Trong thời gian tới, khi các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, họ sẽ áp dụng thương mại điện tử và nhiều hình thức quảng cáo trực tuyến khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Trong khi đó, đây lại là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Dựa trên những kết luận được rút ra từ cuộc nghiên cứu, chúng ta có thể thấy được một thực trạng đáng báo động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đó là việc các doanh nghiệp đua nhau làm website riêng, đặt các banner, logo quang cáo mà khồng đầu tư để phát triển những website, banner, logo đó về mặt chất lượng. Đây là một trong những nguyên chính khiến hiệu quả của các banner, logo quảng cáo chưa cao. Là nguyên nhấn khiến khách hàng chưa tin tưởng vào những thông tin được cung cấp trên các website của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc thiếu các hình thức quảng cáo, xúc tiến offline kết hợp cũng làm giảm tỷ lệ biết đến website của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chỉ quảng cáo trên các website thì sẽ khó có thể tạo ra cho khách hàng được sự tin tưởng. Và làm giảm tỷ lệ khách hàng quyết định mua hàng tại công ty.
34 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của quảng cáo qua website của các công ty kinh doanh máy vi tính tới quyết định mua của khách hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính Việt Nam khá đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Từ những chiếc máy vi tính để bàn nguyên chiếc hoặc lắp ráp dùng trong các gia đình, văn phòng và trường học…tới những chiếc máy vi tính được thiết kế chuyên dụng cho những mục đích sử dụng khác nhau như, nhưng chiếc máy có cấu hình mạnh để chơi game, thiết kế đồ hoạ. Từ những chiếc máy chủ, máy trạm cồng kềnh tới những chiếc máy tính xách tay (Laptop) nhỏ gọn được tạo ra để phục vụ cho nhu cầu thường xuyên phải di chuyển của các doanh nhân...
Các thống kê cho thấy, trong khi thị trường máy tính để bàn chỉ tăng với tốc độ 15% mỗi năm, thị trường máy tính xách tay đã tăng với tốc độ 25%. Tại các thị trường lớn như Mỹ và Tây Âu, doanh số bán ra của máy tính để bàn đang có xu hướng giảm, và dự kiến năm nay sẽ giảm 7,3% và năm 2008 giảm 6,2%. Trong khi đó, tỉ lệ máy tính xách tay bán ra tăng hai con số. Điều này cũng tương tự như hiện tượng điện thoại di động đang phát triển nhanh hơn điện thoại cố định.
1.1.Thị trường máy vi tính để bàn (Desktop)
Thị trường máy tính để bàn hiện nay đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại so với những năm trước. Năm 2006, thị trường máy tính để bàn chỉ đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu là 3%, tổng doanh thu cả năm đạt 5,56 tỉ USD.
1.1.1.Tình hình cung trên thị trường máy tính Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2006, số lượng máy tính bán ra đã tăng lên khoảng 24% so với cùng kỳ năm trước, trong đó trên 70% máy bán ra là loại máy lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, trong số máy tính tiêu thụ ở Việt Nam chỉ khoảng 10% là máy tính nội địa có thương hiệu, còn lại đa số đều là là máy tính được lắp ráp từ nhiều nguồn linh kiện trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Đến hết năm 2006 thì máy tính để bàn lắp ráp trong nước đã chiếm 90% thị phần.
Máy tính để bàn lắp ráp trong nước giành lại được thị phần trong tay các hãng nứơc ngoài và chiếm thị phần lớn như vậy chủ yếu là do các công ty máy tính trong nước đã liên kết lại với nhau, hình thành nên hai liên minh máy tính lớn trên thị trường là Thánh Gióng và G6. Liên minh G6 hiện là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của liên minh Thánh Gióng trên thị trường. Trong năm 2006, bên cạnh nhưng sản phẩm đã khá phổ biến trên thị trường như những chiếc máy tính có cấu hình mạnh với giá cao và nhưng chiếc máy tính có giá trung bình thì hai liên minh máy tính này đã liên tiếp tung ra nhiều dòng sản phẩm máy tính giá rẻ dưới 400 USD để đánh vào thị trường thu nhập thấp. Điều này đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng máy tính của những người có thu nhập thấp, vốn chiếm một số lượng rất lớn trên thị trường và giúp các doanh nghiệp Việt Nam giành lại thị phần máy tính để bàn từ các công ty nước ngoài.
Liên minh máy tính Thánh Gióng (gồm: Intel, HP, Microsoft, Samsung, LG Electronics, Seagate, VDC, CMS, FPT-Elead). Trong đó chỉ có 2 nhà lắp ráp máy tính thương hiệu Việt Nam là CMS và FPT-Elead, còn lại là các hãng nước ngoài chủ yếu giữ vai trò cung ứng linh kiện với giá ưu đãi.
Liên minh máy tính G6 (gồm các công ty máy tính ở Hà Nội: Vĩnh Trinh, Phúc Anh, Mai Hoàng, Trần Anh, Hà Nội Computer, Ben Computer) được thành lập với mong muốn chia chiếc bánh thị phần ra nhiều phần hơn, đồng nghĩa với việc phá bỏ thế độc quyền của Liên minh Thánh Gióng.
Hiện nay đã có nhiều công ty máy tính lớn của nước ngòai như Apple, Acer, IBM… đã có những bước chuẩn bị cụ thể để chen chân vào thị trường máy tính Việt Nam. Bên cạnh đó hầu hết những chuyên gia có kinh nghiệm đều cho rằng với sự tham gia của những thương hiệu máy tính lớn trên thế giới, trong thời gian sắp tới sẽ khiến những công ty máy tính nhỏ lẻ trong nước phải rút lui khỏi thị trường. Chỉ có nhưng công ty máy tính đã có sự chuẩn bị chu đáo mới đủ sức để cạnh tranh và phát triển.
Thực tế thì việc phát triển, xây dựng dây chuyền lắp ráp máy tính đã được nhiều công ty trong nước tiến hành từ khá lâu.
Cụ thể giữa những năm 90, Tổng công ty điện tử Việt Nam đã đầu tư một dây chuyền lắp ráp nhưng sau đó đã phải hủy bỏ. Năm 2002 Công ty điện tử Tân Bình cũng đã đầu tư một dây chuyền lắp ráp máy tính nhưng tới hiện tại dây chuyền này vẫn đang trong tình trạng đóng cửa để bảo dưỡng.
Ngoài ra, cũng đã có nhiều đơn vị đầu tư xây dựng lắp ráp nhiều dây chuyền quy mô nhỏ, và chủ yếu những đơn vị này vẫn chọn hình thức lắp ráp thủ công.
Trong số các công ty đã đầu tư mạnh vào những dây chuyền lắp ráp máy tính có quy mô thực sự cho đến nay có FPT, công ty điện tử Hanel và công ty Nguyễn Hoàng.
Công ty điện tử Hanel đã đầu tư 5 tỷ đồng vào dây chuyền lắp ráp máy tính công suất 120.000 máy/năm. Đây là một dây chuyền hiện đại, với một phòng thí nghiệm đo lường riêng với nhiều thiết bị đo lường quan trọng như máy môi trường, Test tiếng ồn, độ rung, độ an tòan điện…Tuy nhiên hiện tại dây chuyền vẫn họat động khá cầm chừng và sản phẩm của Hanel vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
FPT cũng đã xây dựng dây chuyền lắp ráp công suất 170 ngàn máy/năm được đánh giá là hiện đại nhất Việt Nam với hệ thống Test, hệ thống chạy thử tự động đều đạt và được cấp chứng chỉ ISO. Nhưng hiện nay, nhà máy cũng vẫn chỉ sản xuất cầm chừng.
Công ty Nguyễn Hoàng hiện cũng là một trong nhưng công ty kinh doanh máy tính lớn trên thị trường cũng đang lắp đặt và hoàn chỉnh nhà máy lắp ráp máy tính. Với diện tích xây dựng nhà máy trên 2.200m3, Nguyễn Hoàng sẽ đầu tư dây chuyền lắp ráp công nghệ mới nhất trị giá khoảng 800.000 USD. Nhà máy sẽ có sự hỗ trợ chính thức của tập đoàn Intel và sự một số nhà cung cấp linh kiện máy tính nổi tiếng khác. Theo dự kiến, dây chuyền sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 500.000 ngàn máy mang thương hiệu ViBird mỗi năm.
1.1.2.Tình hình cầu thị trường máy tính Việt Nam
Trong năm 2006, do phát triển rất mạnh của Games Online nên dòng máy tính có cấu hình mạnh chuyện dùng để chơi game được tiêu thụ khá mạnh bởi các tay chơi game chuyên nghiệp và các cửa hàng Games Online. Tuy nhiên, đến cuối năm 2006 thì nhu cầu này có xu hướng giảm xuống do những quy định của chính phủ nhằm kiểm soát hoạt động kinh doanh Games Online.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường Việt Nam, đoạn thị trường lớn nhất ( chiếm 60-70% thị phần thị trường ) chủ yếu là học sinh, sinh viên. Đây là những người nhu cầu về máy tính để bàn nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của mình. Và vì khả năng tài chính có hạn nên phần lớn họ thường chọn linh kiện máy tính lắp ráp từ các cửa hàng, với mức giá vừa phải, 400-500 USD/bộ thậm chí chọn hàng giá rẻ 250-350 USD/bộ.
Đối với những học sinh, sinh viên có hiểu biết về vi tính thì xu hướng hiện nay của nhóm này là thường tự mua linh kiện theo dạng mô-đun (tùy loại model mỗi máy có 9-11 mô-đun) về tự lắp ráp.
Máy vi tính bộ do các cửa hàng kinh doanh máy tính lắp ráp sẵn, hoặc do các đơn vị trong nước sản xuất lắp ráp thường được các hộ gia đình, các trường học…lựa chọn nhiều.
Riêng máy bộ nhập ngoại chủ yếu chỉ nhập theo số lượng đã được ký hợp đồng sẵn đối với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp lớn…
1.2.Thị trường máy vi tính xách tay (Laptop)
Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường GFK, thị trường máy tính xách tay năm qua đã đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu 33%, đạt doanh số 3,2 tỉ USD. Trong khi đó thị trường máy vi tính để bàn chỉ đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu có 3% với tổng doanh thu cả năm đạt 5,56 tỉ USD.
1.2.1.Tình hình cung trên thị trường máy tính Việt Nam
Trên thị trường Việt Nam hiện nay, các thương hiệu máy tính nước ngoài như Acer, HP, IBM, Toshiba, Dell… hiện đang chiếm 90% thị phần máy tính xách tay, 10% còn lại thuộc về các thương hiệu khác trong đó có máy tính xách tay mang thương hiệu Việt Nam (CMS, FPT,… )
Hiện nay, các hãng sản xuất máy tính xách tay hàng đầu thế giới như Acer, HP, Toshiba, Dell và Fujitsu, Asus và Sony Vaio đang gấp rút lên chiến lược cạnh tranh thu hút khách hàng. Điều này sẽ khiến cho thị trường máy tính xách tay Việt Nam trở nên cực kỳ sôi động với sự ra đời của hàng loạt loại máy tính xách tay với nhiều kiểu dáng, tính năng và giá cả rất hấp dẫn. Đặc biệt là sự xuất hiện của dòng sản phẩm máy tính xách tay giá rẻ dưới 1000 USD. Đặc điểm chung của các dòng máy tính này là sử dụng CPU Celeron 1,4 GHz đến 1,6 GHz, Pentium M hoặc Centrino M 1,7 GHz, bộ nhớ RAM 256 MB đến DDRII 512 MB, ổ cứng 40 GB hoặc 60 GB, ổ quang DVD-RW hoặc DVD-CDWR, màn hình 14 đến 15,4 inch (một số model sử dụng màn hình gương hoặc widescreen) và hầu hết có hỗ trợ kết nối Internet không dây Xem thêm bảng 1 phần phụ lục trang 33
.
Với mức giá khởi điểm 599USD, Compaq Presario C301 có thể được xem là dòng máy tính xách tay có giá tốt nhất của HP hiện nay tại thị trường Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo về mặt chất lượng với đầy đủ tính năng đáp ứng được nhu cầu học tập, làm việc và giải trí cho người dùng, đồng thời cũng rất thu hút về mặt kiểu dáng.
Trong số các công ty lắp ráp máy tính xách tay mang thương hiệu Việt Nam, thì CMS là công ty đầu tiên tung ra thị trường dòng sản phẩm máy tính xách tay giá rẻ để cạnh tranh với các hãng nước ngoài. Chiếc CMS Sputnik C4 được bán với giá 10,8 triệu đồng (đã bao gồm VAT). Máy có kích thước 333 x 277 x 31 mm, trọng lượng 2,8 kg, sử dụng pin Smart Li-Ion 8 cell, 4400 mAh với thời gian pin lên đến 5 giờ. CMS Sputnik C4 được trang bị vi xử lý Intel Celeron M 370 1,5 GHz (1M L2 cache, 400 MHz FSB), bộ nhớ RAM 256 MB, dung lượng ổ cứng 40 GB, DVD combo 8X, chipset 915GM, màn hình 15 inch, card wireless chuẩn 802.11b/g, truy cập Internet không dây.
Hiện nay trên thế giới, không có một công ty máy tính nào sản xuất 100% các linh kiện, bộ phận của máy tính mà hiện chỉ có 4 đến 5 công ty chuyên sản xuất phần xương sống (60% các bộ phận) của máy tính. Do vậy các thương hiệu máy tính xách tay (laptop) lớn trên thế giới cũng đều phải mua các bộ phận rời về lắp ráp rồi gắn thương hiệu của mình vào. Vì vậy vấn đề của máy tính xách tay (laptop) Việt Nam chính là vấn đề về thương hiệu.
Vì vậy cũng giống như trên thị trường máy tính để bàn, một số công ty máy tính trong nước đã liên kết lại với nhau để lập ra Công ty Liên Việt Thành (đây là sự liên kết của Công ty TM Quốc tế Thuỷ Linh, Khai Trí, Huế tronics, và một số doanh nhân Việt Nam, Việt kiều ) với mục đích giành lại thị phần máy vi tính xách tay trên thị trường Việt Nam từ các công ty máy tính nước ngoài.
Công ty Liên Việt Thành hiện đang tích cực đẩy mạnh các chương trình xúc tiến để giành lại thị phần máy tính xách tay (Laptop) trên thị trường Việt Nam. Và gần đây nhất là chương trình bán trả góp máy tính xách tay V-OPEN kéo dài 6 tháng từ ngày 22/3/2007 đến hết ngày 22/9/2007 với sự hỗ trợ của ngân hàng ACB. Những sản phẩm V-OPEN nằm trong phạm vi chương trình có giá cả phù hợp với số đông người tiêu dùng Việt Nam: từ 561 USD đến 1.486 USD (Chưa bao gồm VAT).
1.2.2.Tình hình cầu thị trường máy tính Việt Nam
Theo thống kê từ công ty nghiên cứu thị trường GFK, nhu cầu sử dụng máy tính xách tay (Laptop) của người Việt Nam ngày càng cao và tăng trưởng ổn định.
Trong năm 2006, với sự xuất hiện của dòng sản phẩm máy tính xách tay giá rẻ dưới 800 USD đã khiến nhu cầu về máy tính xách tay của giới sinh viên tăng mạnh. Nhóm khách hàng này nhanh chóng chuyển từ việc mua máy tính để bàn sang mua máy tính xách tay vì những tiện lợi mà máy tính xách tay đem lại.
Với người đã đi làm, dù có sẵn máy tính riêng tại nhà và cơ quan nhưng việc sử dụng, sao chép dữ liệu cũng là một trở ngại, gây phiền phức và mất thời gian. Vì vậy họ chuyển sang mua máy tính xách tay để tạo sự thuận tiện, hiệu quả hơn trong công việc.
Đối với nhóm khách hàng là doanh nhân, và những người phải thường xuyên di chuyển thì nhu cầu về máy tính xách tay là rất lớn. Và đây cũng là nhóm khách hàng chính của dòng sản phẩm này.
1.3.Thị trường máy chủ (server)
Thị trường máy chủ (server) Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng phát triển tuy quy mô chưa lớn.
1.3.1.Tình hình cung trên thị trường máy tính Việt Nam
Cách đây vài năm, tại Việt Nam, máy chủ không được nhiều doanh nghiệp chú ý đến, vì giá của một bộ máy chủ quá cao lên đến hàng ngàn USD/bộ. Và phần lớn thị trường máy chủ trong nước đều thuộc về các tên tuổi nước ngoài như HP, IBM, Compaq...
Đến nay, với sự hỗ trợ của tập đoàn Intel trong việc đào tạo, quảng bá và cung cấp thiết bị (Intel hiện cung cấp phần lớn linh kiện chính để cấu thành một hệ thống máy chủ như bộ xử lý, bo mạch chủ...), Việt Nam đã có khoảng 20 công ty tham gia thị trường lắp ráp máy chủ (server) và theo Intel, những doanh nghiệp có đủ năng lực để lắp ráp các hệ thống máy chủ mạnh áp dụng công nghệ mới nhất, sử dụng từ 1 đến 4 bộ xử lý, là gần 10 đơn vị ( Gồm có CMS, T&H, FPT Elead, Khai Trí, Vĩnh Trinh...).
Các công ty lắp ráp trong nước có một lợi thế lớn trên thị trường này đó là giá. Nhiều sản phẩm của Việt Nam có mức giá rất hấp dẫn như FPT Elead S506 giá 939 USD, VTB Ecomas Server SE7210TP1-E/9001 giá 999 USD hay T&H Entry Server P7210 M512 giá 1.055 USD và nhiều sản phẩm của các nhà lắp ráp khác cũng có giá dưới 1.000 USD. Chính vì mức giá hợp lý mà các chuyên gia nhận định, đây đang là thời điểm tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đầu tư mua sắm máy chủ thay thế cho những chiếc máy để bàn được sử dụng làm máy chủ trước đây.
1.3.2.Tình hình cầu thị trường máy tính Việt Nam
Trước đây, chỉ có nhưng doanh nghiệp lớn như ngân hàng, điện lực, viễn thông hay các cơ quan tổ chức của chính phủ, Đảng mới có khả năng trang bị máy chủ cho mình ( chiếm 60% ). Còn đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng máy để bàn để làm máy chủ vì điều kiện nguồn lực có hạn. Mặc dù nhu cầu về máy chủ của những doanh nghiệp này là khá lớn, nhưng phải cho đến nhưng năm gần đây, khi các công ty lắp ráp máy chủ trong nước bắt đầu phát triển và tung ra những dòng sản phẩm giá rẻ thì nhu cầu về máy chủ của các doanh nghiệp này mới được đáp ứng. Và theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì nhu cầu về máy chủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
1.4.Thực trạng của quảng cáo qua website của các doanh nghiệp kinh doanh máy tính
Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh máy tính tại Việt Nam chủ yếu sử dụng hình thức quảng cáo là đặt banner, logo hay pop-up trên các báo điện tử. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng đã xây dựng cho mình một website riêng để giới thiệu sản phẩm và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Hình thức quảng cáo qua các công cụ tìm kiếm được các doanh nghiệp muộn nhất nhưng lại là hình thức đang phát triển nhanh và đem lại hiệu quả cao.
1.4.1.Hình thức quảng cáo qua công cụ tìm kiếm
Hình 1: minh hoạ kết quả tìm kiếm qua google
Khi gõ cụm từ “máy vi tính” lên trang tìm kiếm Google bạn sẽ có đến 258.000 kết quả trả về. Và khi gõ cụm từ “máy tính xách tay” thì con số này lên đến 346.000. Bên cạnh việc sử dụng các thủ thuật nhằm đưa địa chỉ websiste của doanh nghiệp lên vị trí cao trong kết quả tìm kiếm của các trang tìm kiếm thì một sô doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý đến hình thức quảng cáo tài trợ của Google, Yahoo…Đây là hình thức quảng cáo rất mới tại Việt Nam, hình thức quảng cáo này đòi hỏi các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra mua 1 hoắc 1 số từ khoá nào đấy và khi khách hàng gõ từ khoá mà doanh nghiệp đã mua vào trang tìm kiếm thì địa chỉ website của doanh nghiệp sẽ luôn hiện ra đầu tiên trong mục “liên kết được tài trợ” Phần phía bên tay phải được đánh dấu đỏ trong hình 1
.
1.4.2.Hình thức quảng cáo qua website riêng của công ty
Đối với những website riêng của doanh nghiệp thì hiện nay đã có những doanh nghiệp đã thiết kế được những website đẹp mắt, bố cục khoa học, mầu sắc hợp lý như Westcom, HTC…Những website này không chỉ được thiết kế tốt mà còn đã và đang trở thành nhưng địa chỉ tin cậy cho khách hàng tham khảo giá cả, mẫu mà, chủng loại sản phẩm…Những website này không chỉ đơn thuần là website để giới thiệu về doanh nghiệp mà nó còn như là một website chuyên về máy tính và công nghệ thông tin, với những tin tức luôn được cập nhập kịp thời và chính xác.
Hình 2: minh hoạ siêu thị máy tính trực tuyến Westcom
Bên cạnh đó, vẫn còn những website như website của công ty máy tính Nguyên Bội. Website được thiết kế sơ sài, có giao diện xấu, cách phối mầu trên website thiếu tính chuyên nghiệp (mầu chữ và mầu nền trung với nhau) làm cho khách hàng không thể nhìn thấy chữ trên website. Ngoài ra thì phần thiết kế không có gì độc đáo nên chắc chắn dù khách hàng có vào website của doanh nghiệp cũng không thể dừng lại lâu để tìm kiếm thông tin mà họ cần. Và với một giao diện như thế, doanh nghiệp không thể gây được thiện cảm đối với khách hàng.
Hình 3: minh hoạ website của doanh nghiệp Nguyên Bội
1.4.3.Hình thức quảng cáo qua banner, logo, pop-up
Hình 4: minh hoạ quảng cáo quan banner động trên website 24h
Đối với hình thức đặt banner quảng cáo, hay logo thì tuy được sử dụng nhiều nhưng hầu hết đều chưa đạt hiệu quả cao. Một số nguyên nhân có thể dễ nhận thấy như vị trí đặt những quảng cáo này đều khá khó nhìn thấy nếu không để ý kỹ. Nó thường nằm ở hai bên trái, phải và rất ít banner được đặt phía trên. Chủ yếu là đặt ở đoạn giữa trang hoặc phía cuối trang với kích thước banner đa phần là nhỏ, rất khó gây được sự chú ý.
2.Nghiên cứu ảnh hưởng của hình thức quảng cáo qua Website tới quyết định mua của khách hàng đối với sản phầm máy vi tính
Sản phẩm máy vi tính trên thị trường Việt Nam hiện rất đa dạng và phong phú, với nhiều chủng loại và kiểu dáng khách nhau. Từ máy chủ, máy trạm, đến máy tính để bàn hay máy tính xách tay…
Hiện nay trện thị trường máy tính Việt Nam, nhóm khác hàng chính là nhóm có độ tuổi từ 18 đến 35. Trong đó phần lớn là nhóm học sinh sinh viên chiếm 60-70% thị phần máy tính đề bàn và nhóm nhân viên, doanh nhân trẻ có mức cầu về máy tính xách tay rất lớn.
Xuất phát từ những lý do trên và với điều kiện về thời gian, nguồn lực có hạn nên phạm vi của cuộc nghiên cứu về “ảnh hưởng của hình thức quảng cáo qua website tới quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm máy vi tính” được giới hạn trong nhóm đối tượng chính là nhóm khách hàng trong độ tuổi từ 18 đến 35, đã từng mua máy vi tính và những người có nhu cầu mua mới hoặc nâng cấp máy vi tính trên địa bàn Hà Nội.
Với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu thói quen và hành vi tìm kiếm thông tin trên Internet của khách hàng. Đánh giá hiệu quả của quảng cáo qua website và ảnh hưởng của các quảng cáo của các doanh nghiệp kinh doanh máy vi tính trên các Website tới quyết định mua của khách hàng.
Cuộc nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của các quảng cáo qua Website của các công ty kinh doanh máy vi tính.
Phương pháp nghiên cứu chính được áp dụng đó là điều tra, phỏng vấn cá nhân trực tiếp . Với quy mô mẫu của cuộc nghiên cứu là 100 phần tử.
Sau khi tiến hành thu thập và sử lý số liệu bằng phần mềm spss 14.0 và excel, tôi đã thu được một số kết quả như sau:
Hình 5: minh hoạ
Trong số 100 người được hỏi thì có 66% số người đã từng mua máy vi tính, 22% trả lời rằng sẽ nâng cấp máy vi tính và có 56% số người trả lời sẽ mua máy vi tính. Trong số những người đã mua máy vi tính thì có đến 22/66 hay 33,33% số người được hỏi trả lời là sẽ nâng cấp máy vi tính và tối thiểu là 33,33% số người đã mua máy vi tính có ý định sẽ mua máy tính mới. Điều này cho thấy nhu cầu về sản phẩm máy vi tính trên thị trường Việt Nam còn rất lớn.
Hình 6: ý định mua máy tính của khách hàng
Trong số những người có ý định sẽ mua máy vi tính thì nhu cầu về máy tính xách tay là rất lớn chiếm 71,43% (40/56), và nhu cầu về máy tính đề bàn là 51,79% (29/56). Điều này phản ánh đúng xu hướng chung của thị trường máy vi tính hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Cầu về sản phẩm máy vi tính đang có xu hướng dịch chuyển về phía sản phẩm máy tính xách tay vì sự xuất hiện của dòng máy tính xách tay giá rẻ trên thị trường. Dòng máy tính xách tay có giá rẻ dưới 1000 USD đã thoả mãn được nhu cầu của những thanh niên tuổi từ 18-35. Vì vậy cầu về máy tính xách tay của nhóm khách hàng này đã tăng lên.
Hình 7: Cách khách hàng mua máy vi tính
Trong số 66 người đã từng mua máy vi tinh thì có 45/66 hay 68,18% là nhờ người mua, và 30/66 hay 45,45% là đến trực tiếp cửa hàng. Từ số liệu trên ta có thể suy ra có một lượng khá lớn trường hợp vừa nhờ người quen mua vừa đến trực tiếp cửa hàng máy tính.
Hình 8: Nguồn thông tin
Trong đó, nguồn thông tin chính mà họ sử dụng là Internet 87,88% và lời khuyên của bạn bè lên đến 100%. Tiếp theo là bảng báo giá 86,36% và báo, tạp chí là 68,18%.
Đối với những người sẽ nâng cấp máy tính (22 người), thì có đến 81,81% số người trả lời là nhờ người khác và 59,09% là đến trực tiếp cửa hàng.
Hình 9: Các khách hàng nâng cấp máy
Trong đó, nguồn thông tin chính mà họ sử dụng là Internet, lời khuyên của bạn bè, báo giá của công ty. Những nguồn thông tin này được 100% số người được hỏi trả lời là có tìm kiếm thông tin qua nguồn này. 81,82% số người được hỏi trả lời rằng họ tìm kiếm thông tin qua các báo, tạp chí về máy vi tính.
Hình 10: Nguồn thông tin tham khảo
Trong số 56 người trả lời rằng sẽ mua may tính, thì có đến 32/56 hay 57,14% số người được hỏi trả lời rằng, họ sẽ nhờ người quen mua giúp và có 27/56 hay 48,21% số người trả lời là sẽ trực tiếp đến cửa hàng.
Hình 11: Cách mua máy vi tính
Nguồn thông tin mà họ chọn để tham khảo nhiều nhất cũng là Internet và lời khuyên của bạn bè, lên đến 100%. Còn lại là bảng báo giá 83,93% và báo, tạp chí là 48,21%.
Hình 12: Nguồn thông tin tham khảo của người muốn mua máy
Qua những thông tin trên, ta có thể thấy xu hướng chung về nguồn thông tin tham khảo của cả những người đã mua máy vi tính đến những người sẽ mua mới hay nâng cấp máy đều là thông qua Internet và lời khuyên của bạn bè. Tiếp đến là bảng báo giá của các doanh nghiệp kinh doanh máy tính và các tờ báo, tạp chí về máy tính. Điều này đã chứng tỏ vai trò của Internet trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đa số khách hàng cho rằng đây là một nguồn cung cấp thông tin tốt cho họ. Hình thức mua được nhiều người áp dụng nhất vẫn là đến trực tiếp cửa hàng và nhờ người quen mua giúp. Hình thức gọi điện trực tiếp tới công ty cung cấp để tìm kiếm thông tin và gọi điện để đặt hang hay đặt mua qua internet không được ai áp dụng cả. Mặc dù công ty cung cấp máy tính chắc chắn là một nguồn cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác nhất. Điều này là do tâm lý của người Việt Nam hiện nay hầu hết là chưa có sự tin tưởng đối với những hình thức mua hàng mới mẻ này, đặc biệt là đối với những sản phẩm có giá trị lớn như máy ví tính. Họ vẫn muốn đích thân chọn lựa thật kỹ kết hợp với việc tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè.
Hình 13: thông tin cần có khi mua, nâng cấp máy vi tính
Theo số liệu thống kê thì 100% số ngừơi được hỏi trả lời là cần thông tin về bảng báo giá của công ty khi muốn mua hay nâng cấp máy vi tính. 91% trong số đó quan tâm tới các chính sách bảo hành. 74% muốn có hình ảnh của sản phẩm và tên, địa chỉ của công ty. 73% số người trả lời cần có dịch vụ tư vấn hỗ trợ. Qua đây chúng ta thấy rằng, khách hàng rất quan tâm tới bảng báo giá của công ty. Họ coi đây là một nguồn thông tin tham khảo không thể bỏ qua. Bên cạnh đó chính sách bảo hành cũng là yếu tố được nhiều người quan tâm đến, nó thể hiện tâm lý của khách hàng là luôn mong muốn có sự đảm bảo về sản phẩm từ phía nhà cung cấp.
Hình 14: quy vị thưởng tìm thông tin qua internet thông qua
Trong số 92 người trả lời rằng họ tìm kiếm thông tin về máy vi tính thông qua Internet thì 75 người hay 81,52% trả lời rằng họ thưởng tìm qua các trang tìm kiếm. 65 người hay 70,65% trả lời rằng họ thường truy cập thẳng vào website của công ty mà họ đã biết từ trước. Còn lại 22 người hay 23,91 % trả lời răng họ tìm kiếm qua các quảng cáo trên các website. Điều này chứng tỏ, trang tìm kiếm là một trong những sự lựa chọn quan trọng hàng đầu khi khách hàng muốn tìm kiếm thông tin về sản phẩm máy vi tính.
Hình 15: thói quen tìm kiếm trên trang tìm kiếm
Theo thống kê, trong số những ngưởi trả lời là thưởng tìm thông tin về máy vi tính thông qua trang tìm kiếm thì ta có thể thấy thói quen tìm kiếm của họ thưởng là gõ thẳng địa chỉ đã biết vào công cụ tìm kiếm chiếm 58,67%. Còn lại là 41,33 % số người vào 5 địa chỉ đầu tiên được trả về và 24 % số người vào 10 địa chỉ đầu tiên được trả về. Điều này cho thấy việc khách hàng biết trước thông tin về địa chỉ website của công ty qua những nguồn thông tin khác ảnh hưởng lớn đến hành vi tìm kiếm thông tin của họ trên Internet.
Hình 16: các hình thức quảng cáo qua web mà người được hỏi đã từng gặp
Trong 22 người trả lời rằng họ tìm kiếm thông tin qua các quảng cáo qua website thì có 100% đã nhìn thấy hình thức quảng cáo qua các banner tĩnh. Và 59,09% trả lời rằng họ đã thấy quảng cáo qua Logo và Banner động. Ngoài ra 100% đều trả lời rằng họ đã nhìn thấy những hình thức quảng cáo khác ngoài những hình thức quảng cáo nêu trên. Từ đó ta có thể thấy, thực trạng quảng cáo qua các website của các công ty máy tính Việt Nam hiện nay. Các công ty này đã và đang áp dụng kết hợp nhiều loại hình quảng cáo khác nhau nhằm thu được hiệu qủa cao hơn. Theo khảo sát thì những banner, logo,… này chủ yếu vẫn được đặt trên các trang báo điện tử là chính.
Hình 17: Khách hàng nhớ được loại thông tin
Mục đích chính của loại hình quảng cáo này là nhằm nhắc nhở, giới thiệu tới khách hàng về sản phẩm, nhãn hiệu của doanh nghiệp. Những banner, logo, pop-up được cho là có hiệu quả nếu chúng không gây ra cảm giác khó chịu cho người xem, hơn thế nữa chúng phải tạo ra được sự tò mò, thích thú từ phía người xem và làm người xem phải click vào nhưng quảng cáo đó. Để đánh giá hiệu quả của các loại hình quảng cáo này có rất nhiều phương pháp nhưng tôi sử dụng phương pháp đo lường mức độ ghi nhớ thông tin của khách hàng sau khi xem quảng cáo để xem xét mức độ hiệu quả của quảng cáo. Và kết quả thu được như sau:
Trong số nhứng người đã xem quảng cáo qua website của công ty thì có 100% sau khi xem đã nhớ được chủng loại sản phẩm quảng cáo. 81,81% nhớ được giá của sản phẩm. Một yếu tố rất quan trọng đó là tên công ty thì cũng chỉ có 40,9 % là nhớ được sau khi xem quảng cáo. Còn lại các thông tin khác thì rất ít người có thể nhớ được, đặc biệt là địa chỉ công ty. Qua đó ta thấy hiệu quả của các quảng cáo này chưa cao vì nó chưa tạo được ấn tượng cho khách hàng đủ mạnh để họ nhớ về công ty. Đa phần chỉ nhớ được đó là quảng cáo về loại sản phẩm gì.
Hình 18: Số người bị quảng cáo thu hút
Khi tiến hành so sánh chéo giữa số người xem quảng cáo qua website và sự thu hút của những quảng cáo đó. Ta thấy có 59% số người được hỏi trả lời rằng họ bị những quảng cáo đó thu hút. Và khi so sánh chéo giữa số người xem quản cáo qua website với số người click vào nhưng quảng cáo đó thì ta thấy có 45% số người trả lời rằng họ đã click vào những quảng cáo đó. Ta có thể thấy rằng hiệu quả đạt được từ những quảng cáo này là chưa cao.
Hình 19: số người click vào quảng cáo
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng những quảng cáo qua website chưa đem lại hiệu quả cáo đó chính là do việc thiết kế các banner, logo, pop-up quảng cáo này chưa tốt. Đây là kết luận được rút ra khi phân tích đánh giá của khách hàng về những quảng cáo này. 100% không có ý kiến về sự sinh động, hấp dẫn của hình ảnh. 18,18% đồng ý với nhận định cho rằng hình ảnh trên các quảng cáo là đẹp mắt. 59,1% cho rằng thông tin trên những quảng cáo đó là không cập nhật và đầy đủ, 18,2 % cho rằng thông tin là không chính xác.
Hình 20: mức độ đồng ý với ý kiến “giao diên của website là đẹp mắt”
Trong số 65 người trả lời là họ thường tìm kiếm thông tin bằng cách vào thẳng địa chỉ website mà họ đã biết thì có 32,3% cho rằng giao diện của những website đó là không đẹp mắt, 13,85% rất không đồng ý với nhận định cho rằng giao diện của những website đó là đẹp mắt. Chỉ có 18,46% cho rằng giao diện của những website này là đẹp mắt và 35,38% số người được hỏi không có ý kiến gì. Điều này chứng tỏ, website của các doanh nghiệp chưa gây được ấn tượng tốt với khách hàng và số lượng website được thiết kế chuyên nghiệp chưa nhiều.
Hình 21: mức độ đồng ý với ý kiến “thông tin trên website là cập nhật”
Có 58,46% số người được hỏi cho rằng thông tin trên website của doanh nghiệp là cập nhật. Và 13,85% cho rằng những thông tin đó không được cập nhật thường xuyên.
Hình 22: mức độ đồng ý với ý kiến “thông tin trên website là chính xác”
Có 46,15% số người được hỏi cho rằng thông tin trên những website của doanh nghiệp cung cấp là chính xác và 13,85% không đồng ý với nhận định trên. Còn lại là những người không có ý kiến gì về nhận định đó chiếm 40%.
Hình 23: mức độ đồng ý với ý kiến “thông tin trên website là đầy đủ”
Có 27,69% số người được hỏi cho rằng thông tin trên những website của các công ty cung cấp là không đầy đủ. Chỉ có 24,62% cho rằng những thông tin đó là đầy đủ. Từ những đánh giá của khách hàng về thông tin trên website của doanh nghiệp, ta có thể thấy được rằng tuy có một lượng lớn khách hàng cho rằng nhưng thông tin đó là chính xác và cập nhật nhưng lại chỉ có 27,69% cho rằng những thông tin đó là đầy đủ. Vì vậy, ngoài việc nâng cao tính chính xác và cập nhật của thông tin, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu xem khách hàng của họ cần những loại thông tin gì để có thể cung cấp bổ sung, từ đó làm tăng lòng tin của khách hàng vào doanh nghiệp.
Hình 24: Quyết định mua hàng tại công ty
Trong số 92 người trả lời rằng họ sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin thì có 54 người (58,7%) trả lời rằng họ không quyết định mua hàng tại công ty mà họ đã xem quảng cáo hay vào website của công ty. Còn lại có 38 người (41,3%) trả lời rằng họ quyết định mua hàng tại công ty mà họ đã vào website và xem quảng cáo. Phần lớn những người không quyết định mua hàng tại công ty đó đều đưa ra lý do là họ chưa có sự tin tưởng vào những công ty đó, họ muốn được tiếp tục xem xet giá cả tại nhiều cửa hàng khác nhau và thực tế là trên thị trường có rất nhiều website của các công ty cung cấp máy vi tính, điều đó sẽ tạo cơ sở cho khách hàng so sánh giá cả giữa các công ty. Nếu một công ty không tạo dựng được lòng tin đối với khách hàng thì việc khiến họ tin rằng mức giá, chất lượng sản phẩm mà công ty công bố là chính xác và hợp lý. Điều này là nguyên nhân chính khiến khách hàng phân phân giữa việc mua hay không mua sản phẩm của công ty.
3.Các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động quảng cáo qua Website của các doanh nghiệp kinh doanh máy tính
Từ kết quả nghiên cứu trên, tôi đã rút ra một số kết luận về hiệu quả của quảng cáo trên website của các doanh nghiệp kinh doanh máy tính, và đưa ra một số giải pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả của các hình thức quảng cáo trên website của doanh nghiệp như sau.
3.1.Giải pháp cho Website của doanh nghiệp
Theo kết quả điều tra, khách hàng chủ yếu tìm kiếm thông tin về sản phẩm máy vi tính trên internet bằng công cụ tìm kiếm (81,52%) và sau đó là 70,65% tìm kiếm thông tin về sản phẩm bằng cách truy cập thẳng vào địa chỉ website đã biết từ trước. Vì vậy, các doanh nghiệp nên sử dụng hình thức quảng cáo qua công cụ tìm kiếm kết hợp với những hình thức quảng cáo offline như truyền hình, radio, báo, tạp chí… để tăng mức độ biết đến của doanh nghiệp cũng như địa chỉ website của doanh nghiệp. Như vậy, khi khách hàng xuất hiện nhu cầu tìm kiếm thông tin về sản phẩm máy vi tính thì họ có thể sẽ tìm kiếm thông tin ngay trên website của doanh nghiệp, với điều kiện họ đã biết đến địa chỉ website của doanh nghiệp từ trước. Nếu doanh nghiệp có thể thông qua các hoạt động quảng bá, xúc tiến làm cho khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp hơn thì tỷ lệ khách hàng tới mua hàng tại công ty sẽ tăng lên tỉ lệ thuận với mức độ tin tưởng của khách hàng vào doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp áp dụng các biện pháp, thủ thuật nhằm làm cho địa chỉ website của doanh nghiệp thường xuyên nằm trong danh sách 5 đến 10 kết quả trả về khi khách hàng tìm kiếm bằng các công cụ tìm kiếm thì khả năng khách hàng ghé thăm website của doanh nghiệp sẽ cao hơn, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để thuyết phục khách hàng mua hàng của mình hơn. (Theo kết quả điều tra thì có 41,33 % số người vào 5 địa chỉ đầu tiên được trả về và 24 % số người vào 10 địa chỉ đầu tiên được trả về). Một số thủ thuật đơn giản và dễ áp dụng để giúp đưa website của doanh nghiệp vào top 5 hay top 10 kết quả trả về có thể kể đến như, sử dụng những từ khoá (key words) trong những bài viết trên website. Những từ khoá này được khách hàng thường dùng để tìm kiếm thông tin về sản phẩm như máy vi tính (computer)… Ngoài ra thì việc sử dụng hình thức quảng cáo tài trợ do một số công cụ tìm kiếm nổi tiếng cung cấp như google hay yahoo… cũng là một biện pháp hiệu quả để địa chỉ website của doanh nghiệp luôn nằm trong tầm mắt của khách hàng khi họ muốn tìm kiếm thông tin về sản phẩm.
Sau khi đã thuyết phục được khách hàng vào website của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần tạo được ấn tượng tốt với khách hàng ngay trong lần đầu tiên họ tiếp xúc với website của doanh nghiệp. Cũng theo kết quả điều tra thì đánh giá của khách hàng về website của các doanh nghiệp kinh doanh máy tính là không tốt. Chỉ có 46,15% số người được hỏi cho rằng thông tin trên những website của doanh nghiệp cung cấp là chính xác. Có 24,62% cho rằng những thông tin đó là đầy đủ. Và có 58,46% số người được hỏi cho rằng thông tin trên website của doanh nghiệp là cập nhật. Mục đích của khách hàng khi vào website của doanh nghiệp là tim kiếm thông tin, nhưng theo đánh giá của họ thì mức độ tin cậy của những thông tin trên website của doanh nghiệp là chưa cao vì vây chưa tạo ra được sự tin tưởng cho khách hàng. Phần lớn số người được hỏi đều cho rằng những thông tin trên website của doanh nghiệp là chưa đầy đủ. Nếu các doanh nghiệp không sớm khắc phục tình trạng này thì có thể khách hàng sẽ cho rằng các doanh nghiệp đang cố tình cung cấp nhưng thông tin không đầy đủ cho họ. Điều đó không những làm giảm lòng tin của khách hàng vào doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu của các doanh nghiệp. Nếu máy vi tính là thứ có thể thoả mãn nhu cầu khách hàng của công ty ngoài đời thực thì trong “thế giới ảo”-thế giới internet, thông tin chính là thứ có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vây, muốn thành công, các doanh nghiệp cần phải có cái nhìn đúng đắn về việc đưa những thông tin lên website của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có nhân viên chuyên phụ trách việc đưa thông tin lên website. Phải coi những thông tin đó cũng là một phần của sản phẩm mà doanh nghiệp muốn gửi tới khách hàng.
Bên cạnh yếu tố thông tin là vấn đề về hình ảnh, giao diện của website. Kết quả điều tra đã chỉ ra rằng chỉ có 18,46% cho rằng giao diện của những website này là đẹp mắt. Trong khi đó, yếu tố hình ảnh lại là một trong nhưng yếu tố đầu tiên tác động lên khách hàng khi họ vào website của doanh nghiệp. Nhìn một website được thiết kế chuyên nghiệp, đẹp mắt luôn tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, thích thu khi tìm kiếm thông tin. Ngược lại, những website vơi giao diện không đẹp mắt, không được thiết kế khoa học sẽ gây ra tâm lý phản cảm đối với khách hàng và gây ra nhiều trở ngại khi khách hàng tìm kiếm thông tin. Có thể coi dao diện của một website cũng là một phần tạo nên hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Chính bởi những lý do trên nên bên cạnh những biện pháp nhằm làm tăng tỷ lệ khách hàng truy cập vào website của doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng website của mình thật bắt mắt, ấn tượng và sáng tạo. Nếu có đủ nguồn lực thì có thể thuê những công ty thiết kế website chuyên nghiệp để thực hiện. Nếu không, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến một số điểm cơ bản như việc sử dung mầu sắc, lựa chọn kiểu, kích cỡ chữ, lựa chọn các hình ảnh minh hoạ và thiết kế bố cục website.
Mầu sắc trên website phải thể hiện được nét riêng của doanh nghiệp (luôn phải có mầu truyền thống của doanh nghiệp), phải tạo được sự thu hút. Không nên dùng quá nhiều mầu bức xạ như đỏ vì tuy có khả năng tạo sự chú ý nhưng dễ gây ra hiện tượng nhức mỏi mắt. Không được sử dụng mầu chữ trùng với mầu của nền vì sẽ làm cho khách hàng không đọc được thông tin cần thiết. Hiện nay hai gam mầu được ưa chuộng nhất là xanh lá và cam vì nó có thể kết hợp với nhiều gam mầu trung tính khác như đen, trắng và xám.
Khi lựa chọn kiểu chữ, doanh nghiệp có thể chọn kiểu chữ không chân để tạo sự thông thoáng hoặc chọn kiểu chữ có chân để giúp khách hàng đọc nhanh và dễ dàng hơn những thông tin trên website. Bên cạnh những kiểu chữ có sẵn, doanh nghiệp có thể tìm thêm nhiều kiểu chữ độc đáo khác như thư pháp, chữ viết tay… để tạo ra cho website của doanh nghiệp sự khác biệt so với những website khác. Việc chọn kiểu chữ nào phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu của doanh nghiệp khi xây dựng website. Cỡ chữ cần phải thiết kế sao cho khách hàng có thể đọc được dễ dàng, không nên để cỡ chữ quá to hoặc quá bé. Nếu chữ quá bé sẽ khiến khách hàng không đọc được thông tin. Nếu chữ quá to sẽ làm hỏng bố cục của website, tốn nhiều diện tích…Hiện nay, các website thường sử dụng cỡ chữ phổ biến là 12 hoặc 13, phông chữ thường là Arial, Times New Roman...
Bố cục của website thì cần thiết kế thân thiện với người dùng, nghĩa là dễ sử dụng và khoa học. Ngoài việc bố trí các mục thông tin thuận tiện để khách hàng lựa chọn thì các website cũng nên tính đến những vị trí để đặt các banner, logo quảng cáo.
Vì website của doanh nghiệp chính là nới khách hàng tiếp xúc với doanh nghiệp, là một nơi để doanh nghiệp thuyết phục khách hàng, thể hiện với khách hàng nhưng ưu điểm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp có thể gây ấn tượng tốt với khách hàng thì hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp cũng sẽ được khách hàng ghi nhớ. Thường thì cảm nhận ban đầu về một sự vật, hiện tượng thường là rất khó thay đổi. Vì vậy, việc tạo đựơc ấn tượng tốt với khách hàng khi lần đầu tiên khách hàng tiếp xúc với doanh nghiệp qua website của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Những khách hàng này có thể sẽ trở thành khách hàng của doanh nghiệp, họ có thể sẽ mua hàng của doanh nghiệp tại cửa hàng và nếu có đủ sự tin tưởng đối với doanh nghiệp thì họ có thể sẽ đặt hàng trực tiếp qua website của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng có thể biến website của mình thành một trang báo điện tử, một diễn đàn chuyên về máy vi tính và các sản phẩm điện tử. Và nếu làm tốt, website có lượng khách hàng truy cập thưởng xuyên lớn thì khồng chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh thương hiệu, tăng sự tín nhiệm của khách hàng với doanh nghiệp và tăng tỷ lệ đặt mua hàng tại công ty. Doanh nghiệp còn có thể cho thuê chỗ quảng cáo trên website của mình để thu lợi nhuận.
Theo kết quả điều tra, đối với những khách hàng có ý định sẽ mua máy vi tính trong thời gian tới, thì nguồn thông tin chính mà họ tham khảo ngoài Internet là qua bạn bè, người thân (100%). Điều này chứng tỏ thông tin truyền miệng có ảnh hưởng lớn tới quyết định mua của khách hàng. Những thông tin truyền miệng này được khách hàng xem như một nguồn thông tin tham khảo không thể thiếu. Bởi vậy, nếu doanh nghiệp có thể làm hài lòng được một khách hàng thì bạn bè của khách hàng đó chắc chắn sẽ biết đến doanh nghiệp như một địa chỉ đáng tin cậy.
3.2.Giải pháp cho hình thức quảng cáo qua banner, logo và pop-up trên các Website khác
Tuy chỉ có 23,91% người tìm kiếm thông tin qua các hình thức quảng cáo như banner, logo, pop-up nhưng đây lại là hình thức quảng cáo được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay. Sau khi phân tích kết quả điều tra, ta thấy được hiệu quả của loại hình quảng cáo này chưa cao. Nó tạo ra sự ghi nhận thông tin rất thấp (100% sau khi xem đã nhớ được chủng loại sản phẩm quảng cáo. 81,81% nhớ được giá của sản phẩm. Một yếu tố rất quan trọng đó là tên công ty thì cũng chỉ có 40,9 % người nhớ được, còn các yếu khác thì số người nhớ được là không đáng kể) và khác hàng còn đánh giá những quảng cáo này là có hình ảnh không đẹp mắt. Chỉ có 8,18% đồng ý với nhận định cho rằng hình ảnh trên các quảng cáo là đẹp mắt. Về mặt thông tin thì có 59,1% số người được hỏi cho rằng thông tin trên những quảng cáo đó là không cập nhật và đầy đủ, 18,2 % cho rằng thông tin là không chính xác.
Vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp máy vi tính cần phải chú ý nhiều hơn đến việc thiết kế các banner, logo, pop-up quảng cáo. Những loại hình quảng cáo này không chỉ là một kênh quảng bá cho hình ảnh của doanh nghiệp mà nó còn là một phần của bộ mặt doanh nghiệp. Hơn thế nữa, khách hàng lại là người thường xuyên tiếp xúc với những banner, logo, pop-up quảng cáo này hơn là website của doanh nghiệp. Vị vậy cách tốt nhất để có được sự chú ý của khách hàng đó là có được những banner, logo hay pop-up quảng cáo sinh động, đẹp mắt và hấp dẫn. Đây cũng là một trong những yếu tố tác động đến việc khách hàng sẽ lựa chọn nhãn hiệu nào, sản phẩm nào. Hiện nay, đa phần các banner, logo hay pop-up quảng cáo đều là hình chữ nhật hoặc hình vuông, vơi kích thước phổ biến là 468x60 pixels. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt hoá trong những thông điệp quản cáo của mình bằng cách thay đổi kích thước các banner, sử dụng những banner khổ lớn để tăng sự chú ý của khách hàng. Thay vì sử dụng những hình vuông, hinh chữ nhật thì doanh nghiệp cũng có thể sử dụng những đường nét mềm mại hơn như hình tròn, hình oval, hình bán nguyệt… Kết hợp với yếu tố mầu sắc và kiểu chữ, banner của doanh nghiệp sẽ trở nên độc đáo, thu hút hơn so với những banner của đối thủ cạnh tranh.
Về việc lựa chọn loại hình quảng cáo thì doanh nghiệp nên chon hình thức quảng cáo qua các banner động để có thể thể hiện một cách sinh động hình ảnh của doanh nghiệp cũng như sản phẩm. Doanh nghiệp cũng có thể áp dụng hình thức banner trượt theo thanh kéo để giúp banner của doanh nghiệp lúc nào cũng nằm trong tầm mắt của khách hàng. Doanh nghiệp không nên sử dụng các pop-up khổ lớn phủ kín cả màn hình vì điều này luôn gây cho khác hàng cảm giác khó chịu. Nếu định áp dụng hình thức pop-up thì chỉ nên chon loại có kích thước vừa phải, khoảng ¼ màn hình máy tính.
Các doanh nghiệp nên đặt banner, logo của mình tại những vị trí bắt mắt, dễ gây sự chú ý trên một trang báo. Theo một cuộc nghiên cứu thì đó thường là vị chí tại góc phía trên bên phải. Vì đa phần người đọc báo thường có thói quen nhìn từ phải sang trái, từ trên xuống dưới. Một điểm cần chú ý khi đặt các banner, logo là tránh những vị chí mà banner, logo của doanh nghiệp bị lọt vào giữa hàng chục banner, logo quảng cáo bắt mắt khác. Như vậy sẽ làm giảm hiệu quả của các banner, logo quảng cáo.
Để có được một banner, logo, pop-up đẹp mắt thì doanh nghiệp cũng cần chú ý đến khâu nhân sự. Doanh nghiệp có thể sử dụng những thiết kế của nhân viên trong công ty hoắc thuê những công ty chuyên nghiệp thiết kế. Một nguồn khác nữa đó là các cuộc thi thiết kế logo, banner được doanh nghiệp tổ chức. Nếu doanh nghiệp tự thiết kế thì cần chú ý đến bố cục, mầu sắc, hình ảnh và thông tin của những thông điệp quảng cáo này. Vì thời gian một người quan sát một banner, logo là rất ngắng nên thông điệp cần phải súc tích cô đọng. Làm sao để tối thiểu, sau khi nhìn qua khách hàng đã có thể nhớ được hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
3.3.Các hình thức quảng cáo khác
Ngoài những hình thức quảng cáo đã kể trên như quảng cáo qua website của doanh nghiệp, quảng cáo qua banner, logo, pop-up. Thì doanh nghiệp cần chú ý đến những hình thức quảng cáo khác mới xuất hiện như hình thức quảng cáo qua các website cá nhân hay webblog (blog).
Hiện nay, blog đang trơ thành một trào lưu, một xu thế, một thứ không thể thiếu của giới trẻ. Dưới con mắt của các doanh nghiệp nứơc ngoài thì blog đã và sẽ trở thành một mảnh đất mầu mỡ để kinh doanh, quảng cáo…Thậm chí một số doanh nghiệp còn có blog riêng để tự quảng bá hình ảnh của mình. Tuy nhiên, hình thức quảng cáo qua blog dường chư chưa được chú ý. Vì vậy, một trong những giải pháp mà tôi đưa ra đó là các doanh nghiệp nên sử dụng blog. Tuy nhiên doanh nghiệp không chỉ nên coi blog là một nơi để quảng cáo cho mình mà cần coi nó như một công cụ giúp doanh nghiệp đến gần với khách hàng của mình hơn. Qua blog, doanh nghiệp có thể dễ dàng khiến khách hàng tin tưởng hơn, có thể dễ dàng xây dựng nên một hình ảnh doanh nghiệp thân thiện và cởi mở hơn với khách hàng. Một khi đã danh được lòng tin của khách hàng, có được vị trí vững chắc trong tâm trí của họ thì việc mua hàng chỉ còn là vấn đề thời gian.
Bên cạnh trào lưu blog là sự phát triển nhanh chóng của Games online. Tuy chính phủ đã ra nhiều điều luật gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của ngành nhưng theo đánh giá của các chuyên gia thì Games online vẫn là một thị trường rất rộng lớn. Doanh nghiệp có thể tận dụng hình thức quảng cáo qua băng rộng tương tác (rich media) để đưa hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp vào trong Game. Điều này đã được nhiều công ty trên thế giới áp dụng và tại Việt Nam thì đã có Samsung áp dụng hình thức quảng cáo này.
Kết luận
Trong thời gian tới, khi các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, họ sẽ áp dụng thương mại điện tử và nhiều hình thức quảng cáo trực tuyến khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Trong khi đó, đây lại là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Dựa trên những kết luận được rút ra từ cuộc nghiên cứu, chúng ta có thể thấy được một thực trạng đáng báo động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đó là việc các doanh nghiệp đua nhau làm website riêng, đặt các banner, logo quang cáo mà khồng đầu tư để phát triển những website, banner, logo…đó về mặt chất lượng. Đây là một trong những nguyên chính khiến hiệu quả của các banner, logo quảng cáo chưa cao. Là nguyên nhấn khiến khách hàng chưa tin tưởng vào những thông tin được cung cấp trên các website của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc thiếu các hình thức quảng cáo, xúc tiến offline kết hợp cũng làm giảm tỷ lệ biết đến website của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chỉ quảng cáo trên các website thì sẽ khó có thể tạo ra cho khách hàng được sự tin tưởng. Và làm giảm tỷ lệ khách hàng quyết định mua hàng tại công ty.
Cần lưu ý rằng, quảng cáo trên các website cũng chỉ là một trong nhiều hình quảng cáo và chỉ là một trong những công cụ của P4 (Promotion). Vì vậy để đạt được hiệu quả cao thì quảng cáo trên các website cần phải được áp dụng kết hợp với nhiều hình thức quảng cáo, xúc tiến khác và đặt trong mối quan hệ ràng buộc với những chữ P khác của Marketing-mix.
Khi thực hiện đề tài này, do nhiều hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực nên đề tài chưa đánh giá được hiệu quả của quảng cáo qua website của các doanh nghiệp kinh doanh máy vi tính một cách đầy đủ và chính xác nhất. Tôi rất mong muốn sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ đó giúp tôi hoàn thiện được đề tài này hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn Ths.Nguyễn Hoài Long đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Danh mục tài liệu tham khảo
Tạp chí Marketing Việt Nam số 33/2007 ra ngày 15/03/2007.
www.pcworld.com.vn
www.Vnexpress.com
www.Vietnamnet.vn
www.Echip.com.vn
www.VnEconomy.com
Danh mục bảng biểu
Trang
Hình 1: minh hoạ kết quả tìm kiếm qua google………………………………………...9
Hình 2: minh hoạ siêu thị máy tính trực tuyến Westcom………….………………….10
Hình 3: minh hoạ website của doanh nghiệp Nguyên Bội…………………………….11
Hình 4: minh hoạ quảng cáo quan banner động trên website 24h………………….…11
Hình 5: minh hoạ………………………………………………………………………13
Hình 6: ý định mua máy tính của khách hàng…………………………………………13
Hình 7: Cách khách hàng mua máy vi tính………………………………...………….14
Hình 8: Nguồn thông tin……………………………………………………………….14
Hình 9: Các khách hàng nâng cấp máy………………………………………………..15
Hình 10: Nguồn thông tin tham khảo…………………………………………...…..…15
Hình 11: Cách mua máy vi tính.....................................................................................16
Hình 12: Nguồn thông tin tham khảo của người muốn mua máy…………….………16
Hình 13: thông tin cần có khi mua, nâng cấp máy vi tính…………………….………17
Hình 14: quy vị thưởng tìm thông tin qua internet thông qua………………….…..…18
Hình 15: thói quen tìm kiếm trên trang tìm kiếm……………………………………..18
Hình 16: các hình thức quảng cáo qua web mà người được hỏi đã từng gặp…………19
Hình 17: Khách hàng nhớ được loại thông tin………………………………………...19
Hình 18: Số người bị quảng cáo thu hút………………………………………………20
Hình 19: số người click vào quảng cáo………………………………………………..21
Hình 20: mức độ đồng ý với ý kiến “giao diên của website là đẹp mắt”……………...21
Hình 21: mức độ đồng ý với ý kiến “thông tin trên website là cập nhật”……………..22
Hình 22: mức độ đồng ý với ý kiến “thông tin trên website là chính xác”……………22
Hình 23: mức độ đồng ý với ý kiến “thông tin trên website là đầy đủ”………..…...…22
Hình 24: Quyết định mua hàng tại công ty ………………………………….........…..23
Phụ lục
Bảng 1: giá một số model ở mức dưới 800 USD (chưa thuế VAT)
STT
Model
Cấu hình
Giá USD
1
Compaq NX9040 (659PA)
CPU Celeron 1,4 GHz, RAM 256 MB, 40 GB HDD, VGA shared 32 MB, DVD-CDWR, 15 inch TFT.
650
2
Compaq V5208TU
CPU Celeron M410 1,46 GHz (533), RAM 256 MB, 40 GB HDD, VGA shared 64 MB, DVD-CDWR, 15 inch WXGA mirror.
666
3
GigaByte N521U
CPU Celeron M 1,5 GHz, RAM 256 MB, 40 GB HDD, VGA shared 128 MB, DVD-CDWR, 15 inch TFT.
669
4
Acer 3624
CPU Celeron 1,6 GHz, DDRII 256 MB, 40 GB HDD, VGA shared 64 MB, DVD-CDWR, 14 inch wide.
699
5
ToshibaL30-C330
CPU Celeron M4 1,6 GHz (1M), RAM 256 MB, 40 GB HDD, VGA shared 32 MB, DVD-CDWR, 15 inch XGA.
699
6
Compaq Presario 2518TU
CPU Celeron 1,5 GHz (1M), RAM 256 MB, 40 GB HDD, VGA shared 64 MB, DVD-CDWR, 15 inch TFT.
700
7
Acer3642 WXCi
CPU Celeron 420 1,6 GHz (533), DDRII 512 MB, 40 GB HDD, VGA shared 64 MB, DVD-CDWR, 14 inch wide mirror.
719
8
Acer3642 WXMi
CPU Celeron 1,6 GHz, DDRII 256 MB, 40 GB HDD, VGA shared 64 MB, DVD-RW, 14 inch wide mirror.
749
9
Acer2419 ANWLCi
CPU Pentium M 1,7 GHZ (2M), DDRII 256 MB, 40 GB HDD, VGA shared 64 MB, DVD-CDWR, 15,4 inch wide.
749
10
Compaq NX 6110
CPU Celeron 1,5 GHz (1M), DDRII 256 MB, 40 GB HDD, VGA shared 32 MB, DVD-CDWR, 15,1 inch TFT, có cài sẵn Windows XP home.
780
11
Acer3628 ANWXMi
CPU Centrino M 1,7 GHz (2M), RAM 256 MB, 60 GB HDD, VGA shared 32 MB, DVD-CDWR, 15,4 inch TFT.
799
12
Compaq V2633TS
CPU Centrino PM735 1,7 GHz (2M), RAM 256 MB, 40 GB HDD, VGA shared 64 MB, DVD-CDWR, 14 inch WXGA mirror.
799
13
BenQ A32-408
CPU Centrino M 1,7 GHz (2M), RAM 256 MB, 60 GB HDD, VGA shared 32 MB, DVD-CDWR, 15,4 inch TFT.
799
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35757.doc