- Tài sản cố định dùng ngoài phạm vi sản xuất kinh doanh: là các TSCĐ dùng trong hành chính sự nghiệp đơn thuần, dùng trong phúc lợi xã hội, an ninh quốc phòng, TSCĐ chờ xử lý,.
Cách phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế cho ta thấy được những thông tin về cơ cấu, về năng lực hiện có của tài sản cố định, từ đó giúp doanh nghiệp hạch toàn phân bổ chính xác, có biện pháp đối với tài sản cố định chờ xử lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
+ Căn cứ vào tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định, được chia TSCĐ thành ba loại:
- TSCĐ đang dùng đến.
- TSCĐ chưa cần dùng đến.
- TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý, nhượng bán.
58 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở Công ty cổ phần chè Hùng An - Huyện Bắc Quang - Tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số đã tính toán xác định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố. Đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt, chịu sự kiểm soát của Nhà nước (Đối với các doanh nghiệp Nhà nước) đối với việc thu hồi vốn, thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
+ Bảo toàn về mặt hiện vật: nghĩa là bảo toàn năng lực sản xuất của TSCĐ, trong quá trình sử dụng TSCĐ vào mục đích sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ, không làm mất mát hư hỏng TSCĐ, thực hiện đúng quy định về bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp được quyền chủ động thực hiện việc đổi mới , thay thế TSCĐ, kể cả những TSCĐ chưa hết khấu hao theo yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ, phát triển và nâng cao năng lực sản xuất. Tuy nhiên doanh nghiệp phải báo cáo lên cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính để theo dõi, kiểm tra sử dụng không đúng mục đích, hoặc mua đi bán lại với mục đích ăn chia chênh lệch giá vào vốn và nếu giảm vốn do thanh lý thì cũng phải có ý kiến quyết định của cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính.
* Các phương pháp bảo toàn và phát triển TSCĐ của doanh nghiệp:
Bảo toàn và phát triển TSCĐ của doanh nghiệp thường sử dụng ba phương pháp chính sau:
+ Phương pháp một: Định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ.
Đây là phương pháp làm cho TSCĐ của doanh nghiệp không bị hỏng hóc, hư hỏng, nếu có hư hỏng thì sẽ được sửa chữa, năng cấp, giúp cho TSCĐ có tuổi thọ lâu hơn, thời gian sử dụng dài hơn, góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra biện pháp bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ theo định kỳ sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng sản xuất không liên tục, góp phần nâng cao thời gian sử dụng TSCĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.
+ Phương pháp hai: Có phương pháp tính khấu hao hợp lý.
Bởi vì phương pháp khấu hao nào mà vừa phù hợp với loại hình sản xuất của doanh nghiệp lại vừa phản ánh chính xác giá trị hao mòn thực tế của TSCĐ. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý có ảnh hưởng quan trọng đến việc bảo toàn và phát triển TSCĐ của doanh nghiệp, vì quỹ khấu hao sẽ phản ánh nguồn vốn thu hồi được là bao nhiêu. Thông thường mỗi doanh nghiệp chỉ sử dụng một phương pháp tính khấu hao nhất định cho thuận lợi, nhưng cũng có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Đó thường là các doanh nghiệp đa chức năng, nhiệm vụ.
+ Phương pháp ba: Định kỳ đánh giá và đánh giá lại TSCĐ.
Nếu sử dụng phương pháp này doanh nghiệp sẽ chủ động nắm bắt được tình hình thực tế của TSCĐ, từ đó có biện pháp điều chỉnh mức khấu hao hợp lý. Không phải bất cứ nguyên giá TSCĐ ban đầu nào đã xác đinh cũng hoàn toàn chính xác cộng với những hao mòn hữu hình và vô hình khác cho nên sau một thời gian nhất định thì doanh nghiệp phải đánh giá lại TSCĐ. Do đó dần dần mức trích khấu hao được điều chỉnh lại sẽ sát hơn, hợp lý hơn, đúng hơn so với hao mòn thực tế.
Chương 2:
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ HÙNG AN
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần chè hùng an:
Công ty cổ phần chè Hùng An là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm chè, được thành lập tháng 10 năm 1973. Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển cùng với các giai đoạn lịch sử của đất nước, tới nay Công ty cũng đã qua nhiều lần thay đổi tên gọi và hình thức quản lý khác nhau.
Tiền thân của Công ty là khu kinh tế mới của tỉnh, do địa hình đất đai cho phép và thời tiết khí hậu cho sự phát triển và sinh trưởng của cây chè .đến tháng 10/1973 thì Công ty được thành lập. Sau đó theo đề nghị của ủy ban tỉnh, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 232/TTg ngày 27/5/1976 chính thức trở thành nông trường quốc doanh Hùng An, nông trường có nhiệm vụ khai hoang trồng ,chăm sóc và sản xuất kinh doanh sản phẩm chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế và chính sách của Đảng và nhà nước, Công ty chè Hùng An được thành lập theo quy chế, thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước, theo Quyết định số 578/QĐ - UB ngày 15/1/1994 của UBND tỉnh Hà Giang.
Năm 2005 là năm bản lề, đánh dấu bước chuyển mình lớn của Công ty, thực hiện chủ trương chuyển đổi, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, được sự chỉ đạo giúp đỡ của UBND tỉnh Hà Giang mà trực tiếp là ban đổi mới doanh nghiệp của tỉnh, Công ty cổ phần chè Hùng An đã thực hiện thành công việc cổ phần hóa doanh nghiệp và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình của Công ty cổ phần từ tháng 7/2005.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần chè Hùng An - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang.
Tên tiếng Anh: Hung An TEA JOINT STOCK COMPANY.
Địa chỉ: Xã Hùng An - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang.
Điện thoại: 0219 892 803 Fax: 0219 892 598
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 1003000015 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Giang cấp ngày 01/07/2005.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
Vốn điều lệ: 6.400.000.000đ.
Ngành nghề kinh doanh: Trồng, chăm sóc, chế biến kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm chè.
Hiện nay Công ty có 392 cổ đông trong đó ban giám đốc và khối hàmh chính là 28 người số còn lại là lực lượng lao động chính của Công ty, được chia thành 6 đội trồng, chăm sóc và thu hái chè và 01 nhà máy chế biến chè.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Công ty là 554,32 ha, trong đó có 255,83 ha là chuyên canh cây chè, với sản lượng 2.000 tấn chè búp tươi/năm, năng suất bình quân 80 tạ/ha.
Phương châm hoạt động của doanh nghiệp là tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất của vườn chè hiện có, mở rộng sản xuất chế biến, thu mua tiêu thụ sản phẩm chè của nhân dân trong vùng, dần dần thay thế máy móc thiết bị lạc hậu, đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là ưu tiên cho chất lượng sản phẩm. Với mục tiêu “Sản xuất sạch hơn” và nâng cao đời sống cho các cổ đông, những người đã gắn bó cả đời mình với Công ty.
Từ những ngày đầu thành lập, Công ty là một trong những đơn vị chủ đạo của ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang, đồng thời là nơi chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân trong vùng, áp dụng khoa học kỹ thuật cùng với kinh nghiệm thực tế vào trồng, chăm sóc chế biến và kinh doanh chè có hiệu quả.
Qua các thời kỳ khác nhau, Công ty đã khắc phục khó khăn phấn đấu vươn lên luôn giữ được “Chữ tín” thông qua chất lượng của sản phẩm. Từ đó giúp Công ty thực hiện tốt luật lao động và các nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước.với những số liệu sau đây có thể chứng minh rằng công ty cổ phần chè hùng an đang hương tới mục tiêu năng suất chất lượng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
B¶ng 2.1: Tæng doanh thu cña doanh nghiÖp trong 2 n¨m (2006 -2007)
Năm
Chỉ tiêu
2006
% Thực hiện
2007
% Thực hiện
Tổng doanh thu
8.274.413.358
117,7
10.345.932.162
125
Tổng nộp NS Nhà nước
313.954.260
108
413.406.563
131,7
(Nguån: Phßng kÕ to¸n tµi vô C«ng ty)
Để ghi nhận các thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các thời kỳ Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh Hà Giang đã tặng thưởng cho Công ty các danh hiệu.
- Huân chương lao động hạng 3 năm 1988.
- Huân chương lao động hạng 2 năm 1997.
- Cờ thi đua của Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 1998.
- Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Hà Giang năm 1999.
- Huy chương vàng Hội trợ triển lãm Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam năm 1996.
- Huy chương và tuần lễ xanh quốc tế Việt Nam năm 2003.
- Cúp cành chè vàng lễ hội văn hóa trà năm 2007.
- Cúp vàng thương hiệu cạnh trang năm 2008.
Và rất nhiều bằng khen của các Bộ, ban ngành của tỉnh và các đoàn thể trên các lĩnh vực hoạt động mà cán bộ công nhân viên chức của Công ty đã đạt được.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty cổ phần chè hùng an trước kia là khu kinh tế mới của tỉnh, đến tháng 10/1973 thì Công ty mới được thành lập. Sau đó theo đề nghị của ủy ban tỉnh, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 232/TTg ngày 27/5/1976 chính thức trở thành nông trường quốc doanh Hùng An, nông trường có nhiệm vụ khai hoang trồng ,chăm sóc và sản xuất kinh doanh sản phẩm chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế và chính sách của Đảng và nhà nước, Công ty chè Hùng An được thành lập theo quy chế, thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước, theo Quyết định số 578/QĐ - UB ngày 15/1/1994 của UBND tỉnh Hà Giang.
Năm 2005 là năm bản lề, đánh dấu bước chuyển mình lớn của Công ty, thực hiện chủ trương chuyển đổi, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, được sự chỉ đạo giúp đỡ của UBND tỉnh Hà Giang mà trực tiếp là ban đổi mới doanh nghiệp của tỉnh, Công ty cổ phần chè Hùng An đã thực hiện thành công việc cổ phần hóa doanh nghiệp và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình của Công ty cổ phần từ tháng 7/2005.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần chè Hùng An - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang.
Ngành nghề kinh doanh: Trồng, chăm sóc, chế biến kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm chè.
Trụ sở chính của công ty cổ phần chè hùng An được đặt tại km 218+200 quốc lộ 2 tuyến đường tuyên Quang - Hà Giang.
Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển công ty cổ phần chè hùng an đã có được những thành tưu đáng kể , sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao phù hợp với cơ chế thị trường. đúng chủ chương chính sách của đảng, nhà nước với nhứng cố gắng ,nỗ lực trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của mình. công ty cổ phần chè hùng An đã và đang phát triển thành một doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực chế biến kinh doanh các sản phẩm chè, của tỉnh hà giang.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Tổng số cổ đông của công ty là 392 người trong đó cán bộ quản lý và hành chính của Công ty là 28 người, còn lại 364 người làm ở nhà máy chè và 6 đội sản suất được chia thành 3 khâu chức năng, cụ thể như sau:
1: Ban lãnh đạo: Gồm một giám đốc và 2 phó giám đốc .Giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị, Bí thư Đảng ủy Công ty.
2: Khối văn phòng: - phòng Tổ chức hành chính.
- Phòng kế toán tài vụ.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật.
3: Khối sản xuất gồm: 01 nhà máy chế biến và 6 đội nông nghiệp sản xuất chè búp tươi.
§¹i héi ®ång cæ ®«ng
Héi ®ång qu¶n trÞ
Ban kiÓm so¸t
Ban gi¸m ®èc
Phßng tæ chøc hµnh chÝnh
Phßng tµi vô kÕ to¸n
Phßng kÕ ho¹ch kü thuËt
Phßng tµi vô kÕ to¸n
Phßng tµi vô kÕ to¸n
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần chè Hùng An
(Nguồn phòng tổ chức hành chính: trụ sở làm việc của công ty).
Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
* Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong Công ty, có nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển của Công ty, quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần.
* Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông và chịu sự kiểm soát của đại hội đồng cổ đông về toàn bộ hoạt động quản lý của mình.
* Ban Giám đốc: Gồm 1 Giám đốc, 2 phó Giám đốc.
Ban Giám đốc thực hiện chức năng điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty.
* Ban kiểm soát: Giám sát hội đồng quản trị, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý và công tác kế toán.
* Phòng tổ chức hành chính: Tuyển dụng sắp xếp lao động, thực hiện các quy chế về tiền công, tiền lương, chế độ chính sách BHXH, BHYT.
* Phòng tài vụ kế toán: Tổ chức công tác hạch toán cho Công ty theo đúng pháp lệnh kế toán của Nhà nước, tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác tài chính, lập kế hoạch tài chính và thanh quyết toán sản phẩm cho cổ đông .
* Phòng kế hoạch kỹ thuật: Xây dựng các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp vật tư phục vụ sản xuất, xây dựng các kế hoạch trung và dài hạn cho công ty.
* Nhà máy chế biến: Tiếp nhận nguyên nhiên, vật liệu đầu vào, sản xuất chế biến các sản phẩm chè khô, đảm bảo chất lượng, quy cách mẫu mã theo đơn đặt hàng của khách hàng.
* 6 đội nông nghiệp: Trồng, quản lý, chăm sóc, thu hái 255,83 ha chè chuyên canh, cung cấp nguyên liệu đúng yêu cầu kỹ thuật cả về chất lượng và số lượng theo kế hoạch sản xuất của Công ty.
2.1.3. Hoạt động chủ yếu của Công ty: hoạt động chủ yếu của công ty là trồng, chăm sóc chế biến kinh doanh các sản phẩm chè . sau khi thực hiện thành công cổ phần hóa, toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đều rất phấn khởi, vì từ nay họ đã thực sự là những người chủ sở hữu của Công ty. Họ là những người đã công tác lâu năm tại Công ty, Ban giám đốc có kinh nghiệm lãnh đạo, cán bộ trong công ty có tinh thần đoàn kết thống nhất cao, cán bộ trong phân xưởng có kỹ thuật nên sau 2 năm hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đời sống dần được nâng cao. Sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ hết và tạo được một chỗ đứng trong ngành sản xuất chè của Việt Nam. Theo đánh giá của UBND tỉnh Hà Giang thì Công ty cổ phần chè Hùng An là một doanh nghiệp thành công điển hình trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh việc làm tốt công tác sản xuất kinh doanh của mình thì nhiều năm liền, Công ty cổ phần chè Hùng An đều được công nhận là đơn vị hoạt động kinh doanh tốt, việc tổ chức bộ máy quản lý luôn đóng vai trò quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hành sản xuất và giám sát toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả thành bại của doanh nghiệp trên thương trường. Việc phân cấp bộ máy quản lý phụ thuộc và quy mô, loại hình doanh nghiệp và nhu cầu quả lý cũng như chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp, tránh lãng phí nguồn lực và để hoạt động đạt kết quả cao nhất.
Kể từ tháng 7/2005 khi đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, Công ty đã thực hiện một cuộc cải cách lớn về bộ máy quản lý. Kể từ năm 2005 trở về trước, khi còn là doanh nghiệp Nhà nước , do tồn tại của cơ chế và của thời bao cấp để lại cho nên bộ máy quản lý của Công ty , rất cồng kềnh hoạt động không hiệu quả .dẫn đến việc chi phí quản lý rất lớn.
Từ khi cổ phần hóa lãnh đạo Công ty đã thực hiện việc tinh giảm cán bộ sắp xếp công việc theo năng lực của cán bộ. Bên cạnh đó các vị trí chủ trốt cũng được kiêm nhiệm, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểm trực tuyến chức năng. Kiểu tổ chức này rất phù hợp với tình hình thực tế của Công ty hiện nay, nó gắn cán bộ công nhân viên của Công ty với chức năng và nhiệm vụ của họ, khắc phục sự tách rời của một cá nhân ra khỏi công việc của họ. Đồng thời các nhiệm vụ, mệnh lệnh sản xuất được chuyển từ lãnh đạo đến cấp dưới dễ dàng, các cán bộ có liên quan đến một công việc nào đó của Công ty cũng có sự thống nhất với nhau khi đưa ra các quyết định của mình.
Bảng 2.2. Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chè Hùng An 2 năm (2006 – 2007)
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
§VT
1.Tæng s¶n lîng bóp chÌ t¬i
1.924.724
2.011.417
Kg
2. Tæng s¶n phÈm chÌ kh«
408.758
430.645
Kg
3.HÖ sè tiªu thô nguyÖn liÖu/ s¶n phÈm.
4.70
4.76
Kg
4.Tæng doanh thu
8.274
10.345
Tû
5.Tæng chi phÝ
Gi¸ thµnh s¶n phÈm
Chi phÝ
8.144
7.367
776.640
10.020
9.180
839.757
Tû
Tû
TriÖu
6. Lîi nhuËn cha ph©n phèi
130
325
TriÖu
7. TØ suÊt lîi nhuËn/ doanh thu
1.6
3.15
%
8. N«ng ng©n s¸ch Nhµ níc
ThuÕ
BHYT, BHXH
1.347
313
1.034
1.482
431
1.051
Tû
TriÖu
Tû
9. Thu nhËp b×nh qu©n
0.75
1.066
TriÖu
(Nguån: Phßng kÕ to¸n tµi vô)
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty:
Qua 2.2 ta thấy. Sản lượng chè búp tươi và chè khô của Công ty tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2006, 2007 và các lý do khách quan như: Thời tiết, sâu bệnh Qua đó ta thấy Công ty đã có nhiều cải tiến trong công tác chế biến sản xuất, thay thế dần các máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu bằng thế hệ máy mới hoạt động có hiệu quả hơn cho nên thực trạng hiệu quả sử dụngTSCĐ của doanh nghiệp tăng hơn năm trước. Những chi phí của Công ty vẫn còn cao do phải sử dụng nhiều công nhân chế biến và giá cả của các nhiện liệu đầu vào như: Than, củi điện còn cao do đó lợi nhuận của Công ty chưa cao, đời sống của người lao động tuy có được cải thiện nhưng còn thấp.
Có thể những thành quả đã đạt được kể trên của Công ty cổ phần chè Hùng An là chưa đáng kể với quy mô doanh nghiệp, nhưng nó cũng đã nói lên phần nào sự cố gắng nỗ lực trong công tác, điều hành sản xuất và kinh doanh của lãnh đạo cũng như toàn thể CBCNV của Công ty.
Mặc dù bước đầu còn gặp nhiều khó khăn bỡ ngỡ do mới thực hiện cổ phần, nhưng CBCNV của Công ty đã đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu phát huy nội lực thực hiện và hoàn thành các mục tiêu kinh tế chính trị của huyện, của tỉnh và của Công ty đã đề ra, góp phần nhỏ vào công cuộc xây dựng tỉnh Hà Giang phát triển bền vững.
2.2.1 Tình hình TSCĐ của công ty cổ phần chè hùng An
+ Tài sản cố định của công ty cổ phần chè hùng an được hình thành chủ yếu từ ba nguồn:
- Vốn cổ phần:
- Vốn tự bổ sung.
- Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tài chính.
Công ty cổ phần chè Hùng An là một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến sản phẩm chè. Những năm đầu, công ty hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân sách cấp, tuy vậy uy tín của công ty trên thị trường trong nước và ngoài nước , hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, do đó việc huy động vốn ở công ty tương đối thuận lợi, vốn chủ yếu được huy động bằng việc đi vay các tổ chức tài chính trong tỉnh . để đầu tư vào cơ sở vật chất,máy móc thiêt bị dây chuyên sản xuất .
+ tình hình TSCĐ của công ty cổ phần chè hùng An ta xem xét các bảng TSCĐ theo nguồn gốc hình thành và cơ cấu TSCĐ theo hình thái biếu hiện của công ty cổ phần chè hùng:
B¶ng 2.3: Tình hình tài sản cố định của Cty cổ phần Chè Hùng An
§¬n vÞ tÝnh: VNĐ
STT
ChØ tiªu
N¨m 2006
N¨m 2007
So s¸nh 2007 - 2006
Sè tiÒn
%
1
Nhà cửa vật kiến trúc
3.373.589.247
3.727.218.000
353.628.753
10,5
2
Máy móc thiết bị
114.000.000
114.000.000
-
-
3
Phương tiện vận tải
769.502.000
769.502.000
-
-
4
Thiết bị quản lý
104.985.000
46.485.000
-58.500.000
-55,7
Cộng
4.362.076.247
4.657.205.000
295.128.753
6,8
(Nguån: Phßng kÕ to¸n tµi vô)
Qua bảng trên ta thấy TSCĐ của hai năm 2006-2007 thì tỷ trọng của nhà cửa kiên trúc chiếm cao. Năm 2006 chiếm tỷ trọng là 77.34% [(3.373.589.247/4.362.076.247 ) * 100 ]. Năm‚ 2007 chiếm tỷ trọng là 80 %, tăng hơn so với đầu kỳ năm 2006 là 2.66% là do tăng tỷ trọng của nhà xưởng . Năm 2006 máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng là 2.61% năm 2007 vẫn giữ nguyên là 2.61% Do tỷ trọng của nhà xưởng là rất cao cho nên năng lực sản xuất cuả TSCĐ sẽ quyết định tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Do đó cần phải quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích các loại TSCĐ. Cho nên công ty cần đầu tư thêmvào máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 2.4. TSCĐ theo nguồn gốc hình thành
§¬n vÞ tÝnh: VN§
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Vốn CP
Tự bổ sung
Vốn vay
Vốn CP
Tự bổ sung
Vốn vay
1
Nhà cửa vật kiến trúc
3.373.589.247
-
-
3.727.218.000
-
-
2
Máy móc thiết bị
4.617.012.000
307.800,800
-
384.751.000
384.751.000
-
3
Phương tiện vận tải
83.988.000
-
20.997.000
41.836,500
-
4.648,500
4
Thiết bị quản lý
114.000.000
-
-
114.000.000
-
-
Cộng
8.188.589.247
307.800,800
20.997.000
4.267.805,500
384.751.000
4.648,500
(Nguån: Phßng kÕ to¸n tµi vô)
Nhìn vào bảng TSCĐ theo nguồn gốc hình thành, ta thấy vốn cổ phần chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng gía¸ trị TSCĐ của công ty. Cụ thể đầu năm 2006, tỷ trong vốn cổ phần đầu tư trong TSCĐ của công ty chiếm 82,745% Năm 2007 tỷ trọng vốn đầu tư tự có chiếm 81,7%. Do tỷ lệ vốn cổ phần cao cho nên doanh nghiêp cần phải có kế hoạch khấu hao cho phù hợp nhằm đảm bảo cho thu hồi vốn và tái sản xuất TSCĐ , để bảo toàn và phát triển TSCĐ của công ty. và phải có kế hoạch sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa cho phú hợp để TSCĐ ,máy móc không bị hư hỏng trước khi hết hạn sử dụng.
Trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè thì sự phụ thuộc vào khí hậu thời tiết là rất lớn, bên cạnh đó là sự lên giá của các yếu tố đầu vào như: Vật tư nông nghiệp, than, củi, điện cũng là những tác nhân ảnh hưởng làm tăng giá thành sản phẩm.
2.2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty chè Hùng an:
Trong giai đoạn năm 2006 là Công ty thực hiện cổ phần. Bước đầu tất cả CBCNVC của Công ty đều chưa hiểu rõ thực chất của việc cổ phần hoá, bộ máy quản lý có nhiều xáo trộn. Nhưng nhờ có sự giúp đỡ của ban đổi mới doanh nghiệp tỉnh, ban lãnh đạo Công ty đã kết hợp với các đoàn thể như: Công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ tổ chức tuyên truyền, đi thăm các mô hình ở tỉnh bạn để cho CBCN hiểu rõ về cổ phần hoá là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Từ đó tất cả CBCNV đã hiểu rõ và phấn khởi mua hết cổ phần của Công ty. doanh thu năm sau hơn năm trước, đời sống của các cổ đông dần được cải thiện.
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ
Đơn vị tính: VN Đ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 2007 -2006
Giá trị
%
1
Doanh thu thuần
8.274.000.000
10.345.000.000
2.071.000.000
25
2
Lợi nhuận ròng
130.000.000
325.000.000
195.000.000
150
3
Nguyên giá TSCĐ bình quân
4.250.000.000
4.633.000.000
383.000.000
9,01
4
Sức SX của TSCĐ (1/3)
1,95
2,23
0,28
14,4
5
Suất hao phí của TSCĐ (3/1)
0,51
0,45
-0,06
-11,76
6
Sức sinh lời của TSCĐ (2/3)
0,031
0,07
0,039
125,8
(Nguån: Phßng kÕ to¸n tµi vô)
* Dựa vào bảng số liệu trên chúng ta có xem mức sản xuất của TSCĐ:
+ Năm 2006: cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân huy động vào sản xuất kinh doanh thì tạo được 1.95 đồng doanh thu.
+ Năm 2007 cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân huy động vào sản xuất kinh doanh thì tạo được 2.23 đồng doanh thu.
Như vậy sức sản xuất của TSCĐ đã tăng qua các năm: Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 14.4%. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng giá trị tài sản cố định bình quân.
Mức ảnh hưởng của doanh thu thuần đến sức sản xuất của TSCĐ:
Đây chính là mức tăng sức sản xuất của TSCĐ trong năm 2007 so với năm 2006. Số tuyệt đối là 0,28, số tương đối là 14.4%. Là do ảnh hưởng của hai nhân tố:
* Suất hao phí của TSCĐ:
+ Năm 2006, để tạo được một đồng doanh thu thì cần phải huy động 0.51 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân.
+ Năm 2007, để tạo được một đồng doanh thu thì cần phải huy động 0.45 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân.
Như vậy năm 2007 để tạo ra được một đồng doanh thu thì phải bỏ ra 0.45 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân, tức là giảm được 0.06 đồng so với năm 2006, tức là giảm 11.6%. Do đó năm 2007 và năm 2006 công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh.
* Sức sinh lời của TSCĐ:
+ Năm 2006 cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân thì tạo được 0,031đồng lợi nhuận ròng
+ Năm 2007 cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân thì tạo được 0,07 đồng lợi nhuận ròng
Như vậy tuy sức sinh lời của TSCĐ các năm rất nhỏ nhưng nó đang có chiều hướng gia tăng rõ rệt
Mức ảnh hưởng của lợi nhuận ròng:
Mức ảnh hưởng của nguyên giá TSCĐ bình quân:
+ từ sự phân tích ba nhân tố trên ta thấy rằng hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty trong hai năm gần đây là chưa cao, song đã có chiều hướng gia tăng rõ rệt, đó là một dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ rằng công tác quản lý và sử dụng ở công ty đang ngày càng đi vào nề nếp và có hiệu quả. Với sự theo chiều hướng trên thì tin rằng sự phát triển của công ty là rất chắc chắn, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ sẽ cao hơn so với hiện nay. Nhưng để có thể đạt được thành tựu đó thì đòi hỏi toàn bộ công nhân viên trong công ty phải hết sức cố gắng trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ.
2 .3 Đánh gía thực trạng quản lý và sử dụng TSCĐ ở công ty cổ phần chè hùng An:
+ Là một Công ty cổ phần, chuyển sang nền kinh tế thị trường, hạch toán độc lập và tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Do đó công ty gặp phải không ít khó khăn như thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý và sử dụng TSCĐ kém, qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty cổ phần chè hùng An, chúng ta thấy rằng thực trạng quản lý sử dụng TSCĐ ở công ty cổ phần đã có sự tăng lên nhưng chưa đáng kể. Sức sản xuất của TSCĐ trong hai năm 2006-2007 lần lượt là 1.95 đến 2.23. và sức sinh lời của TSCĐ trong hai năm là: 0,031đến 0,07. hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty cổ phần chè hùng An là chưa cao.
+ Nguyên nhân chính của tồn tại này trong công ty là do vốn vay cao và việc chích khấu hao vào TSCĐ ở công ty dẫn đến hiêụ quả chưa cao. Tỷ lệ vốn vay chiếm khoảng 50% trong cơ cấu giá trị TSCĐ của công ty. Đầu tư chưa đồng bộ gây lãng phí, nguồn vốn kinh doanh của công ty sử dụng chưa hiệu quả. Mặt khác công ty chưa tìm kiếm được thị trường ổn định tiêu thụ sản phẩm của mình. làm cho thời gian sử dụng và công suất sử dụng TSCĐ chưa cao, dẫn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ trong toàn công ty chưa cao.
+ Trình độ cán bộ và cơ cấu TSCĐ hiện nay không đồng đều. Bởi vì TSCĐ chủ yếu là máy móc thiết bị đã sử dụng nhiều năm tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, chiếm khoảng 80% trong tổng giá trị TSCĐ của công ty. Trong hai năm qua, công ty đã dần dần đổi mới, nâng cấp TSCĐ của mình, vì vậy TSCĐ đang có xu hướng đồng bộ dần.
+ Quỹ khấu hao TSCĐ được sử dụng đúng mục đích, nhưng hiệu quả chưa cao.
+ Công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ ở công ty chưa được tiến hành đều đặn hàng năm,
2.3.1. Kết quả đạt được :
+ Những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ: Là một Công ty cổ phần, chuyển sang nền kinh tế thị trường, hạch toán độc lập và tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Do đó công ty gặp phải không ít khó khăn như: thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý và sử dụng TSCĐ kém, ... Nhưng nhờ sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, Đến nay công ty đã đạt được một số kết quả đáng kể như:
+ Cơ cấu TSCĐ hiện nay tương đối hợp lý. Bởi vì TSCĐ mà chủ yếu là máy móc thiết bị tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, chiếm khoảng 80% trong tổng giá trị TSCĐ của công ty. Trong mấy năm qua, công ty đã không ngừng đổi mới, nâng cấp TSCĐ của mình, vì vậy TSCĐ của công ty đang có xu hướng đồng bộ dần.
+ Quỹ khấu hao cơ bản được sử dụng đúng mục đích, như vậy sẽ bảo toàn được TSCĐ ở công ty.
+ Công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ ở công ty được tiến hành đều đặn ,do đó trong hai năm qua công ty đã giảm thiểu được số hư hỏng, tăng được giá trị sử dụng của TSCĐ về mặt thời gian, công suất, hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng lên rõ rệt thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng.
+ Công tác bảo toàn và phát triển TSCĐ ở công ty được thực hiện tốt. Thực tế chứng minh trong hai năm qua TSCĐ của công ty không ngừng tăng lên cả về mặt giá trị và về mặt hiện vật là do một phần nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân:
* Hạn chế: Là một Công ty cổ phần, mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, hạch toán độc lập và tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho mình. Do đó công ty gặp phải không ít khó khăn như: thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý và sử dụng TSCĐ chưa cao. Năng lực quản lý cán bộ chưa tốt dẫn đến tình trạng hoạt động của công ty chưa cao.
* Nguyên nhân:
a) Nguyên nhân chủ quan : trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chè hùng an ,con người là yếu tố rất quan trọng, để vận hành máy móc thiết bị, cho nên công tác quản lý và điều hành do con người nắm giữ, điều khiển máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty. Nhưng công tác tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh chưa phù hơp cho nên sản xuất kinh doanh chưa cao . khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm chưa được đầu tư, chủ yếu tiêu thụ sản phẩm ở trong nước . cần phát huy được năng lực sản xuất của mỗi người lao động. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.
b) Nguyên nhân khách quan:
*Các quy định, chính sách của Đảng và Nhà nước:
Trên cơ sở pháp luật và bằng các biện pháp, chính sách kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động. Mỗi sự thay đổi nhỏ trong chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đều có ảnh hưởng to lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: quy định về trích khấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ, quy định về đổi mới, thanh lý TSCĐ, thay thế mới TSCĐ....
* Thị trường và sự cạnh tranh trên thị trường:
Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm phải được thị trường chấp nhận. Muốn vậy sản phẩm phải có chất lượng cao, giá thành thấp, ngoài ra còn phải có uy tín đối với người tiêu dùng. Điều này chỉ có thể xảy ra khi doanh nghiệp đã nâng cao được công nghệ, kỹ thuật trong sản phẩm. Đòi hỏi TSCĐ của doanh nghiệp phải luôn luôn được đổi mới, thay thế, cải tạo cả về trước mắt cũng như trong lâu dài.
Chương III:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ CỦA CTY CỔ PHẦN CHÈ HÙNG AN
3.1 Định hướng phát triển của Công ty:
Trong những năm gần đây thị trường chè trong nước và quốc tế có nhiều biến động lớn ngành chè trong nước và Công ty cổ phần chè Hùng An cũng không nằm ngoài xoáy đó. Bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh mẽ trong nội bộ ngành, vì thế việc sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn từ đó đòi hỏi lãnh đạo Công ty phải có những kế hoạch, định hướng phát triển sản xuất cho Công ty mình.
Trên cơ sở những thành quả đã đạt được trong 2 năm đầu chuyển đổi, ban lãnh đạo Công ty cổ phần chè Hùng An đã xây dựng những kế hoạch, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh trong nửa cuối của nhiệm kỳ đầu (2005 – 2010) và đã được đại hội đồng cổ đông thông qua như sau:
* Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng đạo đức chính trị cho tất cả CBCNV trong Công ty để họ yên tâm công tác trong môi trường mới.
* Chú trọng đến nông nghiệp: áp dụng công nghệ sinh học và việc bảo vệ và chăm sóc vườn chè, đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch để phục vụ chế biến theo phương châm “Sản xuất sản phẩm sạch hơn”
đưa các giống chè có năng suất cao vào thâm canh để đảm bảo nguyên liệu cho chế biến đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
* Liên doanh liên kết với Hồng Kông, mở một nhà máy dệt len giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho con em công nhân và nhân làm trong vùng.(Tất cả mọi thủ tục Công ty đã gửi lên UBND tỉnh Hà Giang và đã được chấp nhận).
* Nâng cấp nhà xưởng và thiết bị để phù hợp với tiêu chuẩn của ISO 9000 và ISO 14000, tạo điều kiện cho việc liên doanh liên kết trong xu thế hội nhập như hiện . nay đa dạng hoá sản phẩm
* Xây dựng một phòng Markerting mang tính chuyên nghiệp phục vụ cho vịêc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh số bán hàng cho Công ty.
* địng hướng của công ty phấn đấu đến năm 2010 thu nhập bình quân của công nhân sản xuất trực tiếp đạt: 2.800.000 đ/ tháng/ người.
3.1.1. Mục tiêu hoạt động của Công ty:
- Mục tiêu hoạt động của công ty cổ phần chè Hùng an là không ngừng nâng cao khả năng phát triển của mình. Ngoài sản lượng Tổng Công ty giao cho, công ty không ngừng tự tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác kinh tế. nhằm nâng cao sản phẩm cũng như sản lượng sản xuất của công ty.
- Do đặc điểm của sản phẩm đầu vào là chè tươi , nên công ty đã đầu tư máy móc dây truyền sản xuất sử dụng lâu dài nên qui mô TSCĐ rất lớn, tỷ trọng cao trong tổng vốn, diện tích sản xuất, hàng nghìn m2... Do vậy mục tiêu hoạt động của công ty là mở rộng thị trường làm ra những sản phẩm tốt, để quảng bá sản phẩm của mình trên thương trường kinh doanh trong nước cũng như nước ngoài. đem lại lợi nhuận cao cho công ty và cổ đông.
3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty:
Định hướng lâu dài và ổn định trong việc tiêu thụ sản phẩm .Bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo cao nhất chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm xây dựng và áp dụng hệ thống HACCP đối với sản phẩm chè hạ giá thành từ 5-7% để nâng cao sức cạnh tranh.
Thị trường khu vực phía Nam vẫn là thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của Công ty thị trường này dự tính tăng liên tục trong những năm tới và kế hoạch năm 2007 sẽ xuất khoảng trên 1000 tấn tăng 22,05 % so với năm 2006 tiếp theo đó là thị trường phia Bắc sản lượng xuất hàng tăng liên tục từ 300 tấn năm 2006 lên 750 tấn năm 2007 ngoài ra ở những thị trường mới như Khâm Châu Trung Quốc Công ty sẽ đẩy mạnh việc mở rộng thị trường. Còn trong nước là chủ yếu đưa ra thị trường tiêu nhãn hiệu hàng hoá có tính lâu dài là chè San Tuyết,có chất lượng ổn định, ngoài ra còn sản xuất các loại chè có tính phổ thông nhằm vào đối tượng tiêu dùng là nông thôn với giá phù hợp với thu nhập của từng người, từng tầng lớp dân cư.
Cùng với những mục tiêu trong sản xuất kinh doanh công ty còn quan tâm đến đời sống , thu nhập của cán bộ công nhân viên mục tiêu trong các năm tới thu nhập bình quân của lao động đạt 1.500.000đồng/người/tháng phấn đấu đến năm 2010 đạt 2.800.000 đồng/tháng.
Định hướng phát triển của Công ty cổ phần chè Hùng An là từ nay đến 2010 thành một doanh nghiệp đứng đầu của tỉnh về xuất khẩu chè. Định hướng phát triển của công ty đầu tư chiến lược dài hạn, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngày càng mở rộng thị trường không những trong nước và cả nước ngoài để tăng lợi nhuận, đem lại thu nhập cho công ty và cho cổ đông.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty:
Giải pháp thứ nhất: Bố trí, sắp xếp lại các cấp quản lý TSCĐ ở công ty:
Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là muc tiêu của quản lý TSCĐ. Việc bố trí sắp xếp lại các cấp quản lý TSCĐ giúp cho công ty quản lý chặt chẽ số TSCĐ hiện có, từ đó giúp cho việc tính khấu hao kịp thời, chính xác. Và cũng có thể biết được tình hình sử dụng của từng loại TSCĐ cũng như kế hoạch sử dụng để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh và thu hồi vốn đã đầu tư cho TSCĐ khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng.
Phân cấp TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức sản xuất trong nghiệp là bộ phận TSCĐ dùng trong sản xuất phải đảm bảo tính cân đối, nhịp nhàng, liên tục, có cân đối, nhịp nhàng thì mới có liên tục được. Sự cân đối, nhịp nhàng, liên tục trước hết phụ thuộc vào mối quan hệ tỷ lệ thích hợp giữa công suất máy móc thiết bị, khả năng lao động, số lượng, chủng loại, chất lượng của nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, sau nữa nó còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp, sản xuất có cân đối, nhịp nhàng, liên tục thì mới chứng tỏ rằng không còn tình trạng sản xuất không đồng bộ, khi thì sản xuất thong thả, cầm chừng, khi thì vội vã, khẩn trương.
Từ ý nghĩa thiết thực đó, vấn đề đặt ra là muốn nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ thì cần phải làm tốt công tác phân cấp quản lý, bố trí, sắp xếp sử dụng TSCĐ một cách hợp lý trong công ty.
Hệ thống quản lý TSCĐ ở công ty hiện nay là do phòng kỹ thuật có vai trò quản lý chung toàn bộ TSCĐ. Phòng kỹ thuật giao nhiệm vụ quản lý cho các nhà xưởng, đội xây lắp, những người trực tiếp sản xuất những TSCĐ có giá trị nhỏ, còn đối với những TSCĐ có giá trị lớn hơn như máy móc thiết bị chuyên dùng trong sản xuất thì do phòng kỹ thuật trực tiếp quản lý, giao quyền sử dụng cho các nhà máy, đội sản xuất, do đó xảy ra tình trạng ý thức giữ gìn bảo quản TSCĐ không tốt. Khi máy móc thiết bị bị hỏng hóc, họ báo lên cho phòng kỹ thuật rồi chờ đợi sự sửa chữa từ phòng kỹ thuật. Do đó nếu phòng kỹ thuật chưa xử lý kịp thời thì sẽ gây ra tình trạng giãn đoạn sản xuất, hơn nữa đối với các TSCĐ phục vụ cho sản xuất chế biến chè.
+ Theo mô hình quản lý thì quyền quản lý TSCĐ được trao đến tận tay người công nhân vận hành máy móc thiết bị. Người công nhân vận hành được quyền trực tiếp quản lý và phải có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ chúng theo định kỳ. Nếu TSCĐ hỏng hóc do sử dụng sai quy trình kỹ thuật thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc phải chịu trách nhiệm về chi phí nếu hỏng hóc vượt quá khả năng của họ. Do người công nhân trực tiếp vận hành nên họ hiểu rõ, nắm bắt được quy trình, tính năng, tác dụng của máy móc thiết bị do vậy sẽ phản ánh đúng tình trạng thực tế của máy móc thiết bị lên cấp trên là tổ, nhóm kỹ thuật. Định kỳ người công nhân sẽ phản ánh lên cấp trên về tình hình TSCĐ mà mình quản lý.
+ Quản lý TSCĐ ở cấp phân xưởng : Cấp này có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp quá trình quản lý, sử dụng TSCĐ ở các cấp dưới đồng thời tổng hợp báo cáo gửi lên cấp công ty. Cấp này báo lên phòng kỹ thuật về việc sử dụng TSCĐ, báo lên phòng tài chính - kế toán về tình hình hao mòn thực tế và giá trị còn lại của TSCĐ để có sự điều chỉnh mức khấu hao hợp lý.
+ Quản lý TSCĐ ở cấp công ty: ở cấp này, phòng kỹ thuật đóng vai trò chính trong việc quản lý TSCĐ về các mặt: kỹ thuật, thời gian hoạt động và kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lớn và vừa. Phòng kỹ thuật nên cử các cán bộ kỹ thuật xuống từng phân xưởng, để nắm bắt tình hình thực tế chứ không phải chỉ dựa vào báo cáo từ dưới lên. Đồng thời phòng kỹ thuật có kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ hoặc nếu không đủ điều kiện thì có thể thuê ngoài để sửa chữa. Phòng kế toán căn cứ vào báo cáo của phân xưởng về tình hình hao mòn thực tế của TSCĐ, tình hình sửa chữa lớn để tính khấu hao TSCĐ cho phù hợp.
+ Ban giám đốc công ty theo dõi, tổng hợp, bổ sung, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các quy định, quy tắc quản lý sử dụng TSCĐ. Là người quyết định tình hình tăng, giảm TSCĐ ở các phân xưởng, Như vậy trách nhiệm quản lý tập trung từ một cấp xuống các đơn vị trực tiếp quản lý, làm cho TSCĐ gắn liền với quyền lợi, trách nhiệm của người công nhân trực tiếp vận hành. Có vậy mới có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở công ty.
+ Để thực hiện biện pháp cần phải căn cứ vào các tiêu thức phân chia TSCĐ như: TSCĐ phục vụ cho sản xuất quản lý để phân chia TSCĐ, từ đó phân chia rõ ràng quyền quản lý cho từng phân xưởng, nhà máy, tổ, đội để họ biết được quyền quản lý đến đâu và quản lý những gì. Các cấp quản lý dưới có trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ và định kỳ báo cáo lại với cấp trên, báo cáo với phòng TC - KT, phòng kế hoạch về tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ như thế nào để từ đó được cấp kinh phí sửa chữa, bảo dưởng TSCĐ hoặc đầu tư đổi mới.
+ Đào tạo và tuyển dụng cán bộ kỹ thuật có trình độ phù hợp với trình độ của TSCĐ, từ đó tránh tình trạng sản xuất gián đoạn, bảo toàn và phát triển TSCĐ của doanh nghiệp.
+ Thực hiện chế độ khuyến khích vật chất nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và bảo quản TSCĐ cho người lao động, làm cho TSCĐ luôn trong tình trạng sẵn sàng tham gia vào sản xuất, nâng cao được thời gian hoạt động của TSCĐ. Hiện nay công ty chưa thực hiện chế độ này và nếu thực hiện chế độ khuyến khích này thì phải căn cứ vào thời gian hoạt động thực tế ,thời gian....
+ Có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác lập kế hoạch sản xuất của Công ty đến cấp tổ nhóm để có kế hoạch bố trí tài sản cố định, trách tình trạng thái thừa ở nơi này, thiếu ở nơi kia. Hiện nay ở Công ty tài sản cố định phục vụ cho sản xuất còn thiếu, do đó công tác này rất quan trọng.
Những hiệu quả có thể đạt được nếu thực hiện tốt biện pháp sau:
+ Tăng công suất và thời gian sử dụng, thời gian hoạt động của TSCĐ. Hiện tại công suất sử dụng thực tế là 51,5%, dự tính công suất tăng thêm 85%.
+ TSCĐ khi bị hỏng hóc sẽ được sửa chữa kịp thời và biết được nguyên nhân tại sao.
+ Đánh giá đúng tình trạng thực tế của TSCĐ để xác định chính xác hao mòn TSCĐ, từ đó có biện pháp bảo toàn và phát triển TSCĐ của công ty.
+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm của người công nhân trực tiếp vận hành máy móc thiết bị.
* Giải pháp thứ 2: áp dụng phương pháp tính khấu hao hợp lý:
Việc trích khấu hao cơ bản TSCĐ là một hình thức thu hồi vốn đầu tư cho TSCĐ. Mức độ chính xác của số tiền trích khấu hao ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ bảo toàn và phát triển TSCĐ của công ty. Nếu TSCĐ khấu hao hết mà số tiền trích khấu hao cộng dồn lại nhỏ hơn số tiền đầu tư ban đầu TSCĐ thì doanh nghiệp sẽ bị thâm hụt vốn, do đó không bảo toàn được vốn. Vì vậy đối với vấn đề phát triển TSCĐ, tái sản xuất là không thể thực hiện được.
Do vậy TSCĐ có được bảo toàn và phát triển hay không là phụ thuộc vào cách tính, trích khấu hao hàng kỳ có đúng hay không. Nhất là trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì hao mòn vô hình là rất lớn. Nên nó cần được chú ý là làm như thế nào để giảm bớt đi hao mòn vô hình đó. Do đó trong quá trình quản lý và sử dụngTSCĐ, công ty phải có phương pháp tính khấu hao hợp lý.
ở công ty hiện nay, công tác tính khấu hao khá đơn giản, ổn định qua từng năm. Nhưng mức khấu hao chưa được tính đúng đắn và tính đủ vì mức khấu hao = nguyên giá TSCĐ nhân tỷ lệ khấu hao. Chỉ tính đúng trong đầu kỳ khi mới đưa vào sử dụng. Khi TSCĐ sửa chữa lớn thì lại không hạch toán tăng giá trị TSCĐ. Ngoài ra một số TSCĐ có mức độ hao mòn cao được tính chung vào cùng một tỷ lệ với các TSCĐ khác có mức khấu hao nhỏ hơn.
Để có thể khấu hao hợp lý hơn thì công ty cần xác định lại tỷ lệ và mức khấu hao đối với từng loại TSCĐ là khác nhau, cụ thể:
+ Đối với những TSCĐ chậm bị hao mòn, hoặc không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì nên áp dụng phương pháp khấu hao cố định như TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị dung cụ quản lý.
+ Đối với TSCĐ tham gia nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh như: máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh và phương pháp khấu hao giảm dần.
+ Đối với những TSCĐ đã qua sử dụng nhiều năm thì áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần: mức trích khấu hao hàng năm được dựa trên cơ sở nhân tỷ lệ khấu hao của mỗi năm với giá trị ban đầu còn lại của TSCĐ. Tỷ lệ khấu hao của mỗi năm là tỷ lệ giảm dần
Để có thể thực hiện được biện pháp trên thì cần điều kiện là:
+ Sắp xếp lại các TSCĐ theo từng nhóm để dễ theo dõi tỷ lệ khấu hao đối với từng loại TSCĐ.
+ Tận dụng tối đa công suất của TSCĐ.
+ Đổi mới TSCĐ phải dựa trên nhu cầu thực tế cần có.
+ Trích lập quỹ khấu hao cơ bản và quỹ đầu tư phát triển để tái sản xuất mơ rộng TSCĐ.
Nếu như thực hiện biện pháp trên thì sẽ đem lại hiệu quả sau:
+ Đối với những TSCĐ như nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị dụng cụ quản lý thì tỷ trọng của nó trong TSCĐ tổng giá trị TSCĐ là rất thấp nên áp dụng phương pháp tính khấu hao cố định hàng năm. Như vậy sẽ phân bổ khấu hao vào giá thành một cách đều đặn, ổn định, không làm cho giá thành biến động, là cơ sở để TSCĐ tăng lợi nhuận cho công ty.
+ Đối với những TSCĐ là máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, đã qua sử dụng nhiều lần thì áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần, có ư điểm là số khấu hao được tính luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ.
+ Đối với những TSCĐ là máy móc thiết bị mới đầu tư thì áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, kết hợp với phương pháp khấu hao giảm dần thì sẽ tránh được hao mòn vô hình, nhanh chóng thu hồi được vốn đầu tư cho TSCĐ của công ty.
* Giải pháp thứ 3: đổi mới, nâng cấp TSCĐ cho đồng bộ:
Muốn sản xuất được tiến hành một cách cân đối, nhịp nhàng, liên tục thì một trong các điều kiện quan trọng là TSCĐ, máy móc thiết bị phải cân đối về trình độ, tức là có sự đồng bộ giữa các dây truyền, bước công việc.
Nếu TSCĐ không đồng bộ thì sẽ có sự trì trệ, ùn tắc trong công việc như: sự hoàn thành không cùng một thời gian của hai hay nhiều bước công việc thứ nhất sẽ gây ảnh hưởng đến bước công việc tiếp theo do phải đợi chờ trong thời gian bước công việc thứ nhất kia chưa hoàn thành. Do đó ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành một sản phẩm, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh chung của toàn bộ công ty.
3.2.1 Mở rộng ngành nghề kinh doanh.
Công ty Cổ phần chè Hùng an vừa nhập một dây truyền sản xuất do đó nâng cấp, đồng bộ với dây truyền này trong công ty là một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết công ăn việc làm cho công nhân. Mở rộng thị trường trong nước và trên thế giới và ký kết thêm các hợp đồng kinh tế có giá trị cao, mở rộng ngành nghề kinh doanh để tăng thêm thu nhập cho công ty và cổ đông.
+ Công ty phải tập trung nguồn vốn huy động được vào việc đầu tư, đổi mới TSCĐ, máy móc thiết bị chuyên dùng trong sản xuất chế biến sản phẩm chè.
Công ty có thể huy động từ các nguồn sau:
- Huy đông thêm nguồn vốn vay để thực hiện phương án mở rộng sản xuất.
- Nâng cao thiết bị dây truyền sản xuất chè để huy động vốn từ ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.
+ Đầu tư nâng cấpTSCĐ cho đồng bộ sẽ tạo ra sự thuận lợi trong sản xuất, tránh tình trạng ách tắc trong quá trình sản xuất, rút ngắn được quy trình, thời gian thực hiện các bước công việc, từ đó làm cho năng suất lao động tăng lên, giảm chi phí tồn kho, nâng cao được chất lượng của sản phẩm, công trình. Từ đó tăng nhanh số vòng luân chuyển của vốn nói chung và TSCĐ nói riêng trong công ty, làm cho TSCĐ có thể nhanh chóng thu hồi, tái đầu tư.
+Vai trò của máy móc thiết bị (TSCĐ) trong sản xuất chế biến chè là rất quan trọng. Vì nó quyết định đến chất lượng sản phẩm của Công ty thể hiện năng lực sản xuất và chế biến chè của công ty.
+ Mặt khác trong giai đoạn sản xuất, máy móc thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất chế biến chè.
Sơ đồ dây chuyến sản xuất sản phẩm chè:
Hoµn thµnh phÈm
C¾t, sµng
B¸n thµnh phÈm
B¸n thµnh phÈm
Sµng t¬i
SÊy kh«
Vß lÇn 2`
Vß lÇn 1
Sao diÖt men
ChÌ t¬i
3.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ
Để có thể tiến hành sản xuất thì phải có máy móc thiết bị hay nói khác đi là phải có TSCĐ. TSCĐ là một điều kiện không thể thiếu được trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Để cho sản xuất được tiến hành một cách liên tục thì một trong các điều kiện là phải bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. Việc bố trí lao động hợp lý, đúng người đúng việc sẽ phát huy được năng lực sản xuất của mỗi người lao động. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.
Tính đến ngày 01/07/2006 tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 392 người, trong đó:
- Đại học: 5 người chiếm 0,13%.
- Trung cấp, cao đẳng: 17 người chiếm 0,43%.
- Công nhân kỹ thuật: 370 người chiếm 94,8%.
- tổng số cán bộ trong công ty là 392 người trong đó ban giám đốc và khối văn phòng là 28 người còn lại là 364 người là công nhân kỹ thuật chủ yếu làm ở nhà máy chè và các đội sản xuất . cho nên việc bố chí lao động sao cho hợp lý, đúng người đúng việc sẽ phát huy được năng lực sản xuất của mỗi người lao động góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trong công ty .
3.3 KIẾN NGHỊ
* Kiến nghị với Đảng Nhà nước và Tổng công ty Chè Việt Nam
- Qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty cổ phần chè hùng An, thấy rằng hiệu quả sử dụng TSCĐ ở công ty đã có sự tăng lên nhưng chưa đáng kể. Sức sản xuất của TSCĐ trong hai năm 2006-2007 lần lượt là 1.95 đến 2.23. và sức sinh lời của TSCĐ trong hai năm là: 0,031đến 0,07. hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty cổ phần chè hùng An là chưa cao.
- Nguyên nhân chính của tồn tại này trong công ty là do vốn vay cao và việc chích khấu hao vào TSCĐ ở công ty dẫn đến hiêụ quả chưa cao. Tỷ lệ vốn vay chiếm khoảng 50% trong cơ cấu giá trị TSCĐ của công ty. Đầu tư chưa đồng bộ gây lãng phí về nguồn vốn đầu tư, làm cho nguồn vốn kinh doanh của công ty sử dụng không đạt hiệu quả. Mặt khác công ty chưa tìm kiếm được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình làm cho thời gian sử dụng và công suất sử dụng TSCĐ chưa cao, dẫn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ trong toàn công ty chưa cao.
Kiến nghị: Kiến nghị với nhà nước về mở rộng thị trường tiêu thụ phá bỏ hàng rào thuế quan xuất khẩu để các công ty chè mở rộng ra thị trường nước ngoài đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sản phẩm chè tạo điều kiện cho các công ty chè được vay những vốn ưu đãi để cho các công ty chè đầu tư vào sản xuất kinh doanh .
Tổng công ty Chè Việt Nam, các đơn vị thuộc tổng công ty... Nhà nước cần có chính sách để các đơn vị chè địa phương, các công ty xuất nhập khẩu tổng hợp và một số công ty trách nhiệm hữu hạn làm nhiệm vụ xuất khẩu chè tự nguyện tham gia Hiệp Hội xuất khẩu Chè Việt Nam nhằm đảm bảo sự thống nhất về thị trường và giá cả xuất khẩu chè, tránh sự giảm giá hàng xuất khẩu để dành dật khách hàng nước ngoài cũng như cạnh tranh mua hàng trong nước để xuất khẩu.
KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường định hướng theo xã hội chủ nghĩa như ở nước ta, các doanh nghiệp phải cố gắng rất nhiều trong việc tự tìm kiếm thị trường và tự quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình sao cho hợp lý. Có nhiều doanh nghiệp đã phá sản vì không làm tốt một trong hai công tác trên. Đối với một công ty cổ phần chè Hùng An. thì vốn bao gồm chủ yếu là TSCĐ. Do đó quản lý và sử dụng tốt TSCĐ thì cũng góp phần làm công ty tồn tại và phát triển .
Công ty cổ phần chè Hùng An đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước qua nhiều năm qua, song công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hy vọng rằng với đề tài: “ nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần chè Hùng an - Bắc quang - Hà giang” sẽ đóng góp một phần vào sự quản lý và sử dụng TSCĐ ở công ty.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần chè Hùng An, em đã tiếp cận được với ban lãnh đạo Công ty, với CBCNV của Công ty đã tìm hiểu và làm quen với việc điều hành hoạt động sản xuất của Công ty cổ phần chè Hùng An, nó đã bổ sung rất nhiều kiến thức thực tế cho bản thân em. Qua đó cho ta thấy chủ trương thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước của Đảng nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế nước ta cũng như trên thế giới nói chung và của đất nước ta nói riêng. nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Nó cũng thể hiện mong muốn của người lao động vì họ đã được làm chủ thực sự, từ đó họ làm việc có tinh thần trách nhiệm hơn, có nhiều sáng kiến cải tiến hơn để đóng góp vào sự phát triển của Công ty.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên bài viết này của em không tránh khỏi những khiếm khuyết, vậy em kính mong được sự chỉ bảo của cô giáo PGS.TS Lưu Thị Hương và lãnh đạo Công ty cổ phần chè Hùng An để được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế và tổ chức trong doanh nghiệp.
Chủ biên: PGS. TSCĐ Phạm Hữu Huy - NXB Giáo Dục - 1998.
2. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Giáo Dục 1992.
3. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp.
Chủ biên: PGS. TSCĐ Lê Văn Tâm - NXB thống kê - 2000.
4. Giáo trình kinh tế vả quản lý công nghiệp.
Chủ biên: GS. TSCĐ Nguyễn Đình Phan - NXBGD - 1999.
5. Giáo trình kế toán doanh nghiệp.
Chủ biên: TSCĐ Nguyễn Văn Công - NXB tài chính 2000.
6. Quyết định 1062 TC/QĐ/CSTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ký ngày 14/11/1996.
7. Các tài liệu của Công ty cổ phần chè Hùng An: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh các năm 1999 - 2001.
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7910.doc