17,1 %, tốt nghiệp tiểu học là 29,09%, tốt nghiệp trung học cơ sở là 32,58%, tốt nghiệp phổ thông trung học là 21,22%. Theo số liêụ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, các chỉ tiêu tương ứng là 18,56%, 28,33%, 35,82%, 15,28%.
Đối với giáo dục và đào tạo nghề, quy mô và mạng lưới đào tạo nghề ngày càng phát triển. Năm 1998, cả nước có khoảng 129 trường dạy nghề thì đến nay đã lên tới 233 trường. Ngoài ra trong cả nước còn có 404 trung tâm dạy nghề, 212 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề và 839 cơ sở dạy nghề khác. Mạng lưới dạy nghề ở nước ta khá đa dạng bao gồm: các trường các bộ, nghành, quân đội, doanh nghiệp, công lập, dân lập, tư thục. Cùng với đó là só lượng học viên học ghề cũng tăng nhanh. Năm 1998 là 525600 học viên thì đến năm 2004 lên đến trên 1,1 triệu. Học viên học nghề sau khi ra trường đang từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Tỷ lệ học viên sau khi ra trường có việc làm chiếm trên 70%. Một số nghành ký thuật cao như điện tử, bưu chính - viễn thông, dầu khí, trình độ học viên sau khi ra trường tương đương với khu vực và có thể dần thay thế được lao động nước ngoài.
Tuy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng công tác đào tạo nghề vẫn còn nhiều khó khăn bất cập. Đó là sự phân bố không đều các trường dạy nghề ở các vùng miền. Tỷ lệ học viên theo học nghề dài hạn còn thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn quá thấp so với yêu cầu của thị trường.
Ngoài ra trong hoạt động giáo dục đại học cũng còn nhiều hạn chế. Cơ cấu trình độ ngành nghề chưa theo kịp với xã hội. Các ngành nghề trong các lĩnh vực kinh tế, luật thì chiếm tỷ trọng lớn hơn các ngành kĩ thuật, công nghệ và xã hội nhân văn. Các ngành công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, môi trường và các ngành mũi nhọn khác chưa được đào tạo cơ bản. Mặt khác, ngành nghề đào tạo còn mang tính tự phát của người học hơn là định hướng cơ cấu đào tạo. Chỉ tiêu đào tạo của các trường chủ yếu là theo kinh nghiệm, chưa xuất phát từ nguồn lực của các cơ sở đào tạo và dự báo tương lai về nhu cầu và cơ cấu thị trường. Do không dự báo được nhu cầu và cơ cấu thị trường lao động nên việc đào tạo chưa sát với nhu cầu thực tế. Ví như: trong những năm gần đây thị trường chứng khoán diễn ra rất mạnh mẽ ở nước ta nhưng nguồn nhân lực được đào tạo về thị trường chứng khoán ở Việt Nam không đủ để đáp ứng. Hiện nay nước ta chưa có một trường đại học nào đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là nỗi lo của toàn xã hội trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu. Chất lượng đào tạo đại học của nước ta chưa theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới nên khoảng cách tụt hậu của ta ngày càng lớn.
4.2. Y tế.
Những năm qua, sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ở nước ta tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế, trong đó có y tế cơ sở ngày càng được quan tâm đầu tư, củng cố và phát triển, đến nay hơn 65% số xã trong cả nước có bác sĩ công tác.
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng đa dạng, các kỹ thuật tiên tiến ngày càng được ứng dụng vào điều trị nên số người được chữa khỏi các bệnh hiểm nghèo ngày càng tăng. Các ca phẩu thuật yêu cầu kỹ thuật cao như ghép thuận, ghép giác mạc, ghép tim, ghép gan đã thành công ở nhiều bệnh viện. Ngành y tế đã có rất nhiều các chính sách biện pháp để “giảm tỷ lệ các bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực”, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng thời từ trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân. Vì vậy, tuổi thọ trung bình của người dân nước ta đạt tới 71 tuổi. Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng giảm đáng kể. Chúng ta đã khống chế được các dịch bệnh mới nguy hiển như: Sars và cùm A.H5N1 trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên tình trạng quá tải đang còn xảy ra ở nhiều bệnh viện như: Bạch Mai, bệnh viên C, Chợ Rẫy…
4.3. Tác phong công nghiệp và tính kỷ luật của người lao động.
Đại bộ phận người lao động hiện nay của nước ta còn chưa được đào tạo về kĩ thuật lao động công nghiệp. Phần lớn trong só họ là lao động xuất thân từ nông nghiệp, nông thôn, còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền kinh tế tiểu nông, tùy tiện về hành vi và giờ giấc và tình ì rất lớn. Người lao động ở nước ta chưa được trang bị các kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác, gánh chịu rủi ro và khả năng sáng tạo trong công việc ở người Việt không cao. Thực tế là ở trong các khu công nghiệp đặc biệt là các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì người lao động của ta bị phạt rất nhiều do vi phạm kỷ luật lao động. Khi làm việc với những ông chủ người nước ngoài mà nhất là những ông chủ người Nhật thì người lao động của ta phải chịu áp lực rất lớn về thời gian, về cường độ làm việc.Tuy nhiên, phải nói rằng xét về ý thức công dân, ý thức chấp hành luật pháp thì đang có những chuyển biến rõ rệt. Người lao động Việt Nam có ý thức phấn đấu vươn lên trong lao động ham học hỏi, phát huy sáng kiến trong lao động, biết làm giàu cho mình và làm giàu cho xã hội đã trở thành một truyền thống tốt đẹp. Bên cạnh đó, người lao động Việt Nam còn khá nhạy bén với những thay đổi, họ tiếp thu những văn minh, văn hóa của các nước phát triển của nhân loại. Từ đó, người lao động của nước ta đang hình thành một nhân cách mới.
4.4. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực.
Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã chủ trương lấy phát triển nguồn nhân lực, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ là ba khâu đột phá đua đát nước vào thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời, nhà nước ta đã có chiến lược dân số năm 2001 – 2010 nhằm nâng cao chất lượng dân số. Ngày 9/1/2003 chủ tịch nước đã kí lệnh công bố pháp lệnh dân số. Nội dung của pháp lệnh này là quy định cụ thể phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc công tác dân số, trách nhiệm, quyền lợi của cá nhân, của các cặp vợ chồng, đoàn thể trong vấn đề dân số. Pháp lệnh dân số được coi là một bước tiến quan trọng trong việc thể chế hóa các hoạt động trong lĩnh vực dân số. Nhờ có những chủ trương, chính sách, đường lối đúng đắn trong hoạt động dân số mà đã có nhưng tác động tích cực đến dân số nói chung và phát triển nguồn nhân lực nói riêng.
4.5. Các chính sách về kế hoạch hóa gia đình, tăng cường chất lượng sinh sản.
Với chính sách “Mỗi gia đình chỉ có từ 1- 2 con để nuôi dạy cho tốt” mà nước ta mới có thể kiểm soát được mức tăng dân số và lao động hàng năm. Khi sinh ít con hơn sẽ giảm bớt gánh nặng cho cả gia đình, nhà trường và xã hội, đứa trẻ sẽ được chăm sóc tốt hơn về mọi mặt. Hiện nay, mặc dù là nước có dân số trẻ nhưng chúng ta đã đạt được mức sinh thay thế, ổn định nguồn lao động trong những năm gần đây. Việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em và chăm sóc sức khỏe cộng động được tiến hành ngày càng tốt. Thông qua các chương trình giáo dục giới tính, sức khỏe vị thành niên…đã trang bị những kiến thức cần thiết cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, những chương trình tuyên truyền và phổ cập kiến thức về các bệnh lây nhiễm, các bệnh xã hội, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục đã giúp sinh viên hiểu biết rất nhiều. Từ đó sức khỏe bà mẹ cũng được nâng cao. Tuy nhiên, việc tuyên truyên này mới chỉ được thực hiện trên quy mô nhỏ, cộng với hiểu biết của các bạn thanh niên còn hạn chế nên tình trạng nạo phá thai còn cao, các bệnh xã hội tốc độ lây nhiễm cao mà đặc biệt là nạn dịch HIV/AIDS. Điều nay sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
4.6. Các yếu tố về thị trường lao động.
Trong thời gian qua lao động ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Nhờ những chính sách của Đảng và nhà nước mà việc tìm kiến việc làm cũng như thuê người lao động đã được diễn ra một cách thuận lợi hơn.
Cung về lao động ở ciệt Nam có xu hướng tăng nhanh. Hàng năm tăng khoảng 2%, bên cạnh đó Việt Nam có một nguồn lao động trẻ (15 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao). Đây là một lợi thế của lao động nước ta, với nguồn lao động trẻ này, ta có thể dễ dàng đào tạo, nâng cao trình độ đáp ứng những đòi hỏi của thị trường lao động. Song lao động của nước ta lại tập trung chủ yếu ở nông thôn, nông thôn chiếm tới 75% gấp 3 lần lao động ở thành thị. Điều này có nghĩa là tạo việc làm để thu hút lao động nhàn rỗi ở nông thôn đang là vấn đề bức xúc của nước ta.
Cầu lao động ở nước ta tăng chậm, đặc biệt là cầu về lao động phổ thông. Tuy nhiên về lao động có chất xám cao lại có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Ngoài ra, trong các doanh nghiệp các tổ chức công đoàn đã góp phần quan trọng trong việc bảo về quyền lợi của người lao động và giải quyết tranh chấp giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, tổ chức công đoàn hoạt động chưa thực sự hiệu quả ở các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân, đặc biệt là trong các doanh nghệp có vồn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy mà nhiều mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp và người lao động chưa được giải quyết kịp thời, tình trạng lãm công, bãi công, đình công còn diễn ra ở nhiều nơi. Cùng với đó là các cuộc đình công không hợp pháp còn nhiều do không thỏa mãn những điều kiện của một cuộc đình công hợp pháp như quy đình của luật lao động. Điều này, vừa làm giảm nâng suất lao động, vừa làm mất hình ảnh đẹp về người lao động Việt Nam trong mắt những nhà đầu tư nước ngoài.
Tóm lại, những thiếu hụt của nguồn lao động hiện nay đang và sẽ là trở ngại lớn nhất trên con đường hội nhập, phát triển của Việt Nam. Nhân tố con người càng quan trọng bao nhiêu thì sự thiếu hụt của nó càng để lại hậu quả to lớn bất nhiêu. Nếu không khắc phục được những yếu kém này thì nền kinh tế chỉ phát triển rầm rộ lúc ban đầu, về sau không thể phát triển bền vững được. Một nguồn nhân lực yếu kém ban đầu sẽ là rào cản sự phát triển của các nguồn lực khác sau này và nền kinh tế sẽ không tránh khỏi tình trạng trì trệ.
Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết, đang được các cấp các ngành, các cơ quan liên quan thảo luận và thực hiện.
5. Một số kiến nghị về giải pháp cho nguồn lao động Việt Nam.
Để có thể khắc phục được những khó khăn, thách thức đối với nguồn lao động của Việt Nam hiện nay, để có được một nguồn lao động tốt, chất lượng cao thì biện pháp tốt nhất là phải nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Nhưng để có được những định hướng đúng và những giải pháp hữu hiệu, trước hết phải quán triệt những quan điểm về phát triển nhân lực như sau:
Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu và là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải hướng vào đội ngũ những người lao động có phẩm chất và năng lực ngày càng cao với cơ cấu hợp lí về trình độ, ngành nghề và theo lãnh thổ.
Coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và tôn vinh nhân tài.
Phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm của Nhà nước của toàn xã hội.
Đảm bảo công bằng xã hội trong phát triển nguồn nhân lực, quan tâm nhiều hơn nữa đến phát triển nguồn nhân lực các vùng kém phát triển và các bộ phận dân cư hiện còn đang gặp nhiều khó khăn, thực hiện mục tiêu đoàn kết, ổn định xã hội và phát triển bền vững.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc không thể giải quyết được trong một sáng một chiều và cũng không phải là trách nhiệm của chỉ riêng nhà nước mà là của toàn xã hội, của từng doanh nghiệp và của từng người lao động. Dựa trên những quan điểm trên, ta có thể xây dựng những giải pháp cho nguồn nhân lực như sau:
4.1. Giải pháp ngắn hạn.
4.1.1. Đối với người lao động:
- Phải tìm cho mình một công việc phù hợp với trình độ ngành nghề, chuyên môn nghiệp vụ với điều kiện bản thân, có như vậy người lao động sẽ có điều kiện để hoàn thành tốt công việc, nâng cao tay nghề từ đó chất lượng nguồn nhân lực sẽ được nâng cao, đời sống sẽ được cải thiện.
- Phải tự học hỏi nâng cao tay nghề, trao dồi kiền thức, kinh nghiệm, nâng cao sự hiểu biết về khoa học kĩ thuật, về ngoại ngữ, tin học…Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì việc ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, kinh doanh đòi hỏi người lao động phải có một trình độ hiểu biết nhất định để có thể đáp ứng những thay đổi này. Bên cạnh đó, người lao động cần đọc các tài liệu nước ngoài, tìm kiếm thông tin và trao đổi với những người quản lí của mình (đặc biệt là những người làm việc trong các công ty nước ngoài, công ty liên doanh) nên thông thạo ngoại ngữ, tin học sẽ giúp người lao động làm việc thành thạo, hiệu quả và dễ dàng thăng tiến trong công việc hơn.
4.1.2. Đối với doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện cho người lao động học tập, nâng cao tay nghề. Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để nâng cao chất lượng nguồn lao động trong doanh nghiệp, khuyến khích người lao động xây dựng chương trình học tập cho bản thân, định hướng và hỗ trợ họ thực hiện. Doanh nghiệp có thể khảo sát nhu cầu học tập của những người lao động trong công ty sau đó đối chiếu với nhu cầu, khả năng của công ty nếu phù hợp thì tạo điều kiện cho họ đi học, sau đó tổ chức lại công việc cho họ phù hợp với ngành nghề được đào tạo.
- Sử dụng các phương pháp tạo động lực để phát huy tối đa tiền năng của mỗi người lao động. Việc tạo động lực đủ mạnh cho đa số người lao động là rất quan trọng và cấp bách vì hiểu và áp dụng tốt các biện pháp tăng động cơ làm việc cho đội ngũ lao động đôi khi mang lại hiệu quả lớn hơn và bền vững hơn những việc đầu tư tiến bạc vào các nỗ lực cải thiện công nghệ hay cơ sở vật chất. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các công ty vừa và nhỏ, phương pháp này vừa đỡ tốn kém mà hiệu quả lại cao. Nó giúp nâng cao nâng suất lao động, tăng sự gắn bó của người lao động với công ty.
- Xây dựng và thực hiện những chính sách đãi ngộ để thu hút và giữ chân những nhân tài như: chính sách về tiền lương, chỗ ăn ở, các chế độ phúc lợi, cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc.
- Đến các trường đại học, cao đẳng để tuyển người, huấn luyện và đào tạo lại người lao động để đáp ứng yêu cầu của công việc và của doanh nghiệp. Làm được như thế, doanh nghiệp sẽ có được một nguồn lao động tốt, tâm huyết với công ty lại tiết kiệm được chi phí tuyển dụng.
- Mở rộng các kênh thông tin và tìm kiến nhân tài qua các hội chợ việc làm, việc này giúp cho người lao động tiếp cận được với các thông tin về công việc và từ đó người tuyển dụng cũng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.
4.1.3. Đối với nhà nước.
- Có những chế tài thích hợp, tương xưng để đảm bảo những quyền lợi tối thiểu cho người lao động như xử phạt nặng với những doanh nghiệp trốn, chậm nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động, không phải là mức 20 triệu đồng như hiện nay. Có thể kèm theo xử phạp hành chính là xử phạt tù giam với những trường hợp tái phạm nhiều lần có tác dụng răn đe.
- Có các chính sách phù hợp nhằm thu hút, gìn giữ, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có của đất nước.
- Dành một nguồn kinh phí tương xứng cho công tác đào tạo nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất trang thiết bị máy móc dạy nghề, cơ sở thực tập…
- Cần có những chính sách đặc biệt khuyến khích cho kiến thức, chất xám của thế giới vào Việt Nam qua các kênh như: tư vấn, giảng dạy, làm việc…như ưu đãi về thuế, về nơi ăn, chốn ở… Đặc biệt, phải thu hút hàng triệu Việt kiều, trong đó lượng chất xám rất cao.
- Tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực qua các loại hình đào tạo từ xa, tại chức đang phổ biến quá tràn lan ở các cơ sở đào tạo hiện nay – Đây là một nguyên nhân làm cho chất lượng nguồn nhân lực yếu kém, thiếu tính chuyên nghiệp, yếu về trình độ và tầm nhìn quản lí.
4.2. Giải pháp dài hạn.
4.2.1. Đối với doanh nghiệp.
- Thiết lập mối quan hệ với các trường đại học, cao đẳng …để tham gia góp ý kiến về nội dung, phương pháp đào tạo, kết hợp dạy lí thuyết và thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Tạo lập các quỹ học bổng để đầu tư cho những sinh viên có thành tích xuất sắc, tìm kiếm nhân tài ngay khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường.
4.2.2. Đối với Nhà nước.
- Cho phép thành lập các học viện, trường đại học, các viện nghiên cứu để đón kiến thức, kinh nghiệm của thế giới vào Việt Nam.
- Sửa đổi hoàn thiện giáo trình dạy nghề cho từng loại ngành nghề, đảm bảo độ đồng đều về chất lượng đào tạo, đảm bảo học viên tốt nghiệp ở tất cả các cơ sở dạy nghề trong toàn quốc để có chất lượng ngang nhau và đạt chất lượng để tham gia xuất khẩu.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách nhằm đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài.
- Hoàn thiện phổ cập trung học cơ sở và phổ thông trung học trên toàn quốc để nâng cao dân trí đồng thời nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực.
- Có những chính sách, dự án nhằm nâng cao thể lực, tầm vóc, phát triển giống nòi Việt ngang tầm với các nước trong khu vực và tiến dần đến chuẩn của Tổ chức y tế thế giới.
Một thực tế ở nước ta là những tỉnh vùng sâu, vùng xa, các tỉnh miền núi, các vùng khó nhăn là thiếu trầm trọng về đội ngũ cán bộ quản lí, chuyên môn giỏi. Nhiều năm qua, có rất nhiều sinh viên là con em của những vùng đó khi đi học ở những thành phố lớn hầu như không trở về, thậm chí có những cán bộ đến đó làm việc nhưng cũng tìm cách để đi khỏi những nơi đó. Thứ nhất những vùng đất đó còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất yếu kém, trình độ dân trí thấp, khí hậu, điều kiện sống khắc nghiệt.Thứ hai là các cơ chế, chính sách còn trói bọc lẫn nhau. Để giải quyết được vấn đề này thì ngay từ bây giờ phải thay đổi về quan điểm nhận thức, tầm nhìn một cách khách quan, toàn diện nhằm có những cơ chế, chính sách phù hợp để một mặt vừa đào tạo và giữ chân được đội ngũ cán bộ là con em của địa phương mặt khác vừa thu hút được đội ngũ cán bộ, chuyên môn giỏi từ các nơi khác về làm việc tại các tỉnh này.
Nội dung phát triển nguồn nhân lực rất rộng và mang tình liên nghành cao. Mà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nội dung quan trọng của phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, để đạt hiểu quả cao trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải xây dựng các biện pháp thành một hệ thống, phải có sự liên kết giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan: Giáo dục – đào tạo, y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, lao động – việc làm, thể dục – thể thao, văn hóa – thông tin, hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng…Mỗi một ngành, một lĩnh vực phải có những giải pháp cho riêng mình đồng thời còn phải có những giải pháp tổng hợp, liên ngành. Khi thực hiện những giải pháp trên ta phải thực hiện một cách đồng bộ, tránh chồng chéo lẫn nhau để có được hiệu quả cao nhất và kinh tế nhất.
Kết luận
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm cấp bách và vô cùng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Nên để có được một nguồn nhân lực tốt trong thời gian tới chúng ta phải thực hiện những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng ngay từ bây giờ.Thần đồng không phải tự dưng mà có, mà phải có một sự chăm sóc cẩn thận, một sự giáo dục nghiêm túc ngay từ khi còn nhỏ cộng với tố chất của con người đó mới nên thần đồng. Một nguồn nhân lực tốt là nguồn nhân lực trước tiên được đào tạo một cách bài bản, biểu hiện bên ngoài là những bằng cấp mà họ đạt được. Đặc biệt, trong xã hội hiện đại gắn liền với một nền kinh tế tri thức, điều đầu tiên làm mọi người “tâm phục, khẩu phục”chính là các bằng cấp cao và có chất lượng. Để có được những bằng cấp cao và thực sự có chất lượng thì trước hết phải loại bỏ: ”Văn hóa khá lâu và phổ biến ở ta là học để lấy bằng cấp chứ không phải học để lấy một nghề giỏi” (Anh Lữ Thành Long – Giám đốc công ty cổ phần Misa). Đúng như vậy, giỏi một nghề hơn biết trăm nghề, đầu tư học và chú tâm vào một nghề thì tay nghề được nâng cao, trình độ chuyên môn sẽ tốt. Nâng cao nguồn nhân lực là nâng cao cả về thể lực và trí lực của người lao động. Vừa phải nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động vừa phải nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của họ. Làm thế nào để có được đội ngũ những người lao động đủ khả năng đáp ứng đòi hỏi của công việc, của quá trình hội nhập, của một nền kinh tế đang phát triển mạnh là việc của nhà nước, của toàn xã hội, của từng doanh nghiệp và của từng người lao động.
Tài liệu tham khảo
Tạp chí Kinh tế và phát triển số 107, 108, 109 tháng 5, 6, 7/2005. ĐH Kinh tế quốc dân.
Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001- 2010.
Báo cáo phát triển con người 2005 (Human Development Report - 2005). Word Bank.
Thành Trung - Nguồn nhân lực cao cấp ở Việt Nam: Thừa và thiếu. Vietnamnet.
PGS – TS: Phạm Quý Thọ - Thị trường lao động Việt Nam – Thực trạng và các giải pháp phát triển. Nxb Lao động – Xã hội. HN. 2003.
PGS – TS: Phạm Quý Thọ - Những đặc điểm chủ yếu của nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kì CNH – HĐH đất nước.
Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư: Võ Hồng Phúc – Một số vấn đề về chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kì CNH – HĐH. Vietnamnet.
Hậu WTO. Giải bài toán chất lượng nguồn nhân lực. Thời báo kinh tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31889.doc