Những nghiên cứu trên đây của chúng tôi hy vọng có thể đóng góp một phần nào đó cho công cuộc tìm kiếm những giải pháp của các nhà hoạch định, giúp các nhà hoach định nhìn nhận vấn đề và có những giải pháp tối ưu cho sự phát triển ngành nghề mây tre đan ở Việt Nam.
35 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngành mây tre đan ở Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 21% so với cùng kỳ tháng 4. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Italia, Mêhicô, Đài Loan…
Mặt hàng mây đan: Trong 10 ngày đầu tháng 5, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm mây đan đạt 1,1 triệu USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ tháng trước, ước tính kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm mây đan của Việt Nam trong tháng 5 đạt 4,1 triệu USD, sắp sỉ bằng với kim ngạch xuất khẩu của tháng 4, nhưng vẫn tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2005.Trong cơ cấu các mặt hàng mây đan xuất khẩu trong 10 ngày đầu tháng 5, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng bàn, ghế chiếm tỷ trọng cao nhất với kim ngạch đạt 473 nghìn USD, tăng 15% so với cùng kỳ tháng trước.Trước đây, sản phẩm bàn ghế mây của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu vào 3 thị trường chính là Hồng Kông, Mỹ và Tây Ban Nha, trong đó riêng thị trường Hồng Kông đã chiếm tới trên 80% thị trường, nhưng trong 10 ngày đầu tháng 5, các sản phẩm bàn ghế mây của Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu một số thị trường EU như: Đức, Anh, Italia, Pháp, Cộng Hoà Séc, Thuỵ Điển, Bỉ, Hà Lan…Tiếp đến là các mặt hàng giỏ mây, với kim ngạch xuất khẩu đạt 207 nghìn USD, tăng 38% so với cùng kỳ tháng 4. Tuy nhiên, các sản phẩm trong 10 ngày đầu tháng 5 chủ yếu là các mặt hàng có phẩm cấp thấp, do đó đơn giá xuất khẩu trung bình trong kỳ giảm mạnh so với cùng kỳ tháng 4. Kim ngạch xuất khẩu khay mây đạt 59 nghìn USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ tháng 4, đáng chú ý là đơn giá trung bình của mặt hàng khay mây trong kỳ đạt 1,74 USD/cái, tăng 0,47 USD/cái so với tháng 4. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Đan Mạch, Bỉ, Tây Ban Nha…
Trước đây trong cơ chế bao cấp do thị trường không lớn nên nghề mây tre đan hoạt động theo kiểu tự sản tự tiêu chủ yếu lấy công làm lãi. Hàng hóa có chất lượng thấp mẫu mã đơn giản đa phần tiêu thụ ở các xã quanh vùng chỉ xuất khẩu được số lượng rất ít sang Liên Xô (trước đây) và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Nhiều người dân của làng nghề không sống được bằng nghề này phải bỏ ra các thành phố lớn tìm kế mưu sinh, làng nghề có nguy cơ bị mai một. Bước sang thời kì đổi mới cùng với sự thay đổi của đất nước các làng nghề truyền thống cũng có bước chuyển mình mạnh mẽ. Các làng nghề cũng nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng như: rổ rá, lãng hoa, bàn ghế...cung cấp cho các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc với số lượng lớn mang lại giá trị lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp Nghề mây tre đan đã thực sự hồi sinh và phát triển nhờ xuất khẩu được đi nhiều nước. Hiện đang tìm kiếm thị trường ở Tây Âu và các nước Đông Nam Á.[18 ]
Sản phẩm mây, tre Việt Nam đã có mặt ở 94 nước trên thế giới [11]. Theo số liệu thu thập được từ Tổng cục thống kê và hiệp hội làng nghề Việt Nam thì tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành mây tre đan Việt Nam trong những năm gần đây tăng lên một cách đáng kể.Cụ thể:
Năm 2000
78,6 triệu USD
Năm 2001
93.8 triệu USD
Năm 2002
107.9 triệu USD
Năm 2003
115 triệu USD
Năm 2005
180.2 triệu USD
Năm 2006
195 triệu USD
Hình 1. Kim ngạch xuất khẩu ngành mây tre đan Việt Nam
giai đoạn 2000-2006.
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Hiệp hội làng nghề Việt Nam
(dẫn lại từ trang thông tin điện tử của Báo điện tử thời báo
kinh tế Việt Nam.)
Với thị trường nước ngoài các sản phẩm mây tre đan được xuất khẩu thông qua các công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ: Ngọc Động, Havimex.. Mới đây đã nhen nhóm sang thị trường Mỹ với doanh số năm 2004 đạt trên 30 tỷ đồng. Hiện nay Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam với mức tăng trưởng từ 30 - 35%/năm kể từ 1996 đến nay năm 2002 đạt mức 22,4 triệu USD ngoài ra còn rất nhiều các nước khác đặc biệt là thị trường Mỹ đang là thị trường hứa hẹn rất nhiều cơ hội [12]. Tuy vậy để hàng mây tre đan đến được với người tiêu dùng nước ngoài cũng đòi hỏi phải trải qua rất nhiều tiêu chẩn kiểm định như tiêu chuẩn JIS hay JAS (quy định về chất liệu công nghiệp). Giờ đây khách nước ngoài muốn tìm đến nguồn gốc Á Đông với những sản phẩm do chính bàn tay lao động thủ công của những người thợ tạo nên từ các nguyên liệu thiên nhiên. Trong thời gian gần đây thị trường ngoài nước đã được mở rộng và tiềm năng vẫn còn rất lớn. Nó không những đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và sử dụng rộng rãi trong nước mà còn góp phần đáng kể vào việc xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Úc, châu Mỹ. Do có vai trò thiết thực đối với xã hội và nền kinh tế quốc dân, nghề mây tre đan nứa nội địa và xuất khẩu đang được nhà nước chú ý phát triển. Nghề sản xuất mây tre đan trước đây chỉ có ở một số làng nghề truyền thống trong nước giờ đây đã được nhân rộng ra một số địa phương xung quanh nhưng vẫn còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ. Các sản phẩm sử dụng trong nước rất ít do trong nước chưa có sức mua lớn. Chủ yếu là xuất khẩu tuy nhiên việc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài còn một số hạn chế đó là: khi xuất khẩu thì chỉ quan tâm tới lượng hàng mà mình xuất đi chứ chưa thực sự quan tâm đến chất lượng cũng như sản phẩm khi sang nước ngoài thì nó sẽ như thế nào. Còn giữ được thương hiệu hay xuất xứ của mình không. Chưa để lại ấn tượng cho người tiêu dùng nước ngoài về sản phẩm của mình. Muốn ngành nghề phát triển được thì phải giữ được chữ tín trên thương trường. Thị trường cung ứng nguyên vật liệu còn hết sức nhỏ hẹp, phương thức phục vụ theo kiểu cung cầu tại chỗ, hoàn toàn dựa trên thỏa thuận ngầm, cũng như có những dịch vụ cung cấp theo hợp đồng lớn cho các hộ gia đình và cơ sở sản xuất.
3.2.5. Những thuận lợi của ngành mây tre đan Việt Nam.
Trong xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các tổ chức quốc tế, các làng nghề mây tre đan cũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và gặt hái đuợc nhiều thành công. Để có được những thành công đó không thể không nói tới những thuận lợi làm tiền đề cho sự phát triển. Thứ nhất: Việt Nam với đặc điểm là một nước nhiệt đới gió mùa, thảm thực vật phong phú nên có nguồn nguyên liệu và phụ liệu dồi dào. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện lí tưởng cho cây giang mây tre sinh trưởng mạnh mẽ. Nhiều nơi trên đất nước ta như Đồng Nai, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước... Có những rừng nguyên vật liệu tự nhiên với trữ lượng lớn. Thứ hai Việt Nam có những làng nghề truyền thống hàng trăm năm với nguồn nhân lực có tay nghề khéo léo, lực lượng lao động làm nghề rất dồi dào, giá nhân công thấp hơn so với nước ngoài vì có thể tận dụng những lao động nông thôn những lao động phụ đặc biệt là trẻ em và người già. Chính vì vậy nên có điều kiện hạ giá thành sản phẩm. Ngòai ra còn có những yếu tố khách quan từ phía thị trường. Ví dụ như ngày nay khi đã có một cơ sở tương đối ổn định, tiêu dùng của con người lại hướng về các sản phẩm mang tính tự nhiên hơn các sản phẩm công nghiệp hiện đại và xu hướng này còn mạnh mẽ hơn ở thị trường thị trường nước ngoài. Chính sách của chính phủ cũng ngày càng trở nên thiết thực hơn, huy động ngày càng triệt để và có hiệu quả hơn các tiềm năng sản xuất cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Vận dụng chính sạch của chính phủ, từng địa phương đã có nhiều giải pháp tích cực cho sản xuất như Hà Tây, Hà Nam, Bắc Ninh... Chủ trương khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, cho vay vốn sản xuất. xét duyệt và chỉ đạo thực hiện các phương án sản xuất ngành nghề của các địa phương. Thường xuyên xét tặng danh hiệu nghệ nhân... đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Mây tre đan là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đang được nhà nước quan tâm và phát triển. Chính sách của chính phủ ngày càng trở nên thiết thực hơn, huy động ngày càng triệt để và có hiệu quả hơn các tiềm năng cho sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Thời gian vừa qua nhà nước đã xác định mặt hàng thủ công mỹ nghệ thuộc nhóm hàng được hưởng ưu đãi đặc biệt. Chính phủ đã giành nhiêu chính sách ưu đãi cho ngành thủ công mỹ nghệ như khuyến khích phát triển các ngành nghề nông thôn, phát triển và khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất, chính sách về đầu tư tín dụng thuế và lệ phí, chính sách thông tin, thị trường, xúc tiến thương mại và đào tạo lao động… QD02-2001/Ttg cũng quy định các dự án sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu đều được vay vốn tín dụng đầu tư từ quỹ đầu tư với lãi suất ưu đãi 5,4%/năm hay được các quỹ bảo lãnh đến 100 % khoản vay từ các tổ chức tín dụng. Nghị định 57/CP của chính phủ về chính sách mới cho xuất khẩu khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sản phẩm cho họ.Trên đây là những yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp mây tre đan của nước ta nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
3.2.6. Những khó khăn của ngành mây tre đan Việt Nam.
Tuy nhiên, khi bước vào hội nhập WTO, doanh nghiệp mây tre đan đang đứng trước những khó khăn thách thức lớn bởi các doanh nghiệp nước ta còn non kém về nhiều mặt. Cơ sở vật chất cho sản xuất của các doanh nghiệp còn hạn chế. Thực tế sản phẩm mây tre đan là đồ thủ công cần phải được bảo quản tốt trong khi nhà xưởng cơ sở vật chất của nhiều doanh nghiệp còn nghèo nàn mưa một chút là có thể mốc làm ảnh hưởng đến chẩt lượng sản phẩm trong khi cơ sở vật chất của các doanh nghiệp sản xuất mây tre đan ở nước ngoài rất tốt. Như các hộ sản xuất ở xã Thượng Hiền không có các cơ sở vật chất nhà xưởng để bảo quản các sản phẩm làm ra và nguyên vật liệu. Chính vì vốn ít nên họ không có đủ điều kiện để xây dựng những cơ sỏ chuyên dụng cho việc sản xuất của mình. Hơn nữa, họ rất thiếu mặt bằng sản xuất nên nhà xưởng vẫn còn mang tính chất tận dụng chứ chưa thành một hệ thống sản xuất. Các cơ sở sản xuất đều gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất, bãi tập kết nguyên liệu và các cửa hàng giao bán sản phẩm...đường giao thông xấu, xuống cấp, hệ thống công cụ còn quá lạc hậu, khả năng thay thế kèm giá điện cao... Nhiều doanh nghiệp ở làng nghề thì bức xúc vì thiếu mặt bằng sản xuất và vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều hộ sản xuất đã tận dụng được vài trăm m2 đất ở làm nơi giao dịch nhưng xưởng sản xuất đặt rải rác ở các hộ dân trong làng nên không tạo thành một dây chuyền sản xuất khép kín, khó hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường. Những yếu tố đó đã làm cho năng suất lao động thấp chi phí sản xuất lớn và nhiều khâu trong sản xuất tiêu thụ không được tiến hành kịp thời. Ở nhiều nơi việc thiếu mặt bằng phục vụ sản xuất và mở rộng sản xuất khiến hàng làm ra chất thành từng đống, không có chỗ tập kết, không có kho xưởng, phải để ở nhiều nơi gây khó khăn cho khâu vận chuyển. Không mở rộng được quy mô sản xuất, phải duy trì việc sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, manh mún lại thêm vốn ít, các doanh nghiệp mây tre thực sự gặp khó khăn trong việc thực hiện các đơn đặt hàng lớn. Không chỉ vậy việc xúc tiến thương mại của ta cũng có nhiều khó khăn. Hiện nay thị trường mây giang đan Trung Quốc và Indonesia đang được nhà nước bảo trợ về nguồn nguyên liệu xúc tiến thương mại và được miễn tiền thuê đất...Trong khi ở nước ta chưa có điều kiện này. Đặc biệt điều sống còn của doanh nghiệp tại thị trường mây tre đan nước ngoài là mẫu mã sản phẩm phải thường xuyên mới và hấp dẫn nhưng nhìn chung việc sáng tạo cải tiến mẫu mã của ta còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện nay đa phần các doanh nghiệp của ta đều sản xuất theo mẫu mã của nước ngoài hoặc nhái lại, các doanh nghiệp đang đứng được trong lĩnh vực mây tre đan chủ yếu là gia công xuất khẩu cho tập đoàn nước ngoài theo mẫu mã của họ nên bị ép giá đó là chưa kể những doanh nghiệp, làng nghề chủ yếu xuất hàng qua các doanh nghiệp trung gian trong nước. Vì vậy lợi nhuận từ sản xuất mây giang đan của các doanh nghiệp không cao thu nhập của người lao động còn thấp. Theo cục xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại) khách hàng nước ngoài đánh giá hàng của Việt Nam yếu nhất là khâu thiết kế. Các công ty xuất khẩu của Việt Nam ít quan tâm đến cải tiến chẩt lượng sản phẩm, chỉ cạnh tranh với nhau bằng cách hạ giá. Các doanh nghiệp thi nhau hạ giá nên cho đến nay chưa vẫn chưa có hiệp hội mây tre đan để bảo hộ cho ngành. Do đó mẫu mã của công ty gần như giống nhau và chất lượng sản phẩm ngày càng giảm sút. Trong khi muốn bán được nhiều hàng thì tỉ lệ chế tác thủ công và mẫu mã sản phẩm phải chiếm phần nhiều. Hầu hết các công ty kinh doanh về mặt hàng mây tre đan đều gặp khó khăn về thíết kế do những hạn chế như quy mô nhỏ thiếu chuyên gia giỏi và nhận thức hạn chế. Ngoài ra, nạn ăn cắp mẫu mã cũng đang ngày một trầm trọng. Trên thị trường thì xuất hiện nhiều hàng nhái kém phẩm chất làm ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích của các cơ sở sản xuất.
Tình trạng thiếu chủ động về nguyên liệu cũng là một vấn đề nan giải. Nguồn nguyên liệu đang có nguy cơ cạn kiệt. Trước kia việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu tương đối dễ dàng. Thế nhưng vài năm gần đây, việc này đã trở nên nan giải vì những vùng rừng cung cấp nguyên vât liệu ở Đồng Nai, Bình Thuận đã bị người dân chặt phá làm rẫy gần hết. Giá mua nguyên vật liệu ngày càng tăng, chi phí vận chuyển cao, nguồn nguyên liệu cung cấp thiếu chủ động...đã ảnh hưởng rất lớn đến giá thành, giá bán và khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam đối với các nước khác. Chưa có một vùng quy hoạch nguyên liệu nào được đầu tư đúng mức. Có thể thấy như làng mây tre đan xã Nghi Phong (huyện Nghi Lộc Nghệ An) bình quân mỗi tháng tiêu thị 20 tấn. Với mức tiêu thụ này vùng nguyên liệu mây tre đan hiện có ở các huyện miền núi không đáp ứng đủ về số lượng, buộc các doanh nghiệp sản xuất mây tre đan phải thu mua thêm nguyên liệu từ các tỉnh như Thanh Hóa, Quảng Bình. Theo ông Phạm Văn Du chủ cơ sỏ sản xuất Du Dương (xã Thượng Hiền Thái Bình), hiện nay nguyên vật liệu phải nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau. Nguyên liệu mây trắng thì có thể nhập ở miền Bắc nhưng nguyên liệu mây mầu thì phải nhập từ các tỉnh miền trong như Đà Nẵng...dẫn tới việc đội chi phí lên khá cao. Việc thu mua nguyên vật liệu cũng ngày càng trỏ nên khó khăn chứ không còn dễ dàng như trước kia. Được biết một số các doanh nghiệp ở Quảng Châu thu mua các nguyên liệu mây tre ở miền Trung, điều đó càng làm cho nguyên liệu mây tre càng trở nên khan hiếm.
Một yếu tố cần thiết nữa chính là vốn. Nhưng hiện nay khả năng cung ứng về vốn yếu. Các sơ sở sản xuất chưa đủ khả năng dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh của mình để tiếp cận tốt thuyết phục được các ngân hàng cho vay vốn. Muốn vay vốn lớn các ngân hàng yêu cầu phải có thế chấp tài sản, nhưng họ yêu cầu tài sản thể hiện ngay được mặt giá trị mà chưa đánh giá tài sản qua thực tế, tiềm năng kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ rất khó khăn trong thế chấp tài sản. Các ngân hàng cũng chưa tìm ra cơ chế thích hợp để cho các đơn vị sản xuất vay vốn nhiều hơn và tăng thời hạn vay dài hơn. Mặt khác tình trạng tồn đọng vốn vẫn dây dưa nhằng nhịt ở mọi khâu trong sản xuất và tiêu thụ giữa các hộ với công ty và giữa công ty với các hộ. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuất. Khi gia nhập WTO, doanh nghiệp lại càng phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn. Chẳng hạn như xây dựng thương hiệu, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mới trang thiết bị, cải tiến công nghệ hiện đại… Vấn đề nào cũng cần đến vốn mà nguồn vốn thì hạn chế gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp,”cái khó bó cái khôn”.Lượng vốn nhỏ đã hạn chế khả năng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng sản xuất nên tình trạng nhiểu cơ sở sản xuất phải đóng cửa và một số làng nghề đang tồn tại một cách leo lắt là điều khó tránh khỏi.
Khả năng tiếp cận thị trường yếu. Chúng ta quen với phương châm sản xuất nhanh, nhiều, tốt, rẻ nhưng làm thế nào để bán được hàng nhanh và bán được nhiều hàng thì đó còn là một vấn đề mới mẻ. Hệ thống thị trường trong nước chưa ổn định, nhiều người chưa biết bán sản phẩm cho ai, hàng hóa bị tồn đọng, luân chuyển chậm … Ở các vùng nông thôn người dân ít có cơ hội tiếp cận với những mặt hàng mới, hiểu biết tiêu dùng mới… Trong khi đó thị trường ngoài nước đang trong quá trình tìm kiếm. Việc giới thiệu sản phẩm ở các hội chợ quốc tế rất tồn kém, các doanh nghiệp ít có kinh nghiệm tìm hiểu thị trường ngoài nước và còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thông thạo các công ước quốc tế, hiểu biết nhu cầu thị trường, cách tiếp cận với các đối tác nước ngoài, nghệ thuật buôn bán và kinh nghiệm tạo nên cơ chế ràng buộc các đối tác về thanh toán trả tiên mua đúng hạn, hàng của ta không bị ép giá. Các doanh nghiệp trong nước chưa được gắn kết thành một khối mạnh mẽ trong quan hệ với đối tác nước ngoài, mọi quan hệ đều ở mức riêng rẽ, mạnh ai nấy được nên không có sức mạnh lớn trong cạnh tranh.Rất nhiều cơ sỏ sản xuất ở cấc làng nghề Việt Nam đã gặp phải không ít lao đao vì không tìm ra được thị trường tiêu thụ, đầu ra sản phẩm bị lệ thuộc hoàn toàn vào các công ty trung gian. Cũng do có quá nhiều trung gian từ các cơ sở sản xuất đến các công ty xuất khẩu nên người lao động không được hưởng thu nhập cao dẫn đến việc nhiều làng nghề đã bỏ nghề để chuyển sang sản xuất những mặt hàng khác có thu nhập cao hơn. Hiện nay, ở Thượng Hiền nhiều hộ gia đình không còn chuyên sản xuất mây tre nữa mà sản xuất thêm nhiều mặt hàng khác và sản phẩm mây tre giờ chỉ còn mang tính chất duy trì và “giữ nghề”.
Số thợ giỏi có trình độ cao ngày một ít đi, nhiều làng nghề đang dần thất truyền. Thanh niên ngày càng có xu hướng tham gia nhiều vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, ít theo học nghề thủ công truyền thống vì thu nhập còn thấp và bấp bênh. Trong điều kiện hội nhập chúng ta gặp những đối thủ cạnh tranh có những điều kiện thuận lợi về tài nguyên, lao động văn hóa dân tộc gần như ta: Trung Quốc,Thái Lan… Nếu chúng ta không chú ý phát triển một nền kinh tế tri thức với trình độ tay nghề cao thì sẽ sớm bị loại trên thương trường. Theo bác Nguyễn Viết Hồng, một nghệ nhân đã làm 40 năm trong nghề thì để trở thành một người biết đan không khó, chỉ cần một tháng dưới sự dẫn dắt chỉ bảo của nghệ nhân thì từ một người chưa biết chút nào về kĩ thuật trong ngành mây tre đan sẽ có thể trở thành người đan mây tre. Nhưng cái khó là ở chỗ hiện nay các sơ sở sản xuất mây tre đan đang thiếu cả những lao động biết làm nghề và những lao động có trình độ có khả năng sáng tạo tự thiết kế ra các mẫu mã chủng loại sản phẩm chứ không đơn thuần là chỉ làm theo các mẫu có sẵn.
Sức mua của dân ta còn thấp, hàng làm ra được tiêu thụ rất ít ở trong nước nên thị trường trong nước chưa được mở rộng, đặc biệt ở các vùng đông dân xa các trung tâm thương mại lớn. Trước cơn lốc các sản phẩm Plastic người dân có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm nhựa nhiều hơn vì chúng không những bền mà giá cả cũng phù hợp với thu nhập. Còn những sản phẩm mây tre mang tính thẩm mỹ cao thường dùng để trang trí nội thất thì chỉ có một bộ phận nhỏ người dân mới có khả năng chi trả sử dụng.
Thêm vào đó ngành mây tre đan chưa có chiến lược trong việc phát triển các làng nghề truyền thống, vùng nguyên liệu, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho sản xuất. Đa số các hoạt động sản xuất thủ công mỹ nghệ đều là tự phát chủ yếu bao gồm các hộ kinh doanh cá thể, khả năng bán hàng cho du khách nước ngoài đã hấp dẫn các hộ gia đình trong làng nghề, họ bung ra mở các cơ sở sản xuất riêng biệt dẫn đến cạnh tranh bằng mọi giá để có được khách hàng làm giảm đi lợi thế về giá, chưa kể đến yếu tố có sự trùng lắp của các mẫu mã thiết kế… làm giảm tính sáng tạo của người lao động. Cũng do chưa có một chiến lược trong việc phát triển làng nghề truyền thống nên dẫn tới không chỉ cạnh tranh với sản phẩm cùng ngành của các tỉnh khác mà ngay trên “sân nhà” các sơ sở sản xuất cũng phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại.
Tuy nhiên khó khăn nhất là việc quản lí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn có những hạn chế. Đa số các cơ sở sản xuất hay các doanh nghiệp đều đi lên từ các làng nghề truyền thống nên những kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế hay những kiến thức về quản lý và phát triển doanh nghiệp một cách có hiệu quả còn hạn chế, hầu hết những kiến thức mà họ thu được là kinh nghiệm thực tế, nó rất quan trọng nhưng nếu chỉ đơn thuần là kinh nghiệm thực tế họ sẽ vấp phải khó khăn trên thương trường. Bác Phạm Bá Vang một người chuyên trồng và lưu giữ những giống mây truyền thống ở Tây Phú _ Thuợng Hiền _ Thái bình cho biết: bác chỉ sản xuất trong diện tích đất thổ cư của gia đình, và chưa có ý định mở rộng thành vùng chuyên canh mặc dù cơ sở ươm giống mây của bác rất phát triển và có uy tín cung cấp giống mây cho rất nhiều tỉnh trên cả nuớc từ Lào Cai, Sơn La, Hà Giang đến Thanh Hóa, Khánh Hòa, Phước Long…
Hơn nữa, hàng mây tre đan khó làm bản quyền do mẫu mã thay đổi thường xuyên, vì vậy việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cũng có nhiều khó khăn. Trong khi thương hiệu là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp sau hội nhập. Xây dựng phát triển và bảo vệ thương hiệu là vấn đề đặc biệt quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường, tạo chỗ đứng vững chắc của các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế rộng lớn cạnh tranh gay gắt. Đến thời đỉểm hiện nay các doanh nghiệp mây tre vẫn chưa có một thương hiệu trên thị trường thế giới và ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng. Các cơ sở sản xuất chỉ làm đến một công đoạn tương đối hoàn chỉnh sau đó người đặt hàng mang đến nơi khác để xuất đi hay đóng nhãn, họ không biết sản phẩm sẽ được dùng để làm gì hay đưa về đâu. Sau khi giao hàng và thanh toán tiền công với chủ cơ sở kinh doanh, họ coi như xong việc. Mọi công sức, trí tuệ của họ lại gắn với một cái tên xa lạ nào đó, thậm chí đem lại nguồn thu nhập lớn cho cơ sở tiêu thụ mà đáng ra họ sẽ được hưởng với tỉ lệ cao hơn so với số tiền công được trả hiện nay. Điều quan trọng là sẽ không tạo được vị trí và hình ảnh sản phẩm của mình trong tâm trí khách hàng. Thực tế sản phẩm này đến những thị trường cao cấp là nhờ những công ty lớn thu mua sản phẩm ở các làng nghề rồi xuất sang các nước. Các làng nghề chỉ đóng vai trò là người sản xuất theo các hợp đồng, đơn đặt hàng... nên nhãn mác của sản phẩm được chuyển tên cho những công ty lớn này. Chính vì vây, ngừoi tiêu dùng cuối cùng ở nứoc ngoài không biết sản phẩm đó là sản phẩm của Việt Nam bởi vì sản phẩm đã được đóng nhãn của một trung gian nứoc ngoài. Khaỏ sát thực tế Ngọc Động cho thấy rằng: nếu sản phẩm bán trên thị trừơng nước ngoài gắn nhãn mác của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, các trung gian sẽ không hợp tác, như vậy có thể chúng ta sẽ mất tới 70% lượng hàng bán ra do kênh phân phối của chúng ta qua quá nhiều trung gian, mặt tài chính còn hạn chế. Đa số các doanh nghiệp mây tre đan Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Vậy nên các doanh nghiệp rất ngại tốn kém về chi phí tài chính, thời gian khi thực hiện bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài. Ngoài ra còn hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh hiện đại. Một số giám đốc, chủ cơ sở sản xuất vẫn còn giữ quan điểm: cứ sản xuất hàng có chất lượng cao là được người tiêu dùng biết đến và lúc đó sẽ có thương hiệu. Tư duy như vậy thực sự không phù hợp với thực lực tài chính và kinh tế hội nhập, bởi chúng ta vẫn còn hạn chế về vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao ngay từ khi mới thành lập doanh nghiệp. Vì vậy, hơn bao giờ hết, doanh nghiệp phải hiểu được rằng đi đôi với việc quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm là xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm. Ngoài ra là những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do thiếu thông tin thị trường, khả năng quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu còn kém trong khi mẫu mã sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh. Doanh nghiệp ở làng nghề hầu như đi lên từ người thợ nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin còn hạn chế... Trong hàng loạt khó khăn ấy, định hướng xây dựng thương hiệu bắt đầu từ đâu là mối băn khoăn rất lớn đối với các doanh nghiệp làng nghề. Hầu hết số hộ kinh doanh không biết, hoặc biết rất ít về Luật Doanh nghiệp.
Thủ tục hành chính, vay vốn và việc thực thi quyết định ưu đãi của chính phủ còn nhiều bất cập thiếu đồng bộ. Đa số các doanh nghiệp kinh doanh trong mặt hàng này là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo chính sách ưu đãi của nhà nước. Thực tế chứng minh: ông Phạm Văn Du ( chủ cơ sở sản xuất mây tre đan Du Dương ) Muốn vay tiền ngân hàng để mở rộng sản xuất nhưng không được vay vốn vì không có giấy phép kinh doanh. Phần lớn quy mô sản xuất của các hộ gia đình trong làng nghề còn rất nhỏ, sản xuất theo nghiệp “cha truyền con nối” nên thường không có giấy phép kinh doanh nhưng chính họ mới là những người gìn giữ và phát triển nghề truyền thống.
3.2.7. Cơ hội của ngành mây tre đan.
Khó khăn là vậy nhưng khi Việt Nam gia nhập WTO cũng mở ra không ít cơ hội cho các ngành kinh tế nói chung và ngành sản xuất mây tre đan nói riêng. Vấn đề là ở chỗ chúng ta có biết tận dụng những cơ hội này để phát triền ngành hay không. Thị trường của những sản phẩm này ngày càng được mở rộng, đặc biệt là thị trường ngoài nước. Khách nước ngoài muốn tìm đến nguồn gốc Á Đông với những sản phẩm do chính bàn tay lao động thủ công của người thợ tạo nên từ những nguyên liệu tự nhiên. Thị trường lớn, giá cả hợp lí, khả năng luân chuyển vốn nhanh hơn là những thuận lợi rất lớn cho sản xuất. Đó là một tương lai triển vọng về phát triển hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống nước ta. Thị trường trong nước cũng khá phát triển khi cuộc sống của người dân ngày một nâng cao, cơ sở hạ tầng ngày một phát triển. Khi cuộc sống người dân được nâng cao,sức mua được cải thiện, điều mà con người hướng tới là sự quay lại với tự nhiên gắn bó với truyền thống. Đó là một quy luật phố biến không chỉ đối với tầng lớp quý tộc mà với mọi tầng lớp dân cư. Thị trường trong nước tiêu thụ một phần rất lớn sản phẩm sản xuất ra từ trong nước nếu sản phẩm đó đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài, hơn thế nữa đây là sản phẩm quen biết mang tính truyền thống.
Mặc dù hàng thủ công mỹ nghệ không phải là nhu yếu phẩm trong đời sống hàng ngày của cư dân nhưng lại đáp ứng được nhu cầu sử dụng nào đó trong đời sống xã hội, nhu cầu trang trí và thưởng thức những nét độc đáo của các nền văn hóa. Đó là tiềm năng thuận lợi của thị trường cần được quan tâm để khai thác.
3.2.8. Thách thức của ngành mây tre đan.
Tham gia vào WTO, ngành kinh tế ở Việt Nam có rất nhiều cơ hội, thách thức yêu cầu đặt ra. Để có thể đứng vững trên thị trường cần đưa ra một chiến lược phù hợp. Các đối thủ cạnh tranh trong khu vực ngày càng lớn mạnh trong việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ về số lượng, đa dạng về chủng loại, giá cả cạnh tranh hơn. Chẳng hạn chất lượng sản phẩm mây tre đan của Việt Nam không đẹp bằng của Trung Quốc và Indonesia. Hơn nữa quy chế quản lý kiểm định chất lượng hàng hóa nhập khẩu của nhiều nước khá khắt khe ( Mỹ, Nhật, EU là thị trường khó tính đòi hỏi phải theo đúng tiêu chuẩn về nguyên liệu, kiểu dáng, độ bóng, kích thước, an toàn, không độc hại).
Mức thuế nhập khẩu đánh vào hàng Việt Nam còn khá cao so với các nước xuất khẩu khác làm mất tính cạnh tranh. Trước đây, khi chúng ta chưa gia nhập WTO, sản phẩm thì bị phân biệt đối xử các thị trường chính như Hoa Kì, EU đặt ra nhiều hạn ngạch hạn chế lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam.
3.2.9. Kết luận
Từ những điều kiện cho phát triển ngành mây tre đan Việt Nam ở trên ta thấy: Tiềm năng để phát triển ngành mây tre đan Việt Nam hiện nay là rất lớn.Việt Nam có rất nhiều các điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển ngành. Đó như là :Có nguồn nguyên liệu tự nhiên dồi dào, nguồn nhân lực lớn, giá nhân công thấp hơn so với nước ngoài, được Đảng và nhà nước khuyến khích phát triển, thị trường ngày càng mở rộng.Đặc biệt hơn nữa, Việt Nam đang gia nhập WTO thì khả năng để các sản phẩm mây tre đan của chúng ta được nhiều nước biết đến và có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm của nước ngoài là rất lớn. Do đó ngành mây tre đan Việt Nam ngày càng được chú trọng phát triển hơn.Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và tiềm năng để phát triển ngành thì ngành mây tre đan Việt Nam cũng gặp phải không ít những khó khăn và hạn chế. Đó là những vấn đề về vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, trình độ lao động, nguồn nguyên liệu cạn kiệt do nạn chặt phá rừng bừa bãi,...Nguy cơ làng nghề ngày bị mai một. Do những người trong nghề hiện nay rất muốn truyền lại nghề này cho con cháu nhưng dường như việc này là rất khó bởi vì thế hệ thanh niên ngày nay ít quan tâm tới các nghề truyền thống.Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể bảo tồn, mở rộng sản xuất và phát triển được nghề mây tre đan.
3.3. Kinh nghiệm về phát triển ngành mây tre đan nước ngoài
Ngày nay, các sản phẩm của doanh nghiệp khi xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu cạnh tranh cùng các sản phẩm của các nước xung quanh trong khu vực như Inđônêxia, Philipin, Trung Quốc… Muốn cạnh tranh được với những sản phẩm của những nước này thì chúng ta cần biết những mặt mạnh, mặt yếu của họ so với chúng ta. Tiếp thu kinh nghiệm và cách quản lý, bổ sung những chỗ yếu kém của các doanh nghiệp.
Ở đây, chúng ta sẽ tiếp cận đến các nước Inđônêxia, Philipin, Trung Quốc là những nước không chỉ gần chúng ta về mặt địa lý, phong tục tập quán mà còn gần gũi cả về mặt điều kiện tự nhiên.Đi sâu vào tìm hiểu, chúng ta có thể nhận thấy ngành công nghiệp mây tre của các nước này rất phát triển, thậm chí có thể nói hơn chúng ta rất nhiều. Ở đây, chúng ta chưa xét đến mặt kĩ thuật, công nghệ, chỉ bàn đến việc tuyển chọn nguyên liệu đầu vào hay hệ thống luật pháp, hỗ trợ của chính phủ đối với ngành mây tre của các nước sở tại.
3.3.1. So sánh điều kiện tự nhiên cho phát triển ngành mây tre đan giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á
- Điều kiện tự nhiên:
Cùng có điều kiện khí hậu tự nhiên khá tương đồng thuộc dải khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên rất được thiên nhiên ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi trong việc trồng tre và mây. Đây chính là điều kiện lý tưởng để mây tre phát triển. Thực tế chứng minh cho thấy chỉ có trong điều kiện này cây tre, cây mây mới có thể phát triển một cách toàn diện, có thể trồng được nhiều giống mây tre khác nhau. Đó là cơ sở là nền tảng mà người dân có thể trồng được nhiều giống mây tre trên thế giới trong khi nhiều nơi khác không trồng được. Đó cũng chính là điều kiện đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn luôn dồi dào, sẵn sàng cung cấp cho ngành mây tre các nước.
Diện tích rừng, đất nông nghiệp vẫn còn khá nhiều, có điều kiện tạo thuận lợi cho việc trồng và quy hoạch các vùng nguyên liệu.
- Điều kiện xã hội:
Hơn thế nữa, trước đây xuất phát điểm của các nước này là các nước nông nghiệp, nông dân chiếm phần lớn trong dân số cả nước, trong những ngày nông nhàn thì đây chính là lực lượng lao động chủ yếu. Chính vì thế cho đến nay, họ đã có 1 bề dày kinh nghiệm được đúc kết truyền lại từ nhiều đời, đây la một thế mạnh rất lớn của các nước này so với cá nước khác trên thế giới
Cùng có những điều kiện thuận lợi như vậy nhưng thực chất ngành mây tre đan của ta so với các nước này còn kém rất xa về nhiều mặt, nguyên nhân là ở đâu?
3.3.2. Kinh nghiệm phát triển ngành trong việc quy hoạch, quản lý việc khai thác mây tre của Indonesia, Philipine và Trung Quốc:
Trước hết, ta bàn đến việc quản lý, khai thác nguyên liệu đầu vào. Trước đây, ta chỉ biết mây tre là sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho các ngành thủ công mỹ nghệ. Thực chất chúng có rất nhiều loại với đặc điểm, phẩm chất khác nhau. Do đó, nếu tận dụng tốt những đặc điểm phẩm chất của từng loại thì sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đặc biệt riêng. Hiện ở Indonesia có 7 trong 16 dòng gen của cây mây đang tồn tại trên thế giới được trồng, đó là: Calamus, Daemonoropos, Klortalsia… Thêm vào đó, 306/516 loài mây sinh trưởng tại rừng nhiệt đới có mặt tại Inđônêxia. Nhờ đó mà các doanh nghiệp có sự lựa chọn nguyên liệu một cách phong phú cho các mặt hàng sản phẩm của mình. [14]
Ở Inđônêxia, Philipin, Trung Quốc… các vùng nguyên liệu tre được quy hoạch thành những vùng tập trung, cụ thể rộng hàng triệu ha, giúp cho dễ quản lý và khai thác. Ngòai ra, chúng cũng được trồng ở nhiều rừng dân sinh, thậm chí chúng còn được trồng canh tác ở sân sau nhà và vườn, điển hình nhiều làng ở Inđônêxia: chủ yếu ở Java, Bah, Sumatra, Kalimanta…[14]
Bên cạnh đấy, song song với việc quy hoạch, chính phủ các nước sở tại cũng quy định về việc khai thác mây tre một cách khá chặt chẽ:
Ở Philipin, muốn khai thác tre thì doanh nghiệp phải được cấp phép và lượng tre được phép chặt hàng năm của một đối tượng được cấp phép được xác định theo công thức sau (có sự giám sát của cơ quan nhà nước DENR): [13]
AAC = Ap x Ar x 4
AAC: lượng được phép chặt
Ap: diện tích được phép khai thác
Ar: Số lượng bụi tre / ha
Mặt khác, tre được qui hoạch từ đất rừng thì khi khai thác phải đóng một khỏan phí theo quy định DAO 40 ngày 8/11/1994.
Còn đối với nguyên liệu mây thì một doanh nghiệp muốn sử dụng tài nguyên mây thì doanh nghiệp phải có trước tiên đó là quyền được khai thác mây, quyền được khai thác hàng năm và một giấy phép khai thác hàng năm. Giấy phép khai thác mây quy định cụ thể những vùng nào mây đựoc phép khai thác Tuy nhiên, quyền khai thác có thể được nhượng lại và tất cả những người đựoc nhượng quyền khai thác mây phải trình kế hoạch cho khia thác của mình cho văn phòng DEMP tại địa phương để hạn chế mức độ khai thác ở trong giới hạn cho phép quy định trong giấy phép. Và họ cũng phải đóng tiền cho một quỹ đặc biệt để trồng cây gây rừng.[13]
- Ở Inđônêxia thì song song với việc cho phép thu hoạch, chính phủ mở các khóa đào tạo mở rộng để nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của mây tre. Nông dân phải có kinh nghiệm trong việc thu hoạch: cây nào lớn, trung bình thì thu hoạch, cây nào nhỏ để vụ sau. Khả năng sản xuất mây là 12,391,477 tấn/năm. Khi thu hoạch xong thì họ chế biến qua các bước sau: rửa, làm khô, phân lọai, bó.[14]
- Còn ở Trung Quốc, thì khi thu hoạch, họ phân loại nguyên liệu tre làm 3 loại nguyên liệu:
+ Nguyên liệu quản lý chặt chẽ ( chiếm 15% tổng lượng nguyên liệu).
+ Nguyên liệu được quản lý vừa phải ( chiếm 25% tổng lượng nguyên liệu ).
+ Nguyên liệu được quản lý thoáng ( chiếm 60% tổng lượng nguyên liệu ).
Như vậy các doanh nghiệp sản xuất luôn được đảm bảo về lượng nguyên liệu cũng như được đảm bảo không chỉ về chất lượng mà còn cả về kiểu dáng, kích thước, số lượng… Do đó doanh nghiệp có thể chủ động sắp xếp lựa chọn nguyên liệu đầu vào, sẵn sàng đáp ứng những đơn hàng cũng như các thị trường khó tính trên trường quốc tế.[15]
3.3.3. Kinh nghiệm phát triển ngành mây tre đan thông qua 1 số chính sách luật pháp của indonesia:[14]
Bên cạnh đấy, chính phủ các nước cũng ban hành một hệ thống luật pháp về kinh doanh sản xuất mây tre khá chặt chẽ, tạo những thuận lợi để phát triển ngành mây tre trong nước. Cụ thể, chúng ta có thể tìm hiểu qua 1 chút về chính sách luật pháp củaIndonesia để thấy rõ điều này ( Luật được ban hành từ năm 1979 đến năm 1989, đặc biệt là nửa cuối những năm 80). Chính sách được chia ra làm hai mục:
Chính sách quản lý mây:
Phát triển giá trị xuất khẩu mây bằng cách thay vì xuất khẩu sản phẩm thô và bán thành phẩm mây thì chỉ xuất khẩu thành phẩm mây.
Phát triển giá trị gia tăng bằng việc phát triển chất lượng sản phẩm xuất khẩu mây.
Phát triển giá xuất khẩu với sản phẩm mây bằng cách lợi dụng thị trường Indonesia.
Phát triển công nghiệp chế biến thành phẩm mây, đặc biệt là sản xuất đồ dùng trong nhà và công nghiệp mây đan.
Tạo việc làm trong việc phát triển khu chế biến thành phẩm
Duy trì nguồn nguyên liệu mây
Chống thu hoạch quá mức.
Bảo đảm giá cao cho nhà sản xuất đầu tiên.
Khuyến khích trồng mây.
Ú Công cụ chính sách Quốc gia:
Cấm xuất khẩu bán thành phẩm 1 cách có hiệu quả.
Đóng góp thêm giá trị bằng cách gia tăng thêm chất lượng xuất khẩu mây.
Hạn chế đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đồ mây.
Trợ cấp bảo hộ cho những nhà sản xuất đồ đạc bằng mây trong nước.
Ban hành giấy phép khai thác kinh doanh nội địa:
Thu hoạch.
Trồng trọt.
Vận chuyển.
Chính sách quản lý tre:
Làm cho người nông dân thân quen với việc qunả lý tre để phát triển thu nhập cho họ.
Giảm chặt phá rừng trái phép.
Phát triển nỗ lực bảo tồn đất, nước và chống đất hoang hóa.
Tăng cường nghiên cứu tre cùng với sự phát triển của nó để hỗ trợ sự sử dụng tre.
Tăng cường đầu tư công nghiệp tre và kinh doanh tre.
Ú Chính sách quản lý giống tre:
Bảo tồn giống tre ở mỗi tỉnh:
Vườn tre khoảng 10 héc ta gồm trên dưới 3000 dòng hay 60 loài thu thập từ tất cả các vùng của Indonesia và quản lý bởi công ty rừng Quốc gia. Công viên sẽ được mở rộng tới 25 héc ta để thu thập thêm các giống từ các quốc gia khác.
Phát triển trồng tre tư nhân và sản xuất hộ gia đình:
Trồng tre tư nhân cần thiết được phát triển qua những kỹ thuật trồng thích hợp, bảo quản nuôi dưỡng và khai thác để có chất lượng cao được ản xuất. Sản xuất gia đình cũng cần thiết được phát triển cùng với định hướng thị trường cả nội địa và quốc tế.
Cung cấp tín dụng hoặc vay mềm cho hoạt động trồng trọt.
Khuếch trương trồng tre ở những vùng có hoạt động sản xuất hộ gia đình.
Phát triển tư vấn hỗ trợ cho đất tư nhân hoặc rừng với sự tham gia của xã hội.
Thực hiện kiểm kê và thiết kế kế hoạch phát triển tre ở 12 tỉnh thành, ưu tiên các tỉnh: phái bắc Sumatra, Bengkulu, Lampung, West Java, Bali, NTB and South Sulawesi…
Phát triển rừng tre Quốc gia và rừng tre tư nhân để cung cấp cho ngành công nghiệp tre quy mô lớn.
Với một chính sách chặt chẽ thừ việc quản lý nguyên liệu cho đến việc tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước như vậy, Indonesia đã tạo ra một bước đệm khá tốt cho các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực khác, tạo được tiếng tăm cho ngành mây tre của Indonesia trên trường thế giới.
Bài học về phát triển ngành mây tre đan cho Việt Nam
Tiếp thu các kinh nghiệm của họ trong việc quản lý nguồn nguyên liệu cũng như tiến hành kết hợp giữa doanh nghiệp cùng với nhà nước tiến hành xây dựng các vùng quy hoạch nguyên liệu mây tre đan để đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng cho các doanh nghiệp, đây chính là bước đầu để đảm bảo chất lượng hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính Phủ cần quan tâm và coi trọng ngành mây tre đan, coi đây là một ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước, đồng thời phải xây dựng một hệ thống luật pháp cụ thể về ngành mây tre một cách chặt chẽ. Có như vậy các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực
Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam muốn có thể cạnh tranh, đứng vững trên thị trường quốc tế thì cần phải nắm bắt được những mặt mạnh yếu của các đối thủ cạnh tranh, nhờ đó có thể áp dụng, học hỏi những ưu điểm của các đối thủ, phát huy những ưu thế của mình trước đối thủ để có thể dần khẳng định được thương hiệu mây tre Việt Nam trong tâm trí người tiêu dùng nước ngoài
4. ĐỀ XUẤT VỀ CHÍNH SÁCH CHO SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH MÂY TRE ĐAN VIỆT NAM
4.1. Đối với cơ quan nhà nước.
- Đặt ngành với vị trí quan trọng: là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam và không bỏ qua thị trường trong nước. Thực tế các mặt hàng mây tre đan chủ yếu phục vụ xuất khẩu, giá trị đóng góp lớn, nhưng tiêu thụ trong nước còn thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong khi đó thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng. Nhà nước cần nhận thức được tầm quan trọng đó để có sự quan tâm, đánh giá vị trí của ngành tương xứng với tiềm năng vốn có. Trong nền kinh tế thị trường, xã hội phát triển nhưng nét văn hoá, truyền thống mang đậm tính dân tộc luôn được tôn trọng và lưu giữ, đó chính là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành. Đồng thời với đánh giá tầm quan trọng đó cần xây dựng chiến lựoc cụ thể cho ngành, xây dựng dự án lớn về quy hoạch phát triển làng nghề, các cơ sở sản xuất, tạo điều kiện về bảo vệ môi trường, vận chuyển và giới thiệu sản phẩm.
- Cần có chính sách hỗ trợ về vốn: tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp mở rộng sản xuất, nâng cấp, đầu tư cho vật chất kĩ thuật. Nhà nước nên có sự bảo hộ cho cơ sở sản xuất về các thủ tục xuất khẩu và thanh toán với nước ngoài, tránh ứ đọng vốn. Bên cạnh đó, giảm các thủ tục phiền hà, tạo môi trường pháp lí, sự tin tưởng của nhân dân khuyến khích đầu tư. Thực tế cho thấy 1 số cơ sở thiếu vốn dẫn tới tình trạng không có khả năng mở rộng sản xuất.
- Cục xúc tiến thương mại hỗ trợ trong xuất khẩu. Các mặt hàng của ta khi xuất khẩu gặp rất nhiều rào cản thương mại, về bảo hộ của chính phủ, điều kiện về thuế quan… Hoạt động bán hàng, triển lãm qua mạng, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu gặp rất nhiều khó khăn. Chính sách vĩ mô của nhà nước trong toàn cảnh hội nhập phải làm sao để các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, xây dựng thương hiệu không phải theo phong trào mà vì lợi ích và sự sống còn của doanh nghiệp. Phải có văn bản quy định, khuyến khích, phổ biến rộng rãi về thương hiệu từ cán bộ quản lí tới người lao động. Ngày nay nếu không có thương hiệu sẽ không thể vươn ra khỏi quốc gia một cách bền vững và tìm được vị thế trên thương trường.
- Hệ thống thông tin phản hồi giữa nhà nước và doanh nghiệp phải liên tục và kịp thời. Trong quan hệ với nước ngoài, cơ quan nhà nước cần có chuyên gia giỏi đánh giá tổng quan được thực tế tình hình cung cầu trên thị trường, từ đó đưa ra dự báo xu hướng cho các doanh nghiệp trong nước bằng các chiến lược, các con số cụ thể. Xác định đâu là thị trường tiềm năng có thể xâm nhập. Công việc khảo sát thị trường đòi hỏi có cái nhìn tổng quan tới toàn ngành không nhìn một phía thấy lợi trước mắt mà đưa ra ý chủ quan.
- Chú trọng vùng nguyên liệu, cây giống, khoanh vùng quy hoạch. Nguyên liệu mây tre hiện nay được trồng rải rác chưa quy hoạch, chất lượng không đảm bảo. Nhà nước cần có chính sách để khoanh vùng để nuôi trồng tre, mây có kế hoạch khai thác hợp lí tránh lãng phí giảm được các chi phí vận chuyển nhiều nơi. Tuy nhiên, để có được vùng trồng nguyên liệu đạt yêu cầu thì cần tiến hành đồng thời với các chính sách về giống, kĩ thuật chăm sóc.
4.2. Về phía các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
Sản phẩm của ngành mây tre đan chủ yếu phục vụ xuất khẩu do vậy để tăng kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng như cơ sở sản xuất cần tìm hiểu nghiên cứu thị trường để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các doanh nghiệp luôn phải thay đổi mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm đồng thời có chiến lược lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường thích hợp. Dù thâm nhập bằng cách nào cũng phải đề cập đến các yếu tố sau: Dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh giá cả.Các yếu tố có thể xét tới:
Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng.
Hạ giá thành sản phẩm.
Đảm bảo thời gian giao hàng.
Duy trì chất lượng sản phẩm.
+ Thị trường rất đa dạng, đối tượng khách hàng phong phú, cần tìm hiểu và nêu ra được đặc trưng, sở thích tiêu dùng từng khu vực, quốc gia, vùng miền, để đưa ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu. Đây là điều rất khó nhận ra, đòi hỏi doanh nghiệp có tính chủ động trong mọi hoạt động.
4.2.1. Thị trường trong nước
Củng cố hệ thống bán buôn bán lẻ tại các trung tâm, tăng cường sự đan xen giữa các công ty lớn và các trung tâm đó. Lựa chọn một hệ thống kênh phân phối trong thị trường tiềm năng tuỳ thuộc vào quy mô cũng như dung lượng thị trường.
Tạo mối quan hệ giữa công ty lớn và các hộ sản xuất, để công ty trở thành cơ sở thu gom sản phẩm của hộ sản xuất quy mô nhỏ được thuận lợi; điều này tập trung cho các làng nghề quy mô nhỏ.
4.2.2. Thị trường nước ngoài
- Chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản thương mại, phát huy khả năng nội lực của doanh nghiệp: Chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng…
Chất lượng hàng mây tre đan thông qua các tiêu chí: bền, đẹp, phù hợp với môi trường của sản phẩm, hợp thẩm mỹ về mẫu mã, tính văn hoá, tính nghệ thuật. Đồng thời cần quan tâm tới khâu thiết kế mẫu mã, các thị trường Nhật, hay châu Âu đều rất quan tâm tới sản phẩm vừa mang tính hiện đại nhưng phải kết hợp truyền thống Á Âu, khách hàng khó tính còn đòi hỏi sản phẩm phải thể hiện phong cách cá nhân của người sáng tác.
+ Cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Đây là việc cần phải làm khi muốn thâm nhập vào thị trườngNhật Bản, Hoa Kỳ hay khu vực thế giới một cách vững chắc. Khi sản phẩm được đăng kí với nhãn mác “Made in Viet Nam” sẽ làm sản phẩm nâng cao vị thế, và đây cũng chính là cách để quảng bá rộng rãi hơn sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Dù kinh doanh với quy mô nào cũng cần phải thấy rằng: thương hiệu là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, thương hiệu là một tài sản vô giá, giá trị mà nó đem lại không chỉ dừng lại ở cấp doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất mà còn tác động tới người lao động, họ sẽ nhận được mức thù lao mà họ tạo ra sản phẩm xứng đáng và cao hơn khi sản phẩm không có thương hiệu.
+ Tập trung nâng cao chất lượng tay nghề trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động. Bảo tồn và duy trì, đào tạo được các nghệ nhân của các làng nghề là điều tất yếu phải làm. Tạo dựng được môi trường làm việc tốt để giữ lại những nhân tài cho một nghề trong xu thế hội nhập là điều rất khó nếu như họ không thực sự yêu nghề. Các làng nghề thủ công cần có chính sách khuyến khích, đào tạo chuyên sâu tạo được nhiều nghệ nhân, giúp họ có cơ hội phát huy hết khả năng.
+ Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật.
Phối hợp nhịp nhàng giữa lao động chân tay và máy móc để nâng cao năng suất, chất lượng đồng đều bảo đảm. Phải tận dụng được sự đầu tư của nhà đầu tư, đối tác, nhanh chóng học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm tạo sự đa dạng đáp ứng nhu cầu.
+ Áp dụng công nghệ thông tin Internet trong sản xuất, thiết kế, quảng bá sản phẩm, thương hiệu, các đơn đặt hàng được nhanh chóng rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí. Đồng thời nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại trên Internet. Đây là việc làm cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi nguồn vốn kinh doanh chưa thật mạnh để có thể có nguồn thông tin thị trường nhiều về các nước.
+ Thực hiện sự liên kết, phải liên kết thì mới tồn tại trong hội nhập. Sự liên kết trong nội bộ ngành, các bộ phận sản xuất, tiêu thụ. Liên kết để nói lên tiếng nói chung cho ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài, khắc phục hiện tượng làm ăn manh mún nhỏ lẻ. Thể hiện cho sự liên kết là cần thiết, cấp bách: thành lập Hiệp hội mây tre đan cho toàn ngành. Chúng ta sẽ được gì khi có hiệp hội? Có một tổ chức chung sẽ có những quy định, ràng buộc, sự giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động của ngành tránh được những rủi ro… Tuy nhiên cần có sự đánh giá đúng về ý nghĩa hoạt động của hiệp hội, tránh tình trạng lập lên mà không phát huy được tác dụng.
Luôn luôn nâng cao năng lực hoạt động của các hiệp hội thông qua việc tăng cường nguồn lực có trình độ cao về pháp luật quốc tế, kinh doanh quốc tế tạo điều kiện thuận lợi tham gia vào các tổ chức hoặc hiệp hội ngành hàng quốc tế. Sự liên kết không chỉ dừng lại ở nội bộ ngành mà còn có sự liên kết thương mại giữa các ngành hàng khác trong thủ công mỹ nghệ nói chung, nhằm tận dụng khả năng trong xuất khẩu và sử dụng nguồn nguyên liệu. Các cơ quan, bộ phận nhà nước phối kết hợp với các tổ chức quốc gia khác trong ngành tạo hành lang pháp lí thuận lợi trong giao thương.
+ Cơ sở sản xuất cần tuyển chọn được vùng nguyên liệu có chất lượng để đảm bảo đầu vào cho quá trình sản xuất và tiêu thụ các doanh nghiệp. Để làm được điều này nên có liên kết, phối hợp từ cơ sở bảo tồn cây giống, vùng quy hoạch trồng nguyên liệu tạo nên chuỗi giá trị về chất lượng từ những khâu đầu tiên của chất lượng sản phẩm.
Từ những thực tế trên cho thấy ngành nghề mây tre đan của chúng ta còn rất nhiều khó khăn và nan giải, chưa có lời giải cụ thể nào hiện nay. Xét trên góc độ từng phía không thể làm tốt những yêu cầu đặt ra. Trước xu thế hội nhập, kinh doanh trong ngôi nhà chung WTO đòi hỏi sự phối kết hợp đồng bộ từ phía cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất hay các hộ gia đình nhỏ lẻ. Cùng nhau hoạt động vì mục đích chung là tạo ra sản phẩm “Made in Viet Nam”, nâng cao vị thế quốc gia trên thế giới, bằng việc tận dụng cơ hội, thách thức mà thị trường mang lại.
KẾT LUẬN
Trước những cơ hội đặt ra thì hiện nay còn rất nhiều vấn đề phải xem xét. Thực tế trong cái nhìn toàn cảnh đã cho thấy tiềm năng của ngànhmây tre đan nhưng để tồn tại, phát triển bền vững gây dựng những thương hiệu và tạo được vị thế trên thương trường vẫn là những thách thức lớn đòi hỏi có sự chung tay góp sức và cách nhìn khách quan của toàn xã hội. Bước chân vào hội nhập, vào ngưỡng cửa WTO cũng là một cơ hội lớn đối với các ngành nghề thủ công trong nước. Tuy nhiên cũng có rất nhiều thách thức đặt ra, đặc biệt đối với ngành mây tre đan - ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của dân tộc. Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để giải quyết những khó khăn, làm thế nào để phát triển - phát triển trong “cái hồn” của dân tộc. Tạo được vị thế thương hiệu trên thị trường và mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, đó còn là những câu hỏi chưa có lời giải đáp tốt nhất. Đảng và Nhà nước đã và đang có chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề này nhưng cần phải có những bước chuyển mình lớn hơn, những mối liên kết chặt chẽ hơn để đứng vững trước những thách thức và tận dụng tốt những cơ hội của thị trường.
Những nghiên cứu trên đây của chúng tôi hy vọng có thể đóng góp một phần nào đó cho công cuộc tìm kiếm những giải pháp của các nhà hoạch định, giúp các nhà hoach định nhìn nhận vấn đề và có những giải pháp tối ưu cho sự phát triển ngành nghề mây tre đan ở Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tuổi trẻ với nghề truyền thống Việt Nam,2004.
2. Nguyễn Mạnh Dũng, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”_Một chiến lược phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 2006.
3. Quyết định 132/2000/QĐ_TTg của thủ tướng chính phủ về việc khuyến khích phát triển các làng nghề.
4. Báo điện tử thời báo kinh tế Việt Nam
5. Ban quản lí các khu công nghiệp Đà Nẵng
6. Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam
7. Bưu điện Việt Nam
8. Website Hà Nam
9. Báo công nghiệp
10. Bộ công nghiệp
11. Báo ảnh Việt Nam
12. Cục kinh tế bộ quốc phòng
13. Department of environment and natural resources ( DENR)
14. Department of environment and natural resources ( DENR)
15. Department of environment and natural resources ( DENR)
16.
17.
18. Cục xúc tiến thương mại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0065.doc