Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận về bảo hiểm và tài chớnh của doanh nghiệp bảo hiểm, luận văn đó đề cập những vấn đề cơ bản về năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thông qua các chỉ tiêu tài chính về quy mụ vốn, dự phũng nghiệp vụ, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó luận văn cũng nghiên cứu về những tác động của các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhõn thọ.
Luận văn đó nghiờn cứu thực trạng năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ trong giai đoạn vừa qua (2004-2006) để từ đó nhận thấy rằng Bảo Việt Nhân Thọ cho dù là một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của Việt Nam song quy mô vốn cũn nhỏ, chất lượng hoạt động kinh doanh cũn chưa tốt, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán và khả năng sinh lời cần cải thiện, khả năng chiếm lĩnh thị trường cũn hạn chế. Do vậy, chỉ cú thể thụng qua việc nõng cao năng lực tài chính, Bảo Việt Nhân Thọ mới có thể đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu tài chính cho việc nâng cao chất lượng về dịch vụ, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường đa dạng hoá danh mục đầu tư. góp phần tăng trưởng doanh thu, chiếm lĩnh thị phần, tăng cường về khả năng cạnh tranh từ đó cải thiện về chất lượng của các chỉ số tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ, thúc đẩy Bảo Việt Nhân Thọ hướng mạnh mẽ đến công cuộc hội nhập với khu vực và thế giới.
105 trang |
Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t chấp các kỳ nghỉ lớn trong đó Quản trị Điều hành và Kế toán/Tài chính nằm trong Top 3 tăng nhanh nhất; Quý II/2007 có sự tăng vọt so với quý I trong đó Kinh doanh, Kế toán/Tài chính, Công nghệ thông tin/Phần mềm dẫn đầu tốc độ tăng trưởng nhanh về lao động. Thách thức đối với Bảo Việt Nhân Thọ chính là việc duy trì và thu hút đội ngũ lao động có trình độ trong xu thế động của thị trường lao động hiện nay.
Mục tiêu chiến lược phát triển của Bảo Việt Nhân thọ trong giai đoạn 2006-2010
Mục tiêu chiến lược của Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt nói chung và Bảo Việt Nhân Thọ nói riêng bao gồm:
Một là, Phát triển thành Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm có trình độ và sức mạnh cạnh tranh với quốc tế, đứng hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm và đầu tư tài chính tại Việt Nam và có uy tín trong khu vực; kinh doanh trong các lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, đầu tư tài chính, chứng khoán và các dịch vụ tài chính khác, trong đó lấy hoạt động kinh doanh bảo hiểm làm nòng cốt.
Hai là, Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và khu vực trên cơ sở đáp ứng một cách năng động nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao và các dịch vụ phụ trợ tiện ích cho khách hàng.
Ba là, Trở thành một tổ chức giữ vững và đề cao được Uy tín và Danh tiếng, chiếm được Lòng tin của khách hàng, các đối tác và các thành viên thuộc Bảo Việt.
Bốn là, Liên tục phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững.
Năm là, Tổ chức quản lý và hoạt động một cách hiệu quả Tập đoàn theo mô hình công ty mẹ - công ty con, phát huy tối đa lợi thế của doanh nghiệp cổ phần, thu hút vốn của công chúng để phục vụ mở rộng và phát triển kinh doanh.
Sáu là, Nâng cao trình độ quản lý và chất lượng phục vụ khách hàng trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào của Tập đoàn, từ việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ tới việc tư vấn cho khách hàng các giải pháp tối ưu hoặc xây dựng các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, cùng phát triển với khách hàng, với các đối tác trong nước và khu vực.
Bảy là, Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm thành viên của Bảo Việt phải giữ vững vị trí - là một trong 3 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ đứng đầu về thị phần doanh thu phí bảo hiểm, có sản phẩm dịch vụ đa dạng theo những chuẩn mực quốc tế, có uy tín là một doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh hàng đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tám là, Các đơn vị thành viên cung cấp dịch vụ tài chính của Bảo Việt phải tạo ra được nền tảng cho các dịch vụ liên kết, làm tăng sức cạnh tranh của lĩnh vực kinh doanh chính là bảo hiểm; đầu tư tài chính an toàn, hiệu quả, có tính thanh khoản đảm bảo để các khách hàng bảo hiểm đến với Bảo Việt không chỉ có được dịch vụ bảo hiểm chất lượng tốt mà còn có các tiện ích thiết thực về dịch vụ tài chính như chuyển tiền, thanh toán, vay – trả, uỷ thác đầu tư, mua – bán chứng khoán với chất lượng ngang tầm quốc tế, xây dựng Bảo Việt gắn với hình ảnh của các “siêu thị tài chính” phục vụ trực tuyến (online).
Thông qua mục tiêu chiến lược trên, mục tiêu cụ thể của Bảo Việt Nhân Thọ như sau:
- Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc 3 -7%/năm, trong đó doanh thu khai thác mới tăng bình quân 10%/năm.
- Doanh thu phí bảo hiểm năm 2010 đạt 3.363 tỷ đồng.
- Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 340 tỷ đồng.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn điều lệ trên 23%/năm.
- Số lượng đại lý năm 2010 lên đến 30.000 đại lý
- Số lượng đại lý được cấp chứng chỉ IQA năm 2010 là 1.000 đại lý.
Giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân thọ
Căn cứ vào các mục tiêu phát triển chủ yếu và thực tế hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ trong thời gian qua tác giả xin đưa ra một số giải pháp có thể và cần phải thực hiện để nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ trong thời gian tới.
Các giải pháp tăng quy mô vốn chủ sở hữu
Thực trạng về vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ cho thấy Bảo Việt Nhân Thọ chỉ mới đáp ứng được trên mức vốn pháp định theo yêu cầu của quy định pháp luật hiện hành. Để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Bảo Việt Nhân Thọ cần tăng vốn chủ sở hữu thông qua các giải pháp sau:
Tăng vốn chủ sở hữu thông qua quá trình cổ phần hóa Bảo Việt
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam là một trong 25 doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ xếp hạng đặc biệt, thể hiện tầm quan trọng của Bảo Việt như một trong những doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong lĩnh vực bảo hiểm. Trên thực tế, Bảo Việt luôn đứng trong những doanh nghiệp hàng đầu ở cả hai lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ trong thời gian vừa qua.
Quá trình cổ phần hóa của Bảo Việt được thực hiện thông qua việc bán cổ phần ra công chúng và tìm đối tác chiến lược. Sau khi tìm được đối tác chiến lược là HSBC và Vinashin, quá trình cổ phần hóa của Bảo Việt đã bước vào giai đoạn cuối cùng với việc tổ chức thành công Đại hội cổ đông thành lập ngày 4/10/2007, hình thành nên doanh nghiệp mẹ là doanh nghiệp cổ phần – Tập đoàn Bảo Việt có vốn điều lệ 5714 tỷ đồng.
Bảo Việt Nhân Thọ sẽ được tổ chức lại theo mô hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100% vốn. Do đó giải pháp tăng vốn chủ sở hữu cơ bản nhất và khả thi nhất để nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ ngay trong năm 2007 là từ chính nguồn vốn điều lệ của Tập đoàn Bảo Việt. Điều này sẽ góp phần bổ sung vốn chủ sở hữu cho Bảo Việt Nhân Thọ theo đúng như vốn điều lệ đã đăng ký ban đầu là 1.500 tỷ đồng.
Mặt khác, Bảo Việt Nhân Thọ trong thời gian tới sẽ chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100% vốn. Để có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong các giai đoạn tiếp theo, điều này phụ thuộc vào kế hoạch của Tập đoàn Bảo Việt. Tuy nhiên theo kế hoạch kinh doanh trong bản công bố thông tin khi IPO Bảo Việt, vốn điều lệ của Tập đoàn Bảo Việt sẽ không thay đổi từ 2007-2010. Trong khi đó, vốn điều lệ của Tập đoàn Bảo Việt được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ cho các doanh nghiệp con, thành lập các doanh nghiệp con mới,.. không phải chỉ dành riêng cho Bảo Việt Nhân Thọ. Điều này dẫn tới sự khó khăn cho Bảo Việt Nhân Thọ nếu muốn tăng vốn chủ sở hữu trong giai đoạn tiếp theo đến năm 2010. Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu cho Bảo Việt Nhân Thọ trong các giai đoạn tiếp theo chính là việc tiếp tục thực hiện bán cổ phần của Nhà nước ra công chúng. Trên thực tế, tỷ lệ cổ phần trong Tập đoàn Bảo Việt do Nhà nước sở hữu vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao (77,14%).
Bổ sung vốn từ nguồn lợi nhuận để lại
Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ trong giai đoạn 2003-2006 cho thấy, Bảo Việt Nhân Thọ từng bước đã có sự tăng trưởng về lợi nhuận với tốc độ tăng trưởng khá. Sau khi trích quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định là 5% lợi nhuận sau thuế và các chế độ phân phối lợi nhuận khác, khoản thu nhập của Bảo Việt Nhân Thọ sẽ được tính vào doanh thu của Tập đoàn Bảo Việt, từ đó là cơ sở để tính toán và chi trả cổ tức cho các cổ đông của Tập đoàn Bảo Việt. Rõ ràng đối với các cổ đông, việc duy trì cổ tức ở mức ổn định là ưu tiên hàng đầu và việc chi trả cổ tức ra sao chịu sự chi phối của các cổ đông. Nếu thực hiện bổ sung nguồn vốn từ lợi nhuận để lại, cổ đông phải chấp nhận mức chi trả cổ tức thấp hơn. Tuy nhiên nếu tăng thêm vốn bổ sung cho vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ, doanh nghiệp sẽ tăng cường khả năng tích lũy, nâng cao năng lực tài chính và có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, từ đó góp phần gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Trong dài hạn, giá trị cổ phần của các cổ đông sẽ ngày càng gia tăng.
Chính vì thế, trong giai đoạn tới, sau khi đã duy trì đảm bảo được mức chi trả cổ tức ổn định, để nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ, có thể thực hiện giải pháp thông qua việc Tập đoàn Bảo Việt bổ sung vốn chủ sở hữu cho Bảo Việt Nhân Thọ qua nguồn lợi nhuận để lại, đặc biệt giải pháp này sẽ hiệu quả trong trường hợp Tập đoàn Bảo Việt chưa tiếp tục thực hiện bán cổ phần của Nhà nước ra công chúng.
Cổ phần hóa Bảo Việt Nhân Thọ
Cùng với xu thế toàn cầu hóa diễn ra hiện nay, xu thế mua bán, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp diễn ra khá mạnh mẽ và là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới. Hình thức đa sở hữu trong doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến trong doanh nghiệp. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh của toàn Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt, nhằm tăng quy mô vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính, giải pháp để Bảo Việt Nhân Thọ có thể thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp vào thời điểm thích hợp cũng là một biện pháp khả thi cần được tính đến. Điều này góp phần tăng nhanh vốn chủ sở hữu, thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi từ thị trường vốn, thậm chí không chỉ thị trường vốn trong nước mà cả thị trường vốn quốc tế, đồng thời góp phần đẩy mạnh và mở rộng chiến lược kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ theo như mục tiêu đã đề ra của Tập đoàn, hướng tới trở thành doanh nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và có uy tín trong khu vực.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tiếp
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ là một đòi hỏi cần thiết để nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ làm tăng doanh thu, hạ thấp chi phí, từ đó tăng lượng lợi nhuận giữ lại bổ sung vào vốn chủ sở hữu, góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ. Mặt khác, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ cải thiện các tỷ số tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ như tỷ số về chỉ tiêu khả năng thanh toán, các tỷ số về nợ, tỷ số hoạt động, tỷ số lợi nhuận... theo hướng tích cực. Khi tỷ số tài chính lành mạnh, khả quan, giá trị của doanh nghiệp trên thị trường sẽ có xu hướng gia tăng, uy tín của Bảo Việt Nhân Thọ được phát triển, lòng tin của nhà đầu tư được củng cố, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ.
Để thực hiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh qua đó góp phần nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thực hiện nghiên cứu, đổi mới và phát triển các sản phẩm mới
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, sự ra đời của các công nghệ mới đã tạo nên những xu hướng mới trong thói quen, nhu cầu tiêu dùng của người dân trên toàn thế giới. Chu kỳ sống của một sản phẩm ngày càng có xu hướng ngắn hơn. Chính vì thế, công tác nghiên cứu sản phẩm mới của doanh nghiệp để tung ra thị trường là một vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu của Bảo Việt Nhân Thọ chính là đẩy mạnh việc thực hiện nghiên cứu, đổi mới và phát triển các sản phẩm mới. Trên thực tế, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu, sơ khai, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ chủ yếu mang tính truyền thống là bảo vệ và tiết kiệm. Trong khi đó, xu hướng thị trường bảo hiểm nhân thọ thế giới, sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ngày càng trở nên linh hoạt hơn, có sự kết hợp đa dạng hơn. Thông qua các Actuary được đào tạo dài hạn và chuyên nghiệp ở nước ngoài được bổ sung cho Bảo Việt Nhân Thọ trong thời gian vừa qua, Bảo Việt Nhân Thọ cần đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm và đa dạng hoá theo các hướng như sau:
Thứ nhất, rà soát lại các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hiện có nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về sản phẩm phù hợp đối với người dân Việt Nam
Thứ hai, đẩy mạnh nghiên cứu dòng sản phẩm liên kết đầu tư (unit-linked), Đối với sản phẩm liên kết đầu tư, chủ hợp đồng vừa có thể bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra đồng thời vừa có thể lựa chọn loại hình đầu tư mong muốn theo mức độ kỳ vọng về lợi nhuận của mình. Đây là dòng sản phẩm mới và được triển khai khá thành công trên thị trường châu á.
Thứ ba, đẩy mạnh nghiên cứu dòng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được triển khai trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, qua kết nối trực tuyến nhằm đi tắt, đón đầu với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam
Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu dòng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được triển khai qua hệ thống ngân hàng (bancassurance) trong xu thế hợp nhất ngày càng mạnh mẽ giữa ngân hàng và bảo hiểm trên thế giới hiện nay.
Bên cạnh đó, Bảo Việt Nhân Thọ cũng cần chú trọng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Actuary, tiếp tục đào tạo đội ngũ Actuary kế cận để thực hiện triển khai nghiên cứu các dòng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mới nhằm đáp ứng sự thay đổi biến động kinh doanh của thị trường bảo hiểm nhân thọ.
Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào thực hiện hoạt động kinh doanh ngày nay, Marketing trở thành một bộ phận không thể thiếu góp phần thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Bảo Việt Nhân Thọ là doanh nghiệp đầu tiên cung cấp sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên thị trường. Tuy nhiên do chưa gặp sự cạnh tranh từ các đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm thương trường quốc tế trong thời gian đầu tiên phát triển, Bảo Việt Nhân Thọ chưa chú trọng nhiều đến chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Sự gia nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài với chiến lược Marketing bài bản, chuyên nghiệp đã thực sự làm cho Bảo Việt Nhân Thọ gặp khó khăn không nhỏ trong hoạt động kinh doanh.
Để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Bảo Việt Nhân Thọ cần chú trọng xây dựng một chiến lược Marketing dài hạn và chuyên nghiệp thực sự hiệu quả, theo đó các hướng xây dựng chiến lược Marketing của Bảo Việt Nhân Thọ cần thực hiện như sau:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Bảo Việt cụ thể, có lộ trình rõ ràng gắn với phương châm của Bảo Việt Nhân Thọ "Đảm bảo lợi ích người Việt", sao cho khi biết đến thương hiệu Bảo Việt Nhân Thọ, người dân không chỉ thấy sự gần gũi của tính cách Việt mà còn thấy tính chuyên nghiệp, chất lượng trong thương hiệu đó
Thứ hai, đa dạng hoá kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ đại lý bảo hiểm nhân thọ chuyên nghiệp, thực hiện cọ xát với các đại lý bảo hiểm nhân thọ chuyên nghiệp tại các nước khác; đẩy mạnh triển khai kênh phân phối qua hệ thống ngân hàng, hướng tới qua hệ thống của bưu chính viễn thông hay điện lực; từng bước xây dựng và thử nghiệm kênh phân phối trực tuyến khi nền tảng công nghệ đáp ứng được và nhu cầu thị trường thay đổi
Thứ ba, xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp Bảo Việt nói chung và Bảo Việt Nhân Thọ nói riêng nhằm tạo dựng môi trường phát triển của doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp sao cho mỗi người nhân viên và đại lý của Bảo Việt cũng như Bảo Việt Nhân Thọ trở thành một kênh quảng cáo hiệu quả nhất cho doanh nghiệp, hỗ trợ nhau trong việc giải quyết các công việc nhằm đảm bảo "Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển".
Thứ tư, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng qua việc xây dựng các Call Center (Trung tâm dịch vụ khách hàng) trên nền tảng công nghệ hiện đại, thực hiện đa dạng hoá các dịch vụ khách hàng như tặng quà, tặng thiếp nhân dịp sinh nhật, nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn,...
Thứ năm, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quan hệ công chúng (public relations) thông qua việc tổ chức các sự kiện có sự tham gia của các chủ hợp đồng, tổ chức các hoạt động từ thiện, tài trợ cho các hoạt động bề nổi như thể thao, ca nhạc, giáo dục, an toàn giao thông, truyền hình,... nhằm quảng bá hình ảnh của Bảo Việt Nhân Thọ tới công chúng.
Thứ sáu, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường nhằm tìm hiểu nhu cầu của dân cư về thị hiếu, thói quen, tâm lý ưa thích tiêu dùng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, hỗ trợ công tác định phí thiết kế sản phẩm, xây dựng chiến lược kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và các công tác marketing khác.
Thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro
Nếu như các giải pháp trên đây góp phần làm tăng trưởng doanh thu thì thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro góp phần hỗ trợ hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, hạn chế rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, hạ thấp chi phí cho việc bồi thường, chi trả bảo hiểm, từ đó giảm thiểu được chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Giải pháp mà Bảo Việt Nhân Thọ cần thực hiện để làm tốt công tác đánh giá rủi ro cần chú ý các biện pháp sau:
Thứ nhất, rà soát lại các quy trình thẩm định (đánh giá rủi ro) đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trong quá trình kết hợp với bộ phận định phí bảo hiểm thực hiện rà soát lại các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hiện có
Thứ hai, thực hiện đào tạo đội ngũ nhân viên và đại lý bảo hiểm nhằm nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định ban đầu khi tiếp xúc với khách hàng tiềm năng. Tăng cường đào tạo và nhấn mạnh đến yếu tố đạo đức nghề nghiệp đối với hệ thống đại lý bảo hiểm nhân thọ chuyên nghiệp
Thứ ba, tăng cường kết hợp với các cơ sở khám chữa bệnh y tế có chất lượng nhằm đảm bảo công tác đánh giá rủi ro được chính xác và hiệu quả
Thứ tư, trong dài hạn, hướng tới cải tổ bộ máy tổ chức của toàn hệ thống Bảo Việt Nhân Thọ và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ địa phương, theo đó, thực hiện đánh giá rủi ro một cách tập trung dựa trên cơ sở công nghệ thông tin hiện đại và đáp ứng yêu cầu, góp phần tập trung được quá trình kiểm soát rủi ro tại Hội sở chính, theo như mô hình tổ chức của các tập đoàn tài chính bảo hiểm trên thế giới hiện nay đang thực hiện.
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vốn
Nghiên cứu thực trạng về hoạt động đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ, có thể thấy Bảo Việt Nhân Thọ tập trung đầu tư nguồn vốn chủ yếu vào hình thức đầu tư qua trái phiếu Chính phủ và tiền gửi Ngân hàng có kỳ hạn, có tính an toàn cao nhưng tỷ suất lợi nhuận đầu tư không cao. Do vậy, để cải thiện danh mục đầu tư nhằm cải thiện thu nhập đầu tư, từ đó nâng cao khả năng sinh lời cho Bảo Việt Nhân Thọ, cần thực hiện các giải pháp sau:
Thực hiện đa dạng hoá hoạt động đầu tư
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thị trường tài chính Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng cao của nền kinh tế, hoạt động đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu công ty thông qua thị trường chứng khoán được đánh giá là có khả năng sinh lời cao trong trung hạn. Bên cạnh đó, tại các thị trường bảo hiểm ở các nước kinh tế phát triển trên thế giới, đầu tư vào chứng khoán là hoạt động đầu tư quan trọng của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Thông qua các hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán, doanh nghiệp có thể đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị, chứng chỉ quyền cổ đông, hợp đồng quyền chọn, các chứng chỉ có giá khác,... nhằm gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Bảo Việt Nhân Thọ với ưu thế của Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt khi đã có công ty chứng khoán Bảo Việt và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt, cần đẩy mạnh việc hợp tác với hai công ty con trực thuộc Tập đoàn Bảo Việt để thực hiện đầu tư. Trong năm 2006, Bảo Việt Nhân Thọ đã bước đầu có kết quả đáng khích lệ từ thu nhập đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu công ty. Do vậy giải pháp trong năm 2007-2010 cần đẩy mạnh hơn nữa đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư uỷ thác qua các quỹ đầu tư chứng khoán của Công ty quản lý quỹ Bảo Việt nhằm nâng cao khả năng sinh lời, đa dạng hoá danh mục đầu tư, nâng dần tỷ trọng đầu tư vào hình thức cổ phiếu, trái phiếu Công ty, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
Thực hiện có hiệu quả quản lý ngân quỹ
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Bảo Việt Nhân Thọ thường xuyên có lượng tiền mặt lớn do khách hàng nộp phí bảo hiểm. Mặt khác, với địa bàn trải rộng trên toàn quốc, lượng tiền mặt của Bảo Việt Nhân Thọ tại các mạng lưới chi nhánh khá lớn. Nếu nguồn tiền lớn không được tập trung sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả và gây khó khăn trong công tác quản lý. Do đó Bảo Việt Nhân Thọ cần đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác quản lý ngân quỹ, theo đó Bảo Việt Nhân Thọ cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, rà soát, chỉnh sửa, thực hiện nghiêm chương trình quản lý ngân quỹ như chế độ quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, quy chế tạm ứng nhằm đảm bảo tính an toàn, điều tiết lượng tiền mặt tối đa các công ty địa phương, chi nhánh được phép giữ lại.
Thứ hai, trích đúng, đủ các quỹ dự trữ bắt buộc và tự nguyện theo quy định của pháp luật
Thứ ba, đảm bảo thực hiện thu phí đủ, kịp thời đúng hạn, hạn chế thấp nhất lượng phí nộp quá hạn. Bảo Việt Nhân Thọ cần xây dựng chương trình thi đua khen thưởng linh hoạt đối với đội ngũ đại lý chuyên thu phí nhằm khuyến khích năng suất làm việc của họ.
Thứ tư, nghiên cứu và thực hiện việc nộp phí bảo hiểm hoặc thanh toán trả tiền bảo hiểm không dùng tiền mặt đối với khách hàng, hướng tới việc giảm dần tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt.
Thứ năm, duy trì và nâng cao mối quan hệ tỷ lệ giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu và tốc độ tăng trưởng chi quản lý sao cho tốc độ tăng trưởng doanh thu luôn lớn hơn tốc độ tăng trưởng chi quản lý nhằm đảm bảo khả năng cân đối ngân quỹ của Bảo Việt Nhân Thọ
Thứ sáu, hiện nay hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt Nhân Thọ có số tiền bảo hiểm tương đối thấp, nằm trong hạn mức chấp nhạn rủi ro của Bảo Việt Nhân Thọ. Do vậy, Bảo Việt Nhân Thọ chưa thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, Bảo Việt Nhân Thọ cần nghiên cứu thực hiện các phương án tái bảo hiểm hợp lý trong dài hạn khi thu nhập người dân ngày càng cao và hợp đồng bảo hiểm có số tiền lớn có xu hướng xuất hiện nhiều nhằm đảm bảo an toàn cho quỹ dự trữ bắt buộc.
Nâng cao trình độ và năng lực thẩm định dự án của cán bộ
Hoạt động đầu tư đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Do đó, năng lực thẩm định các dự án đầu tư của cán bộ là một vấn đề hết sức quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Vì thế, Bảo Việt Nhân Thọ cần tạo dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đầu tư năng động, giỏi chuyên môn, am hiểu các lĩnh vực đầu tư để thực hiện đa dạng hoá danh mục đầu tư của doanh nghiệp nhằm bảo toàn vốn, hạn chế mức độ rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời của các dự án. Bảo Việt Nhân Thọ có thể thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ là lực lượng cán bộ trẻ, có nền tảng kiến thức tốt do vậy có thể đẩy mạnh đào tạo và cọ xát với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thẩm định, quản lý các dự án đầu tư, đầu tư cho cán bộ học các chương trình đạt chuẩn quốc tế về tài chính (chẳng hạn như CFA),...
Thứ hai, kiên toàn mô hình tổ chức bộ máy, thực hiện chuyên môn hoá lĩnh vực đầu tư nhằm đảm bảo mỗi cán bộ đầu tư là một chuyên gia trong từng lĩnh vực đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ.
Thứ ba, đẩy mạnh đầu tư công nghệ thông tin cho quá trình quản lý nghiệp vụ nhằm hỗ trợ các cán bộ đầu tư trong công việc phân tích, thực hiện, thẩm định và đánh giá các dự án đầu tư.
Các giải pháp về nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực
Quản trị doanh nghiệp là một trong những yếu tố nền tảng để xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp có thể sẽ gia tăng hay giảm sút nếu như doanh nghiệp đó được đánh giá tích cực hay tiêu cực về khả năng quản trị. Do vậy để có thể nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ không thể không nói đến các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị và phát triển nguồn nhân lực của Bảo Việt Nhân Thọ
Nâng cao năng lực quản trị tài chính trong doanh nghiệp
Giải pháp đầu tiên để có thể thực hiện nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ trong nhóm giải pháp này chính là việc đầu tư nâng cao năng lực quản trị tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ:
Thứ nhất, không ngừng nâng cao ý thức chấp hành kỷ cương, pháp luật và năng lực chuyên môn của đội ngũ kế toán, tài chính trong việc tổ chức công tác kế toán một cách hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực kế toán nhà nước của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và thông lệ quốc tế góp phần gia tăng giá trị của doanh nghiệp và chiếm lĩnh được lòng tin của nhà đầu tư.
Thứ hai, thực hiện cải cách về quản trị nhân sự thông qua việc bổ nhiệm giám đốc tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ, theo đó thực hiện đào tạo và phát triển để nâng cao năng lực của giám đốc tài chính. Giám đốc tài chính là người dựa trên cơ sở các báo cáo tài chính để kiểm soát được ngân sách của doanh nghiệp, thông qua phân tích để nắm rõ tình tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp từ đó đánh giá và quyết định phương án tài chính tối ưu khi quyết định các dự án đầu tư và đưa ra các giải pháp hiệu quả huy động ngân quỹ.
Thứ ba, Bảo Việt Nhân Thọ cần chủ động hoạch định chiến lược tài chính trên cơ sở đánh giá tác động của các nhân tố tài chính đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp, chủ động xây dựng chiến lược tài trợ cho các dự án có sự cân nhắc đánh giá khả năng sinh lời. Điều cốt yếu là Bảo Việt Nhân Thọ phải xây dựng được một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, duy trì và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp đồng thời đảm bảo có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện kinh doanh và mở rộng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới.
Nâng cao năng lực quản trị điều hành của đội ngũ quản lý
Với số lượng nhân viên lên tới gần 2.000 người và hệ thống đội ngũ đại lý bảo hiểm nhân thọ chuyên nghiệp trên 20.000 người, để thực hiện tốt về quản trị nhằm đạt được các mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh, Bảo Việt Nhân Thọ cũng cần chú trọng đến giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành của đội ngũ quản lý. Các giải pháp cụ thể là:
Thứ nhất, thực hiện tái cơ cấu Bảo Việt Nhân Thọ theo mô hình tổ chức quản trị nhân sự hiện đại theo đó quyền và trách nhiệm của từng vị trí quản lý được phân định rõ ràng và cụ thể, đảm bảo sự sáng tạo và chủ động của từng thành viên đồng thời vẫn gắn kết thành viên với toàn hệ thống qua một loạt các chỉ tiêu kinh doanh được xác định cụ thể và có tính định lượng theo lộ trình thích hợp nhằm đảm bảo sự chuyển đổi theo hướng tích cực mà không phá vỡ hệ thống.
Thứ hai, ứng dụng các giải pháp ERP (giải pháp về lập kế hoạch quản trị các nguồn lực của doanh nghiệp) vào quản trị doanh nghiệp của Bảo Việt Nhân Thọ. ứng dụng ERP có nội dung chính là đưa ra giải pháp tổng thể cho tin học hoá tác nghiệp và quản trị trong doanh nghiệp. Việc triển khai được ứng dụng ERP sẽ là công cụ hiệu quả giúp cho các nhà lãnh đạo trong việc quản lý các nguồn lực khác nhau (nhân lực - tài lực - vật lực) và tác nghiệp, đồng thời giúp Bảo Việt Nhân Thọ có thể hội nhập các tiêu chuẩn quản lý quốc tế.
Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động đào tạo và phát triển năng lực quản lý đối với đội ngũ quản lý cấp trung của Bảo Việt Nhân Thọ về kỹ năng quản trị và chuyên môn. Xây dựng, quy hoạch và phát triển đội ngũ quản lý kế cận nhằm đảm bảo tính ổn định của hệ thống.
Đẩy mạnh hoạt động đào tạo của doanh nghiệp
Với mô hình tổ chức trong Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt có Trung Tâm đào tạo chuyên thực hiện công tác đào tạo trong hệ thống Bảo Việt, Bảo Việt Nhân Thọ sẽ có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp khác khi thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhằm phát triển doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, kênh phân phối chủ yếu để thực hiện phát triển doanh thu được thông qua hệ thống đại lý bảo hiểm nhân thọ. Để nâng cao chất lượng đội ngũ đại lý về kỹ năng bán hàng và quản lý bán hàng, nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên bao gồm cả nhân viên quản lý đại lý và nhân viên thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, việc đẩy mạnh hoạt động đào tạo và phát triển là giải pháp không thể thiếu. Bảo Việt Nhân Thọ cần kết hợp với Trung Tâm Đào tạo thực hiện:
Thứ nhất, rà soát lại các chương trình đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo nhằm đảm bảo kế hoạch đào tạo được thực hiện đúng hướng, đảm bảo sự tiến bộ về kỹ năng bán và quản lý bán của hệ thống đại lý bảo hiểm nhân thọ chuyên nghiệp cũng như các kỹ năng công việc của nhân viên.
Thứ hai, thiết kế các chương trình đào tạo mới và tổ chức các hội thảo có sự tham gia, hợp tác của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở các nước để tạo điều kiện cho đội ngũ đại lý, nhân viên học hỏi kinh nghiệm của các nước bạn,...
Thứ ba, thực hiện thiết kế các chương trình đào tạo sao cho đội ngũ đại lý hoặc nhân viên của Bảo Việt Nhân Thọ nhận thấy mình được tưởng thưởng cho kết quả làm việc hăng say và nhiệt tình sau một thời gian lao động miệt mài thông qua các khoá học thú vị và bổ ích.
Thứ tư, đầu tư mạnh vào đào tạo chuyên sâu các lĩnh vực như actuary (tính phí bảo hiểm), marketing, tài chính, đầu tư theo các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm hình thành nên một đội ngũ các chuyên gia giỏi phục vụ quá trình phát triển lâu dài của Bảo Việt Nhân Thọ.
Đầu tư phát triển, hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin
Thiết kế sản phẩm, đánh giá rủi ro, trích lập dự phòng, quản lý hợp đồng, ... là các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên các hoạt động trên sẽ không thể thực hiện được nếu không có các phần mềm tin học thống kê và xử lý các dữ liệu thông tin. Chính vì thế, giải pháp hỗ trợ để nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ chính là quá trình hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin theo hướng tiên tiến, đồng bộ, có tiêu chuẩn quốc tế. Thông qua đó, Bảo Việt Nhân Thọ mới có thể đảm bảo được mức độ chính xác hơn về các số liệu tài chính, trích lập dự phòng, biên khả năng thanh toán nhằm đảm bảo sự tin cậy về các chỉ số tài chính của doanh nghiệp khi đánh giá năng lực tài chính.
Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào trong quản trị, dịch vụ khách hàng, triển khai kênh phân phối sản phẩm mới,... sẽ góp phần tạo đòn bẩy cho sự phát triển của Bảo Việt Nhân Thọ, tạo điều kiện hội nhập mạnh mẽ hơn vào khu vực và quốc tế, gia tăng giá trị của doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ.
Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy theo mô hình công ty mẹ - công ty con sau khi cổ phần hoá Bảo Việt
Đẩy mạnh hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy theo mô hình công ty mẹ - công ty con sau khi hoàn tất quá trình cổ phần hoá Bảo Việt theo lộ trình, theo đó:
Thứ nhất, tiến hành thành lập lại doanh nghiệp Bảo Việt Nhân Thọ theo loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhằm đảm bảo tư cách pháp nhân đầy đủ cho Bảo Việt Nhân Thọ với các quy định rõ ràng và cụ thể theo Luật Doanh Nghiệp, góp phần đảm bảo sự chủ động cho Bảo Việt Nhân Thọ trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh
Thứ hai, xây dựng và thiết lập quy chế quản lý người đại diện vốn góp tại các doanh nghiệp con do doanh nghiệp mẹ đầu tư vốn theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo sự phân cấp và phân quyền giữa doanh nghiệp mẹ và doanh nghiệp con, góp phần đảm bảo sự chủ động cho Bảo Việt Nhân Thọ, tránh tình trạng quản lý và phân cấp chưa rõ ràng và đôi khi bằng hành chính mệnh lệnh như tình trạng trước cổ phần hoá.
Các giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách
Đồng thời với việc thực hiện các giải pháp nêu trên, để nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam nói chung và Bảo Việt Nhân thọ nói riêng, Chính phủ cần quan tâm giải quyết tốt một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần có chính sách động viên tài chính hướng mạnh và giải phóng triệt để và khơi thông các nguồn lực trong xã hội, khuyến khích mọi thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển kinh doanh để tạo ra năng lực sản xuất, hạ tầng kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó nâng cao tiềm lực tài chính của quốc gia.
Thông qua việc xây dựng, ban hành, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Chính Phủ cần chú trọng đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán bao gồm cả thị trường thứ cấp và thị trường sơ cấp, tạo niềm tin lâu dài cho các cá nhân cũng như các tổ chức đầu tư, trong đó có Bảo Việt Nhân Thọ thực hiện các chiến lược đầu tư lâu dài.
Từng bước hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bất động sản, thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về bất động sản nhằm hình thành thị trường bất động sản theo hướng thị trường. Điều này sẽ rất quan trọng để các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nói chung và Bảo Việt Nhân Thọ nói riêng thực hiện đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình thông qua việc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nhiều tiềm năng tăng trưởng về lợi nhuận nhưng cũng khá nhiều rủi ro.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam. Nhằm định hướng và tạo khung pháp lý cho thị trường bảo hiểm Việt Nam , thúc đẩy sự phát triển của bảo hiểm nhân thọ, trong những năm tới, môi trường pháp lý cho hoạt động bảo hiểm ở nước ta cần phải có bước cải thiện tích cực theo hướng sau đây:
Rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật bảo hiểm, sửa chữa những vấn đề chưa nhất quán hoặc không còn phù hợp, bổ sung các văn bản pháp luật để tạo tính đồng bộ của hệ thống, Bộ Tài chính cần nhanh chóng ban hành các Thông tư quy định chi tiết Nghị định 45 và Nghị định 46 ban hành năm 2007 của Chính phủ với những quy định có tính chặt chẽ, đầy đủ và hiệu quả hơn trong việc giám sát và quản lý các doanh nghiệp bảo hiểm, nâng cao chất lượng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, đề xuất với Chính phủ điều chỉnh theo hướng dần nới lỏng, bãi bỏ những quy định ràng buộc cứng nhắc làm hạn chế sự phát triển của thị trường bảo hiểm như: rút ngắn thời gian và thủ tục đăng ký, cấp phép lưu hành sản phẩm mới.
Điều chỉnh khung tỷ lệ hoa hồng theo Luật kinh doanh bảo hiểm - áp dụng đối với từng sản phẩm tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp trong quá trình khai thác đồng thời bổ sung tăng hoa hồng đối với các dòng sản phẩm mới.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận về bảo hiểm và tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, luận văn đã đề cập những vấn đề cơ bản về năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thông qua các chỉ tiêu tài chính về quy mô vốn, dự phòng nghiệp vụ, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó luận văn cũng nghiên cứu về những tác động của các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Luận văn đã nghiên cứu thực trạng năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ trong giai đoạn vừa qua (2004-2006) để từ đó nhận thấy rằng Bảo Việt Nhân Thọ cho dù là một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của Việt Nam song quy mô vốn còn nhỏ, chất lượng hoạt động kinh doanh còn chưa tốt, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán và khả năng sinh lời cần cải thiện, khả năng chiếm lĩnh thị trường còn hạn chế. Do vậy, chỉ có thể thông qua việc nâng cao năng lực tài chính, Bảo Việt Nhân Thọ mới có thể đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu tài chính cho việc nâng cao chất lượng về dịch vụ, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường đa dạng hoá danh mục đầu tư... góp phần tăng trưởng doanh thu, chiếm lĩnh thị phần, tăng cường về khả năng cạnh tranh từ đó cải thiện về chất lượng của các chỉ số tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ, thúc đẩy Bảo Việt Nhân Thọ hướng mạnh mẽ đến công cuộc hội nhập với khu vực và thế giới.
Luận văn đã đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ thông qua các nhóm giải pháp về tăng quy mô vốn chủ sở hữu, về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tiếp, về nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vốn, về nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực cũng như một số giải pháp hoàn thiện về cơ chế chính sách.
Luận văn đã cố gắng nghiên cứu tổng hợp nguồn tài liệu trong và ngoài nước. Tuy nhiên do đối tượng, phạm vi và thời kỳ nghiên cứu của luận văn khá rộng và sâu, nên luận văn còn có những hạn chế do các nguyên nhân khách quan như: bảo hiểm nhân thọ là lĩnh vực kinh doanh mới thực sự hoạt động ở Việt Nam chưa lâu, Bảo Việt Nhân Thọ mới thực sự được tách ra hoạt động độc lập từ năm 2004 đến nay; sự thay đổi về cơ cấu tổ chức và cách thức quản lý thay đổi khá nhanh trong giai đoạn vừa qua; cơ chế quản lý và chính sách quản lý bảo hiểm nhân thọ đang trong quá trình hoàn thiện... nên các thông tin, số liệu phục vụ đánh giá tình hình tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ còn chưa đầy đủ, chưa phù hợp và đồng bộ để có thể đánh giá toàn diện. Do vậy luận văn cần được tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn trong thời gian tới khi mà ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam phát triển ổn định hơn, môi trường phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm ngày một hoàn thiện hơn. Luận văn hy vọng sẽ giúp ích cho việc nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Bảo Việt Nhân Thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng như hội nhập với khu vực và thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Bộ Tài chính (2005), Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, (2), tr 11-13.
Bộ Tài chính (2006), Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, (1), tr 7.
Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 99/2004/TT-BTC ngày 19 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định Chế độ Tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Bộ Trưởng Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC ngày 22 tháng 9 năm 2003 ban hành hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm.
Chính Phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Chính Phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Chính Phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
David Bland (1998), Bảo hiểm - Nguyên tắc và thực hành, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
PGS.TS Lưu Thị Hương (chủ biên) (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Trần Thị Mai Hương (2006), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
Lưu Phương Lan (2005), Giải pháp nâng cao năng lực tài chính để tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm cổ phần ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
Hiệp hội bảo hiểm, Bản tin hiệp hội năm 2003, 2004, 2005, 2006
Học viện Tài chính (2005), Giáo trình nghiệp vụ bảo hiểm, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
Navigos Group (2007), Hướng dẫn bổ sung cho báo cáo khảo sát lương Việt nam 2007 kỳ hạn báo cáo từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2007.
Lê Hải Phong (2006), Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X, kỳ họp thứ 8 (2000), Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá XI, kỳ họp thứ 8 (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Tập đoàn Bảo Việt, Điều lệ Tập đoàn Bảo Việt, 2007
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 08 năm 2003 phê duyệt "Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010"
Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (2003, 2004, 2005, 2006), Báo cáo thường niên 2003, 2004, 2005, 2006, Hà Nội
Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (2004, 2005, 2006), Báo cáo tài chính Bảo Việt Nhân Thọ , Hà Nội
Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (2007), Bản công bố thông tin Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam tổ chức thực hiện đấu giá, Hà Nội.
Trường đại học kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Trường đại học kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hoá thông tin, Hà Nội, (3), tr 1172.
(trích phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội thảo), (5)
Tiếng Anh
Business Monitor International (2007), Vietnam Insurance Report Q4 2006 (including 5-years industry forecasts), Business Monitor International ltd, (6)
LOMA 280: John P.Burger, Beth Burnett-Balga, Donna L.Dorris, Gene Stone, Principles of Insurance: Life, Health and Annuities, Printed in USA, Copyright 1999.
LOMA 290: Gene Stone, Life and Health Insurance Company Operations, Printed in USA, Copyright 2000.
LOMA 301: Jane Lightcap Brown, Kristen L. Falk, Insurance Administration, Printed in USA, Copyright 2002.
LOMA 351: Frederic S.Mishkin, Stanley G.Eakins, Financial Services Environment, Printed in USA, Copyright 1998.
LOMA 356: Lawrence J.Gitman, Michael D.Joehnk, Investment Principles and Institutional Investing, Printed in USA, Copyright 2004.
28/9/2007, (4)
PHỤ LỤC I : TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
I. Tổng tài sản
7.134.749
9.368.068
11.015.309
12.617.920
1. Tài sản đầu tư và tài sản cố định
6.846.898
8.722.593
10.276.497
11.553.858
2.Tài sản lưu động và tài sản khác
287.851
645.475
738.812
1.064.062
II. Tổng nguồn vốn
7.134.749
9.368.068
11.015.309
12.617.920
1. Nguồn vốn chủ sở hữu
724.200
739.291
755.039
759.486
2. Trích dự phòng nghiệp vụ
6.326.871
8.449.009
9.915.732
11.156.029
3. Nợ phải trả
83.678
179.768
344.538
702.405
III.Tổng thu
3.105.354
3.764.503
3.870.991
4.113.111
1. Doanh thu phí bảo hiểm gốc
2.671.446
3.043.312
3.063.564
3.110.509
2. Doanh thu đầu tư tài chính
433.858
720.751
806.406
1.001.157
3. Doanh thu khác
50
440
1.021
1.445
IV. Tổng chi
3.099.217
3.727.193
3.716.814
3.882.098
1. Chi trả tiền bảo hiểm
746.858
1.086.075
1.658.852
1.995.670
2. Chi phí hoạt động
491.846
887.267
592.781
648.441
3. Trích lập dự phòng
1.860.513
1.753.851
1.465.181
1.237.987
III. Lợi nhuận trước thuế
6.137
37.310
154.177
231.013
1. Lợi nhuận từ kinh doanh BH
-15,606
-2,746
94,684
81,140
2. Lợi nhuận từ đầu tư tài chính
22,005
39,619
58,516
148,489
3. Lợi nhuận khác
-0,262
0,437
0,977
1,384
IV. Lợi nhuận sau thuế
4,419
26,863
111,007
166,329
Nguồn: Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam 2003-2006
PHỤ LỤC II: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
2004/2003
2005/2004
2006/2005
Bình quân
I. Tổng tài sản
31.30%
17.58%
14.55%
21.14%
1. Tài sản đầu tư và tài sản cố định
27.39%
17.81%
12.43%
19.21%
2.Tài sản lưu động và tài sản khác
124.24%
14.46%
44.02%
60.91%
II. Tổng nguồn vốn
31.30%
17.58%
14.55%
21.14%
1. Nguồn vốn chủ sở hữu
2.08%
2.13%
0.59%
1.60%
2. Trích dự phòng nghiệp vụ
33.54%
17.36%
12.51%
21.14%
3. Nợ phải trả
114.83%
91.66%
103.87%
103.45%
III. Tổng thu
21.23%
2.83%
6.25%
10.10%
1. Doanh thu phí bảo hiểm gốc
13.92%
0.67%
1.53%
5.37%
2. Doanh thu đầu tư tài chính
66.13%
11.88%
24.15%
34.05%
3. Doanh thu khác
780.00%
132.05%
41.53%
317.86%
IV. Tổng chi
20.86%
-0.77%
4.45%
8.14%
1. Chi trả tiền bảo hiểm
45.42%
52.74%
20.30%
39.49%
2. Chi phí hoạt động
80.40%
-33.19%
9.39%
18.86%
3. Trích lập dự phòng
-5.73%
-16.46%
-15.51%
-12.57%
V. Lợi nhuận trước thuế
507.95%
313.23%
49.84%
290.34%
1.Lợi nhuận từ kinh doanh BH
-14.30%
2.Lợi nhuận từ đầu tư tài chính
80.05%
47.70%
153.76%
93.83%
3.Lợi nhuận khác
123.57%
41.66%
Nguồn: Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam 2003-2006
PHỤ LỤC III: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
CỦA NGÀNH BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRÊN THẾ GIỚI
(Benchmark of life insurance from www.reuters.com updated 28/9/2007)
Chỉ tiêu tài chính
Tỷ lệ
Doanh thu 1 năm
15.7%
Doanh thu 5 năm
9.9%
ROA 1 năm
2.0%
ROA 5 năm
1.0%
ROE 1 năm
19.4%
Nợ/Vốn chủ sở hữu 1năm
66.9%
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Trang
2.1
Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ giai đoạn 2003-2006
33
2.2
Vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác trên thị trường giai đoạn 2004-2006
35
2.3
Một số chỉ tiêu tài chính vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác trên thị trường giai đoạn 2004-2006
36
2.4
Dự phòng nghiệp vụ Bảo Việt Nhân Thọ giai đoạn 2003-2006
39
2.5
Tỷ trọng trích lập dự phòng nghiệp vụ Bảo Việt Nhân Thọ giai đoạn (2003-2006)
40
2.6
Tỷ trọng tổng dự phòng nghiệp vụ trong tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường Việt Nam(giai đoạn 2004-2006)
42
2.7
Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Bảo việt nhân thọ (giai đoạn 2003-2006)
44
2.8
Một số chỉ tiêu tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ (Giai đoạn 2003-2006)
48
Số hiệu
Tên bảng
Trang
2.9
Doanh thu của Bảo Việt Nhân Thọ (Giai đoạn 2003-2006)
49
2.10
Lợi nhuận của Bảo Việt Nhân Thọ (Giai đoạn 2003-2006)
52
2.11
Chi phí của Bảo Việt Nhân Thọ (Giai đoạn 2003-2006)
53
2.12
Cơ cấu đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ(giai đoạn 2004 - 2006)
54
2.13
Tỷ trọng cơ cấu đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ (giai đoạn 2004 - 2006)
55
2.14
Cơ cấu doanh thu đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ (giai đoạn 2004 - 2006)
57
2.15
Hiệu quả hoạt động đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ (giai đoạn 2004 - 2006)
58
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
Tên sơ đồ
Trang
2.1
Mô hình tổ chức bộ máy của Bảo Việt Nhân Thọ
32
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các sơ đồ
Tóm tắt luận văn
MỞ ĐẦU 1
Chương 1- Năng lực tài chính của các doanh nghiệp Bảo Hiểm Nhân Thọ 4
1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 4
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ 6
1.1.2. Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm nhân thọ 7
1.1.3. Phân loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ 8
1.1.4. Những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 10
1.1.4.1. Hoạt động khai thác bảo hiểm 10
1.1.4.2. Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm 11
1.1.4.3. Hoạt động chi trả quyền lợi bảo hiểm 12
1.1.4.4. Hoạt động đầu tư 12
1.2. Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 13
1.2.1. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 13
1.2.1.1. Hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 13
1.2.1.2. Hoạt động đầu tư tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 15
1.2.1.3. Hoạt động thu chi của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 15
1.2.2. Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 17
1.2.2.1. Khái niệm về năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 17
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 18
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 25
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài 25
1.3.2. Các nhân tố bên trong 27
Chương 2- Thực trạng năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân thọ 30
2.1. Khái quát về Bảo Việt Nhân Thọ 30
2.1.1. Lịch sử phát triển của Bảo Việt Nhân Thọ 30
2.1.2. Bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ 31
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ 33
2.2. Thực trạng năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân thọ 34
2.2.1. Khả năng về vốn 34
2.2.2. Tình hình trích lập dự phòng nghiệp vụ Bảo Việt Nhân Thọ 38
2.2.3. Khả năng thanh toán 43
2.2.4. Khả năng sinh lời 47
2.2.4.1. Hiệu suất sinh lời của doanh thu (PM) 48
2.2.4.2. Suất sinh lời của tài sản(ROA) 49
2.2.4.3. Đòn bẩy tài chính 50
2.2.4.4. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 50
2.2.4.5. Hoạt động đầu tư của Bảo Việt Nhân Thọ 53
2.3. Đánh giá năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ trên thị trường bảo hiểm nhân thọ hiện nay 58
2.3.1. Những kết quả tích cực đạt được 58
2.3.2. Hạn chế 59
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 61
2.3.3.1. Nguyên nhân từ bản thân doanh nghiệp 61
2.3.3.2. Nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp 64
Chương 3- Giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân thọ 67
3.1. Mục tiêu chiến lược phát triển của Bảo Việt Nhân Thọ 67
3.1.1. Cơ hội đối với Bảo Việt Nhân Thọ 67
3.1.1.1. Điều kiện kinh tế Việt Nam 67
3.1.1.2. Điều kiện văn hóa xã hội 68
3.1.1.3. Công nghệ thông tin 69
3.1.1.4. Môi trường pháp luật 69
3.1.1.5. Cải cách doanh nghiệp nhà nước 69
3.1.1.6. Mở cửa thị trường 70
3.1.1.7. Sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam 70
3.1.1.8. Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt 71
3.1.2. Thách thức đối với Bảo Việt Nhân thọ 71
3.1.2.1. Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế 71
3.1.2.2. Môi trường pháp luật 72
3.1.2.3. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội 72
3.1.2.4. Môi trường đầu tư 73
3.1.2.5. Sản phẩm thay thế 73
3.1.2.6. Công nghệ thông tin 73
3.1.2.7. Nguồn nhân lực 74
3.1.3. Mục tiêu chiến lược phát triển của Bảo Việt Nhân thọ trong giai đoạn 2006-2010 74
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân thọ 76
3.2.1. Các giải pháp tăng quy mô vốn chủ sở hữu 76
3.2.1.1. Tăng vốn chủ sở hữu thông qua quá trình cổ phần hóa Bảo Việt 77
3.2.1.2. Bổ sung vốn từ nguồn lợi nhuận để lại 78
3.2.1.3. Cổ phần hóa Bảo Việt Nhân Thọ 78
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tiếp 79
3.2.2.1. Thực hiện nghiên cứu, đổi mới và phát triển các sản phẩm mới 79
3.2.2.2. Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả 80
3.2.2.3. Thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro 82
3.2.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vốn 83
3.2.3.1. Thực hiện đa dạng hóa hoạt động đầu tư 83
3.2.3.2. Thực hiện có hiệu quả quản lý ngân quỹ 84
3.2.3.3. Nâng cao trình độ và năng lực thẩm định dự án của cán bộ 85
3.2.4. Các giải pháp về nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực 86
3.2.4.1. Nâng cao năng lực quản trị tài chính trong doanh nghiệp 86
3.2.4.2. Nâng cao năng lực quản trị điều hành của đội ngũ quản lý 87
3.2.4.3. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo của doanh nghiệp 88
3.2.4.4. Đầu tư phát triển, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin 89
3.2.4.5. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy theo mô hình công ty mẹ - công ty con sau khi cổ phần hóa Bảo Việt 89
3.2.5. Các giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách 90
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 98
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0072.doc