Việc nghiên cứu hiện trạng và các giải pháp về Quản lý công nghệ Viễn thông tại Bưu điện Thành phố Hà Nội là một đòi hỏi cần thiết nhằm hướng các nhà quản lý có liên quan quan tâm khai thác các tiềm năng công nghệ để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ Viễn thông, tìm ra các giải pháp hữu hiệu để hạn chế những khó khăn khách quan và chủ quan không chỉ trong việc thu hút các nguồn đầu tư công nghệ mà cả trong quá trình triển khai các dự án. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cũng nhằm hướng các nhà tổ chức tập trung đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia kỹ thuật có đầy đủ kiến thức và phẩm chất đạo đức để nhanh chóng tiếp thu được các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, áp dụng vào mạng lưới viễn thông Thủ đô một cách có hiệu quả nhất.
70 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả quản lý công nghệ Viễn thông tại Bưu điện thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quản lý Viễn thông: Là đơn vị chức năng chịu trách nhiệm chính về quản lý mạng lưới viễn thông của Bưu điện Thành phố Hà Nội. Đây là nơi lập kế hoạch và quy hoạch việc phát triển mạng lưới và các dịch vụ viễn thông trên địa bàn thành phố Hà nội.
Phòng quản lý Bưu chính - Phát hành báo chí (BC - PHBC): Thực hiện nhiệm vụ giống như phòng quản lý Viễn thông nhưng là đối với mạng lưới bưu chính trên địa bàn thành phố Hà nội.
Phòng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ( XDCB): Tổ chức quản lý điều hành hướng dẫn công tác đầu tư - XDCB, vật tư của Bưu điện Thành phố Hà Nội, xây dựng kế hoạch đầu tư - XDCB
Phòng Kế hoạch Kinh doanh: Xây dựng quản lý thực hiện công tác kinh doanh, tiền vốn, giá cả, cước phí bưu điện, quản lý hệ thống các loại kế hoạch của Bưu điện Thành phố Hà Nội theo phân cấp. Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thành viên.
Phòng Tài chính - kế toán thống kê: Thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo cơ chế quản lý của Nhà nước và Ngành. Lập kế hoạch tài chính, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế của Bưu điện Thành phố Hà Nội và các đơn vị thành viên.
Phòng Khoa học Công nghệ và hợp tác quốc tế: Tìm kiếm lựa chọn công nghệ, kỹ thuật thích hợp của các đối tác trong và ngoài nước. Nghiên cứu, tổ chức triển khai (R và D), đánh giá kết quả các quá trình thử nghiệm đưa các công nghệ, thiết bị mới vào mạng viễn thông của Bưu điện Thành phố Hà Nội.
Ban Quản lý các dự án: Thay mặt chủ đầu tư tổ chức tuyển chọn, tư vấn, đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác đầu tư. Ký kết hợp đồng xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị với các đơn vị trúng thầu để thực hiện thi công xây lắp công trình và các nhiệm vụ được thể hiện qua các hợp đồng.
Ban quản lý dự án kiến trúc : Chức năng tương tự như ban quản lý các dự án nhưng trong việc quản lý các công trình có tính chất kiến trúc xây dựng.
Ban điều hành thông tin: Thực hiện đầy đủ những nội quy điều hành thông tin của Tổng công ty và Bưu điện Thành phố Hà Nội. Nắm chắc tình hình, phát hiện kịp thời những ách tắc, điều hành xử lý sự cố, khắc phục, đảm bảo thông tin thông suốt (24h/24h).
Ban quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): Tham mưu giúp giám đốc trong việc hợp tác kinh doanh. Làm đầu mối quan hệ với các đối tác nước ngoài thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh theo đúng nội dung hợp đồng, giấy phép kinh doanh và luật pháp.
Phòng kiểm toán nội bộ: Tham mưu giúp giám đốc trong việc kiểm tra, kiểm soát, xác nhận và đánh giá các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán nội bộ, kiểm tra đánh giá sự tuân thủ pháp luật, chế độ chính sách, quy định của Nhà nước, của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông, kiểm tra tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Ban Bảo vệ - Tự vệ: Nắm tình hình an ninh trật tự, xây dựng phương án, nội quy bảo vệ cơ quan, bảo vệ an toàn mạng lưới thông tin liên lạc. Đôn đốc, kiểm tra cán bộ CNV của Bưu điện Thành phố Hà Nội trong việc thực hiện nội quy cơ quan, nội quy phòng cháy chữa cháy; việc chấp hành kỷ luật lao động, quy chế bảo vệ bí mật an toàn thông tin liên lạc, việc ra vào, đi lại, thời gian làm việc trong cơ quan.
Ban thanh tra: Phối hợp với các đơn vị tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra theo chương trình kế hoạch và đột xuất ở các đơn vị trực thuộc Bưu điện Thành phố Hà Nội. Kiểm tra, thanh tra trong các lĩnh vực chấp hành luật pháp của Nhà nước, các chế độ thể lệ, thủ tục, quy định của Ngành và các nội quy, quy chế của Bưu điện Thành phố Hà Nội.
5. Đặc điểm kinh doanh của ngành Bưu điện:
"Chủ nghĩa xã hội mà không có ngành bưu chính, điện báo, không có máy móc thiết bị thì hoàn toàn chỉ là câu nói suông" - Lê nin
Bưu điện là một ngành vô cùng quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc của mọi quốc gia. Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa. Đi từ nền sản xuất nhỏ, lạc hậu mang tính tự cung tự cấp, tiến thẳng lên sản xuất lớn; Thông tin đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế. Tầm quan trọng của ngành Bưu điện được thể hiện ở mọi mặt, mọi lĩnh vực của xã hội:
Thứ nhất:
Bưu điện là một công cụ của chuyên chính vô sản. Đảng và Nhà nước đề ra các đường lối chiến lược, sách lược về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động xã hội. Với phương châm Đảng đề ra - các cấp cơ sở và nhân dân thực hiện để xã hội luôn phát triển một cách thống nhất và toàn diện. Việc đưa thông tin chính xác, kịp thời từ Trung ương đến địa phương về các đường lối chính sách là một việc làm hết sức quan trọng. Ngược lại, những thông tin được phản ánh từ địa phương lên tới Trung ương kịp thời chính xác giúp cho việc lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra phương hướng đường lối đúng đắn. Nếu không có Bưu điện truyền đưa thông tin bằng công văn, điện báo, điện thoại, thư từ, báo chí thì làm sao có được sự giao lưu hai chiều giữa Trung ương và địa phương.
Thứ hai:
Bưu điện phục vụ mọi ngành, mọi lĩnh vực của xã hội. Sự ra đời của ngành Bưu điện là một tất yếu khách quan do quá trình phân công lao động xã hội tạo ra. Khi nền sản xuất ngày càng phát triển, trình độ chuyên môn hoá ngày càng cao thì nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng lớn. Nền kinh tế mới đa dạng chuyển từ nền sản xuất nhỏ tiến thẳng nên chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải phát triển kinh tế đồng bộ, thống nhất và phải học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhu cầu thông tin của mọi tổ chức, cá nhân đều ngày một tăng.
- Đối với quá trình quản lý nền kinh tế quốc dân, hiệu quả thông tin Bưu điện đã giúp các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và mọi thành viên trong xã hội rút ngắn thời gian, thu hẹp không gian, đạt hiệu quả cao và chớp thời cơ trong kinh doanh. Thông tin bưu điện góp phần tiết kiệm lao động sống và lao động vật hoá, tiết kiệm thời gian cho mọi ngành trong xã hội.
- Đối với an ninh quốc phòng, Bưu điện đảm bảo việc truyền đạt mệnh lệnh từ cấp trên xuống cấp dưới; là cầu nối giữa tiền tuyến với hậu phương trong chiến tranh; đảm bảo nối thông tin thường xuyên giữa các cơ quan an ninh và quốc phòng trong cả nước.
- Đối với lĩnh vực văn hoá - xã hội, Bưu điện tham gia vào quá trình tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ mọi tầng lớp nhân dân về các chính sách, đường lối kinh tế, văn hoá - xã hội của Đảng và Nhà nước. Động viên cổ vũ nhân dân tích cực tham gia vào mọi hoạt động trong xã hội.
Bên cạnh đó, Bưu điện còn phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người dân trong xã hội thông qua việc chuyển thư từ, bưu phẩm, bưu kiện, điện thoại, điện báo, báo chí ...
Trong đối ngoại, Bưu điện đảm bảo là mạch nối thông tin trong nước với thế giới một cách chặt chẽ, đầy đủ và chính xác; giúp Đảng, Nhà nước, các cấp lãnh đạo, các cơ sở và toàn thể nhân dân nắm vững mọi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước trên thế giới; giúp các cấp lãnh đạo đề ra các chính sách đối ngoại hợp lý nhất, nối liền Việt Nam với các nước trên thế giới trong mọi lĩnh vực của xã hội.
Tóm lại: Thông tin Bưu điện là ngành không thể thiếu trong quá trình sản xuất - kinh doanh và trong đời sống của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia.
Thứ ba:
Bưu điện là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm Bưu điện là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa thông tin đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội. Nó giữ một vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc.
Bưu điện còn là ngành sản xuất vật chất trực tiếp tạo ra sản phẩm, góp phần phát triển nền Kinh tế Quốc dân. Là một ngành sản xuất thuộc cơ sở hạ tầng, Bưu điện trực tiếp tạo ra sản phẩm bằng các hoạt động mang tính chất dịch vụ của mình.
Tuy nhiên, sản phẩm Bưu điện là sản phẩm đặc biệt không có hình thái vật chất, nó là hiệu quả có ích của việc truyền đưa thông tin qua thư từ, điện báo, điện thoại, bưu kiện, bưu phẩm ..., được chuyển từ nơi ký gửi đến nơi nhận tin.
Giá trị của sản phẩm bưu điện là những hao phí về những lao động sống và lao động vật hoá làm thay đổi đối tượng lao động (tin tức) từ không gian này đến không gian kia. Trong một khoảng thời gian cho phép nào đó, sản phẩm của một đơn vị Bưu điện thực chất chỉ là một cung đoạn của sản phẩm toàn Ngành, bởi quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ bưu điện là một dây truyền liên tục và phải có sự tham gia ít nhất của 2 đơn vị bưu điện trở lên. Điều này cũng có nghĩa là sản phẩm của một đơn vị bưu điện chưa phải là một sản phẩm hoàn chỉnh.
Ta có thể hình dung chu trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưu điện như sau:
Nơi nhận tin
Quá giang
Nơi ký gửi tin
truyền đưa truyền đưa
Đơn vị 1 Đơn vị 2 Đơn vị 3 Đơn vị 4 Đơn vị 5
Chính vì vậy ngành Bưu điện phải thực hiện hạch toán toàn Ngành.
Sản phẩm bưu điện chỉ có giá trị sử dụng khi nó đảm bảo việc truyền đưa thông tin, tin tức từ khâu đầu (nơi ký gửi) đến khâu cuối (nơi nhân tin) nên ngành Bưu điện không có sản phẩm tồn kho và không cho phép có sản phẩm phế phẩm. Chính vì lẽ đó mà chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của ngành là vô cùng quan trọng, sẽ chỉ có sản phẩm cao khi chất lượng truyền đưa thông tin cao. Ngành Bưu điện do vậy phải không ngừng nâng cao chất lượng mạng lưới một cách đồng bộ, các chính sách về kỹ thuật cũng như công nghệ phải được áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
Từ những đặc điểm của sản phẩm bưu điện như trên ta có thể kết luận đặc điểm sản xuất kinh doanh dịch vụ Bưu điện là một ngành sản xuất vật chất thuộc cơ sở hạ tầng như Mác từng nhận định:
" Bưu điện là một ngành công nghiệp đặc biệt, là một ngành có những đặc điểm sản xuất gắn liền với tiêu thụ sản phẩm (T - H - H' - T') không qua quá trình lưu thông, quá trình sản xuất bị ngừng trệ thì quá trình tiêu thụ cũng bị gián đoạn."
II. Thực trạng công nghệ Viễn thông Bưu điện Thành phố Hà Nội :
Bước vào công cuộc đổi mới, với phương châm "Đi thẳng vào công nghệ hiện đại theo hướng số hoá, tự động hoá và đa dịch vụ". Được sự chỉ đạo của Tổng Công ty cộng với sự giúp đỡ của các cấp, ngành trên địa bàn Thành phố cùng sự cố gắng lỗ lực của Cán bộ CNV; Bưu điện Thành phố Hà Nội đã tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua.
Cùng với sự phát triển chung của ngành Bưu chính - Viễn thông, từ năm 1990 Bưu điện Thành phố Hà Nội là một trong các tỉnh, thành phố đầu tiên ở Việt Nam thực hiện đổi mới công nghệ thiết bị thông tin và đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông trên địa bàn thủ đô.
Bưu điện Thành phố Hà Nội đang quản lý và khai thác một hệ thống mạng lưới viễn thông, bao gồm:
1. Hệ thống chuyển mạch:
Toàn bộ hệ thống chuyển mạch đều là hệ thống chuyển mạch điện tử kỹ thuật số với cấu hình tiên tiến nhất hiện nay (Phần mềm mới nhất, đồng bộ 2 MHz, báo hiệu kênh chung CCS7), gồm: 11 tổng đài điều khiển và 101 tổng đài vệ tinh (của các hãng NEC, BOSCH, ALCATEL và GMH 2000) với tổng dung lượng xây lắp 630.000 số, trong đó đã phát triển được 480.000 thuê bao (tính đến 31/12/ 2000), đạt mật độ trên 18 máy/100 dân (mật độ máy điện thoại cao nhất ở Việt Nam hiện nay)
- Hệ thống chuyển mạch E10 gồm 07 tổng đài trung tâm (HOST) và 70 trạm vệ tinh với dung lượng 443.000 số
- Hệ thống chuyển mạch EWSD có 02 tổng dài trung tâm và 15 trạm vệ tinh với dung lượng 109.000 số.
- Hệ thống chuyển mạch NEAX-61 có 02 tổng đài trung tâm và 16 trạm vệ tinh với dung lượng 78.000 số.
- Hệ thống vô tuyến cố định GMH 2000 có dung lượng 20.000 số.
Hệ thống chuyển mạch E10 của Pháp phục vụ chủ yếu trên một vùng rộng lớn của Hà nội: Quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây hồ, Cầu Giấy, một phần quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, các huyện Đông Anh, Sóc Sơn và Gia Lâm. Hệ thống chuyển mạch EWSD của Đức phục vụ chủ yếu tại quận Đống Đa và quận Thanh Xuân.
Hệ thống vô tuyến cố định GMS -2000 của Mỹ đặt tại trung tâm chuyển mạch tại Bưu điện huyện Thanh Trì và phân bổ các vùng phủ sóng theo ba trạm phát là Thanh trì, 75 Đinh Tiên Hoàng và Bưu điện huyện Từ Liêm.
Các cuộc liên lạc liên tỉnh và quốc tế hiện tại được thực hiện qua hai tổng đài TDX-10 và AXE đặt tại Láng Trung.
Bưu điện Thành phố Hà Nội cũng đang lắp đặt và chuẩn bị đưa vào sử dụng tổng đài TANDEM nội hạt tại 75 Đinh Tiên Hoàng với dung lượng 1200E1.
Bảng : Thực tế sử dụng của từng hệ thống chuyển mạch
Năm
12/1998
12/1999
12/2000
Hãng
Lắp đặt
Sử dụng
Lắp đặt
Sử dụng
Lắp đặt
Sử dụng
Alcatel
310.446
208.252
347.870
235.247
443.896
306.661
Bosch
82.136
73.573
90.236
78.920
109.100
97.874
Nec
67.060
46.994
73.112
54.624
78.116
67.119
Tổng cộng
459.642
328.819
511.218
368.891
631.112
471.654
% sử dụng dung lượng
71,5
72,2
74,7
2. Hệ thống truyền dẫn:
Hiện tại hệ thống truyền dẫn của mạng viễn thông Hà nội rất đa dạng và phức tạp cả về công nghệ và cấu hình mạng truyền dẫn. Trên mạng đồng thời tồn tại hai hệ thống SDH và PDH, với cấu hình mạch vòng, điểm nối điểm, cấu hình cây. Ngoài một số trạm vệ tinh sử dụng các tuyến truyền dẫn vi ba đấu nối với HOST còn tồn tại ở một số huyện ngoại thành, tất cả các tuyến truyền dẫn còn lại đều sử dụng cáp quang kéo trong cống bể có sẵn.
Hệ thống truyền dẫn giữa các HOST: Sử dụng cấu hình Ring và điểm nối điểm.
Hệ thống truyền dẫn giữa các HOST đến các tổng đài vệ tinh: Trong một HOST vẫn sử dụng đồng thời hai cấu hình mạng chủ yếu là mạch vòng với các thiết bị truyền dẫn SDH và mạng hình sao với các thiết bị truyền dẫn PDH.
Hệ thống truyền dẫn liên đài kỹ thuật số, công nghệ SDH gồm: 01 mạch vòng cáp quang cấp 1 tốc độ 2.5 Gb/s chiều dài cáp quang trên 40 km nối các tổng đài điều khiển (HOST) với nhau và với tổng đài quốc tế (Getaway), tổng đài quốc gia (Toll). 27 mạch vòng cáp quang RingII, RingIII với tốc độ 155 đến 622Mb/s, chiều dài gần 300km nối tổng đài điều khiển với các tổng đài vệ tinh với nhau.
Toàn bộ hệ thống truyền dẫn kỹ thuật số nêu trên đã cho phép ghép, tách linh hoạt các luồng E1 để kết nối hệ thống tổng đài và cung cấp các đường truyền số liệu, dịch vụ Internet, phát thanh, truyền hình và mở các dịch vụ mới.
Hệ thống truyền dẫn với trên 750 km cống bể, 672.000 đôi cáp gốc và các hệ thống phụ trợ ( nguồn điện, kiến trúc, phương tiện, thiết bị đo...)
3. Mạng ngoại vi:
Mạng cáp ngoại vi cùng các thiết bị lợi cáp đã cơ bản thoả mãn yêu cầu phát triển thuê bao với thời gian tối đa 7 ngày. Bên cạnh đó các hệ thống điện thoại dùng thẻ, các hệ thống viễn thông nông thôn đã được đưa vào sử dụng.
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của mạng điện thoại hiện nay, Bưu điện Thành phố Hà Nội đang quản lý 3900 km cáp các loại. Trong số này mạng cáp treo là 1500 km chiếm khoảng 38,4% . Mạng cáp ngoại vi được xây dựng theo tỷ lệ cáp chính/ dung lượng tổng đài là 1,2 và cáp phụ/ cáp chính là 1,5.
Mặc dù mạng cáp treo đã được thay thế dần bằng cáp cống ngầm, nhưng hiện nay cáp treo vẫn còn với số lượng rất lớn, độ an toàn không cao, rất dễ xảy ra sự cố, chịu ảnh hưởng nhiều của các tác động từ bên ngoài như mưa, bão, các phương tiện vận tải, đường dây điện lực, dễ chập chạm, đứt gẫy. Trong kế hoạch xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, mạng cáp treo này cũng ảnh hưởng nhiều đến mỹ quan Thành phố.
Bảng: Số liệu mạng cáp ngoại vi của Bưu điện Hà Nội (tính đến 12/2000)
Đơn vị
Tổng chiều dài (m)
Tổng số H-T-N
Cống
Treo
Tổng số
Hộp cáp
Tủ cáp
Nhà cáp
Ctyđiện thoại
1525030
902500
2277530
22608
2573
9
H.Sóc Sơn
109050
80400
189450
242
77
H.Đông Anh
277100
69530
346630
213
77
H. Thanh Trì
62401
135200
197601
549
94
H.Từ Liêm
316000
128800
444800
3000
1067
H.Gia Lâm
292600
158902
451502
1291
250
2
Tổng cộng
2432181
1475332
3907513
27903
4138
11
4. Các hệ thống phụ trợ :
Bên cạnh các hệ thống trên, ngoài ra với các hệ thống như: Tổng đài vô tuyến cố định, thông tin di động GMS, Telex, nhắn tin (Paging), điện thoại dùng thẻ, trung tâm dịch vụ khách hàng và các hệ thống phụ trợ khác đã tạo điều kiện cho Bưu điện Thành phố Hà Nội có điều kiện mở rộng các dịch vụ viễn thông truyền thống và dịch vụ viễn thông mới.
Bên cạnh việc đầu tư vào các thiết bị với công nghệ mới, hiện đại; Bưu điện Thành phố Hà nội cũng không ngừng đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề, các nhà quản lý có kinh nghiệm, luôn luôn học hỏi, tiếp cận với công nghệ tiên tiến trên thế giới để nhanh chóng làm chủ hoàn toàn các máy móc thiết bị.
Các dịch vụ viễn thông ngày càng đa dạng, do áp dụng kỹ thuật số, mạng viễn thông đã có thể cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ với tốc độ truy nhập cao như truyền số liệu, điện thoại thấy hình (ISDN), nhắn tin, điện thoại di động Vinaphone trả tiền trước và trả tiền sau, dịch vụ 1080, 1088, dịch vụ Internet, dịch vụ Frame relay, dịch vụ nhắn tin số 1570, dịch vụ HDC (Home country direct)... Các dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao so với năm 1996 tương ứng 170% và 155%. Dịch vụ ISDN đã tổ chức thử nghiệm tại Thành phố Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Khai trương các dịch vụ mới như cardphone, điện thoại hội nghị quốc tế, dịch vụ Internet với hơn 12.000 thuê bao trên địa bàn Hà nội.
Với cơ sở về vật chất kỹ thuật nêu trên, năm 1999 Bưu điện Thành phố Hà Nội phát triển mới được 56.794 máy điện thoại (nhịp độ tăng 1,2 so với năm 1997); Năm 2000 đã phát triển mới 125.000 máy điện thoại, nhịp độ tăng khá cao; riêng máy trả trước VINACARD trong năm 2000 đã đạt gần 67.000 máy, tăng gấp đôi so với kế hoạch công ty đề ra; đạt 100% số xã có điện thoại. Năm 2000, tổng doanh thu cước đạt 1716 tỷ đồng, sản lượng điện thoại trong nước đạt: 132 triệu phút, sản lượng điện thoại quốc tế: 15,2 triệu phút, di động: 213,247 triệu phút, đáp ứng yêu cầu thông tin viễn thông phục vụ cơ quan Đảng, Chính phủ, Thành phố và các ngành kinh tế của thủ đô. Chất lượng thông tin được nâng lên, tỷ lệ máy hư hỏng/tuần giảm từ 3% (năm 1996) giảm xuống còn 1,4% (năm 2000), đưa chỉ tiêu xử lý máy hư hỏng từ 4 giờ xuống còn 3 giờ. Tốc độ tăng bình quân sản lượng các dịch vụ viễn thông là 12%/ năm.
Phát triển thuê bao Bưu điện Hà nội 1996 - 2000 (đơn vị: máy)
tăng trưởng máy điện thoại (đơn vị: máy)
Tốc độ tăng doanh thu của Bưu điện Hà nội (đơn vị: tỷ đồng)
Năm
Tỷ đồng
1716
1670
1580
1130
1996 1997 1998 1999 2000
2000
1800
1500
1200
900
600
300
0
738
Mật độ điện thoại Bưu điện Hà nội (đơn vị: máy/100dân)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
1996
1997
1998
1999
2000
15,0
18,0
12,7
11,0
9,2
III. Quản lý công nghệ ở Bưu điện Thành phố Hà Nội - những vấn đề còn tồn đọng:
Nhìn nhận lại hiện trạng mạng viễn thông của Bưu điện Thành phố Hà Nội trong những năm qua, mặc dù được đánh giá là một trong các địa phương đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, đi đầu về tốc độ phát triển, cập nhật được nhiều nhất trình độ kỹ thuật, công nghệ tiến tiến của thế giới; Bưu điện Thành phố Hà Nội đã từng bước làm chủ được những chủng loại thiết bị vừa và nhỏ, đã tạo ra năng lực, chất lượng thông tin. Song trong giai đoạn hiện nay đang trong quá trình phát triển luôn luôn xuất hiện những vấn đề về quản lý công nghệ mà Bưu điện Thành phố Hà Nội cần giải quyết, đó là:
1) Nhìn chung công nghệ được đầu tư vào ngành Bưu chính - Viễn thông nói chung và Bưu điện Thành phố Hà Nội nói riêng đều là những công nghệ hiện đại của nhiều hãng viễn thông nổi tiếng nhất trên thế giới, tuy nhiên các công nghệ còn thiếu tính đồng bộ. Ta có thể xem xét vấn đề chủng loại tổng đài trên mạng lưới viễn thông Việt Nam để chứng minh: Trên mạng viễn thông của Bưu điện Thành phố Hà Nội đang sử dụng tổng đài của 3 hãng khác nhau: Alcatel, Bosch, Nec. Tuy nhiên mạng lưới viễn thông Việt Nam đang có 9 loại trong tổng số 11 loại tổng đài cấp I được sản xuất trên thế giới; Mặc dù đã có chủ trương xúc tiến xây dựng các liên doanh lắp ráp, sản xuất tổng đài với Alcatel, GoldStar, Siemens. Về đấu nối, các hệ thống đều theo các tiêu chuẩn của CCITT, CCIR nên có thể đấu nối với nhau. Hiện nay một cuộc điện thoại đường dài trong nước hay quốc tế thông qua nhiều loại thiết bị do nhiều hãng khác nhau sản xuất, song chất lượng vẫn đảm bảo. Nói như vậy không có nghĩa là tất cả các loại thiết bị đều tương thích, đồng bộ 100% với nhau. Vấn đề tương thích, đồng bộ sẽ gặp phải khi hình thành mạng lưới báo hiệu kênh chung để có thể cung cấp các dịch vụ thông minh, cao cấp khi muốn xây dựng mạng lưới đa dịch vụ.
2) Hệ thống quản lý giám sát tình trạng hoạt động của các thiết bị viễn thông chưa đồng bộ (Thiếu: Tandem nội hạt, hệ thống quản lý mạng, trung tâm dịch vụ khách hàng). Một trong các tính năng ưu việt của các thiết bị hiện đại là cho phép giám sát, quản lý, bảo dưỡng từ xa nhằm tiết kiệm kinh phí và giải quyết hạn chế về cán bộ kỹ thuật ở các nơi xa xôi, ngoài Thành phố. Các nhà sản xuất thường có hệ thống giám sát, quản lý tập trung riêng cho các thiết bị của mình. Các loại thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau có thể đấu nối vào cùng một hệ thống giám sát tập trung, song không phải là tất cả mà cần trang bị thêm các hệ thống, phần mềm ghép nối đắt tiền, đặc biệt đối với tổng đài. Việc có quá nhiều chủng loại thiết bị sẽ gây khó khăn lớn cho việc thiết lập các trung tâm giám sát tập trung.
3) Mạng lưới viễn thông của chúng ta đã được hiện đại hoá từ các tổng đài và các tuyến truyền dẫn giữa các tổng đài; nhưng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cống bể, cáp) phát triển còn chắp vá, cũ kỹ, lạc hậu, làm cho chất lượng cuộc gọi bị ảnh hưởng.
4) Thiết bị và mạng lưới về cơ bản là hiên đại nhưng cấu trúc kỹ thuật chưa vững chắc (hầu hết là cấu hình tối thiểu). Việc trang bị các thiết bị mới, hiện đại không thể tiến hành đồng bộ do thiếu vốn, dẫn tới vấn đề phải đấu nối các tổng đài mới với các tổng đài cũ thông qua các tuyến cáp analog trước đây như E10 của Alcatel. Nhiều loại tổng đài kỹ thuật số được thiết kế cho mạng lưới hoàn toàn tự động, không có bàn nhân công nên khi vào mạng lưới Việt Nam phải thiết kế thêm các mạch ghép nối cho phù hợp, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc gọi.
Một ví dụ điển hình để chứng minh cho vấn đề nêu trên đây là hầu hết các hệ thống tổng đài trên mạng viễn thông Việt Nam, kể cả mạng viễn thông thành phố Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai mạng viễn thông hiện đại nhất nước ta đều không có hệ thống tính cước đồng bộ. Để tiết kiệm ngoại tệ, các hệ thống tính cước thường được "Tự chế tạo" bởi các đơn vị trong nước bằng cách sử dụng các máy vi tính và các chương trình điều khiển tự viết. Các hệ thống tính cước này chưa tính hết đến tác động của nó đối với tổng đài về mặt tín hiệu, điện, điện trường ... Cần có kế hoạch thiết lập các trung tâm tính cước tập trung như ở các nước có mạng viễn thông phát triển trên thế giới.
5) Trình độ của lực lượng lao động chưa được đào tạo thích ứng với trình độ công nghệ viễn thông, trình độ quản lý chưa tiến kịp với sự thay đổi của công nghệ. Vì vậy thực sự chúng ta chưa làm chủ hoàn toàn các loại thiết bị và các công nghệ mới được dùng trong mạng viễn thông hiện nay.
6) Các quy phạm, định mức kinh tế, kỹ thuật mặc dù đã được điều chỉnh nhưng thực tế chưa cập nhật được sự thay đổi về công nghệ, dẫn đến chưa phát huy hết khả năng, hiệu quả của công nghệ, thiết bị trong khai thác kinh doanh dịch vụ.
7) Công tác quy hoạch phát triển tổng thể công nghệ thiết bị, mạng lưới thiếu cơ sở khoa học, thiếu kế hoạch phối hợp tổng thể.
Đây là những vấn đề bức xúc cần tập chung giải quyết tạo điều kiện đồng bộ để quản lý, phát triển nâng cao hiệu quả của quản trị và kinh doanh mạng lưới thiết bị viễn thông Việt Nam nói chung và Bưu điện Thành phố Hà nội nói riêng.
Phần III
phương hướng và các giải pháp về quản lý công nghệ trong giai đoạn tới tại Bưu điện Thành phố Hà Nội
Mạng lưới bưu chính - viễn thông nước ta tuy còn ít về số lượng, song hiện đại, tương thích với mạng lưới các nước đang phát triển. Những công trình đầu tư lớn đã tạo cho các bước tiếp theo được thực hiện một cách căn bản.
Thống kê của liên minh Viễn thông Châu á Thái Bình Dương APT trong cuốn Year Book cho thấy, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng số người chờ năm trước cao hơn số máy điện thoại có thể trang bị năm sau ở phần lớn các nước đang phát triển. Khi các nhu cầu cấp thiết về điện thoại đã được thoả mãn một cách căn bản (không phải thoả mãn hết), Viễn thông nước ta phải chuyển sang giai đoạn khai thác triệt để các trang thiết bị đã đầu tư, phát triển các dịch vụ mới và không ngừng nâng cao chất lượng mạng lưới dựa trên nền tảng hiện có.
Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 -2010) của đất nước, chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước; Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo, ngành Bưu điện phải có những bước phát triển nhanh hơn nữa để góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, nâng cao dân trí, văn minh xã hội, giữ vai trò là một trong những ngành mũi nhọn trong việc thực hiện chính sách mở cửa của Nhà nước. Mục tiêu được đề ra là đến năm 2005 mật độ điện thoại đạt từ 7,5 á 8 máy/ 100dân, mật độ thuê bao internet đạt từ 1,5 á 2%, phổ cập dịch vụ điện thoại đến 100% số xã trong toàn quốc. Theo kế hoạch này ngành Bưu điện đảm bảo xây dựng mạng thông tin bưu điện hiện đại, thống nhất cân đối, đồng bộ và rộng khắp đến các xã, có khả năng đáp ứng cơ bản các nhu cầu thông tin của Đảng và Nhà nước trong chỉ đạo và quản lý, nhu cầu thông tin các ngành kinh tế - xã hội và của nhân dân. Đến năm 2010, thông tin bưu chính nước ta đạt mức độ tương xứng với các nước tiên tiến, tạo đà cho sự phát triển cao hơn và mạng lưới số hoá đa dịch vụ (ISDN) vào đầu thế kỷ 21.
I. Những cơ hội và thách thức tác động đến tiến trình phát triển của Bưu điện Thành phố Hà Nội trong nền kinh tế thị trường:
Đứng trước những nhiệm vụ lớn lao cho những năm giai đoạn mới, Bưu điện Thành phố Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là bước vào thời kỳ hội nhập cạnh tranh, nhiều vấn đề phát sinh mới vừa là thời cơ, nhưng cũng là những thách thức cần vượt qua; đó là bước vào nền kinh tế tri thức đòi hỏi chất lượng phục vụ cao của dịch vụ bưu chính - viễn thông. Khuynh hướng sử dụng dịch vụ bưu chính - viễn thông là đi vào các dịch vụ thông minh đa phương tiện, chất lượng cao, tiến tới tiêu chuẩn hoá dịch vụ theo yêu cầu quốc tế (như dịch vụ Internet, điện thoại di động, thông tin vệ tinh, dịch vụ ISDN). mặt khác nhu cầu của khách hàng đòi hỏi phải có sự đa dạng hoá về loại hình dịch vụ với chất lượng ngày càng cao, đồng thời phù hợp với khả năng thanh toán của họ.
1. Tác động của xu hướng phát triển thông tin liên lạc trên thế giới:
Trước mắt, trong nền kinh tế thế giới, đang diễn ra xu hướng tự do hoá, toàn cầu hoá, cùng với sự thành lập của các liên minh, các tổ chức kinh tế như WTO, ASEAN, APEC ...
Hiện tại Việt Nam đang tham gia tích cực vào các hoạt động thương mại và dịch vụ trong khối ASEAN, tham gia đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), xúc tiến ký hiệp định thương mại với Mỹ.
Tham gia vào xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá là xu thế chung của đại đa số các quốc gia trên thế giới. Những nhân tố chính thúc đẩy sự ra đời của xu thế này là:
Cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường thế giới dẫn đến việc các quốc gia tích cực tìm kiếm các thị trường ngoài nước để trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
Do các phương tiện thông tin hiện đại làm cho các đối tác xích lại gần nhau.
Những chính sách kinh tế của các quốc gia ngày càng cởi mở hơn.
Nảy sinh ra xu thế liên kết hợp tác quôc tế, khu vực vì những mục tiêu kinh tế.
Ngay trong lĩnh vực Viễn thông cũng hình thành các nhà cung cấp mạng, dịch vụ viễn thông toàn cầu như Global One, AT&T, ...
Dịch vụ viễn thông chịu tác động mạnh mẽ của tiến trình tự do hoá, toàn cầu hoá và đang trở thành đối tượng để đàm phán thương mại trên thế giới.
Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đưa ra mục tiêu thị trường tự do thương mại toàn cầu về hàng hoá dịch vụ vào năm 2020, trong đó các dịch vụ viễn thông cơ bản đã được 72 quốc gia trên thế giới cam kết mở cửa cho cạnh tranh nước ngoài từ 1/1/1998. Tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái bình dương (APEC) cũng có kế hoạch tương tự nhưng rút ngắn thời gian thực hiện của các nước phát triển xuống 10 năm tức là năm 2010 với các nước phát triển và năm 2020 với các nước đang phát triển.
2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển dịch vụ BC-VT nói chung và Bưu điện Thành phố Hà Nội nói riêng:
- Vẫn duy trì độc quyền Nhà nước trong khai thác dịch vụ viễn thông, "nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển, tăng sức cạnh tranh" (không phải độc quyền Công ty)
- Cho phép hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC), hiện tại Bưu điện Thành phố Hà Nội đang thực hiện hình thức này với Công ty NTT của Nhật Bản.
- Một trong những nhiệm vụ để đẩy mạnh phát triển kinh tế Thủ đô giai đoạn 2001-2005 tại Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng bộ Thành phố Hà nội có nêu: "Hiện đại hoá mạng lưới bưu chính viễn thông, đầu tư sử dụng công nghệ hiện đại, nâng cấp, tăng dung lượng các tổng đài điện tử hiện có; từng bước cáp quang hoá mạng lưới điện thoại; cơ giới hoá, tự động hoá mạng lưới bưu chính. Đến năm 2005 đưa số máy điện thoại bình quân đạt 24-25 máy/100 dân" (trang 84 của Văn kiện, Hà nội năm 2001).
3. Những cơ hội và thách thức đối với Bưu điện Thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập:
- Khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức trên, Bưu điện Thành phố Hà Nội có thể tận dụng được những khoa học công nghệ hiện đại và vốn nước ngoài để hoàn thiện cơ sở hạ tầng viễn thông của nước ta, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về chất lượng phục vụ và sự phong phú các loại hình dịch vụ.
- Tạo điều kiện để các sản phẩm dịch vụ bưu chính - viễn thông được tham gia vào thị trường khu vực, thị trường thế giới.
- Bưu điện Thành phố Hà Nội đang thực hiện chiến lược "hội nhập và phát triển", thực hiện chiến lược phát triển kinh tế 10 năm của đất nước (2001-2010), chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
- Hội nhập cũng đồng nghĩa với việc phải mở cửa thị trường, dành ưu đãi tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia cho các công ty khai thác dịch vụ viễn thông nước ngoài, trong khi ta yếu hơn cả về công nghệ, trình độ năng lực, vốn. Hệ thống pháp luật, Luật BC-VT và các chính sách pháp lý còn chưa được hoàn thiện, đồng bộ. Như vậy Bưu điện Thành phố Hà Nội sẽ gặp khó khăn và sẽ phải chịu một sức ép lớn trong khi đàm phán cũng như triển khai hợp tác.
- Do sức ép của các tổ chức quốc tế, cước viễn thông quốc tế sẽ giảm đáng kể, trong khi đây là nguồn lợi nhuận chủ yếu.
- Ngoài sự cạnh tranh của các nhà khai thác viễn thông nước ngoài. Năm 2001-2005 khó khăn và thách thức lớn, đó là xu hướng cùng tham gia kinh doanh dịch vụ BC - VT của các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân cùng tham gia cung cấp như Saigon Postel, Công ty Viễn thông quân đội (Vietel), Công ty Viễn thông Sài gòn, các Công ty chuyển phát nhanh của nước ngoài (DHL, Fedex, Airbon ...), Công ty điện lực và các tổ chức không chính thức khác. Không thể tránh khỏi xu hướng hội nhập quốc tế trong viễn thông.
II. phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu phát triển công nghệ Viễn thông giai đoạn 2001-2005 của Bưu điện Thành phố Hà Nội:
(Trích "Chiến lược phát triển giai đoạn 2001-2005 của Bưu điện Thành phố Hà Nội", Tạp chí bưu chính - viễn thông 1/2001)
Bước vào thiên niên kỷ mới, trước tiến trình hội nhập và phát triển dịch vụ bưu chính - viễn thông trong xu thế cạnh tranh của các ngành khác nhau trong nước nhanh, đòi hỏi Bưu điện Thành phố Hà Nội phải nỗ lực phát triển hơn nữa. Bưu điện Thành phố Hà Nội đã xác định những phương hướng lớn trong giai đoạn từ nay đến năm 2005; đó là: Xây dựng và phát triển mạng lưới bưu chính - viễn thông hiện đại đủ điều kiện để cung cấp đa dịch vụ, làm thoả mãn mọi nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính - viễn thông trên địa bàn Thủ đô trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền tri thức vào những năm đầu thế kỷ 21.
Với mục tiêu trên Bưu điện Thành phố Hà Nội đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn này như sau:
a) Hệ thống chuyển mạch: được quy hoạch chi tiết phù hợp với từng vùng phục vụ, đảm bảo dung lượng sử dụng tối đa.
b) Hệ thống truyền dẫn: Sử dụng cáp sợi quang trung kế, kỹ thuật SDH. Các trung tâm chuyển mạch được kết nối bởi vòng RingII với tốc độ 622Mbit/s để kết nối các tổng đài vệ tinh xây dựng mới với Trung tâm. Phát triển mạng cáp quang truy nhập thuê bao đến các nhà cao tầng, các khu thương mại, dịch vụ, khu du lịch và chuẩn bị tiền đề cho mạng dịch vụ đa phương tiện.
Dung lượng các tuyến cáp quang truyền dẫn sử dụng 50% cho dịch vụ điện thoại, còn lại cho các dịch vụ giá trị gia tăng, truyền tốc độ cao, thuê kênh riêng, truyền hình cáp ...
c) Mạng ngoại vi: Được quy hoạch và phát triển đồng bộ với các cơ sở hạ tầng của Thành phố để đồng bộ hoá trong thi công và khai thác bảo dưỡng. Mạng cáp trên đường phố được ngầm hoá 100%, đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị. Sử dụng hệ thống cống, bể tiên tiến. Triển khai mạng cáp quang thuê bao thay thế dần mạng cáp đồng để khai thác các loại hình dịch vụ mới.
d) Mạng bưu chính: Xây dựng các trung tâm khai thác chia chọn bưu chính tự động hiện đại. Nâng cấp, mở rộng hiện đại hoá các bưu cục phục vụ, xây dựng mới các bưu cục, điểm BĐ-VHX để giảm bán kính phục vụ. Mở ra nhiều dịch vụ bưu chính mới nhằm phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng trên địa bàn Thủ đô.
e) Các hệ thống phụ trợ: Nhanh chóng phát triển và ứng dụng công nghệ Internet (chiếm 80% thị phần Internet trên địa bàn Thành phố Hà nội), tận dụng tối đa các dịch vụ trên mạng Internet. áp dụng công nghệ XDSL (ADSL, HDSL...) nhằm tận dụng các đôi cáp đồng hiện có. Phát triển thông tin di động, tiến tới tiếp cận thông tin di động toàn cầu GMPCS. Xây dựng mạng thông minh IN và bước đầu triển khai mạng truyền hình cáp. Triển khai mạnh các dịch vụ ISDN băng hẹp, ISDN băng rộng. Đưa vào sử dụng các dịch vụ y tế từ xa (tele-medi-cine), giáo dục từ xa (tele-education) qua mạng truyền thông và các dịch vụ khác theo công nghệ mới.
III. các giải pháp về quản lý công nghệ trong giai đoạn tới tại Bưu điện Thành phố Hà Nội:
1. Tiếp tục chủ trương hiện đại hoá ngành Bưu chính - Viễn thông với công nghệ hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ viễn thông thế giới:
Chính sách đi thẳng vào công nghệ hiện đại là một trong những kinh nghiệm quý báu giúp ngành Bưu điện nói chung và Bưu điện Thành phố Hà Nội nói riêng lớn mạnh như ngày nay. Chính sách này cần được duy trì và phát huy trong việc lựa chọn công nghệ cũng như đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Để thực hiện tốt chính sách này, trước hết cán bộ quản lý khoa học kỹ thuật bưu điện phải tiếp cận được với trình độ và theo sát xu hướng phát triển công nghệ mới:
a) Công nghệ thông tin quang:
Một trong những mốc phát triển của ngành Bưu chính - Viễn thông là sử dụng thông tin bằng sóng ánh sáng thay cho sóng điện từ. Thực tế công nghệ thông tin quang đã có những tiến bộ vượt bậc và là yếu tố chủ chốt của công nghệ thông tin ở thế kỷ 21.
Cáp quang trở thành phương tiện truyền dẫn hết sức hiệu quả trong các mạng đường trục và đang phát triển mạnh mẽ tới các mạng thuê bao. Về phương diện chuyển mạch, chuyển mạch quang mấy năm trước đây vẫn được coi là ảo tưởng thì nay đã bắt đầu xuất hiện và dần có chỗ đứng trên thị trường; có nhiều triển vọng khi so với tổng đài điện tử về mặt kinh tế. Trong những năm tới chúng ta có thể sẽ chứng kiến sự có mặt của tổng đài quang trên mạng lưới và một tổng đài quang không lớn hơn một chiếc vali có thể truyền toàn bộ lưu lượng thông tin giữa Pháp và Đức.
Bưu điện Thành phố Hà Nội đã bắt đầu đưa thử nghiệm công nghệ SDH (Synchronous Digital Hireachy) vào mạng lưới và đang nghiên cứu đưa vào sử dụng các hệ thống ATM (Asynchronour Transfer Mode) nhằm chuyển tải tất cả các dạng tín hiệu.
Điểm hấp dẫn không thể bỏ qua là trong tương lai công nghệ thông tin quang này sẽ phổ biến với giá thành thấp. Công nghệ thông tin quang có thể cho phép cung cấp các dịch vụ truyền thông đa năng cho những người dân bình thường bao gồm cả truyền hình có độ nét cao ở mức giá không cao hơn một cuộc gọi điện thoại.
Trong giai đoạn tới cần đẩy mạnh trang bị các tuyến cáp dung lượng cao theo tiêu chuẩn SDH để có thể sẵn sàng đấu nối vào các "xa lộ thông tin" của khu vực và thế giới.
b) Công nghệ thông minh:
Một khuynh hướng mới của các công nghệ thông minh, có tiềm năng không giới hạn là các mạng sinh học. Trong tương lai mạng sinh học có khả năng đưa ra kết luận từ các số liệu đầu vào không đầy đủ, khả năng xử lý song song mạnh, tốc độ và khả năng đào tạo được đã giúp chúng có thể truyền số liệu tốc độ cao, số lượng lớn và không lỗi một cách hiệu quả.
Cũng trong các công nghệ thông minh, kỹ thuật xử lý số tín hiệu (DSP) đang được ứng dụng ngày càng tăng như là một phương thức để thích ứng tốt hơn với các đặc tính của các phương tiện truyền dẫn và lưu số liệu. Kỹ thuật xử lý số tín hiệu đang được ứng dụng cho việc xử lý tiếng nói, ảnh tĩnh, ảnh động và ngày càng trở nên quan trọng trong các thiết bị đầu - cuối đa dịch vụ trong tương lai.
c) Công nghệ truyền dẫn vô tuyến:
Thông tin vệ tinh chiếm một phần quan trọng trong các hệ thống thông tin quốc gia và quốc tế. ở những nơi có hệ thống thông tin tiên tiến sẽ phát triển thành các "ốc đảo", thông tin vệ tinh được dùng để liên kết các "ốc đảo" này một cách nhanh chóng nhất. Vệ tinh được dùng liên lạc trực tiếp với từng gia đình (truyền hình), thu nhận và thông báo tin tức. Thông tin vệ tinh còn là một trong các phương tiện cung cấp dịch vụ thông tin di động có hiệu quả. Các hệ thống thông tin vệ tinh không chỉ cạnh tranh với các hệ thống cáp nhờ việc cung cấp các đường truyền số liệu có khoảng cách lớn mà chúng còn cạnh tranh trực tiếp với các hệ thống mặt đất bằng cách cung cấp các đường truyền dẫn trực tiếp với các trạm mặt đất lớn và nhỏ.
Hệ thống thông tin di động hiện nay chủ yếu dựa trên kỹ thuật analogue FDMA. Công nghệ này bị giới hạn về lưu lượng thông tin và dung lượng hệ thống. Các hệ thống thông tin di động trong tương lai sẽ sử dụng công nghệ số TDMA hoặc CDMA ở các băng tần cao hơn.
Kỹ thuật phần mềm:
Phần mềm là một khâu quan trọng ảnh hưởng tới giá thành và hiệu quả của toàn hệ thống. Nhu cầu phát triển phần mềm trong viễn thông sẽ tăng nhanh trong một, hai thập kỷ tới.
Phần mềm các hệ thống viễn thông ở tất cả các cấp vẫn là một vấn đề chủ chốt. Sự cân bằng, phân chia, tính modul các chức năng và khả năng phối hợp hoạt động của phần mềm trong phạm vi hệ thống là các vấn đề cơ bản. Công suất cũng như hiệu quả của các quá trình thiết kế phần mềm vẫn đòi hỏi phải đầu tư nghiên cứu xa hơn. Phương pháp thiết kế phần mềm theo hướng đối tượng sẽ đóng góp tích cực vào việc giải quyết vấn đề này.
Ngày nay các máy tính dễ dàng liên lạc với nhau theo cách thức của các thiết bị đầu cuối trong mạng viễn thông. Thực tế mạng viễn thông tiên tiến có thể coi là một hệ thống máy tính phân bố rộng khắp. Công nghệ phần mềm sẽ là yếu tố căn bản trong các hệ thống và các thiết bị viễn thông. Xu hướng hội tụ giữa công nghệ viễn thông và công nghệ máy tính đang mở ra một khoảng trời rộng lớn cho các nhà khoa học nghiên cứu để con người có thêm nhiều dịch vụ mới và cuối cùng là các mạng lưới viễn thông thông minh băng rộng trong tương lai.
e) Công nghệ thông tin phục vụ sự đổi mới về quản lý, điều hành SXKD bưu điện:
Vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, cuộc cách mạng về công nghệ thông tin là bước ngoặt lịch sử sự phát triển văn minh của loài người. Thông tin là nhu cầu cấp thiết của mỗi cá nhân, của cộng đồng và là tài nguyên của xã hội.
Sớm nhận rõ tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong sự nghiệp đổi mới, ngành Bưu điện đã có những bước phát triển nhanh chóng; đi thẳng vào hiện đại hoá mạng lưới thông tin, đồng thời đưa công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên quá trình ứng dụng tin học trong Ngành trong những năm qua còn nhiều mặt yếu kém; Vì vậy việc triển khai các dự án về công nghệ thông tin của Ngành trong những năm tới đây cần có sự thống nhất hoá về mặt kỹ thuật và quản lý theo hướng đầu tư đồng bộ và có hiệu quả. Những mạng máy tính được thiết lập tại cơ sở ngoài việc đảm bảo phục vụ cho công tác quản lý điều hành sản xuất trong phạm vi đơn vị, đồng thời phải đảm bảo tốt chức năng cho công tác quản lý ở cấp cao hơn và có thể cung cấp tốt các dịch vụ thông tin cho xã hội.
Công nghệ viễn thông ngày nay cho phép chúng ta có thể mường tượng tới một tương lai không xa trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21; mỗi người có thể ngồi ở nhà, trước hệ thống màn hình, bàn phím, micrco và camera ... làm việc với các cộng sự của mình cũng như ở nhà họ bằng các số liệu, âm thanh, hình vẽ, hình ảnh; có thể xem một bộ phim mình muốn, nghe một bài hát hoặc nghe một tiểu thuyết ưa thích; mỗi người có thể đi bất cứ nơi đâu trên thế giới, chỉ cần một tấm thẻ vi mạch nhỏ như tấm danh thiếp là có thể có đầy đủ các phương thức thanh toán, mua bán và sử dụng mọi dịch vụ viễn thông như đang ở nhà mình vậy (mạng thông tin cá nhân PCN). Và quan trọng hơn cả là dù sao đi nữa thì việc tập trung nghiên cứu về công nghệ vi điện tử, tin học và quang học vẫn được những người muốn có vị trí trong thương trường Viễn thông ngày mai hết sức chú trọng.
2. Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên Viễn thông:
Khi công nghệ bước sang một bước ngoặt mới, các nhà sản xuất thiết bị cố gắng bán các thiết bị thuộc công nghệ cũ (mặc dù nó còn rất mới, hiện đại ở thời điểm đó), nhiều khi với giá rất rẻ, vì công nghệ đã nghiên cứu rồi, dây truyền tự động đã đầu tư rồi, bán thêm được chừng nào tốt chừng đó. Các thiết bị đó sau này không có khả năng mở rộng, nâng cấp để cung cấp các dịch vụ như các thiết bị sử dụng công nghệ mới dẫn tới chênh lệch về chất lượng và loại hình dịch vụ so với các nước tiên tiến. Trong thời gian qua, ngành Viễn thông nước ta đã kiên quyết đi theo hướng hiện đại hoá, số hoá, tự động hoá. Việc đi thẳng vào hiện đại hoá giúp các nước đang phát triển tận dụng "thế mạnh của người đi sau". Để tiếp tục thực hiện chủ trương đúng đắn này cần một mặt nắm vững xu hướng phát triển công nghệ viễn thông thế giới đồng thời phải đẩy mạnh công tác đào tạo các cán bộ kỹ thuật và hợp tác chuyển giao công nghệ thông qua con đường hợp tác quốc tế.
Chúng ta biết rằng, các nhà khai thác viễn thông lớn trên thế giới hàng năm dành từ 3 đến 6% doanh thu cho nghiên cứu phát triển, chưa kể khối lượng kinh phí tương đương từ các tập đoàn công nghệ. Kinh phí nghiên cứu phát triển viễn thông lên tới hàng tỷ USD mỗi năm. ở nước ta kinh phí dành cho nghiên cứu trong ngành Bưu điện được tăng một cách đáng kể từ năm 1993, song cũng chỉ chiếm không quá 0,2% tổng doanh thu. So với các nước trên thế giới, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, kỹ thuật hiện nay ở nước ta còn quá ít, các cơ sở nghiên cứu chưa được trang bị, cán bộ nghiên cứu chưa được đảm bảo đời sống để tập trung nghiên cứu.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật viễn thông nước ta nhìn chung còn mỏng và hạn chế về trình độ chuyên sâu. Cán bộ kỹ thuật có trình độ, kinh nghiệm được đào tạo chính quy, có chất lượng ở trong nước, Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu trước đây; do làm việc lâu năm trong môi trường kỹ thuật tương tự (Analog), do khả năng ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) còn hạn chế nên khi chuyển sang kỹ thuật, công nghệ mới rất khó khăn, chậm chạp. Các kỹ sư mới ra trường được trang bị các kiến thức cơ bản về điện tử, tin học trong các trường Đại học cần có điều kiện và cần được hướng dẫn để có thể trở thành cán bộ kỹ thuật giỏi. Phần đông các cán bộ này sau khi được tuyển dụng vào làm việc phải dành đa số thời gian hoàn thành nhiều công việc mang tính sự vụ, tay chân, hoặc chuyên môn ở cấp kỹ thuật viên và không được các kỹ sư giỏi kèm cặp, hướng dẫn. Để có thể đào tạo ban đầu cần có sự trợ giúp (có điều kiện) của các nhà sản xuất thiết kế thông qua các chương trình đào tạo tại nước ngoài, đào tạo tại chỗ ... rất tốn kém. Do hạn chế về vốn đầu tư và do nhiều chủng loại thiết bị nên việc đào tạo chỉ dừng lại ở mức đủ để vận hành, khai thác, bảo dưỡng và khắc phục các lỗi đơn giản như thay thế cả khối, thay tấm in ... Đội ngũ kỹ sư mà thường được làm việc như các kỹ thuật viên thì không có khả năng và điều kiện nghiên cứu, phát triển.
Vì vậy, ngành Bưu chính - Viễn thông nói chung và Bưu điện Thành phố Hà Nội nói riêng cần có các chính sách và các khoản đầu tư đúng đắn cho việc đào tạo các đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên trẻ, có khả năng tiếp thu, đánh giá các công nghệ mới, góp phần xây dựng và phát triển mạng lưới viễn thông ngày càng hiện đại.
3. Thu hút công nghệ qua hợp tác quốc tế đa phương:
Kết hợp công tác hợp tác quốc tế với khoa học công nghệ của ngành Bưu chính - Viễn thông là bài học thành công để tiếp tục phát triển mạng lưới viễn thông và công nghiệp viễn thông. Để tạo điều kiện thu hút chất xám về Viễn thông cần khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất, lắp đặt thiết bị... Trong giai đoạn tới, ngành Bưu chính - Viễn thông sẽ tập trung nghiên cứu, lựa chọn công nghệ, cập nhật và kiên quyết đặt điều kiện chuyển giao công nghệ trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh để tiến tới sản xuất được trong nước tất cả các thiết bị viễn thông cung cấp cho thị trường rộng lớn trong nước và một phần xuất khẩu.
Hiện tại nhiều hãng đang cố gắng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, chúng ta cần tranh thủ hợp tác tối đa với các hãng lớn; nhưng không bỏ qua các hãng nhỏ mà trước đây họ cũng có điều kiện, hoàn cảnh, cơ hội vươn lên như chúng ta hiện nay. Trong thời gian tới, cần đặc biệt chú trọng tới sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất phần mềm.
Kết luận
Vai trò của Viễn thông ngày càng trở nên quan trọng khi loài người bước vào kỷ nguyên thông tin; khi nền kinh tế thế giới vận động theo hướng quốc tế hoá. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển Viễn thông nhằm phục vụ, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển. Các quốc gia đều mong muốn và có các chương trình ưu tiên phát triển mạng lưới viễn thông. Thực hiện chính sách mở cửa, dưới ánh sáng đổi mới từ cuối những năm 80 trở lại đây, trong điều kiện còn hết sức khó khăn do bị cấm vận kỹ thuật và bao vây kinh tế của các thế lực bên ngoài. Ngành Bưu điện đã mạnh dạn, chủ động hiện đại hoá mạng lưới viễn thông. Với chính sách đi thẳng vào kỹ thuật số hiện đại, khuyến khích hợp tác quốc tế, phá thế cô lập, nhiều thiết bị hiện đại đã được đưa vào sử dụng trên mạng lưới viễn thông Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Tới nay mạng lưới viễn thông Việt Nam tuy còn mỏng về số lượng thuê bao song hiện đại và hoàn toàn thích ứng với mạng viễn thông của các nước tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả là làm thế nào để có thể tận dụng được tối đa các ưu điểm của công nghệ mới trong mạng lưới viễn thông. Đó chính là nhiệm vụ của công tác quản lý công nghệ trong ngành Viễn thông của các nhà quản lý.
Với tốc độ tăng đến chóng mặt về nhu cầu thông tin và năng lực mạng lưới như vậy để giải quyết nhu cầu về vốn đầu tư, quy mô mạng lưới và yêu cầu về trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm khai thác kinh doanh quản lý mạng lưới, phát triển dịch vụ theo kịp các nước trong khu vực; Bưu điện Thành phố Hà Nội đã chọn cho mình một giải pháp đúng đắn là huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy các dự án mới trong giai đoạn bắt đầu đi vào hoạt động, kết quả kinh doanh thực tế còn chưa được đánh giá nhưng với những bước đi đầu vững chắc Bưu điện Thành phố Hà Nội đang đóng góp phần mình vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thủ đô. Cùng với việc tiến hành đầu tư phát triển và cải tạo mạng lưới một cách bài bản, tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế qua các dự án này chúng ta sẽ có một thủ đô với hệ thống thiết bị và dịch vụ cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại, theo kịp xu hướng toàn cầu hoá mạng viễn thông.
Việc nghiên cứu hiện trạng và các giải pháp về Quản lý công nghệ Viễn thông tại Bưu điện Thành phố Hà Nội là một đòi hỏi cần thiết nhằm hướng các nhà quản lý có liên quan quan tâm khai thác các tiềm năng công nghệ để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ Viễn thông, tìm ra các giải pháp hữu hiệu để hạn chế những khó khăn khách quan và chủ quan không chỉ trong việc thu hút các nguồn đầu tư công nghệ mà cả trong quá trình triển khai các dự án. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cũng nhằm hướng các nhà tổ chức tập trung đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia kỹ thuật có đầy đủ kiến thức và phẩm chất đạo đức để nhanh chóng tiếp thu được các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, áp dụng vào mạng lưới viễn thông Thủ đô một cách có hiệu quả nhất.
Trên đà đổi mới mạnh mẽ này chúng ta tin tưởng rằng với những chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước cùng với sự thông minh và nhạy bén của một dân tộc cần cù, giầu bản lĩnh, triển vọng xây dựng mạng lưới viễn thông hiện đại của cả nước nói chung và của Bưu điện Thành phố Hà Nội nói riêng là hết sức sáng sủa, tốt đẹp.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của toàn thể CBCNV Ban quản lý các dự án Bưu điện Thành phố Hà Nội, của các thầy cô giáo Trường ĐHKTQD trong suốt quá trình học tập và công tác. Tôi cũng xin được tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy Mai Văn Bưu đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn trong quá trình viết đề tài. Đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự bổ xung, góp ý để đề tài được hoàn chỉnh hơn./.
tài liệu tham khảo
Chiến lược phát triển công nghệ bưu chính - viễn thông đến năm 2020 ban hành theo quyết định số 502/1998/QĐ-TCBĐ của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính - Viễn thông giai đoạn 1996 - 2000 và giai đoạn 2001 - 2005 của Bưu điện Thành phố Hà Nội (Báo cáo của BĐTPHN trình TCT năm 2000).
Các báo cáo tổng kết công tác của BĐTPHN từ năm 1996 đến năm 2000.
"Kinh tế Bưu điện trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường "- NXB Bưu điện, năm 2000.
Các tạp chí Bưu chính - Viễn thông.
Các tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế - Bưu điện.
"Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam"- NXB chính trị quốc gia Hà nội - 2001
"Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ Thành phố Hà nội". Hà nội - 2001.
"Niên giám thống kê Bưu điện 1991-1999"; NXB Tổng cục thống kê.
"Công nghệ và Quản lý công nghệ "- Bộ môn Quản lý công nghệ - Trường ĐHKTQD - năm 2000.
"Phát triển Viễn thông trong nền kinh tế hiện đại" - Viện kinh tế thế giới, NXB Khoa học - Xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0147.doc