MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG 7
1.1 ĐỊNH NGHĨA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.2.1 Chức năng trung gian tài chính: 7
1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán: 8
1.2.3 Chức năng tạo ra bút tệ theo cấp số nhân: 9
1.2.4 Chức nãng cung cấp dịch vụ tài chính: 9
1.3. CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
1.3.1 Dịch vụ tiền mặt: 10
1.3.2 Dịch vụ thanh toán chuyển khoản: 10
1.3.3 Dịch vụ chuyển tiền 11
1.3.4 Dịch vụ ủy nhiệm chi định kỳ (Standing order) 11
1.3.5 Dịch vụ kiều hối 11
1.3.6 Dịch vụ ủy thác11
1.3.7 Dịch vụ tư vấn 12
1.3.8 Dịch vụ bảo hiểm12
1.3.9 Dịch vụ ngân hàng trên thị trường chứng khoán 13
1.3.12 Dịch vụ môi giới tiền tệ 14
1.3.13 Dịch vụ mua bán ngoại tệ 14
1.3.14 Dịch vụ thanh toán quốc tế 15
1.3.15 Dịch vụ E-banking 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ EBANKING
TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: . 21
2.1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH 21
2.1.1 Cơ sở pháp lý 21
2.1.2 Lịch sử phát triển 21
2.2 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH: 22
2.2.1 Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank 22
2.2.2 Ngân hàng Công thương Vietinbank 23
2.2.3 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank 24
2.2.4 Ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV 25
2.2.5 Kết luận thực trạng chung về dịch vụ E-banking của các ngân hàng thương
mại quốc doanh 25
2.3 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN: 25
2.3.1 Ngân hàng ACB 25
2.3.2 Ngân hàng Đông Á 27
2.3.3 Ngân hàng Eximbank28
2.3.4 Ngân hàng Việt Á 29
2.3.5 Ngân hàng Sacombank 29
2.3.6 Kết luận thực trạng chung về dịch vụ E-banking của các ngân hàng thương
mại cổ phần 30
2.4 ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG DỊCH VỤ E-BANKING TẠI CÁC
NGÂN HÀNG NÓI CHUNG 30
2.4.1 Điểm mạnh 30
2.4.3 Cơ hội, thách thức 32
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỚIMÔ HÌNH LÝ THUYẾT
CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ (THE TECHNOLOGY ACCEPTANCE MODEL –TAM) 34
3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 34
3.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ: 38
3.3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LƯỢNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ DỊCH
VỤ E-BANKING THEO GÓC NHÌN TỪ KHÁCH HÀNG 57
3.3.1 Nhân tố 1 – nhân tố lợi ích sử dụng 63
3.3.2 Nhân tố 2 – Nhân tố lòng tin 64
3.3.3 Nhân tố 3 – nhân tố thông tin e-banking 66
3.3.4 Nhân tố 4 – nhân tố an toàn cho tài khoản khách hàng 68
3.3.5 Nhân tố 5 – nhân tố công nghệ 69
3.3.6 Nhân tố 6 – nhân tố chất lượng 70
3.3.7 Nhân tố 7 – nhân tố đảm bảo tính riêng tư 71
3.3.8 Nhân tố 8 – nhân tố chính sách của chính phủ 71
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỊCH VỤ E-BANKING TẠI CÁC NGÂN HÀNG Ở TP.HỒ CHÍ MINH 73
4.1 VỀ CÔNG NGHỆ: 73
4.1.1 Phát triển hạ tầng cơ sở và đầu tư công nghệ hiện đại: 73
4.1.2 Đẩy mạnh việc liên kết giữa các Ngân hàng thương mại Việt Nam với nhau
và liên kết với các nhà sản xuất công nghệ: 73
4.2 VỀ DỊCH VỤ: 74
4.2.1. Giải pháp tăng cường tuyên truyền để khuyến khích sự tiếp cận và sử dụng
dịch vụ e-banking 74
4
4.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ: 74
4.3 HẠN CHẾ CÁC RỦI RO BẢO MẬT 75
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN 77
PHỤ LỤC 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả của dịch vụ E-Banking tại các ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách hàng, thêm vốn huy động, phát triển thị trường và tăng lợi
nhuận…
Thứ hai, ngân hàng ngày càng bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng cuả công nghệ
thông tin, các dịch vụ E-banking sẽ luôn đổi mới, bắt kịp xu thế thị trường trong và cả
ngoài nước.
Đối với Thị trường :
Thanh toán qua các kênh điện tử sẽ góp phần giảm thiểu thanh toán sử dụng tiền
mặt trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, tăng quy mô tín
dụng cuả Ngân hàng.
2.4.2 Điểm yếu
Trải qua một thời gian phát triển, nhưng dịch vụ E-banking tại Việt Nam vẫn chưa
thực sự đạt nhiều thành công to lớn, đó là do những khuyết điểm sau:
32
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, ví dụ như tốc độ đường truyền không ổn
định, lỗi kỹ thuật, nghẽn mạng giờ cao điểm … làm chất lượng dịch vụ vẫn còn thiếu
hiệu quả, mặc dù hệ thống mạng hiện tại đã phát triển rất nhiều, nhưng vẫn chưa đủ để
các Ngân hàng cung cấp dịch vụ trọn vẹn đến toàn khách hàng. Hiện nay, các Ngân hàng
đã có sự liên kết hoạt động thông qua hệ thống thẻ, nhưng đối với các dịch vụ Internet,
Home Banking… sự liên kết này vẫn chưa đủ để tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng.
Thứ hai, giao dịch ngân hàng điện tử còn phụ thuộc nhiều vào chứng từ lưu trữ
truyền thống, chưa thể điện tử hoá mọi chứng từ giao dịch. Việc sử dụng chữ kư điện tử,
chứng nhận điện tử vẫn chưa được phổ biến rộng rãi và chưa thể hiện được ưu thế so với
chữ kư thông thường. Và vẫn cần những quy định pháp lư cụ thể về thanh toán điện tử,
tranh chấp, bảo hiểm rủi ro trong thanh toán điện tử…
Thứ ba, rủi ro đáng ngại nhất là như tin tặc, để lộ thông tin khách hàng có gây tác
hại rất lớn không chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với khách hàng, gây mất lòng tin của
khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng. Các tin tặc thậm chí không nhất thiết phải xâm
nhập vào hệ thống nội bộ ăn cắp thông tin, mà còn có những hình thức trá hình hơn, ví dụ
như, chỉ cần có thông tin Email cuả khách hàng, tin tặc có thể dùng một email với tên gần
giống tên Ngân hàng, và gửi email yêu cầu xác nhận lại mã tài khoản và mã truy cập, và
có rất nhiều kiểu lưà đảo tương tự mà khách hàng vì không để ư đã mắc bẫy và mất hết số
dư tài khoản cuả mình.
Thứ tư, tâm lư người Việt Nam có thiên hướng sử dụng tiền mặt, vẫn còn e ngại
mức độ bảo mật và an toàn đối với các kênh giao dịch qua hệ thống điện tử. Cả doanh
nghiệp lẫn người có nhu cầu thanh toán còn muốn né tránh sự minh bạch, sự quản lư cuả
Nhà nước khi sử dụng dịch vụ E-banking này.
2.4.3 Cơ hội, thách thức
Trong tương lai, với trình độ và tốc độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng như hiện
nay, các ngân hàng Việt Nam đang nỗ lực ứng dụng công nghệ mới, phát triển dịch vụ
mới để tăng sức cạnh tranh, nhanh chóng hoà nhập với khu vực và thế giới. Từ những
webpage giới thiệu dịch vụ ngân hàng (Giai đoạn Brochure-ware), tới website cung cấp
33
dịch vụ ngân hàng (Giai đoạn E-commerce), các ngân hàng Việt Nam đang hướng tới
việc cung cấp những dịch vụ ở cấp độ cao hơn, tăng sự chia sẻ thông tin giữa các ngân
hàng, đối tác (Giai đoạn E-business) và tiến tới xây dựng mô hình ngân hàng điện tử (E-
bank hay E-enterprise) thực sự , tận dụng được sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu và
cá nhân hoá dịch vụ ngân hàng cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt. Tuy nhiên,
đây cũng chính là thách thức lớn nhất cho các ngân hàng ở Tp.Hồ Chí Minh nói riêng, ở
Việt Nam nói chung. Nếu chúng ta không nhanh chóng hiện đại hóa các dịch vụ ngân
hàng thì sẽ thua kém và có nguy cơ mất thị phần về tay các ngân hàng nước ngoài khi hội
nhập thị trường thế giới.
34
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỚIMÔ HÌNH LÝ THUYẾT CHẤP
NHẬN CÔNG NGHỆ (THE TECHNOLOGY ACCEPTANCE MODEL – TAM)
3.1 Cơ sở lý thuyết:
Nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ E-banking tại các ngân hàng, chúng ta cần xác
định các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của người dân trong việc sử dụng dịch vụ E-
banking. Về vấn đề này, đã có rất nhiều học thuyết trong việc xây dựng nên mô hình đo
lường sự chấp nhận công nghệ mới, sự sẵn sàng sử dụng công nghệ cũng như chấp nhận
sự thay đổi của người tiêu dùng. Để rồi tùy vào từng môi trường, điều kiện khác nhau mà
mô hình sẽ giúp chúng ta xác định được vì đâu mà người dân không sử dụng dịch vụ E-
banking. Trong các học thuyết nước ngoài, ta có 2 mô hình tương đối nổi tiếng về sự đo
lường này:
• Mô hình chấp nhận công nghệ (The Technology Acceptance Model –
TAM) được xây dựng bởi Davis (1986)
• Mô hình đo lường chỉ số sẵn sàng sử dụng công nghệ ( Technology
Readiness Index – TRI ) của Parasuraman (2000): mô hình này đo lường xu
hướng của con người trong việc giữ và sử dụng công nghệ tiên tiến cho
việc hoàn thành mục tiêu của họ. Mô hình này bao gồm 4 nhân tố: sự lạc
quan, sự ứng dụng kĩ thuật mới, khả năng không thể áp dụng công nghệ, sự
không an toàn.
Tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu của chúng tôi thì mô hình TAM có lẽ phù hợp
cho việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ e-banking của
người dân.
Mô hình TAM, có nguồn gốc từ mô hình hành động hợp lý – The Theory of
Reasoned Action (TRA) (Fishbein và Ajzen, 1975). Mô hình cung cấp một nền tảng để
phát hiện ra những tác động của các lý do bên ngoài cũng như những yếu tố bên trong
như: niềm tin, thái độ và mục tiêu. Và theo Davis et al. (1989) mô hình TAM xác định
hai nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới việc khách hàng có chấp nhận công nghệ (vào
35
thời điểm ra đời nghiên cứu này là máy vi tính) đó là: sự hữu ích (Perceived usefulness –
PU) và sự dễ dàng sử dụng ( perceived ease of use – PEOU). Nhân tố “sự hữu ích” sẽ đo
lýờng mức độ mà người dân nghĩ rằng việc sử dụng hệ thống công nghệ mới có nâng cao
chất lýợng làm việc của họ hay không? Nhân tố “sự dễ dàng sử dụng” thì đo lường mức
độ người sử dụng nghĩ rằng có tốn quá nhiều công sức để sử dụng công nghệ đó hay ko?
Và theo nghiên cứu của Eriksson et al., 2004) khả năng mô hình TAM giải thích được
nhân tố tác động đến việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của người dân là tốt hơn
so với các mô hình khác. Chính vị vậy, mô hình TAM rất thích hợp cho việc nghiên cứu
những yếu tố sẽ ảnh hưởng tới quyết định của khách hàng trong việc sử dụng E-banking.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có một cách riêng trong việc ứng dụng mô hình này
nên cần có sự điều chỉnh trong việc nghiên cứu ở Việt Nam. Và trong sự tìm hiểu các bài
nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã chọn các nhân tố sau để xem xét sự ảnh hưởng tới quyết
định sử dụng dịch vụ E-banking tại các ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh. Đó là các nhân tố:
thông tin về e-banking, rủi ro bảo mật, chất lượng internet, lợi ích sử dụng, sự dễ dàng sử
dụng, lòng tin, chính sách của chính phủ, công nghệ. Vì sao chúng tôi chọn những nhân
tố này? Ta có mô hình sau:
36
Hình 3.1 - Mô hình dự kiến cho sự chấp nhận E-banking của khách hàng
Thông tin về E-banking: rất cần thiết đối với khách hàng vì nó giúp cho khách
hàng biết về dịch vụ E-banking.
Rủi ro bảo mật: đây là một vấn đề lớn khi ta tiếp cận E-banking vì vấn đề bảo
mật thông tin rất quan trọng, nếu khách hàng hài lòng với tính bảo mật cao của
E-banking thì khách hàng sẽ dễ chấp nhận nó.
Sự chấp nhận của khách
hàng
Thông tin về E-
banking
Chất lượng
internet
Rủi ro bảo mật
Lòng tin
Lợi ích sử dụng
Sự dễ dàng sử
dụng
Electronic Banking
Chính sách của
chính phủ
Công nghệ
37
Chất lượng internet: một nhân tố cũng quan trọng vì ngân hàng cần sự kết nối
internet tốt để có thực hiện các giao dịch điện tử.
Lợi ích sử dụng và sự dễ dàng sừ dụng: đây là hai nhân tố quan trọng trong mô
hình chấp nhận công nghệ mới như đề cập ở trên vì nó cho thấy được khách
hàng sẽ hài lòng như thế nào khi sử dụng dịch vụ trên.
Lòng tin: đóng vai trò quan trọng để xây dựng niềm tin của khách hàng đối với
những công nghệ do ngân hàng cung cấp.
Chính sách của chính phủ: đóng một vai trò thiết yếu để đem lại sự an toàn
trong thanh toán, chí phí thấp, một khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện dịch
vụ E-banking.
Hạ tầng công nghệ: là nhân tố xác định trình độ kiến thức về công nghệ của
người dân như thế nào. Đây cũng là một yếu tố cần thiết vì nếu như trình độ
công nghệ của người dân 1 nước không cao thì sẽ rất khó khăn trong vấn đề
tiếp cận.
Sau khi xác định các nhân tố đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát theo bảng khảo sát như
trong phần phụ lục. Với tổng cộng 300 bảng phát ra qua giấy, online… cho các khách
hàng (người lớn cũng như sinh viên) của nhiều ngân hàng tại Tp.Hồ Chí Minh. File điện
tử được gửi qua email hoặc có thể click chuột vào link
https://spreadsheets.google.com/spreadsheet/viewform?hl=en_US&authkey=CLa4-
4ED&formkey=dFdkQnIxZWZLTFlrMWstLTRSVmpIUXc6MQ#gid=0 kết quả thu
được 212 bản hợp lệ.
Các bảng câu hỏi bị bỏ trống nhiều, trả lời không thống nhất… đều bị loại bỏ trước khi
tiến hành nhập liệu.
38
3.2 Thống kê mô tả:
Sau đây là kết quả khảo sát mà nhóm chúng tôi thu được tương ứng với 32 câu hỏi.
Hình 3.2.1: Thông tin Ebanking 1
Số lượng người có tài khoản tại cái Ngân hàng có triển khai dịch vụ E-banking chiếm ưu
thế hơn so với người không biết đến, đạt 66% trong tổng số đáp viên.
Hình 3.2.2: Thông tin Ebanking 2
Thông tin E-banking mà các Ngân hàng cung cấp cho khách hàng khá đầy đủ, thể hiện ở
số lượng vượt trội khách hàng đồng ư với dịch vụ.
39
Hình 3.2.3 Thông tin Ebanking 3
Mặc dù được cho là thông tin chính xác, nhưng các khách hàng vẫn còn khá bàng quan
về mức độ đầy đủ cuả thông tin, tuy nhiên vẫn có một bộ phận khách hàng chấp nhận
Ngân hàng cung cấp thông tin là đầy đủ với họ, chiếm tỷ lệ 37%.
Hình 3.2.4.1 Sự hiểu biết cuả khách hàng về Internet Banking
Có trên 50% khách hàng biết đến hình thức Internet banking, đây cũng là hình thức mà
các Ngân hàng áp dụng phổ biến nhất.
40
Hình 3.2.4.2 Sự hiểu biết cuả khách hàng về SMS Banking
Với hình thức SMS Banking, vẫn còn nhiều khách hàng không biết về loại hình dịch vụ
này, chiếm 27,5% trong tổng số đáp viên.
Hình 3.2.4.3 Sự hiểu biết cuả khách hàng về Moblile Banking
Biểu đồ thống kê cuả Mobile banking có độ trải gần giống SMS Banking, và lượng đáp
viên không biết đến là 31%.
41
Hình 3.2.4.4 Sự hiểu biết cuả khách hàng về Phone Banking
Dịch vụ Phone Banking cũng giống như 2 hình thức trên, số đáp viên không biết đến dịch
vụ là 29,5%.
Hình 3.2.4.5 Sự hiểu biết cuả khách hàng về Home Banking
Có 45% đáp viên không biết đến dịch vụ Home Banking.
42
Hình 3.2.4.6 Sự hiểu biết cuả khách hàng về Call Centre
Đối với dịch vụ Call Centre, hình thức này được đáp viên biết đến nhiều nhất, số người
biết đến chiếm 69%. Dịch vụ này được áp dụng phổ biến và được khách hàng tin dùng.
Hình 3.2.5.1 Sự hiểu biết cuả khách hàng về chuyển khoản trực tuyến
Có nhiều khách hàng biết đến hình thức chuyển khoản trực tuyến qua Internet, tin nhắn,
điện thoại… số đáp viên có biết đến chiếm 73%, nhưng đáp viên hiểu rõ dịch vụ chỉ
chiếm 16% trong số đáp viên được phỏng vấn.
43
Hình 3.3.5.2 Sự hiểu biết cuả khách hàng về Thanh toán hoá đơn trực tuyến
Hình thức thanh toán hoá đơn mang đến sự tiện nghi cho khách hàng mà không phải đi
đến tận nơi thanh toán, cũng là một hình thức được triển khai và được đáp viên biết đến,
số người hiểu dịch vụ này chiếm 78%.
Hình 3.2.5.3 Sự hiểu biết cuả khách hàng về Mua thẻ trả trước trực tuyến
Đáp viên có biết đến hình thức mua thẻ trả trước cuả Ngân hàng, nhưng không nhiều đáp
viên thực sự hiểu rõ dịch vụ, số đáp viên biết đến dịch vụ chiếm 42%.
44
Hình 3.2.5.4 Sự hiểu biết cuả khách hàng về Nạp tiền di động trực tuyến
Có nhiều đáp viên biết đến hình thức nạp tiền di động trực tuyến, trong đó, số đáp viên
biết và hiểu đôi chút về dòng dịch vụ chiếm tỷ lệ 51%.
Hình 3.2.5.5 Sự hiểu biết cuả khách hàng về Truy vấn thông tin tỷ giá
Hình thức tìm hiểu thông tin thị trường như lãi suất, tỷ giá, thông tin tài khoản khách
hàng được nhiều đáp viên biết đến, số lượng đáp viên biết đến dịch vụ này chiếm tỷ lệ
72,5%.
45
Hình 3.2.6 Rủi ro bảo mật 1
Mức độ an toàn thông tin cuả chính khách hàng không được nhiều đáp viên quan tâm, tỷ
lệ người trung lập đối với tính riêng tư cá nhân cuả mình ở mức cao, đạt 45%.
Hình 3.2.7 Rủi ro bảo mật 2
Khách hàng còn thiếu niềm tin với hệ thống bảo mật cuả dịch vụ, lượng đáp viên đồng ư
với viện gian lận, thất thoát tiền khi dùng hệ thống ngân hàng điện tử chiếm đến 33%.
46
Hình 3.2.8 Rủi ro bảo mật 3
Hình thức sử dụng thẻ rất phổ biến tại Việt Nam, ngày càng có nhiều người lao động
được trả lýơng thông qua thẻ thanh toán, vì vậy số người cảm thấy đồng ư cao hơn, đạt
45%.
Hình 3.2.9 Rủi ro bảo mật 4
Nhiều đáp viên cho rằng họ có thể bị giả mạo thông tin, chiếm 37,3%
47
Hình 3.2.10 Chất lượng Internet 1
Vẫn còn một bộ phận khách hàng còn gặp các rắc rối khi tiếp cận với dịch vụ E-banking,
nhưng không chiếm tỷ lệ quá ca, chỉ 23%.
Hình 3.2.11 Chất lượng Internet 2
Internet ngày càng mở rộng và phát triển, vì vậy tốc độ tải dữ liệu cũng đã được cải thiện,
và đáp viên khá hài lòng với tốc độ Internet hiện nay.
48
Hình 3.2.12 Chất lượng Internet 3
Có 30% đáp viên đồng ư với sự đơn giản cuả trang web khi sử dụng E-banking, cụ thể là
Internet Banking.
Hình 3.2.13 Lợi ích sử dụng 1
68% đáp viên cho rằng E-banking rất hữu ích trong cuộc sống.
49
Hình 3.2.14 Lợi ích sử dụng 2
70% đáp viên đồng ư với tác vụ được thực hiện nhanh hơn, tiết kiệm nhiều thời gian.
Hình 3.2.15 Lợi ích sử dụng 3
67% đáp viên cảm thấy thuận tiện khi quản lý tài khoản. Với Ebanking, khách hàng có
thể kiểm tra và quản lý tài khoản cuả mình mọi lúc mọi nơi.
50
Hình 3.2.16 Lợi ích sử dụng 4
Có 41% đáp viên đồng ư với dịch vụ hỗ trợ trực tuyến 24/24 cuả Ngân hàng, trên thực tế,
hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có dịch vụ hỗ trợ trực tuyến 24/7.
Hình 3.2.17 Lợi ích sử dụng 5
74,5% đáp viên cho biết họ đồng ư sử dụng dịch vụ E-banking trong tương lai.
51
Hình 3.2.18 Sự đơn giản khi sử dụng 1
55% đáp viên cho rằng dịch vụ Ebanking dễ sử dụng. Các Ngân hàng cũng có những
hướng dẫn rõ ràng cho từng dịch vụ nhỏ, và có sự chuyên biệt trong từng nghiệp vụ rõ
ràng.
Hình 3.2.19 Sự đơn giản khi sử dụng 2
67% đáp viên đồng ư rằng để sử dụng E-banking, khách hàng chỉ cần làm quen bước đầu,
sau đó việc sử dụng sẽ rất dễ dàng.
52
Hình 3.2.19 Sự đơn giản khi sử dụng 3
Hầu hết đáp viên cho rằng hướng dẫn sử dụng dịch vụ Ebanking không phức tạp.
Hình 3.2.21 Sự đơn giản khi sử dụng 4
E-banking hoàn toàn có các hướng dẫn cụ thể khi khách hàng sử dụng internet hoặc gọi
đến tổng đài tự động để hiểu cách sử dụng dịch vụ, vì vậy có 51% khách hàng có thể sử
dụng dịch vụ ngân hàng điện tử mà không cần người khác hỗ trợ.
53
Hình 3.2.22 Lòng tin cuả khách hàng 1
Vì đa phần khách hàng còn nghi ngờ về độ an toàn và tính riêng tư thông tin, nên chỉ
31% khách hàng hài lòng với sự bảo mật cuả Ngân hàng.
Hình 3.2.23 Lòng tin cuả khách hàng 2
Đa phần các đáp viên thể hiện thái độ trung lập khi thực hiện giao dịch qua hệ thống ngân
hàng điện tử.
54
Hình 3.2.24 Lòng tin cuả khách hàng 3
Có 35% đáp viên cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ E Banking, và chỉ 6% đáp viên
cảm thấy không hài lòng.
Hình 3.2.25 Lòng tin cuả khách hàng 4
Khi khách hàng đã chọn Ngân hàng để đăng kư và sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử,
bản thân khách hàng cũng đã phải lýạ chọn trên cơ sở thân quen và uy tín, chất lượng cuả
Ngân hàng phục vụ mình, vì vậy có 57% khách hàng có sự tín nhiệm đối với Ngân hàng
mà khách hàng có tài khoản.
55
Hình 3.2.26 Sự hài lòng cuả khách hàng về chính sách Chính phủ
Đa phần đáp viên tỏ thái độ trung lập về chính sách chính phủ trong giai đoạn hiện nay.
Hình 3.2.27 Sự hài lòng cuả khách hàng về chính sách hỗ trợ phát triển Ebanking cuả
Chính phủ
Xét về góc độ Chính phủ có hỗ trợ cho sự phát triển cuả dịch vụ Ebanking, có 27% đáp
viên đồng ư.
56
Hình 3.2.28 Yếu tố công nghệ 1
Đa phần đáp viên đều biết sử dụng máy tính và internet, đạt 72,5%.
Hình 3.2.29 Yếu tố công nghệ 1
98% đáp viên có khả năng sử dụng máy tính cá nhân.
Hình 3.2.30 Yếu tố công nghệ 3
91.3% đáp viên có kết nối internet tại nhà, điều này thể hiện mức độ lan rộng cuả Internet
trong các năm gần đây.
57
Hình 3.2.31 Yếu tố công nghệ 3
52% đáp viên tin tưởng vào công nghệ mà Ngân hàng phục vụ đã cung cấp.
Hình 3.2.32 Yếu tố công nghệ 4
34% đáp viên cho rằng ngân hàng phục vụ mình đã cập nhật những công nghệ mới nhất.
3.3. Ứng dụng định lượng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả dịch
vụ e-banking theo góc nhìn từ khách hàng
Sau phần thống kê mô tả, dữ liệu tiếp tục được xử lý bằng SPSS. Sau khi mã hóa
và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua phân tích nhân tố (EFA), đánh giá độ tin cậy và tính hiệu
lực thông qua hệ số Alpha Cronbach… Kết quả thu được:
58
Chúng tôi mã hóa các câu hỏi theo các nhân tố như sau:
Câu 1,2,3: thông tin e-banking
Câu 6,7,8,9: rủi ro bảo mật
Câu 10,11,12: chất lượng internet
Câu 13,14,15,16,17: lợi ích sử dụng
Câu 18,19,20,21: sự đơn giản khi sử dụng
Câu 26,27: chính sách của chính phủ
Câu 28,29,30,31,32: công nghệ
Vậy có tổng cộng 27 biến (item) và số quan sát là 212 hơn 5 lần số biến nên phù
hợp điều kiện chạy định lượng. Tiếp theo, sau khi chạy SPSS ta thu được bảng
sau:
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
.607
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 3.413E3
df 351
Sig. .000
Ta thấy được:
KMO = 0,607 > 0,5 thỏa điều kiện thứ nhất (Hair và sộng sự, 2006)
Sig. (Barlett’s Test) = 0,000 < 0,05 thỏa điều kiện thứ hai (Hair và công sự,
2006)
Vậy đã đủ điều kiện đề chạy mô hình phân tích nhân tố
59
Tiếp theo, ta thu được các bảng sau:
Total Variance Explained
Compone
nt
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of
Squared Loadings
Rotation Sums of
Squared Loadings
Tota
l
% of
Varianc
e
Cumulativ
e %
Tota
l
% of
Varianc
e
Cumulativ
e %
Tota
l
% of
Varianc
e
Cumulativ
e %
1 8.33
3
30.863 30.863
8.33
3
30.863 30.863
5.01
1
18.558 18.558
2 3.28
2
12.155 43.018
3.28
2
12.155 43.018
3.91
1
14.485 33.043
3 2.46
6
9.135 52.153
2.46
6
9.135 52.153
3.39
8
12.586 45.629
4 1.98
8
7.363 59.516
1.98
8
7.363 59.516
2.25
5
8.352 53.981
5 1.62
8
6.031 65.547
1.62
8
6.031 65.547
1.94
7
7.210 61.191
6 1.31
0
4.853 70.400
1.31
0
4.853 70.400
1.87
3
6.936 68.127
7 1.13
7
4.212 74.612
1.13
7
4.212 74.612
1.44
7
5.359 73.487
8 1.03
0
3.815 78.427
1.03
0
3.815 78.427
1.33
4
4.941 78.427
9 .859 3.180 81.608
10 .760 2.816 84.424
60
11 .660 2.445 86.868
12 .596 2.207 89.075
13 .456 1.689 90.765
14 .416 1.540 92.305
15 .386 1.428 93.733
16 .299 1.106 94.839
17 .240 .890 95.729
18 .223 .827 96.557
19 .213 .790 97.347
20 .186 .687 98.034
21 .149 .551 98.585
22 .119 .441 99.026
23 .091 .336 99.362
24 .072 .268 99.630
25 .058 .214 99.844
26 .034 .126 99.970
27 .008 .030 100.000
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
Từ bảng Total Variance Explained ở trên, ta xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng
đến mô hình thì ta thấy được với 8 nhân tố, ta có Eigenvalues = 1,030 >1 đồng thời
phương sai tích lũy Cumulative % = 78,427% > 50% thỏa hai điều kiện nên mô hình bao
gồm 8 nhân tố cũng như 78,427% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 8 nhân tố
trên. Tiếp theo, ta có bảng Rotated Component Matrixa
61
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7 8
congnghe1 .911
loiich3 .911
loiich5 .835
loiich1 .804
loiich2 .800
dongian2 .550
congnghe5 .834
longtin1 .791
longtin3 .768
longtin2 .677
congnghe4 .648
longtin4 .629
dongian1 .543
loiich4 .777
thongtin2 .764
thongtin1 .705
thongtin3 .700
dongian4 .520
ruiro4 .827
ruiro2 .786
chatluong1 .621
congnghe3 .899
62
congnghe2 .886
chatluong2 .798
chatluong3 .713
ruiro1 .784
gov2 .811
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization.
a. Rotation converged in 8 iterations.
Sau khi điều chỉnh và loại bỏ các biến có hệ số truyền tải nhỏ hơn 0,5 , ta có 8 yếu tố
trên sẽ tương ứng với các biến như sau:
Nhân tố 1 – nhân tố lợi ích sử dụng : bao gồm các câu: 28,13,14,15,17,19
Nhân tố 2 – nhân tố lòng tin : bao gồm các câu: 32, 22,23,24,25,18,31
Nhân tố 3 – nhân tố thông tin e-banking : bao gồm các câu: 16, 1,2,3,21
Nhân tố 4 – nhân tố an toàn cho tài khoản khách hàng : bao gồm các câu:
7,9,10
Nhân tố 5 – nhân tố công nghệ : bao gồm các câu: 29,30
Nhân tố 6 – nhân tố chất lượng : bao gồm các câu: 11,12
Nhân tố 7 – nhân tố đảm bảo tính riêng tư : bao gồm các câu: 6
Nhân tố 8 – nhân tố chính sách của chính phủ : bao gồm các câu: 27
Qua phân tích nhân tố, ta đã loại bỏ các biến câu 8 (nhân tố rủi ro bảo mật), câu 20 (nhân
tố sự đơn giản), câu 26 (nhân tố chính sách chính phủ) vì hệ số truyền tải nhỏ hơn 5 hay
cũng có nghĩa là các biến này không ảnh hưởng tới mô hình chấp nhận e-banking của
khách hàng. Ta xem xét các câu đó là gì?
Câu 8: Khi sử dụng thẻ (một trong những sản phẩm của E-banking) anh/chị
cảm thấy an toàn hơn thanh toán tiền mặt?
63
Câu 20: Theo anh/chị, những hướng dẫn sử dụng dịch vụ E-banking tại
ngân hàng của các anh/chị có rườm rà, phức tạp?
Câu 26: Anh/chị không hài lòng với những chính sách của chính phủ về ngân
hàng điện tử trong giai đoạn hiện nay?
Vậy là, sau khi khảo sát các đối tượng ở Tp.Hồ Chí Minh, các yếu tố như: sự an
toàn khi sử dụng thẻ; hướng dẫn rườm rà, phức tạp; sự hài lòng về chính sách của
chính phủ về E-banking dường như có ư nghĩa thống kê hay nói một cách khác các
yếu tố này không ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng công nghệ E-banking
của khách hàng.
Tiếp theo, ta tiếp tục kiểm định độ tin cậy của các biến trong từng nhân tố thông qua
kiểm định Alpha Cronbach.
3.3.1 Nhân tố 1 – nhân tố lợi ích sử dụng
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
.857 6
Ta thấy được nhân tố lợi ích sử dụng gồm 6 biến với Cronbach's Alpha = 0,857 >
0,6 nên dữ liệu là đáng tin cậy (Nunnally và Burstein, 1994) bao gồm:
dongian2: Theo anh/chị việc học sử dụng dịch vụ E-banking không mất nhiều thời
gian?
congnghe1: Anh/chị có biết về máy vi tính và internet?
loiich1: Anh/chị thấy dịch vụ E-banking có hữu ích trong công việc và cuộc sống?
loiich2: Sử dụng dịch vụ E-banking cho phép anh/chị thực hiện các tác vụ ngân
hàng nhanh hơn?
64
loiich3: Sử dụng dịch vụ E-banking sẽ thuận tiện hơn trong việc quản lý tài khoản
của anh/chị ?
loiich5: Anh/ chị nghĩ mình sẽ dùng dịch vụ E-banking trong tương lai?
Item-Total Statistics
Scale Mean
if Item
Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item Deleted
dongian2 13.40 5.292 .499 .866
congnghe1 13.29 5.212 .672 .829
loiich1 13.36 5.236 .761 .816
loiich2 13.38 5.242 .615 .840
loiich3 13.36 5.147 .728 .819
loiich5 13.33 5.184 .658 .831
Nhìn vào bảng trên, ta thấy được biến loiich 1 có ảnh hưởng quan trọng tới nhân tố
lợi ích sử dụng vì khi bỏ đi biến này thì độ tin cậy sẽ giảm xuống, cronbach’s alpha =
0,816. Tương tự, các biến loiich2, loiich3, loiich5 đều có ảnh hưởng quan trọng đến nhân
tố lợi ích sử dụng để rồi từ đó, nhân tố lợi ích sử dụng sẽ ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng công nghệ E-banking. Ngoài ra, hai biến dongian2 và congnghe1 cũng có ảnh
hưởng tới nhân tố này. Điều đó cho ta thấy được: nếu như khách hàng có kiến thức căn
bản về internet và máy tính cũng như nhanh chóng trong việc học cách sử dụng E-
banking thì khách hàng sẽ thấy được sự ích lợi của e-banking rõ hơn.
3.3.2 Nhân tố 2 – Nhân tố lòng tin
65
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
.849 7
Ta thấy được nhân tố lòng tin gồm 7 biến với Cronbach's Alpha = 0,849 > 0,6 nên
dữ liệu là đáng tin cậy (Nunnally và Burstein, 1994) bao gồm:
congnghe5: Anh/ chị nghĩ rằng ngân hàng của mình đã cập nhật những công nghệ
mới nhất?
longtin1: Anh/chị nghĩ mình hài lòng với sự bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện
tử tại ngân hàng của anh/chị?
longtin3: Anh/chị có hài lòng với dịch vụ E-banking mà ngân hàng của anh/chị đã
cung cấp?
longtin2: Anh/ chị có cảm thấy an toàn khi thực hiện giao dịch thông qua trang
web của ngân hàng?
congnghe4: Anh/chị có tin tưởng vào công nghệ mà ngân hàng của anh/chị đã
cung cấp?
longtin4: Anh/chị có sự tín nhiệm cao đối với ngân hàng mà các anh/chị có tài
khoản?
dongian1: Anh/chị có thấy các dịch vụ E-banking dễ sử dụng?
Item-Total Statistics
Scale Mean
if Item
Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item Deleted
congnghe5 13.96 8.042 .549 .838
longtin1 13.98 7.978 .622 .826
66
longtin3 13.85 7.387 .824 .795
longtin2 14.04 8.304 .574 .833
congnghe4 13.65 8.447 .477 .847
longtin4 13.54 7.681 .715 .812
dongian1 13.63 8.453 .512 .841
Nhìn vào bảng trên, ta thấy được biến longtin3 có ảnh hưởng quan trọng tới nhân
tố lòng tin vì khi bỏ đi biến này thì độ tin cậy sẽ giảm xuống, cronbach’s alpha = 0,795.
Tương tự, các biến longtin1, longtin2, longtin4 đều có ảnh hưởng quan trọng đến nhân tố
lòng tin để rồi từ đó, nhân tố lòng tin sẽ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng công nghệ E-
banking. Ngoài ra, 3 biến congnghe5, congnghe4, dongian1 cũng có ảnh hưởng đến nhân
tố này. Điều đó cho ta thấy được: việc ngân hàng luôn cập nhật các công nghệ mới, khách
hàng tin tưởng công nghệ của ngân hàng mình là hiện đại , là tốt nhất cũng như sự đơn
giản trong việc sử dụng dịch vụ E-banking sẽ góp phần nâng cao lòng tin vào dịch vụ E-
banking mà ngân hàng cung cấp .
3.3.3 Nhân tố 3 – nhân tố thông tin e-banking
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
.762 5
Ta thấy được nhân tố thông tin về e-banking gồm 5 biến với Cronbach's Alpha =
0,762 > 0,6 nên dữ liệu là đáng tin cậy (Nunnally và Burstein, 1994) bao gồm:
loiich4: Ngân hàng của anh/chị có cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến về
dịch vụ E-banking 24/24 cho khách hàng?
67
thongtin2: Theo anh/chị, việc cung cấp thông tin về dịch vụ E-banking của ngân
hàng cho anh/ chị có chính xác ?
thongtin1: Anh/chị có biết về dịch vụ E-banking (Ngân hàng điện tử) của ngân
hàng mà các anh/chị đang có tài khoản?
thongtin3: Theo anh/chị, việc cung cấp thông tin về dịch vụ E-banking của ngân
hàng cho anh/ chị có đầy đủ ?
dongian4: Anh/chị nghĩ mình có thể sử dụng dịch vụ E-banking mặc dù không có
sự chỉ dẫn của người khác?
Item-Total Statistics
Scale Mean
if Item
Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item Deleted
loiich4 7.80 3.216 .540 .716
thongtin2 7.72 3.177 .597 .697
thongtin1 9.52 3.306 .695 .680
thongtin3 7.84 3.231 .546 .714
dongian4 7.84 3.110 .383 .794
Nhìn vào bảng trên, ta thấy được biến thongtin 1 có ảnh hưởng quan trọng tới
nhân tố thông tin về e-banking vì khi bỏ đi biến này thì độ tin cậy sẽ giảm xuống,
cronbach’s alpha = 0,680. Tương tự, các biến thongtin2,thongtin3 đều có ảnh hưởng quan
trọng đến nhân tố thông tin về e-banking để rồi từ đó, nhân tố thông tin e-banking sẽ ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng công nghệ e-banking (biết về các dịch vụ e-banking rõ
hơn thì dễ sử dụng dịch vụ e-banking hơn). Ngoài ra, hai biến dongian4 và loiich4 cũng
có ảnh hưởng tới nhân tố này. Điều đó cho ta thấy được: nếu như ngân hàng có cung cấp
dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật 24/24 thì khách hàng sẽ nắm được được thông tin về dịch vụ rõ
68
hơn và từ đó, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ E-banking mà không cần đến sự giúp đỡ
.
3.3.4 Nhân tố 4 – nhân tố an toàn cho tài khoản khách hàng
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
.641 3
Ta thấy được nhân tố an toàn cho tài khoản khách hàng gồm 3 biến với Cronbach's
Alpha = 0,641 > 0,6 nên dữ liệu là đáng tin cậy (Nunnally và Burstein, 1994) bao gồm:
ruiro2: Theo anh/chị, có thể gian lận hoặc thất thoát tiền khi sử dụng E-banking?
ruiro4: Khi sử dụng dịch vụ E-banking, anh/chị có nghĩ rằng mình sẽ bị giả mạo
thông tin?
chatluong1: Anh/chị có gặp nhiều vấn đề trong việc tiếp cận dịch vụ E-banking
thông qua internet?
Item-Total Statistics
Scale Mean
if Item
Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item Deleted
ruiro2 4.00 1.592 .455 .538
ruiro4 3.92 1.663 .447 .547
chatluong
1
4.08 1.814 .453 .543
69
Nhìn vào bảng trên, ta thấy được biến ruiro2 có ảnh hưởng quan trọng tới nhân tố
an toàn cho tài khoản khách hàng vì khi bỏ đi biến này thì độ tin cậy sẽ giảm xuống
cronbach’s alpha = 0,538. Tương tự, biến ruiro4 cũng ảnh hưởng đến nhân tố an toàn cho
tài khoản khách hàng để rồi từ đó, nhân tố an toàn cho tài khoản khách hàng sẽ ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng công nghệ e-banking. Ở đây, ta thấy được nhân tố rủi ro
ban đầu mà chúng ta dự kiến đã chia thành 2 nhân tố: một là nhân tố an toàn cho tài
khoản khách hàng, hai là nhân tố đảm bảo tính riêng tư (mà sẽ nhắc đến trong phần sau).
Ngoài ra, biến chatluong1 cũng có ảnh hưởng tới nhân tố này. Điều đó cho ta thấy được:
nếu việc tiếp cận dịch vụ E-banking thông qua internet gặp vấn đề thì cũng sẽ gia tăng rủi
ro khi tiếp cận dịch vụ E-banking và sẽ cản trở sự chấp nhận dịch vụ e-banking của khách
hàng.
3.3.5 Nhân tố 5 – nhân tố công nghệ
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
.807 2
Ta thấy được nhân tố công nghệ gồm 2 biến với Cronbach's Alpha = 0,807 > 0,6
nên dữ liệu là đáng tin cậy (Nunnally và Burstein, 1994) bao gồm:
congnghe3: Anh/chị có kết nối internet ở nhà?
congnghe2: Anh/chị có khả năng sử dụng máy tính cá nhân?
70
Item-Total Statistics
Scale Mean
if Item
Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item Deleted
congnghe3 1.00 .042 .715 .a
congnghe2 .96 .082 .715 .a
a. The value is negative due to a negative average covariance
among items. This violates reliability model assumptions. You
may want to check item codings.
Với chỉ 2 biến congnghe2, congnghe3, ta thấy được nhân tố công nghệ có độ tin
cậy cao trong việc có tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ e-banking của khách hàng.
Điều đó cho ta thấy được: kết cấu hạ tầng công nghệ góp phần rất quan trọng cho quyết
định chấp nhận của khách hàng, nếu có điều kiện về thiết bị công nghệ trong gia đình thì
mới sử dụng được dịch vụ e-banking.
3.3.6 Nhân tố 6 – nhân tố chất lượng
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
.420 2
Ta thấy được nhân tố chất lượng bao gồm 2 biến với Cronbach's Alpha = 0,420 <
0,6 nên dữ liệu không đáng tin cậy (Nunnally và Burstein, 1994). Khi đó, ta phải xem xét
bỏ đi biến nào để Cronbach’s Alpha >0,6.
71
Item-Total Statistics
Scale Mean
if Item
Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item Deleted
chatluong
2
2.21 .361 .266 .a
chatluong
3
2.19 .349 .266 .a
a. The value is negative due to a negative average covariance
among items. This violates reliability model assumptions. You
may want to check item codings.
Tuy nhiên, nhân tố an toàn chỉ bao gồm 2 biến chatluong2, chatluong3 nếu bỏ đi một
biến thì kiểm định cronbach’s alpha không thực hiện được.
3.3.7 Nhân tố 7 – nhân tố đảm bảo tính riêng tư
Ở đây, nhân tố đảm bảo tính riêng tư (được tách ra từ nhân tố rủi ro bảm mật ban
đầu) chỉ có một biến nên ta không sử dụng cronbach’s alpha để kiểm định độ tin cậy
được.
3.3.8 Nhân tố 8 – nhân tố chính sách của chính phủ
Ở đây, nhân tố chính sách của chính phủ chỉ có một biến nên ta không sử dụng
cronbach’s alpha để kiểm định độ tin cậy được.
Kết luận: vậy là có tổng cộng 8 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận dịch
vụ E-banking. Tuy nhiên, các nhân tố chất lượng, nhân tố đảm bảo tính riêng tư, nhân tố
72
chính sách của chính phủ trong phạm vi của bài nghiên cứu này chúng tôi, không kiểm
định được độ tin vậy của các nhân tố này. Nhưng sự ảnh hưởng của các nhân tố này về
mặt lý thuyết là có xảy ra.
73
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỊCH VỤ E-BANKING TẠI CÁC NGÂN HÀNG Ở TP.HỒ
CHÍ MINH
Sau khi nghiên cứu từ nhiều bài nghiên cứu cùng với kết quả kiểm định mô hình
chấp nhận công nghệ E-banking, nhóm chúng tôi đề xuất một số giải pháp để có thể nâng
cao chất lượng hoạt động và hiệu quả của dịch vụ e-banking.
4.1 Về công nghệ:
4.1.1 Phát triển hạ tầng cơ sở và đầu tư công nghệ hiện đại:
Các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần chú trọng đầu tư vào công nghệ bảo
mật và an toàn dữ liệu từ các nước có công nghệ tiên tiến. Trong vấn đề an toàn và bảo
mật trong giao dịch, các Ngân hàng thương mại Việt Nam nên kết hợp các phương thức
xác thực và bảo mật với nhau như vừa sử dụng bàn phím ảo vừa sử dụng OTP Token
chẳng hạn. Việc đảm bảo tính bảo mật, an toàn sẽ tạo được lòng tin nơi khách hàng, tạo
cho khách hàng sự thoải mái, yên tâm khi sử dụng dịch vụ.
Các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các đối
tác chiến lược, mời các chuyên gia nước ngoài tư vấn việc đầu tư và sử dụng các công
nghệ bảo mật, công nghệ thanh toán an toàn.
Không ngừng đầu tư phát triển hạ tầng hệ thống mạng, cần nâng cấp mở rộng
đường truyền với băng thông rộng, dung lượng lớn, tốc độ cao. Việc cải thiện đường
truyền sẽ giúp giải quyết khó khăn về mặt truyền tin trên mạng, hạn chế tối đa sự nghẽn
mạng ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ.
4.1.2 Đẩy mạnh việc liên kết giữa các Ngân hàng thương mại Việt Nam với
nhau và liên kết với các nhà sản xuất công nghệ:
Các Ngân hàng thương mại Việt Nam nên tổ chức hội thảo thường xuyên để chia
sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong việc ứng dụng các thành tựu công nghệ mạng Internet vào
74
trong các hoạt động kinh doanh của mình, tiến đến xây dựng dịch vụ E-Banking hiệu quả
hơn và chuyên nghiệp hơn.
Cần tăng cường hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các hãng sản xuất công nghệ,
các tổ chức tài chính-ngân hàng khu vực và thế giới. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ nhiều
mặt: Tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm… của các nước và tổ chức quốc tế để từng bước
đưa trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam đến trình độ cao.
4.2 Về dịch vụ:
4.2.1. Giải pháp tăng cường tuyên truyền để khuyến khích sự tiếp cận và sử
dụng dịch vụ e-banking
Hiện nay lượng khách hàng sử dụng dịch vụ E-banking còn ít, do đó chiến lược
quảng bá để nhân rộng việc cung ứng sản phẩm dịch vụ E-banking sẽ giúp các Ngân
hàng thương mại Việt Nam mở rộng thị trường. Các Ngân hàng thương mại Việt Nam
cần phải có chiến lược tiếp thị khách hang, cần làm cho khách hàng hiểu được dịch vụ E-
banking là gì, nó mang lại cho họ những tiện ích gì hơn hẳn so với dịch vụ truyền thống
mà lâu nay họ vẫn sử dụng. Các Ngân hàng thương mại Việt Nam nên tổ chức các buổi
hội thảo, hội nghị khách hàng để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ NH điện tử nói chung
và dịch vụ ngân hàng điện tử E-banking nói riêng, tổ chức các chương trình khuyến mãi
hấp dẫn, nhân viên cần chủ động tư vấn dịch vụ E-banking, cung cấp những thông tin cần
thiết cho khách hàng, tăng cường bán chéo sản phẩm,…
4.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ:
Trong điều kiện hiện nay, khi mà dịch vụ E-banking được các ngân hàng đặc biệt
chú trọng phát triển dẫn đến tương đồng về vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến thì chất
lượng dịch vụ được đặt ra như một thế mạnh cạnh tranh của mỗi ngân hàng.Tập trung
cho chất lượng dịch vụ để thõa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng như:
• Đặt ra chính sách chăm sóc khách hàng thân thiết đối với dịch vụ
75
• Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống thu nhận, phản hồi và xử lý khiếu nại của
khách hàng tốt hơn để có thể quản lý được các vấn đề phát sinh, từ đó có được sự
điều chỉnh phù hợp.
• Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt chú ý đến việc phát triển
nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao. Do E-banking là một dịch vụ đòi hỏi tính
công nghệ cao, để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì việc phát triển
nguồn nhân lực có trình độ công nghệ cao là rất quan trọng, quyết định đến việc
vận hành của hệ thống.
4.3 Hạn chế các rủi ro bảo mật
Việc quản lý và phòng ngừa các loại rủi ro là điều hết sức cần thiết và quan trọng,
nó có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng, năng lực hoạt động của ngân hàng, và
đặc biệt là ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của khách hàng và quyết định sử dụng dịch vụ.
Các giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro gồm: Xác định rõ trách nhiệm của nhân viên trong
việc giám sát xây dựng và duy trì các chính sách an ninh của ngân hàng; thực hiện kiểm
tra trực tiếp đầy đủ để ngăn ngừa các hành vi truy cập thực tế chưa được phép trong môi
trường máy tính. Các mối quan hệ với đối tác thứ ba cũng phải được giám sát chặt chẽ.
Ngoài ra, để giảm bớt rủi ro bảo mật cũng như tạo sự an toàn cho tài khoản của khách
hàng, các ngân hàng cần lưu ý các vấn đề: giảm tính phức tạp của dịch vụ; tăng tính bắt
mắt, tính hữu hình của dịch vụ; gia tăng độ tin cậy của dịch vụ; tăng cường tính thử
nghiệm của dịch vụ. Và trong một hội thảo về “7 lỗ hổng của internet banking” tại công
ty An ninh mạng Bkis vào ngày 14/4/2010 đã đề cập đến vấn đề quan trọng này. Từ đó,
công ty đã xác định 7 lỗ hổng cũng như biện pháp khắc phục – một điều rất tốt để các
ngân hàng nhận diện và áp dụng – như sau:
76
Hình 4.3 Nguy cơ rủi ro bảo mật và biện pháp khắc phục.
Nguồn:
lo-hong-cua-internet-banking-tai-viet-nam/
77
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN
Bước sang thế kỷ 21 - thế kỷ bùng nổ công nghệ thông tin, thị trường dịch vụ ngân
hàng thương mại cũng không nằm ngoài việc phải đổi mới công nghệ để tạo ra sự thuận
lợi nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, vấn đề đó không khỏi gặp nhiều bất cập, đặc biệt là ở
Việt Nam, khi thị trường dịch vụ ngân hàng thương mại của ta còn quá non trẻ so với các
nước khác trên thế giới thì việc ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking) là hết
sức khó khăn. Chính vì thế, mỗi ngân hàng cần có một lộ trình thích hợp để có thể ứng
dụng dịch vụ E-banking một cách tốt nhất để không ành hưởng đến hoạt động hiện tại
của ngân hàng. Tùy vào mỗi ngân hàng mà các nhân tố: thông tin về e-banking, rủi ro bảo
mật, chất lượng internet, lợi ích sử dụng, sự dễ dàng sử dụng, lòng tin sẽ có sự ảnh hưởng
đến khách hàng mạnh, yếu khác nhau. Từ đó, các ngân hàng sẽ tính toán đưa vào các giải
pháp tác động các nhân tố đó nhằm nâng cao sự chấp nhận sử dụng dịch vụ E-banking
của khách hàng. Ngoài ra, kết cấu hạ tầng công nghệ, chính sách của chính phủ… cũng là
những nhân tố nền tảng quan trọng vì chỉ khi có khách hàng có kiến thức nhất định về
công nghệ (ít nhất là máy vi tính và internet) cũng như có điều kiện căn bản về kỹ thuật
(có mạng, có máy tính…) thì khách hàng mới dễ tiếp cận đến dịch vụ E-banking. Không
chỉ thế, khi chưa có một chính sách phát triển E-banking, luật về dịch vụ E-banking… thì
sẽ ảnh hưởng tới quyết định sử dụng của khách hàng vì không có một điều luật nào bảo
vệ lợi ích của khách hàng khi xảy ra xung đột. Chính vì vậy, sự quan tâm của chính phủ
trong việc phát triển dịch vụ E-banking cũng là một điều hết sức quan trọng. Luôn luôn
có những khó khăn nếu muốn vươn lên tầm cao mới, thị trường ngân hàng thương mại
của nước ta cũng còn quá non trẻ so với thế giới nhưng nếu nỗ lực, xác định phương pháp
đúng đắn thì dịch vụ E-banking sẽ nhanh chóng phát triển tại các ngân hàng thương mại
Tp.Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung tạo một tương lai mới cho ngành ngân
hàng Việt Nam.
78
PHỤ LỤC
BẢNG KHẢO SÁT
Xin chào các anh chị. Chúng tôi là nhóm nghiêm cứu đến từ trường Đại học Kinh Tế
TP.HCM. Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng hoạt
động và hiệu quả dịch vụ E-banking (Ngân hàng điện tử) tại các ngân hàng ở
TP.HCM trong giai đoạn 2010-2015”. Rất mong các anh chị giúp chúng tôi hoàn
thành bản khảo sát này. Chúng tôi xin cam kết sẽ bảo mật thông tin mà anh chị đã
cung cấp. Anh/chị vui lòng đánh dấu x vào sau câu trả lời mà mình chọn.
1. Anh/chị có biết về dịch vụ E-banking (Ngân hàng điện tử) của ngân hàng mà
các anh/chị đang có tài khoản?
a) Có
b) Không
2. Theo anh/chị, việc cung cấp thông tin về dịch vụ E-banking của ngân hàng cho
anh/ chị có chính xác ?
a) Hoàn toàn không đồng ý
b) Không đồng ý
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
3. Theo anh/chị, việc cung cấp thông tin về dịch vụ E-banking của ngân hàng cho
anh/ chị có đầy đủ ?
a) Hoàn toàn không đồng ý
b) Không đồng ý
c) Trung lập
79
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
4. Anh/chị có biết đến những phương thức giao dịch của ngân hàng điện tử nào sau đây
hay không?
1- Chưa biết đến bao giờ; 4- Biết và hiểu chút ít;
2- Có nghe nói đến; 5- Biết và hiểu rất rõ.
3- Nghe và biết sơ sơ;
STT DỊCH VỤ 1 2 3 4 5
1
Internet Banking (Truy cập vào website và giao dịch với
ngân hàng).
2
SMS Banking (Giao dịch với ngân hàng bằng cách nhắn
tin qua điện thoại di động).
3
Mobile Banking (Giao dịch với ngân hàng trên điện
thoại di động bằng cách cài ứng dụng mobile banking
vào).
4
Phone Banking (Giao dịch với ngân hàng bằng cách gọi
điện đến tổng đài trả lời tự động).
5
Home Banking (Truy cập và giao dịch với ngân hàng tại
nhà hoặc cơ quan qua mạng nội bộ do ngân hàng xây
dựng)
6
Call Centre (Gọi điện nghe tư vấn trực tiếp từ tổng đài
viên).
Khác:Xin đánh vào đây
80
5. Anh/chị có biết đến những dịch vụ ngân hàng điện tử nào sau đây hay không?
1- Chưa biết đến bao giờ; 4- Biết và hiểu chút ít;
2- Có nghe nói đến; 5- Biết và hiểu rất rõ.
3- Nghe và biết sơ sơ;
STT DỊCH VỤ 1 2 3 4 5
1
Chuyển khoản trực tuyến (qua internet, nhắn tin, gọi
điện thoại).
2
Thanh toán hóa đơn trực tuyến (qua internet, nhắn tin,
gọi điện thoại).
3
Mua thẻ trả trước trực tuyến (qua internet, nhắn tin, gọi
điện thoại).
4
Nạp tiền di động trực tuyến (qua internet, nhắn tin, gọi
điện thoại).
5
Truy vấn thông tin tỷ giá, lãi suất, thông tin tài khoản,
giao dịch, …
Khác:Xin đánh vào đây
6. Theo anh/chị, việc sử dụng E-banking có thể không đảm bảo tính riêng tư?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
81
7. Theo anh/chị, có thể gian lận hoặc thất thoát tiền khi sử dụng E-banking?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
8. Khi sử dụng thẻ (một trong những sản phẩm của E-banking) anh/chị cảm thấy
an toàn hơn thanh toán tiền mặt?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
9. Khi sử dụng dịch vụ E-banking, anh/chị có nghĩ rằng mình sẽ bị giả mạo thông
tin?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
10. Anh/chị có gặp nhiều vấn đề trong việc tiếp cận dịch vụ E-banking thông qua
internet?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
82
e) Hoàn toàn đồng ý
11. Anh/chị hài lòng với tốc độ của internet khi anh/chị sử dụng các dịch vụ của E-
banking?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
12. Ngân hàng của anh/chị có cung cấp giao diện web đơn giản khi dùng dịch vụ
e-banking nếu tốc độ của mạng internet chậm?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
13. Anh/chị thấy dịch vụ E-banking có hữu ích trong công việc và cuộc sống?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
14. Sử dụng dịch vụ E-banking cho phép anh/chị thực hiện các tác vụ ngân hàng
nhanh hơn?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
83
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
15. Sử dụng dịch vụ E-banking sẽ thuận tiện hơn trong việc quản lý tài khoản của
anh/chị ?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
16. Ngân hàng của anh/chị có cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến về dịch
vụ E-banking 24/24 cho khách hàng?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
17. Anh/ chị nghĩ mình sẽ dùng dịch vụ E-banking trong tương lai?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
18. Anh/chị có thấy các dịch vụ E-banking dễ sử dụng?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
84
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
19. Theo anh/chị việc học sử dụng dịch vụ E-banking không mất nhiều thời gian?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
20. Theo anh/chị, những hướng dẫn sử dụng dịch vụ E-banking tại ngân hàng của
các anh/chị có rườm rà, phức tạp?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
21. Anh/chị nghĩ mình có thể sử dụng dịch vụ E-banking mặc dù không có sự chỉ
dẫn của người khác?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
85
22. Anh/chị nghĩ mình hài lòng với sự bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử tại
ngân hàng của anh/chị?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
23. Anh/ chị có cảm thấy an toàn khi thực hiện giao dịch thông qua trang web của
ngân hàng?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
24. Anh/chị có hài lòng với dịch vụ E-banking mà ngân hàng của anh/chị đã cung
cấp?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
25. Anh/chị có sự tín nhiệm cao đối với ngân hàng mà các anh/chị có tài khoản?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
86
e) Hoàn toàn đồng ý
26. Anh/chị không hài lòng với những chính sách của chính phủ về ngân hàng điện
tử trong giai đoạn hiện nay?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
27. Theo anh/chị, chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của
ngân hàng điện tử?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
28. Anh/chị có biết về máy vi tính và internet?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
29. Anh/chị có khả năng sử dụng máy tính cá nhân?
a) Không
b) Có
87
30. Anh/chị có kết nối internet ở nhà?
a) Không
b) Có
31. Anh/chị có tin tưởng vào công nghệ mà ngân hàng của anh/chị đã cung cấp?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
32. Anh/ chị nghĩ rằng ngân hàng của mình đã cập nhật những công nghệ mới
nhất?
a) Hoàn toàn không đồng ý.
b) Không đồng ý.
c) Trung lập
d) Đồng ý
e) Hoàn toàn đồng ý
Cảm ơn các anh/chị đã giúp chúng tôi thực hiện bản khảo sát này
88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Anh
1. Jiaqin Yang* and Kh Tanveer Ahmed (2009), “Recent trends and developments in
e-banking in an underdeveloped nation – an empirical study”, Int. J. Electronic
Finance, Vol. 3, No. 2, 2009
2. Jiaqin Yang*, Mike Whitefield and Katja Boehme (2007), “New issues and
challenges facing e-banking in rural areas: an empirical study”, Int. J. Electronic
Finance, Vol. 1, No. 3, 2007
3. F. Mishkin, “The economics of Money, Banking and Financial Markets”, Seventh
edition
4. Electronic Banking Services for the Poor in Viet Nam,
www.bwtp.org/pdfs/arcm/CasestudyVietnam.pdf
5. Salman Shamim & Kashif Sardar (2010), “Electronic banking & e-readiness
adoption byCommercial Banks in Pakistan”
6. “Management andSupervision ofCross-Border ElectronicBanking Activities”, July
2003
7. Arne Floh and Horst Treiblmaier (2006), “WHAT KEEPS THE E-BANKING
CUSTOMER LOYAL? A MULTIGROUP ANALYSIS OF THE MODERATING
ROLE OF CONSUMER CHARACTERISTICS ON E-LOYALTY IN THE
FINANCIAL SERVICE INDUSTRY”, Journal of Electronic Commerce
Research, VOL 7, NO.2, 2006
8. Saleh M. Nsouli and Andrea Schaechter, “Challenges of the "E-Banking
Revolution"
9. Jaikumar Vijayan, “Cyberattacks raise e-banking security fears”
10.
89
Tài liệu tiếng Việt
1. PGS.TS. Sử Đình Thành – TS. Vũ Thị Minh Hằng, Giáo trình Nhập Môn Tài
Chính Tiền Tệ, Tr.270
2. PGS.TS. Trần Hoàng Ngân – TS. Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình Thanh Toán
Quốc Tế, Tr. 11, 12
3. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại,
Tr.266-268
4. Giáo trình Thanh Toán Quốc Tế, Chủ biên: PGS.TS. Trần Hoàng Ngân – TS.
Nguyễn Minh Kiều, Tr.247
5. Th.s Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2005), “Kinh doanh bảo hiểm – một hoạt động
dịch vụ cuả Ngân hàng Thương mại”, tạp chí Ngân hàng số 8/2005
6. Trương Thị Vân Anh (2008), Báo cáo “Ứng dụng mô hình chấp nhận công nghệ
trong nghiên cứu ebanking ở Việt Nam”
7. Nguyễn Đình Thắng, “Ứng dụng Ngân Hàng điện tử trong việc thanh toán không
dùng tiền mặt”
8. PGS. TS. Trần Hoàng Ngân & Ngô Minh Hải (2006), “Sự phát triển Ngân hàng
điện tử (E-Banking) tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Phát triển
9. Trần Kiên (2004), “Môi giới tiền tệ và loại hình dịch vụ mới sắp ra đời.”, báo
Người Lao Động Điện tử.
10. Cùng các trang mạng thông tin tiện tử cuả các Ngân hàng được đề cập trong bài
viết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CONG TRINH NCKH.pdf