Khuyến nông là chiếc cầu nối giữa khoa học và người nông dân, vừa là người phản hồi các kinh ngiệm, các nhu cầu đòi hỏi và đánh giá các kỹ thuật mới từ người nông dân tới các nhà khoa học, vừa là người chuyển tải hoặc cải tiến các kỹ thuật mới sao cho phù hợp để nông dân có thể áp dụng được.
Vai trò đối với nhà nước:
Khuyến nông là một trong những tổ chức giúp nhà nước thực hiện các chính sách, chiến lược phát triển nông thôn và nông dân.
Vận động nông dân tiếp thu và thực hiện chính sách của nhà nước.
Trực tiếp hoặc góp phần cung cấp thông tin về những nhu cầu và nguyện vọng của nông dân đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch định, cải tiến để có được các chính sách phù hợ.
91 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, điều kiện đường xá khó khăn nên thông tin đến nhiều khi chậm, hoặc công tác thông tin tuyên truyền ở xã không được coi trọng dẫn đến hiệu quả truyền đạt thông tin không cao. Trực trạng này đòi hỏi trung tâm cần quan tâm hơn nữa đăc biệt là về kinh phí nhằm hỗ trợ cho hoạt động thông tin tuyên truyền ở tận các xã này về cơ sở vật chất, phương tiện thông tin, phụ cấp cho KNV để họ tích cực hơn nữa trong việc truyền đạt lại những thông tin khuyến nông tới nông dân.
3.2. Thực trạng và kết quả hoạt động tập huấn kỹ thuật.
Đào tạo tập huấn kỹ thuật cũng là một hoạt động chính của trung tâm khuyến nông khuyến ngư Bắc Giang trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Các đợt tập huấn được tổ chức theo chương trình khuyến nông mới. Mỗi khi chuẩn bị chuẩn bị đưa kỹ thuật mới vào sản xuất, Trung tâm phối hợp với các cơ quan có liên quan đê xây dựng kế hoạch thực hiện trong đó có kế hoạch tập huấn. Đồng thời trung tâm cũng kết hợp với các Trạm khuyến nông, các KNV tại xã thông tin về việc tập huấn cho bà con bao gồm thời gian, địa điểm, nội dung tập huấn để những nông dân có nhu cầu có thể đăng ký học. Ngoài ra lớp tập huấn còn được mở theo ý kiến đề xuất của nông dân khi họ có nhu cầu trang bị kiến thức về kỹ thuật sản xuất trong lĩnh vực nào đó mà họ quan tâm.
Xác định được tầm quan trọng của việc đào tạo tâp huấn kỹ thuật cho nông dân, trung tâm đã mở được nhiều các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân. Kết quả tập huấn qua 3 năm của trung tâm được thể hiện qua biểu sau:
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
So sánh
2006
2007
2008
07/06
08/07
Bình quân
1. tổng số lớp tập huấn
Lớp
1860
1930
1930
103,76
100
101,88
2. trồng trọt
Lớp
930
978
978
105,16
100
102,58
3. chăn nuôi
Lớp
744
763
758
102,55
100
101,28
4. lâm nghiệp
Lớp
186
189
194
101,97
100
100,99
5. thủy sản
6. tổng số người tham gia
Nghìn lượt
người
168
186
166
110,7
89,23
99,965
7. Bình quân số người tham gia/lớp
Người
91
97
86
_
_
_
Biêu 8: kết quả tập huấn kỹ thuật qua 3 năm (2006-2008)
Qua biểu cho thấy số lớp tập huấn có sự biến động lớn trong năm 2007 với số lớp tập huấn tăng vọt từ 1860 (2006) lên 1930 (2007) tăng 3, 76% và số người tham gia tập huấn cũng tăng cao từ 168000 lượt người (2006) lên 186000 lượt người (2007) tăng 10,7%. Chứng tỏ nhu cầu tập huấn kỹ thuật rất lớn. Nhưng đến năm 2008 số lớp tập huấn không tăng lên nhưng số lượng người tham gia tập huấn lại giảm xuống còn 166000 lượt người, giảm 10,73 % so với năm 2007.
Bình quân số người trên mỗi lớp tập huấn cao: từ 86-91 người/lớp. Con số này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giảng dạy và học tại các lớp tập huấn.
Mặt khác phần lớn các lớp tập huấn được mở theo phương pháp hỗ trợ hoàn toàn kinh phí và dụng cụ học tập cho người dân, vì thế một số người tham gia học tập với ý thức không cao, dẫn đến kết quả mang lại không được tốt. Chính vì vậy, trung tâm đã có sự điều chỉnh, mặc dù năm 2008 số người tham gia giảm nhiều nhưng số lớp tập huấn vẫn không giảm đi do đó đã giảm số người/lớp xuống còn 86 người/lớp trong đó năm 2007 là 97 người/lớp; 2006 là 91 người/lớp để giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của người dân, để họ thấy được những cuộc tập huấn như vậy là rất hữu ích. Tuy nhiên, con số này vẫn còn cao đòi hỏi trung tâm cần mở thêm nhiều lớp hơn nữa. Để thực hiện được điều này trung tâm luôn gặp phải trở ngại về kinh phí cho hoạt động này.
Hoạt động tập huấn diễn trên các lĩnh vực nông nghiệp trừ lĩnh vực thủy sản, đây là lĩnh vực chưa được phát triển ở Bắc Giang cho đến tận đầu năm 2009, phòng khuyến ngư mới được thành lập riêng ra ở trung tâm khuyến nông của tỉnh, và chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Các lớp tập huấn về nội dung trồng trọt chiếm khoảng 50% tổng số lớp, chăn nuôi khoảng 40% và lâm nghiệp chỉ khoảng 10%. Trong đó các lớp trồng trọt có xu hướng tăng nhiều hơn so với các lớp chăn nuôi và lâm nghiệp. So với năm 2006, số lớp trồng trọt và chăn nuôi, lâm nghiệp năm 2007 tăng nhanh lần lượt là 5,16% và 2,55% và 1,97%, nhưng đến năm 2008 thì lại không tăng thêm lớp nào trong khi số lượng người tham gia lại giảm nhiều. Điều này chứng tỏ việc mở các lớp tập huấn như vậy đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đối với bà con nông dân.
Việc lựa chọn thời gian, địa điểm đào tạo tập huấn cũng được trung tâm cân nhắc kỹ lưỡng sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con có thể tham gia được khóa học. Trước khi tiến hành xây dựng mô hình rau an toàn tại 2 xã Thái Đào và Tiên Lục thuộc huyện Lạng Giang, trung tâm phối hợp với Tram khuyến nông huyện Lạng Giang và cán bộ khuyến nông tại 2 xã đó để tiến hành lựa chọn địa điểm, thời gian tập huấn tại 2 xã đó. Địa điểm tập huấn trước tiên phải thuận tiện cho việc đi lại của người dân, đồng thời phải đảm bảo đủ rộng để mọi người ngồi học thoải mái (điều này phải căn cứ vào số người tham gia tập huấn ở xã). Thời gian tập huấn làm sao ít ảnh hưởng nhất tới việc sản xuất, sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng của người dân trong xã đó để người dân có thể tham gia được đầy đủ. Sau khi đã cân nhắc kỹ các yếu tố đó, địa điểm tập huấn mới được xác định. Từ đó, trung tâm bố trí số lượng cán bộ kỹ thuật cũng như chuẩn bị các tài liệu cần thiết phục vụ cho giảng dạy và học tập của học viên.
Nhìn chung, công tác chuẩn bị tập huấn kỹ thuật về địa điểm, thời gian, cũng như nhân lực cho tập huấn tương đối hợp lý. Tuy nhiên, vẫn còn có người chưa thể tham gia do nhiều yếu tố cá nhân khác nhau. Nhưng phần lớn các học viên đều tham gia được đầy đủ.
Chất lượng của buổi tập huấn cũng phụ thuộc vào năng lực của cán bộ khuyến nông giảng dạy môn đó. Hầu hết các cán bộ giảng dạy đã được tập huấn kỹ lưỡng về vấn đề mà họ giảng dạy nhưng do trong quá trình tập huấn, nhiều người dân lại hỏi những vấn đề thuộc lĩnh vực khác mà không phải chuyên ngành đào tạo của họ nên đôi khi chưa thỏa mãn nhu cầu học hỏi hiểu biết của người dân. Do đó, trung tâm cũng cần tổ chức các lớp đào tạo tập huấn ngoài chuyên môn cho các cán bộ khuyến nông để nâng cao hiệu quả tập huấn.
Dung lượng nội dung cần truyền tải trong một đợt tập huấn thường kết hợp giải quyết 3 đến 4 vấn đề cùng lúc nên đã tạo áp lực lớn đối với cả người giảng và người học cũng dẫn đến hiệu quả tập huấn không cao.
3.3. Thực trạng và kết quả hoạt động xây dựng mô hình trình diễn
Xây dựng mô hình là nội dung hoạt động quan trọng trong công tác khuyến nông của tỉnh, giúp cho nông dân nhìn thấy kết quả thực tế của khoa học kỹ thuật, từ đó áp dụng mở rộng trong sản xuất. Do đó hoạt động xây dựng xây dựng mô hình luôn được coi trọng. Nội dung xây dựng mô hình trình diễn thường bao gồm các bước sau:
- trung tâm khuyến nông tỉnh tiếp nhận các chương trình,dự án chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới từ các Viện, trung tâm KNKN Quốc Gia đưa về các Huyện, các xã và dự quyết kinh phí cho chương trình, dự án cho các huyện, xã thực hiện xây dựng mô hình.
- Cán bộ trung tâm tỉnh kết hợp với cán bộ KN huyện, xã tiến hành khảo sát hiện trường và đề xuất mô hình trình diễn, chọn điêm, chọn hộ nông dân thực hiện (khảo sát điều kiện đất đai, tập quán và trình độ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất của vùng, khả năng và trình độ thực hiện của nông dân, chọn vị trí xây dựng mô hình, chọn người trực tiếp xây dựng mô hình,..)
- Lập kế hoạch trình diễn mô hình: bao gồm mục tiêu xây dựng mô hình, xây dựng nội dung trình diễn, quy mô mô hình trình diễn, dự toán kinh phí dựa theo thiết kế mô hình để tránh lãng phí, xây dựng quy trình kỹ thuật sao phù hợp với điều kiện tự nhiên.
- Tập huấn kỹ thuật cho cán bộ KN huyện, xã, thôn bản, nông dân tham gia xây dựng mô hình.
- Cán bộ KN triển khai giám sát và hướng dẫn kỹ thuật cho KN viên và nông dân, yêu cầu các KNV và nông đan tham gia ghi chép đầy đủ những việc đã làm, những thay đổi của mô hình rõ ràng.
- Hội nghị đầu bờ và tổng kết đánh giá để nhân rộng ra diện rộng.
Trong những năm qua trung tâm khuyến nông tỉnh đã xây dựng được rât nhiều mô hình trình diễn. Kết quả được thể hiện ở biểu sau:
Biểu : kết quả xây dựng mô hình trình diễn qua 3 năm (2006-2008)
Tên mô hình
Số mô hình
Tỉ lệ (%)
Tổng số
428
100
1. trồng trọt
229
53,50
- lúa
112
26,16
- lạc
27
6,31
- rau chế biến
9
2,10
- phòng trừ sâu bệnh hại vải
19
4,44
- trồng nhãn muôn
10
2,34
- nấm ăn
8
1,87
- khoai tây đông
22
5,14
- đậu tương
22
5,14
2. chăn nuôi
162
37,85
- cải tạo đàn bò
24
5,60
- bò thương phẩm
25
5,84
- vỗ béo bò thịt
37
8,64
- nuôi thỏ
9
2,10
- gà an toàn sinh học
36
8,41
- lợn móng cái
31
7,24
3. khuyến lâm
37
8,64
- trồng rừng kinh tế
16
3,74
- trồng rừng
21
4,9
4. khuyến ngư
0
Biểu 9: kết quả xây dựng mô hình trình diễn của 3 năm (2006-2008)
Như vậy trong 3 năm qua, trung tâm khuyến nông tỉnh đã phối hợp với các Trạm khuyến nông các huyện và KNV các xã đã xây dựng được 428 mô hình trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp, riêng thủy sản trong 3 năm này chưa triển khai thực hiện mô hình nào. Trong đó số mô hình trồng trọt là 229 mô hình chiếm 53,5% tổng số mô hình xây dựng, chăn nuôi là 162 mô hình chiếm 37,85%, lâm nghiệp 37 mô hình chiếm 8,64%.
Trong trồng trọt, các mô hình đa dạng với nhiều loại cây trồng khác nhau, từ lúa, lạc, rau, các loại cây ăn quả, mỗi loại lại có nhiều giống khac nhau liên tiếp được trung tâm lựa chọn để xây dựng mô hình nhằm đánh giá khả năng đưa ra diện rộng, giúp bà con có được những giống cây trồng tốt để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Số mô hình lúa chiếm tỉ lệ rất lớn với 112 trên tổng số 229 mô hình, chiếm gần 50% tổng số mô hình trồng trọt với các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt như các giống ĐB5, ĐB6, N46, LT2. Tiếp đến là các mô hình đưa các giống lạc mới có chất lượng và năng suất cao, khả năng chịu bệnh tốt như là L14, L23,
Các mô hình chăn nuôi được thực hiện nhiều đối với các con như gà, bò, lợn cũng chiếm tỷ lệ khá lớn như các mô hình nuôi gà an toàn sinh học, cải tạo đàn bò , vỗ béo bò thịt, lợn Móng Cái với tỉ lệ lần lượt là 8,41%; 8,64%; 5,6%; 7,24% trong trong tổng số mô hình của Tỉnh .
Các mô hình khuyến lâm chiểm tỉ lệ ít với 8,64 % với 2 chương trình trồng rừng kinh tế và trồng rừng.
Một số kết quả xây dựng mô hình đã có kết quả cao được đưa ra diện rộng như là:
Mô hình cây lúa: Triển khai với quy mô 111,4 ha tại 10 huyện bằng các giống ĐB5, ĐB6, N46 và LT2. Đây là các giống lúa mới có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt trong đó:
- Giống lúa ĐB5, ĐB6 qua sản xuất 2 năm cho thấy là giống có thời gian sinh trưởng ngắn, có kh năng chống chịu sâu bệnh khá, chống đổ tốt, gạo trong, cơm ngon, năng suất cao, bình quân đạt 60-65 tạ/ha, phù hợp với cơ cấu xuân muộn và mùa sớm. Đến nay 2 giống lúa này đã được các địa phưng mở rộng diện tích.
- Giống lúa N46, LT2 là 2 giống lúa chất lượng qua kết quả sản xuất cho thấy khả năng chống chịu sâu bệnh khá, chống đổ tốt, gạo ngon, năng suất của N46, LT2 đạt từ 55-60 tạ/ha tương đương với giống Khang dân, nhưng chất lượng gạo của 2 giống này cao hơn hẳn giống Khang dân, giá thóc N46, LT2 bán cùng thời điểm cao hơn KD từ 500-1.000 đ/kg mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất.
Mô hình vỗ béo bò thịt:
Triển khai tại 2 huyện Việt Yên và Lục Nam với quy mô 260 con. Bằng biện pháp tẩy giun sán và trồng cỏ bổ sung tăng thức ăn tinh kết hợp để nuôi bò nên đàn bò sinh trưởng phát triển tốt hơn, trọng lượng bình quân tăng 700g/ngày/con, sau 3 tháng bò tăng trọng từ 60-70 kg/con.
Mô hình gà thương phâm an toàn sinh học:
Năm 2007, Trung tâm triển khai mô hình nuôi gà an toàn và vệ sinh môi trường với quy mô 12.000 con tại huyện Lục Nam, Việt Yên và Lạng Giang. Kết qu thực hiện tốt khâu vệ sinh môi trường và quy trình kỹ thuật đàn gà sinh trưởng phát triển tốt, không có dấu hiệu của dịch bệnh, sau 60 ngày tuổi đạt tỷ lệ nuôi sống 95-96%, trọng lượng bình quân đạt 2-2,2 kg/con.
Nhìn chung, hoạt động xây dựng mô hình trình diễn của tỉnh liên tục được triển khai không chỉ đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng lẫn quy trình kỹ thuật mà thực tế đòi hỏi đã góp phần tăng năng suất cây trồng vật nuôi, đồng thời góp phần đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả tăng thu nhập cho nông dân trong tỉnh.
3.4. Thực trạng và kết quả tổ chức tham quan hội thảo
Biểu 10: kết quả hoạt động tổ chức tham quan hội thảo qua 3 năm
(2006-2008)
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
So sánh (%)
2006
2007
2008
07/06
08/07
BQ
I. Tổng
Cuộc
30
(100%)
20 (100%)
20 (100%)
66,7
100
83,33
+ Trồng trọt
Cuộc
16
(53,3%)
13
(65%)
14 (70%)
81,25
107,7
94,47
+ chăn nuôi
Cuộc
12(40%)
7(35%)
6 (30%)
58,3
85,7
72,00
+ lâm nghiệp
Cuộc
2 (6,7%)
0
0
-
-
II. Tổng số người tham gia
người
3000
(100%)
1867
(100%)
1786
(100%)
62,23
95,66
78,94
Trong đó số nông dân sản xuất giỏi
Người
241
(8%)
225
(11,9%)
214
(11,98)
93,36
65,11
79,23
III. Bình quân số người tham gia/ lớp
Người
100
94
90
94,00
95,57
94,78
Qua biểu 10 cho ta thấy, trung tâm khuyến nông tỉnh mỗi năm đều tổ chức các cuộc tham quan hội thảo cho cán bộ khuyến nông và nông dân. Năm 2006 là 30 cuộc, 2007 là 20 cuộc và 2008 là 20 cuộc. Như vậy số cuộc hội thảo càng về sau càng ít đi. Điều này là do trong 2 năm gần đây tình hình kinh tế bị lạm phát cao, giá cả lên cao nên chi phí cho mỗi cuộc tham quan tăng lên nhiều, kinh phí cho tham quan hội thảo bị hạn chế nên số lượng cuộc tham quan cũng giảm đi. Trong điều kiện đó nhiều người dân cũng không có khả năng tham gia nên số lượng người tham gia cũng giảm. Năm 2006 là 3000 người, 2007 còn 1876 người, 2008 là 1786 người.
Trong đó, các cuộc hội thảo về trồng trọt chiếm phần lớn: năm 2006 chiếm 53,3%, năm 2007 chiếm 65%, 2008 là 70%. Như vậy số cuộc hội thảo về chăn nuôi giảm đi do 2 năm gần đây, tình hình dịch bệnh gia súc gia cầm nguy cơ bùng phát lớn, rủi ro cao nên số hộ chăn nuôi giảm.
Số nông dân giỏi, điển hình tham gia hội thảo tuy giảm nhưng ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu người tham gia. Năm 2007 chiếm 8%, Năm 2007 và 2008 xấp xỉ 11,9%. Còn lại phần lớn là cán bộ khuyến nông và nông dân khác. Do vậy hiệu quả chuyển giảo tiến bộ kỹ thuật qua hình thức này chưa cao.
Số người tham gia một cuộc hội thảo khá đông từ 90 đến 100 người tuy đã có chiều hướng giảm xuống.
Cơ sở vật chất cho mỗi cuộc hội thảo như tranh ảnh, băng đĩa hình hầu như rất ít, chủ yếu bằng tờ gấp kỹ thuật. Đây cũng là một yếu tố làm giảm hiệu quả của các cuộc tham quan hội thảo.
3.5. Tư vấn và dịch vụ:
Hoạt động này ở trung tâm Bắc Giang hiện nay hầu như chưa có trong khi đó lại là một khâu rất quan trọng cho việc đáp ứng được yêu cầu đầu vào cũng như đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
4. Đánh giá chung về ảnh hưởng của hoạt động khuyến nông Bắc Giang tới kinh tế, xã hội, môi trường .
4.1. Ảnh hưởng của hoạt động khuyến nông tới kinh tế Bắc Giang
4.1.1. Đối với trồng trọt
Công tác khuyến nông tỉnh Bắc Giang trong nhiều năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thực sự là động lực to lớn thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh phát triển.
Sản xuất nông nghiệp và bộ mặt nông thôn ở Bắc Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Bắc Giang là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp cao của cả nước, bình quân trong 5 năm qua đạt 5,1%. Đặc biệt hiệu quả của hoạt động khuyến nông tới trồng trọt được biểu hiện rõ ràng nhất .Năng suất, sản lượng và giá trị cây trồng liên tục tăng trưởng và cao hơn hẳn so với những năm 1996 khi mà hoạt động khuyến nông chưa có.
Bảng 11: Diện tich, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi qua các năm.
Lĩnh vực
Năm 1997
Năm 2005
năm 2008
05/1997
08/05
I. Tổng DT GT cây hàng năm (ha)
45.329
181.573
181.191
4,00
99,79
1. Cây lương thực
28.399
141.999
140.509
5,06
99,4
Trong đó: + Lúa
16.531
114.044
109.906
8,56
98,1
+ Ngô
520
13.307
15.589
2,74
109,5
+ Khoai lang
4.894
10.631
8.914
2.41
89,4
2. Cây thực phẩm
12.675
20.792
21.875
103,3
96,8
Trong đó: Rau các loại
8.754
18.275
19.509
2.26
96,2
3. Cây công nghiệp hàng năm
5406
15.647
15.385
2,87
116,4
Trong đó: + Lạc
3.516
10.942
12.629
2,56
125,5
+ Đỗ tương
1.852
4.234
2.076
3,12
89,1
+ Thuốc lá
38
90
262
2,34
101,2
II. Năng suất một số cây trồng chính (Tạ/ha)
+ Lúa
28,6
48,8
47,0
98,0
97,3
+ Ngô
14,96
33,3
34,8
93,1
99,7
+ Khoai lang
58,3
93,8
98,9
100,4
100,3
+ Lạc
13,5
18,8
20,2
91,0
106,3
+ Đỗ tương
10,2
14,4
13,8
96,5
95,2
+ Thuốc lá
12,8
16,8
17,9
103,0
100,0
III. Sản lượng một số cây trồng chính (Tấn)
+ Lúa
311.700
556.638
516.830
97,9
95,6
+ Ngô
7.767
44.261
54.290
97,0
109,2
+ Khoai lang
47.466
99.743
88.124
97,8
89,6
+ Lạc
6.825
20.588
25.533
80,6
133,4
+ Đỗ tương
18.890
60.969
2.871
71,8
84,8
+ Thuốc lá
151
469
774,2
101,1
IV. Sản lượng vải thiều (Tấn)
20.253
68.997
206.633
90,1
90,4
V. Chăn nuôi (Điều tra hàng năm)
- Tổng đàn lợn (con)
158.632
928.381
1.050.603
111,5
104,8
- Tổng đàn bò (con)
11.126
99.811
149.399
141,3
100,7
(Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang)
Nhờ tích cực đưa các giống cây trồng mới, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, sản lượng năm sau luôn cao hơn năm trước.
Lúa vẫn là cây trồng chính của tỉnh. Trong những năm qua, sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ trong trồng lúa theo hướng tăng trà xuân muộn trong sản xuất vụ chiêm xuân và tăng trà mùa sớm trong sản xuất vụ mùa vừa nhằm tránh được các đợt rét đậm, rét hại, vừa tạo ra năng suất cao, đồng thời mở rộng diện tích trồng vụ đông, tăng hệ số sử dụng đất. Cơ cấu giống có sự thay đổi theo hướng tăng cường đưa giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Vì vậy, năng suất lúa không ngừng tăng lên, năm 2007 đạt 48,3tạ/ha, tăng 19,7 tạ/ha so với năm 1994 (28,6 tạ/ha); sản lượng thóc năm 2007 đạt 540,75 nghìn tấn, tăng 229 nghìn tấn so với năm 1994 (311,7 nghìn tấn). Năng suất ngô năm 1993 là 14,96 tạ/ha, sản lượng 7.767 tấn; đến năm 2007 năng suất tăng gấp 2,3 lần, đạt 34,9 tạ/ha, sản lượng tăng gấp 6,4 lần, đạt 49.694 tấn.
Diện tích, năng suất và sản lượng các cây công nghiệp ngắn ngày cũng có bước nhảy vọt. Sản lượng lạc năm 1993 là 6.825 tấn, năm 2007 tăng gấp 2,8 lần, đạt 19.139 tấn. Năm 1997 toàn tỉnh mới có 6.304 ha, đến năm 2007 tăng gấp 8 lần, đạt 50.976 ha, trong đó chủ yếu diện tích trồng vải thiều, nhãn (40.743 ha); ngoài ra còn có các loại khác như na (2.459 ha), hồng (1.523 ha), dứa 934 ha...
Trong những năm gần đây, việc chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng được thực hiện tốt. Đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá, nông dân sản xuất, tiêu thụ thông qua hợp đồng với các nhà máy, công ty. Các loại cây trồng mới ứng dụng đưa vào sản xuất tạo ra nguồn nông sản phong phú, đa dạng, nông dân canh tác có thu nhập cao hơn trên một đơn vị diện tích.
Về lâm nghiệp, diện tích trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng cũng tăng đáng kể qua các năm. Hiện tại Bắc Giang có khoảng 64 ngàn ha rừng tự nhiên, 46 ngàn ha rừng trồng, trữ lượng gỗ rừng đạt 2,2 – 2,5 triệu m3.
4.1.2. Đối với chăn nuôi
Trong chăn nuôi cũng có nhiều chuyển biến tích cực, tổng đàn gia súc gia cầm đều tăng nhanh. Chăn nuôi hàng hoá ngày càng phát triển với các sản phẩm như bò lai Sind, lợn hướng nạc, gia cầm... Mô hình trang trại chăn nuôi lợn hướng nạc, lợn thịt xuất khẩu, gà bán công nghiệp ngày càng nhiều. Ngành chăn nuôi hiện chiếm tỷ trọng 33% trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp với 12 vạn con trâu; 7 vạn con bò; hơn 74 vạn con lợn; 7,5 triệu con gia cầm.
Biểu 11: số lượng gia súc gia cầm qua các năm.
V. Chăn nuôi (Điều tra hàng năm)
Năm 1997
Năm 2005
Năm 2008
2005/1997
2008/2005
- Tổng đàn lợn (con)
158.632
928.381
1.050.603
4,53 lần
1,13 lần
- Tổng đàn bò (con)
12.126
99.811
149.399
8,43 lần
1,49 lần
Nuôi trồng thủy sản: Nhiều diện tích cấy lúa không ăn chắc đã được chuyển sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản. Từ năm 2001 đến nay toàn tỉnh chuyển đổi được 4.141 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản, nâng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh lên 11.588 ha, tăng 2,5 lần so với năm 1996 (2.346 ha); sản lượng thuỷ sản ước đạt 16.832 tấn, tăng gấp 2 lần so với năm 1996.
4.1.3. Đối với kinh tế Bắc Giang nói chung
Cơ cấu kinh tế liên tục chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 49,9% năm 2000 xuống còn 43,5% năm 2005 và còn 37,64% năm 2008; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 14,7% lên 22% năm 2005 và 30,78% năm 2008; dịch vụ lại giảm nhẹ từ 35,4% xuống 34,5% năm 2005 và 31, 57% năm 2008.
Đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt. Sản lượng lương thực bình quân đầu người của Bắc Giang đạt 381,6 kg/người/năm, tăng 19% so với năm 2000, góp phần nâng cao mức sống nông dân, xóa đói giảm nghèo và ổn định lương thực trên địa bàn.
Về cơ bản tỉnh vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thuần nông. Số hộ nghèo giảm còn khoảng 9,4 vạn hộ nhưng số hộ cận nghèo vẫn còn khá cao.
Các điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn cũng được cải thiện lên rất nhiều so với những năm trước đây khi mà sản xuất nông nghiệp chưa thực sự có bước phát triển mạnh như hiện nay.
Như vậy, hoạt động khuyến nông của tỉnh đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển đi lên của kinh tế Bắc Giang nói chung và sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp Bắc Giang nói riêng, và là hoạt động quan trọng nhất đối với việc giảm bớt tỉ lệ đói nghèo, cải thiện đời sống nông dân trên toàn tỉnh.
4.2. Về xã hội và môi trường
Thông qua hoạt động khuyến nông, nông dân đã chủ động chuyển đổi nhận thức, áp dụng khoa học vào sản xuất, phát triển cải thiên đời sống, cải thiện nông thôn mới. Những thành tích và thực tế đó đã đến với nông đan, được nông dân ghi nhận. Khuyến nông thực sự là người bạn của nhà nông.
Bên cạnh đó, khuyến nông còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Thông qua các lớp tập huấn, các phương tiện thông tin tuyên truyền, các mô hình trình diễn, khuyến nông hướng dẫn bà con biết cách sử dụng thuốc trừ sâu theo liều lượng nhất định, biết cách phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp IPM Nhờ đó mà nông dân không lạm dụng thuốc hóa học như trước nữa, môi trường đất, nước, không khí cũng bớt bị ô nhiễm hơn, sản phẩm sản xuất ra an toàn đảm bảo sức khỏe, nhiều khi còn giảm được chi phí sản xuất nên đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập của người dân được nâng lên, đời sống nông dân được cải thiện.
5. Đánh giá chung về hoạt động khuyến nông tỉnh Bắc Giang
5.1. Đánh giá hoạt động thông tin tuyên truyền
Mặt tích cực
- Nhìn chung, hoạt động thông tin tuyên truyền của tỉnh trong vài năm gần đây đã được chú trọng nhiều hơn việc đa dạng hóa các phương tiện tuyên truyền để bà con nông dân có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn thông tin phục vụ cho sản suất.
- Nội dung thông tin tuyên truyền cũng đa ngày càng đa dạng và phong phú đặc biệt là những thông tin về kỹ thuật sản xuất trồng trọt, chăn nuôi chiếm số lượng lớn đáp phần nào nhu cầu phát triển sản xuất của nông dân.
- Việc tuyên truyền phổ biến thông tin phần lớn diễn ra kịp thời đã góp phần không nhỏ vào việc phòng ngừa và giảm bớt những thiệt hại trong sản xuất do thiên tai, dịch bệnh gây nên.
Mặt hạn chế
Tuy nhiên hoạt động thông tin tuyên truyền vẫn bộc lộ những nhược điểm cần khắc phục:
- Các thông tin về điều kiện khí hậu thời tiết, tình hình dịch bệnh còn chưa được đề cập thường xuyên; các thông tin kinh tế như: chính sách và định hướng phát triển của Đảng, các kiến thức về tổ chức quản lý, kinh doanh nông sản, thông tin về giá cả thị trường, dự báo nhu cầu thị trường, giá cả nông sản chưa được khuyến nông tỉnh chú trọng. Do đó nhiều nông sản mặc dù được sản ra với chất lượng cao nhưng người dân không biết đem bán ở đâu, tiêu thụ ra sao đã dẫn đến tình trạng nông sản bị ế ẩm, giá cả rẻ mạt, người dân bị lỗ không muốn tiếp tục sản xuất nữa. đấy là tình trạng thường xuyên diễn ra đối với cây Vải Thiều Lục Ngạn. Cứ vào khoảng tháng 6 – 7 hàng năm, khi mà thời điểm cây Vải Thiều bước vào chính vụ thì giá cả rớt xuống rất thấp từ 9 000- 10 000 đồng/1kg xuống chỉ còn 2500đồng/1kg.
- Mặc dù số lượng tài liệu in ấn, phát hành hàng năm tương đối lớn nhưng cũng chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nhiều nơi nông dân vẫn không có tài liệu để để đọc như một số các xã vùng sâu, vùng xa ở huyện Sơn Động.
- Nội dung trong tài liệu khuyến nông đôi khi không phù hợp lắm với việc sản xuất thực tế của địa phương. Tuy nhiên con số này rất ít.
- Thông tin còn nặng về thông tin một chiều từ cán bộ khuyến nông tới nông dân mà chưa có nhiều thông tin ngược lại từ nông dân tới các cơ quan nông nghiệp, còn thông tin nhiều về thành tích hơn là hạn chế, bất cập trong sản xuất nông nghiệp.
- Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì thông tin khuyến nông chưa phù hợp vì các tài liệu chủ yếu vẫn là tiếng phổ thông. Đây cũng là một khó khăn lớn đối với công tác thông tin tuyên truyền.
Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu là do:
- Các cán bộ khuyến nông mới chỉ được đào tạo chủ yếu về các lĩnh vực kỹ thuật chứ chưa được đào tạo nhiều về mảng kiến thức thị trường nên chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của các tin tức kinh tế thị trường tới hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn kinh phí còn hạn hẹp, thêm vào đó công tác kêu gọi thu hút kinh phí, vốn hỗ trợ từ các đoàn thể tổ chức lại chưa tốt nên chủ yếu vẫn dựa vào nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước.
- Do công tá khảo sát tình hình sản xuất của cán bộ khuyến nông cơ sở một số xã còn yếu vì năng lực bị hạn chế.
5.2. Đánh giá thực trạng hoạt động tập huấn kỹ thuật
Mặt tích cực
- Hoạt động đào tạo tập huấn của trung tâm khuyến nông tỉnh trong vài năm gần đây đã phần nào giúp được nông dân nắm được TBKT với số lớp được mở qua các năm ngày càng nhiều từ 1860 lớp (2006) đến 1930 lớp (2007,2008) tăng % nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân.
- Chất lượng đào tạo ngày càng được chú trọng và nâng cao hơn đối với cả người dạy và người học từ giảm số lượng người trong một lớp đến lựa chọn địa điểm, thời gian tập huấn đã được phối hợp với các cán bộ khuyến nông huyện, xã để bàn bạc kỹ lưỡng hơn trước khi ra quyết định.
- Nội dung tập huấn đa phần là đáp ứng được được yêu cầu sản xuất thực tế của địa phương.
Mặt hạn chế:
- Số lượng lớp như vậy chưa thể coi là đủ so với nhu cầu của người dân. Biểu hiện là số người tham gia một lớp vẫn còn đông mặc dù đã có giảm bớt từ 91 người (2006) đến 86 người (2008).
- Thời gian tổ chức tập huấn đôi khi chưa hợp lý về mùa vụ và nguyện vọng của nông dân, dẫn đến nhiều trường hợp nông dân chưa kịp đăng ký danh sách học.
- Nội dung tập huấn còn chưa phong phú đa dạng chỉ chủ yếu về trồng trọt và chăn nuôi.
- Phương pháp dạy còn chưa linh động. Quá trình dạy chưa sử dụng linh hoạt các phương tiện khác nhau trong khi giảng như nhiều tranh, đĩa hình minh họa thực tế mà vẫn chủ yếu là nói suông và một số các tờ gấp kỹ thuật nên chưa hấp dẫn người học, hiệu quả học tập chưa cao.
5.3. Đánh giá hoạt động xây dựng mô hình trình diễn
Trong vài năm vừa qua, trung tâm khuyến nông tỉnh đã phối hợp với các Trạm khuyến nông huyện và khuyến nông viên xã tiến hành xây dựng được rất nhiều mô hình đạt được kết quả tốt, c¸c m« h×nh ®îc thùc hiÖn cã chÊt lîng h¬n, hiÖu qu¶ h¬n so víi nh÷ng n¨m tríc.
Mặt tích cực:
- Công tác chọn hộ tốt, chọn điểm khoanh vùng tập trung thuận lợ cho việc chỉ đạo và tổ chức hội thảo, thôn tin tuyên truyền mở ra diện rộng.
- Các mô hình trình diễn được nâng cao về chất lượng, thực hiện đúng tiến độ, kịp thời, các giống cây, con đưa về bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng.
- Cán bộ kỹ thuật trung tâm khuyến nông tỉnh phối hợp chặt chẽ với các Trạm khuyến nông xã thường xuyên bám sát mô hình, chỉ đạo kịp thời bà con nông dân thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật.
Mặt hạn chế và nguyên nhân:
Bên cạnh những mặt tích cực trên, hoạt động xây dựng mô hình cũng bộc lộ những nhược điểm cần khắc phục:
- Số lượng các mô hình chủ yếu được xây dựng trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi chiếm tới 75% trong tổng số mô hình , các mô hình khuyến lâm rất ít còn mô hình thủy sản hầu như chưa có.
- Việc xây dựng mô hình trình diễn còn thiếu mô hình công nghệ cao, thiếu mô hình trọng điểm, nhất là những mô hình phục vụ chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Nguyên nhân do tư tưởng "bình quân chủ nghĩa" của các hộ nông dân và một bộ phận cán bộ địa phương. Thực tế tại cơ sở là khi mô hình khuyến nông triển khai, chính quyền xã thường ưu tiên hộ gia đình cán bộ, sau đó đến anh em họ hàng nhà mình theo thói quen đã là chính sách thì mỗi người hưởng một chút, dẫn đến mô hình giàn trải, khó kiểm soát
- Một số mô hình mặc dù khi trình diễn kết quả cao nhưng không mở được ra diện rộng như mô hình sản xuất lúa lai, mô hình mạ ném, mô hình trồng hướng dương lai, mô hình trồng lạc che phủ nilon,... Nguyên nhân do việc xã hội hoá công tác khuyến nông, phối hợp với các câu lạc bộ khuyến nông chưa tốt. Một bộ phận cán bộ và nông dân còn mang nặng tư tưởng bao cấp, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Nhiều khi công tác chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật ở một số mô hình chưa sâu sát , nhiều Trạm còn không chú ý tới thứ tự các bước thực hiện mô hình hình nên mô hình đạt kết quả không cao. Ở một số mô hình do công tác hướng dẫn khâu chọn điểm, chọn hộ không tốt dẫn đến phải điều chỉnh, có mô hình phải điều chỉnh ngay từ đầu năm, do đó hiệu quả mô hình không như mong muốn.
- Việc thực hiện một số mô hình khuyến nông chăn nuôi còn chậm tiến độ, do sự bùng phát một số dịch bệnh trong và ngoài tỉnh nên ảnh hưởng đến việc cung ứng giống và tâm lý của nông dân.
5.4. Đánh giá hoạt động tổ chức tham quan hội thảo
Mặt được:
- Việc lựa chọn các mô hình để tham quan, hội thảo tốt đã tạo điều kiện để học viên tận mắt thấy được các hiệu quả kinh tế của mô hình, gây được sự tin tưởng đối với học viên.
Mặt hạn chế và nguyên nhân:
- Số lượng các cuộc tham quan hội thảo giảm đi do thời gian và kinh phí để tổ chức tham quan hội thảo chưa thực sự hợp lý nên nhiều nông dân chưa tham gia được.
- Số lượng các cuộc hội thảo về chăn nuôi chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với trồng trọt mà nguyên nhân là vốn cho chăn nuôi thường quá lớn so vơi khả năng của hộ, trong chăn nuôi rủi ro về dịch bệnh lại cao nên số hộ chăn nuôi có quy mô lớn còn ít nên nhu cầu về tham quan hội thảo mô hình chăn nuôi cũng ít hơn so với trồng trọt.
- Đối tượng tham gia chủ yếu vẫn là cán bộ khuyến nông huyện, xã. Số nông dân sản xuất giỏi, điển hình tham gia vào còn chưa nhiều.
- Cơ sở vất chất tài liệu, phim ảnh, đĩa hình phục vụ tham quan hội thảo chưa được trang bị đầy đủ cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả hội thảo.
- Đôi khi thời gian tổ chức tham quan mô hình có thể thuận lơi đối với người làm mô hình nhưng chưa hợp lý đối với nhiều nông dân khác nên còn nhiều nông dân chưa tham gia được.
6. Bài học kinh nghiệm:
Để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả cao, hoạt động khuyến nông cần:
Thường xuyên bám sát các chủ trương, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh, ngành, huyện.
Tranh thủ được sự chỉ đạo và quan tâm của trung ương, của tỉnh đối với công tác khuyến nông.
Xây dựng kế hoạch sát với thực tế cơ sở, sát với nguyện vọng của dân. Lựa chọn tiến bộ kỹ thuật phù hợp với diều kiện sinh thái, phù hợp với trình độ, kh năng tiếp nhận của nông dân.
Quan hệ chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu khoa học để nắm bắt tiến bộ kỹ thuật, thường xuyên trao đổi thông tin các TBKT với các tỉnh bạn.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể, thực hiện việc xã hội hoá công tác khuyến nông.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhất là tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông trong tỉnh, nhất là đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở. Đồng thời, tham mưu xây dựng các chương trình khuyến nông phù hợp cho từng giai đoạn
Chương III: Phương hướng, nhiệm vụ công tác khuyến nông trong thời gian tới
1. Phương hướng chung
Công tác khuyến nông phục vụ chương trình hành động của bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TU ngày 5/8/2008 Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đng khoá X về Nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá do Đại hội tỉnh Đng bộ lần thứ XVI đề ra.
Phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Chuyển giao nhanh các tiến bộ KHKT công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất chất lượng nông sản hàng hoá.
Công tác khuyến nông phục vụ việc xây dựng và nhân rộng cánh đồng 50 triệu/ha/năm, hộ gia đình có thu nhập 100 triệu đồng/năm.
2. Định hướng cụ thể
Tiếp tục hướng dẫn thực hiện các chương trình khuyến nông trọng điểm mà Chính phủ thông qua nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi theo hướng hàng hóa, thực hiện phát triển nông nghiệp nông thôn mới.
Cụ thể:
- Chương trình khuyến nông cây lương thực: Tìm chọn, kho nghiệm, chuyển giao các giống lúa mới có tiềm năng năng suất cao, nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực. Tìm chọn các giống lúa chất lượng cao, xây dựng các vùng lúa hàng hoá góp phần tăng thu nhập cho nông dân.
- Chương trình khuyến nông cây công nghiệp ngắn ngày chuyển giao các giống lạc, đậu đỗ mới có tiềm năng năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất, tạo thành vùng tập trung để sản xuất hàng hoá phục vụ chế biến
- Chuyển giao các giống Rau màu, thực phẩm ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao vào sản xuất nhằm xây dựng các công thức luân canh tăng vụ, mở rộng các cánh đồng cho thu nhập 100 triệu đồng/ha/năm.
- Công tác khuyến nông phục vụ phát triển chăn nuôi toàn diện, đẩy nhanh chương trình cải tạo đàn bò để đưa tỷ lệ bò lai trên 50% tổng đàn vào năm 2010, phát triển chăn nuôi lợn theo hướng nuôi công nghiệp và trang trại, chuyển giao đàn nái lai và nái ngoại góp phần đưa đàn nái lai lên 14%, nái ngoại 7% so tổng đàn; đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm.
- Chương trình khuyến lâm chuyển giao các giống cây lâm nghiệp được nhân giống bằng công nghệ cao vào sản xuất góp phần làm tăng chất lượng rừng trồng, nâng cao tỷ lệ che phủ. Tuyên truyền, mở rộng các diện tích trồng rừng kinh tế bằng phương pháp giâm hom và nuôi cấy mô.
- Xác định các biện pháp hữu hiệu để huy động mọi tổ chức kinh tế xã hội, mọi cấp, mọi ngành tham gia vào hoạt động khuyến nông để thúc đẩy sản xuất và cải thiện đời sống nông dân.
- Tăng cường củng cố và phát triển vai trò của khuyến nông cơ sở từ đó thúc đẩy hoạt động khuyến nông phát triển mạnh mẽ hơn, có nhiều xã, huyện có kết quả hoạt động tốt hơn.
- Tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng kết hợp với các huyện, xã xây dựng các mô hình trình diễn.
3. Những giải pháp chính.
3.1. Về công tác tổ chức: \ - Phối hợp với các huyện, thành phố tiếp tục củng cố hệ thống tổ chức khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là quản lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng khuyến nông cơ sở.
- Chỉ đạo các Trạm, khuyến nông xã tăng cường phối hợp với các đoàn thể, tổ chức xã hội: hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, các tổ chức chuyên môn, phát huy vai trò của chúng đối với vào hoạt động khuyến nông cơ sở. Phối hợp với các hội, đoàn, đài truyền thanh tỉnh, huyện, xã để tổ chức có hiệu quả các đợt tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn, cũng như phổ biến, tuyên truyền kiến thức khoa học kỹ thuật.
- Có các chế độ chính sách hợp lý hơn nữa về phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp hàng ngày, chế độ khen thưởng, hợp đồng làm sao tạo điều kiện cho các cán bộ khuyến nông chuyên tâm làm việc, làm công tác khuyến nông, đặc biệt là đối với khuyến nông viên xã.
- Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, bám sát cơ sở nắm bắt nhu cầu nguyện vọng và đòi hỏi của sản xuất và của nông dân, từ đó xây dựng kế hoạch sát với thực tế, tập trung xây dựng một số mô hình trọng điểm ở các địa phương.
- Quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí khuyến nông được giao.
- Tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành từ TW đến cơ sở, phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội.
- Phối kết hợp với các cấp các ngành nghiên cứu, đề xuất về chính sách khuyến nông phù hợp trong giai đoạn mới.
- Các chương trình khuyến nông phải xuất phát từ người dân, có sự tham gia của nông dân từ việc lập kế hoạch, giám sát và đánh giá.
3.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng mạng lưới khuyến nông từ cấp tỉnh tới các xã và các thôn xóm tạo điều kiện phát huy vai trò của mạng lưới khuyến nông thôn xóm. Các trạm các huyện trong tỉnh có thể trực tiếp tuyển chọn KNVCS sao cho mỗi xóm có một cán bộ khuyến nông có đủ trình độ và được bà con tin tưởng và tín nhiệm.
- Tăng cường đầu tư kinh phí cho khuyến nông, đồng thời mở rộng biên chế để tăng thêm số lượng cán bộ khuyến nông đặc biệt là khuyến nông cơ sở để đáp ứng được nhu cầu hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật, ...của bà con nông dân.
- Cán bộ khuyến nông tỉnh cần được nâng cao hơn nữa về công tác tổ chức, cách thức tổ chức, đặc biệt là nâng cao về kiến thức tổng hợp để giải quyết các tình huống tại chỗ. Bằng việc tăng cường tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường tập huấn về nghiệp vụ, phương pháp khuyến nông, kỹ thuật ngoài chuyên ngành mà KNCS được đào tạo. Bồi dưỡng cho các cán bộ thôn bản, các hộ nông dân điển hình sản xuất kinh doanh giỏi để hình thành mạng lưới cộng tác viên khuyến nông ngay tại thôn bản.
- Trung tâm tỉnh cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu về các lĩnh vực đào tạo, nội dung đào tạo, nghiên cứu để sao cho ngày càng phù hợp hơn với thực tế khuyến nông nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ khuyến nông của tỉnh.
3.3. Về hoạt động thông tin tuyên truyền:
- Có cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện để công tác TTTT phát triển hiệu quả và bền vững. Tăng cường nhanh năng lực TTTT, truyền thông cho các cán bộ của hệ thống khuyến nông tỉnh, đặc biệt là các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực TTTT.
- Đầu tư thêm kinh phí TTTT hơn nữa trong những năm tới đặc biệt là đầu tư thích đáng kinh phí TTTT cho các phương tiện thông tin đại chúng và các loại ấn phẩm khuyến nông.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú thiết thực, dễ hiểu, dễ tiếp thu tới tận thôn bản bằng nhiều hình thức phong phú. Ngoài việc tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cần đẩy mạnh tuyên truyền thông qua nhiều hình thức như: Website, băng hình, tranh, ảnh, tờ gấp, bảng tin khuyến nông thôn bản để nông dân dễ tiếp thu hơn.
- Nội dung, hình thức TTTT cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, đảm bảo tính thời sự, chính xác, kịp thời. Nội dung thông tin tuyên truyền cần quan tâm đặc biệt hơn nữa tới các thông tin về tình hình mùa vụ, thời tiết khí hậu, cũng như các thông tin thị trường vật tư và nông sản phẩm hàng hoá về giá cả, tiêu thụ,.. các xu hướng tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng,
- Mở rộng hình thức tham quan hội thảo đầu bờ, tham quan học tập các điển hình tiên tiến trong và ngoài tỉnh.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các đài PTTH tỉnh để tăng số chuyên mục, tăng thời lượng phát sóng, thời điểm phát sóng hợp lý để nông dân tiện theo dõi, nội dung thông tin cần thiết thực hơn nữa đối với sản xuất của bà con nông dân.
- Tăng cường các chuyến đi thực tế về cơ sở đê thu thập tin tức về tình hình sản xuất, dịch hại, cũng như nhu cầu mong muốn của bà con nông dân, những đánh giá của nông dân về những tiến bộ kỹ thuật mới phản hồi lên các cơ quan có chức năng là cơ sở để trung tâm khuyến nông Quốc Gia, trung tâm khuyến nông tỉnh kịp thời điều chỉnh những chính sách, chương trình khuyến nông sao phù hợp, cũng như đưa ra các khuyến cáo kịp thời cho bà con để sản xuất có hiệu quả. Điều này phụ thuộc lớn vào nguồn kinh phí của trung ương và của tỉnh.
- Quan hệ chặt chẽ với các Viện, Trường, Trạm trại nghiên cứu, nhanh chóng tiếp thu các tiến bộ KHKT công nghệ mới để hướng dẫn xây dựng mô hình trình diễn.
- Từng bước thực hiện các dịch vụ TTTT như quảng cáo, tư vấn, ấn phẩm,..
3.4. Giải pháp về hoạt động tập huấn kỹ thuật:
- Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật cho nông dân, nội dung tập huấn chú trọng hơn nữa vào việc tập huấn nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tập huấn về kiến thức và kỹ năng thị trường, sản xuất nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng cho nông dân.
- Giảm bớt dung lượng tập tấp trong mỗi cuộc tập huấn, bởi việc giải quyết nhiều nội dung cùng lúc sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng tập huấn. Với thời gian các cuộc tập huấn ngắn tỉnh nên tổ chức các cuộc tập huấn theo chuyên ngành, trong mỗi cuộc tập huấn chỉ nên giải quyết 1 đến 2 nội dung. Như vậy sẽ có thời gian chuyên sâu giúp nông dân hiểu được cặn kẽ hơn các nội dung.
- Trung tâm cũng cần phối hợp với các Trạm, xã để mở các lớp tập huấn định kỳ ít nhất 1 lần mỗi vụ sản xuất để nông dân nắm được kỹ thuật sản xuất trước mỗi vụ.
- Việc bố trí thời gian tập huấn nên phối hợp chặt chẽ với các Tram, UBND xã, ban lãnh đạo HTX sao cho ngày càng hợp lý hơn để người dân có thể an tâm tập huấn có hiệu quả.
- Nội dung tập huấn nên lựa chọn những nội dung mà bà con nông dân đang thực sự quan tâm để nâng cao hiệu quả tập huấn.
- Số lượng người trong một lớp tập huấn nên giảm xuống còn khoảng 40-50 người là vừa để đảm bảo chất lượng dạy và học.
- Về phương pháp tập huấn: đê nâng cao hơn nữa chất lượng tập huấn, một trong những biện pháp có thể áp dụng là phân loại đối tượng tập huấn theo tiêu chí: học viên tiên tiến, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật mới (đối tượng 1), học viên trung bình (đối tượng 2), học viên là nông dân nghèo (đối tượng 3) để có tác động phù hợp với từng đối tượng. Với phương pháp này hiệu quả học tập sẽ cao hơn đồng thời tạo điều kiện để mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bà con nông dân về tập huấn kỹ thuật, việc mở lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân khá giả có thu kinh phí thì hiệu quả học tập cao hơn so với các lớp tập huấn mà nông dân được trợ cấp hoàn toàn kinh phí ( thậm chí còn cho thêm). Có thể do khi phải đóng góp thêm kinh phí thì người nông dân sẽ thấy trách nhiệm hơn, ý thức hơn trong việc tiếp thu bài học. Đây cũng là một cách để trung tâm có thể tăng thêm chi phí cho hoạt động tập huấn kỹ thuật. Ngoài ra trung tâm cũng nên thu hút sự quan tâm của các cấp huyện, xã, các Hội Đoàn thể để kinh phí cho tập huấn kỹ thuật tăng cường hơn nữa góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của tập huấn kỹ thuật.
3.5. Giải pháp về xây dựng mô hình trình diễn
- Nâng cao năng lực cho các cán bộ khuyến nông huyện, xã bằng cách tăng cường đào tạo tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cũng như các chuyên môn ngoài đào tạo.
- Thứ tự cũng như trình tự xây dựng mô hình cần được coi trọng và được thực hiện nghiêm túc hơn nữa như công tác chọn địa điểm, chọn nông dân tham gia, nhằm giảm bớt nhưng mô hình kém hiệu quả vì những lý do không phù hợp với điều kiện tự nhiên hoặc vượt quá khả năng của thực hiện của hộ.
- Quy mô xây dựng mô hình cần hợp lý hơn nữa sao cho phù hợp với điều kiện, khả năng quản lý, chăm sóc, thực hiện của người dân. Các mô hình có thể từ 5-10 hộ, diện tích từ 1-2 ha, hoặc từ 5-10 con gia súc, 20-40 con gia cầm.
- Cán bộ khuyến nông phải thường xuyên theo dõi, giám sát cũng như khuyến khích yêu cầu các hộ tham gia thực hiện từng bước quy trình kỹ thuật theo đúng trình tự và ghi chép một cách đầy đủ để mô hình phản ánh đúng hiệu quả kinh tế của cây trồng, vật nuôi cũng như của tiến bộ kỹ thuật mới.
- Trong khi xây dựng mô hình, các cán bộ khuyến nông nên kết hợp chặt chẽ hơn với tuyên truyền phổ biến để thu hút sự quan tâm của người dân địa phương, đồng thời cũng để thuận lợi cho việc hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân tham gia.
- Thông tin về kết quả mô hinh cần được phát thường xuyên qua đài, báo đặc biệt là qua loa phát thanh của làng, xóm để nhằm thu hút nhiều người dân tham gia hơn để đưa TBKT mới ra diện rộng.
3.6. Giải pháp về tham quan hội thảo:
- Trạm cần tổ chức xây dựng các mô hình trọng điểm hơn nữa trong giai đoạn tới.
- Tổ chức cho cán bộ khuyến nông cơ sở, bà con nông dân tham gia tham quan mô hình sản xuất điển hình để từ đó tìm cách truyền đạt một cách hiệu quả nhất tới bà con nông dân. Các khuyến nông viên cơ sở nên kết hợp với HTX, UBND xã, tổ chức khác để tạo điều kiện cho nông dân sản xuất giỏi tích cực đổi mới, đi tham quan mô hình ở địa phương khác rồi hướng dẫn cho nông dân trong vùng. Có như thế nông dân mới bị thuyết phục.
- Các cuộc hội thảo được thực hiện sau khi xây dựng mô hình có kết quả, Cần phải có sự đánh giá của chính người trực tiếp làm mô hình thông qua quá trình theo dõi ghi chép của họ. Công bố sự biến động của mô hình và kết quả thu được của mô hình. Cán bộ khuyến nông có nhiệm vụ xem xét và đánh giá kết quả của mô hình đó.
- Sau khi cuộc hội thảo kết thúc phải thu thập ý kiến đánh giá của nông dân về mô hình từ đó quyết định mô hình có nên nhân ra diện rộng hay không.
3.6. Các giải pháp khác
Ngoài ra bên cạnh những hoạt động đã được tổ chức để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới hộ nông dân, tổ chức khuyến nông tỉnh cần có định hướng tổ chức các hoạt động khác để làm cho hoạt động khuyến nông thêm phong phú hơn. Cụ thể là:
- Các hoạt động kinh tế cần được phối hợp lồng ghép vào các hoạt động đã có của tổ chức khuyến nông tỉnh. Cụ thể đó là các hoạt động dịch vụ tư vấn tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, hoạt động chế biến nông sản, kết hợp với việc đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả khuyến nông cao hơn.
- Trung tâm cũng như các Trạm khuyến nông cần mở thêm các lớp tập huấn về thị trường, tiêu thụ một số loại sản phẩm có lợi thế trong sản xuất của vùng để nâng cao sự hiểu biết của bà con, từ đó khuyến khích nông dân tập trung vào sản xuất những sản phẩm đó, phát triển sản xuất hàng hóa
- Các công tác đầu tư dịch vụ đầu vào cũng cần được bổ sung vào hoạt động của khuyến nông tỉnh bằng cách trung tâm khuyến nông tỉnh cũng như các Trạm cần tăng cường quan hệ với các công ty giống, vật tư để khuyến khích họ trợ giá, đồng thời cho giống và vật tư để cung cấp cho bà con nông dân trong thời gian tới.
- Phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp, các tổ chức tín dụng, các chương trình dự án hỗ trợ phát triển nông thôn,để hỗ trợ nông dân vay vốn. Viêc ứng dụng TBKT của nông dân luôn gặp phải khó khăn về vốn. Do đó vốn đến với bà con nông dân cùng TBKT sẽ đem lại hiệu quả cao. Đây là hoạt động cần thiết cần được bổ sung vào hoạt động của trung tâm cũng như của các Trạm khuyến nông huyện.
- Ngoài ra trong nội dung của tất cả các hoạt động, cần bổ sung thêm các thông tin về kinh tế thị trường, thời tiết khí hậu để bà con nâng cao nhận thức trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm của mình.
- Cán bộ khuyến nông cần thường xuyên xuống các địa phương thăm hỏi và động viên bà con trong sản xuất.
4. Một số kiến nghị - đề xuất.
Để hoạt động khuyến nông trong thời gian tới đạt kết quả cao, Trung tâm KNKN có một số kiến nghị sau:
- Đối với Trung ương:
+ Trung tâm khuyến nông Khuyến ngư quốc gia cần đề xuất các chính sách khuyến nông phù hợp, nhất là định mức hỗ trợ cho từng cây, con cụ thể cho các vùng. Đối với các xã ĐBKK cần có chính sách hỗ trợ 100% cây, con giống và 80% vật tư.
+ Xây dựng kế hoạch tập trung một số chương trình trọng điểm cho các tỉnh để thực hiện công tác khuyến nông các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Giao kế hoạch sớm ngay từ đầu năm để các tỉnh chủ động triển khai, nhất là triển khai các chương trình cây vụ xuân.
+ Tạo điều kiện cho cán bộ khuyến nông các tỉnh được trao đổi kinh nghiệm, tham quan mô hình ở trong và ngoài nước.
+ Tăng cường hỗ trợ kinh phí thông tin tuyên truyền và đào tạo huấn luyện.
- Đối với tỉnh:
+ Có chế độ đãi ngộ thêm với KNCS để KNCS yên tâm công tác. Thành lập hệ thống khuyến nông viên thôn bản.
+ Tiếp tục quan tâm, đầu tư kinh phí cho công tác khuyến nông, chỉ đạo các huyện củng cố các Trạm khuyến nông, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động khuyến nông ở huyện, xã.
- Đối với UBND các huyện, thành phố: Do hiện nay một số địa phương còn giao cho nhiều đơn vị cùng chuyển giao TBKT. Đề nghị tập trung nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp cho các Trạm KN để thực hiện chức năng chuyển giao TBKT.
Tài liệu tham khảo
1 .Những nghị định và thông tư hướng dẫn về khuyến nông_ bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn_ cục khuyến nông khuyến lâm)
2. Sổ tay khuyến nông, khuyên lâm cho nông dân miền núi- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn- nhà xuất bản nông nghiệp.
3. Bài giảng Khuyến nông –khuyến lâm – chương trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội – nhóm tác giả – Hà nội 2002
4. Khuyến nông (sách chuyên khảo) – nhà xuất bản nông nghiệp-1994
5. Nguyên lý và phương pháp khuyến nông
6. Tạp chí khuyến nông _ Trung tâm khuyến nông khuyến ngư quốc gia
7. Các trang wed đã tham khảo:
- Cổng thông tin điện tử Bắc Giang.
- Cục thống kê Bắc Giang
- Chuyên trang chăn nuôi Bắc Giang
.
8. Báo cáo khuyến nông năm 2006-trung tâm KNKN Bắc Giang
9. Báo cá Báo cáo khuyến nông năm 2007-trung tâm KNKN Bắc Giang
10. Báo cáo khuyến nông năm 2008-trung tâm KNKN Bắc Giang
10. Số thông tin Bắc Giang- trung tâm KNKN Bắc Giang
MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu
Biểu 1: Diện tích các loại đất ở Bắc Giang
Biểu 2: Giá trị tổng sản phẩm tính theo từng lĩnh vực kinh tế của Bắc Giang
Biểu 3: Tỷ trọng sản phẩm tính theo từng lĩnh vực trong nghành nông nghiệp
Biểu 4: Số lượng và chất lượng cán bộ khuyến nông xét theo trình độ đào tạo
Biểu 5: Số lượng và chất lượng cán bộ khuyến nông xét theo trình độ chuyên môn
Biểu 6: Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền qua 3 năm 2006-2008
Biểu 7: Kết quả hoạt động tập huấn kỹ thuật qua 3 năm 2006-2008
Biểu 8: Kết quả hoạt động xây dựng mô hình qua 3 năm 2006-2008
Biểu 9: Kết quả hoạt động tổ chức tham quan hội thảo qua 3 năm 2006-2008
Biểu 10: Năng suất, diện tích, sản lượng một số các cây trồng chính qua 3 năm 2006-2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2105.doc