MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau năm 1975, cùng với sự đổi mới của lịch sử đất nước, đời sống văn học Việt Nam cũng đang biến đổi hàng ngày với những cách tân đáng kể trên cả hai bình diện nội dung và hình thức. Văn xuôi Việt Nam đặc biệt là truyện ngắn cũng có nhiều thành tựu
Trong những năm gần đây, đời sống văn học rộ lên sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻ như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư Trong những tên tuổi đó không thể không nhắc đến tên tuổi của Tạ Duy Anh hiện đang được xem là một hiện tượng nổi bật, một cây bút sung sức với nhiều thể nghiệm văn chương táo bạo
Nhiều tác giả đề cập đến sự nhất quán trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
Theo PGS.TS Mai Hương hiện thực trong tác phẩm đa dạng và nhất quán với quan niệm của Tạ Duy Anh viết về những cái xấu xa cái ác để hướng con người đến chân thiện mỹ.
Tạ Duy Anh được thừa nhận là cây bút mới mẻ. Ta có thể nhận thấy trong tác phẩm của ông một loạt sáng tạo trong điểm nhìn, kết cấu, tổ chức không gian thời gian .Và với sự mẫn cảm bẩm sinh văn chương Tạ Duy Anh có khả năng khơi gợi rất sâu vào những buồn vui của kiếp người. Với những truyện ngắn gây ấn tượng như Bước qua lời nguyền, Lão Khổ .Tạ Duy Anh được đánh giá cao. Ông nhận được một số giải thưởng của báo Nông thôn ngày nay, báo Văn nghệ quân đội .Bước qua lởi nguyền là cuốn truyện xuất sắc được Hội nhà văn trao giải ba.
Cuộc đời của mỗi nhà văn, nhà thơ (dù ít hay nhiều) đều để lại những “lưu ảnh” không hề phai mờ trong tâm hồn họ, Và Tạ Duy Anh tất nhiên cũng không phải là ngoại lệ khi ông cho rằng: “Nhà văn nào cũng tận dụng triệt để tiểu sử của mình khi sáng tác những cuốn máu thịt. Thâm chí tôi con không tin rằng mỗi nhà văn thực ra chỉ viết cuốn sách về chính anh ta” [4 ,trr2]. Thực tế đúng như vậy, về ký ức tuổi thơ, về làng quê,về người cha khắc khổ, độc đoán và cay nghiệt .đã thấm đẫm vào tâm trí nhà văn đến độ không thể nào “hong khô” được nữa, vì vậy chúng cũng làm ướt nhòe trăm trang viết của nhà văn.
Hầu hết những sáng tác của Tạ Duy Anh đều xuât phát từ quá khứ đau đớn của ông cũng như một thế hệ lớn lên trong hai lớp: thù hận dòng họ, thù hận giai cấp. Bước qua lời nguyền là tác phẩm đánh dấu sự nghiệp văn chương Tạ Duy Anh trong thời kỳ đổi mới với khuynh hướng văn học đấu tranh phê phán xã hội, duyệt lại những sai lầm trong quá khứ “Lớn lên tôi bỏ quê ra đi tìm một chân trời khác, chủ yếu không chấp nhận định mệnh do cha tôi sắp đặt. Ông là biểu tượng cho những gì vừa bi hài, vừa đáng thương nhất có thể có ở số phận. Ông cho tôi cuộc sống, niềm kiêu hãnh và cả những hồi ức kinh hoàng về thời của ông. Nhưng cũng chính cha tôi lại muốn bằng mọi cách cắt đứt mối quan hệ giữa tôi và quá khứ, bao gồm lịch sử, truyên thống văn hóa. Ông rất khinh ghét tính hay mơ mộng của tôi”[3;tr5].
Tạ Duy Anh đã từng nói: “Nghệ thuật chỉ nên một mình, anh chỉ có giá trị khi anh đi, anh tại ra con đường của riêng anh. Tất cả cùng đi trên một con đường thì vô nghĩa”[5;tr 5]. Theo Tạ Duy Anh văn chương phải là thứ sang trọng, lịch lãm,là bánh Biscuit đắt tiền và đương nhiên không phải ai cũng có thể có được nó. Nghề viết văn là một nghề cao quý, không phải bất cứ ai sinh ra cũng được trời phú cho khả năng thiên bẩm về văn chương, con số may mắn đó rất ít. Tuy nhiên, để trở thành nhà văn, trước hết đòi hỏi người viết phải bỏ nhiều tâm huyết sức lực để “nhả” ra được những con chữ chắt lọc từ tâm can mình. Nhà văn phải biết chuyển “lượng sống” thành “chất sống” nghĩa là chuyển những trải nghiệm đời thực thứ hai trong văn chương ở dạng cô dặc nhất,tinh chất nhất. Ông quan niệm mỗi ngày sống là mỗi ngày đi thực tế và chấp nhận trải mình ra đễ viết. Đó là quá trình khai thác những vỉa quặng cuộc sống đã kết tinh trong bản thân người cầm bút là sự “rút ruột nhả tơ” cho tâm hồn.
Sáng tạo là công việc nghệ thuật cao cả, nó không phải là tháp ngà để nhà văn chạy trốn, phát ngôn tùy tiện, buông thả. Tạ Duy Anh đặc biệt nhấn mạnh đến sự nghiêm túc và tỉnh táo của nhà văn khi cầm bút: “Tôi không bao giờ cho phép mình ngồi vào bàn viết mà thiếu sự nghiêm túc và tỉnh táo. Khi viết, dù là bài báo tôi cũng chú ý từng chữ một. Bất cứ một sự buông thả nào đều phải trả giá” [6;tr55]. Nhà văn đứng trước trang giấy như đứng trươc một pháp trường trắng nghiệt ngã và viết như đã lĩnh một sứ mệnh từ trên trời, mỗi trang viết đều đầy ắp suy nghĩ và bản lĩnh nghề nghiệp. Tạ Duy Anh quan niệm rõ ràng về sự nghiệp cầm bút: “Viết văn đương nhiên là một nghề, nó đòi hỏi chuyên môn sáng tác mang tính chuyên nghiệp cao”[7;tr3]. Công việc văn chương, với ông được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định, để thành phẩm tuân theo tinh thần nhất quán, để “đoạn tuyệt” tất cả những gì biến cá nhân thành con người hoàn toàn khác.
Tạ Duy Anh không ngần ngại phơi bày trên trang giấy những thói hư tật xấu lừa lọc giả dối, những sự bỉ ổi, đê tiện của đời người để hướng con người đến một thế giới tốt đẹp hơn. Đồng thời với sự phơi bày cái ác, nhà văn cảnh tỉnh con người đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt tình yêu thương, bị tha hóa, bị nghiền nát. Với thái độ tỉnh táo, lạnh lùng, ông sẵn sàng xát muối vào lòng bạn đọc chứ không vuốt ve, ca tụng, ru họ ngủ. Giọng văn của ông là giọng gây hấn nhưng chủ ý của ông không khác gì là đánh thức cái thiện trong mỗi con người để giúp họ sống thật hơn với lòng mình, với cuộc đời.
Tạ Duy Anh nổ lực tìm tòi đổi mới văn chương. Có thể nói ông là người luôn thích “lao vào bụi rậm” hăm hở chinh phục những nẻo đường mới dẫu biết rằng đó là những nẻo đường mà người khôn ngoan tránh đi vào, nhưng đó mới là thể hiện quan niệm trong sáng tác của mình. Tạ Duy Anh không say mê văn học như một thứ danh vọng tiền tài quyền lực mà điều quan trọng hơn cả khiến ông say mê với nghề văn đó là có thể tìm thấy được thứ ánh sáng riêng cho mình, thỏa mãn nhu cấu chia sẻ và được chia sẻ. Ông khẳng định trong sáng tác của mình luôn có sự bứt phá vượt lên cái chuẩn mực thông thường để tồn tại “ Tôi luôn tìm cách phá bỏ thị hiếu thông thường của người đọc. Thị hiếu tạo cho ta sự ổn định thẩm mĩ nhưng cũng chính thị hiếu ấy ngăn cản sự cách tân. Tôi chấp nhận sự bài xích thậm chí là nguyền rủa để tạo ra một cảm nhận khác, một tư duy khác”
“Là tác giả của những tác phẩm luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm”, Tạ Duy Anh là một nhà văn trẻ và được dư luận quan tâm. Tác phẩm của nhà văn họ Tạ này ẩn chứa những giá trị nghệ thuật nào mà gây xôn xao dư luận như vậy, tạo ra nhiều tranh cãi, khen - chê? Thực chất Tạ Duy Anh là ai? Những bàn luận về Tạ Duy Anh và sáng tác của ông đúng - sai ra sao? Qủa là, Tạ Duy Anh đã tạo ra một “từ trường” riêng hấp dẫn và lôi cuốn đọc giả.
Đi sâu tìm hiểu tác phẩm của Tạ Duy Anh, tôi thấy nó đặt ra được những vấn đề nghiêm túc về cuộc sống chứa đựng những giá trị thẩm mỹ mới mẻ của một cây bút trẻ khát khao sáng tạo. Từ quan niệm hiện thực về con người cho đến cách tổ chức cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu
Các tác phẩm của Tạ Duy Anh nói chung và truyện ngắn của ông nói riêng còn được lí giải trong văn là cái hiện thực được tạo ra bằng phí lí, bằng cái được coi là biểu hiện quan trọng của đổi mới nghệ thuật tự sự, qua dó làm toát lên giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn nói . Bên cạnh đó những đặc sắc nghệ thuật trong các tác phẩm của ông mang nhiều yếu tố mới lạ. Cho đến nay, Tạ Duy Anh vẫn không ngừng miệt mài sáng tác ra những tác phẩm gây chấn động văn đàn.
Đó là lí do chính khiến em chọn đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Bằng chính vốn sống, vốn ký ức vô cùng phong phú, quý giá về làng quê xưa nay mà mình không nhận ra, cứ lang thang đi tìm tận đâu. Ông viết Lũ vịt trời, viết liên tiếp, viết liền tay một mạch vào những vỏ bao thuốc lá, chữ bé li ti, dàu rin rít. Sau đó ông cho ra đời liên tiếp nhiều tập truyện ngắn như Bước qua lời nguyền (1989), Luân hồi (1994). Truyện ngắn Tạ Duy Anh (2003), Bố cục hoàn hảo (2004)
Tạ Duy Anh làm “cháy” báo Văn nghệ trên tất cả các sạp báo cả nước bằng truyện ngắn Bước qua lời nguyền truyện ngắn được nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến tôn vinh như là một cột mốc mở ra dòng văn học bước qua lời nguyền. Bức tranh toàn cảnh nông thôn Việt Nam 1950- 1970 đầy máu và nước mắt, quặn thắt mối thù u ám truyền kiếp giữa hai dòng họ được giải thoát khỏi lời nguyền do chính họ tạo nghiệp, bừng sáng bởi tình yêu trong trẻo thành thiện say đắm bay bổng đầy chất thơ, chan chứa tinh thần nhân văn và đạo lý làm người với khát vọng bước qua lời nguyền. Truyện ngắn của Tạ Duy Anh tiêu biểu tuyên chiến cho những định kiến chật hẹp trói buộc con người là lời kêu gọi văn nghệ sĩ tự do sáng tạo. Và với tập truyện ngắn chọn lọc của Tạ Duy Anh càng chứng tỏ bản lĩnh của mình trên văn đàn.
Các nguyên tắc phản ánh phong cách nghệ thuật, các yếu tố cấu thành tác phẩm của Tạ Duy Anh có những cải biến mới. Phạm vi quy mô nhận thức về con người và các mối quan hệ giữa con người và thực tại thay đổi. Không còn “bấu víu” vào làng Đồng xưa hay dựa dẫm vào cọng rơm cọng cỏ, nhà văn thách thức mình trên trận địa mới, nơi phồn hoa đô thị lắm cạm bẫy cám dỗ. Sự đổi thay ấy không chỉ thể hiện qua nội dung, trạng thái, tinh thần thời đại, từ phản ánh đời sống nông thôn đến phản ánh đời sống đô thị mà còn thể hiện rõ nét qua nghệ thuật biểu hiện. Nhà văn tự ý thức mình cần có sự thay đổi, đó là phương thức để vượt thoát khỏi cái bóng chính mình.
Nghệ thuật trần thuật đã xuất hiện từ rất lâu trong sự phát triển của lịch sử văn học nhân loại . Tùy từng thời kỳ lịch sử và dòng chảy văn học mà phương thức nghệ thuật trần thuật thể hiện có phần khác nhau trong tác phẩm .
Tuy nhiên trong một khía cạnh nào đó với Tạ Duy Anh, những công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên biệt dường như chưa thật nhiều. Những nhận xét, đánh giá chủ yếu đề cập đến vấn đề thể loại, đối tượng phả ánh
Trong công trình nghiên cứu Văn học Việt Nam sau 1975_Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, nhà văn Nguyên Ngọc đã đánh cao truyện ngắn Tạ Duy Anh “có những truyện ngắn, chỉ mươi trang thôi mà sức nặng còn hơn tiểu thuyết trường thiên ”
Trong luận văn thạc sĩ khoa học của Trần Nhật Thu với đề tài " Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Tạ Duy Anh ” cũng nói rằng văn Tạ Duy Anh chứa đựng những triết lí cuộc sống, những mới mẻ về số phận con người, nổi đau khổ và lòng hi sinh, tình yêu và sự khát khao hạnh phúc.
Trong bài “ Tạ Duy Anh phát hiện một truyện ngắn trữ tình hiện đại trong một lời ca cổ xưa ’’rằng
Bố cục: Không chỉ chặt chẽ về kết cấu mà còn triển khai thể hiện nội dung, ý tưởng. Đưa người đọc nhập cuộc ngay từ đầu nhưng lại không cho họ dễ dàng khi bám theo nội dung.
Ngôn ngữ hiện đại: Kễ ngắn gọn kiểu lời tạo ra những chiều liên tưỡng rộng lớn ngoài văn bản. Với chỉ ngần ấy chữ mà gom được một không gian nhiều thời gian sự giằng co quyết liệt trong tâm trạng với nhiều nhân vật (người kể đối tượng vắng mặt, trăng, bến sông .) để cuối cùng là nội dung một tuyến tính vừa bí ẩn đa nghĩa .
Trong bài “Dấu ấn hiện đại hóa trong Văn học Việt Nam sau 1986 ” Phùng Gia Thế viết : Đọc Tạ Duy Anh có thể nhận sự khai thác tinh tế đến run rẩy các điểm nhìn, sự chồng xếp các lớp thời gian, sự soi chiếu, góc nhìn khác nhau, các mô típ chủ đề, nhân vật Những cách tân nghệ thuật đó phải chăng đã ít nhiều làm thay đổi cách đọc văn học của công chúng và cũng từ đây bao ngỏ ngách của đời sống được xới lật bao tầng, vỉa tâm thức của con người được khám phá nhiều tìm tòi thử nghiệm được chứng thực ”
Ngoài ra người đọc còn tiếp xúc với Tạ Duy Anh qua những bài trả lời phỏng vấn được đăng báo chí trên internet như “ Tôi sẵn sàng trả lời cho sự mạo hiểm” chỉ thân xác không thôi thì rất đáng sợ “Tôi là người không dễ khuất phục”. Nhà văn Tạ Duy Anh không từ bỏ góc gách quê nhà.
Hiện nay, công trình nghiên cứu giới thiệu về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh chưa nhiều. Tuy nhiên bấy nhiêu công trình và bài viết nhắc đến nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh ít nhiều cũng là mảnh đất hứa hẹn nhiều điều thú vị cho người viết. Chính vì thế tôi chọn đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cúu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập truyện ngắn chọn lọc của Tạ Duy Anh là những trải nghiệm và suy ngẫm của chính nhà văn trên chặng đường “xuôi ngược trần gian”. Với thủ pháp nghệ thuật trần thuật độc đáo của một ngòi bút đầy tài năng. Trên cơ sơ đó, đối tượng khảo sát là tập truyện ngắn chọn lọc của nhà văn họ Tạ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong các sáng tác của ông qua đó để làm rõ những nỗ lực trong quá trình cách tân nghệ thuật của tác giả.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp cấu trúc - hệ thống nhằm mục đích xâu chuỗi vấn đề, đồng thời chỉ ra được đặc trưng chủ yếu của nghệ thuật trần thuật trong văn học nói chung và truyện ngắn của Tạ Duy Anh nói riêng
Phương pháp thống kê - phân loại nhằm mục đích cụ thể hóa đối tượng phân chia đối tượng theo những tiêu chí nhất định .giúp cho đánh giá trở nên tin cậy hơn. Ngoài ra, trong quá trình xử lý đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng một số lý thuyết của phương pháp bổ trợ như phương pháp loại hình so sánh, thi pháp học .để làm rõ thêm tính hệ thống của vấn đề nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài
Qua tìm hiểu, nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh, đề tài đi sâu vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn của ông. Thông qua đó, chúng tôi còn tìm hiểu những nét đặc sắc trong nghệ thuật mà nhà văn sử dụng trong tác phẩm của mình.
Trên cơ sở khẳng định những giá trị tư tưởng nổi bật và nghệ thuật trần thuật đặc sắc trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh, chúng tôi cũng đưa ra những nhận định bước đầu về một giai đoạn đầy biến động, phong phú nhưng phức tạp của văn học dân tộc.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Hình tượng người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Ta Duy Anh.
Chương 2: Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắm chọn lọc Tạ Duy Anh
Chương 3: Không gian trấn thuật trong truện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
Luận văn chia làm 3 chương, dài 74 trang
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4362 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài. “Kiếp người thật phù du bèo bọt”.Danh vọng “ là thứ đôi khi hão huyền, khốn nạn,hiển nhiên nhất ở sự phù phiếm”. Quyền lực vá sự thù hận chỉ là những “điều vớ vẫn”. Tự do, công lý và tình yêu trong thời hiện đại vẫn là một thứ hàng “xa xỉ” khiến nghĩ về nó, người ta không tránh được sự nhiễu nhại mĩa mai. Cái cay đắng cua lão Bân “Những gí tôi đánh đổi cả đời mới có,đầy nguy cơ trở thành vô nghĩa”, tình yêu của”tôi” vế sự tôn thờ, cứu vớt và hoàn toàn không thực,không đem lại sự sống.
Nhưng Tạ Duy Anh là nhà văn muốn bảo vệ cái đẹp, cái thiện và giữ vững niềm tin cho con người nên không sa vào chất giọng cay đắng hay cười cợt mĩa mai. Đôi khi nhà văn cười những thói xấu của người đời, cái cười tẩy sạch và thanh lọc, nhân vật tự hào, tự chuế giễu như một sự tự ý thức về bản thân, định vị mình trong cuộc đời mà giữ cho lòng bình an. Tạ Duy Anh có những phút không kìm nén được lời an ủi cảm thông da diết và xót thương. Trong tác phẩm của mình nhà văn là người kể chuyện như muốn bạn đọc cùng luận bàn,suy ngẫm những vấn đề về con người và cuộc sống hiện thực hôm nay đang diễn ra.
Tạ Duy Anh luôn đặt nhân vật của mình “mấp mé bên lằn ranh giới Thiện - Ác” buộc con người phải lựa chọn. Trước cuộc đời đầy rẫy những cảnh phi lý nhưng điểm cgung lớn nhất mà tác giả hướng đến là để nhân vật nghiêng về cái Thiện, thấu cảm những việc làm sai trái của quá khứ. Tạ Duy Anh làm sáng tỏ và khám phả thé giới bí ẩn của dục vọng con người cá nhân mà ẩn ý thức cao đẹp của nột tâm hồn luôn hướng đến đó là thế hệ trẻ thế hệ tương lai. Con người không thể chối bỏ những sai lầm,song làm sao đủ dũng cảm nhaanh cái sai lầm đó, đủ tri thức để đối mặt với những phần thể khuất lấp,những ước muốn cá nhân thầm kín là sự thành thật với chính mình và rút ra con đường trưởng thành,cải tạo chúng theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Những cuộc đối thoại diễn ra dồn dập, câu hỏi và lời giãi đáp cứ tiếp nối khiến ngôn ngữ nhân vật cuộn xoắn, kết chuỗi tạo ra sinh khí và sức lôi cuốn độc giả. Bởi sau những cuộc hội thoại ấy câu trả lời như vẫn còn để ngỏ chưa hoàn tất để tác giả, người trần thuật,nhân vật và độc giả cùng suy ngẩm chiêm nghiệm về con người thời thế của hôm qua và ngày nay. Dù ở đâu, ở không gian nào, bằng lời thoại trải nghiệm chứa đầy nổi niềm, suy tư nhân vật đã kéo người đọc gần mình hơn để tâm sự và giải bày.
Vẩn là những vấn đề muôn thưở xoay quanh cái Tôi bản ngã và cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác,cùng với sự tha hóa vế đạo đức nhân phẩm ...nhưng được nhìn nhận dưới gốc nhìn mới, trong một giọng tự vấn đầy đủ hơn. Sự chiêm nghiệm ấy nó rút ra từ trong những điều bình dị đời thường Bên ngoài thời gian “Bạn có thể đoán ra bộ mặt tôi lúc ấy thế nào không?Nó y như của một thằng ngố Tầu trong các tích tuồng cổ. Tôi tưởng không tin vào tai, mắt...mình. Mà tôi không tin là phải. Bởi vì tôi hoàn toàn ở ngoài rìa cuộc sống của những người tưởn đơn giản như chiếc bánh, chỉ cần bóc lớp vỏ lá ra là biết hết bên trong. Nó đơn giản đến mức tôi thường nghĩ không biết nó có thực sự là cuộc sống hay không! Giờ đây tôi đã vở lẽ ra tất cả, vừa muốn cười phá lên, vừa sợ bất cứ sơ suất nào cua mìnhcũng phạm tội bảng bổ” [4, tr.379].
Hay trong chúc thư của ông già dạy thú là một sự chiêm nghiêm về cuộc đời “Ông già đặt bút xuống, im lặng ngồi suy ngẫm. Có nên nói hết không nhỉ. Ở tuổi của ta, sống chết không còn là vấn đề khủng khiếp nữa.Chỉ mong khi nằm xuống ta được yên giấc. Tự dưng ông già thấy buốn khôn tả. Mắt ông thấu vào cỏi vô biên như đang tìm kiếm một điều gì vốn sẵn từ vĩnh hằng.”hay “ Dù thề nào, nếu một lần chết vì con người,- thì hãy thanh thản mà chết”.Hành trình tìm bản ngã của mình ở thế giới này đã hoàn tất. Điều này quan trọng như việc ta tìm thấy chính cái “vang”mà ta đã đánh mất từ lâu. Tác giả thừa hiểu đây là con đường đầy gian khổ như chính việc mà xưa kia thầy trò Đương Tam Tạng đã làm để cứu vớt con người khỏi bể khổ.
Trong các truyện ngắn của Tạ Duy Anh sự chiêm nghiệm dường như là rất người làm người đọc phải suy ngẫm. Cuộc sống làng quê nông thôn mà tác giả được trải nghiệm, ông củng nghiêm được một điều khá chính xác và khách quan về tính “cộng đồng” làng xã của văn hóa nông nghiệp : “Tôi nghiệm thêm được một điều : đám đông không sinh được ra ai nhưng có khả năng phi thường trong việc làm mất hẳn ta khỏi cuộc sống. Mọi lời thanh minh đều coi là thách thức dư luận”. Tác giả đã nhìn thấy mặt hạn chế của tính “cộng đồng”, nó không còn là sự đoàn kết nữa mà là sự phá hủy mãnh liệt nhất nhưng con ngươi bằng thứ vủ khí mà ta tưởng chẳng thể làm hại ai mà đó chính là: những lời bàn tán, dư luận...
Chính trong quá trình nhận thức tại, tính triết lý mới bộc lộ thật rỏ nét. Giờ đây, con người không dễ dàng chấp nhận thực tại theo một chiều đơn giản nữa, điều mà xưa nay con người vồn chấp nhận như một tất yếu của cuộc sống thì hay được đem ra bàn lại. Và chính trong quá trình nhận thức lại ấy ta phát hiện ra nhiều điều thú vị, mới lạ về nhữn điều vốn quen thuộc.
Giọng điệu triết lý nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” trong những lời triết lí như có sự đắn đo, tranh chấp giữa các cặp phạm trù: được - mất, đung - sai, phải - trái...nhưng nó không phải là những kết luận cuối cùng mà là sự chấm lửng nghi hoặc tạo ra cho người đọc một khoảng trống để liên tưởng các vấn đề về con người và các mối quan hệ xã hội. “Con người thật khốn khổ. Đời nọ làm tội đời kia; người này làm tội người khác...tạo thành một vòng trầm luân ngay trên trần gian”.[4, tr.77].
Đặc biệt Tạ Duy Anh rất thích liệt kê miên man một cách giản lược nhiều chi tiết bình luận đánh giá. Nhưng hay hơn cả là việc áp dụng được rất nhiều câu triết lí qua suy nghiệm bản thân vế cuộc sống con người và nhân sinh xã hội: “Ừ, đã là lãnh đạo làm sao mà toàn bích được”. Đó chỉ là sự ngụy biện, lấp liếm cho những việc làm sai trái của bản thân họ mà thôi bởi tầng lớp này được tác giả coi là “những kẻ ăn gian nói dối” nhiều đến mức mà “ Nói dối thành đường mòn trong não”, Và do đó mà “Nói dối sưng hầu sưng cổ”. Chỉ bằng những câu khái quát mà tác giả cho người đọc thấy bản chất của một bộ phận mà xã hội vẫn cho là đạo mạo nhất.
Trong tác phẩm của mình tác giả với dụng ý triết lí đã sử dụng rất thành công câu thành ngữ,tục ngữ của dân gian. Với những câu nói ấy nó không chỉ là sự đa tầng, đa nghĩa trong một câu nói mà giàu cảm xúc: “khôn sống,bống chết”, “Đẩy thuyền mãi quả”, “Có tiền mua tiên củng được”, “án binh bất động”...
Ngay chính trong cuộc sống điều mà nhân vật nghiệm ra cho bán thân có vẻ như vô lí nhưng lại có lí trong tưng hoàn cảnh cụ thể và càng có lí hơn trong thời đại này “Em phải nhớ điều này làm tốt được thủ trưởng khen là em tự hại em đấy nhé. Anh Tầm không chấp nhận điều đó đâu.
Đến lượt tôi tỏ ra không hiểu, chị Yến tiếp:
Nhưng em cũng không có quyền làm dở bởi điều đó tạo cớ cho những kẻ thù của anh Mạnh chống lại anh ấy và đương nhiên là cản trở cho việc nhận em.
Tôi cố đấu sự buôn não để tiếp tục nghe chị Yến thụ giáo:
Làm việc trong một tập thể như vậy tốt nhất cho em là trong nghe,không biết,không thấy,không bài xích và không hưởng ứng.
Em phải hiểu điều đó một cách cụ thể như thế nào?
Nghĩa là ai làm gì củng mặc họ,coi như mình bị mù,ai nói gì củng nghe nhưng sau đó thì quên ngay,ai hỏi gì về người khác,nói gì về người khác củng không tỏ ra thòe ơ mà củng đừng tỏ vẻ quan tâm...và không biết luôn là phương sách tối ưu nhất trong mọi trường hợp.Tôi vô cùng mệt mỏi nhưng vản tỏ ra quyết tâm theo đuổi mục đích”. Đó phải chăng là nghệ thuật sống và tồn tại trong cái xã hội nhiễu điều thị phi và nhiều sự hổn độn đó.
Trong Bước qua lời nguyền ,đan xen giữa câu chuyện được kể là dòng hồi ức và chiêm nghiệm của nhân vật “tôi”. “Tôi” vừa lý giải bi kịch của người cha, của bản thân của thời đại vừa bộc lộ tư tưởng của một thế hệ mới, dũng cảm bước qua thành trì của quá khứ yêu thương và quên thù hân.
Mổi một chúng ta khi sinh ra và lớn lên đều chiêm nghiệm trong cuộc sống mình những bài học cho bản thân những triêt lý cho cuộc sống. Cả những điều thật sự ngay một lúc trong một thời điểm củng làm cho con người chiêm nghiệm
“Hóa ra có những thứ thuộc về bản sắc thật sự, nghĩa là cứ bất chấp thời gian biến động xã hội…nó cứ trơ ra, không sức mạnh vật chất,tinh thần nào thay đổi được”.[4,tr.186].Những thứ thuộc về những gì ăn sâu bám rể trong nội tại của nó không dễ gì thay đổi cho được.
Những cuộc hội thoại mang dáng dấp của triết lí triết luận sâu sắc nhưng có điều gi đó khác thường trong cách nói chuyện:
“ Nếu đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa tôi và ngài thì sự im lặng của ngài thật là bất công.
Không có bất cứ lời nào đáp lại ngoại trừ một tiếng e hèm trầm tục và đục. Người đàn ông nhỏ thó chưa mất hết hi vọng mặc dù biết ông ta hy vọng vào cái gì.
Tôi có trong tay sứ mạnh của chân lý. Ngài hãy cứ làm thõa man ý muốn của ngài đi.
E hèm…
Hởi bạo chúa, ngài thật đáng thương hại. Ngài là đứa bé nhất trong những đứa bé Thượng đế sinh ra ngoài ý muốn.
Khi tôi biết mình bất tử trong các thế hệ tương lai, thì cài chết là một lễ hội…
Tôi chỉ xin cho biết điều đơn giản này thôi: Ngài có trong tay cả đế chế hung mạnh mà lại run sợ trước một kẻ trói gà không chặt như tôi? Kìa, tôi thấy rỏ dưới chân ngài đang quằn quại đau đớn, nhưng tôi nghĩn nơi ma lúa mìmọc lên không đáng bị vấy bẩn lâu hơn”[4, tr.81].
Nếu như nhân vật trí thức cảu Nam Cao thường đại diện cho một tầng lớp trong xã hội thì ngược lại nhân vật của Tạ Duy Anh lại là những tên mượn danh trí thức. Chất giọng giả giọng trí thức này cũng mang một triết lý.
Đứng trươc một xã hội mà ranh giới giữa cái Thiện và cái Ác chưa được phân định rạch ròi, Tạ Duy Anh luôn khao khát đi tìm kiếm cái chân lý mà ông đã dũng cảm lao mình vào những vấn đề gai góc của xã hội, không ngừng dặt câu hỏi và truy tìm lời giải đáp. Giọng đay đả, tự vấn nổi lên la một giai điệu “riết róng” và ám ảnh. Tạ Duy Anh khác với những nhà văn cùng thời đại khi đi thẳng vào những vấn đề gai góc của xã hội hiện đại. Những vấn đề muôn thuở xoai quanh cái Tôi bản ngã và cuộc chiến dai dẳng giữa Thiện và Ác nhưng được nhà văn thể hiện dưới một hình thức mới với giọng điệu trăn trở và day dứt hơn, khiến cho triết lý răng lên gấp bội. Đó là sự day dứt, trăn trở khắc khoải, riết róng về nhân sinh, nhân bản của con người. Qua đó cũng thể hiện ý thức làm mới mình trong sáng tác nghệ thuât của Tạ Duy Anh. Dù hiện thực cuộc sống có bề bộn, nghiệt ngã như thế nào nhưng trong truyệ ngắn của ông luôn hướng tới cái kết có hậu.
Tạ Duy Anh gửi gắm nhưng trăng trở của mình trong cuộc thi đấu giưa hai con trâu . Tác giả ngu ý muốn bài tỏ quan niệm nhân sinh khi kéo câu chuyện dài ra. Con thua thì đã thấy kết cục nhưng con thắng thì kết cục sẽ như thế nao? Tác giả về làng sau mười năm và chứng kiến cái chết của con Sừng Măng kẻ chiên thắng khốn khổ hơn rất nhiều. Và dưới cai chết nó cảm nhận con người là một bầy quỷ dữ “ trong biễn sương mù, nó thấy loáng thoáng vài hình ảnh đi lại vừa trâm ngâm vừa suốt ruột. Nó đoán đấy là bầy quỷ dữ được vua quỷ sai đến mang nó đi…”Tạ Duy Anh đã nghiệm ra những triết lí trong cuộc sống và về chính con người: Đời ngươi ngắn ngủi có sinh hẳn co tử, chẳng ai song với nhau mãi được vậy ví sao phải sống với nhau một cách tàn ác, nghi kỵ như bạy để rồi đày đọa mình vào khổ cực.
2.2.2. Giọng điệu hài hước, dỉ dỏm
Sau năm 1986 truyện ngắn Việt Nam ngày càng nhạt dần tính chất sử thi, truyện ngắn áp sát đời sống, tiếp xúc suồng sã đến thô bạo hiện thực. Sự mở rộng các phạm trù thẫm mỹ khiến truyện ngắn gắn với đời thường hơn. Cái bi không cần phải dè dặt né tránh, tinh thần hài hước gia tăng trong các sáng tác. Cái nhìn ở thì hiện tại không hoàn kết, có mặt truyện ngắn đã nhìn trực diện hiện thực cuộc sốnh đương đại khi những chuẩn mực bị lệch pha,cái hài xuất hiện. Cái ừ khía cạnh hài hước và dí dỏm xuât hiện trong tác phẩm của Tạ Duy Anh.
Giọng điệu hài hước trong truyện ngắn có nhiều câp độ. Có giọng châm điêm nhẹ nhàng nhưng rất chua cay có giọng trào lộng châm chích như nhăn văn Tạ Duy Anh, có giọng tự hào như Chu Lai Lê Lựu, có giọng nhễu nhại như nhà văn Hồ Anh Thái. Nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắ nhờ người kể chuyện “biết đùa”. Giọng điệu hài hườc dí dỏm trở thành một giọng diệu đem lại sắc thái mới mẽ cho văn học nói chung và truyện ngắn hiện đại nói riêng.
Một trong những hiệu quả thẫm mỹ của giọng điệu hài hước là khả năng đem đến tính bất ngờ. Ở những trường hợp này người kể chuyện thường giả vờ nghiêm trọng thuật mọi chuyện để rồi “lỡm” độ giả bằng bình luận sắc sảo chua cay. Độc giả nhiều khi đến cuối truyện mới bật ngữa ra trước cái hài hước mà người kể chuyện mang đến.
Trong cấu trúc tác phẩm của mình Tạ Duy Anh đã có ý thức cài dặt những cuộc dối thoại sinh động, giàu kịch tính vào mục đích tạo hài, một cái hài di dỏm mà sâu cay. Nó không chỉ hài mà còn chứa đựng trong đó một sự thâm thúy đầy chất nhân văn. Nhà văn không thiên về vẻ bề ngoài của nhân vật mà thiên về phát hiện tâm lí của các nhân vật qua tuyến đối thoại.Trong vòng trầm luân trần gian cuộc đối thoại “Ở cuộc họp, chị kia khai : “Lúc tôi đang tắm thì ông Hổ vạch quần đái vào cây mít. Kỳ thực ông ta biết tôi tắm cạnh vại nước nên đái giả vờ. Tôi biết ông ta để ý tôi tứ lâu...”
Ông Hương quát:
- Ông Hổ đã “làm gì” mày chưa?
- Ông ấy mới chỉ ôm cháu...
- Sao mày kêu rống lên? Đi về? Phải từng đối tượng mà ứng xử chứ?
Hôm sau, thằng So, chồng chị kia, phát đơn kiện lên huyện. Ông Hương mời chú Hổ đến,giọng như thanh minh:
Chúng nó còn trẻ dại,ông đừng chấp. May mà tôi kịp giữ đơn lại, chứ mình không thấy cái lợi, mình làm cha làm chú nó bằng thừa. Ông cầm lấy rồi đốt đi, coi như không có chuyện gi!
Chính tôi sẽ không để yên chuyện này,- Chú Hổ nổi khùng.
Ông Hương cười nhạt”
Lời đọc thoại trong truyện ngắn Tạ Duy Anh được câu trúc dưới hình thức tranh luận ngầm trong tâm hồn nhân vật, tạo ra sự đối thoại gián tiếp là dấu hiệu đáng ghi nhận ở phương diện giọng điệu trần thuật của ông. Ở đây cái tôi người kể chuyện tranh luận đối đáp với nhau. Tác phẩm hòa tấu trong nhịp đối thoại như một cái cớ kích thích sự bộc phát của dòng ý thức thức độc thoại.
“Trong đêm tối, tiếng vọng của một câu nói nữa giọng chim nữa người còn âm âm,u u quanh quất đâu đay. “Ta nói hay nó nói?”- ông tự hỏi bằng tâm trạng gần như mê sảng.Ông ngồi bất động, mồ hôi túa khắp cơ thể...Ông dỏng tai hướng về phía mà ông vẫn để chiếc lồng chim. Ông nghe rõ tiếng con vẹt gáy, tiếng gáy như giun kêu nhưng nhịp gáy ấy nghe quen quá.”[4;tr 318]. Điều hài hước và dí dỏm là “Con vẹt đang đọc một đoạn luận văn của ông, như một thứ thơ văn xuôi. Vừa ghê sợ vừa tò mò, ông vừa mong nó đọc tiếp vưà mừng rú khi sau vài câu nó im bặt đột ngột. Nhưng chưa kịp định thần thì cả chuổi cười,củng ở âm vực cao,không phải của chim củng không phải của người cất lên. Trong đêm tối, nó vừa như sát cạnh ông vứa như từ một nơi nào sâu hun hút. Nó đắc ý, khinh miệt, nham hiểm...khoáy sâu váo từng góc kín bưng trong tâm hồn ông.”
Có lúc nhân vật được nhà văn kể bằng giọng rất dỉ dỏm “ Trước hết ông rất hay ngoái mủi, móc răng đưa lên ngửi ngay cả khi đang nói chuyện trước đám đông. Thứ hai là ông thích đóng bộ thật xuya để lên truyền hình.Trước màn hình với đủ thứ xảo thuật vi tính, ông giống như một chú bé con vậy.” nhưng điều đang nói ở đây trong giọng điệu của tác giả có chứa sự mỉa mai diểu cợt chình cái phi lí cái trái ngược lại tạo nên cái hài cho người đọc “ Giao sư Bạch không phải là người yêu chim thú. Thậm chí ông ác cảm ra mặt với chúng. Vì thế trong quan hệ giữa ông với con vẹt mà ông âu yếm gọi là Nàng cho ta thấy ở ông luôn tiềm ẩn những cái phi thướng”
Giọng hài hước dí dỏm của Tạ Duy Anh không đơn giản chỉ để gây cười không thôi mà phía sau tiếng cười đó làm người đọc phải suy ngẫm ra nhiều điếu trong cuộc sống. Ngay ở tác phẩm Con vẹt này ý tưởng của giáo sư Bạch là biến con vẹt thành nhà ngôn ngữ đã gây cho người đọc thây yếu tố hài ở đây.
Giọng điệu hài hước đăc biệt, thể hiện rỏ nét thái độ của người viết đối với sự phi lý, bất công trong cuộc sống. Hài hước và dí dỏm trở thành phổ biến trong đời sống văn học sau đổi mới, trở thành một trong những đặc trưng nổi bật nhất của phong cách sáng tác hậu hiện đại. Ngôn ngữ dung tục xuât hiện như là một sự dí dỏm nhưng ẩn sau đó là cả một sự cham chích hài hước. Ấn tượng đầu tiên có thể nhận thấy ra khi đọc Tạ Duy Anh là một sự xâm thực mạnh mẽ caut thứ ngôn ngữ đời sống ngày càng xuống cấp. Tạ Duy Anh dùng phổ biến chất giọng bỗ bã,dung tục từ thứ ngôn ngữ này.Cung bậc ấy được đẩy lên một bậc cao hơn cái âm vực chua chát cảu “ chợ búa”...Trong Phở gia truyền có thứ ngôn ngữ chợ búa này thứ ngôn ngữ dung tuc chửi bới nhau duchen chúc nhau...
Chính lối nói tự hào, đùa giởn đã làm nên sự độc đáo cho các tác phẩm nó làm cho giản cách sự trùng khít của người kể chuyện với nhà văn nhưng không phải anh ta chỉ là người trần thuật lại câu chuyện mà anh ta hòa vào đời sống của thế giới nhân vật. Như vậy,sự đả kích châm chọc những thói hư tật xấu của con người cũng như sự giả dối của con người bị lộ ra một cách hài hước mà sâu xa.
Ở trong Một câu chuyện cười “Yêu cầu ông có mặt ở nhà,để bất kỳ khi nào cấn chúng tôi sẽ gọi”, “Chữ ký và dấu đã bị thời gian gặm mất,tuy thế còn sót lại hàng chữ ngày tháng. Tự nhiên không hiểu sao tôi cười phá ra. Giờ đây, cái ngày tháng ghi trên đó có thể lấy làm mốc cho một câu chuyện cổ tích”. Thật dí dỏm ở đây là chỉ mấy dòng chữ lại có thể giam cầm gần cả một đời người. Tiếng cười ở đây lại thành ra xót xa vô cùng” Nhan đề câu chuyện là Một câu chuyện cười nhưng tiếng cười lại hiện lên một cách méo mó. Phải chăng đây là tiếng cười chua chát cho một số phận con người.
Nhân vật “tôi” của Tạ Duy Anh khá từng trải và luôn ý thức tỉnh táo nhưng đâu phải là nhân vật chỉ biết triết lí về cuộc sống mà có cái duyên kể chuyện đầy cuốn hút. Dọng điệu trần thuật có lúc băm bổ,chì chiết nhưng lại có lúc cười cợt hài hước. Thận ra đằng sau đó là sự xót xa, thông cảm với những số phận con người. Hoặc bên trong cái thái độ thờ ơ, thàn nhiên kia lại là một sự phấn khích đêbs nóng nảy đòi hỏi một sự thay đổi.
Ngôn ngữ bình dân,giản dị. quen thuộc ông còn đưa vào những kiểu nói,cánh nòi của người nông dân một cách dễ hiểu chứ không hề phức tạp và nhiều câu chửi thề. Cả những ngôn ngữ đời thường dí dỏm làm cho tác phẩm thêm màu sắc thú vị và hấp dẫn.
2.2.3. Giọng điệu tâm tình, chia sẻ
Tạ Duy Anh thường sử dụng biện pháp gia tăng các điểm nhìn trần thuật để không chỉ mở rộng trường nhìn mà còn làm phong phú các giọng điệu trần thuật. Ông luôn co ý thức lồng ghép,xen cài “truyện trong truyện” “con người ở trong con người”để làm nổi bật những vấn đề tư tưởng của tác phẩm. Với tư cách người kể chuyện tác giả như muốn bạn đọc cùng bàn luận, suy ngẫm những vấn đề về con người và cuộc sống hiện thực hôm nay đang đặt ra.
Trong đối thoại nội tại thẩm thấu các từng ngữ nghĩa, lời nói của nhân vật ở thì hiện tại hôm nay. Trong các tác phẩm của mình tác giả đã làm cho cái tôi của người trần thuật không những chỉ là nhân chứng của một thời đã qua mà còn là cái “tôi” chứng kiến một thời đại đang tới:lạ lẫm nhưng không thể không xem xét. Lời thoại luôn thể hiện một sự nến trải của người kể chuyện như muốn đúc kết một vấn đề của thời đại, của nhân sinh sau một thời gian tự nghiệm. Qủa thực người kể chuyện thông qua nhân vật đã đúc kết được một điều có thể nói là quan trọng nhất trong đời sống ngày nay, đó là: hãy biết bao dung,độ lượng hơn nới chính mình và đống loại vì có như thế ta mới sông thanh thản và hạnh phúc hơn. Tâm tình và chia sẻ là giọng điệu mà Tạ Duy Anh lựa chọn trong các tác phẩm của mình.
Bởi trong các tác phẩm của mình Tạ Duy Anh đã dùng ngôi kể thứ nhất đa giọng điệu của người trần thuật giọng chiêm nghiệm triết lí,giọng hài hước dí dỏm,giọng tâm tình chia sẻ...nhân vật chia sẻ cùng nhau những điều tưởng chừng như bình thường nhưng lại rất đáng quý trong cái xã hội xô bồ này
Tạ Duy Anh chia sẻ với những lo âu thường trực của nhà văn trước sự lệch pha giữa văn minh và văn hóa.Các nhân vật chia sẻ với nhau, nhưng điều mà trong cái xã hội bây giờ hiếm và quý trọng giữa con người:
“Anh không để ý mặt cô gái xúc động.
Vâng, nếu thế thì chúc mừng chú.
Vì cái gì?- Lần này thì anh không chỉ chăm chú mà còn có ý chờ đợi câu trả lời của cô bè bán hàng rất hiểu thời cuộc này.
Vì hình như chú đang có một người bạn thật tuyệt vời. Nếu chú tin rằng cô ấy sẽ thích món quà này thì chú mua ngay đi. Cầu mong cho chú giữ được cô ấy.”[4, tr.110] Rồi người đàn ông chia sẻ câu chuyện tình yêu của mình cho cô bé nghe.
Trong cuộc sống luôn luôn cần sự sẽ chia của không chỉ những người thân thuộc mà còm đôi khi với những ngươi mình chưa từng gặp gở lần nào. Đó là liều thuốc tâm thấn vô cùng quý giá. Chính ngaytrong cuộc sống bề bộn những lo toan một tình yêu không vụ lợi của người đàn ông đứng tuổi chia sẻ tâm tình đã làm cho cô bé cảm động đánh rơi nước mắt. “Hãy nhận món quà của cháu cùng với giọt nước mắt mà chú không kịp thấy bởi vì nếu chú nhìn thấy chú sẽ biết nó là giọt nước mắt của một thiếu nữ. Vĩnh biệt Rômiô hóa thật”[4, tr.112] Dù ở thời đại nào cũng cần cò sự sẽ chia và cảm thông giữa con người với nhau. Chính điều ấy lại là sơi dây nối kết con người gần nhau hơn
Nếu như ngôn ngữ nhân vật được gia tăng mạnh tính khẩu ngữ thì ngôn ngữ người kể chuyện cũng vậ động theo hướng ngày càng được huieenj thực hóa đời thường bằng cách kể thân mật. Chẳng cần khách sáo mà người kể chuyện cứ như thể độc giả đã là người bạn thân tình từ lâu.
Dấu ấn lối viết trữ tình, thơ mộng đan xen vào những dòng hiện thực khiến cho câu chyện bớt đau thương, nhàm chàn: “ Có thể chỉ lát nữa,tôi sẽ không còn trên mặt đất này. Chắc chắn sẽ đến lượt tôi. Chiến tranh là may rủi. Là cuộc chơi đỏ _đen tàn khốc: Phải được cả hoặc mất tất! Nhung hãy còn một lát nữa để tôi kịp chuẩn bị lần chót cho cuộc ra đi không bao giờ biết trước. Giờ này trăng vừa lên. Thật kì lạ khi tôi có cảm giác tất cả đều bình yên,tưởng như chiến tranh bị đẩy lùi mãi,chỉ còn như một dư âm. Và tôi chờ đợi. Em băng bó những vết thương, làm nguội mặt đất bởi vì em là phúc thần của những người lính trận như tôi...”[4, tr.18]
Tinh yêu là chủ đề không có gì mới lạ gì song đối với văn nghệ sĩ đã ngoại tứ tuần thì cũng khá đặc biệt. Tình yêu đươch Tạ Duy Anh miêu tả rất chân thật và trong sáng. Được nói ra khá công khai nhưng cũng khá rụt rè như chính cái tổi nmgur tuần của tác giả và cái hay chính là ở đó. Tạ Duy Anh đề cao những sự trong sáng của tình yêu không hề vụ lợi dung tục tầm thường. Như trong tác phẩm “ Chiếc giày pha lê” nó đã dùng tình yêu để thoát khỏi những hoàn cảnh bế tắc lạc loài mà loài người đang vướn phải.
Tạ Duy Anh cũng là một con người rất coi trọng gia đình, ông luôn tỏ ra rất côi trộng gia đình yêu thương vợ con mình. Bởi tình cảm thiêng liêng ấy đã dẫn dắt con người đi đúng hướng trong cuộc đời đầy rẫy ngã rẽ, và nó luôn phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Chương 3:
THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC TẠ DUY ANH
3.1. Không gian trần thuật
3.1.1 Không gian làng quê gắn với phong tục tập quán
Tạ Duy Anh đã tạo một không gian nghệ thuật hết sức đặc sắc, góp phần tạo nên cốt truyện mới lạ và độc đáo.
Không gian quen thuộc mà ta bắt gặp trong các tác phẩm truyền thống đươch Tạ Duy Anh khai thác đạt hiểu quả cao trong tác phẩm của mình. Đó là không gian làng quê gắn với phong tục tập quán không gian làng Đồng. Ngôi làng đã in sâu vào tuổi thơ cậu bé Tạ Duy Anh đã in hắn lên những trang viết của tác giả. “Đó là làng tôi,làng Đồng Trưa của tôi,đấy là đất nước thu nhỏ,vũ trụ thu nhỏ. Làng ấy đất nước ấy vủ trụ ấy là nơi tôi sinh ra,tôi khám phá,tôi viết,đủ cho tôi viết đến hết đời [11,tr.24].Và quả đúng như vậy. Chính quê hương là mạch ngầm sáng tác vô tận của Tạ Duy Anh. Ngôi làng Đồng xuất hiện trong truyện ngắn Bước qua lời nguyền, Vòng trầm luân trần gian, Tiểu thuyết viết lại. Và mảng đất làng Đồng “nơi chôn rau cắt rốn” của Lão Khổ gắn với cuộc đời Lão với bao thăng trầm, biến cố lịch sử. Từ một lão chăn trâu thuê thành chủ tịch huyện to nhất làng, rồi trở về với kiếp người đau khổ.
Mang đặc trưng của nền văn hóa phương Đông các tác phẩm Tạ Duy Anh cũng rất coi trọng tính cộng đồng nhưng ở đâycó nét mới đó là yếu tố cộng đồng đã không còn ý nghĩa tích cực nữa mà tác giả đã nhìn thấy sự tàn phá của đời sống cá nhân con người trong cộng đồng ấy. Và sức mạnh ghê gớm của nó chẳng phải là thứ vũ khí gì quá hiện đại mà chỉ là những lời đồn thổi bàn tán cộng với sự lạnh nhạt của con người đã khiến cho những số phận không may bị “sờ đến” đều tan nát hoặc bị thổi bay đi, chỉ còn nước “bỏ xứ mà đi”.
Bất cứ dù cho đã xãy ra một cách nhỡn tiền chỉ mấy phút sau nó sẽ trùm lên một đống hỏa mú dư luận. Dư luận cộng đồng là thứ ám khí lợi hại nhất để xóa bỏ hết mọi vết tích sự thật. Nó là “mẹ đẻ” của thất thiệt. Tính chất lật lọng của đám đông, của cộng đồng đã được Tạ Duy Anh mỗ xẻ triệt để mà cực sắc sảo.
Ông nghiệm ra rằng: Đó là guồng máy dựa trên cộng đồng để triệt hạ cái nhân,đã gián tiếp được tác giả điểm chỉ tuy không được tác giả nêu đích danh. Đó là việc Lão Hứa khi còn là đương chức đã dùng tiếng nói dân làng để triệt hạ người đối đầu với mình là nhân vật chú Hỗ. Ông dùng một đôi vợ chồng tên trộm vặt trong làng vu họa cho người khác...Trong cái “cộng đồng” bát nháo và dối trá, thành thực,đaoh đức, tội lỗi...quay cuồng và tiêu diệt lẫn nhau. Tạ Duy Anh đã kín đáo vạch mặt cái bản chất cộng đồng vô trách nhiệm, đầy phản trắc và bất lợi. Điều này được thể hiện rõ trong tác phẩm Xưa kia chị đẹp nhất làng
“Giờ đây có ai về làng Hạ, hỏi đến chị Túc sẽ được mọi người trả lời thế này: “Chị Túc chữa hoang phải không? Cả làng ai còn lạ? Một dạo ấy chị ấy điên tình bỏ đi lang thang rồi đem vể một đứa con, chẳng hiểu sao từ bấy đến nay sống im lặng như người câm. Của đáng tội, thằng bé mới đẹp chứ, cứ như trong tranh bước ra ấy. Ôi chao, hồng nhan bạc phận. Gía hồi ấy đừng mắc bệnh làm cao, cứ lấy bénh anh Hào bây giờ chả sướng một đời!”[4, tr.37]
Chị Túc là một người mà xưa được cả làng ngưỡng mộ không chỉ vì sắc đẹp mà cả về phẩm hạnh nhưng vì chiền tranh chị đã dần bị nó tàn phá về mọi mặt để đến lúc hết cái tuổi xuân xanh chị quyêt định đi tìm lại anh _ người chiến sĩ một thời chị yêu nhưng chị biết anh đã không còn nữa. Và trong quá trình ấy chị quyêt định phải có con để an ủi khi về già và chị đã có con với một thương binh nhưng cả làng đã không hiểu cho chị mà còn đồng thổi bằng những dư luận ác ý. Họ có biết đâu chính điều đó đã thêm lần nữa tàn phá một con người mà không thể đứng dậy được nữa. Đọc tác phẩm này ta thấy tác giả như có sự chia sẻ thông cảm với nhân vật này rất sâu sắc nhưng vì thế mà cái nhin về cộng đồng trở nên gay gắt hơn, và có sự mĩa mai đầy chua chát. Trong tác phẩm còn hiện lên một nét đẹp của hộu thi nấu cơm diễn ra rất gay cấn: Vòng một nấu cơm trên cạn, vòng hai nấu ccơm dưới nước khó khăn hơn là phải đảm bảo nhai mía hít lấy nước để bã có thể cháy được phải đảm bảo mía hết, cơm đủ chin, ngon và nhanh nhất. Vòng ba là vòng cuối cùng vòng này là vòng “làm mẹ” phải giữ cho đứa bé đang tuổi ghịch không được khóc. Cuối cùng chị cũng giật giãi nhất ai cũng nhìn chị ngưỡng mộ nhât là những người đàn ông. Họ xì xáo bàn tán bao ánh mắt hướng cả về chị họ nói với nhau em là cô Tấm trăm phép màu chứ đâu phải người trần mắt thịt.
Hầu như mỗi làng quê Việt đều có những đình chùa thờ công thần nnào đó. Chẳng han là miếu thờ bà Trần Thị Đoan Trang cùng gắn với một câu chuyện xưa.Vùng quê này nỗi tiếng với hôi đấu vật, đên mồng sáu tết hang năm là cả vùng nóa nức vào hội. Hội mở rất to và bốn phương đều tui hội tham gia cử đô vật đến thi tài
3.1.2. Không gian phố thị gắn với sự đổi thay của con người
Văn xuôi sau đổi mới nói chung đã phát hiện bổ sung một hình thức mới của mối qua hệ con người với lịch sử. Đó là sự “lệch pha” sự không thống nhất giữa con
Con người trong sự phát triễn của xã hội với bao nhiêu cám dỗ và bất trắc họ đã đổi thay và quên đi những gía trị đích thực của mình. Cũng là con người nhưng có nhiều hạng người mở rộng ra phạm vi xã hội cho ta thấy trong cuộc sống hiện đại con người dường như chỉ làm đi làm lại những việc vô nghĩa khiến nó như một cái vòng luẩn quẩn không có lối ra và chình con người cứ vô thức làm việc đó mà không biết mình đang làm gì và có ích gì không. Trong tác phẩm Phở gia truyền thì cũng chẳng có gì đặc biệt nhưng những con người thành thị cứ đỗ xô chen chúc nhau để ăn được một bát phở trong một ngày: “ Ông bê bát phở ra tìm chỗ ngồi nhưng mọi dãy bàn đều đã chật cứng. Loang quanh mãi cuối cùng ông ngồi xổm ngay trên nắp cống chạy dọc vĩa hè,nơi cũng có vài người không chiếm được chỗ ngồi như ông đang húp xì sụp, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng. Họ chẳng để ý đến điều gì khác ngoài khoái cảm tạo ra do cách ăn ngốn ngấu”.
Con người cái nhân cũng được thể hiện rõ nhất trong sự tự nhạn thức chính mình, hiểu được chính mình cùng những khát vọng tụ do, yêu thương của con người. Trong sự đối đáp với người cha sau 10 năm bỏ làng ra đi anh Hai Duy nói: “ Con học được ba thứ. Nhưng thứ quý nhất mà cuộc đời cho con là phải biết tự mình định đoạt lấy mình.”. Và con người đã tự giãi thoát cho chính mình: “ Chưa bao giờ tôi căn ghet đồng loại đến thế. Nữa đêm tôi lẽn dậy trốn khỏi nhà cùng vơi cây vồ sàn bằng gỗ lim. Đây rồi. sự ngu ngốc, thói dởm đời,lòng thù hận,đều vì những cây nấm độc này. Tôi đập nát bảy chiếc miếu thờ để suốt đêm ấy ngồi khóc âm thầm như kẻ bị ruồng bỏ.”[4,tr. 62 ]
Trong cuộc sống hiện đại Tạ Duy Anh đã miêu tả một kiểu người mới mẽ. Con người với những đổi thay đó là sự thờ ơ của con người chỉ mãi chạy theo cuộc sống ngày càng làm cho họ mắc những căn bệnh lạ như bệnh “ mất vị giác lâu ngày”. Đó là sự trơ lì về mặt xúc cảm,đó là sự bàng quan trước cuộc sống. Đó là những cái mặt lạ do gắn quá lâu mà không thể gỡ ra được nữa hay là cả lời nói chỉ dùng để nói những lời xu nịnh không dám nói thực với lòng mình mà dần dần yết hầu to dần ra,lưỡi tuồng cả khuông miệng.
Tuy nhận ra con người là sự giả dối, sự gian nanh nhưng chúng ta vẫn cứ phải sống theo cách đó bởi cuộc sống này hết sức phức tạp. Thật ra trong chính cuộc sống hằng ngày thương và nhất là trong cơ chế thị trường với rất nhiều mối quan hệ phức tạp mỗi chúng ta mỗi ngày phải đóng rât nhiều vai giả. Đó là thông điệp mà nhà văn Tạ Duy Anh muốn gửi đến độc giả.
Xã hội hiện đại, một mặt đưa đến cho con người lối sông xa hoa , tiên nghi hơn nhưng maựt khác cũng tạo ra cho con người những điều bất trắc khủng khiếp cùng với sự đổi tay của con người.
Dường như xã hội càng phát triển thì nghuy cơ suy thoái ngày càng lộ rõ. Cuộc sống con người văn minh hơn với đây đủ các tiện nghi nhưng lại nghèo nàm hơn về đời sống tâm hồn. Sự bùng phát của chủ nghĩa cá nhân, lối sống xô bồ của thành thị kiến con người trở nên nghèo nàm nhân tính chai lỳ trươc bát hạnh của đồng loại. Hệ quả không thể nào tránh khỏi của tình trạng tình vắng tình yêu thương, tình nhân ái là nỗi cô đơ mà con người phai gánh chịu.
Không gian phố thị diễn ra ở một quán phở kỳ lạ “Ai muốn ăn thì phải dậy từ rât sớm hoặc đến vào lúc đêm khuya. Đến sớm được ăn phở đầu. Đêm khuya thì ăn phở vét. Chỉ hai thời điểm là vắng khách. Còn lại với loại người như hắn không đủ để thi gan với đám thực khách chỉ mỗi việc đi ăn phở nên chờ bao lâu cũng được” [4, tr.183]
Ăn uống cũng là một phép lịch sự thế nhưng son ta thấy điều trái ngược với hau chữ “văn hóa”. Người ta chen chuc, xô đẩy thậm chí là văng tục....
Hay với cung cách học đòi thói dởm đời của anh chàng trong tác phẩm Con Ruồi “Nó bao gồm đủ: Sự thiếu mực thước của một nghệ sĩ, sự nghiêm tang của một chính khách.chút chít kiểu cách ký giả...”
Con người với cái khong gian phố thị nhem nhuốc, xô thị thậm chí là ngột ngạt quá chừng.
Tạ Duy Anh đã miêu tả một kiểu con người mới mẻ. Đó là sự thờ ơ của con người chỏi maic chạy theo cuộc sống đã ngày càng làm cho con người bị mang những căn bệnh lạ “ mất vị giác lâu ngày” đó là sự trơ lỳ về cảm xúc, đóp là sự bàng quan trong cuộc sống. Đó là cái m,ặt lạ do gắn quá lâu mà không thể gỡ ra được bởi “ Ông thật là người có lương tâm nhưng thôi để cái lương tâm ấy sau ngày đi gặp Phật”[4,tr.364].
Tuy nhaanh ra con người là như vậy nhưng chúng ta pahir chấp nhận sông và tồn tai cùng với nó. Thật ra ngay ở chính cuộc sống thường ngày và nhất là trong cơ chế thị trường với rất nhiều mối quan hệ phức tạp mỗi cúng ta một ngày phai đóng giả vai giả. Đó là thông diêp mà Tạ Duy Anh gửi đến đọc giả.
3.1.3. Không gian tâm lý gắn với tâm tưởng
Không gian tâm tưởng là một thế giới khác của con người đó như là một thế giới được tách ra từ một thế giới thực tại. Ở đó con người sống nhưng tầng cảm xúc của mình mà ngoài đời họ không hoặc sống mà không dám đối diện với nó.
Không gian ban đêm lại gợi cho ta cái ký ức buồn xa xăm. Không gian của ngôi nhà cũ hiện về gắn với tuổi thơ hiện ra kỳ lạ, ngôi nhà giống cái lô cốt,đó cót thể là giấc mơ của người cha từ nữa thế kỷ trước
“ Nó giống như một lô cốt hay cái gì đó hao hao, chẳng han như ngôi nhà hầm. Nó vừa có cái vẻ thô kệch, lì lợm của khu giam phạm nhân, lại vừa gợi nét nguy nghiêm của pháo đài”[4, tr.202].
Tạ Duy Anh đưa nhân vật của mình vào trong những giấc mơ chập chờn. Nhân vật “tôi” trong Luân hồi là người con bị cha ruồng bỏ ngay từ giây phút chuẩn bị chào đời. Sống vời một ký ức ẩm ướt, cô đơn và xa lạ giữa gia đình, nhân vật dường như một vái gì đó kiềm tỏa khó lý giải. Chính qua giấc mơ, thế giới nội tâm , cả phần vô thức, tiềm thức của nhân vật mới khơi mở,”Đêm ấy tôi ngủ bên cạnh lão Mị. Tôi mơ thấy hàng ngàn con rắn đã nuốt trong cuộc rượi...Tôi lao bổ ra khỏi lều trong tâm trạng nữa thức nữa ngủ. Tôi không cảm thấy mưa xuyên vào mặt. Tôi chạy lật quật trên những con đường ngoằn nghèo, nhan nhản cạm bẫy. Tiếng hú của lão Mị vọng sang từ phía bên kia vực tối, nơi kiếp trước của tôi chỉ là một cục máu đỏ tím. Cơ man là rắn. Chúng quấn vào chân tôi . Tôi thò tay móc chúng ra nhưng chỉ nhìn thấy rớt rãi”[4, tr.141] Đó như là một giấc mơ thật kinh khủng và đáng sợ nhưng với giấc mơ thứ hai “ Tôi thấy nàng bồng lão Mị trần truồng đỏ hỏn. Tôi thấy cha tôi bồng mẹ tôi trong tiếng cười ròn tan của bà nội. Chúng tôi rồng rắn nhau đi về phía bên kia của tiếng hú. Sau lưng chúng tôi là những cơn mưa như phút luân hồi.”. Đó là nổi ám ảnh, mặc cảm về tội tổ tông, là sự nối tiếp quá khứ trong hiện tại là khát vọng hướng tới cái thiện.
Những giấc mơ biến dạng giống như điệp lại của một ám ảnh, mang tính chất kết tội và hoán đổi ngôi vị. Đó là giấc mơ của lão Đình trong Bí mật của vĩnh cửu của Giáo sư Bạch trong Con vẹt. Để đàn sáo ở lại vườn nhà tránh rơi vào tay lão Phỉ, lão Đình đã bắt tay vào việc làm một chiếc lồng rất đệp giống như một cung điện nhỏ. Lão không thể hiểu nổi những lý lẻ riêng thuộc về cuộc sồng tự nhiên và tự do. Khi lão ngất ngây say sưa với ý tưởng của mình củng là lúc: “Lão gà gật và lạc vào những giấc mơ chập chờn. Trong khi nữa thức nữa ngủ lão thấy mình biến thành con sáo. Lão bị cắt lưỡi để học tiếng người. Bùt lại,lão được ở trong một chiêc lồng sơn son thếp vàng,ăn bột trứng tẩm mật ong. Bổng đâu xuất hiện con rắn loang lổ.Lão sợ rúm ro,phá lồng chui ra. Lão lao đầu xuồng đất trong cái ý thức bay lên bầu trời [4, tr. 197]. Về sau này khi gã Phỉ chết do bị rắn độc cắn,thì những ám ảnh đó vẩn còn đeo bán lão: “Choán hết tâm trí lão là hình ảnh một con rắn đen xì,khoắng đuôi loạn xạ trong chiếc lâu đài,trở thành nổi bí ẩn lớn nhất đời lão [4, tr.199]
Tác giả dùng thủ pháp giấc mơ bị biến dạng, nhân vật trong tác phẩm của Tạ Duy Anh thường được soi chiếu từ những ám ảnh những ký ức thầm kín riêng tư mà đôi khi chính bản thân người trong cuộc củng không cảm nhận được một cách thực sự rỏ ràng. Đây, trước hết là một sáng tạo nghệ thuật làm phát lộ phần khuât chìm trong bóng tối, một “gương mặt” người không quen thuộc. Thông qua cái chập chờn mơ hồ ông nêu bật những sự thật cốt lõ nhất, bản chất trong đời sống tinh thần và tình cảm con người.
Đó là những giấc mơ khủng khiếp làm cho người ta cảm giác sợ hãi còn giấc mơ của một người đàn ông đang yêu thì lại khác một giấc mơ đầy dục vọng “ Và anh mơ một giấc mơ khiến tỉnh dậy anh vẫn nghẹt thở. Anh thấy nàng nằm gọn trong vòng tay xiết chặt của anh. Nàng mặc áo đen ôm sát lấy người khiến cơ thể nàng trở nên mền mại với những đường nét gợi cảm” [4, tr.106].
Không gian tâm tưởng mở ra một thế giới khác của con người hướng bạn đọc tới một miền đất xa vời với thực tại. Không gian trong các tác phẩm của Tạ Duy Anh đa số đều cho ta một cảm giác chật chội đó là không gian của một căn nhà một làng quê…ta co cảm giác không gian bó hẹp dần lại.
3.2 Thời gian trần thuật.
3.2.1 Thời gian đồng hiện.
Truyện ngắn Tạ Duy Anh là sự liên tục của thời gian bởi vì các sự kiện luôn được tác giả sắp đặt kề nhau. Đôi khi cũng là sự đảo ngược trật tự thời gian câu chuyện để nhân vật hồi tưởng lại về một thời điểm hiện tại của quá khứ. Hồi tưởng chính là sự quay về quá khứ để nhận thức lại sự việc đồng thời cũng là sự sống lại với cái “hiện tại” của quá khứ. Và mơ ước tương lai cũng là sống với “hiện tại” của tương lai trong hiện tại.
Thời gian có sự xáo trộn giữa những thời điểm của quá khứ hiện tại. Từ hiện tại mà người kể chuyện kể về quá khứ xa xưa của mình đôi khi câu chuyện kể lại từ một nhân vật khác lại kể lại chuyện quá khứ.
Từ đầu tác phẩm kể về nhân vật “tôi” “ Năm tôi lên bảy tuổi, tôi đã được giáo dục khá cẩn thận về vị trí mà tôi đang chiếm một khoảng tí teo giữa cuộc đời mênh mông này. Tôi phải nhớ rằng thành phần gia đình mình bần nông”[4, tr.38]. Cái quá khứ có những ký ức của làng quê những con người nhỏ bé và cả Qúy Anh nửa. Rồi thời gian dịch chuyển tới hiện tại khi nhân vật “tôi” lưu lạc xa quê giờ mới trở về làng quê ghi bao dấu ấn.
“Sau trọn mười năm, kể từ ngày khóc thầm ra đi, tôi lại trở về cái nơi ghi dấu mãi tuổi thơ cay đắng của tôi. Bố tôi già đi ghê gớm. Tóc ông bạc như cước, xơ xác trên chiếc trán bị thời gian đào rảnh lô xô.[4, tr.41]
Trở về làng quê là bao ký ức của quá khứ hiện về, nhưng câu chuyện đẫm máu của bố kể những kỷ niệm với người con gái có tên Qúy Anh. Tình yêu thiêng liêng của họ đã vượt qua bao khó khăn và cả lời nguyền của làng Đồng “con trai con gái cùng làng không được lấy nhau”. Họ đã đến với nhau bằng một tình yêu trong sáng không hề vụ lợi tâm hồn họ trong sáng đến lạ thường “Sau này lớn lên nhất định cháu với cậu đẻ chung một đứa con”.
Cả một quá khứ từ xưa từ thưở làng Đồng sinh ra như thế nào từ lời kể của “Bố tôi kể:
Làng Đồng xưa kia vốn chỉ là bãi đất bằng dùng làm để nơi cày bừa nhà chánh tổng. Trong năm gia đình đầu tiên đặt tên “ Đồng”cho làng tôi có ông tổ bốn đời của tôi. “Đồng” có nghĩa là cùng một lòng cùng một chí hướng và cùng lấy một họ. Về sau dân tứ chiếng kéo đến. Đôi vợ chồng phu phen phiêu bạt trên đường kiếm ăn; một ông cướp chán nghề, quàng vào một ả nào đó tự dưng thích sống yên ổn. Rồi có khi ông mõ làng khác bị đuổi, đến xin giữ nguyên nghề làng rộng ra cho đến bây giờ”[4, tr.59].
Hay câu chuyện về một thời của Lão Đình xưa kia là một loại người có quyền bính và nổi danh trong các nhân vật có máu mặt. Nhưng cũng vì điều này mà mang lại cho lão bao tai họa gắn suốt đời. Lão được giao nhiệm vụ rât quan trọng là lam sao huy động khoảng ngàn con lợn sữa bán cho nhà nước. Do trót ăn một con lợn sữa mà lão phải mang tiếng suối đời “Giời xem có ai khổ hơn tôi không chỉ vì ăn một con lợn sữa mà khốn nạn”[4, tr.123].
Câu chuyện quay lại với hiện tại một cảnh tượng kinh hoàng chưa từng thấy là lão Đình đánh nhau với lũ quạ lão làm thich thú với việc này lão cho đó là một sự khoái cảm
“ Vút! Vút!V..ut…t. Lần theo tiếng động, tôi men ra phía vườn…Lã Đình đang đánh nhau với bầy dơi quạ. Từ trên trời, bầy dơi quạ như những ác thần áo đen chập choạng lao xuống, bu vào những chùm quả chín. Chúng vỗ cánh vù vù, làm thanh động đêm khuya. Từ đươi đất lão thủ sẵn cây soi tre dài, lựa bầy dơi vào thế liền nhảy lên vụt lia lịa mấy nhát”[4, tr.125].
Truyện ngắn sử dụng thời gian đồng hiện có quyền uy cực lớn từ quá khứ người kể chuyện có tầm bao quát luôn cả hiện tại không những thế làn cho câu chuyện hấp dẫn lôi cuốn trong các sự kiện. Giúp bạn đọc lý giãi nguyên nhân và hệ quả của nhưng mâu thuẩn trong tác phẩm.
3.2.2. Thời gian tuyến tính.
Thời gian tuyến tính là thời gian được kể theo lối truyền thống tuân theo một mạch thẳng đơn tuyến sẵn có. Việc gì xảy ra trước thì kể trước việc gì xảy ra sau thì kể sau. Vì vậy mà cốt truyện vẫn đi theo một chiều của văn bản ngôn từ, làm cho người đọc dễ theo dõi.
Người trần thuật cứ điềm nhiên kể lại câu chuyện một cách chậm chạp theo một thời gian ấy, trật tự ấy diễn ra từ đầu đến cuối mà không đảo ngược.
Giống như câu chuyện trong tác phẩm Lãng Du câu chuyện được kể châm chạp đôi khi làm người đọc có cảm giác mệt mỏi, bởi nhân vật cứ kiếm tìm mãi một nơi mà từ đầu tác phẩm cho đến cuối vẫn tìm không ra nơi ấy. Người trần thuật say sưa kể về chuyến đi những con đường của cặp tình nhân đi qua, sự tức giận bực dọc bên trong tâm trạng của chàng trai. Họ đi tìm cái kỷ niệm trong ý ức từ sau 30 năm của chàng trai. Nhưng rồi họ không tìm ra nơi cần tìm mà lại tìm ra thứ quan trọng hơn.
“Biết thế này anh đã từ chối em ngay từ đầu.
Không, tại sao lại như vậy khi mà em rất mãn nguyện. Một chuyến lãng du không thể có lần thứ hai trong đời em. Hạnh phúc nhất bây giờ là cùng nhau chết trên mỏn đá kia…[4, tr.163].
Trên cái nền thời gian không bị thay đôit đột ngột thì sự việc nhưng biến cố của câu chuyện cứ từ từ xuôi dòng mát mái. Câu chuyện tình yêu của nhân vật “tôi” trong câu chuyện Đàn Ông và Đàn Bà cứ diễn ra rât binh thường anh ta yêu cô gái nhưng không dám cam đảm để dành lấy trái tim người đẹp anh ta cứ đăm chìm trong những suy ngĩ về cô gái trong những hồi ức về nàng lẽo dẻo theo cô gái như một chú cún con. Rồi xuất hiện đối thủ của chàng trai một người đan ông mang hoa đến tặng cho người đẹp của anh. Câu chuyện cứ trôi theo một mạch bình thường…cho đến lúc anh ta bỏ trốn cái thành phố và nàng để đên một nơi khác, một vùng đồi thấp nơi khu nghĩ mát dành cho những kẻ phẩn chí. Anh ta gặp một gã doanh nghiệp làm giau bằng chó Nhật “ Gã thật thà tới mức thô bỉ mỗi khi mở miệng nói một điều gì đó. Cái phải dấu đi gã nói toẹt ra. Chẳng hạn gã kể về con đường làm giàu của lão chỉ duy nhất bằng chó Nhật”[4, tr.271].
Câu chuyện cứ kể theo một thời điểm nhất định sẽ có nhưng cách nhìn nhận và đánh ra riêng của nhân vật trong Người Khác mỗi lần khác nhau sẽ ứng với những con người khác của anh ta đó là những tư tưởng của mỗi lúc mỗi khác câu chuyệ xoai quanh như một vòng tròn vậy ma cuối cùng anh ta lại vẫn về chỗ xuất phát cũ của mình.
Thời gian tuyến tính trong các tác phẩm của Tạ Duy Anh khiến cho các sự kiện trong câu chuyện diễn ra theo một trật tự đã định sẵn, tạo cho người đọc cảm giác nhàm chán đôi khi là mệt mõi. Tuy vậy, do không có sự xáo trộn đổi tuyến nên dễ theo dõi diến biến câu chuyện.
3.2.3. Thời gian tâm tưởng
Tạ Duy Anh còn thành công khi khai thác và đi vào chiều sâu tâm lý nhân vật những buồn vui đâu khổ và những ký ức xen lẫn nhau trong tác phẩm.
Tạ Duy Anh sử dụng rất nhiều trạng từ chỉ thời gian đã qua mang tính chất hồi ức như: Hồi ấy, từ lâu, khi đó…Nhiều nhất là từ “Bố kể” hoặc một ai đó kể lại…không gian tâm lý tâm tưởng giúp đọc giả hướng về một thời xa xưa đó. Sự bừng sáng lên của tình yêu mặc dù chẳng thích thú với nhưng biến thể của quá khứnhưng ông chấp nhận nó như một phần cuộc sống này. Tạ Duy Anh thong cảm với những số phận đau khổ là người phụ nữ “chàng thong cảm với hai người đàn bà” “ Cậu không sống kiếp của chị cậu chẳng thể hiểu được”
Con người Tạ Duy Anh biết tha thứ, đặc biệt cách giãi thoát cho mình và cả những con người đã một thời gây bao đau khổ cho mình “ Nhân danh những người thân của tôi, nhân danh sự khốn khổ của con người tôi tha thứ cho ông và xin ông tha thứ”[4, tr. 244] . Trong cái quá khứ ấy con người qua thời gian mặc dù họ nhận ra họ thất bại song họ chẳng bao giờ họ chấp nhận hoặc thừa nhận điều đó.
Những tiềm thức trong tâm tưởng đặc biệt hơn nữa dòng hồi ức của chính nhân vật là người trần thuật kể lại là câu chuyện của cả nhân vật trong câu chuyện như người cha kể lại cuộc đời cay đắng của mình từ thưở ông tổ bốn đời và cả cái chết của người chú.
Họ cứ luẩn quẩm trong cái vòng trầm luân trần gian ấy một cái vòng đó mà họ đấu đa nhau từng li tưng tí một làm cho làng Đồng nhỏ bé một thời huy hoàng giờ đây lầy lội tăm tối, thù hận đến nỗi nhà văn hóa hóa thành nơi vừa nhốt người vừa, vừa nhốt lợn, ghế đá bị đập què chân,gãy lưng,sân bong thành nơi cho trẻ con và cho phóng uế. Chú Hỗ là người luôn đấu tranh chống lại những bất công phi lí đó cũng trở thành phần tử nguy hiểm.
Nhân vật tôi viết lại chính ký ức của mình, tình yêu,nơi làng quê gắn liền với tuổi thơ những ký ức tuôn chảy theo dòng cảm xúc. Đó là một thời khắc sâu vào tâm cảm của mình là tuổi thơ với bao kỷ niệm như bao đứa trẻ trên đất nước Việt Nam những ngày chăn trâu thả diều “Cánh diều trẻ con của tôi mền mại như cánh bướm, thanh sạch không hề vụ lợi. Trong khi người lớn chạy bật móng chân để rong diều thì đám mục đồng chúng tối sướn đến phát dại khi nhìn lên trời. Sáo luông ngỗng vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép,sáo bè…như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm trên bãi thã diều thật không có gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên giãi ngân hà”[4, tr.52] hững ký ức tuổi thơ ngọt ngào và đầy thơ mộng với những mơ ước về chàng hoàng tử nàng tiên xinh đẹp.
Thêm vào đó là những trận đòn soi của tụi trẻ dành cho cô bé Qúy Anh không có tội tình gì nhưng cam chịu đáng thương. Nó cam chịu đến kỳ lạ. Thế rồi tình yêu cũng chớm nở trong tâm hồn của Cậu Tư và Qúy Anh hai người hai thế giới khác nhau do các bậc cha chú tạo ta một bức tường vô hình ngăn cản họ. Thế nhưng họ lại gặp nhau ở một điểm chung là họ mang trong mình một tình yêu nồng cháy đốt cháy cái lới nguyền trói chặt con ngươi bao đời nay. Một tình yêu không vụ lợi toan tính họ sẳn sang lam tất cả để bảo vệ tình yêu ấy.
Sau bao năm trở về lại làng quê khi nhắc đến cái tên Qúy Anh “ Qúy Anh –ký ức tôi chồm dậy như con ngựa chưa thuần. Phút chốc những kỷ niệm mặn chát của tôi một thời vụt hiện lên tươi rói như vết thương đang ứa máu” [4, tr.46] . Thời gian của cả một thời xưa lắm hiện về cái thời của ông tổ bốn đời. Men theo dòng ký ức ta thấy một thực tại khác hoàn toàn khác một làng Đồng khác giữa hai thế lực bủa vây bởi lời nguyền truyền từ đời khác lại. Hay cả với bà cụ 80 tuổi sống lạc quan với cuộc sồng này. Điều này lý giãi tại sao các nhân vật của ông lai có phần tĩnh lại, như vậy mà con người có thể sống thanh thản hơn mà không phải bon chen đau khổ. Một bà cụ khỏe mạnh vào cái tuổi ấy lại thanh toát bởi với cụ những bon chen đời thường đã không còn nghĩa lý gì. Với cụ bây giờ thời gian không còn là gì vì cụ luôn có “linh hồn cụ ông ở bên”. Đọc tác phẩm ta đang sống trong một hồi ức đẹp của cụ bà khi ông nhà còn sống “Có lần, nói anh đừng cười, ông ấy tận chỗ con trai cả của anh ấy, khi tôi đang bế cháu của nó,vào chỗ tôi nằm bảo: Bà định dứt tình với tôi thâth à!”[4,tr.374]. Ở đó hai con người của hai thế giới gặp nhau,một đời sống tâm tưởng đó phải chăng là một niềm an ủi duy nhất để bà cụ sống tiếp tuổi già màs không cảm thấy cô đơn. Cụ bà sống lạc quan và luôn tìm thấy hạnh phúc trong mắt bà cụ với quan niệm vô cùng đơn giãn “Nói thì các anh chị bảo chúng tôi là củ hũ, chứ bây giờ muốn bỏ nhau người ta đem nạo béng cái thai trong bụng thì tân tiến để làm gì”[4 ,tr. 375]
Thời gian tâm tưởng trong tác phẩm của Tạ Duy Anh là những hồi ức về quá khứ, những sự việc được nhớ lại theo mạch cảm xúc. Ký ức như là con đường để tác giả nhận thức và biểu hiện thực tại. Ký ức là một sự tìm kiếm thời gian đã đi qua cuộc đời nhân vật.
KẾT LUẬN
Không giống như những giai đoạn văn học trước, văn học sau 1975 có những cách tân đámg kể về thể loại cũng như phương pháp sáng tác riêng của mỗi nhà văn. Trong dòng chảy chung đó, truyện ngắn Việt Nam cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ về tuổi nghề hành trình sáng tác của ông chưa hẳn đã dài tuy thế không thể phủ nhận những đóng góp mới mẽ trong việc làm phong phú thêm cho văn học Việt Nam nói chung và truyện ngắn Việt Nam nói riêng. Đó là sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuâth trần thuật trong truyện ngắn.
Nghệ thuật trần thuật giúp các nhà văn mở ra một thế giới bao la của hiện thực đời sống khách quan và hiện thực của tác phẩm. Tạo điều kiện cho các nhà văn đổi mới một cách viêt trong hình thức nghệ thuật. Từ những ngôi kể khác nhau sẽ giúp ban đọc hình dung ra mọi thế giới nội tâm cua nhân vật hay có thể từ cách kể chuyện tác giả có thể đánh giá khách quan hơn.Giọng điệu luôn biến ảo mới với từng hoàn cảnh cụ thể với những con người trong xã hội. Không gian đa chiều được nới rộng ra hay thu hẹp lại nhằm dụ ý của nhà văn.
Không nối tiêp lối mòn của người đi trước, Tạ Duy Anh đã tự tạo ra một lối đi mới cho riêng mình trong sáng tác văn chương. Tạ Duy Anh luôn nỗ lực tìm tòi đổi mới văn chương. Những đánh giá xung quang nhưng sáng tác của ông có khen có che song đó là tùy vào thị hiếu thẩm mỹ của mỗi người khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Tạ Duy Anh (1994), Luân hồi, NXB Văn học dân tộc, Hà Nội
2 Tạ Duy Anh (2008), Trò đùa số phận, NXB Tổng hợp Đồng Nai
3 Trần Thanh Đạm (1989), “Bàn thêm về vấn đề con ngườitrong Văn học”, Báo Văn nghệ, (35), tr 2
4 Tạ Duy Anh (2008), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Hội nhà văn
5 TS Trần Huyền Sâm biên soạn và giới thiệu (2010) “ Những vấn đề lý luận Văn học Phương tây hiện đạ”, Trung tâm nghiên cưu Quốc Học
6 Trần Đình Sử (2002), Dẫn luận thi pháp học, Đại học Huế
7 Trần Đình Sử (chủ biên) (2007), Giáo trình lý luận Văn học (tập 2), NXB Đại học sư phạm Hà Nội
8 Nguyễn Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà, (2007) Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, NXB Hội nhà văn Hà Nội
9 Nhiều tác giả, (2006), Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Giáo Dục Thành Phố Hồ Chí Minh
10 Thu Hà (2005), “ Tạ Duy Anh sợ được dư luận nuông chiều”
11 Nguyên Tường (2005) “Tạ Duy Anh gương mặt nỗi bật trên văn đàn” Sư phạm Hà Nội
12 Hoàng Thị Văn, (2001, “Đặc trưng truyện ngắn từ 75 đến đầu thập niên 90”, Luận văn Tiến sĩ, Thành Phố Hồ Chí Minh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai tieu luan.THANH LOAN.doc