Phần I 1
Mở đầu 1
PHẦN II: NỘI DUNG 6
Chương 1 6
Cơ sở lý và phương pháp luận về vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 6
1. Một số khái niệm 6
1.1. Thanh niên: 6
1.2. Đoàn thanh niên 6
1.3. Hoạt động đoàn thanh niên: 6
2. Vị trí vai trò của tổ chức Đoàn 7
3. Vai trò của thanh niên 7
4. Về công tác thanh niên: 11
5. Quan điểm cơ bản của Đảng về công tác thanh niên 15
Chương 2 16
THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ ĐOÀN HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2005- 2007 16
1. Đặc điểm kinh tế – xã hội của huyện Kiến Thụy. 16
1.1. Về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý. 16
1.2. Về tình hình kinh tế - xã hội huyện: 17
2. Công tác hoạt động trên các mặt công tác 24
2.1. Công tác tuyên truyền giáo dục cho đoàn viên thanh niên 24
2. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm: 39
2.1. Nguyên nhân: 39
2.2 Những bài học kinh nghiệm: 41
Chương 3 45
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỔI MỚI, NÂNG CAO 45
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN TNCS 45
1. Dự báo những vấn đề ảnh hưởng chất lượng. 45
2.1 Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với đoàn thanh niên huyện Kiến Thụy trong những năm tới 45
2.2. Phương hướng và giải pháp nâng cao chất luợng tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ. 49
2. Giải pháp về công tác đoàn viên. 57
3. Nâng cao chát lượng tổ chức cơ sở Đoàn, xây dựng tổ chức Hội LHTN Việt Nam từ huyện đến cơ sở. 59
4. Công tác đoàn tham gia xây dựng Đảng và Hệ thống chính trị. 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1. Kết luận 71
2. Một số khuyến nghị 72
2.1 Đề nghị Trung ương đoàn 72
2.2 Đề nghị cấp uỷ, chính quyền và cơ quan chức năng trong thành phố 72
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8497 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Năng cao chất lượng hoạt động của Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khác yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là những thách thức đối với số đông thanh niên có trình độ học vấn thấp, không có chuyên môn, nghề nghiệp. Bên cạnh đó những tác động của mặt trái cơ chế thị trường, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, tình trạng phân hoá giàu nghèo trong một bộ phận dân cư, sự du nhập lối sống ưa hưởng thụ, lười lao động, học tập và rèn luyện của một bộ phận thanh niên đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị, đạo đức và lối sống của thanh niên nước ta.
Trong những năm qua thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, đại hội đoàn thành phố lần thứ XII ; Đoàn Thanh niên huyện Kiến Thụy đã tổ chức tốt các hoạt động tập hợp đoàn kết thanh niên thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của huyện đảng bộ qua các thời kỳ Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào những thắng lợi trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội củng cố quốc phòng trên địa bàn huyện.
Bên cạnh những thời cơ và thách thức tác động đến thanh niên cả nước nói chung thì tuổi trẻ Kiến Thụy cũng đã và đang đối mặt với những thuận lợi và khó khăn của riêng mình.
Là một huyện ven đô đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, lại là địa phương được thành phố quy hoạch thành khu vực đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ. Do vậy trong thời gian tới tốc độ đô thị hoá trên địa bàn huyện sẽ diễn ra mạnh mẽ, lực lượng lao động thanh niên từ lĩnh vực nông nghiệp sẽ chuyển dịch lớn sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đây sẽ là điều kiện, là cơ hội để giải quyết việc làm và thu nhập cho thanh niên. Song nó cũng đặt ra những khó khăn lớn cho công tác tập hợp thanh niên, tổ chức các hoạt động do điều kiện thời gian làm việc của các doanh nghiệp là tương đối khắt khe.
Bên cạnh đó trong những năm gần đây tệ nạn xã hội đặc biệt là tội phạm ma tuý trên địa bàn huyện có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, một biểu hiện đáng lo ngại là các đối tượng hầu hết là thanh niên và thủ đoạn hoạt động rất manh động. Một bộ phận thạnh niên có biểu hiện lối sống đua đòi, ưa hưởng thụ, lười lao động do đó xa vào trộm cắp, cướp giật, gây mất ổn định an ninh chính trị. Mặt khác do tốc độ đô thị hoá trên địa bàn huyện cao, diện tích đất nông nghiệp bị trưng dụng sang công nghiệp tương đối lớn. Việc chuyển đổi ngành nghề diễn ra chậm, do đó nhiều lao động nông nghiệp trong đó có lao động thanh niên bị mất tư liệu sản xuất, trong khi đó chất lượng nguồn lao động lại không đủ điều kiện sang làm công nghiệp do vậy sức ép về việc làm cho các đối tượng này là khá lớn.
Dự báo đến năm 2010 huyện Kiến Thụy có 180.000 nhân khẩu trong đó khoảng trên 50.000 thanh niên, thanh niên cơ bản có trình độ THPT trở lên và trên 45% thanh niên có tay nghề, số thanh niên tham gia công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng nhanh chiếm khoảng 40% tổng số thanh niên.
Như vậy, có thể thấy rằng trong thời gian tới tình hình thanh niên trên địa bàn huyện Kiến Thụy sẽ tiếp tục có biến động lớn do những thay đổi về kinh tế - xã hội của huyện và xu hướng phát triển của thanh niên. Vì vậy, để tổ chức Đoàn thanh niên huyện tiếp tục được củng cố, giữ vững và phát triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, thực sự là đội hậu bị tin cậy của Đảng, chỗ dựa vững chhắc của Chính quyền. Đòi hỏi đoàn thânh niên huyện Kiến Thụy phải không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đề ra các biện pháp, giải pháp cấp bách cũng như lâu dài trên cơ sở Nghị quyết đại Hội đoàn thành phố Hải Phòng lần tứ XI, nghí quýet đaị hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, xây dựng tổ chức Đoàn trên địa bàn huyện vững mạnh toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức.
2.2. Phương hướng và giải pháp nâng cao chất luợng tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ.
2.2.1. Phương hướng chung.
Tiếp tục quán triệt quan điểm và đường lối lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ về đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ và xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xứng đáng là đội hậu bị của Đảng, là đội quân xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Kiến Thụy lần thứ XXII xác định: “Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo hướng CNH- HĐH, trở thành vùng trọng điểm kinh tế của thành phố; xây dựng huyện giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng – an ninh, văn hoá xã hội phát triển, xứng đáng với truyền thống cách mạng của quê hương Kiến Thuỵ anh hùng”
Phương hướng của Đảng bộ huyện Kiến Thụy lãnh đạo hoạt động Đoàn thanh niên trong những năm tiếp theo là:
Một là: Tăng cường giáo dục lý tưởng cộng sản, giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên. Để từng bước hình thành một lớp thanh niên vững vàng về chính trị, có tri thức khoa học, có sức khoẻ, lao động giỏi, sống có văn hoá giàu lòng yêu quê hương đất nước, biết trân trọng giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước.
Hai là: Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh niên, làm chuyển biến nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và toàn xã hội đối với việc đào tạo giáo dục thế hệ trẻ và xây dựng tổ chức Đoàn.
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng đối với thanh niên và công tác thanh niên, quán triệt trong toàn Đảng bộ quan điểm của Đảng ta: Công tác thanh niên là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược con người, cần đặt thanh niên vào một vị trí như một quốc sách của Nhà nước.
Ba là: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, khả năng tiếp thu và ứng dụng KHKT vào đời sống cho thanh niên. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm phát huy vai trò, tiềm năng sức sáng tạo của thanh niên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tập trung giải quyết tốt những vấn đề bức xúc của thanh niên đặt ra đó là việc làm, đào tạo nghề, nhu cầu vui chơi giải trí, đảm bảo công bằng xã hội, chống các tệ nạn xã hội thâm nhập vào thanh niên.
Bốn là: Tăng cường công tác xây dựng Đoàn thanh niên vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác thanh niên, chăm lo thường xuyên đến việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn các cấp, đảm bảo đủ tiêu chuẩn, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về công tác cán bộ trước mắt cũng như lâu dài của Đảng.
Phấn đấu tỷ lệ tập hợp thanh niên đến năm 2010 đạt 75 - 80%, 90 - 95 % đoàn viên, thanh niên có trịnh độ văn hoá THPT; có từ 40 - 45% lao động thanh niên được đào tạo nghề; 90 - 95% cán bộ đoàn từ cơ sở trở lên có trình độ Đại học, Cao đẳng về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị; 100% các thôn xóm, cụm dân cư có nơi vui chơi giải trí cho thanh niên; 90 - 95% tổ chức có số đoàn viên vững mạnh.
2.2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn huyện Kiến Thụy..
2.2.1 Tình hình thanh niên Kiến Thuỵ.
Trong những năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ, sự phấn đấu tích cực của các cấp các ngành và toàn thể nhân dân, huyện Kiến Thuỵ đã có bước phát triển toàn diện trên các lĩnh vực: Kinh tế không ngừng tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao cả về vật chất và tinh thần, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững và ổn định.
Những yếu tố trên đã tạo điều kiện cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của huyện có những bước phát triển mới. Trên địa bàn huyện, hiện có hơn 40 nghìn thanh niên, trong đó cơ cấu như sau: thanh niên công nhân viên chức: gần 1000 TN (28%) doanh nghiệp 12.900 người( chiếm 32.25%), thanh niên là học sinh, sinh viên 7.400 ( chiếm 18.5%), thanh niên trong các ngành nghề khác là 14.800 người ( 42%). Còn lại là thanh niên trực tiếp sản xuất nông nghiệp và một số đi học tại các trường chuyên nghiệp dạy nghề của thành phố và trung ương.
Trong giai đoạn 2002- 2007, tình hình thanh niên trên địa bàn huyện tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, một bộ phận lớn lao động nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề khác. Tỷ lệ thanh niên thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp ngày càng cao. Chất lượng nguồn lap động thanh niên được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH – HĐH.
ột số nhu cầu của thanh niên từng bước được quan tâm. Hàng năm đã có trên 1000 TN được tạo việc làm mới với thu nhập từ 800.000 – 1000.000đ / tháng. Ngày càng có nhiều thanh niên quan tâm đến các hoạt động chính trị- xã hội, tự giác chấp ngày càng được củng cố, nhiều đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, đại đa số thanh niên tích cực học tập, rèn luyện lao động sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Bên cạnh những mặt tích cực, tình hình thanh niên trên địa bàn huyện Kiến Thụy cũng bộc lộ một số tồn tại hạn chế đó là: Trước yêu cầu phát trển của nền kinh tế thị trường, và sự phát triển của huyện, một bộ phận Đoàn viên, thanh niên chưa đáp ứng trình độ kiến thức, tay nghề, ngoại ngữ, tin học và tác phong làm việc công nghiệp, trước yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một số thanh niên còn chạy theo lối sống thực dụng, không có định hướng và lý tưởng, ít quan tâm đến hoạt động chính trị xã hội, ít hiểu biết Pháp luật, sống buông thả dẫn đến mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật gây dư luận xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức Đoàn thanh niên, cũng như công tác tập hợp Đoàn kết, thanh niên.
2.2.2. Thực trạng công tác xây dựng tổ chức Đoàn trên địa bàn huyện Kiến Thụy, từ năm 2005-2007.
Công tác xây dựng củng cố tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh được coi là nhiệm vụ quan trọng của các cấp bộ Đoàn trong các giai đoạn. Thực hiện Nghị quyết 07/BCH-TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn mà trọng tâm là tổ chức đoan cơ sở trên địa bàn dân cư. BTV Huyện Đoàn đã xây dựng kế hoạch chương trình hành động cụ thể hoá Nghị quyết và chỉ đạo các đơn vị cơ sở triển khai nghiêm túc nội dung, chương trình thực hiện Nghị quyết ở đơn vị.
2.2.2.1 Về công tác cán bộ Đoàn
Thực hiện nghị quyết 07 và cuộc vận động” Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh”, Nghị quyết 02 của BCH TW Đoàn khoá VIII, BTV Huyện Đoàn Kiến Thụy đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng; trình độ học vấn được nâng cao hơn trước; số đông có kinh nghiệm thực tế trong công tác Đoàn và phong trào thiếu nhi trong thời kỳ mới.
a. Kết quả công tác xây dung đội ngũ cán bộ đoàn các cấp:
Xác định phương châm "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, cán bộ nào thì phong trào ấy". Trong những năm qua các cấp bộ Đoàn trong huyện đã tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thông qua các kỳ Đại hội đã lựa chọn được những cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín và lòng nhiệt tình tham gia BCH các cấp. Hàng năm BTV Huyện Đoàn đều tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ từ cấp Chi đoàn trở lên. Cử 15 đồng chí đoàn viên ưu tú đi học tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. Chủ động tham mưu với các cấp uỷ Đảng gắn công tác quy hoạch cán bộ Đoàn với công tác quy hoạch cán bộ Đảng, từ đó thực hiện tốt công tác luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảm bảo lực lượng cán bộ Đoàn hiện tại và cung cấp cán bộ cho hệ thống chính trị. Trong đại hội Đảng bộ các cấp vừa qua đã có 35 đồng chí cán bộ Đoàn tham gia cấp uỷ (từ cơ sở trở lên), 57 đồng chí là đại biểu HĐND các cấp, 15 đồng chí trưởng thành được giao giữ những cương vị trọng trách công việc cao hơn.
BTV Huyện Đoàn còn tham mưu cho BTV Huyện uỷ phối hợp với các cấp uỷ cơ sở về tiêu chuẩn, quy trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn của huyện. Bám sát các yêu cầu, nội dung Nghị quyết 02 làm cơ sở cho việc đánh giá, kiện toàn, luân chuyển đội ngũ cán bộ các cấp trong huyện.
Qua 5 năm triển khai thực hiện NQ 02 của BCH TW Đoàn TN CS Hồ Chí Minh về công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới và kế hoạch hướng dẫn của thành phố. Chất lượng đội ngũ Đoàn Kiến Thụy từ huyện đến cơ sở dù có sự chuyển biến rõ nét được thể hiện ở một số nội dung sau:
Thứ nhất:Về phẩm chất chính trị.
Đại đa số các đồng chí cán bộ Đoàn đều gương mẫu, chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghiêm túc thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đoàn cấp trên, các quy định của địa phương. Nhiều đồng chí cán bộ Đoàn tích cực học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, gương mẫu đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, vừa tham gia công tác vừa xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, tiêu biểu như đồng chí: Trịnh Văn Công – Bí thư Đoàn xã Hoà Nghĩa, đồng chí Vũ Duy Điệp – Bí thư Đoàn xã Ngũ Đoan. Trong lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn có đồng chí Đồng Hoàng Hưng – Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, Đồng chí Hoàng Thị Thúy Hà - Uỷ viên BTV Huyện Đoàn, Đồng chí Phạm Văn Minh –Bí thư Đoàn xã Minh Tân… Bằng quá trình nỗ lực của bản thân, các đ.c cán bộ Đoàn các cấp đã được Đảng, chính quyền, nhân dân ghi nhận, thực sự trở thành những đoàn viên, thanh niên tiêu biểu có sức quy tụ lớn thanh niên.
Thứ hai: Về năng lực chuyên môn.
Một trong những nét nổi bật của công tác cấn bộ Đoàn của huyện KIến Thụy trong những năm qua. Đó là sự chuyển biến tích cực về khả năng, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ Đoàn từ huyện đến cơ sở. Có thể khẳng định chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn đã có sự chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực: Từ năng lực tiếp thu, năng lực cụ thể hoá, năng lực điều hành, kiểm tra, đôn đốc, đặc biệt là quá trình thích nghi, ứng xử để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ từ huyện đến cơ sở.
Có thể thấy rằng, trong thời gian qua, công tác cán bộ Đoàn và phong trào TTN của huyện có nhiều điểm mới, khoảng sáng được thành phố, cấp uỷ, chính quyền, các cấp, các ngành ghi nhận và được thanh niên hưởng ứng tích cực (mô hình HTV thanh niên, tập hợp thanh niên nhà trọ, các mô hình thanh niên phát triển kinh tế, xã hội…) đều được xuất phát từ sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ Đoàn, cơ sở, trong đó có cả sự vào cuộc thực sự của đội ngũ cán bộ Đoàn.
Đại đa số cán bộ đã tích cực, chủ động sáng tạo trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình công tác. Đây là cơ sở quan trọng cho việc đảm bảo và giữ vững phong trào trong 5 năm vừa qua.
b- Kết quả về công tác đào tạo, quy hoạch, bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ.
Với quan điểm chỉ đạo: “Cán bộ nào, phong trào đấy” và xác định công tác cán bộ có vai trò quyết định quan trọng đến công tác Đoàn và phong trào TTN từ huyện đến cơ sở; do vậy để có được những cán bộ trẻ, khoẻ, có năng lực, uy tín đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới thì công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn là hết sức quan trọng.
Trên cơ sở nhu cầu cán bộ từng cấp, từng đơn vị, các cơ sở tự chủ động xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ Đoàn của đơn vị gắn với quy hoạch cán bộ của Đảng, trên cơ sở tiêu chuẩn các chức danh công tác, năng lực sở trường của cán bộ. BTV Huyện Đoàn và BTV Đoàn các cơ sở đã xây dựng được quy hoạch đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt trong giai đoạn từ 2003-2007, 2007 đến 2010-2015, đảm bảo mỗi chức danh lãnh đạo quản lý phải chuẩn bị 2 đến 3 nguồn dự bị thay thế và với cán bộ có từ 2 đến 3 vị trí quy hoạch.
Đối với việc tuyển chọn nguồn cán bộ Đoàn các cấp, 100% các đồng chí cán bộ Đoàn chủ chốt của huyện và cơ sở đều qua thực tiễn, được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ, có uy tín với thanh niên. Quy trình tuyển chọn, cơ cấu các chức danh chủ chốt đảm bảo quy trình công tác cán bộ của cấp uỷ và quy định của Đoàn cấp trên.
Do đặc thù cán bộ Đoàn các cấp luôn có sự biến động nhanh, do vậy BTV Huyện Đoàn thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nguồn của Đoàn. Từ năm 2003 đến nay, toàn huyện đã tập huấn được 1200 lượt cán bộ Đoàn, 100% Bí thư các chi Đoàn được tập huấn nghiệp vụ.
Toàn huyện có 32 đ.c Bí thư chi Đoàn có trình độ Đại học, cao đẳng, 54 đồng chí có trình độ trung cấp và nghề, 120/137 Bí thư chi Đoàn (nông nghiệp) có trình độ THPT. Từ năm 2003 đã có 15 đồng chí cán bộ Đoàn đã được đi học tại Học viện TTN Việt Nam.
Đối với BCH Huyện Đoàn Kiến Thụy khoá V, nhiệm kỳ 2007-2012, 10% có trình độ THPT, 17/23 đ.c có trình độ Đại học, 05 đồng chí đang theo học các lớp Đại học, có 04 đồng chí có trình độ Cử nhân chính trị và tương đương, 08 đồng chí có trình độ Trung cấp chính trị, 23/23 đã được tập huấn qua các lớp bồi dưỡng cán bộ Đoàn do thành phố và TW tổ chức. Độ tuổi trung bình cho đội ngũ BCH cơ sở từ 23-24 tuổi, cấp huyện là 27 tuổi, so với nhiệm kỳ 2002-2007, BCH huyện đoàn khoá V đã được trẻ hoá về độ tuổi ( Từ 29 tuổi xuống còn 27 ), 100% uỷ viên BCH huyện đoàn có trình độ đại học về chuyên môn nghiệp vụ.
Có thể khẳng định rằng, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác của đội ngũ cán bộ Đoàn huyện Kiến Thụy đã có sự chuyển biến rõ nét. Đây là cơ sở quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, là nguồn bổ sung cán bộ cho Đảng và hệ thống chính trị.
c- Công tác quản lý, bố trí sử dụng cán bộ.
Sau mỗi kỳ Đại hội hoặc quá trình biến động cán bộ Đoàn các cấp. BTV, BCH Đoàn từ huyện đến cơ sở cơ sở Đoàn xây dựng quy chế làm việc của BCH, BTV. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí uỷ viên BCH, uỷ viên BTV các cơ sở. Hàng tháng, hàng quý đều tiến hành giao ban các cơ sở, đầu mối trực thuộc, xây dựng quy chế làm việc BTV, BCH Đoàn các cấp.
Một trong những nội dung quan trọng trong công tác cán bộ của Đoàn thanh niên huyện Kiến Thụy trong những năm qua đó là việc xây dựng và phân công quy chế làm việc của BTV, BCH huyện Đoàn và đoàn cơ sở. Thông qua việc phân công từng đồng chí uỷ viên BTV, uỷ viên BCH phụ trách các lĩnh vực, các địa bàn phân công, có trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo toàn diện ở địa bàn, lĩnh vực phụ trách và trực tiếp chiụ trách nhiệm trước tập thể BCH, BTV về chất luợng phong trào, lĩnh vực mình phụ trách. Đây chính là cơ sở cho việc đánh giá, phân loại cán bộ đoàn các cấp của huyện Kién Thụy. Từ đó đã phát huy cao độ tinh thần làm việc sáng tạo, tự chủ của từng đồng chí cán bộ. Bên cạnh đó công tác kiểm tra đôn đốc, phối hợp hỗ trợ hoạt động đã được các đồng chí cán bộ đoàn tập trung thực hiện, triển khai một cách sáng tạo, khoa học, đảm bảo tính hiệu quả cũng như tiến độ thời gian. Với cách làm trên đã từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn một cách toàn diện, thúc đẩy hoạt động đoàn của các đơn vị, đồng thời chính là động lực góp phần động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ đoàn các cấp huyện Kiến Thụy hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2. Giải pháp về công tác đoàn viên.
- Để nâng cao chất lượng công tác đoàn viên trong điều kiện bối cảnh hiện tại, các cấp bộ đoàn của huyện KIến Thụy cần tiếp tục tăng cường làm tốt công tác giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tình yêu quê hương đất nước lòng tự hào dân tộc cho đoàn viên, thanh niên. Làm cho họ hiểu được bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội, thấy rõ được sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội. Từ đó tạo niềm tin, thế giới quan khoa học cho thế hệ trẻ.
-Tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục về chăm sóc sức khoẻ sinh sản thanh niên vị thành niên, các hoạt động về giới, phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm, vv ... Vận động thanh niên tích cực hưởng ứng các phong trào như hiến máu nhân đạo, chăm sóc giúp đỡ nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam, chăm sóc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, vv ...
- Để thực hiện có hiệu quả những nội dung trên các cấp bộ Đoàn cần thường xuyên đổi mới nội dung tuyên truyền giáo dục, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, thông qua các hoạt động sinh hoạt chi đoàn, chi hội, sinh hoạt CLB thanh niên. Xây dựng các tủ sách thanh niên để cung cấp các loại sách báo tuyên truyền về pháp luật, sách KHKT, phát tờ rơi, kẻ vẽ khẩu hiệu, panô, áp phích, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vv ... Từ đó cuốn hút thanh niên tham gia hoạt động trên cơ sở đó truyền tải dược các nội dung giáo dục đến được với nhiều đối tượng.
- BTV đoàn các cơ sở cần tham mưu cho các cấp uỷ Đảng quan tâm đến việc đào tạo, xây dựng một đội ngũ báo cáo viên của Đoàn có khả năng, trình độ, am hiểu sâu rộng các kiến thức xã hội, có uy tín với thanh niên. Từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền. Kết hợp với báo cáo viên của Đảng, của các đoàn thể, các ngành chính trị khác tạo điều kiện trao đổi về thông tin và kinh nghiệm làm công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó cần có kế hoạch sử dụng và khai thác có hiệu quả các cơ sở vật chất sẵn có như Thư viện huyện, thư viện các trường học các diểm bưu điện văn hoá, nhà văn hoá. Đầu tư hỗ trợ thêm về tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ như sách, báo, tạp chí, loa đài, vv ... để hỗ trợ tốt quá trình tuyên truyền của các cấp bộ Đoàn. Một vấn đề cần lưu ý đó là cần lựa chọn hình thức phù hợp và lựa chọn thời điểm tuyên truyền thích hợp với đặc thù công việc của đối tượng thanh niên.
- Quan tâm đến việc thành lập và củng cố các loại hình câu lạc bộ thanh niên, câu lạc bộ gia đình trẻ, câu lạc bộ tiền hôn nhân... thường xuyên đối với nội dung hoạt động của các CLB sao cho phù hợp với tâm tư nguyện vọng, sở thích của thanh niên tránh áp đặt về nội dung, sơ cứng trong cách tuyên truyền.
- Bên cạnh việc tập trung triển khai các giải pháp công tác tuyên truyền giáo dục chính trị cho đoàn viên, thanh niên. Các cơ sở đoàn, đặc biệt là cấp Chi đoàn cần đổi mới nội dung hoạt động, đảm bảo sự định hướng tuyên truyền, giáo dục của đoàn song cũng cần phải xây dựng các nội dung một các hết sức sát thực, phù hợp với tâm tư, tình cảm, mong muốn chính đáng của đoàn viên, thanh niên, đồng thời đảm bảo lợi ích thiết thực của đoàn viên, thanh niên.
- Một vấn đề hết sức lưu ý là bên cạnh việc xác định hoạt động đoàn thanh niên là môi trường để đoàn viên, thanh niên rèn luyện thì cần phải hết sức quan tâm đến nhu cầu lợi ích chính đáng mang tính động lực, thúc đẩy thanh niên, đoàn viên đến với tổ chức, gắn bó với tổ chức, ví dụ như nhu cầu đoàn viên phấn đấu vào Đảng, nhu cầu vay vốn của thanh niên sản xuất kinh doanh, nhu cầu học tập, tiến bộ của thanh niên CNVC, LLVT, thanh niên học sinh, sinh viên. Trong tổ chức hoạt động cần thường xuyên đổi mới các nội dung, hình thức hoạt động đảm bảo tính đa dạng, phong phú, hấp dẫn song vẫn phải đảm bảo định hướng chính trị của Đảng, Nhà nước và của Đoàn thanh niên. Các nội dung phong trào cần tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc đặt ra trong đời sống xã hội, trong đời sống của thanh niên và phù hợp với tâm tư, tình cảm của thanh niên. Như giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục đạo đức, lối sống trong thanh niên, giải quyết nhu cầu vui chơi giải trí, học tập, vv...
- Tiến hành đồng loạt các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ đoàn viên thông qua triển khai thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên. Tổ chức học tập 6 bài học lí luận chính trị cho đoàn viên.Yêu cầu 100% thanh niên ưu tú giới thiệu kết nạp Đoàn phải được bồi dưỡng các kiến thức cơ bản về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đổi mới công tác đánh giá xếp loại đoàn viên ưu tú 6 tháng, 1 năm sang đánh giá thường xuyên và lấy cơ sở hoàn thành nhiệm vụ, kết quả rèn luyện làm tiêu chí cơ bản để phân loại đoàn viên. Kịp thời khen thưởng động viên những đồng chí có thành tích xuất sắc trong công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp. Có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những đoàn viên thanh niên vi phạm kỷ luật, tự ý bỏ sinh hoạt, ý thức tổ chức kém. Từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ đoàn viên.
3. Nâng cao chát lượng tổ chức cơ sở Đoàn, xây dựng tổ chức Hội LHTN Việt Nam từ huyện đến cơ sở.
- Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn cần phải được làm thường xuyên, liên tục và đồng bộ từ đổi mới nội dung sinh hoạt đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đội ngũ đoàn viên và làm tốt công tác tham mưu đối với cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh niên.
- Trước hết các cấp bộ Đoàn cần tập trung đổi mới nội dung phương thức hoạt động của cấp mình với phương châm hướng về cơ sở đặc biệt quan tâm đến cấp chi đoàn. Tiếp tục triển khai đề án xây dựng "Chi đoàn dân cư văn hoá" của BTV Thành Đoàn Hải Phòng với 7 tiêu chí đề ra.
- Thứ nhất: Chi đoàn mỗi tháng tổ chức sinh hoạt một lần
- Thứ hai: Chi đoàn không có người mắc tệ nạn xã hội
- Thứ ba: Chi đoàn hàng tháng ra quân quét dọn vệ sinh môi trường trên địa bàn dân cư.
- Thứ tư: Đoàn viên trong chi đoàn chấp hành tốt các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương.
- Thứ năm: Chi đoàn có 70% đoàn viên xếp loại khá trở lên
- Thứ sáu: Chi đoàn không có đoàn viên thanh niên đói nghèo
- Thứ bảy: Chi đoàn không có đoàn viên thất học.
- Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các tiêu chí của các chi đoàn. Đồng thời có kế hoạch tổ chức khai trương các chi đoàn chưa đăng ký, làm thủ tục công nhận đanh hiệu Chi đoàn dân cư văn hoá cấp huyện và cấp thành phố cho những chi đoàn đủ điều kiện.
- Chú trọng công tác xây dựng tổ chức Hội LHTN Việt Nam vững mạnh, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên trong tình hình mới. Cần quan tâm đến các đối tượng thanh niên đặc thù như thanh niên đang làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thanh niên tôn giáo, nhóm thanh niên mắc tệ nạn xã hội, vv...Trước hết cần tập trung phối hợp cùng các doanh nghiệp thành lập tổ chức Hội LHTN tại các doanh nghiệp, xây dựng mô hình Chi đoàn, Chi hội thanh niên Nhà trọ. Từ đó có hình thức tập hợp, vận động và tổ chức các hoạt động cho phù hợp với đặc điểm các nhóm thanh niên.
Do là tổ chức mới được thành lập vì vậy các cấp uỷ Đảng, Chính quyền cần có cơ chế hỗ trợ tổ chức Hội LHTN Việt Nam cấp cơ sở về cơ chế hoạt động, đội ngũ cán bộ, nguồn kinh phí để từ đó xây dựng Hội LHTN không ngừng lớn mạnh trở thành tổ chức xã hội rộng lớn của thanh niên Việt Nam.
4. Công tác đoàn tham gia xây dựng Đảng và Hệ thống chính trị.
- Từ thực tiễn cuộc sống và quá trình phát triển của Đoàn thanh niên qua các các thời kỳ cho ta thấy: Muốn Đoàn thanh niên hoạt động có hiệu quả cao đảm bảo định hướng chính trị thì sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với hoạt động Đoàn thanh niên là yếu tố mang tính quyết định. Mặt khác Đoàn thanh niên chính là đội hậu bị của Đảng, xây dựng Đoàn vững mạnh, tập hợp thanh niên tham gia tổ chức chính là nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và làm tốt công tác vận động quần chúng của Đảng. Đồng thời, tổ chức đoàn cũng phải không ngừng tự đổi mới miònh, hoàn thiện mình đáp ứng vơí quá trình phất triển của đất nước, của công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác vận động quần chúng nói riêng mà nhiệm vụ vận động thanh niên là hết sức quan trọng.
Vì vậy, Đoàn thanh niên cần tham mưu tốt cấp uỷ Đảng trong việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp để Đoàn thanh niên triển khai tốt công tác tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, thanh niên về các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, về yêu cầu xây dựng Đảng trong tình hình mới, đặc biệt là các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên.
- Tổ chức Đoàn cần tiếp tục triển khai và thực hiện tốt các cuộc vận động "Tiến bước dưới cờ Đảng" và "Đoàn viên ưu tú phấn đấu trở thành đảng viên". Từ đó bồi dưỡng cho đoàn viên ưu tú những hiểu biết về Đảng Cộng sản Việt Nam, cương lĩnh đường lối lãnh đạo của Đảng, từ đó đoàn viên phải tự rèn luyện tự xác định cho mình một động cơ chính đáng để phấn đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Các cấp bộ Đoàn cần nghiêm túc thực hiện quy trình giới thiệu đoàn viên ưu tú để Đảng bộ theo dõi, bồi dưỡng và kết nạp đảm bảo chất lượng.
- BTV, BCH Đoàn thanh niên từ huyện đến cơ sở làm tốt công tác tahm mưu với cấp uỷ Đảng cần quan tâm chỉ đạo sâu sát đến hoạt động của các cấp bộ Đoàn. Lắng nghe và kịp thời giải quyết những kiến nghị, đề xuất những nguyện vọng chính đáng của thanh niên. Chỉ đạo cho chính quyền các ban ngành đoàn thể phối kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức tốt các phong trào thanh niên. Định hướng chính trị cho Đoàn thanh niên hoạt động, đề ra các chủ trương, nghị quyết đúng đắn kịp thời để kiểm tra, đôn đốc và tạo cơ chế cho Đoàn hoạt động. Bên cạnh đó Đảng lãnh đạo Đoàn Thanh niên thông qua đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng, cử những cán bộ trẻ có năng lực, kinh nghiệm làm công tác thanh niên lãnh đạo tổ chức Đoàn, Hội. Từ đó tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh niên đồng thời tạo sự gắn kết máu thịt giữa thanh niên với Đảng. Mặt khác, khi xây dựng các phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu lãnh đạo của Đảng bộ với những vấn đề lớn của địa phương, đặc biệt những vấn đề liên quan đến thanh niên, Đảng bộ các cấp cần phổ biến công khai đến cán bộ đoàn viên, thanh niên để từ đó họ có cơ hội tham gia đóng góp ý kiến của mình vào các chủ trương chính sách đó, cần có sự sàng lọc và tiếp thu những ý kiến có chất lượng hoàn thiện đường lối lãnh đạo, triển khai tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt.
Chính quyền phải thực sự quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ Đoàn thanh niên hoàn thành tốt nhiệm vụ, phải có được những chính sách sát, đúng, cụ thể, phù hợp để giải quyết được những vấn đề trong tổ chức hoạt động của Đoàn thanh niên như đầu tư kinh phí, các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ điều kiện làm việc, công tác tuyên truyền, sân vận động, nhà văn hoá, điểm vui chơi giải trí phục vụ tốt cho công tác vận động tập hợp và giáo dục TTN.
2.3.2 Công tác xây dựng tổ chức Đoàn:
- Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động Đoàn, trọng tâm là nội dung, hình thức hoạt động của tổ chức chấn chỉnh nề nếp sinh hoạt chi đoàn, phát huy vai trò của Đoàn trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên:
+ Mỗi chi đoàn, Đoàn cơ sở phải lập được chương trình công tác hàng tháng theo chủ đề, chủ điểm phù hợp, gắn với những sự kiện, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương, đơn vị, đáp ưng nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích của đoàn viên.
+ Đảm bảo duy trì sinh hoạt mỗi tháng một lần, thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình trong Đoàn, thực hiện đúng, đủ các quy định của Điều lệ Đoàn. Thực hiện các tiêu chí cua chi đoàn dân cư văn hoá, chi đoàn văn minh công sở.
+ Tổ chức các hoạt động của Đoàn một cách linh hoạt cả về địa điểm và thời gian, hình thức, nội dung, phải mềm hoá, không nên khô cứng. Tăng cường các hoạt động giao lưu kết nghĩa giữa các cơ sở Đoàn, phát huy vai trò của các cụm, khối thi đua.
+ Phát huy vai trò của các tổ chức cơ sở Đoàn trong công tác xây dựng Hội, thông qua các đội, nhóm, các câu lạc bộ thanh niên theo sở thích, nghề nghiệp.
+ Tăng cường nghiên cứu, xây dựng các mô hình tập hợp thanh niên phù hợp với các khu vực và thành lập tổ chức Đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân.
- Chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của thanh thiếu nhi, đại diện cho TTN trước pháp luật và trong xã hội, làm tốt công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng.
- Xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động của Đoàn: Đầu tư cơ sở vật chất cho TTN hoạt động, đầi tư cho đào tạo cán bộ làm côngtác TTN, tạo mọi điều kiện cho TTN phát triển và trưởng thành.
- Tích cực tham mưu về công tác lãnh đạo của Đảng trong câp suỷ đối với công tác Đoàn, chăm lo bồi dưỡng cán bộ Đoàn: Tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng và luân chuyển; đề ra các nghị quyết, chính sách cho các cơ sở Đoàn hoạt động.
- Tăng cường, chủ động phối kết hợp với các ngành, các tổ chức liên quan trong tổ chức hoạt động của Đoàn.
- Tham mưu cho Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể khác, các tổ chức kinh tế, xã hội.... trong việc đầu tư và tạo điều kiện cho Đoàn hoạt động
- Thành lập các mô hình chi đoàn điểm ở các khu vực; các câu lạc bộ đội, nhóm thanh niên, chi đoàn ở khu nhà trọ.
* Đổi mới nâng cao chất lượng hoặt động của các chi đoàn
Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn thông qua các hình thức như: sinh hoạt theo chủ đề hàng tháng gắn với các sự kiện chính trị, lịch sử của đất nước, thành phố và địa phương tổ chức toạ đàm, trao đổi về cá vấn đề mà thanh niên hiện đang quan tâm như: Hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường chứng khoán, cổ phiếu; tư vấn tìm việc làm; học tập nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn; các vấn đề tâm sinh lý lứa tuổi SKSS, hôn nhân gia đình, kỹ năng sống, cần đa dạng hoá các hình thức và phương pháp tổ chức như: Sân khấu hoá, thi trả lời câu hỏi trắc nghiệm, hái hoa dân chủ, phân tích tình huống... đam rbao rkhi tổ chức sinh hoạt đoàn phải phong phú, hấp dẫn, thiết thực thu hút tập hợp được đông đảo đoàn viên thanh niên đến tham gia.
2.3.3 Nâng cao chất lượng cán bộ, đoàn viên
2.3.3.1 Nâng cao chất lượng đoàn viên
- Tổ chức cho đoàn viên thực hiện chươg trình "rèn luyện đoàn viên"
- Rèn luyện về hành động gồm: Công tác chuyên môn; Công tác xã hội; Kỹ năng công tác thanh niên; nhiệm vụ được giao; rèn luyện nâng cao trình độ kiến thức về văn hoá -xã hội và sức khoẻ, kỹ năng sống.
Về nâng cao chất lượng đoàn viên:
- Thương xuyên tổ chức các loại hình hoạt động Đoàn từ cấp chi đoàn với nội dung và hình thức phong phú trên cơ sở nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, tạo mọi điều kiện để đoàn viên hoạt động tự nguyện tự giác trong tổ chức Đoàn.
- Chăm lo lợi ích vật chất tinh thần của đoàn viên, quan tâm những vấn đề đời thường của đoàn viên, giúp đoàn viên làm giàu chính đáng cho bản thân gia đình và xã hội.
- Tiến hành đều đặn và thường xuyên phân loại đoàn viên (6 tháng 1 lần), theo 4 loại: Xuất sắc, Khá, Trung bình, Yếu kém
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đúng mức và kịp thời
- Tăng cường phát triển đoàn viên mới là quy luật trong xây dựng Đoàn. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị theo lứa tuổi, do đó phải thường xuyên kết nạp đoàn viên mới. Kết nạp đoàn viên mới phải đảm bảo tăng về chất lượng và số lượng.
- Tập trung, tăng cường công tác bồi dưỡng, kết nạp đoàn viên là thanh biên ở khu dân cư, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thanh niên tôn giáo.
2.3.4 Nâng cao các phong trào hành động cách mạng của Đoàn
Tiêp tục triển khai có hiệu quả các phong trào đã phát động trong từng khu vực và phát động một số phong trào mới
2.3.4.1 Phong trào thanh niên thi đua học tập, tiến quân vào khoa học công nghệ; xung kích thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Thanh niên thi đua học tập
Tiếp tục triển khai và cụ thể hoá các phong trào "Nghiên cứu khoa học", "Học tập vì ngày mai lập nghiệp", "Thanh niên tình nguyện"; đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ học tập và phát triển tài năng trẻ đối với thanh niên, học sinh, sinh viên trường học.
Đối với thanh niên ngoài trường học: Thường xuyên tổ chức các phong trào hoạt động "Phổ cập", "Học nghề, ngoại ngữ, tin học... để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Chú trọng các hình hức hỗ trợ thanh niên học tập, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.
Thanh niên thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo
Trong thanh niên nông thôn cần phát huy cao độ các phong trào lao động sáng tạo góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện mới. Tập trung triển khai thực hiện phong trào "Thanh niên nông thôn thi đua thực hiện bốn nội dung mới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh", thực hiện đề án "Xây dựng 500 điểm mô hình chuyển giao trình diễn tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ trong thanh niên". Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đoàn khoá VIII về "Tăng cường vai trò của Đoàn trong việc vận động hỗ rợ và tổ chức cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế"...
Đẩy mạnh việc hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tham gia xoá đói giảm nghèo và các hoạt động chuyển giao ứng dụng tiến bộ vào sản xuất; xây dựng và củng cố để phát triển các cấu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tăng cường khai thác các nguồn vốn hỗ rợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế để thanh niên có điều kiện nhân rộng các điểm, mô hình trang trại trẻ, phát triển làng thanh niên, khu kinh tế thanh niên... Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Trong hướng nghiệp, dạy nghề, tư vấn nghề và giải quyết việc làm:
Tăng cường công tác hướng nghiệp, tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên. Chủ động phối hợp với các ngành, doàn thể, các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên; tiếp tục củng cố, kiện doàn, tăng cường cơ sở vật chất thiết bị, nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm do Đoàn thanh niên quản lý; tăng cường phối hợp với các ngành liên quan tổ chức: Hội chợ việc làm, ngày hội thanh niên với việc làm...
2.3.4.2 Phong trào thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
Tập trung tham mưu với câp suỷ, chính quyền cụ thể hoá việc triển khai, thực hiện Chri thị số 06/2005/CT-TTg, ngày 21/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới; thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ; chủ động đăng ký, đảm nhận thực hiện các chương trình, dự án tham gia phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương, đơn vị.
Tiếp tục xây dựng, phát triển các đội, tổng đội thanh niên xung phong tham gia giải quyết những vấn đề bưc xúc của xã hội, thực hiện các chương trình, dự án tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở các lĩnh vực, địa bàn khó khăn, ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển và hải đảo đảm nhận xây dựng đề án Đoàn thanh niêntham gia quản lý, giáo dục thanh niên chậm tiến trên trên địa bàn dân cư.
Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào "Thanh niên tình nguyện", chú trọng đến việc xây dựng đội hình chuyên, lực lượng thanh niên tại chỗ; thực hiện tốt các hoạt động "Ngày thứ bẩy tình nguyện", "ngày chủ nhập xanh", chiến dịch thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện hè...
2.3.5 Triển khai một số nội dung hoạt động mới của phong trào
2.3.5.1 Đồng hành với thanh niên trên đường lập thân, lập nghiệp
Góp phần chăm lo quyền lợi chính đáng của hanh niên, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ, khuyến khích thanh niên tích cực học tập, lao động sáng tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố và đất nước;
Nội dung và giải pháp:
Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, phấn đấu mọi thanh niên đều hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập, được đào tạo nghề, trang bị kỹ năng nghề nghiệp khi tham gia lực lượng lao động. Tiếp tục phát triển rộng rãi các loại hình hỗ trợ học sinh, sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo tham gia xây dựng môi trường học đường lành mạnh, chống tiêu cực trong thi cử; vận động thanh niên học nghề lập nghiệp.
Đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp và lập nghiệp tạo việc làm cho thanh niên, giúp thanh niên có định hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề đúng đắn, tự tin tham gia thị trường lao động, định hướng đúng và chọn đúng nghề. Nâng cao nhận thức, phong cách làm việc, năng lực hội nhập trong nước và quốc tế cho các đối tượng thanh niên. Phối hợp với các ban ngành xây dựng ơ chế đào tạo, bồi hưỡng tài năng trẻ. Tăng cường nắm bắt thông tin thị trường lao động và nhu cầu việc làm của thanh niên, phối hợp tổ chức các hội chợ việc làm, giới thiệu việc làm cho thanh niên, giúp vay vốn phát triển sản xuất và tham gia xuất khẩulao động; khuyến khích và vận động thanh niên tự giúp nhau lập nghiệp góp vốn liên kết trong sản xuất, kinh doanh.
Đồng hành với thanh niên trong trong nâng cao sức khoẻ thể chất và đời sống văn hoá tinh thần, góp phần định hướng và lối sống, nếp sống lành mạnh cho thanh niên.
Phát triển mạnh mẽ các loại hình hạot động văn hoá văn nghệ, TDTT quần chúng ở cơ sở tổ chức các giải thể taho quần chúng trong thanh thiếu nhi; phát hiện đào tạo các tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hoá thể thao.
Tăng cường các hoath động truyền thông, giáo dục sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục cho thanh niên vị thành niên, vận động thanh niên thực hiện chính sách dân số của Đảng và nhà nước tăng cường tổ chức các hoạt động tư vấn, khám bệnh phát thuốccho người nghèo. Khuyến khích TTN sử dụng internet phục vụ cho học tập và giải trí lành mạnh; quan tâm chăm lo đời sống văn hoá tinh thần cho thanh niên nông thôn thanh niên công nhân ở các khu công nghiệp, thanh niên lao động tự do. Tích cực tham mưu đầu tư các điểm vui chơi, giải trí lành mạnh cho thanh niên.
Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động xã hội, góp phần bồi dưỡng kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng ứng xử văn hoá, kỹ năng hội nhập cho thanh niên.
Đưa nội dung giáo dụcnâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động xã hội vào nội dung sinh hoạt chi đoàn và các hoạt động tập thể do Đoàn, Hội tổ chức; tăng cường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống cho thanh niên, nhất là những kiến thức về kinh tế, xã hội, các kỹ năng viết, bày tỏ ý kiến, kỹ năng xây dựng kế hoạch và làm việc nhóm, kỹ năng giáo tiếp và ứng xử, xử lý tình huống. Thường xuyên tổ chức tập huấn, tổ chức các trại huấn luyện kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội.
2.3.5.2 Triển khai thực hiện phong trào "5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc"
Phát huy mạnhmẽ tiềm năng xung kích sáng tạo của thanh niên, tình nguyện đo vào khâu khó, việc mới, tham gia phát triển kinh tế, xã hội tạo môi trường giáo dục, rèn luyện cho thanh niên, vì sự phá triển của thanh niên.
Nội dung và giải pháp
Xung kích lao động sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội:
* Trong thanh niên trường học: Đi đầu đề xuất các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, nâng cao năng lực nghiên cứu và thực hành nghề.
* Trong thanh niên nông thôn: Xung kích ứng dụng tiến bộ KHKT và công nghệ mới vào sản xuất và đời sống; Tiếp tục thực hiện phong trào "Bốn mới" hướng dẫn tư vấn thanh niên vay vốn phát triển kinh tế, mở rộng các trang trại, mô hình HTX thanh niên. Mở rộng các hoạt động liên két với các tổ chức lao động trong và ngoài nước, giới thiệu cung ứng lao động, giới thiệu việc làm cho thanh niên, đầu tư hỗ trợphát triển các mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên.
* Trong lực lượng vũ trang: Đi đầu tham gia huấn luyện giỏi, phát huy sáng kiến trong bảo quản cải tiến sử dụng vũ khí, khí tài, hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng:
Phát triển các hoạt động tình nguyện tại chỗ, hình thành các đội hình thanh niên tình nguyện tập trung, chuyển sâu đảm nhận các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Tổ chức sâu rộng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn", hoạt động nhân đạo từ hiện. Vận động và tổ chức cho ĐVTN tham gia hiến máu nhân đạo, thành lập các đội TNTN hiến máu nhân đạo
Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục về tình hình, nhiệm vụ bảo vệ ANTT, ý thức quốc phòng toàn dân cho ĐVTN, nâng cao nhận thức cho ĐVTN về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong thanh niên lực lượng vũ trang, tăng cường các hoạt động, các mô hình ANTT, củng cố tổ chức Đoàn, Hội trên địa bàn dân cư. Thực hiện cuộc vận động "Tuổi trẻ xung kích giữ gìn trật tự ATGT", nâng cao nhận thức, giáo dục ý thức chấp hành luật ATGT, vận động TTN và nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ, đường thuỷ.
Đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, tập trung cho các đối tượng TTN chậm tiến, thanh thiếu nhi vi phạm pháp tái hoà nhập cộng đồng sau khi cải tạo; duy trì và phát triển các mô hình, các hoạt động tư vấn về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, chia sẻ giúp đỡ những bệnh nhân HIV/AIDS, các hoạt động về dân số, sức khoẻ, môi trường và công tẵcn thanh niên. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn và trách nhiệm của ĐVTN trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng lãng phí, thực hành tiết kiệm góp phần xây dựng xã hội trong sạch lành mạnh
vận động ĐVTN học tập ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn, đề xuất các giải pháp cải cách hành chính và xây dựng các mô hình quản lý hành chính hiệu quả. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả mô hình "Chi đoàn văn minh công sở"
Xung kích trong hội nhập kinh tế. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng về công tác quốc tế cho cán bộ Đoàn và thông tin về thanh niên các nước trên thế giới. Tổ chức các hoạt động giao lưu với thanh niên các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua các chương trình công tác của Huyện và thành phố.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong mọi thời kỳ cách mạng. Đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn đi đầu trong mọi hoạt động và làm nên nhiều thành tựu to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam ngày một phát triển. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay của đất nước và thành phố, việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp là một trong những chủ trương lớn mang tầm chiến lược quyết định trực tiếp nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của mọi tầng lớp thanh niên góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng chuyên đề nghiên cứu ”Nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn Huyện Kiến Thụy – Thành phố Hải Phòng” đã nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn bằng các phương pháp nghiên cứu tài liệu và điều tra khảo sát, thu thập thông tin, nghiên cứu phân tích đánh giá về thực trạng hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huyện Kiến Thụy giai đoạn 2005 - 2007 chỉ ra những kết quả đạt được. Qua nghiên cứu cho thấy hoạt động của Đoàn thanh niên các cấp còn bộc lộ một số hạn chế từ đó chuyên đề tổng kết và tìm ra một số nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém trên cơ sở đó dự báo và đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huyện Kiến thụy – Thành phố Hải Phòng. Đồng thời khuyến nghị với thnàh phố một số nội dung điều chỉnh trong chỉ đạo, thực hiện trong thời gian tới.
Nét sáng tạo của chuyên đề là trong quá trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp đã tổng hợp, đúc kết những vấn đề được rút ra từ thực tiễn và mang tính đột phá có tính thực tiễn và khả thi cao. Đồng thời với việc tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và những năm tiếp theo tại Huyện nhằm nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động tổ chức Đoàn các cấp trong giai đoạn tới, góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong quá trình nghiên cứu Tác giả nhận được sự quan tâm giúp đỡ của BTV Huyện Đoàn Kiến Thụy. Các cơ sở Đoàn trong toàn huyện thường xuyên tư vấn trao đổi giúp đỡ đến nay chuyên đề nghiên cứu khoa học đã hoàn thành. Tuy nhiên trong quá trình hoàn thiện không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp tham gia của các đồng chí, để việc bổ sung chỉnh sửa nội dung chuyên đề ngày một hoàn thiện hơn.
2. Một số khuyến nghị
2.1 Đề nghị Trung ương đoàn
Để thực hiện có hiệu quả các phong trào mới do Trung ương Đoàn phát động "4 đồng hành, 5 xugng kích" Trung ương Đoàn cần quyết liệt trong chỉ đạo và hướng dẫn. Khi phát động các phong trào cần chỉ rõ cơ chế phối hợp với các ngành và chỉ rõ vai trò cấp uỷ cơ sở trong từng hoạt động
2.2 Đề nghị cấp uỷ, chính quyền và cơ quan chức năng trong thành phố
- Thành uỷ cần có qui chế giao ban, chỉ đạo đối với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội 3 - 6 tháng một lần
- Quan tâm cụ thể tới công tác cán bộ công tác thanh niên như: Đào tạo, luân chuyển, biên chế và các chế độ đãi ngộ khác...
- Đối với các nghị quyết của Đảng: Thành uỷ cần có chương trình kiểm tra, hướng dẫn thực hiện và chỉ đạo sâu sát.
- Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Huyện cần có sự quan tâm cụ thể để từng bước nâng cao vị thế của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay để Đoàn thanh niên thành phố có thể thực có hiệu quả các nội dung, giải pháp đã nêu đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH - HĐH cũng như thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bộ Huyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tài liệu
1
Báo cáo tổngkết thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TW của BCH TW Đảng (khoá VII), Nghị quyết 07-NQ/TU của Thành uy (khoá X) về công tác thanh niên trong thời kỳ mới
2
Chương trình hành động số 9195/CTr-UB ngày 10/11/2005 của UBND thành phố về việc thực hiện chiến lược phát triển thanh niên HP đến nam 2010, định hướng đến năm 2020
3
Công tác phát triển đoàn viên mới (Ban Tổ chức Trưn ương Đoàn)
4
Các báo cáo chuyên đề của BTV Thành Đoàn
5
- Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác thanh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH
- lãnh đạo và quản lý về công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới
(Tiến sỹ Dưiưng Tự Đam, XB tháng 12/2005-NXBTN)
6
Một số văn bản về nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn
7
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên (Văn Tùng, XB tháng 12/2006, NXBTN)
8
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị
(Tạc sỹ Nguyễn Thọ ánh, XB tháng 12/2006, NXBTN)
9
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XIII
10
Văn kiện Đảng về công tác thanh niên (XB tháng 12/2006-NXBTN)
11
Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH
(Thực sỹ Đoàn Văn Thái)
12
Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận động Thanh niên
(Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội)
Năng cao chất lượng hoạt động của Đoàn cơ sở trên địa bàn Huyện Kiến Thụy - Thành Phố Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1932.doc