Trước tiên, phải khuyến khích các nhà bán lẻ trong nước bao gồm qui mô thị trường hợp lý hoặc khuyến khích họ xây dựng trung tâm mua sắm. Nhu cầu từ các nhà bán lẻ là thực sự cần thiết, tuy nhiên hầu hết các nhà đầu tư tập trung vào xây dựng văn phòng và khu nhà ở, trong khi phát triển mặt bằng cho bán lẻ dường như bị lãng quên. Chính phủ và địa phương đang thực hiện quy hoạch mặt bằng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.
Thứ hai là phải tiếp tục hỗ trợ, cải thiện cách thiết lập hoạt động kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam, bao gồm những qui định rõ ràng cho các nhà bán lẻ trong và ngoài nước hoạt động trên lĩnh vực này. Từng bước xây dựng các thể chế, chính sách để các doanh nghiệp có môi trường kinh doanh hoạt động một cách hiệu quả và công bằng.
Thứ ba là tổ chức các buổi hội thảo, triển lãm với chủ đề chính về bán lẻ để dần dần nâng tầm của Việt Nam trên bản đồ thế giới về bán lẻ.
Thứ tư là thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức bán lẻ trong và ngoài nước để các nhà bán lẻ trong nước có thể học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài và phát triển hoạt động bán lẻ trong nước tốt hơn.
Tóm lại, để có thể tồn tại trong môi trường kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp phải có lợi thế phát triển một cách bền vững, vững chắc. Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tránh bị tụt hậu phía sau của xu hường phát triển. Doanh nghiệp cần tạo cho mình lợi thế vững chắc để có thể tồn tại được nếu không doanh nghiệp sẽ bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp khác.
36 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra được lợi thế cạnh tranh có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững trong thời gian dài…
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh.
3.1.2. Tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh
Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin…Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm:
giá cả sản phẩm và dịch vụ: đây là yếu tố đầu tiên tao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong thu mua hàng hóa sẽ giảm thiểu được chi phí cho hàng hóa khi đó sẽ có giá cả dịch vụ thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh;
chất lượng sản phẩm và bao gói: vấn đề chất lượng sản phẩm hiện nay tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nào có chất lượng tốt, tạo nên hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng, là lợi thế cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện môi trường kinh doanh biến động;
kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng: đây là biện pháp mà doanh nghiệp tiếp cận khách hàng,hệ thống kênh phân phối thuận tiện, nhanh chóng đem đến lợi ích cho khách hàng một cách nhanh nhất, thuận tiện cho khách hàng, kênh phân phối hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng chiếm được thị phần, đưa hình ảnh của doanh nghiệp gần vời người tiêu dùng hơn;
thông tin và xúc tiến thương mại: trong xu thế phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, doanh nghiệp nào có thông tin nhanh sẽ nắm bắt được cơ hội trước, khả năng xúc tiến nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình;
năng lực nghiên cứu và phát triển: chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nào đầu tư tốt cho nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp đó sẽ phát triển bền vững trong tương lai;
thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp: tạo dựng được thương hiệu và uy tín trong tâm trí khách hàng thì doanh nghiệp đó có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, để làm được điều đó doanh nghiệp phải thực hiện cả quá trình tạo dựng;
trình độ lao động: trình độ lao động phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp, nếu một doanh nghiệp có lao động thấp kém thì doanh nghiệp đó không thể tồn tại được, với các doanh nghiệp bán lẻ thì nhân viên bán hàng có vị trí sống còn của doanh nghiệp, cách phục vụ của người bán hàng cho khách sẽ đưa hình ảnh của doanh nghiệp tới khách hàng, kéo khách hàng với doanh nghiệp lại gần nhau hơn, một doanh nghiệp có đội ngữ lao động mạnh sẽ là một doanh nghiệp mạnh bới yếu tố con người là quan trọng trong mọi doanh nghiệp;
thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần: thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp đến đâu, thị phận càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp lớn mạnh có năng lực cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh;
vị thế tài chính: đây là yếu tố chính để doanh nghiệp phát triển mở rộng quy mô hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp cả hiện tại và tương lai;
năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp: đây là yếu tố quyết định sự lớn mạnh của doanh nghiệp.
3.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại bán lẻ Việt Nam
Theo cam kết WTO, đến ngày 1/1/2009 sẽ mở của hoàn toàn thị trường bán lẻ khi đó Việt Nam sẽ cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ được hoạt động trên thị trường VN. Cạnh tranh trên thị trường phân phối bán lẻ VN tăng cao khi xuất hiện nhiều tập đoàn quốc tế. Nhận định hoạt động phân phối và bán lẻ tại thị trường VN sẽ phát triển mạnh sau năm 2009. Các doanh nghiệp nước ngoài vào sẽ là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Trong khi đó đây là thị trường rất tiềm năng trong năm 2008, hiện nay Việt Nam đứng thứ 1 trong bảng xếp hạng có môi trường hấp dẫn, hàng năm dịch vụ phân phối bán lẻ chiếm 15% GDP. Điều đó cho thấy thị trường này như một cái bánh ngọt chưa được khai thác hết và dường như cái bánh này sẽ được chia nhỏ trong thời gian tới khi có sự xuất hiện của các tập đoàn lớn trên thế giới vào Việt Nam đặc biệt là tập đoàn bán lẻ khổng lồ Wal-mart. Do vậy để tồn tại được các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong mọi lĩnh vực để không chỉ chiếm lĩnh được chiếc bánh ngọt đó mà còn có thể làm cho cái bánh đó to thêm. Khi đó doanh nghiệp Việt Nam mới có thể đứng vững và phát triển được trong môi trường cạnh tranh toàn cầu như hiện nay.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nội địa còn rất nhiều yếu kém.Vấn đề về vốn cho mở rộng hoạt động kinh doanh còn rất nhiều hạn chế, vấn đề chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm một cách xác đáng, chưa thấy được vị trí quan trọng của việc xây dựng hệ thống dịch vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp làm lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đội ngũ bán hàng chưa chuyên nghiệp, chưa được đào tạo bài bản và doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thấy được tầm quan trọng của đội ngũ bán hàng để có những chính sách đào tạo cần thiết. Một trong những yếu tố thành công của nhà bán lẻ khổng lồ Wal-mart chính là xây dựng được một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp, trong khi đó các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thì chưa trang bị được các hệ thống cung ứng hàng hiện đại, chưa có mối liên hệ giữa nhà bán lẻ với nhà cung cấp nên hay xảy ra các tình trạng thiếu hàng trong các dịp lễ Tết…Đó là những yếu kém của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cần khắc phục để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trước thời điểm 1/1/2009 sắp tới gần.
PHẦN 2. THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA THƯƠNG MẠI BÁN LẺ VIỆT NAM
1. Thực trạng môi trường kinh doanh
Mặc dù toàn cầu hóa làm các nền kinh tế trên thế giới xích lại gần nhau, nhưng ở mỗi nền kinh tế vẫn tồn tại sự khác nhau. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, đời sống dân cư được từng bước nâng cao, khoảng cách giàu nghèo ngày càng được rút ngắn. Do vậy môi trường kinh doanh của ngành bán lẻ tăng trưởng rất nhanh qua các năm gần đây đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì mức độ tăng này lại càng lớn.
Thứ nhất, thị trường bán lẻ Việt Nam là thị trường tiềm năng, có sức hấp dẫn lớn. Tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ trung bình các năm đều đạt 20% riêng năm 2007 tăng 25-27%. Trong năm 2008 tốc độ tăng trưởng thị trường lên đến 30,9% tuy nhiên lạm phát lại rất cao nên tốc độ tăng thực của thị trường chỉ vào khoảng 10% đó cũng là con số tích cực của thị trường bán lẻ trong điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó theo kết quả đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ trong 30 nền kinh tế mới nổi đối với các tập đoàn bán lẻ do hãng tư vấn Mỹ A.T.Kearney tiến hành khảo sát, mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam đã tăng 5 bậc so với năm 2005, 2006 Việt Nam đứng vị trí số 3 đứng sau Ấn Độ, Nga, trên bảng xếp hạng và đến năm 2007 Việt Nam đã tụt một bậc đứng vị trí thứ 4 sau Ấn Độ, Nga, Trung Quốc. Năm 2008 này lần đầu tiên Việt Nam vươn lên ngôi vị thị trường hấp dẫn nhất thế giới vượt qua Ấn Độ. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển hoạt động kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường nhưng cũng là thách thức không nhỏ khi thị trường mở cửa áp lực cạnh tranh lớn từ các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới tham gia vào thị trường.
Thứ hai, một trong các yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ đó chính là nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh chóng và tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm đạt trên 8% cụ thể như sau:
Tốc độ tăng GDP năm 2005 : 8,43%
2006 : 8,17%
2007 : 8,5%
Và 2008 : 6,23% do sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng điều đó cũng không làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm đi thậm chí còn tăng thể hiện qua: năm 2006 số người tiêu dùng đã tăng 20% so với năm 2005, và đến năm 2007 tỉ lệ tăng trưởng này chỉ là 11,2% nhưng mức tiêu dùng của người dân tăng khoảng 23%, một con số đầy hấp dẫn đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Nhu cầu tiêu dùng tăng lên nhanh chóng 80% các hộ gia đình ở thành thị đã mua sắm ở các trung tâm thuộc kênh thương mại hiện đại trong vòng 12 tháng qua. Thống kê của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho thấy, tỷ lệ mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại của người Việt Nam đã tăng từ 9% năm 2005, lên 14% năm 2007 và dự kiến sẽ tăng lên 24% vào năm 2010. Riêng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ tương ứng là 15%; 24% và 37%.Với mức tiêu dùng như hiện nay thì đây là một môi trường rất tiềm năng cho các doanh nghiệp phát triển.
Thứ ba, là một nước dân số trẻ, người tiêu dùng thuộc hàng trẻ nhất Châu Á với hơn 79 triệu người ở tuổi dưới 65, dân cư có độ tuổi dưới 30 chiếm trên 50% dân số cả nước tiêu thụ tăng 75% trong giai đoạn 2000-2007.
Thứ tư, chưa bao giờ thị trường bán lẻ lại sôi động như hiện nay.Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam không chỉ đối mặt với các đồi thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh rất lớn đối với doanh nghiệp nước ngoài. Sắp tới 1/1/2009 sẽ có một cuộc thay đổi lớn đối với thị trường bán lẻ Việt Nam. Theo đó, các tập đoàn, nhà đầu tư quốc tế sẽ có thể thành lập công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài thay vì phải xin phép hoặc liên doanh như trước. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt trực tiếp với các tập đoàn đa quốc gia mạnh về tài chính, nguồn lực, cung cách quản lý hiện đại và tiềm lực vượt trội về thị trường.
Hàng loạt các siêu thị mọc lên, rất nhiều “ đại gia” bán lẻ trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam như Big C, Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Diary Farm, Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza ( Hàn Quốc)… và theo như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện đã có thêm nhiều tập đoàn đa quốc gia khác có kế hoạch xâm lược thị trường Việt Nam như Carefour (Pháp), Tesco (Anh), Lotte Shopping, South Asia Investment (Singapore) và đặc biệt là sự xuất hiện của tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart ( Mỹ ) sẽ làm cho mức độ cạnh tranh trong ngành tăng lên thậm chí là khốc liệt ở đó chỉ có doanh nghiệp nào mạnh thì tồn tại còn doanh nghiệp yếu không trụ vững được sẽ phải rút lui.
Thứ năm, Việt Nam có nền chính trị ổn định tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng bền vững. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp, các thể chế chính sách đang cải thiện theo hướng thân thiện với các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính những đặc điểm trên của môi trường kinh doanh đã tạo cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam những cơ hội và thách thức sau:
Cơ hội:
- Thị trường bán lẻ hấp dẫn sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, mở rộng quy mô hoạt động
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp cải thiện vị trí của mình trên thị trường
- Giúp doanh ngiệp trong nước chủ động hơn trước xu thế cạnh tranh hiện nay
Thách thức:
- Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải san sẻ thị phần với các doanh nghiệp nước ngoài
- Mức độ cạnh tranh khốc liệt, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các tập đoàn lớn nước ngoài có thế mạnh về vốn, nguồn lực, và quản lý…
Tóm lại, để tồn tại trong môi trường kinh doanh này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải biết nắm bắt tận dụng các cơ hội để có thể phát triển bên cạnh đó cần có các chiến lược hoạt động thích hợp, đổi mới phương thức quản lý để thích ứng mới có thể tồn tại được.
2. Kinh doanh của thương mại bán lẻ Việt Nam
2.1. Quá trình phát triển của thương mại bán lẻ
Đời sống được nâng cao kéo theo nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên dẫn đến thương mại bán lẻ nhanh chóng phát triển. Ban đầu chỉ là các “ chợ cóc ” nhỏ lẻ họp một cách tự phát không có sự quản lý do nhu cầu mua bán hàng hóa phát sinh. Sau đó phát triển thành các quầy bán lẻ, siêu thị, đại siêu thị và trung tâm thương mại như hiện nay và hiện nay thương mại bán lẻ trở thành một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng và không ngừng lớn mạnh.
Mô hình siêu thị xuất hiện tại Việt Nam những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, nhưng chỉ dừng ở mức độ tương đối sơ khai của một mô hình bán hàng hiện đại. Tức là mới chỉ có các siêu thị hoặc chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích mà chưa có đại siêu thị, tổng kho phân phối.
Theo thống kê của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, năm 1995 cả nước mới có 10 siêu thị và và 2 trung tâm thương mại thì đến 2007 cả nước có trên 140 siêu thị và đại siêu thị, 20 trung tâm thương mại đang hoạt động và gần 1 triệu m2 mặt bằng kinh doanh bán lẻ đang được đầu tư phát triển.
Cho đến năm 2005, theo thống kê của Bộ Công thương, cả nước mới có khoảng 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại và gần 1.000 cửa hàng tiện ích họat động tại 30/64 tỉnh thành. Đến tháng 4.2008 này, con số đã tăng gấp đôi, và dự kiến đến 2010 sẽ có khoảng 700 - 750 siêu thị, 150 trung tâm thương mại qui mô lớn và hàng chục ngàn cửa hàng tiện ích.
Tháng 7/2006 vừa qua, Saigon Coop đã đồng loạt khai trương 12 cửa hàng Coopmart. Ngày 5/8, Cty G7Mart đã tạo một cuộc đổi mới thị trường bán lẻ bằng việc ra đời 500 cửa hàng do G7 trực tiếp quản lý, 9.500 cửa hàng G7 thành viên và 70 trung tâm phân phối. Tại thị trường HN, lớn nhất vào thời điểm này là Fivimart mở ra được 5 siêu thị, Intimex có 2, còn lại là các siêu thị nhỏ lẻ. Theo hội siêu thị Hà Nội đến cuối năm 2007 trên địa bàn thành phố có khoảng 100 siêu thị ( gồm các siêu thị, trung tâm thương mại, của hàng tiện ích) nhiều gấp 4 lần so với năm 2000 chiếm 38% tổng số siêu thị cả nước. Từ cuối năm 2007 đến nay, hàng loạt các siêu thị mới của Saigon Co.op, Maximax, Citimart được đưa vào hoạt động. Chỉ trong mấy tháng đầu năm 2008, Liên hiệp hợp tác xã Thương mại Sài Gòn (Saigon Co.op) đã khai trương 2 siêu thị tại quận Bình Tân (TP.HCM) và TP. Vũng Tàu. Nếu tính cả năm 2007, Saigon Co.op đã đưa vào hoạt động 9 siêu thị mới với tổng vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng. Trong năm nay, dự kiến Saigon Co.op sẽ khai trương tiếp các Co.op mart tại Biên Hoà (Đồng Nai), Tam Kỳ (Quảng Nam), thị xã Vị Thanh (Hậu Giang)…
Tính đến tháng 5.2008, không kể các hệ thống do nước ngoài đầu tư như Metro, Big C; tại Việt Nam hiện có hơn 10 hệ thống siêu thị do các doanh nghiệp trong nước làm chủ, đang “ăn nên làm ra” với tốc độ tăng trưởng 30-45%/năm, có mạng lưới từ 5 đến 30 điểm kinh doanh như Co-opmart, Citimart, Bài Thơ Mart, Hapro, Vinatexmart, Fivimart…Các hệ thống này đang gia tăng tốc độ “phủ sóng” ở các địa phương. Mạng lưới rộng và có doanh thu lớn nhất Việt Nam hiện nay là hệ thống Co-opmart với 30 siêu thị và gần 100 cửa hàng tự chọn. Ông Nguyễn Ngọc Hoà, tổng giám đốc Sài Gòn Co-op cho biết: đến năm 2010 Co-opmart sẽ mở rộng hệ thống thành 50 siêu thị và đến 2015 là 100 siêu thị trên toàn quốc.
Kế đến là Vinatexmart có 45 siêu thị đang kinh doanh. Bà Nguyễn Thị Hồng Hương, tổng giám đốc Vinatexmart khẳng định: từ nay đến năm 2010 sẽ lập 80 siêu thị. Hệ thống Hapro đã có 11 siêu thị, 16 cửa hàng tiện ích và sẽ nâng lên thành 5 đại siêu thị, trung tâm thương mại, 70 siêu thị, 800 cửa hàng tiện ích trong thời gian từ nay đến 2010. Tập đoàn bán lẻ Phú Thái cũng sẽ phát triển lên 100 siêu thị, 5.000 đại lý bán buôn, 50.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc...
Không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam ráo riết mở rộng hoạt động kinh doanh để tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, các doanh nghiệp nước ngoài cũng không chịu ngồi yên. Cuối tháng 9, Tập đoàn Metro (Ðức) khai trương Trung tâm phân phối thứ tám và đầu tháng 10, Tập đoàn Dairy Farm (Hồng Công) ra mắt siêu thị đầu tiên. Trước đó là Bic C (Pháp) và tiếp theo là Wal-Mart (Mỹ), Parson (Malaysia)... những tên tuổi lớn trong ngành phân phối thế giới và khu vực đang gấp rút chuẩn bị cuộc "đổ bộ" vào thị trường nước ta.
Trước tình trạng phát triển mạnh mẽ như một “ cuộc cách mạng mới ” trong ngành bán lẻ hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam không nên phát triển một cách ồ ạt mà nên có quy củ, liên kết với nhau để phát triển lớn mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng tạo ra sức mạnh cạnh tranh chứ không nên chỉ chạy theo số lượng như hiện nay.
2.2. Thực trạng kinh doanh của thương mại bán lẻ hiện nay
Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài “ bành trướng thế lực” của mình thì các doanh nghiệp trong nước cũng đang ráo riết chuẩn bị kế hoạch “ chạy đua ” theo. Hiện nay “ cuộc cách mạng ” trong ngành bán lẻ đang diễn ra hết sức sôi động.
Thứ nhất, hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam phát triển rất nhanh trong mấy năm gần đây nhưng chủ yếu là hệ thống nhỏ lẻ chưa có sự liên kết. Các doanh nghiệp đua nhau đẩy mạnh phát triển mạng lưới kinh doanh nhưng lại mang tính rời rạc, thiếu sự liên kết để tạo nên một hệ thống lớn mạnh. Hiện nay hệ thống phân phối của cả nước bao gồm: 900 chợ truyền thống, hơn 200 siêu thị, 300 trung tâm thương mại và hàng chục ngàn của hàng, đại lý. Không ngừng lớn mạnh về quy mô các doanh nghiệp đang dần đưa kênh bán lẻ hiện đại này đến gần với người tiêu dùng. Như với Saigon Co.op để mở rộng hệ thống phân phối của mình đã thực hiện chiến lược xây các siêu thị của mình bên cạnh các địa ốc, Saigon Co.op kết hợp với Công ty VLXD và xây lắp thương mại BMC sử dụng mặt bằng tại các dự án cao ốc của BMC để mở siêu thị. Bên cạnh đó, Saigon Co.op còn đưa ra những mô hình phân phối mới như chợ kết hợp với siêu thị, nhượng quyền thương mại những cửa hàng Co.op mart cho các hộ kinh doanh cá thể.
Bên cạnh đó, các siêu thị liên doanh nước ngoài đang chiếm ưu thế hơn hẳn. Tuy có vị trí nằm cách xa trung tâm thành phố nhưng các siêu thị đó vẫn thu hút một lượng khách đông đảo chưa kể đến những thời điểm cuối tuần, dịp lễ tết thì tình trạng quá tải là chuyện bình thường. Ở Metro, Big C… rõ ràng không chỉ nổi trội về quy mô nguồn hàng mà giá cả thấp hơn các siêu thị trong nước 10-15%, tốc độ tăng trưởng doanh thu những năm qua luôn đạt trên 40%/ năm, đặc biệt chính sách hậu mãi khách hàng, xúc tiến thương mại hơn hẳn so với các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy nơi đây vẵn là điểm có sức thu hút hơn so với các siêu thị trong cả nước. Trong khi đó các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cũng đẩy mạnh hoạt động phân phối, mở rộng quy mô, thiết lập hệ thống chuỗi cửa hàng… nhanh chóng tiếp cận người tiêu dùng.
Thứ hai, doanh thu bán lẻ tăng nhanh chóng
Theo số liệu từ tổng cục thống kê
Bảng 1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
2003
2004
2005
2006
2007
2008 (dự kiến )
Doanh thu
333809.3
398524.5
480293.5
596207.1
726113
867226
Từ bảng số liệu trên cho chúng ta thấy được tổng mức bán lẻ tăng lên nhanh chóng. Riêng 6 tháng đầu năm 2008 tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 450 ngàn tỷ đồng tăng 30% so với cùng kì năm ngoái. Với mức tiêu dùng tăng từ 20-24% thì đây là thị trường tiềm năng vẫn chưa được khai thác hết.
Thứ ba, vấn đề chiều sâu vẫn còn nhiều bất cập
Một thực trạng lớn còn nhiều bất cập vẫn còn chưa được chú trọng ở các doanh ghiệp bán lẻ Việt Nam đó là chính sách khách hàng và hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Tại sao lượng lớn khách hàng lại chọn các siêu thị Big C hay Metro để mua hàng mặc dù xa trung tâm thành phố mà không phải các siêu thị của Happo, Citimark hay Fivimark..? Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, quy mô nhỏ. Hệ thống phân phối thiếu sự liên kết giữa các nhà bán lẻ với nhau, giữa nhà phân phối với nhà cung cấp do vậy hoạt động kinh doanh thiếu tính đồng bộ và không hiệu quả. Trong khi đó vấn đề chất lượng hàng hóa, dịch vụ chưa được quan tâm đừng mức, theo kết quả điều tra của hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam ( Vinastas) vào tháng 10/2007 cho thấy hơn 70% người tiêu dùng chưa hài lòng về dịch vụ hậu mãi và hầu hết không hài lòng với thái độ của nhân viên bán hàng. Không chỉ vậy chất lượng hàng hóa còn không rõ nguồn gốc xuất xứ, khi khách hàng khiếu nại với doanh nghiệp về việc mua phải hàng giả thì có 31% không được giải quyết, 49% được doanh nghiệp cho đổi lại hàng, 20% không được giải quyết dứt khoát để dây dưa kéo dài. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc hoặc không có bộ phận bảo hành nên không thực hiện tốt nghĩa vụ bảo hành. Một số doanh nghiệp lại thực hiện nghĩa vụ bảo hành không đầy đủ như, vi phạm thời gian sửa chữa, bắt người tiêu dùng phải chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển…và theo thống kê cho biết với 94% khách hàng yêu cầu bảo hành, chỉ có 8% doanh nghiệp chu đáo với khách hàng, 36% doanh nghiệp không chịu trách nhiệm bảo hành. Về thái độ giải quyết của nhân viên, chỉ có 24% vui vẻ, 42% khó chịu và 34% không tỏ thái độ. Ngoài ra nhiều nhân viên bán hàng còn tỏ thái độ thách thức, gây ức chế khiến người tiêu dùng nản lòng và bỏ cuộc không muốn kiện cáo.
Đó là những vấn đề nổi cộm nhất trong kinh doanh bán lẻ hiện nay, các doanh nghiệp cần nhìn nhận lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình để có thể xác định được doanh nghiệp mình đã làm được gì và chưa làm được gì. Từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh thích hợp đáp ứng xu hướng kinh doanh hiện nay.
3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
3.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh qua các chỉ tiêu chủ yếu
3.1.1. Thị phần
Thị phần là phần thị trường mà doanh nghiệp đáp ứng. Hiện nay thị trường bán lẻ rất nhiều tiềm năng, với tốc độ tiêu dùng tăng mạnh tập trung ở các thành phố lớn, trong khi các thị trường nhỏ, lẻ hãn còn bỏ ngỏ hoặc chưa chú trọng đến. Với quy mô và lợi thế của mình các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã nhanh chóng chiếm 10% thị phần bán lẻ trong nước nhưng tập trung tại các thành phố lớn đông dân cư, phần còn lại là do kênh phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam và một phần vẫn chưa được khai thác đó là các chợ truyền thống chiếm.Các doanh nghiệp nước ngoài sau khi vào Việt Nam đã nhanh chóng chiếm được một lượng lớn thị phần ở các tỉnh, thành phố lớn, khu vực đông dân cư. Các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế hơn để sở hữu thị phần nhỏ này thông qua các cửa hàng tự chọn, các hệ thống siêu thị nhỏ đặt gần khu dân cư. Chiếc bánh thị phần này sẽ phải chia nhỏ trong thời gian sắp tới, do vậy các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch giữ vững được chiếc bánh của mình và càng cần thiết hơn nữa là mở rộng được cái bánh này càng to càng tốt.
3.1.2. Năng lực cạnh tranh về chất lượng dịch vụ
Có một xu hướng cạnh tranh mới đang hình thành trên thị trường bán lẻ Việt Nam đó là cạnh tranh về dịch vụ. Đã qua thời “ăn no mặc ấm”, người dân mua hàng chỉ quan tâm đến giá cả, cứ rẻ là mua. Ngày nay, người dân chuyển sang xu hướng “ăn ngon mặc đẹp”, người tiêu dùng đã bắt đầu chuyển sang quan tâm đến chất lượng và mẫu mã đầu tiên. Khi có tiền người ta muốn làm “thượng đế” và vấn đề dịch vụ trở nên rất quan trọng trong việc thu hút, giữ chân khách hàng.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước xây dựng hệ thống chất lượng dịch vụ khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả. Nhưng dường như đây vẫn là khâu khuyết điểm lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam mà yếu hẳn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Các đại gia bán lẻ nước ngoài không chỉ mạnh về vốn, trình độ quản lý mà còn rất chuyên nghiệp chu đáo trong cung cách phục vụ và dịch vụ hậu mãi. Những tập đoàn nước ngoài đã mang phương thức cạnh tranh về dịch vụ đến Việt Nam, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và được người tiêu dùng ủng hộ. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì không thể ở bên ngoài quy luật cạnh tranh này.
Điểm yếu nổi bật trong các siêu thị ở Việt Nam chính là thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng bao gồm việc nhân viên siêu thị quan tâm đến khách hàng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, giải quyết các thắc mắc than phiền, cách cư xử lịch sự với khách hàng nhã nhặn, tạo niềm tin, cung cấp đứng dịch vụ, có kiến thức về sản phẩm và dịch vụ cung cấp…Những yếu tố này tạo nên chất lượng dịch vụ cao cho khách hàng.Nhân viên bán hàng không hiểu được tầm quan trọng của hoạt động bán hàng nên chưa xây dựng được văn hóa doanh nghiệp trong quá trình bán hàng, thiếu tính chuyên nghiệp, thái dộ thiếu niềm nở với khách, hay gắt gỏng cư xử thiếu nhã nhặn. Trong khi đó lại không hiểu biết về sản phẩm hàng hóa mà mình đang bán, không biết ngoại ngữ. Tuy nhiên đây lại là điểm yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Nhân viên bán hàng hình thức bề ngoài không bắt mắt, trang phục đầu tóc chưa gọn gàng, không được đào tạo bài bản, không có kiến thức về sản phẩm, hàng hóa…khi khách hàng hỏi lại có thái độ gắt gỏng với khách. Chính các yếu tố này đã làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước làm giảm uy tín, lẫn độ tin cậy của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Trưng bày hàng hóa đẹp mắt, tạo thuận tiện cho người mua cũng là yếu tố giúp nâng cao sức cạnh tranh cho các siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Khi đó khách hàng không phải mất thời gian lâu để tìm những thứ mà mình cần mua và khách hàng cũng dễ lựa chọn hơn. Bên cạnh đó các hình thức chăm sóc khách hàng đối với các khách hàng trung thành của các doanh nghiệp Việt Nam đang là lợi thế cạnh tranh lớn so với các doanh nghiệp nước ngoài. Chính những lực lượng khách hàng này tạo ra phần lớn doanh thu cho doanh nghiệp. Do vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh hiện nay các doanh nghiệp trong nước cần phải coi công tác dịch vụ khách hàng là quan tâm hàng đầu bởi khách hàng chính là người quyết định hiệu quả của doanh nghiệp, có thể thu hút và lôi kéo được khách hàng bằng các chất lượng dịch vụ thì đó sẽ là lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
3.1.3. Năng lực cạnh tranh về giá
Giá cả là một trong yếu tố quan trọng nhất tạo lợi thế cạnh trạnh cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh. Cách thức định giá và các chiêu thức sử dụng giá trong cạnh tranh là cách thức tốt nhất để doanh nghiệp nhanh chóng xâm nhập thị trường và xác định thị phần của mình. Doanh nghiệp nào có giá cả hợp lý thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đó sẽ thắng, sẽ có được lợi thế cho mình.
Năng lực cạnh trạnh về giá là khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng với giá cả thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong thị trường. Doanh nghiệp nào có năng lực cạnh tranh về giá lớn sẽ tạo ra sức hút đối với khách hàng, nhanh chóng tăng trưởng thị phần, và tốc độ tăng doanh thu cao. Vì vậy các doanh nghiệp luôn chú trọng trong vấn đề giá cả để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.
Các chiêu thức khuyến mãi, giảm giá ồ ạt với các mặt hàng kém chất lượng đã không còn là phương thức cạnh tranh hiệu quả trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, nhất là khi trình độ và túi tiền của người tiêu dùng đã tăng hơn trước. Rõ ràng năng lực cạnh tranh về giá các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam không bằng các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, nếu mua hàng với khối lượng lớn giá có thể rẻ hơn đến 10- 15% so với các doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó giá cả tại kênh phân phối truyền thống thì không ổn định lúc cao lúc thấp làm ảnh hưởng tới xu hướng tiêu dùng của khách hàng dẫn đến khách hàng chọn các siêu thị liên doanh nước ngoài để mua hàng với giá cả vừa ổn định, vừa rẻ đặc biệt thường xuyên giảm giá trong các dịp lễ, tết…. Yếu kém trong cạnh tranh về giá sẽ là bất lợi rất lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nhất là khi tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới nhảy vào Việt Nam với một lợi thế rất lớn là giá cả hàng hóa thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh.
3.1.4. Năng lực đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Đời sống được nâng cao, công việc bận rộn nên vấn đề thời gian cũng là yếu tố chính mà khách hàng căn cứ lựa chọn nên mua hàng ở đâu. Phần lớn là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vừa và nhỏ nên năng lực đáp ứng các yêu cầu của khách hàng thua kém so với đối thủ cạnh tranh. Hàng hóa trong kho không có sẵn để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện. bên cạnh đó hoạt động thanh toán của nhân viên cũng chậm trễ do một phần nhân viên không thành thạo công việc, không am hiểu kỹ thuật. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài với quy mô lớn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng, thuận tiện đặc biệt với khối lượng hàng lớn. Với quy mô lớn nên đầy đủ các mặt hàng chủng loại, từ những mặt hàng chất lượng bình dân đến hàng cao cấp đều có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng. Không những vậy, các doanh nghiệp trong nước luôn chậm trễ và kéo dài thời gian những thắc mắc hay đổi hàng của khách hàng…Chính những đặc điểm này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam kém cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài.
3.1.5. Khả năng đa dạng hoá kinh doanh
Không chỉ phát triển về bề rộng, hệ thống siêu thị trong nước đang từng bước đầu tư chiều sâu, củng cố và khẳng định năng lực cạnh tranh của mình, cụ thể như cung cấp phong phú đa dạng về hàng hoá, dịch vụ trong một không gian mua sắm hiện đại với nhiều tiện ích. Bên cạnh đó, các chương trình chăm sóc khách hàng được hầu hết các siêu thị khai thác triệt để nhằm thu hút khách hàng. Nhìn chung khả năng đa dạng hóa kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước còn yếu kém do quy mô còn nhỏ bé nhưng một số hệ thống phân phối lớn thì khả năng đa dạng hóa kinh doanh là rất cao. Đặc biệt với các hình thức nhượng quyền bán lẻ, thì các trung tâm thương mại là nơi đa dạng hóa kinh doanh mạnh nhất. Không chỉ bán các sản phẩm tiêu dùng cho khách hàng, doanh nghiệp còn bán các dịch vụ vui chơi giải trí cho khách hàng như: xem phim, hay các dịch vụ ăn nhanh…Đây cũng là yếu tố thu hút khách hàng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do hạn chế về tiềm lực tài chính nên dẫn đến quy mô kinh doanh chưa đáp ứng được các tiện ích cho khách hàng cũng là bất lợi của các doanh nghiệp Việt Nam.
3.2. Nhận xét năng lực cạnh tranh của thương mại bán lẻ
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh. Ta có thể dựa vào mô hình 5 lực lượng của M. Poter để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước:
DN& ĐTCT hiện có
mức độ cạnh tranh
thị phần
khả năng đáp ứng
dịch vụ hậu mãi
…..
ĐTCT tiềm ẩn
tiềm lực mạnh hay yếu?
số lượng nhiều hay ít…
Nhà cung ứng
liên kết chặt chẽ hay không?
chính sách đôi bên cũng có lợi?
Khách hàng
-Nhu cầu của khách hàng
- Mức độ thỏa mãn
- quy mô khách hàng…
Sản phẩm thay thế
phân phối trực tiếp sx-kh
phân phối truyền thống
đa dạng hóa kinh doanh
2.2.1. Điểm mạnh
Thứ nhất, doanh nghiệp trong nước đã từng bước rút ngắn được khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng. Không chỉ phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng, doanh nghiệp chú trọng tới một lực lượng khách hàng trung thành bằng các hình thức như “ khách hàng thân thiện”, cung cấp thẻ hội viên cho khách hàng, tích điểm mua hàng…Đó là những hình thức gắn kết khách hàng với doanh nghiệp để hiểu rõ khách hàng phục vụ khách hàng tốt hơn.
Thứ hai, bằng cách mở rộng các chuỗi kinh doanh của mình các doanh nghiệp không chỉ tập trung ở các thành phố lớn đông dân cư mà còn xây dựng hệ thống phân phối của mình mở rộng khắp cả nước, mở rộng thị trường phục vụ. Thông qua các hình thức chuyển nhượng bán lẻ các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tiếp cận đến những thị trường nhỏ lẻ, trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài chỉ tập trung xây dựng ở các thành phố lớn, đông dân cư sống, khu vực thành thị. Không những vậy thấy rõ được sự cần thiết của vai trò đầu tàu trong kinh doanh, việc thành lập Hiệp hội bán lẻ Việt Nam (VDA) nhằm liên kết các doanh nghiệp trong nước với nhau tạo nên sức mạnh tập thể để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng doanh nghiệp cũng như đưa ra định hướng phát triển chung phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Hiệp hội sẽ là cầu nối giữa Chính phủ, các ngành nghề, địa phương và các doanh nghiệp về chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển, cung cấp thông tin và chương trình hỗ trợ liên quan đến lĩnh vực bán lẻ nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng.
Thứ ba, các doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận được với các nhà cung cấp. Các doanh nghiệp biết được rằng sản phẩm của nhà cung cấp có tốt không? Mẫu mã kiểu dáng ra sao? Có thương hiệu trên thị trường hay chưa?..
Các điểm mạnh mà doanh nghiệp có được bởi các nguyên nhân sau:
- Do hoạt động trong môi trường kinh doanh trong nước nên rất am hiểu môi trường kinh doanh, biết phong tục tập quán của khách hàng, thói quen, thị hiếu mua hàng của họ ra sao? Hiểu biết về thị trường bán lẻ là một yếu tố vô cùng quan trọng. Những người mới tham gia thị trường sẽ cần phải có thời gian để đánh giá về thị trường và quyết định liệu đây có phải là thị trường mà họ muốn tham gia không? Khi hiểu rõ thị trường các nhà bán lẻ trong nước hiểu rõ khách hàng của họ là ai? Họ cần phải làm gì để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng? Khi am hiểu môi trường kinh doanh họ sẽ xác định được mức độ cạnh tranh trong thị trường ra sao? Các đối thủ của mình như thế nào để xây dựng chiến lược phù hợp với từng mục tiêu cụ thể.
- Do hiểu tâm lý người tiêu dùng nên biết được khách hàng cần gì để đáp ứng nhu cầu khách hàng
Trong cạnh tranh sẽ có kẻ mạnh, người yếu, một số nhà bán lẻ trong nước tương đối nhỏ và độc lập sẽ mất thị phần, số còn lại sẽ tiếp tục tăng thị phần và chiếm vị trí tốt hơn và nâng cấp đến qui mô hiện đại hơn. Các nhà bán lẻ nước ngoài có nhiều kinh nghiệm ở thị trường quốc tế nhưng họ có thể không đánh giá đúng về thị trường trong nước. Họ cần phải tìm hiểu và thích nghi với thị trường thì mới có thể thành công
2.2.2. Điểm yếu
Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số ít các tập đoàn lớn mạnh mới có đủ tiềm lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Thời điểm 1/1/2009 mở cửa toàn bộ thị trường đang đến gần sẽ có rất nhiều doanh nghiệp của ta sẽ không trụ vững được với mức độ cạnh tranh khốc liệt sắp tới. Điều đó cũng bởi do:
Thứ nhất, doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ, manh mún, hoạt động rời rạc, cơ sở vật chất còn hạn chế chưa được đầu tư thích đáng, vốn lưu động nhỏ nên hàng hóa trong siêu thị, chợ, cửa hàng chủ yếu là hàng hóa kí gửi, thanh toán chậm, lượng hàng tự mua chỉ chiếm 20-30% do đó hầu hết hàng hóa chưa phong phú chưa đa dạng chủng loại mà thường không có sẵn để phục vụ khách hàng
Thứ hai, hệ thống phân phối bán lẻ đang phát triển một cách tự phát thiếu tính tổ chức, kém hiệu quả, công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức. Các doanh nghiệp trong nước chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc lựa chọn địa điểm kinh doanh. Như các doanh nghiệp nước ngoài họ không chọn các trung tâm thành phố họ mở siêu thị trung tâm thương mại mà họ đặt xa khu trung tâm nhưng vẫn thu hút được lượng lớn khách hàng bởi do họ xây dựng trên các khoảng đất rộng, là cửa ngõ vào trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho mua bán. Trong khi đó các doanh nghiệp trong nước lại chưa thấy được vị trí chiến lược đó mà lại phát triển ồ ạt nhưng lại với quy mô nhỏ bé, chạy theo số lượng mà trong khi không đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Một tồn tại rất điển hình hiện nay đó là thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp phân phối trong nước tạo ra chuỗi cung ứng. Không chỉ thiếu tính liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước để tận dụng các thế mạnh kinh doanh của nhau mà còn thiếu liên kết giữa nhà cung ứng với doanh nghiệp. Đặc biệt là trong các dịp lễ Tết tình trạng thiếu hàng vẫn diễn ra thường xuyên do nhà cung cấp không giao đủ hàng. Việc điều phối các xe giao hàng đúng loại, đúng nơi, đúng thời điểm vẫn còn được điều hành, quản lý khá đơn giản. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn làm gia tăng chi phí lao động cũng như quản lý.
Thứ ba, cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém, hệ thống hậu cần còn nhiều hạn chế, các vấn đề về hệ thống kho tàng, kho lạnh, xe chuyên dụng, thiết bị kiểm tra, bảo quản hàng hóa còn nhiều yếu kém..nên các doanh nghiệp bán lẻ thường phải đối mặt với tình trạng thiếu hàng hóa trong những dịp cao điểm do không có hàng dự trữ hay thường xuyên bị bên cung ứng không giao hàng đúng thời điểm hoặc hủy bỏ hợp đồng giao hàng
Thứ tư, tính chuyên nghiệp: Kinh doanh bán lẻ hiện đại đòi hỏi nhà quản lý có những công cụ hỗ trợ để đưa ra các quyết định. Đối với một hệ thống siêu thị, bộ phận mua hàng đóng vai trò khá quan trọng. Chuyên viên mua hàng chuyên nghiệp có thể điều đình với nhà cung cấp trên tất cả mọi phương diện từ giá cả, số lượng, thời gian giao nhận hàng, các chương trình tiếp thị, khuyến mãi, quy cách bao bì, đóng gói... Thậm chí họ có thể tư vấn lại cho nhà cung cấp nên sản xuất hàng như thế nào, tiếp thị, quảng bá ra sao... Tuy nhiên, ở khâu này, dường như các chuyên viên mua hàng của các nhà bán lẻ nước ngoài tỏ ra lấn lướt. Bên cạnh đó sự thiếu chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ của nhân viên bán hàng chính là điểm yếu nhất để thu hút và giữ chân khách hàng. Chuyên nghiệp trong dáng vẻ, chuyên nghiệp trong thái độ phục vụ, chuyên nghiệp về kiến thức sản phẩm, chuyên nghiệp trong quan điểm bán hàng. Đó chính là những yếu kém còn tồn tại trong các doanh nghiệp Việt Nam, chưa chú trọng xây dựng như một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Những hạn chế trên chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Thiếu về tài chính: do các doanh nghiệp bán lẻ trong nước hạn chế với nguồn vốn nên thiếu thốn về cơ sở vật chất, hạn chế trong mở rộng hoạt động kinh doanh, hoạt động một cách manh mún, rời rạc.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng: quy mô nhỏ lẻ, manh mún, hoạt động rời rạc
- Nguồn nhân lực: đa phần chưa qua đào tạo
- Hệ thống sản xuất và công tác hậu cần:
- Tính chuyên nghiệp:
+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý còn yếu kém
+ Xây dựng và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp chưa được chú trọng
+ Tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh thu mua, tiêu thụ hàng hóa còn rời rạc
….
4. Giải pháp và phương hướng phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam
Trước xu thế mở cửa thị trường đang đến gần các doanh nghiệp phải nhận thức rõ được tầm quan trọng trong đổi mới, phát triển theo kịp với xu hướng hội nhập như hiện nay. Thị trường bán lẻ là thời đại của thương mại hiện đại, hơn bao giờ hết doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình các chiến lược phát triển thích hợp tránh tụt phía sau xu hướng phát triển như hiện nay. Vì vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh hiện nay cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước các doanh nghiệp phải chủ động, cải thiện năng lực cạnh tranh từng bước.
Thứ nhất, doanh ngiệp cần xây dựng cho mình phương pháp để đánh giá năng lực cạnh tranh của mình so với đối thủ cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp hiện nay, thông qua phương pháp so sánh trực tiếp các yếu tố nêu trên để đánh giá năng lực cạnh tranh của mình so với đối tác cạnh tranh. Đây là phương pháp truyền thống và phần nào phản ánh được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không cho phép doanh nghiệp đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của mình với đối tác cạnh tranh mà chỉ đánh giá được từng mặt, từng yếu tố cụ thể. Để khắc phục nhược điểm trên, việc nghiên cứu vận dụng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ, qua đó giúp doanh nghiệp so sánh năng lực cạnh tranh tổng thể của mình với các đối thủ trong ngành là một giải pháp mang tính khả thi cao. Quá trình xây dựng công cụ ma trận này không khó khăn lắm đối với các doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng thang điểm và thang đo hợp lý. Đồng thời, trên cơ sở các số liệu điều tra từ nhà quản trị doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hàng, doanh nghiệp có thể đánh giá khách quan tầm quan trọng của các yếu tố được đưa vào ma trận. Công cụ này tuy ít nhiều mang hạn chế chủ quan nhưng việc ứng dụng phương pháp theo ma trận này sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện được những yếu điểm của mính so với đối thủ cạnh tranh để từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Thứ hai, nhân tố quan trọng mà doanh nghiệp phải chú trọng trong việc nâng cao năng lực của mình so với đối thủ cạnh tranh là yếu tố con người, cần tạo cho nhân viên bán hàng hứng thú trong công việc, làm cho họ hiểu hoạt động bán hàng quan trọng đối với doanh nghiệp như thế nào. Có rất nhiều phương pháp để giúp nhân viên bán hàng cải thiện chất lượng phục vụ, trong đó các siêu thị cần phải chú trọng hơn nữa việc huấn luyện đào tạo các kỹ năng cho nhân viên phục vụ, tổ chức các hội thảo nhằm giúp nhân viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của phục vụ khách hàng, có các chương trình thi đua khen thưởng, thường xuyên tiến hành đánh giá lại chất lượng dịch vụ của nhân viên bán hàng và có kế hoạch hành động cụ thể để cải thiện...
Thứ ba, việc ứng dụng công nghệ ViPOS một công cụ đắc lực trong việc quản lý kinh doanh bán lẻ, nó sẽ giúp cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp thuận tiện, dễ hàng hơn. Việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh là điều rất cần thiết, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Thứ tư, việc thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp bán lẻ cho thấy sự liên kết trong việc phát triển hệ thống bán lẻ trong nước tạo sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp bán lẻ liên kết với nhau tạo sức mạnh chung để tăng lợi thế cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, khi đó các doanh nghiệp có thể tận dụng các lợi thế của nhau để cùng phát triển, các doanh nghiệp có thể tận dụng mặt bằng kinh doanh để xây dựng quy mô lớn hơn, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, xây dựng chính sách dịch vụ khách hàng một cách hoàn thiện và thuận tiện cho khách hàng. Không những vậy các doanh nghiệp còn phải liên kết chặt chẽ với nhà cung ứng để cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp một cách thường xuyên đảm bảo hai bên cùng có lợi, có như thế doanh nghiệp sẽ chủ động được nguồn hàng trong nước, hiểu rõ xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp để có chính sách hậu mãi, chăm sóc khách hàng một cách tốt hơn. Vì vậy liên kết để cùng nhau phát triển là một điều tất yếu đối với các doanh nghiệp trong lúc này.
Thứ năm, các doanh nghiệp cần xây dựng chính sách chất lượng cho hoạt động của doanh nghiệp, lấy chất lượng làm hàng đầu, lấy chất lượng để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Doanh nghiệp cần ứng dụng các hệ thống chất lượng như TQM, hay ISO 9000 trong doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì nó tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua, và tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi thuận cho doanh nghiệp. Khi xây dựng doanh nghiệp theo định hường chất lượng doanh nghiệp xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Chính phủ đang có những chính sách phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam
Trước tiên, phải khuyến khích các nhà bán lẻ trong nước bao gồm qui mô thị trường hợp lý hoặc khuyến khích họ xây dựng trung tâm mua sắm. Nhu cầu từ các nhà bán lẻ là thực sự cần thiết, tuy nhiên hầu hết các nhà đầu tư tập trung vào xây dựng văn phòng và khu nhà ở, trong khi phát triển mặt bằng cho bán lẻ dường như bị lãng quên. Chính phủ và địa phương đang thực hiện quy hoạch mặt bằng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.
Thứ hai là phải tiếp tục hỗ trợ, cải thiện cách thiết lập hoạt động kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam, bao gồm những qui định rõ ràng cho các nhà bán lẻ trong và ngoài nước hoạt động trên lĩnh vực này. Từng bước xây dựng các thể chế, chính sách để các doanh nghiệp có môi trường kinh doanh hoạt động một cách hiệu quả và công bằng.
Thứ ba là tổ chức các buổi hội thảo, triển lãm với chủ đề chính về bán lẻ để dần dần nâng tầm của Việt Nam trên bản đồ thế giới về bán lẻ.
Thứ tư là thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức bán lẻ trong và ngoài nước để các nhà bán lẻ trong nước có thể học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài và phát triển hoạt động bán lẻ trong nước tốt hơn.
Tóm lại, để có thể tồn tại trong môi trường kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp phải có lợi thế phát triển một cách bền vững, vững chắc. Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tránh bị tụt hậu phía sau của xu hường phát triển. Doanh nghiệp cần tạo cho mình lợi thế vững chắc để có thể tồn tại được nếu không doanh nghiệp sẽ bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp khác.
KẾT LUẬN
Thời điểm mở cửa thị trường đang tới gần các doanh nghiệp đang chạy nước rút để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trước khi các đại gia bán lẻ xâm nhập vào trong nước. Tuy nhiên, với tình trạng kinh tế đang suy giảm, lạm phát tăng cao sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian sắp tới. Nếu các doanh nghiệp không có chiến lược rõ ràng đúng đắn thì nguy cơ thua ngay trên sân nhà là không thể tránh khỏi, nhất là khi các doanh nghiệp trong nước năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài yếu hơn. Không chỉ phát triển mở rộng mạnh về quy mô, các doanh nghiệp trong nước phải liên kết lại tạo ra một kênh phân phối rộng khắp để có thể chiếm lĩnh thị trường trước khi các doanh nghiệp nước ngoài bành trướng vào nước. Bên cạnh đó từng bước xây dựng các chiến lược nhằm cải thiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và không ngừng nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Cần phải xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng, xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần có chính sách chăm sóc khách hàng một cách hợp lý và phù hợp, lấy lợi ích của khách hàng làm tiêu chí cho doanh nghiệp hướng đến. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần xây dựng doanh nghiệp theo định hướng chất lượng, lấy chất lượng làm đầu để phục vụ lợi ích của khách hàng để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững. Trong môi trường kinh doanh biến động như hiện nay, một giải pháp để doanh nghiệp phát triển bền vững là rất cần thiết thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại được. Bài viết đánh giá về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay, tuy còn nhiều yếu kém nhưng đang từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Bài viết cũng đề cập đến một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay, tuy không mới nhưng rất phù hợp với thực trạng kinh doanh hiện nay của các doanh nghiệp. Một lần nữa em xin cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền đã giúp đỡ em để bài viết được hoàn thành.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS. Lê Công Hoa - Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng ma trận. – http//congnghemoi.net
GS.TS Nguyễn Đình Phan – Quản lý chất lượng trong các tổ chức NXBLĐ-XH 2005
Nguyễn Văn Cầm- Thực tế và lời đồn – Thời báo kinh tế Sài Gòn
PGS.TS Ngô Quang Minh- Kinh tế Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO- NXB Chính trị quốc gia 2008
PGS.TS Phan Tố Uyên- Một số giải pháp chủ yếu phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của Hà Nội trong điều kiện gia nhập WTO – Tạp chí KT&PT Số131/T5/2008
Trần Sửu- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa-NXBLĐ-XH 2006
Bích Thủy- Thị trường bán lẻ Việt Nam thiếu chuyên nghiệp- Sài Gòn tiếp thị
Bích Thảo- Thời của siêu thị
Cánh cửa dẫn đến tương lai cho các nhà bán lẻ - http//bwportal.com
Cạnh tranh bán lẻ : quan trọng giữ giá không tăng – Sài gòn tiếp thị
Hải Thanh- Dịch vụ hậu mãi ngành bán lẻ- http//laodong.com
Nguyễn Đăng Duy Nhất- Chất lượng dịch vụ chính là lợi thế cạnh tranh- Thời báo kinh tế Sài Gòn
Phan Hoàng - Liên kết các nhà bán lẻ trong nước
Quỳnh Chi - Thị trường bán lẻ Việt Nam
Thế Gia- Phát triển hệ thống bán lẻ trong nước
Trần Hương- Cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài cần chuyên nghiệp hóa kênh phân phối hàng hóa
Thúy Hải- Ngành bán lẻ Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO
Thị trường bán lẻ& xu hướng cạnh tranh toàn cầu hóa-http//thongtinthuongmaivietnam.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22373.doc