Trong quá trình hoạt động của mình, các Ngân hàng có thể tiếp tục gia tăng vốn chủ sở hữu theo nhiều cách khác nhau, bao gồm
- Nguồn từ lợi nhuận không chia: Các NHTM thu lợi nhuận từ việc cho vay, đầu tư, hay các hoạt động trung gian. Trong điều kiện lợi nhuận cao, chủ Ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Ngoài ra, NHTM còn có thể bổ sung vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm để mở rộng quy mô hoạt động.
68 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi tiết và quán triệt xuống từng chi nhánh Ngân hàng, từng cán bộ Ngân hàng.
Bên cạnh chính sách và quy trình nhằm hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng còn xây dựng quy chế kiểm tra, phân định trách nhiệm và quyền hạn, khen thưởng và kỷ luật đối với các nhân viên tín dụng.
- Xác định dấu hiệu của các khoản cho vay có vấn đề, giới hạn các khoản tín dụng và đa dạng hoá.
+ Xác định các khoản cho vay có vấn đề
+ Xác định tỉ trọng cho các khoản cho vay khác nhau;
+ Xây dựng chiến lược đa dạng hoá.
Quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản nợ có vấn đề
- Ngân hàng phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề. Phân tích nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải quyết.
- Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời song vẫn có khả năng và ý chí trả nợ, Ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi
- Trong trường hợp người vay lừa đảo, chây ì, không có khả năng trả, Ngân hàng áp dụng chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong toả tiền gửi trên tài khoản.
- Xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Dựa trên tỷ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, Ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng. quỹ này không có tác dụng giảm rủi ro mà để chống đỡ cho vốn của chủ khi tổn thất xảy ra.
Chỉ tiêu xác định hiêụ quả hoạt động tín dụng Ngân hàng
Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm.
Doanh số thu nợ
Là toàn bộ các món nợ mà Ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của Ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.
Dư nợ cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà Ngân hàng cần phải thu về.
Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho Ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng.
Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở Ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu Ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động Ngân hàng, khi đó Ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được
Ta có công thức:
Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn.
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của Ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng.
Ta có công thức sau:
Hệ số thu nợ
Thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Ta có công thức sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại.
Ta có công thức:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG
Khái quát về Ngân hàng Công thương Chương Dương:
2.1.1 Quá trình phát triển của ngân hàng:
Giới thiệu chung về Ngân hàng Công thương và chi nhánh Công thương Chương Dương. Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là một trong năm Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, NHCT VN có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của NHCT VN luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/1năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước. Có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 2 Sở Giao dịch, 130 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch. Có 03 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản và 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Đào tạo.
Cùng với yêu cầu đối với kinh tế, đồng thời nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã đặt chi nhánh ở hầu hết các tỉnh (thành phố) trên cả nước để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của từng vùng, từng địa phương.
Các văn bản: Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCT Việt Nam được Thống Đốc Ngân hàng nhà nước chuẩn y tại quyết định số 13/QĐ-NHNN ngày 28/11/2002.
Căn cứ quyết định số 063/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 29/3/2006 về việc “Phê duyệt chuyển mới mô hình tổ chức tại chi nhánh NHCT VN”.
Theo đề nghị của Trưởng Phòng TCCB&ĐT Ngân hàng Công thương Việt Nam.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh:
Bộ máy tổ chức của chi nhánh gồm:
- Ban Giám đốc.
- Các phòng, ban, tổ chuyên môn nghiệp vụ.
- Các phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm.
Số lượng các phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm, tổ tín dụng của chi nhánh được mở tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng chi nhánh trong từng thời kì.
Giám đốc chi nhánh là người điều hành cao nhất của chi nhánh theo ủy quyền của tổng Giám đốc. Giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc. Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và trước pháp luật trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh NHCT Việt Nam.
Trưởng các phòng, ban là người quản lý lao động trực tiếp điều hành hoạt động của phòng, ban theo chức năng nhiệm vụ được giao.
2.1.3 Các hoạt động chủ yếu:
Huy động vốn:
Một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại là hoạt động huy động vốn.
Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ... Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
Bảng 1: Tình hình huy động vốn qua các năm
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh 06/05
So sánh 07/06
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng nguồn huy động
4768
4.591
6377
177
96,3
1786
138
Về cơ cấu nguồn vốn, tiền gửi các tổ chức kinh tế và tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng trên 75%, tiền gửi dân cư và tiền gửi không kỳ hạn chiếm trên 9% qua các năm. Tiền gửi VND luôn ở mức 94%, 93%, 87% còn tiền gửi ngoại tệ chiếm từ 6% đến 16%. Điều đó cho thấy, Chi nhánh đã có chiến lược về nguồn vốn huy động đúng hướng và phù hợp với định hướng kinh doanh ‘Ổn định – An toàn – Hiệu quả’ của NHCT Việt Nam. Với tỷ trọng trên 75% về tiền gửi các tổ chức kinh tế và tiền gửi có kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động cho phép Chi nhánh có một lượng vốn ổn định, chi phí đầu vào ổn định để cho vay các thành phần kinh tế và có thể gửi vốn về NHCT Việt Nam để điều hoà từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn hoặc tham gia trên thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế để thu phí, giảm thiểu những rủi ro phát sinh khi đơn thuần thực hiện nghiệp vụ cho vay khách hàng.
Hoạt động cho vay và đầu tư:
Các hình thức cho vay tại chi nhánh gồm: Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Tài trợ xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài; Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung. Thấu chi, cho vay tiêu dùng. Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế. Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
Biểu 1: tình hình doanh số cho vay bằng USD:
Biểu 2: tình hình doanh số cho vay bằng VND:
Bảo lãnh :
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
Hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại của Ngân hàng gồm :
Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). Chuyển tiền trong nước và quốc tế. Chuyển tiền nhanh Western Union. Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. Chi trả kiều hối
Hoạt động ngân quỹ :
Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap). Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu). Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ... Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.
Thẻ và Ngân hàng điện tử và các hoạt động khác:
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD). Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. Tư vấn đầu tư và tài chính. Cho thuê tài chính. Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán. Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.
Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng Công thương Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực: Phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, phát triển kênh phân phối
Thực trạng hoạt động tín dụng
- Thực trạng hoạt động
Trong những năm qua hoạt động tín dụng Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương (NHCT) nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, bằng nhiều chế tài tín dụng thích hợp, cụ thể hơn đã làm cho diện mạo của công tác đầu tư, cho vay thêm phần sinh động và hiệu quả. Mặc dù vậy, trong quá trình vận hành vẫn còn một số vấn đề cần được xem xét và trao đổi.
Bảng 2: Tỷ trọng dư nợ theo kỳ hạn
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Dư nợ cho vay ngắn hạn (%)
46.30%
38.30%
42.82%
Dư nợ cho vay trung & dài hạn (%)
53.70%
61.52%
57.15%
Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2007 đạt 3.069 tỷ đồng, tăng 1.406 tỷ đồng so với năm 2006, tăng 84%; tăng dư nợ bình quân đạt 1.823 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2007, Chi nhánh đã xây dựng chiến lược hoạt động và đề ra các giải pháp cụ thể trong điều hành hoạt động tín dụng.
Thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng, nắm bắt thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực quản lý điều hành của từng khách hàng; đối với khách hàng mới, phải phân tích và thẩm định kỹ về năng lực tài chính, quy mô ngành hàng và về chiến lược cạnh tranh đưa ra hội đồng tín dụng thảo luận và quyết định.
Giữ vững và từng bước tăng thị phần đối với ngành hàng, khác hàng có tình hình tài chính sản xuất kinh doanh ổn định, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tình hình tài chin lành mạnh, vay trả sòng phẳng, được xác định là khách hàng chiến lược. Đồng thời kiên quyết giảm dư nợ đối với khách hàng có sản xuất kinh doanh và tài chính yếu kém, thường xuyên phát sinh gia hạn nợ, không đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng.
Thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu dư nợ NHCT VN giao, chi nhánh tập trung tăng trưởng dư nợ, nhưng chú trọng vào chất lượng tín dụng và xử lý nợ tồn đọng. Năm 2007 dư nợ bình quân đạt 1.823 tỷ đồng, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao; đồng thời tổng số vốn cho vay luôn nằm trong tầm quản lý và kiểm soát của Chi nhánh.
Cho vay ngắn hạn: dư nợ đạt 1.314 tỷ đồng, tăng 677 tỷ so với năm 2006, tỷ trọng chiếm 42.8% trên tổng dư nợ.
Cho vay trung và dài hạn: dư nợ đạt 1.754 tỷ đồng, tăng 731 tỷ đồng so với năm 2006, tỷ trọng 57.2% trên tổng dư nợ.
Cơ cấu dư nợ đã có chuyển dịch tích cực, năm 2007 là năm thành công nhất trong hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt thể hiện nợ xấu = 0, nợ nhóm 2 còn duy nhất một công ty là Công ty Cầu 12 dư nợ 28.9 tỷ. Đơn vị này luôn được Chi nhánh quan tâm giám sát, tư vấn nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính và phát triển ổn định, mục tiêu đặt ra đến hết năm 2008 sẽ đưa lên nợ nhóm 1. Nợ nhóm 3,4,5 không còn.
Về chất lượng tín dụng: Cơ cấu tín dụng được cải thiện và đổi mới theo hướng đảm bảo các tỷ lệ an toan vốn, hiệu quả hơn:
- Tỷ lệ nợ tồn đọng và nợ nhóm 3,4,5: 0%
- Tỷ lệ nợ cho vay không có tài sản đảm bảo: 40% so với 69% năm 2006.
Trong năm 2007, một mặt vừa làm tốt công tác thẩm định và rà soát các khoản cho vay đúng nguyên tắc, quy trình, quy chế, mặt khác Chi nhánh luôn tích cực và có nhiều biện pháp quyết liệt trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ đã xử lý rủi ro cụ thể thu được:
Giảm nợ nhóm 2: 4,1 tỷ (thu hết nợ công ty CP đá mài Đông Đô).
Thu hồi nợ tồn đọng: 93 triệu
Thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro ngoại bảng là 22.472 triệu đồng.
Thu hồi nợ đã được Chính phủ cấp nguồn xử lý là:561,3 triệu đồng.
Điều này chúng ta có thể nhìn thấy một cách rõ ràng trong phân tích số liệu dưới đây:
Doanh số cho vay
Từ những số liệu trên ta thấy Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương chủ yếu cho vay bằng USD trong thời gian ngắn hạn (dưới 1 năm) do: Ngân hàng cho vay USD chủ yếu để đầu tư cho những dự án có yếu tố nước ngoài hay để nhập khẩu, do đó món vay sẽ khó quản lý, nên rủi ro tín dụng sẽ lớn. Chủ yếu Ngân hàng sử dụng nguồn vốn lưu động để cho vay USD, không sử dụng nguồn trung và dài hạn. Hơn nữa qui mô chi nhánh lại nhỏ, để đảm bảo an toàn trong hoạt động nên chi nhánh chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn bằng USD.
Bảng 3; Doanh số cho vay bằng USD và VND năm 2007
QUÝ I
QUÝ II
QUÝ III
QUÝ IV
Doanh số cho vay USD
6448577
8655837
7898305
55312997
Doanh số cho vay VND (triệu đồng)
6448577
8655837
7898305
55312997
Trong đó Ngân hàng chủ yếu cho các tổ chức, cá nhân trong nước vay bằng VNĐ. Vì những khoản cho vay bằng VNĐ sẽ dễ theo dõi hơn.
Biểu 3 : Tỷ trọng doanh số cho vay bằng VND theo kỳ hạn:
Biến động trong hoạt động cho vay
Trong quý 1 (thời điểm đầu năm) các hoạt động sản xuất trên nhiều hơn nữa lại có kì nghỉ tết dài nên doanh số cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong thời gian này không lớn. Tuy nhiên bước vào quý 2 và quý 3, các công ty bắt đầu tập trung sản xuất, bán hàng. Để đáp ứng nhu cầu này Ngân hàng Công thương Chương Dương đã tăng tỉ lệ cho vay. Cụ thể, trong quý 2, Ngân hàng đã cho vay được 419969 triệu đồng tăng lên rất nhiều so với quý 1 (386094 triệu đồng). Nhưng đến quý 4, doanh số cho vay lại bắt đầu giảm mạnh do hầu hết các hoạt động sản xuất của các công ty đang đi vào giai đoạn kết thúc của một năm, bước vào thời kì đánh giá kế hoạch và đưa ra định hướng cho thời gian hoạt động tới.
Hơn nữa, vào cuối năm 2007 theo quyết định 03 của nhà nước: Giảm tỉ lệ cho vay đầu tư chứng khoán và bất động sản (chỉ còn khoảng 3% tổng dư nợ). Do đó Ngân hàng chỉ còn hai phương án: hoặc yêu cầu khách hàng trả nợ để đáp ứng chỉ tiêu này hoặc tăng tổng số dư nợ. Do đó tỉ lệ tín dụng tại Ngân hàng Công thương Chương Dương trong quý 4 đã giảm xuống đáng kể.
Doanh số thu nợ
Vào quý 1 năm 2007 doanh số thu nợ của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương đạt 37724613 USD và 386094 triệu đồng (thu nợ cao do quý 1 năm 2006 Ngân hàng cho vay nhiều).
Bảng 4: Doanh số thu nợ bằng USD
Đơn vị: USD
QUÝ I
QUÝ II
QUÝ III
QUÝ IV
B. Doanh số thu nợ
37724613
8792427
9555409
9047761
I. Ngắn hạn
37524613
8392427
9355409
8577761
II Trung hạn
-
-
-
III Dài hạn
200000
400000
200000
470000
Bảng 5: Doanh số thu nợ bằng VND
Đơn vị: triệu đồng
QUÝ I
QUÝ II
QUÝ III
QUÝ IV
B Doanh số thu nợ
386094
419969
377460
2157775
I. Ngắn hạn
306715
366174
316506
2096438
II Trung hạn
6499
7518
11968
18964
III Dài hạn
72880
46277
48986
42373
Trong quý 2 và quý 3 năm 2007, doanh số thu nợ của chi nhánh ổn định hơn chứng tỏ Ngân hàng đã lựa chọn đối tượng cho vay khá tốt, có được những khách hàng có khả năng trả nợ cao. Nhờ quá trình thẩm định và phê duyệt các khoản vay chu đáo cẩn thận chính xác nên ít trường hợp khách hàng không trả được nợ.
Từ bảng số liệu doanh số thu nợ bằng USD và doanh số thu nợ bằng VNĐ, ta thấy có sự khác nhau khá lớn. Với các khoản cho vay bằng USD, Ngân hàng thu nợ được nhiều nhất vào quý 1 đầu năm trong khi các khoản vay bằng VNĐ lại thu hồi được nhiều nhất vào quý 4 cuối năm. Một phần lý do là do tập quán kinh doanh của các nước khác nhau.
Dư nợ
Do tính chất cho vay dài hạn (các dự án trên 5 năm) nên số dư nợ duy trì cao. Phần dư nợ dài hạn chiếm tỷ lệ chủ yếu (chiếm tới 96% tổng dư nợ).
Tóm lại, như ta có thể nhận thấy rõ ràng, doanh số cho vay của Ngân hàng Công thương ngày một tăng lên ở mọi thời hạn. Tuy nhiên số thu nợ lại giảm đi, ví dụ như ở mức ngắn hạn, quí I là 144,340 thì đến cuối năm là 229,382; tăng gần 30% chứng tỏ, chất lượng tín dụng của Ngân hàng đã tăng lên rõ rệt
Bảng 6: Dự nợ USD
Đơn vị: USD
QUÝ I
QUÝ II
QUÝ III
QUÝ IV
C. Dư nợ
539209194
40539033
41175382
137395278
I. Ngắn hạn
19889623
22159462
23845811
30137966
II Trung hạn
-
-
-
-
III Dài hạn
519319571
18379571
17329571
107257312
Bảng 7: Dự nợ VNĐ
Đơn vị: triệu đồng
QUÝ I
QUÝ II
QUÝ III
QUÝ IV
C. Dư nợ
4215126
4259268
4341908
5156342
I. Ngắn hạn
1443407
1483364
1505964
2293824
II Trung hạn
169313
180122
205563
245752
III Dài hạn
2602406
2595782
2630381
2616766
Nợ quá hạn
Nợ tồn đọng nhóm 1 là những khoản nợ trả chậm trong vòng từ 10 tới 90 ngày. Nợ tồn đọng nhóm 2 là những khoản nợ trả chậm trong vòng từ 90 tới 180 ngày và các khoản nợ nhóm 3 là từ 180 tới 360 ngày. Các khoản nợ nhóm 4 là trên 360 ngày.
Bảng 8: Tình hình nợ tồn đọng
Đơn vị triệu đồng
QUÝ I
QUÝ II
QUÝ III
QUÝ IV
Nợ tồn đọng nhóm 1
492
473
354
315
Nợ tồn đọng nhóm 2
Nợ tồn đọng nhóm 3
102
102
102
34
Tổng (1+2+3)
594
575
456
349
Mặc dù có qui trình và chính sách tín dụng tốt nhưng chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương cũng không tránh khỏi việc khó thu hồi một số khoản nợ. Tuy nhiên, phần này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ và chỉ có nợ nhóm 1 và nhóm 3 không có nợ nhóm 4.
2.2.5 Những đánh giá về hoạt động tín dụng tại ngân hàng:
Như chúng ta đã biết, tín dụng Ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm, không rập khuôn, không máy móc, nhưng cũng cần phải đảm bảo tính nguyên tắc cho nó phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể theo đúng pháp luật và cơ chế hiện hành. Tín dụng là cho vay, là đầu tư vào những phương án, dự án cụ thể nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho chủ phương án, dự án... đồng thời đem lại hiệu quả về mặt xã hội. Đó là mong muốn của người cho vay, cũng như người đi vay để hoạt động kinh doanh Ngân hàng có hiệu quả, chúng ta cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng tín dụng, coi đây là vấn đề sống còn trong hoạt động tín dụng Ngân hàng.
- Kết quả đạt được
Một thế mạnh nổi bật của Ngân hàng Công thương trong thời gian qua là Ngân hàng có khối lượng nguồn vốn lớn, tăng trưởng không ngừng, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu vay mượn của khách hàng, nhất là khách hàng lớn, dự án lớn. Ngoài ra còn “dư dật” đầu tư vào các thị trường tài chính Ngân hàng. Và như vậy, khả năng thanh khoản của Ngân hàng Công thương rất cao, rất đáng tin cậy. Điều đó rất đáng trân trọng, bởi một số Ngân hàng thương mại khác có điều kiện hoạt động tương đồng, có lúc đã rơi vào tình cảnh khó khăn, mất cân đối vốn nghiêm trọng
Chi nhánh đã hoàn thành vượt mức các kế hoạch được giao và được NHCT VN công nhận đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2007. Với kết quả cụ thể:
Tổng thu nhập: 498.204 triệu đồng
Tổng chi phí: 422.989 triệu đồng; trong đó trích DPRR: 38.089 triệu đồng
Xử lý thu hồi nợ tồn đọng: 23.032 triệu đồng
Lợi nhuận ròng: 75,2 tỷ đồng.
Điều đáng nói là nếu trước đây cơ cấu dư nợ cho vay khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỷ lệ cao, thì nay chi nhánh đã mạnh dạn đầu tư vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Nhiều dự án, phương án kinh doanh của các DN trên địa bàn do được đầu tư kịp thời từ nguồn vốn vay của chi nhánh nên đã phát huy hiệu quả.
Ngoài ra, do nắm bắt được nhu cầu thị trường và sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư, cũng như hỗ trợ cho các đối tượng kinh doanh khác nhau, chi nhánh đã chú trọng mở rộng các nghiệp vụ khác như chuyển tiền trong và ngoài nước, nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ Đến nay, số dư bảo lãnh cả VND và ngoại tệ quy VND là 269 tỷ đồng, trong đó, số dư bảo lãnh trong nước là 48 tỷ đồng, chủ yếu là bảo lãnh thực hiện các hợp đồng thi công xây lắp các công trình xây dựng; số dư bảo lãnh nước ngoài là 211 tỷ đồng, chủ yếu là bảo lãnh mở thư tín dụng để nhập khẩu hàng hóa. Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh đã giúp các đơn vị, tổ chức kinh tế tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều công trình quan trọng, thực hiện được nhiều hợp đồng với quy mô lớn, nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT VN) là NHTM lớn đã đi tiên phong triển khai thành công nhiều sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ mới. Cách đây hơn một thập niên, Incombank là Ngân hàng đầu tiên đoạn tuyệt phương thức chuyển tiền liên hàng thư cổ truyền đã từng ngự trị suốt mấy mươi năm sang công nghệ mới: chuyển tiền điện tử toàn hệ thống từ năm 1991; là một trong những Ngân hàng sớm triển khai các sản phẩm Ngân hàng quốc tế, Tiết kiệm điện tử, thẻ ATM, công nghệ thẻ chip... Riêng đóng góp cho thị trường thẻ Việt Nam thì Incombank là Ngân hàng tiên phong về công nghệ và sản phẩm mới. Cùng với đi đầu về công nghệ, Incombank cũng tự hào về đội ngũ chuyên viên nghiệp vụ lành nghề, có kinh nghiệm. Cuối cùng là chúng ta có mạng lưới hệ thống NHCT, điểm giao dịch tương đối đều khắp các đô thị, khu thương mại dịch vụ, các tỉnh thành trong cả nước. Đây là điểm mạnh để phát huy tính hỗ trợ hệ thống, lan toả thị phần, đưa nhanh dịch vụ và các tiện ích sản phẩm đến tận tay khách hàng - đặc điểm cốt lõi trong phát triển dịch vụ.
- Tồn tại và nguyên nhân tồn tại
Tuy là Ngân hàng đi đầu trong triển khai dịch vụ mới nhưng NHCT chưa sớm triển khai toàn hệ thống một chiến lược sản phẩm dịch vụ cả trong nhận thức thực tiễn. Một thời gian dài, nhiều CNNHCT vẫn mải mê với mũi chủ đạo kinh doanh tín dụng, xem dịch vụ chỉ là thứ yếu. Trong khi nhiều NHTM (nhất là NHTM cổ phần) tích cực và kiên trì khai thác dịch vụ như một lợi thế cạnh tranh thì trên cùng địa bàn, sản phẩm dịch vụ Incombank vẫn quẩn quanh các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền VND truyền thống. Vài địa bàn có sẵn đầu ra mới triển khai dịch vụ Ngân hàng quốc tế, ngoại hối, kiều hối, thẻ tín dụng, thẻ ATM... nhưng thị phần còn khiêm tốn.
- Dịch vụ Incombank trên địa bàn còn thiếu tiện ích, chậm triển khai đồng bộ để phát huy ưu thế mạng lưới, đáp ứng nhu cầu khách hàng, khẳng định thị phần.
- Trong tư duy cán bộ chưa hình thành thói quen tiếp cận và khai thác tất cả các sản phẩm dịch vụ tiềm năng ở một khách hàng giao dịch. Do vậy đã có thực trạng khách hàng chỉ được biết và giao dịch một hoặc vài sản phẩm Incombank, có quỹ tiết kiệm (QTK) tiếp khách hàng mang ngoại tệ tiền mặt đến yêu cầu bán ngoại tệ lấy tiền đồng gửi tiết kiệm. Vì tại đây không có bàn đổi ngoại tệ nên hướng dẫn khách sang hiệu vàng bán ngoại tệ mang tiền VND về gửi tiết kiệm. Hoặc có QTK từ chối thu tiết kiệm ngoại tệ vì chưa có thủ quỹ ngoại tệ. Thực tế ấy cũng đặt ra nhu cầu về mô hình giao dịch đa chức năng, khép kín các dịch vụ và vấn đề đào tạo cán bộ nghiệp vụ đa năng đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ hiện nay.
- Công tác marketing sản phẩm một thời gian dài trước đây chưa được quan tâm đúng mức trong khi đặc thù của kinh doanh dịch vụ luôn gắn liền với hoạt động quảng bá, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, đưa dịch vụ Ngân hàng đến tận tay khách hàng. Trong thời đại thông tin ngày nay, không quảng bá được hình ảnh thương hiệu và các dịch vụ, nhất là dịch vụ Ngân hàng cá nhân đến với công chúng thì khó lòng chiếm lĩnh thị phần dịch vụ. Cần lưu ý rằng theo một nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng thì thói quen sử dụng dịch vụ của công chúng Việt Nam có đặc tính bắt chước theo trào lưu khi chọn nhà cung cấp dịch vụ.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG
Định hướng mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Công thương Chương Dương
Giữ vững và ổn định nguồn vốn, bên cạnh đẩy mạnh khai thác, tăng trưởng nguồn (cả nội tệ và ngoại tệ) với mục tiêu tăng trưởng % so với năm 2007.
Tập trung tìm kiếm các khách hàng trên địa bàn có tiềm năng về vốn, trên cơ sở đánh giá phân tích thị trường, giao cụ thể chỉ tiêu đến từng phòng, từng điểm giao dịch. Tích cực khai thác tăng nguồn vốn tiền gửi dân cư, gắn kết các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng bán lẻ nhằm khai thác mọi tiềm năng của khách hàng.
Đổi mới cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch và phong cách phục vụ; làm tốt công tác tiếp thị chăm sóc khách hàng để tăng trưởng mạnh khối lượng khách hàng đến mở tài khoản giao dịch và thanh toán nhằm thu hút nguồn vốn với lãi suất bình quân đầu vào thấp.
Tăng trưởng tín dụng đầu tư trên cơ sở giữ vững thị phần và phát triển đối với khách hàng truyền thống có năng lực tài chính tốt, có dự án kinh doanh hiệu quả đồng thời phát triển dư nợ mới, khách hàng mới đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả. Mục tiêu đề ra mức tăng trưởng 20% so với năm 2007.
Thường xuyên phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng qua đó tìm kiếm và lựa chọn khách hàng tiềm năng, có tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng trả nợ tốt, có tài sản bảo đảm để có cơ chế tín dụng tốt cho các doanh nghiệp này, bên cạnh đó tăng cường tìm kiếm khách hàng vay mới có năng lực tài chính tốt, đảm bảo đúng cơ chế tín dụng.
Thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc và điều kiện tín dụng trên cơ sở chấp hành đúng cơ chế, quy chế, quy trình tín dụng; nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, phối hợp thẩm định qua nhiều kênh thông tin để lựa chọn khách hàng vay vốn tốt, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát sau khi cấp tín dụng, làm tốt công tác tư vấn cho khách hàng.
Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Mục tiêu đề ra thu hồi là 35 tỷ tăng 52% so với năm 2007.
Ban thu hồi nợ phải có trách nhiệm lên kế hoạch và giao chỉ tiêu đến từng phòng ban, từng cán bộ. Thường xuyên đôn đốc và chỉ đạo quyết liệt nhằm thực hiện mọi biện pháp buộc khách hàng trả nợ đầy đủ các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Đối với khách hàng cố tình chây ì sẽ đưa ra khởi kiện để đòi nợ, đối với khách hàng do cơ chế chính sách phải tập trung làm việc với các ban ngành liên quan để tìm biện pháp thu hồi.
Phát triển công tác thu dịch vụ phí phi tín dụng. Mục tiêu đề ra mức phí thu trong năm là 12,5 tỷ.
Tích cực tìm mọi biện pháp đẩy nhanh các sản phẩm dịch vụ mới đa dạng phong phú với nhiều tiện ích, chất lượng cao và hiệu quả tới mọi tầng lớp dân cư trên cơ sở có sự khác biệt và tính cạnh tranh cao so với các NHTM khác, tập trung thực hiện các dịch vụ Ngân hàng hoàn hảo với mục tiêu đưa ra mức tăng trưởng đạt 150% so với năm 2007, phát hành thẻ ATM trong năm là 10000 thẻ, phát hành thẻ tín dụng quốc tế 50 thẻ, đặt thêm 30 cơ sở chấp nhận thẻ.
Củng cố và tiếp tục mở rộng mạng lưới: Để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và tăng trưởng các sản phẩm Ngân hàng bán lẻ nhằm phát triển nguồn thu Ngân hàng theo hướng dịch vụ hoá. Mục tiêu đề ra trong năm tìm kiếm địa điểm thành lập them 02 Phòng Giao dịch, nâng cấp 01 Điểm giao dịch lên phòng giao dịch tại các địa bàn tiềm năng, đô thị hoá, nơi đông dân cư, đông doanh nghiệp và chưa có chi nhánh NHCT.
Đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thực hiện thường xuyên công tác quy hoạch, đánh giá cán bộ, phân công công việc phù hợp với năng lực trình độ cán bộ, có hướng đào tạo đội ngũ cán bộ trong quy hoạch nhằm bồi dưỡng và nâng cấp năng lực quản lý, kiến thức quản trị của cán bộ.
Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đào tạo kỹ năng, nâng cao nghiệp vụ, năng lực công tác, tìm các giải pháp tốt để đào tạo đội ngũ cán bộ Ngân hàng chuyên nghiệp.
Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ về ngoại ngữ, tin học, kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức quản lý, kiến thức tiếp thị-đàm phán, đào tạo các sản phẩm dịch vụ mới. Xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp với ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, có đủ bản lĩnh và năng lực chuyên môn để hoàn thành tốt công việc đảm nhiệm. Chú trọng tuyển dụng được nhiều cán bộ trẻ tài năng
Tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ:
Tôn trọng kỷ cương trong việc chấp hành cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ, không được vận dụng. Phải kiểm tra kiểm soát chặt chẽ, đúng pháp luật, phát hiện kịp thời các lỗi sai sót, chỉ đạo kiên quyết khắc phục các sai sót, tồn tại, vi phạm
Ban lãnh đạo chi nhánh cùng phòng kiểm tra kiểm soát lên phương án cụ thể và chương trình kiểm tra hàng tháng, quý, năm tới từng nghiệp vụ. Nhằm thực hiện tốt Quyết định 36 của NHNN, các phòng ban chuyên môn phải có trách nhiệm phối hợp với chương trình hoạt động của bộ phận kiểm tra kiểm soát để mọi mặt hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng đạt an toàn và hiệu quả cao nhất.
Thực hiện đổi mới chương trình cải cách hành chính.
Đơn giản hoá các thủ tục, giảm thiểu các thủ tục phiền hà, thiếu khoa học gây ách tắc, khó khăn, chậm trễ. Đổi mới phong cách phục vụ, thái độ tiếp khác niềm nở, thân thiện, tận tình chăm sóc khách hàng, nhằm mang lại lợi ích tối đa cho Ngân hàng. Thực hiện nghiêm cơ chế Quản lý tài chính, thu chi nội bộ, hạch toán kế toán, hồ sơ thủ tục chứng từ đầy đủ đảm bảo tính minh bạch trong các khâu. Thực hiện tốt và có hiệu quả cơ chế động lực để khuyến khích người lao động phát huy tốt vai tròn và vị trí công tác được giao.
Xây dựng phong cách văn hoá kinh doanh, lề lối làm việc kỷ cương trong toàn cơ quan và các điểm giao dịch, phòng giao dịch. Đề cao nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương trong quản trị điều hành; Xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong quản trị hệ thống, có chính sách chế độ thưởng phạt nghiêm minh; Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cán bộ.
Phát huy sức mạnh tập thể nâng cao vai trò lãnh đạo chỉ đạo của Đảng phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên thực hiện xuất sắc nhiệm vụ năm 2008:
Xây dựng mối đoàn kết nội bộ thống nhất từ Ban lãnh đạo đến các phòng, tăng cường mối quan hệ hợp tác thống nhất giữa các phòng ban, tạo không khí làm việc thoải mái vui vẻ trong toàn thể CBCNV.
Thường xuyên phát động các phong trào thi đua, có tổ chức và đánh giá kết quả thực hiện, tạo không khí phấn khởi, tươi vui, hăng hái nhằm hoạt động kinh đoanh đạt kết quả cao.
Quán triệt và triển khai thực hiện tốt 2 luật lớn của Nhà nước và Chính phủ về Chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, đoàn kết, công khai, chăm lo và cải thiện đời sống sinh hoạt của cán bộ đồng thời quan tâm đến điều kiện làm việc của cán bộ, người lao động.
Một số giải pháp
Giải pháp về nguồn vốn
Cần quan tâm đúng mức đến công tác nghiên cứu xây dựng chiến lược, dự báo khả năng nguồn vốn để chủ động trong đầu tư cho vay, tránh bị động lúng túng trước biến động của thị trường. Vấn đề này trước hết phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động của các chi nhánh, nắm bắt tín hiệu của thị trường trực tiếp nơi mình hoạt động mà đề ra những phương hướng, kế sách phát triển nguồn vốn phù hợp. Đối với trụ sở chính thì vấn đề tổ chức nghiên cứu, phân tích tầm rộng hơn, công phu hơn để đưa ra được những dự báo chung về nguồn vốn. Từ đó, đề ra phương hướng, các chính sách hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chi nhánh huy động vốn.
Giải pháp về lãi suất
Lãi suất là công cụ nhạy cảm nhất, bởi vì khi khách hàng vay vốn điều trước tiên họ quan tâm chính tiền lãi họ phải trả do đó cần có chính sách lãi suất phù hợp vừa thu hút được khách hàng vừa tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng
Lãi suất huy động và cho vay cần được uyển chuyển, linh hoạt, có nghĩa là tuỳ theo từng thời kỳ, thời điểm nhất định mà đưa ra lãi suất huy động và cho vay cho phù hợp. Để thu hút được lượng tiền gửi trong dân cư thì lãi suất phải đủ hấp dẫn, tuy nhiên cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch quá lớn với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất để đề ra các mức lãi suất tiết kiệm cho phù hợp với biến động của thị trường nhằm thu hút các tầng lớp dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi lớn, có nguồn tiền gửi ổn định.
Giải pháp về marketing
Bên cạnh việc nâng cao chất và lượng của sản phẩm dịch vụ, NHCTVN cần coi trọng hoạt động marketing bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng, tăng cường hoạt động khuyến khích tài trợ... để quảng bá thương hiệu, khai thác khách hàng hiện hữu và tiềm năng. Thiết nghĩ các hoạt động trên mang lại những giá trị gia tăng tương lai vô hình cần tiếp tục phát huy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Đổi mới về phương pháp giao tiếp, tiếp cận. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Thực hiện tốt phương châm “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, được thể hiện bằng: Tác phong khiêm tốn, thân thiện, cởi mở, vui vẻ và dứt khoát. Mỗi CBCNV đều là những tuyên truyền viên tích cực giới thiệu các sản phẩm về ngành và Ngân hàng mình.
Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, những đơn vị có lượng tiền nhàn rỗi, thanh toán lớn thông qua cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác thanh toán hoặc có chính sách về ưu đãi phí dịch vụ, lãi suất tiền gửi, tiền vay đối với các đơn vị này, đồng thời phải mở rộng quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn từ các tổ chức này. Vì đối tượng này thường xuyên cung cấp cho Ngân hàng nguồn vốn có lãi suất thấp. Ngân hàng cần quan tâm hơn đáp ứng các tiện ích của khách hàng, đặc biệt là thái độ phục vụ, thanh toán nhanh chóng.
Ngoài ra yếu tố tinh thần cũng cần được thường xuyên quan tâm như động viên, thăm hỏi và chú ý đến các ngày lễ.
Cần nắm bắt thông tin nhanh nhạy, kịp thời, thông tin cần được cập nhật hàng ngày, nhất là các thông tin về tình hình hoạt động SXKD, tình hình tài chính của khách hàng, thông tin về ngành hàng, về giá cả thị trường
Cần nâng cao cơ sở vật chất cho Ngân hàng: một điều kiện mà người gửi tiền cân nhắc trước khi quyết định gửi tiền ở đâu cho an toàn, đó là cơ sở vật chất , phương tiện làm việc của Ngân hàng vì thế Ngân hàng cần tăng cường nâng cấp trang thiết bị, phương tiện làm việc tại các phòng giao dịch để tạo niềm tin cho khách hàng, tạo sự thoái mái cho khách hàng khi đến giao dịch đồng thời có đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.
Mở rộng mạng lưới hoạt động: ngân hàng cần khảo sát xây dựng thêm các phòng giao dịch ở các huyện, các địa bàn có tiềm lực phát triển công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, khu vực dân cư để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ giao dịch. Mở rộng mạng lưới thu và chi tiền tại nhà, công ty, xí nghiệp theo yêu cầu của khách hàng để vận động thu hút tiền gửi.
Cần có ngay mô hình Tổ công tác phát triển sản phẩm dịch vụ, thị trường. Nhiệm vụ của họ là khảo sát, nghiên cứu thị trường, marketing, quảng bá, tìm kiếm nhu cầu khách hàng và đưa sản phẩm dịch vụ đến khách hàng, nhất là dịch vụ mới, dịch vụ Ngân hàng cá nhân. Đồng thời qua thực tiễn, có đúc kết, phản ánh với lãnh đạo đơn vị, với NHCT Việt Nam về tín hiệu thị trường, đánh giá của khách hàng đối với dịch vụ Ngân hàng để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện chất lượng dịch vụ. Điều này là vô cùng quan trọng bởi muốn đạt hiệu quả trong phát triển sản phẩm dịch vụ nhất thiết phải có đội ngũ tiếp thị, đưa sản phẩm đến khách hàng bằng “mắt thấy, tai nghe, tay sờ và có thực tế kiểm nghiệm”.
Khi đã xác định được các tổ chức kinh doanh cần hỗ trợ tín dụng, đó chính là lúc Ngân hàng cần phải cho khách hàng thấy được các chính sách lợi ích của Ngân hàng đối với tổ chức cần vốn so với các Ngân hàng khác nhằm thu hút khách hàng.
Giải pháp về nhân sự
Quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học để có thể tư vấn cho khách hàng và thực hiện các yêu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ Ngân hàng, tạo được uy tín cho Ngân hàng. Đồng thời không ngừng cải tiến phong cách giao tiếp, phục vụ văn minh, lịch sự, tận tình và nhanh chóng tạo cho khách hàng cảm nhận được sự tự tin và cần thiết khi đến với Ngân hàng.
Ngoài chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng, cần bổ sung thêm kiến thức về các lĩnh vực kinh doanh khác để phục vụ công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn.
Tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác.
Tạo cơ hội để họ phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình
Cần xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có trình độ, năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm và có hiểu biết về kiến thức pháp luật.
Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng (CBTD) thực sự là “đại sứ thiện chí” của NHCT, giới thiệu đến khách hàng và khai thác khép kín tất cả các sản phẩm dịch vụ của NHCT.
Chính sách tín dụng
Thực hiện tốt các chính sách tín dụng của NHCT VN. Mở rộng tín dụng một cách thận trọng, đảm bảo phát triển bền vững và hiệu quả, đầu tư những dự án trọng điểm trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của địa phương để mở rộng đầu tư vốn đến mọi thành phần kinh tế. Sàng lọc, chọn lựa khách hàng, chỉ đầu tư đối với những khách hàng đủ điều kiện tín dụng, những phương án, dự án có tính khả thi cao, hạn chế và giảm đầu tư đối với những món vay không có tài sản bảo đảm. Thực hiện tốt các tỷ lệ an toàn và phát triển bền vững, cấp tín dụng và đầu tư phù hợp.
Hoàn thiện quy trình tín dụng
Rà soát, lập kế hoạch trong việc thu hồi nợ quá hạn, cần xử lý nghiêm túc và quyết liệt đối với nợ quá hạn. Hạn chế việc gia hạn nợ khi thấy việc gia hạn không đem lại hiệu quả.
Tiếp tục xử lý nợ tồn đọng (nếu có) nhằm làm lành mạnh hoá tình hình tài chính. Đây cũng là một trong những biện pháp rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Cần rà soát, phân tích từng khoản nợ, từng tài sản bảo đảm, trên cơ sở đó đưa ra các phương pháp, biện pháp xử lý thích hợp, nó được thể hiện thông qua các quy trình quy định của NHNN VN, cũng như của NHCT VN.
Hiện đại hoá công nghệ
Khi thu hút khách hàng sẽ phải cạnh tranh khách hàng với các Ngân hàng khác do đó muốn cạnh tranh tốt đòi hỏi Ngân hàng không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỷ thuật nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm soát và đổi mới công nghệ Ngân hàng tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho khách hàng.
Sớm hoàn chỉnh các tiện ích dịch vụ, quy trình công nghệ, quy trình nghiệp vụ liên quan và triển khai đồng bộ đến mạng lưới điểm giao dịch đủ điều kiện tại NHCT. Trước mắt cần tập trung triển khai một số dịch vụ Ngân hàng đang có sức hút mạnh để chiếm lĩnh thị phần.
Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một vấn đề luôn làm các nhà quản trị Ngân hàng thương mại quan tâm. Bất cứ Ngân hàng thương mại nào dù có quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu thì vẫn không thể triệt tiêu hết nợ quá hạn, bởi vì nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Do đó quản lý hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của các Ngân hàng thương mại. Bởi vì bản chất và chức năng của Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất sở hữu những khoản vay là thuộc quyền sở hữu của những người gửi tiền vào Ngân hàng. Do vậy, nếu một khoản vay nào bị thất thoát không thu hồi được thì Ngân hàng sẽ phải sử dụng nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền.
Ngân hàng thường xuyên có chính sách gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ chuyên môn cho họ. Nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ, nhân viên trong hoạt động của mình cũng như phân tích đánh giá sai khách hàng. Làm việc này, cán bộ nhân viên chi nhánh sẽ nâng cao được hiệu quả trong phân tích, đánh giá đúng đắn đối tượng khách hàng trước, trong và sau khi vay vốn. Từ đó hiệu quả cấp tín dụng được nâng cao, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên hoàn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng và giảm được nợ quá hạn.
Cán bộ tín dụng cần phối hợp với phòng kế toán nhiều hơn để theo dõi tình hình trả nợ và lãi của khách hàng đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo đôn đốc khách hàng trả nợ.
Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó ngân mới nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để biện pháp tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Thông qua việc theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, Ngân hàng có thể nắm được tình hình tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu không an toàn vốn vay như sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ, hàng hoá ứ đọng khó tiêu thụ, vay nợ Ngân hàng nhiều hay vay nhiều Ngân hàng thì Ngân hàng cần rút từng phần hoặc toàn bộ dư nợ đối với khách hàng này.
Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ, Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có sự nổ lực của cán bộ tín dụng trong việc phân loại khách hàng, cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín đối với Ngân hàng, tích cực thông báo đôn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán được nợ cho Ngân hàng vì nguyên nhân bất khả kháng nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả để khắc phục thì cán bộ tín dụng nên đề nghị xem xét cho gia hạn nợ hoặc có thể cho vay vốn tiếp để tăng cường sức mạnh tài chính cho khách hàng để họ khôi phục sản xuất và Ngân hàng phải giám sát chặt chẽ những khách hàng này cho đến khi thu hối được nợ. Nếu thấy không có khả năng thu hồi nợ thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện để phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ giúp Ngân hàng bảo toàn nguồn vốn hoạt động.
Thường xuyên phân tích khách hàng, trong đó cần chú ý đến:
+ Phân tích tư cách, năng lực pháp lý.
+ Phân tích năng lực điều hành, quản lý.
+ Phân tích tình hình hoạt động SXKD.
+ Phân tích tình hình tài chính.
Việc phân tích này nhằm đánh giá một cách chính xác, khách quan, toàn diện về khách hàng của mình, để từ đó có chính sách đầu tư hợp lý.
Một số kiến nghị
Hoạt động Ngân hàng ngày càng phát triển, số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng tăng. Đặc biệt là khách hàng đến vay tiền tại Ngân hàng vào thời điểm cuối tháng, cuối năm hay cuối kì kinh doanh rất đông, cần mở rộng cơ sở hạ tầng hơn nữa.
Tạo điều kiện ổn định nơi ăn ở cho các nhân viên trong Ngân hàng nhằm ổn định cuộc sống gia đình để họ phát huy tinh thần làm việc năng động của họ.
Mở cuộc điều tra thăm dò ý kiến khách hàng về cách cư xử, thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên, về sản phẩm Ngân hàng,để họ đóng góp ý kiến cho Ngân hàng để Ngân hàng rút kinh nghiệm nhằm phát triển hơn. Tuy nhiên, để công việc này có hiệu cần có giải thưởng cho khách hàng nào có ý kiến đóng góp hay mang lại hiệu quả cao hơn cho Ngân hàng có như thế khách hàng mới nhiệt tình cho ý kiến.
Bên cạnh những kết quả đạt được, với vốn nhận thức còn hạn chế trong khuôn khổ một đề tài báo cáo, sau đây em xin đưa ra một vài kiến nghị góp phần vào hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương
Cần quan tâm hơn nữa yếu tố nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng Công thương Chương Dương là tổ chức hoạt động kinh doanh tiền tệ với quy mô lớn, thực trạng trong năm qua yếu tố này còn ở mức độ khá cao góp phần ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Vì thế Ngân hàng cần có biện pháp cụ thể để đưa yếu tố này càng nhỏ và vào thế ổn định trong tương lai.
Bất kỳ ngành kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải có sự thoả mãn giữa cung và cầu. Do vậy, muốn có được khách hàng, Ngân hàng Công thương Chương Dương cần thông báo và quảng cáo để nhiều người biết dưới nhiều hình thức và bằng nhiều phương tiện khác nhau về các nghiệp vụ của Ngân hàng nhằm tạo thêm uy tín cho Ngân hàng.
Cần tăng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhằm hạn chế việc đầu tư quá lớn vào một số khách hàng để phân tán rủi ro cho Ngân hàng.
Hoạt động cho vay tuy mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng đây là hoạt động có nhiều rủi ro. Do vậy, bên cạnh việc không ngừng nâng cao hiệu quả cấp tín dụng như hiện nay, chi nhánh cần quan tâm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng để tăng thu nhập cho Ngân hàng nhưng ít rủi ro và giảm bớt sức ép lên tăng trưởng tín dụng.
Ngân hàng nên mở rộng cho vay hợp tác xã, chủ động tìm hiểu, tư vấn cho khách hàng là các hợp tác xã về những điều kiện, những qui định cần phải thực hiện để được vay vốn nag hàng cũng như tạo sự tín nhiệm đối với Ngân hàng. Một trong những yếu kém của hợp tác xã là năng lực lập dự án sản xuất kinh doanh khả thi kém nên khó vay vốn được Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần tư vấn, hướng dẫn các hợp tác xã ở khâu lập dự án, giúp họ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng, tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh.
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp cứng rắn hơn để giảm lạm phát, ổn định lại giá trị của đồng tiền, bình ổn tỉ giá.
KẾT LUẬN
Cùng với sự lớn mạnh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Chương Dương cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình đối với nền kinh tế địa phương. Là Ngân hàng thương mại, mục đích kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà Ngân hàng Công thương Chương Dương còn chú trọng quan tâm đến mục tiêu chính sách xã hội. Thực tế vài năm qua vốn của Ngân hàng đã giúp cho người dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó đã tạo ra sự thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế khu vực.
Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương cho thấy hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong hoạt động của Ngân hàng. Nó đã góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổ sung cũng như hỗ trợ vốn cho dân cư, các đơn vị kinh tế ở cả khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh, đồng thời nó cũng tác động tích cực đến việc khai thác thế mạnh tiềm năng trong vùng, thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế, đưa kinh tế vùng phát triển theo xu hướng chung của cả nước.
Mặc dù tình hình kinh tế trong khu vực ít bị biến động lớn trong những năm qua, tuy nhiên sự đồng thời xuất hiện nhiều Ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng trên cùng địa bàn đã đặt Ngân hàng vào thế phải cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh những doanh nghiệp thành đạt vẫn còn nhiều doanh nghiệp làm ăn chưa hiệu quả điều này đã gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc thẩm định phân tích cho vay cũng như mở rộng tín dụng của Ngân hàng. Nhưng nhìn chung dư nợ vẫn tăng trưởng khá.
Việc thực hiện chính sách tín dụng có chọn lọc trong năm vừa qua nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Ngân hàng. Ngân hàng phân loại đối tượng đầu tư,có sự sàng lọc khách hàng loại dần những khách hàng yếu kém về tài chính từ đó mà Ngân hàng đã đầu tư vốn đúng đối tượng, các đơn vị vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên có khả năng trả nợ và lãi kịp thời ít có nợ quá hạn.
Từ những thành quả đã đạt được làm cho lợi nhuận của Ngân hàng luôn đạt ở mức cao và cũng có tăng trưởng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của Ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng ngày càng tiến triển tốt đẹp mặc dù gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những mặt tích cực của nghiệp vụ tín dụng mang lại, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn nhằm tạo nên sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra để có thể chủ động hơn về nguồn vốn trong việc cấp tín dụng của Ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ giảm thiểu nợ quá hạn.
Phụ lục:
Bảng tổng kết tài sản của ngân hàng năm 2007
Tài sản có (VNĐ)
QUÝ I
QUÝ II
QUÝ III
QUÝ IV
A. Dự trữ& thanh toán
54864
64539
73767
78037
B. Các khoản ĐT& cho vay
4220167
4263917
4345547
5659983
* Các khoản ĐT
5040
4648
3639
503639
* Cho vay nền kin tế
4215127
4259269
4341908
5156344
C. Thanh toán vốn
5826054
6881811
7653594
6600842
D. Tài sản có khác
328096
637941
1028369
1079410
*Các giao dịch mua bán ngoại tệ
21862
12249
20839
14036
*Tài sản có khác
306234
625692
1007530
1065374
(NGOẠI TỆ QUY VNĐ)
A. Dự trữ& thanh toán
8611
12555
11604
8715
B. Các khoản ĐT& cho vay
652765
681034
687194
2189310
* Các khoản ĐT
21721
27416
22051
11670
* Cho vay nền kin tế
631044
653618
665143
2177640
C. Thanh toán vốn
1420799
1091470
955247
510709
D. Tài sản có khác
5252
5959
5286
16427
TÀI SẢN NỢ (VNĐ)
A. Vốn huy động
9190407
10146640
10730183
10679022
1. Tiền gửi doanh nghiệp
6080068
6646053
8061549
5512875
2.TGTK
1471354
1608614
1663113
1720702
3. Phát hành các công cụ nợ
648986
571975
285522
5445
4.TG của TCTD khác
989999
1319998
719999
3440000
B.Các khoản vay
582000
807000
1007000
1267000
1. Vay NHNN
-
-
-
-
2. Vay TCTD
582000
807000
1007000
1267000
C. Thanh toán vốn
152436
61217
126109
129629
D.Vốn của TCTD
2834
3246
1480
1081
*Vốn của TCTD
-
-
-
-
* Quỹ của TCTD
2834
3246
1480
1081
E. Tài sản nợ khác
481501
857104
1236505
1646551
(NGOẠI TỆ QUY VNĐ)
A. Vốn huy động
2062928
1803756
1667544
2854332
1. Tiền gửi doanh nghiệp
1349238
1100646
926177
1622683
2.TGTK
549689
515016
545379
558228
3. Phát hành các công cụ nợ
154000
148094
145986
573422
4.TG của TCTD khác
10001
40000
50002
99999
B.Các khoản vay
-
1. Vay NHNN
-
2. Vay TCTD
-
C. Thanh toán vốn
-
-
769
148236
D.Tài sản nợ khác
7614
*Vốn của TCTD
279
* Quỹ của TCTD
7335
E. Tài sản nợ khác
34500
27261
51019
35917
* Các giao dịch mua bán ngoại tệ
21862
12248
20839
13887
* Tài sản nợ khác
12638
15013
30180
22030
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Ngân hàng thương mại, PGS.TS Phan Thị Thu Hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7570.doc