Làm rõ cơ sở lý luận của sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Bái nói riêng. Tìm hiểu hoạt động của nó, và những đóng góp của ngân hàng trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh
Tìm hiểu hoạt động của NHNo& PTNT Yên Bái về những thành tựu, vai trò, tồn tại, và nguyên nhân tồn tại, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động.
2. Nhiệm vụ
Nhận biết vai trò, chức năng của ngành ngân hàng nói chung đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt là NHNo& PTNT Yên Bái trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
Đánh giá đúng thực trạng hoạt động của NHNo& PTNT Yên Bái, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị đối với hoạt động của ngân hàng
76 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Bái trong quá trình công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p II trªn c¬ së tiÕp nhËn bé m¸y C«ng ty Vµng b¹c tØnh theo chñ tr¬ng cña thèng ®èc NHNN VN.
Sau khi æn ®Þnh bé m¸y c¬ cÊu ho¹t ®éng, Ng©n hµng tËp chung cho c«ng t¸c ®µo t¹o l¹i c¸n bé, t¹o nguån nh©n lùc cho ho¹t ®éng kinh doanh.
N¨m 1991 Ng©n hµng cã 630 ngêi, năm 2003 ng©n hµng cßn 434 c¸n bé nh©n viªn, cã 215 c¸n bé lµ tr×nh ®é ®¹i häc, 192 c¸n bé cã tr×nh ®é trung cÊp vµ 27 c¸n bé tr×nh ®é s¬ cÊp. NHNo& PTNT tØnh Yªn B¸i cã mét héi së chÝnh ®Æt t¹i trung t©m tØnh vµ cã 10 chi nh¸nh ng©n hµng cÊp II ®Æt ë 10 huyÖn thµnh. Trong tØnh cã mét trêng nghiÖp vô ng©n hµng khu vùc c¸c tØnh phÝa B¾c, ®Æt t¹i héi së chÝnh cña ng©n hµng.
2. C¬ cÊu bé m¸y tæ chøc Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n TØnh Yªn b¸i
- Ban gi¸m ®èc : cã 4 ngêi
Gåm cã :
+ Gi¸m ®èc phô tr¸ch chung vµ c«ng t¸c KiÓm tra - KiÓm to¸n néi bé, tæ chøc c¸n bé ®µo t¹o.
+ 1 phã gi¸m ®èc phô tr¸ch c«ng t¸c KÕ ho¹ch - Kinh doanh .
+ 1 phã gi¸m ®èc phô tr¸ch c«ng t¸c Tµi vô - Ng©n quü
+ 1 phã gi¸m ®èc phô tr¸ch hµnh chÝnh ph¸p chÕ .
HiÖn nay theo thống kê 2006, NHNo& PTNT Yªn B¸i cã 417 c¸n bé nh©n viªn cã tr×nh ®é vµ kinh nghiệm trong ho¹t ®éng kinh doanh tiÒn tÖ, tÝn dông, thanh to¸n vµ dÞch vô ng©n hµng
Tr×nh ®é
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Cao häc
0
1
1
1
1
1
§H,CĐ
189
193
204
236
245
279
Kh¸c
228
226
220
183
172
137
( Theo nguån b¸o c¸o cña NHNo& PTNT Yªn B¸i)
Qua bảng biểu ta thấy, trình độ của cán bộ ngân hàng Yên Bái vẫn chưa cao, trình độ cao học chỉ có 1 người từ năm 2002 và không tăng thêm. Cán bộ chủ yếu trình độ đại học cao đẳng, con số này tăng lên qua các năm, tuy thế trình độ khác( trung cấp, sơ cấp) vẫn rất cao. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải quan tâm hơn nữa tới công tác đào tạo cán bộ.
Hµng n¨m, ng©n hµng vÉn tiÕp tôc cö c¸n bé ®i ®µo t¹o, båi dìng vÒ tin häc, qu¶n lý, ph¸p luËt vµ c¸c chuyªn ®Ò phôc vô cho c«ng t¸c kinh doanh vµ phôc vô s¶n xuÊt.
3. Ho¹t ®éng chÝnh cña NHNo& PTNT tØnh Yªn B¸i
NHNo& PTNT Yên Bái là ngân hàng kinh doanh “vay để cho vay”
+ Trùc tiÕp ho¹t ®éng kinh doanh TiÒn tÖ - TÝn dông vµ c¸c dÞch vô Ng©n hµng trªn ®Þa bµn theo ph©n cÊp cña NHNo&PTNT .
+ Tæ chøc ®iÒu hµnh Kinh doanh vµ KiÓm tra kiÓm to¸n néi bé theo uû quyÒn cña Tæng gi¸m ®èc NHNo& PTNT ViÖt Nam .
+ Thùc hiÖn c¸c nhiÖm vô kh¸c ®îc giao vµ lÖnh cña Tæng gi¸m ®èc Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n ViÖt Nam.
4. Vai trò của NHNo& PTNT Yên Bái trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh
NHNo& PTNT Yên Bái đã thực sự trở thành người bạn đáng tin cậy của nông dân góp phần xóa đói giảm nghèo, góp phần tăng trưởng kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh thông qua tín dụng ngân hàng bằng việc đầu tư vốn cho nông nghiệp nông thôn.
Tiềm năng kinh tế của tỉnh Yên Bái là rất lớn, với diện tích đất tự nhiên rộng lớn, nguồn tài nguyên rừng, nước, khoáng sản ..phong phú cùng lực lượng lao động dồi dào..Vì vậy để đẩy mạnh phát triển kinh tế cần phải huy động tối đa nguồn lực, sử dụng có hiệu quả nhất, và NHNo& PTNT đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn vốn cho người dân vay để duy trì sản xuất và phát triển. Đặc biệt là người nông dân cần vốn để tăng gia, mở rộng quy mô sản xuất.
Tín dụng ngân hàng đã trở thành đòn bẩy thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Thông qua hoạt động tín dụng và cho vay theo dự án phát triển kinh tế nông nghiệp, tín dụng ngân hàng đã trở thành động lực mạnh mẽ đối với việc chuyển dịch kinh tế cây trồng vật nuôi, và cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp, góp phần thúc đẩy CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn.
Tín dụng ngân hàng giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, tăng cường hạch toán kinh tế làm cho sản xuất kinh tế có hiệu quả cao hơn. Bởi ngân hàng với tư cách là trung tâm tiền tệ- tín dụng- thanh toán mà có thể kiểm soát được mọi hoạt động kinh tế của đồng tiền. Với lợi thế này, trước khi cho vay, bao giờ cán bộ tín dụng cũng phải nắm được toàn bộ tình hình kinh doanh của người có nhu cầu vay vốn, và yêu cầu người vay trong quá trình sử dụng vốn phải chịu sự giám sát của ngân hàng xem có sử dụng vốn đúng mục đích, có tạo ra hiệu quả đồng vốn hay không. Chính vì vậy mà ngân hàng cũng góp phần giúp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, bởi có thể nắm bắt được khả năng sản xuất của từng người để có kế hoạch đầu tư phù hợp, đồng thời cũng kiểm soát được toàn bộ hoạt động của người vay làm cho họ có hướng làm ăn mới trong cơ chế thị trường.
5. Thực trạng hoạt động của NHNo& PTNT Yên Bái trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn của tỉnh
5.1 Công tác chỉ đạo, điều hành
Ngay từ năm 2005 đến cuối năm 2006 NHNo& PTNT tỉnh đã tập trung, chỉ đạo mục tiêu, giải pháp kinh doanh trong năm, nhằm đảm bảo thực hiện tốt định hướng phát triển của tỉnh, của ngành. Đã kịp thời chỉ đạo, triển khai luật ngân hàng và cơ chế mới, cùng chủ trương, chính sách của ngành, tỉnh như:
Định hướng hoạt động ngân hàng phải tập trung cao độ vào công tác huy động vốn. Vì có nguồn vốn hợp lý mới có điều kiện để mở rộng đầu tư tín dụng và giữ vững ổn định tài chính, ổn định đời sống CBNV
Đề ra và thực hiện có hiệu quả, chủ trương tín dụng thương mại và tín dụng chính sách tăng nhanh hơn, phù hợp môi trường điều kiện thực tế Yên Bái.
Thực hiện cơ chế chính sách của nhà nước, đặc biệt triển khai QĐ 67/QĐTT của thủ tướng Chính phủ về: “Một số chính sách ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn”
Chỉ đạo sát sao mở rộng tín dụng theo quyết định 67 của Chính phủ như: Xây dựng kế hoạch tăng dư nợ, cụ thể ở từng ngân hàng huyện, thị xã, xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể đến từng đối tượng như: cây cà phê, cây ăn quả Đặc biệt đẩu tư cho 7000 hộ trang trại làm kinh tế hàng hóa.
5.2 Về nguồn vốn
Trong thời gian qua, NHNo& PTNT Yên Bái thực hiện chủ trương đa dạng hóa hình thức huy động vốn đáp ứng tiện ích cho khách hàng, duy trì các hình thức huy động vốn truyền thống, kết hợp với các hình thức mới như: Tiết kiệm trả góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, phát hành kì phiếu dài hạn, trái phiếu, đồng thời tiếp cận xử lý lãi suất để ổn định vốn huy động ngoài tỉnhnên thu hút được nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Công tác huy động vốn được tổ chức là triển khai tốt từ NHNo tỉnh đến các huyện, thành phố.
§ Tổng nguồn vốn huy động cho đến 31/12/2006 đạt 1.121 tỷ đồng, đạt 97,5% kế hoạch, tăng 99 tỷ đồng, tốc độ tăng 10% so với năm 2005.
§ Cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ: (đv: tỷ đồng)
Loại tiền tệ
Đạt
% so với kế hoạch
Tỷ trọng
So sánh 2005
Nội tệ
1.110
98%
99%
Tăng 10%
Ngoại tệ
11
50%
1%
Giảm 15%
Cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn gửi tiền: (đv: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Đạt
Tỷ trọng
So sánh 2005
Không kỳ hạn
341
30,4%
1,5%
Kỳ hạn<12 tháng
403
36%
Giảm 8,2 %
Kỳ hạn>12 tháng
377
33,6%
52,8%
Cơ cấu nguồn vốn theo nhóm khách hàng: (đv: tỷ đồng)
Nhóm k. hàng
Đạt
Tỷ trọng
So sánh 2005
1. Tiền gửi k. hàng
917,4
81,8%
27,7%
- Tiền gửi dân cư
551,5
49,2%
53,2%
- Tiền gửi kho bạc
188,4
16,8%
Giảm 10% (20 tỷ)
- Tiền gửi tổ chức KTXH
177,5
15,8%
18,3%
2. Tiền gửi UTĐT
36
0,3%
3.Tiền gửi, tiền vay TCTD
200
17,8%
Giảm 33%(100 tỷ)
(nguồn: số liệu báo cáo kết quả kinh doanh 2006 NHNo& PTNT tỉnh Yên Bái)
Qua những bảng biểu trên đã cho thấy tình hình huy động vốn của NHNo& PTNT Yên Bái là tăng so với năm 2005
NHNo& PTNT Yên Bái đã tích cực tập trung huy động các nguồn vốn tại địa phương, nhất là tiền gửi dân cư (đạt tới 551,5 tỷ đồng, chiếm 49,2 % trong tổng nguồn vốn) tăng khá nhanh, tới 53,2 % so với 2005, trong đó nhiều nhất là nguồn vốn có kì hạn dưới 12 tháng, tuy thế ngân hàng đang chú trọng huy động nguồn vốn kì hạn trên 12 tháng (tăng 52,8%).
Điều này có nghĩa là ngân hàng đã tạo lập được niềm tin cho khách hàng, khai thác được ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, lực lượng có khả năng đóng góp nguồn vốn lớn nhất
Tranh thủ thêm được nguồn vốn ủy thác đầu tư trung, dài hạn tạo nguồn vốn ổn định, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương
Điều chỉnh lãi suất huy động vốn nhanh nhạy, kịp thời và mở thêm các thể thức huy động vốn phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên địa bàn, từ đó đã đảm bảo nguồn vốn thường xuyên ổn định và tăng trưởng, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng và dư nợ.
Nhìn chung xu thế tăng trưởng vốn huy động của ngân hàng là tích cực và rõ nét, tạo điều kiện cho việc mở rộng kinh doanh đa năng nói chung và tín dụng nói riêng. Nhưng cũng bộc lộ vấn đề đáng quan tâm là nguồn vốn huy động có kỳ hạn, lãi suất cao nên thường cao hơn các loại tiền gửi khác do vậy làm cho giá đầu vào tăng. Từ đó vấn đề đặt ra là: nếu nguồn vốn trên không được sử dụng hiệu quả (như tỷ lệ sử dụng vốn thấp, rủi ro tín dụng cao) thì nguồn huy động trên sẽ trở thành gánh nặng cho ngân hàng. Và ngược lại, nếu sử dụng tốt, sẽ giúp cho ngân hàng có điều kiện phát triển, mở rộng được thị phần, thị trường, để tăng sức cạnh tranh.
5.3 Công tác đầu tư vốn
Nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp, và đạt được các mục tiêu kế hoạch trong công cuộc CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn, NHNo& PTNT Yên Bái đã từng bước mở rộng hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, đạt được kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
Theo thời hạn cho vay (đv: triệu đồng)
Năm
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
Tổng số
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
2005
513.158
48 %
552.735
52%
1.065.893
2006
678.239
49,7%
684.573
50,3%
1.362.812
(nguồn: số liệu báo cáo kết quả kinh doanh 2006 NHNo& PTNT tỉnh Yên Bái)
Qua bảng biểu ta thấy, doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2005 doanh số cho vay là 1.065.893 triệu đồng, năm 2006 đã tăng l.362.812 triệu đồng, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng mở rộng.
Doanh số cho vay phản ánh nhu cầu vay vốn của các đơn vị, cá nhân, tổ chức kinh tế ngày càng tăng lên và quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng ngày càng phát triển.Tuy nhiên, trong tổng số doanh số thì doanh số cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn. Vốn trung, dài hạn chủ yếu phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, khai thác tiềm năng thế mạnh kinh tế miền núi như phát triển kinh tế trang trại, trồng quế, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây ăn quả, phát triển vùng chè, cà phê, nguyên liệu giấy sợi, phục vụ đời sống như xây dựng, sửa chữa nhà cửacòn vốn vay ngắn hạn chủ yếu là những khoản vay lưu động của doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, hộ kinh doanh, và chi phí thời vụ của hộ nông dân. Điều đó một mặt nói lên ưu thế của ngân hàng là các đối tượng đầu tư trung, dài hạn làm cho dư nợ tăng ổn định, tạo điều kiện tăng lợi nhuận vì lãi suất cho vay trung, dài hạn thường cao hơn cho vay ngắn hạn, nhưng mặt khác cũng cho thấy là mức độ rủi ro sẽ lớn vì đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là loại hình sản xuất mang tính rủi ro rất cao về giá cả, về quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm, công nghệ và phải đối phó với những rủi ro tiềm tàng như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh
Cho vay theo ngành kinh tế (đv: triệu đồng)
Ngành kinh tế
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ
T số
Nợ xấu
Nông- lâm nghiệp
276.941
136.024
419.754
28.153
Thủy sản
3.385
285,6
7.268
828,8
Công nghiệp
220.840
213.302
155.748
6.453
Xây dựng
322.924
230.195
61.479
295
Thương nghiệp
304.817
236.546
779.521
1.008
(nguồn: số liệu báo cáo kết quả kinh doanh NHNo& PTNT tỉnh Yên Bái)
Qua bảng số liệu ta thấy, ngành nông nghiệp vay vốn chiếm tỷ lệ khá lớn, doanh số cho vay của cả nông lâm ngư nghiệp là 280.326 triệu đồng, cao hơn cả doanh số vay của ngành công nghiệp. Năm 2006, nguồn vốn vay trong nông nghiệp chủ yếu là cho trồng rừng, phát triển kinh tế hộ, cho chăn nuôi gia súc lớn, phân bón cho mùa vụ
Cho vay HTX được mở rộng. Hiện có 18 HTX dư nợ 19 tỷ đồng; bình quân 1 HTX dư nợ 1,1 tỷ đồng, cao nhất là HTX Mông Sơn dư nợ 9,3 tỷ
Cho vay hộ sản xuất được củng cố, mở rộng và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực tại khu vực nông nghiệp, nông thôn. So với 2005 số lượt hộ vay vốn tăng 12%. Đến 31/12/2006 có 60.500 hộ dư nợ 1.006 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 74% tổng dư nợ. Tín dụng ngân hàng thực sự tác động đến đời sống nhân dân.
Doanh số vay vốn của ngành xây dựng hiện đang cao nhất trong các ngành kinh tế, lý do bởi hiện nay Yên Bái đang chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá. Doanh số vay vốn của ngành thương nghiệp cũng khá cao 304.817 triệu đồng, điều này cho thấy, việc trao đổi hàng hóa sản phẩm của Yên Bái đã phát triển khá mạnh, và được đầu tư nhiều.
5.4 Hoạt động thu nợ
Nếu doanh số cho vay phản ánh số tiền vốn mà ngân hàng đưa vào lưu thông thì doanh số thu nợ phản ánh số tiền vốn ngân hàng rút từ lưu thông về. Doanh số thu nợ chính là số tiền vay đến hạn mà người vay phải trả cả gốc lẫn lãi mà ngân hàng thu được. Doanh số thu nợ chỉ tốt khi nó không qua lớn và không quá nhỏ mà phải phù hợp với các khoản nợ đến hạn và quá hạn trả tiền. Nếu số này quá lớn thì sẽ làm giảm số dư nợ và vì thế làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, còn nếu quá nhỏ thì có thể làm phát sinh thêm nợ quá hạn, nợ khó đòi, tăng rủi ro và làm thiệt hại tới kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Qua bảng số liệu ở phần trên ta thấy: Doanh số thu nợ nhỏ hơn doanh số cho vay ra. Hầu hết các ngành kinh tế đều có doanh số thu nợ tương đối so với doanh số cho vay, chứng tỏ các ngành kinh tế làm ăn đều có hiệu quả, bảo đảm an toàn vốn, sử dụng vốn có lãi.
5.5 Dư nợ cho vay nền kinh tế
Bảng dư nợ (đv: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
Dư nợ
Tỷ lệ (%)
Dư nợ
Tỷ lệ(%)
Theo thành phần kt
1.065.893
100
1362.812
100
Nông, lâm, thủy sản
274.734
25,8
427.022
31,4
Công nghiệp, xây dựng
130.727
12,2
155.748
11,4
Thương mại, dịch vụ
660.360
62
779.521
57,2
Các ngành khác
72
0
521
0
Theo loại hình kt
1.065.893
100
1.362.812
100
Doanh nghiệp nhà nước
42.042
4
47.013
3,4
Công ty tư nhân
235.197
22,2
167.593
12,3
Công ty cổ phần khác
6.310
0,5
72.027
5,3
Doanh nghiệp TN
45.616
4,3
112.099
8,2
Kinh tế tập thể
2.955
0,2
31.936
2,3
Kinh tế cá thể, gia đình
733.773
68,8
932.144
68,5
(nguồn: số liệu báo cáo kết quả kinh doanh 2006 NHNo& PTNT tỉnh Yên Bái)
Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đã tác động đến tình hình dư nợ của ngân hàng. Năm 2006 so với 2005, dư nợ tăng 260.919 tỷ đồng. Sự mở rộng tín dụng với mức tăng trưởng dư nợ cao phản ánh mối quan hệ bạn hàng giữa ngân hàng với khách hàng nói chung, nhất là khách hàng ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng được mở rộng.
Theo ngành kinh tế, ngành nông nghiệp có số dư nợ khá cao, chiếm 25,8% chỉ đứng sau thương mại, dịch vụ, sang năm 2006 thì tỷ lệ này đã tăng lên thành 31,4%
Theo thành phần kinh tế, số dư nợ hàng năm của kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số dư nợ của ngân hàng. Điều này phản ánh ngân hàng đã hướng mạnh trọng tâm hoạt động cho vay vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đặc biệt là đối với hộ gia đình, cá thể là thị trường chính trong hoạt động của ngân hàng, năm 2005 trong cơ cấu dư nợ, kinh tế cá thể, gia đình chiếm tới 68,8%, năm 2006 chiếm 68,5 %, chêch lệch về số tương đối không đáng kể, song về tuyệt đối, dư nợ đối với thành phần kinh tế này tăng lên đáng kể (198.371 tỷ đồng).
Thành phần kinh tế hộ gia đình là trọng tâm đầu tư của ngân hàng, qua bảng số liệu có thể thấy doanh số dư nợ của kinh tế hộ gia đình, cá thể là rất cao 932.144 tỷ đồng. Và đây chính là nguồn thu nhập chính tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng
Đối với kinh tế tập thể, HTX, tuy đã có nhiều cố gắng tiếp cận song khối lượng đầu tư còn quá nhỏ so với tổng khối lượng đầu tư. Dư nợ ở thành phần này chỉ chiếm 2,3% (năm 2005 là 0,2%). Nhìn chung vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho HTX tuy có bước phát triển nhưng còn quá khiêm tốn, nguyên nhân do hoạt động của loại hình kinh tế này chưa thật ổn định, hiệu quả nên ngân hàng chưa thật mạnh dạn tin tưởng đầu tư.
5.6 Nợ xấu
Bảng dư nợ (đv: triệu đồng)
Ngành kinh tế
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ trung, dài hạn
Tổng số
T. số
Nợ xấu
T. số
Nợ xấu
T. số
Nợ xấu
N.nghiệp
128.750
7.464
291.084
20.689
419.754
28.153
T. sản
2.138
520
5130
708,8
7268
828,8
C.nghiệp
47.636
1.993
108.112
4.460
155.748
6.453
X.dựng
43.001
0
18.478
295
61.479
295
T.nghiệp
600.720
201
178.001
807
779.521
1008
(nguồn: số liệu báo cáo kết quả kinh doanh 2006 NHNo& PTNT tỉnh Yên Bái)
Qua bảng ta thấy, trong tổng số dư nợ, thì dư nợ trung, dài hạn là chủ yếu đối với hầu hết các ngành (trừ xây dựng và thương nghiệp). Nguyên nhân là ngân hàng đã hướng mạnh vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh với thế mạnh là kinh tế đồi rừng; Đây là cơ sở, tiền đề cho việc mở rộng cho vay ngắn hạn vì từ cho vay trung, dài hạn sẽ là tăng năng lực sản xuất của từng đơn vị, cá nhân, từ đó tất yếu kéo theo tăng nhu cầu về vốn, lưu động, trong đó vốn vay ngắn hạn của ngân hàng sẽ tăng theo
Trong cơ cấu dư nợ vẫn còn tồn tại nợ quá hạn (nợ xấu), tuy tỷ lệ này không cao (36.737,8 triệu đồng, chiếm 2,7% tổng dư nợ). Chủ yếu nợ xấu là ở trung, dài hạn, và tập trung cao nhất ở ngành nông nghiệp. Một lý do dễ nhận thấy đó là do trong sản xuất nông nghiệp mà Yên Bái thì chủ yếu là lâm nghiệp trồng cây lâu năm, nên tỷ lệ vay vốn trung, dài hạn cao hơn ngắn hạn, điều đó tất yếu làm cho dư nợ, cũng như nợ xấu của ngành này cao. Mặt khác, đặc trưng của sản xuất nông- lâm nghiệp là mất nhiều thời gian mới cho thu hoạch, bên cạnh đó còn rất nhiều rủi ro khách quan như thiên tai, sâu bệnh, hoặc có trường hợp khách hàng làm ăn thua lỗ..trong khi lãi suất vay vốn thì phải trả theo tháng, quý, vì thế dư nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nhìn chung, tình hình tín dụng của ngân hàng ở mức an toàn, số lượng cũng như tỷ lệ nợ quá hạn thấp.
6. Những kết quả và tồn tại trong hoạt động của NHNo& PTNT Yên Bái
6.1 Những kết quả đạt được
Nhìn chung hoạt động của ngân hàng trong những năm gần đây là rất hiệu quả, luôn quan tâm, chú trọng, phát triển nhanh với tốc độ năm sau cao hơn năm trước, chất lượng kinh doanh được củng cố và nâng cao, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ của ngành và của địa phương.
Với phương châm “đi vay để cho vay” ngân hàng đã gắn huy động vốn với tăng trưởng dư nợ phục vụ nền kinh tế. Coi kinh tế ngoài quốc doanh là đối tác tiềm năng, thị trường nông nghiệp, nông thôn là chủ yếu, ngân hàng đã tạo dựng cho mình thương hiệu, hình ảnh có uy tín trên thị trường. Từ chỗ huy động vốn đơn điệu, không đủ để cho vay đến nay các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu cho vay các thành phần kinh tế.
Dưới tác động của cơ chế mới là cơ chế tín dụng cộng với kinh tế thị trường tác động mạnh mẽ vào kinh tế nông thôn nên quan hệ tín dụng của ngân hàng được mở rộng hơn trước. Trong những năm qua tín dụng hoạt động rất sôi động, ngân hàng từ chỗ thụ động đã chuyển sang chủ động tìm kiếm khách hàng để đầu tư, tăng nhanh số khách hàng vay vốn và số vốn vay mỗi khách hàng. Hiện nay, ngân hàng đẫ thiết lập mối quan hệ tín dụng với hộ gia đình, cá nhân ở 180/180 xã, phường, thị trấn trong tỉnh, với 58% số hộ sản xuất nông lâm nghiệp đã tiếp cận vay vốn của ngân hàng, thủ tục vay vốn của ngân hàng ngày càng được cải tiến đơn giản hơn trước tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vay vốn ngày càng thuận lợi hơn.
6.2 Tồn tại và nguyên nhân
6.2.1 Tồn tại
Tốc độ tăng dư nợ cao hơn tốc độ huy động vốn, nếu không có biện pháp khắc phục thì không những sẽ cản trở tới việc mở rộng cho vay và đe dọa tới sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Việc cho vay đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, HTX còn hạn chế cả về lượng khách hàng vay vốn và số vốn vay của mỗi khách hàng. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn vẫn rất cao. Cho vay trung, dài hạn để tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ tuy là nhu cầu bức xúc của các doanh nghiệp và là điều kiện để các ngân hàng tăng trưởng dư nợ, song thực tế vẫn còn hạn chế.
Chất lượng thẩm định tín dụng còn kém, nhiều dự án không được thẩm định đúng, người dân không vay được vốn để thực hiện sản xuất, kinh doanh
Công tác thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngân hàng còn hạn chế và nhiều tiêu cực, vì thế không kiểm soát được hết hoạt động, đặc biệt là những sai lầm của cán bộ ngân hàng trong việc huy động vốn cũng như cho vay.
Phương thức cho vay còn chưa thật đa dạng, hiện ngân hàng chủ yếu áp dụng cho vay phương thức từng lần. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng mới áp dụng chủ yếu đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, còn đối với loại hình kinh tế khác còn rất hạn chế; các loại phương thức cho vay khác như cho vay hợp vốn, cho vay theo dự ánhầu như chưa được áp dụng. Do vậy, một mặt chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của đối tượng vay, mặt khác làm hạn chế tới việc mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế đặc biệt là đối với khu vực ngoài quốc doanh.
Nguyên nhân tồn tại
♣ Về phía khách hàng
Do trên địa bàn có nhiều tổ chức tham gia huy động vốn, cơ chế lãi suất của ngân hàng chưa thực sự hấp dẫn nên cũng hạn chế việc huy động vốn vào ngân hàng.
Vốn tự có của doanh nghiệp, hộ sản xuất tham gia vào dự án là quá ít, không đủ điều kiện để vay vốn, nhất là vốn trung hạn, dài hạn dẫn đến ngân hàng chưa cho vay ra được
Thiếu tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định, đất đai của doanh nghiệp, hộ sản xuất chủ yếu nằm ở vùng sâu, xa nên giá trị quyền sử dụng đất rất thấp do đó không đủ điều kiện khi vay ngân hàng số tiền lớn. Theo quy đinh tại Nghị định 178/1999/NĐ-CP chủ trang trại được quyền dùng tái sản hình thành từ vốn vay để làm đảm bảo tiền vay nhưng loại tài sản này thường là ao hồ, chuồng trại, cây trồng, vật nuôitrong thực tế rất khó xác định giá trị chính xác để làm căn cứ bảo đảm tiền vay. Hoặc tài sản gắn liền với cây lâu năm hiện chưa có cơ quan nào được giao nhiệm vụ xác nhận tài sản đó để làm đảm bảo tiền vay. Mặt khác, giá cả nông sản biến động thất thường nên đối tượng đảm bảo tiền vay này chưa được ngân hàng quan tâm.
Đặc trưng của doanh nghiệp, hộ sản xuất hàng hóa, trang trại là vay để đầu tư theo dự án như trồng rừng, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia sức, nuôi trồng thủy sảnsong hiện nay, phương thức cho vay theo dự án của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do phần lớn các trang trại chưa đủ trình độ để lập dự án
Tâm lý của doanh nghiệp, người nông dân..là muốn vay lãi suất thấp, thời hạn lâu, thủ tục đơn giản..trong khi ngân hàng thương mại kinh doanh theo cơ chế thị trường “đi vay để cho vay” không thể đáp ứng được
♣ Về phía ngân hàng
Kì hạn trả nợ, trả lãi vay ngân hàng còn chưa sát với chu kì sản xuất của cây trồng, vật nuôi, nhiều sản phẩm của trang trại có chu kỳ 6- 10 năm nhưng người đi vay lại phải trả lại từng tháng hoặc quý trong khi chưa có sản phẩm thu hoạch.
Từ năm 1996 trên phạm vi cả nước, hàng loạt doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần làm ăn thua lỗ, bị phá sản, hàng loạt vụ án lớn đối với doanh nghiệp tư nhân vay vốn ngân hàng bị đưa ra xét xử. Cán bộ ngân hàng không muốn mở rộng cho vay. Trình độ quản lý, thẩm định đánh giá của một số cán bộ ngân hàng còn hạn chế nên không dam đưa ra quyết định cho vay. Mặt khác số doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần hình thành và hoạt động trên địa bàn còn ít, số doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao chưa nhiều, cho nên về phía ngân hàng, việc mở rộng cho vay còn hạn chế.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, có 2 ngân hàng hoạt động, ngân hàng đầu tư phát triển và NHNo& PTNT, NHNo& PTNT xuất hiện đầu tiên, với quy mô lớn và được nhà nước bảo hộ. Vì thế, NHNo& PTNT hoạt động có tính độc quyền, nên ngân hàng không quan tâm đến những hoạt động quan hệ với khách hàng như các chính sách về marketting hay các hoạt động khuyến mãi
♣ Về cơ chế, chính sách
Kinh tế ngoài quốc doanh nói chung chưa thật sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh như đối với doanh nghiệp nhà nước trong đó có một số cơ chế chính sách tài chính, tín dụng ngân hàng
Theo quy định, trang trại vay vốn đến 20 triệu hoặc 50 triệu không phải thực hiện đảm bảo tiền vay phải được sở Nông nghiệp& Phát triển nông thôn và Cục thống kê tỉnh khảo sát, xác định đủ tiêu chí là trang trại theo thông tư số 69/2000/TTLT/BNN- TCTK. Nhưng cho đến nay chưa có văn bản chính thức của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận trang trại, nên ngân hàng thiếu cơ sở pháp lý để cho vay.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo& PTNT TỈNH YÊN BÁI
I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA NHNo& PTNT TỈNH YÊN BÁI
1. Những nhân tố làm ảnh hưởng đến kế hoạch
♣ Những chỉ tiêu kinh tế của tỉnh
Năm 2007, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,5% trở lên.Cơ cấu kinh tế nông- lâm nghiệp 34%, công nghiệp- xây dựng 32%, dịch vụ 34%. Sản lượng lương thực có hạt đạt 214.500 tấn, diện tích trông rừng mới 15000 ha, tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt 2.450 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người 6 triệu đồng trở lên.
Năm 2007 bên cạnh những thuận lợi như uy tín của NHTMNN, màng lưới rộng, vị thế chủ đạo trong nông nghiệp, nông thôn..song cũng nổi lên một số khó khăn:
Khả năng tăng trưởng nguồn vốn còn hạn chế do là tỉnh nghèo; cơ cấu nguồn huy động hiện nay 19% là tiền gửi, tiền vay TCTD, 17% tiền gửi kho bạc, tiền gửi dân cư chỉ chiếm 47%
Tỉnh Yên Bái có 154/180 xã phường thuộc vùng II, vùng III; từ 1/1/2007, thực hiện chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của ngành sẽ bàn giao địa bàn xã vùng II, III cho ngân hàng CSXH và ngân hàng phát triển. Do vậy, tăng trưởng dư nợ truyền thống tạo khu vực này sẽ giảm và hạn chế. Trong khi dư nợ bình quân đầu người của chi nhánh năm 2006 mới đạt 3,2 tỷ đồng chưa đảm bảo tài chính bền vững.
2 dự án lớn: Xi măng Yên bình, Yên Bái đã kí hợp đồng, cam kết tiến độ giải ngân 162 tỷ đồng trong năm 2007
Để thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế- xã hội địa phương, mục tiêu kinh doanh của ngành, NHNo& PTNT tỉnh Yên Bái đề ra phương hướng, nhiệm vụ từ 2007 cho đến 2010 như sau:
2. Phương hướng, nhiệm vụ của NHNo& PTNT Yên Bái
Sau hơn 10 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội. Sự phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nền kinh tế, hòa nhập với sự phát triển đó, NHNo& PTNT Yên Bái luôn luôn không ngừng đổi mới, cải tiến chất lượng tín dụng. Củng cố và phát triển các nghiệp vụ trong quá trình hoạt động của mình. Phát huy kết quả đã đạt được, thực hiện đề án cơ cấu lại ngân hàng đã được Chính phủ phê duyệt, định hướng phát triển của ngân hàng NHNo& PTNT như sau:
Tiếp tục lấy địa bàn nông nghiệp nông thôn và kinh tế hộ gia đình là địa bàn, đối tượng chính để phục vụ và phát triển kinh doanh. Mở rộng kinh doanh gắn với sinh lời, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững
Phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực để tăng thêm năng lực hoạt động, phù hợp tiến trình hội nhập, hiện đại hóa ngân hàng
Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng bền vững: Giảm mạnh nguồn nhận tiền gửi, tiền vay tổ chức tín dụng khác; khai thác tốt nguồn tiền gửi dân cư, tổ chức kinh tế. Đảm bảo cân đối đủ vốn cho vay hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2 dự án lớn đã kí hợp đồng tín dụng.
Tăng trưởng dư nợ an toàn, hiệu quả, gắn với phát triển dịch vụ ngoài tín dụng, nâng cao năng lực tài chính, tăng năng lực cạnh tranh.
♣ Định hướng phát triển khách hàng
Doanh nghiệp nhà nước: Tiếp cận những doanh nghiệp đã sắp xếp lại sản xuất và hoạt động kinh doanh có hiệu quả để thiết lập quan hệ tín dụng, đồng thời áp dụng lãi suất thị trường, cạnh tranh linh hoạt để phát triển khách hàng mới.
Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Tiếp cận đầu tư theo dự án, khép kín cả vốn ngắn hạn và trung, dài hạn, đồng thời áp dụng lãi suất hợp lý, cạnh tranh để có thị phần từ 75- 80%
Hợp tác xã: Mở rộng đầu tư kinh tế HTX trên cơ sở chọn lựa về khả năng tài chính, năng lực quản lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đối với hộ sản xuất nông lâm nghiệp: Tăng nhanh số hộ vay vốn ở vùng I. Đối với vùng II, III đầu tư chủ yếu bằng vốn UTĐT của ngân hàng chính sách, đáp ứng đủ vốn cho phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nghị quyết đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ 14. Đảm bảo 100% hộ có nhu cầu vay vốn được vay vốn đầy đủ, kịp thời
Đối với hộ kinh doanh, dịch vụ khu vực thành thị, vùng sản xuất hàng hóa: Tăng cường tiếp thị, vận dụng lãi suất cạnh tranh linh hoạt để tăng nhanh số lượng khách hàng, phấn đấu có thị phần từ 70% trở lên.
3. Chỉ tiêu cụ thể
Nguồn vốn huy động 1000 tỷ đồng trở lên, giảm 10,8% so với 2006
Trong đó:
. Tiền gửi dân cư 680 tỷ đồng, tăng 23,4 %. Tỷ trọng tiền gửi dân cư/ tổng nguồn huy động 68%
. Tiền gửi, tiền vay có kì hạn TCTD 50 tỷ đồng, giảm 75%; tỷ trọng tiền gửi tiền vay TCTD 5%/ tổng nguồn vốn
Tổng dư nợ 1.700 tỷ đồng trở lên, tăng 25% so với năm 2006; trong đó dự án xi măng Yên Bình tăng 120 tỷ đồng; Xi măng Yên Bái tăng 50 tỷ đồng
Tỷ lệ nợ trung, dài hạn 54%; tỷ lệ nợ xấu dưới 3%
Thu nợ sau xử lý rủi ro đạt 2 tỷ đồng trở lên
Thu nợ ngoài tín dụng tăng 30% so với năm 2006
Quỹ thu nhập tăng 6% so với năm 2006
Về nguồn nhân lực, tăng số lượng cán bộ đào tạo cao học lên 3 người
II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NHNo& PTNT YÊN BÁI TRONG QUÁ TRÌNH CNH- HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA TỈNH
1.Tăng cường huy động nguồn vốn
Quá trình kinh doanh của ngân hàng thương mại về cơ bản giống như quá trình sản xuất của các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác. Đó là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm; song điểm khác biệt ở đây là các yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp thường tồn tại dưới dạng vật chất, còn của ngân hàng thương mại thì tồn tại dưới dạng giá trị. Kinh tế học đã chỉ ra: “Quy mô, chất lượng của các yếu tố đầu vào quyết định quy mô, chất lượng của các yếu tố đầu ra của qúa trình sản xuất”. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả, mở rộng quy mô, thay đổi cơ cấu đầu tư tín dụng đối với các doanh nghiệp, trước hết ngân hàng phải thực hiện các giải pháp tăng cường nguồn vốn với cơ cấu và chi phí hợp lý.
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại được hình thành thông qua nghiệp vụ huy động vốn từ khách hàng, do đó, muốn phát triển nguồn vốn thì phải:
Chú trọng tăng trưởng nguồn vốn trên địa bàn, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn phù hợp với khả năng nhàn rỗi của vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế- xã hội. Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống như gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, ngân hàng nên có nhiều hình thức huy động vốn khác như phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, hối phiếu được quyền chuyển đổi, được mua bán chuyển nhượng hoặc có thể làm tài sản thế chấp vay vốn; tiết kiệm dự thưởng, thể thức gửi tiền một nơi được lĩnh nhiều nơiMột vấn đề quan trọng trong huy động vốn của ngân hàng là phải phát triển nguồn tiền gửi thanh toán, đặc biệt là thu hút việc mở tài khoản của các doanh nghiệp tư nhân, HTX và tài khoản cá nhân của dân cư có thu nhập cao ở khu vực thành thị bằng biện pháp khuyến khích đơn vị có số dư tiền gửi đạt đến mức nhất định thì khi vay vốn sẽ được giảm tỷ lệ% lãi suất vay thông thường, giảm hoặc miễn phí dịch vụ thanh toán chuyển tiền, thưởng trên số dư cao..
Lãi suất huy động phải có tính cạnh tranh, phù hợp quan hệ cung cầu vốn trên thị trường trong từng thời gian và tính chất, thời gian của từng loại tiền gửi.
Sử dụng triệt để các nguồn vốn ủy thác đầu tư
Phải thường xuyên làm công tác tuyền truyền tiếp thị về các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại nơi giao dịch và nhất là thông qua các tổ vay vốn ngân hàng ở nông thôn hiện nay. Trong giao dịch với khách hàng, phải tạo uy tín về mọi mặt như: thái độ đón tiếp khách hàng vui vẻ lịch sự văn minh. Đặc biệt khách hàng của NHNo& PTNT chủ yếu là nông dân, người nghèo.. vì thế càng yêu cầu nhân viên giao dịch ngân hàng có thái độ niềm nở, vui vẻ, nhiệt tình trong hướng dẫn, cũng như khi thực hiện giao dịch tín dụng. Xử lý nghiệp vụ nhanh gọn, chính xác, đáp ứng đúng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
2.Công tác cho vay
Trong điều kiện tỉnh Yên Bái hiện nay, chính sách đầu tư cho nông nghiệp, kinh tế nông thôn nói chung và đầu tư tín dụng của NHNo& PTNT nói riêng đều phải gắn với chương trình phát triển kinh tế của tỉnh đặc biệt là chương trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn. Bởi thông qua tín dụng, NHNo& PTNT Yên Bái đã cho nhân dân vay vốn sản xuất. Để đạt mục đích này NHNo& PTNT Yên Bái đã thực hiện các giải pháp sau:
♣ Đa dạng hóa các hình thức cho vay
Do sự đa dạng và phức tạp của các thành phần kinh tế, nên muốn mở rộng tín dụng, ngân hàng cần có những thể lệ cho vay phù hợp với đặc điểm, điều kiện của mỗi loại hình. Hiện nay phương thức cho vay từng lần đang được phổ biến, các phương thức khác như cho vay theo hạn mức tín dụng mới áp dụng chủ yếu đối với DNNN, công ty cổ phần còn đối với các loại hình kinh tế khác rất hạn chế; các phương thức cho vay khác như cho vay hợp vốn, cho vay theo dự án..hầu như chưa được áp dụng. Vì vậy để phù hợp với đặc điểm, tính chất, đối tượng vay, ngân hàng sớm vận dụng triển khai các phương thức cho vay này trong hoạt động cho vay của mình nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay.
♣ Tăng cường các biện pháp đảm bảo tiền vay
Sự phát triển của nền kinh tế cho thấy hoạt động tín dụng ngân hàng đang theo hướng cho vay bằng tín chấp là chủ yếu, vấn đề tài sản thế chấp sẽ giảm dần. Thực tế qua mấy năm ngân hàng thực hiện biện pháp cho vay qua các tổ chức tín chấp ở NHNo& PTNT Yên Bái đã khẳng định những mặt đạt được rất cơ bản đó là góp phần quan trọng vào cuộc sống. Thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng dần mặt bằng đời sống của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động ở một tỉnh miền núi như Yên Bái
Tuy nhiên với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhất thiết phải có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh..thì mới đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.
Cho vay không có bảo đảm (tín chấp) chỉ áp dụng đối với khách hàng vay theo chính sách, khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng, song điều kiện tiên quyết là dự án, phương án sản xuất phải khả thi, có lịch sử quan hệ vay trả sòng phẳng với ngân hàng. Cho vay tín chấp sẽ khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu vay vốn tăng thêm đối với khách hàng truyền thống của ngân hàng. Tuy nhiên cho vay tín chấp cunhgx nên có giới hạn ở mức độ quy định, nếu không sẽ dẫn đến không đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng
Cho vay có bảo đảm, nhất là hình thức thế chấp tài sản cần phải chú ý 3 vấn đề:
Thứ nhất, tài sản đó thuộc quyền sở hữu hay quyền sử dụng (đất đai) của người vay
Thứ hai, nếu phải phát mại thì tài sản đó phải bán được trên thị trường
Thứ ba, thận trọng khi đánh giá tài sản thế chấp làm đảm bảo vốn vay vì sự biến động bất thường của bất động sản trên thị trường. Để làm được việc đó, yêu cầu cán bộ tín dụng phải am hiểu về tài sản cũng như giá trị thị trường của tài sản mà ngân hàng nhận thế chấp. Nếu quá thận trọng hoặc thiếu hiểu biết thì sẽ xảy ra hoặc là không dám cho vay, hoặc là sẽ gây ra rủi ro tổn thất
Đơn giản hóa các thủ tục, không tiêu cực, ưu tiên với đối tượng đặc biệt (người quen) trong giao dịch, không phiền hà, sách nhiễu, gây khó dễ cho khách hàng
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là mở rộng quan hệ với hội nông dân, hội phụ nữ(kinh nghiệm của NHNo& PTNT Thái Nguyên) để mở rộng cho vay.
Nhanh nhạy, nắm bắt các thông tin kinh tế của tỉnh để mở rộng đầu tư cho các dự án.
Nâng cao công tác thẩm định công việc và quản lý an toàn nguồn vốn. Điều này đòi hỏi công tác đào tạo cán bộ phải được quan tâm hơn, đẩy mạnh hơn (học tập kinh nghiệm của NHNo& PTNT Bắc Giang)
3. Phân loại khách hàng, có chính sách hợp lý với từng đối tượng khách hàng.
Để mở rộng hoạt động cho vay, ngân hàng cần có những biện pháp, chính sách cụ thể để thu hút khách hàng đến giao dịch với mình. Tùy thuộc vào từng loại hình khách hàng mà có chính sách về lãi suất, đảm bảo tiền vay, hạn mức tín dụng..cho phù hợp. Cụ thể:
♣ Với các HTX, tổ sản xuất
Để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX, tổ sản xuất hiện nay thì vấn đề tăng cường đáp ứng vốn vay trung, dài hạn cho tổ chức kinh tế này là rất cần thiết. Vì thế mạnh tổ chức sản xuất, dịch vụ của tổ chức này là khai khoáng, chế biến lâm sản và kinh tế đồi rừng; do vậy, ngân hàng nên tăng cường hơn nữa cho vay vốn trung, dài hạn cho tổ chức kinh tế này để tạo cơ sở cho việc mở rộng tín dụng đối với xã viên HTX và kéo theo nhu cầu tăng thêm vốn vay ngắn hạn của thành phần kinh tế này.
Về tài sản thế chấp: Trong hoàn cảnh hiện nay, đa phần HTX mới được thành lập hoặc chuyển đổi theo luật HTX nên vốn, tài sản tự có còn rất nhỏ. Do vậy, để có thể mở rộng đầu tư cho các HTX thì tùy theo từng trường hợp cụ thể, nếu HTX có trình độ quản lý, dự án khả thi, quan hệ vay trả sòng phẳng thì ngân hàng có thể xét duyệt cho vay một phần hoặc toàn bộ mà không cần tài sản đảm bảo. Hoặc áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay bằng vật tư, hàng hóa hình thành từ vốn vay.
♣ Đối với hộ tư nhân, cá thể
Đây là khách hàng truyền thống và đầy tiềm năng của ngân hàng. Tuy nhiên hộ tư nhân, cá thể có điểm yếu là trình độ quản lý còn yếu, nắm bắt thông tin kinh tế, thị trường còn hạn chế, vốn tự có nhỏ, phải có chính sách thân trọng trong trong cả mức cho vay và biện pháp đảm bảo tiền vay để một mặt giúp hộ gia đình vừa sức quản lý, sử dụng vốn, mặt khác để hạn chế phân tán rủi ro của khách hàng. Để đạt được yêu cầu đó cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp:
Hàng năm ngân hàng cần phải tiến hành khảo sát phân loại hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, qua đó nắm được hộ nào có nhu cầu vay vốn, đủ điều kiện vay vốn; loại hộ nào có nhu cầu vay vốn song không đủ điều kiện vay vốn. Đây là cơ sở cho việc mở rộng tín dụng của ngân hàng.
Trong quá trình cho vay phải tránh 2 khuynh hướng: Nếu cho vay ồ ạt, thiếu kiểm tra, kiểm soát từ khi phát tiền vay cho đến khi thu hồi nợ sẽ dẫn đến công tác tín dụng kém hiệu quả, nợ quá hạn sẽ phát sinh, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác, nếu cho vay quá khắt khe hoặc chần chừ do tâm lý sợ cho vay không thu hồi được nợ thì công tác tín dụng sư không được mở rộng, ngân hàng sẽ ứ đọng vốn làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
♣ Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần
Với các loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp này có đặc điểm là vốn nằm trong khâu dự trữ và khâu sản xuất rất lớn, thời gian dự trữ ít nhất là 3 tháng, còn khi đã tiêu thụ được sản phẩm thì thu hồi vốn rất nhanh. Do đó, chế độ cho vay của ngân hàng phải đảm bảo tham gia vào dự trữ, sản xuất của doanh nghiệp là chính. Cán bộ tín dụng phải nắm chắc tình hình tài chính của doanh nghiệp, thường xuyên xem xét ở các khâu để có biện pháp linh hoạt giải quyết, khi cần thì cho vay hoặc thu kịp thời.
Với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản: Đặc điểm của loại hình daonh nghiệp này là thi công nhiều nơi, phải thuê nhiều lao động, khi làm xong ,mới được bên thi công thanh toán vốn hoặc chỉ được nhận tạm ứng trước 1phần. Vì vậy, vốn vay nằm rải rác ở các công trình xây dựng và hoạt động cho vay có sự đan xen lẫn nhau, gây khó khăn cho quá trình quản lý vốn của ngân hàng. Ngân hàng nên cho vay dứt điểm từng hạn mục công trình, không cho vay dàn trải. Ngoài ra, cán bộ ngân hàng phải nắm chắc được tình hình tài chính bên A trước khi quyết định cho vay để đảm bảo an toàn.
4. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Trong cơ chế thị trường, ngân hàng nào có dịch vụ tốt nhất, công nghệ tiên tiến hiện đại sẽ là ngân hàng đứng vững và giành thắng lợi trong cạnh tranh; vì vậy việc đổi mới công nghệ trở thành vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Nó gồm hai nội dung chính là: Ứng dụng thành tựu của cách mạng KHKT- Công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin vào quá trình hoạt động của ngân hàng và tiến trình đổi mới quy trình, nghiệp vụ của ngân hàng. Ngân hàng có thể thực hiện từng bước đổi mới công nghệ từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao nhất:
- Trước hết ngân hàng phải có biện pháp sử dụng và quản lý hiệu quả thiết bị công nghệ hiện có, từng bước thiết lập, quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả mạng máy tính cục bộ giữa Hội sở và ngân hàng liên xã, phòng giao dịch trực thuộc để phục vụ tốt cho công tác kinh doanh nói chung, hoạt động cho vay nói riêng
- Sớm triển khai công nghệ ngân hàng bán lẻ (giao dịch 1 cửa) để nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng và đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý của ngân hàng
5. Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng
Cần từng bước chuẩn hóa cán bộ ngân hàng, trước hết là cán bộ tín dụng, kiểm soát, vì đây là lực lượng quyết định quy mô và hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng. Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố tiên quyết để ngân hàng mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh để thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị của cán bộ ngân hàng từ đó hoàn thiện thêm cơ chế quản lý, biện pháp nghiệp vụ nhằm phát triển ngày càng mạnh hơn các hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh và toàn hệ thống.
Sắp xếp màng lưới, quy hoạch cán bộ, tăng người làm tín dụng, phân loại, đánh giá nhu cầu, tổ chức đào tạo theo chuyên đề vi tính, ngoại ngữ, tín dụng, thực hiện đào tạo tập trung tại ngân hàng tỉnh, ngân hàng cơ sỏ..
Tiếp tục mở rộng mạng lưới ngân hàng liên xã, các phòng giao dịch, ngân hàng lưu động..để tăng khả năng tiếp cận hai chiều giữa ngân hàng với khách hàng đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ có tinh thấn trách nhiệm, có năng lực, trình độ để có thể tạo điều kiện giúp đỡ tham mưu cho khách hàng vay vốn hiệu quả..từ đó khách hàng có điều kiện thuận lợi hơn nữa nhằm đáp ứng đầy đử, kịp thời nhu cầu vốn hợp lý cho từng chủ trang trại
Như vậy, để mở rộng hoạt động cho vay, cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa cơ quan chức năng nhà nước ngân hàng và khách hàng, trong đó vai trò quyết định là ngân hàng. Hi vọng những biện pháp trên sẽ góp phần vào mở rộng công tác đầu tư tín dụng đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó có các HTX, gia đình, hộ kinh doanh các thể ở NHNo& PTNT Yên Bái nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung.
6. Thực hiện tốt chiến lược khách hàng, quảng cáo sâu rộng về chính sách, thể lệ cho vay đối với người dân
Tình hình chung của nước ta hiện nay là hiểu biết về hoạt động tín dụng ngân hàng trong cơ chế thị trường của tầng lớp dân cư còn hạn chế, do đó cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, marketting để cac doanh nghiệp, hộ tư nhân, cá thể nắm vững được chủ trương, chính sách đổi mới của ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, cho khách hàng thấy được thiện chí của ngân hàng, thấy những quyền lợi cũng như trách nhiệm khi có quan hệ với ngân hàng, với phương châm hoạt động “Phát triển- an toàn- hiệu quả”, coi sự thành đạt của khách hàng là sự thành đạt của ngân hàng.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Đối với nhà nước
Hiện nay mối liên hệ kinh tế giữa kinh tế ngoài quốc doanh (trong đó có HTX, hộ gia đình, cá thể) với các thành phần kinh tế khác, nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước chưa thật sự rõ nét và gắn bó, do vậy hạn chế đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Do vậy, đề nghị nhà nước có chính sách cụ thể hơn nữa mở rộng các mối liên hệ hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với nhau và với doanh nghiệp nhà nước để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Mặt khác, sự liên kết các loại hình doanh nghiệp với nhau sẽ tạp điều kiện cho kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ phát triển, từ đó tăng khả năng, nhu cầu hấp thụ vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
Nhà nước cần có biện pháp trợ giúp thông tin, tư vấn về đổi mới công nghệ, thị trường..cho các HTX, hộ gia đình, kinh tế cá thể..để giảm thiểu tối đa rủi ro trong sản xuất kinh doanh
Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau khi tiếp cận các nguồn lực như vốn tín dụng, cung ứng sản phẩm trên thị trường, khuyến khích và baỏ vệ cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền.
2. Đối với NHNo& PTNT Việt Nam
Ở Yên Bái, thế mạnh chủ yếu là phát triển đồi rừng, cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc..do đó nhu cầu về vốn trung, dài hạn lớn song khả năng huy động vốn trung, dài hạn ở địa phương là khá khó khăn. Đề nghị NHNo& PTNT Việt Nam tăng tỷ lệ cho vay trung, dài hạn đối với tỉnh miền núi phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, đồng thời tạo điều kiện để ngân hàng miền núi mở rộng thị phần.
NHNo& PTNT Việt Nam cần nghiên cứu có chế độ ưu đãi cho các cán bộ tín dụng ở địa bàn nông thôn như về chế độ công tác phí thỏa đáng, trang bị các phương tiện làm việc hàng năm..các chế độ ưu đại về thu nhập để khuyến khích các cán bộ tín dụng bám sát địa bàn thẩm định, công tác đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Đối với tỉnh Yên Bái
Đề nghị các ngành hữu quan có sự phối hợp xây dựng dự án khả thi cho từng vùng (xã, thôn) trồng cây gì, con gì.. để đem lại hiệu quả, trên cơ sở đó ngân hàng mới có nội dung, địa chỉ để cho vay kịp thời, hiệu quả.
Mở rộng công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn các trang trại áp dụng kĩ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất. Khuyến khích động viên các chủ trang trại làm ăn giỏi, thường xuyên tổng kết kinh nghiệm sản xuất, nhân rộng điển hình để phổ biến, hướng dẫn cho nông dân nói chung, chủ trang trại nói riêng.
Tiếp tục thực hiện giao đất, giao rừng, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép sử dụng đất ổn định lâu dài cho hộ sản xuất nói chung, trang trại nói riêng để họ yên tâm xây dựng, phát triển kinh tế trang trại.
Đề nghị UBND tỉnh sớm thành lập “qũy bảo lãnh tín dụng” cho loại daonh nghiệp vừa và nhỏ (trong đó có kinh tế trang trại) theo nội dung, quyết định số 193/2001/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ, nó không chỉ bảo lãnh cho việc vay vốn ngân hàng mà còn gây dựng được niềm tin, chỗ dựa cho kinh tế trang trại, trước hết đối với một số loại nông sản có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao như: chè, cà phê, quế..Đây là điều kiện hết sức cần thiết và quan trọng để ngân hàng mở rộng cho vay.
UBND tỉnh nên giành một khoản ngân sách đầu tư cho công tác khảo sát thị trường trong và ngoài nước để giúp doanh nghiệp tìm kiếm, ổn định thị trường, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như: chè, quế, giấy đế, ván ghép thanh
Tạo dư luận ủng hộ hoạt động đầu tư vốn của ngân hàng đối với thành phần kinh tế tư nhân. Tạo điều kiện tháo gỡ vướng mắc cho ngân hàng khi xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi vốn theo quy định.
Đối với hộ nghèo còn hạn chế về kế hoạch sản xuất kinh doanh nên việc cho vay đối với hộ nghèo cần gắn với khuyến nông, khuyến lâm, định canh, định cư. Do vậy đề nghị tỉnh tăng cường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông, lâm, ngư ở các xã nghèo nhất là các xã đặc biệt khó khăn. Hướng dẫn hộ nghèo cách tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất hàng hóa.
KẾT LUẬN
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một tất yếu khách quan đối với sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Đối với nước ta, từ một nước nông nghiệp đi lên CNXH, tất yếu phải tiến hành CNH- HĐH. Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, bước vào thời kì CNH- HĐH đất nước, trong thời kỳ đầu đặc biệt coi trọng CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn, cần phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức tài chính, tín dụng, trong đó NHNo& PTNT là chủ lực
Tín dụng ngân hàng là một công cụ đòn bẩy thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế hàng hóa, hình thành ổn định thị trường. Vốn tín dụng ngân hàng đảm bảo tốt nhất yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế, vì ngân hàng không cho vay đối với tổ chức, các hộ làm ăn kém hiệu quả, các dự án thiếu tính khả thi, buộc người vay tính toán xem xét kỹ trước khi vay, phải năng động, sáng tạo để đảm bảo nguồn vốn và mang lại lợi nhuận theo quy luật khắt khe của cơ chế thị trường.
NHNo& PTNT Yên Bái cũng không nằm ngoài quy luật này, là một ngân hàng thương mại nhưng hoạt động không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì sự phát triển của xã hội theo định hướng XHCN. Hơn 15 năm qua, vừa đổi mới vừa kinh doanh theo cơ chế thị trường, quá trình đó trải qua không ít khó khăn, thủ thách đã đưa NHNo& PTNT Yên Bái dần trở thành một ngân hàng mạnh, đóng vai trò lớn trong sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế- Xã hội, cũng như sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
Như một sợi chỉ xuyên suốt, quá trình xây dựng và trưởng thành của NHNo& PTNT Yên Bái luôn gắn với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương, và gắn với thành tựu chung của các ngành, các cấp dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Và trong điều kiện, hoàn cảnh nào đếu luôn là công cụ đắc lực của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị góp sức mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ngày càng nhiều hơn.
PH Ụ L ỤC
PHỤ LỤC 1. Chữ viết tắt
CNH- HĐH: công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
KHCN: Khoa học công nghệ
HTX: Hợp tác xã
LLSX: Lực lượng sản xuất
NHNo& PTNT : Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
UBND: Ủy ban nhân dân
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các website trên mạng như: www.sbv.gov.vn; www.vbard.com; www.stmdlyenbai.gov.com
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006, phương hướng nhiệm vụ 2007- 2010 của NHNo& PTNT Yên Bái
Báo cáo tổng kết năm 2006 của UBND tỉnh Yên Bái
Gắn bó cùng nông nghiệp nông thôn trong quá trình đổi mới. TS Nguyễn Văn Tiêm. NXB nông nghiệp. Hà Nội 2005
Một số tạp chí kinh tế, tạp chí cộng sản, thời báo ngân hàng
Ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam. PTS Nguyễn Quốc Việt. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 1995
Nông nghiệp, nông thôn Yên Bái trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vũ Sửu. NXB Thống kê. Hà Nội 2002
Tiền và hoạt động ngân hàng. Lê Vinh Danh. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 1996
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc qua các kì đại hội IX, X
Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XVI
Yên Bái những cơ hội đầu tư. Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái- Ban vật giá chính phủ. Hà nội 2000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6748.doc