Đề tài Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại trong kinh doanh xuất nhập khẩu của thủ đô Hà Nội

Kinh tế của cả nước có phát triển được hay không một phần là nhờ sự đóng góp của các tỉnh, thành trong cả nước, trong đó chiếm vị trí đặc biệt quan trọng là các thị trường trọng điểm như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Nhận thức được những yếu kém trong hoạt động xúc tiến xuất nhập khẩu và tìm ra được biện pháp sửa chữa, thành phố Hà Nội sẽ ngày càng củng cố được vị trí tiên phong của mình trong cả nước về hoạt động này. Chắc chắn trong tương lai không xa, chúng ta sẽ được chứng kiến những thành quả rực rỡ mà công tác xuất nhập khẩu của thủ đô Hà Nội đem lại.

doc9 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại trong kinh doanh xuất nhập khẩu của thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục lời mở đầu. 2 Chương I: Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại trong kinh doanh xuất nhập khẩu của Hà Nội mấy năm gần đây. 3 1.1. Những thành quả đã đạt được. 3 1.2. Những mặt còn hạn chế. 4 Chương II: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian tới. 6 2.1. Tập trung vào các thị trường lớn và truyền thống. 6 2.2. Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về thị trường. 6 2.3. Tập trung tổ chức các hội chợ triển lãm thường niên và chuyên ngành có mục tiêu hướng về xuất khẩu. 7 2.4. Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn về xúc tiến kinh doanh xuất nhập khẩu. 7 kết luận. 8 tài liệu tham khảo. 9 xúc tiến thương mại trong kinh doanh xuất nhập khẩu của thủ đô hà nội - thực trạng và giải pháp thúc đẩy lời mở đầu Trong những năm gần đây, trước yêu cầu cấp bách của việc mở cửa thị trường trong nước, Thành phố Hà Nội đã là một trong những đơn vị đi đầu trong cả nước đẩy mạnh tăng cường các hoạt động xúc tiến kinh doanh thương mại nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Các sản phẩm xuất khẩu của địa phương đã và đang tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. Những thành quả mà ngành kinh doanh xuất nhập khẩu đem lại đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng xuất khẩu của thành phố, thúc đẩy kinh tế thủ đô phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đáng tự hào, còn đó rất nhiều những yếu kém đặt ra mà chúng ta cần khắc phục. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố nhìn chung mới chỉ tính đến lợi ích trước mắt mà chưa tính đến lợi ích lâu dài. Điều này làm cho công tác xúc tiến xuất nhập khẩu trì trệ. Tuy nhiên, đó là một trong những nguyên nhân ở bề nổi. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại trong kinh doanh xuất nhập khẩu của thủ đô Hà Nội? Câu hỏi đặt ra làm trăn trở không ít những người có trách nhiệm trước sự phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung, trong đó có bản thân em – một sinh viên đang học ngành kinh tế. Bức xúc trước vấn đề đặt ra, em đã chọn đề tài này làm nội dung nghiên cứu của tiểu luận. Tiểu luận sẽ đi sâu phân tích về thực trạng của hoạt động xúc tiến xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội những năm gần đây và đề xuất một vài hướng giải quyết. I. Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại (XTTT) trong kinh doanh xuất nhập khẩu của thủ đô Hà Nội trong thời gian qua. 1.1. Những thành quả đạt được. Thành phố đã quan tâm xây dựng bộ máy và tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động xttm, thành lập trung tâm xttm và chuyển giao công nghệ, tổ chức phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại số 5 – Lê Duẩn. Công tác dự báo thị trường, cung cấp thông tin thương mại, giới thiệu và quảng cáo sản phẩm được quan tâm đẩy mạnh thông qua nhiều hình thức thích hợp như: mở các website, biên tập và xuất bản hàng nghìn đĩa CD, profile và catalogue giới thiệu về thương mại Hà Nội nói chung quảng bá về sản phẩm xuất khẩu của Hà Nội nói riêng. Thành phố đã phối hợp với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam lựa chọn và hướng dẫn gần 30 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Hà Nội tham gia sàn giao dịch điện tử (www.vnemarket.com), bước đầu đưa thương mại điện tử vào hoạt động. Bên cạnh đó, đã phối hợp với các cơ quan xttm của Trung ương, các tổ chức quốc tế, các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn tổ chức mỗi năm hàng chục cuộc hội thảo, đào tạo, tập huấn nhằm cung cấp kiến thức về pháp luật thương mại quốc tế, tập quán tiêu dung, kênh phân phối ở các thị trường trọng điểm cũng như nâng cao kỹ năng xúc tiến thương mại, nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho cac doanh nghiệp. Những hoạt động trên đã có tác dụng thiết thực cung cấp thông tin cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để truyền tải các thông tin cần thiết tới các hội nghị và diễn đàn quốc tế, thúc đẩy hoạt động giao lưu thương mại giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài ra thành phố còn hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện khảo sát thị trường, tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, thông qua đó tạo điều kiện và cơ hội cho các doanh nghiệp giao lưu, tiếp xúc với các đối tác trong nước và quốc tế ký kết các hợp đồng thương mại. Những hoạt động xttm trên đã có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của thành phố. Năm 2002, mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội vẫn tăng 10,17% đạt mức 560 usd/ người, chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; 6 tháng đầu năm 2003 tăng 16,8% (đạt 885 triệu usd); cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã thay đổi theo hướng tích cực: nhóm hàng nông sản chiếm 32,2% năm 2000 giảm xuống 31,8% năm 2002; hàng dệt may tăng tương ứng từ 24,1% lên 25,8%; giày dép tăng 4,3% lên 4,7%… Sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp thủ đô đã có chỗ đứng trên các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, các nước ASEAN, Nhật, Hoa Kỳ… 1.2. Những mặt còn hạn chế. 1.2.1. Trong hoạt động hội chợ triển lãm quốc tế. Một số doanh nghiệp chuyên doanh tổ chức hội chợ thu phí quá cao , nhiều khi bất hợp lý. Điều đó khiến cho nhiều doanh nghiệp tìm cách tham gia hội chợ một cách đơn lẻ, dẫn đến việc các gian hàng của Việt Nam tại hội chợ nước ngoài được bố trí rời rạc, không tạo ấn tượng mạnh về thương hiệu hàng hoá Việt Nam đối với khách thăm hội chợ. Nghiệp vụ tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài của một số doanh nghiệp còn hạn chế. Có những doanh nghiệp coi doanh thu bán lẻ hàng mẫu tại hội chợ là thước đo chính của sự thành công chứ không quan tâm đến giao dịch tìm kiếm khách hàng ký kết hợp đồng lớn. Có doanh nghiệp chỉ thụ động ngồi chờ khách đến với gian hàng của mình, không chủ động đi mời chào, kết hợp tìm hiểu đối tác, đối thủ, sản phẩm cạnh tranh. Hoạt động xúc tiến sau hội chợ còn ít được các doanh nghiệp quan tâm. Một vấn đề khác đặt ra trong hoạt động này là dù tham gia hàng chục cuộc hội chợ triển lãm ở nước ngoài mỗi năm nhưng những mục đích khuyếch trương hàng xuất khẩu ở tại thị trường đó vẫn chưa được coi là trọng yếu. Do đó, đôi khi dẫn đến tình trạng chọn sai hội chợ triển lãm hoặc chuẩn bị sai hàng hoá. 1.2.2. Tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường nước ngoài. Việc tổ chức nhiều chuyến khảo sát thị trường nước ngoài còn lúng túng, thiếu bài bản, tốn kém thời gian và chi phí. Kết quả của việc tham dự hội thảo, hội nghị, các khoá đào tạo về thương mại, các đoàn đi khảo sát thị trường nước ngoài chưa cao. Hay nói một cách hài hước là nhiều hội thảo có “hội” mà không có “thảo”, nhiều chuyến đi khảo sát thị trường nước ngoài có “khảo” mà chưa có “sát”… Có nhiều hội nghị, hội thảo được tổ chức chỉ vì lý do được tài trợ từ nước ngoài hoặc từ ngân sách. Việc cử người tham gia các chuyến đi khảo sát, đào tạo, tập huấn cũng như tham dự hội chợ triển lãm ở nước ngoài cá biệt không xuất phát từ công việc. 1.2.3. Thu thập xử lý và cung cấp thông tin thương mại. Hiện nay có tình trạng vừa thừa vừa thiếu thông tin thương mại. Thừa những thông tin chung chung và thiếu những thông tin cụ thể phục vụ trực tiếp cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Các tổ chức cung cấp thông tin thương mại hiện nay mới chỉ đáp ứng được những thông tin mang tính tổng hợp, thiếu những thông tin chuyên sâu và chưa cập nhật. Các doanh nghiệp đôi khi để cho các tài liệu xúc tiến của chính doanh nghiệp như catalogue giới thiệu sản phẩm, bảng báo giá, chào hàng có nội dung không đầy đủ, trình bày thiếu tính chuyên nghiệp. Như vậy làm mất đi cơ hội bán hàng của chính doanh nghiệp. Các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin thương mại cho doanh nghiệp nhưng nhiều doanh nghiệp chưa biết tận dụng nguồn thông tin này. Các doanh nghiệp còn thiếu chủ động trong việc truyền tải thông tin về hàng hoá ra nước ngoài nhất là thông tin qua các cơ quan thương vụ. 1.2.4. Vận dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xttm và phát triển thương mại điện tử. Website mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu quá khái quát về mặt hàng xuất khẩu, thiếu một website có tính hệ thống về xuất khẩu với trang chủ và các chi tiết để khách hàng có thể biết về doanh nghiệp, mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu và đảm bảo những yêu cầu cơ bản của nó với tư cách là một công cụ xúc tiến xuất khẩu trọng yếu,đang và sẽ đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra còn phải kể đến đội ngũ cán bộ làm công tác xttm còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; nội dung và phương thức triển khai xttm còn lúng túng, một số cơ chế chính sách hỗ trợ xttm của Nhà nước và thành phố chưa đồng bộ, rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. II. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại của thủ đô Hà Nội. Để phát huy mặt mạnh và khắc phục những hạn chế, yếu kém trên, nhằm xây dựng Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hoá bán buôn, xuất nhập khẩu và dịch vụ của cả nước theo hướng văn minh, hiện đại, chủ động hội nhập thương mại khu vực và quốc tế, cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất: bên cạnh chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường, công tác xttm cần tập trung vào các thị trường lớn và truyền thống (EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN…), các thị trường mới (Châu Phi, Trung Đông) và tập trung vào các mặt hàng, sản phẩm xuất khẩu truyền thống, có lợi thế so sánh với các địa phương khác trong nước và các nước trong khu vực; đồng thời chú trọng các sản phẩm mới có hàm lượng chất xám và có giá trị gia tăng cao. Tăng cường truyền bá, giới thiệu sản phẩm xuất khẩu thông qua việc xuất bán các ấn phẩm, truyền hình chuyên đề, các website của Hà Nội. Thứ hai: thành phố cần xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về thị trường, trong đó việc xây dựng ngân hàng dữ liệu là một nội dung quan trong cần thiết của công tác xttm. Hiện nay có khá nhiều thông tin tản mạn và thiếu tin cậy, nhiều thông tin ở dạng số liệu thô chưa được xử lý. Do đó, xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu sẽ hình thành một ngân hàng dữ liệu với website riêng trongđó tổng hợp từ các nguồn thông tin của các trung tâm thông tin qua các tổ chức xttm trong và ngoài nước với sự tham gia của các cơ quan ngoại giao, tham tán thương mại từng thị trường xuất khẩu… nhằm phục vụ cho công tác dự báo và định hướng phát triển thị trường của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thành phố cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ngoại giao, đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài. Chủ động và tích cực hợp tác với các tổ chức xttm trong nước và quốc tế, các tổ chức kinh tế quốc tế, văn phòng đại diện nước ngoài trên địa bàn nhằm đẩy mạnh công tác xttm tiếp cận các thông tin mới một cách nhanh nhất. Thứ ba: tập trung tổ chức các hội chợ, triển lãm thường niên và chuyên ngành có mục tiêu hướng về xuất khẩu. Tăng cường tổ chức các đoàn khảo sát của lãnh đạo thành phố, các sở, các ngành, cơ quan để nghiên cứu mở rộng thị trường trọng điểm như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc… Thành lập các trung tâm thương mại, phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm xuất khẩu của thành phố tại các thị trường trên. Thứ tư: xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên ngành có kiến thức về nghiệp vụ, có trình độ ngoại ngữ, tin học và có khả năng tổng hợp, phân tích tình hình. Do vậy, thành phố cần có cơ chế thu hút và sử dụng hiệu quả các chuyên gia có tầm cỡ quốc gia và quốc tế để phục vụ cho công tác phân tích và dự báo thị trường. Bên cạnh đó, thành phố cần tổ chức các khoá đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng xuất nhập khẩu cho các cán bộ làm công tác xttm. kết luận Đất nước ta đang trong giai đoạn chuyển mình, từ nền kinh tế tự túc tự cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa. Để nhanh chóng mở rộng thị trường, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, tiên tiến, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, một trong những mục tiêu chúng ta cần thực hiện là chú trọng hoạt động kinh tế đối ngoại. Bởi kinh tế đối ngoại là đòn bẩy mạnh mẽ đối với phát triển kinh tế trong nước, nhằm mục đích thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Kinh tế của cả nước có phát triển được hay không một phần là nhờ sự đóng góp của các tỉnh, thành trong cả nước, trong đó chiếm vị trí đặc biệt quan trọng là các thị trường trọng điểm như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… Nhận thức được những yếu kém trong hoạt động xúc tiến xuất nhập khẩu và tìm ra được biện pháp sửa chữa, thành phố Hà Nội sẽ ngày càng củng cố được vị trí tiên phong của mình trong cả nước về hoạt động này. Chắc chắn trong tương lai không xa, chúng ta sẽ được chứng kiến những thành quả rực rỡ mà công tác xuất nhập khẩu của thủ đô Hà Nội đem lại. tài liệu tham khảo 1. Hoạt động xúc tiến thương mại – Những điều đáng quan tâm - Báo Doanh nghiệp Thương mại số 33/2003. 2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại của thủ đô Hà Nội – Báo Doanh nghiệp Thương mại số 33/2003. 3. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại ở địa phương – Báo Doanh nghiệp Thương mại số 18/2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docF0184.doc
Tài liệu liên quan