- Trong hành trình du lịch của khách để thỏa mãn các mục đích du lịch khác nhau thì nhu cầu ăn uống không thể thiếu được.
- Kinh doanh nhà hàng đóng một ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch.
+ Góp phần đưa tài nguyên du lịch của một vùng và khai thác và sử dụng.
+ Khai thác các món ăn địa phương cũng góp phần tích cực trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo của địa phương, của một vùng, một quốc gia.
40 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 2951 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng phục vụ tiệc buffet sáng tạo nhà hàng khách sạn Hoàng Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong tình hình phát triển chung của đất nước, du lịch ngày càng phát triển ở Việt Nam, ngành du lịch trong thời kỳ khá đặc biệt giai đoạn cuối của sự hình thành và giai đoạn đầu của sự phát triển, những nhận thức cho mỗi người dân ngày càng tăng lên đáng kể. Việt Nam đã và đang thu hút được khách quốc tế đến tham quan. Vì vậy ăn uống nghĩ ngơi là điều kiện không thể thiếu, đây cũng chính là cơ sở để nhà hàng trực thuộc khách sạn ra đời. Phục vụ cho người khách cư trú ngay tại khách sạn. Dù bất cứ vai trò nào thì nhà hàng luôn giữ vị trí quan trọng, bởi vì ăn uống còn là văn hóa, khách hàng đến từ những vùng miền khác nhau trên đất nước hay xã hơn là từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Họ mang theo những nền văn hóa khác nhau. Ẩm thực trở thành cầu nối giữa mọi người, giữa vùng miền và giữa các quốc gia.
Tam Kỳ là một thành phố trẻ và đang phát triển từng ngày. Nhưng ở Tam Kỳ cũng có sông, có núi, có biển và chúng ta tự hào. Biển ở Tam Kỳ tuy không đẹp nhưng cũng đáng kể. Ngoài những điều kiện đó thì Tam Kỳ cũng được nói đến là vị trí quan trọng để cho các nhà hàng và khách sạn mọc lên.
Và nhiều nhà hàng, khách sạn ra đời trong điều kiện đó là một trong những khách sạn trẻ mới hình thành, khi những dịch vụ ăn uống xuất hiện ở khắp nơi thì việc nâng cao chất lượng, số lượng món ăn là điều vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực khách. Trong quá trình thực tập tại nhà hàng được trực tiếp phục vụ và quan sát, em nhận thấy chất lượng phục vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút khách. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TIỆC BUFFET SÁNG TẠO NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN HOÀNG NGỌC” trong thời gian đến làm báo cáo tốt nghiệp của mình. Hy vọng với đề tài này sẽ góp phần nâng cao uy tín, chất lượng phục vụ trong nhà hàng, khách sạn “Hoàng Ngọc”
Nội dung bài báo cáo được chia làm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận
Phần II: Thực trạng về quy trình phục vụ tiệc BUFET sáng tại nhà hàng khách sạn Hoàng Ngọc.
Trong thời gian thực tập tại khách sạn và để hoàn thành chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của cô Trần Thị Mai Trang và sự giúp đỡ của Ban giám đốc cùng tập thể công nhân viên của khách sạn Hoàng Ngọc.
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Khái niệm và phân loại nhà hàng:
1. Khái niệm nhà hàng:
Nhà hàng là một doanh nghiệp tổ chức kinh doanh phục vụ ăn uống với chất lượng cao, có nguồn vốn xác định và hoạt động với mục đích sinh lợi.
2. Phân loại nhà hàng:
2.1. Căn cứ vào tính độc lập:
Trong quá trình hoạt động của nhà hàng người ta phân thành 2 hình thức hoạt động.
- Nhà hàng độc lập
- Nhà hàng trực thuộc khách sạn.
2.2. Căn cứ vào chất lượng phục vụ:
- Căn cứ vào kiến trúc, đội ngũ nhân viên, sự đa dạng và chất lượng của món ăn.
2.3. Căn cứ vào đặc điểm của các món ăn, đồ uống mà nhà hàng phục vụ:
- Nhà hàng đặc sản
- Nhà hàng Âu
- Nhà hàng Á
- Nhà hàng đặc sản dân tộc
2.4. Căn cứ vào phương thức phục vụ:
- Khách tự phục vụ
- Khách được phục vụ
2.5. Căn cứ cào vị trí địa lý của nhà hàng:
Nhà hàng đó nằm trên thành phố, gàn biển và tài nguyên du lịch.
II. Đặc điểm của nhà hàng:
1. Đặc điểm về kinh doanh:
- Nhà hàng là nơi trang bị đầy đủ tiện nghi và thiết bị chuyên dụng, đồng bộ, được bố trí hợp lý với yêu cầu lao động mang tính chuyên môn cao.
- Sản phẩm trong nhà hàng là đa dạng, không ổn định về số lượng sản phẩm bán cũng như chủ động trong khả năng của nhà hàng có thể ổn định sản phẩm.
- Tình huống đồng nhất của sản phẩm và dịch vụ cung ứng do ngoại cảnh tác động.
+ Nhân viên tiếp xúc
+ Đầu bếp
+ Chính khách hàng
- Việc tiêu dùng sản phẩm trong nhà hàng chịu sự tác động của tâm lý tình cảm giữa thực khách và người phục vụ.
2. Đặc điểm về lao động:
- Số lượng lao động trong nhà hàng là rất lớn do đặc điểm của dịch vụ là tiếp súc trực tiếp với khách hàng.
- Các bộ phận đảm bảo một công việc và nhiệm vụ khác nhau, không thể thay thế cho nhau được, vì vậy các bộ phận phải gắn bó với nhau trong một dãy truyền thống.
- Đội ngũ lao động trong nhà hàng trẻ vì phải chịu áp lực công việc rất nặng, cường độ lao động liên tục.
3. Đặc điểm về kiến trúc và trang trí nội thất:
3.1. Đặc điểm về kiến trúc:
- Căn cứ vào ý định kinh doanh của nhà hàng mà lựa cho kiểu dáng và quy mô khác nhau. Trong một khách sạn hiện đại có thể bao gồm nhiều nhà hàng có quy mô đủ lớn, có khả năng phục vụ cho toàn bộ lượng khách trong khách sạn và ngoài ra còn có những nhà hàng riêng bán những món đặc sản, quầy bar
- Nhà hàng được chia thành 3 hạng:
+ Hảo hạng
+ Đặc biệt
+ Bình dân
3.2. Đặc điểm về trang trí nội thất:
- Trang trí nội thất, thiết bị máy móc, dụng cụ ăn uống của nhà hàng phải gắn liền với mức độ hiện đại của khách sạn, phù hợp với đối tượng khách du lịch phục vụ. Trong nhà hàng hảo hạng phải có trang thiết bị dụng cụ phải là loại sản xuất ở thời kỳ mới nhất, có giá trị nhất, mang nhãn hiệu nổi tiếng của thế giới.
- Các dụng cụ phải đồng bộ và đảm bảo cho mọi đáp ứng cho mọi hoạt động của nhà hàng.
4. Đặc điểm về đối tượng phục vụ:
- Tùy thuộc vào độ tuổi nhu cầu và vị trí địa lý khác nhau của mỗi thực khách mà người phục vụ phải chọn cách phục vụ cho phù hợp.
- Trong một phòng ăn có nhiều người cần sự trang trọng, có người cần sự bình dân do đó phục vụ phải vừa có tính sang trọng, vừa phải để tự nhiên cho khách.
5. Đặc điểm về môi trường phục vụ:
- Môi trường phục vụ trong nhà hàng là môi trường tiếp xúc trực tiếp với khách nên áp lực công việc là rất lớn, một lời khen có thể làm nhân viên phục vụ tốt hơn, ngược lại một lời bình sẽ làm cho nhân viên lúng túng. Do vậy người huấn luyện phải đào tạo cho nhân viên của mình dù trong mọi trường hợp nào phải phục vụ đầy đủ các quy trình.
- Khách hàng có thể đi theo nhóm hoặc riêng lẻ, có thể ở lại trong một thời gian ngắn hay dài do đó nhân viên phục vụ cần phải có tính kiên nhẫn, dẻo dai trong công việc.
III. Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh nhà hàng đối với kinh doanh khách sạn.
1. Đối với kinh doanh khách sạn.
1.1. Vai trò:
Kinh doanh nhà hàng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được trong kinh doanh khách sạn, nó góp phần đáp ứng nhu cầu ăn uống đồng thời cũng góp phần nâng cao doanh thu uy tín cho khách sạn.
1.2. Ý nghĩa:
- Tạo ra sức hấp dẫn thu hút khách đến khách sạn, góp phần kéo dài thời gian lưu trú của khách, khai thác triệt để khả năng thanh toán.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong thời gian lưu trú và tạo sự đồng bộ trong hệ thống khách sạn.
- Khai thác triệt để cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn.
- Là một trong những yếu tố xem xét chất lượng và cấp hạng khách sạn.
2. Đối với ngành du lịch:
- Trong hành trình du lịch của khách để thỏa mãn các mục đích du lịch khác nhau thì nhu cầu ăn uống không thể thiếu được.
- Kinh doanh nhà hàng đóng một ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch.
+ Góp phần đưa tài nguyên du lịch của một vùng và khai thác và sử dụng.
+ Khai thác các món ăn địa phương cũng góp phần tích cực trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo của địa phương, của một vùng, một quốc gia.
+ Tổng doanh thu trong ngành du lịch đặc biệt là ngoại tệ góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
IV. Chức năng hoạt động nhà hàng trong khách sạn.
- Chức năng sản xuất: sản xuất ra thức ăn, đồ uống phục vụ khách.
- Thức ăn bán sản phẩm: bán sản phẩm khách sạn tự chế biến, và mua lại những sản phẩm mà khách sạn không chế biến được.
- Chức năng phục vụ: tạo điều kiện thuận lợi giúp khách tiêu thụ tại chỗ các món ăn, đồ uống.
V. Tổ chức lao động trong nhà hàng:
1. Đội ngũ nhân viên phục vụ:
- Giám đốc nhà hàng
+ Có toàn quyền điều khiển nhà hàng, nhà bếp.
+ Chịu trách nhiệm chuyên môn và quản lý nhân sự với giám đốc khách sạn.
- Trợ lý giám đốc: giúp giám đốc làm tốt công tác.
- Quản lý nhà hàng:
+ Chịu trách nhiệm về chuyên môn, theo dõi toàn bộ hoạt động của nhà hàng, kiểm tra vệ sinh an toàn lao động.
+ Hàng tuần, hàng tháng chủ trì các cuộc họp toàn thể nhân viên để nhận xét khả năng làm việc, tư cách và quy trình phục vụ của từng nhân viên nhằm cải thiện nâng cao trình độ nghiệp vụ và phong cách phục vụ.
+ Phân công bố trí việc cho nhân viên mới.
+ Kiểm tra, theo dõi giờ giấc làm việc.
- Trưởng phòng ăn: là người được quyền thay người quản lý nhà hàng, công việc hằng ngày.
+ Tiếp thu ý kiến của khách.
+ Xây dựng thực đơn theo bữa, dự kiến giá bán.
+ Kiểm tra vệ sinh phòng ăn, vệ sinh cá nhân của mỗi nhân viên, vệ sinh dụng cụ ăn uống.
+ Kiểm tra lại hóa đơn thanh toán với khách đã dùng bữa xong để tránh sai sót.
- Trưởng ca:
+ Giám sát công việc của nhân viên
+ Tổ chức và phân công lao động cho hợp lý
+ Thực hiện chỉ tiêu kinh doanh, hạch toán thu chi.
- Nhân viên phục vụ:
+ Chuẩn bị sẵn sàng ở khu phục vụ khách.
+ Phục vụ khách ăn uống
+ Thu dọn đặt bàn để đón khách mới.
+ Thường xuyên quan tâm đến khách khi phục vụ, phối hợp với nhà bếp để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách.
- Nhân viên phục vụ: phục vụ khách.
2. Đặc điểm của nghề phục vụ bàn:
2.1. Đối tượng lao động là con người:
- Lao động trong nhà hàng vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính xã hội.
- Phải thông qua sự cảm nhận của thực khách khi ăn uống thì mới đánh giá được kết quả của người lao động.
- Cùng một dịch vụ khác nhau nhưng đối tượng tiêu dùng khác nhau đòi hỏi nhân viên phục vụ phải làm theo những phương pháp khác nhau.
2.2. Cường độ lao động:
Không đồng đều ở những thời điểm khác nhau.
2.3. Thời gian lao động:
Khá căng thẳng vì thời gian làm việc dài, liên tục trong một ca, nhiều giờ trong một ngày.
2.4. Môi trường lao động:
- Môi trường tự nhiên khá sạch sẽ, ít độc hại vì:
+ Sản phảm chủ yếu của nhà hàng là phục vụ ăn uống.
+ Ở đây luôn diễn ra cuộc tiếp xúc giữa con người với con người, trong môi trường văn minh, lịch sự.
- Môi trường xả hơi khá phức tạp do quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời.
2.5. Các mối quan hệ trong lao động:
- Quan hệ với đồng nghiệp:
+ Hoạt động trong nhà hàng được tiến hành theo một quy trình có tính công nghiệp đòi hỏi phải có sự quan tâm chặt chẽ giữa các đồng nghiệp khi phục vụ.
+ Công cụ lao động của nghề phục vụ bàn gồm nhiều chủng loại phức tạp, dễ hư hỏng, mất mác đòi hỏi công tác quản lý chặt chẽ cộng với tính tự giác và ý thức đồng nghiệp cao.
- Quan hệ với các bộ phận khác: sản phẩm du lịch trong khách sạn được hành thành tổng hợp từ nhiều dịch vụ khác nhau. Đòi hỏi các bộ phận liên quan phải quan hệ chặt chẽ với nhau.
VI. Chức năng và nhiệm vụ của tổ bàn:
1. Chức năng:
- Phục vụ nhu cầu ăn uống của thực khách.
- Cầu nối giữa khách và nhà hàng: qua phục vụ ta biết được quan điểm nhận xét được của khách về chất lượng của món ăn để góp ý với tổ bếp và cùng rút ra kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng món ăn
2. Nhiệm vụ:
2.1. Nhiệm vụ chung:
- Chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của tổ trưởng.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân, trang phục đúng quy định, làm việc đúng giờ với năng suất cao.
- Bầy trí bàn ăn và phục vụ bữa ăn theo đúng quy cách.
- Phục vụ khách tận tình chu đáo, phong thái nhanh nhẹn, lịch sự.
- Thanh toán với khách công khai, rõ ràng, chính xác, kịp thời giải quyết những khiếu nại mà khách đặt ra.
- Luôn túc trực tại vị trí công tác khi làm việc.
- Kết thúc ca làm việc phải nhanh chóng thu dọn, làm vệ sinh và bàn giao ca theo đúng quy định.
2.2. Nhiệm vụ cụ thể hằng ngày:
- Đầu giờ gặp tổ trưởng nhận bàn giao công việc, mặt đồng phục.
- Dọn bàn ăn, sắp xếp bàn ghế.
- Chuẩn bị dọn vệ sinh dụng cụ
- Đặt bàn
- Đón khách
- Ghi nhận nhu cầu ăn uống của khách
- Phục vụ khách ăn uống theo thực đơn đã đặt
- Trình hóa đơn thu tiền và gởi tiền thừa cho khách
- Đảm bảo vệ sinh an toàn cho thực khách trong suốt thời gian ăn uống tại nhà hàng.
- Thu dọn, làm vệ sinh, bàn giao ca trước khi ra về.
VII. Yêu cầu đối với nhân viên bàn:
1. Kỹ năng giao tiếp:
- Tính tình cởi mở, nói năng lưu loát.
- Có khả năng ứng xử tốt trong mọi tình huống
- Có khả năng giao tiếp tốt bằng ngoại ngữ tùy yêu cầu cụ thể của từng nhà hàng.
2. Trình độ chuyên môn:
- Được đào tạo về kỹ năng phục vụ bàn
- Nắm vững và thực hiện thành thạo các quy trình thao tác kỹ thuật, nguyên tắc phục vụ các món ăn đồ uống phù hợp với từng đối tượng khách.
3. Phong thái phục vụ:
- Khi đón tiếp: ân cần, niềm nở, nhẹ nhàng đối với người nước ngoài phải theo đúng nghi thức xả giao.
- Khi phục vụ:
+ Ghi nhận rõ ràng, rành mạch yêu cầu của khách. Nếu khách phân vân do dự người phục vụ cần chủ động giới thiệu và gợi ý để khách tự lựa chọn.
+ Thao tác nhanh nhẹn, chuẩn xác
+ Ân cần chu đáo với trẻ em, người già, người tàn tật.
+ Bình tĩnh, dè dặt khi xử lý những tình huống bất thường xảy ra.
- Khi tiễn khách: thể hiện không khí trang trọng, lưu luyến, hỏi thăm cảm tưởng ý kiến của khách về bữa ăn.
4. Đạo đức nghề nghiệp:
- Thật thà, trung thực, năng động, linh hoạt trong cách xử lý các tình huống.
- Trong mọi trường hợp phải tuân theo nguyên tắc “Khách hàng không bao giờ sai”
- Nhiệt tình trong công việc
- Có tính đồng đội trong công việc
5. Hình thức và thể chất:
- Sức khỏe tốt
- Ngoại hình cân đối (không dị hình, dị tật, không mắc bệnh truyền nhiễm).
- Hình thức ưu nhìn, có duyên.
6. Vệ sinh cá nhân:
- Trang phục gọn gàng, đúng quy định, thường xuyên sạch sẽ.
- Tóc, móng tay phải cắt ngắn.
- Phải sạch sẽ trước khi làm việc, không dùng nước hoa có mùi gắt, không dùng nhiều đồ trang sức khi phục vụ.
- Không được khạc nhổ bừa bãi.
VIII. Quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng:
1. Quy trình phục vụ:
Quy trình phục vụ là một quy trình tổ chức phục vụ nhu cầu ăn uống của khách theo một quy trình hợp lý, liên tục và hoàn thiện.
2. Quy trình phục vụ:
Chuẩn bị
Đợi khách
Tiếp cận khách
Chính thức phục vụ
Thu dọn
Tiễn khách
Thanh toán
- Giai đoạn chuẩn bị: trong bước này nhà hàng đã chuẩn bị mọi thứ vào buổi tối trước khi giao ca, và đến sáng khi nhận ca thì nhân viên phải sắp xếp các dụng cụ ăn ở trên bàn như: đồ gắp, nỉa ở những khu vực đồ ă thức uống cho khách.
- Giai đoạn đợi khách: giai đoạn này thì không cần làm gì, chỉ đãi khách.
- Giai đoạn tiếp cận khách: khi khách đến nhân viên phải giúp khách,lựa chọn chổ ngồi phù hợp với sở thích của khách và phải có thái độ niềm nở.
- Giai đoạn chính thức phục vụ khách: trong quá trình ăn uống của khách nhân viên phải luôn có mặt để giúp đỡ khách và nhanh chóng xử lý các tình huống trong lúc khách ăn. Nhân viên phải kịp thời thu dọn các nỉa thức ăn của khách vừa ăn xong trước khi món mới được đưa lên. Nhân viên phải giúp đỡ khách khi khách có yêu cầu phục vụ cafê, trà khi cần.
- Giai đoạn thanh toán: sau khi ăn xong ta phải đem hoá đơn mà khách đã tiêu thụ sản phẩm của nhà hàng để làm cở sở cho khách thanh toán.
- Giai đoạn tiễn khách: sau khi đã thanh toán xong nhân viên đưa khách ra xe, tinh tế lần sau khách lại đến nhà hàng và nhẹ nhàng hỏi khách về bữa ăn vừa xong.
- Giai đoạn thu dọn: thu dọn và lau sạch lại bàn ghế và dụng cụ ăn trưa và ăn tối khi khách đã dùng xong, sửa lại bàn ghế chuẩn bị đón khách.
IX. Khái niệm và đặc điểm của tiệc buffet:
1. Khái niệm:
Tiệc Buffet là một loại hình phục vụ ăn uống đặc biệt với hình thức tự phục vụ, khách được lựa chọn thức ăn theo sở thích của mình, lựa chọn thức ăn từ bàn để vào chỗ ngồi của mình, ăn món gì bao nhiêu tùy ý khách.
2. Phân loại tiệc: có 2 loại
- Tiệc Buffet ngồi có tác dụng phục vụ khác nhau: phục vụ khách ăn tại bàn và phục vụ ăn buffet (tự chọn món). Với hình thức tự phục vụ khách tự lựa chọn món ăn từ bàn để thức ăn, ăn món gì, ăn bao nhiêu là tùy khách.
- Tiệc Buffet đứng: luôn luôn là hình thức tự phục vụ, khách được thỏa mái lựa chọn thức ăn từ bàn tiệc, có thể vừa ăn vừa chuyện trò với nhóm người khác.
3. Đặc điểm của tiệc Buffet:
- Số lượng món ăn, đồ uống thường khá nhiều, trình bày đẹp mắt.
- Khách lựa chọn món ăn cho mình từ dãy bàn ăn được bày biện hấp dẫn.
- Người phục vụ phải bày và mang thêm thức ăn nếu thiếu.
4. Quy trình phục vụ tiệc Buffet:
- Nhân viên phục vụ phải thường xuyên quan sát, nếu thấy thức ăn ở bàn ăn hết phải báo cho nhân viên chuyển thêm món ăn tiếp theo.
- Các món ăn như: thịt bò, được bày trên bàn và người đầu bếp phải thái thịt trước mặt khách và đặt vào đĩa sao cho trông đẹp mắt và hấp dẫn.
- Người phục vụ thường xuyên thu dọn các đĩa thức ăn khách vừa mới ăn xong truớc khi chuyển món mới.
- Có thể phục vụ đồ uống theo yêu cầu của khách.
- Trường hợp khách làm đổ thức ăn lên bàn người phục vụ phải nhanh chóng gạt thức ăn đó vào một cái đĩa, lấy khăn ướt lau nhẹ lên chổ khách mới vừa làm đổ thức ăn và phủ lên đó 1 chiếc khăn mới sạch sẽ hơn.
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ TẠI NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN “HOÀNG NGỌC”
I. Giới thiệu sơ lược về khách sạn Hoàng Ngọc:
1. Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Hoàng Ngọc:
Khách sạn Hoàng Ngọc bắt đầu khởi công xây dựng trong tháng 1/2006 và chính thức đưa vào hoạt động tháng 1/2007 với tổng chi phí 15 tỷ VNĐ. Khách sạn Hoàng Ngọc được sở du lịch Quảng Nam công nhận là đơn vị đạt chất lượng Standard. Tuy chỉ mới thành lập và phát triển chưa đầy 3 năm nhưng khách sạn đã có những uy tín lớn trên địa bàn. Hàng năm thu hút được hàng ngàn lượt khách đi du lịch, tham quan công vụ trên địa bàn tỉnh cũng như toàn quốc trong đó có khách quốc tế.
Giám đốc khách sạn là: Ngô Thị Bích Sơn
Mã số thuế: 400402884
Email: Hoàng Ngọc.Hotel @gmait.com
2. Vị trí, quy mô, đặt điểm của khách sạn Hoàng Ngọc:
Khách sạn Hoàng Ngọc nằm ngay trong trung tâm thành phố Tam Kỳ tại số nhà 52- Trưng Nữ Vương Thành phố tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam. Khách sạn có quy mô 5 tầng gồm có 45 phòng với trang trí nội thất sang trọng và hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một khu vui chơi giải trí gồm 3 phòng, họp, phục vụ hội nghị có bãi để xe thoáng mát, rộng rãi, nhà để xe miễn phí. Khách sạn Hoàng Ngọc cách khu công nghiệp Chu Lai - Núi Thành 30km, cách thành phố Quảng Ngãi 60km, cách khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh 20km và cách siêu thị Coopmark 1 km. Đây là nơi có vị trí địa lý rất thuận lợi, tiện cho việc mua sắm, vui chơi giải trí và tham quan, nghĩ dưỡng Chính vì vậy mà lượng khách đến Hoàng Ngọc ngày càng nhiêu.
3. Cơ sở tổ chức bộ máy hoạt động của khách sạn Hoàng Ngọc:
Giám đốc
Phó giám đốc
Tổ lễ tân
Bộ phận nhà hàng
Tổ bảo vệ
Phòng kinh doanh
Bộ phận nhà hàng
Tổ kỹ thuật
NV
BP
nghiên cứu thị trường
Phòng kế toán
Bộ phận giải trí
NV
NV
NV
NV
NV
NV
NV
NV
4. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
4.1. Bộ phận lễ tân:
- Chào đón khách
- Làm thủ tục đăng ký trước cho khách, làm thủ tục nhập phòng cho khách.
- Giúp ban giám đốc giải quyết các phàn nàn cho khách
- Quảng cáo, bán buồng và các dịch vụ khác của khách sạn.
- Nhận đặt buồng và bố trí buồng cho khách.
- Trực tiếp phối hợp với các bộ phận khác phục vụ khách trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn.
- Thanh toán và tiễn khách
- Tham gia vào công cụ Marteting của khách sạn.
4.2. Bộ phận nhà hàng:
- Đón tiếp khách đến với nhà hàng của khách sạn.
- Phục vụ các đồ ăn thức uống mà nhà hàng yêu cầu.
- Mua các nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất
- Phục vụ đồ ăn thức uống lên tận phòng cho khách nếu khách cho yêu cầu.
- Kiểm tra an toàn về vệ sinh nguyên vật liệu
4.3. Tổ bảo vệ:
- Bảo vệ an toàn cho toàn khách sạn.
- Giữ gìn tài sản cho khách sạn
- Bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của khách hàng.
- Phối hợp với các bộ phận khác để giữ gìn trật tự an ninh chung trong toàn khách sạn.
4.4. Phòng kinh doanh:
- Đề ra đường lối chiến lược để phát triển khách sạn, đưa ra phương hướng hoạt động cụ thể cho từng bộ phận.
- Quản lý việc hoạt động kinh doanh của các bộ phận
- Phối hợp với các bộ phận khác để phục vụ một cách tốt nhất
- Tham gia vào công cụ Marteting của khách sạn.
4.5. Bộ phận nhà hàng:
- Chào đón khách
- Phục vụ khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn.
- Phối hợp với các bộ phận khác để phục vụ một cách tốt nhất
- Dọn vệ sinh cho buồng khách cũng như toàn khách sạn, tạo không khí sạch sẽ, thoáng mát.
- Quản lý các tài sản có trong buồng của khách sạn.
- Bổ sung hoặc thay thế những đồ dùng cần thiết cho khách.
4.6. Phòng kỹ thuật:
- Đảm bảo các trang thiết bị trong khách sạn, hoạt động 1 cách tốt nhất.
- Bảo dưỡng kiểm tra định kỳ các trang thiết bị
-Sửa chữa các trang thiết bị khi nó bị hư hỏng.
4.7. Phòng kế toán:
- Tổng kết về kết quả hoạt động tài chính của khách sạn.
- Chuẩn bị các tài liệu cần thiết để báo cáo kế toán
- Cập nhập các chi tiêu của khách vào tài khoản.
- Thanh toán và thu tiền khách khi khách không lưu trú tại khách sạn.
4.a. Sơ đồ tổ chức của nhà hàng:
4.a.1 Sơ đồ:
Quản lý nhà hàng
Trợ lý
Tổ trưởng
Nv
Nv
Nv
Nv
* Tổ chức ca lao động trong ngày:
- Ca 1: từ 6h – 14h
- Ca 2: từ 22h-76h
- Ca 3: từ 22h-6h
* Quản đốc nhà hàng
- Kiểm tra các nhân viên dưới quyền thực hiện đúng các quy trình phục vụ ăn uống, kiểm tra vệ sinh thực phẩm trong trang phục cá nhân.
- Tìm hiểu thị trường ăn uống đề ra các giải pháp cải thiện chất lượng phục vụ thay đổi thực đơn, các món ăn nhằm thu hút khách đến nhà hàng.
- Theo dõi quản lý tài sản hàng hóa trong nhà hàng.
- Kiểm tra và chỉ đạo sắp xếp các buổi tiệc quan trọng
* Tổ trưởng nhà hàng: thay quyền quản lý nhà hàng khi quản đốc vắng mặt.
* Nhân viên nhà hàng:
- Dọn bàn ăn, sắp xếp bàn ghế, chuẩn bị và làm vệ sinh dụng cụ, đặt bàn.
- Đón tiếp và phục vụ khách ăn uống.
- Đưa hóa đơn thu tiền và gởi tiền thừa lại cho khách.
- Thu dọn và làm vệ sinh sau khi phục vụ.
4.b. Mối quan hệ giữa bộ phận nhà hàng với các bộ phận khác trong khách sạn:
- Nhân viên nhà hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của khách. Chính vì vậy luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trong khách sạn.
- Mối quan hệ giữa nhân viên nhà hàng với bộ phận bếp: Tích cực giới thiệu những món ăn nhà bếp chế chế biến với khách, phản ánh với nhà bếp các yêu cầu đặc biệt của khách ghi vào phiếu gọi món gợi cảm nhà bếp.
- Mối quan hệ giữa nhân viên nhà hàng với bộ phận lễ tân. Phối hợp với bộ phận lễ tân nắm được số lượng khách ăn tại khách sạn, để chuẩn bị tốt cho việc phục vụ gởi cho bộ phận lễ tân có tất cả các biên lai đặc bữa của khách.
- Mối quan hệ giữa nhân viên nhà hàng với bộ phận buồng phối hợp với bộ phận buồng trong việc phục vụ ăn uống tại phòng và làm công việc thu dọn khi khách ăn uống.
- Ngoài ra nhân viên nhà hàng có quan hệ với các bộ phận khác như: Bộ phận kế toán, tài chính, giặt là, bảo trì, bảo dưỡng.
- Đổi tiền cho khách
- Chịu trách nhiệm về số tiền.ở mỗi bộ phận
- Lưu các tài liệu về thanh toán và hồ sơ lưu của khách
- Bảo quản tiền mặt và kàm báo cáo doanh thu của từng ca.
- Tính thuế cho các khoản thu chi của khách
- Cân đối sổ sách và các khoản thu từ các dịch vụ khác ngoài tiền buống và các báo cáo của bộ phận thu ngân.
- Theo dõi doanh thu buồng, công suất buồng và các số liệu thống kê khách nhau. Theo dõi doanh thu của các bộ phận.
4.8. Bộ phận nghiên cứu thị trường:
- Tìm hiểu và thu hút những khách hàng mới đến với khách sạn.
- Phổ biến thông tin và dịch vụ của khách sạn.
- Tiếp xúc với khách hàng và cung ứng các dịch vụ
- Nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin
- Hoạch định chiến lược phân phối.
+ Tìm hiểu những khách hàng tiềm năng
+ Xây dựng chính sách và kênh phân phối
+ Nhận xét những nhân tố ảnh hưởng đến giá cả của khách sạn và lựa chọn các loại hình, chiến lược giá cả hợp lý tạo khả năng cạnh tranh của khách sạn trên thị trường.
- Tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến như: tuyên truyền, quảng cáo, kích thích người tiêu dùng và kích thích người tiêu thụ bằng nhiều hình thức khác nhau như giảm giá, khuyến mãi.
5. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của khách sạn Hoàng Ngọc:
- Khách sạn Hoàng Ngọc được xây dựng với quy mô 5 tầng gồm 45 phòng, trang trí nội thất sang trọng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Khách sạn có 2 hội trường phục vụ từ 250-300 khách, có nhà hàng phục vụ điểm tấm sáng, cà phê. Nhà hàng nhận đặc tiệc cưới hỏi, hội nghị, họp mặt lớp
- Khách sạn có hệ thống Wife tiện lợi cho nhu cầu làm việc của khách.
- Có nhà để xe rộng rãi, thoáng mát, miễn phí.
- Khách sạn có một đội ngũ nhân viên lao động trẻ trung, năng động, sáng tạo, nhiệt tình và đầy kinh nghiệm.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Hoàng Ngọc gồm có những tài sản có giá trị sau:
- Một chiếc ô tô 6 chỗ ngồi.
- Ba giàn máy vi tính và một máy tính xách tay.
- Tất cả các phòng đều có máy điều hòa, ti vi, quạt điện.
- Hai máy hút bụi
- Bốn máy giặt đồ.
6. Các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh trong khách sạn Hoàng Ngọc
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu tại khách sạn Hoàng Ngọc là cho thuê buồng ngũ. Bên cạnh đó thì khách sạn còn có thêm các dịch vụ khác như:
+ Phục vụ điểm tâm sáng, cà phê
+ Nhà hàng có nhận tiệc sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị.
+ Cho thuê xe du lịch
+ Đặt vé máy bay
* Nguồn nhân sự ở khách sạn Hoàng Ngọc
Bộ phận
Số lượng
Tỷ trọng
Trình độ
Giới tính
ĐH
CĐ
TC
THPT
Nam
Nữ
Bgiám đốc
2
10,5%
1
1
0
0
1
1
Tổ lễ tân
3
13,8%
2
0
1
0
1
2
Bộ phận phòng
3
15,8%
0
1
2
0
0
3
Tổ bảo vệ
2
10,5%
0
0
0
2
2
0
Phòng Kdoanh
2
10,5%
1
1
0
0
1
1
BPhận nhà hàng
3
15,8%
0
2
1
0
2
1
Tổ kỹ thuật
2
10,5%
0
2
0
0
2
0
Phòng kế toán
2
10,5%
1
1
0
0
2
0
Tổng
19
100
5
8
4
2
11
8
Số liệu phòng kế toán
7. Các tiện nghi cơ cấu vật chất có trong phòng:
Trang thiết bị
Phòng Standar
Phòng Suporjor
Phòng Reluxe
Ti vi
X
x
X
Minibar
X
X
X
Bàn ghế đón tiếp
X
X
X
Điện thoại
X
X
X
Máy điều hòa
X
X
X
Phidio che cửa
X
X
X
Đèn phòng
X
X
X
Internet ADSL
X
X
X
Tỉ quần áo
X
X
X
Nước nóng lạnh
X
X
X
Bồn tắm
X
Dép đi trong phòng
X
X
X
Giường có nệm
X
X
X
Thảm trải chân
X
X
X
Gương soi
X
X
X
Máy quạt
X
X
X
Ly tách, bình nước trà
x
X
x
Ngoài các yếu tố về vật chất thì yêu cầu đối với vịêc phục vụ khách lưu trú cũng được khách sạn rất coi trọng đó là thường xuyên thăm hỏi ý kiến của khách, xác định nhu cầu của khách có thể sử dụng.
Khách sạn đã trang bị và hoàn thiện một hệ thống đèn an toàn, có hệ thống phòng chống chữa cháy để đảm bảo an toàn cho tính mạng người sử dụng (khách hàng). Trong phòng vệ sinh được trang bị đầy đủ các dụng cụ cá nhân như: kem bót đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng rửa tay, xi đánh giày, máy sấy tóc, khăn, gương, lược chải đầu.
Với một cơ sở vật chất và trang thiết bị như vậy nên khách sạn Hoàng Ngọc đã áp dụng một bảng giá cho tất cả các phòng như sau: bảng giá này được áp dụng từ ngày 10/4/2007 giá bán đã bao gồm điểm tâm, thuế VAT và chi phí phục vụ.
ĐVT: Đồng
Loại phòng
Phòng đơn
Phòng đôi
Phòng ba
Standard
150.000
200.000
300.000
Superior
180.000
250.000
350.000
Peluxe
250.000
300.000
400.000
Số liệu phòng kế toán
8. Tình hình về nguồn khách chủ yếu của khách sạn Hoàng Ngọc:
Nguồn khách chủ yếu của khách sạn Hoàng Ngọc là khách đi theo đoàn, khách đi công vụ, khách lẻ bên cạnh đó còn có khách quốc tế, vì thế hầu hết nhân viên trong khách sạn đều hiểu tâm lý khách. Nắm bắt chính xác, kịp thời nhanh chóng nhu cầu của khách.
Khách trong khách sạn Hoàng Ngọc chủ yếu là nội địa nên việc bất đồng ngôn ngữ ít diễn ra, vì khách trong nước nên việc hiểu biết tâm lý của khách cũng thuận lợi. Để thu hút khách đến với khách sạn ngày càng đông và phục vụ khách một cách tốt nhất thì mỗi nhân viên trong khách sạn không ngừng nâng cao chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm để phục vụ khách một cách tốt nhất.
- Dưới đây là bảng chi tiết thể hiện nguồn khách của khách sạn Hoàng Ngọc qua 2 năm 2007-2008.
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
Tốc độ phát triển 2008/2007
SL
Tỷ trọng
SL
Tỷ trọng
Chênh lệch
%
Khách đoàn
2680
63
3450
62
770
57
Khách lẻ
1560
37
2140
38
580
43
Tổng khách
4240
100
5590
100
1350
100
Số liệu phòng kế toán
Qua bảng số liệu khách ta thấy được số lượng khách theo đoàn và khách lẻ đều tăng theo hằng năm. Trong đó khách theo đoàn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách của khách sạn. Tỷ trọng của khách đang có sự biến động năm 2007 chiếm 62% năm 2008 chiếm 62%. Bên cạnh khách đoàn thì khách lẻ cũng tăng năm 2007 chiếm 37%, năm 2008 chiếm 28%. Sở dĩ khách tăng lên như vậy là do hiện nay nền kinh tế phát triển, các thành tựu của khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất công việc được cơ giới hóa nên con người có nhiều thời gian rãnh rỗi hơn. Dó đó, các cơ quan tổ chức, xí nghiệp, công ty, trường học thường tổ chức cho nhân viên, công nhân, học sinh, sinh viên đi du lịch để tham quan, du lịch giải trí để mở mang kiến thức.
* Bảng thống kê lượt khách đến khách sạn trong 2 năm 2007-2008
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Tốc độ phát triển 2008 so với 2007
SL
TL%
SL
TL%
Lượt khách
Khách Qtế
Khách Nđịa
Lượt
4240
100
3590
100
1350
131,8
1060
25
1760
32
700
166
3180
75
3830
68
650
120,4
Ngày khách
Khách Qtế
Khách Nđịa
Ngày
3897
100
4335
100
638
1163
1432
37
1568
35
136
109,4
2465
63
2967
68
502
120,3
Thời gian lưu trú
lại bình quân 1 khách
Khách quốc tế
Khách nội địa
Ngày
0,91
0,81
0,47
0,88
1,35
0,89
0,19
0,65
0,77
0,77
0,77
0,77
0,1
* Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được số lượng khách đến khách sạn tăng cả lượt khách lẫn ngày.
Năm 2007 tổng lượt khách là 4240 lượt trong đó khách nội địa chiếm 75%, khách quốc tế chiếm 25%. Đến năm 2008 số lượt khách là 5590 tăng lên 1350 lượt. Trong đó khách nội địa chiếm 63%, khách quốc tế chiếm 32%. Ta thấy tỷ trọng khách nội địa chiếm khá lớn trong tổng số lượt khách. Điều đó chứng tỏ khách sạn chỉ biết đến giới hạn ở trong nước, khách sạn cần phải nghiên cứu để thu hút được lượng khách quốc tế đến với khách sạn nhiều hơn.
Bên cạnh lượt khách tăng thì ngày khách cũng tăng qua các năm số lượt khách năm 2007 là 3897 và 2008 là 4535. Năm 2008 so với năm 2007 là tăng 633 ngày, tương ứng với 16,3%. Tổng số ngày khách nội địa chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tỷ trọng khách quốc tế lưu tại khách sạn, số ngày khách nội địa lưu lại tại khách sạn có xu hướng tăng hơn năm 2007 chiếm 63% nhưng năm 2008 tăng lên 5% chiếm 68%. Số ngày khách quốc tế lưu lại tại khách sạn có xu hướng giảm năm 2007 chiếm 37% nhưng năm 2008 giảm 5% chỉ còn 32% . Sỡ dĩ năm 2008 số lượng khách nội địa đi du lịch nhiều hơn và lưu lại tại khách sạn là do năm 2008 có các lễ hội lớn tại Quảng Nam và Đà Nẵng nên thu hút được nhiều du khách đi tham quan. Tình hình chính trị và kinh tế trong những năm gần đây không được ổn định do đó số lượng khách đi du lịch cũng giảm.
Thời gian lưu lại bình quân của một khách cũng giảm dần năm 2007 là 0,91 và năm 2008 là 0,89. Thời gian khách lưu lại bình quân tại khách sạn thấp. Do vậy việc sử dụng dịch vụ bổ sung chưa được phong phú và hơn nữa khách chủ yếu của khách sạn là khách đi công vụ.
9. Tình hình kinh doanh của khách sạn Hoàng Ngọc:
Trong những năm qua với những thăng trầm của ngành du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nhà hàng nói riêng ngoài những thuận lợi thì cũng gặp không ít trở ngại và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Để nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn chúng ta phải tìm hiểu qua kết quả kinh doanh của khách sạn. Từ đó mới có biện pháp để khắc phục, rút ra kinh nghiệm nhằm tăng doanh thu của khách sạn và từng bộ phận trong khách sạn ở những năm tiếp theo. Dưới đây là bản số liệu được lấy từ bộ phận kế toán tại khách sạn Hoàng Ngọc.
ĐVT: Nghìn đồng
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2008/2007
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
DT lưu trú
1285
50
1850
56
571
144,4
DT ăn uống
769
30
912
27
143
118,5
DT bổ sung
508
20
497
17
-11
97,8
Tổng DT
2562
100
3265
100
703
Số liệu từ bộ phận kế toán
Bảng thống kê: Kết quả doanh thu của khách sạn 2007-2008
Dựa vào bảng số liệu ta thấy tổng doanh thu của năm 2008 tăng 703 triệu so với năm 2007. tình hình doanh thu của từng bộ phận cũng có sự thay đổi.
+ Doanh thu từ dịch vụ lưu trú năm 2007 đạt 1287 (triệu) chiếm 50%, năm 2008 đạt 1850 triệu chiếm 56%. So sánh doanh thu lưu trú năm 2008 so với năm 2007 ta có năm 2008 tăng 571 triệu vượt 44,4%, tỷ trọng của năm 2008 tăng 6% so với năm 2007.
+ Doanh thu từ dịch vụ ăn uống năm 2007 đạt 769 triệu chiếm 30% trong tổng doanh thu 2007, năm 2008 đạt 912 triệu chiếm 27% trong tổng doanh thu 2008. So sánh giữa 2 năm 2008/2007 ta thấy năm 2008 tăng 143 triệu vượt 18,5% so với năm 2007 nhưng tỷ trọng của năm 2008 lại thấp hơn 2007 tới 3% trong tỷ trọng doanh thu.
+ Doanh thu từ dịch vụ bổ sung năm 2007 đạt 508 triệu chiếm 70% trong tổng doanh thu năm 2008 497 triệu chiếm 17% tổng doanh thu 2008. Doanh thu của năm 2008 giảm 11 triệu so với năm 2007 trong cơ cấu tỷ trọng doanh thu.
Tổng lợi nhuận của khách sạn Hoàng Ngọc trong 2 năm 2007-2008 (Số liệu từ phòng kế toán)
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Dịch vụ lưu trú
Ăn uống
Bổ sung
DT
CP
LN
DT
CP
LN
DT
CP
LN
2007
1285
700
585
769
340
429
388
166
324
2008
1836
830
1066
912
500
412
497
195
302
Tổng chi phí năm 2007 = Chi phí lưu trú + Chi phí ăn uống + Chi phí bổ sung
= 700 + 340 + 166 = 1206 triệu
Tổng LN năm 2007 = Lợi nhuận lưu trú + Lợi nhuận ăn uống + Lợi nhuận dịch vụ bổ sung
= 585 + 429 + 324 = 1438 (triệu)
Tổng CP 200 8 = Chi phí lưu trú + Chí phí ăn uống + Chi phí dịch vụ bổ sung
= 850 + 500 + 195 = 1548 (triệu)
Tổng LN năm 2008 = Lợi nhuận lưu trú + Lợi nhuận ăn uống + Lợi nhuận dịch vụ bổ sung
= 1006+412+302 = 1720 (triệu)
Nhìn vào bảng số liệu và các phép tính ta thấy lợi nhuân của năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 382 triệu, bên cạnh đó chi phí năm 2008 cũng nhiều hơn 2007 là 339 triệu.
Nhìn chung để thu lại lợi nhuận cao thì chi phí đã chi ra một khoản rất lớn nên lợi nhuận chưa được cao. Để cải tiến lợi nhuận cho những năm sau, các phòng ban ở khách sạn cũng như ban giám đốc cần vạch ra những chiến lược kinh doanh tiên tiến hơn để lợi nhuận kinh doanh cao hơn mà tỷ lệ chi phí giảm xuống. Như vậy thì kết quả thu về sẽ tốt hơn.
III. Thực trạng về quy trình phục vụ Buffet sáng tại nhà hàng Hoàng Ngọc:
1. Cơ cấu trình độ lao động của nhân viên tại nhà hàng khách sạn Hoàng Ngọc.
STT
Tên bộ phận
SL
Trình độ
ĐH
%
TC
%
PT
%
1
Quản lý nhà hàng
1
1
3,8
2
Trợ lý
1
3,8
3
Tổ trưởng
1
1
4
Nhân viên
3
1
2
Như chúng ta đã biết đội ngũ nhân viên trong nhà hàng khách sạn là lao động trực tiếp, luôn phải tiếp xúc với khách.
2. Quy mô chất lượng phục vụ tại nhà hàng:
Nhà hàng mở cửa từ 6.00Am đến 22.00Pm sức chứa là 100 người.
- Nhà hàng nằm trong tòa nhà chính, phục vụ bữa ăn sáng, ăn trưa và ăn tối.
3. Quy trình phục vụ tiệc Buffet sáng tại nhà hàng:
Quá trình từ khâu chuẩn bị đến khâu phục vụ Buffet sáng diễn ra từ rất sớm, bắt đầu từ 5.30 đến 9.30.
3.1. Quy trình phục vụ:
Do tiệc Buffet hiện nay khá phổ biến ở Việt Nam phần lớn cá khách sạn đã áp dụng phương pháp này vào bữa điểm tâm trong nhà hàng. Vì vậy cách phục vụ khách sẽ được thỏa mái trong việc lựa chọn các món ăn cho mình và khách sạn Hoàng Ngọc là một trong những khách sạn đang áp dụng phương pháp này và sau đây là quy trình phục vụ thực đơn hằng ngày tại nhà hàng.
* Bước bày bàn:
- Trong bước này nhà hàng đã chuẩn bị mọi thứ vào buổi tối trước khi giao ca, và đến sáng khi nhận ca thì nhân viên sẽ sắp xếp dụng cụ ăn ở trên bàn như đồ gắp, giá ở những khu vực để đồ ăn thức uống cho khách, khu vực để đồ uống, khu vực để các món ăn khai vị, các món chính, khu vực để đồ ăn tráng miệng. Đồng thời nhân viên sẽ được phân công giám sát, theo dõi để trợ giúp khách khi ăn uống hay giải quyết một số trường hợp phát sinh trong khi ăn uống. Quá trình chuẩn bị và sắp xếp được thực hiện như sau:
+ Kê sắp xếp bàn ghế: nhà hàng đang áp dụng kiển sắp xếp theo từng nhóm, các món ăn này được bày sẵn và trang trí đẹp mặt theo từng khu vực cụ thể.
* Chào đón khách:
Khi khách đến nhân viên phải giúp khách lựa chọn chỗ ngồi phù hợp với sở thích của khách, thái độ niềm nở.
- Trong quá trình ăn của khách nhân viên phải luôn có mặt để giúp khách và nhanh chóng xử lý các tình huống trong lúc khách ăn.
- Nhân viên kịp thời thu dọn các đĩa thức ăn của khách vừa ăn xong trước khi món mới được đưa lên. Nhân viên phải giúp đỡ khách khi khách có yêu cầu phục vụ cà phê, trà cho khách khi cần.
* Thu dọn:
- Thu dọn và lau sạch bàn ghế và dụng cụ ăn trưa và ăn tối khi khách đã dùng xong bữa sáng.
- Sửa lại bàn ghế chuẩn bị đón khách.
3.2. Thực đơn:
- Nhìn chung thực đơn cho tiệc Buffet sáng hiện nay nhà hàng đang được sử dụng với số lượng phong phú, luôn có 2 khẩu vị ăn đó là ăn Á, và ăn Âu cho khách lựa chọn. tuy nhiên thực đơn không thay đổi nên gây cảm giác ngán cho khách, vì vậy khách sạn nên thay đổi thực đơn hằng tuần để tạo cảm giác mới lại cho khách.
3.3. Một số tình huống:
- Tình huống 1: ngày 16/7/2007 một khách lưu trú tại khách sạn xuống ăn tại nhà hàng và tình cờ làm đổ ly cà phê kên bàn.
- Tình huống 2: ngày 23/7/2008 có một gia đình cũng lưu trú tại khách sạn xuống nhà hàng ăn có một đứa con đã làm rớt vài cái ly xuống bị bể.
* Giải quyết tình huống : đây là trường hợp không có tình gây ra nên ta giải quyết chân thành và tình cảm, nhân viên phải có nhiệm vụ lau bàn ghế. Nếu ca vỡ tách thì phải dọn hết những mảnh vỡ đó để khách khỏi đạp những mảnh vỡ đó tránh gây xây xác cho khách và đưa ra những lời khuyên hết sức nhẹ nhàng và tình cảm như: Lần sau anh chị nên cẩn thận hơn để khỏi dẫn đến tình trạng trên.
PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TIỆC BUFFET SÁNG TẠI NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN “HOÀNG NGỌC”
I. Phương thức hoạt động của khách sạn trong thời gian đến
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên
- Đẩy mạnh việc quảng cáo, nắm bắt thị trường.
- Phải thường xuyên thu thập ý kiến đánh giá từ khách.
- Giữ vững nguồn khách truyền thống, thu hút khai thác nguồn khách tiềm năng.
II. Giải pháp:
1. Xu hướng phát triển của nhu cầu tiềm hiểu văn hóa ẩm thực:
Như chúng ta đã biết ngày nay do nhu cầu đời sống của con người ngày càng phát triển, nên họ có xu hướng đi du lịch nhiều hơn. Cùng với xu hướng dòng khách đang đổ về châu Á vì họ muốn tìm về với phương Đông, với nền văn minh nông nghiệp, họ muốn trở về với thiên nhiên và Việt Nam chúng ta là nơi khách du lịch đang hướng tới.
* Xu hướng kinh doanh nhà hàng:
Do hiện nay sở thích của phần lớn khách là tìm về cổ xưa, cho nên nhiều nhà hàng đã mọc lên với nét kiến trúc giả cổ được xem là bí quyết thành công trong nhà hàng để thu hút và giữ khách. Vậy nét truyền thông trong hiện đại được phản ánh qua các lĩnh vực sau:
- Trong việc tạo dáng, trang trí nội thất, trang thiết bị phục vụ, trang phục của nhân viên gợi lên nét cổ xưa.
- Trình độ năng lực ứng xử, giao tiếp của nhân viên gọi là văn minh ứng xử trong nhà hàng.
2. Những giải pháo nhằm thu hút khách đến nhà hàng:
2.1. Biện pháp bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên:
- Thường xuyên mở các lớp thuê chuyên gia có thâm niên hoặc gởi nhân viên theo học các lớp nghiệp vụ, các kiến thức về ngoại ngữ.
- Đầu tư thêm thời gian cũng như kinh phí cho nhân viên theo học các khóa đào tạo chuyên môn để nâng cao tay nghề.
- Tổ chức thi đua giữa các nhân viên trong một bộ phận hay giữa các bộ phận với nhau trong cùng khách sạn.
Khuyến khích bằng hình thức khen thưởng cho nhân viên nhằm tăng sự tận tâm, tận lực của họ đối với công việc.
2.2. Biện pháp cải thiện điều kiện cho nhân viên trong bộ phận nhà hàng:
- Đặc biệt quan tâm hơn nữa đến bộ phận nhà hàng vì tính chất đi lại nhiều, sử dụng đôi chân nhiều nên chọn được một đôi giày phù hợp với tính chất công việc quả là 1 điều khó khăn. Do đó tôi xin mạnh dạn đưa ra đề xuất với ban lãnh đạo, quản lý nhà hàng, khách sạn có thể cung cấp cho nhân viên những đôi giày vừa đảm bảo thời trang, vừa tạo cảm giác thoải máu cho đôi chân của họ, khi đó chất lượng phục vụ sẽ được nâng cao hơn và hiệu quả hơn.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong công việc nhiều hơn cho nhân viên phục vụ nữ: tăng thêm các khoản phụ thu, bố trí lao động hợp sức khỏe và thể trạng
- Đồng phục của nhân viên có thể thay đổi hằng tuần để cho có cảm giác mới lạ.
2.3. Biện pháp tập trung nghiên cứu thị trường:
- Để công tác nghiên cứu thị trường có hiệu quả thì ban lãnh đạo nhà hàng, khách sạn cần xây dựng một bộ phận chuyên trách công việc này. Qua công việc nghiên cứu nguồn khách giúp cho nhà hàng, khách sạn nắm được điểm tâm lý, sở thích, tâm lý của khách từ đó đưa ra kế hoạch phục vụ tốt hơn.
- Nhà hàng khách sạn nên chú ý đến việc quảng cáo rộng rãi, nên thường xuyên mở các bữa tiệc như: tiệc dạ vũ trong những dịp lễ lớn nhằm để khách biết đến nhà hàng khách sạn nhiều hơn. Việc nghiên cứu thị trường còn giúp cho nhà hàng, khách sạn biết được thời điểm đông khách, thời điểm vắng khách.
2.4. Biện pháp giữ vững nguồn khách truyền thống, khai thác nguồn khách tiềm năng:
- Hiện nay như chúng ta đã biết quỹ thời gian làm việc cũng như học hành của các công chức, viên chức nhà nước, các học sinh là được nghĩ vào thứ 7 và chủ nhật hằng tuần. Đay cũng là điều kiện thuận lợi để cho các ngành nói chung và ngành du lịch nói riêng và điều đáng nói ở đây là kinh tế Tam Kỳ đang phát triển, thu nhập của thành phố tăng dần đến mức tiêu thụ cao và nhiều hơn. Trước kia là ăn no mặc ấm và bây giờ ăn ngon mặc đẹp. Nhận thấy được vấn đề đó tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm thu hút khách đến nhà hành khách sạn trong thời gian đến.
+ Vào thứ 7 chủ nhật hằng tuần có thể đưa ra chương trình giảm giá, khuyến mãi cho khách hàng nào đang lưu trú tại khách sạn, giới thiệu mời người thân, bạn bè đến ăn uống và sử dụng dịch vụ tại nhà hàng khách sạn.
+ Vào các dịp lễ lớn nên tổ chức nhiều chương trình đặc sắc và hấp dẫn như : dạ vũ chương trình đón tết
Tuy rằng đây là hoạt động các khách sạn vận dụng để thu hút khách nhưng chúng ta phải tạo ra nhiều ưu tiên, ưu điểm hơn để thu hút khách như: giá thành có thể rẻ hơn, số lượng thức ăn đồ uống phong phú và hấp dẫn hơn.
3. Những giải pháp trực tiếp:
3.1. Nghiên cứu đặc điểm tâm lý ăn uống của khách (dành cho bửa sáng)
- Phải luôn nắm bắt và thu thập ý kiến của khách bằng cách làm phiếu trưng bày gởi cho khách hàng khi khách đến ăn sáng nhằm biết được những sai sót và nhầm lẫn trong khi phục vụ, vì buổi sáng phục vụ Buffet nhưng nhân viên út được tiếp xúc với khách nên không biết được khẩu vị cũng như của khách để phục vụ. Cho nên ban lãnh đạo cần nhắc nhở nhân viên luôn lịch thiệp và niền nở với khách, nhằm tạo được cảm giác thân thiện cho khách.
3.2. Đa dạng hóa thực đơn cho tiệc Buffet sáng:
- Do khách đến khách sạn đông và ăn sáng chủ yếu ở nhà hàng khách sạn nên thực đơn phải thay đổi sao cho khách không cảm thấy ngán, cho nên khách sạn nên xây dựng mới nhiều thực đơn thay đổi trong tuần nhằm tạo cảm giác mới lạ và không có cảm giác ngán khi ăn.
- Ăn uống là một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi người và mỗi người đều có 1 khẩu vị khác nhau, nhưng đa phần mọi người đều thích cái đẹp, cái thẩm mỹ của món ăn. Dựa vào đặc điểm đó em xin xây dựng thực đơn cho bữa sáng:
+ thực đơn Á: bún hoặc phở, bánh mỳ trang trí sao cho lạ và hấp dẫn cho khách khi thưởng thức.
+ Thực đơn Âu: trứng úp la, sửa, trái cây
KẾT LUẬN
Chỉ hơn 4 tuần thực tập tại khách sạn Hoàng Ngọc em đã được trực tiếp phục vụ khách, được quan sát thực tế về quy trình phục vụ tiệc Buffet sáng của nhà hàng, bên cạnh những thuận lợi thì nhà hàng cũng còn có 1 số hạn chế về quy trình phục vụ tiệc Buffet sáng như: phạm vi của nhà hàng không được rộng, và khoảng cách giữa các bàn ăn hẹp tạo cho khách cảm giác chật chội, gây khó khăn cho nhân viên phục vụ khách và thu dọn Bên cạnh đó cũng có những ưu điểm như: đội ngũ nhân viên nhiệt tình, niềm nở với khách nhận được tay nghề của mình còn nên kém hiểu biết nhỏ nhen nên trong quá trình thực tập tại khách sạn em luôn cố gắn tìm hiểu và trang bị cho mùnh những kỹ năng cơ bản những kiến thức cần thiết để giúp ích cho công việc sau này của mình.
Để hoàn thành báo cáo thực tập này trước hết là được sự hướng dẫn tận tình của cô Trần Thị Mai Trang và sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị cán bộ công nhân viên ở khách sạn Hoàng Ngọc và sự giúp đỡ tận tình của bè bạn. tuy nhiên đề tài không tránh khỏi những sai sót do trình độ thời gian kiến thức còn hạn chế rất mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy cô, các anh chị và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn
Tam Kỳ tháng 7 năm 2009
Học sinh thực hiện
Trần Văn Bình
MỤC LỤC
TRANG
LỜI NÓI ĐẦU. 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN... 3
I. Khái niệm và phân loại nhà hàng:. 3
1. Khái niệm nhà hàng:.. 3
2. Phân loại nhà hàng: 3
2.1. Căn cứ vào tính độc lập:. 3
2.2. Căn cứ vào chất lượng phục vụ: 3
2.3. Căn cứ vào đặc điểm của các món ăn, đồ uống mà nhà hàng phục vụ:. 3
2.4. Căn cứ vào phương thức phục vụ:.. 3
2.5. Căn cứ cào vị trí địa lý của nhà hàng: 3
II. Đặc điểm của nhà hàng: 3
1. Đặc điểm về kinh doanh: 3
2. Đặc điểm về lao động:. 4
3. Đặc điểm về kiến trúc và trang trí nội thất:.. 4
3.1. Đặc điểm về kiến trúc:.. 4
3.2. Đặc điểm về trang trí nội thất: 4
4. Đặc điểm về đối tượng phục vụ:. 5
5. Đặc điểm về môi trường phục vụ:.. 5
III. Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh nhà hàng đối với kinh doanh khách sạn 5
1. Đối với kinh doanh khách sạn 5
1.1. Vai trò:.. 5
1.2. Ý nghĩa:. 6
2. Đối với ngành du lịch:. 6
IV. Chức năng hoạt động nhà hàng trong khách sạn 6
V. Tổ chức lao động trong nhà hàng: 6
1. Đội ngũ nhân viên phục vụ: 6
2. Đặc điểm của nghề phục vụ bàn: 7
2.1. Đối tượng lao động là con người:. 7
2.2. Cường độ lao động: 8
2.3. Thời gian lao động:. 8
2.4. Môi trường lao động:. 8
2.5. Các mối quan hệ trong lao động:.. 8
VI. Chức năng và nhiệm vụ của tổ bàn:.. 9
1. Chức năng:.. 9
2. Nhiệm vụ: 9
2.1. Nhiệm vụ chung: 9
2.2. Nhiệm vụ cụ thể hằng ngày: 9
VII. Yêu cầu đối với nhân viên bàn:.. 9
1. Kỹ năng giao tiếp:.. 9
2. Trình độ chuyên môn: 10
3. Phong thái phục vụ:.. 10
4. Đạo đức nghề nghiệp: 10
5. Hình thức và thể chất: 10
6. Vệ sinh cá nhân:. 11
VIII. Quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng: 11
1. Quy trình phục vụ:. 11
2. Quy trình phục vụ:. 11
IX. Khái niệm và đặc điểm của tiệc buffet:.. 12
1. Khái niệm:.. 12
2. Phân loại tiệc: có 2 loại.. 12
3. Đặc điểm của tiệc Buffet:.. 12
4. Quy trình phục vụ tiệc Buffet:. 12
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ TẠI NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN “HOÀNG NGỌC”.. 14
I. Giới thiệu sơ lược về khách sạn Hoàng Ngọc:. 14
1. Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Hoàng Ngọc: 14
2. Vị trí, quy mô, đặt điểm của khách sạn Hoàng Ngọc:.. 14
3. Cơ sở tổ chức bộ máy hoạt động của khách sạn Hoàng Ngọc: 15
4. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:.. 15
4.1. Bộ phận lễ tân:.. 15
4.2. Bộ phận nhà hàng: 15
4.3. Tổ bảo vệ:.. 16
4.4. Phòng kinh doanh:. 16
4.5. Bộ phận nhà hàng:. 16
4.6. Phòng kỹ thuật:. 16
4.7. Phòng kế toán:.. 16
4.8. Bộ phận nghiên cứu thị trường:.. 18
5. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của khách sạn Hoàng Ngọc:.. 19 6. Các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh trong khách sạn Hoàng Ngọc
7. Các tiện nghi cơ cấu vật chất có trong phòng:.. 21
8. Tình hình về nguồn khách chủ yếu của khách sạn Hoàng Ngọc:. 22
9. Tình hình kinh doanh của khách sạn Hoàng Ngọc:.. 24
III. Thực trạng về quy trình phục vụ Buffet sáng tại nhà hàng Hoàng Ngọc:. 27
1. Cơ cấu trình độ lao động của nhân viên tại nhà hàng khách sạn Hoàng Ngọc 27
2. Quy mô chất lượng phục vụ tại nhà hàng:.. 27
3. Quy trình phục vụ tiệc Buffet sáng tại nhà hàng:.. 27
3.1. Quy trình phục vụ:. 27
3.2. Thực đơn:.. 28
3.3. Một số tình huống: 28
PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TIỆC BUFFET SÁNG TẠI NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN “HOÀNG NGỌC”. 30
I. Phương thức hoạt động của khách sạn trong thời gian đến 30
II. Giải pháp:. 30
1. Xu hướng phát triển của nhu cầu tiềm hiểu văn hóa ẩm thực: 30
2. Những giải pháo nhằm thu hút khách đến nhà hàng:. 30
2.1. Biện pháp bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên:
2.2. Biện pháp cải thiện điều kiện cho nhân viên trong bộ phận nhà hàng:.. 31
2.3. Biện pháp tập trung nghiên cứu thị trường: 31
2.4. Biện pháp giữ vững nguồn khách truyền thống, khai thác nguồn khách tiềm năng:.. 32
3. Những giải pháp trực tiếp: 32
3.1. Nghiên cứu đặc điểm tâm lý ăn uống của khách. 32
3.2. Đa dạng hóa thực đơn cho tiệc Buffet sáng:. 32
KẾT LUẬN. 34
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Tam Kỳ, ngày.tháng.năm 2009
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2877.doc