Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập úng đến hiện trạng chết cây ăn trái ở vườn cây Lái Thiêu – Bình Dương
Thông qua việc thực hiện đề tài này, chúng ta thấy hiện tượng ngập úng làm chết cây ăn trái ở vườn cây Lái Thiêu là một vấn đề cấp bách không của riêng tỉnh Bình Dương mà còn là vấn đề đáng quan tâm của cả nước. Do vậy, việc đánh giá các tác động của hiện tượng ngập úng bằng các công cụ khoa học là rất cần thiết để từ đó chúng ta có cơ sở để đề xuất ra các giải pháp xử lý và quản lý thích hợp nhằm khắc phục hiện tượng này, hơn thế nữa là phục hồi và phát triển theo hướng du lịch sinh thái.
Đề tài này được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với mục tiêu và nội dung của đề tài. Được sự góp ý của các nhà chuyên môn, các thầy cô trong khoa và giáo viên hướng dẫn cùng với việc thu thập, sử dụng các tài liệu, nghiên cứu khoa học nhằm hoàn thiện đề tài.
2 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập úng đến hiện trạng chết cây ăn trái ở vườn cây Lái Thiêu – Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vườn cây ăn trái Lái Thiêu (huyện Thuận An tỉnh Bình Dương) nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất nóng ẩm mưa nhiều, lại được sự bồi đắp phù sa của sông Sài gòn nên rất thích hợp cho sự phát triển của các loại cây trái. Nằm trên địa bàn các xã An Sơn, Bình Nhâm, Hưng Định, hai thị trấn Lái Thiêu và An Thạnh, vườn cây Lái Thiêu vốn rất nổi tiếng xưa nay với các loại trái cây đặc sản như: măng cụt – Garcinia mangostana L, sầu riêng – Durio ziberthinus Murr, dâu – Baccaurea, bòn bon – Lansium domestium, mít tố nữ – Artocarpus sp, chôm chôm – Nephelium lappaceum L Đây là loại hình có thu nhập cao và tiềm năng xuất khẩu lớn trên thị trường thế giới với thương hiệu trái cây đã được khẳng định trên một trăm năm.
Trong nhiều năm qua, thu nhập từ các vườn cây ăn trái Lái thiêu góp phần không nhỏ trong kinh tế gia đình của các hộ dân cũng như trong tổng doanh thu thuộc ngành nông nghiệp của tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số lượng lớn vườn cây ăn trái bị chết hàng loạt đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhà vườn và đến môi trường của một vùng đất được mệnh danh là “Thánh địa trái cây”.
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân gây nên hiện tượng chết cây. Một trong những nghiên cứu được sự quan tâm của các nhà khoa học và quản lý là hiện tượng úng cục bộ. Để khảo sát ảnh hưởng của hiện tượng ngập úng đến hiện tượng chết cây ăn trái ở vườn cây Lái Thiêu – Bình Dương, chúng tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập úng đến hiện trạng chết cây ăn trái ở vườn cây Lái Thiêu – Bình Dương”. Đây là một phần trong chương trình nghiên cứu xác định nguyên nhân gây chết cây ở khu vực suối Chòm Sao và ven sông Sài Gòn. Đề tài được thực hiện nhằm góp phần vào nỗ lực nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân gây chết cây, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp thích hợp nhằm khôi phục và phát triển vườn cây ăn trái của một trong những vùng đất nổi tiếng với thương hiệu trái cây từ lâu đời.
Thông qua việc thực hiện đề tài này, chúng ta thấy hiện tượng ngập úng làm chết cây ăn trái ở vườn cây Lái Thiêu là một vấn đề cấp bách không của riêng tỉnh Bình Dương mà còn là vấn đề đáng quan tâm của cả nước. Do vậy, việc đánh giá các tác động của hiện tượng ngập úng bằng các công cụ khoa học là rất cần thiết để từ đó chúng ta có cơ sở để đề xuất ra các giải pháp xử lý và quản lý thích hợp nhằm khắc phục hiện tượng này, hơn thế nữa là phục hồi và phát triển theo hướng du lịch sinh thái.
Đề tài này được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với mục tiêu và nội dung của đề tài. Được sự góp ý của các nhà chuyên môn, các thầy cô trong khoa và giáo viên hướng dẫn cùng với việc thu thập, sử dụng các tài liệu, nghiên cứu khoa học nhằm hoàn thiện đề tài.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Điều tra, khảo sát hiện trạng chết cây ăn trái ở vườn Lái Thiêu.
- Tìm hiểu các nguyên nhân gây ngập úng ở vườn cây Lái Thiêu.
- Ảnh hưởng của hiện tượng ngập úng đến sinh lý và năng suất của cây ăn trái.
- Khảo sát hiện trạng hệ thống cấp thoát nước và phương pháp canh tác của nhà vườn ở khu vực này.
- Xây dựng các giải pháp nhằm khắc phục hiện tượng chết cây ăn trái và phục hồi, bảo vệ vùng sinh thái nông nghiệp rất đặc biệt của tỉnh Bình Dương.