Đề tài Nghiên cứu các mô hình thực nghiệm xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp lọc sinh học

2. Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học kết hợp yếm khí – hiếu khí đã mang lại kết quả tốt BOD5, COD trong hai tuần đầu giảm 40% còn trong hai tuần tiếp theo giảm trên 70%, riêng với vi sinh vật luôn luôn giảm trên 70%. 3. Vật liệu dùng trong bể xử lý là dạng giá thể thích hợp cho vi sinh vật bám và phát triển thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ. Thời gian xử lý nước thải sau 7, 14, 21, 24 ngày hiệu quả xử lý cao

doc37 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các mô hình thực nghiệm xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp lọc sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1. Mở đầu Nước là tài sản chung của nhân loại, là một trong bốn nhân tố tạo nên môi trường, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự sống của con người và sinh vật. Không có nước thì sự sống của muôn loại trên hành tinh không thể tồn tại được. Con người khai thác từ các nguồn tự nhiên và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như phục vụ ăn uống sinh hoạt của chính con người, nước dùng cho các mục dích hoạt động nông nghiệp, cho sản xuất công nghiệp, cho các hoạt động giao thông, cho rất nhiều hình thức dịch vụ ... Nước sử dụng cho những mục đích trên lại được thải lại vào chính nguồn nước nơi mà con người đã khai thác cho mục đích sử dụng của mình. Tất cả những hoạt động đó do thiếu quản lý hay hiểu biết đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ở nhiều lúc, nhiều nơi đã trở nên trầm trọng. Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống nhưng nước không phải là vô tận. Khoảng 97% khối lượng nước trên bề mặt trái đất là nước mặn chỉ có một phần nhỏ là nguồn nước ngọt, con người có thể khai thác một phần nhỏ lượng nước ngọt phục vụ cho nhu cầu của mình . Nguồn nước ngọt vốn đã rất hạn chế đối với nhu cầu ngày càng tăng của con người vậy mà tại nhiều khu vực kể cả nước mặt lẫn nước ngầm đang bị ô nhiễm nghiêm trọn: như nước thải không được xử lý từ các nhà máy, xí nghiệp, từ các loại dịch vụ và từ các khu vực đô thị đã được thải vào các nguồn nước nhận. Đã có rất nhiều ví dụ về sự ô nhiễm nước tại một số khu vực trên thế giới, đặc biệt là tại các đô thị và khu công nghiệp lớn. ở Việt Nam bảo vệ tài nguyên nước bị cạn kiệt và tránh sự ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng là vấn đề được xã hội quan tâm rất nhiều. Đã có nhiều chính sách được áp dụng nhằm bảo vệ nguồn nước, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước. Nhiều công nghệ đã được nghiên cứu và áp dụng nhằm làm sạch lại nước thải sinh hoạt hay sản xuất đê có thể tái sử dụng lại cho những múc đích khác nhau. Để góp phần nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm làm sạch nước ô nhiễm và trên cơ sở đó có thể tái sử dụng nước, bảo vệ nguồn nước nhận, nhất là bảo vệ chất lượng nước các thuỷ vực gần khu vực dân cư, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu mô hình thực nghiệm có tên là : “ Nghiên cứu mô hình thực nghiệm xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp lọc sinh học”. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là: - Tìm hiểu một số quá trình lọc sinh học - Tìm hiểu và nghiên cứu sử dụng một mô hình xử lý nước thải sinh hoạt theo phương pháp của Nhật bản (Natural circulation system- NCS) có thể áp dụng được trong điều kiện Việt nam : Nguồn gốc hệ thống NCS. Nguyên lý, cấu tạo và chức năng của các bộ phận cơ bản trong hệ thống. Kết quả thực nghiệm. Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai. Phần 2 . Tổng quan 2.I. Sơ lược tình trạng ô nhiễm và ảnh hưởng của nước thải đối với môi trường xung quanh và sức khỏe con người . Nước là nhân tố không thể thiếu của mọi hoạt động của tất cả các hệ sinh thái bao gồm cả con ngươì. Chất lượng nước là yếu tố quyết định việc sử dụng nước cho mục đích gì. Nếu chất lượng nước kém so với yêu cầu sử dụng thì tức là nước đã bị ô nhiễm. Vì vậy người ta đã xây dựng các loại tiêu chuẩn để quy định chất lượng nước cho các mục đích sử dụng khác nhau, thí dụ nước dùng cho uống, nước dùng cho sinh hoạt, nước dùng cho nước cấp, nước nông nghiệp, công nghiệp .... Nói chung người ta sử dụng các thông số về tính chất vật lý, hoáhọc và sinh học để biểu hiện tính chất của nước, thí dụ: chất lượng vật lý: độ trong, độ đục, độ màu chất lượng hoá học: pH, oxy hoà tan (DO), BOD (nhu cầu oxy sinh hoá), COD (nhu cầu oxy hoá học), kim loại ... chất lượng sinh học: số lương khuẩn các loại ... Khi nước chịu tác động của các chất bẩn từ các hoạt động tự nhiên hay nhân tạo, chất lượng nước sẽ xấu đị so với yêu cầu hay so với tiêu chuẩn quy định, khi đó nước trở thành bị ô nhiễm. Nước ô nhiễm là nước có các chỉ tiêu lệch với tiêu chuẩn, thí dụ: pH vượt quá giới hạn 6-8,5 BOD5 lớn hơn 6 mg/L hàm lượng dầu vượt quá ... lượng Coliorm vượt quá .... thì khi đó nước không đủ tiêu chuẩn để làm nước cấp cho sinh hoạt nữa. Trong nhiều thập kỷ gần đây, do thiếu hiểu biết và thiếu các biện pháp quản lý cho nên nhiều nơi trên thế giới và ở Việt nam một số nguồn nước, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm đã bị ô nhiễm bởi nhiều chất ô nhiễm khác nhau từ các nguồn ô nhiễm khác nhau. Chúng ta biết rắng 3/4 bề mặt trái đất là nước (khoảng 1,4 tỷ km3) trong đó chỉ có một phần rất nhỏ là nước ngọt bao gồm cả nước mặt (sông, ngòi , hồ , ao...) và nước ngầm chứa trong các tầng của địa quyển. Con người khai thác nước phục vụ cho nhu cầu của mình. Theo số liệu thống kê thì 73% lượng nước ngọt dùng cho sản xuất nông nghiệp, 21% dùng cho sản xuất công nghiệp và 6% dùng cho sinh hoạt của con người. Lượng nước ngọt vốn đã ít nhưng hiện nay đang chịu sự ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động của con người gây ra dẫn đến kết quả làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Thay đổi giá trị pH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H2SO4 , HN03, NaOH,…, khi pH thay đổi có nghĩa chất lượng nước bị thay đổi. Tăng hàm lượng các ion kim loại nặng trong nước tự nhiên, trước hết là: Pb, Cu, Zn và PO42- , NO3- , NO2- . . . Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào môi trường nước cùng nước thải, từ khí thải và từ các chất thải rắn. Tăng hàm lượng các hợp chất hữu cơ, đặc biệt là các chất khó bị huỷ bằng con đường sinh học ( chất hoạt động bề mặt dạng DBSA, các chất loại POP hay PAH . . . ) Giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước làm giảm lượng oxy trong nước dùng cho các hoạt động của các thuỷ sinh Giảm độ trong của nước dấn đến ngăn cản sự truyền ánh sáng vào nước, và do đó dẫn đến làm giảm các phản ứng quang hợp đối với thực vật nước. Nước thải bị ô nhiễm khi thải vào môi trường làm thay đổi đặc tính của nước tự nhiên đẫn đến ảnh hưởng tới đời sống của các loài sinh vật trong đó có con người. Việc bảo vệ không tốt tài nguyên nước là nguyên nhân dẫn đến hàng năm khoảng 2/3 dân số thế giới không được cấp nước sạch và có 4,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết do các bệnh tật vì nước sinh hoạt không sạch. Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều các hợp chất hữu cơ dễ hay khó phân huỷ và hệ vi sinh vật rất đa dạng trong đó có tất cả các vi sinh vật hiếu khí, yếm khí, virút gây bệnh, vi sinh vật gây bệnh đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm , tiêu hoá (tả , lỵ . . . ) . Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở các nước đang phát triển có tới 60% dân số thiếu nước sạch để sử dụng và 80% bệnh tật có liên quan đến nguồn nước bị nhiễm bẩn. Trên thế giới, mỗi ngày có 25.000 người, mỗi năm có 25 triệu trẻ em bị chết vì phải dùng nước bẩn. Nguyên nhân là do bệnh tả một căn bệnh phổ biến do nguồn nước bị nhiễm bẩn. Thương hàn cũng là một căn bệnh lan truyền qua đường uống. 2.II. Phân loại nước thải và nguồn gốc gây ô nhiễm 2.II.1 Phân loại nước thải . Nước thải là nước sau khi đã sử dụng và được thải vào các nguồn tiếp nhận nước thải. Một trong các cách phân loại nước thải là có thể phân loại nước thải theo nguồn gốc phát sinh ra chúng, đó là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp để quản lý hoặc công nghệ xử lý thích hợp. Theo cách phân loại này, có các loại nước thải sau : Nước thải sinh hoạt: Là nước thải được thải từ các khu dân cư, khu hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. Nước thải công nghiệp va dịch vụ: Là nước thải được thải từ các quá trình công nghệ hay dịch vụ có sử dụng nước và thành phần của nước thải phụ thuộc vào công nghệ hay dịch vụ. Nước thải của sản xuất nông nghiệp : Thường là nước tưới tiêu trong trồng trọt hay nước ừ các khu vực nuôi và trồng : Chất hưũ cơ, phân hoá học, thuốc trừ sâu . Nước thải bệnh viện : Số lượng vi sinh vật lớn và đa dạng, nhiều vi sinh vật gây bệnh đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm các hoá chất độc hại, nguy hiểm và có thể có phóng xạ. Nước từ các hoạt động thương mại như chợ chứa nhiều chất hữu cơ và rác Nước mưa nhiễm bẩn: Độ ô nhiễm của nước mưa phụ thuộc vào môi trường không khí, bề mặt ku vực có nước chảy tràn. 2.II.2 Nguồn gốc gây ô nhiễm 2.II.2.1 Nước thải sinh hoạt . Nước thải sinh hoạt ở các đô thị đông dân là nơi có nguồn nước thải lớn nhất. Nước thải từ các hộ gia đình với các bể tự hoại và nhà cầu chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh, nước thải chứa các thức ăn thực phẩm ôi thiu . . . đã làm ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay, Hà Nội là thành phố có mật độ dân số cao, nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng còn rất nghèo nàn, đa số đời sống của nhân dân còn nghèo, chỗ ở chật chội, các công trình phụ không hợp vệ sinh, nước thải được thải vào hệ thống cống không được mở rộng và sửa chữa nên dẫn đến việc ô nhiễm trầm trọng nước trong hệ thống cống nước thải. Và đặc biệt nghiêm trọng khi gặp tình trạng ngập lụt do mưa lũ: nước thải thành phố ô nhiễm bởi các vi khuẩn, vi trùng, vi rút gây bệnh cho con người và từ cống rãnh đã lan rông ra khắp địa bàn thành phố gây ra nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường và cảnh quan. 2.II.2.2 Nước thải công nghiệp . Trong nước thải công nghiệp phụ thuộc và loại hình công nghiệp có các chất độc hại như kim loại nặng, các chất hữu cơ, vô cơ cao. Hàm lượng BOD, COD cao làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước và dẫn đến làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái của thuỷ vực. Một số nhà máy xí nghiệp tuy đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng trang thiết bị và công nghệ cũ kỹ hoặc không có tiền bảo trì , do đó nước thải sau xử lý vẫn còn còn nhiều thông số chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Các chất hợp chất hữu cơ trong nước thải công nghiệp rất đa dạng, thí dụ như chất tẩy rửa tổng hợp, glixerin và dầu thực vật từ các xí nghiệp sản xuất bột giặt, nước thải từ các nhà máy chế biến lương thực – thực phẩm như nhà máy bia, rượu ... bao gồm nhiều hợp chất hữu cơ có nguồn gốc động thực vật, tuy có thể phân huỷ trong môi trường tự nhiên, nhưng rất dễ thối rữa gây ra ô nhiễm mùi và màu, và có đặc trưng là trị số BOD rất cao. Các nhà máy xí nghiệp dệt nhuộm thải ra môi trường ngoài xơ sợi, xút và axit, còn có nhiều hợp chất màu, chất trợ nhuộm, chất tảy ... là những hợp chất có thể khó phân huỷ và rất độc với môi trường thuỷ sinh. Nước thải ngành dệt nhuộm có đặc trưng là giá trị COD rất cao. Công nghiệp giấy và bột giấy thải ra nước thải có chứa nhiều chất xơ sợi từ tre gỗ nứa, các hợp chất dạng lignin rất khó phân huỷ, các chất hữu cơ khác cũng rất độc cho môi trường, được biểu hiện qua giá trị BOD , COD cao . . . 2.II.2.3 Nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp . Nước từ cánh đồng, vườn hoa quả mang theo một lượng lớn các chất bảo vệ thực vật. Các loại phân bón hóa học hay phân động vật bón cho đồng rộng theo nước mưa chảy tràn đã gây ra ô nhiễm nguồn nước, thí dụ làm giàu amoni và phospho trong nước thải nên gây tình trạng phì dưỡng (nồng độ nitơ và photpho cao, làm phát triển mạnh các loại tảo trong nước) cho ao, hồ. Đặc biệt là thuốc trừ sâu, diệt cỏ chứa chất hữu cơ và kim loại có độc tính cao đối với người và động vật. Trong nước thải từ hoạt đọng nông nghiệp còn có nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi chứa nhiều phân động vật gây ra ô nhiễm hữu cơ. ô hiễm mùi và màu cho nguồn nước nhận. ở Việt nam sự ô nhiễm này là rất trầm trọng do lượng phân bón, thuốc trừ sâu được sử dụng với lượng lớn để đạt năng suất cây trồng cao. 2.II.2.4 Sự ô nhiễm nước từ các bãi rác và các chất thải rắn . Khi mưa, nước mưa cuốn trôi các chất thải rắn nhất là ở các bãi rác vào nguồn nước mặt đồng thời các chất bẩn cũng bị ngấm xuống nước ngầm gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm. Hiện nay ở Việt nam do các bãi rác chưa được thiết kế đúng tiêu chuẩn nên nước rác từ các nơi đổ rác không được thu gom và xử lý, dẫn đến việc nước rác làm ô nhiễm nguồn nước và đất. Nước rác chứa rất nhiều các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ có độc tính cao cho người và các hệ sinh thải trong nguồn nước nhận. Tính trung bình 1 ngày một người thải 0,5 kg chất thải rắn từ đó lượng rác chưa được đưa đến bãi rác nó tồn đọng trên đường phố cũng góp phần đáng kể cho sự ô nhiễm môi trường. Các rác thải độc hại trong nhà máy hay bệnh viện không được phân loại và xử lý là những nguồn ô nhiễm rất nguy hiểm. 2.II.2.5 Nước thải từ bệnh viện . Nước thải từ bệnh viện là nước thải chứa rất nhiều hoá chất, bệnh phẩm và vi trùng nếu không được qua xử lý mà thải ra cống rãnh chung sẽ là nguồn ô nhiễm rất nguy hiểm độc hại không chỉ cho nguồn nước nhận mà còn cho người và động thực vật. Tại Việt nam do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về kinh phí hạn hẹp nên ít bệnh viện lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, cá biệt có trạm xử lý nhưng lại bị hạn chế về kinh phí để duy trì hoạt động và sửa chữa. Do đó nước thải bệnh viện hiện đang là nguồn ô nhiễm rất đáng kể. . 2.III. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải bằ con đường sinh học. Về nguyên tắc thì Phương pháp xử lý sinh học được dựa trên cơ sở sử dụng các quá trình hoạt động sống của vi sinh vật để phân huỷ các chất ô nhiễm trong nước thải. Quá trình hoạt động sống của vi sinh trong tự nhiên chính là quá trình trao đổi chất để duy trì sự sống của vi sinh trong tự nhiên. Trong sự trao đổi chất này vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ, một số khoáng chất trong nước hoặc trong một số trường hợp cùng với nguồn ôxy trong không khí thải làm nguồn dinh dưỡng để chuyển hoá thành năng lượng và kết quả của các phản ứng sinh hoá này là khí thải CO2, nước và tạo ra những vi sinh vật mới, do đó làm tăng sinh khối của quần thể vi sinh vật. Quá trình này về thực chất là quá trình oxyhoá sinh học. Đồng thời, do lượng chất hữu cơ bị tiêu thụ cho quá trình trao đổi chất nên nồng độ chất hữu cơ sẽ giảm đi và kết quả là nước thải sẽ được làm sạch hơn bởi các vi sinh vật. 2.III.1 Điều kiện của nước thải có thể xử lý sinh học . Để cho quá trình chuyển hoá vi sinh xẩy ra đươc thì vi sinh vật phải tồn tại đươc trong môi trường xử lý. Muốn vậy thì nước thải được xử lý sinh học phải thoả mãn các điều kiện sau: - Nước thải không có chất độc với vi sinh vật như các kim loại nặng, dẫn xuất phenol và cyanua, các chất thuộc loại thuốc trừ sâu và diệt cỏ, hoặc nước thải không được có hàm lượng axit hay kiềm cao quá, không được chứa dầu mỡ - Trong nước thải hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân huỷ so với các chất hữu cơ chung phải đủ lớn, điều này thể hiện qua tỷ lệ giá trị hàm lượng BOD / COD 0,5 . 2.III.2 Nguyên lý của quá trình ôxy hoá sinh học Cơ chế của quá trình : Quá trình ôxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ trong môi trường nước thải chính là quá trình phân huỷ các chất hữu cơ của các vi sinh vật. Qúa trình này gồm ba giai đoạn, diễn ra với tốc độ khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. -Giai đoạn khuyếch tán chất hữu cơ từ nước thải tới bề mặt các tế bào vi sinh vật. Tốc độ của giai đoạn này do quy luật khuyếch tán và trạng thái thuỷ động của môi trường quyết định. -Giai đoạn chuyển các chất hữu cơ đó qua màng bán thấm của tế bào do sự chênh lệch bên trong và bên ngoài của tế bào . -Giai đoạn chuyển hoá sinh hoá các chất trong tế bào vi sinh vật, để tạo ra năng lượng, tổng hợp tế bào mới và có thể tạo ra các chất mới. 2.III.3 Tác nhân sinh học trong quá trình xử lý . Vai trò chủ yếu trong quá trình xử lý sinh học là vi sinh vật. Hệ vi sinh vật trong nước nói chung và trong nước thải nói riêng rất đa dạng và phong phú, phụ thuộc vào bản chất của nước và nước thải cũng như các điều kiện về môi trường. Thường trong nước thải có chứa nhiều loài: vi khuẩn, nguyên sinh động vật, protoza... Vi sinh vật tham gia vào các quá trình xử lý nước thải được sử dụng chủ yếu dưới hai dạng: bùn hoạt tính hoặc màng màng sinh học. + Bùn hoạt tính: Là huyền phù vi sinh vật trong nước thải dưới dạng bông màu nâu vàng có kích thước 3 – 5 micromét, bông này khi tụ hợp lại với nhau thì dễ lắng. Bùn hoạt tính có cấu tạo gồm các vi sinh vật, vi khuẩn, các nguyên sinh động vật protoza... phát triển thành sinh khối nhầy và chắc. Hoạt tính của vi sinh vật là kết quả của sự vận chuyển ôxy vào bông sinh học. Trong điều kiện khuấy trộn và làm thoáng ở bể với bùn hoạt tính thông thường bông sinh học có một lớp phủ trên bề mặt được gọi là bề mặt hiếu khí. Tính chất lắng và nén của bùn hoạt tính là hai chỉ tiêu chính để đánh giá sự thành công của phương pháp xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính. Việc tạo bông liên quan chặt chẽ tới tốc độ phát triển của vi sinh vật và phụ thuộc vào bản chất của chất ô nhiễm, nồng độ ôxy hoà tan và mức độ chảy rối. + Màng sinh học ( Màng sinh vật ). Màng sinh học là một hệ thống vi sinh vật phát triển trên bề mặt các vật liệu xốp, tạo thành màng dày 1-3mm. Màng sinh học cũng bao gồm các vi khuẩn, nấm nguyên sinh động vật ... Màng sinh học tuy mỏng nhưng có cấu tạo gồm hai lớp : - Lớp yếm khí ở sát môi trường lọc. - Lớp hiếu khí ở bên ngoài lớp yếm khí. Qúa trình xảy ra ở màng sinh học(màng lọc sinh học) thường được xem như quá trình hiếu khí nhưng thực chất là hệ thống vi sinh vật hiếu – yếm khí. Khi dòng nước thải chảy trên lớp màng sinh vật, các chất hữu cơ và oxy hoà tan khuyếch tán qua màng và ở đó diễn ra các quá trình trao đổi chất. Sản phẩm của quá trình trao đổi chất (CO2)thải ra ngoài qua màng. Trong suốt quá trình, oxy hoà tan luôn được bổ xung từ không khí. Theo thời gian, màng sinh học dầy dần lên. 2.III.4 Các phương pháp sinh học xử lý nước thải và các hình thức xử lý nước thải 2.III.4.1 Các phương pháp sinh học xử lý nước thải. +Phương pháp hiếu khí : Sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí (để đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp ôxy liên tục và duy trì nhiệt độ trong khoảng200C - 400C) Phương trình sinh hoá tổng quát các phản ứng ôxy hoá sinh hoá ở điều kiện hiếu khí CxHyOzN+(x+y/3+z/3+3/4)O2 xCO2 +(y-3/2)H20+NH3 +E (1) CxHyOzN +NH3 +O2 C5H7NO2 +CO2 + E (2) trong đó : CxHyOzN là chất hữu cơ có trong nước thải C5H7NO2 là công thức theo tỉ lệ trung bình các nguyên tố chính của tế bào vi sinh vật E là năng lượng Phương trình (1) biểu diễn sự ôxy hoá các chất hữu cơ để đáp ứng nhu cầu năng lượng của tế bào. Phương rtình (2) biểu diễn quá trình tổng hợp để tạo ra tế bào hay vi khuẩn mới Lượng ôxy tiêu tốn cho các phản ứng này chính là giá trị tổng BOD của nước thải. Như vậy nếu tiếp tục quá trình ôxy hoá khi không còn đủ chất dinh dưỡng sẽ diễn ra quá trình ôxy hoá chất liệu tế bào C5H7NO2 + 502 vsv 5CO2 + NH3 + 2H2O +E NH3 +O2 v sv HNO2 + O2 vsv H NO3 + Phương pháp yếm khí : Là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật hô hấp yếm khí, thực hiện quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện không có oxy. Sản phẩm cuối cùng của quá trình oxy hoá sinh hoá này là tạo ra các chất hữu cơ đơn giản có mạch cacbon ngắn hơn như CH4, CH3COOH, CO2 . . . Với nhiều công trình xử lý nước thải khác nhau ta thấy rằng xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học có hiệu quả xử lý cao nhưng thời gian xử lý kéo dài. Tuy nhiên một đặc trưng rất quan trọng đối với xử lý sinh học là quá trình này không gây ô nhiễm thứ cấp, tức là không tạo ra các sản phẩm có thể tiếp tục gây ô nhiễm nước. Ngoài ra xử lý sinh học còn có mọt số ưu điểm quan trọng sau đây: - Xử lý triệt để với hiệu suất cao. - ít sử dụng hoá chất, không gây độc hại. - Có hiệu quả kinh tế. Có thể tận dụng sản phẩm của quá trình xử lý (bùn sinh học và khí sinh học) để làm phân bón, khí đốt... 2.III.4.2 Các hình thức xử lý sinh học nước thải . Trong điều kiện tự nhiên . Cánh đồng lọc : Là phương pháp sử dụng các hệ động thực vật trên và trong lòng đất để xử lý các chất hữu cơ trog nước thải khi chúng được phun dưới dạng tưới trên một khoảng đất có cây cơ nào đó. Phương pháp này đòi hỏi phải có diện tích đất lớn. Tuy nhiên việc xử lý nước thải bằng phương pháp này đơn giản, hiệu quả xử lý cao : 90% các chất hữu cơ có thể được xử lý, không còn vi sinh vật gây bệnh trứng kí sinh trùng nhờ ánh sáng mặt trời . Phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, đồng thời hệ thống mương dẫn hở và bụi sương nước thải khi hun có thể gây ra ô nhiễm thứ cấp cho môi trường không khí . Hồ sinh học : Trong hồ sinh học diễn ra các quá trình sinh hoá liên tiếp. Trước tiên, các chất hữu cơ bị vi sinh vật phân huỷ. Các sản phẩm tạo thành từ sự phân huỷ sẽ được rong tảo trong hồ sử dụng để làm nguồn dinh dưỡng. Hoạt động sống của rong tảo và các thực vật trong hồ lại là nguồn tạo ra oxy tự do hoà tan trong nước để vi sinh vật sử dụng để phát triển sinh khối. Có nhiều loại xử lý bằng phương pháp hồ sinh học như sau: Hồ yếm khí: Là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí phân huỷ các chất bẩn hoà tan và lắng trong lớp bùn trầm tích của hồ. Chất lượng nước sau xử lý do vậy cho hiệu quả không cao: BOD vẫn ở mức nồng độ : 100 300 mg / l . Hồ hiếu khí tuỳ tiện : Là loại hồ phổ biến trong thực tế xử lý nước thải. Trong hồ diễn ra hai quá trình song song. - Oxy hoá sinh hoá hiếu khí các chất bẩn hoà tan. - Lên men metan ( yếm khí ) cặn lắng ở đáy hồ. Hồ hiếu khí ( hồ hiếu khí làm thoáng tự nhiên ) Khi đó oxy được cấp vào nhờ khuyếch tán qua mặt thoáng chủ yếu nhờ khả năng quang hợp của rong tảo. Hồ sinh học có khả năng xử lý lượng nước thải lớn và có tải lượng ô nhiễm cao, chi phí vận hành thấp và sử dụng được nguồn vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên. Tuy nhiên đòi hỏi phải có diện tích mặt bằng lớn, thời gian lưu nước kéo dài, có thể gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh. Do vậy, nên kết hợp chức năng làm sạch nước thải với các mục đích khác nhau như nuôi trồng thuỷ sản tưới tiêu cho nông nghiệp. Trong điều kiện nhân tạo. + Bể thông khí sinh học Aeroten. Là phương pháp làm sạch sinh học với bùn hoạt tính. Nguyên lý : Bể aeroten là một bể phản ứng sinh học trong đó khí được cung cấp liên tục bằng hệ thống sục khí, và trong quá trình này sinh khối bùn được khuấy trộn và làm thoáng đồng thời cùng với nước thải. Nước thải trước khi xử lý phải được lắng sơ bộ để tách các chất bẩn và phải xử lý sơ bộ để loại các chất độc hại đối với vi sinh vật. Nước ra khỏi bể aeroten được qua bể lắng đợt 2 để tách bùn. Một phần bùn tách ra được hoàn trở lại bể aeroten. Nước sau lắng đạt sẽ có thể đạt tiêu chuẩn thải. Các dạng aeroten Tuỳ thuộc vào tính chất của nước thải, hệ thống aeroten có những loại hình với đặc trưng khác nhau. @ Phân loại theo nguyên lý hoạt động. - aeroten thông thường Thích hợp cho xử lý nước thải phải có BOD 400 mg / l - aeroten tái sinh bùn . Sau khi bùn ra được vào bể phục hồi bùn rồi mới quay trở lại aeroten, sử dụng cho loại nước thải có chứa chất hữu cơ tạo keo khó tan, chậm chuyển hoá. @ Phân loại theo chế độ thuỷ động lực : aeroten kiểu đẩy . aeroten khuấy trộn . aeroten trung gian . @ Phân loại theo tải trọng : aeroten tải trọng thấp . aeroten tải trọng trung bình . aeroten cao tải . +Hệ thống lọc sinh học . a. Nguyên lý : Phương pháp lọc sinh học là một quá trình lọc nước thải qua môt hệ thống vật liệu lọc mà trên đó xẩy ra các phản ứng sinh hoá (oxy hoá sinh học các chất hữu cơ). quá trình lọc được thực hiện trong các bể lọc sinh học: là một hệ thống vi sinh vật sinh trưởng và được cố định tạo thành lớp màng bám trên bề mặt môi trường lọc. Nước thải chảy trên bề mặt đó và tiếp xúc với màng sinh vật, các chất hữu cơ và oxy hoà tan khuyếch tán qua màng và ở đó diễn ra quá trình trao đổi chất. Từ các quá trình trao đổi chất CO2 được thải ra ngoài màng. Bể lọc có thể có dạng hình hộp hoặc hình trụ,trong đó có chứa vật liệu lọc dạng xốp tự nhiên hay nhân tạo và có kích thước hạt thay đổi lọc 1,5 – 2cm. Nước thải được dẫn và phân phối đều trên bề mặt lớp vật liệu lọc và được “lọc” qua lớp vật liệu lọc rồi sau đó được dẫn ra ngoài hệ thống loc. Trong quá trình tiếp xúc với nước thải, sẽ hình thành dẫn dần trên bề mặt vật liệu một lớp hay màng vi sinh vật. Chính các vi sinh vật này thực hiện các quá trình làm sạch các chất hữu cơ (BOD và COD) thông qua các quá trình trao đổi chất và phát triển sinh khối trên bề mặt hạt vật liệu lọc. Ưu điểm của phương pháp lọc sinh học . Đơn giản cả về kết cấu thiết bị cũng như vận hành. Tải trọng có thể thay đổi trong giới hạn rộng . Tiêu hao năng lượng thấp . Phương pháp lọc sinh hoc sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố sau: ã Bản chất của các hợp chất hữu cơ trong nước thải. ã Các điều kiện làm thay đổi tốc độ oxy hoá sinh học. ã Cường độ hô hấp của vi sinh vật. ã Chiều dày lớp màng sinh học và thành phần các vi sinh vật trong màng. ã Cường độ cấp khí, diện tích và chiều cao bể lọc . ã Các điều kiện vật lý để thực hiện quá trình như nhiệt độ ,tính chất vật lý của thiết bị ,tải trọng thuỷ lực... b. Bể lọc sinh học : Vật liệu lọc là các vật liệu xốp tự nhiên hay nhân tạo (thí dụ cuội, đá xốp ...) có đường kính dao động trong khoảng 20 30 mm Chiều cao lớp vật lọc trong các bể lọc khoảng 1,2 2 m Tải trọng nước thải của bể thấp 0,5 1,5 m3 nước / 1 m3 Hiệu suất xử lý nước thải theo BOD > 90% . c. Tháp lọc sinh học : Nước thải tưới lên mặt bể nhờ hệ thống phân phối Cấp khí cưỡng bức bằng hệ thống thông gió từ đáy tháp. Lượng khí cấp khoảng 8 12 m3 / m3 nước thải . - Vật liệu lọc thường là các loại cuội , đá . . . có đường kính 40 70mm . Có tải trọng thuỷ lực cao : 10 20 m3 nước / m3 mặt bể lọc . c. Đĩa lọc sinh học : Vật liệu lọc gồm những tấm nhựa lớn lắp trên một trục thành từng lớp trên bề mặt đĩa có một lớp màng sinh vật dày từ 1 4 mm. Khi đĩa quay sẽ đảm bảo cung cấp oxy và tiếp xúc với nước thải. Quá trình trao đổi chất diễn ra trên bề mặt đĩa. Sinh khối dư thừa sau trao đổi chất sẽ được tách ra ở bể lắng. Tải trọng thuỷ lực:10m3 nước thải/m3vật liệu lọc / ngày Tiêu hao năng lượng thấp (do thiết bị cơ khí đơn giản). Trên thế giới hiện nay phương pháp làm sạch nước thải bằng sinh học được sử dụng rộng rãi .Dựa trên nguyên lý của phương pháp làm sạch bằng sinh học, với tác nhân oxy hoá sinh học là các vi sinh vật có trong bùn hoạt tính hoặc màng sinh vật ,có rất nhiều loại công trình thiết bị xử lý được đưa ra nhằm nâng cao hiệu suất làm sạch, rút ngắn thời gian làm sạch. @ Phin lọc sinh học nhúng chìm. Phương pháp này doV.D.Mtredlisvili,V.B.Trantribadze và K.V.Trkuaselidze. Phin lọc sinh học nhúng chìm hoạt động theo nguyên lý làm việc của đĩa sinh học.Các tác giả đã tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng của thiết bị bằng cách phun nước thải lên các đĩa, đồng thời lắp thêm các túi gió bằng gốm có thành mỏng và phẳng, lắp ngay phía dưới và rìa mép đĩa ở cả hai đĩa. Số lượng túi gió có thể là 4 hoặc nhiều hơn 4. Khi trục quay, các đĩa quay theo chiều kim đồng hồ đây nước được tiễp xúc với oxy và sự oxy hoá nước thải diễn ra. Thiết bị này đảm bảo cung cấp oxy cho quá trình làm việc và do đó đẩy mạnh tốc độ oxy hoá nước thải. @ Phin lọc sinh học kiểu tang trống. Phương pháp này do A.Kondrattrev,I.Kraxnoborovko,A.Parianov. Phin lọc kiểu tang trống cấu tạo gồm một tang trống được lắp nghiêng góc 450-600 theo trục ngang, đặt trong thùng. Tác nhân làm sạch là màng sinh học. Màng sinh học phát triển các bề mặt bên trong và bên ngoài các khe hở của ống, trên các chất tải rỗng xốp,phía bên trong tang trống.Màng thực hiện trao đổi chất với các chất bẩn trong nước thải,đến độ dày nào đó màng sinh học rơi xuống làm tăng tốc độ phát triển cho phần màng còn bám lại. Vì vậy phin lọc tang trống đã nâng cao hiệu quả làm sạch nước thải do có sự lắng đọng các chất lơ lửng và màng sinh học dư thừa. Chương II. đối tượng và phương pháp nghiên cứu. II.1. Mục đích của đề tài: Có nhiều phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt là loại nước có chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ. Một trong những phương pháp đó là lọc sinh học. Lọc sinh học có thể có nhiều dạng cải biên khác nhau. Một trong những cải biên đó là lọc sinh học theo nguyên lý tuần hoàn tự nhiên của các tác giả Nhật Bản. Mục đích của đề tài này là kiểm chứng phương pháp Xử lý nước thải bằng phương pháp lọc sinh học theo phương pháp tuần hoàn tự nhiên của Nhât và xem khả năng áp dụng tại Việt nam. II. 2. Đối tượng nghiên cứu . II. 2.1. Nước thải Nước thải được lấy ở mương trước cổng Viện hoá học công nghiệp ( Cầu Diễn – Từ Liêm – Hà Nội ) và về cơ bản nó có nguồn gốc từ khu dân cư tập thể Viện hoá . Nước thải có thể có một phần nước thải mang đặc trưng nước thải công nghiệp do các hoạt động sản xuất nhỏ trong khu vực lẫn vào. II. 2.2 Mô hình . Như đã nói ở trên phương pháp này xuất phát trong những năm gần đây từ Trường Nông nghiệp thuộc Đại học Tông hợp Tokyo, Nhật. Mô hình này ở Nhật được gọi là hệ thống Shimato – gawa. ở đó họ đã ứng dụng phương pháp này rất thành công để xử lý nước sông và hồ. Hiện nay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô hình này trong phòng thí nghiệm với vật liệu hỗn hợp: một số được mang từ Nhật về còn một số thay bằng vật liệu ở Việt Nam. II.I.2.1 Nguyên lý hoạt động của mô hình ( hệ thống ) Mô hình này về bản chất là mô hình lọc sinh học các các tầng lọc tĩnh và hoạt động xử lý nước thải dựa vào khả năng phân huỷ các hợp chất hữu cơ của các chủng vi sinh vật hiếu khí và yếm khí trong nước thải. Hệ vi sinh vật hỗn hợp hiếu khí và yếm khí này sẽ được dần dần tăng trưởng về sinh khối ngay trên bề mặt và trong môi trường sống (vật liệu) được sử dụng làm vật liệu lọc trong các bể của hệ thống . Vào Ra 45 cm 50 cm 16 cm Hệ thống bể lọc theo mô hình này gồm một dãy 5 bể có các chức năng hoạt động khác nhau và được thể hiện bằng hình vẽ sau đây: Hình 2 . Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải . Nước thải vào Nước sạch ra LS LS LS PL LS CH PA BC DW PL2 PL1 sục khí sục khí Thùng1 Thùng2 Thùng 3 Thùng4 Thùng 5 Như trên chúng tôi nói hệ thống này bắt nguồn từ Nhật và một số vật liệu chúng tôi đem về thử nghiệm ở Việt Nam còn lại một số thay thế bằng vật liệu của mình . Các chữ viết tắt trên các cột thể hiện các loại vật liệu lọc khác nhau như sau: PL1 – ống nhựa . PL2 – Quả bóng nhựa . BC – Than hoạt tính có thấm chitosan (Vật liệu này chúng tôi sử dụng vật liệu của Nhật) CH – Than hoa ( than củi ) LS - Đá vôi đã qua xử lý . DW – Gỗ mục . PA - Đất mang tính axít . Vật liệu này là vật liệu khai thác ở Việt Nam. Mục đích cơ bản khi sử dụng mô hình này trong khuôn khổ của luận án nghiên cứu chỉ là tìm điều kiện thích hợp trong điều kiện nước thải sinh hoạt và điều kiện khí hậu của Việt Nam. Và trên cơ sở đó có thể ứng dụng để xử lý nước ở sông và hồ ở Việt Nam . Các chức năng của các bể khác nhau trong hệ thống bao gồm: Bể 1 : Bể này là bể lắng và được tiến hành trong điều kiện yếm khí ( không sục khí ). Khi đó trong bể sẽ xẩy ra quá trình sự kết tủa của các ion kim loại nặng. Chúng được giữ lại trên bề mặt dưới dạng sunphua kim loại vì ngay trong nước thải sinh hoạt có thể có nhiều hợp chất chứa (S ). Tại bể này khả năng oxy hoá và khử thấp lượng do oxy hoà tan thấp. Trong bể này các vi sinh vật yếm khí có thể tồn tại và sống được trên bề mặt các quả cầu nhựa để tạo ra các khí sulphua dùng để kết tủa kim loại. Bể 2 : Bể này có chức năng khử Nitơ dựa trên nguyên lý sử dụng các vật liệu nghèo (đói) nitơ và do đó chúng sẽ hút hay tiêu thụ nitơ có trong nước thải. Vật liệu để khử nitơ là những vật liệu dạng gỗ hay cành cây đã được vùi trong đất trong một thời gian nhất định và trở thành vật liệu thiếu nitơ. Bể 3 : Bể này có chức năng xử lý chất hữu cơ BOD, COD . . . thông qua hoạt động của các vi sinh vật bám và phát triển trên giá thể nhân tạo được gọi là than sinh học hay là “ Bio – charcoal” đó là than hoạt tính có thấm các hoạt chất tăng cường hoạt động sinh học của vi sinh, trong trường hợp này là chitosan. Chitosan là loại polime có nguồn gốc tự nhiên rẻ tiền, dễ chế biến. Chitosan là sản phẩm axetyl hoá chitin – là một loại chât được tách từ vỏ các loài động vật giáp xác như cua, tôm . . . Than hoạt tính đã được tẩm chitosan sử dụng trong bể này nhằm tạo môi trường sống cho các quần thể vi sinh vật ưa ăn các chất hữu cơ có trong nước thải (BOD và COD) và tại đây do sống trên nền chitosan với các hình thái hang ổ và lỗ xốp khác nhau của bề mặt than, chúng sẽ được nhân lên nhiều lần và kết quả là sẽ thúc đẩy quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ. Nước thải qua cột này sẽ có nồng độ BOD, COD giảm đi đáng kể. Bể 4 : Bể này sử dụng đất axít nặn thành viên nhỏ sấy khô để giảm nồng độ ion phốt pho, thường phốt pho tồn tại ở dạng PO43-. Bể này có chức năng xử lý phospho. Bể 5: Bể này sử dụng than hoạt tính để vi xử lý mầu và mùi của nước thải đã được xử lý trong các bể phía trên Vật liệu và thiết bị . - Vật liệu : Quả bóng nhựa. ống nhựa dài. Gỗ mục Đá vôi đã qua xử lý Than sinh học ( Bio- charcoal ). Than. Đất axít -Thiết bị : Máy bơm nước . Máy nén khí . Các thùng nhựa có dung tích khoảng 10 lít . II.3. Phương pháp nghiên cứu. Vì mục tiêu của đề tài là đánh giá khả năng áp dụng mô hình trong điều kiên về nước thải và khí hậu của Việt nam nên trong đề tài chỉ tiến hành xem xét hai loại thông số sau đây: phát triển quần thể vi sinh vật thông qua đếm số lượng vi sinh vật thay đổi chất lượng nước thải thông qua phân tích COD,BOD và một số thông số khác II.3.1.Phương pháp xác định số lượng sinh vật. @ Nguyên lý : Mẫu được xác định trong phòng thí nghiệm bằng cách đếm số khuẩn lạc trên môi trường thạch đĩa MPN (The Most Probable Number) @ Dụng cụ và hoá chất : Đĩa petri, Micopipet, ống nghiệm, que gạt, nước cất đều phải tiệt trùng ở 1210 C trong 15 phút . Đèn cồn và cồn 960 C Môi trường nuôi cấy Pepton 5 g Dịch nấm men 2,5 g Glucose 1g Agar 15g Nước cất 1lít Tất cả đều được trộn đều sau đó chỉnh PH = 7 ± 0,2 ( tốt nhất PH= 7 ) sau đó tiệt trùng ở 1210 C trong 15 phút . @ Trình tự tiến hành : Quá trình nuôi cấy khuẩn lạc phải thực hiện trong buồng cấy vô trùng. Mẫu được pha loãng bằng nước cất vô trùng tuỳ theo độ pha loãng 10-1 , 10-2 , 10-3 ... dùng pipet vô trùng lấy 1 ml dung dịch đã pha loãng ở nồng độ thích hợp và nhỏ lên trên mặt hộp petri sau đó đổ môi trường thạch lên trên (đổ 1/3 chiều cao đĩa) và duy trì môi trường ở 44 á 46 o C. Thời gian đổ đĩa của mẫu đầu tiên và mẫu cuối cùng không quá 20 phút , để mặt thạch se lại lật ngược đĩa và dùng băng dính dán xung quanh nắp hộp và đem nuôi trong tủ ấm ở 370C trong 48 giờ . Số lượng khuẩn lạc trong mẫu nghiên cứu được đếm và tính theo công thức : N = a ´ 100 ´ n N - Số khuẩn lạc có trong 100 ml mẫu phân tích có khả năng tạo thành MPN trên môi trường phân lập . n - Độ pha loãng mẫu . a - Số MPN đếm được trên bề mặt đĩa thạch Chọn nồng độ pha loãng mẫu sao cho tổng số vi sinh vật trên đĩa nằm trong khoảng giữa 30 á 300 vi sinh vật. II.4.1. Các chỉ tiêu phân tích PH Nhiệt độ Cặn lơ lửng Hàm lượng ôxi hoà tan Nhu cầu ôxi sinh hoá Nhu cầu ôxi hoá học II. 4.2. Phương pháp xác định Hàm lượng ôxi hoà tan (DO): Đo bằng máy đo TOA Phương pháp xác định vi sinh vật: Theo phương pháp MPN (The most probable number) Phương pháp xác định COD: Phương pháp Kalibicromat (K2Cr2O7) Phương pháp xác định BOD5: Theo TCVN 5945 - 1995 Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận III.1. Chất lượng nước thải trước xử lý. Nước thải ở mương trước cổng viện hoá về cơ bản là nước thải sinh hoạt từ khu dân cư tập thể cán bộ công nhân viên Viện hoá (Cầu Diễn Từ Liêm Hà Nội) và có một phần lẫn với nước thải mang đặc trưng của nước thải công nghiệp do các hoạt động sản xuất nhỏ lẫn vào. Chúng tôi nghiên cứu và chạy mô hình này trong vòng hơn ba tháng từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 5 năm 2001. Chúng tôi thường lấy mẫu vào buổi sáng và lấy bằng can nhựa 20lít mỗi ngày lấy một lần, sau đó đưa về phòng thí nghiệm Trung tâm bảo vệ môi trường và an toàn hoá chất – Viện hoá học công nghiệp. Vì mô hình thực nghiệm của chúng tôi đang triển khai nghiên cứu trong phòng thí nghiệm do hạn chế về thời gian và kinh phí nên luận văn này chỉ tập chung phân tích đánh giá các chỉ tiêu đặc trưng của nước thải. Kết quả khảo sát thành phần nước thải trước khi xử lý được biểu hiện trên bảng 1. Số TT Thông số Đơn vị Giá trị 1 Mầu Đen 2 Mùi Thối 3 Nhiệt độ 0C 21-25 4 PH 7-8 5 SS mg/l 520 6 DO mg/l 1,2-2,0 7 BOD5 mg/l 46,7-92 8 COD mg/l 280-370 9 Tổng vi khuẩn MPN/100ml 2,6.106-3,3.106 Từ bảng 1 ta thấy nước thải có hàm lượng BOD5 = 92mg/l, COD = 370mg/l SS = 520mg/l, DO = 1,2-2,0mg/l vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam cho phép đối vơi nước thải loại B (BOD5 =50mg/l, COD = 100mg/l, SS = 100mg/l). Chất lượng nước như vậy ảnh hưởng đến quá trình tự làm sạch của nước. III.2. Kết quả phân tích các chỉ tiêu đầu ra của mô hình Chúng tôi tiến hành chuẩn bị vật liệu và chạy mô hình trong 8 tuần để mô hình ổn định với thời gian lưu nước ít nhất là 12 giờ và với lưu lượng nước 8ml/1phút (11,52ml/1ngày). Sau đó mới tiến hành phân tích chất lượng nước đầu ra. Đơn vị thời gian để chạy mô hình là một tuần bởi vì vật liệu lọc của mô hình trong thời gian đầu chưa ổn định dẫn tới nồng độ BOD, COD của nước hoạt động không ổn định. Sự thay đổi nồng độ các chất gây ô nhiễm trong 3-4 ngày không rõ ràng. III. 2.1. Chỉ tiêu vi sinh vật. Thường trong nước thải sinh hoạt số lượng vi sinh vật rất phong phú và đa dạng nhưng vì điều kiện làm luận văn có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành phân tích tổng vi khuẩn trước và sau xử lý. Kết quả tổng vi khuẩn được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2: Số lượng tổng vi khuẩn đầu ra và đầu vào (tế bào/100ml) Tuần thứ Đầu vào Đầu ra 1 2.600.000 580.000 2 4.130.000 620.000 3 3.350.000 410.000 4 2.400.000 440.000 Qua bảng 2 cho ta thấy tổng vi khuẩn theo thời gian tăng dần thì đầu ra số lượng vi sinh vật giảm nhiều so với đầu vào, hiệu suất đạt trên 70%. Số liệu đó cho thấy vật liệu đưa vào trong bể với nhiều cấu trúc sốp rỗng là giá thể tốt cho vi sinh vật phát triển. Các vi sinh vật lưu lại trong vật liệu làm nhiệm vụ thúc đẩy quá trình phân giải các chất hữu cơ. Mặt khác các vi sinh vật đã tránh được sự tiêu diệt của các sinh vật thuộc nhóm Prôtzoae. Kết quả PH được thể hiện trên bảng 3. Bảng 3: Kết quả PH đầu vào và đầu ra Tuần thứ Đầu vào Đầu ra 1 7,75 8 2 7,5 8,1 3 7,55 7,9 4 7,5 8,1 Từ bảng 3 cho ta thấy PH trước xử lý không thay đổi nhiều so với sau quá trình xử lý và luôn duy trì trong môi trường trung tính và hơi kiềm. Trong môi trường này thuận lợi cho vi sinh vật phát triển khi đó sẽ đẩy mạnh quá trình phân giải các chất hữu cơ. Kết quả DO được biểu hiện trong bảng 4. Bảng 4: Kết quả DO đầu vào và đầu ra (mg/l) Tuần thứ Đầu vào Đầu ra 1 1,8 4,3 2 2,0 5,5 3 1,2 5,3 4 1,5 5,2 Qua bảng 4 ta thấy rằng hàm lượng ôxi hoà tan trước xử lý rất thấp ảnh hưởng đến quá trình tự làm sạch của nước và quá trình sinh trưởng phát triển của vi sinh vật. Sau quá trình xử lý hàm lượng ôxi hoà tan (DO) tăng lên rõ rệt khi đó vi sinh vật phát triển được và kết quả nước được làm sạch. Kết quả phân tích hàm lượng BOD5, COD được thể hiện trong bảng 5,6. Bảng 5. Kết quả phân tích BOD5 đầu vào và đầu ra (mg/l) Tuần thứ Đầu vào Đầu ra 1 314,5 169,8 2 280 152,8 3 370 84,67 4 360 80,3 Bảng 6: Kết quả BOD5 đầu vào và đầu ra [mg/l] Tuần thứ Đầu vào Đầu ra 1 62,9 33,9 2 46,7 25,5 3 92 21,2 4 90 20,1 Từ các bảng 5,6 cho ta thấy sau quá trình xử lý bằng mô hình thực nghiệm hàm lượng BOD5, COD giảm đi rõ rệt ngay sau tuần thứ 1,2 nhưng vẫn còn ở mức cao, sau tuần 3,4 thì hàm lượng BOD5, COD giảm đi rõ với hiệu suất đạt > 70%. Các kết quả thực nghiệm trên cho thấy vật liệu lọc của mô hình xử lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, kết qủa hoạt động sống và phân giải của vi sinh vật khiến cho hàm lượng chất hữu cơ giảm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Màu của nước đầu ra trong không còn mùi thối nữa. Từ kết quả trong các bảng 2, 3, 4, 5, 6, trên cho ta thấy vật liệu lọc tron mô hình thực nghiệm là giá thể tốt tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Kết quả hoạt động sống và phântiải cảu vi sinh vật là hàm lượng chất hữu cơ giảm, nước được làm sạch không gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh. Kết luận và đề nghị Từ các kết quả thực nghiệm trên mô hình xử lý cho phép đi tới kết luận sau: 1. Nước thải của thí nghiệm về cơ bản là nước thải sinh hoạt một phần nhỏ còn là nước thải công nghiệp do các hoạt động sản xuất nhỏ lẫn vào nên các chỉ tiêu ô nhiễm BOD5 = 92mg/l, COD = 370mg/l, tổng vi khuẩn bằng 3.350.000 so với tiêu chuẩn cho phép nước thải loại B còn cao cần xử lý trứơc khi thải ra dòng lớn. 2. Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học kết hợp yếm khí – hiếu khí đã mang lại kết quả tốt BOD5, COD trong hai tuần đầu giảm 40% còn trong hai tuần tiếp theo giảm trên 70%, riêng với vi sinh vật luôn luôn giảm trên 70%. 3. Vật liệu dùng trong bể xử lý là dạng giá thể thích hợp cho vi sinh vật bám và phát triển thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ. Thời gian xử lý nước thải sau 7, 14, 21, 24 ngày hiệu quả xử lý cao. Đề nghị Vì thời gian để hoàn thành luận văn có hạn nên mô hình thực nghiệm cần được tiếp tục nghiên cứu: - Tìm và thay thế vật liệu của Nhật bằng vật liệu của Việt Nam. - Đảo vị trí bể 3 xuống dưới bể 4 lên trên. Nghiên cứu vị trí đặt các bể như vậy sau đó so sánh với kết quả của mô hình mà chúng tôi đã nghiên cứu ở trên. Từ đó đưa mô hình xử lý áp dụng vào thực tế ở Việt Nam. Tài liệu tham khảo Bằng tiếng việt 1. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, 1999. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 2. Trần Hiếu Nhuệ, 1992. Thoạt nước và xử lý nước thải công nghiệp (Tập I, II). Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 3. Trần Hiếu Nhuệ, 1990. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trường ĐHXD. 4. Trần Hiếu Nhuệ, Lâm Minh Triết, 1978. Xử lý nước thải, Trường ĐHXD B. Bằng tiếng Anh. 5. Allison, L.E. 1947. Effects of microoroganisms on the permeability of soil under prolonged submergence. Soilsci, 63, 439 – 450. 6. Burton. Franklinl, 1991 Wastewater engineering: Treatment, Disposal and Reuse. Metcalf & Eddy. 7. C.E.F.G.R.E. International training centre for water resources management – France, 1989. Sewage treatment plants managment and maintenance. Page: 116-127. 8. E. Ckenfelder, W.W, 1980. Frinciples of water quality management C.B.I. Publishing Co. 9. Eckenfelder, W.W, Jr. and Connor, D.J, 1961. Biological Waste Treatment Pergamon Press Ltd. 10. Allison, L.E, 1947. Effects of microorganisms on the permeability of soil under prolonged submergence. Soil Sci, 63, 439-450 11. Hattori, T.1973. Microbial Life in the Soil, Marcel Dekker Inc, NewYork. 12. Hattori, T. 1988: aggregates as mirohabitats ò microoganisms. Rep. Inst. Agric. Res. Tôhku Univ, 37, 69-74 13. Hattori, 1992 Distribution and novement of protozoa within and among soi aggregates. Bull Jpn. Soc, Micrbial. Ecol. .,7, 69-74 14. Matsumoto, S. 1977: Saline Soils in Khuzistan, Iran. Kagaku to Seibutsu, 15, 243-250 (in Jâpnese) 15. Matsumoto, S.1993:Life Sciences created by microporous gasses – The mechanism of survivals of soil microorganisms and its application, proc. 19th Forum on Forum on Functional Materials and Their Utilization, P. 1-8 (in Janpanese) 16. Matsumoto, S. 1997: The Conception and Execution of Improved Rivẻ Water Quality Using a Newly Developed Purification Methods: The Shimamto – Gawa Suytem, UNEP-IETC Newsletter, Insight, P.3-6. Phụ lục Bảng 1 Nước thải công nghiệp Giá trị giới hạn các thông số và nộng độ nhiễm TCVN - 5945 - 1995 STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B C Nhiệt độ 0C 40 40 40 pH 6 - 9 5,5 - 9 5 - 9 BOD5 (200C) mg/l 20 50 100 COD mg/l 50 100 100 Chất lơ lửng mg/l 50 100 100 Cadmi mg/l 0,01 0,02 0,5 Chì mg/l 0,1 0,5 1 Clo dư mg/l 1 2 2 Dầu mỡ khoáng mg/l KPHĐ 1 5 Dầu động thực vật mg/l 5 10 30 Phốt pho hữu cơ mg/l 0,2 0,5 1 Sắt mg/l 1 5 10 Tetracloetylen mg/l 0,02 0,1 0,1 Thiếc mg/l 0,2 1 5 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,005 0,01 Tổng Nitơ mg/l 30 60 60 Tricloetylen mg/l 0,05 0,3 0,3 Amoniac (tính theo N) mg/l 0,1 1 10 Florua mg/l 1 2 5 Phenol mg/l 0,001 0,05 1 Sulfua mg/l 0,2 0,5 1 Xianua mg/l 0,05 0,1 0,2 Coliform MPN/100ml 500 10000 Bảng 2 Kết qủa các chỉ tiêu nước thải ở Nhật (vật liệu của Nhật) Đầu vào Đầu ra 1. BOD 43 3,5 2. COD 25 4,7 3. Tổng Nitơ 1,8 0,77 4. Tổng Phốt pho 0,77 0,19 5. Chất tẩy rửa 0,660 0,057 6. Tổng vi khuẩn 180.000 12.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN422.doc
Tài liệu liên quan