Để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Lạt đạt được các mục tiêu đề ra đến năm 2015, và sau một thời gian tìm hiểu về cách quản lý chất thải rắn tại thành phố, tôi kiến nghị một số vấn đề sau:
- Đầu tư một số thiết bị và cải tiến quá trình thu gom.
- Lập dự án xây dưng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, xây dựng nhà máy xử lý rác.
- Mở rộng mạng lưới thu gom rác.
- Triển khai chương trình vì môi trường theo định kì.
- Đưa ra các chương trình khuyến khích, nâng cao nhận thức vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.
- Triển khai các biện pháp liên quan đến quản lý chất thải rắn.
- Tăng cường công tác khảo sát, kiểm tra ở những địa hình phức tạp để đưa ra giải pháp quản lý.
- Củng cố và xây dựng giải pháp thu vệ sinh phí để tránh thất thoát.
85 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các giải pháp thích hợp quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùp cấp bách nhằm quản lý bảo vệ phát triển cảnh quan và môi trường sinh thái tại thành phố Đà Lạt vì thế địa bàn thu gom, quét dọn hàng ngày càng mở rộng. Từ năm 1996 số lượng thu gom quét nhặt chỉ trên tuyến đường nội thị thì nay công tác thu gom đã được triển khai trên các tuyến đường nội thị, đồng thời mở rộng ra các vùng ven, vùng xa như Trại mát, Xuân thọ, Xuân trường,
- Vùng sâu, vùng xa thành phố thì thu gom 2ngày/lần .
- Khu trung tâm thành phố, các trục đường chính, chợ việc thu gom: 3lần/ngày.
- Khâu 3: thu gom rác bằng xe ép chuyên dùng
Hiện đội có 14 xe chuyên dùng:
Loại 2.5 tấn: 3
Loại 4.5 tấn: 6
Xe IFA: 2
Xe hút hầm cầu: 1
Xe cải tiến và xe đẩy tay các loại: 240 xe
Xe đạp: 10 xe
* Nhận xét :
- Lượng rác toàn thành phố hiên nay thu gom chỉ đạt 65 70% trên tổng số hộ dân toàn thành phố, rác không được thu gom thì được nhân dân tự xử lý bằng các giải pháp như: chôn, đốt, ủ làm phân hoặc thải ra môi trường xung quanh.
- Hệ thống thu gom chưa giải quyết triệt để khối lượng rác của thành phố do điều kiện địa hình hoặc do rác không có dịch vụ thu gom rác. Phầm rác thải đó được xử lý bằng các đổ xuống suối, dòng chảy hoặc ra xung quanh gây ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh.
- Việc thu gom rác từ các chợ được thực hiện 100%, nhưng việc bố trí khu vực tập kết rác còn gây mất vẻ mỹ quan của thành phố.
- Lượng rác thải bình quân của toàn thành phố là 500 m3/ngày chưa kể chất thải xây dựng và các chất thải khác. Nhưng đơn vị chỉ thu gom được và vận chuyển được 300 m3/ngày, vào mùa cao điểm: lễ, tết, lượng rác tăng lên khoảng 600 m3/ngày dẫm đến việc tồn đọng rác ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như vệ sinh của thành phố là do xe cơ giới và xe chuyên dụng không đủ để đáp ứng nhu cầu thu gom và vận chuyển.
- Bình quân năng xuất lao động tổng hợp (khả năng thu gom và vận chuyển rác bình quân của từng cán bộ, công nhân vên trong hệ thống quản lí rác của đội môi trường Đà Lạt là:
+ Về mùa khô:
kg/người/ngày.
+ Về mùa mưa:
kg/người/ngày.
4.3.4 Hệ thống vận chuyển:
- Tại thành phố Đà Lạt không có trạm chuyển rác từ các nguồn thải đến bãi rác thông qua các xe ép rác hoặc xe IF4 của đội môi trường đô thị Đà Lạt.
- Hiện đội đang quản lý 11 xe chuyên dụng và 2 xe IFA. Nhưng hầu như là xe cũ, thường xuyên hư hỏng.
- Chất thải rắn của một số đơn vị sản xuất kinh doanh, được thu gom và vận chuyển bằng xe chuyên dụng và đem đến bãi rác, thông qua sự kiểm soát của công ty.
Bảng 4.5: Trang thiết bị phục vụ công tác vận chuyển rác tại Đà Lạt.
Loại xe
Số lượng
Lượng rác/1lần vận chuyển
Thời gian sử dụng (năm)
Thời gian sử dụng còn lại (năm)
Tỉ lệ còn lại (%)
Cự li một lần vận chuyển (Km)
Xe ép Fuso 49B0328
1
2.5T
10
4
32,04
40
Xe ép ISUSU 49B0237
1
2.5T
10
2
6,87
40
Xe ép CANTER 49B0239
1
2.5T
10
1
0,27
40
Xe ép KIA 49B0681
1
4.5T
10
3
18,92
40
Xe ép KIA 49B0680
1
4.5T
10
3
22,80
40
Xe ép KIA 49B0382
1
4.5T
10
6
45,38
40
Xe ép KIA 49B0418
1
4.5T
10
6
46,22
40
Xe ép KIA 49B0662
1
4.5T
10
6
53,55
40
Xe ép KIA 49B0663
1
4.5T
10
6
53,55
40
Xe ép KIA 49B0480
1
4.5T
10
8
70,00
40
Xe ép HINO 49B8131
1
4.5T
10
10
87,50
40
Xe ép IFA 49B0283
1
4.5T
10
1
4,81
40
Xe ép IFA 49B0240
1
4.5T
10
0
0,00
40
* Nhận xét:
- Các xe vận chuyển rác được nhập từ nhiều năm khác nhau. Một số xe do thời gian sử dụng lâu, thường bị rỉ xét, một số xe bị rỉ nước khi ép rác, những xe ép không được bao phủ hoặc che chắn kín khi di chuyển trên đường, gây mùi hôi thối khó chịu.
- Số lần vân chuyển của các xe ép loại 4.5T thì 2lần/ngày tại các trục đường chình của thành phố, còn loại xe chuyên dụng IFA do phải đi ra vùng ngoại thành nên việc vận chuyển chỉ là 1lần/ngày hoặc 2lần/ngày.
- Thời gian làm việc cho các công nhân là vệ sinh là khoảng 5 6 giờ/ ngày đã đảm bảo cho việc lấy rác, xúc rác vào thùng xe và phục hồi sức lao động sau một ca làm việc trong môi trường độc hại.
- Việc phân chia khu vực thu gom, lộ trình vận chuyển cho các xe rác là hợp lí, phát huy tinh thần trách nhiệm và tính tự chủ của các công nhân vệ sinh.
- Thời gian vận chuyển rác bắt đầu vào 6h sáng và 1h chiều mỗi ngày, việc vận chuyển cũng không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
- Xe ép di chuyển trên phạm vi rộng nên tiêu hao nhiều nhiên liệu.
* Tóm lại:
- Hiện nay lượng rác thải toàn thành phố là 500 m3/ngày, những mùa cao điểm như lễ, tết, khoảng 600 m3/ngày. Số lượng rác được đội môi trường đô thị thu gom và vận chuyển đến bãi rác dư vào khoảng 300 m3.
- Rác được thu gom và vận chuyển bằng xe đẩy tay và xe ép di chuyển trên những đường lớn có thùng rác để ven đường và nguồn rác từ các khu phố, hộ dân. Rác từ các con hẻm nhỏ được thu gom bằng xe đẩy tay và đưa đến các điểm hẹn nhất định. Tại đây rác được các công nhân hốt và đưa lên xe IFA hoặc xe ép chở đến bãi rác. Tại bãi rác, rác sẽ được các công nhân phân loại những phế thải có thể sử dụng được thì giữ lại còn những phế thải không sử dụng được thì được chôn lấp tại bãi rác.
- Theo ghi nhận từ đội môi trường đô thị, hằng ngày đội vận chuyển được 2 chuyến IFA (khoảng 18) và 24 chuyến xe ép tới bãi rác.
- Quy trình thu gom vận chuyển được mô tả như sau:
Xe ép
Xe đẩy tay
Ngồn thải
Bãi rác
Xe IFA
Điểm tập kết rác
Xe hút hầm cầu
Phân hầm cầu
Ưu điểm:
- Với số lượng thu gom trên, ít mùi hôi, hạn chế ruồi muỗi vi khuẩn gây bệnh.
- Rác được vận chuyển đến bãi rác trong các xe ép kín nên trong quá trình vận chuyển không gây rơi vãi dọc đường, không ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đô thị cũng như tới người đi đường.
- Xe ép rác lấy mỗi ngày một lần nên không gây mùi hôi.
Nhược điểm:
- Do điều kiện địa hình đồi dốc nên việc thu gom rất tốn nhiều thời gian.
- Xe ép di chuyển trong từng đường hẻm vì vậy tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu.
4.4 Hoạt động thu hồi và xử lí chất thải rắn:
4.4.1 Thu hồi, tái sử dụng, xử lí chất thải rắn từ các nguồn thải:
- Cho đến nay, công tác nghiên cứu của các dự án đã được đưa ra như: Dự án xử lý rác thải đô thị thành phân bón hữu cơ sinh học, phương án hoạt động sản xuất kinh doanh vệ sinh môi trường, dự án quản lý chất thải rắn, nhưng vẫn chưa thực hiện được vấn đề tận dụng, vấn đề tận dụng, tái chế chất thải rắn đã dược đưa ra nhưng chưa được thực hiện.
- Tuy nhiên theo quan niệm quản lý rác thải hiện nay, nhiều nơi trrên thế giới xem “rác không phải là vật liệu bỏ đi” mà cần “giảm thiểu việc sản xuất rác và tối đa hoá việc sản xuất các vật liệu sử dụng và tái chế” để đạt được mục đích là: kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Vì vậy cần nghiên cứu và đánh hiện trạng hoạt động thu hồi, tái chế, tận dụng chất thải rắn một cách hợp lý.
* Hoạt động thu hồi, phân loại kinh doanh và tái chế phế liệu:
- Hoạt động thu hồi, phân loại, kinh doanh và tái chế phế liệu là do công ty tư nhân đảm trách.
- Tại bãi rác hiện có khoảng 10 công nhân tham gia việc phân loại rác, các phế liệu được thu hồi bao gồm: kim loại, nhựa( bao nylon, nhựa cứng, dẻo), can hộp, từ nhiều dạng nguyên liệu và sản phẩm khác nhau đã được loại ra trong quá trình sản xuất và sử dụng.
- Phế liệu sau khi thu hồi được vận chuyển đến cơ sở chuyển tái chế ngoài thành phố.
- Hoạt động thu hồi, phân loại, kinh doanh và tái chế phế liệu đã đem lại những lợi ích sau:
+ Tái sản xuất ra sản phẩm từ phế liệu, góp phần tiết kiệm ngoại tệ trong việc nhập nguyên vật liệu chính phẩm cho sản xuất.
+ Đóng góp tích cực trong việc xử lý chất thải rắn khó phân huỷ, tăng tuổi thọ bãi rác, tuy nhiên còn những tồn tại:
Do chỉ phân loại được các loại can hộp, bao nhựa, kim loại, còn các phế phẩm khác: không tái sử dụng được thì không được phân loại mà đựơc ủi và san lấp tại bãi rác. Những chất không thể phân huỷ được cũng nằm lẫn lâu ngày sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường đất.
Việc phân loại rác do công nhân trực tiếp tiếp xúc dẫn đến việc ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân.
* Nhận xét:
- Lợi ích thiết thực của chương trình tái tuần hoàn (tái chế chất thải) dem lại không chỉ giảm lượng chất thải, bảo đảm được chất lượng môi trường sống, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội rõ rệt, bổ sung một lượng vật tư cho sản xuất, giải quyết một số công ăn việc làm và nâng cao được ý thức trách nhiệm của người dân đối với cảnh quan, môi trường nơi họ đang sinh sống.
- Do thành phố Đà Lạt là nơi du lịch nên rác chủ yếu của thành phố bao gồm rác sinh hoạt và rác nông nghiệp nên việc xử lý các phế thải nông nghiệp cũng khá đơn giản.
4.4.2 Bãi chứa rác thành phố Đà Lạt:
* Vị trí:
Khu vực dùng để xử lý và chônlấp rác của thành phố Đà Lạt là một thung lũng trống trải nằm gần với khu rừng thông tái sinh của khu vực Camly, thung lũng này cách thác Camly khoảng 2km về phía Tây, cách sân bay Camly khoảng 1,8km về phía Nam-Tây Nam và cách trung tâm thành phố 7km về phía Tây. Diện tích là 12ha.
Thuận lợi:
+ Khu vực xử lý và chôn rác nằm trong một thung lũng lòng chảo trũng, khí hậu mát mẻ và được bao quanh bởi những rừng thông tái sinh và cây hoang dã nên tránh được sự khuếch tán mùi.
+ Giao thông khá thuận lợi và nằm tương đối gần trung tâm thành phố, bớt chi phí vận chuyển.
+ Tận dụng được ưu thế của lòng chảo thung lũng trong công việc chôn lấp rác, giảm được chi phí san ủi.
+ Nằm xa khu vực tập trung dân cư nên tránh được việc gây ảnh hưởng trực tiếp về mùi, bụi.
Khó khăn:
+ Chỉ là bãi chôn lấp hở nên việc ô nhiễm nguồn nước ngầm và môi trường đất là không thể không tránh khỏi.
+ Về mùa mưa, việc ra vào bãi rác rất khó khăn.
* Đặc điểm địa hình:
- Thung lũng nằm ở độ cao 1570-1580m so với mực nước biển, được bao quanh gần kín bởi dãy núi hàng trăm mét, tạo thuận lợi cho việc chứa rác và xử lý, hạn chế tối đa việc phát tán mùi hôi.
- Trong thung lũng lòng chảo này có 3 mạch nước nhỏ, hội nhập với nhau ở cuối thung lũng, tạo nên một trong những nhánh đầu nguồn của suối Bang Bị. Kết quả khảo sát cho thếy lưu lượng ở điểm hội nhập này là 35 40l/giây vào mùa khô và 50 60l/giây vào mùa mưa và như vậy nó là nguồn tiếp nhận lý tưởng đối với nước thải (sau khi được xử lý) từ khu vực xử lý và chôn rác. Suối Bang Bị chảy theo hướng Tà Nung, nhập voà suối Nam Bang chảy qua Tà Nung về Lâm Hà và cuối cùng hội nhập vào sông Đồng Nai tại thác Voi.
4.5 Dự báo diễn biến về chất thải rắn thành phố Đà Lạt đến 2015:
Dự báo diễn biến về khối lượng, thành phần chất thải rắn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý chất thải rắn. Qua đó các cơ quan chức năng có thể xây dựng được kế hoạch thu gom, xử lý và tái sử dụng trong tương lai, cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của bãi chôn lấp, đồng thời đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường. Để dự báo diễn biến về chất thải rắn tại thành phố Đà Lạt trong tương lai, cần dựa vào các yếu tố sau:
- Tốc độ gia tăng dân số đến 2015
- Sự gia tăng tốc độ thải của từng người
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
4.5.1 Dự báo mức độ ô nhiễm do rác thải sinh hoạt:
* Khối lượng rác thải:
Để tính tốc độ gia tăng dân số căn cứ vào tỉ lệ dân số tăng tự nhiên và tăng cơ học, chọn năm 2003 là khởi điểm cho việc tính toán, chọn tốc độ gia tăng dân số cơ học năm 2004 là 0,015.
Bảng 4.6 Dự báo tốc độ gia tăng dân số và rác thải
Năm thứ i
Tốc độ tăng dân số tự nhiên
Tốc độ tăng dân số cơ học
Tốc độ gia tăng dân số
Dân sồ năm thứ i-1
Dân số năm thứ i
Tốc độ phát sinh rác Kg/người/ngày
Khối lượng rác thải Kg/ngày
2002
178.781
0,43
76.875
2003
0,02846
0.2846
178.781
183.870
0,44
80.903
2004
0,02842
0,0150
0,03442
182870
187.462
0,45
84.358
2005
0,02838
0,0157
0,04408
187.462
190.476
0,46
87.619
2006
0,02834
0,0164
0,04474
190.475
194.921
0,47
91.613
2007
0,02830
0,0171
0,0454
194.921
199.366
0,48
95.696
2008
0,02826
0,0178
0,04606
199.366
203.810
0,49
99.867
2009
0,02822
0,0185
0,04672
203.810
208.254
0,50
104.127
2010
0,02818
0,0192
0,4738
208.254
212.698
0,51
108.476
2011
0,02814
0,0199
0,4804
212.698
217.141
0,52
112.913
2012
0,02810
0,02060
0,0487
217.141
221.585
0,53
117.440
2013
0,02806
0,0213
0,04936
221.585
226.026
0,54
122.054
2014
0,02802
0,0220
0,05002
226.026
230.470
0,55
126.759
2015
0,02798
0,0227
0,00528
230.470
234.912
0,56
131.551
* Thành phần rác thải sinh hoạt:
- Bên cạnh sự biến động về số lượng, thành phần rác cũng thay đổi do những lý do sau: tập quán tiêu dùng và mức sống của người dân thay đổi, sự phát triển kinh tế – xã hội, trình độ công nghệ và cơ cấu phát triển kinh tế.
- Tham khảo thành phần rác thải của nhiều thành phố lớn ở Việt Nam và những quốc gia phát triển thì lượng phế thải công nghiệp chiếm phần lớn.
- Khi mức sống của người dân tăng, có thể dự báo một cách khái quát thành phần rác sẽ thay đổi như sau:
+ Các thành phần: giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh, thành phần khó phân hủy và độc hại: tăng.
+ Thực phẩm, gỗ, rác vườn: giảm
+ Độ ẩm: giảm
+ Giá trị nhiệt lượng, thành phần tái sử dụng: tăng
4.3.2 Dự báo mức độ ô nhiễm do chất thải rắn y tế:
Theo ước tính của Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC), mỗi năm 1 giường bệnh thải ra 1,05 tấn rác thải. Tỷ lệ số giường bệnh trên số dân thành phố trong những năm qua là 2,6%.
Dự báo số giường bệnh vào năm 2015 là 600 giường như vậy, khối lượng chất thải y tế vào năm 2015 sẽ là 630 (tấn/năm)
4.6 Xây dựng các giải pháp giảm thiểu, xử lý ô nhiễm:
* Mục tiêu quản lý chất thải rắn đến 2015:
Căn cứ vào hiện trạng quản lý chất thải rắn và các dự báo trong tương lai, chúng tôi xây dựng các mục tiêu quản lý chất thải rắn đến 2015 tại thành phố Đà Lạt như sau:
- Chất thải rắn y tế: 100% chất thải rắn y tế được thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định.
- Chất thải rắn nông nghiệp: tận dụng, tái sử dụng 90% phế phẩm nông nghiệp một cách hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và tạo ra những sản phẩm có ích phục vụ xã hội.
- Chất thải rắn công nghiệp, xây dựng: 100% được thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý đúng quy định, ưu tiên giảm nguồn thải từ nguồn trên cơ sở tận dụng, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn.
- Rác thải sinh hoạt:
+ Phân loại rác từ đầu nguồn thành 3 loại: phế liệu, rác hữu cơ, vô cơ.
+ Thực hiện các giải pháp xử lý hợp vệ sinh nhưng cần ưu tiên: tận dụng và tái sử dụng thành phần có ích trong rác thải.
Trước khi xây dựng các giải pháp về quản lý chất thải rắn cho thành phố Đà Lạt, cần thống nhất một số quan điểm sau:
- Quản lý chất thải rắn nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung được coi là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Đây là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các cấp, các ngành, góp phần thắng lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.
- Quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Lạt phải được thực hiện dựa trên nền tảng khung pháp lý đồng bộ cả nước, bên cạnh luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật cần thiết phải xây dựng các văn bản pháp quy riêng về quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhưng không trái với văn bản pháp luật đã ban hành, các công ước quốc tế Việt Nam đã phê chuẩn.
- Bên cạnh các luật lệ mang tính bắt buộc, cần có những chính sách thích hợp về quản lý và kinh tế để khuyến khích thực hiện các biện pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm, áp dụng công nghệ sản xuất sạch. Ưu tiên ứng dụng và phát triển công nghệ thu hồi, tái chế, tái sử dụng một cách hiệu quả các thành phần có ích trong chất thải rắn.
- Cá nhân hoặc các tổ chức tạo ra chất thải phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
- Tất cả mọi người, mọi tổ chức trong xã hội cần được thường xuyên cung cấp thông tin giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức và tham gia thực hiện công tác bảo vệ môi trường một cách tự giác và tích cực.
4.6.1 Giải pháp về chính sách:
4.6.1.1 Cơ cấu quản lý:
Quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Lạt được đặt dưới sự quản lý và chỉ đạo của UBND thành phố Đà Lạt. Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước chuyên ngành và các địa phương có liên quan như : sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Xây dựng, sở Công nghiệp, UBND phường, xã. Cơ quan nhà nước trực tiếp chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý rác là công ty quản lý công trình đô thị.
4.6.1.2 Chính sách pháp luật:
- Các công cụ chính sách có liên quan đến quản lý chất thải rắn bao gồm Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật, chính sách môi trường (environmental policy).
- Trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cần:
+ Thực hiện tốt công tác ĐTM cho tất cả các cơ sở đang hoạt động và các dự án đúng theo điều luật 17, 18 luật bảo vệ môi trường.
+ Triển khai và cấp giấy phép môi trường đối với các cơ sở công nghiệp.
+ Thực hiện kiểm tra, thanh tra môi trường theo định kỳ hoặc đột xuất tại các cơ sở, các đơn vị có khả năng gây ô nhiễm môi trường, giám sát quá trình thực hiện các biện pháp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, đồng thời phát hiện các nguồn thải mới tại các cơ sở cũng như các hộ dân.
- Để thực hiện tốt việc quản lý chất thải rắn cần đưa ra những khuyến khích các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường.
4.6.1.3 Giải pháp về đào tạo:
Để đạt được mục tiêu đề ra, cần phải tiến hành công tác phát triển nguồn nhân lực tương xứng với quy mô, trình độ chuyên môn quản lý chất thải rắn trong tương lai, các cơ quan chức năng như: sở Tài nguyên và Môi trường, sở Y tế, sở Xây dựng và một số đơn vị có liên quan như: công ty quản lý công trình đô thị, các xí nghiệp, cần quan tâm và có chính sách đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ quản lý và cácn bộ chuyên môn làm việc trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Khi đào tạo và bồi dưỡng cần tập trung:
- Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn.
- Tư vấn và truyền thông, nâng cao nhận thức công đồng.
- Các vấn đề liên quan đến tài chính, kinh tế môi trường
- Kỹ năng theo dõi, kiểm tra và đánh giá công tác quản lý chất thải rắn.
- Kiến thức cơ bản về chất thải rắn, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho các cán bộ, công nhân chuyên trách.
- Kỹ thuật chuyển giao công nghệ, xử lý chất thải rắn.
- Việc đào tạo thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn, các đợt hội thảo hoặc đào tạo chính quy tại các trường đại học trong khu vực.
4.6.1.4 Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và phương tiện:
- Một trong những vấn đề chủ yếu đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra là công tác đầu tư và nâng cấp trang thiết bị, phương tiện vận chuyển của công ty quản lý công trình đô thị.
- Để sử dụng tốt nhất những trang thiết bị và phương tiện có sẵn, công ty quản lý công trình đô thị cần:
+ Nâng cấp những trang thiết bị một cách có tổ chức và có kế hoạch
+ Tiếp tục cải tiến công tác quản lý các phương tiện đang hoạt động.
+ Lập chương trình bảo trì thiết bị, phương tiện để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản sẵn có.
- Kế hoạch mua sắm các phương tiện được thực hiện trong phương án về kỹ thuật.
Tuy nhiên, trong việc mua sắm các phương tiện mới, cần chú ý một số yếu tố sau:
+ Xem xét lựa chọn các thiết bị có hệ thống nâng đa năng và thúng ép nhận rác.
+ Nguồn gốc sản xuất xe, nên ưu tiên mua các loại xe sản xuất trong nước, các yêu cầu về bảo hành, phụ tùng, mặt bằng giá.
+ Lựa chọn các phương tiện mới hay đã qua sử dụng, cần can nhắc kinh phí mua sắm, tân trang, sửa chữa và tình trạng hiện tại của phương tiện.
4.6.1.5 Chính sách về xã hội:
- Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của từng người, vì vậy cần phải huy động, khuyến khích quần chúng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng. Với mục tiêu đề ra, bản thân công ty quản lý công trình đô thị không thể nào hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Vì vậy, cần thiết phải có sự tham gia của các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế, nhân dân cùng tham gia thực hiện. Để đạt được hiệu quả cao, cần tập trung một số vấn đề sau:
+ UBND thành phố cần có chủ trương chính thức cho phép xã hội hoá hoạt động quản lý rác thải.
+ Có quy định về cơ cấu quản lý và hoạt động cụ thể cho các mô hình quản lý chất thải rắn tư nhân.
- Trước mắt, để mở rộng mạng lưới thu gom, vận chuyển rác nội thành cũng như ngoại thành, nên tổ chức thí điểm mô hình thu gom rác theo hình thức công ty quản lý công trình đô thị + UBND phường, xã + tư nhân, sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng cho các phường xã khác trong thành phố.
- Đối với vấn đề phân loại rác, cần thiết phải xây dựng dự án: “triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn ” cho một số đối tượng cụ thể như : trường học, tổ dân phố, hội phụ nữ, từ đó rút kinh nghiệm và nhâ rộng cho các đối tượng khác, tạo thành thói quen trong nhân dân.
4.6.2 Các giải pháp hỗ trợ khác:
4.6.2.1 Giải pháp về truyền thông giáo dục:
- Việc tuyên truyền thực hiện bằng nhiều hình thức với những nội dung đơn giản, dễ hiểu cho mọi tầng lớp nhân dân, cần lôi kéo sự tham gia của các ngành, các cấp trong lĩnh vực này như: y tế, giáo dục, thông tin văn hoá, phụ nữ, thanh niên, trong đó chú trọng đến học đường.
- Một thực trạng hiện nay là đa số các hộ dân, các hộ ven suối vẫn còn thải rác, xác súc vật xuống suối, nguồn nước mặt, xả rác bừa bãi ở những nơi đất trống, đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ nhân dân cũng như làm giảm mĩ quan đô thị. Do vậy, phải làm cho nhân dân hiểu rõ mối quan hệ chặt chễ tác động của rác thải đến môi trường và sức khoẻ con người. Từ đó người dân sẽ thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải rắn, có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường, tự giác đóng vệ sinh phí, tham gia trực tiếp vào công tác phân loại, giảm thiểu chất thải rắn từ nguồn, thu gọm và xử lý rác hợp vệ sinh.
- Các hoạt động tuyên truyền bao gồm:
+ Khuyến khích tăng cường bảo vệ môi trường
+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân về phía rác thải và sự trong sạch của thành phố chúng ta.
+ Xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường.
- Các hoạt động thông tin – giáo dục, tuyên truyền được thực hiện từ thành phố đến phường, xã. Hình thức truyền thông được tổ chức đa dạng, phong phú như: hội thảo, tập huấn, qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chiến dịch quốc gia, các hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường, đối tượng truyền thông bao gồm: trẻ em, phụ nữ, nam giới với các độ tuổi khác nhau, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, các ban ngành, đoàn thể, trong đó chú ý đặc biệt vào đối tượng là phụ nữ và trẻ em. Hoạt động này có sự tham gia của các sở, ban, ngành như : sở Tài nguyên và Môi trường, sở Y tế, sở Giáo dục và Đào tạo, sở Văn hoá – Thông tin, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,
4.6.2.2 Chương trình giám sát môi trường:
- Để đảm bảo hoạt động của bãi rác không ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý ô nhiễm. Chương trình giám sát chất lượng môi trường, giám sát công tác xử lý chất thải rắn sẽ được thực hiện trong suốt thời gian hoạt động của các cơ sở và của công ty quản lý công trình đô thị.
- Kết quả giám sát sẽ được lưu giữ tại đơn vị và có thông báo về sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi việc thực hiện.
4.6.2.3 Áp dụng công nghệ sạch hơn (cleaner technology):
- Các xí nghiệp, cơ sở sản xuất nên áp dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch hơn trong quá trình hoạt động vì sẽ có các lợi ích như : giảm mức tiêu thụ về nguyên liệu và chi phí, tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm số lượng và chi phí xử lý chất thải trong đó có chất thải rắn, cải thiện điều kiện làm việc.
Nội dung cơ bản của sản xuất sạch hơn:
- Thay thế các nguyên liệu gây tác động: thay đổi các nguyên liệu đầu vào bằng các nguyên liệu có thể tái chế được hoặc ít độc hơn hoặc các nguyên liệu có thời gian sử dụng dài hơn.
- Quản lý tốt nội vi: có những điều khoản thích hợp để ngăn ngừa rò rỉ và chảy tràn (bảo dưỡng phòng ngừa, bảo dưỡng để tốt hơn) và bắt buộc áp dụng các chỉ dẫn lao động hiện có (thông qua giám sát chặt chẽ, đào tạo).
- Kiểm soát quá trình tốt hơn: sửa đổi và tối ưu hoá thủ tục làm việc, chế độ vận hành máy móc, thiết bị và giám sát các thông số của quá trình với hiệu suất cao hơn, mức phát sinh chất thải và khí thải thấp hơn.
- Sửa đổi thiết bị: sửa đổi những thiết bị sản xuất hiện có và việc sử dụng chúng.
- Thay đổi công nghệ: thay thế công nghệ, day chuyền sản xuất từng phần hoặc toàn bộ để giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất.
- Thu hồi và tái sử dụng: tái sử dụng các nguyên liệu bị thải bỏ trong cùng một quá trình hoặc sử dụng cho một công đoạn khác.
- Sản xuất các sản phẩm phụ có ích: thay đổi quá trình phát sinh ra chất thải để chuyển dạng vật liệu bị thải bỏ thành dạng vật liệu có thể sử dụng hoặc tái tuần hoàn cho mục đích sử dụng khác.
- Thay đổi sản phẩm: thay đổi các đặc tính của sản phẩm để giảm thiểu các tác động môi trường của sản phẩm từ khi hình thành hoặc sau khi đã sử dụng (thải bỏ) hoặc để giảm thiểu các tác động môi trường của quá trình sản xuất ra sản phẩm.
4.6.3 Giải pháp kinh tế:
- Ngày nay, giải pháp kinh tế áp dụng trong lĩnh vực môi trường được thực hiện rộng rãi tại các quốc gia phát triển. Việc lựa chọn các công cụ kinh tế phải phù hợp với mục tiêu chính sách quản lý chất thải cũng như chính sách pháp luật của tùng quốc gia và đảm bảo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (polluter pays principle) .
- Ơû Việt Nam, việc sử dụng các công cụ kinh tế bao gồm: các chính sách khuyến khích dự án đầu tư vào lĩnh vực xử lý ô nhiễm vào bảo vệ môi trường, một số lệ phí trong lĩnh vực môi trường như lệ phí vệ sinh, cấp phép môi trường, xử phạt, khen thưởng, với mục đích:
+ Làm thay đổi hành vi của đối tượng thu phí đối với môi trừơng.
+ Có nguồn tài chính để phục vụ công tác quản lý, xử lý chất thải.
Tại thành phố Đà Lạt, một số giải pháp kinh tế được đề xuất như sau:
- UBND thành phố cần có chủ trương và biện pháp khuyến khích, giảm thuế và cho vay ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất, các loại hình tư nhân tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực như : thu gom, xử lý rác thải, tái chế và thu hồi phế liệu.
- Cải tiến cách thu lệ phí vệ sinh để tránh tình trạng thất thoát như hiện nay. Giải pháp tốt nhất là có sự phối hợp chặt chẽ giữa công ty quản lý công trình đô thị, chính quyền địa phương và tổ dân phố. Công ty sẽ trích lại một phần kinh phí trong phần thu phí để lại theo quy định để bồi dưỡng hoặc thưởng cho các đối tượng tham gia thu.
- Cần có các giải pháp hỗ trợ khác về quản lý, kỹ thuật và tuyên truyền giáo dục nhằm tăng mức thu và giảm các chi phí giải quyết rác.
- Khuyến khích các cơ sở tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
4.6.4 Giải pháp kỹ thuật:
4.6.4.1 Đối với rác sinh hoạt:
* Rác sinh hoạt đô thị:
- Thu gom, phân loại, vận chuyển:
+ Quá trình thu gom, vận chuyển rác hiện tại ở thành phố Đà Lạt về cơ bản đáp ứng việc thu gom và vận chuyện. Tuy nhiên, để đảm bảo thu gom rác triệt để, đạt được mục tiêu đề ra, cần phải củng cố lại hệ thống thu gom ngay từ khâu phát sinh rác đến khâu thu gom, vận chuyển và xử lý cuối cùng.
+ Thu gom rác từ gốc là biện pháp tốt nhất. Tuy nhiên thói quen vứt rác bừa bãi như hiện nay thì việc thực hiện biện pháp này rất khó, vì vậy khi áp dụng cần phải tiến hành bắt đầu từ các trường học, đoàn thể, cơ quan, xí nghiệp, sau đó áp dụng cho từng hộ dân. Thu gom rác từ gốc bao gồm: mỗi hộ dân, cơ quan, trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, phải tự tổ chức thu gom rác từ các thùng chứa, điểm hẹn (điểm hẹn) để công nhân vệ sinh đến thu nhận.
+ Tạo dần thói quen phân loại rác tại nguồn mỗi ngày trong những túi khác nhau từ những loại rác khác nhau như rác ẩm và khô, mà việc loại rác ra một cách riêng biệt.
+ Phải vận chuyển hết lượng rác thu gom hằng ngày về bãi chứa với thời gian càng ngắn càng tốt.
+ Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường bởi các nguồn rác cố định và di động bằng cách đổi mới kết cấu bô rác, tuyển chọn các phương tiện thu gom, vận chuyển theo hướng tiêu chuan hoá sao cho đạt hiệu quả vệ sinh nhất và đồng thời có tính khả thi về đầu tư kinh phí.
-Giải quyết các nguồn rác:
+ Rác đường phố:
Do tính chất của công việc thực hiện ngay trên đường phố. Hiện nay thời gian quét rác đường phố được tổ chức 4 ca là tương đối hợp lý. Rác sau khi quét được gom lại cho vào thùng rác công cộng.
+ Rác từ các hộ dân:
Các hộ mặt tiền đường chính và các hộ ở gần đường chính:
Sau khi thực hiện phân loại rác tại các hộ gia đình, phần phế liệu được nhân dân thu gom bán cho những người mua phế liệu, phần rác thải còn lại sẽ đựng trong bao nylon buộc kín lại và đem đến điểm hẹn.
Các hộ ở sâu trong các hẻm nhỏ:
Công tác thu gom kém hiệu quả và khó khăn hơn. Vì vậy biện pháp hợp lý là dùng xe đẩy tay, hoặc xe cải tiến đến từng hộ trong các hẻm để thu gom. Sau đó, các xe sẽ chuyển rác ra điểm hẹn. Thời gian thu gom ở các hẻm nên thực hiện vào đầu giờ sáng hoặc cuối giờ chiều.
Ưu điểm:
Thu gom triệt để ở các khu dân cư nằm sâu trong các con hẻm nhỏ, tránh được việc thải rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm:
+ Công nhân lao động nặng nhọc.
+ Chi phí cao.
+ Đòi hỏi nhân dân phải tự giác tham gia thu gom rác và đóng tiền vệ sinh phí.
Rác từ khu thương mại, chợ, nhà hàng, khách sạn, cơ quan, trường học:
Tại chợ Đà Lạt cần có bô rác hoặc thùng ép rác tập trung để tránh lây lan mùi làm mất vẻ mỹ quan và ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Cơ quan, trường học: cần trang bị các thùng rác tiêu chuan hoặc xe cải tiến, tự chuyển ra lộ để các xe ép rác đến nhận.
Bô rác tập trung ở chợ: dùng thùng ép rác kín có cơ cấu tự ép như xe ép rác, đến giờ lấy rác, thùng ép kín được cẩu lên xe tải và chuyển về bãi rác. Riêng các chợ nhỏ có thể đặt các thùng chứa rác lớn có thể tích 660l đặt chỗ hợp lý để xe rác đến thu gom hàng ngày tránh tình trạng đổ rác thành đống ngay bên vệ đường.
+ Rác công cộng:
Ơû các nơi sinh hoạt công cộng, nhất thiết phải trang bị thùng rác cục bộ tuỳ theo lượng người và lượng rác thải, để đúng nơi quy định, có nắp nay, tránh vung vãi, tạo thuận lợi cho công nhân thu gom rác hằng ngày bằng xe ép chạy dọc các tuyến đường hoặc thu gom vào các xe chứa rác lưu động.
Một số giải pháp khắc phục còn tồn tại trong quá trình thu gom, vận chuyển:
Công ty quản lý công trình đô thị cần:
- Thay toàn bộ các thùng rác có kết cấu bêtong hiện có bằng các thùng xe rác đầy tay có nắp đặt dọc trên các tuyến đường chính của thành phố.
- Đưa các xe đẩy tay hoặc các xe cải tiến thu gom đến từng hộ dân hoặc đặt ở vị trí hợp lý trong khu vực để tránh tình trạng vứt rác bừa bãi trên những bãi đất trống hoặc trước nhà dân.
- Bố trí lại các điểm hẹn lấy rác sao cho hợp lý và ít tốn kém nhất.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác thu gom, vận chuyển, báo cáo thường xuyên tình hình phát sinh ô nhiễm trong quá trình thu gom rác.
* Trang bị các phương tiện thu gom, vận chuyển đến 2015:
Để đạt được các mục tiêu đề ra, trang thiết bị các phương tiện thu gom, vận chuyển rác đến 2015 được tóm tắt trong bảng
Bảng 4.7 Phương tiện thu gom, vận chuyển đến 2015
Phương tiện
Đơn vị
2010
2015
Xe ép rác
chiếc
7
2
Thùng rác các loại
cái
700
200
Thùng rác ép kín
cái
1
1
*Xử lý rác đô thị:
- Đề xuất phương án xử lý rác thải phù hợp với điều kiện thành phố Đà Lạt:
+ Chôn lấp hợp vệ sinh:
Trên cơ sở nghiên cứu các giải pháp xử lý rác, kết hợp với kết quả điều tra thực tế và dự báo thành phần và số lượng rác thải trong tương lai. Hiện tại bãi rác thành phố nên xử lý theo các chôn lấp hợp vệ sinh (sanitary landfills).
Giải pháp cho bãi chôn lấp thì sẽ giải quyết vấn đề thấm qua một số khu vực là một bãi chôn lấp hợp vệ sinh, việc chôn lấp như thế này thì hợp vệ sinh hơn. Những lớp lót với chất liệu không thấm nước như: nhựa và đất sét, việc xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh thì rất đắt và còn nhiều vấn đề. Một số chuyên gia thì khẳng định rằng lớp lót nhựa có khuynh hướng rạn (vỡ) và khi hoá chất hiện tại khác nhau có khả năng hoà tan trong rác thải sẽ tác động ngược trở lại.
Tốc độ phân huỷ trong bãi chôn lấp hợp vệ sinh thì hoàn toàn có thể thay đổi được. Điều này thích hợp tới việc giảm oxi thì có giá trị khi rác được nén rất kín. Tốc độ phân huỷ thì được tiến hành bởi một số nguyên liệu phân huỷ sinh học không phân huỷ trong bãi chôn lấp. Một vấn đề chính khác là tạo ra khí CH4, tạo ra khí này khi lượng oxi ít, trong suốt quá trình phân hủy kỵ khí: ở một số nước, khí mêtan thì được tạo ra từ bãi chôn lấp hợp vệ sinh đã được rút ra và bán thành nhiên liệu.
Thu gom và xử lý nước rỉ rác:
Nước rỉ rác nếu không được thu gom và xử lý thì sẽ làm ô nhiễm nguồn nứơc mặt, nước ngầm dẫn tới việc đe doạ sức khoẻ của người dân. Vì vậy việc thu gom và xử lý nước rỉ rác phải được đưa ra song song với việc lập dự án chôn lấp rác.
Việc thu gom nước rác và đưa trở lại bào bãi rác mỗi ngày không những thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy mà còn đồng thời giảm đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước rỉ rác. Khi áp dụng phương pháp này sẽ làm giảm tải trọng rác trong quá trình chôn lấp chất thải. Nước sau khi được bơm, tưới trở lại bãi rác nhiểu lần, sau đó nước rò rỉ sẽ được dẫn đến các công trình trạm xử lý nước rỉ rác.
Nước rỉ rác
Bể thu gom
Bể UASB
Bể chứa
Chất keo tụ phèn nhôm
Bể phản ứng &ø tạo bông
Bùn lắng
Bể lắng
Hệ thống hồ sinh học
Nguồn tiếp nhận
Sơ đồ công nghệ thu gom và xử lý nước rỉ rác.
Kiểm soát khí thải từ bãi rác:
Khí thải từ bãi rác phát tán có kiểm soát bằng cách đặt các đường ống PVC có đục lỗ để thu gom khí ở giữa các lớp rác và phát tán trên bề mặt bãi rác. Mỗi hố chôn thiết lập một ống hút thu và thoát khí thải.
- Với mục tiêu ngày càng phát triển thì việc đảm bảo cho môi trường được bền vững là rất cần thiết vì vậy việc thiết lập hố chôn rác hợp vệ sinh chỉ giải quyết được trước mắt tạm thời cho việc đổ bỏ tránh gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Tuy nhiên trong tương lai gần, thiết nghĩ cần thiết phải xây dựng một nhà máy xử lý rác thải tạo ra sản phẩm hữu ích phục vụ lại cho nhu cầu của con người. Hiện tại công nghệ xử lý chất thải làm phân bón hữu cơ đã và đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp vi sinh và chế biến thành phân.
Hiện nay có nhiều mô hình nhà máy chế biến phân rác. Mỗi day chuyền công nghệ có những ưu và nhược điểm riêng, chúng tôi đề xuất mô hình xử lý chất thải rắn bằng phương pháp vi sinh và chế biến thành phân.
Tái chế
Chôn lấp
Đá, sỏi, gạch,
Rác thô
Phân loại
Kim loại, nhựa, thuỷ tinh,
Phân hầm cầu
Rác hữu cơ
Khử mùi
Trộn
Chôn lấp
Uû hiếu khí
Chôn lấp
Bã vô cơ
Phân loại thô
Bã vô cơ
Phân loại tinh
Thành phẩm
Phụ gia
* Mô tả sơ đồ công nghệ:
Rác được thu gom về và chở đến bãi rác, dùng xe xúc và rải đều để phân loại, các phế liệu như: nhựa, kim loại, thuỷ tinh, giấy, đem đi tái chế. Rác cô cơ như: đá, sỏi, gạch, được chôn lấp. Rác hữu cơ được trộn lên kết hợp với phân hầm cầu, tiến hành ủ hiếu khí (21 ngày), sau đó phân loại thô và tinh ở đây rác vô cơ được đem đi chôn lấp. Chất hữu cơ còn lại thêm phụ gia vào theo liều lượng, thành phẩm mang ra thị trường.
* rác sinh hoạt nông thôn:
- Các loại phế liệu: nhựa, nhôm, kim loại, giấy, được thu gom và bán phế liệu.
- Rác hữu cơ: trái cây hư, xác súc vật, chôn lấp hoặc ủ làm phân bón. Đối với xác súc vật khi chôn cần rắc vôi, khử trùng để hạn chế khả năng lây lan mầm bệnh.
- Các loại xà bần: đất, đá, gạch,.. chôn ho85c đổ vào những vùng đất trũng.
- Bao nylon, vải,.. có thể đốt, tuy nhiên cần hạn chế vì khi đốt các chất này có thể phát sinh khí độc.
4.6.4.2 Đối với rác nông nghiệp:
Dựa vào tính chất của các phế thải để tận dụng các phế liệu sản xuất ra các sản phẩm có ích cho xã hội, góp phần tăng thu nhập cho gia đình và bảo vệ môi trường. Một số đề xuất để xử lý rác nông nghiệp.
- Rau, củ hư, làm thức ăn chăn nuôi.
- Rơm rạ, mùn cưa, chế biến các loại nấm.
- Cành cây, lá khô, làm nhiên liệu đốt và tận dụng tro và kết hợp một số tạp chất khác tạo thành đất trồng cây cảnh.
- Bao bì thuốc bảo vệ thực vật:
Bao bì rửa bằng nước thu gom đốt chôn lấp.
* Chú ý:
+ Không được sử dụng lại bao bì chứa thuốc với bất cứ mục đích nào
+ Nơi xử lý bao bì phải xa nguồn nước, nơi công cộng.
+ Hố chôn phải được trát bằng lớp đất xét để hạn chế khả năng thấm các chất ô nhiễm ra xung quanh.
4.6.4.3 Đối với chất thải rắn y tế:
* Thu gom, phân loại:
Hệ thống thu gom, phân loại rác y tế cần các yêu cầu sau:
- Phân loại rác thải y tế ra từng loại khác nhau từ nguồn thải.
- Tách riêng rác thải sinhhoạt bệnh viện, rác thải y tế nguy hại cho vào các thùng chứa có màu sắc khác nhau theo quy định.
- Đảm bảo vệ sinh khu vực.
- Thu gom toàn bộ lựơng rác thải y tế tại các bệnh việc và trạm xá.
* Biện pháp thu gom:
- Trang bị các thùng chứa rác theo tiêu chuan, đặc điểm từng loại thùng phụ thuộc vào mức phát sinh rác từ các khoa, phòng, nhà vệ sinh, căntin,
- Đặt những thùng rác tại những nơi thuận tiện cho người xả rác và công việc thu gom rác.
- Đặt các thùng rác khác nhau tuỳ theo từng khoa.
- Phía trong thùng rác phải được lout bằng túi nhựa và quy định mà rõ ràng cho từng loại chất thải.
Ví dụ:
Màu đen: dùng đựng chất thải hoá hoạc, thuốc gây độc.
Màu vàng: chất thải lâm sàng, băng, bông,
Màu xanh: rác sinh hoạt
- Các thùng chứa rác phải có nắp nay kín
- Quy cách các thùng chứa thì được bán sẵn trên thị trường.
- Tuỳ theo thành phần, tính chất, mức độ nguy hại, lượng rác thải sẽ được thu gom 1 hoặc 2 lần / ngày
* Biện pháp thu gom, vận chuyển rác y tế:
- Rác sinh hoạt : được công ty quản lý công trình đô thị – đội vệ sinh môi trường đô thị thu gom, vận chuyển
- Rác y tế: do công ty TNHH Hạnh Phát vận chuyển và xử lý
Bãi phế liệu
Phân loại
Rác sinh hoạt
Chất thải y tế
Thu gom
Chất thải lâm sàng
Chất thải ytế nguy hại
Thu gom, xử lí
Chất thải hoá học
* Xử lý rác thải y tế nguy hại:
- Chất thải y tế nguy hại tại thành phố Đà Lạt bao gồm:
+ Chất thải lâm sàng: vật liệu máu, bông, gạc, găng tay, các mô cơ thể, kim tiêm,
+ Chất thải hoá học: các loại hoá chất chứa halogen, formaldehyde, muối vô cơ,
- Tuỳ theo thành phần, tính chất rác thải sẽ có giải pháp xử lý thích hợp:
+ Thiêu đốt: thành phần dễ cháy, các bệnh phẩm, hoá chất độc hại,
+ Chôn lấp hợp vệ sinh: xử lý ban đầu trước khi chôn lấp để đảm bảo vệ sinh, thường chôn lấp các phần cơ thể, bệnh phẩm,
* Lò đốt rác y tế:
Các loại chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt:
Vải: bông, băng, gạc,
Plastic: ống tiêm, băng keo, vỉ thuốc,
Cao su: ống dẫn, găng tay,
Giấy vụn, được đốt chung trong lò đốt rác
Sơ đồ công nghệ lò đốt rác.
Ống khói
(3)
Thiết bị cấp rác vào lò (2)
Thùng chứa rác ytế (1)
Lò đốt
(3)
Cụm xử lí khí (7)
Không khí
Cụm phun dầu hoặc ga(5)
Thùng chứa dầu Do(4)
6
Đây là lò đốt 2 buồng, rất phổ biến ở nước ta vì có nhiều ưu điểm về hiệu quả xử lý, tiết kiệm chi phí xây dựng, đảm bảo môi trường và đáp ứng được các yêu cầu về xử lý rác thải y tế.
- Thuyết minh công nghệ:
+ Rác y tế được thu gom vào thùng chứa rác (1), sau đó được thiết bị cấp rác (2) đưa vào lò đốt (3) theo từng mẻ. Dùng dầu DO hoặc Ga cung cấp nhiên liệu cho lò thông qua béc phun (6). Để duy trì nhiệt độ cao cho lò. Trong lò đốt, tại buồng sơ cấp rác được đốt cháy ở nhiệt độ 800 -> 9000Cvà phân huỷ thành hợp chất vô cơ bụi, các chất bay hơi, các chất này được tiếp tục đốt ở nhiệt độ 12000C tại buồng thou cấp để phân huỷ hoàn toàn các khí độc thành khí thải ít nguy hiểm hơn.. khí thải sau khi ra khỏi lò đốt sẽ được làm nguội và qua cụm xử lý khí (7) để đạt tiêu chuẩn môi trường. Khí sau khi được xử lý ra ống khói thải ra ngoài.
+ Sau khi đốt cháy hết 1 mẻ, rác được tiếp tục cho vào để đốt tiếp. Thời gian đốt mẻ thứ 2 trở đi sẽ rút ngắn thời gian là do lò đã được nung nóng. Lượng tro sinh ra trong quá trình đốt được thu gom theo định kỳ và đem đi chôn lấp.
+ Hệ thống phụ trợ: (xử lý khí thải, nước thải)
Thiết bị làm nguội khí thải: dùng nước lạnh hoặc không khí để hạ nhiệt độ (50 700C)
Thiết bị làm sạch khí: thiết bị hấp thu thường sử dụng loại tháp đệm có vật liệu đệm là các ống nhựa, kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, kề mặt tiếp xúc pha lớn
Xử lý nước thải của quá trình đốt:
Dung dịch hấp thu: dung dịch kiềm NaOH hoặc Ca(OH)2 để loại bỏ các chất ô nhiễm có tính axít trong khí thải như: SO2, CO2, NO2, các muối tạo ra trong quá trình hấp thu là các muối khó tan.
Nước thải của quá trình làm nguội được đưa vào bể chứa. Trong thời gian lò không vận hành nước tự làm nguội, sau đó sử dụng lại, có bổ sung thêm lượng nước hao hụt.
Nước thải của quá trình hấp thu: được chứa trong bể, tuần hoàn bơm lên sử dụng. Dung dịch thải sau khi trung hoà sẽ được xử lý đạt tiêu chuan và thải ra nguồn tiếp nhận.
Bùn lắng được nạo vét và chôn lấp cùng tro.
4.6.4.4 Đối với rác xây dựng:
- Rác vô cơ thải ra trong lĩnh vực xây dựng, chủ công trình cần phải thực hiện quy chế về quản lý rác thải đô thị, hợp đồng với đơn vị phụ trách thu gom.
- Công ty quản lý công trình đô thị thu gom và vận chuyển rác xây dựng đến nơi quy định và tận dụng tối đa việc tái sử dụng khi có nhu cầu, hạn chế việc đổ bỏ hoặc chôn lấp.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận:
- Vấn đề chất thải rắn là 1 yêu cầu cấp bách và cần thiết cho thành phố Đà Lạt hiện tại và trong tương lai. Trên cơ sở điều tra đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến và xây dựng giải pháp quản lý, khống chế ô nhiễm phù hợp với thành phố Đà Lạt. Tôi có một số kết luận sau:
- Công ty quản lý công trình đô thị từng bước phát huy hiệu quả tích cực công tác quản lý rác đô thị trong năm vừa qua. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục như:
+ Thiếu trang thiết bị thu gom rác.
+ Chưa tổ chức mạng lưới thu gom rác trong các hẻm nhỏ và sâu trong hẻm, chính từ những hộ dân sống gần suối và sâu trong vùng đồi là nguyên nhân chính gay ra nguồn ô nhiễm nghiêm trọng do thải bỏ trực tiếp ra bãi đất trống và dòng chảy dẫn đến làm cho dòng chảy bị cản trở và gây nên hiện tượng ô nhiễm nguồn nước.
+ Giải pháp thu vệ sinh phí chưa đạt hiệu quả cao.
+ Bãi rác hoạt động theo phương pháp chôn lấp hố còn ảnh hưởng nhiều đến môi trường.
+ Chất thải rắn nguy hại đến thành phố chủ yếu là rác thải Y tế. Hiện nay, ngành chức năng vẫn chưa xây dựng lò đốt rác đạt yêu cầu về môi trường.
+ Rác xây dựng đa số đều là được tận dụng, tuy nhiên vẫn còn đổ thải bừa bãi ở những vùng đất trống.
+ Rác nông nghiệp: việc sử dụng làm phân chưa được phổ biến và hầu như được thu gom chung với rác sinh hoạt.
5.2 Kiến nghị:
Để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Lạt đạt được các mục tiêu đề ra đến năm 2015, và sau một thời gian tìm hiểu về cách quản lý chất thải rắn tại thành phố, tôi kiến nghị một số vấn đề sau:
- Đầu tư một số thiết bị và cải tiến quá trình thu gom.
- Lập dự án xây dưng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, xây dựng nhà máy xử lý rác.
- Mở rộng mạng lưới thu gom rác.
- Triển khai chương trình vì môi trường theo định kì.
- Đưa ra các chương trình khuyến khích, nâng cao nhận thức vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.
- Triển khai các biện pháp liên quan đến quản lý chất thải rắn.
- Tăng cường công tác khảo sát, kiểm tra ở những địa hình phức tạp để đưa ra giải pháp quản lý.
- Củng cố và xây dựng giải pháp thu vệ sinh phí để tránh thất thoát.