Do tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của các CTCK trên thị trường tài chính là rất lớn, nên tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải đặt ra những rào cản đối với các doanh nghiệp muốn tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực này. Thông thường đó là những yêu cầu về vốn điều lệ, về đội ngũ cán bộ (kiến thức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mức độ tín nhiệm, tính trung thực và có giấy phép hành nghề), và các quy định tối thiểu về cơ sở vật chất. Thêm vào đó, trong quá trình hoạt động, CTCK luôn chịu sự giám sát chặt chẽ vởi cơ quan quản lý nhà nước (ở Việt Nam là Uỷ ban chứng khoán nhà nước)
75 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội
Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (HBBS) được thành lập ngày 03 tháng 11 năm 2005 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 07 tháng 04 năm 2006 với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, trở thành CTCK thứ 14 hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. HBBS ra đời là bước phát triển chiến lược của ngân hàng mẹ
Tên đầy đủ :Công ty TNHH chứng khoán ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Habubank Securities Co., Ltd (viết tắt là HBBS)
Trụ sở chính : 2C Vạn Phúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại : 04.7262275
Fax : 04.7262305
Website : www.habubanksecurities.com.vn
Email : hbbs@habubank.com.vn
Cùng với sự phát triển của thị trường, HBBS cũng ngày càng lớn mạnh, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên từ 20 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng vào 23/12/2006 và đến 24/08/2007 vốn điều lệ tiếp tục tăng lên thành 150 tỷ đồng.
Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, công ty đã trở thành địa chỉ tin cậy đối với các nhà đầu tư cá nhân tham gia TTCK và còn được biết đến với tư cách là nhà bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp lớn như Vinashin, Lilama,
Ngoài trụ sở chính, hiện nay công ty có 2 phòng giao dịch
- Phòng giao dịch 71B Hàng Trống, Hoàn Kiếm Hà Nội
Điện thoại: 04 9289809. Fax: 04 9289807
- Phòng giao dịch 17 T1 Trung Hoà Nhân Chính
Công ty cũng chuẩn bị khai trương 2 chi nhánh mới tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng.
Mục tiêu, chiến lược của công ty
Ngoài mục tiêu "làm hài lòng khách hàng", phương châm của HBBS chính là luôn tìm tòi sáng tạo, hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ để duy trì niềm tin của khách hàng những dịch vụ trên cả sự mong đợi. HBBS còn liên tục mở rộng quy mô hoạt động để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, phát triển đa dạng hóa loại hình dịch vụ...
Duy trì và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn cao là mục tiêu quan trọng thứ hai của HBBS. Nhân viên của HBBS sẽ không ngừng được đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, phát triển kỹ năng đa dạng nhằm thích nghi với nhiều biến cố có thể xảy ra.
Cơ cấu tổ chức
Habubank Securities là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ngân hàng thương mại Cổ phân nhà Hà Nội (Habubank) làm chủ sở hữu. Công ty có bộ máy tổ chức và quản lý đơn giản và gọn nhẹ, tạo tính linh hoạt và năng động thích ứng với đặc thù kinh doanh của ngành chứng khoán.
Chủ tịch HĐQT HAHABUBANK
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức công ty chứng khoán Habubank
Chủ tịch công ty
Giám đốc
điều hành
Phó giám đốc khối dịch vụ và hỗ trợ
Phó giám đốc khối tư vấn và nc- phân tích
Phòng công nghệ thông tin
Phòng tư vấn
Phòng môi giới
Phòng hành chính, nhân sự
Phòng Marketing
Phòng phân tích
Chi nhánh, Phòng giao dịch
Phòng đầu tư
Phòng kiểm soát nội bộ
Phòng kế toán lưu ký
Nguồn: HBBS
Phòng môi giới:
Làm trung gian mua bán cho khách hàng
Nhập lệnh cho khách hàng, phát triển mạng lưới khách hàng
Nghiên cứu thu thập thông tin để đưa ra các khuyến nghị đầu tư cho khách hàng
Phòng đầu tư:
Nghiên cứu phân tích TTCK nhằm đề xuất các phương án tự doanh chứng khoán
Thực hiện hoạt động tự doanh theo phương án và quy trình tự doanh của công ty
Xây dựng mạng lưới khách hàng có tiềm năng giao dịch tự doanh với công ty.
Phòng kế toán lưu ký:
Tổ chức hạch toán và quản lý tài khoản tiền chứng khoán cho khách hàng
Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư chứng khoán liên quan đến hoạt động môi giới và lưu ký chứng khoán tài chính
Phòng tư vấn: thực hiện các dịch vụ liên quan đến tài chính doanh nghiệp
Tư vấn phát hành, xây dựng phương án bảo lãnh phát hành đảm bảo an toàn, hiệu quả cho khách hàng
Tổ chức thực hiện đại lý, bảo lãnh phát hành theo phương án đã được phê duyệt, thiết lập và duy trì quan hệ với các đơn vị có tiềm năng phát hành chứng khoán .
Phòng phân tích:
Thực hiện việc thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích thị trường chứng khoán
Đưa ra các báo cáo nghiên cứu và cung cấp cho khách hàng những thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời liên quan đến diễn biến thị trường, dự báo xu thế thị trường
Phân tích đánh giá các công ty chuẩn bị IPO, phân tích ngành...
Phòng kiểm soát nội bộ: thực hiện các chức năng giám sát theo quy định của pháp luật
Phòng marketing: thực hiện các công việc nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu của công ty tới khách hàng.
Phòng IT: thực hiện sao lưu dữ liệu hệ thống và truyền dữ liệu về hệ thống, xử lý các sự cố hệ thống và thực hiện các nhiệm vụ khách về IT
Phòng hành chính tổng hợp: thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo đúng quy định của công ty và các quy định của luật pháp, quản lý con dấu thêo đúng quy định của luật pháp,
Cơ cấu nhân sự
Tổng số cán bộ công nhân viên của HBBS khoảng 70 người gồm có 50 người ở trụ sở chính và khoản 20 người làm việc tại 2 phòng giao dịch Hàng Trống và Trung Hoà – Nhân Chính. Ngoài ra còn có một số nhân viên nhận lệnh làm việc parttime.
Bảng 2.2. Cơ cấu nhân sự tại các phòng, ban tại HBBS
(Tính đến tháng 4/2008)
PHÒNG BAN
SỐ NHÂN VIÊN
TRÊN ĐẠI HỌC
ĐẠI HỌC
BAN GIÁM ĐỐC
4
0
MÔI GIỚI
4
24
PHÂN TÍCH
1
8
KẾ TOÁN
2
14
TƯ VẤN
2
5
HÀNH CHÍNH - TỔNG HỢP
0
2
TỰ DOANH
1
5
Các sản phẩm dịch vụ của HBBS
HBBS là công ty chứng khoán được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ theo luật định.
Các sản phẩm dịch vụ của HBBS đối với từng đối tượng khách hàng
Với các nhà đầu tư cá nhân
Dịch vụ môi giới chứng khoán là hoạt động mà HBBS làm trung gian mua hoặc bán các loại chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch.
Dịch vụ lưu ký chứng khoán là việc công ty thực hiện lưu giữ, bảo quản chứng khoán đồng thời thực hiện các quyền của khách hàng liên quan đến các chứng khoán đó
Cầm cố chứng khoán: Để tăng khả năng quay vòng vốn và cơ hội của nhà đầu tư, HBBS đã kết hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội cung cấp dịch vụ cầm cố chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch. Theo đó, số tiền vay tối đa không quá 40% thị giá cổ phiếu, và thời hạn vay tối đa là 6 tháng, HBBS đã đáp ứng được nhu cầu quay vòng vốn nhanh của khách hàng, giúp khách hàng không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư của mình.
Dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán: khách hàng mở tài khoản tại HBBS, sau khi bán chứng khoán, không cần phải đợi đến thời hạn T+3 mà vẫn có thể rút tiền nhận bán chứng khoán ngay sau khi có thông báo xác nhận bán chứng khoán. Dịch vụ này góp phần tạo tính thanh khoản cho việc đầu tư chứng khoán.
Repo: là dịch vụ mua bán lại chứng khoán có kỳ hạn. Dựa trên hợp đồng Repo được ký kết giữa HBBS với khách hàng, HBBS sẽ mua lại các chứng khoán chưa niêm yết của khách hàng với cam kết sẽ bán lại số chứng khoán đó cho họ sau một thời gian nhất định
Đại lý đấu giá: trên cơ sở hợp đồng đại lý đấu giá với Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, HBBS cung cấp cho nhà đầu tư thông tin chi tiết về đợt đấu giá và giúp nhà đầu tư làm các thủ tục tham gia đấu giá.
Đối với nhà đầu tư có tổ chức: HBBS thực hiện tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành.
Tư vấn tài chính doanh nghiệp: với đội ngũ những chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp được đào tạo bài bản từ nhiều nước trên thế giới giàu kinh nghiệm, các doanh nghiệp sẽ nhận được dịch vụ tư vấn tài chính trọn gói từ HBBS. Các dịch vụ tư vấn cụ thể gồm có:
Tư vấn phát hành cổ phiếu, trái phiếu: HBBS sẽ tư vấn cho khách hàng các phương án phát hành hiệu quả.
Tư vấn cổ phần hoá, chuyển đổi: Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi mô hình doanh nghiệp và cổ phần hoá, HBBS đề xuất cơ cấu cổ đông, mô hình kinh doanh, kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp, hoạch định chiến lược cổ phần hoá, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính, tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng và thu xếp vốn cho cán bộ công nhân viên.
Tư vấn tái cấu trúc vốn: Habubank Securities thực hiện tư vấn giúp doanh nghiệp có được mô hình kinh doanh hiệu quả và cơ cấu vốn tối ưu bằng cách phát hành hoặc mua lại cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm tài chính khác.
Tư vấn niêm yết: HBBS đảm nhiệm tư vấn niêm yết, bao gồm định giá chứng khoán và hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đáp ứng yêu cầu niêm yết cho các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế
Tư vấn mua bán và sáp nhập: Đáp ứng nhu cầu mua bán, sáp nhập của các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thích ứng những đòi hỏi cao của môi trường hội nhập quốc tế, HBBS đảm nhiệm việc tìm kiếm các doanh nghiệp phù hợp, liên kết, đàm phán, hỗ trợ thủ tục và thu xếp nguồn vốn hiệu quả cho doanh nghiệp.
Bảo lãnh phát hành: cùng với Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội, HBBS cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành cho các tổ chức. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, HBBS đã hỗ trợ đắc lực các tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục cần thiết trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu của đợt phát hành
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội
HBBS ra đời và đi vào hoạt động từ tháng 4/2006 là giai đoạn thị trường chứng khoán đang rất sôi động. Nhu cầu đầu tư của nền kinh tế tăng cao, đó là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Từ khi đi vào hoạt động, HBBS đã thu được những kết quả khả quan.
Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm 2006, 2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
Vốn chủ sở hữu
68.357
256.710
Tổng tài sản
837.185
1.027.782
Doanh thu
25.364
247.573
Chi phí
5.240
130.380
Lợi nhuận
18.358
104.874
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 của HBBS
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy tình hình tài chính của công ty đang được nâng cao, kết quả kinh doanh tốt, tăng trưởng mạnh. Vốn chủ sở hữu của công ty được nâng lên qua sự tích luỹ về lợi nhuận và sự tăng về vốn điều lệ. Sự mở rộng về quy mô vốn tạo điều kiện để công ty mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
Hoạt động môi giới chứng khoán
Môi giới được xác định là hoạt động nghiệp vụ mà HBBS tập trung sức và lực để phát triển trở thành mặt mạnh của Công ty. Ngay trong giai đoạn mới thành lập số lượng tài khoản mở tại công ty không ngừng tăng lên. Công ty không chỉ giữ chân được khách hàng mà ngày càng thu hút thêm được khách hàng mới, tạo niềm tin với nhà đầu tư
Bảng 2.4. Thống kê số lượng tài khoản giao dịch được mở tại HBBS
Tháng 6/2006
Tháng 12/2006
Tháng 6/2007
Tháng 12/2007
Số TK
So TK
% (+/-)
So TK
% (+/-)
So TK
% (+/-)
563
1943
245,16
6389
228.82
8135
27,37
Nguồn: HBBS
Trong năm 2007, do tác động của nhiều yếu tố như các khuyến cáo của các tổ chức nước ngoài về tính trạng tăng trưởng quá nóng của TTCK Việt Nam, cùng các chính sách quản lý của nhà nước như chỉ thị 03 của Ngân hàng nhà nước bắt các ngân hàng thương mại khống chế dư nợ cho vay chứng khoán dưới 3% tổng dư nợ tín dụng, luật thuế thu nhập cá nhân đã khiến thị trường điều chỉnh giảm, làm cho hoạt động trên thị trường chứng khoán trùng xuống, nhu cầu đầu tư giảm sút ảnh hưởng đến doanh thu từ hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán.Thị trường giảm cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán trong thời gian qua. Tính đến thời điểm hiện tại, doanh thu của công ty HBBS chủ yếu là từ hoạt động môi giới và tự doanh chứng khoán (chiếm hơn 70%) vì vậy còn phụ thuộc nhiều vào xu thế chung của thị trường. Tuy nhiên trong năm 2007 công ty vẫn thu được những kết quả đáng khích lệ tăng trưởng lợi nhuận đạt trên 300% so với năm 2007, tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động môi giới là hơn 49 tỷ đồng, số tài khoản mở tại công ty hiện tại là hơn 8000 tài khoản. Công ty vẫn không ngừng tập trung đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả của các dịch vụ mà công ty cung ứng cho khách hàng để khẳng định vị trí của mình trên TTCK Việt Nam.
Hoạt động tự doanh
Cùng với hoạt động môi giới, hoạt động tự doanh cũng là hoạt động đem lại nguồn lợi lớn cho công ty. Với đội ngũ nhân viên có trình độ, luôn năng động, nhạy bén với thị trường, phòng tự doanh của công ty chứng khoán đã có được những chiến lược đầu tư phù hợp với tình hình thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận mang lại. Danh mục đầu tư bao gồm cả thị trường niêm yết và thị trường chưa niêm yết của HBBS luôn đảm bảo tính an toàn cao. Bên cạnh đó, đã bước đầu xây dựng được mạng lưới nhà đầu tư cá nhân và tổ chức thực hiện kinh doanh cổ phiếu với công ty. Đây là một yếu tố quan trọng trong hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán nói chung và cổ phiếu nói riêng làm gia tăng cơ hội đầu tư, qua đó làm giảm bớt được rủi ro trong hoạt động đầu tư và có được cá đối tác cùgn tham gia các dự án đầu tư lớn. Trong năm 2006 và đầu năm 2007, khi thị trường tăng trưởng mạnh, lợi nhuận thu từ hoạt động tự doanh là tương đối cao, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của năm 2006, trong năm 2007 khi thị trường có những đợt điều chình giảm đã làm ảnh hưởng tới kết quả thu được từ hoạt động tự doanh
Hoạt động bảo lãnh phát hành
Doanh số bảo lãnh phát hành trái phiếu của Habubank năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006 do công ty đã thực hiện tốt công tác tiếp thị và có uy tín trên thị trường nên đã bán được hơn 8000 tỷ đồng trái phiếu cho các doanh nghiệp. Công ty đã thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công cho các tập đoàn uy tín lớn như Vinashin, Lilama,
Bảng 2.5. Kết quả bảo lãnh phát hành trái phiếu năm 2006, 2007
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
% tăng/ giảm
Số đợt
2
10
-
Doanh số (tr.đ)
750.000
8.150.000
986,67
Thu nhập (tr.đ)
4.375
32.541
643,79
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006, 2007
Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp
Habubank Securities là đơn vị dẫn đầu thị trường trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp.Habubank Securities là một địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng doanh nghiệp và trong năm 2007 đã tư vấn phát hành thành công 8.150 tỷ đồng trái phiếu cho các khách hàng, góp phần tích cực vào việc xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam.Các hoạt động tư vấn khác của công ty còn tương đối dè dặt.
Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội
Nguồn nhân lực
Với chính sách con người là tài sản quý giá nhất của công ty, ban lãnh đạo HBBS luôn chú trọng đến động lực làm việc và năng lực cán bộ. Đội ngũ lãnh đạo vững mạnh, chính trực liêm minh, minh bạch, công khai và sự cởi mở hợp tác trong công việc, cùng với chế độ đãi ngộ xứng đáng đã tạo điều kiện cho HBBS thu hút được một đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực, am hiểu lĩnh vực chứng khoán. Đó là những con người trẻ trung, năng động, linh hoạt với thực tế. Các cán bộ quản lý và kinh doanh của công ty là những người có kinh nghiệm trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, pháp luật, đầu tư kinh doanh tiền tệ, các cử nhân tốt nghiệp các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước. Họ đều đã trải qua các khoá đào tạo về chứng khoán ở trong và ngoài nước và được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép hành nghề. Đặc biệt, mọi cán bộ nhân viên của công ty đều phải tuân thủ chặt chẽ những quy tắc đạo đức nghề nghiệp nghiêm khắc. Chú trọng khách hàng là mục tiêu đi đầu và xuyên suốt của HBBS. Đội ngũ cán bộ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực trình độ cùng với cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại đã tạo niềm tin cho khách hàng. Đây là cơ sở cho sự phát triển của công ty
Quy mô mạng lưới chi nhánh
Hiện nay HBBS có 2 phòng giao dịch tại Hà Nội, và chuẩn bị mở thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng trong thời gian sắp tới. Tận dụng được ưu thế là công ty con của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, các phòng giao dịch của HBBS được đặt tại các nơi có phòng giao dịch của ngân hàng mẹ, tạo sự tiện lợi cho nhà đầu tư.
Chất lượng sản phẩm dịch vụ
Với phương châm hoạt động là “khách hàng là thượng đế”, vì vậy chất lượng giao dịch, thủ tục và thời gian giao dịch luôn được HBBS quan tâm và thực hiện một cách nhanh chóng. HBBS luôn cố gắng đảm bảo độ chính xác và nhanh chóng thực hiện lệnh của khách hàng vì trong giao dịch chứng khoán việc ưu tiên về thời gian là một yếu tố giúp giao dịch được thành công.
Năng lực cạnh tranh trong các hoạt động nghiệp vụ của công ty
Năng lực cạnh tranh trong hoạt động môi giới
HBBS là công ty thứ 14 ra đời và hoạt động trên TTCK Việt Nam. Với sự giúp đỡ của Ngân hàng mẹ là Ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội, công ty có một vị thế nhất định trên thị trường.
Bảng 2.6 : Thu nhập từ hoạt động môi giới năm 2006, 2007 của các CTCK
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
HBBS
SSI
BVSC
ACBS
KLS
2006
8.049
49.204.
23.562
23.805
206
2007
49.235
250.374
129.751
115.490
14.675
Tăng, giảm (%)
511,69
408,84
450,67
385,15
7023.78
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của HBBS năm 2007
Do đi vào hoạt động đúng vào lúc thị trường bắt đầu phát triển nên công ty cũng đã thu hút được một lương tài khoản đáng kể, như bảng 2.4 đã chỉ ra, số lượng tài khoản mở tại công ty ngày càng tăng lên. Tuy nhiên con số này vẫn còn khá khiêm tốn so với các công ty chứng khoán ra đời trước như SSI là 35.000 tài khoản, ACBS là 27.000 tài khoản,
Thị phần môi giới của HBBS so với toàn thị trường qua các năm như sau
Biểu đồ 2.7. Thị phần môi giới khớp lệnh cổ phiếu của các CTCK năm 2007
Nguồn: SGDCK TP HCM và TTGDCK HN
Như vậy có thể thấy sau 2 năm đi vào hoạt động doanh thu hoạt động môi giới của công ty cũng đã tăng lên nhanh chóng từ 8 tỷ năm 2006 lên đến hơn 49 tỷ vào năm 2007. Thị phần hoạt động môi giới của công ty là từ 2-3%. Những con số này còn khá khiêm tốn so với nhiều công ty đã ra đời từ lâu như SSI, ACBS, nhưng cũng đã cho thấy sự phát triển của công ty, năng lực cạnh tranh của công ty trong hoạt động môi giới đã được nâng lên.
Năng lực cạnh tranh trong hoạt động tự doanh
Nghiệp vụ tự doanh được công ty thực hiện ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu cua công ty. Doanh thu hoạt động tự doanh năm nay gấp 5,97 lần so với doanh thu hoạt động tự doanh của năm 2006. Hoạt động đầu tư kinh doanh cổ phiếu của công ty được triển khai với quy mô tăng dần, kiểm soát tốt rủi ro, tận dụng được một số cơ hội thị trường và tuân thủ theo đúng quy trình tự doanh của công ty. Hiện các loại cổ phiếu trong danh mục đầu tư của công ty đều đảm bảo yếu tố an toàn. Năm 2007, dù thị trường đi xuống, nhưng công ty vẫn thu được những kết quả hoạt động khả quan.
Bảng 2.8. Thu nhập từ hoạt động tự doanh của một số CTCK
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
HBBS
SSI
ACBS
TSC
KLS
2006
25.572
194.427
51.056
38.964
5.876
2007
152.673
695.396
394.378
139.684
139.030
Tăng, giảm (%)
497,03
257,68
672,44
258.49
2366,06
Nguồn: UBCKNN
Nhìn chung, hoạt động tự doanh của HBBS hoạt động khá hiệu quả. . Nhưng hiện nay, vốn điều lệ công ty còn nhỏ, do đó với sự giúp đỡ của Ngân hàng mẹ trong thời gian tới, hoạt động tự doanh của công ty sẽ có thể cạnh tranh hơn.
Năng lực cạnh tranh trong hoạt động bảo lãnh phát hành
Với hoạt động này, công ty có những lợi thế cạnh tranh dựa trên sự ủng hộ và uỷ quyền của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội, công ty đã có những thành tích đáng tích cực, đặc biệt là trong việc thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong năm 2007, công ty đã phối hợp cùng Deustche Bank hỗ trợ phát hành thành công 1000 tỷ trái phiếu kỳ hạn của Lilama, 3000 tỷ trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Vinashin, công ty đã phát hành thành công trái phiếu của Lilama, Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Với những thành tích đạt được, công ty đã vươn lên trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành trái phiếu.
Bảng2.9: Doanh thu từ bảo lãnh phát hành của một số CTCK
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
HBBS
SSI
BVSC
ACBS
KLS
2006
1.356
8.911
12.829
3.890
784
2007
32.541
51.620
21.513
1.544
6.588
2299,77
479,28
67.69
- 60,31
740,31
Nguồn: UBCKNN
Tuy nhiên hiện việc thực hiện bảo lãnh đối với cổ phiếu còn rất khiêm tốn so với các công ty khác.
Năng lực cạnh tranh trong hoạt động tư vấn
Hoạt động tư vấn của các CTCK ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là tư vấn cổ phần hoá cho các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sang công ty cổ phần và tư vấn phát hành. Còn tư vấn đầu tư nói chung là rất dè dặt. Bởi việc tư vấn đầu tư đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, cần phải đầu tư lớn về con người cũng như phương tiện thiết bị, mà TTCK Việt Nam hiện nay chưa đủ lớn, hàng hoá chưa nhiều, chất lượng chưa cao, việc công bố thông tin còn nhiều hạn chế. Do dó, chưa có đủ điều kiện cần thiết để phát triển hoạt động này. Đây là một thị phần tiềm năng mà các CTCK thật sự chưa khai thác hết và trong tương lai khi TTCK bước vào giai đoạn phát triển thị hoạt động này sẽ diễn ra mãnh liệt và có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các CTCK.
Bản thân HBBS chỉ chủ yếu thực hiện tư vấn phát hành chứ không tập trung vào tư vấn đầu tư. Doanh thu từ tư vấn đầu tư hầu như không có.Doanh thu từ tư vấn cổ phần hoá và tư vấn niêm yết cũng còn ít. Vì thế để đáp ứng nhu cầu của thị trường thị công ty cần phải có những chiến lược để thâm nhập vào thị trường tư vấn đầu tư, tư vấn cổ phần hoá, tư vấn niêm yếtl
Các chỉ tiêu tài chính của công ty
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE
Bảng 2.10. ROE của các CTCK
Đơn vị:%
Năm
HBBS
SSI
ICBS
ACBS
KLS
2006
26,86
20,05
9,83
37,83
12,11
2007
40,85
21,30
22,89
49,72
29,07
Nguồn UBCKNN
ROE năm 2007 tăng lên so với năm 2006, chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu đã tăng, hiệu quả kinh doanh của công ty ngay càng được cải thiện. Con số này khá cao so với các CTCK khác, tuy nhiên cũng phải kể đến là do vốn chủ sở hữu của công ty hiện còn khá nhỏ so với các công ty khác.
Khả năng sinh lời của tài sản ROA
Bảng 2.11. ROA của các CTCK
Đơn vị: %
Năm
HBBS
SSI
ICBS
ACBS
KLS
2006
2,19
6,49
2,69
3,73
1,15
2007
10,20
9,23
13,67
18,66
20,49
Nguồn: UBCKNN
Khả năng sinh lời tổng tài sản của năm sau cao hơn năm trước, cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản cao hơn. Tuy nhiên khả năng sinh lợi của tổng tài sản vẫn còn thấp hơn so với nhiều CTCK khác.
Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ/Nợ ngắn hạn
Bảng 2.12. Khả năng thanh toán của các CTCK
Đơn vị: %
Năm
HBBS
SSI
BSC
ICBS
KLS
Trung bình
2006
0,94
1,3
1,32
1,4
3,11
1.12
2007
1,30
1,8
1,98
1,15
3,56
1.18
Nguồn: UBCKNN
Tỉ số về khả năng thanh toán của HBBS năm 2007 là 1,3 cao hơn so với năm trước và cao hơn so với mức trung bình của ngành cho thấy khả năng thanh toán của công ty là tương đối tốt, TSLĐ hoàn toàn có thể đáp ứng được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ thống công nghệ thông tin
Hệ thống công nghệ thông tin của HBBS tương đối hiện đại, đáp ứng được quy trình nghiệp vụ. Tuy nhiên, hệ thống giao dịch chưa tiên tiến so với nhiều công ty khác. Chưa thực hiện được việc đặt lệnh giao dịch qua internet.
Việc cung cấp thông tin cho khách hàng còn nhiều hạn chế. Những dữ liệu về các công ty niêm yết trên sàn còn chưa được cung cấp đầy đủ trên Website của công ty.
Tuy nhiên, hiện nay công ty đang thực hiện đấu thầu hệ thống giao dịch mới, dự kiến đến quý 2 năm 2008 sẽ được đưa vào sử dung. Điều này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của HBBS trong việc cạnh tranh với các công ty khác
Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội
Kết quả đạt được
Sau 2 năm hoạt động có thể thấy công ty đã đạt được những kết quả nhất định
Tình hình tài chính của công ty tương đối tốt, công ty đã đạt và vượt kết hoạch đã đề ra. Nhờ có chiến lược kinh doanh và lộ trình dài hạn cũng như ngắn hạn tốt mà công ty đã chiếm lĩnh thị trường một cách ổn định và chắc chắn. Lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước. Có được kết quả đó là sự nỗ lực rất lớn của cán bộ, nhân viên trong công ty.
Nguồn nhân lực của HBBS rất trẻ và năng động nên không khí làm việc rất sôi nổi. Môi trường làm việc vừa thân thiện song cũng rất cạnh tranh. Môi trường này đòi hỏi mỗi nhân viên phải luôn tích cực, chủ động sáng tạo để đạt được kết quả cao nhất trong công việc. Chính môi trường này đã tạo ra động lực làm việc cho nhân viên vì sự đóng góp mỗi người sẽ luôn được đánh giá xứng đáng. Mặt khác, cán bộ quản lý công ty có năng lực, có khả năng điều hành đã được cọ xát thực tế nên rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Đây chính là một lợi thế của công ty.
Các sản phẩm dịch vụ của HBBS luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Công ty đã triển khai được hầu hết các nghiệp vụ mà UBCK cho phép. Chất lượng các dịch vụ ngày càng được hoàn thiện và nâng cao nên công ty luôn đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường.
Hiện nay HBBS là một CTCK có uy tín, tạo được quan hệ tốt với khách hàng. Nhờ hoạt động marketing, khuếch trương thương hiệu, công ty đã giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm tiện ích của mình thông qua website, các buổi hội thảo tại công ty. Có thể nói công ty đã quan tâm tới việc xây dựng hình ảnh, thu hút nhân tài. Đây cũng chính là mặt mạnh mà công ty cần tiếp tục duy trì và phát huy.
Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
Qua gần 2 năm xây dựng và phát triển, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, HBBS vẫn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục như:
Thứ nhất: các sản phẩm dịch vụ phát triển chưa đồng đều, điều này đem lại nhiều khó khăn cho công ty khi thị trường có những biến động xấu
Thứ hai: hệ thống công nghệ thông tin còn yếu kém: phần mềm giao dịch hiện đang áp dụng mới chỉ đáp ứng được một phần các quy trình nghiệp vụ mà chưa thực sự là một công cụ quản lý, ra quyết định cho ban lãnh đạo. Website của công ty được thiết kế đơn giản, chưa cung cấp được cho khách hàng dữ liệu về quá khứ của các công ty, cũng như chưa thiết lập được các tiện ích qua mạng cho khách hàng.
Thứ ba: Nguồn nhân lực của HBBS có mặt mạnh, tuy nhiên hầu hết các nhân viên của HBBS đều trẻ tuổi, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều trong khi các quy trình nghiệp vụ của công ty chưa được xây dựng thống nhất. Do đó, nhân viên làm việc chưa chuyên nghiệp, nhiều khi gây ra mâu thuẫn với khách hàng. Bên cạnh đó một số nhân viên trẻ, chưa chuyên tâm vào làm việc, hay thay đổi nơi làm việc, gây ảnh hưởng tới công tác tổ chức nhân sự của công ty cũng như ảnh hưởng tới mỗi bộ phận trong công ty.
Thứ tư: Mạng lưới hoạt động của HBBS còn quá nhỏ bé so với nhiều CTCK khác. Các chi nhánh, đại lý của HBBS mới chỉ tập trung ở một số thành phố lớn, nên khách hàng đến với HBBS còn hạn chế
Thứ năm: Việc quảng cáo sản phẩm và dịch vụ, quảng bá hình ảnh của công ty chưa đạt kết quả cao.
Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: TTCK Việt Nam phát triển chưa thực sự ổn định. Trong giai đoạn 2006, 2007 thị trường phát triển quá nóng, thu hút mối quan tâm của toàn xã hội và kéo theo sự tham gia của hàng loạt nhà đầu tư nhỏ lẻ, chủ yếu mua bán theo tâm lý bầy đàn. Quan hệ cung cầu nhiều lúc mất cân đối, thị trường biên động thất thường và thiếu ổn định.
Thứ hai: Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Cho đến nay, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các chủ thể tham gia trên TTCK nói chung và CTCK nói riêng vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh. Các văn bản mới chỉ đề cập rất sơ sài đến hoạt động kinh doanh, một số nội dung đã được Luật chứng khoán cho phép nhưng vì thiếu hướng dẫn của Bộ tài chính nên vẫn chưa thực hiện được
b. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: Mô hình tổ chức của công ty là công ty TNHH, là công ty con trực thuộc ngân hàng TMCP nhà Hà Nội. Đây là mô hình tổ chức có những hạn chế trong việc huy động vốn, tính linh hoạt trong hoạt động và sự phụ thuộc vào mục tiêu chính của chủ sở hữu.
Thứ hai: Quy mô vốn của công ty là không cao, hiện nay quy mô vốn của công ty là 150 tỷ đồng điều này là một bất lợi của công ty khi sắp phải cạnh tranh với cac CTCK có vốn lớn, có tiềm lực tài chính mạnh như SSI, BVSC,
Thứ ba: HBBS mới tham gia vào thị trường chưa lâu. Sự phát triển của các CTCK trước đó như CTCK Bảo Việt, CTCK Sài Gòn, CTCK Ngân hàng Công thương, CTCK, CTCK Ngân hàng Đầu tư và phát triển, CTCK Ngân hàng Nông nghiệplà một nhân tố cạnh tranh khá lớn về mọi mặt của HBBS cả về thị phần khách hàng, về nguồn vốn kinh doanh, về công nghệ, về dịch vụ, về mức phí giao dịchDo đó ảnh hưởng không nhỏ đến mạng lưới khách hàng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu lợi nhuận và hiệu quả của hoạt động của HBBS.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, chuyên đề đã trình bày sơ lược nhất những vấn đề cơ bản của CTCK Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Thông qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ cơ cấu tổ chức, nhân sự, hiệu quả kinh doanh của công ty. Đó là cơ sở để chúng ta đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của HBBS so với các CTCK khác như thế nào. Thực tế cho thấy, HBBS có rất nhiều điểm mạnh và cơ hội để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, song cũng không khỏi còn tồn tại những hạn chế. Chính vì vậy, để có thể cạnh tranh được với các CTCK khác không có cách nào khác là phải tìm ra các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đồng thời tìm cách phát huy những mặt mạnh, mặt tích cực sẵn có. Các giải pháp này sẽ được trình bày rõ trong chương 3: “Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội”
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI
Định hướng phát triển của công ty chứng khoán Habubank
Thực tế thời gian qua cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một bước tiến đáng ghi nhận, điều đó tạo đà cho những chiến lược phát triển tiếp theo trong thời gian tới. Mặc dù thị trường đã có những lúc suy giảm nhưng theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia tài chính dự báo rằng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai với môi trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định và hấp dẫn. Điều đó sẽ rất thuận lợi cho các CTCK thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. Nhưng bên cạnh đó, có nhiều thách thức đặt ra cho các CTCK đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các CTCK với nhau, thị trường và người đầu tư đòi hỏi các CTCK phải cung cấp những dịch vụ một cách chuyên nghiệp và có chất lượng cao. Với mục tiêu trở thành một trong ba công ty chứng khoán dẫn đầu thị trường công ty xác định những hướng dịch vụ chính đó là tập trung vào thị trường OTC và cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, kết hợp ngân hàng Habubank trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng.
Trong thời gian tới, định hướng của công ty là mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng thị phần các sản phẩm dịch vụ của công ty trên thị trường. Công ty tiếp tục triển khai đề án tổ chức lại công ty theo hướng cổ phần hóa theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông lần thứ 17 diễn ra vào đầu năm 2008 đã đề ra
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội
Phần trên chuyên đề đã phân tích rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của HBBS, cho thấy năng lực cạnh tranh của công ty vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu của công ty, chưa làm thoả mãn hầu hết các nhu cầu của khách hàng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa cao, thị phần của công ty còn nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu so với một số công ty khác. Để đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra, HBBS đang không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên thế mạnh của bản thân công ty. Qua đó em muốn đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của HBBS như sau:
Chuyển sang mô hình công ty cổ phần
HBBS là một công ty TNHH có chủ sở hữu duy nhất là Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội, vì vậy công ty chịu sự ràng buộc của Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội, phụ thuộc nhiều vào mục tiêu của chủ sở hữu do đó hoạt động của công ty ít có sự tự chủ, gây ra những khó khăn nhất định trong hoạt động của công ty.
Mặt khác, do là một công ty TNHH nên công ty có những hạn chế khi muốn huy động vốn. Vì theo luật, một công ty TNHH không được phép huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, vì thế nguồn vốn của công ty bị phụ thuộc hoàn toàn vào Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội.
Vì vậy, giải pháp là công ty nên xúc tiến trở thành công ty cổ phần chứng khoán trong thời gian tới để công ty tự chủ hơn về mặt tài chính qua đó sẽ nâng cao được sức mạnh cạnh tranh của mình.
Tăng quy mô vốn
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng. Mở rộng quy mô vốn tạo điều kiện để công ty nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng. Mặt khác theo nghị định 14 - Nghị định hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán thì để thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ công ty cần tối thiểu 300 tỷ, trong khi hiện nay vốn điều lệ của công ty mới chỉ là 150 tỷ. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi sự cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán trở nên gay gắt, vốn của các CTCK khác được mở rộng. HBBS có thể huy động vốn từ
- Sự trợ giúp về vốn của Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội
- Từ lợi nhuận để lại của năm trước
Ngoài ra công ty có thể tính đến việc mua thêm các công ty chứng khoán khác để mở rộng quy mô vốn.
Xây dựng chính sách khách hàng
Khách hàng là đối tượng chính mà HBBS hướng tới, và đối tượng này có ý nghĩa sống còn đối với công ty. Do vậy tất cả các hoạt động của công ty đều nhằm mục đích phục vụ họ, thu hút họ sử dụng các sản phẩm dịch vụ của công ty. Vậy để tạo sự tin tưởng và hấp dẫn đối với tất cả các khách hàng, công ty cần phải xây dựng cho mình một chính sách khách hàng riêng biệt so với các CTCK khác, phù hợp với khả năng của công ty và đáp ứng được hầu hết nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Một giải pháp về chính sách khách hàng đúng đắn sẽ là yếu tố quyết định vị trí của công ty trong việc cạnh tranh giành thị phần với các công ty chứng khoán khác.
Thực hiện chính sách khách hàng phải kết hợp sử dụng nhiều chính sách khác nhau, mỗi chính sách đó có một vị trí nhất định nhưng chúng có mối quan hệ với nhau.
* Đối với hoạt động môi giới, chính sách khách hàng bao gồm
- Giá cả hấp dẫn: vì trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt như hiện nay thì mức phí môi giới của công ty phải được áp dụng một cách linh hoạt. Mức phí đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng khách hàng, với từng thời điểm cụ thể thì mới duy trì được mối quan hệ lâu dài với các khách hàng và có thể thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
- Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng phục vụ để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Điều này đòi hỏi công ty phải nghiên cứu, phân tích, cải tiến và tăng cường những dịch vụ hỗ trợ nghiệp vụ chính như: cho vay cầm cố chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoánĐồng thời xem xét triển khai các dịch vụ mới như giao dịch qua mạng Internet, thực hiện các dịch vụ hỗ trợ qua mạng,
- Thực hiện phân đoạn thị trường để có chính sách chăm sóc đối với từng đối tượng khách hàng cho phù hợp: giữ chân các khách hàng truyền thống, hướng tới khách hàng mục tiêu và xác định thêm khách hàng tiềm năng.
- Chủ động tìm kiếm khách hàng: hiện nay số lượng hàng hoá trên thị trường cũng như số lượng các công ty chứng khoán tăng lên, khách hàng sẽ lựa chọn công ty và người môi giới nào xứng đáng để uỷ thác tài sản của mình, khi đó người môi giới phải tích cực thể hiện năng lực và kinh nghiệm của mình. Do đó việc người môi giới chủ động tìm kiếm khách hàng là hoạt động cần thiết và thường xuyên nhằm mở rộng và nâng cao số lượng khách hàng đến với công ty và góp phần làm tăng thị phần của công ty trên thị trường.
Để làm được điều đó công ty có thể tiếp cận khách hàng theo các cách sau đây:
- Nhân viên môi giới giới thiệu và bán sản phẩm cho người quen của mình.
- Tổ chức những cuộc thuyết trình hay hội thảo, giới thiệu những loạt sản phẩm nhất định.
Người môi giới trong quá trình làm việc phải tiếp xúc với khách hàng một cách trực tiếp, thường xuyên nên để làm hài lòng khách hàng người môi giới luôn phải tỏ thái độ tôn trọng và vì lợi ích của khách hàng, Bên cạnh đó phải thể hiện được phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình, chu đáo đối với khách hàng của mình.
Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Khách hàng mà công ty hướng đến thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội,. Thêm vào đó, nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của dân chúng ngày càng cao. Do vậy nhu cầu của họ cũng đòi hỏi cao hơn nên các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho họ phải có chất lượng cao.
- Đối với nghiệp vụ môi giới: Nghiệp vụ môi giới thể hiện bộ mặt của công ty thông qua thái độ phục vụ của nhân viên, thái độ khi tiếp xúc với khách hàng và chất lượng dịch vụ. Đối với những khách hàng chỉ yêu cầu môi giới giao dịch, tức là CTCK thực hiện giao dịch giúp họ thì công ty có thể chỉ tính phí môi giới giao dịch, nhằm khuyến khích họ giao dịch nhiều hơn. Bên cạnh đó công ty cũng cần thiết kế những sản phẩm dịch vụ mang tính chất trọn gói: bao gồm đầy đủ các sản phẩm tư vấn chứng khoán kết hợp với môi giới giao dịch kèm theo các nghiệp vụ phụ trợ như ứng trước tiền bán chứng khoán. Mỗi một sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng phải được thiết kế dựa trên nhu cầu của khách hàng và gắn với lợi ích của họ. Khách hàng luôn đòi hỏi khi sử dụng dịch vụ, họ có được những cơ hội đầu tư tốt nhất mà không tốn nhiều chi phí và thời gian để thực hiện. Do vậy công ty cần có những sản phẩm như giao dịch trực tuyến trên internet, lập kế hoạch đầu tư, quản lý tài sản giúp khách hàng. Đối với những khách hàng là tổ chức, công ty cần có những dịch vụ hỗ trợ khách hàng như: phát hiện cơ hội đầu tư, phân tích đánh giá cơ hội đầu tư, lên chiến lược mua bán, thực hiện mua bán lô lớn, đánh giá các cổ phiếu mới phát hành và thực hiện giao dịch với giá tốt nhất.
- Đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: phải tiếp tục hoàn thiện những quy trình nghiệp vụ mà các công ty khác đang sử dụng. Xây dựng các hoạt động bổ trợ, xây dựng niềm tin ở khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ
Kế hoạch hóa doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Để có sự đầu tư một cách hợp lý và có hiệu quả trong các hoạt động của công ty, công ty cần lập một kế hoạch cụ thể các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động môi giới nói riêng và các hoạt động của công ty nói chung cần đạt được để đề ra các nhiệm vụ cần phải thực hiện trong trước mắt và lâu dài. Đối với hoạt động môi giới, để nâng cao chất lượng của hoạt động này, công ty cần đưa ra các mức chỉ tiêu cụ thể cần phải thực hiện, nguồn đầu tư cho kế hoạch này được phân bổ hợp lý rõ ràng, các hoạt động khác tích cực hỗ trợ hoạt động môi giới hoạt động, phân công cụ thể từng nhiệm vụ cho từng nhân viên và khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra.
Tận dụng lợi thế sẵn có của ngân hàng mẹ.
Do HBBS là công ty con của ngân hàng Habubank nên HBBS có thể tận dụng được một số lợi thế sẵn có từ ngân hàng mẹ. Một cơ hội có thể thấy là trong số khách hàng của ngân hàng, có rất nhiều khách hàng có thể trở thành khách hàng tiềm năng của công ty. Mà Habubank lại có lượng khách hàng dồi dào, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Nếu công ty tận dụng mối quan hệ sẵn có giữa ngân hàng mẹ với khách hàng thì chắc chắn sẽ làm tăng lượng khách hàng đến với công ty, việc tiếp cận và chiếm lòng tin của các đối tượng khách hàng này là tương đối dễ dàng nhờ mối quan hệ sẵn có của ngân hàng với các đối tượng này.
Lợi thế thứ hai đó là hiện tại, Habubank đã có sẵn một mạng lưới chi nhánh và các điểm giao dịch rộng rãi ở các tỉnh, thành phố lớn. Đây là lợi thế lớn nhất mà công ty chứng khoán có thể tận dụng cho hoạt động môi giới tư vấn đầu tư và tư vấn phát hành. Mặt khác chính khách hàng là người được hưởng nhiều tiện ích nhờ mối quan hệ này. Khi họ cần chuyển tiền từ tài khoản của ngân hàng sang tài khoản lưu ký chứng khoán và ngược lại khách hàng chỉ cần thực hiện một số thủ tục cần thiết và tương đối đơn giản nhanh chóng và an toàn.
Do vậy công ty cần tận dụng những lợi thế này nhằm làm tăng lượng khách hàng đến mở tài khoản, từ đó tăng doanh số giao dịch nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng thị phần của công ty trên thị trường.
Đào tạo nguồn nhân lực.
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công ty phải đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực để có một đội ngũ nhân viên đủ mạnh cả về quy mô và nghiệp vụ. Công ty cần xây dựng phương án đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, từng bước đào tạo đội ngũ cán bộ môi giới có chuyên môn sâu, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về kỹ thuật.
Nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực phục vụ, giảm chi phí và tăng cường hình ảnh, uy tín cho nghề môi giới chứng khoán. Trong điều kiện thị trường ngày càng phát triển, số lượng các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán ngày càng đông, nên việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ phải được tiến hành nhanh chóng, đảm bảo việc giao dịch của khách hàng được nhanh chóng và chính xác.
Mở rộng phạm vi hoạt động
Ngoài hai địa bàn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, HBBS nên tận dụng những chi nhánh của Habubank ở các thành phố khác để mở thêm các đại lý nhận lệnh ở các địa phương trên cả nước, mục tiêu là quảng bá vị thế của công ty, chiếm giữ địa bàn, thu hút khách hàng, đặc biệt là trên các địa bàn của các công ty niêm yết, giúp đỡ các cổ đông khi họ muốn chuyển đổi hay mua bán cổ phiếu, để khai thác thêm những khách hàng tiềm năng từ nhiều nơi khác nhau. Để làm được điều đo, công ty cần phải đào tạo nâng cao đội ngũ nhân viên đại lý, có chính sách và cơ chế riêng đối với hoạt động của đại lý.
Kiến nghị
Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán nhà nước.
Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của công ty chứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Để các giải pháp mà chuyên đề đã đưa ra được thực hiện một cách hiệu quả, em xin kiến nghị với UBCKNN tiếp tục bổ sung, cụ thể hoá và hoàn thiện khung pháp lý với các nội dung sau:
- Kiến nghị với Quốc hội xem xét sửa đổi bổ sung các luật, pháp lệnh và các văn bản pháp luật ở các ngành, các lĩnh vực liên quan khác nhằm tạo nên sự thống nhất cao trong hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho sự hoạt động và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Xây dựng và ban hành các quy định đối với từng ngành, lĩnh vực nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý điều chỉnh riêng rẽ, cụ thể hoạt động của công ty đi vào ổn định từ đó góp phần xây dựng ổn định chung của toàn thị trường.
- Hiện nay luật chứng khoán đã được ban hành và đã có hiệu lực tuy nhiên các văn bản hướng dẫn thi hành luật này vẫn còn chưa đầy đủ vì vậy em xin kiến nghị UBCKNN triển khai nhanh chóng việc ban hành các văn bản này để hướng dẫn các chủ thể tham gia trên thị trường và tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình hoạt động.
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá, tạo điều kiện cho các công ty tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Hiện nay có hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá. Số lượng các doanh nghiệp cổ phần hoá tương đối nhiều, các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng không phải là ít, tuy nhiên cho đến nay mới có gần 150 doanh nghiệp tham gia niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, và cũng xấp xỉ 150 công ty đăng ký giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Do vậy, trong thời gian tới UBCK cần đưa ra các biện pháp thúc đẩy hơn nữa các doanh nghiệp cổ phần hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia niêm yết bằng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ như: ưu đãi thuế, hỗ trợ các doanh nghiệp sau khi tham gia niêm yết
Tuyên truyền và phổ biến kiến thức chứng khoán và thị trường chứng khoán
Hiện nay, chứng khoán và thị trường chứng khoán đã được nhiều người biết đến, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên đây là lĩnh vực còn mới đối với đa số các tầng lớp dân cư và chỉ được biết đến ở những thành phố lớn. Ngoài ra, các thông tin về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà công chúng tiếp cận được chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các buổi nói chuyện chuyên đề nên hiểu biết của họ còn hạn chế. Trong thời gian đầu, UBCKNN đã tổ chức các khoá đào tạo cơ bản về chứng khoán, đào tạo phân tích và đầu tư chứng khoán, đào tạo về khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh chứng khoán và các kiến thức nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, phương pháp đào tạo của UBCK còn mang đậm tính lý thuyết, cụ thể:
- Việc học tập của học viên còn thụ động, khả năng tiếp cận với thực tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán còn nhiều hạn chế.
- Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều tài liệu về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng tài liệu chưa được biên dịch và in ấn rộng rãi cho công chúng, bên cạnh đó trên thị trường vẫn còn những tài liệu lạc hậu, sao chụp một cách máy móc, thiếu tính hệ thống, thiếu hướng dẫn người đọc và mang tính thương mại.
Vì vậy, em xin đề xuất với UBCKNN, cụ thể là Trung tâm đào tạo của UBCKNN một số vấn đề sau:
- Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và đội ngũ chuyên gia giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc phổ cập kiến thức cho công chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, truyền thanh, truyền hình, mở các khoá đào tạo miễn phí giúp người dân nắm được những kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- UBCKNN cần có những biện pháp tuyên truyền đặc biệt cho cho công chúng đầu tư, các doanh nghiệp tham gia thị trường để có thể huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi đầu tư vào tất cả mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- UBCKNN và Trung tâm giao dịch chứng khoán cần hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ từ các Sở giao dịch trên thế giới, các tổ chức, học viện tài chính quốc tế để đưa cán bộ đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn và học tập kinh nghiệm thực tế ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển.
- UBCKNN cùng với các chuyên gia tài chính và chuyên gia phân tích đầu tư chứng khoán xuất bản các giáo trình cơ bản và nâng cao, về chứng khoán và thị trường chứng khoán, các sách tham khảo viết về kinh nghiệm đầu tư của các nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng để công chúng tìm đọc và nghiên cứu được thuận tiện hơn, yên tâm hơn và tin tưởng hơn.
- Nâng cao nội dung đào tạo nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của công chúng. Khuyến khích các cán bộ, học viên, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đề xuất các đề tài nghiên cứu về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo từng vấn đề cụ thể.
Tóm lại, việc phổ cập kiến thức và nâng cao nhận thức của công chúng đầu tư là cần thiết, nhằm tạo một văn hoá đầu tư và thói quen đầu tư trong công chúng góp phần phát triển thị trường chứng khoán đồng thời giúp cho hoạt động môi giới có chất lượng cao hơn và nhằm một mục đích cuối cùng là làm thỏa mãn nhu cầu đầu tư, tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Kiến nghị đối với ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội
Để tạo điều kiện thuận lợi cho CTCK Habubank hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán, nâng cao thị phần và khả năng cạnh tranh trên thị trường, em xin đề xuất, kiến nghị lên Habubank một số nội dung sau:
- Đề nghị Ngân hàng xem xét nhanh chóng xúc tiến cổ phần hoá cho HBBS
- Trong tương lai, thị trường chứng khoán phát triển hơn, nhu cầu đầu tư tăng lên, HBBS sẽ cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ hoàn hảo để đáp ứng nhu cầu đó, nên HBBS rất cần có vốn để thực hiện. Do vậy, Habubank có chủ trương khuyến khích và cho phép CTCK được bổ sung tăng vốn điều lệ bằng nguồn thu nhập để lại và nguồn cấp bổ sung của Habubank trong những năm tới. Tuy nghiệp vụ môi giới không đòi hỏi vốn điều lệ lớn, nhưng để tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng hiệu quả, chất lượng hoạt động đòi hỏi công ty phải tăng vốn điều lệ.
- Ngân hàng chủ trương phối hợp với lãnh đạo công ty mở các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ nhân viên đặc biệt là nhân viên môi giới, có chính sách đãi ngộ, và giữ chân các nhân viên có tài, có chính sách khuyến khích nhân viên đóng góp tích cực vào hoạt động chung của công ty và ngân hàng. Cho phép HBBS thực hiện thí điểm việc thuê chuyên gia tư vấn, môi giới đầu tư theo chế độ cộng tác viên để hạn chế việc tăng biên chế mà vẫn đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
Việc nghiên cứu và sử dụng đồng bộ các giải pháp và kiến nghị trên sẽ góp phần giúp công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, và đặc biệt là chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán nâng cao và tiến bộ, đồng thời nâng cao uy tín của công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Kết luận chương 3
Kết thúc chương 3, chuyên đề đã trình bày các định hướng phát triển của HBBS và đồng thời cũng đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đó, căn cứ vào diễn biến của TTCK Việt Nam và thực trạng năng lực cạnh tranh của HBBS, chuyên đề đã đưa ra các kiến nghị đối với Uỷ ban chứng khoán nhà nước, Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội
KẾT LUẬN
Nâng cao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty
Trong quá trình hoạt động, CTCK Habubank nói chung đã đạt được một số kết quả nhất định. Doanh thu, thị phần và lợi nhuận của công ty và tỷ trọng của các hoạt động tăng lên, tuy nhiên mức tăng này không đều và ổn định, so với các công ty khác còn ở mức thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, vì vậy cần có biện pháp để khắc phục những hạn chế đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Có như vậy mới thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty và cạnh tranh được với các công ty khác trong môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Đào Lê Minh (chủ biên) – Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán – NXB Chính trị Quốc gia – 2002
2. PGS-TS Nguyễn Văn Nam, PGS-TS Vương Trọng Nghĩa – Giáo trình thị trường chứng khoán – NXB Thống Kê – 2001
3. Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006
4. Nghị định số 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán
5. UBCKNN, Báo cáo thường niên 2007
6. HBBS, Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2007
7. www.ssc.gov.vn
8. www.hbbs.com.vn
9. www.hastc. org.vn
10.www.saga.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7639.doc