Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất, là toàn bộ biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông dể dảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường .
Vốn lưu động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, qua mỗi chu kỳ sản xuất, vốn lưu động chuyển qua nhiều trạng tháikhác nhau (tiền, đối tượng lao động, sản phẩm dở dang, thành phẩm và cuối cùng lại trở về tiền). Khác với vốn cố định, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất. Quá
54 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty có được số đó là do ngân sách nhà nước cấp, do tự bổ xung và từ các nguồn khác. Để tìm hiểu vấn đề này ta hãy phân tích qua bảng cơ cấu vốn của Công ty:
Biểu 04: Bảng phân tích cơ cấu vốn
(Đơn vị tính :Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I. Nguồn vốn NH
15.860
40,05
21.375
41,05
30.148
44,7
1. Vay ngắn hạn
4.712
11,8
7.715
14,8
10.535
15,6
2. Nợ DH đến hạn trả
24
0,04
3. Phải trả người bán
5.360
13,5
5.769
11,0
7.301
10,8
4. Người mua trả tiền trước
1.445
3,6
1.977
3,8
3.683
5,5
5. Thuế
400
1,0
763
1,5
1.295
1,9
6. Phải trả CNV
495
1,25
532
1,02
924
1,3
7. Phải các đơn vị nội bộ
20050
2,5
1.010
1.93
1.667
2.48
8. Phải trả, phải nộp khác
2.468
6,35
3.567
6,96
4.743
6,22
II. Nguồn vốn dài hạn
1.726
4,35
4.084
7.84
6.935
10,3
1. Nợ dài hạn
1.626
4.1
3.961
7,60
6.796
10,07
2. Nợ khác
100
0,25
123
0,24
139
0,23
III. Nguồn vốn chủ sở hữu
22.015
55,6
26.624
51,2
30.364
45
- Nguồn vốn kinh doanh
16.337
41.25
19.342
37,1
20.777
30,8
- Các quỹ
4.786
12,08
6.389
12,2
7.801
11,6
- Nguồn kinh phí
892
2,25
893
1,9
1.786
2,6
TỔNG NGUỒN VỐN
39.601
100
52.083
100
67.429
100
(Báo cáo quyết toán các năm 2005,2006,2007)
Qua số liệu trong bảng ta thấy: Nguồn vốn ngắn hạn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, Công ty đã tiến hành vay dài hạn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn dài hạn nguồn vốn chủ sở hữu dài hạn. Tổng nguồn vốn của Công ty năm sau đều tăng so với năm trước. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 31,5%, là do sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, vốn vay và vốn khác, nhưng sang năm 2007 tăng so với năm 2006 là 29.5% lại chủ yếu là do nguồn vốn vay và vốn khác, còn vốn chủ sở hữu giảm. Vốn chủ sở hữu giảm nhưng nhu cầu vốn để mở rộng inh doanh ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, doanh nghiệp đã tăng các khoản nợ phải trả. Nguồn vốn này tăng nnhanh chóng vào năm 2007, đã ảnh hưởng rõ rệt đến sự độc lập tài chính của Công ty. Thông thường tỷ lệ này là 50:50, nhưng trong thực tế, các doanh nghiệp đều thiếu vốn nên tuỳ thuộc vào tình hình thực tế mà khả năng thanh toán chi phí vốn của Công ty sẽ tăng hay giảm khoản vốn này.
Các khoản nợ phải trả chủ yếu là vay Ngân hàng, chiếm dụng của người bán và các khoản ứng trước của người mua, trước đây do sự hỗ trợ lớn của Nhà nước và để tiết kiệm chi phí cho lượng vốn vay Ngân hàng của Công ty chỉ 4,712 tỷ, chiếm 11,8% trên tổng nguồn vốn. Nhưng do nhu cầu vốn tăng để mở rộng thị trường kinh doanh nên Công ty đã quan tâm hơn đến việc vay vốn Ngân hàng. Đây là nguồn vốn tương đối với các doanh nghiệp.
Hơn nữa, nhìn vào khoản mục thuế, ta thấy thuế chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1,% - 1,9%, chứng tỏ Công ty đã rất quan tâm đến thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Như trên ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu giảm trong khi nguồn vốn vay tăng đáng kể đã làm biến đổi tỷ suất tài trợ và hệ số nợ năm 2007.
Nguồn vốn chủ sở hữu 30.346
Tỷ suất tự tài trợ = = = 45%
Tổng nguồn vốn 67.429
Nợ phải trả 37.083
Hệ số nợ = = = 55%
Tổng nguồn vốn 67.429
Tỷ suất tài trợ của Công ty đạt 36,1% chứng tỏ Công ty có khá nhiều vốn tự có, ít phải phụ thuộc vào các chủ nợ nên bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay. Hệ số nợ chiếm khoảng 55%. Công ty lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ và các nhà tài chính sử dụng nó như một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận. Qua đó ta thấy rằng: Công ty giống vật tư Nông lâm nghiệp còn phải nỗ lực hơn nữa để tăng khả năng tự chủ về tài chính của mình. Trên cơ sở những số liệu chung nêu trên, ta sẽ đi vào đánh giá tình hình sử dụng vốn của Công ty.
2.2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.
Để tồn tại và phát triển, bất kỳ nhà máy một doanh nghiệp nào cũng phải có vốn. Tuy nhiên, có vốn nhưng vấn đề phải sử dụng sao cho có hiệu quả mới là nhân tố ưu quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy phân tích hiệu quả sử dụng vốn là việc làm cần thiết để thể hiện chất lượng công tác sử dụng vốn, đồng thời đánh giá hiệu quả của nó để từ đó có biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Trong doanh nghiệp có hai loại vốn đó là vốn lưu động và vốn cố định, do vậy để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, chúng ta lần lợt xem xét tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng từng loại vốn.
2.2.2.1. Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.
Vốn cố định của Công ty đã tăng lên qua các năm chứng tỏ giá trị của tài sản cố định cũng tăng. Trên lý thuyết cấu trúc tài sản bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình, nhưng ở Công ty giống vật tư Nông lâm nghiệp, việc thuê tài sản cố định theo hình thức thuê mua tài chính được áp dụng, do vậy việc nghiên cứu tình hình biến động của tài sản cố định chính là xem xét sự biến động cuả tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Tài sản cố định hữu hình trong Công ty giống vật tư Nông lâm nghiệp gồm 4 loại chính là :
- Nhà cửa, vật kiến trúc.
- Máy móc thiết bị.
- Phương tiện vận tải.
Thiết bị khác.
Còn tài sản vô hình gồm có:
- Quyền sử dụng đất.
Chi phí thành lập.
Sau đây là bảng tài sản cố định tham gia sản xuất kinh doanh qua các năm gần đây.
Biểu 5: Tài sản cố định tham gia sản xuất kinh doanh qua các năm.
(Đơn tính vị: Triệu đồng)
Nhóm TSCĐ
2005
2006
2007
Nguyên giá
%
Nguyên giá
%
Nguyên giá
%
I. TSCĐ hữu hình
17.671
99.3
20.249
99,2
20.821
99,2
1. Nhà cửa, vật kiến trúc.
4.720
26,5
4.921
24
4.973
23,7
2. Máy móc thiết bị
9.168
51,5
9.295
45,5
9.905
47,2
3. Phương tiện vận tải
1.554
8,7
2.551
12,6
3.273
15,6
4. Thiết bị khác
2.229
12,6
3.482
17,2
2.670
12,6
II. TSCĐ vô hình
111
0,7
166
0,8
164
0,8
1. Quyền sử dụng đất
82
0,5
138
0,67
120
0,6
2. Chi phí thành lập.
29
0,2
28
0,13
44
0,2
Tổng cộng TSCĐ
17.782
100
20.415
100
20.985
100
( Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2005,2006,2007)
Qua biểu trên ta thấy, tài sản cố định hữu hình chiến tỷ trọng rất lớn so với tài sản cố định vô hình. Trong nguyên giá tài sản cố định hữu hình, phần lớn là máy móc thiết bị, năm 2006 máy móc thiết bị tăng so với năm 2005 là 127 triệu đồng, tương ứng là 1,3%. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 610 triệu đồng, tức là 6,5 %; nhưng tỷ trọng so với tổng số tài sản cố định qua các năm lại giảm (51,5 – 45,5 – 47,2), chứng tỏ Công ty có đầu tư vào máy móc thiết bị nhưng không đáng kể so với tài sản cố định khác. Như vậy, phương tiện vận tải, nguyên giá qua các năm đều tăng. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 20067 triệu đông; năm 2007 tăng so với năm 2006 là 722 triệu đồng, tỷ trọng chiếm trong tổng số tài sản cũng tăng (8,7% - 12,6% - 15,6%). Như ta đã biết Công ty giống vật tư Nông lâm nghiệp vừa sản xuất, vừa chế biến và kinh doanh nên phương tiện vận tải rất cần thiết. Công ty đã chú trọng đầu tư loại tài sản cố định này. Về thiết bị khác như thiết bị dụng cụ quản lý cũng tăng, năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005 từ 2.229 triệu đồng lên đến 3.482 triệu đồng, nhưng đến năm 2007, vốn cố định đầu tư vào thiết bị quản lý giảm xuống từ 3.482 triệu đồngcòn 2.670 triệu động. Điều này cho thấy, Công ty đã có sự quan tâm để giảm bớt những tài sản không trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho đến mức tối thiểu có thể được. Nói chung vốn cố định của Công ty qua 3 năm qua đều tăng, chứng tỏ Công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh, đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cũng phải được nâng cao và hiện đại hoá. Tuy vậy số vốn cố định của Công ty tăng lên là do mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ kinh doanh.
Như ta đã biết, số vốn cố định là biểu hiện của tài sản cố định, để bảo toàn và phát triển vốn cố định, người ta phải tiến hành trích khấu hao tài sản cố định.
* Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Vốn cố định chiếm tỷ trọng trong tổng vốn nhỏ hơn vốn lưu động nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định được nâng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh của Công ty nói chung.
Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định được thực hiện thông qua một số chỉ tiêu như: hiệu suất hàm lượng và tỷ suất lợi nhuận vốn cố định. Các chỉ tiêu này được thể hiện thông qua bảng tính toán sau
Biểu 06: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện các năm
Chênh lệch
2005
2006
2007
2006 so với2005
2007 so với2006
1.Doanh thu thuần
51.764
68.888
72.192
17.124
33,08
3.304
4.80
2. Lợi tức sau thuế
186
277
392
91
49,0
115
41,5
3. VCĐ đầu kỳ
15.959
16.832
22.171
873
5,47
5.339
31.72
4. VCĐ cuối kỳ
16.832
22.171
32.414
5.339
31,72
10.243
46,2
5.VCĐ bình quân (3)+(4)/(2)
16.395,5
19.501,5
27.292,5
3.106
18.9
7.791
39,95
6.Hiệu suất sử dụngVCĐ (1)/ (5)
3,16
3,53
2,64
0,37
11,70
-0,89
-25,2
7.Hàm lượng vốn cố định (5)/(1)
0,32
0,28
0,37
-0,04
-12,5
0,09
32,14
8.Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (2)/(5)
0,011
0,014
0,014
0,003
27,27
0
0
(Báo cáo quyết toán các năm 2005, 2006, 2007)
Qua biểu phân tích cho thấy, vốn cố định năm 2006 tăng so với năm 2005 là 3.106 triêu đồng (18,9%), trong khi đó doanh thu và lợi tức sau thuế cũng tăng nhưng tăng với mức độ và tỷ lệ cao hơn nhiêù với vốn cố định, tương ứng là 17.124 triệu đồng (33,08%), 91 triệu đồng (49,0%), làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên 0,37 (11,7%). Điều đó chứng tỏ năm 2006 Công ty giống vật tư Nông lâm nghiệp sử dụng vốn cố định có hiệu quả.
Năm 2007 vốn cố định tăng so với năm 2006 là 7.791 triệu đồng (39,95%), doanh thu thuần và lợi tức sau thuế cũng tăng, nhưng doanh thu thuần tăng ít hơn và lợi nhuận sau thuế tăng chỉ tươngđương với vốn cố định tương ứng là 3.304 triệu đồng (4,80%), 115 triêu đồng (41,28%), do đó hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 0,89 (-25,21%), còn tỷ suất lợi nhuận vốn cố định không tăng.
Điều dó chứng tỏ năm 2007 vốn cố định dùng không hiệu quả bằng năm 2006.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2007 giảm so với năm 2006, do vốn cố định đầu tư lớn song doanh thu và lợi nhuận lại thu được ít, một trong những nguyên nhân làm cho doanh thu tăng ít.
Để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn cố định, ta đi vào phân tích từng chỉ tiêu.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được 3,61 đồng doanh thu năm 2005 và 3,58 đồng doanh thu năm 2006. Như vậy, cũng một đồng vốn cố định nhưng doanh thu năm 2006 cao hơn năm 2005 nên việc sử dụng vốn cố định mang lại hiệu quả cao hơn năm 2007; 1 đồng vốn cố định tạo ra 2,64 đồng doanh thu, so với năm 2006 thì giảm 0,89 do đó vốn cố định sử dụng có hiệu quả thấp hơn năm 2006.
Có hai nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng giảm của chỉ tiêu hiệu suất vốn cố định năm 2006, 2007.
- Mức độ ảnh hưởng của doanh thu trong kỳ đến hiệu suất vốn cố định.
Ký hiệu:
M: Doanh thu.
DM: Mức độ ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất vốn cố định.
DVCĐ: Mức độ ảnh hưởng vốn cố định đến hiệu suất vốn cố định.
M 2006 M2005 68.888 51.764
DM1 = - = - = 1,04
VCĐ2005 VCĐ2005 16.395,5 16.395,5
M2007 M2006 72.192 68.888
DM2 = - = - = 0,17
VCĐ2006 VCĐ2006 19.501,5 19.501,5
- Mức độ ảnh hưởng của vốn cố định đến hiệu suất vốn cố định:
M2006 M2006 68.888 68.888
DVCĐ1 = - = - = -0,7
VCD2006 VCD2005 19.501,5 6.395,5
M2007 M2007 72.192 72.192
DVCĐ2 = - = - = -1,06
VCĐ2007 VCĐ2006 27.292,5 19.501,5
Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố trên:
Năm 2006: D1 = DM1 + DVCĐ1 = 1,04 + (-0,7) = 0,34
Năm 2007: D2 = DM2 + DVCĐ2 = 0,17 + (-1,06) = -0,89
Như vậy năm 2006 hiệu suất vốn cố định tăng do doanh thu tăng nhiều hơn vốn cố định nhưng năm 2007 hiệu suất vốn cố định giảm hơn so với năm 2006 là do vốn cố định đầu tư nhiều mà doanh thu lại tăng ít.
- Hàm lượng vốn cố định :
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra 1 đồng doanh thu thì năm 2005 cần 0,32 đồng vốn cố định, năm 2006 cần 0,28 đồng vốn cố định. Như vậy năm 2006 cứ một đồng doanh thu tiết kiệm được 0,04 đồng vốn cố định. Với doanh thu năm 2006 là 68.888 triệu đồng thì sẽ tiết kiệm được số vốn cố định so với năm 2005 là: 68.888 triệu đỗng x 0,04 = 2.755.5 triệu đồng.
Còn năm 2007, 1 đồng doanh thu cần 0,37 đồng vốn cố định, so với năm 2006 thì 1 đồng doanh thu cần thêm 0,09 đồng vốn cố định. Vậy với mức doanh thu năm 2007 là 72.192 triệu đồng thì số vốn cố định không tiết kiệm được là : 72.92 triệu đồng x 0,09 = 6.497,28 triệu đồng.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định năm 2005 tạo ra 0,011 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2006 có tăng lên nhưng đến năm 2007, tỷ suất lợi nhuận không thay đổi mà tỷ lệ này khá thấp, một đồng vốn tạo ra rất ít đồng lợi nhuận. Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty là tốt, nhưng Công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc sử dụng vốn để mang lại lợi nhuận cao hơn.
2.2.2.2 Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.
Vốn lưu động của Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn cố định và tỷ lệ này khá ổn định so với các năm. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng về tổng vốn thì vốn lưu động cũng tăng dần lên theo từng năm. Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước để mua sắm, đầu tư tài sản lưu động. Để xem xét tình hình sử dụng vốn lưu động ta hãy phân tích sự biến động của tài sản lưu động theo các năm qua bảng tính toán sau:
Biểu 07: Cơ cấu tài sản lưu động
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I. Vốn dự trữ.
5.458
24,1
8.766
29,35
13.264
38,06
1. Nguyên vật liệu tồn kho.
919
4,06
1.010
3,38
1.478
4,24
2. Công cụ, dụng cụ trong kho.
147
0,65
242
0,81
540
1,55
3. CP sản xuất kinh doanh dd.
473
2,09
1.004
3,36
1.122
3,22
4. Thành phẩm tồn kho.
1.299
5,74
1.765
5,91
2.426
6,96
Hàng hoá tồn kho.
2.425
10,71
4.582
15,34
7.504
21,53
6. Hàng gửi bán.
195
0,86
163
0,55
194
0,56
II. Vốn lưu động.
17.182
75.9
21.103
70,65
21.591
61,94
1. Vốn bằng tiền
4.394
19.4
5.183
17,34
3.552
10,19
2. Các khoản phải thu
11.052
48.8
14.256
47,73
14.307
41,04
3. TSLĐ khác.
1.736
7.7
1.664
5,58
3.732
10,71
Tổng cộng TSLĐ
22.640
100
29.869
100
34.855
100
( Báo cáo quyết toán năm 2005,2006, 2007)
-Tình hình dự trữ:
Công ty giống vật tư Nông lâm nghiệp là một doanh nghiệp nhà nước vừa sản xuất, chế biến, vừa kinh doanh. Do đó hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu, thành phẩm và hàng hóa tồn kho, bên cạnh đó Công ty cũng dự trữ công cụ, dụng cụ hàng gửi bán nhưng không đáng kể.
Hàng tồn kho so với tổng tài sản chiếm tỷ trọng khá nhỏ chỉ từ 24,1% đến 38,06%, nhưng sự biến động của nó qua các năm lại lớn, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 60,6%; năm 2007 tăng so với năm 2006 là 51,3% do loại hình hoạt động kinh doanh nên loại hàng này còn tuỳ thuộc vào thị trường, có lúc tiêu thụ được, có lúc nhu cầu thị trường lại giảm. Để đảm bảo quản lý tốt nguồn hàng dự trữ của Công ty, đòi hỏi người quản lý phải tính toán chính xác mức độ tiêu dùng, dự đoán xu hướng biến động thị trường để điều chỉnh lượng hàng dự trữ sao cho hợp lý nhất.
Một trong những biện pháp để các nhà quản lý dự đoán được mức hàng hoá dự trữ là tính toán chỉ tiêu liên quan đến dự trữ. Trong đó có đủ chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh.
Tài sản lưu động - Dự trữ
Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ nhắn hạn
Biểu08: Ta có bảng số liệu tính toán sau
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1.Dự trữ
5.458
8.766
13.264
2. Nợ ngắn hạn
15.860
21.357
30.148
3. Tài sản lưu động
22.640
29.869
34.855
4. Khả năng thanh toán nhanh:(3)- (1)/(2)
1,08
0,2006
0,84
(Báo cáo quyết toán các năm 2005,2006,2007)
Do lượng hàng năm sau cao hơn năm trước làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm dần, tỷ lệ này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ tồn kho. Do đó đối với các khoản nợ đến hạn phải trả thì tình hình tài chính của Công ty sẽ gặp khó khăn và dễ bị thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Như vậy, việc xác định mức dự trữ tối ưu có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Trong thời gian tới muốn phát triển Công ty phải xây dựng được kế hoạch dự trữ hợp lý, có như vậy tình hình tài chính của Công ty mới được đảm bảo, tránh tình trạng ứ đọng vốn đồng thời hiệu quả sử dụng vốn cũng được nâng cao.
- Vốn bằng tiền:
Quản lý vốn bằng tiền là xác định lượng tiền tối ưu để vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Vốn bằng tiền trước hết để thanh toán các khoản chi phí hàng ngày của doanh nghiệp và các khoản nợ đến hạn. Lượng tiền mặt trong két cũng như tiền gửi Ngân hàng phải đạt một mức nào đó để có khả năng thanh toán các khoản này.
Để thấy được khả năng thanh toán chung ta phải xem xét tỷ suất thanh toán tức thời.
Vốn bằng tiền
Tỷ suất thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Biểu 09: Ta có bảng tính toán sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1. Vốn bằng tiền
4.394
5.183
3.552
2. Nợ ngắn hạn
15.860
21.357
30.148
3.Tỷ suất thanh toán tức thời(1)/(2)
0,28
0,24
0,12
( Báo cáo quyết toán các năm 2005, 2006, 2007.)
Tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan còn nhỏ hơn 0,5 thì tình hình gặp khó khăn.
Trong cả ba năm tỷ suất thanh toán tức thời của Công ty giống vật tư Nông lâm nghiệp rất thấp, chứng tỏ lượng vốn bằng tiền dự trữ trongCông ty ít. Việc không muốn lưu giữ quá nhiều tiền là điều dễ hiểu đối với các doanh nghiệp nhưng với mức dự trữ thấp như vậy dễ làm Công ty gặp khó khăn khi thanh toán các khoản nợ gần hoặc cận ngày thanh toán. Công ty cần chuyển một số tài sản không cần thiết sang vốn bằng tiền để có thể thanh toán tức thời, đồng thời gia hạn một số khoản nợ tới hạn thanh toán để không gây tình trạng căng thẳng trong thanh toán.
Các khoản phải thu:
Trong quá trình kinh doanh việc phát sinh các khoản phải thu, phải trả là điều tất yếu. Nhanh chóng giải quyết vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán là nhiệm vụ của những người làm công tác tài chính.
Biểu 10: Ta có số liệu tính toán sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1. Các khoản phải thu
11.052
14.256
14.307
2. Các khoản thu bình quân
10.242
12.654
14.281,5
3. Doanh thu
51.764
68.888
72.192
4. Doanh thu bình quân một ngày
142
190
200
5. Tỷ lệ nợ phải trả/nợ phải thu
1,59
1,94
3.01
6. Kỳ thu tiền bình quân (2)/(4)
72,1
66,6
71,4
Báo cáo quyết toán các năm 2005, 2006, 2007
Nhìn vào số liệu ở trên ta thấy các khoản phải thu của Công ty tăng nhanh qua các năm, con số tăng nhanh này xuất phát từ hai nguyên nhân chính phải thu của khách hàng và khoản tiền ứng trước cho người bán tăng lên. các khoản phải thu của khách hàng tăng mạnh vào năm 2006, đây là kết quả của sự phát triển nhanh chóng của Công ty: Công ty tiêu thụ được một khối lượng hàng hoá. Trong thực tế khi doanh thu tăng sẽ dẫn đến tăng các khoản phải thu của khách hàng năm 2006 khá lớn so với doanh thu, trong khi doanh thu năm 2006 chỉ tăng so với năm 2005 là 33% thì các khoản phải thu của khách hàng tăng 28,9%, chứng tỏ Công ty vấp phải vấn đề là việc chậm trễ trong việc thanh toán, do đó Công ty cần phải chú ý để có chính sách tín dụng hợp lý hơn.
Năm 2007, khoản phải thu tăng lên chủ yếu là do khoản ứng trước cho người bán tăng lên. Điều này thể hiện mối quan hệ của Công ty với các nhà cung cấp chưa được chặt chẽ hoặc do hàng hoá khan hiếm. Hơn nữa các khoản ứng trước tương đối lớn có thể dẫn tới các khoản nợ quá hạn do người bán không đủ khả năng giao hàng đúng hạn. Do đó việc cân nhắc kỹ trước khi đặt tiền trước cho người bán và đảm bảo các điều khoản trong hợp đồng phải rõ ràng là yếu tố quan trọng để hạn chế số tiền tranh chấp mất khả năng thanh toán giữa người bán và Công ty.
Về tỷ lệ nợ phải trả/nợ phải thu, tỷ lệ này tăng lên qua các năm, chứng tỏ Công ty chiến dụng vốn và đi vay là chủ yếu.
Trên đây là cái nhìn tổng quát về các khoản phải thu của Công ty để nắm được thông tin chi tiết về khả năng thu hồi trong thanh toán, ta cần xem xét đến chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn càng bị chiếm dụng. Năm 2005, chỉ tiêu này là 71,2 ngày, có nghĩa là phải mất 71,2 ngày một đồng tiền bán hàng trước đó mới được thu hồi, đến năm 2006 chỉ tiêu giảm còn 66,6 ngày do tốc độ tăng của doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu bình quân, nhưng đến năm 2007 con số này lại tăng lên và vấn đề đặt ra cho công tác quản lý các khoản phải thu của Công ty là phải giám sát chặt chẽ các khả năng thanh toán, cũng như xách định rõ khả năng tín dụng của khách hàng. Công ty phải đưa ra tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với khả năng tín dụng của khách hàng cũng như phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. Nhìn vào thực tế của Công ty ta thấy công tác quản lý các khoản phải thu cần phải điều chỉnh nhiều hơn và chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo thời gian thu tiền bình quân ổn định.
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đối với mỗi doanh nghiệp, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh tốt cần phải sử dụng hợp lý và có hiệu quả cả vốn cố định và vốn lưu động. Bên cạnh vốn cố định thì vốn lưu động đóng vai trò rất quan trọng. Kinh doanh lãi hay lỗ phụ thuộc phần lớn vào khả năng sử dụng vốn đó. Vốn lưu động được sử dụng nhiều lần vào quá trình sản xuất nên số vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Biểu 11: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006 so 2005
2007 so 2006
Số lượng
%
Số lượng
%
1. Doanh thu thuần
51.764
68.888
72.192
17.124
33,08
3.304
4,8
2. Lợi nhuận
186
277
392
91
48,9
115
41,5
3. VLĐ bình quân
21.063
26.254.5
32.272
3.106
18,9
8.428
43,2
4. Số vòng quay (1)/(3)
2,45
2,62
2,24
0,17
6,94
-0,38
-16,9
5. Số ngày chu chuyển 360/(4)
146,9
137,4
160,7
-9,5
-6,9
23.3
16,4
6. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (3)/(1)
0,4
0,38
0,45
-0,02
5,3
0,07
18,4
7. Mức doanh lợi VLĐ (2)/(3)
0,0088
0,0105
0,0121
0,0017
19,3
0,0016
15,2
( Báo cáo quyết toán các năm 2005, 2006, 2007.)
Qua bảng chỉ tiêu trên ta thấy năm 2006 so vơí năm 2005 vốn lưu động bình quân tăng 3.106 triệu đồng (18,9%), nhưng doanh thu thuần tăng 17.214 triệu đồng (33,08%) và số vòng quay vốn lưu động cũng tăng 0,17 vòng (6,94%), hơn nữa lợi nhuận tăng lên 91 triêu đồng (48,9%); mức doanh lợi vốn lưu động tăng 0,0017 (19,3%), trong khi đó số ngày chu chuyển giảm 9,5 ngày tương ứng giảm 6,9% và hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm 0,02 tương ứng giảm 5,3% chứng tỏ năm 2006 vốn lưu động của Công ty được sử dụng có hiệu quả hơn 2005.
Năm 2007, vốn lưu động tăng so với năm 2006 là 8.428 triệu đồng (43.2%), doanh thu tăng 3.304 triệu đồng (4,8%); nhưng vòng quay vốn lưu động lại giảm 0,38 vòng (16,9%) số ngày chu chuyển tăng lên 23,3 vòng tương ứng tăng lên 16,4%; hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng 0,07 (18,4%). Như thế năm 2007, vốn lưu động sử dụng không hiêụ quả bằng năm 2005, 2006.
Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty chưa tốt lắm. Ta hãy xét từng chỉ tiêu sau:
- Vòng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ánh năm 2005 vốn lưu động quay được 2,45 vòng; năm 2006 số vòng quay tăng lên 0,17 vòng tức 6,94%; năm 2007 so với năm 2006 giảm 0,38 vòng tương ứng giảm 16,9%. Điều đó thể hiện Công ty sử dụng vốn lưu động năm 2006 có hiệu quả hơn năm 2005, 2007. Để rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo có thể sử dụng vốn lưu động tốt hưon chúng ta cần nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố tới vòng quay vốn lưu động theo phương pháp thay thế liên hoàn.
Ký hiệu:
M: Doanh thu thuần.
DM: Mức độ ảnh hưởng của doanh thu đến vòng quay vốn lưu động
DVLĐ: Mức độ ảnh hưởng vốn lưu động đến vòng quay vốn lưu động
M
Vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
- Mức độ ảnh hưởng của doanh thu đến vòng quay vốn lưu động:
M2006 M2005 68.888 51.764
DM1= - = - = 0,812
VLĐ2005 VLĐ2005 21.063 21.063
M2007 M2006 72.192 68.888
DM2 = - = - = 0,126
VLĐ2006 VLĐ2006 26.254,5 26.254,5
- Mức độ ảnh hưởng của vốn lưu động đến vòng quay vốn lưu động:
M2006 M2006 68.888 68.888
DVLĐ1 = - = - = -0,65
VLĐ2006 VLĐ2005 26.254,5 21.063
M2007 M2007 72.192 72.192
DVLĐ2 = - = - = -0,51
VCĐ2007 VCĐ2006 32.272 26.254,5
Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố trên:
Năm 2006: D1 = DM1 + DVLĐ1 = 0,812 + (-0,65) = 0,162
Năm 2007: D2 = DM2 + DVlĐ2 = 0,126 + (-0,51) = -0,384
Trong năm 2006 vòng quay vốn lưu động tăng lên do doanh thu tăng làm số vòng quay tăng 0,818 vòng nhưng vốn lưu động cũng tăng làm số vòng quay giảm xuống 0,65 vòng.
Năm 2007, vòng quay vốn lưu động giảm, vốn lưu động tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Do đó để hoạt động kinh doanh tốt hơn, những năm tiếp theo, Công ty cần có giải pháp để tăng doanh thu và giảm những tài sản lưu động không cần thiết.
- Số ngày chu chuyển:
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trực diện một vòng quay vốn lưu động. Đây là chỉ tiêu khá quan trọng, vì qua đó ta có thể tính được vốn lưu động mà Công ty tiết kiệm được hay lãng phí trong kỳ.
360
Thời gian 1 vòng luân chuyển (T) =
Số quay vốn lưu động
So với năm 2005, tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty năm 2006 tăng nhanh nhưng tốc độ này lại giảm đáng kể vào năm 2007. Như vậy Công ty đã tiết kiệm được một số vốn lưu động vào năm 2006 nhưng năm 2007 lại sử dụng khá lãng phí. Để biết được về con số tiết kiệm hay lãng phí này ta tính chỉ tiêu số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí do thay đổi thời gian một vòng luân chuyển (V)
Doanh thu thuần
V = * (T1 – T0)
360
68.888
Năm 2006 so với năm 2005: V = * (137,4 – 146,9) = -1.817,88(triệu đ)
360
72.192
Năm 2007 so với năm 2006: V = * (160,7 – 137,4)=4.672,43 (Triệu đ)
360
Từ số liệu này ta thấy năm 2006 Công ty đã tiết kiệm được 1.817,88 triệu đồng, do ảnh hưởng của hai nhân tố là doanh thu và tốc độ luân chuyển mà chủ yếu là do tốc độ luân chuyển tăng. Ngược lại năm 2007 đã lãng phí 4.672,43 triệu đồng cũng do ảnh hưởng của hai nhân tố trên. Qua đó Công ty phải có những giải pháp điều chỉnh tốc độ vốn lưu động giữa các năm không để có biến động quá lớn như hiện nay.
- Mức doanh lợi vốn lưu động:
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lơị của đồng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn khi chỉ tiêu đó càng cao, nó là một chỉ tiêu quan trọng vì mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghuệp nói chung đều hướng về lợi nhuận.
Năm 2005, 1000 đồng vốn tạo được 8,8 đồng lợi nhuận, đến năm 2006 1000 đồng vốn tạo được 10,5 đồng lợi nhuận và năm 2007 tạo ra được 12,1 đồng lợi nhuận. Nhưng tỷ lệ tăng mức doanh lợi vốn lưu động năm 2006 so với năm 2005 là 19,3% cao hơn năm 2007 so với năm 2006 là 15,2. Do đó, năm 2006 vốn lưu động sử dụng hiệu quả hơn năm 2007.
2.2.2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.
a) Thành tựu hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.
* Vốn cố định :
Vốn cố định của Công ty đã tăng lên qua các năm, tăng từ 17.782 triệu đồng năm 2005 đến 20.985 triệu đồng năm 2007. Trong nguyên giá tài sản cố định hữu hình, phần lớn là máy móc thiết bị, năm 2006 máy móc thiết bị tăng so với năm 2005 là 127 triệu đồng, tương ứng là 1,3%. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 610 triệu đồng, tức là 6,5 %, phương tiện vận tải, qua các năm đều tăng. Như ta đã biết Công ty giống vật tư Nông lâm nghiệp vừa sản xuất, vừa chế biến và kinh doanh nên phương tiện vận tải rất cần thiết. Công ty đã chú trọng đầu tư loại tài sản cố định này. Về thiết bị khác như thiết bị dụng cụ quản lý cũng tăng, năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005 từ 2.229 triệu đồng lên đến 3.482 triệu đồng, nhưng đến năm 2007, vốn cố định đầu tư vào thiết bị quản lý giảm xuống từ 3.482 triệu đồngcòn 2.670 triệu động. Điều này cho thấy, Công ty đã có sự quan tâm để giảm bớt những tài sản không trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho đến mức tối thiểu có thể được. Nói chung vốn cố định của Công ty qua 3 năm qua đều tăng, chứng tỏ Công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh, đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cũng phải được nâng cao và hiện đại hoá. Tuy vậy số vốn cố định của Công ty tăng lên là do mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ kinh doanh.
* Vốn lưu động.
Tình hình sử dụng vốn lưu động trong các năm qua của Công ty đều có xu hướng tăng, năm 2006 so vơí năm 2005 vốn lưu động bình quân tăng 3.106 triệu đồng (18,9%),doanh thu thuần tăng 17.214 triệu đồng (33,08%) và số vòng quay vốn lưu động cũng tăng 0,17 vòng (6,94%), hơn nữa lợi nhuận tăng lên 91 triêu đồng (48,9%); mức doanh lợi vốn lưu động tăng 0,0017 (19,3%), chứng vốn lưu động của Công ty được sử dụng tương đối hiệu quả.
b) Những hạn chế về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.
* Sử dụng tài sản cố định
- Việc quản lý và sử dụng tài sản cố định của Công ty còn nhiều yếu kém, khâu quản lý giám sát việc sử dụng chưa đông bộ, thiếu khoa học. Chưa gắn trách nhiệm cụ thể tới việc quản lý, sử dụng tài sản cố định tới các bộ phận trong bộ máy Công ty. Dây chuyền sản xuất bố trí chưa hợp lý dẫn đến chưa khai thác hết công suất, năng suất lao động chưa cao.
- Việc đánh giá lại tài sản cố định chưa được quan tâm kịp thời thường xuyên làm cho nguyên giá tài sản cố định và giá trị còn lại không chính xác, phản ánh sai lệch so với mặt bằng gía trị hiện tại của tài sản cố định.
- Quỹ khấu hao cơ bản chưa được sử dụng hợp lý, tại Công ty, khấu hao nhanh đối với các tài sản có giá trị công nghệ cao chưa được áp dụng thường xuyên vì còn gặp phảimột số vấn đề nan giải là khấu hao nhanh sẽ kéo theo tăng gía thành sản phẩm , dẫn đến cầu sản xuất giảm, giảm doanh thu.
- Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty có một số máy móc thiết bị đã lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện tại của Công ty. Công ty chưa có phòng nghiên cứu để có thể thường xuyên đưa ra những sự cải tiến chất lượng hoặc tung ra thị trường những sản phẩm mới.
* Sử dụng vốn lưu động
- Vòng quay vốn lưu động của Công ty chưa nhanh qua các khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông. Trong khâu dự trữ, nguyên vật liệu đầu vào chưa được tính toán hợp lý, tối ưu, có những thời kỳ dự trữ quá nhiều, có thời kỳ lại thiếu dẫn đên tình trạng ứ đọng và làm gián đoạn quá trình sản xuất. Trong khâu sản xuất, năng suất lao động và việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu chưa được sự quan tâm ở mức cần phải có. Trong khâu lưu thông, sản phẩm sản xuất ra còn có tình trạng lưu kho trong một thời gian dài từ đó làm giảm vốn lưu động của Công ty.
- Quản lý và thu hồi các khoản phải thu của Công ty chưa thực sự hiệu quả, trong thời gian vừa qua các khoản phải thu của Công ty tăng khá nhanh làm vốn của Công ty không những bị ứ đọng mà còn dẫn đến những khoản nợ quá hạn. Hơn nữa lượng vốn bị chiếm dụng này không những không sinh lãi mà còn làm chậm số vòng quay của vốn, hạn chế hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.
- Tình hình vốn bằng tiền của Công ty nhìn chung qua các năm rất thấp, làm ảnh hưởng lớn đến quá trình thành toán nhanh các khoản nợ của Công ty.
PHẦN III.
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY GIỐNG VẬT TƯ NÔNG LÂM NGHIỆP
TUYÊN QUANG.
3.1. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong thơì gian tới
Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những năm tới của Công ty:
- Tổ chức mạng lưới cung ứng vật tư nông nghiệp bao gồm: Giống cây, con, phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, thức ăn gia súc, vật tư chăn nuôi thú y từ tỉnh đến các huyện, các xã và dịch vụ tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cho nông dân.
- Sản xuất giữ và nhân các giống đầu dòng, nguyên chủng, cấp I của cây trồng vật nuôi và thực hiện chủ chương của tỉnh về sản xuất, cung ứng giống cây, con.
- Tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, tổ chức mạng lưới liên kết và hướng dẫn kỹ thuật để nhân nhanh các giống cây con tại chỗ phục vụ sản xuất đại trà.
- Sản xuất chế biến các loại thức ăn gia súc, một số loại phân bón theo yêu cầu sản xuất nông lâm nghiệp của địa phương.
- Tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ của công ty.
- Bảo toàn và phát triển vốn được giao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật.
Từ khi được thành lập đến nay Công ty không ngừng lớn mạnh và đã tự khẳng định chỗ đứng của mình, không ngừng khắc phục khó khăn gian khổ thiếu thốn về nhiều mặt để hoàn thành chỉ tiêu nhà nước giao, mọi hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả, bộ máy tổ chức ngày càng được hoàn thiện, đội ngũ cán bộ chuyên môn có nghiệp vụ ngày càng cao, cán bộ công nhân viên đều có việc làm, có thu nhập ổn định.
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3.2.1. Đối với vốn cố định
- Giải pháp 1: Tăng cường công tác quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định.
Công ty phải theo dõi kiểm tra bám sát tình hình sử dụng tài sản cố định. Đồng thời trong nội bộ công ty cũng cần phân cấp quản lý tài sản cố định đối với từng bộ phận. Sử dụng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động có ý thức bảo quản. giữ gìn máy móc thiết bị và kỷ luật nghiêm khắc với những người gây thiệt hại tài sản cố định của Công ty. Công ty cũng cần chú ý dây chuyền sản xuất hợp lý phù hợp để có thể khai thác tối đa công suất máy, nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận của các thành viên và của Công ty.
- Giải pháp 2: Tăng cường việc thu hồi vốn cố định.
Trong nền kinh tế thị trường giá cả thường xuyên biến động hiện tượng hao mòn vô hình xảy ra rất dda dạng và nhanh chóng. Điều này làm cho nguyên giá tài sản cố định và giá trị còn lại không được chính xác, phản ánh sai lệch so với mặt bằng giá hiện tại của tài sản cố định. Việc thường xuyên đánh giá và đánh giá lại chính xác giá trị của tài sản cố định là cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp mức khấu hao hợp lý nhằm thu hồi vốn hoặc kịp thời có biện pháp xử lý những tài sản cố định mất giá để chống lại sự thất thoát vốn. Việc xem xét đánh giá lại tài sản cố định nên tiến hành định kỳ sáu tháng hoặc một năm hay hơn tuỳ thuộc vào loại tài sản cố định, để từ đó người quản lý có thể phân tích việc đầu tư của Công ty phù hợp với mức độ sử dụng hay không, đúng lúc chưa, và từ đó đề ra những biện pháp giải quyết thích hợp. Về phương pháp khấu hao phải lựa chọn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để đảm bảo thu hôì vốn nhanh, bảo toàn được vốn và đỡ gây ra những biến động lớn trong giá thành và giá bán sản phẩm..
- Giải pháp 3: Sử dụng hợp lý quỹ khấu hao cơ bản.
Đây là nguồn tài trợ có ý nghĩa quan trọng đối với Công ty, bởi quỹ này phản ánh độ lớn các khoản khấu hao tài sản cố định và gián tiếp phản ánh tốc độ đổi mới của Công ty.
Như ta biết khi doanh nghiệp muốn nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường thì một yếu tố rất quan trọng có thể giúp doanh nghiệp thắng được các đối thủ cạnh tranh là yếu tố công nghệ. Do đó với tốc độ khấu hao chậm, các doanh nghiệp không thể bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ đổi mới bởi tài sản cũ chưa đưọc khấu hao hết, nguồn tích luỹ từ khấu hao không đủ mua sắm máy móc thiết bị mới.
Tại Công ty, khấu hao nhanh đối với các tài sản có giá trị công nghệ cao chưa được áp dụng thường xuyên vì còn gặp phải một số vấn đề nan giải là khấu hao nhanh sẽ kéo theo tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến cầu sản xuất giảm, giảm doanh thu. Nhưng áp dụng khấu hao nhanh vẫn là biện pháp giúp Công ty có thể thực hiện mục tiêu đổi mơí công gnhệ bên cạnh giải pháp đầu tư mới. Phương pháp khấu hao này sẽ được tiến hành dần dần, bước đầu áp dụng đối với tài sản cố định có giá trị cao, hao mòn xảy ra nhanh như: máy móc, dây chuyền sản xuất, ô tô
Trong thời gian qua với giá trị nhỏ và được quy định sử dụng vào mục đích tái đầu tư nên khoản khaáu hao luỹ kế chưa được sử dụng có hiệu quả. Công ty nên dùng khoản tiền vào hoạt động kinh doanh (trong trường hợp nó chưa được tái đầu tư vào tài sản cố định). Tuy nhiên công việc dùng khoản tiền này phải được cân nhắc kỹ lưỡng xem nó có giúp Công ty tạo ra lợi nhận nào không và có cần phải thu hồi lại khi cần đầu tư vào tài sản cố định. Khoản tiền này so với vốn kinh doanh của Công ty chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng nói cần được bảo toàn và phát triển để đảm bảo Công ty có thể đầu tư được máy móc thiết bị. Hơn nữa vốn dùng cho hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn còn phải đi vay nhiều thì việc đưa khoản này vào kinh doanh là hợp lý. Nếu Công ty có kế hoạch sử dụng khoản vốn này phù hợp thì hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sẽ được cải thiện đáng kể.
-Giải pháp 4: Tăng cường đầu tư vào tài sản cố định
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại của khoa học kỹ thuật phát triển từng ngày, các dây chuyền hiện đại không ngừng ra đời, các phát minh sáng chế được đưa ra ngày càng nhiều. Do vậy bất cứ sự lạc hậu nào cũng không thể tồn tại được và sớm hay muộn cũng bị đào thải. Với những máy móc thiết bị đã trở lên lạc hậu là một nguyên nhân cơ bản đẫn đến tình trạng sản phẩm của Công ty rất khó khăn trong việc tiêu thụ.
Giải quyết khó khăn này và bảo đảm có thể cạnh tranh với các đối thủ khác đòi hỏi Công ty phải tăng cường đổi mới máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất. Để đảm bảo đầu tư có hiệu quả Công ty cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
-Những công nghệ mới thiết bị mới trước khi nhập, Công ty phải biết rõ nguồn gốc của nó và mời một số chuyên gia kết hợp với đội ngũ kỹ sư có trình độ để đảm bảo máy móc mua sắm là đạt chất lượng, hiện đại và phù hợp với điều kiện phát triển của Công ty.
-Khi mua một giây chuyền sản xuất hiện đại phải có công nghệ kèm theo, thực tế là nhiều máy móc mua về không được sử dụng hiệu quả hoặc có thể không hoạt động được do không được chuyển giao hết các tính năng.
-Trong quá trình sử dụnh phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa để máy móc có thể được sử dụng hết công suất.
Bên cạnh đó, khi Công ty chưa lập ra được phòng nghiên cứu để có thể thường xuyên đưa ra những sự cải tiến chất lượng hoặc tung ra thị trường những sản phẩm mới. Công ty cần quan tâm dến vấn đề mua các bằng phát minh sáng chế, hiện nay có rất nhiều cuộc thi sáng tạo sản phẩm và có thể áp dụng vào thực tế, vậy tại sao lại không sử dụng ngay những tiếm năng đó?
Hình thức thuê mua tài chính ngày một phát triển và cũng mang nhiều ưu điểm. Với những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực của mình, các công ty thuê mua tài chính sẽ đảm bảo các tài sản đạt tiêu chuẩn. Công ty sẽ không phải mất thời gian trong việc thẩm định chất lượngvà vẫn có thể sử dụng khi chỉ đủ tiền để đầu tư mua sắm tài sản cố định. Hơn nữa thực tế đã cho thấy rằng chi phí thuê tài sản cố định thue tài chính là có thể chấp nhận đưọc.
Tóm lại việc đầu tư vào tài sản cố định hữu hình hay vô hình, đầu tư bằng việc mua sắm hay đi thuê thì việc tài sản cố định có tỉ trọng lớn hơn trong tổng tài sản so với hiện nay là việc lám cần thiết đối với một doanh nghiệp ngoài chức năng kinh doanh còn có chức năng sản xuất như Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.
-Giải pháp 5: Tăng cừơng việc tìm kiếm nguồn tài trợ cho tài sản cố định
Tăng cường các nguồn tài trrợ góp phần giải quuyết hai vấn đề: một là góp phần tăng nguồn vốn đầu tư của Công ty, hai là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cùng với việc tăng cường tìm kiếm nguồn tài trợ, Công ty phải chú ý vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán các chi phí cho các nguồn đầu tư vào tài sản cố định, tính toán trong việc mua bán máy móc thiết bị trên thị trường. Việc đầu tư cho tài sản cố định của Công ty đều rất lớn, do vậy Công ty phải khuyến khích các đơn vị thành viên tự huy động các nguồn vốn bên ngoài hoặc thông qua sự uỷ quyền của Công ty để tìm nguồn tài trợ mới.
3.2.2.Đối với vốn lưu động
Với Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang, vốn lưu động chiếm một tỉ trọng tương đối lớn, để qua trình hoạt động sản xuất được liên tục, có hiệu quả thì nhu cầu vốn lưu động phải được đảm bảo tối thiểu cần thiết. Sau đây là một số giải pháp về nâng cao ghiệu quả sử dụn vốn lưu động.
-Giải pháp 1: Rút ngắn thời gian ở mỗi khâu vốn đi qua.
Vốn lưu động tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh phải trải qua các khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông. Trong khâu dự trữ, nguyên vật liệu đầu vào thì cần phải tính toán lượng dự trữ tối ưu sao cho quá trình hoạt động của Công ty không bị gián đoạn, đồng thời không bị lãng phí liên quan đến chi phí vận tải, chi phí bảo quản, kho bãi, số lượng và giá cả vật tư hành hoá ở mỗi thời điểm. Vì vậy việc xác định dự trữ tối ưu phải xuất phát từ tình hình kĩ thuật, sản phẩm, khách hàng và thị trường. Để giải được bài toán kinh tế này, Công ty phải thật nhạy bến năng động để hợp đồng mua vật tư tại đúng các thời điểm. Trong khâu sản suất tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liêụ. Còn về khâu lưu thông cần phải tìm ra phương cách rút ngắn thời gian lưu kho của các sản phẩm sản xuất. Biện pháp rút ngắn thời gian ở mỗi khâu vốn đi qua là biên pháp quan trọng tăng nhanh vòng quay cuả vốn, để số vốn đó tham gia nhiều vào sản xuất.
-Giải pháp 2: giải pháp về các khoản dự trữ.
Vốn dự trữ của Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang tăng dần lên qua các năm, năm 2006 so với năm 2005 tăng 60,6%; năm 2007 so với 2006 là 51,3%. Công ty cần có biện pháp giảm bớt hàng tồn kho để tăng vòng quay của vốn lưu động. Các giải pháp đó là:
-Giải phóng hàng tồn kho.
Với lượng tồn kho do hàng kém phẩm chất, nhu cầu giảm, chủ yếu nằm tại kho thuộc phòng vật tư đã gây khó khăn cho phòng vật tư trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình. Do lượng vốn ứ đọng lại vừa phải trả lãi vay ngân hàng dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ và một phần lợi nhuận ở các phòng khác phải dùng để bù đắp cho phần lỗ này.
Đứng trước thực trạng đó Công ty cần phải cố gắng khắc phục hạn chế đến mức thấp nhất các loại vật tư hàng hoá ứ đọng kém phẩm chất bằng cách hạ giá bán, chấp nhận thua lỗ để thu hồi một phần vốn đã bỏ ra và có thể sử dụng một phần hàng hoá này để làm đồ khuyến mại kèm theo khi bán các sản phẩm hang hoá khác, để giải phóng kho lấy chỗ dự trữ hàng hoá mới.
-Kế hoạch lượng hàng hoá dự trữ tối thiểu.
Như chúng ta biết việc duy trì một lượng hàng hoá tồn kho quá lớn là nguyên ngân làm giả tốc độ vòng quay của vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Muốn tăng nhanh tốc dộ chu chuyển vốn lưu động thì cần phải xác định và duy trì lượng hành hoá cần thiết tối thiểu. Mức dự trữ hàng hoá được xác định và duy trì lượng hàng hoá cần thiết tối thiểu. Mức dự trữ hàng hoá được xác định trên cơ sở xem xét quá trình sản suất sản phẩm hoặc quá trình nhập khẩu hàng hoá và quá trình tiêu thụ hàng hoá cuả Công ty. Bên cạnh đó việc tồn tại dự trữ hàng hoá tồn kho có liên quan đến nhiều khoản chi phí : chi phí quản lý hàng hoá, quản lý kho, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển
Thực tế thì lượng hàng hoá tồn kho không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu của Công ty mà còn phụ thuộc vào nhà cung cấp, hơn thế nữa hàng của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, nên lượng hàng tồn kho sẽ không ổn định. Tuy nhiên ở giai đoạn nào cũng cần xác định một lượng hàng tồn kho tối thiểu chỉ cần đảm bảo việc bán hàng được liên tục.
-Giải pháp3: Giải pháp về các khoản phải thu.
- Hạn chế lượng vốn lưu độngbị chiếm dụng trong khâu lưu thông.
Trong điều kiện hiện nay, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Nhưng làm thế nào để khoản phải thu của khách hàng là nhỏ nhất và đảm bảo thu hồi đúng hạn là vấn đề cần quan tâm.
Các khoản phải thu của Công ty trong 3 năm qua tăng khá nhanh làm vốn của Công ty không những bị ứ đọng mà còn dẫn đến những khoản nợ quá hạn. Hơn nữa lượng vốn bị chiếm dụng này không những không sinh lãi mà còn làm số vòng quay của vốn, hạn chế hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Để hạn chế lượng vốn lưu động bị chiếm dụng trong khâu lưu thông, Công ty cần phải thực hiện một số biện pháp như :
+ Chính sách tín dụng thương mại hợp lý:
Khi quyết định có nên cấp tín dụng thương mại cho khách hàng hay không, Công ty cần tuân thủ các nguyên tắc như: thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá khách hàng qua phương pháp cho điểm, đánh giá những tác dụng của việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng để từ đó có những chính sách tín dụng hợp lý.
Sau khi thực hiện được những quy định trên, Công ty sẽ đi đến những quyết định về việc cấp tín dụng cho khách hàng và nếu cấp phải có điều kiện về giá cả, thời gian, khoản tiền phạt trả chậm Với chính sách tín dụng hợp lý sẽ giúp Công ty giảm đáng kể những khoản thu không đem lại lợi ích cho mình và đảm bảo khả năng thu hồi các khoản phải thu.
+ Chiết khấu tiền mặt:
Tuy không phải lúc nào thu tiền cũng có lợi, nhất là khi Công ty đang tiến hành kinh doanh với các khách hàng truyền thống hoặc tiêu thụ được khối lượng lớn hàng hoá, nhưng với chính sách chiết khấu hợp lý khi thanh toán bằng tiền mặt vẫn đảm bảo tốt cho công việc, vốn được lưu thông đồng thời vẫn hoàn thành tiêu thụ sản phẩm.
Công ty áp dụng chiết khấu tiền mặt khi khách hàng mua với số lượng lớn hay sử dụng như một bộ phận trong chính sách tín dụng thương mại thì một số khách hàng sẽ lựa chọn trả tiền sớm để giành được lợi thế của chiết khấu.
+ Theo dõi chặt chẽ thu hồi các khoản nợ:
Để tăng cường công tác thu hồi các khoản nợ, Công ty cần theo dõi chặt chẽ về thời hạn và các khoản nợ cũ mà khách hàng và các đơn vị khác còn chiếm dụng. Công tác thu hồi các khoản nợ cần tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu, Công ty chỉ tiếp tục cho nợ khi nào các đơn vị đó hoàn trả nợ cũ. Đối với những khoản nợ mới, Công ty cần có hợp đồng chặt chẽ, cần có sự phân loại khách hàng rõ rệt, đối với khách hàng có quan hệ lần đầu với hoặc Công ty chưa đủ thông tin tin cậy thì nên bắt đặt cọc trước khi giao hàng. Đối với những đơn vị có mối quan hệ làm ăn lâu năm hoặc có uy ít nhất định trên thị trường thì Công ty có thể xem xét cho nợ với một thời hạn nhất định. Để khuyến khích trả sớm, Công ty cần có điều khoảo rõ rệt trong hợp đồng về các điều khoản thanh toán. Bên cạnh đó các hợp đồng phải quy định chặt chẽ khi ứng tiền trước cho người bán.
- Tăng uy tín với nhà cung cấp:
Việc đặt trước tiền hàng cho người bán chỉ là để đảm bảo mua hàng mà không đem lại lợi ích trực tiếp cho Công ty. Đôi khi trong một số trường hợp, người bán cần sự hỗ trợ vốn của người mua để đạt được mục đích kinh doanh của mình hoặc cũng có thể chỉ là để đảm bảo người mua thực hiện theo đúng cam kết. Trong trường hợp này, người mua có thể giảm bớt khoản tiền có thể bị người bán chiếm dụng bằng cách:
- Trong các lần giao dịch, luôn thực hiện thanh toán đúng thời hạn hoặc trước thời hạn.
- Chủ động tìm kiếm nguồn hàng để các nhà cung cấp có sự cạnh tranh với nhau.
-Giải pháp 4: Giải pháp vốn bằng tiền.
Như đã phân tích, khoản vốn bằng tiền của Công ty nhìn chung qua các năm rất thấp, nhất là năm 2007, vốn bằng tiền chỉ có 28.030 triệu đồng, giảm so với năm 2005 là 6.641 triệu đồng, so với năm 2006 giảm 12.849 triệu đồng. Tình hình vốn bằng tiền quá ít sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình thanh toán nhanh các khoản nợ của Công ty. Do vậy, Công ty cần tìm mọi cách để tăng khoản mục này.
Một trong những giải pháp là kéo dài thời gian trả tiền cho người bán, tức là thời gian chiếm dụng vốn sẽ lâu hơn. Nhưng hiện nay vấn đề chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong nước xảy ra khá phổ biến. Nên về lâu dài giải pháp này không phải là hữu hiệu.
Để tăng cường vốn bằng tiền, Công ty có thể vay vốn Ngân hàng hoặc xin cấp vốn từ ngân sách nhưng như vậy sẽ tăng nguồn vốn kinh doanh mà kkhông phải để kinh doanh. Do vậy giải pháp được cho là hiệu quả nhất là thu từ khách hàng và nhanh chóng giải quyết tồn kho, nhất là những vật liệu và những thành phẩm kém chất lượng.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường bất cứ một loại hình doanh nghiệp nào thuộc mọi thành phân kinh tế cần phải có vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì bằng mọi cách phải sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả. Do vậy đòi hỏi các nhà quản trị phải luôn tìm ra các phương sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và sản xuất kinh doanh nói chung.
Đối với doanh nghệp nhà nước, số vốn hoạt động ban đầu là do Nhà nước cấp phát. Doanh nghiệp được quyền sử dụng số vốn đó vào mụch đích sản xuất kinh doanh theo định hướng của Nhà nước. Nếu doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích sẽ dẫn đến những khó khăn về mặt tài chính từ đó ảnh hưởng xấu đến vai trò của doanh nghiệp và đời sống của cán bộ công nhân viên và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần số vốn bỏ ra là của họ và đồng thời mục đích sản xuất kinh doanh của họ là để kiếm lời do đó vấn đề sử dụng vốn một cách có hiệu quả là hết sức thiết thực. Trong phạm vi bài viết này em đã nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ kiến thức nên chắc chắn bài viết còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến phê bình của các thầy cô giáo, các cô chú ở đơn vị thực tập cùng toàn thể các bạn để em có thể nâng cao kiến thức của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo PGS.TS Lê Đức Lữ và các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng tài chính đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các cô chú cán bộ công nhân viên, đặc biệt là phòng kế toán tài chính thuộc Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bài viết này.
Tài liệu tham khảo
Báo cáo quyết toán của Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang năm 2005 – 2007
Điều lệ tổ chức họat động của Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.
Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2005 – 2007.
Tạp chí tài chính.
Tạp chí nghiên cứu kinh tế.
Thời báo kinh tế
Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp khoa Ngân hàng tài chính ĐH. KTQD. Nhà xuất bản Thống kê, 120067.
Những giải pháp huy động và sử dụng vốn . NXB Thống kê, 120066.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7864.doc