Hiện nay mức thu thuỷ lợi phí để nâng cao hiệu quả thu và sử dụng thủy lợi phí, việc đầu tiên của Công ty là phải xây dựng một quy chế hoạt động cụ thể. Phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng nước, mức thu nộp thuỷ lợi phí, thời gian hoàn thành thuỷ lợi phí, chế độ quản lý và sử dụng thuỷ lợi phí. Thu nộp thuỷ lợi phí được thực hiện sau mỗi vụ thu hoạch và theo hợp đồng các HTX đã ký với Công ty KTCTTL.
rên địa bàn còn thấp vì vậy việc đầu tư sửa chữa nâng cấp công trình còn gặp nhiều khó khăn, mặt khác một số HTX không nghiêm chỉnh chấp hành giao nộp thuỷ lợi phí cho Công ty. Điều đó đã gây ra không ít khó khăn cho Công ty, vì vậy Công ty phải có biện pháp cụ thể từng năm cho việc thu thuỷ lợi phí. Công ty tích cực đôn đốc việc thu thuỷ lợi phí, có mối quan hệ tốt đối với người sử dụng nước để nhân dân nhiệt tình tham gia nộp thuỷ lợi phí theo đúng mức và thời gian quy định. Công ty cần xác định mục tiêu phục vụ nhân dân là quan trọng, hết lòng vì nhân dân để dân tin và thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với Công ty.
Công ty cần thay đổi mức thu thuỷ lợi phí để tạo thêm nguồn kinh phí cho việc sửa chữa, bảo dưỡng và xây mới các công trình theo đúng yêu cầu của người sử dụng nước. Trong những năm tới Công ty nên quan tâm hơn nữa đến tình hình kinh tế, tài chính để tạo điều kiện tăng nguồn thu trong Công ty.
84 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thuỷ nông ở Công ty KTCTTL Yên Khánh - Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ động, triều chủ động so với thực hiện vụ chiêm xuân năm 2003 đều giảm, tạo nguồn các loại và màu tăng, do chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số HTX phía Bắc.
- Các biện pháp tưới, tiêu chủ động như: Bơm điện chủ động, kênh chủ động, triều chủ động đều giảm do các HTX chuyển từ trồng lúa sang trồng màu.
* Vụ mùa:
- Bơm điện chủ động năm 2004 so với thực hiện 2003 chỉ đạt 96,3% do một số diện tích tưới bằng bơm điện chủ động trước đây nay một số HTX chuyển sang trồng màu.
- Kênh chủ động so với thực hiện 2003 chỉ đạt 53,51%. Do một số diện tích HTX Khánh Phú, Khánh An, Khánh Cư, Nam Lợi chuyển sang làm khu công nghiệp, trang trại, xây dựng các công trình công cộng.
- Triều chủ động so với thực hiện mùa 2003 đạt 99,3%. Do giảm một số diện tích HTX Giang Thượng chuyển sang làm gạch và nuôi trồng thuỷ sản.
- Các loại tạo nguồn và màu, mạ so với năm 2003 giảm 0,3%.
- Diện tích so với vụ mùa 2003 chỉ đạt 96%.
Công ty có nhiệm vụ tưới tiêu cho lúa, mạ và cho tới năm 2004 thêm màu cho toàn huyện Yên Khánh.
3.2. Hiệu quả kinh doanh của Công ty
a. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chung của Công ty
Công ty trong những năm qua đã đạt được hiệu quả tương đối lớn, tình hình thu chi ổn định.
Bảng 13: Tình hình thu chi, lãi lỗ của Công ty
Năm
Thu
Chi
Lãi, lỗ
2000
2.571.826.389
2.684.000.000
- 112.173.611
2001
2.168.296.700
2.392.634.000
- 224.337.300
2002
2.327.924.691
2.327.000.000
+ 924.691
2003
2.286.000.000
2.286.000.000
0
2004
2.463.000.000
2.298.000.000
165.000.300
Nguồn: Phòng kinh tế
Từ hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp chúng ta thấy được tình hình lãi lỗ của Công ty qua các năm. Những năm 2000, 2001 do tình hình tưới, tiêu chưa ổn định nên 2 năm đó Công ty phải chịu mức lỗ tương đối cao. Nhưng cho tới các năm tiếp theo 2002, 2003, 2004 thì Công ty đã có lãi và mức lãi tăng tương đối nhanh.
Trong 5 năm qua từ năm 2000 đến năm 2004, Công ty đã quản lý thu, chi tài chính rất có hiệu quả.
+ Về thu: Đảm bảo giá trị doanh thu chỉ tiêu kế hoạch được giao.
+ Về chi: Đảm bảo mức chi theo đúng chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước, ưu tiên khoản chi tiền lương, nộp bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên, chi trả đầy đủ tiền điện, quan tâm đúng mức cho việc chi phí sửa chữa thường xuyên, thực hiện chi tiêu tiết kiệm theo pháp lệnh “Tiết kiệm, chống lãng phí”.
Công ty đã xác định mặc dù là doanh nghiệp công ích song không ỷ lại, trông chờ mà phải tự thân vận động, phải tích cực khai thác mọi nguồn thu, thu đúng, thu đủ, tiết kiệm chi, đảm bảo chi đúng chế độ chính sách để đảm bảo sự hoạt động bình thường của Công ty. Hoạt động thu chi của Công ty cụ thể qua các năm như sau:
* Năm 2001:
+ Về thu : Đối với nguồn thu chính là nguồn thu từ thuỷ lợi phí nên để tăng sản lượng ghi thu (tăng doanh thu), Công ty đã cố gắng hợp đồng nghiệm thu hết diện tích tưới, đúng với loại cây trồng và sát với biện pháp được tưới theo hướng là: Tăng biện pháp tưới, tiêu chủ động để tăng sản lượng ghi thu.
Kết quả ghi thu như sau:
- Vụ chiêm xuân: Ghi thu: 956.998 kg = 102,58% so với kế hoạch và tăng 2,86% so với vụ chiêm xuân 2000.
- Vụ mùa: Ghi thu: 526.697 kg = 99,29% so với kế hoạch và = 99,66% so với vụ mùa năm 2000, nguyên nhân do một số diện tích lúa trỗ không khép vỏ và một số diện tích vùng bơm điện xã Khánh Hồng vụ mùa không tưới bằng bơm điện.
- Cả năm ghi thu 1.483.695 kg = 101,39 % so với kế hoạch và bằng 101,7% so với năm 2000.
Ngoài nguồn thu chính Công ty còn tận thu mọi nguồn thu khác, như thu bán phế liệu, thu khấu hao biến thế (do một số HTX dùng nhờ máy của Công ty) và thu lệ phí âu cống để tăng doanh thu cho Công ty.
Kết quả thu thuỷ lời phí của Công ty cũng có nhiều cố gắng:
- Vụ chiêm xuân thực thu: 859.861 kg/ 956.998 kg = 89,85%.
- Vụ mùa thực thu: 492.682kg/526.697kg = 93,54%.
Cả năm thực thu: 1.352.543 kg/1.483.695kg = 91,16%.
Doanh thu cả năm như sau:
- Doanh thu từ nguồn thu thuỷ lợi phí:
(956.998 kg x 1.400 đ/kg) + ( 526.697 kg x 1.500 đ/kg) = 2.129.842.700đ.
- Thu lệ phí âu cống: = 26.000.000đ.
- Thu khấu hao biến thế: = 5.600.000đ.
- Thu khác: = 6.854.000đ. - Tổng doanh thu: =2.168.296.700đ.
+ Về chi:
Công ty đã đảm bảo chi kịp thời đúng chính sách tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương, chi một số khoản thưởng, nộp đủ các khoản bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và nghĩa vụ giao nộp với cấp trên. Thanh toán dứt điểm tiền điện phát sinh trong năm đối với ngành điện và tiền sửa chữa công trình trong năm đối với những đơn vị hợp đồng thi công sửa chữa công trình cho Công ty.
Đi đôi với việc đảm bảo chi tiêu đúng chế độ chính sách Công ty còn chú ý đến giảm chi phí trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt hội họp. Chỉ đạo điều tiết và giữ nước tốt, bơm nước tưới, tiêu hợp lý khi cần bơm đã tiết kiệm được nước, tiết kiệm được điện giảm đến mức thấp nhất về tiền điện phục vụ tưới, tiêu góp phần giảm chi phí trong sản xuất.
Về chi trong năm như sau
TT
Chỉ tiêu chi
2000
2001
So với năm 2000
1
Lương + Phụ cấp lương
663.454
811.469
Tăng 148.015
2
Bảo hiểm các loại 19%
126.056
154.179
Tăng 28.123
3
Sửa chữa công trình
485.668
190.000
Giảm 295.668
4
Khấu hao TSCĐ
300.000
288.000
Giảm 2.000
5
Tiền điện bơm nước
536.014
560.259
Tăng 24.245
6
Chi cho công tác thu TLP 5%
100.429
97.485
Giảm 2.944
7
Chi khác
264.058
291.242
Tăng 27.184
Tổng chi
2.476.129
2.392.634
Tăng 27.184
Nguồn: phòng kinh tế
Cân đối: - Tổng doanh thu: 2.168.296.700đ
- Tổng chi phí: 2.392.643.000đ
- Lỗ: - 224.337.300đ
Tiền lương bình quân: 500.907đ/người/tháng.
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy mặc dù Công ty đã giảm chi so với năm 2000 là 300.612.000 đ song do một số khoản chi theo chế độ chính sách: Mức lương tối thiểu tăng từ 180.000 lên 210.000 đ nên các khoản chi tăng theo chế độ là 227.567.000 đ do đó cân đối tài chính trong năm lỗ.
* Năm 2002:
+ Về thu:
Giá trị doanh thu cả năm: 2.237.500.000 đ.
Trong đó:
- Doanh thu từ thuỷ lợi phí: 2.212.500.000 đ.
- Lệ phí âu cống: 25.000.000 đ.
+ Về chi:
Tổng chi cả năm: 4.284 triệu đồng.
- Lương và phụ cấp theo định mức được duyệt: 941 triệu đồng.
- BHXH, BHYT, công đoàn 19% lương cơ bản: 151 triệu đồng.
- Sửa chữa lớn TSCĐ: 688 triệu đồng.
- Sửa chữa thường xuyên: 686 triệu đồng.
- Tiền điện bơm: 890 triệu đồng.
- Khấu hao TSCĐ: 418 triệu đồng.
- Chi quản lý Công ty: 300 triệu đồng.
- Trực tiếp khác: 100 triệu đồng.
- Chi cho công tác thu 5%: 110 triệu đồng.
Cân đối thu chi: - 2.046.500.000 đ.
Trong đó:
Ngân sách cấp sửa chữa lớn: 688 triệu đ.
Xin cấp bù lỗ: 1.358 triệu đ.
Xin cấp bù 2 quỹ: 132 triệu đ.
Tổng kinh phí xin cấp bù: 1.490 triệu đ.
* Năm 2003:
+ Về doanh thu:
Nguồn thu chính của Công ty là thu thuỷ lợi phí vì vậy kết quả ghi thu quyết định cơ bản doanh thu của Công ty. Năm 2003 Công ty ghi thu được 1.502.793 kg, giá thóc thủy lợi phí 1.600 đ/kg.
danh mục
kế hoạch
(triệu đồng)
Thực hiện
(triệu đồng)
Tỷ lệ(%)
Thu thuỷ lợi phí
2.254
2.404
106,7
Thu khác
32
59
184,4
Tổng doanh thu
2.286
2.463
107,74
Kết quả thu thuỷ lợi phí có rất nhiều cố gắng.
- Vụ chiêm thu được: 950.832 kg/ 959.703 kg = 99,07%.
- Vụ mùa thu được: 532.190 kg/ 543.090 kg = 97,99%.
Cả năm: 1.483.022 kg/ 1.502.793kg = 98,68%.
(Sản lượng thực thu và ghi thu trên đã tính cả sản lượng của Công ty KTCTTL Hoa Lư). Các cụm có tỷ lệ thu 100% cả 2 vụ là Cánh Diều I, Hồng Đức, Liễu Tường riêng cụm Cánh Diều II còn 1 HTX trắng sổ chưa thu được và 1 HTX chưa hoàn thành.
+ Về chi:
Căn cứ kế hoạch đã được giao Công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch chi phù hợp với điều kiện của Công ty đã đảm bảo chi tiền lương cho cán bộ công nhân viên, nộp đầy đủ các khoản bảo hiểm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, thanh toán dứt điểm tiền điện với chi nhánh điện Yên Khánh, chi nhánh điện Kim Sơn, kinh phí sửa chữa công trình. Các khoản chi khác Công ty chú ý giảm tới mức thấp nhất, giảm chi phí trong công tác hội họp, sinh hoạt.
* Năm 2004:
Năm 2004 Công ty đã biết tận dụng và khai thác triệt để mọi nguồn thu và chi tiêu đúng chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước, thực hiện tiết kiệm. Kết quả thu chi tài chính đã đạt được cụ thể như sau:
+ Về doanh thu:
Nguồn thu chủ yếu của Công ty là thuỷ lợi phí nên kết quả ghi thu là quyết định cơ bản. Ngoài ra còn tận thu từ lệ phí âu cống nhằm tăng doanh thu cho Công ty.
doanh thu
Kế hoạch
(Triệu đồng)
Thực hiện
(Triệu đồng)
Tỷ lệ(%)
Thu thủy lợi phí
2.399
2.762
115,1
Thu lệ phí âu
32
38.400
120
Kết quả hoạt động tài chính
17
Doanh thu cấp bù
566
Tổng doanh thu
2.431
3.383
139
Doanh thu về thủy lợi phí năm 2004 tăng vượt kế hoạch là do giá thóc vụ mùa tăng từ 1.800 đồng lên 2.000 đồng/ Kg.
Kết quả thu thuỷ lợi phí:
- Vụ chiêm thu: 947.562 kg = 100%
- Vụ mùa: 528.265 kg = 100%
- Cả năm: 1.475.827 kg = 100%
Các cụm có tiến độ thu nhanh nhất là cụm thuỷ nông Liễu Tường, Cánh Diều I.
+ Về chi:
Căn cứ vào kế hoạch tỉnh giao Công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch chi cho phù hợp với yêu cầu hoạt động và điều kiện cụ thể của Công ty. Ưu tiên chi tiền lương cho cán bộ công nhân viên, trích nộp BHXH. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước cũng như thanh toán đầy đủ tiền điện với 2 chi nhánh điện Yên Khánh, Kim Sơn và thanh toán cho các đơn vị sửa chữa công trình. Thực hiện tiết kiệm triệt để trong chi phí tài chính.
b. Đánh giá hiệu quả kinh doanh
Từ tình hình nguồn vốn, tài sản, thu chi, lao động của Công ty có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các chỉ tiêu hiệu quả như sau:
* Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp:
Doanh lợi của toàn bộ nguồn vốn:
DVKD = (PR + TLVV) /VKD
Qua 5 năm nghiên cứu chỉ có 2 năm 2002, 2004 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có lãi, còn các năm khác Công ty vẫn phải chịu một mức lỗ và xin trợ cấp của Ngân sách Nhà nước để bù lỗ.
Như vậy, doanh lợi của toàn bộ nguồn vốn kinh doanh của Công ty các năm 2002, 2004 xác định như sau:
DVKD2002 = 924.691/57.592.864.072 = 0,000016
Vậy, một đồng vốn Công ty bỏ ra thu được 0,000016 đồng lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
DVKD2004 = 165.000.300/ 57.624.629.002 = 0,0029.
Như vậy, một đồng vốn Công ty bỏ ra thu được 0,0029 đồng lãi.
Công ty KTCTTL Yên Khánh là doanh nghiệp Nhà nước, nên có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước.
DVNN = PR / VNN
DVNN2002 = 924.691/ 56.311.490.072 = 0,000016.
Vậy, một đồng vốn Nhà nước bỏ ra năm 2002 thì Công ty thu được 0,000016 đồng lãi.
DVNN2004 = 165.000.300/ 56.541.186.838 = 0,0029.
Vậy, một đồng vốn Công ty bỏ ra năm 2004 thì thu về được 0,0029 đồng lãi
Qua đây ta thấy nguồn vốn của Công ty chủ yếu là nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp, và Công ty đã quản lý, sử dụng đem lại hiệu quả cao.
* Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo lĩnh vực.
Thứ nhất, Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Một là, số vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh.
SVVKD = TR / VKD
SVVKD2002 = 2.327.924.691/ 57.592.864.072 = 0,04 (vòng).
SVVKD2003 = 2.286.000.000 / 57.869.946.572 = 0,039 (vòng).
SVVKD2004 = 2.463.000.000 / 57.624.629.002 = 0,0043 (vòng).
Số vòng quay năm 2004 lớn nhất, chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn vốn của năm 2004 cao nhất.
Hai là, Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
HTSCĐ = PR / TSCĐG
HTSCĐ 2002 = 924.691 / 55.794.079.824 = 0,000016.
Vậy, năm 2002 một đồng giá trị tài sản cố định Công ty bỏ ra thu được 0,000016 đồng lợi nhuận.
HTSCĐ 2004 = 165.000.300 / 55.621.955.079 = 0,003
Vậy, một đồng giá trị TSCĐ Công ty bỏ ra năm 2004 thu được 0,003 đồng lợi nhuận.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ.
SVTSCĐ = TR / TSCĐG
SVTSCĐ 2002 = 2.327.924.691 / 55.794.079.824 = 0,042.
Một đồng giá trị TSCĐ năm 2002 Công ty bỏ ra thu được 0,42 đồng doanh thu.
SVTSCĐ 2004 = 2.463.000.000 / 55.621.955.079 = 0,044.
Vậy, một đồng giá trị TSCĐ năm 2004 Công ty bỏ ra thu được 0,044 đồng doanh thu.
Ba là, Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
HVLĐ = PR / VLĐ
HVLĐ2002 = 924.691 / 281.374.000 = 0,0033.
Một đồng vốn lưu động Công ty bỏ ra năm 2002 thu được 0,0033 đồng lợi nhuận.
HVLĐ 2004 = 165.000.300 / 284.535.000 = 0,58.
Một đồng vốn lưu động Công ty bỏ ra năm 2004 thu được 0,58 đồng lợi nhuận.
Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được phản ánh thông qua chỉ tiêu số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm.
SVVLĐ = TR / VLĐ
SVVLĐ2002 = 2.327.924.691 / 281.374.000 = 8,3 (vòng).
SVVLĐ2004 = 2.463.000.000 / 284.535.000 = 8,7 (vòng).
Vậy, số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2004 lớn hơn 2002 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm sau cao hơn năm trước.
Thứ hai, Hiệu quả sử dụng lao động.
Một là, năng suất lao động bình quân.
APN = K/LBQ
APN2000 = 2.571.826.389 / 138 = 18.638.423,12 (đồng/người/năm).
APN2004 = 2.463.000.000 / 111 = 22.189.189,19 (đồng/người/năm).
Qua các năm năng suất lao động bình quân tăng lên.
Năng suất lao động bình quân/ giờ:
APG = APN/N x G
Trong đó: G là số giờ làm việc trong ngày. (8 giờ).
N là số ngày làm việc trong năm (264 ngày).
APG 2000 = 18.638.423,12 / 264 x 8 = 8.825,01.
APG2004 = 22.189.189,19 / 264 x 8 = 10.506,25.
Từ hiệu quả sử dụng lao động như trên cho thấy tình hình sử dụng lao động của Công ty ngày càng đạt hiệu quả cao. Năng suất lao động của Công ty mỗi năm một tăng, nó thể hiện bộ máy quản lý của Công ty rất hợp lý trong việc quản lý cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Hai là, Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân lao động.
PBQ = PR/ LBQ
PBQ2002 = 924.691 / 137 = 6.749,57 (đồng/ người/ năm).
PBQ2004 = 165.000.300 / 111 = 1.486.489,19 (đồng/ người/ năm).
Vậy, lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra năm 2004 lớn hơn rất nhiều so với 2002.
3.3. Đánh giá chung
a. Ưu điểm
- Được sự chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của thường trực Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện, của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục thuỷ lợi và các Sở, Ban, Ngành của Tỉnh là những thuận lợi cơ bản giúp cho Công ty hoàn thành nhiệm vụ.
- Bên cạnh sự chỉ đạo thường xuyên của các ngành, các cấp lãnh đạo còn có sự phối hợp chặt chẽ giữa Công ty với 2 Chi nhánh điện Yên Khánh và Kim Sơn, Đảng uỷ và Uỷ ban nhân dân các xã, Ban quản lý các HTX đã góp phần tích cực tạo điều kiện để Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Tinh thần đoàn kết tốt, sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ Đảng viên và công nhân viên chức trong Công ty quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức trách nhiệm tốt. Điều này đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cho Công ty trong quá trình hoạt động.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật ngày được tăng cường đầu tư sửa chữa, nâng cấp, tạo thuận lợi cho công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của đơn vị.
- Trong những năm qua tình hình kinh tế của huyện Yên Khánh đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nên Công ty cũng được huyện trợ cấp một phần vốn để cho việc nâng cấp, sữa chữa và xây mới một số công trình trọng điểm như: Xây dựng cống, trạm bơm, sửa chữa thay thế một số cánh cống thép và một số máy móc thiết bị của những trạm bơm lớn.
- Công ty đã tạo ra mối quan hệ tốt với các hộ sử dụng nước, tạo ra được niềm tin trong nhân dân, góp phần thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của nông dân trong việc tham gia đóng góp nghĩa vụ của mình đối với Công ty (nộp thủy lợi phí, có ý thức bảo vệ hệ thống các công trình do các HTX tự quản lý cũng như công trình của Công ty trên địa bàn huyện,...).
b. Nhược điểm
Mặc dù, đã đạt được khá nhiều thành tựu song Công ty cũng còn không ít tồn tại:
- Khó khăn trước mắt là công trình máy móc thiết bị già cỗi, xuống cấp kinh phí sửa chữa Nhà nước giao cho còn thấp so với khối lượng cần sửa chữa: Hệ thống thuỷ lợi nội đồng chưa hoàn chỉnh, bờ vùng ngăn nước chưa đảm bảo rất khó khăn trong việc điều tiết nước mặt ruộng cho phù hợp với cơ cấu giống cây trồng hiện nay. Nhiều công trình xuống cấp, hư hỏng gặp khó khăn trong việc phục vụ tưới, tiêu song chưa được nâng cấp, sửa chữa.
- Công tác quản lý công trình chưa giải quyết triệt để được các vụ vi phạm pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thuỷ lợi (Kênh Cánh Diều, kênh Khánh Hội,...) nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều hành phục vụ nước.
- Các công trình do địa phương quản lý do thiếu vốn sửa chữa, thay thế, do trình độ năng lực trong công tác quản lý điều hành còn yếu nên hoạt động kém hiệu quả.
- Về quản lý điện năng: Điện năng tiêu thụ trên 1 ha tưới vẫn còn ở mức cao so với định mức kinh tế - kỹ thuật.
- Công tác vệ sinh môi trường: Trên tuyến kênh Cánh Diều chưa được đảm bảo gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý, thu gom xác động vật, rác thải trở thành vấn đề bức xúc.
- Hợp đồng nghiệm thu tưới, tiêu ở một số các HTX còn chưa sát với thực tế phục vụ của Công ty, hợp đồng nghiệm thu chưa hết diện tích.
- Chất lượng tưới, tiêu được nâng lên nhưng diện tích tưới thẳng so với chỉ tiêu của Nghị quyết đề ra vụ chiêm xuân 60%, vụ mùa 65% thì chưa đạt (cả vụ chiêm và vụ mùa mới đạt từ 57 - 58%).
- Về tài chính: Còn gặp rất nhiều khó khăn nhất là các khoản chi về tiền lương cho cán bộ công nhân viên và sửa chữa công trình. Về thực hiện chế độ tiền lương, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có quyết định thực hiện mức lương tối thiểu là 290.000 đồng/ tháng nhưng chưa có nguồn vốn cấp cho Công ty.
- Tình trạng mất cân đối thu chi, nợ đọng thuỷ lợi phí, nợ tiền điện vẫn còn là vấn đề nan giải.
- Sản lượng ghi thu hàng năm so với mục tiêu của Đại hội đề ra thấp hơn 0,4%.
- Một số HTX còn nợ đọng thuỷ lợi phí chưa thanh toán dứt điểm cho Công ty. Đó là khó khăn rất lớn mà Công ty cần có biện pháp khắc phục ngay để hoàn thành nhiệm vụ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
c. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức của một số cán bộ công nhân viên chưa thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc quản lý công trình, chưa thực sự tận tâm với công việc được giao và vì thế hiệu quả hoàn thành công việc chưa cao, việc quản lý công trình còn trì trệ và gặp rất nhiều khó khăn.
- Một số cán bộ công nhân viên trình độ và năng lực còn hạn chế, trong khi thực hiện nhiệm vụ còn thiếu sâu sát, ngại va chạm nên chất lượng công việc chưa cao do đó ảnh hưởng đến kết quả tưới, tiêu và doanh thu của Công ty.
* Nguyên nhân khách quan
- Do hệ thống chính sách tài chính về thuỷ nông chưa đồng bộ, chậm đổi mới trong khi nền kinh tế xã hội phát triển, các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội tác động đến đầu vào của thủy nông, một số chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã thay đổi theo xu thế tăng lên. Một số chính sách mới ra đời gần đây chưa bao gồm hết tính đặc thù của loại hình doanh nghiệp này.
- Một số HTX trong quá trình ký kết hợp đồng nghiệm thu tưới, tiêu đã luôn vì lợi ích của mình gây khó khăn trong công tác hợp đồng nghiệm thu không hết diện tích so với diện tích kế hoạch giao gieo cấy của huyện, tỉnh dẫn đến sản lượng của Công ty bị giảm so với kế hoạch.
- Khả năng đáp ứng của Công ty đảm bảo tốt việc mở rộng diện tích tưới tiêu chủ động nhưng do nhu cầu về diện tích hợp đồng của các HTX bằng biện pháp tưới thẳng hạn chế nên không đạt chỉ tiêu.
- ý thức trách nhiệm của Ban quản lý các HTX chưa cao nên còn để nợ đọng dây dưa không thanh toán hết thuỷ lợi phí cho Công ty.
- Về quản lý công trình: Mặc dù Công ty đã hết sức cố gắng với mọi biện pháp nhưng sự phối kết hợp của UBND các địa phương có công trình bị vi phạm chưa chặt chẽ, ý thức tự giác chấp hành quy định của một số hộ dân chưa cao, cán bộ địa phương có phần còn e ngại va chạm với dân
Chương III. Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thuỷ nông
của Công ty KTCTTL Yên Khánh
I. Phương hướng, mục tiêu hoạt động dịch vụ thuỷ nông của Công ty
1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện và ngành thủy lợi
1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh
Tập trung chỉ đạo xây dựng quy hoạch và quản lý kinh tế - xã hội đến năm 2005 và năm 2010 từ huyện đến cơ sở. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đai hoá. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phấn đấu năm 2005 chuyển từ 700 - 900 ha đất trồng lúa có hiệu quả kinh tế thấp sang nuôi trồng cây, con nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Tập trung chỉ đạo hoàn thành “Dồn điền, đổi thửa” trong năm 2004. Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá theo từng vùng lúa, màu, rau quả, cây công nghiệp, con nuôi,... Tiến hành khảo sát, xây dựng mô hình cánh đồng có giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ ha/ năm. Đến năm 2005 mỗi xã, thị trấn có hai cánh đồng và 15 trang trại trở lên. Tổ chức thực hiện có hiệu quả dự án nuôi bò sửa, bò lai sin, lợn siêu nạc, phát triển nuôi tôm càng xanh, cá chim trắng ở các xã.
Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, khôi phục các nghề truyền thống và khuyến khích mở mang các ngành nghề mới... Phấn đấu đến năm 2005 mỗi xã có ít nhất 10 hộ sản xuất, kinh doanh có thu nhập 50 triệu đồng/ năm.
Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các ngành dịch vụ, tài chính, ngân hàng, bưu điện, điện lực,...
Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển văn hoá - xã hội.
Tăng cường quốc phòng an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
1.2. Phương hướng phát triển của ngành thuỷ lợi
* Mục tiêu chung: Là giữ độ an toàn cả khi có lũ lịch sử tái xuất hiện trên các triền sông để phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh trong huyện.
Công tác thuỷ lợi phải được đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, củng cố những công trình hiện có, xây dựng mới để đáp ứng yêu cầu về phòng chống lũ, bão và thực hiện tưới, tiêu chủ động, khoa học...
+ Về chống bão: Chống bão cấp 10 - 11 với mực nước triều trung bình và cấp 8, cấp 9 đối với thời điểm triều cao, giảm thiểu thiệt hại khi có bão cấp 12 trở lên.
+ Về chống lũ: Các tuyến đê Đáy, đê Vạc đảm bảo chống lũ an toàn với mực nước lịch sử năm 1985.
+ Về chống úng, chống hạn: Đảm bảo tưới, tiêu khoa học, cung cấp nước theo yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Không để xảy ra úng, hạn.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá công tác thủy nông theo hướng từng bước hiện đại hoá công trình thủy lợi, kiên cố hoá kênh mương.
2. Một số chỉ tiêu cụ thể của ngành thuỷ lợi đến năm 2010
Đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi theo hướng sử dụng hợp lý tài nguyên nước để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ tưới, tiêu tiết kiệm nước trong việc xây dựng và quản lý công trình thuỷ lợi. Cụ thể là:
- Nâng cấp đê điều và phòng chống lụt bão.
* Với mục tiêu: Đảm bảo an toàn đê điều, trong mọi tình huống bảo vệ an toàn tài sản của nhân dân, không để vỡ đê, chết người. Trong trường hợp bất khả kháng phải giảm nhẹ thiệt hại ở mức thấp nhất. Đồng thời thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đặc biệt là cơ sở hạ tầng vùng phân lũ, chậm lũ để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Do vậy, trong những năm tới chỉ tiêu đề ra là:
+ Về phòng lũ:
Đối với đê Hữu Đáy chống được phân lũ 5000 m3/ s với mức nước tại Độc Bộ + 3,8 m.
+ Chống bão: Đảm bảo an toàn cho các công trình khi có bão cấp 10, cấp 11, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại khi có bão cấp 12 trở lên.
+ Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi:
Cần phải đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới, tiêu hướng vào sửa chữa và nâng cấp các công trình đã được xây dựng trước đây nhưng đã hư hỏng, xuống cấp, đặc biệt là các trạm bơm 4000 m3/ s trục ngang (thay thế bằng bơm trục đứng).
+ Nạo vét các trục tiêu liên xã, kiên cố 60% kênh tưới để khai thác tối công suất công trình đầu mối. Xây dựng các trạm bơm tiêu cục bộ, đảm bảo chủ động cho việc tưới và nâng cao hiệu quả tiêu lên 80 - 90% khi có lượng mưa khoảng 300 mm trong 3 ngày liên tục.
3. Phương hướng, mục tiêu phát triển của Công ty
- Tăng cường quản lý, khai thác có hiệu quả hệ thống thuỷ nông, nâng cao tinh thần phục vụ, kết hợp với huyện và các HTX đầu tư thoả đáng cho kiên cố hoá kênh mương và thuỷ lợi nội đồng.
- Bảo dưỡng thường xuyên các công trình đáp ứng kịp thời tưới tiêu theo yêu cầu sản xuất. Nâng diện tích tưới, tiêu tự chảy để tiết kiệm chi phí.
- Từng bước đổi mới thiết bị, đổi mới quy trình công nghệ, tiết kiệm điện, vật tư nhằm hạ giá thành tưới, tiêu.
- Phấn đấu đảm bảo nguồn nước kịp thời tưới, tiêu với chất lượng và hiệu quả tốt nhất chống nhiễm mặn, chống hạn úng khắc phục bão lụt thiên tai.
Tích cực cải tạo đất bằng biện pháp thau chua, rửa mặn lấy phù sa để tạo thêm độ phì nhiêu cho đất.
- Tích cực kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, giúp đỡ các HTX làm thuỷ lợi nội đồng, thực hiện nghiêm pháp lệnh bảo vệ công trình, khai thông dòng chảy.
- Tích cực tận thu thuỷ lợi phí, kể cả nợ cũ để đáp ứng các nhu cầu chi phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo toàn phát triển vốn, đảm bảo đúng chính sách với người lao động, từng bước nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho người lao động.
- Cán bộ công nhân viên toàn Công ty đoàn kết, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó.
II. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thuỷ nông của Công ty
1. Củng cố, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống công trình thuỷ lợi trong huyện
Hệ thống công trình thuỷ lợi có tầm chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề đặt ra cho ngành thuỷ lợi rất lớn là phục vụ cho nhiều ngành kinh tế khác nhau, với thực trạng công trình hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu cho sự phát triển.
Để công trình thuỷ lợi thực sự trở thành một kết cấu hạ tầng quan trọng, đặc biệt nhất là để phát triển nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái trong giai đoạn mới của đất nước; trên cơ sở quy hoạch đã có, cần rà soát và quy hoạch lại hệ thống thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai, phù hợp với thời kỳ phát triển mới, thời kỳ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thực trạng công trình hiện nay đa số chưa phát huy hết năng lực thiết kế, một trong những nguyên nhân là do chưa đồng bộ, thời gian khai thác đã lâu chưa được đại tu nâng cấp, từ đó đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp. Để tăng cường công tác quản lý, xác lập mô hình thủy nông hợp lý, trước hết hệ thống công trình được củng cố, nâng cấp hoàn thiện. Khi công trình được hoàn thiện đồng bộ hệ thống kênh mương đã được kiên cố hoá, các công trình trên kênh có đầy đủ thiết bị đo đếm điều tiết nước, và tổ chức các công tác quản lý và phân phối nước trên toàn hệ thống, sẽ tạo điều kiện cho việc phân cấp quản lý và xã hội hoá công tác thủy nông. Cũng từ đó có cơ sở để xây dựng chính sách thủy lợi phí hợp lý, đồng thời khi công trình củng cố hoàn thiện thì đòi hỏi quản lý phải được nâng lên thích ứng phù hợp. Vì vậy, củng cố, nâng cấp, hoàn thiện công trình có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới quản lý thủy nông và nâng cao hiệu quả khai thác các hệ thống thuỷ lợi hiện có phục vụ đa mục tiêu là giải pháp nhanh nhất và kinh tế nhất phục vụ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn hiện nay.
Trên địa bàn huyện Yên Khánh công trình thủy lợi cần tiếp tục hoàn thiện và củng cố như sau:
+ Về công tác điều tra quy hoạch: Rà soát lại quy hoạch của từng vùng gắn với mục tiêu phát triển của huyện, bổ sung các trạm bơm tiêu cục bộ, củng cố các đường vùng.
+ Công tác đầu tư xây dựng: Sớm khởi công xây dựng và nâng cấp các trạm bơm như: Trạm bơm Đồng én, Chính Tâm, Cổ Quàng, Liễu Tường, Khánh Mậu, Khánh Hội; nạo vét các trục tiêu liên xã, kiên cố hoá 60 % kênh tưới.
+ Đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào quản lý và vận hành hệ thống, đưa công tác khai thác ngày càng đi vào chiều sâu, phát huy hết năng lực thiết kế công trình, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Từng bước hiện đại hoá máy đóng mở của các cống vùng triều bằng thuỷ lực, thay cánh cống thép cũ bằng vật liệu chống ăn mòn vùng triều như phun mạ kẽm, cửa com posite. Từng bước trang bị các thiết bị quản lý như máy đo chua, đo mặn, đo lưu tốc, đo độ lún... cho các công trình tưới...
2. Sắp xếp kiện toàn tổ chức Công ty
Dù thực hiện xã hội hoá công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, nhưng chắc chắn các doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực này. Vì thế, việc củng cố lại tổ chức Công ty là một trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Với thực trạng tổ chức bộ máy hiện nay cần phải được kiện toàn cho phù hợp hơn để giảm chi phí trực tiếp và gián tiếp, nâng cao chất lượng hiệu quả.
Sắp xếp tổ chức lại doanh nghiệp cần phải dựa trên các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính hệ thống của công trình thuỷ lợi. Do đặc điểm nổi bật của công trình thuỷ lợi là mang tính chất hệ thống liên hoàn, không bị chia cắt bởi địa giới hành chính, vì vậy tổ chức doanh nghiệp phụ thuộc vào địa bàn phục vụ khi công trình thuỷ lợi nằm gọn trong địa bàn đó.
- Bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ. Công trình thuỷ lợi là một hệ thống diễn ra trên một không gian rộng, gắn với nhiều địa phương, nhiều vùng lãnh thổ, do đó nguyên tắc này cần phải quán triệt trong sắp xếp tổ chức cũng như trong quản lý khai thác, bảo vệ công trình, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế.
- Bảo đảm sự tách bạch cần thiết và mối quan hệ qua lại giữa vai trò quản lý Nhà nước và vai trò quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Bảo đảm phân công, phân cấp tối đa về quản lý kế hoạch, tài chính, quản lý công trình cho các đơn vị thành viên trong mỗi doanh nghiệp.
- Bộ máy tổ chức phải gọn nhẹ, có hiệu lực, vận hành công trình an toàn để phát huy tối đa năng lực của máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả về mọi mặt trong quản lý.
Cùng với việc đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp thì yếu tố nguồn lực trong doanh nghiệp hết sức quan trọng có tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động. Đáng chú ý nhất là đội ngũ cán bộ quản lý. Việc phân công bố trí cán bộ phải đảm bảo tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức chính trị, trình độ năng lực chuyên môn để đảm nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Bố trí sắp xếp cán bộ phải dựa trên cơ sở đòi hỏi của sản xuất “Từ việc bố trí người, tránh tình trạng từ người bố trí việc”.
Sau khi sắp xếp lại doanh nghiệp, có biên chế phù hợp cần tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công nhân. Đây là một yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài. Muốn như vậy doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước bố trí kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, tay nghề cho đội ngũ. Từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoá để đội ngũ công nhân đủ sức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
3. Đổi mới một số chính sách đối với các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi
Những năm qua các doanh nghiệp Nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi đã cố gắng trên cả 3 nội dung của công tác quản lý là quản lý công trình, quản lý nước và quản lý kinh tế. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng tài chính khó khăn, công trình xuống cấp, đời sống người lao động thấp dẫn đến hiệu quả khai thác chưa cao.
Về cơ chế chính sách trong quản lý vận hành, đã có Nghị định về thu thủy lợi phí 112/ HĐBT và chi theo Thông tư 90/ TCNN. Nhưng cơ chế tài chính của các doanh nghiệp không đảm bảo. Hầu hết các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi đều rơi vào tình trạng thu không đủ chi, việc cấp bù của Nhà nước thực hiện không đầy đủ. Trong tình trạng tài chính của các doanh nghiệp như vậy, cần phải đổi mới hoàn thiện một số chính sách:
Đổi mới chính sách thuỷ lợi phí.
Mục tiêu là nâng mức thuỷ lợi phí lên cho phù hợp với chi phí của các doanh nghiệp KTCTTL và năng suất sản lượng lúa thu hoạch hiện nay.
Ngày 28/11/2003 Chính phủ đã có Nghị định số 143/2003/ NĐ - CP “Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi” trong đó có quy định khung mức thuỷ lợi phí mới, tuy nhiên khung giá mới chỉ được áp dụng khi có quyết định của UBND Tỉnh.
Điều chỉnh, bổ sung Thông tư liên tịch 90/1997/ TTLT/ TC - NN:
+ Về chi phí nợ khó đòi: Nếu được lập quỹ dự phòng khó đòi vào chi phí như các doanh nghiệp khác thì trong cân đối sẽ không có sự chênh lệch. Vì vậy, cho phép các doanh nghiệp KTCTTL được trích lập quỹ dự phòng khó đòi vào kinh phí như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
+ Về chính sách cấp bù:
Khi cân đối xác định kết quả thu nhỏ hơn chi thì được Nhà nước câp bù, cần được cụ thể hơn, quy định trình tự từ lập kế hoạch đến lúc được cấp bù.
4. Nâng cao vai trò của cộng đồng, từng bước xã hội hoá công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp
Trong cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế, với mô hình tổ chức hiện tại chưa thể giảm chi phí, chưa khuyến khích người lao động, còn tư tưởng bao cấp ỷ lại, trông chờ vào cấp bù của ngân sách. Về phía hộ dùng nước chưa thấy rõ trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ công trình thuỷ lợi, nhiều nơi đã xâm phạm nghiêm trọng như lấn chiếm bờ kênh, hành lang bảo vệ công trình thậm trí một số công trình còn bị phá hoại, sử dụng nước còn lãng phí.
Để khắc phục tình trạng trên, trong những năm gần đây Bộ NN&PTNT đã có nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo các Công ty hình thành tổ chức thuỷ nông cơ sở. Nhà nước đã ban hành Luật tài nguyên nước, Luật HTX, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các quy định có liên quan đến quản lý nước và khai thác công trình thủy lợi. Đặc biệt ngày 10/1/1998 Bộ chính trị đã có Nghị quyết số 06 nhấn mạnh “...trước hết ưu tiên đầu tư nâng cấp, tăng cường công tác quản lý để nâng cao hiệu quả khai thác công trình hiện có, có chính sách khuyến khích nhân dân tham gia đầu tư và quản lý KTCTTL”.
Hiện nay hệ thống quản lý công trình thủy lợi ở địa phương đã hình thành 2 cấp: Công ty KTCTTL (Nhà nước) quản lý các hệ thống công trình vừa và lớn, có kỹ thuật phức tạp. Tập thể HTX quản lý các công trình thuỷ lợi nhỏ, mạng lưới kênh mặt ruộng. Những năm qua, Cục thuỷ lợi đã và đang xây dựng mô hình PIM, thực hiện theo hướng chuyển giao cho nông dân quản lý, khai thác công trình trên địa bàn của họ với quy mô thích hợp, gắn quyền lợi và trách nhiệm của người dân trong quản lý vận hành theo phương châm: Của dân, do dân quản lý. Đây cũng là điều kiện ứng dụng khoa học công nghệ mới, tạo tiền đề xã hội hoá về thủy lợi.
Để phát huy tổ chức thuỷ nông cơ sở, đa dạng hoá hoạt động thủy nông, trước hết cần phải đề cập đến một số vấn đề về vai trò của cán bộ các ngành, các cấp, của người dân và chính quyền địa phương. Xây dựng chính sách tạo hành lang pháp lý cho tổ chức này hoạt động.
Vai trò của cán bộ, trước hết là cán bộ các cấp, các ngành phải thông suốt tư tưởng đổi mới, phát huy vai trò lãnh đạo để hướng dẫn người dân hiểu rõ lợi ích và trách nhiệm của mình. Công trình thuỷ lợi phục vụ cho dân thì người dân nên tham gia đầu tư, xây dựng và vận hành duy tu. Quyền lợi của họ gắn liền với trách nhiệm. Nhà nước không làm thay (bao cấp) vì lâu nay càng bao cấp thì càng hư hỏng và thực tế không thể bao cấp nổi.
Chính quyền các cấp có vai trò hết sức quan trọng, nơi nào chính quyền quan tâm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thuỷ lợi thì nơi đó công tác thuỷ lợi đạt hiệu quả cao.
Với mô hình tổ chức thuỷ nông cơ sở bước đầu đã mang lại hiệu quả ở một số địa phương như: Tiết kiệm nước, không còn tình trạng nước chảy tràn lan như trước đây. Kênh mương được nạo vét thông dòng kịp thời, giảm được chi phí sữa chữa lớn, thu nộp thuỷ lợi phí đạt kết quả cao hơn.
Đa dạng hoá, xã hội hoá hoạt động thủy nông còn đem lại hiệu quả trong khâu bảo vệ công trình. Đối với những công trình tiêu, công trình tưới phục vụ chống hạn, chống úng không hoạt động thường xuyên, hoạt động ít, nếu cứ bố trí công nhân trông coi bảo vệ thì chi phí sẽ rất lớn. Nên chuyển giao các công trình này cho địa phương quản lý, thì tiết kiệm được nhân công, việc trông coi bảo vệ công trình được thường xuyên và tốt hơn.
5. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trên lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
Điều 29 pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi khẳng định: “Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi cả nước”. Trên cơ sở đó phân công các ngành, các cấp, các cơ quan Nhà nước tuỳ theo chức năng quyền hạn của mình để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quản lý thủy nông. Nội dung quản lý Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc ban hành các chính sách văn bản pháp quy về quản lý thuỷ lợi và tổ chức thực hiện văn bản đó. Quản lý thuỷ nông muốn hoạt động tốt không thể độc lập, thiếu vai trò quản lý của Nhà nước.
Nâng cao vai trò của Nhà nước trước hết cần tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động quản lý Nhà nước trên lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
+ Xây dựng và hoàn thiện Luật, các văn bản dưới luật có liên quan đến công tác khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, các văn bản này phản ánh được chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, pháp chế, quy chế điều chỉnh khi có tranh chấp.
+ Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân, đặc biệt là nông dân.
+ Kiểm tra giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm về pháp luật có liên quan đến bảo vệ khai thác công trình thuỷ lợi.
Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện là điều kiện quan trọng, bảo đảm cho hệ thống pháp luật đi vào cuộc sống.
Hiện nay, tình trạng vi phạm lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, chiếm dụng thuỷ lợi phí chưa được xử lý nghiêm, đây là gánh nặng cho các doanh nghiệp, cần phải được kiểm tra xử lý kịp thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi hoạt động tốt hơn.
6. Đẩy nhanh tiến độ kiên cố hoá kênh mương
Yên Khánh là một huyện đồng bằng chủ yếu là nghề nông vì vậy thu nhập của nhân dân còn thấp, để nâng cao đời sống cho nhân dân thì một trong những biện pháp hạ giá thành trên đơn vị diện tích gieo trồng là dịch vụ nước, muốn vậy đòi hỏi hệ thống tưới, tiêu phải được hoàn chỉnh chống lãng phí nước, kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Phong trào kiên cố hoá kênh mương đã phát triển xong tốc độ còn chậm nguồn kinh phí còn hạn chế, sự đóng góp của nhân dân có hạn nhưng chương trình này ngày càng phát triển và thu được kết quả tốt.
Phát huy kết quả đạt được trong những năm qua căn cứ thực trạng hệ thống kênh sau trạm bơm điện của huyện và khả năng đóng góp của nhân dân, toàn huyện quyết tâm phấn đấu hoàn thành kiên cố hoá tuyến kênh trục chính sau trạm bơm điện của huyện vào năm 2005. Trong phần kinh phí thu đóng góp của nhân dân đa số địa phương thu theo diện tích được hưởng lợi từ trạm điện, một số địa phương thu theo toàn bộ diện tích đất canh tác của địa phương. Công ty cần thực hiện kiên cố hoá kênh mương ở nhiều hệ thống kênh tạo điều kiện cho việc tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Muốn vậy, Công ty cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để tạo điều kiện cho hoạt động kiên cố hoá kênh mương ngày càng thực hiện thuận tiện hơn. Vấn đề kiên cố hoá kênh mương luôn là vấn đề nan giải mà Công ty cần mất rất nhiều thời gian để thực hiện một phần do công trình đã già cỗi nhưng vấn đề quan trọng nhất vẫn là nguồn kinh phí cho việc thực hiện kiên cố hoá kênh mương.
7. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty KTCTTL Yên Khánh
Trong những năm gần đây lực lượng lao động của huyện Yên Khánh tương đối ổn định. Cho tới năm 2002 tổng cán bộ công nhân viên trong Công ty là 137 người, so với định mức lao động Công ty còn dư 8 người. Vì vậy, những năm tiếp theo Công ty sẽ giải quyết chế độ về hưu cho một số cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ và ổn định tổ chức, đây là vấn đề hết sức khó khăn cho Công ty trong việc trả lương.
Mặt khác, trình độ tay nghề bậc thợ tương đối cao vì vậy Công ty phải áp dụng cách trả lương là thợ bậc 6 và bậc 7 trả lương theo bậc 5 số còn dư để trả cho 8 lao động thừa. Vì trước kia tỉnh chưa giao kế hoạch tiền lương và kế hoạch sản xuất cho đơn vị năm 2002 tỉnh mới giao kế hoạch tiền lương và biên chế.
Hàng năm Công ty tổ chức thi nâng bậc cho cán bộ công nhân viên để khuyến khích học hỏi nâng cao tay nghề chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi học các lớp đại học tại chức và các lớp chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao sự hiểu biết, nhận thức cho từng cán bộ công nhân viên nhằm tăng thu nhập cho Công ty.
Tăng cường các mặt quản lý kinh tế đi đôi với tiết kiệm, tăng cường thực hiện quy chế dân chủ trong Doanh nghiệp, thực hiện tốt chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.
Tổ chức các hình thức thi đua trong quản lý, vận hành và khai thác các công trình thuỷ lợi như: Thi đua giữ vệ sinh công cộng, bảo dưỡng công trình máy móc thiết bị, thi đua làm công tác thuỷ lợi nội đồng, thi đua trong công tác thu thuỷ lợi phí. Các đợt thi đua này được tổng kết và khen thưởng kịp thời.
8. Chính sách thu thuỷ lợi phí hợp lý
Hiện nay mức thu thuỷ lợi phí để nâng cao hiệu quả thu và sử dụng thủy lợi phí, việc đầu tiên của Công ty là phải xây dựng một quy chế hoạt động cụ thể. Phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng nước, mức thu nộp thuỷ lợi phí, thời gian hoàn thành thuỷ lợi phí, chế độ quản lý và sử dụng thuỷ lợi phí. Thu nộp thuỷ lợi phí được thực hiện sau mỗi vụ thu hoạch và theo hợp đồng các HTX đã ký với Công ty KTCTTL.
rên địa bàn còn thấp vì vậy việc đầu tư sửa chữa nâng cấp công trình còn gặp nhiều khó khăn, mặt khác một số HTX không nghiêm chỉnh chấp hành giao nộp thuỷ lợi phí cho Công ty. Điều đó đã gây ra không ít khó khăn cho Công ty, vì vậy Công ty phải có biện pháp cụ thể từng năm cho việc thu thuỷ lợi phí. Công ty tích cực đôn đốc việc thu thuỷ lợi phí, có mối quan hệ tốt đối với người sử dụng nước để nhân dân nhiệt tình tham gia nộp thuỷ lợi phí theo đúng mức và thời gian quy định. Công ty cần xác định mục tiêu phục vụ nhân dân là quan trọng, hết lòng vì nhân dân để dân tin và thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với Công ty.
Công ty cần thay đổi mức thu thuỷ lợi phí để tạo thêm nguồn kinh phí cho việc sửa chữa, bảo dưỡng và xây mới các công trình theo đúng yêu cầu của người sử dụng nước. Trong những năm tới Công ty nên quan tâm hơn nữa đến tình hình kinh tế, tài chính để tạo điều kiện tăng nguồn thu trong Công ty.
9. Giải pháp huy động, sử dụng vốn trong công tác thủy lợi
Vốn là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo hệ thống công trình được hoạt động bình thường, vốn được sử dụng cho duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và xây mới các công trình, vốn được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: Ngân sách Nhà nước cấp, trích từ nguồn thu thủy lợi phí, trích từ ngân sách xã, trích từ thuế nông nghiệp.
Bảng 14: Nhu cầu về mức huy động vốn cho công tác thủy lợi từ 2002 - 2004
Đơn vị: Triệu đồng
Loại công trình
Nhu cầu về vốn
Huy động vốn
Nhà nước
Nhân dân
1. Xây dựng các trạm bơm mới
700
550
150
2. Xây đập điều tiết cống thông nước
400
400
-
3. Lắp đặt giàn van, cánh đập lấy nước
250
250
-
4. Xây và nạo vét kênh
46.000
34.000
12.000
5. Sửa chữa nhà máy, bể hút trạm bơm
500
550
-
6. Đào đắp xử lý chống dò
200
150
50
7. Tôn đắp bờ vùng
1.200
1.200
-
8. Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa máy bơm
2.500
2.000
500
9. Xây nhà kho nhà quản lý hội trường
500
500
-
Tổng
52.250
39.550
12.700
Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty
Công ty cần tăng cường hơn nữa các nguồn thu nhất là nguồn thu từ thuỷ lợi phí vì đây là nguồn thu chính của Công ty, thiết lập hệ thống thu thuỷ lợi phí mạnh mẽ để tăng doanh thu cho Công ty. Công ty nên lấy uy tín của mình để huy động các HTX cũng như các hộ dùng nước tích cực hơn nữa trong việc sử dụng nước của Công ty đồng thời tham gia đóng góp thuỷ lợi phí theo đúng hợp đồng và thời gian quy định. Công ty có mối quan hệ gần gũi hơn nữa với các HTX cũng như các hộ dùng nước để họ yên tâm tham gia bảo vệ công trình đồng thời tham gia đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Công ty. Khi tiếp dân hoặc thăm các cơ sở, các công trình, làm việc với các HTX cán bộ, công nhân viên trong Công ty nên có thái độ thân thiện nhiệt tình với công việc hơn nữa để có lòng tin của nhân dân và từ đó nhân dân sẽ có trách nhiệm với nghĩa vụ của mình hơn. Thực tế qua một số HTX cho thấy nhân dân có nơi đã phê bình thái độ của một số cán bộ Công ty trong khi tiếp xúc, làm việc với dân cũng như các cán bộ xã. Đó cũng là điều mà Công ty cần chú ý nhắc nhở nhân viên của mình để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.
Bảng trên là mức vốn dự kiến xây dựng từ năm 2002 đến năm 2004 của Công ty KTCTTL Yên Khánh. Tuy nhiên việc thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào khả năng hiện có của địa phương và Ngân sách Nhà nước. Qua bảng số liệu ta thấy, tổng nhu cầu về vốn từ năm 2002 - 2004 là 52.250 triệu đồng, Nhà nước cần hỗ trợ là 39.550 triệu đồng chiếm 75%. Nhân dân đóng góp là 12.700 triệu đồng chiếm 25% trong tổng số vốn đầu tư, như vậy 1 năm Nhà nước cần đầu tư là: 39.550/3 = 13.183 triệu đồng. Qua đây ta thấy Nhà nước đã rất quan tâm đến dịch vụ thủy nông vì nước ta là một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu do đó Nhà nước luôn có chủ trương, chính sách phát triển ngành thuỷ lợi theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Vì vậy, Công ty cần tích cực hơn nữa để hoạt động thuỷ nông ngày càng lớn mạnh từ đó làm tăng năng suất cũng như sản lượng cho nhân dân trong huyện để tạo thêm cơ hội đầu tư của Nhà nước cũng như nguồn thu từ dân sẽ tăng lên.
Hàng năm Công ty KTCTTL Yên Khánh trích từ 10 - 20% tổng thuỷ lợi phí thu được đầu tư nâng cấp sửa chữa, tu bổ và xây mới các công trình trong phạm vi Công ty quản lý và hỗ trợ một phần cho các HTX, còn nhân dân đóng góp bằng công lao động.
Như vậy, công tác huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của Công ty, hiện nay Công ty cần rất nhiều vốn để đầu tư sửa chữa công trình cũng như xây mới công trình theo yêu cầu của người sử dụng nước. Vì vậy, Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa để tăng nguồn thu từ đó tăng thu nhập và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên chức trong Công ty.
Kết luận
Trong các ngành sản xuất dịch vụ phục vụ nông nghiệp thì thuỷ lợi được coi là một ngành mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng trong phát triển sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Thuỷ lợi luôn đi trước một bước để tạo tiền đề cho nông nghiệp phát triển bền vững, góp phần làm tăng năng suất, sản lượng lương thực. Vì thế thuỷ lợi luôn được nhấn mạnh là: “Biện pháp hàng đầu trên mặt trận sản xuất nông nghiệp”. Do đó trong những năm qua Nhà nước đã quan tâm nhiều tới công tác xây dựng và phát triển thuỷ lợi với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” bằng việc quy hoạch lại các hệ thống thuỷ lợi, đầu tư cải tạo, nâng cấp, tu sửa và xây mới hệ thống các công trình. Đào tạo nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty nhằm đảm bảo tưới, tiêu chủ động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với mục tiêu phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Thực hiện mục tiêu, đường lối của Đảng và Nhà nước, Công ty KTCTTL Yên Khánh đã thực hiện tưới, tiêu phục vụ nước đầy đủ, kịp thời cho sản xuất nông nghiệp bằng hệ thống các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện với ba hình thức tưới, tiêu. Nhìn chung các năm qua Công ty đã phục vụ tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp đầy đủ, kịp thời. Hàng năm Công ty đã tưới, tiêu hơn 90% tổng diện tích gieo trồng trong toàn huyện. Song hiệu quả phục vụ sản xuất của hệ thống chưa hết năng lực theo thiết kế, do hệ thống các công trình tưới, tiêu được xây dựng đã lâu, các trục kênh tưới chưa được nạo vét thường xuyên, trình độ năng lực của đội ngũ công nhân viên trong Công ty còn hạn chế. Vì vậy, việc điều tiết nước còn gặp nhiều khó khăn.
Đứng trước những khó khăn vướng mắc đó, Công ty KTCTTL Yên Khánh cần phải nâng cao vai trò của mình hơn nữa trong quản lý điều hành, tu sửa, xây dựng mới các hệ thống công trình thuỷ nông. Công ty phải chủ động tưới, tiêu với diện tích đã được ký kết hợp đồng giữa Công ty với các HTX theo yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Trên cơ sở phục vụ tưới, tiêu, kết quả thu thuỷ lợi phí tôi đánh giá công tác thuỷ nông qua các chỉ tiêu số liệu của Công ty qua 5 năm. Qua đánh giá các chỉ tiêu tôi thấy đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty đã được nâng cao song so với mặt bằng chung của các ngành thì lương của cán bộ công nhân viên trong Công ty KTCTTL Yên Khánh còn rất thấp, mặc dù kết quả tưới, tiêu ngày càng tốt hơn, tỷ lệ thu nộp thuỷ lợi phí đúng hạn ngày càng tăng. Mặt khác căn cứ vào thực trạng công tác thuỷ nông ở Công ty, chúng tôi đề xuất những định hướng và giải pháp giúp cho công tác thuỷ nông ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn như: Giải pháp về tổ chức, vận hành, quản lý, giải pháp về vốn, giải pháp về thủy lợi phí, giải pháp về nâng cấp, tu sửa và xây dựng mới công trình.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình “Kinh tế thuỷ lợi” - Trường đại học thủy lợi năm 1997.
2. Giáo trình quản trị kinh doanh của trường đại học kinh tế quốc dân - Hà Nội.
3.Báo cáo tình hình và nhiệm vụ của Công ty KTCTTL huyện Yên Khánh tại Đại hội đại biểu công nhân viên chức Công ty năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004.
4. Bùi Huy Đạt - Nguyễn Điền - “Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới” NXB chính Chính trị Quốc gia 1996.
5. Franh Ellis: “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển - NXB Nông nghiệp Hà Nội 1995”.
6. “Kinh tế thuỷ nông” - KS. Nguyễn Bá Uân - NXB Nông nghiệp Hà Nội 1996.
7. “Về chính sách phát triển nông nghiệp ở Việt Nam” - Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Hà Nội 1997.
8. Thông tư số 134/1999/ TT - BNN - QLN ngày 25/9/1999 hướng dẫn việc tổ chức thực hiện kiên cố hoá kênh mương.
9. Tuyển chọn một số văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2001.
10. Nghị quyết của Chính phủ số 143/2003/NĐ - CP ngày 28/11/2003.
11. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36235.doc