Đề tài Nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình

Chính sách lãi suất và phí suất tín dụng: Hoạt động tín dụng của ngân hàng rất đa dạng và phong phú, do đó giá cả của các khoản cho vay cũng khác nhau. Ngân hàng thiết lập chính sách lãi suất và phí suất tín dụng trong đó xác định các nhân tố cấu thành lãi suất và các khung lãi suất và phí suất cho từng đối tượng khách hàng ,thích hợp cho từng thời kì nhằm đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng. Chính sách đảm bảo: Là các qui định về các trường hợp tài trợ cần đảm bảo bằng tái sản, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, danh mục các đảm bảo đựơc ngân hàng chấp nhận, tỉ lệ phân trăm cho vay trên đảm bảo, đánh giá và quản lý đảm bảo.

doc75 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
633 7.1 93.0 1007 59.1 120 Dư nọ VND 1273 -8.2 92.0 1309 2.82 93.0 1950 48.96 98.0 Dư nợ ngoạ tệ 430 11.4 96.0 585 36.0 94.0 866 48.03 115 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Ba Đình năm 2003,2004,2005 Trong những năm qua tình hình hoạt động cho vay của Chi nhánh nói chung có nhiều thay đổi đáng kể. 2.2.1 Về dư nợ cho vay Dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trung bình trong ba năm từ 2003 đến 2005 là 21,7%. Trong đó: a), Năm 2003, dư nợ cho vay đến thời điểm 31/12/2003 đạt 1.703 tỷ đồng, tăng so với năm 2002 là 81 tỷ đồng (5%), đạt 92,5% kế hoạch giao. Trong đó cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn: - Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.112 tỷ đồng, chiếm 64,7 % tổng dư nợ cho vay và giảm 11% so với năm 2002. - Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 591 tỷ đồng, chiếm 35,3% tổng dư nợ cho vay và tăng so với năm 2002 là 52,3%. b), Năm 2004, dư nợ cho vay đến thời điểm 31/12/2004 l à 1.894 tỷ đồng, tăng so với năm trước là 191 tỷ đồng (11,2%), đạt 95,8% kế hoạch giao.Trong đó: - Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.261 tỷ đồng, chiếm 66,5% tổng dư nợ cho vay và tăng 13,4% so với năm trước. - Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 633 tỷ đồng, chiếm 33,5% tổng dư nợ cho vay và tăng so với năm 2003 là 7,1%. c), Năm 2005, dư nợ cho vay đến thời điểm 31/12/2005 l à 2.816 tỷ đồng, tăng so với năm trước là 922 tỷ đồng (48,7%), Trong đó: - Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.809 tỷ đồng, chiếm 64,2% tổng dư nợ cho vay và tăng 43,4% so với năm trước. - Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 1007 tỷ đồng, chiếm 35,8% tổng dư nợ cho vay và tăng so với năm 2003 là 59%. Nhìn vào kết quả trên có thể cho thấy, về qui mô và cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Chi nhánh đang diễn biến theo chiều hướng tích cực. Dư nợ tăng dần qua các năm, năm sau tăng nhanh hơn năm trước, đặc biệt vào thời điểm cuối năm 2005 dư nợ cho vay tăng rất mạnh; cơ cấu dư nợ diễn biến theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn và tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, tuy nhiên tốc độ thay đổi vẫn chưa nhanh. 2.2.2 Về chất lượng khoản vay Trong thời gian vừa qua, hoạt động cho vay của Chi nhánh diễn biến khá phức tạp, chất lượng cho vay nói chung vẫn còn chưa cao. Cụ thể: Trong năm 2003 và 2004 ,với tỷ trọng cho vay DNNN khá cao trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay, chiếm gần 90%, đã gây ra nhiều khó khăn cho Chi nhánh. - Trong đó có nhiều doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu thấp, gặp khó khăn về tài chính, thường xuyên phải xin gia hạn nợ như công ty kinh doanh vật tư xây dựng, công ty xây dựng y tế, công ty đầu tư phát triển nhà à xây dựng tây Hồ. - Một số doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích, vay nợ tại nhiều tổ chức tín dụng gây ra nhiều khó khăn trong khâu giám sát và thu nợ cho cán bọ tín dụng. - Một số doanh nghiệp không có ưu thế cạnh tranh, không có hợ đồng xuất khẩu lớn, đặc biệt các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công trình ngành giao thông và xây dựng gặp nhiều khó khăn do nhà thầu không thanh toán dẫn đến không trả được nợ vay Ngân hàng như: Công ty xây dựng CTGT 810, công ty xây dựng CTGT 136, Tổng cong ty chè Việt Nam.v.v.. Đứng trước tình hình trên , Chi nhánh đã chủ động tiến hành định kì đánh giá lại khách hàng, tăng cường theo dõi, giám sát các khoản cho vay, đồng thời đưa ra các giải pháp xử lý như: - Thay đổi hình thức cho vay như chuyển từ cho vay theo hạn mức, luân chuyển sang cho vay từng lần hoặc chỉ giới hạn một mức dư nợ nhất định với các doanh nghiệphoạt động kém hiệu quả, tình hình kinh doanh có rủi ro cao. - Tiến hành đôn đốc thu nợ và không cho vay, giám sát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, phát sinh nợ quá hạn. - Đánh giá lại các khoản cho vay trong lĩnh vực xây dựng công trình ngành giao thông và xây dựng để đưa ra các giải pháp phù hợp. Do theo sát diễn biến các khoản cho vay và đưa ra các giải pháp kịp thời nên trong giai đoạn này tỉ lệ nợ xấu của Chi nhánh vẫn ở mức nhỏ hơn 1%. Tuy nhiên đến năm 2005, tình hình cho vay của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn như: - Nhiều khoản cho vay trong lĩnh vực xây dựng ngành giao thông vận tải và xây dựng công nghiệp, y tế phải gia hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn, do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp này không được thanh toán vốn kịp thời. Dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao trong quí III/2005. Đến thời điểm 31/12/2005, nợ xấu là 77.361 triệu đồng, chiếm 2,75% tổng dư nợ. - Bên cạnh đó, một số mặt hàng phân bón sắt thép có thời điểm tiêu thụ chậm không thu hồi được dẫn đến phải gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn. Cuối tháng 9/2005 nợ gia hạn và nợ quá hạn lên tới178 tỷ đồng, trích dự phòng 112 tỷ đồng. 2.2.3 Về xử lý nợ đọng Đây là những khoản nợ phát sinh trước năm 2001, trong đó chủ yếu là nợ đã được khoanh, nợ vay thanh toán công nợ, nợ của những đơn vị đã ngừng hoạt động và nợ của những đơn vị kinh doanh yếu kém nhiều năm chưa được tổ chức, sắp xếp lại. Tổng số nợ đọng của Chi nhánh là 24,3 tỷ đồng. Những khoản nợ này đã gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Các biện pháp xử lý nợ đọng được Chi nhánh áp dụng: với các khoản nợ có bản án, Chi nhánh đã tích cực gửi công văn tới phòng thi hành án đề nghị thi hành án đề nghị thi hành án để thu hồi nợ, còn đối với các khoản nợ tồn đọng khác Chi nhánh luôn bám sát khả năng trả nợ của Doanh nghiệp để thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch do NHCT Việt Nam giao. Trong đó: Năm 2003, Chi nhánh đã thu hồi được 17.406 triệu đồng bằng 71,5 % nợ tồn đọng. Trong đó: - Nợ tồn đọng nhóm I thu được 1.771 tr - Nợ tồn đọng nhóm I thu được 388 tr - Nợ tồn đọng nhóm I thu được 15.247 tr Năm 2004, Chi nhánh đã thu hồi được 6.863 triệu đồng bằng 71,5 % nợ tồn đọng. Trong đó: - Nợ tồn đọng nhóm I thu được 325 tr - Nợ tồn đọng nhóm I thu được 6.538 tr Đến cuối năm 2004 nợ tồn đọng Chi nhánh chỉ còn 01 món duy nhất 50 triệu đồng. 2.3 Đánh giá hiệu quả cho vay với doanh nghiệp của NHCTBĐ 2.3.1 Kết quả đạt được Về qui mô cho vay Qui mô cho vay của ngân hàng tăng trưởng khá ổn định trong ba năm liên tục từ 2003 đến 2005, được thể hiện ở bảng số liệu sau : Bảng Tình hình hoạt động cho vay Năm 2003 2004 2005 Chỉ tiêu tr d % tr đ % tr đ % Dư nợ 1717 5,2 1894 11,2 2816 48,7 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Ba Đình năm 2003,2004,2005 Đặc biệt trong năn 2005, dư nợ của Ngân hàng tăng trưởng mạnh, do Ngân hàng tìm được các khách hàng lớn và đáng tin cậy. Riêng năm 2005, doanh số cho vay tăng 40%, dư nợ tăng 48,7 %. Về độ an toàn cho vay - Về cơ cấu danh mục cho vay Về cơ cấu thành phần kinh tế: Ngân hàng đã chú trọng hơn trong công tác đa dạng hoá đối tượng khách hàng theo hướng giảm tỉ trọng cho vay với các DNNN, tăng tỉ trọng cho vay với các DN ngoài quốc doanh, đặc biệt chú trọng vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về cơ cấu ngành: Theo chỉ đạo của NHCTTW, ngân hàng đã bước đầu đẩy mạnh đa dạng hoá ngành nghề cho vay, tránh tình trạng tập trung cho vay quá nhiều vào các nhóm ngành như giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, cho vay bất động sản. Tìm kiếm các lĩnh vực ngành nghề có nhiều tiềm năng phát triển như: thương mại dịch vụ, chế biến xuất khẩu, côn nghiệp khai khoáng. - Về nợ xấu, quá hạn Trong thời gian vừa qua, thực hiện chủ trương của NHNN và NHCTTW, Chi nhánh đã tập trung xử lý các món nợ đọng không thu hồi được bằng nhiều nguồn khác nhau, cho đến năm 2005 đã xử lý dứt điểm các món nợ đọng phát sinh trước năm 2003, góp phần làm trong sạch , lành mạnh bảng cân đối của Ngân hàng. Về khả năng sinh lời. Ngân hàng duy trì tỉ thu từ lãi cho vay tương đối ổn định vào khoảng 60% trong tổng thu của ngân hàng. Đây là một tỉ lệ tương đối cao so với toàn hệ thống và so với các chi nhánh cùng qui mô thuộc hệ thống khác. Chênh lệch giữa lãi suất huy động bình quân và lãi suất cho vay bình quân đạt 0,3 đến 0,4 %. Trong tình trạng cạnh tranh gay gắt hiện nay, khi mà nguồn huy động ngày càng khan hiếm và càng trở nên đắt đỏ . Trong khi các ngân hàng ngày càng chủ động trong hoạt động tìm kiếm thị trường , khách hàng tốt, thì việc duy trì được một khoảng chệnh lệch tương đối cao như vậy là một tín hiệu tốt về khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay của ngân hàng. 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Một số hạn chế a), Nhóm chỉ tiêu phản ánh qui mô Tỉ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn Ngân hàng sử dụng phần lớn nguồn vốn của mình cho hai hoạt động chính là cho vay và nộp vốn điều hoà. Trong đó, tỷ trọng cho vay trong tổng nguồn vốn huy động được năm 2003 là 53,3%, nộp vốn điều hoà là 45,6%; năm 2004 tỉ lệ này lần lượt là 52% và 45,8%; năm 2005 là 68,6% và 30%. Tình hình sử dụng vốn năm 2003 và năm 2004 cho thấy Ngân hàng chưa được chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Tình trạng này thể hiện ở một số chỉ tiêu sau: Tổng nguồn vố huy động của Ngân hàng liên tục tăng trưởng với tốc độ tương đối cao năm 2003 là 3192 tỉ tăng 7,3%; năm 2004 là 3639 tỉ (14%);. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay lại thấp hơn với tốc độ tăng lần lượt là 5% ,11.2% Mặt khác, tỉ trọng nộp vốn điều hoà của Ngân hàng tương đối cao là: 45,6% và 45,8%. Từ số liệu trên cho thấy hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của Nh chưa được chủ động và độc lập, vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào NHCTTW, khả năng huy động vốn là cao nhưng sử dụng chưa được hiệu quả, phần lớn nguồn vốn không được sử dụng vào kinh doanh mà được điều chuyển về TW. Với lãi suất điều chuyển vốn không cao sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của Chi nhánh. Năm 2005, Ngân hàng có sự thay đổi lớn Tỉ lệ dư nợ trong tổng NV huy động là 68,8%, nộp vốn điều hoà chỉ còn 30%, điều này chứng tỏ chi nhánh hoàn toàn có khả năng chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn tự huy động vào hoạt động kinh doanh.Vấn đề đặt ra là đòi hỏi sự tích cực trong hoạt động của Chi nhánh và chính sách của NHCTTW, nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn hiệu quả hay cụ thể là cho vay hiệu quả. Đánh giá cơ cấu dư nợ - Theo kì hạn Năm 2003 2004 2005 Chỉ tiêu Thực hiện,Tỉ đ % trong tổng dư nợ Thực hiện,Tỉ đ % trong tổng dư nợ Thực hiện,Tỉ đ % trong tổng dư nợ Dư nợ ngắn hạn 1112 65,3 1261 66,6 1809 64,2 Dư nợ trung,dài hạn 591 34,7 633 33,4 1007 35,8 Tỉ lệ dư nợ cho vay theo kì hạn của ngân hàng CTBĐ qua các năm lần lượt là: Dư nợ cho vay ngắn hạn trong năm 2003,2004,2005 lần lượt là: 65,3%, 66,6% và 64,2%. Dư nợ cho vay trung và dài hạn : 34,7%, 33,4 % và 35,8%. Ngân hàng có cơ cấu cho vay ngắn hạn và trung dài hạn tương đồi hợp lý phù hợp với cơ cấu nguồn huy động, đạt được chỉ tiêu kế hoạch do NHCTTW đề ra - Theo ngành nghề Dư nợ cho vay theo ngành nghề Chưa đựoc chủ động, phụ thuộc vào khách hàng và NHCTTW do trong bản thân chính sách cho vay của NHCTTW cũng chưa đề cập cụ thể đến vấn đề này, chưa có định hướng chỉ đạo cho cả hệ thống trong một thời kì. Tập trung chủ yếu vào một số ngành nghề chính: Xây dựng cơ bản, giao thông vận tải Kinh doanh bất động sản Thu mua, chế biến xuất khẩu Danh mục cho vay của ngân hàng tập trung quá lớn vào một số nhóm ngành sẽ tiềm ẩn một rủi ro lớn cho ngân hàng trong điều kiện môi trường kinh tế có nhiều thay đổi nhu hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà chủ chương của NHNN nói chung và NHCT ViệtNam nói riêng là kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động cho vay đối với các DN trong lĩnh vực Xây dựng cơ bản , giao thông vận tải và kinh doanh bất động sản. Như vậy, sự đa thiếu đa dạng hoá trong danh mục ngành nghề cho vay của ngân hàng phàn ánh sự thiếu hiệu quả trong việc phối hợp giữa định hướng chính sách của NHCT Việt Nam và Chi nhánh NHCTBĐình. Dẫn đến hiệu quả cho vay chưa thực sự được đảm bảo. - Theo thành phần kinh tế Bảng dư nợ cho vay với DNNN Năm 2003 2004 2005 Chỉ tiêu T ỉ đ tỉtrọng (%)trong tổngdưnợ T ỉ đ tỉtrọng trong tổngdưnợ T ỉ đ tỉtrọng trong tổngdưnợ Dư nợ cho vay DNNN 1545 90 1610 85 2337 83 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo dư nợ hàng năm của Chi nhánh NHCT Ba Đình, do phòng Tổng hợp và Tiếp thị cung cấp Cho vay với DNNN chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu cho vay, đây là thực trạng chung của tất cả các NHTM quốc doanh trong nhiều năm. Theo chỉ đạo chung của NHNN và của NHCTTW, Ngân hàng đang và sẽ giảm dần tỉ trọng cho vay với các DNNN. Tuy nhiên nhìn vào số liệu cho thấy, tỉ lệ này vẫn rất cao năm 2003 là 90%, 2004 là 85%, 2005 là 83% Trong khi đó tỉ trọng cho vay với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vẫn ở mức thấp chủ yếu tập trung vào loại hình Công ty TNHH tư nhân và công ty cổ phần, cho vay với DN có vốn đầu tư nứoc ngoài hoàn toàn không có. Trong bối cảnh hiện nay, chủ trương của Đảng và nhà nước là giảm thiều số lượng DNNN bằng nhiều hình thức cổ phần hoá, giải thể, phá sản, khoán, thì việc tỉ trọng cho vay với DNNN của Ngân hàng cao như vậy là một vấn đề rất đáng quan tâm, đẩy NH vào tình trạng phải đối mặt với rủi ro tín dụng cao. Một trong những hệ quả của cho vay với DNNN là tỉ trọng cho vay không có TSBĐ cao. b),Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản Bảng dư nợ cho vay phân loại theo tài sản bảo đảm Năm 2003 2004 2005 Tỉ lệ cho vay không có BĐ bằng TS 75% 60% 41.2% Tỉ lệ cho vay không có BĐTS của DNNN 72% 52% 40% Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo dư nợ hàng năm của Chi nhánh NHCT Ba Đình, do phòng Tổng hợp và Tiếp thị cung cấp Tỉ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Năm 2005.Tỉ lệ cho vay không có bẩo đảm bằng tài sản của NH khá cao chiếm 41.2% tổng dư nợ. Trong đó tỉ lệ cho vay không có bảo đảm đối với DNNN chiếm tới 40% cơ cấu tổng dư nợ. Tỉ lệ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản cao, đẩy ngân hàng vào tình trạng xảy ra tổn thất lớn trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ. Ngân hàng sẽ không có nguồn tài sản bù đắp dẫn đến nguy cơ mất vốn và giảm hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Tỉ lệ nợ xấu Bảng Phân loại dư nơ cho vay ngân hàng CTBĐ Đơn vị: Tỉ đ Phân loại 2003 2004 2005 Nhóm3 0,998 0,921 54,437 Nhóm 4 1,202 1,1 21,915 Nhóm 5 12,8 3,883 1,007 Tổng dư nợ xấu 15,0 5,904 77,359 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo dư nợ hàng năm của Chi nhánh NHCT Ba Đình Trong hai năm 2003 và 2004 tỉ lệ này đều ở mức nhỏ hơn 1% là mức có thể chấp nhận được. Tuy nhiên đến năm 2005, tỉ lệ nợ xấu của Ngân hàng tăng đột biến lên 2.75 %, điều này phản ánh những bất ổn trong chất lượng cho vay của Ngân hàng. Đặc biệt nợ xấu tập trung mạnh vào nhóm 3 trên 54 tỉ đ chiếm 70.4 % nợ xấu ( các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày - theo QĐ 493), cho thấy đây là những khoản nợ xấu mới phát sinh trong năm 2005. Tỉ lệ nợ gia hạn Tỉ lệ nợ gia hạn năm 2004 là 6% năm 2005 là 1.6%, tuy tỉ lệ này diễn biến theo chiều hướng giảm nhưng so với tỉ lệ nợ qúa hạn sau khi xử lí rủi ro thì vẫn còn khá cao. Tỉ lệ nợ quá hạn sau khi xử lý rủi ro năm 2004 và 2005 lần lượt là 0.36 % và 0.7 %. Tỉ lệ nợ gia hạn cao cho thấy rủi ro tín dụng của Ngân hàng là khá cao. Mặt khác trong bối cảnh qui định về tiêu chuẩn về gia hạn nơ chưa rõ ràng làm ảnh hưởng tới chất lượng của các chỉ tiêu. Bên cạnh đó, trong năm 2004 và 2005 có những thời điểm, nợ quá hạn của Ngân hàng rất cao. Cụ thể năm 2004, có thời điểm nợ quá hạn lên 30,960 tỷ chiếm khoảng 1,6 %, năm 2005 có thời điểm lên tới 178 tỷ chiếm khoảng 6.3% tổng dư nợ. Đây là những con số rất đáng lo ngại về chất lượng của các khoản cho vay của ngân hàng. Cho thấy các khoản cho vay của ngân hàng chất lượng chưa được đảm bảo, tiềm ẩn rủi ro cao dẫn đến ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay. Qua phân tích các chỉ tiêu trên cho thấy tình hình cho vay của ngân hàng có độ an toàn chưa cao. 2.3.2.2 Nguyên nhân a), Nguyên nhân từ phía ngân hàng Một là, chính sách cho vay Chính sách tín dụng nói chung, chính sách cho vay nói riêng đã được NHCT Việt Nam qui định trong Sổ tay Tín dụng và phổ biến cho toàn hệ thống. Tuy nhiên, có thể thấy chính sách tín dụng chưa có tính định hướng cụ thể cho hoạt động cho vay của NH dẫn đến chưa phát huy được vai trò định hướng cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Chính sách tín dụng còn nhiều thiếu xót quan trọng như các nội dung về: Chính sách khách hàng: mới chỉ dừng ở việc chấm điểm tín dụng , chưa đề cập một cách chi tiết về định hướng của NHCT Việt Nam đối với từng nhóm khách hàng, từng ngành nghề cụ thể. Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng: chưa xây dựng được giới hạn tín dụng cho từng nhóm đối tuợng khách hàng. Do vậy hoạt động kiểm soát qui mô và giới hạn tín dụng của Ngân hàng còn rất nhiều khó khăn và không hiệu quả. Chính sách lãi suất: Chính sách tín dụng mới chỉ đề cập đến cách thức tính lãi suất cho vay, chưa đi vào qui định cụ thể về lãi suất cho vay theo từng nhóm chỉ tiêu: kì hạn, loại hình, ngành nghề trong từng thời kì cụ thể. Sự thiếu sót này gây ra những khó khăn cho cán bộ tín dụng khi quyết định mức lãi suất cho vay trong các hợp đồng tín dụng. Do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Chính sách đảm bảo: những yêu cầu về đảm bảo mà cụ thể là tài sản đảm bảo vẫn chỉ được hướng dẫn một cách chiếu lệ , chưa có tính thực tiễn để góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Chính sách xử lí tài sản có vấn đề: thiếu sự hệ thống hoá thành văn bản chính thức; dẫn đến khi có nợ quá hạn, nợ xấu các cán bộ tín dụng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý. Hai là, qui trình cho vay NHCTBĐ là một trong những chi nhánh lớn trong hệ thống NHCTVN, do vậy đối tượng khách hàng của ngân hàng hiện nay chủ yếu là các DN lớn, trong đó có rất nhiều tổng công ty nhà nước lớn như Tổng cty lương thực miến bắc, Tổng cty công trình giao thông I, hay các DN ngoài quốc doanh với dư nợ tín dụng thường xuyên ở mức cao. Có nhiều công ty quan hệ với ngân hàng đã lâu năm nhưng cũng có những công ty là khách hàng mới. Tuy nhiên dù là khách hàng cũ hay mới việc cho vay với những khách hàng lớn vẫn còn nhiều bất cập trong qui trình cho vay. NHCTVN vẫn chưa xây dựng đưọc một qui trình tín dụng hoàn chỉnh do vậy gây ra rất nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc ra quyết định cho vay, dẫn đến nhiều khoản vay không hiệu quả. Do hoạt động cuả các doanh nghiệp qui mô lớn , đặc biệt là các tông cty rất đa dạng do đó quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng rất đa dạng bao gồm cả cho vay, bảo lãnh, mở L/c, chiết khấu chứng từ.v.v..nên việc quản lý tập trung đối với những đối tượng khách hàng này là rất cần thiết để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả. Hiện nay, tại chi nhánh các phòng ban vẫn hoạt động riêng biệt. Trong đó phòng tài trợ thương mại phụ trách về các hoạt động thanh toán quốc tế, mở L/c, còn phòng khách hàng phụ trách cho vay và bảo lãnh. Sự thiếu liên kết trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng đẫn đến việc quản lý rủi ro đối với các khách hàng lớn trở nên thiếu tập trung và kém hiệu quả. Đồng thời gây ra sự lãng phí về nguồn lực, khi đối với cùng một khách hàng khi có hoạt động tín dụng mỗi phòng lại phải phân tích riêng, dẫn đến thông tin thiếu chính xác và không đầy đủ. Do vậy không thể đánh giá đựoc rủi ro tổng thể đối với một khách hàng, dẫn đến việc xác định các hạn mức tín dụng ( hạn mức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, thấu chi, L/c miễn ký quĩ ) đối với mỗi khách hàng là không thực hiện dựơc. Các cán bộ tín dụng chỉ căn cứ vào nhu cầu phát sinh của khách hàng đối chiếu với khả năng của ngân hàng để đưa ra phán quyết tín dụng,. Cách làm này là hết sức thủ công và bị động, không tạo thể chủ động cho ngân hàng, dẫn đến khả năng kiểm soát rủi ro của Ngân hàng rất thấp và do vậy ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay cảu ngân hàng. Việc xác định hạn mức cho vay của ngân hàng cũng cần một qui trình cụ thể. Hiện nay các các bộ tín dụng của chi nhánh vẫn chỉ căn cứ vào BCTC của doanh nghiệp và phương án, dự án kinh doanh để xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng. Trong khi hạn mức tín dụng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro của ngân hàng. Ba là, chất lượng thẩm định cho vay Việc thực hiện qui trình thẩm định cho vay chưa đầy đủ, còn qua loa không đảm bảo tính chặt chẽ. Chưa thực sự coi trọng tính khả thi , hiệu quả của dự án, tính pháp lý của hồ sơ, tình hình tài chính và năng lực của khách hàng thậm chí còn thực hiện chiếu lệ hình thức. Năng lực đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng nói chung còn nhiều yếu kém đặc biệt là kiến thức về kĩ thuật, kinh tế, pháp luật,...chưa thực sự nắm vững và làm theo qui trình, đa số làm theo kinh nghiệm, chưa đủ khả năng thẩm định kĩ càng các dự án và khách hàng. Nhất là đối với các dự án lớn, dự án trung và dài hạn thì nhiều cán bộ chưa thẩm định nổi. Quá chú trọng đến tài sản đảm bảo mà không chú ý đến hiệu quả của dự án, dẫn đến cho vay bảo đảm bằng chính tài sản của dự án nhưng khi dự án không hiệu quả thì tài sản thế chấp đó đem ra phát mại thì cungc không có ai mua. Một thời gian dài cơ chế chính sách lỏng lẻo, chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm như hưởng phạt, trách nhiệm đến cùng về tài sản và luật pháp đối với các khoản cho vay của các cá nhân đưa đến rủi ro cho ngân hàng. Trường hợp cán bộ tín dụng quyết định cho vay những dự án không hiệu quả nhưng không có hình thức xử lý gì. Bốn là, chất lượng đội ngũ cán bộ Về trình độ cuả cán bộ, Các cán bộ của Ngân hàng nói chung đều có trình độ chuyên môn khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc nắm bắt các kiến thức mới, các phương pháp mới. Mặt khác, các cán bộ tín dụng chủ yếu đều có thâm niên lâu năm ,nên có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực truyền thống. Nhưng trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh yêu cầu các cán bộ tín dụng phải nhanh nhậy hơn,nhanh chóng nắm bắt, chủ động tìm kiếm các nguồn khách hàng mới, đây là một điểm thiếu sót rất lớn cuả ngân hàng hiện nay. Về đạo đức cán bộ: Các cán bộ tín dụng phần lớn đều có đạo đức tốt, tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế - Tình trạng thiếu nghiêm túc trong tác nghiệp, dẫn đến không tuân thủ các kỉ luật của ngân hàng - Một số cán bộ không tuân thủ đầy đủ qui trình cho vay của ngân hàng dẫn đến các khoản cho vay chất lượng không cac ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả cho vay cảu ngân hàng - Các cán bộ tín dụng chưa nhận thức đựợc ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động cuả Ngân hàng nên không tích cực trong công tác đôn đốc thu hồi nợ. - Nhiều cán bộ thiếu năng động trong công tác tìm hiểu khách hàng, tìm hiểu thị trường dẫn đến không có đựơc nguồn thông tin chính xác , phần lớn chỉ dựa vào các thông tin do chính khách hàng cung cấp. Năm là, chất lượng thông tin - Chất lượng thông tin nói chung và chất lượng thông tin tín dụng của Việt nam nói riêng cón rất nhiều hạn chế. - Chúng ta mới chỉ có Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN CIC, cung cấp thông tin về các tổ chức tài chính, các tổng công ty. Các NHTMNN cũng có trung tâm thông tin riêng. - Tuy nhiên có thể thấy thông tin là vấn đề bất cập lớn trong hoạt động của các Ngân hàng nói riêng và NHCT Ba Đình nói chung. - Trong hoàn cảnh hiện nay khi mà Ngân hàng đang thực hiện chủ trương đa dạng hoá đối tượng khách hàng, giảm thiểu nhóm đối tượng khách hàng là DNNN, việc có được một hệ thống thông tin đa dạng , đầy đủ và chính xác có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên cho đến nay NHCTTW vẫn chưa xây dựng được hệ một hệ thống thông tin chuẩn của ngân hàng. Các nguồn thông tin chủ yếu vẫn do phòng cung cấp thông tin tín dụng của NHNN CIC cung cấp. Mà hiện nay CIC mới chỉ cung cấp thông tin về các tổ chức tài chính và các tổng công ty là chủ yếu , các thông tin về các đối tượng khác rất ít và hầu như không có. - Trong điều kiện đó, các cán bộ tín dụng buộc phải dựa vào nguồn thông tin thu thập chủ yếu qua các kênh như: từ chính doanh nghiệp, cơ quan thuế,chính quyền địa phương,các phương tiện thông tin đại chúng mà phổ biến là qua Internet. Những nguồn thông tin này về độ chính xác, tính tập trung không cao, các cán bộ tín dụng buộc phải sàng lọc khá nhiều. - Chúng ta chưa có các kênh thông tin về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng, hạn chế khả năng cho vay với đối tượng khách hàng này. - Mặt khác, hiện nay chúng ta chưa có hệ thống chỉ số trung bình của ngành làm cơ sở để đánh giá, nên việc thẩm định khách hàng hoàn toàn thiếu cơ sở. Ngân hàng cũng chưa có được hệ thống dự báo phân tích môi trường kin tế vĩ mô, phân tích ngành để làm cơ sở cho các quyết định chiến lược. Thông tin là đầu vào cho quá trình phân tích , đánh giá và ra quyết định của cán bộ tín dụng, chất lượng thông tin có vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính chính xác của các quyết định và do vậy ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay của ngân hàng . b), Do môi trường pháp lý - Sự bất cập của các văn bản luật có liên quan đến qui định về phá sản doanh nghiệp, quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, cơ chế chuyển nhượng, phát mại tái sản, các nguyên tắc định giá, đấu giá... bao gồm các luật doanh nghiệp, luật phá sản doanh nghiệp, luật đất đai, luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng... Những bất cập này đã cản trở tiến độ xử lí nợ tồn đọng rất nhiều. - Mặt khác, hành lang pháp lí chưa hoàn chỉnh: không có cơ chế xử lí rõ ràng, trách nhiệm không thuộc ai, NHTM lúng túng trong việc thực hiện, thủ tục chuyển giao xử lý tài sản phức tạp không hiệu quả, nhiều tài sản không thể xử lý. Nhiều trường hợp khách hàng mong muốn được tuyên bố phá sản để trả nợ nggan hàng nhưng không thể thực hiện được, tài sản đảm bảo cứ nằm yên một chỗ mà nợ thì càng ngày càng lớn. c, Môi trường kinh tế - Môi trường kinh tế trong nhữn năm vừa qua tương đối ổn định. Tuy nhiên vẫn có những biến động trong một số ngành nghề, tác động không nhỏ tới một số đối tượng khách hàng của ngân hàng qua đó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động cho vay của ngân hàng. - Từ năm 2003 đến nay, dịch cúm gà liên tục tái phát ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp trong các ngành nghề liên quan nói riêng. Kéo theo đó là mặt bằng giá cả leo thang gây ra nhiều khó khăn về nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp. Đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra các khoản nợ quá hạn , nợ xấu của ngân hàng. - Bên cạnh đó, thị trương bất động sản đóng băng, giá vàng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng. - Trong ngành giao thông, xây dựng cơ bản, xảy ra một số tiêu cực cũng tác động không nhỏ tới ngân hàng do danh mục cho vay của ngân hàng nhóm ngành này chiếm tỉ trọng không nhỏ. d), Nguyên nhân từ phía khách hàng - Với nhóm khách hàng chủ yếu của Ngân hàng hiện nay là các DNNN, đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các cơ chính sách hiện nay. Mặt khác,cơ chế chính sách chưa ổn định, thiếu đồng bộ, thiếu tính hoạch định có tính chiến lược lâu dài và hay thay đổi đột ngột đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các DNNN. - Các DNNN mà chủ yếu là các DN thuộc ngành giao thông, xây dựng cơ bản chịu nhiều ảnh hưởng của những bất cập từ phía bộ máy quản lý hiện nay. Nhiều Dn bị đọng vốn do chủ đầu tư không thanh toán dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là Dn không có khả năng trả nợ ngân hàng, trong khi các Dn này vốn chủ sở hữu rất nhỏ, dẫn đến nguy cơ phá sản hàng loạt. - Mặt khác do tính chất chất sở hữu công và sự thiếu trách nhiệm cuả cơ quan chủ quản, của các giám đốc các DNNN thay giám đốc cũ tiếp nhận tài sản tiếp tục sản xuất kinh doanh không tích cực thậm chí vô trách nhiệm trong việc trả nợ ngân hàng. Phần Ba. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại NHCTBĐ 3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay của NHCTBĐ Trên cơ sở bám sát chiến lược phát triển của NHCT Việt Nam, Chi nhánh NHCT Ba Đình đưa ra chiến lược phát triển của mình. Theo đó, định hướng phát triển hoạt động của chi nhánh đó là: Trong công cuộc "đổi mới" đất nước để phát triển, vai trò của các trung gian tài chính nói riêng, NHTM nói chung ngày càng quan trọng. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra với các NHTM mà cụ thể là NHCT Ba Đình là phải tăng cường công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển, phân bổ nguồn lực ngày càng khan hiếm này một cách có hiệu quả. Nhằm thực hiện mục tiêu trên, Ngân hàng CT Ba Đình đã thiết lập những định hướng cụ thể cho hoạt động cho vay. Cụ thể, theo định hướng của NHNN, NHCT Việt Nam, Chi nhánh xác định phương hướng phát triển hoạt động cho vay theo hướng : Quán triệt thực hiện cho vay theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn một cách hợp lí cho khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn, sinh lợi và phát triển cho ngân hàng. Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo tốt chất lượng và hiệu quả Đẩy mạnh hợp lý hoá cơ cấu cho vay theo kỳ hạn theo hướng phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong điều kiện đảm bảo an toàn thanh khoản, phù hợp với cơ cấu nguồn của Chi nhánh. Đa dạng hoá danh mục cho vay theo hướng đa dạng ngành và thành phần kinh tế. Theo đó, Chi nhánh xác định giảm tỉ trọng cho vay với khối DNNN đồng thời đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên cơ sở định hướng đó, Chi nhánh xây dựng kế hoạch cho từng năm. Theo đó, kế hoạch cho năm 2006 như sau: - Tổng nguồn vốn huy động 4720 tỷ, trong đó VND 1977 tỷ - Dư nợ cho vay nền kinh tế 2800 tỷ, trong đó VND1977tỷ Trong đó: tỉ trọng nợ xấu đến 31/12/2006:1.07% - Xử lý tài sản đảm bảo và thu hồi nợ đã được xử lý :43300triệu đồng - Thu dịch vụ ngân hàng : gấp 2 lần thực hiện năm 2005 - Lợi nhuận chưa trích DPRR: 140 tỷ đồng. 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại NHCTBĐ Xuất phát từ thực trạng hoạt động cho vay của Chi nhánh NHCT Ba Đình,cùng với việc phân tích những hạn chế và nguyên nhân, một số giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả cho vay, hướng tới hoàn thành định hướng phát triển của Chi nhánh. 3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay Một trong những nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng là chất lượng thẩm định. Thẩm định cho vay là khâu thẩm tra khách hàng và phương án, dự án xin vay trên nhiều tiêu chí, từ đó mới làm cơ sở đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cho vay như thế nào. Do vậy, CLCV phụ thuộc rất nhiều lớn đến chất lượng thẩm định. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm dịnh là: 3.2.1.1 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin Thông tin là đầu vào, cơ sở của việc thẩm định.Thông tin không chính xác, không đầy đủ thì thẩm định sẽ không hiệu quả. Để nâng cao chất lượng thông tin, các giải pháp có thể kể đến là: - Thu thập thông tin từ bên trong doanh nghiệp: thông qua các hình thức phong vấn trực tiếp người vay và gặp gỡ tại cơ sở để tìm hiểu cặn kẽ về ngành nghề sản xuất kinh doanh, tiềm năng của sản phẩm khách hàng sản xuất trên thị trường, mục đích vay vốn, tình hình tài chính của người vay. Một số thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp như lịch sử và xu hướng phát triển. Đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý, quan hệ đối tác đều tiết lộ khả năng, triển vọng của doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng là độ chính xác của các thông tin, điều này đã được thể hiện trong Sổ tay tín dụng của NHTCTW. Độ chính xác của các thông tin có ý nghĩa quyết định trong hoạt động thẩm định cho vay. Do thông tin từ nội bộ của doanh nghiệp mà chủ yếu là DNNN chủ yếu là không có kiểm toán, nếu có thì vẫn là kiểm toán nhà nước nên phụ thuộc rất nhiều vào sự chân thật của khách hàng. - Thu thập thông tin từ bên ngoài: qua nhiều nguồn chính thức hoặc không chính thức. Nguồn thông tin chính thức là thông tin từ các cơ quan chức năng như kiểm toán độc lập, trung tâm thông tin tín dụng , các cơ quan hữu quan như cơ quan thuế, hải quan, công an, toà án.v.v..Nguồn thông tin cũng có thề là không chính thức như thong tin từ đối tác của khách hàng, các ngân hàng khác, phương tiện thông tin đại chúng. Hướng tới một hệ thống thông tin đầy đủ về thị trường, giá cả, các dự báo, xây dựng các tiêu chuẩn trong từng ngành và trong toàn nền kinh tế. Trong việc thu thập thông tin, phải cân nhắc giữa chi phí và lợi ích để có đựơc thông tin đó. Hiện nay thông tin có thể coi là nguồn tài nguyên quí rất có giá trị, trong nhiều trường hợp ngân hàng phải bỏ ra các khoản chi phí lớn để có được thông tin. Cân nhắc giữa lợi ích và chi phí sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn. 3.2.1.2 Nâng cao chất lượng xử lí thông tin Từ những thông tin thu được cần phải xử lí để có thể đưa ra kết luận hợp lý. Các thông tin thu thập được là các số liệu trong quá khứ mang tính thời điểm, do vậy cán bộ tín dụng cần phải căn cứ vào những thông tin đó để đưa ra những nhận định và những dự báo làm cơ sở cho việc ra quyết định. Xử lý thông tin nhằm đưa ra các đánh giá về doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án và dự án của doanh nghiệp. - Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng: Hoạt động thẩm định khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đúng tiềm năng và rủi ro của khách hàng. Để nâng cao hiệu quả cho vay, Chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này. Hoạt động phân tích khách hàng phải được thự hiện theo một qui trình chặt chẽ. Trong đó, đối với nhóm chỉ tiêu định tính là các chỉ tiêu khó đánh giá, cần có sự thống nhất giữa các cãn bộ tín dụng. - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án: Một trong những nguyên tắc tín dụng của Chi nhánh đó là cho vay căn cứ vào tính hiệu quả của dự án. Do vậy, để đảm bảo dự án là có hiệu quả yêu cầu đối với cán bộ tín dụng là phải thẩm định tính hiệu quả của dự án. Để đạt được điều này, CHi nhánh cần thống nhất xây dựng một qui trình thẩm định khoa học và hợp lý. Cần có qui định cụ thể về việc thẩm định đối với các dự án khác nhau về qui mô, ngành. Cụ thể, đối với các dự án có qui mô,phức tạp cần bố trí số lượng cán bộ thẩm định phù hợp để thự hiện tốt khối lượng lớn công việc đảm bảo hiệu quả dự án. Phân công các nhóm cán bộ phụ trách chuyên sâu về một lĩnh vực, nhưng cũng linh hoạt đổi chéo việc phụ trách theo nhóm ngành nhằm đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất. 3.2.2 Đảm bảo thực hiện tốt qui trình cho vay Qui trình cho vay đã được qui định và hướng dẫn cụ thể trong Sổ tay tín dụng của NHCT Vịêt Nam. Để nâng cao chất lượng khoản vay nói riêng và hiệu quả cho vay nói chung, yêu cầu cán bộ tín dụng phải thực hiện theo đúng qui trình cho vay đặc biệt chú trọng vào các khâu quan trọng . Tuy nhiên, cán bộ tín dụng cũng phải linh hoạt trong việc áp dụng qui trình này vào từng trường hợp cụ thể. Chi nhánh cần thiết lập một hệ thống giám sát kiểm tra chéo việc tuân thủ qui trình cho vay của các cán bộ tín dụng nhằm hạn chế tối đa các sai sót trong hoạt động cho vay. 3.2.3 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng phải hướng tới nâng cao đồng thời trình độ nghiệp vụ và tư cách đạo đức. Về trình độ nghiệp vụ: Do NHCTBĐ là cấp chi nhánh, do đặc tính của chi nhánh nên cán bộ tín dụng phải đảm đương toàn bộ qui trình cho vay từ tiếp xuc với khách hàng cho đén thẩm định , cho vay, thu nợ. Do khối lượng công việc lớn và tính đa dạng của công việc, đòi hỏi phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng bằng các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ, như các lớp bồi dưỡng về chế độ kế toán mới, phương pháp thẩm định dự án, phân tích hoạt động kinh tế. Đối với các cán bộ cũ có thâm niên lâu năm, phải chú trọng tới công tác đào tạo và tái đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn, đồng thời cập nhật các kỹ năng kiến thức mới để đáp ứng đựoc nhu cầu trong hoàn cảnh mới. Bên cạnh đó phải chú trọng tới công tác thu hút và đào tạo nhân tài mới, tránh để xảy ra tình trạng "con ông cháu cha" trong việc tuyển dụng các cán bộ. Hướng tới việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ tín dụng nói chung, cán bộ ngân hàng nói riêng, bằng các biện pháp như mở rộng các đợt tuyển dụng công khai, tăng cường các chính sách thu hút nhân tài. Về đạo dức cán bộ: Đây là nhân tố ảnh hưởng tiên quyết đến hiệu quả cho vay cảu Ngân hàng. Yêu cầu cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình, thường xuyên rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tính chiụ trách nhiệm trong công việc. Phát huy tính chủ động trong hoạt động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường cho ngân hàng, trong điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Bên cạnh đó, Ngân hàng phải đảm bảo đầy đủ mọi quyền lợi cho cán bộ để họ yên tâm công tác. ĐẢm bảo có chế độ khen, thưởng, phạt rõ ràng. Theo đó cần có qui định cụ thể về chế độ khen thưởng đối với các cán bộ tín dụng có nhiều thành tích để khuyến khích động viên các cán bộ tích cực hơn nữa trong công tác. Đồng thời phải có chế độ phân định trách nhiệm, phạt rõ ràng với các cán bộ gây ra thiệt hại cho ngân hàng để tránh tình trạng " cha chung không ai khóc". 3.2.4 Tăng cường công tác quản lý, giám sát Hiện nay tại Chi nhánh đã có phòng kiểm soát nội bộ với chức năng lµ phßng nghiÖp vô cã chøc n¨ng gióp gi¸m ®èc gi¸m s¸t kiÓm tra, kiÓm to¸n c¸c mÆt ho¹t ®éng kinh doanh cña chi nh¸nh nh»m ®¶m b¶o viÖc thùc hiÖn theo ®óng ph¸p luËt cña Nhµ n­íc va c¬ chÕ qu¶n lý cña ngµnh. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kiểm tra giám sát đặc biệt trong hoạt động cho vay nhằm quản lý tốt hơn hiệu quả cho vay. Đồng thời ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các sai phạm của các cán bộ tín dụng, các khoản cho vay có vấn đề nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho Ngân hàng. 3.3 Một số kiến nghị Chi nhánh ngân hàng CT Ba Đình là một tổ chức tín dụng trực thuộc hệ thống NHCT Việt Nam do vậy hoạt động của chi nhánh chịu ảnh hưởng trực tiếp của NHCTTW và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả cho vay nói riêng của Chi nhánh, em xin được đưa ra một số kiến nghị như sau: 3.3.1 Đối với NHCT TW Về phân cấp quản lý NHCTTW nên có chủ trương khuyến khích nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung, hiệu quả cho vay nói riêng với từng chi nhánh. Trong hoạt động cho vay, thực hiện phân loại và đánh giá tiềm lực và khả năng của từng chi nhánh một cách cụ thể hơn qua đó đưa ra các hạn mức cho vay với từng chi nhánh một cách chính xác và hợp lí. Theo đó, Qua đánh giá chung về hiệu quả cho vay của chi nhánh NHCT Ba Đình có thể thấy, Chi nhánh hoàn toàn có thể mở rộng hơn nữa qui mô cho vay mà vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Do vậy, đề nghị NHCTTW tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh nâng cao hạn mức dư nợ hàng năm, nhằm đưa tỉ lệ dư nợ trên vốn huy động của Chi nhánh tăng lên, qua đó đạt hiệu quả cao hơn và thu được lợi nhuận lớn hơn. Về chính sách tín dụng Xuất phát từ những hạn chế trong chính sách tín dụng hiện nay, đề nghị NHCTVN hoàn thiện chính sách tín dụng theo hướng hợp lý hoá và cụ thể hoá nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc định hướng cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của toàn hệ thống. Chính sách tín dụng mới cần có những định hướng cụ thể trong các chính sách như: chính sách khách hàng, chính sách qui mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách đảm bảo tiên vay.v.v.. nhằm tạo ra một khuôn khổ chung cho các đơn vị định hướng thực hiện. - Chính sách khách hàng: phải định hướng cụ thể những nhóm khách hàng là đối tượng ưu tiên của Ngân hàng và kem theo các ưu tiên cụ thể phù hợp với chiến lược danh mục đầu tư của Chi nhánh trong từng thời kỳ. - Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng : cần phải thiết lập một hệ thống chấm điểm tín dụng hoàn thiện nhằm xác định rủi ro với từng nhóm khách hàng từ đó giúp cán bộ tín dụng có cơ sở và chủ động hơn trong việc xác định qui mô và giới hạn tín dụng cho tưng nhóm khách hàng. - Chính sách lãi suất: bên cạnh việc xác định công thức tính lãi suẩt, chính sách lãi suất phải được xây dựng một cách linh hoạt để các đơn vị lấy đó làm căn cứ kết hợp với thực trạng tại đơn vị để tính toán mức lãi suất hợp lý. - Chính sách đảm bảo tiền vay: Cần phải thiết lập những qui định rõ ràng hơn trong vấn đề đảm bảo tiền vay bên cạnh các qui định mang tính hướng dẫn. Các qui định này phải có sự kết hợp giữa các yêu cầu về pháp lý với chính sách cho vay riêng của ngân hàng, nhằm giúp cán bộ nắm vững hơn về các yêu cầu trong đảm bảo tiền vay. Về qui trình cho vay Cần hoàn thiện hơn nữa Qui trình cho vay theo hướng cụ thể và chuẩn xác nhằm làm cơ sở hướng dẫn cho cán bộ tín dụng trong tác nghiệp. Bên cạnh Qui định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHCT Việt Nam, NHCT Việt nam cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thực hiện qui trình cho vay, qui trình áp dụng cho từng loại hình cho vay. Một giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình cho vay là Thiết lập giới hạn tín dụng. Việc xây dựng GHTD sẽ góp phần hạn chế các rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh như: cơ cấu danh mục cho vay bất hợp lý, tỉ lệ đảm bảo an toàn chưa cao, và những bất cập trong quy trình cho vay . Xác định GHTD là một bước không thể thiếu trong qui trình cho vay của các ngân hàng trên thế giới, nhưng cho đến nay, nó vẫn chưa được áp dụng phổ biến và hiệu quả ở các NHTM trong nước. Khái niệm GHTD của một khách hàng là tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà NH có thể chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời kỳ xác định ( thường là một năm ). Tuy nhiên tuỳ diễn biến thị trường và biến động của doanh nghiệp, GHTD có thể đuợc điều chỉnh. Tổng mức dư nợ tín dụng đề cập trong GHTD gồm: dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh và L/c miễn kí quĩ, cho vay chiết khấu, cho vay thấu chi. Từ GHTD tổng thể, các hạn mức sẽ được thiết lập. Bao gồm: - Hạn mức cho vay - Hạn mức bảo lãnh - Hạn mức mở L/c miễn kí quĩ - Hạn mức chiết khấu Ý nghĩa và mục tiêu Việc áp dụng giới hạn tín dụng nhằm hướng hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế. Trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp, nói chung có hai lọai cấp độ rủi ro chính: rủi ro tổng thể của khách hàng và rủi ro của bản thân các giao dịch cụ thể. - Rủi ro tổng thể được hiểu là doanh nghiệp thua lỗ, mất khả năng trả nợ. - Rủi ro giao dịch được hiểu là giao dịch đó không có hiệu quả Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện rất nhiều giao dịch. Rủi ro của một giao dịch không nhất thiết dẫn đến rủi ro của hệ thống ; nhưng nếu xảy ra rủi ro hệ thống thì mọi giao dịch sẽ chịu rủi ro. Phạm vi khống chế của GHTD là rủi ro tổng thể, chứ chưa đề cập đến các rủi ro giao dịch . Do vậy, mỗi lần cấp một khoản tín dụng cụ thể nào đó , cán bộ tín dụng vẫn phải đánh giá những rủi ro đặc thù của lần giao dịch đó. Tuy nhiên, GHTD sẽ giúp cán bộ tín dụng không phải lặp lại việc đánh giá rủi ro tổng thể của khách hàng. Về mặt quản lý, GHTD có ý nghĩa sau: - Quản lý rủi ro tổng thể đối với một khách hàng: trước đây, mỗi phòng ban nghiệp vụ tự đánh giá rủi ro khách hàng riêng rẽ để cung cấo loại dịch vụ mà phòng ban mình được phân công, do đó thông tin về một khách hàng bị phân tán. Về thực chất, mọi loại nghiệp vụ đều có thể đem lại rủi ro mất vốn cho ngân hàng. Việc từng phòng ban đánh giá rủi ro riêng rẽ sẽ không đựợc tổng hợp, gây ra sự lãng phí nguồn lực và hiệu quả không cao. - Mở rộng quyền tự chủ của chi nhánh trong hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng. Trong GHTD, chi nhánh được chủ động xác định trứơc mức có thể giao dịch với kháh hàng theo đánh giá của bản thân chi nhánh, không phụ thụôc vào việc khách hàng có đề nghị chính thức hay không. Sau khi xác định ,những GHTD vuợt thẩm quyền chhi nhánh trình trung ương phê duyệt. Trên cơ sở đó chi nhánh hoàn toàn chủ động tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, kể cả việc chủ động từ chối các khách hàng không bảo đảm chất lượng. - Mặt khác việc áp dụng GHTD còn cho phép ngân hàng quản lý một cách chủ động danh mục cho vay. GHTD cho mỗi doanh nghiệp sẽ đước xác định theo định hướng chiến lược quản lý danh mục đầu tư của chi nhánh.Theo đó, với cùng mức rủi ro các ngành nghề thụôc lĩnh vực khuyến khích mở rộng sẽ có giới hạn lớn hơn và ngược lại các ngành thuộc lĩnh vực hạn chế sẽ có giới hạn thấp hơn. Qui trình xác định GHTD Mục tiêu của xác định GHTD là đánh gía mức độ rủi ro của khách hàng( rủi ro tổng thể ) trên cơ sở phân tích toàn diện các khía cạnh sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng. Do vậy, qui trình xác định GHTD gồm: a), Đánh giá rủi ro của khách hàng Việc đánh giá rủi ro là 1 phần trong qui trình quản trị rủi ro . Để đánh giá rủi ro , cần phải thông qua hai bước: - Một là, xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng Các nguy cơ rủi ro mà một doanh nghiệp có thể gặp phải đó là: Rủi ro hoạt động Rủi ro tài chính Rủi ro quản lý Rủi ro thị trường, ngành Rủi ro chính sách Có rất nhìêu yếu tố có thể gây ra rủi ro đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, một doanh nghiệp thường không gặp phải tất cả các nguy cơ rủi ro mà chỉ có một số nguy cơ rủi ro chính. Điều quan trọng là phải xác định nguy cơ rủi ro đó là gì. Việc xác định các nguy cơ rủi ro của ngân hàng được thực hiện thông qua các kỹ thuật phân tích tổng hợp tình hình doanh nghiệp: phân tích định tính, phân tích chỉ số tài chính, phân tích và dự báo dòng tiền. Nội dung của phân tích doanh nghiệp bao gồm: phân tích môi trường kinh doanh, phân tích ngành hàng, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. - Hai là, đánh giá mức độ rủi ro Các nguy cơ rủi ro đã được xác định ở bước trên sẽ được đánh giá mức độ( cao hay thấp). Trên cơ sở đó, tổng hợp để đi đến nhận định về mức độ rủi ro tổng thể của doanh nghiệp trong vòng một năm tiếp theo. b), Xác định mức GHTD GHTD được xác định căn cứ vào mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc, doanh nghiệp có mức độ rủi ro càng cao thì GHTD càng thấp. GHTD được xác định theo hai bước: Ứoc tính nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp và điều chỉnh nhu cầu tín dụng phù hợp với mức độ rủi ro. Một là, ước tính nhu cầu tín dụng: sử dụng các phương pháp như: - Dựa vào mức trung bình giao dịch trong quá khứ ( hoặc GHTD trong quá khứ), có tính đến xu hướng trong tương lai. - Sử dụng mô hình dòng tiền để ước tính nhu cầu tín dụng. Hai là, điều chỉnh nhu cầu tín dụng để xác định GHTD đối với khách hàng Những căn cứ để xác định GHTD: - Mức độ rủi ro của khách hàng - Quy mô của khách hàng - Chiến lược quản lý danh mục đầu tư của ngân hàng Xuất phát từ các hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay của Chi nhánh, việc xác định GHTD cho từng khách hàng doanh nghiệp là rất cần thiết nhằm hạn chế rủi ro tổng thể, nâng cao hiệu quả cho vay đáp ứng chiến lược quản lý danh mục đầu tư của Chi nhánh. Về Nhân sự NHCT Việt Nam cần thực hiện tốt hơn nữa các chính sách về nhân sự nhằm nâng cao chất lượng nhân sự như tuyển chọn, đào tạo cán, khen thưởng kịp thời, rõ ràng để tạo động lực và cạnh tranh cho cán bộ nhân viên Ngân hàng. Đồng thời cần cho phép các chi nhánh chủ động hơn trong công tác tuyển chọn cán bộ, đặc biệt là chế độ lương, thưởng, phạt. 3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước - NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các Nghị quyết của NHNN, nghị định của chính phủ đến các NHTM một cách cụ thể và kịp thời. Theo đó, NHNN phải thường xuyên nắm bắt các diễn biến kinh tế để đưa ra các hướng chỉ đạo kịp thời , nhằm đảm bảo cho hoạt động của các NHTM an toàn, hiệu quả. - NHNN nên đẩy mạnh việc cho phép các NHTM chủ động hơn trong hoạt động như việc chủ động tổ chức cơ cấu tổ chức, quản lý, bổ nhiệm cán bộ sao cho phù hợp với thực tiễn ở mỗi ngân hàng. - Cho phép các NHTM tự xây dựng chính sách lương thưởng một cách chủ động nhằm khuyến khích các cán bộ làm việc hiệu quả hơn và cũng góp phần nâng cao năng lực nhân sự cho ngân hàng. 3.3.3 Đối với nhà nước - Chính phủ cần tạo lập môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ để người vay và cho vay thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình - Hoàn thiện hơn nữa các luật về đất đai , luật dân sự, luật đầu tư và có văn bản hướng dẫn cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. - Cần ổn định kinh tế vĩ mô vì đây là môi trường chung của mọi hoạt động kinh tế, của bản thân ngân hàng cũng như của khách hàng vay vốn. - Cần thiết lập các qui định rõ ràng trong qui chế Cổ phần hoá, giao bán, khoán, cho thuê DNNN đề làm cơ sở cho các ngân hàng cho vay với loịa hình này. - Tiếp tục ban hành và hoàn thiện luật kế toán, luật kiểm toán nhà nước để có chuẩn mực trong công tác kế toán, kiểm toán. Đối với các NHTM, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thông tin tín dụng, hiệu quả cho vay. - Chính phủ cần có biện pháp giải quyết dứt điểm nợ tồn đọng trong cho vay theo chỉ thị của chính phủ; đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nợ để lành mạnh hoá tình hình tài chính. Kết luận Chi nhánh ngân hàng Công Thương Ba Đình là một Chi nhánh có bề dày lịch sử trong hệ thống NHTM Việt Nam. Hoạt động cho vay của chi nhánh luôn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn không nhỏ cho nền kinh tế. Qua quá trình tìm hiểu và phân tích, hoạt động cho vay của Chi nhánh đã có những bước phát triển đáng kể. Với xuất phát điểm là ngân hàng chỉ cho vay với các khách hàng là DNNN, hiện nay hoạt động cho vay của Chi nhánh đã được mở rộng không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển ngày càng ra tăng của nền kinh tế. Cùng với đó, chất lượng cho vay không ngừng được cải thiện nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh những thành tựu đạt được, những khó khăn mà NHCT Ba Đình đã và đang phải trải qua là không nhỏ. Thông qua việc đánh giá hiệu quả cho vay của chi nhánh trong thời gian vừa qua, có thể khẳng định để cho vay trở thành hoạt động mang lại nguồn thu bền vững cho Ngân hàng và đáp ứng được các nhu cầu cho nền kinh tế, NHCT Ba Đình nói riêng, NHCT Việt nam nói chung cần phải thực hiện nhiều biện pháp trong thời gian tới. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Ngân hàng thương mại, PGS.TS Phan Thị Thu Hà chủ biên Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS Lưu Thu Hương chủ biên Quản trị Ngân hàng thương mại, Peter. S. Rose Lý thuyết tài chính ,ngân hàng & tiền tệ, F.Minskin Principle of corporate finance, Richard.A. Brealey & Stewart.D. Myers Giới thiệu về ngân hàng: mô phỏng các dịch vụ tài chính, Flannery & Flood Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công Thương Việt Nam Sổ tay tín dụng Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Sổ tay tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Các văn bản luật Một số website và báo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5590.doc
Tài liệu liên quan