Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây

Cuối cùng, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của GS. TS Cao Cự Bội – Giáo viên hướng dẫn. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới ông Phạm Văn Vũ Phó giám đốc NHNN Hà Tây, ông Trần Văn Dự Giám đốc NHNo & PTNT Hà Tây cùng cô chú trong Ngân hàng đã tận tình giúp tôi thu thập thông tin, đóng góp cho tôi những ý kiến hết sức bổ ích để tôi hoàn thành chuyên đề này. /.

doc74 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n; khi Giám đốc đi vắng thì uỷ quyền bằng văn bản cho một Phó giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc chung. Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT loại III, IV có nhiệm vụ, quyền hạn như sau Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh NHNo loại III, IV. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Giám đốc chi nhánh về các quyết định của mình. Đề nghị các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức, cán bộ đào tạo và nghiệp vụ kinh doanh lên Giám đốc chi nhánh NHNo loại I, II xem xét và quyết định theo phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo. Thực hiện quy chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí và tiền thưởng, tiền phạt áp dụng từng thời kỳ cho khách hàng trong giới hạn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định, NHNo hướng dẫn thực hiện trên địa bàn. Tổ chức việc hạch toán kế toán, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh phù hợp với chế độ khoán tài chính và quyết định khác của NHNo. Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn hoạt động, báo cáo định kỳ và đột suất các hoạt động của chi nhánh NHNo cấp trên theo quy định. Phân công cho Phó giám đốc tham dự các cuộc họp trong, ngoài ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh NHNo; khi dg đi vắng trên một ngày nhất thiết phải uỷ quyền bằng văn bản cho một Phó giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc chung. Phó giám đốc các chi nhánh NHNo & PTNT có nhiệm vụ, quyền hạn như sau Được thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi giám đóc vắng mặt (theo văn bản uỷ quyền của Giám đốct) và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị. Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình. Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nhiệm vụ của ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. Phòng kinh tế kế hoạch Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn địa phương. Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo quy định kinh doanh của NHNo. Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh và quyết toán khách hàng đến các chi nhánh NHNo trên địa bàn. Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo quy định. Thực hien các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo giao. Phòng tín dụng Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi với từng loại khách hàngnhằm mở rộng thoe hướng đầu tư tín dụng khép kín; sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng với sản xuất lưu thông và tiêu dùng. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay dự án tín dụng phân theo cấp uỷ quyền . Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệp trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng. Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo trực thuộc trên địa bàn. Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo giao. Phòng kế toán ngân quỹ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kêvf thanh toán theo quy định của NHNo. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với chi nhánh NHNo tren địa bàn trình NHNo cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quyết định của NHNo trên địa bàn. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liẹu về kế hoạch, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo giao. Phòng vi tính Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liêu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu theo, thông tin quy định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. Làm dịch vụ tin học. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo giao. Phòng hành chính Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh NHNo phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trưc thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc NHNo. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, tranh chấp dân sự, hình sự lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên, tài sản của chi nhánh NHNo. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNo. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua săm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo chi nhánh NHNo. Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần và thăm hỏi ốm, đau, hiếu hỷ cán bộ, nhân viên. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo giao. Phòng tổ chức cán bộ đào tạo Xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn. Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh NHNo trực thuộc trren địa bàn theo quy chế khoán tài chính của NHNo. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cán bộ đi học tập, công tác trong, ngoài nước. Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch đào tạo. Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, ngành ngân hàng trong việc bổ nhệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh NHNo quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành ngân hàng . Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh NHNo. Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo giao. Kiểm tra kiểm toán nội bộ Kiểm tra cong tác điều hành của chi nhánh NHNo, các đơn vị trực thuộc theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của tgs NHNo. Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, NHNo. Giám sát việc chấp hành các quy định của Nhân hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tề, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán theo quy định của Nhà nước, ngành ngân hàng. Báo cáo tgs NHNo, Giám đốc chi nhánh NHNo kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm tồn tại. Giải quyết đơn thư, khiếu tố liên quan đến hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trên địa bàn trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo. Tổ chức giao ban thường kỳ về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với các chi nhánh NHNo trên địa bàn, sơ kết, tổng kết cong tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định. Làm đầu mối cho việc kiểm toán độc lập, thanh tra kiểm soát của ngành ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với chi nhánh NHNo. Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo, Trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ giao. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TÂY Nhìn ra thế giới Những năm gần đây, tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động sâu sắc ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều nước. Có thể kể đến là sự sụp đổ của Nhà nước XHCN Liên Xô và các nước Đông Âu khác, chiến tranh tại Irắc, Nam Tư và khủng bố xẩy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Xu thế chính trị cũng có nhiều thay đổi, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, kết hợp dùng sức mạnh quân sự, kinh tế; Xu thế hội nhập trong khu vực ngày càng phát triển. Trên lĩnh vực khoa học, kỹ thuật phát triển như vũ bão, đặc biệt là công nghệ thông tin khiến cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế ngày càng gay gắt. Về kinh tế, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp không còn phù hợp và đã bộc lộ nhiều hạn chế, kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Các quan hệ kinh tế không còn bó hẹp trong phạm vi mỗi quốc gia, lãnh thổ mà mang tính toàn cầu hoá cao. Về tài chính, tiền tệ, hoạt động của các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh tế, chính trị của các quốc gia. Tình hình khu vực, Tổ chức các nước khu vực Đông Nam Á (ASEAN) ngày càng phát triển, trong đó Việt Nam là một thành viên. Sự khủng hoảng về tài chính tiền tệ và tăng giá quá cao của bất động sản trong khu vực đã tác động tiêu cực lớn tới tình hình phát triển kinh tế của các nước như Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia .v.v. Tình trạng mất giá của đồng bản tệ và sự lên ngôi của đồng Đô la Mỹ, tình trạng nợ quá hạn ở các ngân hàng không chỉ là vấn đề riêng của các NHTM mà còn làm đau đầu nhiều chính phủ. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để giải quyết vấn đề trên. Tình hình trong nước Dù muốn hay không, nền kinh tế Việt Nam không tránh khỏi những tác động bất lợi nhất định của tình hình chung trên thế giới và khu vực. Tuy nhiên, chúng ta đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và phát triển theo định hướng XHCN, thực hiện chủ trương “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước; do đó, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể, như nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đời sống cán bộ, nhân dân được cải thiện một bước, giữ vững an ninh chính trị, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát… Song, do mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều mới mẻ bỡ ngỡ, ít kinh nghiệm nên quá trình vận hành còn bộc lộ ra những hạn chế, yếu kém. Sự hạn chế này được thể hiện cả ở giác độ vi mô và vĩ mô, cả trong lĩnh vực quản lý Nhà nước và trong điều hành kinh doanh, chẳng hạn như việc cấp phép một cách “khá thoải mái” cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi chưa đầy đủ các điều kiện chín muồi; việc đổ vỡ suy thoái của các doanh nghiệp buộc chúng ta phải sắp xếp lại cơ cấu; tình trạng biến động sốt về giá bất động sản; việc chưa quản lý chặt tình hình xuất nhập khẩu; tình hình vay nợ nước ngoài… Đối với lĩnh vực ngân hàng: chính sách tiền tệ, tín dụng và ngoại hối đã chuyển một bước quan trọng sang nền kinh tế thị trường, kết hợp chặt chẽ với các giải pháp lưu thông hàng hoá và khắc phục bội chi ngân sách đã góp phần quuyết định vào thành tựu đẩy lui lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, tỷ giá hối đoái và giá vàng. Đó là những yếu tố quan trọng góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô tạo nền tảng cho tiến trình đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Công tác tín dụng không ngừng phát triển, đã huy động vốn và cho vay đi liền với chuyển dịch cơ cấu tín dụng, theo hướng nâng cao dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng còn nhiều khó khăn cũng như hạn chế do pháp luật và các quy định về lĩnh vực tín dụng ngân hàng có khi chưa kịp thời thích ứng, chưa đầy đủ và đồng bộ. Mãi đến cuối năm 1997 chúng ta mới ban hành luật ngân hàng thay cho pháp lệnh ngân hàng (có hiệu lực thi hành từ 10/1998). Kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Tây năm 2002 và 2003 Kết quả hoạt động tín dụng năm 2002 Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội tác động đến hoạt động tín dụng Thuận lợi: Trong năm 2002, tình hình kinh tế chính trị và xã hội tỉnh Hà Tây ổn định và phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng: Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Ngành Ngân hàng ban hành nhiều sơ chế mới, đặc biệt là những qui định cho vay đối với khách hàng có nhiều điểm cở mở, thông thoáng, tháo gỡ được khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Về kinh tế: Hà Tây có mức tăng trưởng khá, GDP tăng 9,8%(cao hơn 2,2% so với năm 2001), sản phẩm nông nghiệp được mùa cả hai vụ, tổng sản lượng lương thực đạt 1.035 ngàn tấn, đạt 103% kế hoạch năm, tăng 7,6% so với năm 2001, giá trị tiều thủ công nghiệp 4.888 tỷ tăng 25%, xuất khẩu tăng 57, 5 triệu USD tăng 3%. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản phát triển cơ sở hạ tầng2.467 tỷ, du lịch đón 1.750.000 lượt khách với doanh thu 185 tỷ tăng 16%. Tổng thu ngân sách 660 tỷ đạt 124,5% kế hoạch bằng 100,4% năm 2001. Nhiều khu, cụm công nghiệp của Trung ương, của tỉnh được quy hoạch đang hình thành đi vào hoạt động, tăng thêm việc làm cho 4.000 lao động, 147 làng nghề hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một số dự án kinh tế của tỉnh đã và đang triển khai như phát triển đàn bò sữa, lợn hướng nạc… tạo cơ hội cho NHNo mở rộng kinh doanh trong năm 2002 và các năm tiếp theo. An ninh quốc phòng được giữ vững, tình hình chính trị và trật tự xã hội ngày càng ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Khó khăn: Hà Tây là đất thuần nông, chưa có các doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đạo. Khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây (NHNo & PTNT Hà Tây) chủ yếu là hộ nông dân chiếm 71% trong tổng dư nợ. Thành phần kinh tế doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 29%. Địa bàn hoạt động trả rộng, món vay nhỏ lẽ nên chi phí đầu vào cao, sức cạnh tranh so với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn có nhiều yếu tố chưa thuận lợi. Các sản phẩm của nông nghiệp tiêu thụ chậm, giá cả không ổn định, nên đã ảnh hướng đến thu nhập của nông dân, chưa kích thích được mở rộng sản xuất hàng hoá. Quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành chậm, các khu công nghiệp đã được quy hoạch nhưng chưa có chính sách hợp lý khuyết khchs thu hút vốn đầu tư Trên địa bàn có 03 Ngân hàng thương mại quốc doanh và 72 Quỹ tín dụng nhân dân cùng hoạt động, môi trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi phải có nỗ lực, quyết tâm lớn của CBCNV toàn chi nhánh. Kết quả hoạt động tín dụng năm 2002 Kết quả thực hiện chỉ tiêu nguồn vốn: Hà Tây có 3 ngân hàng thương mại lớn là Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 1 quỹ tín dụng TW và 72 quỹ tín dụng ở 72 xã. Cạnh tranh gay gắt song NHNo & PTNT vẫn đạt được kết quả huy động vốn khá cao. Biểu 1 dưới đây sẽ cho thấy rõ điều đó: Biểu 1: Kết quả huy động vốn của các tổ chức tín dụng tại Hà Tây TT Tên đơn vị Số lượng (tỷ đ) Tỷ trọng (%) 1 NHNo & PTNN Hà Tây 2.411 52,3 2 NH Công thương Hà Tây 821 17,8 3 NH Đầu tư & Phát triển HT 1.036 22,5 4 Hệ tống QTDND Hà Tây 310 6,7 5 Khác 32 0,7 6 Tổng Nguồn vốn huy động 4.610 100 Chú ý: cột 6=1+2+3+4+5 - Tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Tây: Tổng nguồn vốn tự huy động năm 2001: 2.007 tỷ đ Tổng nguồn vốn tự huy động năm 2002: 2.411 tỷ đ Tăng so với năm 2001: 404 tỷ đ Tốc độ tăng trưởng: 20% Thực hiên kế hoạch: Đạt 100% kế hoạch năm 2002. Bình quân nguồn vốn mỗi cán bộ 31/12/2002: 2.762 triệu đ. Thực hiện tốt phương châm đi vay để cho vay, đáp ứng nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế, NHNo & PTNT Hà Tây đã có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn, có chính sách thu hút khách hàng gửi món tiền lớn. Đặc biệt ở địa bàn gáp ranh khu vực thành phố và thị xã có tính cạnh tranh cao, chi nhánh đã kịp thời đưa ra những hình thức huy động vốn linh hoạt vỡi lãi suất phù hợp. Đồng thời, quan tâm củng cố mạng lưới giao dịch, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, giáo dục cán bộ, nâng cao trình độ, đổi mới phong cách giao dịch với khách hàng. Do đó, cuối năm NHNo & PTNT Hà Tây đã đạt được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn 20%, đạt mục tiêu đề ra năm 2002. Kết quả thực hiên chỉ tiêu tín dụng: Để thấy rõ kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây, chúng ta hãy so sánh tổng dư nợ của NHNo & PTNT với các tổ chức khác trên cùng địa bàn. Biểu 2 dưới đây sẽ giúp chúng ta thấy rõ điều đó: Biểu 2: Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tây TT Tên đơn vị Số lượng (tỷ đ) Tỷ trọng (%) 1 NHNo & PTNT Hà Tây 2.177 52,6 2 NH Công thương 950 23 3 NH Đầu tư & Phát triển 738 17,8 4 Các quỹ TDND 273 6,6 5 Tổng dư nợ 4.137 100 Chú ý: cột 5=1+2+3+4 Căn cứ mục tiêu kinh doanh đề ra từ đầu năm, với những giải pháp chỉ đạo tập trung trên cơ sở đề án chiến lược kinh doanh đã xây dựng. Hoạt động đầu tư tín dụng năm 2002 đạt được kết quả cụ thể: Biểu 3: Kết quả hoạt động tín dụng năm 2002 Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Tăng 1 Tổng doanh số cho vay 1.542 2.409 867 2 Tổng doanh số thu nợ 1.129 1.676 547 3 Tổng dư nợ 1.444 2.177 733 Về cơ cấu đầu tư: + Dư nợ vốn ngắn hạn: 1.101 tỷ, tăng 401 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 50,6% tổng dư nợ (đầu năm 48%). + Dư nợ vốn trung hài hạn: 1.076 tỷ, tăng 332 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 49,4% tổng dư nợ (đầu năm 52%). Dư nợ phân theo thành phần kinh tế: + Dư nợ doanh nghiệp: 298 tỷ, tăng 70 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 13,7% trên tổng dư nợ. + Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 330 tỷ, tăng 242 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 15%. + Dư nợ HTX: 07tỷ, tăng 02 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 0,3%. + Dư nợ HSX: 1.542 tỷ, tăng 418 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 71% tổng dư nợ. Trong đó: Dư nợ cho vay hộ nghèo: 191, 6 tỷ, tăng 20 tỷ so với đầu năm. + Dư nợ cho vay đời sống 214 tỷ, tăng 43 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 9,8% tổng dư nợ. + Tín dụng vốn uỷ thác đầu tư: 119 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,4% tổng dư nợ. Kết quả cho vay qua tổ nhóm: Đến ngày 31/12/2002 cho vay thông qua tổ nhóm tín chấp là: 5.425 tổ, giảm 193 tổ so với đầu năm, số hộ còn dư nợ là: 112.500 hộ, tăng 2.696 hộ, số tiền dư nợ là: 387.500 triệu đồng, tăng so với đầu năm 77.004 triệu đồng. Năm 2002, toàn chi nhánh đã thực hiện hoàn thành vượt kế hoạch đề ra. Là năm có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong 5 năm gần đây, toàn tỉnh có 15/15 đơn vị có dư nợ tăng, những ngân hàng có dư nợ tăng trưởng khá như: Thạch Thất +116, 5 tỷ, Hà Đông +94, 5 tỷ, Quốc Oai + 67, 8 tỷ, Thanh Xuân Nam + 62 tỷ, Sơn Tây +58, 4 tỷ, Chương Mỹ + 56, 9 tỷ .v.v. Đánh giá về chất lượng tín dụng: Dư nợ quá hạn 31/12/2001: 13.475 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,93% tổng dư nợ. Tổng số nợ quá hạn đến 31/12/2002: 15.142 triệu đồng, tăng + 1.667 triệu so với đầu năm, tỷ lệ nợ quá hạn là: 0,69% trên tổng dư nợ, giảm 0.24% so với đầu năm. Nơ quá hạn phát sinh trong năm: 44.411 triệu đồng. Nơ quá hạn đã thu hồi và xử lý trong năm: 42.871 triệu đồng, trong đó: + Nợ quá hạn thực thu: 28.250 triệu đ + Nợ quá hạn xử lý bằng cơ chế chính sách: 14.494 triệu đ. Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế: + Doanh nghiệp Nhà nước: 2.202 triệu chiếm 14,5% + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 81 triệu chiếm 0,5% + Hộ sản xuất, tư nhân cá thể: 12.840 triệu chiếm 85% Nợ quá hạn phân theo thời gian: + Quá hạn đến 181 ngày: 10.423 triệu, chiếm 68,8% + Từ 181 đến 360 ngày: 390 triệu, chiếm 3,7% + Từ 361 ngày trở lên: 4.329 triệu, chiếm 28.5% Nguyên nhân nơ quá hạn chủ yếu do thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả thị trường .v.v. khách quan là chủ yếu, một số món do chây ỳ đã phối hợp với chính quyền địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội động viên giáo dục, cam kết thu hồi; trường hợp đặc biệt đã khởi kiện ra toà để thu hồi nợ. Kết quả thu hồi nợ tồn đọng năm 2002: 4.181 triệu đồng, trong đó vốn uỷ thác: 986 triệu đồng, vốn thông thường: 3.195 triệu đồng. Tổng nợ khoanh: 16.081 triệu đồng, trong đó NHNo: 14.152 triệu; NHPVNNg: 1.929 triệu đồng. Nhìn chung, các Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện thị đã quan tâm chỉ đạo đầu tư tín dụng có hiệu quả, chấp hành nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, duy trì việc phân tíchnợ đến hạn, nợ quá hạn và xử lý kịp thời. Chất lượng tín dụng đã được khẳng định nâng lên rõ rệt. Kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại: Tổng nguồn vốn huy động ngoại tệ: 27.925 ngàn USD, tăng so với đầu năm 2.928 ngàn USD, đạt tốc độ tăng trưởng 11,7% Tổng dư nợ ngoại tệ: 315.978 USD giảm so với đầu năm 3.515 ngàn USD, trong đó giảm do chuyển nợ từ ngoại tệ sang nội tệ 2.994 ngàn USD. Thanh toán hàng nhập khẩu: Mở L /C 77 món với tổng số tiền là 6.982 ngàn USD, tăng 4.444 ngàn USD so với năm 2001. Thanh toán chuyển tiền: 3.120 ngàn USD, tăng 305 ngàn USD so với đầu năm 2001. Doanh số mua ngoại tệ: 10.583 ngàn USD bằng 162,9% so với của năm 2001, trong đó mua trong hệ thống là 5.462 ngàn USD, mua của khách hàng là 5.121 ngàn USD. Doanh số bán ngoại tệ là: 10.570 ngàn USD bằng 167% so với năm 2001. Hoạt động kinh doanh đối ngoại đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thực hiện tốt mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, thu hút được nhiều khách hàng về với NHNo & PTNT. Tựu trung, trong năm 2002 hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Hà Tây đã có những bước đi thích hợp, hiệu quả, các chỉ tiêu đề ra đều đạt và vượt mục tiêu kế hoạch, tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho mọi thành phần kinh tế. III.3.b. Kết quả hoạt động tín dụng năm 2003 III.3.b.1. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội tác động đến hoạt động tín dụng Thuận lợi: Năm 2003, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây tiếp tục phát triển ổn định trong điều kiện tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đạt kết quả đáng mừng. Tổng sản phẩm tăng 9,1%, vượt kế hoạch đề ra. Sản xuất lương thực đạt trên 1 triệu tấn, chăn nuôi đã trở thành ngành chính chiếm tỷ trọng 40% trong sản xuất Nông nghiệp, góp phần đưa giá trị sản xuất Nông nghiệp tăng 5%. Công nghiệp – TTCN tăng 17,65%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng ssạt 35,94%, nông nghiệp 34,54%, du lịch 29,52%. Nhiều khu, cụm công nghiệp của Trung ương, của tỉnh được quy hoạch và đang hình thành đi vào hoạt động. Các chỉ tiêu xã hội đều đạt kế hoạch. An ninh chính trị, đời sống nhân dân được ổn định và cải thiện. Khó khăn: Hoạt động kinh tế của tỉnh Hà Tây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Sản xuất TTCN, làng nghề có phát triển nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định, giá nông sản thấp. Các doanh nghiệp trong tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn tự có thấp, sức cạnh tranh thấp, kinh tế hợp tác xã năng lực hoạt động và quản lý còn nhiều hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu chưa mạnh, chưa đồng đều giữa các vùng. Tiềm năng du lịch chưa được khai thác đúng mức. Trong năm 2003, giá nhà đất, vàng biến động mạnh .v.v. đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng của Ngân hàng. III.3.b.2. Kết quả hoạt động tín dụng năm 2003 Kết quả thực hiện chỉ tiêu nguồn vốn: Tổng nguồn vốn tự huy động: 3.348 tỷ đồng Tăng so với đầu năm 2002: 937 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng: 39% Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cả năm: 115% Thực hiện tốt phương châm “đi vay để cho vay” nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Tây đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn. Ngay từ đầu năm, Chi nhánh đã có định hướng coi công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu. Từ đó có nhiều chính sách thu hút những khách hàng gửi tiền như áp dụng lãi suất hấp dẫn với từng thời điểm, từng khu vực. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, và luôn quan tâm củng cố mạng lưới giao dịch, nâng cao trình độ cán bộ, trang bị tốt cơ sở vật chất.v.v. Kết quả thực hiện chỉ tiêu tín dụng: Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2003: 3.138 tỷ đồng Tăng so với đầu năm: 961 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng: 44% Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cả năm: 117% Kết quả trên cho thấy đến ngày 31/12/2003 toàn tỉnh đã thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, bình quân dư nợ 1 cán bộ 3.687 triệu đồng, tăng 1.193 triệu so với đầu năm. Toàn tỉnh có 15/15 đơn vị dư nợ đều tăng trưởng, những Ngân hàng có dư nợ tăng trưởng khá như: Hà Đông +202 tỷ đồng, Thạch Thất +148 tỷ, Chương Mỹ + 112 tỷ, Quốc Oai +39 tỷ đồng.v.v. Về cơ cấu đầu tư phân theo loại cho vay: + Dư nợ vốn ngắn hạn: 1.730 tỷ đ, chiếm tỷ trọng 55% + Dư nợ vốn vay trung và dài hạn: 1.408 tỷ đ, chíêm tỷ trọng 45%, đảm bảo định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam dề ra. Về cơ cấu đầu tư phân theo các thành phần kinh tế: + Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước: 326 tỷ đ, tăng 25 tỷ so với đầu năm + Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 838 tỷ đ, tăng 502 tỷ đ so với đầu năm + Dư nợ cho vay kinh tế hộ: 1.973 tỷ đ, tăng 432 tỷ đ so với đầu năm, trong đó dư nợ hộ nghèo: 201 tỷ đ, dư nợ cho vay đời sống: 233 tỷ đồng Tỷ trọng dư nợ cho vay khối doanh nghiệp đến 31/12/2003 chiếm 37% tổng dư nợ, tăng 8% so với đầu năm theo đúng định hướng đề ra. Kết quả cho vay qua tổ nhóm đến 31/12/2003 đã cho vay thông qua tổ nhóm tín chấp là: 4.655 tổ, số hộ còn dư nợ là: 103.880 hộ, số tiền dư nợ là 424.868 triệu đồng. Nhìn chung chất lượng hoạt động tốt, vốn vay an toàn. Đánh giá chất lượng tín dụng: Tổng số dư nợ quà hạn đến 31/12/2003 là: 26.758 triệu đ, tăng 11.616 triệu so với đầu năm. Tỷ lệ nợ quà hạn đến 31/12/2003 đạt 0,85%, tăng 0,16% so với đầu năm. Doanh số chuyển nợ quá hạn: 218.651 triệu đồng Doanh số thu nợ quá hạn: 207.035 triệu đồng Trích lập dự phòng rủi ro: 29.746 triệu đồng Kết quả XLRR: 26.746 triệu đồng Kết quả thu hồi nợ XLRR: 4.448 triệu đồng Kết quả xử lý nợ tồn đọng nhóm II: 30.112 triệu đồng Nói chung, các Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện thị xã đã quan tâm chỉ đạo công tác tín dụng có hiệu quả, chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ. Chất lượng tín dụng tiếp tục được cũng cố và nâng cao tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh những năm tiếp theo. Kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại: Tổng nguồn vốn huy động ngoại tệ: 31 triệu USD, tăng so với đầu năm 3 triệu USD, tốc độ tăng trưởng 11%.Tổng dư nợ ngoại tệ: 2.168 ngàn USD, tăng so với đầu năm 2.303 ngàn USD Đã có quan hệ thanh toán hàng xuất, nhập khẩu với 20 đơn vị. Trong kỳ đã mở 95 L /C với số tiền 9.105 ngàn USD. Thanh toán chuyển tiền đi 2.649 ngàn USD, chuyển tiền đến 10.396 ngàn USD. Doanh số mua, bán các loại ngoại tệ 20, 8 triệu USD, tăng thêm tiện ích đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chuyển tiền kiều hối của khách hàng. Hoạt động kinh doanh đối ngoại đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thực hiện tốt mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, thu hút được nhiều khách hàng đến với Ngân hàng. III.3.c. Đánh giá công tác chỉ đạo hoạt động tín dụng trong hai năm 2002 và 2003 III.3.c.1. Những biện pháp chỉ đạo có hiệu quả công tác tín dụng Một là, Chi nhánh đã chỉ đạo triển khai kịp thời các chính sách của Đảng, Chính phủ và của ngành về công tác tín dụng, đồng thời bám sát mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế của Tỉnh, tập trung toàn tâm toàn ý phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của địa phương, đầu tư vốn đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm góp phần tích cực cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh. Tổ chức tốt các lớp tập huấn nghiệp vụ và tuyên truyền rộng rãi các chính sách mới của Ngành như cho vay, thẩm định cho vay, tổ chức tập huấn cho vay qua tổ nhóm đến các cán bộ thuộc hội phụ nữ tư tỉnh đến các huyện thị xã.v.v. Thứ hai, thường xuyên làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng cơ sở hoàn thiện bổ xung hồ sơ kinh tế địa phương, tổ chức phân tích, phân loại khách hàng, tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền và chính sách ưu đãi khách hàng để mở rộng tín dụng. Phối hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ tỉnh tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện nghị quyết liên tịch giữa NHNo và các tổ chức Hội về cho vay vốn đến hộ SXKD thông qua tổ nhóm. Cùng các đoàn thể tại địa phương, tổ chức có hiệu quả cuộc thi tìm hiểu chính sách cho vay vốn đối với hộ SXKD. Kết quả toàn tỉnh có 116.788 bà tham gia dự thi, là một trong năm tỉnh có số bài dự thi nhiều nhất trong toàn quốc, có một bài đạt giải nhì, một bài đạt giải ba, hai bài tập thể. Qua đó giúp cho mọi người nhất là bà con nông dân hiểu và năm vững điều kiện, thủ tục hồ sơ vay vốn., có quan hệ mật thiết gắn bó với NHNo. Thứ ba, quá trình chỉ đạo luôn lắng nghe ý kiến của cơ sở, của khách hàng, coi trọng lợi ích của cả khách hàng và ngân hàng, vận dụng linh hoạt có hiệu quả cơ chế chính sách, giải quyết những khó kkăn vướng mắc tạo thuận lợi cho khách hàng trong hoạt động như: mởi rộng cho vay theo hạn mức tín dụng, áp dụng lãi suất linh hoạt, cho vay vượt bảo đảm đối với khách hàng vay có dư nợ lớn, làm ăn có hiệu quả, có dự án khả thi…Từ đó đã thúc đẩy mở rộng thị phần tín dụng, cạnh tranh lành mạnh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Thứ tư, công tác giao kế hoạch và quyết toán các chỉ tiêu kế hoạch được chỉ đạo có bài bản và thích hợp tạo sự khuyến khích vật chất đến từng ngân hàng cơ sở, từng nhóm và người lao động, tạo mục tiêu phấn đấu cho từng cán bộ tín dụng và kích thích sự tăng trưởng dư nợ. Thứ năm, thường xuyên chỉ đạo các ngân hàng cơ sở chấp hành tốt quy trình cho vay, coi trọng chất lượng ngay từ khi thẩm định cho vay và quản lý vốn vay. Các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo việc phân tích nợ theo mặt bằng dư nợ, nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ đã sử lý rủi ro để từ đó nắm chắc thự trạng khách hàng và có biện pháp sử lý kịp thời, phù hợp đạt hiệu quả. Việc chỉ đạo thu hồi nợ quá hạn được phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nên kết quả tương đói khá. Cí kế hoạch giao chỉ tiêu thunợ tồn đọng và nợ đã được XLRR năm 2003 đén từng chi nhánh, coi như một chỉ tiêu tính toán tài chính, chỉ tiêu thi đua khen thưởng, tạo thói quen trách nhiệm và tăng nguồn thu cho các ngân hàng cơ sở, trong năm 2003 thu nợ đã XLRR đạt 4.448 triệu đồng. Thứ sáu, thường xuyên chỉ đạo các cấp ngân hàng xây dựng văn hoá trng kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ và các tiện ích cho khách hàng, coi đây là giải pháp hàng đầu để thu hút khách hàng, thường xuyên mở hòm thư góp ý của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đặt tại Ngân hàng cơ sở, giải quyết kịp thời tận gốc những kiến nghị và vướng mắc của khách hàng. Thứ bảy, công tác giáo dục đào tạo cán bộ tín dụng được quan tâm thường xuyên, những cán bộ tín dụng có sai phạm áp dụng biện pháp kỷ luật để giáo dục. Chỉ đạo thực hiện đổi miền cán bộ tín dụng, đổi miền lãnh đạo các NHL4 để hạn chế phát sinh tiêu cực và tăng cường kiểm tra toàn diện CBTD, nắm bắt các thông tin từ cơ sở để có biện pháp sử lý cụ thể rõ người, rõ việc. Cuối cùng là, công tác kiểm tra chất lượng được kiểm tra thường xuyên. Trong năm 2003, NHNo & PTNT tỉnh đã triển khai kiểm tra chéo hoạt động tín dụng được 8 ngân hàng cơ sở, 7 chi nhánh còn lại tự kiểm tra theo đề cương của NHNo Việt Nam, tổ chức phúc tra 3 đơn vị. Ngoài ra một số ngân hàng huyện, thị xã còn được Thanh tra Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tây trực tiếp kiểm tra. Đặc biệt trong quý 4 năm 2003, Ngân hàng tỉnh đã tổ chức kiểm tra 100% Ngân hàng cơ sở về việc chuyển nợ quá hạn, tận thu lãi tồn đọng. Qua kiểm tra phát hiện một số sai sót và chỉ đạo sửa sai kịp thời. Đến cuối năm, việc xử lý nợ đến hạn, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro khá triệt để. III.3.c.2. Những mặt còn tồn tại Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo có hiệu quả về công tác tín dụng, tuy nhiên cũng không tránh khỏi một số hạn chế: Thứ nhất, việc chỉ đạo hoạt động tín dụng chưa đồng đều, việc tuyên truyền tiếp thị, tìm kiếm khách hàng một số nơi còn hạn chế, một số nơi tốc độ tăng trưởng huy động vốn và cho vay còn thấp, chất lượng chưa cao, mức dư bình quân cả nguồn vốn và dư nợ trên một cán bộ còn thấp so với bình quân chung, vì vậy còn một số ngân hàng cơ sở chưa đảm bảo đủ quỹ tiền lương theo quy định. Thứ hai, việc chấp hành quy trình nghiệp vụ ở một số ngân hàng cơ sở chưa nghiêm túc, việc phân tích, phân loại và xử lý nợ chưa được quan tâm thường xuyên, còn có tư tưởng chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng tín dụng. Kết quả kiểm tra chéo cho thấy tình trạng hồ sơ cho vay còn sai, thiếu nhiều, nhất là ở những đơn vị tăng trưởng tín dụng lớn. Thứ ba, trong năm còn có tình trạng chậm chuyển nợ quá hạn, chuyển trạng thái nợ chưa đúng quy định làm cho việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, tính toán tài chính toàn chi nhánh kháo chủ động. Đến cuối năm, sau khi ngân hàng tỉnh cương quyết chỉ đạo, tình trạng trên mới được khắc phục. Cuối cùng là, còn có ngân hàng cơ sở chưa làm tốt công tác kiểm tra giám sát vốn vay, còn để khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích chưa được xử lý kịp thời. Việc chỉ đạo sửa sai sau kiểm tra ở một số nơi còn chậm, chưa kiên quyết, sự kết hợp với chính quyền địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả thu nợ tồn đọng còn thấp chưa đạt yêu cầu. CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNO & PTNT HÀ TÂY MỤC TIÊU CÔNG TÁC TÍN DỤNG CỦA NHNO & PTNT HÀ TÂY NĂM 2004 Tổng nguồn vốn quản lý và huy động đến 31/12/2004 phấn đấu đạt 4.145 tỷ đồng, tăng 800 tỷ so với năm 2003, tốc độ trăng trưởng 24%. Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2004 đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 850 tỷ đồng so với năm 2003, tốc độ tăng trưởng 27%. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%. Doanh thu đảm bảo quỹ thu nhập, quỹ tiền lương theo chế độ quy định và có dự phòng. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNo & PTNT HÀ TÂY Để đạt được mục tiêu đề ra cho công tác tín dụng năm 2004 và những năm tiếp theo, ngoài việc phát huy tốt các việc đã làm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây cần làm tốt một số biện pháp sau: Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng Trên thực tế, một số khách hàng vay tiền tại NHNo & PTNT Hà Tây, sử dụng không đúng mục đích đã dẫn đến tình trạng không trả được gốc và lãi cho Ngân hàng. Như vậy, biết được thông tin chính xác về khách hàng là rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngoài việc nhận các thông tin trực tiếp từ khách hàng, Ngân hàng phải tìm cách thu thập, xử lý thông tin, kiểm tra độ tin cậy và hiểu rõ hơn về khách hàng. Về vấn đề xử lý thông tin: cần phân loại thông tin theo các tiêu thức khác nhau và sắp xếp một cách khoa học, vào các đầu mục để thuận tiện cho việc tra cứu, tìm kiếm. Công tác thông tin tín dụng cần áp dụng những kỹ thuật tin học mới nhất. Điều này yêu cầu NHNo HT phải có kế hoạch và dự trù mua phần mềm mới hay nâng cấp phần mềm cũ, tính toán hợp lý các chi phí thông tin để đảm bảo cho sự an toàn cho hoạt động của Ngân hàng. Phân loại khách hàng Việc phân loại khách hàng rất cần thiết cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Nó giúp cho Ngân hàng thuận tiện trong việc theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của Ngân hàng hạn chế được rủi ro cho Ngân hàng, giúp Ngân hàng có những chính sách riêng phù hợp với từng nhóm khách hàng. Phân loại khách hàng có thể dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau nhưng cần phải xem xét một cách toàn diện từ tình hình thực tế của khách hàng, khả năng vay, khả năng thanh toán và đảm bảo tín dụng. Việc phân tích này cũng giúp cho Ngân hàng có một đánh giá sơ bộ về khách hàng của mình và qua đó xem xét giữa nhu cầu vay của khách hàng và điều kiện tín dụng của mình để có các quyết định cần thiết. Một điều cần lưu ý là số liệu dành cho phân tích xếp loại phải chính xác và cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả. Các tiêu chuẩn để đánh giá phải được phổ cập cho các cán bộ sử dụng thành thạo hỗ trợ đắc lực cho việc phân loại khách hàng, giảm bớt thủ tục hồ sơ tín dụng, tạo thuận lợi nhanh chóng cho khách hàng và tránh được rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng. Thẩm định dự án tín dụng Trước tiên, cần hiện đại hoá quy trình thẩm định dự án, ứng dụng phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định, phân tích tài chính, truy cập thông tin, triển khai hệ thống này đến các cấp quản lý tín dụng cần thiết. Theo quy chế tín dụng hiện nay, quy định xét duyệt thẩm định dự án cho vay quả là khó khăn, hơn nữa trong quá trình làm việc với khách hàng, có nhiều tình huống mà cán bộ tín dụng khó có thể lường trước được. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng công tác thẩm định đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải hết sức năng động, giải quyết vướng mắc một cách khoa học, logic. Quy trình thẩm định đối với mỗi dự án gồm 3 bước: Tiếp nhận hồ sơ. Phân tích tín dụng: Phân tích các căn cứ đảm bảo vay vốn. Phân tích các nội dung trong văn bản để đánh giá tính pháp lý và tính khả thi. Phân tích chi phí, nguồn vốn trả nợ và tái đầu tư, thời hạn cho vay, lịch trả nợ, điều kiện đảm bảo... Thực hiện hợp đồng tín dụng và theo dõi khoản vay. Những bước này phải được thực hiện tuần tự, không thể bỏ qua hay bỏ cách bước nào. Việc phân tích tín dụng nhằm kiểm tra và đảm bảo tính pháp lý, tính khả thi và hiệu quả của hoạt động tín dụng trong đó phải quan tâm đến các rủi ro tiềm ẩn để nhằm giúp khách hàng và do đó giúp ngân hàng tránh được sự giảm sút hiệu quả tín dụng. Bước thứ ba cũng khá quan trọng, phải kiểm tra từ trước cho đến trong và sau khi ký hợp đồng tín dụng. Tăng cường giám sát trong suốt quá trình cho vay Một là, Việc giám sát sẽ giúp NHNo & PTNT HT kiểm soát được hành vi của người vay vốn, đảm bảo đồng vốn được sử dụng đúng mục đích. Nếu giám sát không chặt chẽ sẽ tạo ra những lỗ hổng cho khách hàng sử dụng vốn sai với dự án, phương án làm phát sinh những rủi ro tín dụng mới mà Ngân hàng không biết và không lường trước được. Việc kiểm tra giám sát phải được thực hiện thông qua việc xem xét các báo cáo tài chính định kỳ của khách hàng và các giấy tờ có liên quan, ngoài ra còn có sự kiểm tra thực tế cơ sở. Bên cạnh việc kiểm tra quá trình sử dụng tiền vay, cán bộ cũng đặc biệt phải lưu ý tới tài sản thế chấp của khách hàng, đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành, nếu giảm so với giá ban đầu thế chấp thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp khác hoặc giảm dư nợ tương ứng. Cán bộ tín dụng phải nắm rõ các nguồn thu của khách hàng và yêu cầu khách hàng phải thực hiện việc thanh toán cho đơn vị qua Ngân hàng. Việc thường xuyên kiểm tra tài khoản của khách hàng là một phương thức để đánh giá tình trạng tài chính của họ. Nếu phát hiện tình trạng có thể xấu đi, phải yêu cầu khách hàng điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc tìm biện pháp để thu nợ ngay cả những khoản vay chưa đến hạn. Cán bộ tín dụng không được để “tình cảm” chi phối trong công việc, kiên quyết xử lý một cách đúng đắn, đảm bảo thu hồi nợ vay. Hai là, Kiểm tra, kiểm soát của lãnh đạo, của bộ phận kiểm soát nội bộ đối với bộ phận tín dụng. Xử lý nợ xấu Để sớm làm lành mạnh tình trạng nợ xấu, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: Một là, để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu cần phân loại nợ xấu trên cơ sở các tiêu thức: nguyên nhân phát sinh, khả năng thu hồi, tài sản đảm bảo nợ, đối tượng khách để xếp vào các nhóm và xử lý theo tinh thần văn bản hướng dẫn. NHNo & PTNT Hà Tây cần thực hiện nghiêm chỉnh việc trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Hai là, để đảm bảo kiểm soát được rủi ro Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Tây cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng và quản lý rủi ro, đó là: Tổ chức mô hình quản lý tín dụng theo nhóm khách hàng, có phân loại, có chính sách khách hàng cụ thể và được phân cấp chi tiết đến từng cán bộ tín dụng. Ba là, định kỳ hàng năm tổ chức thực hiện việc kiểm tra, xem xét lại lề lối làm việc, cũng như việc chấp hành các nguyên tắc và quy trình nghiệp vụ trong cho vay của cán bộ cấp dưới và của toàn chi nhánh, kiểm tra chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra và quản lý vốn vay. Từ đó xác định được những khâu còn hạn chế, còn sơ hở dễ bị lợi dụng để chỉnh sửa bổ xung kịp thời và uốn nắn đi vào nề nếp, nhằm thực hiện bằng được mục tiêu hạn chế nợ quá hạn phát sinh do những nguyên nhân từ phía bản thân Ngân hàng. Nâng cao chất lượng nhân sự Thực hiện sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng đảm bảo đủ cả “chuyên” và “hồng”. Nói cách khác, hoạt động tín dụng ngân hàng đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngân hàng không chỉ có “tài” mà còn phải có “đức”. Tài: nghĩa là người cán bộ tín dụng phải giỏi, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu về kinh tế thị trường thì mới làm tốt được công tác thẩm định, kiểm tra khách hàng, quản lý được chắc tình hình sử dụng vốn của người vay và tham mưu cho lãnh đạo những phương án, biện pháp hữu hiệu. Muốn vậy, NHNo & PTNT phải đào tạo lại cán bộ làm tín dụng, giúp họ có kiến thức về kinh tế thị trường đặc biệt là các lĩnh vực đầu tư vốn, nắm chắc các căn bản chế độ của ngành và luật pháp, có kiến thức về marketing, công tác khách hàng. Đức: cán bộ tín dụng nếu chỉ có tài thì chưa đủ mà đòi hỏi họ phải có phẩm chất đạo đức tốt. Trên thực tế, nhiều trường hợp mất vốn, thậm chí xảy ra vụ án là do sự thoái hoá, sa ngã của cán bộ ngân hàng. Một khi cán bộ tín dụng cố tình lừa đảo, che giấu, thông đồng với người vay thì lãnh đạo rất khó phát hiện được vì họ là người quản lý trực tiếp. Chính vì vậy, song song với việc đào tạo chuyên môn, Các NHTM nói chung NHNo & PTNT Hà Tây nói riêng phải thường xuyên giáo dục ý thức, kỷ cương cũng như tư cách đạo đức đối với cán bộ cấp dưới. Trong công tác tổ chức cán bộ phải thường xuyên theo dõi được sự thay đổi về đạo đức, lối sống của cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh để làm trong sạch đội ngũ cán bộ làm tín dụng. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng Những năm gần đây, NHNo Hà Tây đã trang bi cho các phòng ban cơ sở vật chất tốt hơn, như máy vi tính và phần mềm kế toán, các trang thiết bị kỹ thuật khác. Tuy nhiên, đây không phải là công việc một chốc một lát mà là công việc thường xuyên liên tục. Nếu làm tốt công tác này, chắc chắn chất lượng dịch vụ công tác tín dụng của NHNo & PTNT HT còn đạt hiệu quả cao hơn. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP Quan thời gian thực tập tại NHNo & PTNT Hà Tây cùng với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu tại Trường ĐHKTQD, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: Đối với NHNo & PTNT Hà Tây Chuẩn hoá cán bộ Từng bước chuẩn hoá cán bộ đảm bảo đủ cả “chuyên” và “hồng” trước hết là cán bộ trực tiếp làm tín dụng và cán bộ lãnh đạo, có kế hoạch để đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng về kinh tế thị trường, về chuyên môn ngân hàng và các lĩnh vực mà ngân hàng đầu tư vốn, cũng như kiến thức pháp luật là công việc thường xuyên liên tục. Kiểm tra, kiểm soát cán bộ tín dụng Tăng cường kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm soát nộ bộ và của cán bộ lãnh đạo đối với nhân viên nghiệp vụ cấp dưới, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các nguyên tắc chế độ, điều kiện và quy trình trong việc giải quyết cho vay của cán bộ tín dụng, phải coi việc phân tích nợ vay, phân tích tài chính của khách hàng là công việc thường xuyên của cán bộ tín dụng. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Chính phủ Hoàn thiện hành lang pháp lý Để tạo môi trường thuận lợi cho công tác tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây nói riêng, cần phải có những cải cách trong việc xây dựng và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô cũng như có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật về ngân hàng. Cụ thể là: sửa đổi luật các tổ chức tín dụng cho phù hợp với sự phát triển của ngân hàng trong điều kiện mới. Đồng thời sửa đổi các luật khác có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật thuế, Luật đất đai, Luật dân sự, Luật phá sản…tạo hành lanh pháp lý thông thoáng, an toàn và phù hợp với xu thế hội nhập với thế giới cho hoạt động ngân hàng. Trong đó mục tiêu đặt ra là cần có các chế tài trong các luật để vừa xử phạt nghiêm minh, vừa tránh được hiện tượng “hình sự hoá” các quan hệ dân sự và kinh tế. Đa dạng hoá các công cụ tài chính Sự thiếu đa dạng của các công cụ tài chính làm cho hoạt động luân chuyển của các nguồn vốn ngắn hạn kém phong phú, hạn chế các nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng Trung ương, làm gia tăng tình trạng ứ đọng vốn. Sự phát triển của các công cụ tài chính là cần thiết vì nó sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các người đầu tư và vay vốn, giảm bớt các rủi ro do biến động lãi suất, mất khả năng thanh toán, tụt giá chứng khoán. Nguồn vốn cũng nhờ đó tăng tính linh động, tăng khả năng thanh khoản của các thị trường, giúp những người đi vay tìm được nguồn vốn mới, tăng cường hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Trung ương, phản ánh đúng đắn các tín hiệu thị trường. DNNN phải thế chấp tài sản khi vay vốn Đề nghị sửa đổi quy định về việc các doanh nghiệp Nhà nước không phải thực hiện thế chấp tái sản khi vay vốn, cho phép các NHTM được chủ động quyết định hình thức cho vay (có đảm bảo hoặc không có đảm bảo) theo từng trường hợp cụ thể để đảm bảo tính an toàn hiệu quả khi cho vay loại hình kinh tế này. Đẩy mạnh công tác kiểm toán Thực hiên các biện pháp kinh tế, hành chính buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ và chấp hành đúng chế độ kế toán thống kê và thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động của các cơ quan kiểm toán nhà nước và các cơ quan này hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu đã kiểm toán của mình. KẾT LUẬN Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng không chỉ giúp ngân hàng tối ưu hoá lợi nhuận của mình mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ gia đình nhanh chóng có được đồng vốn vay để sản xuất, kinh doanh; đồng thời còn giúp doanh nghiệp, cá nhân thuận tiện hơn trong việc gửi tiết kiệm thu lời trong khi đồng vốn nhàn rỗi. Chuyên đề “nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây” đã đề cập đến những nội dung cơ bản sau đây: Khái quát các vấn đề mang tính lý luận chung về tín dụng NHTM. Phân tích thực trạng tín dụng NHNo & PTNT Hà Tây. Bài viết đã nêu lên được kết quả hoạt động tín dụng từ năm 2001 đến nay, những biện pháp thực hiện có hiệu quả tại NHNo & PTNT Hà Tây và một số nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả công tác tín dụng. Trên cơ sở phân tích rõ thực trạng hoạt động tín dụng ở NHNo & PTNT Hà Tây, bài viết đã đề xuất một số biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTM nói chung và NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây nói riêng. Cuối cùng, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của GS. TS Cao Cự Bội – Giáo viên hướng dẫn. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới ông Phạm Văn Vũ Phó giám đốc NHNN Hà Tây, ông Trần Văn Dự Giám đốc NHNo & PTNT Hà Tây cùng cô chú trong Ngân hàng đã tận tình giúp tôi thu thập thông tin, đóng góp cho tôi những ý kiến hết sức bổ ích để tôi hoàn thành chuyên đề này. /. TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Nguyễn Hữu Tài chủ biên, Giáo trình Lý tuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê 2002. Cao Sĩ Khiêm, Những vấn đề cơ bản về tiền tệ tín dụng và ngân hàng trong bước đầu đổi mới ở Việt Nam, Viện Khoa học Ngân hàng, 1995. R.Raymond, Tiền tệ, ngân hàng và tín dụng, NXB Ngân hàng, 1992. David Cox, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia. Ngân hàng Nhà nước Việt NamN, Tài liệu hội thảo, Giải pháp xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu Ngân hàng thương mại Việt Nam, 01/2003 Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2002, mục tiêu, phương hướng 2003 Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2004, mục tiêu, phương hướng 2004 Lịch sử ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây MỤC LỤC Trang Lời nói đầu …………………………………………………....................... 01 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NHTM…..................... 02 I. Tín dụng Ngân hàng thương mại………………………………………. 02 I.1. Sự ra đời và phát triển………..……………………………………….. 02 I.2. Khái niệm về tín dụng…………………………………………………. 03 I.3. Đặc điểm tín dụng……………………………………………....…….. 04 I.4. Một số vấn đề cơ bản của tín dụng…………………………………... 05 I.5. Tầm quan trọng………………………………………………………… 07 II. Hiệu quả tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng ……………………….. 09 II.1. Hiệu quả tín dụng……………………...……………………………... 09 II.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng…………………………………. 10 II.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng………………… 14 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNo & PTNT HÀ TÂY ……………………………………………………………... 21 I. Lịch sử hình thành và phát triển……………………………………….. 21 I.1. Các năm 1988 – 1991………………………………………………... 21 I.2. Các năm 1991 – 1996………………………………………………… 27 I.3. Các năm 1996 – 2003………………………………………………... 33 II. Cơ cấu tổ chức…………………………………………….……………. 39 II.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Hà Tây…................. 39 II.2. Chức năng nhiệm vụ của NHNo & PTNT………………………….. 42 III. Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo & PTNTHT…………….. 50 III.1. Nhìn ra thế giới………………………………………………………. 50 III.2. Tình hình trong nước…………………………………….................. 51 III.3. Kết quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Hà Tây năm 2002 và 2003……………………………………………………………….. 53 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNo & PTNTHT…………………….. 68 I. Mục tiêu công tác tín dụng của NHNo & PTNT Hà Tây năm 2004………………………………………………………………………….. 68 II. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng NHNo & PTNT Hà Tây………………………………………………………………………. 68 II.1. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng……………………….…… 68 II.2. Phân loại khách hàng……………………………………………...… 69 II.3. Thẩm định dự án tín dụng……………………………… ………….... 70 II.4. Tăng cường giám sát trong suốt quá trình cho vay………………. 71 II.5. Xử lý nợ xấu…………………………………………………………… 72 II.6. Nâng cao chất lượng nhân sự ………………………………………. 73 II.7. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng………………………………... 74 III. Những kiến nghị nhằm thực hiện các biện pháp……………………. 74 III.1. Đối với NHNo & PTNT Hà Tây……………………………………... 74 III.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Chính phủ…………………… 75 Kết luận ……………………………………..………………………………. 77 Tài liệu thao khảo ……………………..…………………………………... 78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0186.doc
Tài liệu liên quan