Đề tài Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn

Để không phụ thuộc vào chiến lược tiếp thị của hội sở, ACB – Chợ Lớn nên thành lập bộ phận này để thực hiện nhiệm vụ sau: +Xác định thị trường mục tiêu +Phân tích thị trường mục tiêu và đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. +Nghiên cứu sản phẩm, chính sách của ngân hàng khác để đưa ra những chính sách cạnh tranh có hiệu quả. + Tiếp thị lại khách hàng cũ + Tăng cường tiếp thị khách hàng tham gia đầu tư sàn giao dịch vàng ACB nhằm phát triển dư nợ tín dụng cũng như huy động + Quảng bá chương trình tín dụng đặc biệt lãi suất cố định đến khách hàng. Tăng tính cạnh tranh về lãi suất với các ngân hàng khác Công tác tiếp thị sẽ không tốn ít chi phí nhưng nếu đầu tư tốt, hoạt động có hiệu quả thì lợi nhuận mang lại là rất đáng kể.

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả Đây là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng. Sự có mặt của tín dụng được xem là một chiếc cầu nối giữa các nguồn cung- cầu về tiền tệ. Với chức năng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm thời thừa từ các cá nhân, tổ chức kinh tế để bổ sung kip thời cho những doanh nghiệp , các cá nhân đang có nhu cầu vốn nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng…(hiện nay vốn tín dụng là vốn đầu tư quan trọng trong vốn cố định của các doanh nghiệp). - Ở khâu tập trung, tín dụng là nơi tập trung những nguồn vốn tạm thời trong xã hội (dưới các hình thức huy động tiền gửi, phát hành trái phiếu…) - Ở khâu phân phối vốn tiền tệ, tín dụng là nơi đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, cá nhân và cho cả ngân sách (dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, đầu tư). Phân phồi vốn trong hệ thống tín dụng là dựa trên cơ sở hoàn trả lại, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu sản xuất – lưu thông hàng hóa và dịch vụ, qua đó góp phần gia tăng đáng kể vào nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế. Thực hiện chức năng này, tín dụng đã góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông xã hội: - Nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được huy động kịp thời và đưa vào chu chuyển làm giảm lượng tiền dư thừa , tăng nhịp độ vòng quay của tiền tệ nhằm ổn định lưu thông tiền tệ. - Quá trình tập trung vốn, ngoài hình thức vay mượn trực tiếp bằng tiền,các chủ thể có nhu cầu về vốn có thể phát hành các chứng từ có giá như thương phiếu, kỳ phiếu, trái thiếu… đồng thời hoạt động tín dụng ngày nay càng mở rộng và phát triển đa dạng đã thúc đẩy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các hình thức thanh toán bằng sec, ủy nhiệm chi, thanh toán bù trừ… điều này giúp làm giảm chi phí lưu thông khác như in ấn, bảo quản, vận chuyển thường… Chức năng này là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của tín dụng. 3.2/ Thảo mãn thanh toán và tạo tiền: Tín dụng luôn được cấp ra nhằm giúp người vay tiền chi trả các khoản mua, bán, trả các món nợ…ngoài ra, tín dụng còn tạo thêm phương tiện thanh toáncho nền kinh tế hay nói khác đi, tín dụng tạo thêm tiền cho nền kinh tế. 3.3/ Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển: Trong qúa trình sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của tổ chức sản xuất kinh doanh đồng thời tồn tại ở cả ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Do đó tình trạng thừa và thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra. Tín dụng đã góp phần điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Mặt khác, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu được đặt ra, doanh nghiệp không chỉ trông chờ vào vốn tự có mà phải biết tận dụng các nguồn vốn khác trong xã hội. Từ đó, tín dụng, nơi tập trung vốn nhàn rỗi, sẽ đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư phát triển. Như vậy, tín dụng vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích lũy vốn cho nền kinh tế. 3.4/ Tín dụng góp phần thúc đẩy ổn định tiền tệ và ổn định giá cả: Tín dụng luôn được cấp ra có một mục đích rõ ràng và nó luôn được luân trả theo cam kết. Do dó mà số lượng tiền được thêm vào lưu thông được cân đối với số lượng hàng hóa, dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra tạo nên sự cân đối tiền – hàng, tạo ra sự ổn định sức mua của tiền tệ. 3.5/ Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo ra công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội: Tín dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ giúp các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất sẽ thuê mướn nhân công phục vụ sản xuất tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Ngân hàng còn là nơi cung cấp tín dụng dân cư, cung cấp những nhu cầu tín dụng hợp lý của cá nhân như phát triển kinh tế gia đình, mua sắm tư liệu sản xuất, sinh hoạt giúp những người làm ăn lương thiện có điều kiện tạo lập việc làm ổn định cho bản thân và gia đình. Một xã hội phát triển ổn định là điều kiện quan trọng để ổn định trật tự xã hội. Trên phương diện quốc tế, tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế làm cho các nước có mối quan hệ thân thiết và cùng giúp đỡ nhau phát triển. II/ PHÂN LOẠI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Tín dụng ngân hàng được phân loại dựa vào các căn cứ sau: 1/ Căn cứ vào mục đích cho vay: Tín dụng thường được chia thành các loại sau: Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan tới việc mua sắm và xây dựng bất động nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động… Cho vay các định chế tài chính: bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác. Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vận dụng đắt tiền, và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. 2/ Căn cứ vào thời hạn vay Căn cứ vào thời hạn cho vay, tín dụng được phân thành các loại sau: - Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay đến 12 tháng, được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện nay của ngân hàng nhà nước Việt Nam, loại cho vay này có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm. Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản tài sản cố định, cải tiến đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào các đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê, điều, chăn nuôi gia súc… Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập. - Cho vay dài hạn: thời hạn trên 5 năm và tối đa lên đến 20-30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm. Cho vay dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng xí nghiệp mới…. 3/ Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: Căn cứ trên mức độ tín nhiệm đối với khách hàng, tín dụng được phân thành các loại sau: - Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Hình thức cho vay này chỉ áp dụng cho các khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh… - Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay có tài sản đảm bảo nợ vay thông qua các hợp đồng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh. Tài sản đảm bảo nợ vay có thể là tài sản đã có chủ quyền hợp pháp hình thành trước khi có các giao dịch tín dụng hoặc có thể hình thành từ vốn vay. 4/ Căn cứ vào phương thức hoàn trả: Căn cứ vào phương thức hoàn trả, tín dụng được phân thành các loại sau: - Cho vay có thời hạn: Tín dụng phi trả góp: là các khoản cho vay trong đó vốn gốc và lãi vay được hoàn trả một lần khi đến hạn. Tín dụng trả góp: là các khoản tín dụng trong đó nợ gốc và lãi được hoàn trả nhiều lần trong một thời hạn vay gọi là kỳ hạn nợ được xác định một cách cụ thể trong hợp đồng tín dụng. - Cho vay không có thời hạn: cho vay tuần hoàn là các khoản vay trong đó nợ gốc và lãi được hoàn trả một cách tuần hoàn trong thời hạn vay. 5/ Căn cứ vào xuất xứ tín dụng - Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. - Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Các ngân hàng thương mại cho vay gián tiếp theo các loại sau: Chiết khấu thương mại Mua các phiếu bán hàng Nghiệp vụ bao thanh toán ( Factoring) III/ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG 1/ Khái niệm và đặc điểm của tín dụng tiêu dùng: 1.1/ Khái niệm: Tín dụng tiêu dùng là các loại tín dụng cấp phát cho các cá nhân và hộ gia đình nhằm tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, xe cộ, phát triển kinh tế hộ gia đình, và chi tiêu khác. 1.2/ Đặc điểm Quy mô từng món vay nhỏ nhưng số lượng các món vay nhiều Do có rủi ro cao hơn so với các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp nên lãi suất thường cao hơn so với lãi suất cho vay trong các lĩnh vực này. Nhu cầu vay của khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế Ít co giãn với lãi suất, người đi vay thường quan tâm tới số tiền vay hơn là lãi suất Mức thu nhập và trình độ học vấn là yếu tố có quan hệ mật thiết tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng. Chất lượng thông tin tài chính của khách hàng không cao. Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định, song nó rất quan trọng trong việc quyết định cho vay cũng như khả năng hoàn trả các khoản vay. 2/Đối tượng của tín dụng tiêu dùng: Đó là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn nhằm để giải quyết các nhu cầu chi tiêu trong đời sống và thu nhập hiên tại của họ chưa thể đáp ứng Những cá nhân có thu nhập thấp, nhu cầu vay vốn thường không cao, chủ yếu nhằm cân đối giữa thu nhập và chi tiêu. Tuy nhiên do thu nhập thấp đã phần nào hạn chế khả năng nhận được khoản tín dụng cho chi tiêu của họ. Đối với cá nhân có thu nhập trung bình, mức sống của họ tương đối khá nhu cầu vay vốn thường để trí, mua sắm những đồ dùng có giá trị lớn mà hiện tại họ thiếu tiền để chi trả hoặc không muốn dùng đến những khoản dự phòng. Đối với những người có thu nhập cao, nhu cầu vay tiêu dùng tăng mạnh. Đó là khoản tài trợ rất linh hoạt trong chi tiêu nhất là khi vốn của họ dùng để đầu tư dài hạn 3/Phân loại tín dụng tiêu dùng 3.1/ Tín dụng tiêu dùng trực tiếp: Là phương thức mà ngân hàng gặp trực tiếp khách hàng phỏng vấn, thẩm định và quyết định tín dụng. phương thức này thường được thực hiện thông qua các hình thức sau: Thấu chi: cho phép khách hàng rút tiền từ tài khoản của mình vượt quá số dư tự có tới một mức nào đó được hai bên thỏa thuận. Tín dụng trả theo định kỳ (cho vay trả góp) khách hàng vay và trả dần số tiền vay cho ngân hàng theo định kỳ( gồm một phần vốn và lãi ) thường là hàng tháng, quý và năm. Thẻ tín dụng: là nghiệp vụ tín dụng trong đó ngân hàng phát hành thẻ cho người có đủ điều kiện với việc ấn định hạn mức tín dụng để khách hàng có thể thực hiện việc thanh toán( rút tiền mặt) cho các nhu cầu chi tiêu của mình. 3.2/ Tín dụng tiêu dùng gián tiếp: Là các hoạt động thông qua việc mua lại các khoản phát sinh do công ty bán hàng bán trả chậm cho khách hàng. Ở đây khách hàng, ngân hàng và các công ty bán hàng phải ký hợp đồng thỏa thuận với nhau về số tiền vay, mức và tời hạn trả góp. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ, tùy vào hợp đồng ký kết giữa ngân hàng và công ty bán hàng mà ngân hàng có quyền truy đòi hoặc không truy đòi công ty bán hàng 4/ Ý nghĩa của tín dụng tiêu dùng: 4.1/ Đối với người tiêu dùng: Tín dụng tiêu dùng góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong cuộc sống hằng ngày của người đi vay, đặc biệt là người lao động có thu nhập trung bình. Thông qua nguồn vốn vay ngân hàng, người tiêu dùng có thể hưởng được các tiện ích của hàng háo trước khi họ có thể đủ tiền để có nó. Từ đó nâng cao mức sống của khách giúp họ tiếp cận nhanh chóng các sản phẩm có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Từ việc thỏa mãn các nhu cầu trong cuộc sống dẫn tới sự tích cực trong lao động và hiệu quả của công việc tăng lên 4.2/ Đối với ngân hàng: Tín dụng tiêu dùng góp phần đa dạng hóa hoạt động cho vay của ngân hàng, mở rộng quan hệ với khách hàng, có nhiều cơ hội để bán thêm các sản phẩm khác cũng như huy đông thêm tiền gửi… Các khoản tín dụng tiêu dùng hầu hết là ngắn hoạt trung hạn và phương thức thanh toán là trả góp, khoản vay tương đối nhỏ phân tán trên số lượng lớn khách hàng nên ngân hàng tránh được rủi ro, thu hồi vốn thường xuyên, nâng cao khả năng thanh khoản. 4.3/ Đối với nhà cung cấp: Tín dụng tiêu dùng nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông qua phương thức tín dụng tiêu dùng gián tiếp doanh nghiệp có thể giải quyết được vấn đề tồn đọng vốn huy động được nguồn tiền tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Mặt khác do liên kết với ngân hàng nên doanh nghiệp còn được ngân hàng tài trợ về vốn và thông tin về nhu cầu của khách hàng đối với hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp từ đó điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình tốt hơn. 5/Các biện pháp đảm bảo tín dụng: 5.1/Thế chấp tài sản 5.1.1 Khái niệm: Thế chấp tài sản là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp thế chấp cho bên vay để đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ 5.1.2 Phân loại và điều kiện tài sản thế chấp Tài sản thế chấp chỉ là bất động sản.Đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau: -Phải có giá trị và giá trị sử dụng -Tài sản thế chấp phải là sở hữu của bên thế chấp 5.2/Cầm cố tài sản: 5.2.1 Khái niệm: Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay nắm giữ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa trả nợ. 5.2.2 Các loại tài sản cầm cố Các loại tài sản (động sản) có giá trị và có tính thanh khoản cao như: - Phương tiện vận tải - Máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh - Các loại vật tư hàng hóa - Các loại tài sản khác 5.3/ Bảo lãnh: 5.3.1/ Khái niệm: Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay ( người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên cho đi vay (người được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. 5.3.2/ Các bên tham gia Bên bảo lãnh: Là pháp nhân hay thể nhân theo yêu cầu của người đi vay sẽ đưa tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, hoặc uy tín của mình (nếu ngân hàng chấp nhận) ra để đảm bảo và nhận trách nhiệm thay cho người đi vay nếu người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng Bên được bảo lãnh Là pháp nhân hay thể nhân có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhưng không đủ uy tín, không có tài sản thế chấp, cầm cố. Bên nhận bảo lãnh Là bên cho vay như ngân hàng thương mại, công ty tài chính… 6/ Phân tích tín dụng tiêu dùng: 6.1/ Mục đích: Mục đích của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát những rủi ro đó của ngân hàng, cũng như dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng giúp cho ngân hàng kiểm tra tính chính xác của các thông tin do khách hàng cung cấp từ đó có nhận định đúng về thái độ của khách hàng. 6.2/ Nội dung phân tích: Nội dung phân tích tín dụng được chia ra làm hai lĩnh vực: phântich1 phi tài chính và phân tích tài chính. Phân tích phi tài chính: là phân tích các yếu tố ít hoặc không liên quan tới vấn đề tài chính của khách hàng trực tiếp. Đó là phân tích, kiểm tra tính pháp lý của khách hàng; kiểm tra mục đích của khoản tín dụng đề nghị cấp; phân tích tính cách của các khách hàng, uy tín của họ trong cuộc sống, trong kinh doanh (d0o6i1 với hộ gia đình có làm kinh tế) kiểm tra tình hình lao động của khách hàng và nghiên cứu triển vọng của khách hàng trong tương lai. Phân tích phi tài chính: là phân tích hiện trạng tài chính và các dự báo về tài chính trong tương lai của khách hàng nhằm tìm kiếm và tiên lượng những trường hợp xấu có thể xảy ra làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Phân tích tài chính gồm đánh giá khái quát về quản lý vốn và hoạt động kinh doanh (nếu có); phân tích hệ số tài chính; phân tích lưu chuyển tiền tệ (nếu có); phân tích các dự báo tài chính. Thực chất phân tích tài chính trong phân tích tín dụng chính là xác định yếu tố về lượng của nhu cầu vay vốn tín dụng. Ở đây, ngân hàng sẽ xác định qui mô của nhu cầu vay hợp lý. Nhu cầu vay được xác định theo khả năng hoạt động của khách hàng, theo qui mô về nguồn vốn cần thiết để thực hiện phương án tài chính, ,à trong đó một phần vốn vay sẽ tham gia. Trong quá trình phân tích tài chính ngân hàng sẽ xác định thời hạn hợp lý cho khoản vay, cò gọi là thời hạn vay. Đồng thời, ngân hàng cũng xác định các kỳ hạn trả nợ cho khách hàng. Tuy nhiên để xác định kỳ hạn nợ một cách khoa học, ngân hàng phải tiến hành phân tích lưu chuyển tiền tệ của khách hàng. Trong thực tế vẫn có trường hợp khách hàng kinh doanh có lãi nhưng vẫn không có khả năng trả nợ, vì lưu chuyển tiền tệ bị thâm hụy trong một giai đoạn nhất định. Khả năng thanh toán nợ định kỳ chỉ xảy ra nếu khách hàng trong thời gian vay có các kỳ lưu chuyển tiền tệ thuần duơng. Ngoài ra, sau khi phân tích tín dụng cần phải xếp hạng rủi ro của khách hàng theo những tiêu chí nhất định và thường được lượng bằng cách cho điểm các tiêu chí. Như rủi ro ngành kinh doanh của khách hàng, rủi ro lao động, rủi ro thị trường…rủi ro thanh toán tiền hàng, rủi ro thực hiện hợp đồng… 6.3/ Phương pháp phân tích: 6.31/ Phương pháp hệ thống điểm số: Hệ thống điểm số (score system) là một tập hợp các tiêu thức khác nhau liên quan đến từng khách hàng vay tiêu dùng. Mỗi tiêu thức có một số điểm khác nhau tùy theo tình trạng của tiêu thức đó và tầm quan trọng của nó trong hệ thống các tiêu thức, dựa trên cơ sở các hệ thống kê trong lịch sử. Phương pháp này phải dựa trên cơ sở các kết quả thống kê trong quá khứ, chỉ ra đâu là khoản vay tốt và đâu là khoản vay xấu. Ưu điểm nổi bậc của phương pháp này là việc phân tích một vấn đề bao gồm nhiều yếu tố được đơn giản hóa chỉ còn một yếu tố -điểm tín dụng của khách hàng. Trong thực tế, một hệ thống điểm số thường có nhiều yếu tố, được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc nhất định.Thông thường trong một hệ thống điểm số, có khoản 7 đến 12 yếu tố khác nhau được xem xét: Thời gian làm việc hiện tại Tình trạng gia đình (có gia đình, độc thân hay đã ly hôn) Độ tuổi Hình thức lao động Thời gian cư trú Có điện thoại không Số lượng người sống phụ thuộc vào người vay Loại tài khoản có tại ngân hàng….. Hệ thống này có một số nhược điểm sau đây: Các thông tin về người đi vay được dùng trong hệ thống điểm số là những thông tin trong quá khứ vì vậy có thể không phản ánh được chính xác tư cách tín dụng của người đi vay trong hiện tại và tương lai. Các thông tin dùng trong hệ thống điểm số bị phiến diện vì chỉ là các thông tin thông kê về những người vay đã được ngân hàng chấp nhận cho vay. Phương pháp này dựa trên cơ sơ số đông và như vậy có thể bỏ qua các trường hợp khách hàng có hoàn cảnh cá biệt. 6.3.2/Phương pháp phán đoán Phân tích tín dụng theo phương pháp này là một quá trình trong đó ngân hàng tiến hành ohan6 tích và đánh giá tất cả các thông tin định tính và định lượng về khách hàng nhằm mục tiêu hạng chế bớt các khoản vay có nhiều rủi ro. Đối với phương pháp này ngân hàng cũng rất quan tâm đến khả năng trả nợ, điều kiện kinh tế hiện tại, bảo đảm nào cần phải có, phải tuân thủ nội dung của chính sách cho vay của ngân hàng. Các thông tin có tính chủ quan về khách hàng như: thái độ, diện mạo của khách hàng, khả năng quan hệ với ngân hàng trong tương lai… có tác dụng rất quang trọng trong việc ra quyết định của ngân hàng. Để thẩm định trong vay tiêu dùng chính xác và hạn chế rủi ro các ngân hàng thường sử dụng kết hợp cả hai phương pháp trên nhằm bổ sung cho nhau và hạn chế khắc phục của từng phương pháp. Tóm lại, trong chương 1 chúng ta đã đề cặp đến cơ sở lý luận của tín dụng và cho vay tiêu dùng về mặt khái niệm,chức năng, vai trò và các vấn đề liên quan đến công tác cho vay tiêu dùng … Trong chương 2 chúng ta sẽ tìm hiểu tình hình thực tế về cho vay tiêu dùng tại ACB – Chợ Lớn. B/ THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU- CHI NHÁNH CHỢ LỚN I/ Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: dành cho những khách hàng đang cần đáp ứng nhu cầu chi tiêu gia đình như: mua sắm vật dụng gia đình, cưới hỏi, du lịch, chữa bệnh…Số tiền vay tối đa 100 triệu, thời gian tối đa 5 năm theo phương thức trả góp. Cho vay xây dựng nhà – sửa chữa nhà: dành cho những khách hàng đang có nhu cầu, xây dựng sửa chữa nhà. Thời gian vay tối đa 05 năm theo phương thức trả góp. Ngoài ra khách hàng còn được tư vấn để lựa chọn công ty thiết kế, xây dựng chuyên nghiệp và uy tín. Cho vay mua xe cơ giới: cho những khách hàng có nhu cầu mua xe để cho thuê lại, hay phục vụ nhu cầu đi lại của gia đình, số tiền cho vay mua xe tối đa khoảng từ 60 đến 70 % giá trị xe, thời gian tối đa 3 năm theo phương thức trả góp. Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà: số tiền cho vay tối đa là 60% giá trị nhà và nền nhà. Thế chấp trực tiếp bằng chính khu đất mà khách hàng đã mua. Thời gian tối đa là 7 năm theo phương thức trả góp. Cho vay hỗ trợ du học: thời gian cho vay tối đa là 7 năm theo phương thức trả góp. Mức cho vay theo nhu cầu theo cơ sở không vượt quá giá trị tài sản thuế chấp. Ngoài ra khách hàng còn được giới thiệu công ty tư vấn du học, xác nhận năng lực tài chính để dự phỏng vấn xin Visa, xin giấy phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá: dành cho khách hàng đang sở hữu cổ phiếu, sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá khác do ACB phát hành. Thời gian cho vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng, lãi suất chiết khấu thấp. 1/ Điều kiện vay vốn: Khách hàng là cá nhân người Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại TP.HỒ CHÍ MINH hoặc thuộc diện KT3 Có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ vay. Có tài sản đảm bảo cho khoản vay hoặc được bên thứ ba có tài sản bảo lãnh theo quy định của ngân hàng Á Châu. 2/ Thủ tục vay vốn: Đơn xin vay vốn (theo mẫu của ngân hàng) Tài liệu liên quan đến năng lực pháp luật và năng luật pháp luật hành vi dân sự của khách hàng như: Bản sao giấy CMND, hộ khẩu của vợ, chồng người vay và người bảo lãnh. Hồ sơ đảm bảo khoản vay (bản sao giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp) Các chứng từ liên qua đến mục đích vay. Phương án trả nợ Tài liệu khác (nếu có) 3/ Quy trình cho vay: Bước 1: Tìm hiểu, tiếp thị khách hàng và hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn Bước 1của quy trình cho vay do nhân viên PFC của ngân hàng đảm nhiệm, được thực hiện như sau: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ trực tiếp liên hệ tại phòng tín dụng. Tại đây nhân viên hướng dẫn cho vay (PFC) sẽ trực tiếp tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng. Qua phỏng vấn và xem xét các giấy tờ của khách hàng (ví dụ: sổ hồng, sổ đỏ) và khả năng trả nợ của khách hàng nếu thấy đủ điều kiện, kết hợp với thông tin lấy từ TCBS ( là phần mềm quản trị nghiệp vụ ngân hàng) nhân viên PFC hướng dẫn cho khách hàng điền vào giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu) và hẹn ngày nhân viên xuống thẩm định. Bước này cung cấp những thông tin ban đầu về khách hàng như địa chỉ,nghề nghiệp thu nhập hàng tháng của khách hàng và người cùng trả nợ giúp nhân viên thẩm định dể dàng trong công tác thẩm định của mình. Bước 2: Phân tích khách hàng và thẩm định tài sản đảm bảo: Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình cho vay. Nhân viên thẩm định (A/O) sau khi nhận được sự phân bổ hồ sơ trong ngày sẽ tiến hành xuống nhà khách hàng để thẩm định năng lực tài chính của khách hàng có nghĩa là thẩm định nguồn trả nợ và năng lực trả nợ của khách hàng. Lập phiếu đề nghị thẩm định tài sản để gửi đi hội sở định giá nếu khoản vay lớn hơn 200tr nếu khoản vay nhỏ hơn 200 triệu nhân viên A/O sẽ tự định giá. Sau đó lập tờ trình thẩm định khách hàng. Bước hai cung cấp những thông tin quan trọng về tình hình tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng, là cở sở để quyết định cấp phát tín dụng hay không. Nhân viên thẩm định sẽ phỏng vấn khách hàng về thu nhập hàng tháng bao nhiêu và thu nhập đó từ những nguồn nào do ai đóng góp và ai có nghĩa vụ cùng trả nợ với khách hàng. Ví dụ theo tờ trình thẩm định khách hàng ở phụ lục. Nhân viên thẩm định đã thu được những thông tin tài chính về khách hàng như sau: + Tình hình tài chính: Tổng tài sản: 2.189.000.000 đồng, trong đó: Tiền gửi ngân hàng: 62.000.000 đồng Phương tiện đi lại: 60.000.000 đồng Bất động sản: 2.067.000.000 đồng + Nguồn trả nợ: Là thu nhập từ lương và làm thêm của hai vợ chồng khách hàng Mô tả thu nhập từ lương và làm thêm: Khách hàng là giảng viên ĐH Y Dược chuyên về khoa da liễu thu nhập hàng tháng 2.000.000 đồng/tháng, thu nhập từ làm thêm tại bệnh viện Da liễu: 6.000.000 đồng/tháng Chồng khách hàng đang công tác tại bệnh viện Hùng Vương khoa phụ sản thu nhập là 4.000.000 đồng/tháng. Ngoài ra chồng khách hàng còn làm thêm tại bệnh viện An Đông thu nhập 12.000.000 đồng/tháng Chi phí thu nhập hàng tháng: 4.000.000 đồng/tháng Mức tích lũy còn lại 20.000.000 đồng/tháng Nhận xét: với thu nhập ổn định và tương đối cao có tích lũy hàng tháng 20.000.000 đồng. Khách hàng có khả năng trả lãi và vốn vay cho Ngân Hàng . Tuy nhiên nhược điểm của bước này là chưa đánh giá được thiện chí trả nợ của khách hàng, có nghĩa là chưa đánh giá được phẩm chất và tính cách của khách hàng. Ví dụ: trong trường hợp của khách hàng này nhân viên thẩm định tín dụng chỉ cần chứng minh thu nhập của hai vợ chồng khách hàng qua hợp đồng lao động là đủ. Chi phí sinh hoạt hàng tháng của gia đình khách hàng thường do nhân viên ước lượng để cân đối mức tích lũy cho việc trả nợ Ngân Hàng, thực tế có thể phát sinh nhiều chi phí khác khó có thể đảm bảo thanh toán lãi và nợ vay hàng tháng 18.600.000 đồng. Để đảm bảo tính trung thực trong quá trình thẩm định thường có hai nhân viên xuống nhà khách hàng và cần có bảng tiêu chí để đánh giá phẩm chất và thiện chí trả nợ của khách hàng. Bước 3: Quyết định khoản cho vay Sau khi thẩm định nhân viên tín dụng sẽ tập hợp toàn bộ hồ sơ về khách hàng trình lên trưởng bộ phận tín dụng xem xét lại. Nếu đồng ý sẽ tiến hành thủ tục trình lên ban tín dụng để xem xét, quyết định thông qua cuộc họp ban tín dụng. Nếu ban tín dụng đồng ý cho vay thì căn cứ vào biên bản gọp ban tín dụng nhân viên tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng biết mức cho vay đã được duyệt. Nếu khách hàng đồng ý thì nhân viên tín dụng chuyển hồ sơ về bộ phận pháp lý chứng từ( D/O ) để lập hợp đồng tín dụng và thế chấp. Nếu khoản vay bị từ chối thì phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản để khách hàng rút hồ sơ lại Thông thường bước này ban tín dụng sẽ căn cứ vào nguồn trả nợ và giá trị tài sản đảm bảo để xét duyệt khoảng vay. Sau khi đã đồng ý cho vay, ban tín dụng sẽ đưa ra các điều kiện cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý và xem xét miễn những điều kiện mà khách hàng đưa ra Ví dụ: theo tờ trình thẩm định khách hàng ở phụ lục các điều kiện đưa ra là: Công chứng và đăng ký lại TSTC theo quy định Miễn mua BHHH do 90% giá trị đất lớn hơn số tiền vay Nhược điểm của bước thứ 3: đa số thành viên của ban tín dụng thường tập trung vào nguồn trả nợ trên tờ trình thẩm định khách hàng và giá trị tài sản đảm bảo. Đôi lúc những thông tin về mức thu nhập tích lũy chưa thật chính xác. Do đó trong cuộc hợp ban tín dụng cần phải tập trung hơn nữa vào những câu hỏi để đánh giá nhân viên tín dụng đã khai thác thông tin từ khách hàng như thế nào và đã thu được nhừng thông tin gì ngoài thu nhập để trả nợ( ví dụ phẩm chất và đạo đức của khách hàng). Bước 4: Tiến hành thủ tục công chứng và ký kết hợp đồng tín dụng. Sau khi được duyệt cho vay Ngân Hàng yêu cầu khách hàng hoàn tất hồ sơ vay, bổ sung các điều kiện nếu có. ACB sẽ ủy quyền cho nhân viên DO đi cùng khách hàng tới phòng công chứng nhà nước để công chứng các hợp đồng có liên quan. Tài sản thế chấp, cầm cố, phải đăng ký công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo. Sau khi hợp đồng đã ký xong nhân viên nhận bản chính giấy tờ tài sản đảm bảo từ khách hàng, kiểm tra và niêm phong. Bước 4 thường hay mất nhiều thời gian và rất phức tạp do phải công chứng giấy tờ và đăng ký giao dịch đảm bảo. Đa số khách hàng khi đến Ngân Hàng vay đều ngại thủ tục công chứng. Nên về phía Ngân Hàng cần phải giảm bớt các thủ tục pháp lý để tạp điều kiện thuận lợi cho khách hàng để đến vay tiền của Ngân Hàng Bước 5: Giải ngân Sau khi hợp đồng tín dụng đã ký xong thì tiến hành giải ngân cho khách hàng Bước này cũng mất nhiều thời gian cho khách hàng do một khách hàng đến giải ngân phải mất khoản 2 giờ và phải chờ đợi mới đến lượt mình. Do vậy Ngân Hàng cần tăng số lượng nhân viên để công việc giải ngân thanh lý được tiến hành nhanh hơn Bước 6: Kiểm tra, giám sát khoản vay Sau khi giải ngân nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn, nếu có dấu hiệu bất ổn phải nhanh chóng đề xuất ý kiến xử lý. Ngoài ra nhân viên tín dụng còn thường xuyên đánh giá lại gia trị tài sản đảm bảo. Theo dõi và giải quyết các trường hợp như: điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, phạt trả chậm, chuyển nợ quá hạn, thu hồi nợ trước hạn… Đây cũng là bước quan trọng trong quy trình cho vay nhưng đa số cán bộ tín dụng ít quan tâm đến vấn đề kiểm soát giám sát khoản vay. Việc kiểm tra giám sát thường chỉ cần khách hàng lên Ngân Hàng ký vào biên bản kiểm tra giám sát là đủ. Thật ra bước nay yêu cầu nhân viên tín dụng phải xuống tận cơ sở, nhà của khách hàng để kiểm tra vốn vay có được sử dụng đúng mục đích hay không và có đúng tiến độ không. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hay không mang lại hiệu quả, thì cán bộ tín dụng cần phải đề xuất để giai hạn nợ hoặc thu hồi vốn và lãi trước hạn. Do đó, bước này đòi hỏi nhân viên tín dụng phải khách quan trong công việc. Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng: Khi đến hạn khách hàng phải đến ngân hàng để tất toán khoản vay. Loan CSR tiến hành thủ tục thanh lý hợp đồng và phối hợp với phòng giao dịch và ngân quỹ giải chấp tài sản cho khách hàng. Đồng thời Loan CSR phải lưu lại hồ sơ thanh lý để giải quyết khiếu nại của khách hàng nếu có. C/ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU– CHI NHÁNH CHỢ LỚN Một số chỉ tiêu dùng để phân tích. Doanh số cho vay. Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm. Dư nợ. Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. Nợ quá hạn. Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động và tổng nguồn vốn. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được. Ta có công thức: Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = Dư nợVốn huy động *100% Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của Ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng. Ta có công thức sau: Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn= Dư nợTổng nguồn vốn *100% Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Ta có công thức: Tỷ lệ nợ quá hạn= Nợ quá hạnTổng dư nợ * 100% 1/ Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo cơ cấu Dư Nợ Cho Vay: 1.1/ Phân tích theo cơ cấu dư nợ cho vay: Bảng 1: Cơ cấu dư nợ cho vay qua các năm Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 450318 736052 1459229 Cho vay tiêu dùng 328732 457965 871564 Cho vay khác 121586 278087 587665 Tỷ lệ CVTD/Tổng dư nợ 73% 63% 60% Qua số liệu cho thấy cho vay tiêu dùng chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng (>50%). Tuy nhiên năm 2006 tỷ lệ CVTD/ Tổng dư nợ giảm( chiếm 63%) và năm 2007 tỷ lệ CVTD/ Tổng dư nợ giảm( chiếm 60%), nhưng do tốc độ tăng của tổng dư nợ rất lớn cụ thể: +) Năm 2006 tăng so với 2005 là 63% +) Năm 2007 tăng so với 2006 là 98% Đồng thời tốc độ của tổng dự nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng rất lớn +) Năm 2006 tăng so với 2005 là 39% +) Năm 2007 tăng so với 2007 là 90% Qua số liệu trên cho thấy dư nợ CVTD mỗi năm điều tăng là chiếm phần lớn dư nợ cho hoạt động cho vay của Ngân Hàng, điều đó cho thấy Ngân Hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn luôn chú trọng đến các hoạt động để tăng mức dư nợ CVTD gốp phần để trở thành Ngân Hàng bán lẻ hàng đầu BIỂU ĐỒ 1: SO SÁNH CHO VAY TIÊU DÙNG VỚI TỔNG DƯ NỢ VÀ CHO VAY KHÁC 1.2/ Phân tích theo tỷ lệ dư nợ CVTD/ Tổng nguồn vốn huy động Bảng 2: Tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng vốn huy động Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng vốn huy động 850549 927565 1810237 Cho vay tiêu dùng 328732 457965 871564 Tỷ trọng 38,65% 49.37% 48% Chỉ tiêu dư nợ CVTD trên tổng nguồn vốn huy động quá cao hay quá thấp cũng không tốt bởi vì nó đánh giá khả năng cho vay của Ngân Hàng. Nếu chỉ tiêu này quá cao tức là Ngân Hàng đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn vốn huy động để cho vay, do đó khả năng không có khả năng thanh toán cho khách hàng thì rất cao. Ngược lại, tỷ lệ này quá thấp thì Ngân Hàng không còn là cầu nối giữa người thiếu vốn và người thừa vốn. Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động càng cao thể hiện năng lực của Ngân Hàng, giá trị ngày càng gần 1 càng tốt vì nó cho thấy vốn huy động được sử dụng việc cho vay càng có hiệu quả Tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng vốn huy động tăng 10.72% năm 2006 so với năm 2005. Nhưng đến năm 2007 tỷ trọng này giảm xuống 1.37% so với năm 2006, nhưng nhìn chung là không giảm đáng kể, thêm vào đó khi tổng nguồn vốn huy động tăng thì cho vay tiêu dùng cũng tăng theo, cụ thể là: +) Năm 2006 nguồn vốn huy động tăng so với năm 2005 là 77016 triệu đồng, đồng thời dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2006 tăng so với năm 2005 là 129233 triệu đồng. +) Năm 2007 nguồn vốn huy động tăng so với năm 2006 là 882672 triệu đồng, đồng thời dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007 tăng so với năm 2006 là 413599 triệu đồng. Nhìn chung tỷ trọng dư nợ CVTD/ nguồn vốn huy động của ngân hàng còn rất thấp, vì vậy trong tương lai Ngân Hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn cần đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng, thực hiện linh hoạt và hiệu quả những chính sách Makerking của Hội Sở để thu hút khách hàng, đội ngũ nhân viên ngân hàng cần tận tâm, nhiệt tình trong công tác tiếp thị Ngân Hàng hơn nữa. BIỂU ĐỒ 2: SO SÁNH CHO VAY TIÊU DÙNG VỚI TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 1.3/ Phân tích theo thời hạn vay Bảng 3: Dư nợ cho vay theo thời gian Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Dư nợ CVTD 328732 457965 627380 Vay ngắn hạn 163709 147664 334791 Vay dài hạn 165021 310301 292589 Tỷ lệ vay ngắn hạn/ dư nợ 49,8% 32,2% 47,8% Cho vay ngắn hạn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng như: sinh hoạt gia đình, sữa chữa nhà, mua xe…qua số liệu trên thì tỷ lệ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giảm( khoảng 17,6% năm 2006 so với năm 2005), nhưng năm 2007 tăng 15,6% so với năm 2006, điều này cho thấy trong năm 2007 Ngân Hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn đã nổ lực rất lớn đưa làm cho dư nợ CVTD ngắn hạn tăng lên nhiều. Trong tín dụng tiêu dùng tỷ trọng cho vay ngắn hạn/ Dư nợ CVTD thấp hơn 50% nghĩa là thấp hơn tỷ trọng cho vay trung-dài hạn/ dư nợ CVTD nguyên nhân là do đa số cá nhân hay hộ gia đình vay tiêu dùng dưới hình thức trả góp là chủ yếu, mà nguổn trả nợ chủ yêú là từ lương, phụ cấp từ lương. CƠ CẤU CHO VAY TIÊU DÙNG THEO THỚI GIAN 1.4/ Phân tích theo dư nợ của từng món vay BIỂU ĐỒ 3: DƯ NỢ CHO VAY THEO TỪNG MÓN VAY đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Năm 2006 Năm 2007 Sinh hoạt tiêu dùng Xây dựng nhà và sử chữa nhà Mua xe cơ giới Cho vay hỗ trợ du học Cầm cố STK và GTCG Cho vay khác Sinh hoạt tiêu dùng Xây dựng nhà và sữa chữa nhà Mua xe cơ giới Cho vay hỗ trợ du học Cầm cố STK và GTCG Cho vay khác Doanh số cho vay 116 317 172 45,2 226 67 184 99 25,8 130 77,9 44,7 dncv 111 302 163 43,1 216 58 160 86 22,4 113 74 38,9 Tỷ trọng từng dscv/ tổng dscv (%) 12,3 33 18 4,8 24 7 35 19 5 25 15 8,6 Tỷ trọng từng dncv/ tổng dncv (%) 12,4 33,8 18,2 4,83 24,2 6,5 32,3 17,4 4,5 23 15 7,8 Tổng dscv 943,2 516,4 Tổng dncv 893,1 494,3 Nhận xét: Trong năm 2006 cho vay xây dựng nhà và sữa chữa nhà chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng dư nợ( 33,8%) và trong tổng doanh số cho vay(33%). Trong đó cho vay hỗ trợ du học và sinh hoạt tiêu dùng chiếm tỷ lệ thấp, cụ thể là: năm 2006: cho vay hỗ trợ du học chiếm 4,8% trong tổng doanh số cho vay và 4,83% trong tổng dư nợ cho vay. Nhưng đến năm 2007 tỷ trọng cho vay tiêu dùng và cho vay du học đã tăng lến đáng kể và chiếm tỷ lệ lớn + cho vay hỗ du học chiếm 25% trong doanh số cho vay, chiếm 23% trong tổng dư nợ cho vay Cho vay sinh hoạt tiêu dùng chiếm 35% trong tổng doanh số cho vay, chiếm 32,3% trong tổng dư nợ cho vay Như vậy điều đó chứng tỏ khi xã hội phát triển,mức sống tăng cao kéo theo nhu cầu về vật chất của con người lên cao,mọi người ngày càng thích hướng tới cuộc sống đầy đủ sung túc do vậy nhu cầu mua sắm tăng cao,hơn thế nữa các bậc phụ huynh học sinh ngày càng có khuynh hướng thích cho con của họ được du học nước ngoài. Nắm được nhu cầu của dân cư ngân hàng Á Châu đã đẩy mạnh công tác cho vay sinh hoạt tiêu dùng và cho vay hỗ trợ du học đã được nhưng thành quả đáng kể. nhưng trong tương lai Ngân Hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn cần nổ lực hơn nữa để đẩy mạnh tỷ trọng này 2/ Phân tích tình hình nợ quá hạn: Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn qua các năm Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Dư nợ CVTD 328732 457965 871064 Nợ quá hạn 312 228 205 Tỷ trọng 0.095% 0.05% 0.023% Tình hình nợ quá hạn giảm qua các năm( năm 2006 giảm so với năm 2005 là 10.6%, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 10,08%). Đến năm 2007 tỷ trọng nợ quá hạn giảm xuống chỉ còn 0.023%, chứng tỏ công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay cũng như quá trình theo dõi nợ chặc chẽ của cán bộ tín dụng đã góp tích cực vào việc thu nợ khách hàng. Nhưng để ngày càng phát triển và vững mạnh ngân hàng cần phải tăng doanh số cho vay tiêu dùng thêm nũa và phải biết kiểm soát nợ quá hạn. 3/ Phân tích lợi nhuận hoạt động cho vay tiêu dùng: Bảng 6: Lợi nhuận cho vay tiêu dùng qua các năm 2005 2006 2007 Thu nhập 44731 46508 49682 Chi phí 26840 26693 26714 Lợi nhuận 17891 19815 22968 Lợi nhuận/ Thu nhập 40% 42.6% 46,2% Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng chiếm phần lớn lợi nhuận từ hoạt động của ngân hàng và mức lợi nhuận này không ngừng tăng. Năm 2006 tăng 10,75%, năm 2007 tăng 15,9% so với năm 2006. Đây là nguồn thu quan trọng của ngân hàng và ngân hàng tiếp tục tăng nguồn thu này song song với các nguồn thu đăc biệt là nguồn thu ngoài lãi. D/ NHẬN XÉT Nhìn chung chương 2 đã đưa ra được cơ sở lý thuyết của tín dụng tiêu dùng, từ đó ta phân tích được thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB chi nhánh Chợ Lớn.Từ đó có thể đánh giá được trong 3 năm gần đây tập thể nhân viên ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn đã nổ lực rất lớn trong công tác của mình để hoàn thành nghĩa vụ được giao góp sức mình vào mục tiêu chung của ngân hàng Á Châu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu điều đó được chứng tỏ ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình hiệu cụ thề là doanh số cho vay mà tỷ lệ nợ quá hạn mõi năm lại giảm. Nhưng trong tương lai Ngân Hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn cần đưa ra những đề xuất được và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB chi nhánh Chợ Lớn trong thời gian tới. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẦM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN. I/ Nhận xét: 1/ Điểm mạnh: Ngân hàng Á Châu chi nhánh Chợ Lớn nằm trên địa bàn có dân cư đông, nhiều công ty và đặc biệt là nhiều chợ đầu mối lớn nên rất thuận lợi trong việc huy động vốn cũng như cấp phát tín dụng đặc biệt là tín dụng tiêu dùng. Hơn thế nữa chi nhánh Chợ Lớn có cơ sở khang trang, mặt bằng thoáng rộng, bải đậu xe thuận tiện cho khách hàng điều đó cũng góp phần tạo điều kiện thu hút khách hàng. Ngân hàng có những chính sách hiệu quả về nhân lực nên phát huy tốt năng lực của nhân viên. Thường xuyên cử nhân viên đi học, đào tạo nâng cao kiến thức. Đội ngũ nhân viên của ngân hàng có trình độ chuyên môn, trẻ, nhiệt tình, năng động, luôn quan tâm đến chất lượng dịch vụ, thường xuyên nhắc nhở nhau thực hiện và đặc biệt là luôn đề cao tính kỷ luật, có tinh thần đoàn kết tốt. Hiện nay ngân hàng có riêng bộ phận tiếp thị và tìm kiếm khách hàng chuyên nghiệp hơn chính vì thế lượng khách hàng đến ACB ngày càng nhiều. Là một trong những ngân hàng được thành lập trước nhất trên địa bàn nên ACB – Chợ Lớn đã tạo được uy tín và niềm tin đối với khách hàng thêm vào đó là chính sách linh động, thái độ phục vụ chu đáo ân cần. nên hiện nay lượng khách hàng đến với ngân hàng đến với ngân hàng sẽ rất đông mặc dù trên địa bàn vẫn có nhiều ngân hàng khác đang cạnh tranh. Ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng và cải tiến công nghệ, phương tiện làm việc nên năng xuất hoạt động cao, hiệu quả và lợi nhuận lớn. 2/ Điểm yếu: - Chưa tối đa hóa doanh số cho vay tiêu dùng: Bên cạnh những điểm mạnh vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu nên chưa tối đa doanh số cho vay tiêu dùng cụ thể là trong những năm qua doanh số cho vay tiêu dùng ở ACB – Chợ Lớn có tăng nhưng vẫn còn thấp so với tổng vốn huy động. Cho vay tiêu dùng là thế mạnh của ACB – Chợ Lớn, mang lại nhiều lợi nhuận nhưng tỷ lệ này chiếm khoảng 37% trong tổng vốn huy động. Chính vì thế mà trong chỉ tiêu năm 2007 ban giám đốc đã nâng mức này lên 682506 triệu đồng.nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hoạt động tiếp thị của ngân hàng còn yếu: Do mới thành lập đội ngũ nhân viên PFC có nhiệm vụ tiếp thị và tìm kiếm khách hàng nên vẫn chưa được thực hiện tốt, tính chuyên nghiệp chưa cao, hơn thế nữa số lượng nhân viên PFC biến động thường xuyên chưa phát huy hết hiệu quả. Cạnh tranh nội bộ gay gắt giữa các chi nhánh ACB. PFC của nhiều chi nhánh do áp lực về doanh số nên đã chào lãi suất giảm tối đa cho khách hàng, ảnh hưởng đến lợi nhuận chung và khách hàng hiện hữu. Định giá tài sản thế chấp quá thấp so với giá trị thực của nó. Việc định giá tài sản đảm bảo thấp so với giá trị thị trường rất nhiều sẽ đảm bảo an toàn cho ngân hàng trước những biến động về giá nhưng tài sảnd9am3 bảo không phải là nguồn thu nợ chính mà nhân viên thẩm định phải căn cứ vào nguồn trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng. Nhưng việc định giá thấp sẽ ảnh hưởng đến mức cho vay của ngân hàng và không tối đa được doanh số cho vay tiêu dùng. Khi thẩm định nhân viên cũng không chú ý nhiều vào sự biến động của nguồn trả nợ của khách hàng trong tương lai. Hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng( CIC ) chưa thật hiệu quả Trung tâm thông tin tín dụng( CIC: credit information centre )do ngân hàng nhà nước lập để thu nhập thông tin và cung cấp thông tin tín dụng, hỗ trợ hoạt đông tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên trung tâm này chỉ cung cấp những thông tin chung và không được cập nhật thường xuyên nên chưa là nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các ngân hàng. Phần đông khách hàng chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Những khách hàng có nhu cầu nhưng chưa từng tiếp xúc với ngân hàng va ngãi thủ tục rườm rà( ví dụ như đi công chứng giấy tờ, phải bổ sung đầy đủ hồ sơ trước khi giải ngân ) nên không muốn giao dịch với ngân hàng chỉ chấp nhận vay bên ngoài với lãi suất cao hoặc giao cho những môi giới tín dụng al2 ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thông tin khách hàng cung cấp chưa thật chính xác Vì phần lớn khách hàng của cho vay tiêu dùng tại ACB – Chợ Lớn là cá nhân và hộ gia đình nên chất lượng thông tin tài chính của họ không cao và khó kiểm soát. Những thông tin về thu nhập thường ước lượng vì không có chứng từ chứng minh thu nhập. Mặt khác để có thể vay được vốn khách hàng sẵn sàng khai không đúng sự thật điều đó gây ra trở ngại lớn cho cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định. II/ Một Số Đề Xuất: 1/ Về Phía nhà nước 1.1 Xây Dựng Hành Lang Pháp Lý Đồng Bộ Hoạt động kinh doanh của ngân hàng mang tính tổng hợp cao, gắn liền với các hoạt động kinh tế,chính trị xã hội của đất nước.Chất lượng tín dụng cũng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: ngân hàng cho vay,khách hàng vay, môi trường kimh tế và môi trường pháp lý.Vì vậy xây dựng được môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động ngân hàng cũng như trong việc thúc đẩy kinh tế đất nước tăng trưởng và phát triển. Cần đồng bộ những quy định trong các bộ luật khác nhau như luật kinh tế,luật đất đai, luật dân sự.v..v… 1.2 Nâng Cao Chất Lượng Của Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Để đảm bảo an toàn về hoạt động tín dụng thì việc nâng cao chất lượng của trung tam thông tin tín dụng là rất quan trọng. Ngân hàng nhà nước nên có văn bản bắt buộc các ngân hàng phải cung cấp thông cho CIC hàng ngày. Ngoài ra quy định trách nhiệm rõ ràng cho từng đối tượng phụ trách công bố thông tin. Ngoài những thông tin về tín dụng,CIC nên có những thông tin kinh tế khác liên quan tới khách hàng, mức độ tín nhiệm đối với khách hàng… 2/ Về Phía ACB – Chợ Lớn 2.1 Hoàn Thiện Và Thực Hiện Chặt Chẽ Quy Trình Cho Vay. -Làm tốt công tốt thẩm định khách hàng. Phân tích đúng khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng nhân viên tín dụng phải chú trọng hơn nửa việc phân tích vào khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng về việc khả năng sử dụng vốn vay cũng như khả năng hoàn vốn.Nếu làm tốt khâu này sẽ giảm đáng kể rủi ro cho ngân hàng và biết được thông tin khách hàng cung cấp có độ chính xác không để biết thái độ khách hàng. -Thực hiện tốt công tác kiểm tra tốt sau giải ngân Không nên giao nhân viên tín dụng thực hiện công việc này vì họ quá bận rộn với công việc cấp tín dụng mà nên giao cho cán bộ hổ trợ tín dụng hoặc bộ phận chuyên làm công việc này.Nếu như thế vừa nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên tín dụng vừa duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, tìm được khách hàng mới thông qua khách hàng củ, giảm rủi ro và phục vụ tốt cho công tác tiếp thị. 2.2 Đa Dạng Hóa Các Sản Phẩm Tín Dụng Tiêu Dùng Và Đẩy Mạnh Cho Vay Tiêu Dùng Tín Chấp. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng giúp ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro.Tăng hiệu quả sử dụng vốn huy động, tăng doanh số cho vay, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác, đặc biệt trong gai đoạn hiện nay hiện nay điều tăng quy mô và mạng lưới hoạt động. Đối với những khoản vay nhỏ, khách hàng có nguồn tài chính khá tốt thì không cần có tài sản đảm bảo, như các tiểu thương ở các chợ chỉ cần xác nhận của ban quản lý chợ và hợp đồng thuê sạp, giấy phép kinh doanh là có thể xem xét. 2.3 Không nên xem tài sản đảm bảo là cơ sở chủ yếu để quyết định cho vay. Tài sản đảm bảo là nguồn trả nợ thứ cấp, đề phòng rủi ro khi khách hàng mất khả năng trả nợ cho nagn6 hàng, không nên tuyệt đối hóa vai trò của vai trò tài sản đảm bảo vì: -Một khi phân tích tốt những yếu tố về tài chính cũng như những yếu tố khác về khách hàng thì lúc này vai trò của tài sản đảm bảo là không cần thiết. -Mục đích của ngân hàng khi cho vay là thu hồi nợ từ chính khả năng trả nợ của khách hàng chứ không từ thanh lý tài sản đảm bảo.Hơn nửa cho vay tiêu dùng là những khoản vay tương đối nhỏ,khách hàng không thoải mái lâm khi thế chấp nhưng khả năng của họ dư sức trả nợ ngân hàng. -Tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản nên khả năng thanh toán thấp.Ngoài ra chi phí và thủ tục cho việc phát mãi tài sản không phải là thấp và đơn giản. Vì những lý do trên ngân hàng nên thế chấp linh hoạt về điều kiện tài sản đảm bảo khi quyết định cho vay. Nếu khách hàng thật sự có năng lực và nhu cầu ngân hàng nên chấp nhận cho vay vượt quá 70% tài sản đảm bảo như quy định hiện nay. Nhà diện tích dưới 20 m2 vẩn có thể chấp nhận nếu vị trí tốt. Ngân hàng cũng nên đa dạng hóa tài sản đảm bảo. Những trường hợp đưa vốn vào nhanh và rút vốn ra cũng nhanh thì nên xem xét không cần tài sản đảm bảo. 2.4 Định Giá Tài Sản Đảm Bảo Một Cách Khoa học, Chính Xác. Phòng định giá tài sản đảm bảo nên định giá chính xác hơn , gần với giá thị trường hơn nửa để có thể quyết định tối đa cho khách hàng và tăng doanh số cho vay của ngân hàng. 2.5 Đẩy mạnh Chiến Lược Tiếp Thị Ngân Hàng Trong môi trường cạnh tranh hiện nay khâu tếp thị ngân hàng là không thể thiếu. Tác dụng của tiếp thị là: -Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường hoạt động của ngân hàng. -Giúp ngân hàng chủ động hướng tới khách hàng và phục vụ khách hàng. -Là công cụ phòng ngừa rủi ro từ xa hiệu quả. Vì thế ngân hàng nên: Thành lập bộ phận chuyên trách về tiếp thị ngân hàng: Để không phụ thuộc vào chiến lược tiếp thị của hội sở, ACB – Chợ Lớn nên thành lập bộ phận này để thực hiện nhiệm vụ sau: +Xác định thị trường mục tiêu +Phân tích thị trường mục tiêu và đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. +Nghiên cứu sản phẩm, chính sách của ngân hàng khác để đưa ra những chính sách cạnh tranh có hiệu quả. + Tiếp thị lại khách hàng cũ + Tăng cường tiếp thị khách hàng tham gia đầu tư sàn giao dịch vàng ACB nhằm phát triển dư nợ tín dụng cũng như huy động + Quảng bá chương trình tín dụng đặc biệt lãi suất cố định đến khách hàng. Tăng tính cạnh tranh về lãi suất với các ngân hàng khác Công tác tiếp thị sẽ không tốn ít chi phí nhưng nếu đầu tư tốt, hoạt động có hiệu quả thì lợi nhuận mang lại là rất đáng kể.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHO VAY TIEU DUNG.doc
Tài liệu liên quan