Đề tài Nghiên cứu các biện pháp mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước

Các doanh nghiệp thương mại nhà nước nên tiến hành cụ thể việc thu thập thông tin thị trường và giá cả, thông tin về đối thủ cạnh tranh và các thông tin có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp, thông tin ngắn hạn cũng như dài hạn, đặc biệt là tổ chức thu thập thông tin phản hồi. Doanh nghiệp nờn tiến hành thu thập ý kiến khỏch hàng, tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ để xác định đúng và chính xác các xu hướng thay đổi nhu cầu, thị hiếu. Cần tỡm ra những thụng tin giải đáp những câu hỏi về tỡnh hỡnh thị trường trong và ngoài nước, chú trọng vào những thị trường có xu hướng mở, đang kỳ tăng trưởng. Vấn đề nghiên cứu đối thủ cạnh tranh phải được quan tâm hơn nữa bởi hiện nay các doanh nghiệp thương mại nhà nước phải đương đầu với cạnh tranh và gặp không ít khó khăn. Do vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp thương mại nhà nước không thể không nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, biết lợi dụng điểm yếu của họ và khuyếch đại điểm mạnh của mỡnh. Các doanh nghiệp thương mại nhà nước cũng phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu hàng hoá, nghiên cứu và đánh giá khả năng thoả món nhu cầu tiờu dựng hàng hoỏ, nghiờn cứu chất lượng hàng hoá, năng lực cạnh tranh của hàng hoá, mẫu mó bao bỡ kốm theo. Khi đó cú tư liệu về thị trường, các doanh nghiệp cần xem xét phân tích xem hàng hoá của mỡnh cú phự hợp với nhu cầu thị trường hay không. Nếu hàng hoá đó đó phự hợp rồi thỡ cần nõng cao chất lượng lên thông qua lựa chọn nhà sản xuất, nếu chưa phù hợp thỡ nhất thiết phải đổi mới hàng hoá. Nghiên cứu giá cả cũng có ý nghĩa quan trọng giỳp nhà kinh doanh gắn kết doanh nghiệp với thị trường. Qua nhiều giá cả của các thị trường hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh, quan hệ tỷ giá giữa các loại hàng hoá, các vùng giá cả trên thị trường Việt Nam và thế giới sẽ giúp doanh nghiệp rút ra những kết luận cần thiết khi định giá hàng hoá sao cho doanh nghiệp vừa bán được hàng vừa thu được lợi nhuận cao.

doc59 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các biện pháp mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập doàn kinh doanh đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá lĩnh vực và đa dạng hoá sở hữu có ngành kinh tế chủ lực để phát triển ở cấp quốc gia và quốc tế, hoặc những tổng công ty theo ngành hàng mũi nhọn, gồm nhiều công ty, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập nằm trong sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của công ty mẹ, vừa sản xuất vừa kinh doanh thương mại, nâng cao được khả năng tập trung các nguồn lực nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, mở rộng được thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời tránh buôn bán chụp giật hoặc cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Trong các tổng công ty, tập đoàn kinh doanh này, bên cạnh những công ty xí nghiệp sản xuất, viện nghiên cứu, bộ phận luật và kiểm soát , thì các công ty thương mại dịch vụ đóng một vai trò quan trọng quyết định tới kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá như một công ty tiêu thụ sản phẩm nội địa, công ty XNK hàng hoá, công ty hoạt động dịch vụ, công ty tài chính - ngân hàng. - Các doanh nghiệp thương mại nhà nước hoạt động trong những ngành hàng còn lại thì cùng song song tồn tại với những thành phần kinh tế khác và kinh doanh vì mục đích lợi nhuận. Ở các trung tâm kinh tế như Hà Nội, Hải Phòng, Tp hồ Chí Minh... thì phát triển kinh doanh theo các hình thức tổng công ty hoặc công ty kinh doanh tổng hợp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động ở địa phương đóng vai trò tập trung đầu mối quản lý mạng lưới đại lý, hợp tác xã mua bán để tránh đơn lẻ, không hiệu quả. - Các doanh nghiệp không cần hoặc là không hiệu quả nếu duy trì 100% vốn của nhà nước thì nhà nước xác định cụ thể các công ty có cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của nhà nước, các công ty cổ phần có số cổ phần nhà nước nhỏ và giảm dần. Thành lập một số công ty quốc doanh, cổ phần hoá. Nhất là khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp góp vốn để nâng cao trách nhiệm và vai trò làm chủ của họ trong sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, tạo thêm động lực thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đầu tư mở rộng kinh doanh. Tiêu chí quan trọng nhất để phân loại và sắp xếp cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp thương mại nhà nước phải là bộ máyquản lý doanh nghiệp, thiết bị, công nghệ, hàng hoá có xu hướng phát triển trên thị trường, từ đó đánh giá được phương án kinh doanh của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá. 2. Tiếp tục đổi mới chính sách quản lý Nhà nước đi đôi với nâng cao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước : Yêu cầu nâng cao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước là hết sức khách quan trong quá trình mở rộng và phát triển kinh doanh doanh nghiệp. Doanh nghiệp thương mại nhà nước phải được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh theo hướng, doanh nghiệp phải được quyền quyết định về chiến lược phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước, qui mô và hình thức kinh doanh, kế hoạch kinh doanh dài hạn và hàng năm bao gồm cả quyết định đầu tư. Đồng thời doanh nghiệp phải được quyền quyết định tài chính bao gồm qyền huy động vốn trong khuôn khổ pháp luật theo nguyên tắc tự vay, tự trả; quyền định đoạt tài sản theo nguyên tắc bảo toàn vốn; quyết định giá mua, giá bán hàng hoá theo nguyên tắc cạnh tranh, quyền trả công và phân phối lợi nhuận theo sau thuế. Nhà nước không can thiệp trực tiệp vào các quá trình tác nghiệp của doanh nghiệp. Thứ nhất, phải phân biệt quyền quản lý nhà nước với quyền quản lý kinh doanh. Từ trước đến nay, các doanh nghiệp thương mại nhà nước chụi sự quản lý theo hai mặt: quản lý của nhà nước theo qui định của pháp luật và quản lý của nhà nước theo chủ sở hữ vốn của doanh nghiệp nhà nước. Hai mặt này có lúcbị lẫn lộn, dẫn đến tình trạng quản lý bị chồng chéo của các cơ quan nhà nước, chất lượng quản lý thấp. Để khắc phục tình trạng này cần đổi mới tổ chức quản lý theo Luật doanh nghiệp nhà nước, từ đó xác định rõ hơnđại diện chủ sở hữu tài sản nhà nước tại doanh nghiệp để có trách nhiệm và quyền hạn đầy đủ hơn về mặt pháp lý. Đối với các công ty, tổng công ty phải quy định rõ ràng mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và Ban giám đốc, mối quan hệ giữa tổng công ty và công ty thành viên, hội đòng quản trị phải là người thay mặt nhà nước làm chủ sở hữu, tổng giám đốc là người sử dụng vốn và thay mặt nhà nước thực hiện các chức năng , nhiệm vụ mà nhà nước giao. Phân cấp quản lý cho các đơn vị thành viên tổng công ty để phát huy quyền chủ động sáng tạo trong hoạt động kinh doanh. Thứ hai, phải đổi mới quản lý tài chính trong các doanh nghiệp thương mại nhà nước, đặc biệt là giải quyết vấn đề vốn. Hiện nay, nhà nước thu hai khoản từ lợi nhuận: thuế thu nhập doanh nghiệp và thu về sử dụng vốn ngân sách. Như vậy Nhà nước - chủ sở hữu doanh nghiệp đã thu dư phần lợi nhuận của mình, Nhà nước nên khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư dưới dạng cổ phần của công nhân viên chức. Hai yếu tố cổ phần hoávà công nhân viên chức có cổ phần chính là động lực để tăng cường nội lực, nâng cao được sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh , mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp thương mại nhà nước. Các doanh nghiệp thương mại nhà nước phải được đảm bảo đủ vốn bằng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp quan trọng là điều động, bổ sung vốn nhà nước. Đây là nguồn vốn không chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn kinh doanh nhưng lại đóng vai trò quan trọng để doanh nghiệp có vốn đầu tư kinh doanh. Nhà nước cần bổ sung vốn pháp định và vốn dự trữ lưu thông cho các doanh nghiệp kinh doanh ở ngành hàng mũi nhọn, các doanh nghiệp công ích, cấp bổ sung vốn lưu động định mức cho những doanh nghiệp có phương án và chiến lược kinh doanh rõ ràng ở cả tầm ngắn, trung, dài hạn. Bên cạnh đó nguồn vốn từ ngân hàng được các doanh nghiệp quan tâm nhất, Nhà nước cần tạo ra môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi để ngân hàng thực hiện được nhiệm vụ cầu nối, cung tiền tệ cho doanh nghiệp thiếu, cần vốn và thu hút vốn từ các doanh nghiệp dư thừa vốn, tránh tình trạng ứ đọng, ùn tắc vốn trong các ngân hàng thương mại khi doanh nghiệp thương mại nhà nước đói vốn. Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của ngân hàng, hạn chế thủ tục phiền hà, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay được vốn nhanh chóng, kịp thời kinh doanh, vừa phải đảm bảo an toàn vốn cho các doanh nghiệp vay. Ngân hàng cần xem xét tính toán hợp lý về thời gian và mức lãi xuất cho vay phù hợp với loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước , phù hợp với từng mặt hàng, ngành hàng và vòng chu chuyển của từng loại hàng hoá, cần nâng tỷ lệ khoản vay vốn trung và dài hạn, nhất là vốn dài hạn đối với một số mặt hàng xuất khẩu chiến lược, có thời hạn chu chuyển dài. Bên cạnh đó phải có chính sách tài trợ đối với một số mặt hàng thiết yếu, mặt hàng thực hiện chính sách xã hội thông qua hỗ trợ lãi suất vay trongmôt thời gian nhất định. Nhà nước phải tăng cường quản lý, kiểm soát tài chính doanh nghiệp bằng pháp luật, đẩy mạnh thu hồi nợ, giải quyết vấn đề thất thoát vốn, làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp thương mại nhà nước, giám sát việc thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán mới, tiến tới chế độ công khai tài chính hàng năm cảu các doanh nghiệp thương mại nhà nước. Nhà nước cho phép kiểm kê tài sản cố định, thanh lý hoặc bán đấu thầu những tài sản cố định không dùng đến, cho phép doanh nghiệp chuyển tiền thanh lý vào vốn lưu động, khắc phục tình trạng thiếu vốn, Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và văn bản pháp quy, các chế độ quy định về phương hướng tổ chức cũng như nội dung quản lý, cải tiến chế độ thu khấu hao và sử dụng lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp, hoàn thiện chế độ tài chính và công tác kế toán, hạch toán của doanh nghiệp; hoàn thiện cơ chế khoán và việc khoán cho người lao động, xác lập các hình thức thưởng phạt nghiêm minh. Cần sớm tổ chức các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, chứng khoán để các doanh nghiệp thương mại nhà nước tham gia vào và huy động vốn từ các nguồn. Tăng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong việc đặt các chi nhánh, mở các tài khoản nước ngoài để huy động được các tiềm năng về vốn và thị trường tiêu thụ. Tăng quyền tự chủ về tài chính cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước bằng các biện pháp trên nhằm điều chỉnh quá trình hoạt động kinh doanh và các mối quan hệ thương mại giuữa các doanh nghiệp đồng thời chỉ rõ trách nhiệm vật chất của các doanh nghiệp không chỉ để khuyến khích doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh mà còn đảm bảo tính hiệu quả ổn định trong kinh doanh, boả đảm an toàn và phát triển vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước. 3. Tạo lập môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước : Để đảm bảo cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước có khả năng cạnh tranh, thích ứng nhanh đối với những biến động trên thị trường trong nước và quốc tế, Nhà nước cần tạo dựng môi trường kinh doanh cả về mặt kinh tế và pháp lý. Tuy khó có thể đạt đến một môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi hoàn toàn nhưng Nhà nước có thể tạo lập mở rộng kinh doanh khá ổn định và tương đối thuận lợi thông qua việc xúc tiến xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển của các ngành, các lĩnh vực, xác dịnh định hướng chính sách. Nhà nước tiến hành bãi bỏ các chính sách, giải pháp sai lầm. Từ đó đảm bảo cho các doanh nghiệp nắm bắt các thời cơ hấp dẫn, tránh được những rủi ro do trạng thái thụ động và yếu tố bất ngờ gây nên, nhất là trong giai đoạn Việt Nam tham gia hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế khu vực và thế giới hiện nay. Vì vậy, song song với quá trình tăng cường nội lực cho các doanh nghiệp, cần phải tiếp tục đổi mới và tăng cường sự điều hành, quản lý của các ngành thương mại, của uỷ ban nhân dân các địa phương và sự phối hợp của các bộ ngành có liên quan để phát huy vai trò quản lý của Nhà nước trên các mặt dự báo, qui hoạch, kế hoạch, cung cấp thông tinvà các điều kiện cơ sở hạ tầng, qui định và hướng dẫn thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư và khuyến khích phát triển mở rộng kinh doanh , giới thiệu các mô hình quản lý và các định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến. Trước hết, cần có sự tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại. Một cơ chế phối hợp đồng bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước là vấn đề quan trọng trước hết. Cần có sự phối hợp liên ngành để hoàn thiện các văn bản về cơ chế quản lý, chính sách, biện pháp điều hành hoạt động thương mại, xử lý các vấn đề thị trường của các mặt hàng trọng điểm, hình thành các hội động nghiên cứu các vấn đề phối hợp ở tầm chiến lượcliên quan đến diễn biễn thị trường trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại đổi mới công tác kế hoạch hoá, chống lại xu hướng tự phát của thị trường , dự báo xu hướng biến động của thị trường công nghệ sản phẩm hàng hoá, thường xuyên điều chỉnh hợp lý thống nhất các chính sách kinh tế về tỷ giá hối đoái, giá cả, tín dụng xuất khẩu, hệ thống thuế, hạn ngạch xuất nhập khẩu và cải tiến thụ tục hành chính... Căn cứ vào lịch trình cắt giảm thuế quan đã được nhà nước công bố, các bộ ngành và địa phương chỉ đạo doanh nghiệp thương mại nhà nước trực thuộc xây dựng kế hoạch, giúp doanh nghiệp áp dụng các biện pháp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí kinh doanh...Trong liên doanh liên kết, hợp tác với nước ngoài các cơ quan quản lý cần xác định rõ ngành, lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên và điều kiện ưu tiên cần gọi vốn đầu tư nước ngoài, xác định những ngành sản phẩm có thể vay vốn để tự đầu tư. Cần tập trung xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về thương mại tư trung ương đến địa phương, tới địa bàn quận huyện, xây dựng nghị định về quyền hạn, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Bộ thương mại phù hợp với Luật thương mại và hoạt động thương mại và dịch vụ xã hội, làm rõ vai trò của Sở thương mại - cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương. Các cơ quan quản lý về thị trường, về xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hoá cần tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp thương mại nhà nước cũng như các thành phần kinh tế khác kinh doanh theo đúng pháp luật. Sử dụng biện pháp kinh tế là chủ yếu kết hợp với biện pháp hành chính để thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng gải và những hành vi vi phạm pháp luật thương mại. Đồng thời tích cực ban hành các tiêu chuẩn TCVN, TCN, TC, các tiêu chuẩn về phương pháp thử nhằm phát hiện nhanh hàng giả lưu thông trên thị trường. Đây là điều kiện tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước. Hai là: bên cạnh việc hoạch định các kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn, nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước, Nhà nước cần thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt, xúc tiến các quan hệ ngoại giao để tạo tiền đề cho các doanh nghiệp tham gia và thâm nhập vào thị trường quốc tế. Cần xúc tiến nhanh quá trình tham gia vào Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), các tổ chức thương mại, các khối kinh tế khu vực và quốc tế vì đây là điều kiện cần thiết để phát triển mạnh nền ngoại thương mở cửa, hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Nhà nước cần tham khảo kinh nghiệm các nước NICs trong đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu chủ lực, từ đó giải quyết phần nào khó khăn của các doanh nghiệp thương mại nhà nước về mặt hàng cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Trong thời gian trước mắt, nhà nước phải giả quyết một số vấn đề như giảm rủi ro cho doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trên thị trường Liên Bang Nga, giảm lãi suất cao và ưu đãi thuế quan đối với thị trường Nhật Bản, nâng nhóm hàng thuỷ sản Việt Nam lên nhóm I đối với thị trường EU... Vấn đề bảo hộ thị trường và các ngành hàng vẫn phải tiếp tục được duy trì nhưng chỉ trong một thời gian ngắn cho tới năm 2003 - 2006. Các doanh nghiệp thương mại nhà nước cần có sự bảo hộ để nhanh chóng đầu tư mới và hiện đại hoá các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, nhằm chuẩn bị vươn ra thị trường quốc tế. Phải tiếp tục nghiên cứu và áp dụng việc dán tem hàng nhập khẩu hạn chế luồng hàng ngoại tràn vào thị trường trong nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước phát triển. Đồng thời, nhà nước cần hạn chế việc xuất thô như mặt hàng nhựa thông, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được, đã có khả năng cạnh tranh tốt. Ba là: Nhà nước cần có khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp thương mại nhà nước trong phát triển thị trường mới, thị trường đang cần khuyến khích phát triển. Một mạng lưới các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp từ cấp chính phủ đến tỉnh thành phố phải được xây dựng để chỉ đạo việc thu mua sản phẩm hàng hoá của các ngành nông, lâm, thuỷ sản. Đặc biệt là với hàng nông sản sản xuất theo mùa vụ cần có chính sách khuyến khích bán hàng trả góp, trả chậm đối với máy móc thiết bị chế biến bảo quản của các doanh nghiệp thương mại nhà nước kinh doanh và chế biến, lập quĩ bảo hiểm thiên tai đối với những cây chủ lực, có chế độ lãi suất vay ưu đãi có thời hạn trong những thời điểm cần thiết để mua bán, dự trữ và xuất khẩu nông sản nhất là lúa gạo, trợ giá cước vận chuyển thu mua nông lâm sản miền núi... Trong hoạt động xuất khẩu, Nhà nước cần tạo tiếp tục thực hiện những chính sách, đòn bẩy kinh tế thu hút sự thi đua của các doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu như biện pháp thưởng xuất khẩu, cơ chế hoàn thuế VAT ở từng khâu, tiến hành lập Quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu. Kinh doanh hàng "tạm nhập, tái xuất" đã và đang mang lại những hiệu quả kinh tế to lớn nhưng đang gặp phải nhiềukhó khăn, đặc biệt là qui định về thời hạn tái xuất khẩu. Nhà nước cần có qui định riêng đối với loại hình kinh doanh đặc biệt này (thực chất là dịch vụ chuyển khẩu hàng hoá) được hưởng qui chế ưu đãi như đối với hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua Việt Nam. Đặc biệt, cần cho ra đời một tổ chức liên ngành để chỉ đạo điều phối hoạt động buôn bán, khắc phục những yếu kém thúc đẩy giao lưu kinh tế trên toàn tuyến biên giới và chụi trách nhiệm trước Chính phủ. Bốn là: Nhà nước cần giúp đỡ các doanh nghiệp thương mại nhà nước nắm bắt thông tin thương mại trong nước và ngoài nước một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác và nhanh nhậy nhất. Vấn đề này đặc biệt quan trọng trong thời đại bùng nổ thông tin và thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Trước hết trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều theo một chiến lược đã định trên cơ sở phân tích và lựa chọn thị trường, mặt hàng, so sánh với các đối thủ cạnh tranh và lợi thế của doanh nghiệp. Việc phân tích và lựa chọn quyết định đều dựa vào thông tin thu thập được. Các thông tin kinh tế ở cấp độ vĩ mô như: thu nhập bình quân đầu người, mức và cơ cấu chi tiêu, mức và cơ cấu chi tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ , pháp luật chính sách về thương mại. sản lượng sản xuất, các chỉ tiêu xuất nhập khẩu, các chính sách tài chính, nngân hàng, tỷ giá hối đoái... rất cần thiết với các doanh nghiệp khi xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Xây dựng hệ thống thông tin sẽ giúp cho các doanh nghiệp định hướng đúng các hoạt động của mình, giảm bớt rủi ro khi ra quyết định. Hơn nữa trong quá trình đổi mới và hội nhập này, các thông tin về động thái chính sách kinh tế thương mại của các nước trong khu vực và thế giới, các thông tin về đối tác dự định liên doanh, về tình hình thị trường các nước là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại nhà nước hoạt động xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp thương mại nhà nước qua hội chợ thương mại quốc tê tổ chức hàng năm có thể thảo luận trực tiếp với khách hàng về công nghệ chế biến, đống gói, giá cả, thị hiếu, cách tiếp thị, các dịch vụ đi kèm để bán được hàng. Có doanh nghiệp qua hội chợ mà biết được những qui định bắt buộc của cơ quan kiểm định thực phẩm và dược phẩm của Mỹ. Có doanh nghiệp lại biết được khuynh hướng tiêu thụ vải không nhàu ở thị trường EC... Cũng tương tự, đối với các tham tán thương mại trong và ngoài nước (35 tham tán Việt Nam ở nước ngoài) đã cung cấp được nhiều thông tin về hệ thống các nhà cung cấp hay phân phối thuốc ngành hàng của doanh nghiệp (mà doanh nghiệp thường phải mua thông tin này ttừ các công ty tư vấn, đầu mối ở nước ngoài). Do vậy cần tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, trung tâm thông tin thương mại để hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thu thạp và xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về thương mại, thị trường trong và ngoài nước. Có rất nhiều cách cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các doanh nghiệp như: hỗ trợ cho các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động dịch vụ trước và sau khi bán hàng, xuất bản một số ấn phẩm thông tin định kỳ, tổ chức hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước; tổ chức các đoàn khảo sát nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức các lớp đào tạo huấn luyện cập nhật các nghiệp vụ buôn bán quốc tế; tổ chức hệ thống tư vấndn trên từng ngành hàng, thị trường, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiệp vụ kinh doanh. Thực tế là ngay tại các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Pháp... không phải doanh nghiệp nào cũng đều được trực tiếp đi bán hàng, trực tiếp đi tìm hiểu thị trường vì tốn kém mà hiệu quả thường rất thấp, không kể các công ty lớn, các tập đoàn kinh doanh thường có chi nhánh văn phòng tại thị trường muốn xâm nhập. Vai trò của Chính phủ trong việc trợ giúp các doanh nghiệp tìm hiểu thị trường đẩy mạnh xuất khẩu thể hiện ở hai khâu tổ chức và kinh phí. Như ở Mỹ có hơn 60 văn phòng của Bộ thương mại và Chính phủ tại các nước (không kể văn phòng, chi nhánh của các công ty). Nhật có tổ chức xúc tiến thương mại (JETRO) là cơ quan của Chính phủ nhưng hoạt động như tổ chức phi chính phủ... Các cơ quan chuyên ngành như tài chính, thương mại ... tạo kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu . Trước nhu cầu về thông tin thương mại hiện nay, cần có tổ chức nắm bắt tận dụng và khai thác triệt để các thông tin của các tổ chức nước ngoài hiện có tại Việt Nam phục vụ cho việc xúc tiến thương mại. Ví dụ như lấy thông tin từ ICE (thương vụ Italya), STDB (Uỷ ban phát triển thương mại Singapore), KOTRA (cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc), TDC (hội đồng phát triển thương mại Hồng Kông) AMCHAM (đại diện văn phòng thương mại Mỹ), TRADEN (Uỷ ban phát triển thương mại Nui Di Lân)... Kinh phí hỗ trợ không chỉ chi cho các doanh nghiệp tìm hiểu thị trường mà còn hỗ trợ thêm cho các tham tán thương mại nước ngoài... Yêu cầu đặt ra trong tổ chức mạng lưới thông tin để xúc tiến thương mại là phải chọn lọc, khoa học, khách quan và hợp lý thông tinì mới mang lại hiệu quả cao và khả thi cho các doanh nghiệp. Trước mắt cần hỗ trợ cho một số doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế tại các nước âu, Mỹ . Bên cạnh việc hiện đại hoá, nâng cao chất lượng hệ thống thông tin phục vụ các doanh nghiệp, nhà nước cũng cần xây dựng, nâng cấp các cơ sở hạ tầng. Về cơ bản, các ngành thương mại dịch vụ chưa tác động thâm nhập vào thị trường nông thôn, miền núi được là bao vì hệ thống đừơng xá, nhà ga, phương tiện vận chuyển, kho tàng còn chưa được cải thiện. Hoạt động xuất nhập khẩuvẫn phải phụ thuộc nhiều vào hệ thống vận tải chuyên chở của nước ngoài, làm tăng đáng kể chi phí vận tải, nâng cao giá thành sản phẩm hàng hoá, giảm sức cạnh tranh; Nhà nước cần đầu tư xây dựng hệ thông sân bay, bến cảng, nhà ga, các đội xe, tàu vận tảivới đủ các thiết bị chuyên dùngcho việc bốc xếp, đo lươngd, kiểm nghiệm hàng hoá đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. III.GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP: Để mở rộng, phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại nhà nước cần có sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía nhà nước. Song nhà nước cũng chỉ có chức năng "bà đỡ", hỗ trợ ở tầm vĩ mô. Điều quan trọng cơ bản là các doanh nghiệp thương mại nhà nước phải tự thân vận động, tự bươn chải để tồn tại, thực hiện tốt các nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra , không ngừng vươn lên để phát triển ổn định. Vì vậy, những giải pháp do doanh nghiệp đề ra để phát triển kinh doanh có vai trò tích cực và quyết định nhất, đồng thời chi phối tác dụng và hiệu quả của các giải pháp từ phía nhà nước và môi trường kinh doanh. Để phát triển, nâng cao nội lực, sức cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp thương mại nhà nước cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây: 1.Xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh đồng thời lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp: Đối với các doanh nghiệp thương mại nhà nước, vấn đề chiến lược kinh doanh gần đây mới được quan tâm và nghiên cứu. Càng tiến tới thời điểm hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực Đông Nam Á, vào WTO trong tương lai, các nhà quản trị doanh nghiệp càng thấy rõviệc đưa chiến lược kinh doanh vào cuộc sống của doanh nghiệp là điều tất yếu bởi họ nhận thức được rằng, muốn tồn tại, phát triển đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước thông tinì phải sử dụng các công cụ quản trị doanh nghiệp phù hợp với môi trường kinh doanh mà nó hoạt động. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình liên tục kể từ khi xây dựng đến khi thực hiện, đánh gia, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược được xây dựng trong một thời gian tương đối dài (từ 2 cho đến 10 năm) và luôn có tư tưởng tiến công, quyết tâm giành thắng lợi trong cạnh tranh, chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nhận thức rõ mục đích, hướng đi của mình, tạo điều kiện để doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng được thời cơ kinh doanh và chủ động tìm giải pháp khắc phục vượt qua khó khăn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh tạo ra căn cứ vững chắc để doanh nghiệp đề ra chính sách, quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường , tăng cường vị thế cạnh tranh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Căn cứ vào mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược phát triển của ngành thương mại, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh trong đó xác định rõ mục tiêu phát triển và cơ cấu sản xuất kinh doanh, bạn hàng và thị trường, các nguồn lực phát triển, kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện cho từng thời kỳ. Theo đó mọi hoạt động của doanh nghiệp phải nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể của chiến lược. Từ những thàng công của nhiều công ty trên thế giới như Microsoft, Toyota, Sony và Việt Nam như Petro Việt Nam, Công ty Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam Vifon, Công ty Dệt Việt Thắng cho thấy các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng muốn tồn tại và phát triển phái có chiến lược kinh doanh, trong đó lợi thế cạnh tranh phải đươc xác định trong tất cả các bước của quá trình hình thành chiến lược. Phải phân tích chính xác cả về định tính và định lượng môi trường vĩ mô và vi mô nhất là phân tích cung cầu, áp lức cạnh tranh từ phía khách hàng, ba đối thủ dẫn đầu, những người cung ứng, những đối thủ tiềm ẩn mới, những sản phẩm thay thế, những chính sách của nhà nước trong từng giai đoạn, đảm bảo tính thực tiễn của chiến lược. Điều này cũng cho thấy, các doanh nghiệp thương mại nhà nước cần gấp rút xây dựng chiến lược tăng tốc, đổi mới thực sự toàn diện giai đoạn năm 2000 - 2006. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tiến hành rà soát lại tổng thể các mặt hàng, các nguồn lực của doanh nghiệp để chuẩn bị hội nhập. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp phải trả lời các câu hỏi: phải kinh doanh cái gì? kinh doanh như thế nào? bán cho ai? Những chi phí dự kiến? Đồng thời mỗi doanh nghiệp căn cứ vào khả năng và điều kiện hiện tại để tiến hành lựa chọn phương thức kinh doanh thích hợp, kết hợp chuyên doanh với kinh doanh tổng hợp, kinh doanh thương mại với sản xuất hàng hoá. Như vậy trong từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể, doanh nghiệp cần xây dựng phương án kinh doanh để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh. Cần xác địnhlợi thế cạnh tranh trung tâm của doanh nghiệp, những việc nào có thể đạt được tối ưu thì tập trung xây dựng phương án kinh doanh để phát triển ưu thế đó. Một phương án kinh doanh trên cơ sở phối hợp tốt các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường sẽ mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Như vậy phương án kinh doanh sẽ định hướng các hoạt động tạo ra lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu đã định của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2. Các giải pháp cho đầu vào: Trong hoạt động kinh doanh, nếu có được yếu tố đầu vào : thông tin, nguồn vốn, nguồn vật chất hàng hoá, nguồn lao động... tốt, đáp ứng nhu cầu thông tinì hoạt động đầu ra sẽ có điều kiện tiến hành thuận lợi, nâng cao được chất lượng đầu vào, các doanh nghiệp thương mại nhà nước sẽ có cơ hội thu lợi nhuận nhờ tăng doanh thu, giảm chi phí, từ đó tái đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Các biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng đầu vào cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước bao gồm: 2.1. Nâng cao hiệu quả công tác thu thập và xử lý thông tin : Các doanh nghiệp thương mại nhà nước nên tiến hành cụ thể việc thu thập thông tin thị trường và giá cả, thông tin về đối thủ cạnh tranh và các thông tin có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp, thông tin ngắn hạn cũng như dài hạn, đặc biệt là tổ chức thu thập thông tin phản hồi. Doanh nghiệp nên tiến hành thu thập ý kiến khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ để xác định đúng và chính xác các xu hướng thay đổi nhu cầu, thị hiếu. Cần tìm ra những thông tin giải đáp những câu hỏi về tình hình thị trường trong và ngoài nước, chú trọng vào những thị trường có xu hướng mở, đang kỳ tăng trưởng. Vấn đề nghiên cứu đối thủ cạnh tranh phải được quan tâm hơn nữa bởi hiện nay các doanh nghiệp thương mại nhà nước phải đương đầu với cạnh tranh và gặp không ít khó khăn. Do vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp thương mại nhà nước không thể không nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, biết lợi dụng điểm yếu của họ và khuyếch đại điểm mạnh của mình. Các doanh nghiệp thương mại nhà nước cũng phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu hàng hoá, nghiên cứu và đánh giá khả năng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, nghiên cứu chất lượng hàng hoá, năng lực cạnh tranh của hàng hoá, mẫu mã bao bì kèm theo. Khi đã có tư liệu về thị trường, các doanh nghiệp cần xem xét phân tích xem hàng hoá của mình có phù hợp với nhu cầu thị trường hay không. Nếu hàng hoá đó đã phù hợp rồi thì cần nâng cao chất lượng lên thông qua lựa chọn nhà sản xuất, nếu chưa phù hợp thì nhất thiết phải đổi mới hàng hoá. Nghiên cứu giá cả cũng có ý nghĩa quan trọng giúp nhà kinh doanh gắn kết doanh nghiệp với thị trường. Qua nhiều giá cả của các thị trường hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh, quan hệ tỷ giá giữa các loại hàng hoá, các vùng giá cả trên thị trường Việt Nam và thế giới sẽ giúp doanh nghiệp rút ra những kết luận cần thiết khi định giá hàng hoá sao cho doanh nghiệp vừa bán được hàng vừa thu được lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp cần chấn chỉnh và tăng cường hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, tăng cường kỉ luật báo cáo thông tin từ dưới lên. Đồng thời phải đầu tư vi tính hoá hệ thống thông tin, lập ngân quỹ riêng cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin. 2.2. Giải pháp về vốn: Trên cơ sở phương án kinh doanh đã chọn, các doanh nghiệp thương mại nhà nước cần lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn. Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, bất kỳ một doanh nghiệp quốc doanh nào cũng cần huy động những nguồn vốn bổ sung nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh và mở rộng qui mô hoặc đầu tư chiều sâu. các nguồn vốn bao gồm: nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung, vay ngân hàng, vay đối tượng bên ngoài, phát hành cổ phiếu, cổ phần tham gia thị trường chứng khoán, liên doanh... Các doanh nghiệp cần phải đẩy nhanh việc cổ phần hoá thông qua đó huy động đa dạng các nguồn vốn, đẩy mạnh hoạt động liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác, nhất là với doanh nghiệp nước ngoài để thu hút cũng như tiếp thu được công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý của họ. Việc lựa chọn nguồn vốn nào vào đầu tư hoạt động kinh doanh là rất quan trọng cần phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Nếu đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng qui mô kinh doanh thì trước hết cần huy động nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung thì lợi nhuận để lại, lấy từ quĩ phát triển sản xuất kinh doanh , phần còn lại vay tín dụng Nhà nước , vay ngân hàng, liên doanh... nhu cầu cần bổ sung vốn lưu động trước hết doanh nghiệp cần phải sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các qui theo các mục đích đã định nhưng chưa sử dụng, lợi nhuận để lại, các khoản phải trả, phải thu nhưng chưa đến kỳ hạn... Các doanh nghiệp cần nghiên cứu sử dụng vốn cố định - phần vốn lâu nay bị bỏ phí chưa sử dụng đến, và nghiên cứu cơ chế sử dụng vốn đảm bảo khâu dự trữ trong lưu thông. Sau đó có thể các doanh nghiệp thương mại nhà nước nên chú trọng mở rộng và phát triển mạng lưới đại lý cho các doanh nghiệp trên khắp cả nước: Thành thị - nông thôn - miền núi, vùng sâu, vùng xa. Khắc phục được tình trạng mua đi bán lại nhiều lần dẫn đến tăng giá, vừa tiết kiệm dược vốn lưu động ứng trước, tăng nhanh được vòng quay của vốn. 2.3. Tăng cường liên kết kinh tế : + Để cạnh tranh , ở hầu hết các nước trên thế giới, các doanh nghiệp đều liên kết với nhau dưới hình thức "hiệp hội" - là một hình thức liên kết dọc theo ngành bao gồm các nhà sản xuất và tiêu thụ theo ngành đó. Liên kết kinh tế giữa các nhà sản xuất và thương mại có tác dụng thiết thực đối với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp . Dù dưới hìng thức liên kết nào thì kết quả chung đều là có sự ổn định của "đầu vào"đồng thời lại khai thông được "đầu ra" một cách nhanh chóng. Liên kết giữa nhà sản xuất và thương mại đã xoá đi hiện tượng tranh mua, tranh bán làm đội giá lên mức không đáng có trên thị trường trong nước và làm dìm giá ở thị trường ngoài nước, đồng thời làm cho nhà sản xuất ngày càng đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước .Vì đây là hình thức quan trọng giúp các doanh nghiệp thương mại nhà nước tạo được nguồn hàng cũng như nguồn tiêu thụ ổn định, nâng cao được uy tín kinh doanh . Đây là hướng chuyển từ chuyên môn hoá kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp thương mại nhà nước sang kinh doanh thương mại và khai thác chế biến sản phẩm, hay tạo điều kiện sát nhập các doanh nghiệp thương mại nhà nước vào các doanh nghiệp sản xuất thành các tổng công ty hiện nay. +Các doanh nghiệp thương mại nhà nước cũng có thể tạo mối liên kết với các doanh nghiệp qui mô nhỏ hơn cùng ngành hàng kinh doanh để đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế , xây dựng một mạng lưới lưu thông hàng hoá cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước, giữ vững vai trò chủ đạocủa kinh tế nhà nước . Trong mối liên kết này, các doanh nghiệp thương mại nhà nước cần chú trọng kết hợp với hợp tác xã thương mại để tạo nguồn thu mua những hàng nông lâm, hàng thủ công mỹ nghệ đảm bảo chi phối bán buôn, nâng cao tỷ lệ bán lẻ trên thị trường , đặc biệt là các thị trường nông thôn, miền núi nơi còn rất thiếu hàng. Các doanh nghiệp cần coi xây dựng hệ thống đại lý mua bán là phương thức quan trọng để mở rộng thị trường. Từ đó phát huy tính tích cực của các thành phần kinh tế trong lĩnh vực thương mại. +Với điều kiện có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện thiết bị quản lý hiện đại, đội ngũ cán bộ điều hành đủ năng lực và có trình độ cao thì các doanh nghiệp thương mại nhà nước có thể chuyển từ hình thức liên kết ngành dọc thành những tập đoàn đa dạng hoá hình thức hoạt động theo hướng lên kết các doanh nghiệp thương mại vào trong tập đoàn, cùng nhau hùn vốn thành lập công ty tài chính đầu tư, tiến hành sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình thông qua tiềm lực phối hợp của cả tập đoàn và sự phát triển của tập đoàn. 2.4. Không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên: + Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp luôn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính họ là người đưa ra và thực hiện các quyết định kinh doanh. Một đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, luôn học hỏi, có nỗ lực, có nhiệt tình cao trong doanh nghiệp là sự bảo đảm cho sự thành công của doanh nghiệp. + Trong doanh nghiệp, nhà quản trị phải thực hiện các chức năng: từ xây dựng mục tiêu , chiến lược , tổ chức các nguồn lực doanh nghiệp , xây dựng bộ máy quản lý, tác nghiệp, đến bố trí sử dụng nhân sự, đôn đốc thúc đẩy kiểm soát các hoạt động, ngoài ra nhà quản trị còn nghiên cứu các yếu tố môi trường, theo dõi, dự báo các biến động, thay đổi có thể, nhằm hạn chế những tổn thất, thiệt hại cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân của những doanh nghiệp kinh doanh yếu kém và thua lỗ chủ yếu là do hạn chế trong trình độ của nhà quản lý. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện cho các nhà quản lý doanh nghiệp tham gia các khoá học đào tạo và bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh hiện đại. Nhà quản lý cần không ngừng học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của các doanh nghiệp quản lý thành công cả trong và ngoài nước, đồng thời phải tu dưỡng phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp phát triển toàn diện các phẩm chất cần có của người cán bộ quản lý trong thời kinh tế thị trường. Các nhà qunả lý cần phải trau dồi năng lực trình độ, tầm hiểu biết về thông lệ quốc tế, về trình độ kỹ thuật, về ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ ngoại thương và các lĩnh vực kinh tế đối ngoại khác. + Đối với người lao động, là thành phần trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh nên họ trực tiếp làm ra của cải, kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp . Do vậy phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, đưa ra những ý kiến đóng góp, kích thích tinh thần sáng tạo và tích cực trong công việc bằng các hình thức khuyến khích vật cháat và tinh thần, xây dựng bầu không khí trong lao động để gắn bó người lao động với doanh nghiệp. + Trong đội ngũ người lao động, các doanh nghiệp thương mại nhà nước cần đặc biệt chú ý huấn luyệnlực lượng bán hàng. Đây là công tác có hiệu quả tức thời mà các doanh nghiệp cần tiến hành trong thời gian sớm nhất. Tuỳ theo doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá có tính phức tạp hay giản đơn việc huấn luyện bán hàng dài hay ngắn. Chẳng hạn như công ty IBM chỉ đề những người mới tuyển làm việc độc lập sau 2 năm huấn luyện và tập sự. Mỗi năm công ty còn dành 15% thời gian để huấn luyện bổ sung. Những người bán hàng lâu năm vẫn phải được cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm , các chính sách của công ty, các biện pháp đối phó của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh ... thông qua các cuộc họp tổng kết từng kỳ hoặc thông báo bằng văn bản, hay do giám đốc kinh doanh trực tiếp phổ biến. Các nhân viên mới được tuyển chọn phải trải qua một quá trình huấn luyện về nghiệp vụ chào bán hàng của doanh nghiệp theo một nội dung được chuẩn bị nghiêm túc bởi các giám đốc kinh doanh. Những việc này dù tiêu tốn nhiều thời gian và kinh phí nhưng có hiệu quả lâu dài nâng cao nội lực doanh nghiệp và khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. 3.Đổi mới quản lý kinh doanh: 3.1. Hình thành và phát triển các hình thức kinh doanh mới: Việc phát triển các hình thức kinh doanh mới là nhằm nâng cao doanh thu , tận dụng khai thác các cơ hội và nguồn lực sẵn có trong kinh doanh. Các doanh nghiệp thương mại nhà nước có thể phát triển kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê những thiết bị chưa sử dụng hết công suất, chưa hết thời gian khấu hao, cung cấp các thiết bị chuyên dùng cho các doanh nghiệp khác hoặc có thể cung cấp các thiết bị tư vấn ngành hàng và về các đối tác quốc tế. Các doanh nghiệp có thể tăng xuất khẩu vô hình bằng cách phát triển các dịch vụ quốc tế có thu ngoại tệ như tái xuất các sản phẩm nước ngoài, thực hiện các dịch vụ kho vận, cung cấp thông tin và quảng cáo cho các doanh nghiệp nước ngoài. 3.2. Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh : Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanhlà đảm bảo cho quá trình đã được vận hành thông suốt đều đặn , nhịp nhàng giữa các khâu ký hợp đồng mua vào, thanh toán, dự trữ tiêu thụ... đảm bảo ăn khớp chặt chẽ giưã các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng tốt, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Các biện pháp quản lý điều hành sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế tối đa tình trạng ứ động vật tư hàng hoá, sản phẩm kém chất lượng không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, gây lãng phí và làm chậm tốc độ luân chuyển của vốn. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải tăng cường quản lý từng yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tổ chức tốt công tác kiểm tra đánh giá và phân tích kinh doanh. + Quản lý tài sản cố định, vốn cố định: Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định, sử dụng triệt để diện tích sản xuất kinh doanh. Sử lý rứt điểm các tài sản không dùng, hư hỏng thanh lý nhằm thu hồi vốn cố định chưa sử dụng vào luân chuyển, bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh. Xây dựng và chấp hành tốt các nội qui, quy chế sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định, xây dựng các chế độ thưởng phạt nghiêm minh nhằm nâng cao trách nhiệm vât chất trong việc sử dụng tài sản cố định. Thường xuyên quan tâm đến việc bảo toàn vốn cố định, quản lý chặt chẽ tài sản cố định về mặt hiện vật không đổ nát hư hỏng. Tài sản cố định trước thời hạn khấu hao, hàng năm phải lập kế hoạch khấu hao theo tỷ lệ của Nhà nước qui định và điều chỉnh kịp thời giá trị tài sản cố định khi có trượt giá để tính đúng, tính đủ vào giá thành sản phẩm hàng hoá. + Quản lý vốn lưu động: Trong một doanh nghiệp thương mại thì vốn lưu động chiếm tỷ lệ khá lớn (70 - 80%) trong tài sản của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động phụ thuộc vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ quay vòng của vốn lưu động. Do vậy doanh nghiệp cần tăng cường các biện pháp quản lý tài sản lưu động, vốn lưu động. Xác định vốn lưu động cần thiết cho từng kỳ sản xuất kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu xác định không đúng nhu cầu sẽ dẫn đến tình trạng hoặc là thiếu vốn làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ hoặc là huy động thừa vốn dẫn đến lãng phí và làm chậm tốc độ lưu chuyển vốn. Tổ chức tốt quá trình lao động, tăng cường kỷ luật và các qui định kiểm tra, kiểm nghiệm sản phẩm bằng các hình thức vật chất thông qua tiền lương, tiền thưởng động viên cán bộ, công nhân viên, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí tiền lương. + Xây dựng tốt mối quan hệ với bạn hàng nhằm củng cố uy tín trên thương trường. Tổ chức tốt quá trình thanh toán và giảm các khoản nợ đến hạn chưa đòi được, tránh tình trạng công nợ dây dưa, không có khả năng thanh toán. + Tổ chức công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh tế : Qua các số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, doanh nghiệp thường xuyên nắm được vốn hiện có cả về giá trị và hiện vật, nguồn hình thành và cả sự biến động tăng giảm trong kỳ, hình thành và khả năng thanh toán,... nhờ đó các doanh nghiệp đề ra các giải pháp đúng đắn xử lý kịp thời các vấn đề tài chính nhằm bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Vì vậy, Tổ chức công tác kế toán tốt ở doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý điều tra, kiểm soát quá trình kinh doanh sử dụng các loại vốn đạt hiệu quả cao từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống kế toán là hệ thống thông tin thực hiện các số liệu kết toán, tự nó chưa thể chỉ ra các biện pháp cần thiết để tăng cường quản lý vốn sản xuất kinh doanh. Vì vậy, định kỳ các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh, đánh giá từng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh trong kỳ. Từ đó tìm ra các nguyên nhân và có các biện pháp khắc phục kịp thời. 3.3.Hiện đại hoá hoạt động thương mại và văn minh thương nghiệp: Trong điều kiện bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, việc mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh và cải tiến công tác quản lý bán hàng sẽ tạo ra một lợi thế so sánh cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước. Hiện đại hoá doanh nghiệp thương mại nhà nước, bắt đầu từ việc xây dựng các mô hình kinh doanh hiện đại phải được đặt ra như một yêu cầu thực tiễnnhằm tăng cường khả năng cạnh tranh. Điều đó cũng giúp cho các doanh nghiệp bảo đảm được sức phát triển khi một bộ phận dân cư đang giầu lên tham gia vào thị trường với nhu cầu về hàng hoá có chất lượng cao hơn. Kinh doanh thương mại hiện đại không chỉ thể hiện ở cơ sở vật chất kỹ thuật, các cửa hàng bán hàng tự chọn, các siêu thị lớn nhỏ, các trung tâm thương mại... mà chủ yếu thể hiện ở công nghệ quản lý, phương thức kinh doanh, tính hiện đại văn minh của hàng hoá. Trước hết, các doanh nghiệp thương mại nhà nước cần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để rút ngắn chu kỳ sản xuất chế biến và hoàn thiện sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nâng cao năng suất lao động tạo ra sản phẩm mới hợp thị hiếu và chất lượng cao theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế (ISO-9000, ISO- 9002). Hơn nữa, các doanh nghiệp cần nâng cao trình đọ văn minh thương mại, thể hiện ở phong cách giao tiếp để mời gọi, chiều lòng khách hàng, giữ chữ tín để làm ăn lâu dài, thực hiện các dịch vụ khách hàng trước, trong và sau khi bán hàng. Các hình thức quảng cáo, khuyến mại, chào hàng tại nhà, biếu trước cho sử dụng rồi mới mua sau, bán hàng kèm quà tặng nhỏ, tăng khối lượng mà không tăng giá bán, quay số mở thưởng trong một đợt bán hàng khuyến mãi... là những thủ thuật của người bán hàng, hay nói cách khác là những nghệ thuật tiếp thị cũng là một khía cạnh của văn minh thương mại. Việc khai thác các dịch vụ phục vụ khách hàng hiện nay mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước. Có thể nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại sản phẩm thậm chí cùng một nhãn hiệu của cùng một cơ sở sản xuất thì phần dịch vụ khách hàng sẽ là phần riêng có do doanh nghiệp thương mại tạo ra, mang một bản sắc riêng. Nếu tổ chức các dịch vụ tối ưu, đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh sẽ nâng cao hiệu quả của mặt hàng, đồng thời dễ dàng thay đổi các dịch vụ theo nhu cầu làm nâng cao khả năng cơ bản của cạnh tranh và tạo lập uy tín cho doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp thương mại nhà nước đã vươn lên cung cấp các dịch vụ lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, giao hàng tin cậy, dịch vụ tín dụng... nhưng mới chỉ mang tính chất giải quyết tình thế theo sự đòi hởi của nhu cầu thị trường, giá cả dịch vụ còn cao chưa mang tính cạnh tranh. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải thiết kế quá trình dịch vụ, qui định nội dung dịch vụ sao cho tối ưu nhất, đồng thời thường xuyên thẩm định mức độ phù hợp của dịch vụ so với nhu cầu và hiệu quả kinh doanh của quá trình dịch vụ, giảm bớt chi phí, duy trì những dịch vụ tối ưu nhất phục vụ nhu cầu thị trường. KẾT LUẬN Trong quá trình chuyến đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường cần khẳng định vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước, Trong lĩnh vực phân phối lưu thông còn phải kể đến vai trò to lớn của các doanh nghiệp thương mại nhà nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của thương nghiệp, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ : "Phát triển thương nghiệp đẩy lưu thông hàng hoá thông suốt dễ dàng trong cả nước, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thương nghiệp quốc doanh được củng cố và phát triển trong những ngành hàng thiết yếu đối với sản xuất và đời sống, trước hết là ở địa bàn còn bỏ trống, nắm bán buôn chi phối bán lẻ. Từng bước tổ chức hợp tác xã mua bán và mạng lưới đại lý để cùng thương nghiệp quốc doanh đủ sức ngăn giữ những biến động bất thường, ổn định thị trường giá cả..." Để thực hiện được tư tưởng chỉ đạo đó, các doanh nghiệp thương mại nhà nước càng cần thiết phải mở rộng phát triển kinh doanh, coi đây là yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Thời gian qua, các doanh nghiệp thương mại nhà nước đã không ngừng cải tiến phương thức kinh doanh, mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ... Tuy nhiên, các doanh nghiệp thương mại nhà nước còn bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn về vốn, quản lý sử dụng vốn, vấn đề cạnh tranh, vấn đề đội ngũ cán bộ và lao động ... Điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách cho những nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô cũng như các cán bộ cấp doanh nghiệp làm thế nào để mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và giữ vững vai trò chủ đạo của doanh nghiệp thương mại nhà nước. Trên đây là một số đề xuất về các giải pháp nhằm mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước. Để hoàn thành đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn có sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS - TS Đặng Đình Đào. Hy vọng những ý kiến đề xuất trong đề tài sẽ có giá trị thực tiễn giúp các doanh nghiệp thương mại nhà nước phát triển hoạt động kinh doanh của mình và hướng tơí mục tiêu phát triển bền vững. Trong điều kiện hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong có sự cảm thông và những ý kiến đóng góp quí báu để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài cũng như sự hiểu biết của mình./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình kinh tế thương mại - trường đại học Kinh tế quốc dân. 2. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại - trường đại học Kinh tế quốc dân. 3. Giáo trình Cẩm nang thương mại dịch vụ - trường đại học Kinh tế quốc dân. 4. Nghị quyết 12/ BCT khoá VII. 5. Báo cáo tổng kết năm 1998 - Bộ thương mại . 6. Tạp chí thương mại các năm 1996, 1997, 1998, 1999. 7. Tạp chí Kinh tế dự báo các năm 1998, 1999. 8.Tạp chí Kinh tế phát triển các năm 1998, 1999 9. Các tạp chí khác MỤC LỤC Lời mở đầu ______________________________________________________1 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI I. BẢN CHẤT CỦA KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1.Bản chất kinh doanh thương mại ____________________________________3 2.Nội dung của kinh doanh thương mại_________________________________4 II. DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm và các loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước____________________9 2. Vai trò của doanh nghiệp thương mại nhà nước trong nền kinh tế ________10 3.chức năng của doanh nghiệp thương mại nhà nước ____________________13 III.Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC_____________15 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY I.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC 1.Tổng quan về hoạt động thương mại nước ta hiện nay__________________17 2.Thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước______18 II. NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC 1.Những nguyên nhân rút ra ________________________________________29 2.Một số kinh nghiệm bước đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước ______________________________31 CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC 1. Mục tiêu đổi mới và phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước______33 2. Phương hướng phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước_____________33 II. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN TỪ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, sắp sếp lại hệ thống doanh nghiệp thương mại nhà nước_______________________________________________35 2. Tiếp tục đổi mới chính sách quản lý Nhà nước đi đôi với nâng cao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước_________________37 3. Tạo lập môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước_________39 III.GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP 1.Xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh đồng thời lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp _____________________________________43 2. Các giải pháp cho đầu vào ________________________________________45 3.Đổi mới quản lý kinh doanh _______________________________________49 Kết luận _______________________________________________________53 Tài liệu tham khảo _____________________________________________54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0723.doc
Tài liệu liên quan