Đề tài Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

Về mặt ưu điểm thì tín dụng ngân hàng khắc phục gần hết nhược điểm của tín dụng thương mại, như chiều vận động thì tiền ưu điểm hơn hẳn so với chiều vận động của hàng hóa. Hơn nữa về quy mô các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thì quy mô là rất lớn do hoạt động ngân hàng có thể đi vay và cho vay. Bất cứ đối tượng nào có nhu cầu vay mà nhu cầu đó là chính đáng, hiệu quả thì ngân hàng đều đáp ứng được nhu cầu đó. Khác với tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng cho phép chính phủ có thể kiểm soát với các doanh nghiệp và từ đó kiểm soát nền kinh tế. Tuy nhiên tín dụng ngân hàng có nhược điểm so với tín dụng thương mại đó là rủi ro trong tín dụng ngân hàng. Các rủi ro này chia ra 2 loại rủi ro trong hoạt động đi vay & rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Rủi ro trong việc đi vay là việc khách hàng rút tiền ra đột ngột trước hạn ảnh hưởng cân đối vốn. Trong khi tín dụng thương mại khó có thể sử dụng tài sản sai mục đích. Nhưng trong tín dụng ngân hàng thì đối tượng vay vốn rất dễ sử dụng vốn sai mục đích. Hơn nữa mức độ tín dụng ngân hàng tăng trưởng quá mức gây ra tình trạng lạm phát.

doc85 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% % % % % Tổng nợ xấu 742 100% 2.016 100% 4.624 100% *) Trong đó nhóm 3 304 40,9% 1.242 61,6% 3.629 78,4% *) Trong đó nhóm 4 293 39,4% 549 27,2% 761 16,4% *) Trong đó nhóm 5 145 19,7% 225 11,2% 234 5,2% (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2006- 2007) Qua các năm tỷ trọng nợ nhóm 3 đều tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu. Năm 2005 là 304 triệu chiếm 41%, năm 2006 là 1.242 triệu chiếm tỷ trọng 62% và đến năm 2007 số tiền 3.629 triệu chiếm 78% trên tổng nợ xấu. Nợ nhóm 5 có tỷ trọng thấp hơn nhóm 4. Chứng tỏ nợ đến hạn gốc, lãi khách hàng chưa thanh toán kịp thời đúng theo hợp đồng đã thỏa thuận mặt khác khi thực hiện theo phân loại thì các khoản nợ đó đựơc chuyển sang nhóm cao hơn, nợ nhóm 5 .Ngân hàng Đông Triều đã tích cực tìm mọi biện pháp, phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng đôn đốc thu hồi .Tỷ trọng năm sau đều giảm so với năm trước. Thực hiện trích dự phòng rủi ro năm 2007 là 23678 triệu rủi ro được xử lý 77 món số tiền 22558 triệu trong quỹ dự phòng rủi ro cuối năm 2007 là 2709 . Vòng Quay Vốn Tín Dụng. Chất lượng tín dụng còn đựơc đánh giá thông qua vòng quay vốn TD đựơc thực hiện qua bảng 2.13 sau đây. 2.2.2.3 Vòng quay của vốn Bảng 2.13: Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 D/số thu nợ Dư nợ b/q Vòng quay Vốn D/số thu nợ Dư nợ b/q Vòng quay Vốn D/số thu nợ Dư nợ b/q Vòng quay Vốn Tổng Dư Nợ 598.12 290.731 2.06 462.212 321.654 1.44 715.556 409.886 1.75 Phân loại theo thời gian Cho vay ngắn hạn 287.396 131.7 2.18 348.289 138.954 2.51 529.099 217.24 2.44 Cho vay trung & dài hạn 310.724 159.031 1.95 113.923 182.7 0.62 186.457 192.646 0.97 Phân loại theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp nhà nước 31.633 25.6 1.24 44.518 27.3 1.63 57.164 27.5 2.08 Doanh nghiệp ngoài QD 284.005 105 2.7 175.431 117 1.5 313.754 176 1.78 Hộ sản xuất 282.482 160.131 1.76 242.263 177.354 1.37 344.638 206.386 1.67 Đơn vị triệu đồng (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2006- 2007) Vòng quay vốn tín dụng được xác định bằng công thức: Doanh số thu nợ /Dư nợ bình quân. Chỉ tiêu vòng quay vốn TD càng lớn chứng tỏ vốn đầu tư phát huy hiệu quả. Ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp trong khi dư nợ càng cao thì vốn quay vòng bị đọng do ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu vòng quay tăng quá nhanh biểu hiện không bình thường qua biểu trên thấy vòng quay tín dụng năm 2007 là 1,75 và so với năm 2006 tăng 0,31 vòng và so với năm 2005giảm 0,25 vòng. Cho vay ngắn hạn đều tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007 tăng 2,4 vòng so với năm 2005 .2006 tăng giảm không đáng kể . Cho vay trong dài hạn cuối năm 2007 là 0,97% so với năm 2006 tăng 0,37% vòng, tốc độ tăng 62%, năm 2005 là 1,95 vòng. Năm 2005 chủ yếu là cho vay vốn trung hạn, NH Đông Triều đã thực hiện tốt thu lãi cho vay tổng thu là 60093tr , lãi dự thu là 4.210 tr cụ thể là lãi cho vay thực thu so với dự nợ bình quân là 1,08 % và tỷ lệ lãi cho vay thực thu B/Quân là 1% nên đã thực hiện tốt KH tài chính qua các năm. 2.2.3 Đánh giá chung về chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Đông Triều 2.2.3.1 Kết quả đạt được Thực hiện tốt phương châm “Đi vay để cho vay” NHNo & PTNT Huyện Đông Triều luôn bám sát định hướng của ngân hàng cấp trên. Chương trình phát triển kinh tế của địa phương để đầu tư đúng hướng. Thực hiện tốt cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, thực hiện tốt các hình thức huy động vốn, nguồn vốn từ chương trình ủy thác. Đặc biệt là quan tâm khai thác nguồn vốn từ tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, có lãi suất thấp. Luôn chú trọng từ nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao như tiền gửi từ dân cư, từ một đơn vị luôn thiếu vốn đến nay đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu cho vay phát triển kinh tế trên địa bàn và có công tác đầu tư không ngừng được mở rộng và có chất lượng, đầu tư đúng hướng phục vụ cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn, cho vay kinh tế hộ và DNNQD. Ngày càng có hiệu quả góp phần đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương và kết quả kinh doanh của Ngân Hàng. Từ những kết quả chuyển biến trong hoạt động kinh doanh, ngoài sự tác động chuyển biến của nền kinh tế thị trường. Đảng và nhà nước đã ban hành các chính sách về phát triển kinh tế, chính sách về tiền tệ tín dụng đúng đắn, văn bản pháp luật về hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Song về phía chủ quan của NHNo & PTNT Huyện Đông Triều cũng có những chuyển biến tích cực đó là: Sự nhạy bén linh hoạt tích cực trong nắm bắt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nước về phát triển kinh tế. Vận dụng phương thức cho vay phù hợp cho vay ngắn hạn DNNN theo phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Đã chọn đúng thời điểm chuẩn bị tốt cơ sở pháp lý từng bước xử lý phát mại tài sản của công ty cường thịnh,để thu hồi nợ một các nhanh chóng, chất lượng tín dụng có nhiều chuyển biến tích cực. Nhìn chung hoạt động tín dụng cho vay đều có khả năng thu hồi. Thể hiện sản xuất kinh doanh trên địa bàn có sự phát triển tốt cả về kinh tế doanh nghiệp và kinh tế hộ, ý thức trả nợ của khách hàng đều tốt, thu gốc lãi cuả khách hàng cũng được thực hiện mua hợp đồng tín dụng tránh tình trạng tập vào những tháng cuối quí như trước đây.Việc phân loại nợ cũng được thực hiện một cách kiên quyết theo chỉ đạo của Ngân Hàng cấp trên. Nợ xấu thấp hơn mức khống chế của Ngân Hàng cấp trên cả về số tuyệt đối và tương đối. Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy đảng chính quyền địa phương các cấp các ban ngành đoàn thể, phát huy nội lực của cơ quan, công tác chỉ đạo đã có nhiều tiến bộ, không ngừng nâng cao khả năng quản lý, năng động, sáng tạo dám nghĩ dám làm trong khi hành lang pháp lý còn chưa đồng bộ đầy đủ. Song NHNo & PTNT Huyện Đông Triều đã lấy hiệu quả kinh doanh làm gốc, từng bước vượt qua những khó khăn để đi lên. Triển khai kịp thời QĐ 67 của chính phủ.Nghị quyết liên tịch 2038 quĩ trung ương hội Nông dân Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam. Làm cho toàn thể CBCNV thấy rõ đựơc nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của công tác mở rộng đầu tư TD. Thực hiện tốt chiến lựơc khách hàng, thái độ phục vụ, khả năng cạnh tranh –Trách nhiệm .Hiệu quả tín dụng đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là con đường duy nhất để tồn tại và phát triển .Nâng cao đời sống CBCNN. Đã xây dựng qui chế điều hành, qui chế phân phối tiền cơ chế khoán đến phòng tổ và nguồn lao động để mọi người phát huy tính năng động chủ động trong công việc.Để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do vậy kết quả đầu tư tín dụng hoạt động kinh doanh đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Kết quả tài chính tốt đảm bảo lương V1 + V2 có lương năng suất cho CBCNV bên cạnh những kết quả đạt đựơc cũng còn 1 số tồn tại cần khắc phục. 2.2.3.2 Những tồn tại chủ yếu trong đầu tư tín dụng Công tác kế hoạch, điều hành thực hiện chỉ tiêu dư nợ chưa thực hiện tốt theo văn bản 115 còn vượt kế hoạch, chưa cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn . Nguyên nhân do đã có thời gian dài nguồn vốn của các tổ chức tín dụng nói chung và NHNo nói riêng luôn thừa, cung lớn hơn cầu chính vì vậy việc thực hiện quản lý kế hoạch theo QĐ 115 /QĐ -HĐQT –KHTH ngày 19/5/2005 ít được quan tâm. Chủ quan khi tăng đầu tư vượt kế hoạch. chưa báo cáo ngân hàng cấp trên để xin điều chỉnh kịp thời. Việc tiếp cận khai thác các dự án lớn để mở rộng hoạt động tín dụng còn hạn chế. Chất lượng tín dụng tuy đã có nhiều tiến bộ xong chất lượng đầu tư vốn là vấn đề đòi hỏi chúng ta đặc biệt quan tâm, hiệu quả sx kinh doanh của khách hàng chưa thực sự bền vững còn chịu ảnh hưởng chi phối nhiều từ nhân tố khách quan. Dư nợ trên cân đối chưa phản ánh đúng thực chất lượng tín dụng vì vậy rủi ro trong đầu tư cho vay vốn thường trực và là vấn đề chúng ta quan tâm. Thể hiện : Hiện tượng đảo nợ còn diễn ra nhiều. Nợ kỳ hạn nhỏ, lãi đến hạn không trả kịp thời phải chuyển quá hạn. Song đã sử dụng nguồn vốn vay nóng để tất toán hơp đồng tín dụng sau đó vay lại. Tình trạng này để che giấu chất lượng đầu tư, sai lệch khả năng thanh toán của khách hàng, vi phạm qui chế cho vay làm giảm tác dụng biện pháp quản lý đối với các bộ tín dụng với đơn vị. Chính vì đó tạo nên vòng quay vốn tín dụng tăng nhanh không bình thường. Xử lý chuyển phân loại nợ chưa kịp thời, thiếu chính xác qua kiểm tra phân loại nợ đến 30/11/2007. Theo báo cáo cuả đơn vị còn 291 hợp đồng tín dụng (HĐTD) phân loại tỷ lệ sai 25%. Trong đó: Nhóm 2 sai 200 HĐTD tỷ lệ sai 22%. Số tiền thiếu 3.672 tr thiếu 21%. Nhóm 3 sai 59 HĐTD tỷ lệ sai 46 %. Số tiền thiếu 4.512 tr thiếu 766%. Nhóm 4 sai 14 HĐTD tỷ lệ sai 21%. Số dư thiếu 442 tr thiếu 86%. Nhóm 5 sai 13 HĐTD tỷ lệ sai 24%. Số dư thiếu 245 tr thiếu 213%. Từ những tồn tại trên rút ra đựơc những nguyên nhân. Những nguyên nhân khách quan : Nền kinh tế phát triển xong biến động giá cả, hàng hóa tăng nhìn chung lãi suất cơ bản luôn biến động , thiên tai dịch bệnh sảy ra liên tiếp ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của nhân dân, Trình độ sử dụng tin học cuả cán bộ còn thấp , nghiệp vụ thẻ đơn điệu tốc độ thanh toán chậm, quản lý phần mềm cũng như khả năng quản lý mạng hệ thống còn hạn chế so với yêu cầu của nền kinh tế và một số tổ chức tín dụng khác. Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động và cho vay tăng dư nợ,tình hình lạm phát cao. Khối lượng công việc tăng nhanh trong khi đó lao động hạn chế về chất lượng, năng suất lao động thấp. Do đó chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế. Đây vừa là nguyên nhân khách quan. Đa phần cán bộ được đào tạo từ thời bao cấp và cũng vừa là nguyên nhân chủ quan. Chưa chịu khó học tập tìm tòi để nâng cao trình độ nhận thức cũng như thực tiễn. Sự cạnh tranh trong đầu tư giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt, lãi suất huy động cũng như cho vay của NHNo & PTNT kém hấp dẫn khách hàng so với các tổ chức tín dụng khác. Hơn nữa 1 số tổ chức tín dụng bỏ qua quy chế cho vay của ngân hàng nhà nước nhằm cạnh tranh giành giật khách hàng làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh ngân hàng . Nguyên nhân chủ quan Tư tưởng , nhận thức của số ít cán bộ chưa đúng mức khi ngân hàng đã chuyển sang cơ chế kinh doanh, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.Tư tưởng ban phát của quyền tuy không còn trong CBCNV xong vẫn còn tư tưởng bao cấp , chưa nhạy bén trong công việc, chưa nhận thức đầy đủ tôn chỉ của NHNo & PTNT là “Mang phồn thịnh đến với khách hàng” chưa thấy rõ lợi ích của ngân hàng gắm liền với lợi ích của khách hàng do đó trong hành động chưa tận tình, chu đáo với khách hàng. Trong tổ chức kinh doanh ,Sự phối kết hợp và xử lý công việc tránh tư tưởng cục bộ .Vai trò của lãnh đạo các đơn vị , các phòng tổ có ý nghĩa quyết định trong thực hiện sự phối hợp phải luôn lấy uy tín của ngân hàng trước khách hàng để giải quyết công việc. Phục vụ tốt khách hàng là biện pháp có ý nghĩa quan trọng giữ vững, tăng thị phần và hiệu quả kinh doanh của NHNo & PTNT. Đôi lúc đến nơi một số cán bộ chưa tập trung triệt để sử dụng thời gian cho công việc còn xảy ra bố trí sử dụng thời gian làm việc riêng hoặc hiệu quả chưa cao. Cơ chế khoán và phân phối tiền lương kinh doanh tuy đã trở thành động lực xong chưa đủ mạnh để lôi cuốn tinh thần làm việc, sức sáng tạo cao nhất của CBNV do chưa gắn với kết quả công việc của từng cán bộ, hiệu quả từng đơn vị. Do vậy việc kích thích người lao động cũng còn hạn chế. Từ những nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, hiệu quả, kinh doanh. Do vậy cần phải có những giải pháp cụ thể. Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ở NHNo&PTNT Huyện Đông Triều 3.1 Mục tiêu định hướng 5 năm 2008_2013 tại NHNo & PTNT Huyện Đông Triều Hai mươi năm xây dựng và phát triển .Đặc biệt là trong những năm vừa qua NHNo & PTNT Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao. Đẩy mạnh việc huy động vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế đặc biệt là nông nghiệp nông thôn, từ một ngân hàng nhỏ trở thành một ngân hàng lớn, có vị thế, uy tín trong cả nước, khu vực và thế giới. Đánh dấu bước chuyển biến đột phá của NHNo và để tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.Trong đó có sự đóng góp của NHNo &PTNT Huyện Đông Triều. Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Và những năm tiếp trong tiến trình hội nhập quốc tế, với những thành tích đạt được của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Song trước mắt còn nhiều khó khăn của nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ đặt ra với ngành ngân hàng là rất nặng nề. Vừa đáp ứng được nhu cầu vốn cho tăng trưởng của nền kinh tế, vừa thực hiện tốt tiến độ đề án cơ cấu tại ngân hàng. Theo định hướng và lộ trình, xây dựng tập đoàn tài chính, xây dựng một Ngân Hàng hiện đại đa năng, lớn mạnh với các dịch vụ tiên tiến. Bám sát mục tiêu định hướng của ngành, chương trình pháp triển kinh tế của địa phương tập thể CBCNV NHNo&PTNT huyện Đông Triều phát huy những thành tích đã được trong những năm vừa qua. Đoàn kết phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ chính trị 5 năm 2008 – 2013 theo định hướng của ngành và chương trình phát triển Kinh tế của địa phương. Vừa đảm bảo nâng cao đời sống CBNV. Mục Tiêu Định Hướng 5 năm 2008 – 2013 Chỉ tiêu huy động vốn - đến cuối năm 2008 là 555 tỷ và đến năm 2013 phấn đấu đạt 894 tỷ tốc độ tăng b/q từ 20 – 22%. Trong đó đến 31/12/2008 555 tỷ tốc độ tăng 24% so với năm 2007 Sử dụng vốn đến cuối năm 2008: Dư nợ 620 tỷ đến 2013 là 962 tỷ, tốc độ tăng bình quân 18 - 20%. Trong đó dư nợ đến cuối năm 2008 là 620 tỷ tốc độ tăng so với đầu năm là 22% (Dư nợ bằng nguồn vốn của NHNo tăng 24%) Nợ Xấu dưới 3% . Trong đó năm 2008 dưới 2% Thu chi tài chính: Thực hiện tiết kiệm chi phí hợp lý đảm bảo đủ lương V1 +V2 theo hệ số trung ương cho phép và có hưởng năng suất. 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Đông Triều Hiệu quả tín dụng là một chỉ tiêu quyết định sự tồn tại và phát triển trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Khi hiệu quả cao sẽ tạo cho hoạt động ngân hàng càng phát triển và ngược lại, hiệu quả sử dụng vốn thấp, rủi ro lớn sẽ dễ dàng đưa hoạt động ngân hàng đến thế bất ổn định, chậm phát triển. Vì vậy hiệu quả tín dụng được xem như một chỉ tiêu quan trọng nhất, cho nên việc tăng cường quản lý chất lượng tín dụng trong hoạt động ngân hàng là đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả, an toàn vốn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng tín dụng của mỗi ngân hàng. Do vậy cần phải có quan điểm, mục tiêu và định hướng nâng cao chất lượng tín dụng. Quan điểm nâng cao chất lượng tín dụng. Phải trên cơ sở tạo lập một ngân hàng đủ mạnh mẽ về năng lực quản lý kinh doanh, về trình độ công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại, triển khai tổ chức thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ để hoạt động ngân hàng. Đáp ứng được nhu cầu cơ chế thị trường, phục vụ cho sự tăng trưởng nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ để hoạt động ngân hàng tăng trưởng và bền vững . Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng. Làm cho họat động tín dụng ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường. Hiện đại hóa qui trình nghiệp vụ tín dụng hoàn thiện hệ thống bộ máy tổ chức và phương thức điều hành hoạt động tín dụng, nâng cao trình độ cán bộ, tăng cường chất lượng kiểm tra kiểm soát nội bộ để phát triển ngăn ngừa và điều chỉnh các hoạt động tín dụng. Mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng là huy động tối đa nguồn vốn tạm thời nhận rồi để đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho nền kinh tế, sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn hiện có, thực hiện cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật vì mục tiêu lợi nhuận, vì sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội để hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất trong quá trình hoạt động luôn phải tìm cách đề phòng. Né tránh và hạn chế đến mức tối đa. Sự xuất hiện của rủi ro. Trong cơ chế quản lý và kế hoạch hóa tập trung quan liệu bao cấp, hệ thống ngân hàng độc quyền, rủi ro tín dụng ít được đề cập. Khi rủi ro xảy ra thì nhà nước sử dụng các biện pháp hành chính để ngăn chặn như pháp hành tiền, hạn chế tiền mặt ra lưu thông. Khi chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, chịu nhiều sức ép của nền kinh tế. Hiện tượng mất khả năng thanh toán, kinh doanh thua lỗ trong hoạt động Ngân Hàng là bình thường, người rủi ro ồ ạt khỏi Ngân Hàng, người vay có trả được trong tương lai hay không, điều đó khó có thể biết được, khả năng rủi ro đang chờ đón họ. Do vậy, rủi ro tín dụng chính là xuất hiện các biến cố không bình thường trong quan hệ tín dụng. Gây hậu quả xấu đến hoạt động kinh doanh ngân hàng do vậy phải đề ra các giải pháp cho phù hợp trên cơ sở các văn bản quy định, hướng dẫn của ngành. NHNo & PTNT Huyện Đông Triều trong những năm qua đã có nhiều cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ được giao, tạo tiền đề tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ những năm tiếp theo, năm 2008 ngành Ngân Hàng nói chung, NHNo & PTNT Huyện Đông Triều nói riêng đứng trước nhiều khó khăn thách thức đó là: lạm phát năm 2007 lên tới 12,6% và những nhân tố khách quan, chủ quan: giá cả vật tư hàng hóa tăng cao, thị trường bất động sản vẫn đang nóng, giá vàng tăng cao. Ngân hàng nhiều nước đang thực hiện biện pháp mạnh, can thiệt ngăn chặn lạm phát (Tăng chi phiếu bắt buộc,mua trái phiếu bắt buộc...). Tình hình trên dẫn đến khó khăn trong huy động nguồn vốn, trong khi nhu cầu đầu tư của nền kinh tế tăng cao. Ngân hàng thiếu vốn nhu cầu đầu tư của nền kinh tế tăng cao. Ngân hàng thiếu vốn cho vay, lãi suất đầu vào tăng nhanh, lãi suất cho vay tốc độ tăng chậm, chênh lệch lãi suất giảm. Dẫn đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng giảm. Để khắc phục được những tồn tại trên phải thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra. Định hướng đề ra là:“Thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ được giao. Đổi mới hơn nữa phong cách giao dịch, mở rộng nâng cao các dịch vụ ngân hàng tạo điều kiện tăng cường huy động nguồn vốn tại địa phương. Cơ cấu lại dư nợ và mở rộng đầu tư tín dụng hợp lý, hiệu quả và vững chắc nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín NHNo trên địa bàn”. Xuất phát từ tình hình thực tế tại địa phương từ những tồn tại nguyên nhân chủ quan khách quan trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh Nh và đầu tư tín dụng của NHNo Đông Triều .Để thực hiện tốt Mục tiêu định hướng đề ra. Sinh viên thực tập tại NHNo Đông Triều đề ra những biện pháp chủ yếu sau đây: 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng. Luật ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng là các văn bản pháp qui hiện hành để các Ngân hàng thương mại chấp hành. Tuy nhiên trong thực tế, cũng cần được bổ sung hoàn thiện bằng các văn bản pháp qui để phù hợp và cụ thể hóa với tình hình thực tế. Đây là môi trường pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng. Vậy môi trường pháp lý là gì. Mô tả 1 cách tổng quát. Môi trường pháp lý về ngân hàng bao gồm các yếu tố sau: Các qui phạm về pháp lý luật ngân hàng và các luật khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng (luật dân sự, luật đất đai, luật công ty ) Sự tuân thủ theo pháp luật cuả các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế , xã hội đựơc pháp luật ngân hàng điều chỉnh cho phù hợp. Hội nhập quốc tế với việc ra nhập WTO sẽ thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và năng lực họat động của các cơ quan quản lý tài chính. Ngân hàng nhà nước đã có những cải cách to lớn đối với chính sách tiền tệ và hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng phù hợp với xu hướng tự do hóa tài chính và mở cửa của hệ thống ngân hàng như tự do hóa lãi xuất, nới lỏng kiểm soát tỷ giá. Các biện pháp quản lý ngoại hối: tự do hóa tài khoản vàng lãi, cải cách hệ thống thanh tra . Giám sát ngân hàng theo chuẩn xác quốc tế. Hội nhập quốc tế là động lực thúc đẩy các Ngân Hàng Thương Mại. Nhà nước tự do cải cách, tăng cường năng lực cạnh tranh để tạo thế phát triển bền vững. Về thách thức: hệ thống pháp luật ngân hàng còn thiếu chưa đồng bộ và một số điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế – Hệ thống chính sách pháp luật Ngân Hàng hiện nay còn một số hạn chế sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các loại hình tổ chức tín dụng, giữa Ngân Hàng trong nước với Ngân Hàng nước ngoài gây ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, điều đó đặt ra thách thức phải sửa đổi, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng thông thoáng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO. Việc mở thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường do các tác động bên ngoài và khu vực thế giới. Trong khi đó năng lực điều hành chính sách tiền tệ cũng như những lực giám sát hoạt động ngân hàng của Ngân Hàng nhà nước vẫn còn hạn chế. Đối với các tổ chức Ngân Hàng Thương Mại trước sự áp lực cạnh tranh từ phía Ngân Hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn. Công nghệ trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao hơn có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngân hàng. Hệ thống Ngân Hàng đáp ứng các chuẩn mực về an toàn theo thông lệ quốc tế như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trích lập. Dự phòng rủi ro phân loại nợ theo chuẩn mức kế toán quốc tế rủi ro của ngân hàng có thể mang đến từ khách hàng vì khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước mà phần lớn trong số đó vẫn còn những tồn tại yếu kém. Việc mở cửa thị trường hơn đặt phần kinh doanh thua lỗ và phá sản điều này làm tăng rủi ro hoạt động ngân hàng. Ngành ngân hàng cần phải triển khai các biện pháp mang tính chất toàn diện, hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng: Sửa đổi luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng. Xây dựng và chỉnh sửa bổ xung các qui định về cấp phép tổ chức hoạt động của các tổ chức tín dụng. Phù hợp với các quản lý ngoại hối, cải cách hệ thống kế toán Ngân Hàng phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Hoàn thiện các qui định về thanh toán không chung tiền mặt, qui định về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng mới (quản lý tài sản, tài chính, quản lý danh mục đầu tư, các dịch vụ thanh toán bù tri tài sản tài chính, cung cấp và xử lý thông tin tài chính, tư vấn về đầu tư và danh mục đầu tư, về mua lại và tái cơ cấu doanh nghiệp) (Trích thông tin Ngân Hàng, nguồn tài liệu hội nghị triển khai đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020) Đối với các NH thương mại trước hết phải tuân thủ về qui chế cho vay qui chế phải mang tính pháp lý chặt chẽ : khoa học và thực tế vừa đảm bảo tính nguyên tắc và nguyên lý chung, vận dụng vào tình hình thực tiễn:Tổ chức tín dụng không được cho vay vượt quá tỷ lệ qui định vốn đầu tư vốn giữa các hiệp hội ngân hàng, phù hợp với đạo lý đầu tư vốn của ngân hàng là nguồn vốn của ngân hàng là nguồn vốn bổ xung tham gia trong quá trình sx- kinh doanh mức vốn đăng ký ghi trong giấy phép kinh doanh thường không đúng so với thực tế đang diễn ra khách hàng vay vốn vượt nhiều lần so với vốn thực có thể tăng hoặc giảm , trong khi đó có thể 1 khách hàng vay ở nhiều ngân hàng ,hoặc vay ở ngân hàng này để trả cho Ngân Hàng kia. Hoặc nóng để thanh toán nợ đến hạn xong lãi vay, dẫn đến đánh giá khả năng tài chính của khách hàng thiếu chính xác. Vi phạm qui chế cho vay đối với khách hàng Phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan công chứng, phòng tài nguyên môi trường để xác định rõ trách nhiệm của cơ quan công chứng về đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp, giấy tờ pháp lý khi có vấn đề giả mạo xảy ra. Pháp lệnh kế toán thống kê. Chưa có hiệu lực khi các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn Ngân Hàng. Thực hiện chế độ chưa chính xác, kịp thời để Ngân Hàng kiểm soát các thông tin cũng như kết quả kinh doanh tài chính của đơn vị ngoài quốc doanh, do vậy cũng cần phải có biện pháp quản lý nhà nước, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc theo đúng qui định do vậy trước tiên đối với ngành Ngân hàng. Phải thực hiện nghiêm túc qui trình, qui chế cho vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. 3.2.2 Giải pháp nânh cao chất lượng nhân sự quản lí điều hành Con người là chủ thể của mọi hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ ngân hàng càng phát triển đòi hỏi chất lượng cán bộ càng cao để đáp ứng với yêu cầu phát triển và hội nhập của ngành.Việc lựa chọn nhân sự phải đảm bảo cả về phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn ,hai mặt này phải gắn bó với nhau không đựơc coi nhẹ mặt này, nặng mặt kia và ngược lại. Cán bộ NHNo & PNNT đa số được đào tạo trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung. Muốn đổi mới phải có tri thức cách mạng. Năng lực của cán bộ nghiệp vụ cũng như cán bộ quản lý đã có những tiến bộ song còn chưa đáp ứng với chuẩn mực của người cán bộ ngân hàng. Để nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh ngân hàng không ngừng nâng cao đến công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật, xã hội sử dụng thành thạo thiết bị công nghệ thông tin để đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành trong quá trình hội nhập, xuất phát từ tình hình thực tế tại NHNo & PTNT Huyện Đông Triều đề ra giải pháp cụ thể sau: Trong công tác chỉ đạo điều hành quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng viên, CBVNV nhằm đổi mới về nhận thức .Hành động , khắc phục những tồn tại ở một số ít CBCNV làm ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng. Kiên trì thực hiện một cách linh hoạt song đúng bản chất, nội dung qui chế, qui trình nghiệp vụ của ngành nhằm xóa bỏ những suy nghĩ, cách làm cũ không phù hợp, không đáp ứng đựơc yêu cầu họat động kinh doanh ngân hàng trong xu thế hội nhập, cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo hiệu quả bền vững. Phát huy dân chủ thực sự trong CBCNV, các chủ trương giải pháp chỉ đạo công tác của ban giám đốc đều phải đưa ra bàn bạc thể dân chủ , trước hết Đảng viên, cán bộ chủ chốt phải thông suốt, thống nhất trong nhận thức và hành động và những người có trách nhiệm làm cho CBCNV hiểu rõ và thực hịên nghiêm túc sự chỉ đạo, kiên quyết xử lý các trường hợp không thực hiện đúng chỉ đạo của ban giám đốc. Trong chỉ đạo điều hành, ban lãnh đạo cần tăng cường công tác kiểm tra thực hiện các chủ trương chỉ đạo của ban hành lãnh đạo, hiệu quả lãnh đạo chỉ huy tốt, khi có quan điểm chỉ đạo đúng đắn có tri thức kinh tế, xã hội, có trình độ nghiệp vụ giỏi về các mặt nghiệp vụ. Thiếu các tiêu chuẩn đó thì người lãnh đạo chỉ đạo làm theo mệnh lệnh áp đặt. Nếu thực hiện tốt, trình độ của người lãnh đạo cũng không ngừng được nâng nên về mọi mặt, lãnh đạo các đơn vị phong ban theo dõi đánh giá thường xuyên kịp thời uốn nắn những sai lệnh và động viên CBCNV thực hiện tốt chỉ đạo đặc biệt trong thực hiện cơ chế mới ra bứoc đầu còn nhiều khó khăn. Quan tâm đến công tác mở các lớp tập huấn vè nghiệp vụ tin học, pháp luật, maketing cho CBCNV tại cơ sở và các lớp tập huấn do ngân hàng cấp trên tổ chức để khhông ngừng nâng cao trình độ mọi mặt cho CBCNV nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc điều tra thẩm định đẻ quyết định cho vay. Tổ chức bó trí lao động theo hướng phát huy hiệu quả cao nhất năng lực của CBCNV đảm bảo đáp ứng yêu cầu kinh doanh, nâng cao ý thức trách nhiệm và tăng cường kỷ luật lao động nhằm tăng năng suất lao động hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa và giao kế hoạch hàng quí, tổ chức phát động các phòng ban thi đua hàng quí, năm do Ngân Hàng cấp trên phát động. Tăng cường sử dụng đòn bảy tiền thưởng, tránh thưởng bình quân, nâng mức thưởng cho các đơn vị và các cá nhân hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch giao. 3.2.3 Tăng cường huy động vốn nhằm tạo nguồn cho công tác tín dụng Cần nhận thức trong điều kiện hiện tại chúng ta đang thiếu vốn và trong bối cảnh hiện nay thì tăng nguồn vốn là điều kiện quyết định mở rộng hoạt động đàu tư tín dụng và hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Trong công tác huy động vốn đè ra một số giải pháp sau: Thực hiện tốt hơn nữa các dịch vụ ngân hàng thanh toán không dùng tiền mặt, thu, chi tiền mặt là cơ sở có ý nghĩa quyết định thu hút các tổ chức cá nhân mở tài khoản, thanh toán qua ngân hàng, tăng khả năng huy động nguồn vốn. Thực hiện đa dạng các hình thức huy động theo chỉ dạo của ngân hàng cấp trên ( QĐ 165 /HĐQT – KHTH quyết định số 66 QĐ- HĐQT – NV đến nay được bổ sung thay thế bằng văn bản 123 , 124 /261,272 của HĐQT . NHNo & PTNT ngày 21/2/2008 ). Thực hiện hiệu quả các sản phảm hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm bặc thang, tiết kiệm gửi góp, chứng chỉ tiền gửi thẻ rút tiền tự động ATM. Chỉ đạo 1 cách linh hoạt: vận dụng lãi suất huy động phù hợp với mặt bằng lãi suất trên địa bàn đảm bảo hiệu quả cao nhất, đáp ứng với yêu cầu người gửi, vừa đảm bảo lợi ích của khách hàng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời với việc tăng cường trang bị máy móc thiếy bị giảm thời gian chờ đợi của khách hàng bố trí nơi giao dịch khang trang sạch sẽ, tạo không khí thoải mái cho khách hàng trong thời gian chờ đợi. Vấn đề có ý nghĩa to lớn là phải đổi mới hơn nữa phong cách giao dịch của CBCNV không chỉ thể hiện vui vẻ lịch thiệp trong giao tiếp, nhanh chóng trong giải quyết công việc mà còn phải am hiểu và vận dụng nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng khi giao dịch đạt lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng. Cùng với việc làm tốt chuyển tiền kiều hồi ư, tăng cường công tác tuyên truyền hình thức này đố mở rộng kinh doanh mua bán ngoại tệ tạo điều kiện tăng huy động nguồn vốn. Chủ động trong công tác tiếp thị tuyên truyền và phục vụ khách hàng có nguồn vốn tiền gửi thanh toán lớn, ổn định như kho bạc, bảo hiểm, bưu điện . Khen thưởng động viên kịp thời cán bộ tìm kiếm khách hàng có nguồn lợi thời gian lớn, ổn định đặc biệt là khách hàng mới gửi lãi suất thấp. Sử dụng tốt nguồn vốn từ các chương trình ủy thác đã có và tranh thủ nguồn vốn bổ sung. 3.2.4 Mở rộng đầu tư tín dụng Thực hiện nghiêm túc qui định số 115/QĐ -HĐQT –KHTH .Về quản lý kế hoạch.Đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Khi nguồn vốn giảm dư nợ phải giảm tương ứng , nguồn vốn huy động tăng đựơc tăng dư nợ theo tỷ lệ qui định tại QĐ 115: trường hợp vi phạm trừ điểm thi đua và xử lý theo QĐ.115. Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế địa phương và các đơn vị kinh tế trên địa bàn để có phương án, chủ động tiếp cận. Mở rộng đầu tư những dự án có thế mạnh, hiệu quả tốt tập và đầu tư theo phát triển nông nghiệp nhờ tăng trưởng kinh tế địa phương. Thị trường nông thôn là đối tượng đầu tư chính do vậy tập trung cho vay. Phát triển kinh tế Nông nghiệp và nông thôn. Mặt khác cho vay kinh tế hộ có lợi thế là phân tán rủi ro cao. Thường xuyên phối hợp với các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương các cấp, các ban ngành đoàn thể để phối hợp thực hiện tốt nghị quyết 67 của chính phủ là cho vay hộ nông dân, dưới 10 triệu không phải thế trong đó cho vay. Nghị quyết liên tịch 2038 giữa trung ương hội nông dân Việt Nam và NHNo & PTNT Việt Nam về cho vay thông qua các tổ nhóm. Cho vay các DN nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên cơ sở dự án đầu tư có tính khả thi hiệu quả, chủ động khai thác cho vay ngành nghề địa phương tiếp cận các dự án có thế mạnh, hiệu quả cao. Bên cạnh đó cần thu vốn cho vay đối với các doanh nghiệp làm ăn kém phát huy hiệu quả, kinh doanh thua lỗ – thường xuyên thực hiện tốt việc phân loại khách hàng và phân loại nợ để nâng cao năng lực quản lý của Ngân hàng trong việc cho vay, thu nợ và xử lý rủi ro. Để phát huy vốn đầu tư tín dụng mang lại hiệu quả cao cần phải có các biện pháp ngăn ngừa hạn chế nợ xấu. 3.2.5 Giải pháp ngăn ngừa hạn chế nợ xấu phát sinh Phải thực hiện nghiêm túc qui trình nghiệp vụ cho vay, coi trọng hiệu quả phương án vay, khả năng trả nợ, tư cách người vay và tài sản đảm bảo tiền vay. Từ khi thẩm định trước khi cho vay, khả năng trả nợ, tư cách người vay và tài sản đảm bảo tiền vay. Từ khi thẩm định trước khi cho vay, thiết lập hồ sơ ban đầu, phải khách quan, đảm bảo tính trung thực trong khi thẩm định, đầy đủ cơ sở an toàn cho số tiền vay phát ra,vì mục đích của cho vay không phải là thu nợ mà giúp khách hàng có vốn để duy trì, là mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng, cho xã hội và cho Ngân Hàng. Khi đã phải mang tài sản thế chấp ra phát mại tức là sản xuất kinh doanh bị thua lỗ: vốn bị mất và quan hệ với ngân hàng coi như đã chấm hết, mặt khác không phải tài sản nào cũng dẽ dàng bán được để thu nợ ngay. Tài sản bị xiết nợ ngân hàng phải mất nhiều thời gian, chi phí phát mạu bán để thu hồi nợ. Chưa kể đến tài sản tranh chấp quyền sở hưu hoặc tài sản giả mạo để lừa gạt Ngân Hàng. Hoặc một tài sản vay ở nhiều nơi, khi phát mại mới biết là không còn .... Vậy vấn đề chính trong giải quyết cho vay không phải ở chỗ có tài sản thế chấp hay không mà phải trả lời được câu hỏi đó là ai? Hiệu quả sử dụng vốn như thế nào! Định lượng rủi ro tín dụng được tiến hành một cách liên tục từ khi cho vay đến khi kết thúc qui trình đó. Do vậy phải thực hiện nghiêm túc qui trình nghiệp vụ, coi trọng hiệu quả của phương án, về tư cách người vay. Khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo tiền vay. Đảm bảo tính trung thực trong khi thẩm định. Trong giải ngân kiểm soát chặt chẽ cho vay đúng đối tượng, phù hợp với phương án, hạn chế cho vay thanh toán bằng tiền mặt, kiểm soát chặt chẽ chứng từ cho vay. Thực hiện tốt việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Đối với cán bộ tín dụng việc thay đổi kiên quyết quá trình thẩm định và quyết định cho vay.Là phát huy tính độc lập, tự chủ ,linh hoạt, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm .Đồng thời xây dựng qui chế chịu trách nhiệm về vật chất về nhưng qui định sai do nguyên nhân chủ quan nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Trong thực tế hiện nay tình trạng đảo nợ còn xảy ra nguyên nhân do cán bộ tín dụng chưa đôn đốc kịp thời , sự phối kết hợp của cán bộ kế toán chưa tốt theo chỉ đạo,(Qui định tỷ lệ nợ nhóm 2 là 5% gắn với tính điểm để phân phối tiền lương gây áp lực đối với CBTD.Và các đơn vị nhận khoán khi khách hàng có khó khăn tạm thời thì không cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, thậm chí ngay cả trường hợp khách hàng không đảm bảo khả năng trả nợ vẫn tìm cách tất toán nợ cũ để cho vay mới thậm chí còn nhiều hơn). Tình trạng trên phản ánh sai bản chất tín dụng, nợ trên cân đối không đúng với thực chất , rủi ro tiềm ẩn dẫn đến không đánh giá đúng chất lượng lao động , phân phối thu nhập chưa thực sự gắn với công sức đóng góp của người lao động. Để khắc phục tình trạng trên, ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro.Yêu cầu các đơn vị phòng tổ , nghiêm cấm việc cho vay đảo nợ, cán bộ kế toán không giải ngăn, CBTD và lãnh đạo phòng tổ tự chịu trách nhiệm trước khách hàng về việc từ chối giải ngăn. Khi hợp đồng tín dụng đã ký, cán bộ kiểm soát nội bộ kiểm tra phát hiện sẽ trừ vào điểm thi đua đối với cán bộ kế toán không kiên quyết cùng bị trừ điểm thi đua. Đối với cán bộ kế toán không kiên quyết cũng bị trừ điểm thi đua. Thường xuyên theo dõi đôn đốc nợ gốc, lãi, đến hạn hàng tháng thông báo cho khách hàng biết để chuẩn bị nguồn trả nợ. Tăng cường và thực hiện có hiệu quả công tác phân loại khách hàng.Vì nó là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Vì nó là phương pháp lượng hòa mức độ rủi ro. Tín dụng của khách hàng thông qua qui trình đánh giá bằng thang điểm thống nhất dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng tại thời điểm phân loại. Trong vịêc chấm điểm TD và phân loại khách hàng được thực hiện nhằm hỗ trợ ngân hàng cho vay. Phân loại để chọn lọc phát triển khách hàng, ra quyết định cấp tín dụng, xác định hạn mức TD, thời hạn, lãi suất, phí dịch vụ biện pháp đảm bảo tiền vay. Giám sát và đánh giá khách hàng khi còn dư nợ, giúp NH lường trước được chất lượng khoản vay để có biện pháp quản lý nâng cao năng lực quản lý của ngân hàng trong việc cho vay, thu nợ và xử lý của ngân hàng trong việc cho vay, thu nợ và xử lý rủi ro. Đặc biệt là khách hàng lớn, khách hàng bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay khách hàng bảo đảm bằng tái sản hình thành từ vốn vay, khách hàng có biểu hiện chưa tốt HĐTD. Đối với khách hàng có khó khăn về tài chính cần tập trung. Phân tích đáng giá đúng thực chất và bàn bạc với khách hàng hướng khắc phục theo tiến độ hiệu quả khắc phục để lập thời sử lý , hạn chế hoặc không cho vay đối với khách hàng không có khả năng trả nợ , vi phạm hợp đồng tín dụng không có biện pháp khắc phụ Thường xuyên phối hợp với đảng ủy chính quyền địa phương các cấp các ban nghành đoàn thể của huyện để mở rộng cho vay các dự án có hiệu quả , đôn đốc thu hồi nợ thồn động khó đòi , xử lý tài sản thế chấp theo thông tư liên tỉnh số 03 của bộ tư pháp , công an và ngân hàng . Kiên quyết xử lý đối với những hộ vây cố tình không trả nợ . Mặc dù đã được cán bộ tín dụng thông báo nhắc nhở. Về tài sản đảm bảo tiền vay thực hiện theo nghị định số 163 / NĐ - CP về giao dịch đảm bảo. Hiện tại thị trường bất động sản đang ở mức cao khi cho vay bằng 50% giá trị quyền sử dụng đất 70% giá trị tài sản tiền trên đất , trường hợp khách hàng truyền thống, tín nhiệm có thể cho vay lên tới 75% giao cho các đơn vị cá nhân tự chịu trách nhiệm khi quyết định cho vay. Thực hiện tốt việc phân loại nợ theo định kỳ, định tính vì nó giúp cho ngân hàng xác định mức độ rủi ro đề ra các biện pháp phòng ngừa kịp thời xử lý thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro, do vậy phải thường xuyên quan tâm phân tích và đề ra các biện pháp cụ thể để thu hồi nợ các khoản nợ đã xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro thực hiện tốt kế hoạch thu nợ tồn động, giảm chi phí tăng thu nhập. Thực hiện đúng việc trích lập dự phòng quĩ rủi ro theo tỉ lệ quyết định số 636-/HĐQT-XLRR của NHNo&PTNT Việt nam. trích theo tỉ lệ trich 5 nhóm Để thực hiện phân loại nợ và trích lập dư phòng rủi ro chính xác thì phải thiết lập hệ thống tín dụng và cơ sở dự liệu khách hàng có quan hệ thông tín dụng trực tiếp với chi nhánh đầy đủ chính xác và trung thực , thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo tăng cường kkiểm tra phát hiện những sai sót chỉnh sửa kịp thời. 3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ NHNo & PTNT Huyện Đông Triều có qui mô, doanh số hoạt động lớn nhất trong hệ thống NHNo & PTNT của tỉnh. Thực hiện ở tất cả các mặt nghiệp vụ ngân hàng Công tác kiểm tra kiểm soát trong những năm qua thực hiện tương đối tốt , thông qua kiểm tra đã phát hiện nhưng thiếu sót, tồn tại trong quá trình thực hiện qui trình nghiệp vụ và có biện pháp chỉnh sửa kịp thời góp phần đảm bảo an toàn tài sản của nhà nước. Trong thời gian tới thực hiện chủ chương đổi mới hoạt động ngân hàng theo xu thế hội nhập quốc tế. Ngân hàng nông nghiệp đang từng bước đẩy mạnh thực hiện giải pháp để khỏi tăng nguồn vốn tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển ki h tế dịa phương , nâng cao hiệu quả tín dụng đổi mới phong cách kinh doanh phục vụ phát triển công nghệ sản phẩm dịch vụ. Để đảm bảo an toàn vốn nâng cap hiệu quả kinh doanh thực hiện đúng chế độ qui định công tác kiểm tra kiểm soát không ngừng được nâng nên cả về lương và chất do vậy công tác kiểm tra kiểm soát cần được quan tâm. Hoàn chỉnh bộ máy kiểm tra kiểm soát trong hệ thống từ trung ương đến địa phương theo hình thức kiểm tra và tự kiểm tra. Về nhận thức của những người đi kiểm tra và được kiểm tra phải đồng nhất về quan điểm, tránh tình trạng cho công tác kiểm tra là bới lông tìm vết hoặc che giấu sai sót mà kiểm tra là để phát hiện những sai sót thiếu sót để chỉnh sửa. Ngoài việc cấp trên kiểm tra cấp dưới thì phải thường xuyên tăng cường tự kiểm tra nội bộ để chỉnh sửa sai sót kịp thời Người làm công tác kiểm tra phải giỏi , chuyên sâu về các mặt nghiệp vụ ngân hàng am hiểu pháp luật kinh tế xã hội có như vậy thì mới phát hiện được sai sót. Nội dung kiểm tra về các mặt nghiệp vụ hạch sách kế toán kho quỹ, tín dụng xây dựng cán bộ, chi tiêu nội bộ đặc biệt là công tác tín dụng kiểm tra việc triển khai chế độ chính sách của Đảng và của nhà nước và chế độ qui định của ngành, thực hện qui định nghiệp vụ kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, hình thức, chiếu lệ, phô trương, nội dung thiếu phong phú kém hiệu quả. Thông qua kiểm tra phát hiện những sai sót vi phạm trong quá trình thực hiện qui trình nghiệp vụ. Để giúp ban lãnh đạo nằm bắt được thông tin và đề ra những quyết định xử lý, ngăn chặn đúng đắn những tiêu cực, chỉnh sửa sai sót sau kiểm tra. Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn pháp luật cho cán bộ làm công tác kiểm tra để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt có như vậy công tác kiểm tra mối phát huy hiệu quả góp phần cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh ngân hàng. 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị với chính phủ Trong tình trạng hiện nay, nền kinh tế - xã hội trong nước đang bộc lộ những khó khăn thách thức. Do những nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động tới nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng. Nhận thức được vấn đề trên, em có một số kiến nghị sau: Hệ thống pháp luật Ngân Hàng cũng chưa hoàn thiện mặc dù đó được ban hành. Tuy nhiên tính ổn định của luật Ngân Hàng và văn bản dưới Luật chưa cao. Nhà nước cần có biện pháp chỉ đạo các ngành, các cấp, có những chính sách đồng bộ thuộc phạm vi quản lý của nhà nước, của các ngành liên quan đến hoạt động Ngân Hàng, sớm hoàn thiện hành lang pháp lý như: kiềm chế lạm phát, điều chỉnh giá cả vật tư hàng hóa ổn định, kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Kiểm soát dịch bệnh, thiên tai, quản lý thị trường bất động sản, chính sách quản lý tiền tệ, tín dụng, thị trường chứng khoán. Các văn bản liên quan tới hoạt động Ngân Hàng như nghị định 163 năm 2006 NĐ/CP về giao dịch đảm bảo, nghị định số 08 năm 2000 NĐ/CP về đăng ký giao dịch đảm bảo. Quan tâm hơn nữa trong việc giám sát, chỉ đạo Ngân Hàng thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng. Đề nghị nhà nước có chính sách khuyến nông. Hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn, đầu tư khoa học kỹ thuât, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về giá đối với sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai, đối với mặt hàng nông sản có ý nghĩa chiến lược sản xuất trong nước. Thực hiện biện pháp kiểm soát lạm phát và chính sách tiền tệ hỗ trợ khu vực dân cư nghèo, thúc đảy xuất khẩu, điều tiết nhập khẩu đồng thời tăng cường quản lý thị trường, chống đầu cơ nâng giá trục lợi. Chính phủ xây dựng các tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm phát triển sản xuất trong nước bảo vệ người tiêu dùng phù hợp với nguyên tắc của WTO. 3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Có chính sách quy hoạch đào tạo nâng cao năng lực kiến thức về quản lý hành chính, tiền tệ Ngân Hàng. Trong nền kinh tế thị trường quan tâm việc đào tạo cán bộ lãnh đạo từ cơ sở. Ngân Hàng nhà nước cần có biện pháp quản lý chính sách tiền tệ tín dụng. Hiện nay các Ngân Hàng thương mại đang bộc lộ những yếu kém trong quản lý tiền tệ, tín dụng. Sự cạnh tranh gay gắt như tăng lãi suất huy động để tăng trưởng dư nợ, dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn hoặc cho vay vào lĩnh vực đầu tư bất động sản, thị trường chứng khoán (đây là những ngành không sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội). Vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất kinh doanh lại thiếu ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Do vậy Ngân Hàng nhà nước cần có biện pháp bổ sung Luật Ngân Hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng. Sực chỉ đạo của các Ngân Hàng thương mại phải có sự thống nhất đồng bộ, tránh tình trạng xảy ra rồi mới tìm cách để ngăn chặn. Ngân Hàng nhà nước cần cân đối lưu thông tiền mặt, phát hành loại tiền có mệnh giá nhỏ và lưu thông. Lãi suất huy động theo quy định của NHTW. Mặc dù trong điều kiện cạnh tranh giữa các Ngân Hàng thương mại đó tạo điều kiện cho Ngân Hàng cơ sở vận dụng linh hoạt lãi suất huy động và cho vay để đảm bảo chênh lệch đầu vào và đầu ra. Song NHTW cần có biện pháp chỉ đạo thống nhất. Đối với NHNo, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho kinh doanh. Đi đôi với việc đầu tư công tác đào tạo, tuyển dụng. Cần quan tâm đến chất lượng. Mạng lưới hoạt động rộng. Cần bố trí lao động một cách hợp lý, tập trung cho cán bộ trực tiếp kinh doanh. Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhất là đối với các nguồn vốn ổn định để đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay chọn lọc và trật tự ưu tiên. Nghiêm túc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch dư nợ được giao và cơ chế điều hành kế hoạch kinh doanh. thực hiện đúng qui trình cho vay, chỉ cho vay với các dự án hiệu quả. Đảm bảo tỷ lệ vốn tự có. Quản lí chặt chẽ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tối đa khoảng 45% so với tổng dư nợ hạn chế rủi ro hanh khoản và rủi ro lãi suất. Tập trung vốn cho vay nông nghiệp kiềm chế lạm phát tăng cao do ảnh hưởng của khủng hoảng giá lương thực. Thực hiện nghiêm túc qui định phân loại nợ trích lập dự phòng xử lí rủi ro. Tiếp tục hoàn thiện bổ sungchinhr sửa xây dựng chính sách, chế độ, qui trình nghiệp vụ, quản trị nội bộ, đảm bảo đúng pháp luật phù hợp với tình hình thực tiễn. 3.3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương Đề nghị với ủy ban nhân dân Huyện, phòng tài nguyên môi trường trong những năm qua về việc cấp sổ đỏ cho các hộ đã có nhiều tích cực song vẫn còn một số hộ kéo dài ảnh hưởng đến việc cho vay vốn. Thực hiện đăng ký giao dịch, thủ tục hành chính, cần bổ sung, sửa đổi. Thời gian đăng ký bị kéo dài do quy trình giao dịch một cửa và nhận hồ sơ 2 ngày trong 1 tuần, ảnh hưởng tới thời gian chờ đợi của khách hàng. Lệ phí chứng thực tại cấp xã đối với người vay số tiền lớn còn cao. Đề nghị ủy ban nhân dân huyện hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế địa phương, quy hoạch phát triển ngành nghề, dự án cây con, chuyển đổi cơ cấu trên địa bàn, dự án tiêu thụ cây ăn quả như vải, na, các dịch vụ làm cơ sở để Ngân Hàng đầu tư cho vay đúng hướng. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, trước những thời cơ và thách thức trong quá trình hội nhập, các Ngân Hàng thương mại nói chung và NHNo&PTNT Huyện Đông Triều núi riêng. Muốn tồn tại và phát triển thì điều tất yếu phải đảm bảo an toàn vốn, kinh doanh hiệu quả. Có nghĩa là không ngừng tăng trưởng nguồn vốn và mở rộng đầu tư có hiệu quả, thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ kinh doanh Ngân Hàng có hiệu quả. “ Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ở NHNo&PTNT Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh”. Đây là một vấn đề phức tạp, phong phú, có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều phòng, ngành, nhiều cấp. Hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng có chất lượng. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Về chính trị, kinh tế - xã hội góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế địa phương, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân nói chung và cán bộ công nhân viên Ngân Hàng nói riêng. Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm cả về lý luận và thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả vốn đầu tư. Việc tìm ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Huyện Đông Triều chính là việc xác định hướng đi, cách làm mới nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn, phù hợp với sự phát triển khách quan của nền kinh tế địa phương. Trên cơ sở sử dụng hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tiền tệ tín dụng Ngân Hàng và chất lượng tín dụng, những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, từ đó NHTM phải có biện pháp quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng. Đánh giá phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Huyện Đông Triều để thấy được những mặt tồn tại, những nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dung. Từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Kiến nghị một số vấn đề có liên quan đến tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện tốt mục tiêu định hướng của ngành và mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, chương trình phát triển kinh tế địa phương theo định hướng hiện đại hóa đất nước. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ chuyên môn cả về lý luận và thực tế nên nội dung bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn nữa về đề tài này./. Tài Liệu Tham Khảo Lý thuyết tài chính tiền tệ - F.Minskin. Phân tích hoạt động kinh doanh doanh nghiệp – Nguyến Tất Bình. Giáo trình NHTM (ĐHKTQD). NHTM - Peter Roses. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ (ĐH KTQD). Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ (HV TCKT). Các báo cáo và văn bản: Các báo cáo và các văn bản chỉ đạo của NHNo&PTNT Huyện Đông Triều Báo cáo quyết toán, kế toán tín dụng kiểm tra, kiểm soát và các chuyên đề năm 2005-2006-2007. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2006-2007. Đề án cơ cấu lại Ngân Hàng 5 năm 2006-2010. Xây dựng kế hoạch các chỉ tiêu kinh doanh 2005-2006-2007. Các văn bản chính phủ của ngành: Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của chính phủ về giao dịch đảm bảo. Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của chính phủ về đăng ký giao dịch đảm bảo. Thông tư 06/2006/TT-BTP ngày 28/9/2006 bộ tư pháp hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký, thông tư 03/2007/TT-BTP. Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức tín dụng ngày 15/6/2004. Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 của thống đốc NHNN “Quy chế tiền gửi tiết kiệm”. Quyết định 46/ 2006 của thống đốc NHNN về sửa đổi bổ sung một số điều của văn bản 1160. Điều lệ hoạt động của NHNo VN ban hành theo quyết định 117/QĐ-HĐQT được thống đốc NHNN chuẩn y. Quyết định số 165/HĐQT-KHTH ngày 25/6/1003 quyết định số 66/QĐ-HĐQT. Quyết định số 123/HĐQT ngày 21/2/2008 quy định tiền gửi tiết kiệm. Quyết đinh 124/HHĐQT-KHTH ngày 21/2/2008 về việc phát hành giấy tờ có giá, huy động vốn trong nước. 261/QĐ-KHTH quy định về mở và sử dụng tài khoản trong hệ thống NHNo VN. 277/QĐ-NHNN ngày 22/2/2008 về danh mục sản phẩm tiết kiệm trong hệ thống NHNo VN. Quyết định 636 QĐ/HĐQT-XLRR “Về việc ban hành quy định phân loại nợ trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT VN. Quy định cho vay đối với tổ chức tín dụng, hướng dẫn cho vay với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay kinh tế hộ, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay hàng xuất khẩu Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về chính sách tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thông tư liên tịch số 2038 giữa TW hội nông dân VN với NHNo&PTNT VN về cho vay hộ sản xuất thông qua tổ nhóm. Ngoài ra còn các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của ngành liên quan đến hoạt động tín dụng. Các loại tạp chí Tạp chí Ngân Hàng, Tạp chí tài chính, Tạp chí kinh tế phát triển. Thông tin Ngân Hàng. Một số trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7562.doc
Tài liệu liên quan