Đề tài Nâng cao hiệu quả tín dụng trung - Dài hạn tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Tín dụng cho thuê là một kiểu cho thuê tài sản để sử dụng chuyên môn theo hợp đồng. Nếu trong hợp đồng có kèm theo lời hứa của người thuê sẽ bán lại tài sản này, chậm nhất là khi hợp đồng cho thuê theo giá thoả thuận trước thì đó là thuê tài chính. Nếu trong hợp đồng không kèm theo lời hứa thì đó gọi là thuê hoạt động hay thuê đơn giản. Tài sản cho thuê bao gồm động sản và bất động sản như nhà cửa máy móc, thiết bị văn phòng. Đối với NH- người cho thuê: Đa dạng hoá việc sử dụng vốn, mở rộng dạng khách hàng, tăng thêm sản phẩm NH, giảm mức độ rủi ro so với cấp tín dụng hoặc bảo lãnh. Vì trong thời gian cho thuê, NH vẫn chỉ có quyền sở hữu pháp lý đối với thiết bị thuê nên NH có khả năng nhanh chóng chiếm lại thiết bị nếu người đi thuê không tuân thủ theo hợp đồng thuê. Tín dụng thuê mua bảo đảm sử dụng đúng đắn số vốn tài trợ, tỷ lệ sử dụng vốn cao.

doc73 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả tín dụng trung - Dài hạn tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.144 Phí ATM 69 75 150 Phí bảo lãnh 145 206 1.350 Thanh toán quốc tế 570 1.153 1.356 Thu ngân quỹ 81 275 1.000 Thu khác 10 35 2.300 Tổng cộng 2000 5.653 11.200 Thu dịch vụ ròng ước đến hết tháng 31/12/2006 đạt 4,5 tỷ VND. Thu dịch vụ ròng ước đến hết tháng 12/2005 đạt 2 tỷ VND (đạt 100% kế hoạch được giao năm 2005). Thu dịch vụ ròng năm 2007 đạt 11,2 tỷ, đạt 112% kế hoạch được giao tăng 180% so với năm 2006, trong đó Thu phí Tín dụng 1.35 tỷ, Thanh toán 4.5 tỷ, Ngân quỹ 1.0 tỷ, KDNT 1.9 tỷ, Phát hành thẻ 0.15 tỷ, Dịch vụ khác 2.3tỷ, Thanh toán quốc tế: - Doanh số hoạt động ước đạt 5,2 triệu USD, thu dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 570 triệu đồng. - Trong năm 2005 Chi nhánh đã thực hiện các giao dịch nhanh chóng an toàn và chính xác. Kịp thời tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch TTQT tại Chi nhánh. - Xây dựng thời gian chuẩn mực trong việc xử lý giao dịch TTQT cho từng cán bộ, biểu phí TTQT áp dụng cho Chi nhánh, và các quy trình nghiệp vụ. - Tiếp tục triển khai tiếp thị các khách hàng mới, đã thực hiện tiếp thị 200 khách hàng doanh nghiệp trong đó đã có 40 khách hàng đã thực hiện giao dịch tại Chi nhánh. Năm 2006 phí dịch vụ TTQT không bao gồm phí chuyển tiền ước đạt 1.153 triệu đồng; phí chuyển tiền trong và ngoài nước ước đạt 1.133 triệu đồng. Doanh số TTQT không bao gồm số liệu chuyển tiền trong Quý ước đạt 32 triệu USD. Trong quý phát sinh các giao dịch mở L/C của khách hàng Công ty Cp Thuỷ điện Quế Phong có giá trị lớn. Gửi công văn đề nghị TW cho phép nhận tiền chuyển từ Malysia về Việt Nam. Trong năm 2006 Chi nhánh đã thực hiện các giao dịch nhanh chóng an toàn và chính xác. Kịp thời tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch TTQT tại Chi nhánh. Xây dựng thời gian chuẩn mực trong việc xử lý giao dịch TTQT cho từng cán bộ, biểu phí TTQT áp dụng cho Chi nhánh, và các quy trình nghiệp vụ. Tích cực tiếp thị các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh: quảng bá sản phẩm mở L/C bằng vốn tự có với mức ký quỹ thấp và cầm cố lô hàng nhập... nhằm mở rộng và phát triển các dịch vụ TTQT; Xây dựng chính sách khách hàng đối với các khách hàng sử dụng các dịch vụ TTQT; Kinh doanh ngoại tệ Doanh số mua bán ngoại tệ trong năm 2005 ước đạt 80 triệu USD; kinh doanh có lãi, đáp ứng và phục vụ kịp thời các loại ngoại tệ khác cho khách hàng đang có quan hệ tín dụng, dịch vụ có nhu cầu thanh toán ra nước ngoài với mức giá hợp lý, cạnh tranh. Thu ròng kinh doanh ngoại tệ ước đạt 875 triệu đồng. Doanh số mua bán ngoại tệ trong năm 2006 ước đạt 190 triệu USD; lượng ngoại tệ kiều hối mua được của khách hàng tăng nên chi nhánh chủ động nguồn ngoại tệ để phục vụ khách hàng; kinh doanh có lãi, đáp ứng và phục vụ kịp thời các loại ngoại tệ khác cho khách hàng đang có quan hệ tín dụng, dịch vụ có nhu cầu thanh toán ra nước ngoài với mức giá hợp lý, cạnh tranh; Thu ròng kinh doanh ngoại tệ ước đạt 1.623 triệu đồng. Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo đúng chức năng, nhiệm vụ, tích cực đẩy mạnh hoạt động mua bán ngoại tệ kinh doanh; Luôn tuân thủ đúng các quy định về kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước và NHĐT&PT TW Phục vụ khách hàng với mức phí cạnh tranh, tập hợp lại chính sách giá trong mua bán ngoại tệ tại chi nhánh. Trình TW xin thu đổi thêm một số loại ngoại tệ; xin miễn phí cho các giao dịch đặt lệnh của TCT Hàng Không và tăng trạng thái ngoại tệ. Công tác kho quỹ Chấp hành đúng các quy định, hướng dẫn về việc kiểm đếm và giao nhận tiền mặt, ngoại tệ, đóng gói niêm phong tài sản quý, giấy tờ có giá và quản lý kho tiền đúng quy định; tiền mặt, tài sản quý được đảm bảo trong két sắt an toàn; nộp về Ngân hàng Nhà nước tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và tiền vượt định mức tồn quỹ cho phép; Thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ thu chi tiền mặt, ngoại tệ đảm bảo an toàn chính xác, thực hiện xuất nhập tiền đúng chế độ; Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, kiểm kê kho quỹ theo định kỳ hàng tháng để có biện pháp xử lý kịp thời; Trong năm 2005 doanh số thu chi tiền mặt các loại đạt: 1859 tỷ VND; 101 triệu USD; 4 triệu EUR. Cân đối tiền mặt VNĐ, ngoại tệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả của khách hàng; Thu, chi tiền mặt trong năm 2006 đạt 4.500 tỷ VNĐ; 162 triệu USD và 8 triệu EUR. Hoàn thiện quy trình giao nhận tiền tại chi nhánh. Hướng dẫn cách nhận biết tiền giả 500.000 đ Polymer; tham gia khóa học lớp thu đổi 10 loại ngoại tệ do TW tổ chức; Công tác dịch vụ khách hàng: Khách hàng doanh nghiệp - Thực hiện tốt theo quy trình tư vấn phục vụ khách hàng; Thực hiện đảm bảo các giao dịch nhanh chóng, chính xác phục vụ cho khách hàng một cách tốt nhất. - Tiếp thị và chào sản phẩm dịch vụ toàn diện với các công ty chứng khoán. - Tiếp cận và thực hiện các hợp tác toàn diện với các khách hàng lớn. Khách hàng cá nhân - Thực hiện chuyển tiền phục vụ cá nhân, Western Union, kiều hối với khối lượng lớn, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động dịch vụ. - Thực hiện tốt công tác trả lương qua tài khoản cho các đơn vị hành chính sự nghiệp theo chỉ thị của chính phủ và cán bô nhân viên của các khách hàng doanh nghiệp lớn. 2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng trung- dài hạn của NHĐT&PTVN trong những năm gần đây 2.2.1. Những quy định về cho vay trung- dài hạn tại NHĐT&PTVN Cho vay theo kế hoạch Nhà Nước: Đối tượng vay vốn: Các DN vay vốn phải cố đủ tư cách pháp nhân, sản xuất kinh doanh có lãi. Dự án xin vay phải là dự án có hiệu quả, có đủ khả năng trả nợ NH hoặc các dự án cho vay dở dang, đã ký hợp đồng tín dụng từ năm trước nhưng phải được thông báo theo kế hoạch của và cho vay trong năm kế hoạch. Dự án đầu tư mới hiện nay ưu tiên cho các ngành điện, cơ khí, sản xuất hàng xuất khẩu, chế biến, khu công nghiệp, khu đô thị mới có thu phí vả có khả năng thu hồi vốn. Lãi suất cho vay Hiện nay NHNN vừa công bố lãi suất theo đó: loại ngắn hạn phổ biến từ 14,6%/năm, trung và dài hạn khoảng từ 13,5 - 16,2%/năm. Trong khi đó tại các ngân hàng cổ phần, lãi suất ngắn hạn lên tới 18,42%/năm, trung và dài hạn khoảng 21,85%/năm. Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn và khả năng trả nợ của DN nhưng không quá 10 năm, nếu quá 10 năm phải trình Chính Phủ. Tài sản thế chấp: Tài sản thế chấp là tài sản hình thành từ vốn vay và các hình thức đảm bảo nợ vay khác. Hiện nay, vấn đề thế chấp tài sản được quy định cụ thể trong nghị định số 178/1999/NĐ- CP ban hành ngày 29/12/1999. Hồ sơ vay vốn: Được lập theo quy trình tín dụng đầu tư phát triển hiện Nguồn Ngân hàng tự tìm kiếm Đối tượng vay: DN vay vốn phải đủ tư cách pháp nhân, sản xuất kinh doanh có lãi. Dự án vay vốn phải có hiệu quả, có khả năng thu hồi vón nhanh. Ngoài ra, các DN có nhu cầu vay vốn đầu tư mới, đầu tư chiều sâu mở rộng sản xuất hiện có phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế của Chính Phủ và chính sách tín dụng của NHĐT&PTVN Lãi suất cho vay: Từ ngày 15/4 tới, BIDV sẽ đồng loạt giảm lãi suất cho vay VND từ 2 - 2,5%/năm theo từng kỳ hạn. Theo đó, lãi suất cho vay của ngân hàng này dự kiến sẽ chỉ ở khoảng 12,5 – 15%/năm đối với các kỳ hạn ngắn và chỉ khoảng 15% - 16,5%/năm đối với khoản vay trung, dài hạn. BIDV còn đưa ra đề nghị áp dụng trần lãi suất cho vay VND đối với các ngân hàng thương mại ở mức 15,25%/năm cho khoản vay ngắn hạn, 14,75%/năm đối với cho vay xuất khẩu, 15,75%/năm đối với cho vay trung và dài hạn và đối với trần cho vay USD là 8,5%/năm. Những mức trần này đã bao gồm sự cân đối với lãi suất huy động đầu vào, lợi nhuận và các chi phí liên quan Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay được xác định theo thời gian thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của ngân hàng 2.2.2. Hiệu quả tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PTVN Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng trung – dài hạn tại NHĐT & PTVN Quy mô tín dụng của NHĐT&PTVN. NHĐT&PTVN là một trong bốn NH quốc doanh lớn nhất của cả nước với mạng lưới hơn 100 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố và khu công nghiệp trong cả nước. Đặc biệt, với chức năng chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển nên quy mô cho vay trung- dài hạn của NHĐT&PTVN rất rộng và lớn mạnh trên toàn đất nước cũng như trong các ngành kinh tế trọng điểm. Quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng thông qua doanh số cho vay và dư nợ tín dụng. Bảng Báo cáo doanh số cho vay 2005 - 2007 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Doanh số cho vay 609,097.2 Theo thời gian 421,520.0 609,097.2 945,262.3 - Ngắn hạn 271,880.4 64.5% 458,650.2 75.3% 723,578.3 77.5% - Trung hạn 47,631.8 11.3% 71,873.5 11.8% 98,753.6 10.5% - Dài hạn 102,007.8 24.2% 78,573.5 12.9% 113,431.4 12% Theo loại tiền 421,520.0 609,097.2 945,262.3 - VNĐ 287,476.6 68.2% 391,649.5 64.3% 612,923.3 64.9% - USD 124,348.4 29.5% 211,356.7 34.7% 321,441.5 34.0% - EUR 9,695.0 2.3% 6,091.0 1.0% 10,897.5 1.1% Phân loại theo đối tượng khách hàng 421,520.0 609,097.2 945,262.3 A. Cá nhân 44,259.6 10.5% 83,838.9 13.8% 136,446.9 14.4% - Ngắn hạn 28,680.2 64.8% 54,214.0 64.7% 98,389.8 72.1% - Trung hạn 15,092.5 34.1% 28,014.9 33.4% 35,424.1 26.0% - Dài hạn 486.9 1.1% 1,610.0 1.9% 2,633.0 1.9% B. Doanh nghiệp 377,260.4 89.5% 525,258.3 86.2% 808,815.4 85.6% - Ngắn hạn 288,604.2 76.5% 404,436.2 77.0% 643,008.3 79.5% - Trung hạn 35,462.5 9.4% 43,858.6 8.3% 63,087.6 7.8% - Dài hạn 53,193.7 14.1% 76,963.5 14.7% 102,719.5 12.7% Năm 2007 cho vay tín dụng trung và dài hạn đều có tỷ trọng giảm so với doanh số cho vay mặc dù doanh số cho vay tăng nhưng cho vay ngắn hạn tăng nên tỷ trọng của cho vay trung va ngắn hạn giảm.Cho vay ngắn hạn năm 2007 đạt 723,5783 tỷ đồng chiếm 77,5% doanh số cho vay,cho vay trung hạn đạt 98,7536 tỷ đồng chiếm 10,5% doanh số, cho vay dài hạn đạt 113,4314 tỷ đồng chiêm 12% doanh số cho vay Doanh số cho vay theo loại tiền hầu như không thay đổi trong tỷ trọng cho vay. Về tín dụng cho các loại đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp thì tín dụng cho doanh nghiệp luôn chiếm một ty trọng lơn hơn rất nhiều so với tín dụng cá nhân. Năm 2007 cho vay đối tượng khách hàng cá nhân đạt 136,4469 tỷ đồng trong khi cho vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp đạt 808,8154 tỷ đồng chiếm 85,6% tổng tín dụng Bảng Báo cáo tình hình tổng dư nợ 2005 -2007 Đơn vị tính: triệu đồng Chi tiêu Năm 2006 Năm 2005 Năm 2007 Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Tổng dư nợ tín dụng 320,000.0 100% 800,000.0 100% 1,223,000.0 100% Phân loại theo thời gian - Ngắn hạn 65,000 20.3% 416,000.0 52.0% 550,350.0 45% - Trung hạn 85,150 26.6% 86,400.0 10.8% 144,314,0 11,8% - Dài hạn 169,850 53.1% 297,600.0 37.2% 528,336.0 43.2% Phân loại theo loại tiền - VNĐ 89,600 28.0% 360,000.0 45.0% 840,201.0 68.7% - USD 225,600 70.5% 412,000.0 51.5% 347,332.0 28.4% - EUR 4,800 1.5% 28,000.0 3.5% 35,467.0 2.9% Phân loại theo tình trạng - Nợ trong hạn 319,900 99.97% 800,000.0 100.0% 1,223,000.0 100.00% - Nợ quá hạn 100 0.03% - 0.0% 0.00% Phân loại theo đối tượng khách hàng A. Cá nhân 80,000 25.0% 104,000.0 13.0% 190,000 17.3% - Ngắn hạn 57,600 72.0% 74,740.4 71.9% 132,430.0 69.7% - Trung hạn 20,720 25.9% 27,857.2 26.8% 29,640.0 15.6% - Dài hạn 1,680 2.1% 1,040.0 1.0% 27,930.0 14.7% B. Doanh nghiệp 240,000 75.0% 696,000.0 87.0% 1033,000.0 84.5% - Ngắn hạn 127,200 53.0% 398,029.2 57.2% 604,305.0 58.5% - Trung hạn 22,080 9.2% 51,590.3 7.4% 82,640.0 8.0% - Dài hạn 90,720 37.8% 246,380.5 35.4% 346,055.0 33.5% Thông qua bảng trên ta thấy tổng dư nợ tín dụng thời kỳ 2005 đến 2007 tăng trưởng với mức ổn định. Năm 2007 tổng dư nợ đạt 1.223 tỷ đồng, đạt 98% giới hạn tín dụng được giao và tăng trưởng 145 % và tăng tuyệt đối 512 tỷ đồng so với năm ngoái,chiếm 30,9% tổng tài sản của chi nhánh. Phân loại tổng dư nợ theo thời gian thì tín dụng trung và dài hạn chiếm 55 % tổng số dư nợ tín dụng và tăng 75 % so với năm 2006. Phân loại theo đối tượng khách hàng, năm 2007 tín dụng trung – dài hạn đối tượng khách hàng cá nhân tăng 99 % so với năm 2006, trong đó tỷ lệ tín dụng trung hạn trong tổng dư nợ hầu như không tăng, nhưng tín dụng dài hạn tăng mạnh. Với đối tượng là khách hàng doanh nghiệp tỷ lệ tín dụng trên tổng dư nợ là 84,5% mặc dù giảm so với năm 2006 nhưng mức tăng trưởng rất lớn chiếm tỷ lệ lớn trên tổng dư nợ so với khách hàng cá nhân. Tín dụng trung – dài hạn năm 2007 đạt 428,695 tỷ đồng chiếm 42,5 % trên tổng dư nợ. Bảng báo cáo doanh số thu nợ năm 2005 - 2007 (Đơn vị: Triệu đồng ) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Doanh số thu nợ 108,520 129,097.4 Theo thời gian 108,520.0 129,097.4 167,515.6 - Ngắn hạn 25,502.2 23.5% 33,178.0 25.7% 42,219.4 25.2% - Trung hạn 65,546.1 60.4% 74,489.2 57.7% 82,745.9 49.4% - Dài hạn 17,471.7 16.1% 21,430.2 16.6% 42,550.3 25.4% Theo loại tiền 108,520.0 129,097.4 167,515.6 - VNĐ 49,810.7 45.9% 74,101.9 57.4% 108,382.7 64.7% - USD 54,368.5 50.1% 53,059.0 41.1% 54,610.0 32.6% - EUR 4,340.8 4.0% 1,936.5 1.5% 4,522.9 2.7% Theo bảng doanh số thu nợ tỷ lệ thu nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn năm 2007 đạt 167.5156 tỷ đồng tăng lên nhờ doanh số cho vay tăng,trong đó thu nợ trung hạn va dài hạn đạt 125,296.2 vẫn là chủ yếu chiếm 74,8% tổng số thu nợ 2. 3. Đánh giá hoạt động tín dụng trung- dài hạn tại NHĐT&PTVN 2. 3. 1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến công tác tín dụng trung- dài hạn. Thuận lợi Các định hướng hoạt động kinh doanh và kế hoạch mục tiêu cụ thể về các mặt nghiệp vụ đã được Hội đồng quản trị và ban Tổng giám đốc điều hành hoạch định là cơ sở để các chi nhánh, các phòng có chương trình và biện pháp triển khai công tác tín dụng. Quyết định 13 TTg và nghị định 43/CP của Chính Phủ về tín dụng đầu tư là một mốc son lịch sử một lần nữa đã thúc đẩy NHĐT&PTVN chuyển mạnh mẽ sang phục vụ đầu tư phát triển theo hướng các dự án tự tìm kiếm, hoạt động theo yêu cầu đòi hỏi của cơ chế thị trường. Vì vậy cán bộ NH phải đổi mới cách nghĩ, cách làm phù hợp trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Những khó khăn Nền kinh tế nói chung đã có những khởi sắc, nhưng sản xuất kinh doanh của nhiều DN vẫn kém hiệu quả. Nhiều cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, chậm được bổ sung, đôi khi không phù hợp với thực tế gây ra nhiều chậm trễ trong triển khai thực hiện, có nhiều cơ chế chính sách của Nhà nước quá mở rộng cho cấp thực hiện cũng gây lúng túng vì chưa được đào tạo và chưa phù hợp với năng lực. Việc triển khai kế hoạch đầu tư của Nhà nước năm 2000 của Bộ, Ngành, Địa phương còn chậm. Sự phối hợp giữa quỹ hỗ trợ phát triển với các NHTM tuy có sự chỉ đạo của Chính Phủ xong chưa đưọc triển khai tích cực. Các DN lo ngại về biến động tỷ giá dẫn đến xu thế chỉ thích vay bằng VND, không muốn vay bằng ngoại tệ, đồng thời tập trung trả nợ sớm các khoản vay ngoại tệ mặc dù chưa đến hạn trả. Đặc biệt đối với các DN không có điều kiện tái tạo nguồn ngoại tệ. Các văn bản quy định về giao dịch đảm bảo, về đảm bảo tín dụng tuy đã có nhưng khó thực hiện. Một số tỉnh cơ quan công chứng không tiến hành công chứng tài sản cố định gây khó khăn trong việc thực hiện đảm bảo tiền vay đối với NH. Trong năm, thiên tai lũ lụt xảy ra liên tiếp gây nhiều thiệt hai về người và tài sản, đặc biệt khu vực miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long dẫn đến nhiều DN phải đình đốn sản xuất, gây thiệt hại về tài sản và vốn ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và NH. Sự cạnh tranh dành dật khách hàng, thị phần, thị trường giữa các NH ngày một gay gắt và trở nên phức tạp đặc biệt đối với các dự án lớn, các khách hàng là tổng công ty Nhà nước. 2.3.2. Đánh giá. Năm 2005, nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp. Giá xăng dầu đã tăng cao, dịch cúm gia cầm không chỉ mối lo của Châu Á mà của toàn thế giới, tình hình khủng bố, chiến tranh... đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đó chỉ số giá tiêu dùng trong nước tăng cao, việc FED tăng lãi suất lên cao nhất trong bốn mươi năm qua đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Chi nhánh Quang Trung. Năm 2006 cùng với sự biến động của tình hình kinh tế thế giới do ảnh hưởng của tình hình Trung Đông, giá dầu thô biến động mạnh, đồng USD yếu đi và nhu cầu mua vàng đang phục hồi, nền kinh tế Việt Nam cũng có những biến chuyển về kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập tham gia vào WTO. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 khoảng 8%, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên 380 nghìn tỷ đồng, lạm phát dự kiến từ 6,5%-7%, thị trường chứng khoán với mức VN Index dao động quanh mức 500 điểm, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, tích cực đổi mới công nghệ, hiện đại hoá dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực để rút ngắn khoảng cách, tăng năng lực cạnh tranh khi gia nhập WTO. Thủ đô Hà Nội vẫn luôn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá cao, GDP đạt trên 11%, SXCN tăng gần 20%, tổng mức lưu chuyển hàng hoá trên 20%, kim ngạch XNK tăng 23,5%, nhập khẩu tăng 16,4%. Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng chậm hơn năm 2005 với trọng tâm vào những mặt hàng thiết yếu của cuộc sống. Giá vàng và USD có xu hướng tăng, đặc biệt là giá vàng. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội chưa cao. Kinh tế tư nhân và hoạt động xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế. Khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp còn thấp. Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, tình hình nợ đọng vốn XDCB chưa được giải quyết triệt để đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển khả quan, tăng trưởng GDP đạt mức cao trên 8.5%, tuy nhiên tỷ số tăng giá cũng đạt mức cao nhất trong vài năm qua. Tình hình hoạt động của thị trường tài chính có dấu hiệu trầm lắng sau những tăng trưởng khá nóng trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007. Hoạt động kinh doanh ngân hàng có nhiều tín hiệu khả quan, hầu hết các NHTM trên địa bàn đều đạt và vượt chỉ tiêu KHKD 2007 về lợi nhuận và quy mô hoạt động. Tại BIDV nói chung và Chi nhánh Quang Trung nói riêng, năm 2007 là năm có nhiều đột phá trong môi trường hoạt động. Thực hiện theo phát triển chi nhánh theo mô hình ngân hàng hỗn hợp trong định hướng chung phát triển của tập đoàn BIDV thành tập đoàn tài chính Ngân hàng Việt Nam, cả hệ thống nói chung và Chi nhánh Quang Trung đều đã tích cực tìm kiếm khách hàng mới và tìm hướng đi mới theo hướng tiếp cận sát hơn với thị trường, nâng cao tính năng động, sáng tạo và chủ động trong hoạt động kinh doanh. Công tác tài chính kế toán - Thực hiện công tác theo đúng chức năng nhiệm vụ định kỳ và phát sinh; Kiểm soát tốt, kịp thời chứng từ báo cáo của các phân hệ nghiệp vụ; Thanh toán nhanh chóng, chính xác, đúng chế độ các khoản chi tiêu nội bộ. Đảm bảo các chế độ cho CBCNV. - Thực hiện tốt chức năng tham mưu tư vấn cho giám đốc đảm bảo hoạt động tài chính tại chi nhánh an toàn, hiệu quả. Công tác tổ chức và quản trị điều hành: - Tham mưu giúp việc Giám đốc và Hội đồng tuyển dụng triển khai công tác tuyển dụng năm 2007 theo đúng quy trình, quy định. Thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ, phổ biến quy chế nội bộ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên. Thực hiện công tácquy hoạch, bồi dưỡng, bổ nhiệm, kỷ luật theo đúng quy định. - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành chia tách chi nhánh Ba Đình trong năm 2008. - Sửa đổi, bổ sung quy chế điều hành của Giám đốc Chi nhánh. - Chỉ đạo triển khai thực hiện vượt trội kế hoạch kinh doanh năm 2007, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng - Hoàn thiện chuyển đổi mô hình KTNB tại Chi nhánh, tăng cường kiểm tra giám sát và nghiêm túc thực hiện kết luận sau thanh tra, kiểm tra. - Các nội dung, chương trình công tác đều được cụ thể hoá một cách chi tiết, các chỉ đạo điều hành của Giám đốc đều được theo dõi, đôn đốc triển khai một cách sâu sát và kịp thời. Công tác điện toán - Thực hiện công tác theo đúng chức năng nhiệm vụ định kỳ và phát sinh; Lập báo cáo năng lực tin học, báo cáo thiết bị truyền thông và kênh truyền số liệu. - Phát triển phần mềm ứng dụng được BGĐ phê duỵêt; Tham gia công tác Tổ mua sắm thiết bị tin học bổ sung TBTH cho Chi nhánh Quang Trung và Chi nhánh Ba Đình; Tham gia Nhóm xây dựng cổng thanh toán trực tuyến giữa BIDV và các công ty chứng khoán, Ban nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ; Triển khai chương trình Quản lý nhân sự và chương trình Thông tin tín dụng. Công tác khác - Tích cực tham gia ý kiến dự thảo Thuế thu nhập cá nhân, quy chế dân chủ cơ sở. - Tham gia đóng góp xây dựng tượng đài Quang Trung. - Tham gia ý kiến Dự thảo luật thuế thu nhập cá nhân, Quy chế dân chủ tại cơ sở; Phổ biến bộ quy chuẩn đạo đức BIDV; Tham gia đóng góp xây dựng tượng đài Quang Trung. - Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra ISO tại Chi nhánh. Tồn tại, hạn chế: a. Huy động vốn: Mặc dù năm 2007 huy động vốn của Chi nhánh có mức tăng trưởng cao nhưng tăng chủ yếu là nguồn tiền gửi của TCKT với mức lãi suất cao và không ổn định. Tình hình huy động vốn dân cư gặp nhiều khó khăn do trong nguồn vốn dân cư đang chảy mạnh sang đầu tư chứng khoán, bên cạnh đó 6 tháng đầu năm các dự án lớn không giải ngân đúng tiến độ nên lượng vốn dư thừa trong các ngân hàng khá lớn nên các ngân hàng đã cắt giảm lãi suất huy động cũng đã làm cho tiền gửi vào ngân hàng giảm. b.Tín dụng: Mặc dù trong năm 2007, Chi nhánh hoàn thành xuất sắc và có tăng trưởng tốt trong lĩnh vực tín dụng, tuy nhiên chưa có nền khách hàng thực sự bền vững và có tính lâu dài, toàn diện. Hoạt động tiếp thị khách hàng Tín dụng đôi khi còn chưa thực sự quyết liệt. c. Dịch vụ: Mặc dù thu dịch vụ năm 2007 đạt yêu cầu của kế hoạch TW đề ra nhưng so với kế hoạch Chi nhánh đề ra cho các bộ phận vẫn chưa đạt. Đặc biệt các loại phí dịch vụ truyền thống như thanh toán, kinh doanh ngoại tệ...chưa có đột biến lớn. Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm: Với sự tích cực, nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban Lãnh đạo Ngân hàng ĐT&PT TW năm 2007 chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại hạn chế (như đã nêu). Từ những kết quả đã đạt được và những mặt chưa đạt được, Chi nhánh rút ra bài học kinh nghiệm như sau: Một, xác định rõ định hướng chiến lược hoạt động của chi nhánh. Quán triệt tới từng Phòng, tổ và mỗi cán bộ nhân viên. Khuyến khích mỗi cán bộ tham gia ý kiến vào định hướng và sau đó thống nhất thực hiện, thực hiện chặt chẽ nguyên tắc tập trung dân chủ tại đơn vị. Kiên quyết đảm bảo nguyên tắc công khai cùng sự nhất trí cao trong tư tưởng và hành động xây dựng kế hoạch cho mỗi công việc và thực hiện nghiêm túc. Hai, phối kết hợp chặt chẽ giữa Đảng, chính quyền, công đoàn, Đoàn Thanh niên để tạo sự đồng thuận và tạo hiệu ứng rộng khắp trong toàn chi nhánh. Trong những hoạt động lớn, những công việc lớn đều có sự tham gia của cả hệ thống chính trị tại cơ sở. Ba, quan tâm đến lợi ích và quyền lợi mọi mặt của CB CNV, tạo điều kiện để mỗi cá nhân có điều kiện phát triển khả năng và đảm bảo nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của cán bộ. Bốn, thực hiện nghiêm túc kỷ luật của cơ quan, coi kỷ cương kỷ luật là một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh và sự đồng thuận của tập thể. Năm, tăng cường công tác quản lý, giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất cho CBCNV đặc biệt là các cán bộ mới và các cán bộ làm công tác giao dịch khách hàng. Đề cao tinh thần tố giác của các cán bộ với những biểu hiện lệch lạc của cán bộ cùng công tác. Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng trung- dài hạn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam. 3. 1. Định hướng chính sách tín dụng của NHĐT&PTVN 3. 1. 1. Nhận thức Chính sách tín dụng là một bộ phận quan trọng, cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của NH. Chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp thì khai thác được triệt để các sản phẩm dịch vụ, hoạt động nghiệp vụ khác, các nguồn lực, nội lực vào hoạt động kinh doanh trong sự tồn tại và phát triển của NHĐT&PT trong xu thế hội nhập. Hoạt động tín dụng hiểu rộng ra phải bao gồm cả các hoạt động bảo lãnh và cho thuê tài chính. Nền kinh tế và đầu tư đang từng bước được phục hồi phát triển và tăng trưởng, nhu cầu vốn để công nghiệp hoá- hiện đại hoá đòi hỏi rất lớn để đáp ứng cho cho sự phát triển của các ngành theo chương trình mục tiêu và quy hoạch đến năm 2010 và 2020 đang tạo ra những tiền đề, những cơ hội, thời cơ thuận lợi và cũng là những thách thức cho hoạt động tín dụng NH. Nhiều thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đang từng bước mở rộng và phát triển dẫn đến các DN và NH trong nước đang chịu sức ép cạnh tranh lẫn nhau không chỉ trong nước mà đối với cả các DN và NH nước ngoài để giành giật khách hàng, giành giật dự án, giành giật thị trường và thị phần ngày một quyết liệt. Hoạt động tín dụng đòi hỏi phải tăng trưởng nhưng lại phải an toàn trong điều kiện tiềm lực kinh tế và tài chính của các DN và NH còn yếu, môi trường hoạt động kinh doanh đang thiếu hành lang pháp lý đảm bảo cho DN và NH có đủ sức cạnh tranh. Từ đó đòi hỏi phải có định hướng chính sách tín dụng đúng đắn và phù hợp làm cơ sở để toàn ngành và các chi nhánh triển khai công tác tín dụng. Chính sách tín dụng là trọng tâm kế hoạch kinh doanh, dịch vụ của NH và cũng từ đó đè ra các chính sách đối với NH nói riêng và hoạt động NH trong nền kinh tế thị trường nói chung, bao gồm: - Chính sách huy động vốn. - Chính sách lãi suất dịch vụ. - Chính sách khách hàng. - Chính sách đối với các vùng kinh tế trọng điểm. -Chính sách đối với miền núi và Tây Nguyên. - Chính sách đối với chương trình kinh tế lớn của nhà nước. - Chính sách đối với dự án trọng điểm thuộc các ngành kinh tế, vùng, l•nh thổ, các công trình trọng điểm then chốt của trung ương và địa phương. - Chính sách đối với sản xuất chế biến hàng xuất khẩu. - Chính sách thu mua, dự trữ (lương thực, cà phê, cao su, mía đường...) - Chính sách phục vụ khắc phục thiên tai, bão lũ. - Chính sách tháo gỡ đối với các DN khó khăn tài chính tạm thời v. v. . . Chính vì vậy, đứng vững và phát triển trong thương trường, tiến lên hay tụt hậu luôn luôn là thách thức thường xuyên liên tục, đối với mỗi người, mỗi bộ phận, mỗi công việc và với toàn hệ thống. Qua đây, toàn hệ thống NHĐT&PTVN, trước hết là các cán bộ chủ chốt từ hội sở chính đến các đơn vị thành viên nhận thức đầy đủ những thuận lợi cơ bản cũng như những khó khăn thách thức và cơ hội của đất nước, của ngành NH nói chung và của bản thân NHĐT&PTVN nói riêng. Nghiêm túc đánh giá những thách thức cơ bản đối với sự phát triển của toàn hệ thống: Sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu, chưa thực sự tạo được năng lực để đi vào thương trường và hội nhập. Trình độ năng lực và phong cách của cán bộ nhân viên còn cách xa so với yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập nhất là năng lực công nghệ đổi mới sản phẩm, mở rộng thị trường, quản trị NH theo đòi hỏi của luật pháp và thông lệ quốc tế. 3. 1. 2. Phương hướng hoạt động năm 2008. Lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả bền vững làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Đặt mục tiêu hiệu quả kinh doanh bền vững trên cơ sở hoạt động có bài bản và chuẩn mực; quảng bá được hình ảnh của chi nhánh Quang Trung và thương hiệu BIDV. Đảm bảo hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Thu nhập của cán bộ nhân viên 2008 cao hơn năm 2007. Năm 2008 tạo đà và dần từng bước thực hiện lộ trình phát triển của Chi nhánh: phấn đấu sớm đủ tiêu chuẩn nâng hạng doanh nghiệp, lợi nhuận bình quân đầu người năm 2008 nằm trong nhóm đầu của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (trên 200tr/người sau thuế). Chủ động cơ cấu lại nguồn huy động và sử dụng vốn, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý về kỳ hạn - loại tiền - loại hình khách hàng... chuyển dịch theo hướng tích cực, tiệm cận với chuẩn quốc tế. Tăng cường công tác dịch vụ, ngày càng nâng cao tỷ trọng của hoạt động này trong tổng lợi nhuận của chi nhánh trên cơ sở phát triển thêm nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ mới hướng tới khách hàng dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng doanh số hoạt động dịch vụ. Kiểm soát được mọi hoạt động, đảm bảo minh bạch, an toàn, hiệu quả. Chế độ thông tin báo cáo và chỉ đạo được thông suốt kịp thời. Đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, tinh thông nghiệp vụ. 3. 2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHĐT&PTVN. 3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, hoạt động của hệ thống NHVN ngày càng trở nên sôi động và cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy, NHĐT&PTVN, cần xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển lâu dài các nguồn lực... để xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm phát huy thế mạnh sẵn có của mình đó là lĩnh vực đầu tư và phát triển đặc biệt trong công nghiệp và xây dựng, đúng như tên gọi của NH. Giữ vững và phát triển các khách hàng truyền thống, trước hết là các tổng công ty lớn, chủ động lựa chọn khách hàng tốt, dự án tốt để đầu tư đồng thời tích cực xác định những lĩnh vực trọng điểm, các khu vực kinh tế trọng điểm để tiếp tục mở rộng khách hàng, nâng thị phần. Thiết kế chính sách và mô hình, mở rộng và đẩy mạnh các loại hình dịch vụ NH, tạo lập những hình thức dịch vụ mới để tăng thêm thị phần, doanh lợi và tạo được sự phong phú, đa dạng về sản phẩm dịch vụ, các hình thức phục vụ theo đúng chức năng của NHTM. Đẩy mạnh tiếp thị mở rộng thị trường bằng việc đổi mới và nâng cao hiệu quả sản phẩm truyền thống, đáp ứng cao nhất nhu cầu vốn, dịch vụ NH cho khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Tiếp tục thâm nhập vào thị trường vốn trong nước thông qua việc đúc rút và phát triển các giải pháp đã có thể tăng cường huy động vốn trung- dài hạn đi đôi với việc giữ và phát triển được nguồn vốn ngắn hạn hiện có. NH cần đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn có giải pháp tăng cường thu hút tiền gửi của các khách hàng đặc biệt là các khách hàng có số dư tiền gửi lớn như: Tổng công ty điện lực, Tổng công ty dầu khí, Tổng công ty bưu chính viễn thông, các công ty xổ số kiến thiết... Nắm bắt những biến động của thị trường để có những biện pháp ứng phó thích hợp, đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, thi công xây lắp của DN. Có bước chuyển mạnh mẽ tín dụng đầu tư phát triển theo cơ chế thị trường trong khuôn khổ quy địng của pháp luật, bảo đảm cho vay thu được nợ, không để tăng nợ quá hạn, phát sinh thêm nợ khó đòi. - Mở rộng kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên NH trong nước và tích cực tham gia thị trường vốn trung- dài hạn trong nước. 3.2.2. Mở rộng hoạt động tín dụng * Đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư trung- dài hạn: Đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư trung- dài hạn là một hoạt động rất cần thiết đối với NH, bởi lẽ thông qua hoạt động này NH sẽ phân tán được rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng. Với thế mạnh là một NH chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, NHĐT&PTVN có rất nhiều lợi thế trong việc cho vay các dự án đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh. Song NHĐT&PT vẫn cùng phải tiếp tục điều chỉnh cơ cấu cho vay và đầu tư phù hợp với cơ cấu các thành phần kinh tế, đặc biệt với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Hiện nay, tỷ trọng cho vay trung- dài hạn đối với khu kinh tế này còn quá nhỏ bé và hình như ngày một thu hẹp bởi sự lo lắng về rủi ro đối với NH, vì thế mà nó đánh mất đi của NH một thị trường tiềm năng đầy triển vọng. Mặc dù cho vay đối với cac thành phần kinh tế này còn đòi hỏi rất cao và chặt chẽ nhưng không phải vì thế mà NH không cho vay ra, thờ ơ với khách hàng. NH cần phải làm tốt hơn nữa trong mối quan hệ này, phát triển nó thành một lĩnh vực triển vọng để NH khai thác, đồng thời cũng tạo điều kiện phát triển nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, việc mở rộng quan hệ tín dụng trung- dài hạn đối với thành phần kinh tế này là hết sức cần thiết. Muốn vậy: Trước hết phải xoá bỏ mặc cảm đối với thành phần kinh tế tư nhân, đối xử thật bình đẳng với họ. Muốn mở rộng thị trường đầu ra NHĐT&PTVN phải vươn tới thành phần này, phải có chính sách, thể lệ tín dụng rõ ràng nhằm thu hút khách hàng, tăng sức cạnh tranh đối với NH khác. Thứ hai, khi cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, NH phải thực sự linh hoạt, nhạy bén, biết nhìn nhận đâu là khách hàng đáng tin cậy, đồng thời phân tích xem khách hàng nào có khả năng trả được nợ, khách hàng nào không có khả năng trả được nợ để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, NH cũng có thể áp dụng một số hình thức khác để đa dạng hoá các khoản cho vay trung- dài hạn của NH như: thuê mua, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng. . . . Tuy nhiên, song song với việc đa dạng hoá các hình thức cho vay trung- dài hạn, NH phải luôn luôn chú ý coi trọng hiệu quả các khoản vay. Bởi lẽ, nếu đa dạng hoá các khoản vay mà không nâng cao được hiệu quả các khoản vay thì không những NH không nâng được mức doanh lợi lên mà còn gây nên những thiệt hại cho bản thân NH. Trong điều kiện của kinh tế của Việt Nam hiện nay, môi trường kinh doanh nói chung và tín dụng NH nói riêng còn có nhiều bất chắc, rủi ro hoạt động của các DN còn thiếu ổn định. Vì vậy, cho vay trung- dài hạn bằng tiền chỉ áp dụng cho DN làm ăn hiệu quả, tình hình tài chính vững vàng, dự án khả thi, có tài sản thế chấp để đảm bảo an toàn kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của NH. * Tăng cường hoạt động Marketing NH tại NHĐT&PTVN. Trong nền kinh tế thị trường, đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, đặc biệt là loại hình kinh doanh dịch vụ thì việc chính sách Marketing là hết sức cần thiết. Thông qua chính sách này, NH có những cơ hội đầu tư hơn, hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng hơn. 00Vì vậy trong thời gian tới, NHĐT&PT nên đẩy mạnh công tác Marketing trong hệ thống NH, tổ chức các hội nghị khách hàng, tuyên truyền sâu rộng hơn về NHĐT&PTVN và lợi ích của khách hàng khi đến vay vốn tại NH. Muốn thu hút được nhiều khách hàng, NH cần có những chính sách chiến lược cụ thể: - Đa dạng hoá sản phẩm, thường xuyên tìm kiếm các dịch vụ mới để phục vụ khách hàng tốt hơn, thực hiện nhanh chóng, chính xác các biện pháp nghiệp vụ để tạo hình ảnh tốt về NH. - Có chính sách lãi suất hợp lý giúp cho khách hàng thấy rằng việc vay tiền của NH là có lợi so với các NH khác. - Thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, sự biến động của thị trường để nắm bắt được tâm lý, tìm hiểu về những khó khăn của khách hàng từ đó tìm hiểu những ứng xử đúng đắn. - Thường xuyên phân loại khác hàng xem ai là khác hàng truyền thống, ai là khách hàng mới, áp dụng những nguyên tắc ứng xử khác đối với từng loại khách hàng để hiệu quả công việc là cao nhất. Mở rộng quan hệ với khách hàng, nhiệt tình giúp đỡ khách hàng. Thực hiện tốt công tác này; NH sẽ biến những cán bộ tín dụng của mình thành một nhân viên Marketing, thu hút khách hàng cho mình. Giải pháp này có tầm quan trọng đặc biệt trong xu thế phát triển mới của nền kinh tế đất nước. Do sự cạnh tranh của NHTM trong nước và đặc biệt là các NHTM nước ngoài đòi hỏi NH phải chú trọng đến chính sách Marketing này, nếu bỏ qua nó thì NH không những không thu hút được lực lượng khách hàng mới mà còn khó có thể giữ được khách hàng cũ. * Đơn giản hoá những thủ tục cho vay Việc thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý là yêu cầu hết sức cần thiết và nó có thể đảm bảo phần lớn cho hiệu quả của các khoản tín dụng. Song khách hàng đi vay vốn bao giờ cũng ngại những thủ tục xét duyệt rườm rà, phiền hà cho khách hàng đi đến giao dịch, đây là một vật cản rất lớn thường gây tâm lý e ngại cho khách hàng. Chính vì vậy mà: - Đối với NH: Đơn giản hoá hồ sơ xin vay, thống nhất các mẫu biểu và thực hiện nhanh chóng các thủ tục này. Một số thủ tục NH có thể làm thay cho khách hàng vì NH sẽ thực hiện nhanh hơn, đỡ tốn kém thời gian và có thể giành thời gian nhiều vào công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát thực tế. Đối với những bộ hồ nào sơ trùng lặp có thể bỏ bớt đi như Chẳng hạn đối với khách hàng quen thuộc đã từng vay vốn ngắn hạn nhiều lần thì có thể bỏ bớt đi báo cáo thực trạng tài chính DN, báo cáo quyết toán của DN kế tiếp hai năm trước. NH cũng nên phối hợp với phòng công chứng Nhà nước, trở thành đơn vị thường xuyên giao dịch với công chứng để có thể giúp NH chứng thực các loại các giấy tờ pháp lý có liên quan nhanh chóng, chi phí thấp , có độ chính xác cao. - Đối với khách hàng: Khách hàng nên cung cấp một cách trung thực những thông tin hay tình hình hoạt động kinh doanh của DN khi NH yêu cầu. Hồ sơ xin vay của khách hàng phải rõ ràng, ngắn gọn chính xác để NH dễ dàng phân tích đánh giá. 3.2.3. Công tác nguồn vốn - huy động vốn: Tăng cường khả năng bám sát thị trường, thực hiện cơ chế lãi suất linh hoạt và cạnh tranh, triển khai thêm nhiều sản phẩm huy động mới hấp dẫn và nhiều tiện ích của tài khoản tiền gửi cũng như của thẻ ATM. Tăng cường việc phát triển quan hệ hợp tác với các Công ty chứng khoán. Triển khai các sản phẩm phục vụ công ty chứng khoán và việc kết nối - vận hành cổng điện tử thanh toán trực tuyến tại các Công ty chứng khoán để tận dụng được nguồn tiền gửi thanh toán của các nhà đầu tư. Thực hiện cơ chế giao chỉ tiêu huy động tới từng phòng nghiệp vụ tại chi nhánh. Xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý chi phí huy động vốn một cách minh bạch, linh hoạt để khuyến khích cán bộ tham gia và nâng cao hiệu quả huy động. Đào tạo kỹ năng giao tiếp, đàm phán; thái độ phục vụ với đối tượng khách hàng dân cư. Thiết lập quan hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội, Kho bạc nhà nước... theo định hướng của TW về cơ chế hợp tác giữa Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam với các cơ quan này. Xây dựng chương trình phân tích dự báo luồng tiền tại chi nhánh để có cơ sở chủ động hoạch định kỳ hạn, loại tiền, mức lãi suất huy động vốn trong từng thời kỳ. Thực hiện công tác phân tích thị trường định kỳ 1 tuần 1 lần về các nội dung: lãi suất địa bàn, giá chứng khoán, lượng huy động tại chi nhánh, giá vàng - ngoại tệ... để thường xuyên cập nhật tin tức thị trường. 3.2.4. Công tác tín dụng - bảo lãnh - thẩm định: Thực hiện triển khai các sản phẩm tín dụng mới đã được Chi nhánh nghiên cứu và thí điểm trong năm 2007, đặc biệt những loại hình cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay thể chấp bằng bộ chứng từ hàng xuất v.v... Tích cực tiếp cận tới những khách hàng trẻ, có khả năng trả nợ; những trung tâm đầu mối của các đối tượng khách hàng nói trên (trung tâm đào tạo và tư vấn du học, các đại lý bán xe ôtô, trung tâm kinh doanh bất động sản...). Đặt quầy giới thiệu sản phẩm cho vay du học, Tiếp cận các hộ kinh doanh tại các chợ đầu mối và các tuyến phố buôn bán lớn. Hoàn thành triển khai thí điểm, có đánh giá tổng kết và tiến tới mở rộng các sản phẩm tín dụng phục vụ các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư. Tích cực nghiên cứu hoàn thiện và cung cấp các sản phẩm cho vay chăm sóc nguồn nhân lực của BIDV, của các Tổng công ty, tập đoàn lớn là khách hàng chiến lược và hợp tác toàn diện của BIDV Quang Trung. Các phòng Tín dụng - Thẩm định - Thanh toán quốc tế thường xuyên nghiên cứu, thảo luận nội bộ để tìm hiểu và xây dựng thêm những sản phẩm mới. Định kỳ giao đầu sản phẩm cho các nhóm nghiệp vụ thuộc bộ phận tín dụng. Hoàn thiện quy trình, mẫu biểu, chuẩn hoá các quy định về kiểm tra, giám sát và quản lý khách hàng vay vốn... Phân tách bộ phận thẩm định và quản lý tín dụng để tăng cường khả năng giám sát và hiệu quả hoạt động của các bộ phận này. Kiểm soát tình hình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước để có chính sách tín dụng kịp thời. Thường xuyên cử cán bộ đi học các khoá đào tạo nghiệp vụ do Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và Chi nhánh tổ chức. Thực hiện giao chỉ tiêu phát triển khách hàng mới đến từng cán bộ. Tập trung vào các lĩnh vực: Xuất khẩu dệt may - da giày - nông sản - thủ công mỹ nghệ; Nhập khẩu thiết bị y tế - điện tử - viễn thông - thiết bị ngành in; các lĩnh vực thuỷ điện, hạ tầng khu công nghiệp, phương tiện vận tải, công nghiệp chế biến thực phẩm. Thực hiện nghiên cứu thị trường theo các ngành kinh doanh, các sản phẩm hàng hoá nhằm chủ động trong công tác tiếp cận khách hàng và tìm kiếm thị trường mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường cho mọi hoạt động của chi nhánh (huy động vốn, tín dụng, dịch vụ...). 3.2.5 Chất lượng tín dụng: Tiếp tục cơ cấu lại nợ của hai khách hàng lớn hiện nay là Công ty Tungshing và Công ty Đệ Nhất. Rà soát lại quy trình mẫu biểu đang thực hiện tại chi nhánh để hoàn chỉnh và bổ sung. Thực hiện công tác quản lý tín dụng tại chi nhánh theo đúng chức năng của phòng Thẩm định và quản lý tín dụng. Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng, khoản vay và chương trình quản lý tự động để kịp thời phân loại và xử lý nợ trong thời gian nhanh nhất. Kiên quyết quản lý chặt chẽ nợ quá hạn. Chuyển nợ quá hạn và trích dự phòng rủi ro đúng theo quy định. Phấn đấu không để lãi treo, lãi tồn đọng tại chi nhánh. Xây dựng và hoàn thiện quy trình tín dụng tại chi nhánh trên cơ sở cụ thể hoá Sổ Tay Tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Sử dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm khác nhau để tăng dư nợ có tài sản đảm bảo. 3.2.6. Kết quả, hiệu quả kinh doanh: Tiết kiệm chi tiêu, tăng hiệu suất sử dụng tài sản và công cụ lao động. Nâng cao năng suất lao động của cán bộ nhân viên trên cơ sở lập kế hoạch và kiểm soát kế hoạch được khoa học, bài bản. Giảm thiểu tình trạng làm việc ngoài giờ. 3.2.7. Phát triển sản phẩm dịch vụ và khai thác các tiện ích của Dự án HĐH Cụ thể hoá và giao chỉ tiêu dịch vụ cho các phòng kinh doanh trực tiếp. Xây dựng lộ trình và kế hoạch phát triển dịch vụ theo từng quý, tháng. Cụ thể hoá công việc tới từng cán bộ. Có cơ chế khen thưởng kịp thời. Tích cực thực hiện công tác Marketing có định hướng, có điểm nhấn và hướng tới đối tượng khách hàng tiềm năng, không dàn trải, đồng thời đúc rút kinh nghiệm sau mỗi chiến dịch. Có chính sách chăm sóc khách hàng linh hoạt; thực hiện đánh giá chất lượng khách hàng không dựa vào quy mô hay thâm niên quan hệ mà dựa vào mức độ đóng góp lợi nhuận của khách hàng vào trong tổng thể lợi nhuận của chi nhánh. Xây dựng chương trình quản lý khách hàng VIP trên nền dữ liệu của BDS, thực hiện chăm sóc khách hàng và tăng cường các hoạt động hợp tác toàn diện giữa Ngân hàng với khách hàng. Tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích những sản phẩm dịch vụ đã có trên thị trường mà Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chưa có hoặc đã có nhưng sức cạnh tranh còn yếu để tìm cách phát triển và hoàn thiện. Hoàn thiện và triển khai ứng dụng của công nghệ thông tin vào phát triển hoạt động dịch vụ: Home Banking, Internet Banking... đa dạng hoá dịch vụ ATM. 3.2.8. Phát triển mạng lưới: Xây dựng kế hoạch lộ trình cụ thể và triển khai nghiêm túc theo lộ trình đã định. Xây dựng đề án chi tiết, cụ thể; đặc biệt chú ý tới môi trường hoạt động của các điểm giao dịch (đặc điểm dân cư, các doanh nghiệp, tình hình hạ tầng giao thông, tình hình an ninh trật tự, xu hướng phát triển của địa bàn, thực trạng và khả năng phát triển của các đối thủ cạnh tranh). Đi kèm với công tác phát triển mạng lưới là việc đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp cho đội ngũ cán bộ tác nghiệp. Năm 2008, Chi nhánh dự kiến nâng cấp Điểm giao dịch tại Núi Trúc thành Chi nhánh cấp 1 Ba Đình, hỗ trợ Chi nhánh Ba Đình thành lập thêm 01 phòng Giao dịch tại khu lực lân cận Núi Trúc, Ngọc Khánh, Kim Mã Riêng chi nhánh Quang Trung cũng có kế hoạch tìm kiếm địa điểm và mở mới thêm 2-3 phòng giao dịch, sẽ xác định địa điểm cụ thể trong năm 2008 – phù hợp với kế hoạch kinh doanh, địa bàn trú đóng được phân công và hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như kiểm soát được rủi ro của Chi nhánh. Tiếp tục tìm kiếm địa điểm tại các khu đô thị mới, dân trí cao, những khu trung tâm, những toà nhà lớn; đồng thời có kế hoạch phát triển khu vực xung quang 53 Quang Trung thành một tổ hợp các phòng giao dịch vệ tinh của Hội sở Chi nhánh. 3.2.9. Công tác đào tạo và nguồn nhân lực. Trong thời gian tới, chi nhánh sẽ tiến hành kiện toàn mô hình tổ chức theo dự án T.A của World Bank. Tích cực cử cán bộ tham gia vào các khoá tập huấn của Hội sở chính, phối hợp với các cơ sở, đơn vị đào tạo tổ chức các khoá nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của chi nhánh, nội dung đào tạo toàn diện bao gồm: nghiệp vụ, kiến thức mới, văn hoá trong công tác, kỹ năng xử lý và quản lý công việc tại đơn vị. Thực hiện cơ chế hỗ trợ kinh phí đào tạo để khuyến khích cán bộ tích cực tham gia các khoá tập huấn và không ngừng tự đào tạo. Tăng cường thực hiện có hiệu quả các chương trình thảo luận, nghiên cứu tại từng phòng tại chi nhánh. Thực hiện nghiêm túc cơ chế quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm công khai minh bạch, đảm bảo bố trí đúng người đúng việc để phát huy hiệu quả công tác và năng lực cán bộ. 3.2.10. Công tác kiểm tra nội bộ và chấp hành quy trình ISO, thực hiện sổ tay tín dụng: Yêu cầu tất cả cán bộ của chi nhánh phải nghiên cứu kỹ quy trình ISO theo chức năng nhiệm vụ của mình ngay từ khi nhận công tác. Định kỳ 6 tháng một lần đánh giá quy trình nghiệp vụ, tổng hợp những bất hợp lý phát sinh để khẩn trương điều chỉnh và hoàn thiện. Xây dựng quy trình Tín dụng và Quản lý tín dụng tại chi nhánh trên cơ sở cụ thể hoá Sổ tay tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. 3.2.11. Các công tác khác: Tổ chức các đại hội của Đảng, đoàn thể và đại hội cán bộ công nhân viên chức trong năm nhằm để tổng kết nhiệm kỳ cũ và đề ra chương trình hành động cho nhiệm kỳ tiếp theo. Trong đó nhấn mạnh vào việc xác định tư tưởng cán bộ trong giai đoạn cổ phần hoá, động viên sức sáng tạo và tinh thần nhiệt tình lao động kinh doanh tạo hiệu quả tối đa trong hoạt động của đơn vị. Thực hiện nghiêm túc, tích cực và khẩn trương các chỉ đạo của Hội sở chính liên quan tới IPO của BIDV trong nửa đầu năm 2008, phát triển BIDV thành tập đoàn tài chính Ngân hàng Việt Nam. Đảm bảo tốt quyền lợi của cán bộ nhân viên và người lao động, có hình thức khen thưởng động viên kịp thời để nâng cao hiệu quả công tác. 3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt những giải pháp đặt ra. 3.3.1 Về công tác nguồn vốn và tín dụng: Đề nghị sớm hoàn thiện và thống nhất cơ chế quản lý vốn tập trung trong toàn hệ thống để chi nhánh có thể xây dựng được tiêu chí hoạt động hướng tới hiệu quả cao nhất. Đồng thời việc vận hành cơ chế vốn tập trung nên theo cơ chế một giá để tại (các) chi nhánh có thể tích cực hơn trong công tác phục vụ khách hàng Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn đánh giá khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân phù hợp với thị trường để hoàn thiện chuẩn mực về hoạt động bán lẻ tại Chi nhánh Khẩn trương thẩm định các dự án chi nhánh trình TW để chi nhánh có thể nhanh chóng trả lời khách hàng và tiến hành các bước tiếp theo. Là Chi nhánh có thế mạnh trong huy động vốn đối với khách hàng cá nhân, Chi nhánh đề xuất với Ngân hàng ĐT&PT TW phân biệt giá mua vốn FTP giữa tổ chức và cá nhân để tạo sự cạnh tranh trong huy động vốn và khuyến khích các chi nhánh có nền HĐV từ dân cư lớn. Hiện nay, Chi nhánh thực hiện hạch toán thu nhập/chi phí với khách hàng mua/bán vốn theo ngày, trong khi đó việc hạch toán thu nhập điều chuyển vốn nội bộ định kỳ theo tháng và vào thời điểm cuối tháng. Điều này là chưa hợp lý, đề nghị TW thực hiện hạch toán thu nhập điều chuyển vốn nội bộ hàng ngày để thống nhất với cơ chế hạch toán trả lãi với khách hàng. 3.3.2. Về phát triển sản phẩm dịch vụ: Đảm bảo chất lượng chương trình công nghệ để chi nhánh có thể thực hiện phục vụ khách hàng thuận lợi nhanh chóng. Khẩn trương triển khai toàn bộ chương trình hiện đại hoá tại các chi nhánh và tiến tới hoàn thiện giai đoạn 2 của dự án hiện đại hoá tại các phân hệ còn lại để chi nhánh có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ có tiện ích ưu việt của chương trình; đồng thời khai thác kịp thời những thông tin liên quan tới hoạt động của chi nhánh, đảm bảo hoạt động quản lý điều hành được nhanh chóng, chính xác. Tập trung phát triển các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm dựa trên nền công nghệ hiện đại, có tính cạnh tranh mạnh với các ngân hàng khác. Đồng thời các sản phẩm này phải có “tính mở”, tức là tại chi nhánh có thể linh hoạt vận dụng và thay đổi một số chi tiết nhỏ của sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của từng loại đối tượng trên từng địa bàn, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính thống nhất theo một khung chung từ khi thiết kế sản phẩm và đảm bảo không vi phạm quy định. Hoàn thiện và đưa vào hoạt động các sản phẩm như Home banking, Mobile phone banking, POS, đặt lệnh chuyển kỳ hạn tự động, tiết kiệm chuyển đổi giữa các loại tiền tệ... Nối mạng và liên kết với các ngân hàng khác trong việc thanh toán thẻ để có thể mở rộng dịch vụ khách hàng, nghiên cứu để đưa ra các dịch vụ thẻ tín dụng của BIDV... Thành lập đường dây nóng giải quyết sự cố phát sinh hoặc giải đáp, hướng dẫn và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của khách hàng. Khẩn trương đưa vào vận hành cổng thanh toán điện tử trực tuyến với các công ty chứng khoán. 3.3.3. Về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Hỗ trợ chi nhánh về công tác đào tạo, mở thêm nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ của các chi nhánh. Thực hiện cơ chế thông thoáng hơn về đào tạo tại từng đơn vị. Tổ chức nhiều hơn các hình thức trao đổi thảo luận giữa Hội sở chính và các chi nhánh, giữa các chi nhánh trên cùng một địa bàn. Thực hiện giao kế hoạch về định biên lao động linh hoạt, mềm dẻo để chi nhánh có thể đảm bảo được nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động của chi nhánh trong từng thời kỳ. Đặc biệt có thể cho chi nhánh chủ động quyết định việc định biên của đơn vị để phù hợp với nhu cầu nhân lực trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế khoán thí điểm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7666.doc
Tài liệu liên quan