Trong thời gian qua, Hiệp hội dệt may Việt Nam đã làm được một số việc như: đã kiến nghị với Chính phủ để giải quyết việc mở cửa thị trường dệt may với Mỹ, đã tham gia đàm phán với EU để tăng Quota dệt may cho Việt Nam, mở cửa thị trường để Việt Nam bình đẳng với các nước khác, quan hệ với các tổ chức nước ngoài quan tâm tới Việt Nam, tổ chức thông tin thị trường và cung cấp cho các doanh nghiệp, xúc tiến thương mại đã tập trung vào một số thị trường: Mỹ, EU, Nhật Bản
Trong thời gian tới, Hiệp hội cần thu thập tình hình cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển của mình. Hiệp hội cần đại diện cho các doanh nghiệp tác động đến Chính phủ, các ban ngành nhằm đưa ra đối sách, cơ chế thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp và đại diện cho doanh nghiệp tham gia với các tổ chức nước ngoài, với Hiệp hội may thế giới, các tổ chức có vai trò tác động đến chính sách quốc tế với Việt Nam để tạo môi trường thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam phát triển. Hiệp hội nên có các hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách xây dựng, giới thiệu hình ảnh dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế, xúc tiến thương cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nên sức cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
41 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
I – Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong những năm qua
Ngành may Việt Nam thực sự khởi sắc từ thập niên 90 và có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Số liệu về tốc độ tăng xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam trên ba thị trường chủ yếu : Mỹ, EU và Nhật Bản đã phản ánh những cố gắng lớn của ngành này hơn mười năm qua.
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng dệt may Việt Nam qua một số năm
Đơn vị : Triệu USD
Năm
Tổng KNXK
KNXK sang
Nhật Bản
KNXK
sang EU
KNXK
sang Mỹ
KNXKk sang thị trường khác
1996
1.150
248
225
9,1
668
1997
1.349
325
410
12
612
1998
1.351
321
521
26,34
483
1999
1.747
417
605
34
690,9
2000
1.892
620
599
49,57
725,5
2001
1.962
588
617
44,6
710
2002
2.710
419
540
975
775
2003
3.602
480
550
1.731
840
(Nguồn: Bộ thương mại và Tổng công ty VINATEX )
KNXK hàng dệt may của Việt Nam trong một số năm được thể hiện qua biểu đồ sau:
Đơn vị: Triệu USD
Năm 2008, theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, KNXK hàng dệt may của Việt Nam tháng 6/2008 đạt 865 triệu USD, tăng 17,58% so với tháng trước và tăng 17,48% so với cùng kỳ năm ngoái. Đạt được mức tăng 17% trong tháng 6 là nhờ xuất khẩu sang EU, Canada, Nga, Trung Quốc tăng mạnh. KNXK hàng dệt may của nước ta sang EU tăng 22,67% so với tháng trước và tăng 16,43% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 177 triệu USD.
Xuất khẩu sang Canada tăng 18,21% và KNXK sang Nga tăng 54% so với tháng trước. Đặc biệt, KNXK hàng dệt may của nước ta sang Trung Quốc tăng đột biến, hơn 108% so với tháng 5 và tăng tới 147% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 9,2 triệu USD. Đây là tháng có mức tăng cao nhất và đạt KNXK cao nhất trong nhiều năm qua.
KNXK hàng dệt may của nước ta sang Hong Kong, Campuchia… cũng tăng cao. Tuy nhiên, xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc, Úc… giảm.
Tiến độ xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã có những dấu hiệu tăng chậm lại. Tốc độ tăng trưởng chung chỉ tăng 17,58% - thấp hơn nhiều so với mức kế hoạch tăng trung bình là 23%. Nguyên nhân chính do KNXK sang thị trường Mỹ tăng chậm lại. Trong tháng 6, KNXK hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ chỉ tăng 10,91% - thấp hơn nhiều so với mức tăng chung 17%, đạt 471 triệu USD.
Tính chung, 6 tháng đầu năm 2008, KNXK hàng dệt may của nước ta đạt 4,162 tỷ USD, tăng 19,30% so với nửa đầu năm 2007. Như vậy, ngành dệt may Việt Nam mới hoàn thành được 44% kế hoạch xuất khẩu trong cả năm. Với những khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới cũng như những khó khăn riêng của ngành, ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt được kết quả như trong 6 tháng đầu năm nay là khá thuận lợi. KNXK hàng dệt may của nước ta sang các thị trường trọng điểm đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng thêm nhiều thị trường mới trong khu vực Đông Âu, Nam Mỹ và úc.
Thị trường và KNXK hàng dệt may của Việt Nam nửa đầu năm 2008
Thị trường
Tháng 6
So với T5/2008 (%)
So với T6/2007 (%)
6 tháng
So với 6T/2007 (%)
Tổng
865.639.618
17,58
17,48
4.162.189.691
19,30
Mỹ
471.963.728
10,91
9,43
2.394.979.756
17,24
EU
177.283.422
22,67
16,43
771.123.200
20,26
Nhật
58.607.930
6,47
10,13
365.126.612
12,48
Đài Loan
19.536.825
11,09
85,37
96.799.652
28,68
Canada
17.700.129
18,21
10,87
74.687.089
18,88
Nga
12.423.840
54,80
0,56
38.991.768
24,54
Trung Quốc
9.235.168
108,28
147,74
27.237.058
67,32
Hàn Quốc
7.063.130
-14,97
11,50
54.056.159
47,68
Mexico
6.855.286
53,91
1,86
25.138.195
31,80
Thổ Nhĩ Kỳ
5.796.056
10,06
10,63
26.863.490
59,43
Hồng Kông
4.174.825
65,83
53,27
18.119.882
12,27
Malaixia
3.438.565
26,82
132,72
14.314.710
-2,80
UAE
3.379.991
21,47
26,68
16.368.995
17,17
Campuchia
2.891.193
21,55
10,79
17.462.577
30,43
Indonesia
2.708.883
-2,57
-3,77
16.089.353
30,47
Arap Xeut
2.537.645
29,38
12,00
11.928.418
19,51
Ôxtraylia
2.201.959
-5,68
2,55
15.810.238
48,08
Ucraina
1.944.195
-15,59
34,77
15.310.063
149,40
Singapo
1.586.144
-33,49
-34,25
12.447.430
4,61
Thái Lan
1.472.272
-17,03
-3,13
8.759.072
24,21
Braxin
1.009.562
15,58
43,66
5.962.858
59,89
Nauy
984.833
236,15
7,80
4.960.399
63,73
Nam Phi
978.761
-20,10
-29,94
6.665.514
14,70
Lào
882.194
1,11
69,56
3.806.909
4,90
Philippines
796.458
-11,76
-1,15
4.953.527
0,64
Achentina
735.592
21,52
94,14
4.194.504
162,77
Ấn độ
603.602
-0,63
116,85
4.683.534
187,24
Thụy Sỹ
602.004
-57,30
-8,41
3.990.817
-25,88
Mianma
597.460
29,74
245,56
2.793.162
99,66
New Zealand
264.728
7,72
35,77
1.533.362
29,67
(Tin thương mại)
Trong thời gian gần đây, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 57% thị phần, trong khi cả một thị trường rộng lớn như EU chỉ là 18%. Đặc biệt, năm 2009, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu KNXK khoảng 9.2 tỷ USD, trong đó sẽ đạt trên 5tỷ USD ở thị trường Mỹ. Con số này vào năm 2010 là khoảng 10.5 tỷ.
Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam khi xâm nhập thị trường nước ngoài đã gặp phải không ít trở ngại mà tiêu biểu nhất là rào cản kỹ thuật.
Ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều rào cản kỹ thuật mới trong việc bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Theo đạo luật này, các lô hàng XK vào Mỹ phải có giấy kiểm nghiệm của bên thứ 3 xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho người tiêu dùng. Do vậy, Việt Nam phải có 1 phòng thí nghiệm hiện đại đủ tiêu chuẩn để được phía Mỹ công nhận và cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải tiếp tục tăng tỷ lệ sản xuất nguyên vật liệu trong nước, giảm nhập siêu.
Ngành dệt may Việt Nam cũng được một số doanh nghiệp Mỹ cảnh báo rằng nếu không sớm nâng năng lực làm hàng chất lượng cao, sẽ khó cạnh tranh được với các đối tác khác đến từ các nước Châu Á. Áp lực này khiến ngành dệt may phải xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời đầu tư nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật.
Không chỉ có Mỹ đưa ra những rào cản kỹ thuật đối với ngành dệt may Việt Nam, mà hầu hết các nước có hàng Việt Nam nhập khẩu đều đưa ra những rào cản kỹ thuật, khiến dệt may Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách thức. Ví dụ khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (đứng sau thị trường Mỹ và EU), rào cản kỹ thuật là việc yêu cầu các sản phẩm phải có chứng chỉ sạch và thân thiện với môi trường.
Với vị trí thứ hai, sau Hoa Kỳ, EU luôn được coi là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Trong những năm gần đây xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này đều duy trì được mức tăng trưởng khá.Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang EU, hàng dệt may có kim ngạch đứng thứ hai sau giày dép. Số liệu thồng kê cho thấy, nếu năm 2003 KNXK hàng dệt may của Việt Nam sang EU chỉ đạt 537,1 triệu USD, đến năm 2004 tăng lên mức 760 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng lên mức 882,8 triệu USD, năm 2006 vượt qua ngưỡng 1 tỉ USD (đạt 1,245 tỷ USD), năm 2007 đạt 1,432 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2006, tăng 62,2% so với năm 2005, gấp gần 3 lần so với năm 2003.
Theo các chuyên gia thương mại, đặc điểm của khu vực thị trường EU là nhiều thị trường “ngách” có mức sống và nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc mất giá của đồng đôla Mỹ so với đồng Euro là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2008, EU cũng sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc và sẽ áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU. So với trước đây, rõ ràng từ năm 2008 xuất khẩu của Trung Quốc sang EU sẽ thuận lợi hơn. Và như thế, các nước xuất khẩu hàng dệt may sẽ không dễ dàng nếu muốn tăng thị phần tại EU, bởi hàng dệt may của các nước( trong đó có Việt Nam) sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng dệt may Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hoá.
Mặc dù vậy, Bộ Công Thương Việt Nam vẫn tự tin cho rằng, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn có cơ hội không chỉ giữ vững thị trường mà còn có mức tăng trưởng do duy trì tốt thị trường này trong những năm qua.
Theo kế hoạch của Bộ Công Thương Việt Nam, xuất khẩu hàng dệt trong năm 2008 là 9,5 tỷ USD, tăng 23,4% so với năm 2007. Trong đó dự kiến các thị trường chính như sau: Thị trường Hoa Kỳ ước đạt 5,3-5,5 tỷ USD, thị trường EU đạt khoảng 1,6-1,8 tỷ USD, thị trường Nhật đạt khoảng 800 triệu USD.
Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, Hoa Kỳ và EU đang có đề xuất trong khuôn khổ WTO về dự thảo thoả thuận quy định về nhãn mác đối với hàng dệt may, giày dép và hàng du lịch. Theo đó, hàng dệt may xuất khẩu cần phải có nhãn mác nêu rõ xuất xứ hàng hoá, thành phần vải và hướng dẫn sử dụng. Với đề xuất này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nghiên cứu kỹ và chuẩn bị cho việc nhận đơn hàng và sản xuất của mình cho phù hợp.
Trong năm 2008, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang hai thị trường truyền thống Mỹ và EU đạt được mức tăng trưởng thấp thì xuất khẩu mặt hàng này của nước ta sang các thị trường Đông Bắc lại tăng trưởng rất khả quan.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2008, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 820 triệu USD, tăng 16,38% so với năm 2007, cao hơn nhiều so với mức tăng 12% của năm 2006.
Nhìn lại diễn biến tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2008 ta thấy sự nỗ lực bứt phá mạnh của các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này đặc biệt từ tháng 7 đến cuối năm. Vào tháng 8/2008, KNXK hàng dệt may sang Nhật Bản lần đầu tiên tăng vọt và vượt xa mức đỉnh 78 triệu vào năm 2007, đạt trên 113 triệu USD. Và đến tháng 12, kim ngạch đạt trên 79 triệu USD, tăng 20 triệu so với cùng kỳ năm 2007. Kết quả này có thể coi là tiền đề để tạo đà cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường này sẽ có nhiều đột phá trong năm 2009, trong bối cảnh hàng dệt may của nước ta sang các thị trường lớn đang gặp khó khăn.
Năm 2009, hàng dệt may của nước ta sang thị trường Nhật Bản không phải chịu thuế nhập khẩu, điều này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho hàng dệt may xuất khẩu của nước ta. Dự báo, năm 2009, KNXK mặt hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 20% so với năm 2009.
Tháng 12/2009, KNXK hàng dệt may của Việt Nam là 882 triệu USD, tăng 20,8% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhóm hàng này năm 2009 lên 9,06 tỷ USD, giảm 0,6% so với năm 2008.
Năm 2009, Hoa kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam, chiếm tỷ trọng xuất khẩu lần lượt là 55,1%; 18,2% và 10,5% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tuy nhiên so với năm 2008, chỉ có xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là có tốc độ tăng trưởng dương (tăng 16,3%), đạt kim ngạch 954 triệu USD còn thị trường Hoa Kỳ đạt 4,99 tỷ USD, giảm 2,2% và EU đạt 1,65 tỷ USD, giảm 3,1%.
Trong tháng 12/2009 trị giá nhập khẩu nguyên phụ liệu là 730 triệu USD, tăng 6,6% so với tháng 11/2009. Trong đó trị giá nhập khẩu vải là gần 400 triệu USD, tăng 4,5%; nguyên phụ liệu dệt may da giày 191 triệu USD, tăng 0,6%; xơ sợi dệt là gần 94 triệu USD, tăng 14,8% và bông 44,5 triệu USD, tăng 20,4%.
Hết tháng 12/2009, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày có kim ngạch là 7,36 tỷ USD, giảm 8,5% so với năm 2008. Trong đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 4,6 tỷ USD, giảm 6,2% so với năm 2008.
Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm qua là: Trung Quốc: 2,09 tỷ USD, Đài Loan: 1,47 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,44 tỷ USD, Nhật Bản: 466 triệu USD, Hồng Kông: 415 triệu USD.
Tổng KNXK tháng 1 năm 2010 đạt 5,01 tỷ USD, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,39 tỷ USD, giảm 6,4% so với tháng 12/2009 và chiếm 47,7% tổng KNXK hàng hoá của cả nước.
Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đạt 810 triệu USD, giảm 8,2% so với tháng 12/2009. Hàng dệt may là mặt hàng dẫn đầu về KNXK và chiếm gần 16,2% tổng KNXK của cả nước trong tháng 1/2010.
Trong tháng, Hoa Kỳ và EU vẫn là hai thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam, trong đó Hoa Kỳ đạt kim ngạch là 468 triệu USD và EU đạt kim ngạch là 136 triệu USD.
Hàng dệt may Việt Nam hiện đang xuất khẩu vào hai khu vực thị trường : thị trường có hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch. Trong các thị trường xuất khẩu đó thì ba thị trường quan trọng nhất là: thị trường Mỹ, thị trường EU, thị trường Nhật Bản với tình hình xuất khẩu cụ thể như sau:
1. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, KNXK hàng dệt may của nước ta sang Mỹ đạt 2,394 tỷ USD, tăng 17,24%, thấp hơn so với tốc độ tăng xuất khẩu sang các thị trường như EU, Nga, Canada… và đặc biệt tăng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 32% của năm 2007.
Nguyên nhân khiến xuất khẩu hàng dệt may của ta sang Mỹ tăng chậm là do kinh tế nước này suy giảm mạnh tốc độ tăng trưởng và có nguy cơ rơi vào suy thoái. Chính những khó khăn của nền kinh tế đã khiến nhập khẩu hàng hoá của Mỹ 6 tháng đầu năm nay giảm, nhất là ở mặt hàng tiêu dùng. Như đã thống kê, KNXK hàng dệt may của Mỹ 5 tháng đầu năm nay giảm 4% so với cùng kỳ. Nhưng nhập khẩu từ Việt Nam trong thời gian này vẫn tăng 25,51%.
Như vậy, mặc dù xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ 6 tháng đầu năm đạt thấp so với kế hoạch nhưng trong bối cảnh suy giảm của kinh tế Mỹ thì KNXK hàng dệt may những tháng đầu năm 2008 của nước ta sang thị trường này tăng tới 17,24% vẫn là một tín hiệu tốt. Đây sẽ là cơ sở để xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục duy trì và sẽ bứt phá mạnh khi kinh tế Mỹ thoát ra khỏi những khó khăn hiện nay và tăng trưởng cao trở lại.
Suy thoái kinh tế đã khiến cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ. Trong quý I/2009, KNXK hàng dệt may của cả nước sang thị trường Mỹ giảm 4,46% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó cùng kỳ năm 2008 và so với 2007 chỉ số này tăng 18,86%.
Riêng tháng 3 năm 2009, KNXK mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 18% so với tháng 2/2009, nhưng vẫn giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 361 triệu USD.
Các mặt hàng có KNXK chính đều giảm là áo thun, quần short, áo sơ mi, áo jacket, quần áo trẻ em, quần áo bơi, quần áo vest, quần áo thể thao, găng tay, áo len, khăn….Cụ thể:
+ KNXK áo thun giảm nhẹ 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 327 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu quần short giảm mạnh trên 25,2% so với cùng kỳ năm 2008.
+ KNXK mặt hàng áo sơ mi và áo jacket cùng xu hướng giảm lần lượt 10,6%; 11,5% so với cùng kỳ năm 2008, đạt lần lượt 52,3 triệu USD và 52 triệu USD.
+ KNXK các mặt hàng khác như quần áo, đồ lót, váy, áo khoác, quần áo ngủ…vẫn duy trì mức tăng trưởng trong quý I như: quần tăng 3,5%, đạt 180,4 triệu USD; váy tăng 4,8%, đạt 87,1 triệu USD; đồ lót tăng 161,9% đạt 24,8 triệu USD; áo khoác tăng 23,5%,d dạt 23,1 triệu USD; quần áo ngủ tăng 3,14%, đạt 15,4 triệu USD…
Mặc dù KNXK mặt hàng khác có mức tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2008 nhưng kim ngạch thấp. Cụ thể:
+ KNXK quần Jean tăng 1269,3%, đạt 6,28 triệu USD
+ KNXK sợi tăng 7.041,1% , đạt 4,0 triệu USD
+ KNXK khăn bông tăng 2580%, đạt 1,5 triệu USD
Tham khảo một số chủng loại hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong quí I/2009:
Chủng loại
Lượng
(cái)
Trị giá
(USD)
Đơn giá
(USD/cái)
Áo thun
97.183.545
327.081.948
3,37
Quần
33.453.053
180.478.550
5,39
Quần short
25.420.778
107.790.010
4,24
Váy
15.158.399
87.137.359
5,75
Áo
18.494.877
67.412.679
3,64
Áo sơ mi
10.337.246
52.325.490
5,06
Áo jacket
4.885.609
52.034.069
10,65
Quần áo trẻ em
46.848.956
Đồ lót
24.876.670
Áo khoác
2.701.178
23.181.144
4,50
Quần áo bơi
20.834.526
Quần áo ngủ
15.460.392
Quần áo các loại
9.210.832
Quần áo vest
7.504.685
Sợi
4.029.732
Áo y tế
1.528.475
3.589.910
2,35
Găng tay
3.190.900
Áo len
524.135
2.907.888
5,55
Khăn
1.886.208
Khăn bông
1.505.716
Vải
1.413.977
Hàng may mặc
1.152.478
Áo nỉ
193.128
1.033.531
5,35
Bít tất
990.005
Quần áo BHLĐ
932.716
Áo ghilê
175.645
907.530
5,17
Quần áo thun
591.435
Khăn lông
576.327
PL may
497.106
Áo gió
31.798
284.278
8,94
Quần áo jacket
191.671
Màn
156.204
Áo lễ hội
18.409
94.765
5,15
Tạp dề
39.919
Quần áo mưa
30.570
Khăn bàn
22.835
Tủ vải
22.731
2. Xuất khẩu sang thị trường EU:
Đúng như dự đoán của Thông tin Thương mại, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang EU vẫn tăng trưởng rất tốt cho dù xuất khẩu sang Mỹ tăng chậm. Trong 6 tháng đầu năm 2008 KNXK sang EU đạt 771 triệu USD, tăng 20,28% so với nửa đầu năm 2007.
Tháng 1/2009, KNXK hàng dệt may của nước ta sang thị trường EU đạt 102 triệu USD, giảm 39% so với tháng 1 năm 2008, đạt 102 triệu USD.
Trong đó, xuất khẩu dệt may sang Đức đạt 42,3 triệu USD, chiếm 41,5% trong tổng KNXK mặt hàng dệt may vào thị trường Đức. Tiếp đến là thị trường Tây Ban Nha, KNXK sang thị trường này đạt 23,1 triệu USD, tăng 6,28% so với tháng 1/2008.
Ngoài ra, một số thị trường khác mà hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang cũng đạt kim ngạch khá cao trong tháng 1/2009. Cụ thể:
- Xuất sang Anh đạt trị giá 18,9 triệu USD
- Xuất sang Hà Lan đạt 11,8 triệu USD
- Xuất sang Italia đạt 11,4 triệu USD
- Xuất sang Pháp đạt 10,5 triệu USD
- Xuất sang Bỉ đạt 5,4 triệu USD
- Xuất sang CH Séc đạt 4,1 triệu USD.
Theo số liệu thống kê, trong tháng 1/2009, xuất khẩu áo jackét và áo khoác của nước ta sang EU tiếp tục tăng trưởng khá. Xuất khẩu áo jackét tăng 11% về lượng và tăng 10% về trị giá so với tháng 1 năm 2008, đạt 1,7 triệu chiếc và 28,2 triệu USD. Đơn giá áo jackét xuất khẩu giảm nhẹ, đạt trung bình 16,01 USD/chiếc. Tương tự xuất khẩu áo khoác của nước ta sang EU tăng 18,9% về lượng và tăng 38,78% về trị giá so với tháng 1 năm ngoái, đạt 1,34 triệu chiếc và 10,8 triệu USD. Đơn giá áo khoác xuất khẩu tăng khá cao, tăng 16,6%, đạt trung bình 8,01 USD/chiếc.
Đáng chú ý, giá áo sơmi xuất khẩu của nước ta sang EU tăng cao, tăng 30%, đạt trung bình 6,54 USD/chiếc. Vì vậy, dù khối lượng xuất khẩu áo sơ mi giảm 22%, nhưng KNXK vẫn tăng 1% so với tháng 1 năm 2008.
Trong khi đó, xuất khẩu mặt hàng quần dài, áo thun giảm khá mạnh. Xuất khẩu quần dài của ta sang EU giảm 38% về lượng và giảm 25% về trị giá; xuất khẩu áo thun giảm 21% về lượng và giảm 17% về trị giá.
3. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản:
Trong 6 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn tăng chậm, chưa có sự bứt phá với kim ngạch đạt 365 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2007. Dự báo, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này sẽ thuận lợi sau khi Việt Nam và Nhật Bản ký hiệp định thương mại hợp tác song phương. Khi đó, hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Nhật Bản nếu có nguyên phụ liệu nội địa hoặc từ khối Asean, Nhật Bản sẽ không còn bị đánh thuế nhập khẩu (0%) so với thuế suất hiện nay là 10%.
Về chủng loại, trong năm 2008, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Nhật Bản đạt được mức tăng trưởng khá chủ yếu nhờ KNXK các mặt hàng áo kimono, áo thun, áo sơ mi, khăn bông, váy… tăng mạnh so với năm 2007. Cụ thể, KNXK áo kimono sang Nhật Bản đạt cao nhất với mức tăng trưởng mạnh, gần 131 triệu USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Tiếp đến là mặt hàng quần, đạt 118,29 triệu USD, nhưng giảm 5,7% so với năm 2007, áo thun là mặt hàng có tốc độ tăng mạnh nhất với 161,1%, đạt 81,37 triệu USD. Ngoài ra, một số mặt hàng cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao như áo sơ mi tăng 36,3%, váy tăng 59%…
Về doanh nghiệp: Theo số liệu thống kê, năm 2008 có 575 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản, tăng 10 doanh nghiệp so với năm 2007. Trong đó, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lần đầu sang thị trường này khá lớn và nhiều doanh nghiệp đạt được kim ngạch xuất khẩu cao. Có khoảng 10 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1-5 triệu USD.
Trong năm 2008, Tổng công ty may Việt Tiến là đơn vị đi đầu trong xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản cả về trị giá và tốc độ tăng trưởng, đạt 56,3 triệu USD, tăng 36% so với năm 2007.
Theo số liệu thống kê, trong tháng 1/2009, KNXK hàng dệt may của nước ta sang Nhật Bản đạt 66 triệu USD, tăng 2,2% so với tháng 1 năm 2008. Đây là tín hiệu tích cực đối với ngành dệt may Việt Nam, trong bối cảnh xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang các thị trường chủ chốt Mỹ và EU chậm lại.
Trong tháng 1/2009, xuất khẩu áo thun của nước ta sang Nhật bản đã tăng 100% về lượng và 106% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,58 triệu chiếc và 10,5 triệu USD. Đơn giá áo thun xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ta cũng tăng nhẹ 2,56%, đạt trung bình 4,09 USD/chiếc.
Cụ thể: xuất khẩu một số mặt hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 1/2009 như sau:
KNXK mặt hàng đồ lót tăng 8,4% so với tháng 1 năm ngoái, đạt 6,5 triệu USD.
Xuất khẩu quần jean của nước ta tăng 68% về lượng và tăng 73% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 341 ngàn chiếc và 3,4 triệu USD. Đơn giá xuất khẩu quần jean của nước ta cũng tăng nhẹ 2,82%, đạt trung bình 9,46 USD/chiếc.
Xuất khẩu áo khoác cũng tăng 51% về lượng và tăng 30% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 218 ngàn chiếc, trị giá 3,1 triệu USD. Đơn giá xuất khẩu trung bình đạt 14,33 USD/chiếc.
Tuy nhiên, cũng có một số chủng loại dệt may xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, xuất khẩu áo kimono trong tháng 1/2009 giảm 19% về lượng và giảm 43% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, còn 32,6 ngàn chiếc, trị giá 5 triệu USD. Giá áo xuất khẩu cũng giảm khá nhiều, giảm 30% còn trung bình 154 USD/bộ. Mặt hàng bít tất cũng giảm 11,2% về lượng và giảm 31,4% về trị giá, đạt 823,9 ngàn chiếc, trị giá 494,5 ngàn USD. Giá xuất khẩu trung bình ở mức 0,60 USD/chiếc.
Xuất khẩu quần short đạt 166,9 ngàn chiếc, trị giá 1 triệu USD, giảm 12% về lượng và 21% về trị giá so với tháng 1/2008. Giá xuất khẩu quần short trung bình đạt 6,32 USD/cái.
Theo Hội dệt may- thêu đen TP.Hồ Chí Minh, Tập đoàn Uniqlo, nhà nhập khẩu và phân phối hàng dệt may hàng đầu của Nhật Bản đã lên kế hoạch và sẽ có chuyến khảo sát, tìm hiểu, xúc tiến với khoảng 50 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu có uy tín tại TP.HCM vào thời gian tới.
Chuyến đi này sẽ mở ra nhiều dấu hiệu khả quan trong tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Nhật Bản trong năm 2009. Do được ưu đãi thuế quan trong Hiệp định thương mại Việt- Nhật, nên hiện nhiều nhà nhập khẩu đã chuyển một phần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.
II - Thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam
Khả năng cạnh tranh của hàng may mặc nước ta hiện nay còn yếu so với các nước trong khu vực và thế giới. Năm 1997, Canada xoá bỏ hạn ngạch, mặt hàng áo sơ mi của Việt Nam đã không đủ khả năng cạnh tranh và phải rút khỏi thị trường Canada. Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan, Hàn Quốc.... Đặc biệt, từ 1/1/2006, thuế xuất nhập khẩu hàng dệt may từ các nước Asean vào Việt Nam sẽ giảm từ 40-50% xuống tối đa còn 5% nên hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập từ các nước trong khu vực.
Việt Nam hiện có hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút trên 50 vạn lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản lượng sản xuất hàng năm tăng trên 10% nhưng quy mô còn nhỏ bé, thiết bị và công nghệ khâu kéo sợi và dệt vải lạc hậu, không cung cấp được vải cho khâu may xuất khẩu. Những năm qua, tuy đã nhập bổ sung, thay thế 1.500 máy dệt không thoi hiện đại để nâng cấp mặt hàng dệt trên tổng số máy hiện có là 10.500 máy, thì cũng chỉ đáp ứng khoảng 15%công suất dệt.
Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và dây chuyền đồng bộ chuyên sản xuất một mặt hàng như dây chuyền may sơ mi, may quần âu, quần Jean, complet, hệ thống giặt là... nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu ngày càng cao. Xuất khẩu hàng dệt may tuy đạt kim ngạch cao, nhưng chủ yếu làm gia công, ngành dệt vẫn nhập khẩu nhiều và nguyên liệu cho sản xuất của ngành dệt hầu như hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài...
Năm 2000, ngành dệt may Việt Nam tuy đã có nhiều yếu tố thuận lợi để tạo đà có tiến trình hội nhập sắp tới như Quota thị trường EU được tăng 30%, bước đầu mở được thị trường Mỹ và thị trường vùng Trung Cận Đông, châu Phi; kinh tế Nhật Bản đang hồi phục khiến cho thị trường này tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam tăng hơn trước. Nhưng xuất khẩu hàng dệt may cũng gặp không ít khó khăn do giá sản phẩm giảm liên tục, giá cả ở thị trường Nhật từ năm 1998 giảm bình quân 12% mỗi năm do áp lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu lại tăng; đặc biệt thị trường phi Quota, trong đó thị trường Đông Âu giảm mạnh từ giữa năm.... Do vậy, theo đánh giá của ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam: chỉ tiêu xuất khẩu của toàn ngành hết năm 2000 ước chỉ đạt 1.870 triệu USD, tăng 6% so với mức thực hiện năm 1999; trong đó, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX) ước đạt 550 triệu USD, tăng 12% so với năm 1999.
Vấn đề cần quan tâm hiện nay là khoảng 70% KNXK hàng dệt may vào Eu được thực hiện qua các khâu trung gian như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc... Vì vậy, làm sao Việt Nam có thể tiếp cận và bán hàng trực tiếp sản phẩm dệt may, giảm bớt phụ thuộc vào các nhà đặt hàng trung gian, nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Trong các mặt hàng may mặc xuất khẩu vào EU, mới chỉ tập trung vào các mặt hàng dễ làm như áo jacket, sơ mi... còn các mặt hàng có giá trị, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như bộ complet hay các loại áo sơ mi cao cấp thì ít doanh nghiệp có thể sản xuất được. Do đó, trên thực tế, nhiều mặt hàng có hạn ngạch nhưng lại chưa có doanh nghiệp xuất khẩu.
Đầu năm 2002, EU xoá bỏ hạn ngạch áo Jacket, mặc dù đây là mặt hàng truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam nhưng KNXK áo Jacket vào EU năm 2002 giảm đáng kể chỉ còn 2/3 và đến năm 2003 chỉ còn 1/2 so với năm 2002. Mặc dù đây là hai mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng khả năng khả năng cạnh tranh còn rất hạn chế. Sự hạn chế của các mặt hàng dệt may xuất khẩu thể hiện trên các mặt sau:
1. Về chất lượng sản phẩm
Các sản phẩm may mặc Việt Nam được đánh giá chung là có chất lượng chưa cao, không đồng đều, đến hơn 60% tổng KNXK là làm gia công cho nước ngoài, có nghĩa là làm theo mẫu và theo yêu cầu chất lượng của bên nước ngoài. Còn trong số xuất khẩu trực tiếp thì hầu hết là đáp ứng cho phân đoạn thị trường có nhu cầu “bình dân” yêu cầu về chất lượng thấp, giá rẻ, chỉ có một số ít sản phẩm đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho những phân đoạn thị trường có nhu cầu chất lượng cao. Nếu đánh giá theo chỉ số trình độ chất lượng thì hàng may mặc xuất khẩu nước ta có chất lượng còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
2. Về giá
Tính tỷ lệ giá/ chất lượng hàng may Việt Nam có tỷ lệ cao, do đó khả năng cạnh tranh về giá cho hàng may mặc xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Việc nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm là nhiệm vụ cấp bách của các doanh nghiệp may xuất khẩu nước ta trong thời gian tới.
Tham khảo giá hàng dệt may
xuất khẩu ngày 21/1/2010
Mặt hàng
ĐVT
Giá
Cửa khẩu
HTS 6209309000 Cat 239 quần trẻ em chất liệu sợi tổng hợp
USD/cái
3.8
ICD Bắc Hà Nội
HTS 6203424011 Cat 347 quần dài nam 131 su108005b Size26 vải 100% cotton dệt
USD/tá
109.93
Cảng Phú Mỹ Vũng Tàu
HTS 6104420010 Cat 336 đầm thun – 254778
USD/cái
9.51
Cảng SP –PSA Vũng Tàu
HTS 6104.63.2006 Cat 648 (Size S/M/L/XL)
USD/cái
5.22
Cảng Tổng hợp Bình Dương
Áo khoác nữ Cat 335
USD/cái
19.8
Kho CFS Cty cổ phần NamLiên
HTS 6110202069 Cat 338 áo thun nam. MHRU4672(CHH-106201C)S
USD/cái
3.27
Kho CFS Cty TNHH Tân Hoàn Cầu
(Vinanet)
3. Về cơ cấu mặt hàng và khả năng đổi mới mặt hàng
Cơ cấu mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu còn “hẹp”, chủ yếu tập trung vào những mặt hàng được cấp hạn nghạch như : áo sơ mi, áo Jacket và tập trung vào một số thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Khả năng đổi mới mặt hàng và tạo ra các mặt hàng mới còn chậm nên khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế. Vào đầu năm 2005, khi hàng dệt may xoá bỏ hạn ngạch, các mặt hàng truyền thống của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, phải cạnh tranh không cân sức với các mặt hàng của Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan… vốn đã có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và khi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn “hẹp” nếu bị “tổn thương” sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu của ngành may mặc nước ta.
4. Về tiến độ giao hàng và hậu mãi
Để luôn luôn giao hàng đúng hạn, đặc biệt đối với thị trường có khoảng cách xa như thị trường Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp vẫn là một vấn đề hết sức khó khăn. Việc không thường xuyên giao hàng đúng hạn, có những sản phẩm không đúng quy cách, chất lượng không phù hợp và chậm trễ trong vấn đề giải quyết khiếu nại không những làm giảm uy tín của các doanh nghiệp mà còn hạn chế khả năng cạnh tranh của các mặt hàng.
III. Nguyên nhân
Ngành dệt may Việt Nam đang dần đánh mất lợi thế cạnh tranh so với nhiều nước khác khi giá nhân công đang nhích dần lên trong khi năng xuất lao động giảm và không tuân thủ quy trình pháp lý.
Những tồn tại và hạn chế trên chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, trong những năm qua, một khoảng thời gian dài các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi của hàng dệt may, cho nên đã phần nào không kích thích được các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới, mở rộng mặt hàng mà có xu hướng tập trung vào sản xuất những mặt hàng có hạn ngạch.
Thứ hai, hầu hết các doanh nghiệp may mặc Việt Nam kể cả các doanh nghiệp có quy mô lớn, có cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà xưởng thiết bị và công nghệ sản xuất còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu các thiết bị có tính chuyên dùng, chưa đáp ứng yêu cầu mới, năng suất lao động thấp, đặc biệt các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường làm gia công thì thiết bị rất lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Do đó làm sản phẩm may mặc nước ta có chất lượng thấp, không ổn định, chi phí cao, kém khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Thứ ba, khả năng cung cấp các thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào cho ngành may mặc nước ta phụ thuộc vào nhập khẩu. Hầu hết các thiết bị, nguyên phụ liệu đầu vào cung cấp cho ngành may phải nhập khẩu, tỷ lệ nội địa hoá thấp, giá nhập khẩu và chi phí nhập khẩu cao sẽ bất lợi cho sản xuất kinh doanh, trong đó phải kể đến khâu yếu nhất là nguyên, phụ liệu dệt- may. Để thấy rõ về vấn đề này, ta cùng đi xem xét tình trạng ở một số doanh nghiệp dệt- may cụ thể thông qua ý kiến của lãnh đạo các công ty này.
Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè Phạm Phú Cường cho biết, Tổng công ty chỉ sử dụng được 20% nguyên liệu và 50% phụ liệu trong nước, còn lại đều phải nhập từ nước ngoài. Năm 2009, KNXK nguyên liệu, phụ liệu của Tổng công ty là 150 triệu USD, trong khi KNXK là 240 triệu USD. Nguyên liệu, phụ liệu sản xuất trong nước chưa phong phú, đa dạng, giá bán lại cao hơn hàng nhập khẩu từ 5% đến 10% là lý do khiến doanh nghiệp này phải nhập khẩu phần lớn các loại nguyên liệu, phụ liệu.
Năm 2009, KNXK của Công ty cổ phần may Ðồng Nai đạt 31,5 triệu USD. Con số này không hề sụt giảm so với năm 2008 mặc dù công ty gặp nhiều khó khăn do nhiều đối tác giảm đơn hàng. Thế nhưng theo Chủ tịch HÐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty Bùi Thế Kích, khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp này là việc tìm được nguyên liệu, phụ liệu phù hợp. Hiện Công ty cổ phần may Ðồng Nai mới chỉ sử dụng 30% vải nguyên liệu và 50% phụ liệu trong nước. Mặc dù, trong nước đã có nhiều loại nguyên liệu, phụ liệu dệt may nhưng cơ bản doanh nghiệp vẫn chưa sản xuất được hàng cao cấp để làm những đơn hàng xuất khẩu chuyên biệt. Mặt khác, quy mô còn nhỏ nên năng lực sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp dệt - may trong nước.
Giống như may Ðồng Nai, Công ty TNHH một thành viên may mặc Bình Dương, một trong những doanh nghiệp có tỷ lệ làm hàng FOB lên đến 95% cũng phải sử dụng tới 60% đến 70% nguyên liệu, phụ liệu của nước ngoài. Ngoài lý do chính là bị nhà nhập khẩu chỉ định mua nguyên liệu, phụ liệu của các công ty ở nước ngoài, thì nguyên nhân vẫn là do trong nước thiếu những nguyên liệu, phụ liệu có chất lượng cao. Giám đốc nhân sự hành chính Nguyễn Hồng Anh lấy dẫn chứng về vải nguyên liệu trong nước, do khâu nhuộm, hoàn tất chưa bảo đảm nên chất lượng vải chưa ổn định, rất khó được khách hàng nước ngoài chấp nhận.
Cùng chung quan điểm này, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần may Phương Ðông Hoàng Thu Hà cho biết, các đơn hàng xuất khẩu của công ty chỉ sử dụng từ 30% đến 40% nguyên liệu, phụ liệu trong nước như vải của Tổng công ty Việt Thắng, chỉ của Công ty TNHH cost Phong Phú, dây kéo của Công ty cổ phần phụ liệu may Nha Trang hay của Công ty TNHH YKK Việt Nam..., phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Không chỉ may Phương Ðông mà nhiều doanh nghiệp may khác đều có nhu cầu mua nguyên liệu, phụ liệu trong nước bởi nếu mua được trong nước thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian, nhất là bảo đảm đúng thời gian giao hàng cho các đối tác. Trong nhiều trường doanh nghiệp phải thực hiện những đơn hàng rất gấp, nếu nhập khẩu nguyên liệu phải mất chi phí cử người sang tận nơi đàm phán hợp đồng, chưa kể khi hàng về Việt Nam thì làm thủ tục hải quan nhập khẩu thường mất nhiều thời gian, hàng về không kịp, ảnh hưởng đến cả đơn hàng. Tổng Giám đốc Hoàng Thu Hà nhấn mạng doanh nghiệp xuất khẩu được hàng ra nước ngoài, đem ngoại tệ về, nếu không phải sử dụng số ngoại tệ đó để mua lại nguyên liệu, phụ liệu thì sẽ đem lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho sản phẩm xuất khẩu. Ðặc biệt trong những thời điểm căng thẳng ngoại tệ, việc mua được ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu không phải dễ dàng. Chỉ cần nguyên liệu, phụ liệu nào trong nước sản xuất có chất lượng cao là doanh nghiệp cố gắng tìm mua bằng được.
Không chỉ doanh nghiệp may mà doanh nghiệp dệt cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu trong nước. Theo Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội (Hanosimex) Nguyễn Khánh Sơn, doanh nghiệp này phải nhập khẩu hoàn toàn nguyên liệu sản xuất với sản lượng khoảng 20 nghìn tấn bông, xơ/năm, trị giá 24,5 triệu USD để sản xuất các sản phẩm như sợi, vải dệt kim, vải jean, khăn. Doanh nghiệp phải nhập khẩu 100% nguyên liệu là do trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu vì sản lượng, diện tích trồng bông còn ít; một số nguyên liệu trong nước sản xuất được nhưng giá lại bằng sản phẩm nhập khẩu trong khi chất lượng không ổn định.
Thứ tư, nguồn nhân lực của ngành may mặc nước ta còn thiếu và yếu, thiếu những nhà thiết kế mẫu có tính chuyên nghiệp và trình độ cao, cho nên khả năng tạo ra những kiểu mốt phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng đổi mới mặt hàng, tạo ra những mặt hàng mới còn nhiều hạn chế. Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, khả năng sử dụng thiết bị của công nhân may Việt Nam chỉ đạt hiệu suất 70%, trong khi đó ở các nước trong khu vực là trên 90%. Năng suất lao động của công nhân thấp, ảnh hưởng đến chất lượng, chi phí và thời gian giao hàng của hàng may mặc xuất khẩu nước ta. Ngoài ra, vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng nghiên cứu, tiếp cận, mở rộng thị trường của các doanh nghiệp may xuất khẩu nước ta cũng còn nhiều bất cập, còn phải xuất khẩu thông qua các trung gian là các công ty của Hàn Quốc, Đài Loan, Hông Kông…
Thứ năm, về năng suất lao động, theo một khảo sát gần đây, công nhân Việt Nam làm việc chỉ bằng 70-80% so với nhân công Trung Quốc. Lực lượng lao động Việt Nam không tuân thủ quy trình pháp lý. “ Khi muốn đàm phán về phúc lợi và lương bổng với ban điều hành doanh nghiệp, lao động Việt Nam chọn giải pháp đình công trái luật làm chiến thuật đàm phán”.
CHƯƠNG IIIKIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Hàng dệt may Việt Nam hiện đang phải đối đầu với những nước có khả năng cạnh tranh cao, có nhiều thuận lợi và kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường về các mặt như: vật tư, thiết bị, quản lý, tài chính, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển.
Sản phẩm của các nước rất đa dạng, có thể thoả mãn các nhu cầu từ cấp thấp đến cấp cao của người tiêu dùng. Vì vậy, để ngành dệt may đạt được mục tiêu xuất khẩu năm 2010 là 10 tỷ USD các chuyên gia cho rằng ngành dệt may cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đồng bộ mang tính chiến lược sau đây:
I. Kiến nghị từ phía doanh nghiệp
Với KNXK năm 2009 đạt 9,1 tỷ USD, dệt - may trở thành ngành xuất khẩu dẫn đầu cả nước. Tuy nhiên, để đạt được KNXK này, ngành dệt - may vẫn phải nhập khẩu tới hơn 4,3 tỷ USD nguyên liệu, phụ liệu nước ngoài. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp có thể chủ động nguyên liệu, phụ liệu trong nước, giảm nhập khẩu để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng dệt - may Việt Nam xuất khẩu ?
1. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hoàn chỉnh vào các cụm Công nghiệp Dệt may theo hướng tập trung vào lĩnh vực dệt - nhuộm, đầu tư hoàn tất khâu vải và phụ liệu để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho may xuất khẩu nhằm tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm may mặc xuất khẩu từ 30% lên 60%, giảm dần tỷ lệ hàng gia công. Bên cạnh đó, cần đầu tư mở rộng sản xuất tại các địa phương có tiềm năng, có nguồn nhân lực dồi dào; phối hợp liên doanh - liên kết và giúp đỡ các địa phương phát triển ngành dệt may và cùng thực hiện các đơn hàng lớn; hỗ trợ các doanh nghiệp may địa phương đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có tiềm năng khác.
2. Thực hiện chuyên môn hoá các sản phẩm và xác định quy mô sản xuất của các doanh nghiệp lớn theo mô hình “công ty mẹ, công ty con” đủ mạnh về tài chính, công nghệ, khả năng điều hành nhằm đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời chú trọng khuyến khích phát triển sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng đa dạng hoá (sản phẩm phổ biến với nhiều màu sắc, hoa văn kiểu cách, chủng loại vật liệu thích hợp), thực hiện cơ chế linh hoạt trong sản xuất nhằm thích nghi với sự thay đổi và biến động của thị trường như: thay đổi mẫu mã, sản xuất đơn hàng nhỏ, ứng dụng công nghệ mới và cải tiến kỹ thuật,… để tăng năng suất lao động và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
3. Để tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may cần cố gắng giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định trong quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất (ở Việt Nam thường cao hơn 2,4 đến 3,6 lần so với các nước trong khu vực), chia sẻ giữa các doanh nghiệp chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trường, triệt để thực hiện chủ trương tiết kiệm 10% chi phí của các doanh nghiệp, coi đó như là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với hàng dệt may Trung Quốc. Chỉ có làm như vậy, các doanh nghiệp dệt may mới tạo được giá cả sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng chấp nhận.
4. Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại để xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt Nam theo phương châm “chất lượng, nhãn hiệu, uy tín dịch vụ, trách nhiệm xã hội” thông qua việc: Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, ISO 14000, SA 8000; tham gia các cuộc triển lãm hội chợ quốc tế; Xác định cấp tiêu chuẩn sản phẩm trên cơ sở tiêu chuẩn của các thị trường chính. Qua đó, xác định cơ cấu mặt hàng và định hướng cho các DN.
5. Tổ chức tốt các hoạt động thông tin về thị trường, về đầu tư, về sản xuất, về nhập khẩu của ngành dệt may trên các website và các bản tin hàng tháng, thành lập các trung tâm giao dịch tư vấn hỗ trợ dịch vụ, trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, trung tâm thương mại, nhằm giới thiệu sản phẩm, trực tiếp với người tiêu dùng và qua đó tìm các biện pháp để thâm nhập thị trường.
6. Thành lập Trung tâm đào tạo chuyên ngành dệt may nhằm đào tạo các chuyên viên cao cấp về: thiết kế thời trang, cán bộ mặt hàng, tiếp thị hàng hoá, tổ trưởng - chuyền trưởng, quản lý chất lượng, quản lý kho hàng, quản lý xuất nhập khẩu.
7. Tiếp tục phát triển mạng lưới tiêu thụ để chiếm lĩnh thị trường nội địa, Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX) có thể là đầu mối tập hợp các doanh nghiệp dệt may trong cả nước để hình thành hệ thống cửa hàng - siêu thị kinh doanh hàng thời trang dệt may, trước hết mở tại các thành phố lớn để trong một vài năm tới hệ thống cửa hàng siêu thị này sẽ có mặt hầu hết tại các tỉnh thành, thành phố lớn trong cả nước.
Trong thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường truyền thống, Vinatex cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm bạn hàng, thị trường tiêu thụ mới nhưng có tiếm năng lớn tại Trung Đông, Nam Mỹ. Ngoài việc tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu mới, Vinatex cần tăng cường mở rộng việc tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa bằng cách tổ chức hệ thống bán buôn bán lẻ; thúc đẩy việc xây dựng hệ thống cửa hàng siêu thị và đại lý tiêu thụ sản phẩm dệt may tại hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước.
Tuy nhiên biện pháp quan trọng nhất để tăng trưởng KNXK, đạt doanh thu cao là hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất bởi nếu kim ngạch nhập khẩu giảm 10% thì KNXK sẽ tăng 15%. Để thực hiện được mục tiêu này, trong thời gian tới VINATEEX sẽ tập chung quy hoạch đầu tư các chương trình trọng điểm sản xuất về nguyên phụ liệu từ đó hạn chế nhập khẩu. Thực hiện Quyết định 36 của Thủ tướng, ngành đang tiếp tục phát triển diện tích trồng cây Bông và hoàn thiện các dự án về nhà máy sản xuất sợi polyeste để đến năm 2011 những sản phẩm nội địa hóa này có mặt trên thị trường. Đầu tư xây dựng các nhà xưởng với trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tỷ trọng nội địa hóa trong mỗi sản phẩm. Triển khai xúc tiến việc di dời các nhà máy, đảm bảo đầu tư bền vững và đảm bảo môi trường; thúc đẩy phát triển nguồn lực trong các ngành nhuộm, may, đào tạo đội ngũ các nhà thiết kế may mặc chuyên nghiệp… từ đó tạo ra các mẫu mã sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
II. Kiến nghị với Nhà nước và Hiệp hội dệt may Việt Nam
1. Kiến nghị với Nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt về lãi suất vay ưu đãi, thuế, thị trường… Để Tập đoàn chủ động được một phần nguồn nguyên liệu trong nước, hạn chế nhập khẩu, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi trong việc vay vốn ngân hàng đối với các dự án phát triển nguồn nguyên liệu nội địa như các dự án hệ thống nhuộm vải, hệ thống xử lý nước thải… Hỗ trợ doanh nghiệp một phần kinh phí trong hoạt động xúc tiến thươngmại mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu nhất là thị trường Nga và các nước Đông Âu cũ. Để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhanh chóng mở rộng đầu tư nhằm tăng cường năng lực sản xuất của ngành dệt may bằng các biện pháp tài chính để giải quyết vốn đầu tư cho ngành dệt may trong tình hình hiện nay. Bên cạnh việc huy động tối đa nguồn lực của các doanh nghiệp thì Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ vốn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ngoài xã hội.
Thứ hai, Nhà nước cần có các chính sách, biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp tháo gỡ được phần nào những khó khăn về nguyên phụ liệu đầu vào. Chính phủ tiếp tục chỉ đạo việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan, giảm phiên hà cho doanh nghiệp trong việc nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất nhất là việc kiểm tra nhập khẩu vải. Đặc biệt, Nhà nước cần có biện pháp để tạo điều kiện phát triển một số vùng trồng bông trọng điểm vì đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu của ngành dệt may, giúp cho ngành may chủ động được nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, đảm bảo đúng tiến độ giao hàng.
Thứ ba, Nhà nước cần đẩy mạnh xúc tiến thị trường thông qua việc khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp mở văn phòng đại diện, chi nhánh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trung tâm xúc tiến thương mại tổ chức hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm hàng hoá thời trang. Khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động ra nước ngoài tìm kiếm thị trường, xác lập hệ thống kênh phân phối tiêu thụ sảnphẩm tại các thị trường lớn đặc biệt là thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản.
Thứ tư, Nhà nước cần mở các trường đại học để mở lớp đào tạo dài hạn chuyên ngành quản lý có kiểm tra chất lượng đào tạo gắn với thực tiễn và cấp bằng tốt nghiệp sau mỗi khoá học dùng làm cơ sở để tiêu chuẩn hoá cán bộ của ngành. Đồng thời, Nhà nước cũng cần cấp kinh phí đào tạo cho các trường dạy nghề để đào tạo miễn phí cho lực lượng lao động ở những vùng nông thôn khó khăn nhưng chấp nhận học nghề may công nghiệp để vào làm việc tại các doanh nghiệp. Dĩ nhiên, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phải được đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của ngành, yêu cầu đòi hỏi của xu thế mới.
Thứ năm, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp dệt may nhanh chóng xác lập và đăng kí tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế (ISO 9000, ISO 14000, SA 8000…) bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền, ghi nhãn, mã số, mã vạch theo quy chế và đăng kí nhãn hiệu tại thị trường quốc tế.
2. Kiến nghị với Hiệp hội dệt may Việt Nam
Trong thời gian qua, Hiệp hội dệt may Việt Nam đã làm được một số việc như: đã kiến nghị với Chính phủ để giải quyết việc mở cửa thị trường dệt may với Mỹ, đã tham gia đàm phán với EU để tăng Quota dệt may cho Việt Nam, mở cửa thị trường để Việt Nam bình đẳng với các nước khác, quan hệ với các tổ chức nước ngoài quan tâm tới Việt Nam, tổ chức thông tin thị trường và cung cấp cho các doanh nghiệp, xúc tiến thương mại đã tập trung vào một số thị trường: Mỹ, EU, Nhật Bản…
Trong thời gian tới, Hiệp hội cần thu thập tình hình cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển của mình. Hiệp hội cần đại diện cho các doanh nghiệp tác động đến Chính phủ, các ban ngành nhằm đưa ra đối sách, cơ chế thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp và đại diện cho doanh nghiệp tham gia với các tổ chức nước ngoài, với Hiệp hội may thế giới, các tổ chức có vai trò tác động đến chính sách quốc tế với Việt Nam để tạo môi trường thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam phát triển. Hiệp hội nên có các hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách xây dựng, giới thiệu hình ảnh dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế, xúc tiến thương cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nên sức cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Sản phẩm dệt may của Việt Nam là mặt hàng có lợi thế so sánh quốc tế, lại đang có thị trường xuất khẩu, suất đầu tư không lớn, thời gian đầu tư nhanh, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ tạo cơ sở quan trọng để thực hiện “Chương trình đầu tư tăng tốc phát triển ngành dệt may” cũng như mục tiêu xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010.
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Do đó, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu là chiến lược lâu dài và hết sức khó khăn. Nhưng đó thực sự là hướng phát triển tích cực và đúng đắn trong bối cảnh cạnh tranh trong vô cùng khốc liệt trên thị trường quốc tế. Những việc mà chúng ta đã và đang tiến hành chỉ là “bước đi đầu tiên trên con đường đầy gian khó ấy”.
Đề tài đã hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hệ thống hoá các lí luận cơ bản về khả năng cạnh tranh của ngành và của doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
- Phân tích thực trạng về khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế đưa ra tốc độ xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam, tình hình xuất khẩu.
- Phân tích những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trên thị trường quốc tế.
- Đề xuất một số kiến nghị từ phía doanh nghiệp, Hiệp hội dệt may Việt Nam và Nhà nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Việc đưa ra các kiến nghị là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài của nhóm em vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, do vậy nhóm mong nhận được sự đánh giá, nhận xét của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp, GS.PTS Nguyễn Đình Phan
Nhà xuất bản giáo dục 1999
Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Nhà xuất bản thống kê 2003
Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam - UNIDO & DSI
Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2003
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia- CIEM& UNDP
Nhà xuất bản giao thông vận tải 2003
Báo, tạp chí
Xuất khẩu hàng dệt may sẽ phải cạnh tranh quyết liệt – Thuỳ Dương
T/C Công nghiệp & Thương Mại Việt Nam.
Thử tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam – Dương Đình Giám
T/C Nghiên cứu – Trao đổi số 4/2003.
Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trong hội nhập kinh quốc tế - Vũ Thị Nguyệt Nga
T/C Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương số 1(42), 2/2003.
Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt trên thị trường quốc tế - Đan Tuấn Anh
T/C Kinh tế và Phát triển số 111/2003.
Thời cơ và thách thức với ngành may mặc Việt Nam
T/C Dệt may và thời trang Việt Nam số 10/2003.
Internet
Vinatex.com.vn
Google.com.vn
Vietnamnet.vn
tcptkt.ueh.edu.vn
www.trademap.org
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25611.doc