Đề tài Nâng cao vai trò của nhà nước và doanh nghiệp trong quản lý chất lượng sản phẩm ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam đã có những khởi đầu của phong trào chất lượng đáng trân trọng. Việc phát động “ thập niên chất lượng” tại hội nghị chất lượng toàn quốc lần thứ nhất 1995và xét trao “ giải thưởng chất lượng quốc gia”hàng năm, bắt đầu từ năm 1996 va nhiều hoạt động khá được triển khai, là những hình thức có tác dụng thiết thực của phong trào chất lượg.

doc60 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao vai trò của nhà nước và doanh nghiệp trong quản lý chất lượng sản phẩm ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.3. Chất lượng được đảm bảo nhờ giai đoạn kiểm tra cuối cùng. Sai lầm của chất lượng không được tạo ra trong quá trình kiểm tra. Kiểm tra chỉ nhằm phân loại sản sàng lọc sản phẩm. Bản thân hoạt động kiểm tra không cải tiến được chất lượng. Chất lượng cần được nhập thân vào trong sản phẩm ngay từ khâu nghiên cứu, thiết kế. Các nghiên cứu cho thấy 60-70% lỗi, khuyết tật phát hiện tại xưởng sản xuất là liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới những thiếu sót trong quá trình thiết kế, chuẩn bị sản xuất và cung ứng. Ngoài ra cũng cần nhận tháy rằng không nên quan niệm chất lượng không đo được, không nắm bắt được. Không xem chất lượng là một cái gì đó tốt nhất là cao siêu mất thời gian vào việc thảo luận mà quên đi biện pháp cụ thể, đơn giản và lôgic để đạt chất lượng. Trong thực tế có thể đo chất lượng thông qua các mức độ phu hợp với yêu cầu của sản phẩm. Có thể đo bằng chi phí không chất lượng chi phỉân của sản xuất. Chi phí không chất lượng là toàn bộ chi phí nảy sinh do sử dụng không hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp, cũng như các thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thoả mãn chi phí. Chi phí không chất lượng có thể chiếm tới khoảng 15-40% doanh số hoặc có thể cao hơn nữa. 1.4. Thực trạng chất lượng sản phẩm. Chất lượng hành tiêu dùng Việt Nam mấy năm qua đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Những tiến bộ chất lượng nổi bật được thể hiện ở khía cạnh sau. + Đa dạng, phong phú về chủng loại, kiểu dánh. Nếu trước đây, một số cơ sở thường chỉ sản xuất số ít mặt hành với số lượng kiểu dáng rất hạn chế thì giờ đây, các cơ sở sản xuất hành tiêu dùng đã sản xuất khá nhiều loại hành với nhiều mẫu mã, kiểu dáng ở nhiều phẩm cấp chất lượng khác nhau. điều đó thể hiện các nhà sản xuất đã biến định hướn chất lượng vì người tiêu dùng, chất lượng là do yêu cầu của khách hàng vì thế cố gắn thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng như các loại vật liệu xây dựng, sứ dân dụng, sứ vệ sinh, quạt điện, hành may mặc.... + Thẩm mĩ được nâng lên. Trong thời gian qua, chất lượng sơn, mạ,chấtlượng các chi tiết nhựa đã được các nhà sản xuất quan tâm và đầu tư đáng kể nên chất lượng thẩm mỹ hành Việt Nam không còn thua kém hàng cùng loại trong khu vự. Bao bì nhãn mác cũng được cải tiến để hoà nhập được ới hàng nhập khẩu. + Kết cấu sản phẩm. Xu hướng chế tạo hàng hoá có kết cấu gọn nhẹ, thanh thoát, tiện dụng trong sử dụng đã được các nhà sản xuất dặc biệt quan tâm và triển khai có hiệu quả. Như các mậthnhf cơ khí gia dụng, đồ gỗ,...từ xu hướng trên, không những giúp các nhà sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giảm được tiêu hao vật tư, năng lượng. + Các chỉ tiêu về tính năng sử dụng. Phần lớn các hành hoá của Việt nam sản xuất thời gian qua đủ nâng cao được các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng. Các sản phẩm đã đạt chất lượng đăng ký với xu hướng tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều hàng hoá tiêu dùng của ta đã đạt và vượt qua các sản phẩm cùng loại của khu vực và được người tiêu dùng tín nhiệm như các loại vật liệu xây dựng( xi măng, gạch lát...), sứ vệ sinh, quạt điện, bánh keo, .... + Độ bền và an toàn Nhiều hàng tiêu dùng của Việt nam được người tiêu dùng ưa chượng bởi đã đạp ứng được các yêu cầu về an toàn trong quá trình sử dụng và có độ bền đảm bảo như gạch nền, sứ Thanh trì, quạt điện cơ Thống nhất.. Có thể nói khái quát rằng, chất lượng hàng Việt Nam mấy năm qua đã có sự vươn nên mạnh mẽ. Nhiều hàng hoá đã từng bước ổn định và nâng cao chất lượng với xu hướng tiếp cận hàng hoá chung của thế giới do đó đã được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng và đánh giá cao. 2. Quản lý chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp ở nước ta. 2.1. Một số thành tựu đã đạt được. Nhiều doanh nghiệp đã thay đổi căn bản nhận thức về quản lý chất lượng. Thay cho việc xem công tác quản lý chất lượng là công tác kiểm tra tập trung vào cán bộ và nhân viên phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, các công ty đã xây dựng việc bảo đảm chất lượng và cải tiến chất lượng là trách nhiệm của mọi thành viên trong tổ chức. Hơn nữa cũng xác định được trách nhiệm lớn nhất thuộc về ban lãnh đạo. Nâng cao chất lượng phải làm đúng ngay từ đầu lấy việc phòng ngừa là chính. Các doanh nghiệp tiên tiến đã mạnh dạn đổi mới tổ chức quản lý tổ chức lại sản xuất và đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới tăng cường năng lực cho công nhân quản lý, tạo tác phong công nghiệp trong sản xuất. Hướng mọi nỗ lực vào thi trường cạnh tranh bằng sản phẩm mới, chất lượng mới, dịch vụ mới. Các thức quản lý chất lượng mới đang dần đi vào nhận thức và thực tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đi vào tiềm thức của người tiêu dùng thông qua các hoạt động tích cực của các cơ quan tuyên truyền, thông tin trong xã hội. 2.2. Những tồn tại Do ảnh hưởng của cơ chế cũ, còn nhiều doanh nghiệp quản lý bằng phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trong nhiều mô hình trách nhiệm công tác quản lý chất lượng không phảilãnh đạo cao nhất, không phải công nhân trực tiếp sản xuất mà chính là công nhân phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm. Vì vậy, mỗi khi có vấn đề nảy sinh không đi tìm gốc rễ mà đổ lỗi cho nhau. Không đưa ra được biện pháp hữu hiệu và nâng cao chất lượng. chính sách chất lượng của các doanh nghiệp cũng thể hiện hướng sản phẩm vào khách hành nhưng chưa thực sự bám sát thị trường mục tiêu, xác định nhu cầu chất lượng còn lúng túng, duy trì chất lượng còn dựa vào quan điểm cũ. Kiểm tra để phân loại, loại bỏ các phế phẩm chứ không dựa vào hệ thống kiểm soát ngăn ngừa. Việc trả lương theo sản phẩm cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mải chạy theo định mức nên không có sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận liên quan giải quyết chất lượng đồng bộ triệt để. Công tác quản lý chất lượng như một bộ phận của chiến lược marketing, thực sự chưa thu hút được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. họ còn quan tâm nhiều hơn tới lợi ích trước mắt. Trong các doanh nghiệp chưa có phong trào chất lượng, các thành viên trong doanh nghiệp chưa hiểu sâu sắc vấn đề có liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng, cũn như vai trò của hoạt động này. Nhóm cải tiến chất lượng chưa được hình thành đồnh bộ trong các doanh nghiệp, việc đào tạohuấn luyện về chất lượng chưa hệ thống, chưa có tài liệu hồ sơ theo dõi việc quản lý chất lượng khoa học, hệ thống, chuản mực. Thiếu các nguồn lực cần thiết. đặc biệt là công nghệ, quản lý và tài chính. Việc thực hiện sai các nguyên tắc quản lý chất lượng ở những doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng của mình. Số các doanh nghiệp đạt được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng còn rất ít, song trong số ít ỏi đó đã xuất hiện tình trạng buông lỏng các nguyên tắc không tiếp tục hoàn thiện, cải tiến hệ thống chất lượng cảu mình. Việc áp dụnghệ chất lượng chỉ là chạy theo phong trào, quản lý theo hình thức hoặc để phục vụ mục đích quảng cáo, khuyếch trương chứ chưa thực sự vì chất lượng. Như vậy nhìn chung chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới cũng như yêu cầu phát triển. để có thể theo kịp và vươn lên trong kinh doanh các doanh nghiệp phải nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm với một tốc độ nhanh hơn nữa và cần phải áp dụng nhiều phương pháp quản lý chất lượng theo hướng tổnh hợp và hệ thống. 3. Chất lượng sản phẩm và vấn đề cạnh tranh trên thị trường quốc tế. a , Quá trình hội nhập và cạnh tranh. Chiến lược của doanh nghiệp. Trong sự phát triển và hội nhập của nề kinh tế hiện nay vấn đề hết sức quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp là chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp nên nhue thế nào trong thời gian tới? đó là điều hết sức cấp bách của mọi doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi chúng ta đã ra nhập ASEAN và đang từng bước tham gia AFTA-WTO. Hội nhập như thế nào? với tư thế nào? một trong những yếu kém hiện nay của hầu hết các doanh nghiệp đó là quá trình chuẩn bị hội nhập và cạnh tranh khi phải đối mặt với những thách thức chưa nhìn nhận rõ ràng và đúng đắn, do đó các doanh nghiệp hiện nay cứ phải “ lẽo đẽo” chạy theo sau với các đối thủ cạnh tranh khác từ đó dẫn đền hàng hoá của các doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém ngay tại thị trường trong nước. Chất lượng sản pẩm của các doanh nghiệp là một phậm trù phức tạp thường gặp trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng như khi thực hiện trao đổi hàng hoá. Ngày nay quan niệm về chất lượng sản phẩm được mở rộng hơn, có thể nhìn nhận chất lượng theo ba quan điểm lớn: kinh tế- kỹ thuật- thẩm mỹ. Theo quan điểm kỹ thuật hai sản phẩm có công dụng, chức năng như nhau, sản phẩm nào có tính chất sử dụng cao hơnthì được coi là có chất lượng hơn. b. ý nghĩa của việc quản lý chất lượng trong quá trình hội nhập. Trong bài phát biểu của thủ tướng chính phủ tại kì họp thứ 6 Quốc hội khoá 10 thủ tướng nhấn mạnh “... phải tạo được chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao năng lực và hiệu quả của các doanh nghiệp, khắc phục tình trạnh ỷ lại trông chờ vào chính sách bao cấp củ nhà nước tăng nhanh số doanh nghiệp làm ra sản phẩm có sự cạnh tranh cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng..”. ngày nay khác hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịc vụ, điều kiệnđảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó với sự phát triển của khoa học công nghệ các công ty ngày càng có điều kiện tốt hơn để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Nếu như trước đây các quốc gia con dựa vào hàng dào thuế quan, hàng dào kĩ thuạt để bảo vệ nền sản xuất trong nước thì trong bối cảnh quốc tế hoá mạnh mẽ hiện nay với sự ra đời của tổ chức thương mại quốc tế WTO, khu vực tự do AFTA và thoả ước về hàng dào kĩ thuật đối với thương mại TBT các sản phẩm hàng hoá đã xâm nhập sang các nước khác nhau một cách mạnh mẽ. chính bởi các lẽ đó việc quan tâm đến vấn đề chất lượng là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. c. Thực trạng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Đến cuối năm 1999 cả nước có khoảng 6000 doanh nghiệp nàh nước trên 30000 công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, 2.2 triệu hộ kinh doanh cá thể. Tham gia hoạt động xuất khẩu hiện nay cả nước có khoảng 12000 doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh rất thấp ngay trên thị trường trong nước cũng như thị trường khu vực và quốc tế thể hiện: - Vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế và khu vực chưa được khẳng định. đến giữa năm 1999 cả nước mới có trên 100 doanh nghiệp được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng iso 9000 trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 90%, hiện nay có khoảng 500 doanh nghiệp đã hoàn thành việc cấp chứng chỉ iso 9000. có thể nói thách thức đối với các doanh nghiệp Việt nam hiện nay là làm thế nào để tạo được hình ảnh của doanh nghiệp mình trên thị trường, giao dịch trực tiếp với khác hàng và kiểm soát được các kênh phân phối. - Nhiều doanh nghiệp hoàn toàn thụ động trong việc tiếp cận thị trường và định hướng khách hàng. Hiện nay nhiều doang nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất các sản phẩm với giá trị gia tăng thấp trong khi nhu cầu của htị trường thế giới đã có sự chuyển đổi. Từ đó hiệu quả hoạt động thấp lại chịu ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia. - Có tình trạng các doanh nghiệp bắt chước các mẫu thiết kế và mượn nhãn mác sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, không đầu tư vào nghiên cứu- triển khai, tiếp thị và đào tạo thay vào đó nhiều công ty coi chính phủ như là một tác nhân quan trọng đến kết quả kinh doanh của họ và nỗ lực tìm kiếm, giấy phép, hạn ngạch, trợ cấp và bảo hộ càng tốt. d. Cạnh tranh bằng chất lượng- một biện pháp bền vững. Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên không thể không đảo ngược được. đó là một trong những thách thức, sức ép lớn nhất đối ới các doanh nghiệp, các quốc gia trong kinh doanh và trong xây dụng các chương trình kinh tế. Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức sâu sắc rằng để đứng vững và phát triển được trong môi trường cạnh tranh hiện nay họ không còn cách lựa chon nào khác là phải kinh doanh hướng vào chất lượng , coi chất lượng là mục tiêu hàng đầu.chất lượng trở thành một yếu tố chính, yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ở bất kể môi trường nào. II. quản lý của nhà nước về chất lượng sản phẩm. 1.Vai trò quản lý của nhà nước. 1.1.Tình hình hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. a. Hệ thống của tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc bộ khoa học công nghệ môi trường. Đây là trục chính trong mạng lưới tổ chức quản lý chất lượng trong cả nước; trực tiếp giúp nhà nước thực thi việc chỉ đạo , hướng dẫn, tổ chức+ các hoạt động có liên quan tới quản lý chất lượng đối với nền kinh tế; là nơi hội tụ mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong sự phân công trách nhiêm và phối hợp chặt che với nhau nhằm thực hiện tốt nhất các kế hoạch, chương trình đảo bảo chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo nhiệm vụ và quyền hạn nhà nước giao cho. Cơ cấu tổ chức của tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng gồm cơ quan chỉ đạo ở trung ương, các trung tâm kĩ thuật đặt tại các khu vực để tiến hành các hoạt động nghiệp vụ và kĩ thuật phục vụ cho quản lý chất lượng; các cơ quan chuyên sâu về nghiệp vụ và kĩ thuật, như các ngành: đo lường, tiêu chuẩn, thông tin, đào tạo, năng xuất, chứng nhận và công nhận. b. Hệ thống các cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh-thành phố trực thuộc trung ương( nay là các chi cục đo lường chất lượng). Đây là hệ thống tổ chức do chính quyền tỉnh thành phố trực thuộc trung ương quản lý toàn diện nhưng chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn chủa tổng cục đo lường chất lượng về nội dung hoạt động và về nghiệp vụ, kĩ thuật. Tại các cơ quan chức năng giúp các bộ quản lý ngành kinh tế về chất lượng, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể mà ở mỗi bộ có những hình thức tổ chức thích hợp khác nhau. với các bộ quản lý ngành sản xuất thì chức năng quản lý chất lượng thường được giao cho vụ khoa học viện kĩ thuật hay viện quản lý công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm. ậ một số bộ được nhà nước phân công trực tiếp quản lý chất lượng đối với một số hàng hoá, công trình, dịch vụ( y tế, xây dựng, giao thông vận tải, thuỷ sản, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại...) thì ngoài cơ quan chức năng theo dõi, điều phối chung còn có những cơ quan thực hiện những công việc cụ thể về nghiệp vụ và kỹ thuật trong quản lý chất lượng theo những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định do Bộ khoa học và công nghệ môi trường( tổng cục tiêu chuẩn và đo lường chất lượng). Giữa tổng cục đo lường chất lượng và các cơ quan này có quan hệ thường xuyên để phối hợp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan với nhau. Tại các đơn vị cơ sở( gọi chung là các doanh nghiệp) có những tổ chức giúp giám đốc doanh nghiệp thưc thi những nhiệm vụ cụ thể về quản lý chất lượng như xây dựng các tiêu chuẩn và định mức, hiệu chuẩn và sửa chữa các phương tiện đo lường, theo dõi và kiểm tra chất lượng, nhiệm thu sản phẩm. đây là các tổ chức chức năng quản lý chất lượng của bản thân các doanh nghiệp, chịu sự chỉ đạo và quản lý toàn diện của giám đốc doanh nghiệp. Các tổ chức này có quan hệ trực tiếp với hệ thống của tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và hệ thống chức năng của các bộ hay tỉnh, thành phố trong việc trao đổi thông tin, đào tạo cán bộ và các vấn đề cụ thể về nghiệp vụ và kĩ thuật. 1.2.Những hạn chế còn tồn tại. Quản lý chất lượng của nhà nước ta còn nhiều hạn chế thể hiện như: * Trong hoạt động có thời điểm giám đoạn, chỉ sôi nổi mấy năm gần đay. Do vậy trong nhiều doanh nghiệp tình trạng trì trệ sản xuất kinh doanh và quản lý kéo dài, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh. * Việc áp dụng mô hình quản lý chất lượng mới được áp dụng trong một số ít các doanh nghiệp có thế mạnh về kinh tế, chưa có biện pháp mở rộng ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa mới chỉ tập trung vào các doanh nghiệp công nghiệp, chưa phát triển trong các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại dịch vụ và hành chính. * Các quyết định về quản lý chất lượng hiệu lực còn yếu. Do đó còn nhiều hàng giả hàng kém chất lượng. Trong khi đó chưa có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước về chất lượng và các cơ quan quản lý thị trường, cơ quan pháp lý. * Thực tế các mô hình quản lý chất lượng còn thiên về xử lý tình huống đã xảy ra còn nhẹ về phòng ngừa. Do vậy nạn hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc hàng nhập lậu, tình trạng coi thường về sinh an toàn thực phẩm không được ngăn ngừa hiệu quả. * Môi trường chính sách, pháp lý và các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp còn yếu và còn thiếu. Hoạt động cổ phần hoá, đổi mới doanh nghiệp nhà nước tiến hành còn chậm chạp không tạo được động lực cạnh tranh thúc dẩy phát triển, quản lý chất lượng. * Hoạt động kiểm tra còn nhiều bất cập thiếu quy phạm pháp luật. Quản lý chất lượng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường là nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp nhà nước không thể làm thay. Nhưng nhà nước có thể hỗ trợ tác động trên tầm vĩ mô tạo môi trường chính sách, đào tạo cán bộ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay chưa có một trường noà nghiên cứu, đào tạo đến nơi đến chốn bồi dưỡng kiến thức về quản lý chất lượng. 2. Một số các công cụ mà nhà nước sử dụng trong quá trình quản lý chất lượng. Với vị trí của mình trên phương diện điều hành vĩ mô của nền kinh tế chúng ta có thể thấy dõ được công cụ đầu tiên mà nhà nước sử dụng trong quá trình quản lý là: các chính sách về chất lượng. + Trong đó các tiêu chuẩn về chất lượng được đưa ra như: tiêu chuẩn nhà nước(TCVN). Các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, TQM, IEC.. trong đó ISO là thông dụng nhất. + Quản lý các công cụ đo lường chất lượng đảm bảo sự thống nhất trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp với nhau và trong việc quản lý của nhà nước. + Hệ thống kiểm soát chất lượng: kiểm tra kiểm soát, thanh tra, xử lý các sai phạm chủ yếu nhằm kiểm soát tình hình, bắt buộc các tổ chức và các cá nhân tuân thủ pháp luật và các chế độ, chính sách. Ngoài ra trong quản lý chất lượng xét ở góc độ trực tiếp người ta thường sử dụng các công cụ quen thuộc của thống kê toán như các nguyên lý để quản lý chất lượng sản phẩm. đó là bảy công cụ thông dụng đã được sử dụng. * Biểu đồ đặc tính chất lượng: là việc mô tả các nguyên nhân có thể làm cho chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu như mong muốn, hoặc trái ngước với các mục tiêu mong đợi trên các biểu đồ. *Nguyên lý ngẫu nhiên: đòi hỏi của nó là tìm ra nguyên nhân tạo kết quả xấu của quản lý chất lượng và không được bỏ qua bất kì một nguyên nhân nào. * Luật số lớn: công cụ này đòi hỏi việc tìm ra các nguyên nhân gây nên kết quả xấu của quản lý chất lượng phải được nghiên cứu, quan sát một số đủ lớn. *Nguyên lý khách quan khoa học: nguyên lý này đỏi hỏi trong quá trình điều tra tìm ra nguyên nhân gây ra kết quả xấu của sản phẩm không được dựa vào ý nghĩ chủ quan của người nghiên cứu. * Xác định nguyên nhân đích thực: trong quá trình tìm ra nguyên nhân thì chúng ta phải tìm được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề cần loại bỏ các nguyên nhân thứ sinh. * Chuẩn hoá tối đa các thao tác hoạt động: để có thể quản lý chất lượng cần cố gắng lượng hoá các thao tác làm việc, hoạt động của con người, của thiết bị,để từ đó xác định được nguyên nhân rõ ràng. * Nguyên lý tương đối: trong nguyên lý này cần phải thấy; thứ nhất quản lý chất lượng là một quá trình không cung, không bao giờ được tự mãn với kết quả đã đạt được. Thứ hai là luôn tính đến yếu tố con người trong quá trình tiêu thụ sản phẩm..... 3. Quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá trong xu thế hàng hoá hội nhập nền kinh tế. Nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết địng sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế. Do đó, vai trò của nhà nước là quan trọngtrong việc định hướng cho các doanh nghiệp trong sự phát triển và hội nhập nền kinh tế thế giới. Một trong những yếu tố nâng cao trình độ và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế dó là chất lượng và quản lý chất lượng, nó có một ý nghĩa quan trọng và rộng lớn cho nên trên thế giới hầu hết các nước đều có sự quản lý của nhà nước về chất lượng hàng hoá và dịch vụ. Quản lý nhà nước về chất lượng không tác động trực tiếp đến các yếu tố hình thành và ảnh hưởng đến chất lượng mà chỉ tác động một cách gián tiếp nhằm tạo ra môi trường thuậnn lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động quản lý chất lượng. Quản lý nhà nước về chất lượng nhằm bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp, khuyến khích các doânh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hoá , dich vụ góp pjần phát triển kinh tếa xã hội. Nhà nứoc thựh hiện việc quản lý chẩt lượng thông qua việc ban hành luật lệ, chính sách, tổ chức thực hiện và giám sát thực thi. Để thực hiện việc quản lý chất lượng, nhà nứoc phải thiết lập cơ quan chức năng. những cơ quan này giúp nhà nước quản lý chất lượng hàng hoá và dịch vụ. Chất lượng và , dịch vụ là một lĩnh vực rộng không chỉ bó hẹp trong biên giới quốc gia mà cần có sự hợp tác trong khu vực, hợp tác quốc tế mới giải quyết được. Chất lượng hàng hoá dịch vụ ảnh hưởng mạnh mẽ đến giao lưu hàng hoá , hợp tác kĩ thuật. Vì vậy các tổ chức trong khu vực, tổ chức quốc tế cần hợp tác với nhau trong lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hoá và dịch vụ. Vì thế ngày nay đã có nhiều cơ quan quản lý chất lượng trong khu vực và trên thế giới ra đời, đã có những đóng góp to lớn trong việc nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy tiến bộ khoa học kĩ thuật, phát triển kinh tế xã hội tẻen quy mô toàn cầu. Cơ quan quản lý nhà nứoc về chất lượng hàng hó là đại diện của việt nam tại các tổ chức khu vực và quốc tế về lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng. Cơ quan này đóng góp vào hoạt động của các tổ chức khu vực và quốc tế về chất lượng, đồng thời cũng đem những kinh nhiệm, những thành tựu quốc tế áp dụng vào việt nam. Như vậy quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá có chức năng thúc đẩy sự tiến bộ về quản lý chất lượng trong quá trình hội nhập nền kinh tế 4. Thành tựu chung đã đạt được trong một số năm gần đây. Năm 1995, tổng cục đo lường chất lượng Việt nam đã thành lập trung tâm tư vấn xây dựng hệ thống chất lượng QUATEST, tổ chức chứng nhận ISO đầu tiên ở Việt Nam QUATEST ngoài ra với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000(ESCAP, UNDP). Quá trình xây dựng mô hình quản lý chất lượng và áp dụng tiêu chuẩn Iso 9000 được xúc tiến mạnh mẽ nhờ các hoạt động sôi nổi của phong trào chất lượng. Hội nghị chất lượng Việt Nam lần hai(1997), diễn đàn ISO sự ra đời của trung tâm năng suất chất lượng Việt Nam(1997) xúc tiến mạnh mẽ việc áp dụng các mô hình quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp và đã đạt được những thành quả nhất định. Bảng 1. tiến trình phát triển của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Stt Năm Số doanh nghiệp 1. 1995 1 2. 8/1996 3 3. 12/1997 11 4. 12/1998 21 5. 12/1999 95 6. 4/2000 130 7. 6/2000 156 8. 12/2003 693 9. 12/2004 981 10 10/2005 1683 Nhận thấy càng về sau số doanh nghiệp được nhận chứng chỉ ISO ngày càng tăng với tốc độ nhanh. Cho đến cuối năm 2003 toàn quốc đãcó đến 1213 doanh nghiệp được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, trong đó tiêu chuẩn ISO 9000:2000 là 693 doanh nghiệp. đến cuối năm 2004 toàn quốc đã có đến 1905 chứng chỉ chất lượng được cấp ra, trong đó có 981 là chúng chỉ ISO. Con số tương ứng trong năm 2005 là 2281 và 1683 với thêm 113 chứng chỉ ISO 14000, 32 chứng chỉ HACCP. Nhưng sự phân bố xét theo lãnh thổ địa lý lại không đồng đều cụ thể như sau: Bảng 2: tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO ở Việt Nam. 6/1999 6/2000 Theo thành phần kinh tế Dn nhà nước 32 55 Liên doanh 100% nước ngoài 60 34 Dn tư nhân 8 11 Theo miền Bắc 33 35 Trung 1 3 nam 66 62 Theo địa phương tỉnh thành phố Tp Hồ chí Minh 42 34 Hà Nội 23 23 Đồng Nai 13 11.5 Hải phòng 8 6 Tỉnh thành phố khác 16 25.5 Theo lĩnh vực điện và điện tử 36 21 Hoá chất 18 10 May mặc giầy dép 13 15 Cơ khí 10 14 dịch vụ 8 8 Các lĩnh vực khác 15 32 Theo tiêu chuẩn Iso 9001 10 6 Iso 9002 90 94 Iso 9003 0 0 Hiện nay đối tượng được công nhận Iso 9000 đã được mở rộng , trước đây chỉ có xí nghiệp liên doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài được nhận thì ngoài các doanh nghiệp kể trên (60% năm 1999) còn nhiều doanh nghiệp sản xuất (32%) và cả doanh nghiệp tư nhân (8%) cũng được nhận. Một số doanh nghiệp đang phấn đấu thực hiẹn hệ thống quản lý chất lượng TQM và HACCP. Hiện nay có một số doanh nghiệp như Công ty Nhựa Tiền Phong Hải Phòng và công ty Cơ khí Xăng Dầu Tp Hồ Chí Minh đang thực hiện hệ thống quản lý chất lượng TQM. đến cuối năm 1999 có 18 doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thuỷ hải sản đã đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu sang thị trường Mĩ. Chương III. Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao vai trò quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp và nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với các sản phẩm trên thị trường ngày nay. I. Phương hướng đổi mới. 1. Mở rộng áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng. Doanh nghiệp làm công tác quản lý chất lượng có hai hướng đi cơ bản: quản lý chất lượng tàon bộ hoặc quản lý chất lượng theo từng công đoạn như kiểm tra đầu ra... xu hướng chung hiện nay là áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9000, TQM, quản lý theo mô hình, giải thưởng chất lượng Việt Nam... trong đó hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 có nhiều ưu điểm đề nghị là phương hướng áp dụng chủ yếu trong áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 với bộ tiêu chuẩn hội tụ các tiêu chí giải thưởng chất lượng Việt Nam, các tiêu chí giải thưởng chất lượng quốc tế MALCON, BADRGE.... ở những điểm hướng về khách hàng, cách tiếp cận theo quá trình,áp dụng kỹ thuật thống kê, tạo điều kiện cho mọi công nhân viên tham gia, tạo cơ sở để cải tiến liên tục. ISO 9000 được các tổ chức quốc tế công nhận, được cổ động áp dụng và nó thích hợp với cho cả những doanh nghiệp chưa có thành tích hàng đầu. ISO 9000 là hệ thống quản lý chất lượng phù hợp trong hội nhập toàn cầu: khách hàng quốc tế tin tưởng doanh nghiệp có chứng chỉ ISO 9000 vì nó được đánh giá bởi cá tổ chức toàn cầu. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế toàn cầu tạo điều kiện hợp tác tin tưởng với nhau, phù hợp với những quan điểm mới về bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khoẻ cho người tiêu dùng, đề cao trách nhiệm xã hội, cải tiến điều kiện lao động, tương thích với ISO14000, OHSASL 8001, SA8000.... không mâu thuẫn với các hệ thống quản lý khac như kinh doanh, tài chính, nhân sự. Chứng chỉ ISO 9000 được coi là tấm hộ chiếu cho xuất khẩu. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và các bên liên quan, lợi ích cho công nhân viên, cho nhà quản lý, và chủ doanh nghiệp. 2. Xác định hệ thống chất lượng cho phù hợp với nhu cầu thị trường và cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhu cầu thị trường: các doanh nghiệp có đặc điểm sau có xu hướng áp dụng ISO. Doanh nghiệp có nhu cầu từ khách hàng nước ngoài và trong nước, doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu, doanh nghiệp có nhu cầu cấp bách cải tiến doanh nghiệp để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, duy trì nâng cao vị thế cạnh tranh, tồn tại phát triển. Doanh nghiệp thuộc ngành nghề được nhà nước khuyến khích để phát triển nhanh nền kinh tế. Về điều kiện: các doanh nghiệp có nguồn lực có những thuận lợi cơ bản sẽ tiến hành áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 dễ hơn, nguồn lực khác như con người quản lý, nguồn nhân lực nói chung.... Khảo sát cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có thể áp dụng ISO các tài liệu chuẩn quốc tế, thông tin thế giới cũng đã xác nhận việc quản lý theo ISO phù hợp với cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ thay đổi công nghệ, linh hoạt có tổ chức mềm dẻo có tác dụng lớn trong việc phát triển kinh tế. Nhưng những doanh nghiệp này yếu về tài chính, lực lượng cán bộ nên cần được sự quan tâm giúp đỡ của nhà nứoc để thuận lợi thêm trong việc áp dụng ISO và mở rộng sang các doanh nghiệp khách hàng không đòi hỏi phải có chứng chỉ ISO. 3. Thiết lập một cách thống nhất phương thức ứng dụng các hệ thống quản lý chất lượng. Như trên đã trình bày, su hướng ở nước ta hiện nay là ấp dụng ISO. Nhưng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO không thể thay thế các chức năng quản lý khac trong doanh nghiệp như Marketing, kỹ thuật sản xuất, nhân sự tài chính...tất cả các chức năng này hoạt động đồng thời. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tuy có nhắc nhoẻ đo lường sự thoả mãn của khách hàng nhưng không hướng dẫn việc đo lường nỳa như thế nào, chỉ có chỉ tiêu bảo đảm nguồn lực cho sản xuất nhưng không hướng dẫn việc tuyển dụng công nhân, cách thức đánh giá đào tạo, phỏng vấn, đánh giá khả năng cán bộ công nhân viên. có trợ giúp giảm chi phí nhưng không lập kế hoạch tài chính. Trong khi Marketing nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu khách hàng để từ đó có ý tưởng về sản phẩm sản xuất thì hệ thống quản lý chất lượng ISO hỗ trợ quản lý doanh nghiệp để khắc phục, ngăn ngừa những lỗi sai, bảo đảm chất lượng sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng; giảm sai lỗi để giảm giá thành. Hệ thống hỗ trợ các mặt quản lý khác như: làm việc theo thủ tục, theo hướng dẫn công việc, đánh giá để duy trìvà cải tiến phù hợp, có biện pháp khắc phục và ngăn ngừa, sử dụng kĩ thuật thống kê. Việc phân định chức năng quản lý chất lượng với chức năng quản lý phải được cán bộ lãnh đạo phân định rõ ràng, bảo đảm tính đồng bộ, bảo đảm hiệu quả và hiệu lực của hệ thống . 4. Bảo đảm sự bền vững và phát triển toàn diện. Chất lượng ngày nay không chỉ đóng khung giữa cảm nhận của khách hàng và nhà cung ứng, mà cần tôn trong đáp ứng mong đợi của cá bên quan tâm. Khách hàng người tiêu dùng mong sản phẩm tốt hơn giá thành hạ hơn và sử dụng an toàn. Chủ đầu tư monh đợi vào danh tiếng của công ty và lãi nhiều. Cán bộ công nhân viên mong đợi vào lương phúc lợi an toàn sức khoẻ, lao động và tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp. Nhà quản lý mong cải tiến được doanh nghiệp liên tục. Cộng đồng mong đợi một môi trường an toàn, thoải mái. chính quyền mong đợi sự đầu tư thành công, nộp ngân sách cao của các doanh nghiệp, hoạt động bảo vệ môi trường và tôn trọng pháp luật. Nhà cung ứng mong đợi thông tin đầy đủ chính xác, được phục vụ lâu dài. để đáp ứng mong muốn trên các doanh nghiệp có xu hướng áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chung là hệ thống quản lý thích hợp bao gồm: ISO 9000 hệ thống quản lý chất lượng. ISO 14000 hệ thống quản lý môi trường. ISO 8000 hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội. OHSAS 18000 hệ thống quản lý chất lượng an toàn sức khoẻ lao động. Cán bộ công nhân trong môi trường như trên được an tâm làm việc, tham gia tích cực vào các công việc, tự hào về những đóng góp của mình, từ đó chất lượng sản phẩm được nâng cao, năng suấta làm việc cao hơn, giao hàng nhanh hơn, hạ già thành, sai lỗi bên trong bên ngoài ít, khách hàng nhà cung ứng thoả mãn hơn do vậy doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Hệ thống quản lý thích hợp mang lại lợi ích quan trọng là: sử dụng hợp lý các nguồn lực, giả giá thànhnâng cao hình ảnh doanh nghiệp nâng cao hiệu lực hiệu quả của doanh nghiệp nâng cao sự thoả mãn của các bên quan tâm, tuỳ điều kiện doanh nghiệp có thể áp dụng nhanh hoặc chậm, có thể áp dụng nhiều tiêu cuẩn hoặc mọt tiêu chuẩn. II. Một số kiến nghị và giải pháp. 1.Đối với các doanh nghiệp. 1.1 Nâng cao nhậm thức về quản lý chất lượng, đẩy mạnh công tác về đào tạo về chất lượng và quản lý chất lượng cho toàn thể cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp. Về nhận thức đối với quản lý chất lượng, trên thực tế đang tồn tại ba nhóm doanh nghiệp khác nhau. Nhóm một, có số lượng ít gồm các giám đốc khá am hiểu kiến thức về quản lý chất lượng, nhận thức dõ tầm quan trọng của chất lượng và có quyết tâm thay đổi hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp, tạo phong cách làm việc mới, đưa chiến lược chất lượng sản phẩm vào phương hướng chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp, bảo đảm cơ chế và nguồn lực cho chiến lược và chính sách chất lượng được thực hiện trên thực tế. Nhóm hai, khá phổ biến gồm các giám đốc hiểu biết và quan tâm tới quản lý chất lượng chưa đầy đủ và thường giao khoán các nhiệm vụ quản lý chât lượng của doanh nghiệp cho bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nhóm ba, tương đối ít gồm các giám đốc nhậm thức và tiếp thu kiến thức quản lý chất lượng hạn chế, coi kiểm tra chất lượng như là nội dung chính của quản lý chất lượng khoán trong toàn bộ vấn đề về quản lý chất lượng cho bộ phận kiểm tra chất lượng. Như vậy, nâng cao nhận thức về vai trò và nội dung quản lý chất lượng theo quan điêmt hiện tại là điều cần làm tích cực và đồng đều với tất cả các doang nghiệp. Các doanh nghiệp cần đào tạo kiến thức và kĩ năng về chất lượng và quản lý chất lượng cho mọi thành viên của doanh nghiệp từ giám đốc tới từng công nhân. nội dung và hình thưchuyển dịch đào tạo phải thích hợp với từng đối tượng. 1.2. Đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng thiết kế chế tạo sản phẩm mới. đổi mới công nghệ phải là khâu đột phá, là giải pháp cơ bản, trung tâm có chiến lưốcc tác động lâu dài tới chất lượng sản phẩm đang sản xuất và sản phẩm mới, cũng như sản phẩm đa dạng hoá phải là mục tiêu đổi mới công nghệ. Hình thưc và phương thức đổi mới công nghệ phải phù hợp với điều kiện cụh thêt của tưng doanh nghiệp. Trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp, cần kết hợp giũa đổi mới có trọng điểm ở những khâu, những bộ phận then chốt với đầu tư, đổi mới đồng bộ. Mỗi doanh nghiệp cần xác định những sản phẩm quan trọng, mũi nhọn trong từng giai đoạn để lựa chon đầu tư đổi mới có trọng điểm, có nhiêu cách đầu tư đổi mới công nghệ, có thể mua thiết bị công nghệ, cũng có thể đổi mới nhờ liên doanh với nước ngoài. kết hợp giữa đổi mới tuần tự và nhẩy vọt, giữa công nghệ hiệ đại và công nghệ truyền thốngđược cải tiến để lựa chọn được công nghệ thích hợp nhằm sản xuất ra sản phấm có chất lượng phù hợp với nhu cầu của thi trường trên cơ sở tiết kiệm chi phí. Thiết kế sản phẩm mới là hoạt động sáng tạo để chuyể hoá các yêu cầu của khách hàng thành kiểu dáng, đặc điểm và thông số kĩ thuật của sản phẩm, đủ sức đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. đây là khâu yếu nhất trong quản lý chất lượng của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam vì các doanh nghiệp chưa coi trọng công tá điều tra nghiên cứu nhu cầu của khác h hàng, mặt khác khả năng, trình độ thiết kế của đội ngũ cán bộn thiết kế còn yếu vàầtọ nên sản phẩmt đơn điệu, chủng loại nghèo nàn, mẫu mã nặng về bắt chước. để nâng cao năng lực thiêtd kế sản phẩm mới, cần có sự kết hợp chặt chẽ, hiêu quả giưa phòng kinh doanh và bộ phận Marketing với phòng kĩ thuật trong khâu thiết kế sản phẩm và giải pháp nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thiết kế, chế tạo sản phẩm mới. 1.3. áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, TQM hoặc HACCP. Lý luận và thực tiễn đã chưng minh răng quản lý chất lượng, ISO 9000, TQM, HACCP là hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến quán triệt được các quan điểm nội dung quản lý chất lượng hiện đại, các doanh nghiệp ở hàng hoá ở hầu hết các nước phát triển và đang phát triển áp dụng. Mỗi hệ thống quản lý chất lượng trên đều có ưu điểm và điều kiện áp dụng riêng, tuỳ hoàn cảnh điều kiện của từng doanh nghiệp. ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về chất lượng được quy định nhằm giúp các doanh nghiệp phấn đấu liên tục , không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất cho khác hàng( bên trong và bên ngoài). doanh nghiệp được công nhận đạt chứng nhận ISO 9000 coi như được cấp giáy thông hành đi vào thi trường thês giới. Do vậy, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu đều phấn đấu để được cấp giấy chứng nhận đạt ISO 9000. TQM là một phuơng pháp quản lý chất lượng có hiệu quả mà nội dung của nó là các tổ chức quản lý của một tổ chức tập chung vào chất lượng thông qua động viên, thu hút mọi thành viên tham gia tích cưch vào quản lý chất lượng ở mọi cấp, mọi khâu nhằm đạt được thành công lâu dài nhờ thoả mãn nhu cấp khách hàng và đem lại lợi ích cho mọi thành viên, cho tổ chức đó và cho xã hội. Nguyên tắc của TQM là qua chất lượng và nhận thức của khách hàng, lấy phòng ngừa làm chính với phương châm làm đứng ngay từ đàu , tập trung vào quản lý và cải tiến quy trình. Doanh nghiệp áp dụng TQMtuy không được tổ chức nào chứng nhận nhưng nó là việc làm cải tiến thường xuyên liên tục, đồng bộ nhằm làm cho chất lượng của doanh nghiệp tiến bộ không ngừng. Do đó bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng TQM. HACCP( hệ thống phân tích, xác định và kiểm soát mối nguy hại trọng yếu) được áp dụng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. 1.4.Tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá các doanh nghiệp ViệtNam đã qua tiêu chuẩn hoá là biện pháp quan trọng để đảm bảo và nâng cao chất lượng. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã xây dựng tiêu chuẩn cho doanh nghiệp của mình và phấn đấu đạt tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên công tác tiêu chuẩn hoá còn các tồn tại chủ yếu là chưa nhận thức đầy đủ về nội dung của tiêu chuẩn hoá, chủ yếu tiêu chuẩn hoá chỉ tập trung vào khâu sản xuất, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến tiêu chuẩn hoá ở khâu hỗ trợ. Hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn được xây dựng chủ yếu được căn cứ vào tình hình thực tế hiện có của doanh nghiệp, chưa dụa vào nhu cầu của khách hàng. Khi đành giá chất lượng vẫn chủ yếu dựa vào thực hiện các tiêu chuẩn đề ra còn coi nhẹ sự đánh giá từ nhận thức của khách hàng. Vì vậy để tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá làm nên tảng cho quản lý chất lượng cần chú ý các biện phápchú trọng xây dựng tiêu chuẩn doanh nghiệp đi đôi với tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuản ngành và tiêu chuẩn quốc tế; hoàn thiện và điều chỉnh tiêu chuẩn đã lạc hậu, không phù hợp:áp dụng chế độ thưởng với cá nhân và tập thể thuộc tiêu chuẩn chất lượng: xây dựng tiêu chuẩn cho các khâu hỗ trợ và dịch vụ sản xuất như: bao gói, dịch vụ bán hàng; phát triển công tác chứng nhận hợp chuẩn. 1.5.Phát triển công tác tư vấn về quản lý chất lượng. Phấn đáu theo hệ thống quản lý chất lượng TQM, ISO 9000, HACCP là vấn đề mới mẻ, hiện nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều lúng túng. Vì vậy phát triển công tác tư vẫn về quản lý chất lượng theo quan điểm và phương pháp hiện đại là cần thiết. Trung tâm năng suất chất lượng và các trung tâm chất lượng khu vực( I, II, III) thuộc tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong thới gian qua đã có những hoạt động tích cực, đặc biệt là đã mở nhiều lớp đào tạo về quản lý chất lượng và tiến hành hoạt động tư vấn về quản lý chất lượng nhưng nhìn chung các tổ chức tư vấn về quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ làm tư vấn về quản lý chất lượng còn thiếu và yếu, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, một số tổ chức quốc tế cũng làm tư vấn về quản lý chất lượng nhưng gía con cao, nhiều doanh nghiệp chưa đủ tiền thuê. Do đó, cần có cơ chế và chính sách khuyến khích phát triển hệ thống tư vấn quản lý chất lượng và miễn giảm chi phí đối với hoạt động tư vấn quản lý chất lượng. 1.6. Tăng cường quản lý nhà nước với quản lý chất lượng. Trong nền kinh tế thỉtường, đảm bảo và nâng cao chất lượng là trách nhiệm của doanh nghiệp. Nhưng nhà nước có vai trò kiểm tra, giám sát, khuyến khích tạo điều kiện cho quản lý chất lượng của doanh nghiệp, cụ thể là: + Định hướng chiến lược sản phẩm và dịch vụ, tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức quản lý quốc tếvà chất lượng, đẩy mạnh việc phổ biến tuyên truyền, quảng bá kiến thức về quản lý chất lượng, đầu tư cho các chương trình, đề tài nghiên cứu và quản lý chất lượng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về chất lượng cho các trung tâm và các địa phương hỗ trợ đào tạo về quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp. + Tổ chức quản lý và phat huy hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nha nước về quản lý chất lượng đó là tổng cụ và các chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. + Xây dựng tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành với một số sản phẩm quan trọng đối với an ninh quốc phòng, sản xuất và đời sống nhân dân. + Kiểm tra, kiểm soát để đầu tranh và sử lý những trường hợp làm hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. + Đổi mới quản lý chất lượng là quản lýư sản xuất kinh doanh có chất lượng. Quản lý chất lượng là một bộ phận hợp thành quan trọng của quản lý sản xuất kinh doanh. Nó phải phục vụ cho mục tiêu chung của quản lý sản xuất kinh doanh và phù hợp, đồng bộ với các hoạt động quản lý khác của doanh nghiệp như quản lý công nghệ, quản lý Marketing, quản lý nhân lực, quản lý tài chính.... + Đổi mới quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp nhà nước theo hướng thúc đẩy tiến trình hội nhập của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam vào thị trường thế giới và khu vực. Để hội nhập, cơ chế và phương pháp quản lý chất lượng của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam phải đảm bảo sự tương đồng quốc tế. Lựa chon áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 hoặc TQM, HACCP cũng như các hệ thống quản lý chất lượng khác phù hợp với đặc diểm và điều kiện của doanh nghiệp là hướng phấn đấu của các doanh nghiệp nha nước để hội nhập. + Đổi mới quản lý chất lượng phải hướng đến tạo sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường và với hi phí thấp nhất nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm. + Đa dạnh hoá các mức chất lượng phù hợp với giá cả và thu nhập của từng đối tượng khách hàng. 2. Đối với nhà nước. 2.1 xây dựng và công bố các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng. Nội dung các văn bản pháp quy này bao gồm: quy định về mục tiêu, yêu cầu; về nội dung và phương thức, phương pháp; về hệ thống tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quan hệ, lề lối làm việc; về trách nhiệm và quyền hạn của hệ thống tổ chức đó. Vì là hoạt động quản lý của nhà nước cụ thể về kinh tế- kĩ thuật, nên cơ quan chức năng chuyên trách( hiện nay là hệ thống tổ chức của tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc bộ khoa học công nghệ môi trường và các cơ quan chuyên trách thuộc các bộ quản lý nhà nước ngành kinh tế, các uỷ ban nhân dân tỉnh- thành phố trực thuộc trung ương dược chính phủ giao trách nhiệm tham gia quản lý nhà nước về chất lượng) có quyền ban hành các quy định và hường dẫn mang tính nghiệp vụ và kĩ thuật như: các phương pháp xây dựng tiêu chuẩn, các biện pháp điều chỉnh, sử lý đối với các sai phạm về chất lượng; các tiến hành đánh giá, chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nhà nước( TCVN); chứng nhận hệ thống đảm bảo chấ lượng; đánh giá công nhận phòng thí nhiệm và công nhận các tổ chức chứng nhận, giám định chất lượng, ....các văn bản pháp quy đã ban hành của nhà nước( luật, pháp lệnh của quốc hội và chủ tịch nước,các nghị định của chính phủ, các quy định của bộ khoa học và công nghệ môi trường và của các bộ được phân công quản lý về chất lượng....)là cơ sở pháp lý cần được tuân thủ. Những mắc mớ xuất hiện trong quá trình thực hiện liên quan tớ các luật và các văn bản pháp quy do nhà nước ban hành thuộc các lĩnh vực khac nhau cần được xem xét, sử lý thận trọng theo sự chỉ dẫn và quyết định của các cơ quan có thẩm quyền. 2.2. Tiêu chuẩn hoá. Tổ chức xây dụng các tiêu chuẩn nhà nước, thâm gia xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế( ISO, IEC..) và hướng dẫn xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở( TC- chủ yếu là tiêu chuẩn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh). Theo xu hướng chung của các nước, Việt Nam sẽ xắp xếp lại để chỉ còn tồn tại hai cấp tiêu chuẩn là TCVN và TC. Việc xây dựng các TCVN được thực hiện thông qua các ban kĩ thuật gồm các chuyên gia có kiến thức va có kinh nghiệm theo từng chuyên ngành. Các TCVN được xây dựng trên cơ sở lựa chọn tiếp thu tối đa các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn quốc gia của một số nước tiêu biểu theo ba mức độ: chấp nhận toàn phần, chấp nhận một phần, chỉ tham khảo. đại bộ phận TCVN ban hành để khuyến khích áp dụng, chỉ bắt buộc áp dụng đối với một số ít TCVN về các vấn đề cần được kiểm soát chặt chẽ như an toàn, vệ sinh môi trường...đồng thời với xây dựng các tiêu chuẩn mới phải thường xuyên soát xét, sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ các tiêu chuẩn đã ban hành nhưng không còn thích hợp. Phổ biến rộng rãi các TCVN đã ban hành; hướng dẫn khuyên khích các bên liên quan sử dụng TCVN làm cơ sở để kí kết và thực hiện các hợp đồng thương mại và kinh tế. TCVN là một trong những cơ sở quan trọng nhất để Việt Nam tham gia tích cực vào quá trình hội nhập với thế giới và khu vực trong khuôn khổ các hiệp định của WTO, AFTA, ASEAN... mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. 2.3. Quản lý đo lường. Mực tiêu cơ bản của quản lý đo lường là đảm bảo tính thống nhất và đúng đắn về đo lường trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế- kĩ thuật- xã hội, đặc biệt là đo lường có khối lượng trao đổi lớn hoặc đòi hỏi về an toàn trong quan hệ kinh tế- thương mại. để đạt được điều đó, cần phải: thiết lập hệ thống chuẩn quốc gia và hệ thống chuẩn đo lường trog phạm vi cả nước, đảm bảo việc tổ chức hướng dẫn xuất chuẩn, tiến hành việc hiệu chuẩn và kiểm định đối với các phương tiện đo lường nằm trong danh mục, phát huy hoạt động đo lường pháp quyền, xét duyệt mẫu và cho phép sản xuất các phương tiện đo cũng như xét,cho phép nhập khẩu các phương tiẹn đo từ nướcngoài vào Việt Nam. đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các hoạt động sản xuất và dịch vụ đo lường thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm bảo đảm hoạt động bình thường cho mọi tổ chức cá nhân có liên quan. Lưu ý rằng, trong quản lý đo lường, Nhà nước không ngăn cấm việc sử dụng các phương tiện đo và các phương pháp đo không hợp pháp. nhưng trên thoả thuận bằng văn bản pháp lý và nhất là trong trường hợp có tranh chấp thì buộc phải xem xét, xử lý trên cơ sở sử dụng các phương tiện đo hợp pháp và các phương pháp đo với độ chính xác nhất định do cơ quan quản lý nha nước về đo lường quy định. 2.4. Kiểm tra giám sát chất lượng. Ngoài tác động của hoạt động tiêu chuẩn hoá của quản lý đo lường như nói trên, cần tiến hành thường xuyên việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các sai phạm về chất lượng theo các yêu cầu cảu quản lý chất lượng. Kiểm tra tanh tra, giám sát, xử lý sai phạm chử yếu là để kiểm soát tình hình, buộc các tổ chức và cá nhân tuân thủ pháp luật và các chế độ chính sách chứ không ngăn trở, càng không can thiệp vào công việc cụ thể của họ. Do đó cần lựa chon phương thức và phương pháp tiến hành thích hợp, tiết kiệm nhất. Trong nền kinh tế thị trường thời kì chuyển tiếp này, trọng tâm của kiểm soát chất lượng là chống lại hàng giả và hàng kém chất lượng, hàng nhiễm chất độc hại hoặc không đảm bảo an toàn cho lưu thông trên thị trường; là ngăn chặn không cho nhập khẩu các công nghệ lạc hậu không theo đúng phương án đầu tư và những đơn hàng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. đồng thời, cần tiến hành sâu rộng các hoạt động giúp đỡ, thúc đẩy các doanh nghiệp vươn lên bằng cính sự tự giác, tự nguyện của họ để tồn tại và phát triển như: đánh giá, chứng nhận phù hợp TCVN, chứng nhận bảo đảm chất lượng và bảo đame chất lượng môi trường, công nhận phòng thử nhiệm và công nhận cá tổ chức giám định chất lượng, xét trao giải thưởng chất lượng quốc gia hàng năm.. 2.5. Thúc đẩy phong trào nâng cao năng suất và chất lượng. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lượ lâu dài mà các nước rất chú trọng và kiên trì tiến hành trong nhiều năm. ở nhật, mĩ ,các nước tâu âu,nga, nhiều nước châu á nhửtung quốc, hàn quốc, malaysia ... đều đã xây dựng được phong trào năng suất chất lượng với hàng triệu ngườu tham gia dưới nhiều hình thức thích hợp. Với chất lượng, yếu tố con người có tính chất quyết dịnh. Nừu đông đảo người lao động không đử kiến thức, kinh nhiệm, kĩ năng, thờ ơ với chất lượng công việc của mình được giao thì chẳng bao giờ có được năng suất cao và chất lượng tốt cho chính hàng hoá và dịch vụ do họ làm ra,kể cả trường hợp có đủ vốn và công nghệ tiên tiến.phong trào năng suất và chất lượng phải bắt đầu từ các doanh ghiệp trong các lĩnh vục. Hướng dẫn, giúp dỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển với hiệu quả ngày càng cao trên cơ sở cam kết của lãnh đạo, ý thức trách nhiệm và quyết tâm của đông đảo cán bộ, công nhân là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến kược của nha nước về chất lượng. Việt Nam đã có những khởi đầu của phong trào chất lượng đáng trân trọng. Việc phát động “ thập niên chất lượng” tại hội nghị chất lượng toàn quốc lần thứ nhất 1995và xét trao “ giải thưởng chất lượng quốc gia”hàng năm, bắt đầu từ năm 1996 va nhiều hoạt động khá được triển khai, là những hình thức có tác dụng thiết thực của phong trào chất lượg. Kết luận Như vậy, với quá trình phát triẻn của nền kinh tế thị trường ngày nay chúng ta cần phải coi trọng chất lượng hơn nữa với phương châm “ uy tín và chất lượng” để nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Việt nam trên thị trường quốc tế và khu vực. Cùng với các vấn đề bức xúc đang được đặt ra để thấy được mối quan hệ, tác động qua lại giữa nhà nước và các doanh nghiệp trong quá trìng quản lý chất lượng . thông qua đó ta có được cái nhìn dõ nét hơn về thực trạng chất lượng Viêt Nam trong nhưng năm qua. để có được những phương hướng giải quyết thích hợp. Với những kết quả đã đạt được chúng ta có thể hi vọng trong tương lai gần sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam sánh nganh với các nước tiên tiến khác, và vươn nên thành một nước phát triển dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước. tài liệu tham khảo 1. Quản lý chất lượng trong các tổ chức NXB Thống kê - Tháng 9/2004 - ĐH Kinh tế TP. HCM 2. Giáo trình "Khoa học quản lý" tập 2 NXB Khoa học công nghệ - ĐH Kinh tế quốc dân 3. Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 114 4. Giáo trình Quản lý chất lượng đồng bộ NXB Thống kê - 1994 - ĐH Kinh tế quốc dân 5. Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả Đỗ Thị Ngọc. 6. Phương hướng và những điều kiện mở rộng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trong các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Khiếu Thiện Thuật. 7. QTC phương thức quản lý chất lượng thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả Hoàng Mạnh Tuấn. 8. Quản lý chất lượng trong các tổ chức, 9. Giáo trình quản lý chất lượng, tác giả Nguyễn Đình Phan. 10. Giáo trình khoa học quản lý, tác giả tiến sĩ Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền. 11. Tạp chí tiêu chuẩn đo lường chất lượng các số trong năm 2005 “số 1-10”. 12. Tạp chí khoa học thương mại số 7, số 9 năm 2005. 13. Trang web www.tcvn.gov.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0055.doc
Tài liệu liên quan