Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

Bước vào sân chơi lớn, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những vận hôi, thời cơ mà hội nhập đem lại, đồng thời phải hạn chế những bất lợi. Đặc biệt phỉa xây dựng chiến lược cạnh tranh hợp lí, để khẳng định vị thế của hàng hoá Việt Nam trên trường Quốc tế. Xin giành lời dự báo của một chuyên gia về kinh tế Việt Nam trong hộI nhập thay cho lời kết: Từ nhiều năm, tiến sĩ Lê Đăng Doanh được biết đến như một nhà nghiên cứu kinh tế tầm cỡ, có những đánh giá, nhận định sâu sắc về bức tranh kinh tế VN sau khi mở hội nhập. Ông đã dự báo:" Có thể nói VN sẽ trở thành nền kinh tế năng động hơn, sẽ phải phấn đấu một cách gay gắt, quyết liệt hơn. Có ngành sẽ vươn lên được và có ngành sẽ gặp khó khăn. Hiện nay thì không thể nói sòng phẳng là những ngành nào gặp khó khăn được, nhưng có điều các DN nước ngoài sẽ không vào ào ạt bởi còn tuỳ theo sức mua, tuỳ theo khả năng thu được lợi nhuận của các Cty. Đừng coi WTO là "con ngáo ộp", là sẽ có một "cơn đại hồng thủy" các DN nước ngoài ào đây sẽ giết chết hết các DN vừa và nhỏ trong nước, giết hết các DN kinh doanh bán lẻ. Kịch bản ấy chưa diễn ra ở bất kỳ nước nào".

doc46 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8/2006, khi giá cà phê giao kỳ hạn tháng 1/2007 trên thị trường LIFFE tăng lên 1.300 USD/tấn, nhiều doanh nghiệp cà phê ở Đăklăk cho răng đã tột đỉnh và chốt giá bán hàng loạt (có một số công ty bán tới vài chục ngàn tấn). Nhưng, trớ trêu, đến tháng 11/2006, giá cà phê đạt mức 1.650 USD/tấn. Nhiều doanh nghiệp khốn đốn, lỗ đậm vì đã trót "nhỡ ký" bán hàng giá thấp. Trước đó, nhiều doanh nghiệp và tư nhân ở Đăklăk cũng đã thua tiền tỷ vì buôn bán cà phê trên mạng. Nhiều người lo lắng khi gia nhập WTO, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương nhất? Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho biết: Gia nhập WTO, những trợ cấp về nông nghiệp Chính phủ vẫn tiếp tục duy trì, đặc biệt là những công trình thuỷ lợi. Trong trái phiếu Chính phủ, dành cho giao thông 70% và 30% cho thuỷ lợi. Về chương trình giống, Chính phủ đã dành 3.000 tỷ đồng để nghiên cứu giống cho nông nghiệp. Trước đây, Chính phủ trợ cấp cho các doanh nghiệp, nhưng không hiệu quả, nay chuyển hướng trợ cấp cho người nông dân. Ông Vũ Khoan nhấn mạnh: "Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ có những hành động cụ thể. Bà con nông dân hãy tin Chính phủ sẽ có những chương trình đổi mới trợ cấp nông nghiệp và hãy tin rằng, trước sau gì thì lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn sẽ vẫn là ưu tiên cao nhất"!./. b. Cơ hội và thách thức: Ở Việt Nam, nông nghiệp đang là nguồn sinh kế chính của hơn 60% dân số cả nước, có ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp trong đó có 44% số hộ thuộc diện khó khăn và có nguy cơ tiềm ẩn tái nghèo. Với vị trí quan trọng như vậy nông nghiệp là chìa khoá của sự ổn định và phát triển đối với người dân. Trong bối cảnh hội nhập WTO, nông nghiệp nước ta có thể có thêm nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng có không ít những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực cho người nông dân, đặc biệt là người nông dân nghèo.Khi Việt Nam gia nhập WTO, những lợi ích tiềm năng bao gồm như mở rộng thị trường cho những mặt hàng xuất khẩu truyền thống nông nghiệp và thuỷ sản, đồng thời chúng ta có cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO giúp tránh được những vụ kiện vô lý như là cá ba sa giữa Việt Nam và Mỹ.Khi là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút được đầu tư nước ngoài đồng thời cũng có tiếng nói cùng với 149 nước khác khi WTO thảo luận các quy chế mới của WTO. Tuy nhiên, thách thức đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là đối với xoá đói giảm nghèo là rất lớn. • Cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và thuế quan Việt Nam là một nước 69% lực lượng lao động vẫn thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 45% dân số sống tại nông thôn sống dưới mức nghèo. Những thách thức lớn như là mức độ cạnh tranh thấp, hay phải đương đầu với trợ cấp xuất khẩu của các nước giàu, năng lực của Việt Nam thực thi các điều khoản cam kết, việc cắt giảm thuế quan và các trợ cấp nông nghiệp, việc Việt Nam không được tiếp cận đối với cơ chế tự vệ đặc biệt cho các sản phẩm chăn nuôi... Hiện tại, Việt Nam đang là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và thế giới với nhiều sản phẩm đặc trưng như cà phê, điều, hồ tiêu, chè, gạo. Thế nhưng khả năng chuyển từ sản xuất thô lên chế biến của các doanh nghiệp nội địa có thương hiệu riêng, tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm đang là một quá trình chậm chạp, khó khăn. Theo chuyên gia WTO của tổ chức Oxfam, Lê Kim Dung, Việt Nam đã cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp ngay sau khi hội nhập, trong đó có 5 năm quá độ cho việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu dưới dạng khuyến khích đầu tư, đồng thời Việt Nam sẽ phải cắt giảm mức thuế quan đối với các mặt hàng nông nghiệp. Hiện tại, mức thuế quan bình quân trong nông nghiệp của Việt Nam là 27%. Rất nhiều khả năng mức thuế này sẽ bị cắt giảm xuống khoảng 15%. Bên cạnh đó, nguy cơ Việt Nam sẽ tiếp tục phải đương đầu với các vụ kiện bán phá giá là hoàn toàn có thực, nhất là khi Việt Nam vẫn đang bị coi là nền kinh tế phi thị trường (kéo dài 12 năm đối với Mỹ). Đây là một điểm bất lợi đối với Việt Nam khi phải đương đầu với các vụ kiện này vì các nước sẽ được áp dụng những phương pháp tính toán linh hoạt hơn. • Cạnh tranh trong ngành chăn nuôi Không chỉ nông sản mà cả ngành chăn nuôi của Việt Nam cũng sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại khi gia nhập WTO. Một trong những thách thức đó là mức độ cạnh tranh trong ngành chăn nuôi hiện tại rất là thấp, cụ thể như là năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm chăn nuôi thị trường nội địa đều có mức cạnh tranh thấp hơn so với cạnh tranh quốc tế. Thách thức thứ hai là các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ phải đối mặt là trợ cấp của các nước giàu. Ví dụ một con bò của EU được hưởng trợ cấp một ngày là 2,62 USD, nhiều hơn thu nhập của người nông dân nghèo Việt Nam. Đây là một ví dụ để thấy trình độ phát triển chênh lệch quá lớn. Ngoài ra đối với những nước không còn dùng trợ cấp chăn nuôi như Australia, hoặc New Zealand thì ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đương đầu với hệ thống sản xuất rất hiện đại và hiệu quả. Một thách thức khác là Việt Nam sẽ không được tiếp cận với cơ chế tự vệ đặc biệt để chống lại những đột biến về nhập khẩu cho những mặt hàng chăn nuôi (thịt lợn, thịt bò). Như vậy, trong trường hợp khi Việt Nam mở cửa thị trường một cách mạnh mẽ thì việc tăng các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu sẽ có tiềm năng tác động đến giá của các mặt hàng trong nước. Trong khi đó, trình độ sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam còn quá thấp, đặc biệt là của nhóm người nghèo thì họ phải cạnh tranh trên một sân chơi không bình đẳng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để ngành nông nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh, thu hút được tỷ lệ lợi nhuận thì cần phải giải quyết hai bài toán trong khu vực nông nghiệp, nông thôn là lao động và phát triển những vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Giải quyết vấn đề này bản thân một mình nông nghiệp không làm được, mà đòi hỏi cả khu vực công nghiệp và dịch vụ phát triển để hút lao động ra, tạo thuận lợi cho tích tụ đất đai, sản xuất hàng hoá. • Đầu tư vốn, phát triển khoa học công nghệ Theo ông Phan Văn Ngọc, Giám đốc Tổ chức ActionAid Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc là họ xây dựng các xí nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường sức cạnh tranh cho họ. Chính phủ phải đầu tư cả tiền vốn và kỹ thuật. Điều này không thể làm trong thời gian ngắn mà phải có kế hoạch trung hạn. Trung Quốc và Thái Lan đã tiến hành cổ phần hóa một loạt các doanh nghiệp kém hiệu quả. Đối với những vùng nông thôn ở xa, chính phủ các nước này tiến hành quy hoạch lại các vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao tính cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam nên chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa thay vì sản xuất nhỏ lẻ. Ông Phạm Quang Diệu, Viện chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng kế hoạch hành động 5 năm 2006-2010 với những chương trình cụ thể về hướng đầu tư và nguồn vốn đầu tư về các hướng tăng cường năng lực cạnh tranh, phát triển khoa học công nghệ và đầu tư vào nông thôn tạo việc làm và hỗ trợ cho các vùng xa xôi và người nghèo, cải thiện môi trường đầu tư nông thôn, trợ giúp cho các doanh nghiệp nông thôn và các làng nghề. Gia nhập WTO là một quá trình tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp với không ít thuận lợi và khó khăn. Đã có nhiều giải pháp, chương trình hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn được xây dựng nhưng vấn đề là nhanh chóng hiện thực hóa các chính sách, giải pháp trợ giúp cho người dân, doanh nghiệp để tăng cường năng lực sản xuất, cạnh tranh với sản phẩm nông nghiệp của các nền kinh tế khác. Khi đứng vững trên sân chơi WTO thì kinh tế nông nghiệp sẽ tiếp tục trở thành động lực chính thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Ví dụ sinh động từ Trung Quốc cho thấy, trái ngược với dự báo của các chuyên gia kinh tế về một sự suy sụp trong ngành nông nghiệp nước này khi gia nhập WTO, một số ngành nông sản tăng vọt xuất khẩu, đe doạ cả nông sản Hoa Kỳ. Hiện Trung Quốc đang tiếp tục tăng cường đầu tư mạnh vào nông nghiệp về cơ sở hạ tầng, vốn, kỹ thuật, bãi bỏ thuế và giảm phí nhằm tạo ra một nền kinh tế nông nghiệp có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong WTO. c. Giải pháp: • Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp sang nền nông nghiệp hàng hoá và những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao. Bên cạnh đó tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất lượng, uy tín của các mặt hàng thế mạnh, đã tạo được chỗ đứng của nông sản Việt Nam. Chuyển từ cơ chế tự điều tiết sang cơ chế có sự quản lí của Nhà nước. Đồng thời nâng cao công tác dự báo, quy hoạch kế hoạch để có được thông tin, định hướng khuyến nghị... • Phát triển mạnh công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho nông nghiệp góp phần nâng cao giá trị nông sản. Nhà nước hỗ trợ ngân sách cho các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, vai trò của hợp tác xã, quy trình kĩ thuật và kí kết hợp đồng tiêu thụ ổn định cho nhà nông. • Ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Do thực tế thiếu vốn, khả năng tiếp thu có hạn của nông dân, Nhà nước xây dựng chương trình thuỷ lợi hoá, cơ khí hoá, điện khí hoá nông nghiệp nông thôn. Trong đó người nông dân phải là chủ thể trực tiếp hưởng thụ những thành quả đó. • Tăng cường liên kết "bốn nhà", hình thành các hiệp hội ngành hàng và đổi mới quan hệ ruộng đất ở nông thôn.: Sản xuất + Chế biến + Kinh doanh + Xuất nhập khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế mà thị trường đòi hỏi ở từng khâu trên cơ sở phân chia lợi nhuận và rủi ro nhà nông. Bên cạnh đó cần khẩn trương thành lập các hiệp hội ngành hàng trong nông nghiệp, nông thôn để hạn chế cạnh tranh nội bộ và tiếng nói bảo hộ của nhà nước khi gia nhập WTO. Mặt khác tiếp tục đổi mới quan hệ ruộng đất nông thôn theo hướng tích tụ tập trung đất đai tiến lên sản xuất lớn, gắn với phân công lao động trong nông nghiệp sang các ngành lĩnh vực khác trên địa bàn nông thôn. • Làm tốt công tác Marketing thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu và xác lập các kênh phân phối có hiệu quả của ngành nông sản. • Sẵn sàng sủ dụng các công cụ tự vệ theo quy chế WTO để bảo vệ sản xuất nội địa khi cần thiết. 2. Đối với mặt hàng công nghiệp: a. Thực trạng: Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang là vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. Chính đặc điểm này tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau càng cao giữa các quốc gia và khu vực. Các định chế và tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế đã được hình thành để phục vụ cho kinh tế - quốc tế, tạo lập hành lang pháp lý chung và để các nước cùng tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề lớn của kinh tế thế giới mà không một quốc gia nào có thể thực hiện một cách đơn lẻ. Gia nhập WTO là cơ hội lớn và cũng là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp. Công nghiệp Việt Nam - bên cạnh những cơ hội mới với khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ - sẽ phải đối mặt với những thách thức to lớn xuất phát từ các quy định của WTO về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ. Nâng cao năng lực cạnh tranh là giải pháp then chốt để kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng có thể hội nhập thành công. Với quá trình hơn 60 năm trưởng thành và phát triển, đặc biệt là sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, ngành công nghiệp Việt Nam đã có tương đối đầy đủ các phân ngành cơ bản cần thiết cho yêu cầu phát triển một nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, đã và đang đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, tham gia tích cực vào việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ với các thị trường trong khu vực và trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 16%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 19,4% trong giai đoạn 2001-2005, đưa ngành công nghiệp trở thành động lực phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước trong khu vực, thì khả năng cạnh tranh tổng thể của ngành công nghiệp nước ta còn yếu, thể hiện trên một số mặt chủ yếu quyết định năng lực cạnh tranh như năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học công nghệ, năng lực quản lý... đều còn hạn chế. Năng suất lao động so với các nước ASEAN 6 thấp hơn vào khoảng 2-15 lần. Nếu xét trên phương diện cạnh tranh sản phẩm, mặc dù ngành công nghiệp nước ta đã đóng góp tới 76% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, song mới tập trung ở một số nhóm mặt hàng có lợi thế như dầu thô, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ, hàng điện tử và linh kiện máy tính (5/7 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm)... Nhiều mặt hàng công nghiệp khác tuy có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao trong một số năm gần đây như hàng thủ công mỹ nghệ, dây và cáp điện, sản phẩm nhựa... nhưng giá trị còn nhỏ, thị phần chưa lớn. Lợi thế cạnh tranh của hàng công nghiệp hiện nay chủ yếu dựa trên nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên sẵn có, mà những lợi thế này, đặc biệt lợi thế cạnh tranh như giá lao động rẻ sẽ mất dần theo tiến trình phát triển và đi lên. Nguyên nhân của tình hình trên là do ngành công nghiệp nói riêng, cũng như cả nền kinh tế nói chung có xuất phát điểm thấp, lại chịu ảnh hưởng của nhiều năm chiến tranh và đang trong quá trình chuyển đổi theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ đầu của sự phát triển, chúng ta phải tập trung giải quyết các nhu cầu bức thiết của nền kinh tế, bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội, kết hợp từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển lâu dài và bền vững. Chính vì vậy, cơ cấu ngành công nghiệp cũng đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần công nghiệp chế biến, tuy nhiên do hạn chế về vốn, công nghệ, nên mức độ chế biến sâu còn hạn chế, giá trị gia tăng chưa cao, các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển tương xứng với yêu cầu, điều đó cũng hạn chế năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Xét về quy mô, phần lớn doanh nghiệp còn nhỏ bé, công nghệ còn lạc hậu so với trình độ trung bình của thế giới, lại thiếu vốn đầu tư cho phát triển, bộ máy và cơ chế quản lý còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc... nên năng suất lao động thấp, chủng loại sản phẩm chưa phong phú, đa dạng, thiếu tính độc đáo hoặc tính duy nhất trên thị trường, chi phí sản xuất cao... dẫn đến năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Một số yếu tố tác động khác làm cho sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh hạn chế là tỷ lệ lao động lành nghề còn thấp, các chi phí đầu vào như cước vận tải, viễn thông, một số loại phí dịch vụ... còn cao so với khu vực và thế giới, hoạt động xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường chưa đáp ứng yêu cầu, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, các yếu tố thị trường chưa hình thành đầy đủ và lớn mạnh... Với thực trạng như trên, khi gia nhập WTO, ngành công nghiệp phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Kinh nghiệm của 12 nước mới gia nhập WTO cho thấy, họ phải cam kết đối với 100% số dòng thuế công nghiệp với mức thuế trung bình thấp và không áp dụng các biện pháp phụ thu đối với hàng nhập khẩu. Đồng thời, các nước này còn phải tham gia sáng kiến cắt giảm thuế quan theo ngành, Hiệp định sản phẩm công nghiệp thông tin, Hiệp định hài hoà thuế quan đối với sản phẩm hoá chất v.v... Ngoài ra, các nước gia nhập sau thường phải cam kết thuế suất ở mức thấp hơn các nước gia nhập trước. Như vậy, khả năng bảo hộ của nhà nước để ngành công nghiệp đủ sức đối phó hiệu quả với sức ép cạnh tranh sẽ rất hạn chế và ngày càng bị thu hẹp. Đối với Việt Nam, khi gia nhập WTO, ngoài việc phải cam kết giảm đáng kể mức thuế áp dụng (đối với hàng công nghiệp là 9.465 dòng thuế với mức giảm khoảng 25% so với hiện hành xuống còn khoảng 12,6% trong thời hạn 5-7 năm), chúng ta còn phải dỡ bỏ các hàng rào phi thuế (hạn ngạch, giấy phép, thủ tục hải quan, trợ cấp...). Như vậy, có thể nói, cùng với các ngành kinh tế khác, ngành công nghiệp sẽ phải nỗ lực tối đa để tiếp tục đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, không chỉ ổn định và phát triển thị trường trong nước mà còn mở rộng thị trường ngoài nước để cung cấp ngày càng nhiều hàng hoá, dịch vụ của mình ra thế giới. • Năm 2006, ngành Công nghiệp đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ: Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 490.819 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2005. Tỷ trọng Công nghiệp và xây dựng năm 2006 đã chiếm tới 41,52% GDP của cả nước. Năm 2006 là năm đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng, đặt nền móng cho việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010. Mặc dù gặp nhiều khó khăn như giá các loại nguyên, nhiên liệu liên tục biến động ở mức cao, nhiều thiên tai và dịch bệnh hoành hành, nhưng dưới chỉ đạo kiên quyết của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, nhiều giải pháp đã được triển khai thực hiện nhằm kiểm soát và hạn chế tác động tiêu cực để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Do vậy, kinh tế của cả nước đã đạt được thành tích tốt, tăng trưởng GDP năm 2006 đạt 8,17%, cao hơn gần 0,2% so với kế hoạch đề ra. Năm 2006, ngành Công nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Công nghiệp và xây dựng năm 2006 đã chiếm tới 41,52% GDP của cả nước. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 10,37%, trong đó riêng công nghiệp tăng 10,18%. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn Ngành năm 2006 ước đạt 490.819 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2005. Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước là 31,8% (giảm 2,3% so với năm 2005); khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 30,0% (tăng 1,7% so với năm 2005); khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng công nghiệp, chiếm tỷ trọng 38,2% tổng giá trị sản xuất toàn Ngành (tăng 0,6% so với 2005). Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu năm 2006 đều tăng so với cùng kỳ, như: điện sản xuất tăng 13,4%, than sạch 18,7%, quặng apatit 21,4%, phôi thép 25,0%, xe máy lắp ráp 44,0%,... Có 6/8 vùng kinh tế và 42/64 địa phương đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng bình quân cả nước, trong đó có những tỉnh, thành phố chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn như: Vĩnh Phúc 25,6%, Bình Dương 25,3%, Hà Tây 23,3%, Hải Dương 23,2%, Cần Thơ 22,0%, Đồng Nai 22,0%, Hải Phòng 18,1%, Quảng Ninh 18,0%... đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của toàn Ngành. Năm 2006 cũng là năm Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới. Việc thực hiện nhiều cam kết trong AFTA, trong khuôn khổ Hiệp định thương mại (BTA) Việt Nam - Hoa Kỳ, APEC, WTO và các cam kết song phương khác là sức ép lớn đối với các ngành sản xuất trong nước và hoạt động thương mại. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu năm 2006 vẫn tăng trưởng cao, ước đạt 39,6 tỷ USD, tăng 22,1% so với năm trước. Ngành Công nghiệp đã có những đóng góp lớn, kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp năm 2006 ước đạt 30,12 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm 2005, chiếm 76,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tác chiếm 52,0% kim ngạch xuất khẩu cả nước và 68,2% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp. Năm 2006 đã chứng kiến nhiều sự kiện công nghiệp quan trọng. Chúng ta có thể kể đến sự ra đời 4 tập đoàn kinh tế mạnh của ngành Công nghiệp, là các tập đoàn: Dầu khí, Điện lực, Than và Khoáng sản, Dệt - May. Công tác đổi mới và sắp xếp lại DNNN tiếp tục được đẩy mạnh, thực hiện vượt kế hoạch 31,4% số lượng doanh nghiệp (46/35 DN) với tổng vốn điều lệ là 5.973,5 tỷ đồng. Các doanh nghiệp công nghiệp lên sàn chứng khoán đạt kỷ lục, chiếm tỷ trọng 14% về số lượng doanh nghiệp và 32,54% về tổng giá trị niêm yết. Việt Nam khai thác tấn dầu thương mại đầu tiên ở nước ngoài từ mỏ Sendor (Malaysia). Việt Nam khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện đầu tiên ở nước ngoài (dự án thuỷ điện Sekaman 3 tại Lào). Việt Nam đã đóng được tầu chở dầu trọng tải lớn nhất (13.500 tấn), được Đăng kiểm Nhật Bản giám sát cấp chứng nhận. Việt Nam có dự án công nghệ cao đầu tiên trị giá 1 tỷ USD do Tập đoàn Intel đầu tư. Đây là 1 trong 5 nhà máy lớn nhất thế giới và là nhà máy lớn nhất của Intel. Việt Nam cũng đạt kỷ lục về thu hút vốn FDI vào ngành Công nghiệp. Trong 797 dự án cấp mới với số vốn đăng ký 7,5 tỷ USD, ngành Công nghiệp chiếm 490 dự án (bằng 61,5% tổng số dự án), với số vốn 5,05 tỷ USD (bằng 66,8% tổng vốn đăng ký). Bên cạnh những thành công đã đạt được, ngành Công nghiệp cũng nhận rõ những tồn tại, yếu kém cần khắc phục. Phát triển của công nghiệp tuy đạt tốc độ cao, nhưng chưa thật vững chắc, biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (10,18%) còn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (17%). Nguyên nhân một phần là do nền kinh tế hiện nay vẫn đang tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông để giảm dần tỷ lệ thất nghiệp, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn như dệt may, da giày, lắp ráp hàng điện tử... Đây là những ngành chủ yếu sản xuất theo phương thức gia công nên mức đóng góp cho GDP còn thấp. Một số dự án trọng điểm của quốc gia, có tác động đến tốc độ tăng trưởng của Ngành cũng như của toàn nền kinh tế còn đang trong giai đoạn xây dựng, chưa đi vào hoạt động nên chưa tạo được đòn bẩy cho sự phát triển của Ngành. Bên cạnh đó, tốc độ đổi mới và chuyển giao công nghệ của toàn Ngành trong năm 2006 còn chậm nên hiệu quả sản xuất chưa được cải thiện nhiều. Số dự án phát triển ngành công nghệ mới, sử dụng nhiều chất xám còn ít, nhiều dự án mới chỉ ở giai đoạn nghiên cứu... Xuất khẩu hàng nhiên liệu, khoáng sản thô vẫn còn chiếm tỷ trọng cao (23,4%). b. Cơ hội và thách thức: (Theo chuyên trang Vi ệt Nam trên đ ường hội nhập 16/05/2007) Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra nhanh chóng, quyết liệt và trở thành xu thế phát triển không thể đảo ngược của nền kinh tế thế giới hiện nay. Trong quá trình này, sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới nói chung và các thành phần trong nền kinh tế của một quốc gia nói riêng đang ngày một gia tăng, được thể hiện ở xu hướng tăng cường các hoạt động hợp tác song phương, đa phương và các cấp độ liên kết khu vực. Nhận thức rõ về xu thế phát triển tất yếu nói trên của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã xác định rõ sự cần thiết phải tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tiếp tục được khẳng định là một nội dung quan trọng trong công cuộc Đổi mới của Việt Nam và được thực hiện với quy mô và mức độ ngày càng cao. Nhìn lại tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm vừa qua, chúng ta đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm tự do hoá các hoạt động kinh tế, chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước; xoá bỏ dần chế độ hai giá, từng bước tiến tới thiết lập chế độ một giá; mở cửa thị trường, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước, phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; tiến hành sửa đổi bổ sung và điều chỉnh kịp thời các chính sách và văn bản pháp quy; tăng cường việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có thể nói rằng, cơ hội lớn nhất mà ngành công nghiệp Việt Nam đã đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 20 năm qua là đã mở thêm được nhiều thị trường mới. Với việc ký kết Hiệp định Thương mại mậu dịch tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area-AFTA), Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thị trường được đánh giá là năng động nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trung bình hàng năm trên 7%. Thông qua Chương trình hợp tác Công nghiệp ASEAN (ASEAN Industrial Cooperation Scheme-AICO), các doanh nghiệp Việt Nam có thể có được các ưu đãi về hưởng mức thuế quan ưu đãi từ 0-5% trong việc buôn bán các sản phẩm công nghiệp giữa các doanh nghiệp tham gia, được công nhận tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm và được hưởng các ưu đãi phi thuế quan khác do các nước nội khối quy định. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (Bilateral Trade Agreement-BTA) năm 2001 cũng đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thị trường cho các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp Việt Nam có điều kiện làm quen, tiếp cận và ứng dụng các kỹ thuật công nghệ cao cũng như các phương thức, tác phong công nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Nhờ đó mà các doanh nghiệp của chúng ta có thể nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm các chi phí về nhân công, rút ngắn chu kỳ sản xuất của sản phẩm, đồng thời cũng đã tạo ra được những sản phẩm mới đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng và mẫu mã từ các nhà nhập khẩu, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam. Về vấn đề nhân lực, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang lại cơ hội nâng cao tay nghề cho người lao động và trau dồi kiến thức, nâng cao kinh nghiệm quản lý cho người điều hành quá trình sản xuất. Kết quả là các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã vào Việt Nam ngày một tăng trong hơn 10 năm trở lại đây. Riêng 4 tháng đầu năm 2006, con số này là trên 2,3 tỷ đô la Mỹ, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, công nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức ở trong và ngoài nước. Việt Nam đang trong giai đoạn cuối của quá trình đàm phàn gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc gia nhập WTO sẽ làm giảm đáng kể hàng rào bảo hộ từ phía chính phủ, tăng áp lực cạnh tranh cho các mặt hàng, ngành hàng. Mặt khác, chúng ta sẽ phải đối mặt với các vụ kiện có thể xảy ra do các quy định của WTO về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ... Trên thực tế, chúng ta còn thiếu kiến thức và thông tin về các tiêu chuẩn quốc tế (chất lượng sản phẩm, quy trình quản lý chứng nhận chất lượng sản phẩm, vấn đề bảo vệ môi trường...) cũng như về các cách thức tiếp cận thị trường và các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh từ các nước nhập khẩu nên sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. Hạn chế về vốn và công nghệ cũng làm giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng công nghiệp Việt Nam và giảm thiểu khả năng nắm bắt các cơ hội thị trường của doanh nghiệp trong nước. Hệ thống các ngân hàng tài chính của Việt Nam chưa phát triển đồng bộ và còn tồn tại nhiều yếu kém. Công nghiệp lắp ráp đang là chủ công của công nghiệp Việt Nam, trong khi công nghiệp chế tạo chưa có quy hoạch phát triển đồng bộ. Bên cạnh đó, các sản phẩm của Việt Nam còn phải cạnh tranh với sản phẩm các quốc gia khác, không chỉ tại trị trường thứ 3, mà trong một số trường hợp lại ở chính thị trường nội địa do thua kém về chất lượng và mẫu mã. Để có thể tận dụng mọi cơ hội khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, ngành công nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ phát triển theo hướng có chọn lọc, tập trung phát triển những ngành hàng, nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh, huy động tối đa mọi nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư và đầu tư có trọng điểm, kết hợp đầu tư mới với đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, áp dụng rộng rãi các phương pháp quản lý tiên tiến để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm... Đồng thời chúng ta cần tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công nghiệp; đẩy mạnh việc xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp theo hướng ổn định, minh bạch; quan tâm xây dựng hệ thống chính sách về phát triển khoa học-công nghệ trong ngành công nghiệp. Trong thời gian tới, cần tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tổng thể sắp xếp đổi mới các Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ; tăng cường tổ chức các hội thảo, các chương trình đào tạo kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế; mở rộng sự hợp tác, trao đổi với các nước và các tổ chức quốc tế để tìm hiểu và tham khảo những bài học về hội nhập. c. Giải pháp: • Để nâng cao chất lượng phát triển Ngành và sản phẩm công nghiệp, bên cạnh việc phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên theo chiều sâu, mở rộng theo cả hai hướng thượng và hạ nguồn trên chuỗi giá trị gia tăng, chúng ta cần tích cực chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang các ngành tiềm năng theo hướng công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Có thể nêu một vài giải pháp, cụ thể như: Tiếp tục phát triển với tốc độ cao các ngành công nghiệp dệt may, da giày để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm với những sản phẩm cao cấp, có giá trị gia tăng cao, đẩy mạnh thiết kế mẫu mốt, phát triển thị trường thời trang trong nước. Phấn đấu tham gia vào hệ thống phân phối toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Tiếp tục phát triển ngành chế biến nông, lâm, thủy hải sản theo hướng chế biến sâu, thoả mãn nhu cầu thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Phát triển ngành công nghiệp thực phẩm trên cơ sở công nghệ tiên tiến, sử dụng tối đa nguyên liệu trong nước, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuẩn Việt Nam và quốc tế, trở thành ngành kinh tế mạnh, hội nhập vững chắc. Tích cực tiếp nhận, chuyển giao công nghệ trong sản xuất, lắp ráp sản phẩm điện tử, từng bước vươn lên sản xuất linh kiện, phụ tùng để sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Phát triển ngành năng lượng trên cơ sở khai thác hợp lý, tiết kiệm nguồn năng lượng sơ cấp trong nước, sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, kết hợp trao đổi có hiệu quả năng lượng với các nước trong khu vực. Phát triển luyện kim với công nghệ cao, công nghệ phù hợp với quy mô nguồn nguyên liệu để bảo đảm thoả mãn nhu cầu thép xây dựng, thép tấm lá và một phần thép hợp kim. Phát triển ngành hoá chất, hoá dầu, hoá dược, phân bón theo hướng khai thác lợi thế về nguyên liệu trong nước, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Phát triển ngành cơ khí chế tạo, thiết bị điện thành ngành nòng cốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá với việc hợp tác hoá, chuyên môn hoá ngày càng cao. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển các nhóm ngành công nghiệp tiềm năng như sản xuất chi tiết linh kiện điện tử, phần mềm và công nghệ; hoá dược, hoá mỹ phẩm; thiết bị viễn thông, tin học; sản phẩm từ công nghệ mới. Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ; lấy khoa học - công nghệ và năng lực quản lý là chìa khoá cho việc nâng cao giá trị gia tăng cho mọi ngành và sản phẩm. • Để có thể tận dụng có hiệu quả mọi cơ hội mang lại khi gia nhập WTO, tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình hội nhập và phân công lao động quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế, ngành Công nghiệp đang và sẽ phát triển theo hướng lựa chọn, tập trung vào những ngành hàng, những nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh, huy động mạnh mẽ những năng lực còn tiềm ẩn, đẩy mạnh đầu tư và đầu tư có trọng điểm, kết hợp đầu tư mới và đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, áp dụng rộng rãi những phương pháp quản lý tiên tiến, áp dụng mọi giải pháp cần thiết để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm... Tất cả đều nhằm tới đích cuối cùng là thoả mãn ở mức cao nhất những nhu cầu cơ bản của nền kinh tế và đưa ngành Công nghiệp trở thành ngành có sức cạnh tranh cao, tiếp tục là động lực phát triển kinh tế. Với những định hướng như trên, Bộ đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý; Phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có khả năng mở rộng thị trường đi đôi với phát triển những ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp tiềm năng theo hướng công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách DNNN, khuyến khích mọi người đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ; Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tuyên truyền, phổ biến và bồi dưỡng kiến thức về sở hữu trí tuệ, hệ thống kiểm dịch động thực vật (SPS), hệ thống rào cản kỹ thuật (TBT), nhằm nâng cao nhận thức của công chức và doanh nhân;… Các doanh nghiệp (DN) cần nỗ lực tối đa nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để đón bắt cơ hội làm ăn mới. Đây cũng là một nhân tố quan trọng có tính quyết định tới năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính vì vậy, các DN Việt Nam nói chung và DN ngành Công nghiệp nói riêng phải khẩn trương xây dựng chương trình, hệ thống các giải pháp để vượt qua các thách thức, tận dụng có hiệu quả các cơ hội để phát triển. Cần tập trung hơn nữa việc đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, xây dựng thương hiệu, hoạt động marketing, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào sản xuất - quản lý, đào tạo và thu hút nhân tài... Bộ Công nghiệp cũng hết sức khuyến khích, tạo điều kiện để phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp công nghiệp, khuyến khích việc hợp tác trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài, nhằm tận dụng thế mạnh của mỗi bên, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường. Bộ đã bắt đầu tổ chức các hội thảo, mở các lớp đào tạo kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế; mở rộng hợp tác, trao đổi với các nước và tổ chức quốc tế để tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệm về hội nhập; tổ chức tốt công tác thông tin thương mại phục vụ doanh nghiệp... 3. Đối với sản phẩm dịch vụ: Cùng với xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế trong nước, bên cạnh việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng Nông nghiệp, Công nghiệp hướng ra xuất khẩu. Việc nâng cao chất lượng của sảm phầm các loại hình dịch vụ cũng là việc làm rất cần thiết, nó phù hợp với chính sách của Nhà nước trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đối với các nên kinh tế của các nước phát triển trên thế giới, thì tỉ trọng của ngành dịch vụ trong GDP chiếm một tỉ lệ rất cao. Do đó để hội nhập kinh tế quốc tế thì bên cạnh việc nâng cao tỉ trọng của ngành dịch vụ đồng thời phải nâng cao chất lượng, hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ trong nước để đủ sức cạnh tranh với các loại hình dịch vụ hoàn hảo, tiện ích của các nền kinh tế phát triển khi hội nhập. Để nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành dịch vụ thì phải xem xét đến thực trạng của từng lĩnh vực để có thể đưa ra những giải pháp. Dưới đây là thực trạng và giải pháp của một số lĩnh vực dịch vụ bị tác động lớn khi hội nhập. a. Đối với hoạt động ngân hàng: (Theo trang web:www.NCIEC.com.vn.trang tin tức ngày03/05/2007) Sức ép về mở cửa dịch vụ tài chính, ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đang buộc các ngân hàng trong nước phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh nếu không muốn tụt hậu. • Thực trạng: Theo kết quả khảo sát của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, nhóm các ngân hàng Việt Nam bao gồm 6 ngân hàng quốc doanh và 34 ngân hàng cổ phần đang chiếm lĩnh thị trường trong nước với thị phần tương đối lớn. Điều này có được là vì các ngân hàng trong nước không phải chịu những hạn chế về quy mô hoạt động hay số lượng các chi nhánh trong một khu vực. Ngoài ra, một số lượng lớn khách hàng truyền thống là các công ty nhà nước đã tạo thêm sức mạnh cho nhóm này. Trong giai đoạn 2001-2004, tổng vốn đăng ký của các ngân hàng Việt Nam đã tăng lên 3,5 lần, từ 6.000 tỷ đồng lên 21.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức vốn trung bình của cả ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần vẫn thấp, chỉ từ khoảng 20 triệu USD đến vài trăm triệu USD. Vốn tự có hạn chế đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng vốn điều lệ và khả năng đảm bảm tỷ lệ an toàn vốn 8% theo thông lệ quốc tế của các ngân hàng. Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển của Ngân hàng Nhà nước, điểm yếu rõ nhất của ngành ngân hàng Việt Nam là thiếu một hệ thống pháp lý có thể bảo vệ các lợi ích của ngân hàng với tư cách là bên cho vay trong trường hợp khách hàng phá sản. Đối với các ngân hàng nước ngoài, vấn đề này được coi là rất nghiêm trọng và họ luôn chú trọng bảo vệ lợi ích của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro, thất thoát vốn. Một điểm yếu khác là mặc dù đã tách bạch giữa hoạt động kinh doanh thương mại và hoạt động cho vay chính sách theo chủ trương của Chính phủ, song việc cho vay theo chỉ định vẫn tiếp diễn, làm cho tình trạng nợ quá hạn vốn đã rất nghiêm trọng ở các ngân hàng thương mại có nguy cơ bị kéo dài, từ đó cản trở quá trình cổ phần hóa. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài lại hoạt động lành mạnh, thể hiện ở tỷ lệ quá hạn thấp và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có và trên tài sản có đạt mức cao. Tình trạng thiếu minh bạch trong các báo cáo tài chính của các khách hàng doanh nghiệp cũng là một điểm yếu của ngân hàng trong nước. Hiện nay có rất ít doanh nghiệp được kiểm toán. Việc thiếu kiểm toán và kiểm toán minh bạch đã gây khó khăn cho việc đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp và làm ngân hàng khó có thể có quyết định cho vay hiệu quả. Đây chính là vấn đề cản trở các ngân hàng làm ăn với doanh nghiệp và cũng lý giải tại sao các ngân hàng nước ngoài chủ yếu cho các doanh nghiệp lớn vay vốn và hạn chế hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. • Giải pháp: Theo các chuyên gia, để có đủ khả năng cạnh tranh, ngành ngân hàng cần triển khai một loạt các chính sách mang tính toàn diện. Trước hết, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng phù hợp với yêu cầu hội nhập, lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính, tăng cường nguồn nhân lực và hiệu quả bộ máy quản lý, củng cố mạng lưới chi nhánh. Bên cạnh đó, các ngân hàng trong nước cần đưa ra các sản phẩm dịch vụ nhiều tính năng, có chuyên nghiệp cao, chi phí thấp và thuận tiện để có thể giữ được các thị phần đang nắm giữ. Các ngân hàng cổ phần cần tăng cường hợp nhất để có đủ năng lực tài chính tham gia các dự án lớn, góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng ở Việt Nam./. b. Đối với thị trường chứng khoán: Trong năm nay, khả năng gia nhập WTO của Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được. Trước đó, từ tháng 6 năm nay, Việt Nam và Mỹ đã ký những thỏa thuận về rất nhiều vấn đề, trong đó có các vấn đề về thị trường chứng khoán. Hiện tại, Việt Nam cho phép các ngân hàng nước ngoài nắm giữ mức cổ phần tối đa là 49%. Các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng các công ty chứng khoán nước ngoài chỉ được phép thành lập văn phòng đại diện tại đây. Điều này ở một khía cạnh nào đó, làm cho thị trường tài chính của Việt Nam chưa mang lại sức hấp dẫn đáng kể cho các nhà đầu tư nước ngoài. Khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty chứng khoán nước ngoài có thể tham gia thành lập liên doanh với số cổ phần tối đa là 49%. Năm năm sau đó, số cổ phần tối đa của phía nước ngoài tại các liên doanh này có thể được tăng lên tới 100% và các công ty chứng khoán này có thể đưa vào Việt Nam một số hoạt động chứng khoán của mình như quản lý tài sản, tư vấn, v.v... Các công ty đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia trong lĩnh vực tài chính. Các quy chế về tiếp cận thị trường nước ngoài sẽ tương tự hoặc cao hơn so với các quy chế này của các nước OECD. Với những thỏa thuận này, sự tham gia của phía nước ngoài vào thị trường chứng khoán VN đã có những gia tăng đáng kể. Nhiều quỹ đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư lớn đang được thành lập và một số đã đi vào hoạt động như quỹ đầu tiên của Vietnam Holdings đã có số vốn lên tới 120 triệu USD; tập đoàn KYPMG của Hàn Quốc dự kiến thành lập quỹ đầu tư có số vốn 40 triệu USD và quỹ thứ 2 có số vốn 80 triệu USD; quỹ PPF của Séc dự kiến giai đoạn đầu đăng ký số vốn khoảng 50-60 triệu USD,... Bên cạnh đó, đánh giá lạc quan của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFM) về tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm tới đã dự báo giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn hoàng kim của nền kinh tế Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng có những dấu hiệu cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. c. Đối với ngành viễn thông di động: Cánh cửa vào WTO đang dần mở ra đối với VN. Và, cũng như nhiều lĩnh vực khác, các doanh nghiệp viễn thông VN đang ở trong tư thế chuẩn bị đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài. Với những doanh nghiệp kinh doanh viễn thông di động, sức ép đó càng lớn hơn, bởi đây được xem là thị trường sẽ phải mở cửa sớm nhất và cũng là một trong vài lĩnh vực có tính toàn cầu hóa lớn nhất hiện nay. • Sức hút của thị trường Việt Nam Trong những năm qua, thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 60%-70%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Xếp về mức độ tăng trưởng cao trên thế giới về viễn thông di động, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Hiện nay, tổng số thuê bao di động trên cả nước đạt hơn 12 triệu thuê bao - trong khi dân số Việt Nam là xấp xỉ 84 triệu. Tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thu hồi vốn lớn... là những yếu tố khiến lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam thu hút sự chú ý của không ít nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ mạng di động hàng đầu thế giới trong thời gian qua ráo riết tiếp xúc và tìm cách tạo dựng tên tuổi của mình ở Việt Nam. Ngoài những hãng tên tuổi như Motorola, Siemens, Ericsson, Nokia… đến những hãng lần đầu tên được nhắc đến tên ở Việt Nam như Telenor của Na Uy đến Lucent Technologies của Mỹ… Chính vì sức hút lớn của thị trường viễn thông di động Việt Nam, mà chắc chắn rằng, khi gia nhập WTO, các nhà cung cấp mạng di động Việt Nam sẽ chịu sức ép rất lớn từ các hãng tên tuổi của nước ngoài. Nhiều hãng nước ngoài đã không giấu giếm dự định và tham vọng mua lại cổ phần của các mạng MobiFone và VinaPhone khi những mạng này được cổ phần hóa và đưa ra sàn giao dịch chứng khoán! Điều này đồng nghĩa với việc, nếu không có những chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn, có thể những mạng di động Việt Nam sẽ bị các hãng nước ngoài “thôn tính”. Kinh nghiệm về kinh doanh và khai thác mạng, cũng như công nghệ - là điểm mà các mạng di động Việt Nam chưa thể bằng các hãng tên tuổi nước ngoài. Và, đó có thể là điểm yếu mà các hãng nước ngoài sẽ khai thác triệt để nhằm tìm kiếm thị phần ở thị trường Việt Nam khi Việt Nam đã gia nhập WTO. • Các mạng di động Việt Nam đã làm gì? Theo ông Hồ Công Việt - Trưởng phòng Kinh doanh mạng của Công ty VinaPhone, hiện nay việc đầu tư xây dựng thêm các mạng di động mới ở Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài không dễ dàng, bởi đến nay, nước ta đã có tới năm mạng di động (VinaPhone, MobiFone, Viettel Mobile, S-Fone, E-Mobile) đang hoạt động, sắp tới lại có thêm mạng di động 092 của Hanoi Telecom. Trong khi đó, thông thường ở các nước phát triển cũng chỉ có từ 1 đến 4 mạng di động. Về mặt công nghệ, hiện Việt Nam đang triển khai hai công nghệ di động tiên tiến của thế giới là GSM và CDMA (ba mạng di động sử dụng công nghệ GSM và ba mạng di động sử dụng công nghệ CDMA). Vì vậy, các doanh nghiệp nước ngoài cũng khó có thể phát triển công nghệ di động khác ở Việt Nam. Từ 1/6 vừa qua, VinaPhone, MobiFone, Viettel Mobile đồng loạt giảm giá cước và cả 5 mạng di động ở Việt Nam đều thực hiện phương thức tính cước 6 + 1 giây. Đây là phương thức tính cước tối ưu, giúp tiết kiệm 15% chi phí cho khách hàng. Nếu so sánh mặt bằng chung với các nước khu vực, thì cước viễn thông di động của Việt Nam hiện nay đã ở mức trung bình, không còn cao nhất nhì khu vực như cách đây 5 năm. Một điều dễ dàng nhận thấy là cước dịch vụ di động ở Việt Nam đã dễ dàng được mọi tầng lớp trong xã hội chấp nhận, và điện thoại di động đã trở thành 1 vật dụng bình thường. Những điều đó nói lên mức độ “an toàn” của thị trường di động Việt Nam là khá cao, trước sức ép từ các doanh nghiệp nước ngoài trước ngưỡng cửa WTO. Thời gian qua, các mạng di động trong nước cũng đã hết sức chủ động trong việc liên kết với các hãng lớn nước ngoài để phát triển và đưa vào khai thác những công nghệ mới, tiên tiến, nhằm tối đa hóa mạng lưới và không bị lạc hậu so với công nghệ thế giới. Sau một thời gian bị chậm trễ, dự án VINASAT đã được khởi động lại một cách tích cực. Vào quý 2-2008, việc vệ tinh VINASAT được phóng lên quỹ đạo và đi vào hoạt động, sẽ tạo cơ hội và ưu thế lớn cho ngành viễn thông Việt Nam nói chung và các dịch vụ viễn thông di động nói riêng trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. Theo nhiều chuyên gia viễn thông, việc các nhà cung cấp dịch vụ trong nước đang đẩy mạnh phát triển thuê bao di động, không nằm ngoài chiến lược thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường trước khi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ. Để đến lúc các doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện thì cũng là lúc thị trường nước ta đã ở mức “bão hòa”. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia thị trường thông tin di động bằng việc đầu tư vào các mạng di động Việt Nam thông qua mua cổ phần. Sắp tới MobiFone và VinaPhone sẽ thực hiện cổ phần hóa, tiến tới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Viettel Mobile cũng đang chuẩn bị cho việc cổ phần hóa. Chắc chắn cổ phiếu của 3 mạng di động này được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đặc biệt. Các mạng di động của doanh nghiệp trong nước sẽ tranh thủ được thêm nguồn vốn đầu tư, công nghệ, trình độ quản lý... của nước ngoài. Sự chủ động “đi trước” này, chính là cơ hội đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO. Điều còn lại là các mạng di động Việt Nam cần phải có chính sách khai thác và tận dụng một cách triệt để, hiệu quả nhất. 4. Một số vấn đề thương hiệu trong cạnh tranh: Thương hiệu giống con người, có phẩm chất, tính cách, có sự cảm thông. Nó có tên gọi, lô gô, kiểu dáng, màu sắc. Thực tiễn, trong nhiều năm gần đây cùng với những nhân tố khác, thì thương hiệu cũng là một trong những yếu tố giúp tạo nên sự canh tranh, thu hút khách hàng, thâm nhập thị trường tạo lập uy tín và trở thành tài sản của doanh nghiệp. • Thực trạng vấn đề thương hiệu ở Việt Nam: Kết quản điều tra gần đây cho thấy: Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chỉ đầu tư 3%-5% doanh số trong công tác phát triển thương hiệu, so với 7%-10% của doang nghệp đa quốc gia đang hoạt động trên thị trường Việt Nam. Tính đến cuối năm 2003, cục sở hữu trí tuệ đã cấp trên 100.000 thương hiệu song chỉ có 25.000 là cua Việt Nam, số còn lại đều là doanh nghiệp nướa ngoài. So với 80.000 doanh ngiệp tư nhân đăng kí, 5.000 doanh nghiệp Nhà nước thì số daonh nghiệp có thương hiệu rất khiêm tốn. Cho đến nay chưa đến 20% tổng sản phẩm nông , lâm, thuỷ hải sản đã đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong khi nông sản chiếm tỉ trọng 25% tổng sản lượng xuất khẩu của việt Nam. Một số mặt hàng nông sản có chất lượng và uy tín cao trên thị trường thế giới như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuật...Tên gọị cảu các doanh nghiệp nước ngoài sủ dụng cho nhữn sản phẩm không xuất sứ từ Việt Nam. Trong những năm tiếp theo sau khi gia nhập WTO các sản phẩm xuất khẩu ở Việt Nam sẽ phải đối mặt những rào cản mới, trong đố có cả sự cạnh tranh của thương hiệu. Theo các chuyên gia dự báo, trong 10 nnăm tới, cuộc chiến cảu Viêt Nam không phải là của những sản phẩm chất lượng, giá rẻ nữa, mà là cuộc chiến những thương hiệu qua những chiến dịch quảng bá rầm rộ và bài bản. • Bài học kinh nghiệm rút ra trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu của một số quốc gia: - Bước đầu tiên phỉa tạo ra một thương hiệu mạnh ở trong nước. Việc thương mại hoá nội địa chiếm lĩnh thị trường trong nước.Sau đó mới vươn ra bên ngoài. - Mở rộng thị trường nước ngoài: Việc có một chỗ đứng ở thị trường trong nước không có nghĩa là thành công ở nước ngoài. - Quảng cáo là một công cụ tiếp cận với khách hàng, 1 lôgô được thiết kế ấn tượng, bao bì bắt mắt, panô hoành tráng, sẽ giúp xây dựng nhãn hiệu, tạo nên sự đặc trưng, tận dụng được nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh - Tạo được sự hài lòng ngay trong bản thân công ty. Hình ảnh thương hiệu thể hiện được hình ảnh công ty. - Cuối cùng là phải xây dựng được mạng lưới dịch vụ khách hàng: Tạo nên những dịch vụ tốt nhất gồm bán hàng, các dịch vụ bảo hành, chăm sóc chu đáo, tạo được sự tín nhiệm cho khách hàng. Lời kết Bước vào sân chơi lớn, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những vận hôi, thời cơ mà hội nhập đem lại, đồng thời phải hạn chế những bất lợi. Đặc biệt phỉa xây dựng chiến lược cạnh tranh hợp lí, để khẳng định vị thế của hàng hoá Việt Nam trên trường Quốc tế. Xin giành lời dự báo của một chuyên gia về kinh tế Việt Nam trong hộI nhập thay cho lời kết: Từ nhiều năm, tiến sĩ Lê Đăng Doanh được biết đến như một nhà nghiên cứu kinh tế tầm cỡ, có những đánh giá, nhận định sâu sắc về bức tranh kinh tế VN sau khi mở hội nhập. Ông đã dự báo:" Có thể nói VN sẽ trở thành nền kinh tế năng động hơn, sẽ phải phấn đấu một cách gay gắt, quyết liệt hơn. Có ngành sẽ vươn lên được và có ngành sẽ gặp khó khăn. Hiện nay thì không thể nói sòng phẳng là những ngành nào gặp khó khăn được, nhưng có điều các DN nước ngoài sẽ không vào ào ạt bởi còn tuỳ theo sức mua, tuỳ theo khả năng thu được lợi nhuận của các Cty. Đừng coi WTO là "con ngáo ộp", là sẽ có một "cơn đại hồng thủy" các DN nước ngoài ào đây sẽ giết chết hết các DN vừa và nhỏ trong nước, giết hết các DN kinh doanh bán lẻ. Kịch bản ấy chưa diễn ra ở bất kỳ nước nào". Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế chính trị Mac-Lênin.Nxb:Chính trị Quốc gia-2006 2. WTO và daonh nghiệp Việt Nam. Những cơ hộI và thách thức hậu gia nhập WTO. Nxb:Maxcova.Hà NộI-2006 3. Trung Quốc sau hộI nhập WTO. Những thành công và thách thức. Nxb:Thế GiớI. Hà NộI-2006 4. Chiến lược cạnh tranh. Tác giả: Michael Porter. Nxb:Thống kê-2003 5. Thòi báo kinh tế Việt Nam ngày 14/02/2007 6. Tạp trí Kinh tế dự báo. 7. Tạp trí Công nghiệp kì 1 tháng 07/2006 8. Báo điện tử Lao Động.com.vn (Ngày 22/05/2007) 9 Báo điện tử Việt Nam Development Gateway.vn (Mục chuyên trang Việy Nam trên đường hộI nhập) 10.Báo điện tử Nhân Dân.com.vn/kinh tế. 11.Tạp trí Nghiên cứu lập pháp:NCLP.gov.vn. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35876.doc
Tài liệu liên quan