Đề tài Năng cao năng lực cạnh tranh của công ty Sơn Kova trong bối cảnh hội nhập

Công ty không thể chỉ dựa vào hệ thống máy móc thiết bị hiện đại mà còn phải quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực của mình. Một trong những vấn đề có ý nghĩa sống còn chính là xây dựng và phát triển nguồn nhân lực hội nhập kinh tế quốc tế, Công ty luôn quan tâm tới việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức, tay nghề cho cán bộ, công nhân viên của mình nhưng hiện nay, đứng trước yêu cầu của việc thực hiện quản trị chiến lực đòi hỏi Công ty cần phải xây dựng được một hệ thống thu thập thông tin nhanh nhẹn, có chiến lược chính vì vậy, vai trò của người cán bộ làm công tác thu thập và xử lý thông tin (thông tin nội bộ cũng như bên ngoài) quan trọng hơn bao giờ hết . Công ty cần có chính sách cử cán bộ đi học ở các trường đại học kỹ thuật và kinh tế để đào tạo lại cán bộ cho phù hợp với yêu cầu mới của tình hình hình hiện nay cũng như sau này, cần chú trọng tới việc năng cao chất lượng đội ngủ lãnh đạo Công ty

doc78 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Năng cao năng lực cạnh tranh của công ty Sơn Kova trong bối cảnh hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ hiện đại và đồng bộ cùng với sự khai thác hiệu quả sẽ tạo ra sức mạnh lớn thể hiện ở chất lượng của sản phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên liệu. Chương 3- GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY SƠN KOVA 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Sơn KOVA 3.1.1. Định hướng phát triển chung của Công ty Sơn KOVA Tiếp tục năng cao chất lượng sản phẩm thông qua hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, Công ty luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, luôn bảo đảm mọi sản phẩm Sơn và chống thấm có tính năng kỹ thuật ổn định, bền vững theo thời gian. Bộ phận kinh doanh có chiến lược đúng hạn, linh hoạt để thị trường ổn định và phát triển và có chế độ hậu mãi chu đáo cho khách hàng, Bộ phận cung ứng luôn giao hàng cho Đại lý đúng thời hạn, chủng loại hàng hoá. Bộ phận nghiên cứu luôn tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Trang bị mới dây chuyền sản xuất và các thiết bị máy móc để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, hoàn thiện quy trình sản xuất, thi công ở các đơn vị để năng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng thật tốt yêu cầu của khác hàng. Công tác lập kế hoạch không chỉ dừng lại ở việc vạch ra những công việc cần thực hiện để nâng cao chất lượng các hoạt động tác nghiệp bên trong doanh nghiệp, mà còn tạo những thế mạnh giúp cho Công ty có thể đứng vững và phát triển ở môi trường cạnh tranh khắc nghiệt bên ngoài. Cần xem xét và đánh giá về xu hướng thị trường, nguồn lực kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, và môi trường kinh doanh để công tác hoạch định mang tính thực tiễn và hiệu quả cao. Với đường lối đúng đắn, Công ty ngày càng phát triển tốt và đang khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty đã đạt được sản lượng của Công ty năm sau lớn hơn năm trước, chất lượng sơn luôn được đảm bảo, bên cạnh đó Công ty đã tạo được việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên với mức lương ngày càng được cải thiện, đảm bảo được cuộc sống. Công ty đang dần trở thành một Công ty mạnh, đang có sự tín nhiệm của bạn hàng trong nước và ngoài nước. Đẩy mạnh phát triển sản phẩm Sơn KOVA cao cấp hiện nay chất lượng sản phẩm tương đối cao, được người tiêu dùng ưa thích, tuy nhiên các loại thùng và bao đựng còn chưa thật hấp dẫn, phong phú, hướng chiến lược trong thời gian tới là nghiên cứu, phát triển các loại thùng đựng bao bì cao hấp dẫn, phát triển sản phẩm cao cấp, đồng thời tiếp tục duy trì các sản phẩm phổ thông để đầu tư các sản phẩm khác, lượng tiêu thụ sản phẩm này tương đối lớn nhưng dự báo về sản lượng tiêu thụ sản phẩm này sẽ giảm và đi vào bảo hoà nên hướng chiến lược là tiếp tục năng cao chất lượng sản phẩm để tăng cường vị thế cạnh tranh cho chúng. 3.1.2. Định hướng phát triển trong thời gian trước mắt của Công ty Sơn KOVA Mục tiêu về thị trường là củng cố, duy trì các thị trường hiện tại và nỗ lực hơn trong việc mở rộng thị trường vào các nước khác tuy nhiên cũng không nên quá kỳ vọng vào mục tiêu xuất khẩu do hạn chế về chất lượng sản phẩm, cơ chế quản lý… mà tập trung sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, khi xuất hiện cơ hội vươn ra thị trường nước ngoài thì cần tranh thủ ngay, mục tiêu về sản phẩm KOVA là cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay để năm 2007 tổng sản lượng Sơn KOVA đạt 100000 tấn chiếm khoảng 20% thị trường, Trong những năm tới Công ty Sơn KOVA quyết tâm thực hiện mục tiêu sau: - Áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001- 2000. - Sản xuất tốt các mẽ Sơn trắng giảm tỷ lệ Sơn trắng phải xử lý từ 2% xuống 1.5%. - Sản xuất, dịch vụ, bảo hành, thi công hạn chế Sơn thu hồi từ 1% xuống 0.5%. - Không sai sót kỹ thuật do nguyên nhân chủ quan trên 0.2% giá trị công trình. - Xây dựng quy chế khai thác hiệu quả nhà kho mới (3000m2). 3.2. Một số giải pháp năng cao năng lực cạnh tranh theo định hướng phát triển của Công ty sơn KOVA 3.2.1 Thay thế nguyên liệu nhập ngoại bằng nguyên liệu trong nước 3.2.1.1. Cơ sở lý luận về thay thế nguyên liệu Về mặt hiện vật và giá trị là một trong những yếu tố không thể thiếu được cho bất kỳ quá trình tái sản xuất kinh doanh nào, nguyên liệu đóng vai trò là thực thể chính tạo ra sản phẩm, chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng của nguyên liệu. Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm vì là thực thể chính cấu thành nên sản phẩm nên nguyên liệu có tỷ trọng cao, do đó tìm nguồn nguyên liệu giá thấp sẽ làm giảm chi phí sản xuất và giảm giá bán trên thị trường. 3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn của thay thế nguyên liệu sơn KOVA Sản xuất sản phẩm sơn và chống thấm sử dụng nguyên liệu hoá học sau: Dầu sơn Tính năng tạo màng: Đầu là nguyên liệu tạo màng sử dụng sớm nhất trong công nghiệp, là nguyên liệu chủ yếu để tạo thành sơn dầu. Khi pha chế một số loại nhựa cũng dùng dầu. Các loại dầu thường dùng là Dấu chấu, dầu đay, dầu đậu, dầu thầu dầu. Nhựa - Nhựa thiên nhiên: Hổ phách, Cánh kiến, Bitum, Tùng hương - Nhựa nhân tạo: Nhựa chế biến từ tùng dương; Nitroxenlilozơ; Nhựa cao su - Nhựa tổng hợp: Nhựa phênolfomaldehit, nhựa ankyl, Nhựa amin... Nguyên liệu khác của sơn + Chất làm dẻo: Loại dần thực vật, loại Este tổng hợp, Các loại nhựa lỏng + Dung môi: Dung môi là chất lỏng bay hơi có tác dụng hoà tan chất tạo màng sau khi màng đóng rắn toàn bộ dung môi bay hơi, không lưu lại trên màng. Dung môi điểm sôi thấp Dung môi điểm sôi trung bình Dung môi điểm sôi cao + Chất pha loãng: Chất pha loãng sơn gốc nitro; Chất pha loãng sơn clovinyl; Chất pha loãng sơn gốc amin, Chất pha loãng sơn gốc acrylat, Chất pha loãng nhựa ankyl, Chất pha loãng sơn epoxi. Bột màu + Khái niệm bột màu: Bột màu là thành phần quan trọng tạo màu cho màng sơn, nó là chất rắn có độ hạt rất nhỏ, không hoà tan trong dầu hoặc dung môi. Bột màu được phân tán mòn đồng đều với chất tạo màng, có tác dụng che phủ bề mặt, chống xuyên thấu của tia tử ngoại làm cho màng sơn có màu, chịu nước, chịu khí hậu, năng cao độ cứng, độ mài mòn, kéo dài tuổi thọ màng sơn. + Tính chất của bột màu: Năng lực thể hiện màu Độ che phủ Tính chống gỉ Những chất phụ trợ khác + Chất làm khô: Chất làm khô là chất làm tăng tốc độ khô của màng sơn. Chất làm khô thường dùng là chất oxi hóa và muối kim loại như Côban, Mangan, chì …và các chất hữu cơ có thể xà phòng hoá của chúng: Chất làm khô côban. Chất làm khô mangan. Chất làm khô chì. Chất làm khô hỗn hợp. + Chất đóng rắn: Sơn tổng hợp có thể khô ở nhiệt độ thường hoặc sấy khô, nhưng có trường hợp cho vào các chất oxi hóa, amin …phản ứng với nhựa làm cho màng sơn khô đóng rắn. những hợp chất này gọi là chất đóng rắn. Nguyên liệu hầu hết nhập khẩu chịu thuế suất cao Nguyên liệu của Sơn và chống thấm KOVA chịu thuế suất nhập khẩu của nhà nước quy định, điều này làm ảnh hưởng đến giá bán và năng lực cạnh tranh của sản phẩm KOVA trên thị trường, là trăn trở của Công ty trong suốt thới gian qua, đồng thời chụi thuế suất nhập khẩu cao tính thiếu chủ động làm kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Sự phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu tương lai phát triển bền vững sẽ khó khăn nếu không hành động từ bây giờ. Nếu tìm ra biện pháp thay thế hoặc nhập khẩu nguồn nguyên liệu với chi phí thấp hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng thì chi phí sản xuất sẽ giảm là tiền đề cho hạ giá thành tăng cạnh tranh của Công ty. 3.2.1.3. Nội dung giải pháp thay thế nguyên liệu nhập khẩu Hạn chế nhập khẩu chỉ nhập những nguyên liệu trong nước không sản xuất được Công ty xem xét đánh giá các phương án nhập khẩu, đặt một phần hay tự chế biến có sự so sánh và đưa ra quyết định hợp lý trên cơ sở tính toán sau: + Đánh giá vật liệu theo giá vốn thực tế Giá thực thế nhập kho: Trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu nhập từ nhiều nguồn khách nhau nên giá của chúng trong những trường hợp khách nhau cũng khác nhau - Đối với vật liệu mua ngoài Trị giá vốn thực tế nguyên liệu nhập kho Trị giá mua thực thế nguyên liệu nhập kho Chi phí Thu mua Các khoản giảm giá hàng trả lại Thuế nhập khẩu ( Nếu có ) = ++ + - - Đối với vật liệu Công ty tự chế biến Trị giá vốn thực tế vật liệu nhập kho Các chi phí gia công chế biến Giá thực tế của vật liệu xuất gia công chế biến = + - Đối với Công ty thuê gia công ngoài Trị giá vốn thực tế vật liệu nhập kho Các chi phí vận chuyển bốc dở Số tiền phải trả cho người nhận gia công = + + Giá thực tế vật liệu xuất thuê ngoài gia công Hợp tác, tiếp nhận công nghệ sản xuất nguyên liệu từ nước ngoài Trong những giải pháp nhằm tìm nguồn nguyên liệu trong nước thay thế cần chú ý việc hợp các công nghệ và kinh nghiệm sản xuất nguyên liệu đây là điều cần thiết nhằm tạo sự chủ động trong sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm đã được khách hành tin dùng. Đặc biệt là những nước có ngành công nghiệp hoá chất phát triển là đối tượng học tập và liên kết có hiệu quả cao. 3.2.1.4. Hiệu quả của việc thay thế nguyên liệu Đảm bảo và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên liệu là phương hướng, biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả của việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước sẽ làm chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất, làm hạ giá thành sản phẩm đây là yếu tố cạnh tranh hàng đầu mà các doanh nghiệp cần hướng đến kế tiếp là tạo ra công ăn việc làm cho nhiều công nhân mới, phát triển thêm một ngành nghề cho đất nước. 3.2.1.5. Điều kiện thực hiện thay thế nguyên liệu Thành lập quỹ nghiên cứu, ứng dụng nguồn nguyên liệu thay thế Trong quá trình tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế cần có nguồn vốn và một kế hoạch cụ thể và hiệu quả sau khi có nhiều thí nghiệm tìm kiếm khả năng thay thế dự án khả thi nên tập trung phát triển nhanh chóng đưa vào sản xuất. Hợp tác với viện khoa học trong và ngoài nước Cùng với nỗ lực của bản thân, Công ty cần có sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí tìm kiếm nguyên liệu thay thế mà nhanh chóng triển khai các dự án khả thi, hợp tác viện khoa học trong và ngoài nước sẽ làm tăng khả năng thành công của dự án và nguyên liệu sản xuất được giám định bởi chuyên gia khoa học là yếu tố đảm bảo chất lượng cạnh tranh cho sản phẩm. 3.2.2. Hoàn thiện chiến lược truyền thông . Cơ sở lý luận của hoàn thiện chiến lược truyền thông Chiến lược truyền thông là một phần của chiến lược thị trường nó giúp cho doanh nghiệp truyền thông điệp của mình đến khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, qua đó tạo ra một vị trí vững trong suy nghĩ, nhận thức của khách hàng. Xây dựng một hình ảnh, giá trị cho một thương hiệu, gia tăng sự nhận biết của khách hàng về một sản phẩm. . Cơ sở thực tiễn của hoàn thiện chiến lược truyền thông Trong bối cảnh hội nhập và bùng nỗ thông tin công cụ truyền thông được các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả Xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng phát triển, kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) Công ty Sơn KOVA gặp nhiều môi trường cạnh tranh gay gắt, phải đối thủ rất mạnh như Sơn NIPPON, NISHU… là những Công ty nước ngoài có sự đầu tư cho truyền thông rất mạnh, thêm vào đó là việc xoá bỏ hàng trào thuế quan cùng nhu cầu tiêu dùng của thị trường ngày càng tăng cao, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh nhưng việc lựa chọn tự do của ngưòi mua và người bán, điều này dẫn đến Công ty càng khó khăn trong việc thu hút các khách hàng cũng như đối tác nhất là nhu cầu ngày càng biến động nên việc nắm bắt nhu cầu và đáp ứng nhu cầu là việc làm không đơn giản cần vận dụng công nghệ thông tin, sử dụng Internet, có trang chủ (Website), giao dịch qua mạng, thực hiện thương mại điện tử đang là một yêu cầu cấp bách để giao dịch và cạnh tranh phải được coi như một yếu tố khi hoạch định chiến lược sản phẩm. Sản phẩm KOVA ít xuất hiện trên các kênh truyền thông đại chúng Nhằm đặt mục tiêu thị trường của mình, Công ty Sơn KOVA cần phải có truyền thông với khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng của mình. Điều này có thể thực hiện một cách trực tiếp hoặc thông qua công cụ truyền thông báo cho thị trường khách hàng biết sản phẩm mới, giới thiệu một sản phẩm mới vào thị trường, truyền thông thuyết phục khách hàng về tính chất của sản phẩm, truyền thông nhắc nhở, xây dựng thương hiệu, bán hàng, đánh vào đối thủ cạnh tranh. . Nội dung của giải pháp hoàn thiện chiến luợc truyền thông So với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường có sự lựa chọ hình thức quảng cáo khác biệt. Trong khi hầu hết các đối thủ sử dụng sức mạnh của các công cụ truyền thông hiệu quả cao như truyền hình, báo. Công cụ truyền thông góp phần xây dựng chiến lược khách hàng thực hiện tốt chính sách khách hàng trên cơ sở nắm bắt và nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách của Công ty, năng lực sản xuất và diễn biến thị trường từ đó đưa ra chính sách phù hợp sự phát triển như đưa sản phẩm mới vào sản xuất, tăng sản lượng. Duy trì củng cố và phát triển quan hệ với khách hàng truyền thống mối quan hệ lâu dài quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty, việc quan hệ lâu dài với khách hàng giúp Công ty có được sự phản hồi chính sách của khách hàng đây là hình thức khách hàng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của chính bản thân mình. Nâng cao trình độ tư vấn cho khách hàng về sản phẩm KOVA và phương pháp thi công đúng kỹ thuật tăng tuổi thọ công trình. Công ty Sơn KOVA lựa chọn hình thức tài trợ cho các Quỹ phát triển tài năng trẻ làm công tác từ thiện, đây cũng là hình thức quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường tạo hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hang, song trong thời gian tới Công nên có chiến dịch quảng cáo trên phương tiện truyền thông nhằm đưa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn nhất là các sản phẩm mới ra thị trường và trực tiếp cạnh tranh với đối thủ trên phương tiện truyền thông, góp phần tăng sự lựa chọn cho khách hàng qua so sánh và tìm hiểu sơn phẩm của Công ty. Công ty nên sử dụng công cụ truyền thông sau: Truyền hình Gây chú ý cao, bắt mắt; hấp dẫn; làm khách hàng liên tưởng đến chất lượng; có thể kết hợp nghe nhìn, từ ngử và hành động . Các quảng cáo có mục đích làm cho khách hàng thể hiện hành động ngay, hoặc mua sản phẩm ngay, thích hợp xây dựng và quảng bá thương hiệu. Nhấn mạnh các hoạt động từ thiện và sản phẩm chất lượng của mình . Báo Được đánh giá là đáng tin cậy nhất có đủ diện tích để diễn đặt thông điệp của mình đến khách hàng; có thể sử dụng hình ảnh; có thể nhắm vào một đối tượng. Các hoạt động bán lẻ sử dụng giá kích thích khách hàng, thích hợp cho các chiến dịch khuyến mại ngắn, thích hợp các hoạt động cần giải thích dài dòng về lợi ích và các hoạt động thúc dục hành động ngay. Cần có bài báo ca ngợi tính nhân văn và công trình phúc lợi mà Công ty tham gia tài trợ. Bảng ngoài trời hoặc trạm, bến xe: Có thể nhắm vào khu vực địa lý nhất định, có thể đặt gần nơi bán hàng nhìn thấy nhiều lần như tại sân vận động. Thông điệp phải ngắn gọn vì khách hàng thường đi lượt qua; đối tượng nhìn thấy thường chỉ giới hạn trong những người có việc đi ngang qua khu vực ấy. Có thể nhắm vào một khu là hình thức minh chứng sử dụng chính sơn KOVA thiết kế biển quảng cáo. Internet Quảng cáo trên mạng là loại quảng cáo nhanh và rẻ chỉ với một chi phí thấp, công ty có thể cho toàn thế giới biết sự có mặt của mình, trong khi nếu quảng cáo truyền hình, báo in thì rất tốn kém. Tuy nhiên Công ty chưa thể tự mình kinh doanh trên mạng vì kinh doanh trên mạng không chỉ là lập một trang chủ mà còn liên quan đến hàng loạt những vấn đề phức tạp khác. Đây là một loại hình kinh doanh trình độ cao cách tốt nhất là Công ty Sơn KOVA nên hợp với các Công ty khác thành hiệp hội hoặc hợp tác với một đối tác nước ngoài giàu kinh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử để giảm rủi ro, bất trắc. 3.2.3. Tăng cường hợp tác, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước . Cơ sở lý luận của hoạt động liên kết Do yêu cầu bảo đảm tính thống nhất của quá trình tái sản xuất xã hội, tái sản xuất mở rộng là một quá trình thống nhất nhưng do tác động của phát triển phân công lao động xã hội và lực lượng sản xuất làm cho quá trình đó bị phân chia thành nhiều khâu độc lập đảm bảo tính thống nhất của quá trình tái sản xuất xã hội đòi hỏi phải kết hợp các khâu. Do tác động của quy luật cạnh tranh và quy luật tối đa hoá lợi nhuận cạnh tranh để giành ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là quy luật vốn có của các doanh nghiệp trong nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường. Liên kết kinh tế là hoạt động có quan hệ gắn bó, mật thiết với các đối thủ cạnh tranh khác trong nước. Cạnh tranh thúc đẩy kiên kết kinh tế, liên kết có thể bù đáp chổ yếu, khai thác điểm mạnh lẫn nhau có thể giúp cho Công ty thực hiện các hợp đồng kinh doanh mà tự mình không thể đảm nhận được hoặc thực hiện nhanh chóng và ít tốn kém nhất. 3.2.3.2. Cơ sở thực tiễn của hoạt động liên kết Trong bối cảnh hội nhập sự cạnh tranh gay gắt Không một tổ chức nào có thể độc lập mà có thế phát triển nhất là trong điều kiện hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, đòi hỏi Công ty Sơn KOVA phải tiến hành liên kết hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhằm tạo sức cạnh tranh cao hơn. Có như vậy mới có thể tồn tại và phát triển được, không chỉ hội nhập kinh tế mà còn khoa học kỹ thuật Công ty phải tăng cường liên kết kimh tế để nắm bắt, ứng dụng nhanh các thành tựu mới của tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với trình độ cao, có chu kỳ nghiên cứu và ứng dụng ngày càng rút ngắn. Liên kết để tăng khả năng sản xuất ra các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu mới phát sinh do tác động của tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại để tăng khối lượng lợi nhuận . Chiến lược trở thành tập đoàn sản xuất vật liệu xây dựng KOVA Ngoài sản xuất sơn và chống thấm KOVA Công ty Sơn KOVA sẽ kinh doanh trong các lĩnh vực khác như kinh doanh tư liệu tiêu dùng, kinh doanh tư liệu sản xuất, dịch vụ sơn các loại: Nhận thi công sơn, bả và chống thấm ; Tư vấn sử dụng các loại sơn và chống thấm, Sơn phủ, chống thấm cho mọi bề mặt, sơn trang trí nội thất, ngoại thất bằng sơn KOVA. Tận dụng công suất máy móc trong thời gian không sử dụng bằng cách, cho thuê máy móc và thiết bị xây dựng, dịch vụ vận tải hàng hóa . Công ty Sơn KOVA có đội ngũ kỹ sư tay nghề cao trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, sản xuất dầu Emulsion KOVA (Dầu bôi trơn, làm nguội, chống gỉ). Buôn bán thiết bị máy móc cho ngành xây dựng và giao thông , sản xuất và kinh doanh mực in và đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà đất. 3.2.3.3. Nội dung của liên kết Xác định rõ nhu cầu và mục tiêu của liên kết Mỗi hoạt động liên kết đều được xuất phát từ mục đích khác nhau, song cần phải xác định mục tiêu chính cụ thể: -Thực chất của liên kết là tập trung mọi nỗ lực và các nguồn lực của hai hoặc nhiều đối tác với nhau để phát triển một hoạch một vài hình thức kinh doanh nào đó. - Mục đích của liên kết là tăng khả năng cạnh tranh, phân tán rủ ro, chia nhau lợi nhuận thu được - Khi Công ty có nhu cầu liên kết thì phải xác định liên kết ở khâu nào, giải quyết vấn đề gì như liên kết ở khâu nguyên liệu nhằm giải quyết hiện trạng nuyên liệu nhập khẩu ngoài ra còn ở việc tiếp cận công nghệ, kỹ thuật mới, nhằm tạo thị trường tiêu thụ tăng khả năng cạnh tranh của Công ty… phải chú ý bảo đảm tính đồng bộ giữa mục tiêu họat động liên kết với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Tìm hiểu, lựa chọn đúng các đối tác liên kết Các đối tác cần được tìm hiểu, lựa chọn là các chủ thể kinh tế tương ứng, có khả năng thực hiện để thực thi quan hệ thoả thuận. Công ty có thể và cần thiết đầu tư chi phí để thuê các tổ chức trong và nước ngoài thẩm định khả năng thực lực của đối tác thể thiết lập quan hệ liên kết để lựa chọn đối tác phù hợp nhất, ở mỗi giai đoạn, công đoạn liên kết cần xác định chính xác và có kế hoạch làm việc cụ thể, tìm hiểu năng lực của bên liên kết và chủ động hợp tác đảm bảo quyền lợi của Công ty, tránh đầu tư sai lầm, lựa chọn đối tác có năng lực yếu kém gây tổn hại cho Công ty. Liên kết nhằm tận dụng hết công suất khả năng của mình đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các đối tác học hỏi kinh nghiệm, bổ sung khắc phục những khuyết điểm, hạn chế của mình tạo thành một sự liên kết trong nhiều lĩnh vực tạo mối quan hệ làm ăn vững chắc lâu dài hợp tác trên cơ sở hai bên đều có lợi liên kết trong nhiều mặt nhằm xây dựng vị trí của chiến lược sản phẩm qua sơ đồ 3.1. Sơ đồ 3.1: Vị trí của chiến lược sản phẩm của Công ty Sơn KOVA Ban lãnh đạo Công ty CT sơn KOVA Nhân sự CT sơn giao thông KOVA Tài chính Giá cả Phân phối khuyến mại Marketing SX & NC phát triển CT sơn KOVA tại Tp HCM Sản phẩm “ Nguồn: Công ty Sơn KOVA 2007” Các nguyên nhân thất bại của sản phẩm Công ty cần chú ý và tránh mắc phải theo điều tra của phòng kinh doanh: Đánh giá sai tiềm năng của thị trường. Các phản ứng bất ngờ từ đối thủ cạnh tranh. Thời gian giới thiệu sản phẩm ngắn. Có sự thay đổi mạnh mẽ trên thị trường. Điều khiển chiến lược không phù hợp. Đánh giá sai chi phí sản xuất. Tiêu dùng vào việc khuyếch trương ban đầu không hợp lý. Kiểm định sai thị trường. Kênh phân phối thiếu triển vọng. Công ty phải luôn quan tâm đến các sản phẩm thay thế hiện tại và các sản phẩm thay thế tiềm năng, các sản phẩm này có thể làm cho sản phẩm và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị tụt lại so với sự phát triển của thị trường Công ty cần: Nghiên cứu xu hướng thay thế, xác định rõ ràng loại sản phẩm thay thế. Phân tích mối quan hệ cung cầu và giá cả của sản phẩm thay thế. Nếu Công ty Sơn KOVA có đủ ưu thế của năm thế lực thì chắc chắn sẽ thành công. Các thế lực trên đây vừa tạo ra cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra nguy cơ đối với Công ty Sơn KOVA. . Điều kiện thực hiện lên kết Các điều kiện tham gia hoạt động liên kết kinh tế của các bên thường bao gồm: nguồn vốn, cơ sở vật chất, như nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị, bí quyết sản xuất, lao động kỹ thuật, sở trường, uy tín kinh doanh, khai thác và tổ chức tiêu thụ, sản xuất thu mua nguyên liệu cho sản xuất: Về nguồn vốn để góp vào liên kết kinh tế bao gồm cả nguồn vốn hiện có và khả năng huy động thêm của mỗi bên khi có phương án liên kết kinh tế khả thi. Đối với yếu tố nhà xưỡng, đất đai của mỗi bên tham giá liên kết kinh tế cần đầy đủ các giấy tờ xác định quyền sử dụng nhà xưởng, đất đai hợp pháp đã có quy hoạch được duyệt, yếu tố máy móc thiết bị của các bên cần được đánh giá chính xác giá trị hiện tại ở tại thời điểm liên kết theo mặt bằng giá thị trường trong nước và thế giới cần phải chú ý đến trình độ kỹ thuật của hệ thống thiết bị mà các bên tham gia định góp vào liên kết kinh tế. Thiết lập bộ máy quản lý và cơ chế quản lý và cơ chế quản lý hoạt động liên kết, đối với những quan hệ liên kết không thường xuyên được thực hiện thông qua hợp đồng liên kết kinh tế giữa các bên tham gia. Công ty có thể lập một bộ phận quản lý điều hành theo giỏi hoạt động phối hợp của doanh nghiệp, đối với những quan hệ kinh tế thường xuyên ổn đinh thông qua việc thành lập tổ chức kinh doanh mới các bên liên kết cử hội đồng quản trị tham gia vào tổ chức mới. Xây dựng cơ chế điều hành hoạt động giữa các bên theo nguyên tắc tự nguyện chấp hành, tuân thủ theo kiều kiện ràng buộc bảo đảm lợi ích thoả đáng cho mỗi bên trong những quan hệ mới nảy sinh. Nhờ có bộ phận, chi tiết bán thành phẩm được chế biến, chế tạo bằng hoạt động liên kết như gia công hoặc tổng số tiền tiết kiệm được từ chi phí sản xuất nhờ đi gia công, hiệp tác so với đầu tư kép kín tại Công ty. Trong điều kiện Công ty không đủ nguồn lực, công suất sản xuất thì liên doanh nhằm giảm một hay nhiều công việc để tăng hiệu quả kinh doanh là điều nên làm, ngoài ra Công ty có thể đảm nhiệm công việc, giai đoạn mà bên đối tác giao phó đây là mối quan hệ hai chiều rất cần thiết cho bất cứ doanh nghiệp nào trên thị trường. Hoàn thiện chính sách tạo động lực lao động Cơ sở lý luận của chính sách tạo động lực lao động Công ty không thể chỉ dựa vào hệ thống máy móc thiết bị hiện đại mà còn phải quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực của mình. Một trong những vấn đề có ý nghĩa sống còn chính là xây dựng và phát triển nguồn nhân lực hội nhập kinh tế quốc tế, Công ty luôn quan tâm tới việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức, tay nghề cho cán bộ, công nhân viên của mình nhưng hiện nay, đứng trước yêu cầu của việc thực hiện quản trị chiến lực đòi hỏi Công ty cần phải xây dựng được một hệ thống thu thập thông tin nhanh nhẹn, có chiến lược chính vì vậy, vai trò của người cán bộ làm công tác thu thập và xử lý thông tin (thông tin nội bộ cũng như bên ngoài) quan trọng hơn bao giờ hết . Công ty cần có chính sách cử cán bộ đi học ở các trường đại học kỹ thuật và kinh tế để đào tạo lại cán bộ cho phù hợp với yêu cầu mới của tình hình hình hiện nay cũng như sau này, cần chú trọng tới việc năng cao chất lượng đội ngủ lãnh đạo Công ty. . Cơ sở thực tiễn của chính sách tạo động lực lao động Chế độ đãi ngộ người lao động thiếu tính hấp dẫn hiện nay lương của cán bộ công nhân viên trong Công ty chưa cao, đây là trở ngại lớn của Công ty, đòi hỏi Công ty nhanh chống mở rộng sản xuất tăng lợi nhuận nhằm cải thiện đời sống của công nhân viên giúp cho họ yên tâm công tác, cống hiến hết mình cho sự phát triển của Công ty đây cũng chính là nguyên nhân làm cho năng suất lao động chưa cao ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường. . Nội dung chính sách tạo động lực lao động Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn cho công việc Từng vị trí trong Công ty đều phải chứng minh được vai trò của mình vì vậy cần: - Xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức và làm cho người lao động hiểu rõ mục tiêu đó. - Xác định nhiệm vụ cụ thể và các tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động ở trong các bản mô tả công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc đóng vai trò quan trọng. - Đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động, từ đó giúp làm việc tốt hơn. Tạo điều kiện để người lao động hoàn thiện nhiêm vụ Loại trừ các trở ngại cho thực hiện công việc của người lao động, liên tục tổ chức đào tạo và đào tạo lại, tập huấn cho cán bộ thị trường, tạo điều cho cán bộ thị trường năng cao kiến thức và năng lực làm việc, đặt ra những yêu cầu bắt buộc về phát triển thị trường, thường xuyên hội thỏa trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau. Cung cấp các điều kiện cần thiết cho công việc, khuyến kích cán bộ tự học tập, năng cao kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ tin học Công ty có thể trích kinh phí hỗ trợ hoặc khuyến khích bằng cách tạo cơ hội phát triển để nhân viên phấn đấu. Tuyển chọn và bố trí người phù hợp để thực hiện công việc, tìm hiểu năng lực sở trường của nhân viên nhằm sắp xếp đúng người đúng việc, phát huy tốt nhất khả năng của mỗi cán bộ nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác, ngăn ngừa rủi ro xảy ra. Kích thích lao động Sử dụng tiền lương như một công cụ cơ bản để kích thích vật chất đới với người lao động. Tiền công là bộ phận chủ yếu trong thu nhập và biểu hiện rõ nhất là lợi ích kinh tế của người lao động phải được trả thoả đang so với sự đóng góp của người lao động và phải trả công bằng Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến kích: tăng lương tương xứng thực hiện công việc, áp dụng các hình thức trả công khuyến kích, các hình thức tiền thưởng phần thưởng, để nâng cao sự nỗ lực và thành tích lao động của người lao động. Có chính sách ưu đãi, khen thưởng thỏa đáng đối với cán bộ giỏi có trách nhiệm, hiệu quả công việc cao, đông thời có kỹ luật thích đáng đối với hành vi tiêu cực. Có chính sách thu hút và ưu đãi các chuyên gia giỏi để thu hút được đội ngũ này về làm việc cho Công ty, hoặc làm cố vấn cho một số lĩnh vực. Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến kích phi tài chính để thoả mãn các nhu cầu tinh thần như: khen ngợi, tổ chức thi đua, xây dựng bầu không khí tâm lý- xã hội trong các tập thể lao động tạo cơ hội học tập, phát triển tạo cơ hội năng cao trách nhiệm trong công việc và cơ hội thăng tiến. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng công nhân viên để đề bạt, bố trí quản lý sử dụng cán bộ thực hiện nhiệm vụ phù hợp, phát huy tốt nhất khả năng cảu mỗi cán bộ nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác và ngăn ngừa rủi ro xảy ra. 3.2.5. Cải tiến và đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại . Cơ sơ lý luận cải tiến và đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại Một số những khó khăn lớn của Công ty là cơ sở hạ tầng, máy móc thấp kém, công nghệ sử dụng lạc hậu, không đồng bộ, chậm đổi mới trong nhiều năm. Đặc điểm về chuyển giao công nghệ chuyên giao mạnh mẽ giữa các quốc gia chúng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn những công nghệ mới thích hợp có hiệu quả cao tranh thủ được cơ hội đầu tư phát triển không chỉ là thuận lợi mà cũng là thách thức lớn đòi hỏi Công ty phải có trình độ, năng lực quản lý lựa chọn đúng hướng đầu tư, biết quản lý công nghệ một cách có hiệu quả trong việc năng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng lực cạnh tranh. Đổi mới công nghệ mang lại những lợi ích: - Cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm. - Duy trì và củng cố thị phần. - Mở rộng thị trường sản phẩm. - Mở rộng phẩm cấp sản phẩm, tạo thêm chủng loại sản phẩm. - Đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn và luật lệ . - Giảm tiêu hao nguyên liệu, năng lượng. - Cải thiện điều kiện làm việc, năng cao độ an toàn cho người và thiết bị. - Giảm tác động xấu của môi trường sống. . Cơ sở thực tiễn cải tiến và đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại Tương lai của sản xuất sơn Sơn có dung môi truyền thống sẽ được thay thế bởi sơn không có dung môi, sơn bột, sơn tan trong nước, sơn đóng rắn , sản lượng sơn có dung môi ở Mỹ năm 1979 chiếm tổng sản lượng 77,9%, đến nay giảm xuống chỉ còn 20%, tương lai sẽ: - Để đáp ứng nhu cầu xã hội cần có nhiều loại sơn khác nhau có chất lượng cao. Sơn dùng trong kiến trúc, dụng cụ gia đình chiếm địa vị quan trọng. - Kỹ thuật sản xuất sơn và kỹ thuật gia công sơn ngày càng năng cao, tiêu hoa năng lượng ngày càng giảm thấp. Thực tiễn máy móc, thiết bị hiện đại Xu thế hội nhập nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc hợp tác trong khoa học công nghệ giữa các quốc gia, sự hợp tác chuyển giao công nghệ rất đa dạng , liên quan đến bản chất của sản phẩm và quy trình, do thị trường toàn cầu đòi hỏi có sự xuất hiện của công nghệ hiện đại. Về mặt công nghệ chế tạo nhựa tổng hợp, nhiều Công ty Sơn ở nước ngoài dùng khí than để gia nhiệt, ưu điểm của phương pháp này là: khống chế nhiệt độ chính xác, gia nhiệt đồng đều, truyền nhiệt tốt, hiệu suất sử dụng trên 80% dùng đường ống vận chuyển chất lỏng, dung môi, dầu, nhựa lỏng… không những an toàn mà còn thuận tiện trong sản xuất. Để phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ sơn của Công ty cần phát triển theo 3 hướng sau đây: - Trên 90% nhiên liệu để chế tạo nhựa tổng hợp từ dầu mỏ, giá thành nguyên liệu ngày càng tăng do đó phải tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguyên liệu. - Chế tạo gia công, sấy sơn và sản xuất nguyên liệu sơn thường tiêu hoa nhiều năng lượng. Cứ sản xuất 1 tấn sơn cần 2,5 tấn dầu vì vậy cần tiết kiệm. - Điều kiện môi trường như ôi nhiễm không khí , xử lý nước thải, môi trường gia công sơn đòi hỏi chặt chẽ, vì vậy phải làm giảm sức lao động và ô nhiểm môi trường. . Nội dung chuyển giao công nghệ Dây chuyền sản xuất đồng bộ và hiện đại là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm KOVA trên thị trường , với công nghệ, máy móc hiện đại sẽ tạo ra điều kiện sản xuất sản phẩm có chất lượng chất lượng cao có sức cạnh tranh cao trên thị trường, các thiết sản xuất sơn có thể chuyển giao: + Máy lọc Chất làm dẻo của sơn, thị dụ như dầu thầu dầu cần phải tinh chế, loại bỏ các tạp chất trong dầu thầu như: chất diệp lục, dầu mỡ axit tự do, chất kết dính thực vật…qua quy trình hấp thụ, kết tủa, giữ nhiệt độ, được bơm sang máy lọc, để khử đi tạp thu được dầu thầu dầu tinh khiết. + Lò nấu Dầu thầu dầu sau khi được tinh chế đưa vào lò nấu, gia nhiệt và thổi không khí nén vào làm cho dầu oxi hoá ( làm tăng độ nhớt, tăng tính thấm ướt ), sau đó đưa vào sử dụng . + Máy khuấy bột màu Chất làm dẻo và các chất màu, theo tỷ lệ nhất định đưa vào máy khuấy, tạo thành dạng hồ đồng đều. Máy này có thiết bị để lên xuống được, có thể thay thế dung dịch và rửa sạch tuỳ theo ý muốn. + Máy nghiền 3 trục Hỗn hợp bột màu, chất làm dẻo ở trên được đưa vào máy nghiền 3 trục, qua ba đến sáu lần mài nghiền thành hồ mịn, nếu độ mịn hợp quy cách và được dùng trong sơn. + Máy khuấy sơn Hỗn hợp dung môi, nitrôxenlulô, chất pha loãng, nhựa đưa vào máy khuấy, hoà tan thành bán thành phẩm, sau đó đưa hỗn hợp chất màu vào, khuấy đều tạo thành sơn. + Máy quay Nếu không dùng máy khuấy sơn có thể dùng máy quay thay thế để tránh sự bay hơi của phần bay hơi trong sơn. Dùng máy quay, sự phân tán bột màu tốt hơn dùng máy khuấy. + Máy li tâm Sau khi chế tạo sơn, dùng máy li tâm cao tốc để lọc, khử đi những tạp chất thô được lớp sơn bóng + Máy đóng thùng Sơn được chế tạo ra được đưa vào máy đóng thùng, theo các trọng khác nhau, nhập kho, bán ngoài thị trường. Nhập công nghệ là hình thức chuyển giao công nghệ thông qua việc mua bán công nghệ nước ngoài. Công ty Sơn KOVA chỉ nhập máy móc mới hiện đại, còn lại sẽ cải tiến hệ thống máy móc hiện có tuy nhiên quá trình này phải được thực hiện bởi các chuyên gia nhằm đồng bộ hoá giữa máy móc, thiết bị củ và mới, tránh làm tổn thất, lãng phí. Trong quá trình thực hiện cần có sự tư vấn của chuyên gia nếu cần có thể thuê chuyên gia nước ngoài. Đề cao vai trò của công nghệ là bước làm có chiến lược tương lai, tránh cho Công ty rơi vào tình trạng đi sau các đối thủ cạnh tranh dẩn đến cạnh tranh yếu sẽ gây tốn thất rất lớn. Hiện tại nước ta có ngành chế tạo máy chưa thật sự phát triển và hiệu quả, đặc biệt là các loại máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp cho ngành sản xuất sơn và chất chống thẩm, vì vậy bước đi đúng đắn là lựa chọn những công nghệ phù hợp với mình có thể qua nhập khẩu hay chuyển giao công nghệ, nếu trong nước làm được tao có thể đặt hàng qua bản vẽ máy móc có bản quyền. Chuyển giao công nghệ không phải là việc đơn giản cần xem xét trên nhiều mặt đặc biệt chú ý đến tính phù hợp của nó đối với Công ty đồng thời chuyển giao công nghệ nhằm năng cao về chất lượng, tiết kiệm, tăng cao năng suất lao động một quá trình dài đòi hỏi sự nỗ lực của các bộ phận trong Công ty vì đi kèm với công nghệ mới là hình thức vận hành quản lý mới, mang lại sức sống mới cho doanh nghiệp. Sự kỳ vọng này chỉ biến thành hiện thực khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ở nhiều khâu nhưng trước hết là nguồn nhập khẩu phải có công nghệ sản xuất có đặc tính khí hậu và hệ sơn phù hợp với Công ty. Hiện nay khoa học công nghệ đang phát triển không ngừng, nố thể hiện ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ việc sản xuất giúp tăng hiệu quả và năng suất lao động, Công ty Sơn KOVA cần có chuyển giao công nghệ đảm bảo yếu tố sau: - Công nghệ chuyển giao phải đáp ứng nhu cầu, mục tiêu phát triển cuả Công ty trước mắt cũng như lâu dài. - Công nghệ chuyển giao đồng bộ hoá, hiệu quả và phù hợp với tiêu chí sản xuất và kinh doanh của Công ty. - Nhập công nghệ ở những nước có uy tín cao như Anh, Mỹ, Trung Quốc… - Đảm bảo trong khả năng đầu tư, trình độ tiếp nhận và quản lý của mình. - Công nghệ nhập có phải có khả năng sử dụng lâu dài có thể cải tiến lên cao hơn tiết kiệm chi phí trong tương lai. - Có sự tư vấn và tìm hiểu kỹ của chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ - Phải bảo đảm đúng luật pháp quy định - Đúng trình tự quy định nhập công nghệ nhằm hoàn thiện dây chuyền công nghệ sản xuất thể hiện qua sơ đồ 3.2. Sơ tuyển Báo cáo nghiên cứu khả thi Đánh giá Lập dự án nhập công nghệ Đàm phán ký kết hợp đồng Phê chuẩn Tổ chức thực hiện Nghiệm thu Sản xuất áp dụng Tiếp thu, cải tiến, đổi mới Đánh giá công nghệ Chuẩn bị Thực thi nhập Sử dụng Nhập Làm chủ Sơ đồ 3.2: Trình tự nhập công nghệ nhằm hoàn thiện dây chuyền công nghệ “Nguồn: Công ty Sơn KOVA 2007 ” Giai đoạn chuẩn bị + Lập dự án nhập công nghệ Xác định mục tiêu cần sản xuất sản phẩm sơn có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách công nghệ với khu vực. Căn cứ vào đường lối của của đảng và nhà nước ta chính sách chuyển giao thông thoáng và chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hóa của đất nước. Sơ bộ phương pháp nhập quy mô nhập lớn với các thiết bị hiện đại, địa điểm tại nhà máy Cầu Diễn và Hà Tây, xây dựng và cải tạo môi trường đạt công nghệ phù hợp về không gian và quy hoạch Nghiên cứu thị trường công nghệ nhập hiện tại công nghiệp sản xuất sơn rất phát triển trên thế giới vì vậy máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến có sự chuyển biến nhanh chóng ở nhiều nước nguồn cung cấp là ca các nước Mỹ, Trung Quốc, Singgapore, Nhật. Giai đoạn thực hiện + Đàm phán và ký hợp đồng Hợp đồng nhập công nghệ là căn cứ để tổ chức thực hiện, nghiệm thu, giám định cũng như là cơ sở để có thể đạt được các mục tiêu của dự án hay không. Tổ chức tốt đoàn đàm phán thường phải gồm chuyên gia công nghệ, chuyên gia ngoại thương chuyên gia pháp luật. Sau khi hợp đồng được phê chuẩn, tổ chức việc tiếp nhận thiết bị, tài liệu kỹ thuật, đào tạo nhân lực. Giai đoạn sử dụng + Nghiệm thu và sử dụng Sau khi hoàn thành việc tiếp nhận và lắp đặt, phải chuẩn bị suất xuất thử: Thử trang thiết bị đã lắp đặt, xây dựng và hoàn chỉnh quy trình công nghệ, tổ chức lao động, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng. Sản phẩm sản xuất thử phải được chuyển qua các cơ quan chuyên trách để thử nghiệm, giám định. Việc giám định nghiệm thu chỉ tiến hành sau khi có chứng nhận kiểm tra đạt nghiệm thu trong hợp đồng nhập công nghệ để kết luận có thể đưa vào sản xuất chính thức hay không. + Cải tiến năng cao công nghệ nhập Cải tiến năng cao công nghệ nhập là nhằm tăng cường quá trình tiếp thu, nắm vững tiến tới đồng hoá công nghệ được chuyên giao. Đây là một quá trình đòi hỏi phải đảm bảo được các điều kiện không chỉ nhân lực có đủ trình độ mà cả về tài chính. Cải tiến công nghệ nhằm phù hợp với thực tế của Công ty tuỳ thuộc đặc điểm và yêu cầu của sản xuất. Quy trình đề xuất và ghi nhận sáng kiến nhằm tạo quá trình quản lý có hệ thống và phát huy tính sáng tạo của mọi thành viên trong ty, động viên mọi cá nhân tập thể đóng góp và sự phát triển của Công ty. Phát hiện đề xuất và ghi nhận sáng kiến thể hiện qua sơ đồ 3.3. Sơ đồ 3.3 : Phát hiện đề xuất và ghi nhận các sáng kiến cải tiến Cá nhân, bộ phận phát triển nêu vấn đề Cần thiết nhưng cá nhân, bộ phận không đánh giá được Bộ phận có khả năng tự giải quyết Chuyển QMR (BP đánh giá) xem xét Tổng GĐ xem xét cho ý kiến, xem xét mức khen thưởng sau khi đạt hiệu quả Không thích hợp không giải thích được Tự xem xét Đề xuất phương án thực hiện “Nguồn: Công ty Sơn KOVA 2007 ” Công ty luôn chú trọng việc cải tiến công nghệ, phát huy mọi sáng kiến của cán bộ công nhân viên đây là nội lực của Công ty ngày càng tăng cường. Các sáng kiến có giá trị sẽ được xem xét và nghiên cứu ứng dụng đây là chính sách khuyến khích sự sáng tạo trong quản lý và sản xuất làm lợi cho Công ty và phù hợp với môi trường thực tế tại đơn vị. 3.2.6. Nâng cao chất lượng sản phẩm KOVA Để năng cao năng cao sức cạnh tranh của Công ty hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải đặc biệt chú ý, vì vậy trong những năm tới Công ty cần hoàn thiện chất lượng sản phẩm theo sơ đồ 3.4. Năng động Vệ sinh Liên kết Khối lượng Màu sắc Bán tự động Bán tự động Nhập khẩu Nhiệt tình Trình độ cao An toàn Đoàn kết Chế tạo sơn gốc Tinh chế và luyện dầu Nhựa tổng hợp Chất tạo màng chất pha loãng Chất lượng Con người Máy móc thiết bị Đo lường NVL Phương pháp Môi trường Sơ đồ 3.4: Biểu đồ nhân quả Chế tạo nhựa -Thể hiện mối quan hệ giữa kết quả hoạt động của quá trình, chỉ tiêu chất lượng và nguyên nhân yếu tố ảnh hưởng đến quá trình, vấn đề chất lượng gây ra kết quả đó. Sử dụng nhằm phân tích quá trình, xác định nguyên nhân gây ra vấn đề chất lượng, đào tạo hình thành thói quen xác định những nguyên nhân gây ra trục trặc. Qua biểu đồ xương cá ta xác định chất lượng sản phẩm tại Công ty Sơn KOVA thấy được các nhân tố tạo nên chất lượng cao và những tồn tại cần khắc phục nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng như là một lời cam kết với khách hàng trong những năm vừa qua và thu hút khách hàng mới. - Cán bộ nhân viên nắm chắc quy định về quản lý hồ sơ, quy trình, để cùng tác nghiệp xây dựng các quy định, hệ thống văn bản, quản lý các tài liệu, chứng từ. - Cung cấp tài liệu về ISO và các mục tiêu chất lượng cho tất cả cán bộ nhân viên trong phòng. - Tạo các buổi nói chuyện về mục tiêu chất lượng, tạo điều kiện hiểu biết và giải đáp các thắc mắc cho cán bộ nhân viên trong phòng. - Khi đã xây dựng và hiểu được tính chất quan trọng trong việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, cán bộ nhân viên phòng Kinh doanh sẽ thực hiện một cách nghiêm túc về các văn bản, giấy tờ, tài liệu, bảo quản, thực hiện và tìm cách đổi mới cho phù hợp với công tác kinh doanh trong từng thời kỳ. -Nắm chắc các thị hiếu khách hàng, luôn cập nhật các thông tin về thị trường, về các đối thủ cạnh tranh, giúp khâu sản xuất đưa ra được các kế hoạch sản xuất và nhập vật tư một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất. - Phân phối lưu thông hàng hoá trên thị trường tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, giúp khách hàng hiểu biết rõ về sản phẩm, hạn sử dụng của sản phẩm, tính năng tác dụng sản phẩm để sử dụng sản phẩm có hiệu quả, tránh cho Công ty phải thu hồi sản phẩm hỏng, quá hạn sử dụng. - Để thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật, kinh doanh được tốt hơn, có hiệu quả hơn, phòng Kinh doanh sẽ tập hợp, đánh giá các văn bản hiện có của phòng, tìm ra các điểm yếu, bất hợp lý trong cách thể hiện cũng như thi hành các văn bản. - Họp cán bộ nhân viên phòng thống nhất các văn bản về nội dung, về lưu trữ cũng như cách thực hiện văn bản, tạo cho cán bộ nhân viên thực hiện các quy định thành một thói quen thuần thục. Trong thời gian thực hiện, tập thể phòng luôn lưu ý để tìm ra các điểm chưa hợp lý để cùng nhau cải tiến cho phù hợp hơn. - Trong khi thực hiện công việc với các khách hàng, các công trình, phòng Kinh doanh luôn phải theo sát tư vấn kỹ thuật, sử dụng, tính năng tác dụng của từng loại vật liệu cho phù hợp với công trình, tránh để khách hàng phải kiến nghị về sản phẩm đối với các công trình. KẾT LUẬN Sự tồn tại của mỗi Công ty trên thị trường là sự chứng minh sản phẩm cung cấp cho thị trường của Công ty là cần thiết, có điều sự đáp ứng đó đặt được sự ủng hộ của thị trường đến đâu là tuỳ thuộc vào năng lực của từng Công ty. Công ty Sơn KOVA là một doanh nghiệp ra đời xuất phát từ nhu cầu xây dựng các Công trình và năng lực ngày càng năng cao của mình. Các sản phẩm của Công ty đã ngày càng có chổ đứng trên thị trường với sản phẩm phong phú về chủng loại, màu sắc. Trong thời gian thực tập tại Công ty, được sự hướng dẫn của các anh chị phòng kinh doanh và các thầy cô, em đã bổ sung thêm nhiều kiến thức về thực tế đã hoàn thành việc nghiên cứu đề tài “Năng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Sơn KOVA trong bối cảnh hội nhập”. Mặc dù đây là đề tài cần có sự phân tích rộng và sâu trên nhiều khía cạnh đòi hỏi nguời nghiên cứu phải có nhiều kinh nghiệm thực tế, song với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong việc năng cao sức cạnh trạnh của Công ty Sơn KOVA trong bối cảnh hội nhập em đã chọn đề tài này. Do thời gian thực tập chưa thật dài, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế khoá luận này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để nâng cao hơn nữa chất lượng của khoá luận. Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của T.S Trương Đức Lực, tập thể các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh và các anh chị phòng kinh doanh của Công ty Sơn KOVA để em có thể thực hiện khóa luận này. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Hà Nội, Ngày ...Tháng...Năm 2007 KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN T.S. Trương Đức Lực NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY SƠN KOVA Trong thời gian thực tập tại Công ty Sơn KOVA Sinh Viên Trần Đình Hưng đã chấp hành tốt : Đi làm đúng giờ quy định. Có tinh thần chịu khó học hỏi . Tham gia các hoạt động của phòng, Công ty. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Có nhiều ý kiến đóng góp mang tính xây dựng đơn vị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kinh tế và Quản lý công nghiệp, GS.PTS Nguyễn Đình Phan, NXBTK, 1999. 2. Quản trị chiến lược,PGS.TS. Lê Văn Tâm, NXBTK, 2000. 3. Báo cáo giới thiệu về hoạt động của Công ty, TGĐ Ngô Sỹ Quang, 2007. 4. Sơn và chống thấm, Công ty Sơn KOVA, 2005. 5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Phòng kế toán tổng hợp, 2006. 6. Sổ tay chất lượng của Công ty Sơn KOVA, Phòng tổ chức, 2007. 7. Giới thiệu năng lực Công ty Sơn KOVA . 2007 8. Quản trị Học, Th.S. Đào Văn Tú, NXBLĐ, 2006. 9. Kỹ Thuật sơn, Nguyễn Văn Lộc, NXBGD, 2005. 10. Nguyễn Đức Ngọ, Nghệ Thuật Maketing, 2004. 11. Nguyên lý Marketing, Nguyễn Đình Thọ, NXBĐHQGTPHCM, 2003. 12. Quản Trị Chất Lượng ,TS. Nguyễn Kim Định, NXBTK, 20053 13. Quản lý công nghệ, GVC. Nguyễn Xuân Tài, NXBTK, 2006. 14. Quản trị chức năng thương mại của doanh nghiệp công nghiệp, GS,TS Nguyễn Kế Tuấn, NXBTK, 2006. 15. www.kovapaint.com MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của Công ty Sơn KOVA 5 Bảng 2.1: Sản lượng sơn tiêu thụ trong, ngoài nước 18 Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty 2002-2006 26 Bảng 2.3: Đánh giá các thương hiệu sơn ......................................................................38 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu sản xuất của Công ty Sơn KOVA 7 Sơ đồ 1.2: Cơ cấu Phòng Kỹ thuật màu 9 Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Sơn KOVA 10 Sơ đồ 1.4: Cơ cấu Phòng Dự án 12 Sơ đồ 1.5: Cơ cấu Phòng kinh doanh 13 Sơ đồ 2.1: Mô hình 5 lực lượng của M Porter..............................................................17 Sơ đồ 2.2: Thị trường của Công ty Sơn KOVA 17 Sơ đồ 2.3: Phương thức trao đổi thông tin nội bộ.........................................................24 Sơ đồ 2.4: Quy trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000...............................................................................................................................32 Sơ đồ 2.5: Quá trình đánh giá chứng nhận và công nhận phù hợp với ISO 9001: 2000...............................................................................................................................33 Sơ đồ 2.6: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của Công ty Sơn KOVA 34 Sơ đồ 2.7: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của Công ty Sơn KOVA 35 Sơ đồ 2.8: Matrận SWOT 37 Sơ đồ 2.9: Hệ thống phân phối sản phẩm Sơn KOVA 40 Sơ đồ 3.1: Vị trí của chiến lược sản phẩm của Công ty Sơn KOVA............................56 Sơ đồ 3.2: Trình tự nhập công nghệ nhằm hoàn thiện dây chuyền công nghệ.............64 Sơ đồ 3.3 : Phát hiện đề xuất và ghi nhận các sáng kiến cải tiến 66 Sơ đồ 3.4: Biểu đồ nhân quả.........................................................................................67 Đồ thị 2.1: Sản lượng tiêu thụ sơn KOVA sơn theo thị trường.....................................18 Đồ thị 2.2: Doanh thu qua các năm……… ………………………………………….26 Đồ thị 2.3: Sản lượng Sơn qua các năm 28 PHỤ LỤC Một số Công trình tiêu biểu ứng dụng sản phẩm KOVA tại Hà Nội 1 Đài Phát thanh và truyền hình Việt Nam 2 Nhà hát lớn Hà Nội 3 Nhà ga T1 Nội Bài 4 Sân vận động quốc gia Mỹ Đình - Hà Nội   5 Cung thể thao dưới nước - Khu Liên hợp thể thao quốc gia   6 Công viên nước Hồ Tây 7 Bể bơi 10-10 - Giảng Võ   8 Phủ Chủ tịch   9 Cung văn hoá Hữu nghị Việt Xô 10 Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam 36 Lý Thường Kiệt    11 Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao   12 Thư viện quốc gia  13 Trung tâm Báo chí Thế giới 14 Trụ sở Báo Công an Nhân dân  15 Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia I 16 Ủy ban Thể dục thể thao 17 Nhà khách Chính phủ 37 Hùng Vương 18 Trụ sở Công an Quận Hoàn Kiếm 19 Nhà Lưu trữ TW Đảng - số 2 Hoàng Văn Thụ 20 Văn phòng Ngân hàng EU 34 Hàn Thuyên 21 Ngân hàng Công thương Ba Đình 22 Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng   23 Ngân hàng cổ phần Quân đội   24 Bệnh viện Xanh Pon  25 Bệnh viện Giao thông vận tải I 26 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức   27 Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô   28 Viện Y học Lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai    29 Nhà Dinh dưỡng bệnh viện Bạch Mai   30 Nhà kho thành phầm Traphaco   31 Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân 32 Đại học Luật 33 Trường Đại học An ninh 34 Đại học Quốc gia  35 Đại học Ngoại ngữ  36 Đại học Thể dục thể thao I - Từ Sơn 37 Đại học Xây dựng - Thư viện   38 Đại sứ quán Đức 39 Nhà riêng Đại sứ quán Mỹ 40 Đại sứ quán Australia 41 Đại sứ quán Áo  42 Đại sứ quán Thụy Sĩ 43 Đại sứ quán Đan Mạch 44 Đại sứ quán Trung Quốc   45 Trụ sở Ngân hàng tỉnh Hưng Yên 46 Công ty cho thuê tài chính NHCTVN 47 Học viện Không quân 48 Tổng cục Du lịch - 30 Lý Thường Kiệt   49 Cao ốc Văn phòng Vinaconex 14 tầng - số 2 Láng Hạ 50 Phòng họp Bộ Xây dựng 51 Phòng họp Công ty Tư vấn XD dân dụng Việt Nam - VNCC    52 Tổng Công ty Vinaconex 53 Trụ sở Công ty XD số 3 - Vinaconex 54 Tổng Công ty Than Việt nam 55 Tổng Công ty Xi măng Việt nam 56 Trung tâm Hỗ trợ tài năng trẻ 57 Trung tâm Lưu trữ quốc gia   58 Bowling Center số 8 Ngọc Khánh 59 Công ty Dược Phẩm Hà Tây 60 Công ty Nhựa Y tế   61 Công ty Ford Thăng Long   62 Nhà máy chế biến thực phẩm liên doanh Đài Loan 63 Trạm bơm Yên Sở - Thanh Trì 64 Nhà máy nước Cáo Đỉnh 65 Khách sạn Green Park - Trần Nhân Tông   66 Khách sạn Hilton   67 Khách sạn ASEAN 68 Làng quốc tế Thăng Long   69 Tổng Công ty Điện lực   70 Sân vận động Suối Hoa Bắc Ninh   71 Trạm bảo hành Toyota   72 Trường quốc tế - Liễu Giai   73 Trung tâm tiếng Đức - Đại học Bách Khoa 74 Hội vật liệu Xây dựng Việt Nam   75 Nhà khách chính phủ Hoàng Cầu 76 Học viện quốc phòng   77 Khu Công nghiệp Sài Đồng - Gia Lâm  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0077.doc
Tài liệu liên quan