Lời mở đầu:
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã rèn đúc, tôi luyện và hình thành nên một nền văn hóa phong phú và đa dạng, nền văn hóa với sự kết tinh của những phẩm chất cao đẹp, chứng minh sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam.
Đó là năng lực chế ngự thiên nhiên, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo trong chống giặc ngoại xâm, đó là lòng yêu nước nồng nàn, là tinh thần đoàn kết dân tộc hay đó là lòng nhân ái, sự khoan dung, trọng tình trọng nghĩa, tất cả đều được kết hợp hài hòa và đi sâu vào trong tính cách của mỗi con người Việt Nam.
Bản sắc văn hóa Việt Nam là tố chất được hợp luyện cùng chiều với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, bản sắc đó không phải là một hằng số, là những giá trị bất biến, mà có những giá trị mới được hình thành, bồi tụ trong từng giai đoạn kế tiếp nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiến tới xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại biến chuyển nhanh chóng, đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá, sự hội nhập khu vực và thế giới với một tốc độ rất nhanh, từ đó nảy sinh nhu cầu mở rộng giao lưu giữa các nền văn hoá.
Trong khi chú trọng giữ gìn, phát huy các truyền thống văn hoá tinh thần tốt đẹp của dân tộc, văn hóa Việt Nam cần từng bước mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thụ những tinh hoa văn hoá thế giới và thời đại. Nền văn hóa của chúng ta sẽ đa dạng hơn, phong phú hơn, tiên tiến hơn nhờ hấp thụ được những yếu tố lành mạnh của văn hoá thế giới.
Tuy nhiên, một mặt toàn cầu hoá một mặt tạo cho các quốc gia học tập lẫn nhau, vận dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ để thúc đẩy kinh tế, mặt khác quá trình toàn cầu hoá có thể làm triệt tiêu sự khác biệt về văn hoá các dân tộc, đồng nhất các giá trị truyền thống của mỗi quốc gia, làm xói mòn ý thức dân tộc, dẫn đến nguy cơ đồng hoá. Bởi vậy, việc đặt ra những định hướng trong việc hội nhập, tiếp thu những tinh hoa trong văn hoá của các nước một cách có chọn lọc là điều hết sức cần thiết.
Trong đó, bản sắc dân tộc giữ một vai trò không nhỏ trong việc hội nhập với thế giới. Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống, những bản sắc riêng của mình, chúng ta cần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, một mặt để đem những tinh hoa của mình để giao lưu với các nước, một mặt giúp chúng ta “hoà nhập chứ không hoà tan”. Vì lẽ đó vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ đối với Đảng và Nhà nước mà đó là nhiệm vụ của toàn dân tộc Việt Nam.
Bài viết được trình bày trong 2 phần chính:
Thứ nhất, nhận thức về nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam.
Thứ hai, sinh viên cần phải làm gì để củng cố và phát triển tính chất tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3644 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam qua nhận thức của sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Lời mở đầu:
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã rèn đúc, tôi luyện và hình thành nên một nền văn hóa phong phú và đa dạng, nền văn hóa với sự kết tinh của những phẩm chất cao đẹp, chứng minh sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Đó là năng lực chế ngự thiên nhiên, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo trong chống giặc ngoại xâm, đó là lòng yêu nước nồng nàn, là tinh thần đoàn kết dân tộc hay đó là lòng nhân ái, sự khoan dung, trọng tình trọng nghĩa,… tất cả đều được kết hợp hài hòa và đi sâu vào trong tính cách của mỗi con người Việt Nam.
Bản sắc văn hóa Việt Nam là tố chất được hợp luyện cùng chiều với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, bản sắc đó không phải là một hằng số, là những giá trị bất biến, mà có những giá trị mới được hình thành, bồi tụ trong từng giai đoạn kế tiếp nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiến tới xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại biến chuyển nhanh chóng, đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá, sự hội nhập khu vực và thế giới với một tốc độ rất nhanh, từ đó nảy sinh nhu cầu mở rộng giao lưu giữa các nền văn hoá. Trong khi chú trọng giữ gìn, phát huy các truyền thống văn hoá tinh thần tốt đẹp của dân tộc, văn hóa Việt Nam cần từng bước mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thụ những tinh hoa văn hoá thế giới và thời đại. Nền văn hóa của chúng ta sẽ đa dạng hơn, phong phú hơn, tiên tiến hơn nhờ hấp thụ được những yếu tố lành mạnh của văn hoá thế giới.
Tuy nhiên, một mặt toàn cầu hoá một mặt tạo cho các quốc gia học tập lẫn nhau, vận dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ để thúc đẩy kinh tế, mặt khác quá trình toàn cầu hoá có thể làm triệt tiêu sự khác biệt về văn hoá các dân tộc, đồng nhất các giá trị truyền thống của mỗi quốc gia, làm xói mòn ý thức dân tộc, dẫn đến nguy cơ đồng hoá. Bởi vậy, việc đặt ra những định hướng trong việc hội nhập, tiếp thu những tinh hoa trong văn hoá của các nước một cách có chọn lọc là điều hết sức cần thiết. Trong đó, bản sắc dân tộc giữ một vai trò không nhỏ trong việc hội nhập với thế giới. Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống, những bản sắc riêng của mình, chúng ta cần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, một mặt để đem những tinh hoa của mình để giao lưu với các nước, một mặt giúp chúng ta “hoà nhập chứ không hoà tan”. Vì lẽ đó vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ đối với Đảng và Nhà nước mà đó là nhiệm vụ của toàn dân tộc Việt Nam.
Bài viết được trình bày trong 2 phần chính:
Thứ nhất, nhận thức về nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam.
Thứ hai, sinh viên cần phải làm gì để củng cố và phát triển tính chất tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam.
~~~~~~*~~~~~~
I. Nhận thức về nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam
Để có thể làm rõ vấn đề này, ta sẽ đi trả lời một số câu hỏi:
Văn hóa là gì?
Từ xưa, nền "văn hiến" (văn hóa) lâu đời của dân tộc đã có trong niềm tự hào của cha ông ta khi khẳng định về độc lập, chủ quyền của đất nước trước kẻ thù xâm lược. Văn hóa là một di sản cực kỳ quý báu được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày hôm nay, văn hóa xuất hiện trên hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống: văn hóa tình cảm, văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh, văn hóa tranh luận, phê bình... văn hóa là hành trang của đất nước trên con đường hội nhập quốc tế.
Để có một quan niệm đầy đủ, toàn diện về văn hóa quả không phải là điều đơn giản. Có rất nhiều quan niệm đã được đưa ra vì mỗi cá nhân, mỗi tác giả lại đứng trên một góc độ khác nhau để nhìn nhận về văn hóa. Có người cho rằng, văn hóa gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính chất một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Cũng có người cho rằng, văn hóa theo nghĩa rộng là, toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, gồm tám lĩnh vực: tư tưởng, đạo đức, lối sống; giáo dục đào tạo; khoa học công nghệ; văn học nghệ thuật; giao lưu văn hóa; thông tin đại chúng; thể chế văn hóa; đời sống văn hóa. Nghĩa hẹp gồm nếp sống, lối sống; văn học nghệ thuật; thông tin đại chúng; xuất bản báo chí; phong tục tập quán; đạo đức xã hội và chuyên ngành nghiệp vụ văn hóa.
Văn hóa được hiểu theo những góc độ tiếp cận khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa thế giới, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã nói: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn ở và phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Như vậy, lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm của văn hóa. Để trở thành văn hóa đích thực thì những sáng tạo đó phải hướng về các giá trị nhân văn, hoàn thiện nhận thức, nhân cách con người. Các giá trị quý báu đó góp phần làm nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, dân tộc.
Tiên tiến là gì?
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) ngày 16-7-1998 về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, đã giải thích: Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên.
Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung.
Dân tộc là gì?
Trong quan niệm của Đảng ta, văn hóa là một lĩnh vực thực tiễn của đời sống xã hội, nó cũng có những quy luật vận động phát triển riêng, trong đó tính dân tộc được coi là thuộc tính cơ bản của văn hóa, phản ánh mối quan hệ giữa dân tộc và văn hóa trong điều kiện dân tộc đã hình thành. Nội lực của dân tộc, một mặt, chính là nguồn nhân lực to lớn, mặt khác, là truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được kết tinh và hiện đại hóa.
Tính dân tộc là nội dung quan trọng, luôn được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu, vì đó là tính chất cốt lõi của một nền văn hóa. Nó là cơ sở của nền văn hóa tiên tiến, kết tinh thành nguồn nội lực để xây dựng một quốc gia giàu mạnh và phát triển bền vững. Chính do tác động của quy luật tính dân tộc mà văn hóa mang bản sắc dân tộc. Lịch sử đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh oanh liệt, bao người sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc mình trước kẻ thù xâm lược. Những ngày hôm nay biết bao người dân Việt Nam ở hải ngoại vẫn khát khao muốn hành hương tìm về cội nguồn, tìm về bản sắc văn hóa dân tộc.
Mối quan hệ giữa văn hóa và dân tộc?
Văn hóa - dân tộc là hai phạm trù khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau vì sự khác nhau giữa các dân tộc là sự khác nhau về văn hóa. Bản sắc mỗi dân tộc được thể hiện tập trung ở bản sắc văn hóa của chính dân tộc đó. Mặt khác, chính đời sống văn hóa và giá trị tinh thần của một dân tộc là dấu hiệu để đánh giá nền văn hóa đó ở trình độ nào, thuộc các cộng đồng nào trên thế giới. Như vậy, đánh mất bản sắc văn hóa riêng là đánh mất dân tộc.
Người Việt Nam yêu nước, căm thù giặc mà đoàn kết đấu tranh, bảo vệ chủ quyền và độc lập của đất nước. Đó là biểu hiện của tinh thần dân tộc, ý thức giữ gìn những gì thuộc về Việt Nam. Nhân dân ta đấu tranh với kẻ thù không chỉ bằng vũ khí, súng đạn mà bằng cả văn hóa. Trong các thời kỳ cách mạng, văn hóa được coi là một mặt trận. Văn hóa trở thành một vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù. Nó có thể phát huy được hiệu quả đấu tranh khi mang trong mình bản sắc, truyền thống dân tộc.
Vậy bản sắc dân tộc là gì?
Cốt lõi của văn hóa là bản sắc văn hóa dân tộc. Từ xưa đến nay bản sắc văn hóa dân tộc làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng người Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió, thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Đó là điểm tựa vững chắc để chúng ta đến với thế giới.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp nên trong lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, hình thành qua nhiều thế hệ, tầng nấc thang biến đổi, phát triển. Vì thế, nó kết tinh những gì đặc sắc nhất, đẹp đẽ nhất, độc đáo nhất của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, nó có giá trị bền vững, trường tồn cùng thời gian, nó như chất keo kết nối cộng đồng người gắn bó với nhau, để cùng tồn tại và phát triển. Biểu hiện cụ thể của nó là: Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo.
Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách tư duy, cách sống, cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học, văn học, nghệ thuật,… nhưng được thể hiện sâu sắc nhất là trong hệ giá trị của dân tộc, nó là cốt lõi của một nền văn hóa. Nó là cơ sở tinh thần cho sự ổn định xã hội và sự vững vàng của chế độ. Trong sự tiến bộ và phát triển của xã hội, các giá trị này thường không biến mất mà hóa than vào các giá trị của thời sau, theo quy luật kế thừa và tái tạo.
Con người không thể sống tách khỏi cộng đồng cũng như mỗi dân tộc không thể sống biệt lập với thế giới. Trong lịch sử, các quốc gia luôn có sự tiếp xúc, giao lưu với nhau qua các cuộc di cư lớn nhỏ, chiến tranh xâm lược, trao đổi kinh tế, vật phẩm, quan hệ hôn nhân, ngoại giao... Và như thế bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ được hình thành nên bằng những yếu tố bản thân vốn có mà còn có sự tiếp nhận, biến đổi văn hóa nước ngoài sao cho phù hợp, để nâng lên thành cái riêng đặc sắc của từng dân tộc. Với những ý nghĩa và giá trị của mình, bản sắc văn hóa của dân tộc có sức sống trường tồn.
Qua giao lưu hội nhập, nền văn hóa nước ngoài song song tồn tại cùng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Bản sắc dân tộc không đồng nghĩa với quá khứ, nó vẫn không ngừng tiếp thu những cái mới để làm phong phú cho mình, tuy nhiên cái bản chất, tinh hoa thì không bao giờ được thay đổi, mà phải được gìn giữ, vun đắp. Đó là khí phách, tâm hồn, bản lĩnh dân tộc, là cơ sở để dân tộc ta hòa nhập với tiến trình giao lưu quốc tế mà không tự đánh mất mình.
Nét đậm đà bản sắc dân tộc trong văn hóa Việt Nam?
Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những sắc thái, bản địa riêng, chúng bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc. Điều đó cho chúng ta thấy nền văn hóa nước ta là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc. Vốn văn hóa truyền thống của dân tộc được gìn giữ và phát huy qua nhiều hoạt động văn hóa.
Bản sắn văn hóa dân tộc là một chỉnh thể đồ sộ, phong phú nằm trong tất cả các lĩnh vực, ví dụ như: tri thức, triết học tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán, ngôn ngữ... nó vừa là "trầm tích" của tình cảm và ý thức dân tộc trong quá khứ, vừa là kết tinh của tinh thần thời đại và định hướng giá trị của dân tộc.
Người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc bền. Đầu tiên là ăn, "có thực mới vực được đạo", "trời đánh còn tránh bữa ăn". Cơ cấu ăn thiên về thực vật, cơm rau là chính cộng thêm thuỷ sản. Luộc là cách nấu ăn đặc sắc của Việt Nam. Nhưng cách thức chế biến món ăn lại giầu tính tổng hợp, kết hợp nhiều chất liệu và gia vị.
Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông nhàn. Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn Thực, tết Đoan Ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung Thu, tết Ông táo... Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới...), các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe...).
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã bao hàm: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Con người cần sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nên đã nảy sinh tín ngưỡng phồn thực.
Người Việt tự nhận là thuộc về họ Hồng Bàng, giống Tiên Rồng (Hồng Bàng là tên một loài chim nước lớn, Tiên là sự trừu tượng hóa một giống chim đẻ trứng, Rồng sự trừu tượng hóa từ rắn, cá sấu). Rồng sinh ra từ nước bay lên trời là biểu trưng độc đáo đầy ý nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Trong tín ngưỡng sùng bái con người, phổ biến nhất là tục thờ cúng tổ tiên, gần như trở thành một thứ tôn giáo của người Việt. Việt Nam trọng ngày mất là dịp cúng giỗ hơn ngày sinh. Nhà nào cũng thờ Thổ công là vị thần trông coi gia cư, giữ gìn hoạ phúc cho cả nhà. Làng nào cũng thờ Thành Hoàng Làng – vị thần cai quản che chở cho cả làng.
Về lĩnh vực văn học, Văn học Việt Nam xuất hiện khá sớm, có hai thành phần là văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian chiếm vị trí quan trọng ở Việt Nam, có công lớn gìn giữ phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Sáng tác dân gian gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, câu đố, tục ngữ, ca dao... với nhiều màu sắc các dân tộc ở Việt Nam.
Văn học cổ điển đã tạo nên những kiệt tác như Truyện Kiều (Nguyễn Du), Cung óan ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)... Việt Nam từ mấy thế kỉ trước đã có những cây bút nữ độc đáo: Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan.
Văn xuôi hiện đại có những tác giả không thể nói là thua kém thế giới: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nam Cao... Bên cạnh đó là những nhà thơ đặc sắc như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Tố Hữu... Tiếc rằng hiện nay chưa có những tác phẩm lớn phản ánh đầy đủ, trung thực và xứng đáng đất nước và thời đại.
Việt Nam có khoảng 50 nhạc cụ dân tộc, trong đó bộ gõ là phổ biến nhất, đa dạng nhất và có nguồn gốc lâu đời nhất (trống đồng, cồng chiêng, đàn đá, đàn tơ rưng...). Bộ hơi phổ biến là sáo, khèn, còn bộ dây độc đáo nhất có đàn bầu và đàn đáy.
Thể loại và làn điệu dân ca Việt Nam rất phong phú khắp Trung, Nam, Bắc: từ ngâm thơ, hát ru, hò đến hát quan họ, trống quân, xoan, đúm, ví giặm, ca Huế, bài chòi, lý, ngoài ra còn có hát xẩm, chầu văn, ca trù.
Nghệ thuật sân khấu cổ truyền có chèo, tuồng. Rối nước cũng là một loại hình sân khấu truyền thống đặc sắc có từ thời Lý. Đầu thế kỉ 20, xuất hiện cải lương ở Nam bộ với các điệu vọng cổ.
Ở Việt Nam, nghệ thuật chạm khắc đá, đồng, gốm đất nung ra đời rất sớm có niên đại 10000 năm trước Công nguyên. Sau này gốm tráng men, tượng gỗ, khảm trai, sơn mài, tranh lụa, tranh giấy phát triển đến trình độ nghệ thuật cao. Nghệ thuật tạo hình Việt Nam chú trọng diễn tả nội tâm mà giản lược về hình thức, dùng nhiều thủ pháp cách điệu, nhấn mạnh.
Bản sắc dân tộc Việt Nam, với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay, với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21, Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
II. Sinh viên cần phải làm gì để củng cố và phát triển tính chất tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam
Bản sắc văn hoá dân tộc được coi là tấm giấy thông hành để mỗi con người bước ra với cộng đồng nhân loại mà không bị trộn lẫn. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, giao lưu và hội nhập với thế giới trong xu thế toàn cầu hoá. Bởi vậy, việc giữ gìn, củng cố và phát triển tính chất tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước.
Là một sinh viên, một bộ phận quan trọng của dân tộc, là trụ cột tương lai của nước nhà, cần phải nhận thức rõ được tầm quan trọng đối với nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, phải có nhận thức đúng đắn về các giá trị văn hóa dân tộc từ đó nâng cao trách nhiệm bản thân về bảo vệ và phát triển văn hóa cội nguồn.
Trước hết, đối với góc độ là một công dân Việt Nam, phải luôn tin tưởng vào đường lối của Đảng, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; cần có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Đối với góc độ là một người sinh viên, phải biết “tôn sư, trọng đạo”, giữ gìn đạo đức, nhân cách của bản thân; có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung; thường xuyên học tập trau dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn của mình, thường xuyên tìm hiểu về văn hóa cội nguồn dân tộc để có cái nhìn đúng đắn về văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó, cần mở rộng giao lưu văn hóa với bạn bè quốc tế. Tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài. Tích cực giới thiệu rộng rãi những tinh hoa, bản sắc văn hóa Việt Nam, những thành tựu to lớn của hơn hai mươi năm đổi mới đất nước và chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Coi trọng kế thừa phát huy truyền thống văn hoá dân tộc là việc làm cần nhân rộng không chỉ riêng cho bản thân, mà còn cần cho tất cả mọi người xung quanh. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh tích cực tham gia các hoạt động văn hóa; phát hiện và biểu dương kịp thời các gương điển hình, các cá nhân, tập thể có những đóng góp tiêu biểu cho việc xây dựng đời sống văn hóa.
Tóm lại, các giá trị tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam là sản phẩm của lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm của dân tộc và là bản chất của quá trình lịch sử ấy. Các thế hệ ông cha đã sản sinh ra những giá trị văn hóa dân tộc; kế thừa, phát huy và phát triển là công việc của con cháu, của thế hệ sinh viên hôm nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nen_van_hoa_tien_tien_dam_da_ban_sac_dan_toc_cua_viet_nam_9079.doc