Đề tài Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư cho Tổng công ty Sông Đà

- Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ, phục vụ thi công (đường thi công, điện nước ), nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. - Chi phí xây dựng các hạng mục công trình. - Chi phí lắp đặt thiết bị. - Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng. b. Chi phí thiết bị bao gồm: - Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ. - Chi phí vận chuyển từ cảng và nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi tại hiện trường. - Thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị công trình. c. Chi phí khác Do đặc điểm riêng biệt của khoản chi phí này nên nội dung của từng loại chi phí được phân chia theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng.

doc79 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư cho Tổng công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
213,9 200,4 58,7 840 10.723 Năm 2004 Tỷ trọng (%) 82 59,18 40,82 18 40,79 8,6 11,43 5,51 33,67 100 Giá trị (Tỷ.đ) 8.369 4.953 3.416 1.836 749 157,7 210 101,3 618 10.205 Chỉ tiêu Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn ngân sách cấp Nguồn vốn từ các quỹ Lợi nhuận để lại Vốn chủ sở hữu khác Vốn huy động từ cổ phần hoá Tổng nguồn vốn Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn qua các năm liên tục tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Đây là một tín hiệu tốt vì nguồn vốn chủ sở hữu tăng, không những đáp ứng một phần nhu cầu về vốn cho SXKS, mà còn khẳng địng khả năng tự chủ về tài chính, hạn chế rủi ro về lãi suất, lạm phát trên thị trường. Nguồn vốn chủ sở hữu của TCT được hình thành từ những nguồn sau: - Nguồn ngân sách cấp: Sông Đà là một Tổng công ty Nhà nước. Do đó hàng năm một phần vốn chủ sở hữu là do Ngân sách Nhà nước cấp dưới dạng vốn tiền tệ hoặc tài sản. Toàn bộ nguồn vốn, tài sản này thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, TCT có toàn quyền sử dụng theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển. Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn này tăng liên tục qua các năm. Năm 2004 đạt 749 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 40,79 %. Thì đến năm 2008 tăng lên 2.801 tỷ đồng chiếm 45,45 %. - Nguồn lợi nhuận không chia: là một nguồn vốn quan trọng góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Nó không những góp phần làm tăng quy mô nguồn vốn của TCT mà còn là cơ sở chứng minh hoạt động kinh doanh có lãi của doanh nghiệp. Thực tế, qua 4 năm, nguồn vốn từ lợi nhuận không chia liên tục tăng về giá trị nhưng tỷ trọng lại giảm dần. Năm 2004 giá trị của phần lợi nhuận để lại là 210 tỷ đồng thì sau 4 năm đến năm 2008 tăng lên là 421,7 tỷ. Về tỷ trọng của nguồn vốn này lại giảm từ 11,43 % năm 2004 xuống còn 6,84 %.Điều này chứng tỏ công ty kinh doanh vẫn có lãi nhưng không cao là do tình hình bất ổn chung của nền kinh tế trong mấy năm qua. Phần lợi nhuận để lại của TCT lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp vào từng năm phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp - Nguồn quỹ, kinh phí và nguồn vốn chủ sở hữu khác: Chiếm một tỷ lệ đáng kể trong TCT bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ hỗ trợ thất nghiệp, nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí quản lý cấp trên và từ mộ số nguồn chênh lệch tỷ giá, chênh lệch đánh giá lại tài sản Đây là những loại quỹ phổ biến mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải trích lập. Nó được trích lập một phần từ lợi nhuận sau thuế, một mặt làm cơ sở đề đầu tư, tía sản xuất mở rộng, tăng quy mô hoạt động SXKD. Mặt khác, giúp TCT khắc phục được những rủi ro về giá cả và tiền tệ. Việc trích lập và quản lý các quỹ này được thực hiện theo quy định của chế độ tài chính hiện hành và linh hoạt theo chính sách của TCT và các đơn vị thành viên. - Nguồn vốn huy động từ quá trình cổ phần hoá: Năm 2002, thực hiện việc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết TW3, Nghị quyết TW9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, TCT Sông Đà tiến hành cổ phần hoá các đơn vị thành viên nhằm tạo ra một kênh huy động vốn hiệu quả. Năm 2007, TCT tiến hành cổ phần hoà gần như toàn TCT Mẹ, là tiền đề thành lập Tập đoàn kinh tế - xây dựng vào năm 2010, sẽ là một động lực to lớn, khẳng định hơn nữa tính ưu việt của công tác đổi mới doanh nghiệp nhất là về phương diện huy động vốn. Nguồn vốn huy động được từ cổ phần hoá liên tục tăng từ 618 tỷ đồng (chiếm 33,67 %)năm 2004 lên 2.279 tỷ đồng (chiếm 36,98 %) năm 2008. Nợ phải trả Nợ phải trả là nguồn vốn chủ yếu và có vai trò quan trọng đối với TCT, đáp ứng hầu hết nhu cầu về vốn cho hoạt động SXKD. Nợ phải trả được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn đi vay từ ngân hang, tổ chức tín dụng, chiếm dụng từ khách hàng, từ nhà cung cấp và từ CBCNV. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giá trị của vốn nợ phải trả lien tục tăng qua các năm. Tuy nhiên xét về tỷ trọng của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn lại giảm, chứng tỏ tốc độ tăng của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn lại giảm. Năm 2004, nợ phải trả chiếm tới 82% trong tổng nguồn vốn của TCT, điều này chứng tỏ tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào bên ngoài vì thế khảt năng rủi ro vè tài chính là lớn. Những năm tiếp theo, mặc dù giá trị nguồn vốn phải trả vẫn tiếp tục tăng lên nhưng tỷ trọng của nó đã giảm đi một cách tương đối. Năm 2005 là 79,56%, năm 2006 giảm còn 74% , năm 2007 tiếp tục giảm còn 54,55% và đến năm 2008 tăng lên 64,77%. Trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên những tỷ lệ này vẫn là khá cao, đồng nghĩa với rủi ro là lớn, vì vậy trong thời gian tới TCT cần có chiến lược huy động vốn rõ ràng, từ đó xác định cơ cấu vốn tối ưu, phù hợp với tình hình biến động trên thị trường cũng như điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Trong cơ cấu nguồn vốn nợ phải trả thì nợ ngắn hạn luôn chiếm 60%, còn lại là nợ dài hạn và các nguồn nợ phải trả khác. Xu hướng biến động của hai nguồn vốn này không rõ rang qua các năm. Nó thường xuyên thay đổi tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng vốn của TCT. 1.2. Kết quả huy động vốn qua một số kênh Qua phân tích ở trên ta thấy, từ năm 2004 đến 2008, nguồn vốn chủ sở hữu tăng với tốc độ khá nhanh. Đây là một thuận lợi rất lớn đối với TCT vì đó là nguồn vốn có thời gian dài, ổn định và đặc biệt là chi phí thấp hơn so với nguồn vốn vay. Tuy nhiên, nguồn vốn chủ sở hữu thường có khối lượng nhỏ và không đáp ứng được yêu cầu SXKD. Hàng năm, TCT Sông Đà phải tiến hành vay vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay CBCNV và chiếm dụng từ khách hàng và nhà cung cấp. Vay vốn ngân hàng Hiện nay, không chỉ đối với TCT Sông Đà mà hầu như các doanh nghiệp ở nước ta đều coi vay ngân hang là hình thức huy động vố chủ yếu, đáp ứng khối lượn vốn cho hoạt động SXKD của đơn vị mình. TCT Sông Đà trong những năm qua luôn duy trì và tăng cường mối quân hệ hợp tác tốt đẹp với các ngân hàng và tổ chức tín dụng như: Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng Ngoại Thương, Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hang ACB và một số ngân hang địa phương nơi TCT đang có công trình. Chúng ta có thể thấy kết quả huy động vốn của TCT Sông Đà qua hệ thống ngân hàng qua bảng số liệu sau: BẢNG 2.3 : TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA TTỎNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ Năm2008 Tỷ trọng (%) 42,16 37,87 62,13 22,61 35,23 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty) Giá trị (Tỷ.đ) 7.376 2.793 4.583 3.956 6.163 17.495 Năm 2007 Tỷ trọng (%) 42,97 37,95 62,04 23,2 33,84 100 Giá trị (Tỷ.đ) 7.022 2.665 4.357 3.791 5.530 16.343 Năm 2006 Tỷ trọng (%) 47,09 35,63 64,37 26,91 26 100 Giá trị (Tỷ.đ) 5.568 1.984 3.584 3.182 3.075 11.825 Năm 2005 Tỷ trọng (%) 51,54 33,85 66,15 28,01 20,44 100 Giá trị (Tỷ.đ) 5.527 1.871 3.656 3.004 2.192 10.723 Năm 2004 Tỷ trọng (%) 44,34 26,94 73,06 37,67 18 100 Giá trị (Tỷ.đ) 4.525 1.219 3.306 3.844 1.836 10.205 Chỉ tiêu 1. Vay ngân hàng - Vay ngắn hạn - Vay dài hạn 2. Nợ phải trả khác 3. Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị vốn vay ngân hang liên tục tăng từ 4.525 tỷ đồng năm 2004 lên 7.376 tỷ đồng năm 2008. Về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn thì vẫn giữ ở mức trên 40 % xét cả 4 năm. Về cơ cấu, vay ngân hàng gồm hai hình thức là vay ngắn hạn và vay dài hạn. Trước hết, cùng với sự tăng lên về quy mô tổng vốn vay thì cả hai nguồn vốn vay dài hạn và vay ngắn hạn đều tăng lên qua các năm. Nhưng trong đó, vay dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với vay ngắn hạn(thường cao gấp 2,5 lần). Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc tính kinh tế của một công ty xây dựng có chu kỳ sản xuất dài, thu hồi vốn lâu và yêu cầu khối lượng vốn kinh doanh lớn. Vì vậy, chỉ có vay dìa hạn mới đảm bảo thời gian cho TCT hoàn thành chu kỳ sản xuất, thu hồi vốn và trả nợ. Những khoản vay ngắn hạn thường không đáp ứng được những yêu cầu đó nên thường chỉ huy động để đáp ứng nhu cầu về vốn có tính chất thường xuyên và ngắn hạn. Qua phân tích về nguồn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng ta thấy TCT có thể huy động được một khối lượng vốn lớn và có kỳ hạn thanh toán dài, trong khi đó thủ tục vay ngân hang hiện nay còn nhiều hạn chế, chứng tỏ: - Khả năng và uy tín của TCT trong việc vay vốn từ ngân hang ngày một cao. Mối quan hệ hợp tác ngày càng mở rộng, nên khả năng chiếm dụng từ khách hang cũng như nhà cung cấp đã tăng lên. - Chất lượng sản phẩm ngày càng hoàn thiện về chất lượng được Nhà nước, những nhà đầu tư tin tưởng và chấp nhận. Nhờ vậy, TCT không những khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước mà còn tạo thuận lợi trong việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng. - Kết quả SXKD thể hiện qua chỉ tiêu giá trị SXKD, doanh thu, lợi nhuận liên tục tăng, tình hình tài chính tương đối ổn định. Đây là một trong những yếu tố làm cho đối tượng cho vay vốn có tâm lý tin cậy và yên tâm về khả năng thanh toán những khoản nợ của TCT. Chiếm dụng thương mại Bên cạnh hình thức vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng thì chiếm dụng từ khách hang và nhà cung cấp cũng là một trong những hình thức huy động vốn tối ưu nhằm đáp ứng một phần nhu cầu về vốn cho hoạt động SXKD của mình. Có thể thấy cụ thể tình hình tín dụng thương mại cuả TCT. (Xem bảng 2.4) Cơ cấu nguồn vốn chiếm dụng thương mại gồm chiếm dụng từ người bán bằng hình thức thanh toán chậm, chiếm dụng từ người mua thông qua phương thức người mua trả tiền trước và huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của CBCNV trong TCT. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng nguồn vốn phải trả người bán trên tổng vốn tín dụng thương mại tăng đều qua các năm. Năm 2004 phải trả người bán chiếm 49,16 % thì sau 4 năm đến năm 2008 tỷ trọng nguồn vốn này tăng lên 62,9 %. Chứng tỏ quan hệ hợp tác giữa TCT và nhà cung cầp ngày càng được mở rộng và tốt đẹp. Nguồn vốn nay tăng lên xuất phát từ hai nguyên nhân: - Một là, do số lượng nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho TCT tăng lên. - Hai là, số lượng nhà cung cấp vẫn giữ nguyên nhưng do mối quan hệ hợp tác được thiết lập lâu dài nên mua hàng thanh toán chậm với khối lượng lớn là điều dễ hiểu. Do đó, với một khối lượng vốn huy động từ hình thức này không những giúp doanh nghiệp giải quyết một phần nhu cầu về vốn cho hoạt động SXKD, mà còn là cơ sở thiết lập them mối quan hệ hợp tác kinh doanh với nhiều doanh nghiệp khác. Nguồn vốn người mua trả tiền trước là khoản tiền mà người mau thanh toán trước khi nhận sản phẩm và phần còn lại người mau có nghĩa vụ thanh toán hết khi nghiệm thu công trình. Khoản tiền người mau ứng trước nhiều hay ít, chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng giá trị sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách bán hàng của doanh nghiệp. BẢNG 2.4: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ Năm 2008 Tỷ trọng (%) 13,19 62,9 30,21 6,89 42,16 10,18 35,23 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty) Giá trị (Tỷ.đ) 2.307 1451 697 159 7.376 1.649 6.163 17.495 Năm 2007 Tỷ trọng (%) 14,15 62,73 31,04 6,2 42,97 9,04 33,84 100 Giá trị (Tỷ.đ) 2.313 1451 718 144 7.022 1.478 5.530 16.343 Năm 2006 Tỷ trọng (%) 23,21 66,01 29,03 4,95 47,09 9,62 26 100 Giá trị (Tỷ.đ) 2.745 1.812 797 136 5.568 1.138 3.075 11.825 Năm 2005 Tỷ trọng (%) 21,52 76,59 19,12 4,29 51,54 6,50 20,44 100 Giá trị (Tỷ.đ) 2.307 1767,2 441,3 98,9 5.527 696,6 2.192 10.723 Năm 2004 Tỷ trọng (%) 27,25 49,16 47,90 2,94 44,34 11,4 18 100 Giá trị (Tỷ.đ) 2.781 1366,9 1331,9 81,9 4.525 1063,3 1.836 10.205 Chỉ tiêu 1. Chiếm dụng thương mại - Phải trả người bán - Người mua ứng trước - Trả cán bộ công nhân viên 2. Vay ngân hàng 3. Nợ phải trả 4.Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Như ta thấy nguồn vốn này có giá trị và tỷ trọng giảm qua các năm. Từ 1331,9 tỷ đồng chiếm 47,90 % năm 2004 xuống còn 697 tỷ đồng chiếm 30,21 % vào năm 2008 là do tốc độ tăng lên của nguồn vốn người mua trả trước chậm hơn so với tốc độ tăng lên của tổng nguồn vốn tín dụng. Tốc độ tăng chặm là vì trong những năm gần đây TCT Sông Đà cũng như nhiều công ty xây dựng khác thực hiện Tổng thầu EPC, nghĩa là thực hiện dự án theo hình thức chìa khoá trao tay. Nhà thầu sẽ thực hiện trọn gói từ tư vấn, thiết kế, lắp đặt đến vận hành và bàn giao cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư sau khi kiểm tra những thông số kỹ thuật của công trình và thanh toán theo giá đã thoả thuận giữa hai bên. Thông thường khoản trả trước của người mua chiếm khoảng 20-25 % trong tổng giá trị công trình. Huy động từ cán bộ công nhân viên Huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của CBNV trong công ty cũng là một hình thức khá phổ biến. Vì đây là nguồn vốn dễ huy động, chi phí thấp, hoàn toàn dựa vào mối quan hệ đã được thiết lập từ trước giữa CBCNV và công ty. Nếu huy động được không những đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu về vốn mà còn thắt chặt mối quan hệ, củng cố niềm tin và khuyến khích sự nỗ lực làm việc của CBCNV với TCT Sông Đà. Hiện nay TCT chủ trương vay lại nguồn vốn nhàn rỗi của CBCNV với lãi cao hơn lãi suất trên thi trường. Ngoài ra TCT còn khuyến khích CBCNV tham gia đầu tư vào những dự án thuỷ điện có quy mô nhỏ và vừa. Đây cũng là cách huy động khá hiệu quả. Nhìn vào số liệu ta tháy nguồn vốn này tuy có tăng lên qua các năm nhưng còn khá bé và chưa tương xứng với tiềm năng. Cao nhất là năm 2008 thì nguồn vốn này mới chỉ đạt 159 tỷ đồng và chiếm 6,89% trong tổng giá trị tín dụng. Trong thời gian tới TCT nên có những biện pháp tích cực hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả huy động từ hình thức này. Qua phân tích toàn bộ cơ cấu nguồn vốn ở trên ta có thể rút ra những hình thức huy động vốn chủ yếu của TCT Sông Đà như sau: - Huy động từ nguồn vốn vay bên ngoài bao gồm vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Đây vẫn là nguồn vốn chủ yếu và có ý nghĩa quan trọng trong tổng nguồn vốn của TCT. - Huy động từ phát hành trái phiếu TCT, vay vốn ODA hoặc vay lại trái piếu quốc tế của Chính phủ. Tuy nhiên những nguồn vốn này được huy động nhằm mục đích đầu tư vào những dự án, công trình lớn có tính chất dài hạn. - Huy động từ nội bộ doanh nghiệp như vay nợ CBCNV, huy động từ phần lợi nhuận để lại hay quỹ khấu hao của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn khá quan trọng vì nó thể hiện khả năng tự chủ tài chính của đơn vị. - Huy động từ phát hành cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, bán đấu giá cổ phiếu lần đầu tiên ra ngoài, đẩy nhanh công ty mẹ và những công ty thành viên lên sàn để chủ động trong việc huy động vốn. - Huy động vốn từ góp liên doanh liên kết. Hiện nay TCT Sông Đà tham gia góp vốn liên doanh với các công ty: Công ty liên doanh TNHH TVXD Sông Đà-Ucrin, Công ty tư vấn kỹ thuật Việt Nam-Canada 2. Năng lực tài chính tại Tổng công ty Sông Đà Bảng 2.5 : Các chỉ tiêu về năng lực tài chính của Tổng công ty TT Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1.116 1.083 1.091 2. Hệ số thanh toán nhanh 0.792 1.019 0.853 3. Hệ số nợ vốn chủ sở hữu 1.007 2.101 2.598 4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 8.529 4.315 2.435 5. Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu 0.017 0.0196 0.027 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty) - Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán. Hệ số thanh toán ngắn hạn của Tổng Công ty trong 3 năm gần đây đều giữ ở mức lớn hơn 1, hệ số thanh toán nhanh đều > 0.5. Những con số này chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn tương đối tốt, doanh nghiệp sẽ không gặp khó khăn đối với các khoản nợ ngắn hạn. - Nhóm chỉ tiêu về doanh lợi. Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu : Hệ số này tăng là do tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, điều này có lợi cho chủ doanh nghiệp, chứng tỏ việc đi vay vốn có tác dụng tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu, khuyến khích chủ doanh nghiệp đi vay để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Về mặt lý thuyết năng lực tài chính của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu để các tổ chức tín dụng xem xét cấp vốn cho doanh nghiệp nhưng trên thực tế giữa doanh nghiệp Nhà nước và một ngân hàng quốc doanh vẫn có sự vị nể và châm trước đối với điều kiện cấp tín dụng do mối quan hệ giữa hai đơn vị Nhà nước với nhau. Nên mặc dù tài chính của Tổng Công ty không được mạnh các ngân hàng vẫn chấp nhận cấp hàng vốn cho doanh nghiệp đầu tư hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hiện có. Trong giai đoạn tới khi các doanh nghiệp thành viên Tổng Công ty lần lượt cổ phần hoá hết, sự ưu ái đối với doanh nghiệp Nhà nước sẽ giảm, cho đến khi các ngân hàng thương mại cũng cổ phần hoá thì tất yếu các ngân hàng sẽ không còn “dễ tính” trong việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Nhà nước như hiện nay. Để đảm bảo hiệu quả của đồng vốn và hạn chế rủi ro, ngoài một phương án đầu tư khả thi doanh nghiệp sẽ phải chứng minh với ngân hàng một tình hình tài chính lành mạnh khi đề xuất một yêu cầu vay vốn. Mặt khác sau khi cổ phần hoá sớm muộn gì các doanh nghiệp cũng bước chân vào sàn giao dịch của thị trường chứng khoán bởi đây luôn một nơi huy động vốn hữu hiệu mà không doanh nghiệp có thể từ chối. Lúc đó các nhà đầu tư sẽ coi tình hình tài chính doanh nghiệp như một thước đo quan trọng giá trị của cổ phiếu, doanh nghiệp có hấp dẫn các nhà đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào chính doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp thành viên của TCT cần có những biện pháp mạnh mẽ cải thiện các chỉ tiêu tài chính của mình. III. Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của Tổng công ty trong thời gian qua Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định của Bộ xây dựng, thực hiện chức năng kinh doanh chính là xây dựng các công trình thủy điện, công trình ngầm, sản xuất công nghiệp, xây dựng công nghiệp, dân dụng, tư vấn thiết kế, xuất nhập khẩu lao động và TCT còn tham gia vào lĩnh vực tài chính với việc thành lập Tổng công ty Tài Chính Sông Đà vào năm 2008. Qua nghiên cứu ta thấy công tác huy động và sử dụng vốn của tổng công ty chịu tác động của một số nhân tố sau: 1. Đặc điểm về sản phẩm Không chỉ riêng đối với Tổng công ty Sông Đà mà hầu như các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực xây dựng đều có sản phẩm rất đặc thù. Đó là những công trình xây dựng, kiến trúc, nhà máy sản xuất không tập trung vào một vùng hay lãnh thổ mà phân bố rải rác trên khắp địa bảntong và ngoài nước. Vì vậy việc huy động vốn và quản lý vốn phải diễn ra trên một phạm vi rộng, thông qua nhiều tổ chức tài chính trung gian, dẫn đến chi phí giao dịch cao. Điều này làm tăng tính hiệu quả trong huy động và gây khó khăn trong công tác quản lý vốn. Mặt khác, các sản phẩm xây dựng mà TCT đang và sẽ thi công xây dựng như: những công trình thủy điện lớn, nhà máy sản xuất thép, xi măng, những khu đô thị trung cư cao cấp,thường yêu cầu khối lượng vốn rất lớn, thời gian hoàn thành sản phẩm tương đối dài từ khâu chuẩn bị đến tổ chức thực hiện, nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Đều này không những ảnh hưởng đến tiến độ huy động vốn, quản lý vốn mà còn phát sinh nhiều khoản chi phí giao dịch. Vì vậy, TCT cần xây dựng nhiều phương án huy động vốn khác nhau, tìm kiếm nhiều nguồn tài trợ từ đó đáp ứng nhu cầu về vốn đủ và kịp thời cho hoạt động sản xuất trong một thời gian dài. 2. Đặc điểm về sản xuất sản phẩm Sản xuất sản phẩm là một quá trình trải qua nhiều giai đoạn với khoảng thời gian dài ngắn khác nhau. Tùy theo lĩnh vực kinh doanh mà quy trình sản xuất sản phẩm của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huy động và sử dụng vốn. Thể hiện cụ thể: - Tổng công ty Sông Đà là một trong những công ty xây dựng hoạt động ở nhiều lĩnh vực, tham gia thi công xây dựng nhiều hạng mục công trình như: xây dựng thủy điện (thủy điện Sơn La, Bản Vẽ, Sê San 4, Xêkaman3,), sản xuất công nghiệp(nhà máy thép Việt – Ý công suất 400.000 tấn/năm, nhà máy xi măng Hạ Long công suất 2,5 triệu tấn/năm) và nhiều công trình xây dựng dân dụng, khu đô thị mới, Đặc điểm của những công trình này là phân bố không tập trung, nằm rải rác khắp nơi tùy vào quy hoạch của từng vùng, địa phương. Do đó, việc thi công xây dựng có tính chất lưu động và phân tán, theo đó lao động và thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất cung phải di chuyển theo, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí. Vì vậy, khi huy động vốn cũng như sử dụng vốn, để đảm bảo tính hiệu quả của vốn, TCT cần phải hoạch toán đủ và chính xác khoản mục chi phí phát sinh này. - Chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, sản phẩm xây dựng dở dang lớn làm cho vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của TCT bị ứ đọng nhiều và kéo dài, khả năng thanh toán những khoản nợ thường gặp khó khăn và rủi ro do biến động về gí cả và tiền tệ xảy ra là rất lớn. Vì vậy, trong quá trình sử dụng vốn TCT cần có biện pháp tích cực đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn thời gian ứ đọng, tăng vòng quay của vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. - Sản phẩm xây dựng dễ bị hao mòn ngay cả trong quá trình sản xuất, gây lãng phí cho nguồn vốn. Vì vậy, khi dự toán về chi phí Tổng công ty cần tính toán chính xác về tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành cũng như nhu cầu thực tế về vốn cho quá trình sản xuất để có phương án huy động vốn cho phù hợp. - Quá trình sản xuất sản phẩm thường diễn ra ngoài trời, dẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố khí hậu, thời tiết. Bởi vậy trong quá trình huy động cũng nhu xác định nhu cầu vốn, Tổng công ty cần tính đến sự ảnh hưởng của khí hậu tới sản phẩm để có phương án khắc phục. 3. Đặc điểm về thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ Sông Đà là một trong những Tổng công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng thủy điện, sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng. Những công trình này về mặt kỹ thuật đều rất phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao. Vì vậy, máy móc thiết bị thi công, thiết bị cơ giới phục vụ cho quá trình sản xuất thường phải có công nghệ cao, đặc tính kỹ thuật tốt. Hàng năm, Tổng công ty phải chi ra một khối lượng vốn rất lớn để duy trì, đầu tư và đổi mới tạo nên một lực lượng máy móc thiết bị hiện đại như: dây chuyền thi công hầm đường bộ của Phần Lan, Thụy Điển với công suất thi công đào khoảng 1,5 triệu m3 đường hầm; các thiết bị khoan nổ, đào, đắp, xúc của Thụy Điển, Mỹ, Đức như: máy khoan hầm BOOMER 322, máy khoan hầm BOLTEC 335H, máy khoan hầm PARAMATIC hs205t; dây chuyền trạm trộn, cần trục, băng tải đổ bê ang lạnh, bê ang đầm lăn, xe tải tự đổ trọng tải lớn, Trong xu thế hội nhập và phát triển, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Tổng công ty Sông Đà luôn chủ động trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào những lĩnh vực sản xuất như: công nghệ đào hầm áp dụng theo phương pháp NATM của Áo bằng việc sử dụng máy khoan BOOMER; áp dụng công nghệ ứng suất trước vào sản xuất bê tông Do đó, trong những năm qua Tổng công ty Sông Đà được coi là một trong những công ty có năng lực thiết bị hiện đại, tham gia thi công nhiều công trình phức tạp. Song song với năng lực thiết bị và ứng dụng khoa học hiện đại là một tiềm lực tài chính lớn mạnh với quy mô vốn lớn. Để đảm bảo được yêu cầu đó đòi hỏi Tổng công ty phải lên một kế hoạch huy động vốn cụ thể dựa trên sự cân đối về vốn. 4. Đặc điểm về tổ chức quản lý điều hành Bộ máy tổ chức quản lý điều hành của Tổng công ty Sông Đà là hệ thống quản lý theo mô hình phân cấp từ trên xuống, hoạt động theo mô hình Tổng công ty Mẹ - công ty con. Đây là mô hình hoạt động phù hợp và có nhiều ưu điểm trong nền kinh tế thị trường. Mối quan hệ giữa Tổng công ty và các công ty thành viên đã thay đổi căn bản, chuyển từ kiểu hành chính cấp trên, cấp dưới theo cơ chế giao vốn sang kiểu công ty mẹ thực hiện đầu tư vào công ty thành viên, liên kết. Chuyển từ phương thức mệnh lệnh hành chính sang phương thức chi phối bằng vốn, công nghệ, thi trường, thương hiệu với tư cách là nhà đầu tư vào công ty con. Mọi hoạt động quản lý về vốn, tài sản đều thông qua đại diện phần vốn của Tổng công ty tại các đơn vị thành viên. Khi chuyển sang hoạt động theo mô hình này, có nhiều thuận lợi trong việc huy động và sử dụng vốn. - Phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm trong huy động và sử dụng các nguồn vốn của Tổng công tycũng như những đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên cũng chủ động và linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ và sử dụng nguồn vốn kinh doanh. Đặc biệt quá trình cổ phần hóa ở các công ty thành viên đã căn bản hoàn thành, tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên đa dạng hóa hình thức huy động và phát triển nguồn vốn cho đơn vị mình. - Tạo thuận lợi cho hoạt động điều hòa vốn nhàn rỗi giữa Tổng công ty với công ty thành viên hay giữa các công ty thành viên với nhau, giảm chi phái huy động và qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên do việc quản lý theo quy mô này còn khá lúng túng, TCT Mẹ chưa có hẳn một bộ phận quản lý, điều hành vốn nên đôi khi nguồn vốn nhàn rỗi chưa được khai thác triệt đẻ giữa các đơn vị thành viên. Một thực tế là, các công ty thành viên thực hiện nhiều dự án, công trình có tổng mức đầu tư lớn, lượng vốn huy động lớn hơn nhiều so với khả năng của doanh nghiệp, do vậy TCT phải đứng ra bảo lãnh trước các tổ chức tín dụng để vay vốn cho một số đơn vị thành viên. Điều này là một việc rất tốt trong việc đảm bảo nguồn vốn hoạt động cho các đơn vị thành viên, nhưng cũng là nhân tố cản trở tính chủ động trong huy động vốn và do đó làm giảm hiệu quả huy động vốn. 5. Đặc điểm về nguyên vật liệu Do tính chất về sản phẩm cũng như quá trình sản xuất sản phẩm nên nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất cần một khối lượng lớn, nhiều chủng loại. Vì vậy một vấn đề đặt ra là trước khi huy động và sử dụng vốn cần dự toán nhu cầu nguyên liệu chính xác, tối ưu không những giảm được chi phí lưu kho mà còn tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Trên cơ sở đó xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu. Trên đây là những đặc điểm có ảnh hưởng, chi phối trực tiếp đến quá trình huy động và sử dụng vốn. Trên cơ sở nắm được những đặc điểm này TCT sẽ có giải pháp huy và sử dụng vốn hiệu quả nhất. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ ĐẾN 2015 I. Dự báo nhu cầu vốn của Tổng công ty Sông Đà 1. Một số khó khăn khi huy động vốn năm 2009 Do diễn biến của thị trường tài chính, tiền tệ, đặc biệt là thị trường chứng khoán thế giới đã tác động tiêu cực đến thị trường Việt Nam, hoạt động kinh doanh của các đơn vị gặp nhiều khó khăn. Điều dó có thể làm thay đỏi kế hoạch chi trả cổ tức của Tổng công ty có thể sẽ giảm. Cũng chính diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn. Hơn nữa, sự sụt giảm liên tục không có điểm dừng của chứng khoán Việt Nam đã gây cản trở thực sự đối với mọi doanh nghiệp có ý định huy động vốn từ kênh này, nên việc thực hiện bán bớt phần vốn của Tổng công ty tại một số công ty cổ phần niêm yết và các công ty cổ phần chưa niêm yết là rất khó khả thi trong năm 2009. Hơn nữa, hiện nay hầu hết các đơn vị trong Tổng công ty đang gặp những khó khăn nhất định về vốn cho hoạt động SXKD, nên việc huy động vốn rất khó khăn. Hầu hết các đơn vị cần tập trung vốn cho SXKD và sử dụng vốn hiệu quả hơn thay vì đầu tư tràn lan mà kém hiệu quả. Chính vì vậy, khả năng nhiều dơn vị từ chối uỷ thác đầu tư qua Tổng công ty tham gia góp vốn vào một sốdự án là rát lớn. Trong trường hợp các đơn vị không tham gia góp vốn voà một số dự án, toàn bộ số tiền cam kết góp vốn của Tổng công ty Sông Đà sẽ chuyển về Công ty mẹ trực triếp góp. Điều này sẽ tác động lớn tới khả năng tài chính của Công ty mẹ. Mặt khác, theo lộ trình thì đến năm 2010 mới tiến hành cổ phần hoá Công ty mẹ, nên trong ngắn hạn (2009-2010) chưa có nguồn thu từ cổ phần hoá của Công ty mẹ. 2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của TCT đến năm 2015 Đến năm 2015, mục tiêu tốc độ tăng trưởng của Tổng công ty là 9-10%/năm, tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt 36.600 tỷ đồng tương ứng với 2,4 tỷ đôla. Doanh thu dự kiến đạt 36.000 tỷ đồng tương ứng 2,3 tỷ đôla. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.685 tỷ đồng. Tổng giá trị đầu tư từ năm 2006-2015 là 89.600 tỷ đồng tương đương với 5,6 tỷ đôla. Thu nhập bình quân của người lao động là 4,5 triệu đồng /tháng. Cụ thể hơn, Tổng công ty còn thông qua cơ cấu ngành nghè sản xuất kinh doanh cơ bản như sau: - Giá trị kinh doanh sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 50 % trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh. - Giá trị sản xuất kinh doanh xây lắp khoảng 20 % trong đó ngnàh truyền thống xây dựng thuỷ điện và xây dựng ngầm vẫn là chủ đạo. - Giá trị kinh doanh nhà ở đô thị, hạ tầng khu công nghiệpchiếm khoảng 15 %. - Giá trị kinh doanh khác chiếm từ 10-15 % trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh. 3. Nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh đến năm 2015 Dự báo nhu cầu vốn trong tương lai là một yêu cầu quân trọng mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Việc xác địng chính xác nhu cầu vốn giúp doanh nghiệp chủ động trong việc huy động cũng như sử dụng vốn một cách hiệu quả. Hiện nay với tình hình biến động liên tục, phức tạp của thị trường tài chính thì việc dự báo nhu cầu vốn còn là một giải pháp tài chính quan trọng nhằm hạn chế những rủi ro về tài chính do thi trường gây ra. Dự báo nhu cầu vốn của TCT dựa trên một số căn cứ sau: Kết quả SXKD hàng năm và kế hoạch SXKD trong thời gian tới: Kế hoạch SXKD là bản kế hoạch được phòng kế hoạch TCT xây dựng hang năm nhằm đánh giá kết quả SXKD và dự báo những chỉ tiêu kế haọch cho những năm tiếp theo. Những chỉ tiêu kế haọch SXKD do Hội đồng quản trị quy định dựa theo chính sách phát triển TCT trong từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, Phòng tài chính sẽ tính toán nhu cầu vốn thực tế phát sinh trong ngắn hạn, trung và dài hạn. Do đó việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch SXKD có chính xác thì việc xây dựng định mức vốn cho từng chỉ tiêu và xác định tổng nhu cầu vốn mới chính xác. Từ đó tránh tình trạng nhu cầu quá cao hoặc quá nhỏ so với nhu cầu thực tế và khi đó dẫn đến vốn huy động sẽ thừa, gây lãng phí hoặc thiếu hụt ảnh hưởng đến tiến độ thi công, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Chính sách (chiến lược ) phát triển của TCT: Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn taih và phát triển bền vững đều theo đuổi một chính sách phát triển khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Chính sách phát triển doanh nghiệp xuất phát từ tiềm lực tìa chính thưch tế của doanh nghiệp và tình hình biến đổi thị trường. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp, dến năm 2010 TCT sẽ trở thành một Tập đoàn công nghiệp-xây dựng mạnh. Xuất phát từ những yêu cầu đổi mới về quản lý, công nghệ, vốn, khi hoạt động theo mô hình Tập doàn kinh tế, TCT Sông Đà bên cạnh việc xây dựng cơ chế quản lý mới, thì việc xây dựng một kế hoạch về tài chính thật tỉ mỉ, chính xác, trong đó dự báo nhu cầu vốn là một yêu cầu bắt buộc. Tình hình phát triển của thị trường xây dựng trong tương lai: Hiện nay thị trường xây dựng là một trong những thị trường có tốc độ phát triển nhanh, tương đương với nền kinh tế tăng trưởng cao và bề vững. Trong đó nổi bật là xây dựng các khu chung cư, khui công nghiệp, đô thị mới, xây dựng thuỷ điện, giao thong, cơ sở hạ tầng Thị trường phát triển là cơ hội tốt để TCT Sông Đà mở rộng lĩnh vực SXKD và phạm vi hoạt động trong và ngoài nước. Đây là căn cứ quan trọng trong việc dự báo nhu cầu vốn trong dài hạn. Để hoàn thành những mục tiêu đặt ra, bên cạnh những giải pháp đổi mới và phát triển doanh nghiệp, giải pháp mở rộng thị trường, đổi mới công tác lập kế hoạch thì chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất. Xét nguồn lực tài chính của doanh nghiệp trên hai phương diện là tài sản và nguồn vốn ta có nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh của TCT Sông Đà đến năm 2015: BẢNG 3.1: DỰ BÁO NHU CẦU VỐN XSKD CỦA TCT ĐẾN 2015 STT Chỉ tiêu tài chính Đơn vị 2009 2010 2015 1. Tổng Tài sản Tỷ. đ 40.768 52.728 121.548 2. Tổng nguồn vốn Tỷ. đ 40.768 52.728 121.548 3. Vốn chủ sở hữu Tỷ. đ 10.229 11.401 20.869 Tỷ trọng VCSH /Tổng nguồn vốn % 25,09 21,62 17,16 4. Nguồn vốn đi vay Tỷ. đ 30.539 41.327 100.679 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty đến năm 2015) II. Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư tại Tổng công Ty Sông Đà Vốn luôn là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, do đó khả năng tiếp cận vốn có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở tính kịp thời, đúng đủ và chi phí thấp. Hiện nay cùng với sự phát triển của thị trường tài chính và những trung gian tài chính, Tổng công ty Sông Đà nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung có nhiều lựa chọn trong việc tiếp cận nguồn vốn huy động. Trên cơ sở phân tích tình hình huy động vốn của Tổng công ty Sông Đà trong giai đoạn vừa qua, bên cạnh những kết quả đạt được như đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động SXKD, tạo cơ hội cho TCT mở rộng hoạt động SXKD, thì công tác huy động còn tồn tại khá nhiều hạn chế. Trên cơ sở đó để TCT tiếp cận được vốn từ nhiều hình thức khác nhau cũng như nâng cao khả năng huy động vốn trong thời gian tới, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: 1. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư trong toàn TCT Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường đến nay, công tác kế hoạch luôn khẳng định vai trò quan trọng trong toàn nền kinh tế và trong hệ thống doanh nghiệp. Một kế hoạch rõ ràng, chi tiết là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả SXKD. Tương tự như nhiều kế hoạch khác trong hệ thống doanh nghiệp, kế hoạc sử dụng vốn cũng như những hình thức huy động vốn phải dựa trên kế hoạch SXKD dựu kiến hàng năm và một số kế hoạch khác liên quan đến lĩnh vực thị trường, đấu thầu, tài chính, lao động, tiền lương Trên cơ sở đó xác định được nhu cầu vốn cho từng hoạt động SXKD. Sau đó cân đối nhu cầu vốn với khả năng tự đáp ứng của TCT để xác định số vốn còn thiếu và cần được huy động. Xác định những kênh huy động vốn hợp lý không những giúp cho doanh nghiệp có một cơ cấu vốn tối ưu và linh hoạt mà còn góp phần nâng cao khả năng huy động vốn. Để xây dựng được một kế hoạch huy động vốn tối ưu thì đội ngũ xây dưụng kế hoạch cần dựa trên một số căn cứ: - Nghiên cứu thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ cũng như hoạt động của các trung gian tài chính, để có thể tìm kiếm những nguồn tài trợ trong ngắn hạn và dài hạn, đáp ứng nhu cầu mở rộng SXKD. - Rà soát các mối quan hệ của doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên, với khách hàng, với nhà cung cấp, với đối tác tham gia liên doanh, liên kết cũng như đối với Nhà nước để có thể khai thác tối đa nguồn vốn từ những mối quan hệ như: vay nợ cán bộ công nhân viên, trả chậm người bán, người mua ứng trước, thanh toán chậm những khoản phải trả, phải nộp cho Nhà nước.Việc huy động những nguồn vốn này khá thuận lợi vì hoàn toàn dựa trên mối quan hệ săn có với chi phí thấp do đó tiết kiệm được chi phí vốn, góp phần nâng cao khả năng huy động và sử dụng vốn của TCT. - Dựa trên quy mô lợi nhuận, chính sách phân phối lợi nhuận cũng như những quy định về việc trích lập quỹ khấu hao của TCT để từ đó xác định khả năng tự bổ sung nguồn vốn cho hoạt động SXKD thông qua phần lợi nhuận để lại và quỹ khấu hao tái đầu tư. Ngoài ra dựa vào tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp để xác định nguồn vốn do cổ phần hóa tạo ra. Dựa vào những căn cứ trên, TCT Sông Đà sẽ xây dựng cho mình một kế hoạch huy động vốn linh hoạt . 2. Hoàn thiện phương án SXKD Cùng với nhu cầu mở rộng SXKD theo hưởng mở rộng ra nhiều lĩnh vực, thì nhu cầu về vốn cũng không ngừng tăng lên. Để tiếp cận được những nhà tài trợ vốn thì việc xây dựng một phương án SXKD có căn cứ và đủ sức thuyết phục về việc sử dụng vốn hiệu quả đối với TCT Sông Đà là hết sức cần thiết. Một phương án kinh doanh khả thi phải đảm bảo mục tiêu của phương án SXKD, kết quả dự kiến và khả năng hoàn trả vốn. Việc xác định mục tiêu cũng như dự kiến kết quả SXKD thông qua một số chỉ tiêu tài chính như: doanh thu, lợi nhuận, thời gian hoàn vốn, tỷ suất lợi nhuận, đều phải dựa trên tiềm lực tài chính thực tế và quá trình phân tích thi trường để tính đến và loại bỏ những biến động xảy ra trong thi trường xây dựng không ổn định. Qua đó làm tăng tính tin cậy cảu những phương án SXKD và khả năng huy động vốn sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra để khẳng định hiệu quả của huy động vốn khi xây dựng phương án kinh doanh cần xây dựng báo cáo tài chính đi kèm với phương án kinh doanh để dự báo được kết quả trong hai tình huống: không có nguồn vốn huy động thêm và có nguồn vốn huy động thêm. Với những báo cáo đó thấy rõ được kết quả của các hình thức huy động vốn để lựa chọn hình thức huy động phù hợp và lựa chon phương án kinh doanh hiệu quả nhất. Đây cũng chính là cơ sở để TCT tiếp cận với nguồn vốn từ bên ngoài. 3. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn Hiện nay có rất nhiều hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp lựa chọn trong những điều kiện nhất định của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau trong huy động vốn. Mỗi hình thức huy động đều có những khó khăn và thuận lợi nhất định vì vậy việc lựa chọn một hình thức huy động phù hợp đạt hiệu quả cao là việc không đơn giản. Vì thế trong từng hình thức, TCT Sông Đà cần bộc lộ nhưngc điemt mạnh của mình để có thể khai thác tối đa và hiệu quả nhất từng nguồn vốn: 3.1. Huy động từ nội bộ doanh nghiệp Nguồn vốn huy động từ nội bộ có nhược điểm là khối lượng huy động nhỏ, nhưng lại có ưu điểm là chi phí thấp, dễ huy động và thể hiện được tính tựu chủ về tài chính của TCT. Chính vì vậy mà nguồn vốn này luôn được TCT Sông Đà quan tâm huy động. Để tăng cường huy động vốn đầu tư từ hình thức này TCT nên thực hiện một số biện pháp sau: - Tham gia đầu tư thành lập các công ty cổ phần theo lĩnh vực, ngành nghề SXKD có hiệu quả cao để tận dụng tối đa nguồn lực xã hội, đảm bảo cổ tức tăng lợi nhuận và bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu. - Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để từ đó nâng cao năng lực SXKD. Góp phần gia tăng phần lợi nhuận để lại, bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh. 3.2. Huy động vốn thông qua các tổ chức ngân hàng Đây là hình thức huy động phổ biến nhất đối với nhu cầu vốn ngắn hạn, trung và dài hạn. Tuy nhiên, hình thức huy động vốn trung và dài hạn còn nhiều hạn chế do còn tồn tại nhiều ràng buộc về điều kiện đi vay, thủ tục cho vay mượn làm chậm tiến độ huy động vốn.Vì vậy TCT phải luôn không ngừng mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, tạo độ tin cậy và uy tín trước các nhà tài trợ vốn. Bên cạnh đó TCT còn có thể huy động thêm vốn của ngân hàng thông qua vốn góp (vốn cổ phần). Cách huy động này ngoài tác dụng đấp ứng nhu cầu về vốn còn tạo sợi dây gắn bó giữa ngân hàng và doanh nghiệp, làm giảm bớt tình trạng thông tin không cân xứng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, do đó giảm bớt sự rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Một số biện pháp huy động vốn tín dụng trung và dài hạn: - Xây dụng kế hoạch vay vốn cụ thể và chính xác về lượng vốn cần vay - Nâng cao chất lượng lập dự án đầu tư. TCT cần tiến hành đầu tư có trọng điểm, tập trung đầu tư các dự án có hiệu quả cao. Thời gian tới lĩnh vực đầu tư nhà ở đô thị có thể thu hồi vốn nhanh, hiệu quả cao sẽ được ưu tiên huy động vốn. - Tổ chức buổi làm việc giữa lãnh đạo Tổng công ty với lãnh đạo các ngân hàng và quỹ hỗ trợ phát triển để giới thiệu về các dự án đầu tư, nhu cầu vốn và ký kết hợp đồng nguyên tắc tài trợ vốn cho các dự án để làm cơ sở triển khai. 3.3. Huy động vốn thông qua các tổ chức tài chính phi ngân hàng Các tổ chức tài chính phi ngân hàng ở Việt Nam bao gồm các công ty tài chính và công ty bảo hiểm với hoạt động còn trong phạm vi hẹp và đối tượng phục vụ có giới hạn. Một trong những hình thức huy động vốn qua các công ty tài chính là hình thức tín dụng thuê mua. - TCT có nhu cầu rất lớn về máy móc thiết bị phục vụ cho công tác thi công. Trong đó có nhiều thiết bị chỉ dùng cho một công trình và có giá trị đầu tư lớn. Nếu sử dụng vốn vay để mua mới thiết bị sẽ rất lãng phí mà phải khấu hao nhanh thiết bị để thu hồi vốn và trả nợ. Vì vậy, việc áp dụng hình thức thuê tài sản ít tốn kém hơn cả. - Đới với các thiết bị có giá trị không quá lớn như ôtô vận chuyển, máy cẩu, máy trộn, máy xúc, mà sử dụng được cho nhiều công trình thì nên thực hiện hình thức thuê tài chính. Tuy nhiên cần xem xét lại thủ tục và lãi suất của tín dụng thuê mua để nguồn vốn huy động này trở nên hấp dẫn hơn. 3.4. Huy động thông qua thị trường chứng khoán - Hiện nay TCT và một số các công ty con đã phát hành cổ phiếu và lên sàn giao dịch. Trong thời gian tới khi đã trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, TCT nên xây dựng thêm những chiến lược tham gia trên thị trường chứng khoán, tạo tính thanh khoản để thu hút những nhà đầu tư chiến lược. Ngoài ra, TCT cung cần có chính sách cụ thể tham gia vào thị trường chứng khoán khu vực, huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. - Chức năng chính của thị trường chứng khoán là giúp doanh nghiệp huy động vốn với chi phí thấp, nhưng cùng với sự suy yếu của thị trường, kênh huy động này cũng hẹp dần với các doanh nghiệp. Sự ảm đạm của thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn huy động vốn qua kênh này. Đã qua rồi thời thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp, giờ đây là cảnh sàn chứng khoán vắng tanh, nhà đầu tư giao dịch nhỏ giọt và giá cổ phiếu đổ dốc mỗi ngày. Giải pháp duy nhất cho doanh nghiệp hiện nay có lẽ là thắt lưng buộc bụng chờ đến ngày chứng khoán hồi phục. 3.5. Huy động vốn thông qua hình thức tài trợ theo dự án - Để tăng nguồn vốn cho các dự án đầu tư, TCT nên huy động vốn theo hình thức này, bao gồm cả phát hành trái phiếu theo các công trình. HÌnh thức nàu có ưu điểm là mang tính độc lập tương đối với kết quả hoạt động SXKD khác của doanh nghiệp. Tức là khi doanh nghiệp vay nợ khá nhiều không thể vay vốn từ các hình thức thông thường thì vẫn có thể huy động từ hình thức này. Nhà tài trợ chỉ quan tâm đến tính khả thi cuủa dự án chứ không quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp. Với TCT Sông Đà tham gia nhiều dự án có quy mô vốn lớn và thời gian thu hồi vốn lâu thì hình thức huy động này là rất phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên đây là hình thức đòi hỏi có sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng. Đồng thời phải chuẩn bị chu đáo để tạo lập uy tín cho dự án và tăng sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư (nhất là các nhà đầu tư nước ngoài). 3.6. Huy động vốn thông thông qua các hình thức tín dụng phi chính thức Hình thức huy động này khá hấp dẫn do tính đơn giản trong việc huy độgn thông qua các mối quan hệ tin cậy, tín nhiệm đối với bộ phận quản lý doanh nghiệp, tính kịp tời khi huy động, chi phí giao dịch thấp. - TCT nên quan tâm đến việc huy động vốn từ cán bộ công nhân viên với lãi suất cao hơn với lãi suất tiết kiệm hiện tại, nhưng thấp hơn lãi suất vay tín dụng. Từ đó vừ có thêm vốn đầu tư, vừa tạo được động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn vì lúc này họ cũng có một phần tài sản trong công ty. - Tận dụng nguồn vốn từ các dự án thắng thầu có giá trị lớn.Thông thường các gói thầu có giá trị lớn TCT đều đưựoc tạm ứng trước 10-20% giá trị gói thầu. TCT có thể tận dụng gói thầu này để mua sắm các thiết bị máy móc còn thiếu, phục vụ trực tiếp cho việc thi công gói thầu. 3.7. Huy động từ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu quốc tế thông qua kênh của Chính phủ. Hình thức này thường có thời gian dài và khối lượng vốn vay lớn. Về công bố thông tin và các thủ tục phát hành trái phiếu, đây là mảng đặc biệt quan trong mà bất cứ doanh nghiệp nào khi muốn phát hành trái phiếu cũng cần chú ý. Mọi thông tin cần thiết và liên quan đến việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp cần phải được công bố rộng rãi, minh bạch tạo sự tin cậy và bảo đảm lòng tin cho các nhà đầu tư. Về quy trình phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có thể tham khảo tư vấn của các chuyên gia, các tổ chức trong và ngoài nước, nhưng điều mấu chốt là doanh nghiệp vẫn phải là người đưa ra quyết định cuối cùng và phải hết sức chú ý gắn việc phát hành trái phiếu với việc huy động vốn. Kênh huy động vốn này không chỉ giúp doanh nghiệp có vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước, giảm bớt gánh nặng cho vay vốn trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng, góp phần hạn chế rủi ro tiềm tàng của hệ thống tài chính. Hiện nay TCT Sông Đà có một số dự án lớn áp dụng hình thức vay từ nguồn vốn ODA, vay từ trái phiếu Chính phủ như: nhà máy xi măng Hạ Long, nhà máy phôi thép Hưng Yên, tòa nhà trụ sở Sông Đà HH4, thủy điện Sơn La, thủy điện Xêkaman MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Phát triển và hoàn thiện các tổ chức trung gian tài chính Trước hết, cần nâng cao tác động của các tổ chức tài chính trong việc huy động và tạo kênh dẫn vốn cho các doanh nghiệp. Để tăng cường vai trò kênh dẫn vốn, cần tạo quan hệ tài chính lành mạnh và tích cực giữa các doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng, phối hợp hoạt động bằng nhiều hình thức, tạo cơ hội tăng cường tác dụng của hệ thống tài chính chính thức và giám sát hiệu quả sử dụng vốn, giảm rủi ro cho các tổ chức tài chính. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn lực tài chính. Các ngân hàng cần tăng cường hoàn thiện theo hướng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp: - Tăng cường năng lực làm việc của cán bộ ngân hàng trong việc xem xét và ra các quyết định một cách khoa học, dựa vào đặc thù hoạt động của ngân hàng. - Tăng cường công tác thông tin và hệ thống cung cấp thông tin nhằm tạo điều kiện giảm bớt tình trạng thông tin không hoàn hảo. - Thay đổi phong cách làm việc trong quan hệ với các doanh nghiệp, tạo lập quan hệ dài hạn, đồng thời đảm bảo mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng. - Tăng cường tính cạnh tranh giữa các ngân hàng nhằm làm cho thị trường tài chính hoàn hảo hơn. - Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận một cách thuận lợi nguồn vốn tín dụng để đầu tư theo hướng đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ cho vay, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay. Đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng: - Tăng cường tác dụng khai thông nguồn vốn của hệ thống các tổ chức bảo hiểm, các công ty tài chính. - Làm tốt công tác thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc sử dụng các hình thức huy động vốn: thuê mua tài chính, huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, kể cả trái phiếu theo dự án và các hình thức huy động vốn khác. 2. Tăng cường sự trợ giúp của Nhà nước Tổng công ty Sông Đà gặp nhiều khó khăn hơn trong việc huy động vốn so với các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ vì những đặc thù trong hoạt động SXKD: chu kỳ sản xuất dài hơn, vòng quay của vốn chậm, rủi ro hơn, nhu cầu vốn lớn hơnChính vì vậy bên cạnh sự nỗ lực của TCT và cải tổ của hệ thống ngân hàng, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho TCT sử dụng có hiệu quả hơn nữa các hình thức huy động vốn. Sự trợ giúp đó nên tập trung vào một số khía cạnh sau: - Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho các doanh nghiệp trên thị trường tín dụng. - Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin với các hình thức huy động vốn. - Tư vấn và xây dựng mạng lưới tư vấn cho doanh nghiệp về các lĩnh vực liên quan đến huy động vốn. - Xây dựng quy chế bảo lãnh tín dụng, quy chế quản lý và đánh giá tài sản thế chấp để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp trong các hoạt động tín dụng. - Hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác đào tạo, nâng cao năng lực xây dựng và đánh giá các dự án vay vốn, tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn tới các tổ chức tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng. - Thiết lập các điều kiện thuận lợi cho sự thâm nhập và vận động của dòng vốn nước ngoài và đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn nước ngoài, nhằm đa dạng hóa các kênh huy động vốn cho doanh nghiệp. - Một số cơ chế quản lý, hướng dẫn của Nhà nước khi đa dạng hóa hình thức sở hữu chưa có, nên đã và đang gặp những khó khăn vướng mắc như: điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đối với công ty cổ phần, cũng như việc vay vốn của công ty cổ phần để đầu tư. KẾT LUẬN Vốn là nguồn lực tài chính vô cùng quan trọng đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, là tiền đề bắt buộc cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng và tăng cường sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thì công tác hoạt động và sử dụng vốn có hiệu quả là rất cần thiết đối với bất kì doanh nghiệp nào. Đề tài đã nghiên cứu một cách khái quát về tình hình huy động của Tổng công ty Sông Đà trong giai đoạn (2004-2008) cũng như đề xuất một số giải phát nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn. Về tình hình huy động vốn, có thể thấy trong giai đoạn vừa qua, TCT đã áp dụng nhiều kênh huy động vốn khác nhau trên thị trường, nhờ vậy đã đáp ứng kịp thời và khá hiệu quả nhu cầu vốn ngày càng tăng cho hoạt động SXKD. Các kênh huy động vốn chủ yếu của Tổng công ty Sông Đà bao gồm những kênh huy động truyền thống như: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, trái phiếu Thêm vào đó, do tính chất đặc thù về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà là tham gia xây dựng nhiều công trình thuỷ điện có công xuất lớn, công trình giao thông ngầm - phục vụ quốc gia nên có nhiều thuận lợi trong công việc tiếp cận những nguồn vốn lớn như ODA, vay lại trái phiếu chính phủ mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tiếp cận. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong nghiên cứu đề tài, do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những khuyết điểm. Em mong nhận được sự góp ý của thầy để đề tài được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà (2006-2008) Báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà (2004-2008) Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009-2015 của Tổng công ty Sông Đà Giáo trình kinh tế đầu tư - Đại học kinh tế quốc dân – NXB Thông Kê Tài chính doanh nghiệp hiện đại (2003) – TS.Trần Ngọc Thơ – NXB Thông Kê Phân tích hoạt động doanh nghiệp (2000) - Nguyễn Tấn Bình – NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Trang wed của Tổng công ty Sông Đà: www.songda.com.vn Trang wed của Bộ Xây dựng: www.xaydung.gov.vn DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TCT Tổng công ty SXKD Sản xuất kinh doanh CBCNV Cán bộ công nhân viên TSCĐ Tài sản cố định TNHH Trách nhiệm hữu hạn TVXD Tư vấn xây dựng TPDN Trái phiếu doanh nghiệp NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP .......... DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2617.doc
Tài liệu liên quan