Đề tài Nghiên cứu các yếu tổ tổn thất vải trong quá trình trải- cắt ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vải

- Việc nghiên cứu và ứng dụng quy hoạch tuyến tính vào bài toán ghép tỉ lệ cỡ vóc và tính số lượng bàn cắt đã tìm ra được phương án tối ưu để giải quyết bài toán tối ưu trong khâu trải –cắt vải. - Sử dụng phần mềm Excel khi lựa chọn cây vải trong khâu trải cắt đã giảm thiểu được lương vải đầu tấm ,nâng cao được hiệu suất sử dụng vải.

doc92 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các yếu tổ tổn thất vải trong quá trình trải- cắt ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng nghìn phương án tuỳ chọn …) để đưa ra phương án tối ưu nhất. 3. Phần mềm hạch toán bàn cắt: Phần mềm Garment SD 7.0 là phần mềm duy nhất tại Việt Nam hiện nay được phát triển từ năm 1998 với các phiên bản Garment SD 4.0 đến Garment SD 7.0. Phần mềm này đã thực hiện nhiệm vụ ghép size một cách hợp lý , rút ngắn thời gian tác nghiệp lô hàng gấp nhiều lần so với thời gian tác nghiệp bằng tay. + Tác giả : Lê Công Nghiệp + Phát triển bởi: Công ty SXTMDV Tin học Lê Gia. Địa chỉ 21/114 Vườn Lài Tân Phú – Thành phố Hồ Chí Minh + Nền tảng phát triển phần mềm: Microsoft Visual FoxPro. + Phiên bản: 7.0 * Tính năng của phần mềm: tính năng chính của Garment SD 7.0 là tính số lớp cắt theo từng màu và từng sơ đồ của toàn bộ các nguyên liệu của các lô hàng đồng thời in ra các bảng tác nghiệp lô hàng và phiếu hạch toán bàn cắt theo nhiều cách đánh số bàn khác nhau cho từng loại nguyên liệu đó. Ngoài ra phần mềm còn tính số nguyên liệu tiêu hao và tiết kiệm của từng màu và của cả lô hàng. * Nhận xét : - Ưu điểm: + Hỗ trợ quá trình tác nghiệp ghép size cho từng loại nguyên liệu riêng biệt nhanh hơn gấp hằng trăm lần so với cách làm bằng tay thông thường. Thực hiện nhiều phương án ghép size khác nhau, giúp doanh nghiệp may lựa chọn phương án ngắn gọn, hợp lý. +Tính toán số lớp nguyên liệu phải trải cho từng sơ đồ và cho từng màu tuyệt đối chính xác và ngay tức thời sau khi lựa chọn xong phương án ghép size. Giúp doanh nghiệp không còn trải dư số lớp vải gây thiếu hụt nguyên liệu. + Đánh số bàn cắt tự động chính xác theo nhiều phương pháp khác nhau và tính ngay số nguyên liệu tiêu hao cho từng bàn cắt. + Tính ngay được số lượng nguyên liệu tiêu hao thực tế và số lượng nguyên liệu tiết kiệm được so với định mức cho từng lô hàng và cho từng màu nguyên liệu khác nhau. Giúp lãnh đạo doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình quản lý nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Nhược điểm: + Tốn chi phí đầu tư trang thiết bị máy tính, phần mềm và chi phí nâng cấp bảo trì thường niên. Ngoài ra, còn chi phí cho bản quyền của phần mềm Microsoft Visual FoxPro. + Không ứng dụng được ở nhiều Doanh Nghiệp May. + Tốn chi phí đào tạo nhân viên sử dụng phần mềm. + Không tận dụng được trang thiết bị máy vi tính sẵn có dành cho hệ thống phần mềm Gerber Accumark hay Investronica do vấn đề tương thích phần mềm. Vì phần mềm được xây dựng trên nền tảng Microsoft Visual FoxPro, là công nghệ lạc hậu, không tận dụng được tài nguyên phần mềm có sẵn từ hệ thống phần mềm Gerber , Lectra hay Investronica, gây lãng phí tài nguyên phần mềm. 4. Ứng dụng thuật giải di truyền để đưa ra mô hình lai ghép tối ưu giữa sơ đồ và cuộn vải trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Quyên. Đề tài đã giải quyết được các vấn đề sau: + Vận dụng thành công GAs để xây dựng thuật toán giải tối ưu hóa việc chọn cây vải. + Tác giả đưa ra mô hình lai ghép tối ưu giữa sơ đồ (có xét đến % hao phí do các yếu tố ảnh hưởng) và cuộn vải (với thông số chiều dài, khổ) bằng GAs. 5. Ứng dụng thuật giải di truyền để tối ưu hoá việc chọn các cỡ và đưa ra mô hình lai ghép giữa các cỡ trong mã hàng trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Trọng Quyền. - Tác giả ThS. Nguyễn Trọng Quyền. Đề tài đã giải quyết được các vấn đề sau: + Vận dụng thành công GAs để xây dựng thuật toán giải tối ưu hóa việc chọn các cỡ và đưa ra mô hình lai ghép giữa các cỡ trong mã hàng. Kết luận: Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam, mặc dù đã và đang ứng dụng những công nghệ hiện đại và một số phần mềm hỗ trợ trong công nghệ sản xuất nhưng tất cả các ứng dụng này phần lớn mang lại hiệu quả kinh tế về mặt thời gian. Trong khâu trải – cắt , các nghiên cứu ứng dụng hệ thống CAM chỉ mới dừng ở việc trải – cắt vải được nhanh chóng , chất lượng đảm bảo. Nghiên cứu về các yếu tố tổn thất vải trong quá thình trải – cắt vẫn còn bỏ ngỏ trong khi lợi ích kinh tế cũng rất đáng kể, góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng vải. Một số nghiên cứu ứng dụng phần mềm chỉ mới dừng lại ở mức độ tiết kiệm thời gian, mức độ tiết kiệm vải không đáng kể,chưa ứng dụng được cho nhiều chủng loại sản phẩm. Chính vì những vấn đề đó mà tôi sẽ nghiên cứu các yếu tố tổn thất vải trong quá trình trải – cắt để xây dựng phần mềm giải bài toán tối ưu về lựa chọn cây vải trải cho phù hợp với chiều dài bàn trải nhằm đạt được mục tiêu : nâng cao hiệu quả sử dụng vải trong quá trình trải – cắt. Từ những vấn đề nêu trên ,tác giả đã được PGS.TS Trần Thị Bích Hoàn tận tình hướng dẫn nghiên cứu để tìm lời giải phù hợp cho bài toán “tìm phương án tối ưu ghép tỉ lệ cỡ vóc ,tính số lượng bàn cắt cho phương án trải và dùng phần mềm Excel để lựa chọn cây vải cho từng sơ đồ cắt nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vải tại khâu trải vải” CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung , phạm vi và phương pháp nghiên cứu. 2.1.1. Nội dung nghiên cứu Trong thực tế hiện tượng tổn thất vải trong quá trình trải - cắt là không nhỏ . Đó là vấn đề rất lớn mà các doanh nghiệp cần quan tâm vì : Trong may công nghiệp , giá các loại nguyên phụ may chiếm đến 80% giá thành sản phẩm (trong đó vải chiếm tới 85-90 % giá nguyên phụ liệu) . Để giảm giá nguyên liệu, có nghĩa là phải sử dụng nguyên liệu tiết kiệm và hợp lý nhất . Phần tổng quan đã phân tích kỹ các vấn đề về vị trí, tầm quan trọng của công đoạn trải – cắt như : nguyên lý cấu tạo, tính chất, tính năng của hệ thống trải – cắt …. Phần nghiên cứu này sẽ đi sâu vào nội dung cụ thể là: * Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất vải. * Lựa chọn các phương pháp tính toán tối ưu trong khâu trải vải * Nâng cao hiệu suất trải vải cho áo Jăcket. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: - Tổng công ty May Đức Giang - Công ty cổ phần may Đức Giang. Phường Đức Giang – Long Biên – Hà Nội. - Công ty TNHH May Á Đông , xã Lệ Chi- Gia Lâm -Hà Nội . - Công ty TNHH May Hải Nam , xã Lệ Chi- Gia Lâm -Hà Nội. 2.1.3.Trong nội dung đề tài tác giả sử dụng các phương pháp : - Phương pháp khảo sát – thống kê - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp tính toán 2.2.Tìm hiểu thực trạng và hiệu suất sử dụng vải khâu trải vải tại một số công ty ở phía Bắc. 2.2.1.Nội dung nghiên cứu : Phần nghiên cứu này tác giả sẽ tìm hiểu thực trạng và hiệu suất sử dụng vải trong khâu trải vải tại một số công ty may phía Bắc , đặc biệt là các công ty có qui mô sản xuất vừa và nhỏ . Nội dung nghiên cứu là: Kiểm tra và phân loại vải trước khi trải Chất lượng vải trong khâu trải vải Khả năng tiết kiệm vải trong khâu trải vải 2.2.2.Phạm vi nghiên cứu Khảo sát quá trình trải vải tại các Công ty trên địa bàn Hà Nội qui mô sản xuất vừa và nhỏ: 1. Tổng công ty May Đức Giang - Công ty cổ phần may Đức Giang. Phường Đức Giang – Long Biên – Hà Nội. − Loại sản phẩm sản xuất: Chemise, Jacket, quần dài, veston. − Số lượng công nhân: 1500. − Công nghệ hỗ trợ sản xuất: + Phần mềm CAD/CAM: Gerber AccuMark v8.3. + Máy trải vải tự động + Máy kiểm tra chất lượng vải 2. Công ty TNHH May Á Đông , xã Lệ Chi- Gia Lâm -Hà Nội . − Loại sản phẩm sản xuất: Jacket, quần dài. − Số lượng công nhân: 250. − Công nghệ hỗ trợ sản xuất: + Phần mềm CAD/CAM: Gerber AccuMark v8.2. 3. Công ty TNHH May Hải Nam , xã Lệ Chi- Gia Lâm -Hà Nội. − Loại sản phẩm sản xuất: Jacket, Vest, váy, quần dài. − Số lượng công nhân: 700. − Công nghệ hỗ trợ sản xuất: + Phần mềm CAD/CAM: Gerber AccuMark v8.2. + Máy trải vải tự động: Gerber. 2.2.3.Phương pháp nghiên cứu :Phương pháp khảo sát – thống kê Để phân tích chính xác một số vấn đề còn tồn tại trong công tác lập kế hoạch trải - cắt, tác giả đã khảo sát tại một số công ty có sản xuất loại sản phẩm quần âu, sơmi, áo Jacket nhằm hiểu rõ nghiệp nghiệp vụ ghép tỉ lệ cỡ vóc và tính số bàn cắt (bằng phương pháp phỏng vấn, nghiên cứu và thu thập tài liệu). Một số nội dung được khảo sát: - Thông tin về công ty. - Phương tiện trải vải - Quá trình thực hiện trải vải - Độ dài các cuộn vải, thống kê đầu khúc phát sinh - Hạch toán bàn cắt: thực hiện ghép các size lại với nhau để xây dựng hệ thống sơ đồ cắt,số lớp vải cần trải cho từng đơn hàng. * Kiểm tra và phân loại vải trước khi trải vải: Công đoạn kiểm tra và phân loại vải đối với các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức , đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ hầu hết là các công ty nhỏ kiểm tra chất lượng vải bằng trực quan vì không đủ điều kiện đầu tư phương tiện thiết bị hiện đại cho công đoạn này như máy kiểm tra vải do chi phí đầu vào lớn lâu thu hồi vốn vì máy kiểm tra vải có giá thành tương đối cao . Do vậy khi thực hiện công đoạn này vẫn còn tồn tại những vấn đề sau: - Vải loang màu : Trong quá trình in, nhuộm màu sắc trên cùng một cây vải có sự khác biệt mặc dù là cùng màu nhưng sự khác biệt thể hiện không rõ ràng như ánh màu khác nhau, sự không đồng đều màu sắc giữa đầu , giữa và cuối trong cùng một cây vải.Cho nên để khắc phục tình trạng khác ánh màu trên cùng một sản phẩm, khi giác sơ đồ người ta sử dụng phương pháp giác sơ đồ cụm là các chi tiết trên cùng một sản phẩm được ghép nối với nhau sẽ được đặt ở gần nhau để đảm bảo giảm bớt sự khác nhau về màu sắc. - Vải lỗi sợi : Trong quá trình dệt vải vải có để lại các lỗi : do đứt sợi, nối sợi ...nếu sự lối sợi này được thể hiện theo chu kỳ (cứ sau một khoảng chiều dài nhất định thì có một điểm lỗi sợi , vị trí này cách đều biên vải một khoảng nhất định ). Muốn sử dụng cây vải này để cắt những sản phẩm đạt yêu cầu , khi giác sơ đồ tại những vị trí lỗi sợi đặt những chi tiết ở vị trí khuất trên sản phẩm như: đáp túi ,dây treo...( nếu được sự đồng ý của khách hàng) ,hay khi giác tại các vi trí lỗi sợi không đặt các chi tiêt lên . - Phân loại vải: Do mặt bằng hạn chế nên nhiều doanh nghiệp chỉ quan tam tới diện tích xưởng may mà không để ý tới kho cất vải. Do vậy diện tích các kho chứa vải tương đối nhỏ, nên để khắc phục hạn chế trên và giữ an toàn cho vải không bị bẩn, mốc người ta làm những giá đỡ nhiều tầng để chứa vải.Trên giá để vải sẽ phân ra những loại vải theo mã , nguyên liệu (chính, lót, dựng..), khổ... * Chất lượng trong khâu trải – cắt Chất lượng trải vải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương tiện trải vải, con người, đặc điểm vải. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp may vừa và nhỏ tại Việt Nam công tác trải vải chủ yếu thực hiện bằng tay vì chi phí đầu vào tương đối lớn . Chỉ những doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn mới trang bị mới trang bị hệ thống trải vải bán tự động, tự động như Công ty may 10, Đức Giang, Chiến Thắng , May xuất khẩu Hưng Yên....Đối với trải vải bằng máy thì các yêu cầu về chất lượng trải vải như sức căng bề mặt các lớp trải, các mép vải đều, xén đầu bàn đảm bảo... Trong quá trình trải vải, thực trạng chất lượng trải vải thường gặp những tồn tại sau: Do không có máy kiểm tra vải nên khi vải có những sự cố như : lỗi sợi, loang màu thì trong quá trình trải mới phát hiện ra do vậy lúc đó doanh nghiệp mới có các phương án khắc phục như giác sơ đồ theo vị trí lỗi vải . Do vậy quá trình này cũng làm ảnh hưởng đáng kể tới tiến độ sản xuất của doanh nghiệp. Sự không đồng nhất về khổ vải cũng gây nên tình trạng các lớp vải khi trải không đồng đều . Điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng các chi tiết cắt gần biên vải cũng như làm giảm hiệu suất sử dụng vải. Do trong quá trình dệt mật độ dệt tại vị trí biên vải nhiều hơn những vị trí khác nên vải thường có hiện tượng căng biên đặc biệt là những loại vải lót . Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình trải vải như mặt phẳng bàn vải không đều, tại vị trí biên vải thì căng còn trên bàn vải bị trùng nếu không xử lý trước khi trải thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thông số và hình dáng của chi tiết trên sản phẩm . Do chi phí ban đầu lớn nên nhiều doanh nghiệp nhỏ không có những máy xử lý độ co của vải , mặt khác kế hoạch sản xuất vội nên vải trước khi trải hầu như không được xử lý độ co bằng máy hoặc tở vải ra trước 24h điều này cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng bàn trải sau khi trải như bị co lại sau quá trình trải. Độ căng đều giữa các lớp vải trên bàn trải khi trải vải bằng tay phụ thuộc vào phần lớn tay nghề của người thợ trải vải .Những người thợ trải vải kinh nghiệm lâu năm, tay nghề cao thường trải rất đều tay. Tuy nhiên do đặc thù của ngành lượng công nhân luôn có sự thay đổi do vậy đội ngũ thợ luôn có sự biến động , nên các công ty luôn phải tuyển những thợ mới vào .Những người thợ mới này chưa có kinh nghiệm cần phải có thời gian đào tạo nên chất lượng trải vải khi trong quá trình họ vừa học việc , vừa làm không được cao lắm. * Khả năng tiết kiệm vải trong khâu trải vải Trong công tác trải vải , hầu như các vấn đề tiết kiệm vải không được thực hiện tại công đoạn này.Các cây vải nhập kho được đưa vào và cất lên cao các trên các kệ để vải,nhân viên nhà cắt thường lựa chọn những cây vải có khổ vải phù hợp với chiều rộng của sơ đồ mà không quan tâm tới chiều dài cây vải, cây nào tiện khổ vải thì mang ra trải mà hầu như không quan tâm đến chiều dài cây vải có phù hợp với chiều dài của sơ đồ và số lá vải trên bàn trải hay không. Từ lý do đó mà quá trình trải vải thường phát sinh ra đầu tấm rất nhiều . Nếu trong quá trình trải vải không đảm bảo hoặc trong quá trình sản xuất mà gặp trục trặc cần phải thay thân, thay sản phẩm nhiều thì doanh nghiệp sẽ khó xoay vì các doanh nghiệp trong nước hầu hết là gia công cho nước ngoài nên nguyên liệu hầu hết là do khách hàng cung cấp nên khi gặp sự cố thì số lượng vải cần để thay thế khó mà xoay sở được, hoặc số lượng đầu tấm sẽ thừa rất nhiều do không thể sử dụng hết số lượng vải đầu tấm. Dựa vào định mức của khách hàng làm việc với công ty và căn cứ theo số lượng sản phẩm của đơn hàng .Khách hàng sẽ cung cấp cho nhà máy số mét vải công ty và nhà máy đã thoả thuận theo số lượng sản phẩm của đơn hàng cùng với phần trăm vải tiêu hao trong quá trình sản xuất. Qua thời gian khảo sát và thống kê tại các doanh nghiệp may Á Đông , Hải Nam, Đức Giang tác giả đã thống kê được số lượng vải đầu tấm và tỉ lệ phần trăm vải đầu tấm phát sinh tại khâu trải vải của một số đơn hàng quần âu, áo sơmi, áo jaket tại doanh nghiệp được thể hiện ở các bảng 2.1- công ty may Á Đông, bảng 2.2- công ty may Hải Nam, bảng 2.3 – công ty may Đức Giang. Bảng thống kê lượng vải đầu tấm và phần trăm phát sinh tại khu vực trải vải tại một số doanh nghiệp : Bảng 2.1: Bảng thống kê lượng vải đầu tấm tại công ty may Á Đông Tên mã hàng Số lượng sản phẩm Số mét vải sử dụng Số mét vải đầu tấm Số lượng đầu tấm(lá) Phần trăm (%) AS 2371 (Sơmi) 3000 3900 235.5 42 6.0 GA 1569 (Sơmi) 4515 5869.5 312 69 5.3 QA 1269 (Sơmi) 2350 3055 145 33 4.7 GA 2375 (Sơmi) 3321 4317.3 267 45 6.2 GA 2376 (Sơmi) 3255 4231.5 258.7 47 6.1 JB 12 (Jăcket) 1527 2748.6 157 29 5.7 JB 15 (Jăcket) 4655 9542.75 453 97 4.7 23157 (Quần âu) 6735 7071.75 335 88 4.7 23158 (Quần âu) 6341 6848.28 355 78 5.2 Bảng 2.2: Bảng thống kê lượng vải đầu tấm tại công ty may Hải Nam Tên mã hàng Số lượng sản phẩm Số mét vải sử dụng Số mét vải đầu tấm Số lượng đầu tấm(lá) Phần trăm (%) AT 2391 4250 5950 314.5 74 5.3 AT 2392 4200 5670 317 62 5.6 AT 2393 4317 5612.1 334.2 77 6.0 BS 3421 2535 4056 258 41 6.4 DHD 2573 1867 2613.8 153.5 28 5.9 GN 2673 6534 9801 512 102 5.2 GN 2674 6650 8977.5 439.8 94 4.9 HG 1567 3546 4964.4 324.6 52 6.5 GUN 156 3560 5696 468.5 66 6.3 Bảng 2.3: Bảng thống kê lượng vải đầu tấm tại công ty may Đức Giang Tên mã hàng Số lượng sản phẩm Số mét vải sử dụng Số mét vải đầu tấm Số lượng đầu tấm(lá) Phần trăm (%) J 34216 2550 4972.5 335 57 6.7 J 34217 2573 5146 356.8 61 6.9 AD 457 4575 9607.5 538 85 5.6 HT 2456 6642 12619.8 673.5 118 5.3 A -34216 2280 4674 312 41 6.7 M-71525 3765 8094.75 486.4 76 6.0 89341 5346 10692 634.5 101 5.9 89342 5205 10670.25 612 103 5.7 GN 5315 3655 7675.5 442.5 79 5.8 GN 5316 3565 7593.45 386.6 75 5.1 2.3. Nghiên cứu tổn thất vải tại công ty may Á Đông ở khâu trải vải . 2.3.1. Nội dung nghiên cứu: Nguyên nhân gây ra hiện tượng tổn thất vải trong quá trình trải vải thì có nhiều, trong đó có các yếu tố tổn thất chính là : - Vải: khổ vải, chiều dài, chất liệu vải - Phương tiện trải vải. - Sơ đồ giác mẫu : phương pháp giác, chiều dài sơ đồ 2.3.2.Phạm vi nghiên cứu: Khâu trải vải tại công ty may Á Đông 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thực nghiệm Trong khuôn khổ luận văn nghiên cứu những nội dung trên, tôi đi vào nghiên cứu chủng loại sản phẩm thông dụng là áo jacket . Vải dùng cho sản phẩm này được chia làm 2 loại : 100 % polyester, 65 % polyester + 35 % cotton. Thông số kỹ thuật của áo Jacket được khảo sát như sau: − Loại sản phẩm khảo sát: áo Jacket − Số lượng cỡ vóc: 3 cỡ vóc. (cỡ 10, 12 ,14) − Loại vải: STT Tên mẫu vải Thành phần Khối lượng Ký hiệu mẫu Vải chính 100 % polyester 130g/ m2 A1 65 % polyester + 35 % cotton 120g/ m2 A2 - Mẫu vải thí nghiệm : Mẫu vải chính A1 Mẫu vải chính A2 − Khổ vải: 1,37m. − Định mức sản phẩm ( của nhà máy ): mét STT Số sản phẩm Ghép cỡ Khổ (m) Dài sơ đồ ( m) 1 1 10 1.37 1.30 2 2 12 + 14 1.37 2.75 3 4 10 + 12+ 14+16 1.37 5.58 Sơ đồ chính 4 sản phẩm Sơ đồ chính 2 sản phẩm Sơ đồ chính 1 sản phẩm Hình2.1: Sơ đồ giác sản phẩm áo Jacket - Số lớp trải 15lá/1bàn cắt Số lượng sản phẩm trên 1 sơ đồ : 4 sản phẩm Giới hạn chiều dài sơ đồ 5.2 m Phương án trải vải 12 phương án cho chất liệu vải chính.Phương tiện trải thủ công và tự động. * Thực nghiệm trải vải đo hao phí trên bàn trải : - Chọn số lá vải cần trải trên từng sơ đồ : 100 lá/1 sơ đồ - Trải vải theo 12 phương án được trình bày ở bảng 2.4 Bảng 2.4: Bảng thực nghiệm các phương án trải vải thủ công và tự động Phương án Phương tiện Số sản phẩm trên sơ đồ giác Vải Thủ công Máy tự động 1 2 4 100% Polyester 65% Polyester + 35% Cotton 1 x X x 2 x X x 3 x X x 4 x X x 5 x X x 6 x X x 7 x X x 8 x X x 9 x X x 10 x X x 11 x X x 12 x X x 2.4. Lựa chọn phương pháp tính toán tối ưu trong khâu trải vải. Ứng dụng bài toán qui hoạch tuyến tính bằng phương pháp đơn hình để giải bài toán ghép tỉ lệ cỡ vóc nhằm tìm ra giải pháp ghép cỡ vóc với kết kết quả tối ưu và dùng phần mềm excel để lựa chọn cây vải cho từng sơ đồ cắt nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vải tại khâu trải vải. Bài toán qui hoạch tuyến tính bằng phương pháp đơn hình là thuật giải có tính khoa học, có đủ khả năng giải quyết những bài toán phức tạp, phạm vi ứng dụng rộng, nâng cao hiệu quả cao trong nhiều ngành công nghiệp trong đó có ngành May nói chung và giải quyết các bài toán ghép cỡ, chọn cây vải phù hợp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế nhất định. *Giới thiệuthuật giải bài toán qui hoạch tuyến tính bẳng phương pháp đơn hình: - Quy hoạch tuyến tính là một trong những bài toán tối ưu được nghiên cứu trọn vẹn cả về phương diện lý thuyết lẫn thực hành. - Quy hoạch tuyến tính bắt nguồn từ những nghiên cứu của nhà bác học Nga nổi tiếng , viện sĩ Kantorovich L.V được nêu trong một loạt công trình về bài toán kế hoạch hoá sản xuất , công bố năm 1938. Năm 1947 nhà toán học Mỹ Dantzig đã nghiên cứu và đề xuất phương pháp đơn hình (Simplex method) để giải bài toán quy hoạch tuyến tính . Năm 1952 phương pháp đơn hình đã được chạy trên máy tính điện tử ở Mỹ. - Quy hoạch tuyến tính có vị trí quan trọng trong tối ưu hoá vì thứ nhất mô hình tuyến tính đơn giản dễ áp dụng , thứ hailà nhiều bài toán quy hoạch nguyên và qui hoạch phi tuyến có thể xấp xỉ với độ chính xác cao bởi một dãy các bài toán qyu hoach tuyến tính. * Nguyên tắc xây dựng thuật toán : Thuật toán gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Tìm phương án cự biên Giai đoạn 2: Kiểm tra điều kiện tối ưu đối với phương án đó Nếu điêu kiện tối ưu được thoả mãn thì phương án đó là tối ưu .Nếu không ta chuyển sang phương án cực biên mới làm sao cho cải tiến giá trị hàm mục tiêu. Kiểm tra điều kiện tối ưu đối với phương án mới. Người ta thực hiện một dãy các thủ tục như vậy cho đến khi nhận được phương án tối ưu , hoặc đến tình huống không có phương án tối ưu. * Cơ sở của thuật toán: Xét bài toán quin hoạch tuyến tính: → max Ax = b x ≥ 0 .Trong đó A là ma trận và giả sử hạng của ma trận A là m (điều này không làm mất đi tính tổng quát) Giả sử x là phương án cực biên nào đó : Ta ký hiệu: j* = {j| xj > 0} Vì rằng các vectơ Aj , độc lập tuyến tính nên |J*| ≤ m Thoái hoá nếu |J*| < m… * phương án cực biên được gọi là không thoái hoá nếu |J*| = m thoái hoá nếu |J*| < m…. Ta chọn một hệ thống m vectơ độc lập tuyến tính {Aj , } sao cho J J*. Hệ thống là cơ sở của x , các vectơ Aj , và biến xj, được gọi là các vectơ và các biến cơ sở tương ứng . Các vectơ và các biến Aj, xj (j J) gọi là các vectơ và các biến phi cơ sở. Nếu x không thoái hoá thì tồn tại một cơ sở duy nhất , đó là J = J* Mọi vectơ Ak phi cơ sở có thể biểu diễn dưới dạng tổ hợp tuyến tính của các vectơ cơ sở: Ak = zjkAj .Trong đó các hệ số zjk được xác định duy nhất bởi việc giải hệ phương trình : Ajk = zjkaij , Bài toán qui hoạch tuyến tính được gọi là không thoái hoá nếu tất cả các phương án cực biên của nó đều không thoái hoá. Giả sử bài toán không thoái hoá và ta tìm được một phương án cực biên x = (x1, x2, ………. xm, 0 ,……,0 ) và cơ sở của nó A1, A2, ……Am. Đối với phương án cực biên này ta có : xjAj = b, xj > 0, Với giá trị của hàm mục tiêu : cjxj = z0, xj > 0, Ta tính các đại lượng sau : zjkcj = zk Ký hiệu : ∆k = zk – ck = zjkcj - ck * Thiết lập bảng đơn hình : cj Cơ sở Phương án c1 c 2.......... ..cj ……….c r…….. cm …..…c k A1 A 2.......... Aj …….. A r……. Am ……A k … cs … As … cn … An c1 c2 - - cj - - A1 A2 - - Aj - - X1 X2 - - Xj - - 1 0.... 0….. 0….. 0……z1k 0 1 0 0 0 z2k - - - - - - - - - - - - 0 0 1 0 0 zjk - - - - - - - - - - - - … z1s … z1s - - … zjs - - … z1n … z1n - - … zjn - - cr Ar Xr 0 0 0 1 0 zrk … zrs … zrn - - Cm - - Am - - Xm - - - - - - - - - - - - 0 0 0 0 1 zmk - - .. zms - - … zmn f 0 0.... 0….. 0….. 0……k .. s .. n 1 Xác định x, j,k k ≥ 0 k J 2 k < 0 zjk ≤ 0,kJ 4 x- tối ưu 3 6 s = mink 8 Biến đổi bảng 7 θ = min 9 In kết quả Không có 5 phương án tối ưu Dừng 100 Đ Đ S * Đặc tả toàn bộ thuật giải: Hình 2.5 : Lược đồ đặc tả thuật giải CHƯƠNG III KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN 3.1 Hao phí trên bàn trải vải của các yếu tố nghiên cứu ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vải. Qua quá trình nghiên cứu các phương án thực nghiệm đối với chiều dài của từng sơ đồ giác cho các phương tiện trải vải thủ công và trải vải tự động tại công ty may Á Đông tác giả thu được các kết quả sau: Bảng 3.1: Kết quả các phương pháp thực nghiệm của phương tiện trải vải thủ và máy tự động Phương án Phương tiện Số sản phẩm trên sơ đồ giác Vải chính Chiều dài bàn trải vải (mét) Thủ công Máy tự động 1 2 4 65% Polyester + 35% cotton 100% Polyester 1 x X x 1.34 2 x X x 1.33 3 x X x 1.32 4 x X x 1.32 5 x X x 2.80 6 x X x 2.79 7 x X x 2.78 8 x X x 2.77 9 x X x 5.64 10 x X x 5.62 11 x X x 5.59 12 x X x 5.60 Từ bảng thống kê các phương án thực nghiệm ta thấy chiều dài của bàn trải có sự thay đổi đối với từng phương tiện trải vải . Nguyên nhân của sự thay đổi chiều dài bàn trải do một số các yếu tố ảnh hưởng sau: 3.1.1. Ảnh hưởng của tính chất vải (thông số khối lượng ) đến hao phí vải: Hình 3.2: Kết quả thực nghiệm đối với phương tiện trải vải tự động Số sản phẩm trên sơ đồ chính Ảnh hưởng của chất liệu, khối lượng đến hao phí trên bàn trải vải Phần trăm hao phí 100% Polyester 65%Pet +35%Co SP: Sản phẩm 1 SP 2 SP 4 SP 1 0.6 0.5 0.9 0.5 0.8 0.25 0.5 0.75 1 1.2555 1.5 % 0 Hình 3.1: Kết quả thực nghiệm đối với phương tiện trải vải bằng tay Số sản phẩm trên sơ đồ chính Ảnh hưởng của chất liệu, khối lượng đến hao phí trên bàn trải vải Phần trăm hao phí 100% Polyester 65%Pet +35%Co SP: Sản phẩm 1 SP 2 SP 4 SP 2.1 1.6 1.1 1.9 0.8 1.7 0.5 1 1.5 2 2.5 3 % 0 * Nhận xét : Đối với 2 loại vải mà tôi lựa chọn nghiên cứu có đặc điểm bề mặt gần giống nhau , độ dày chênh lệch không lớn và độ co dãn trong quá trình trải vải hầu như không xuất hiện mà chỉ có các yéu tố khối lượng vải mới ảnh hưởng đến mức hao phí trên bàn trải.Qua kết quả thực nghiệm , tác giả đã chọn chất liệu vải lót là 100% cotton có khối lượng nặng hơn 65 % polyester + 35 % cotton và vải chính là 100 % polyester có khối lượng lớn hơn 65 % polyester + 35 % cotton . Kết quả cho thấy , nếu vải có khối lượng lớn thì hao phí trên bàn trải vải sẽ lớn hơn vải có khối lượng nhẹ. Nguyên nhân là vải có khối lượng lớn nên trong quá trình trải vải độ căng và phẳng giữa các lớp vải sẽ nhỏ hơn , bề mặt tiếp xúp giữa các lớp vải sẽ bị ảnh hưởng do trọng lượng tác đọng đến bề mặt lớp vải.Trong khi đó vải có trọng lượng nhỏ hơn thì sức căng lớn hơn nên mức hao pí cũng nhỏ hơn.Để khắc phụ sự cố này , trên phương tiện trải vải tự động đã có bộ phận xử lý độ căng của các lá vải được đều hơn để giảm hao phí trên bàn trải, còn trải vải bằng phương tiện thủ công người trải vải phải chú ý về độ kéo đều tay cảu thợ trải vải mà điều này khó thực hiện được chính xác như máy trải vải tự động. 3.1.2.Ảnh hưởng của sơ đồ giác mẫu đến hao phí vải: Hình 3.3 : Kết quả thực nghiệm đối với phương tiện trải vải thủ công - Vải chính 100% Polyester. Phần trăm hao phí 1 2 1.5 0 0.5 2.5 % 1 SP 4 SP 2 SP Sản phẩm Ảnh hưởng của sơ đồ giác đến hao phí trên bàn trải vải Số sản phẩm trên sơ đồ chính 2.1 1.9 1.7 Phần trăm hao phí 1 2 1.5 0 0.5 2.5 % 1 SP 4 SP 2 SP Sản phẩm Ảnh hưởng của sơ đồ giác đến hao phí trên bàn trải vải Số sản phẩm trên sơ đồ chính Hình 3.4 : Kết quả thực nghiệm đối với phương tiện thủ công - Vải chính 65% Polyester + 35% cotton 1.5 0.8 1.1 Hình 3.5 : Kết quả thực nghiệm đối với phương tiện trải vải tự động – Vải chính 100% Polyester. Phần trăm hao phí 0.5 1 0.75 0 0.25 1.25 % 1 SP 4 SP 2 SP Sản phẩm Ảnh hưởng của sơ đồ giác đến hao phí trên bàn trải vải Số sản phẩm trên sơ đồ chính 1 0.9 0.8 Phần trăm hao phí 0.5 1 0.75 0 0.25 1.25 % 1 SP 4 SP 2 SP Sản phẩm Ảnh hưởng của sơ đồ giác đến hao phí trên bàn trải vải Số sản phẩm trên sơ đồ chính Hình 3.6 : Kết quả thực nghiệm đối với phương tiện trải vải tự động - Vải chính 65% Polyester + 35% cotton 0.6 0.5 0.5 Nhận xét: Chiều dài sơ đồ càng lớn thì hao phí chênh lệch trên bàn trải càng nhỏ. Nguyên nhân do hao phí trên bàn trải gồm các phần cắt đầu bàn trên mỗi sơ đồ dù là dài hay ngắn đều là như nhau , nếu sơ đồ có ít sản phẩm thì số lá vải trên bàn trải tăng do vậy phần vải hao trên sơ đồ cũng tăng theo (do số lá vải) và ngược lại nếu sơ đồ càng dài thì số lượng các lá vải sẽ giảm đi dẫn đến lượng vải hao phí đầu bàn cũng giảm theo. Nên phần trăm hao phí đầu bàn trên mỗi sơ đồ ngắn hay dài phụ thuộc vào số lá vải trên mỗi bàn trải. Vì vậy để giảm lượng vải hao phí trong quá trình trải vải các doanh nghiệp khi giác sơ đồ đã thực hiện công đoạn là hạch toán bàn cắt để ghép các cỡ vào với nhau nhằm mục đích giảm lượng vải hao phí, tiết kiệm thời gian trong quá trình trải – cắt . 3.1.3 Ảnh hưởng của phương tiện trải vải đến hao phí vải: Hình 3.7: Kết quả thực nghiệm đối với vải 100% Polyester Số sản phẩm trên sơ đồ chính Ảnh hưởng của phương tiện trải vải đến hao phí vải trên bàn trải vải Phần trăm hao phí Trải bằng tay Trải bằng máy 1 SP 2 SP 4 SP 2.1 0.9 1.9 0.8 1.7 0.5 1 1.5 2 2.5 3 % 0 1 Sản phẩm Hình 3.8: Kết quả thực nghiệm đối với vải 65% Polyester+35% cotton Số sản phẩm trên sơ đồ chính Ảnh hưởng của phương tiện trải vải đến hao phí vải trên bàn trải vải Phần trăm hao phí Trải bằng tay Trải bằng máy 1 SP 2 SP 4 SP 1.6 0.6 0.5 1.1 0.5 0.8 0.3 0.6 0.9 1.2 1.5 1.8 % 0 Sản phẩm *. Nhận xét : Từ đồ thị ta thấy kết quả khi trải vải bằng máy trải tự động thì hao phí vải sẽ ít hơn trải vải bằng tay . Do trong quá trình trải vải sức kéo, cắt xén đầu bàn cắt của nhân viên trải vải không như nhau, dẫn đến các lớp vải trên bàn trải không phẳng, mép bàn cắt không đều . Đối với máy trải vải tự động có hệ thống khử độ căng của vải,hệ thống xén mép vải đầu bàn chính xác , do vậy độ căng của các lớp vải và cắt mép vải đầu bàn luôn ổn định hơn trải vải bằng tay trong suốt quá trình trải. 3.1.4. Ảnh hưởng chiều dài cuộn vải đến hao phí vải . Chọn 10 cây vải có chiều dài khác nhau trong quá trình trải – cắt . Kết quả thống kê thu được lượng vải đầu tấm trên sơ đồ chính (5.6 mét/4 sản phẩm, khổ 1.50 mét ) như sau: Bảng 3.2:Kết quả thống kê lượng vải đầu tấm sau quá trình trải vải Cây vải Chiều dài cây vải Số lớp trải(lá vải) Đầu tấm (m) 1 96.6 17 1.4 2 128.8 23 0 3 121.4 21 3.8 4 96.2 17 1 5 86.5 15 2.5 6 96.7 17 1.5 7 93.1 16 3.5 8 91.5 16 1.9 9 84 15 0 10 115 20 3 *. Nhận xét: Ảnh hưởng của chiều dài cuộn vải đến hao phí trên bàn trải không phải là hao phí chênh lệch giữa ncác lớp vải mà sự hao phí này chính từ lượng vaỉo đầu tấm phát sinh. Chính từ lượng đầu tấm này sẽ làm giảm hiệu suất sử dụng vải trong quá trình trải cắt .Từ kết quả trên ta thấy rằng , trên cùng bàn trải nếu ta chọn cây vải cùng khổ mà có chiều dài khác nhau thì sẽ cho lượng vải đầu tấm khác nhau..Nếu phần vải đầu tấm cò lại mà dài từ 2.92 mét trở lên thì có thể tái sử dụng cho sơ đồ ngắn được (sơ đồ 2 sản phẩm cỡ S + L), còn lượng vải đầu tấm nhơ hơn chỉ có thể tận dụng để thay thân do vải lỗi , người may làm rách chi tiết hay sản phẩm , sử dụng cho sơ đồ 1 sản phẩm thì ít khi dùng đến trừ trường hợp đã ghép hết các cỡ và dư ra số lượng sản phẩm cuối cùng. - Như vậy việc tính toán và xác định hao phí vải trong quá trình trải vải sẽ rất phức tạp , điều này sẽ được tác giả thực hiện thông qua chương trình phần mềm ứng dụng quy hoạch tuyến tính để giải bài toán tối ưu trong khâu hạch toán bàn cắt và sử dụng phần mềm excel để lựa chọn cây vải cho phù hợp với từng sơ đồ cắt nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vải ,giảm thiểu hao phí vải trong quá trình trải cắt . 3.2.Bài toán tối ưu trong khâu trải vải và lựa chọn cây vải trải trên quan điểm nâng cao hiệu suất sử dụng vải. 3.2.1 Lý do thực hiện bài toán - Đặc điểm của các công ty may là tổ chức sản xuất hoặc gia công sản phẩm theo các đơn hàng nhiều size và số lượng đặt hàng của từng size khác nhau. Do vậy phải tổ chức các sơ đồ cắt ghép các size như thế nào để góp phần vào việc tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình sản xuất? Rõ ràng nếu cắt cho từng size riêng biệt với nhau thì thông thường sẽ không mang lại hiệu quả tiết kiệm nguyên liệu thực sự.Xuất phát từ thực tế trên, cho nên trong ngành may đã mặc nhiên hình thành nghiệp vụ hạch toán bàn cắt nhằm cắt sản phẩm, chi tiết trong đơn hàng theo một qui trình công nghệ hợp lý, đảm bảo chất lượng bán thành phẩm, giảm thiểu tiêu hao vật liệu, thời gian sản xuất hợp lý., xử lý và tính toán các tình huống phát sinh trong quá trình ghép các size để thực hiện các sơ đồ cắt - Việc hạnh toán bàn cắt là khi nhận một đơn hàng gia công có nhiều size và màu khác nhau cho một loại sản phẩm . Đầu tiên căn cứ vào số lượng đặt hàng của từng size, từng màu, từng cỡ của sản phẩm để tiến hành ghép các size và xác định hệ thống sơ đồ cắt cho các cỡ. - Chiều dài sơ đồ giác và chiều dài bàn trải luôn có thực tế phần trăm chênh lệch thêm vào .Do đó quá trình trải – cắt vải có sự hao phí về nguyên liệu do hao phí đầu bàn, chênh lệch giữa các lớp vải do nhiều yếu tố tác động như chiều dài sơ đồ, phương tiện trải vải, khối lượng vải, giá trị này chiếm từ 0,5- 2 % chiều dài bàn trải. - Trong quá trình trải vải lượng vải còn thừa lại trên mỗi cây ( vải đầu tấm) cũng được xem là hao phí . Nếu vải đầu tấm lớn hơn 4 m thì được sử dụng để tái sản xuất các sơ đố ít sản phẩm, nếu nhỏ hơn 4 m thì không có mục đích sử dụng cao số lượng vải này thường dùng để cắt sản phẩm đơn lẻ (ít dùng), thay thân hoặc bán vải kí. - Vải được nhập vào kho dưới dạng cây và được chia thành nhiều lá qua quá trình trải vải. Chiều dài của cây vải ít khi chia tròn cho chiều dài lá vải dẫn đến sự hao phí vải còn lại trên cây dưới dạng đầu tấm . Với mục đích giảm bớt sự hao phí này trước khi đưa vào trải vải phải tính toán cây vải dựa vào chiều dài sơ đồ, số lớp vải trên từng bàn trải công thêm phần trăm hao phí của bàn vải vào sơ đồ. Công việc tính toán bàn cắt và chọn lựa cây vải mất khá nhiều thời gian vì vậy mà hiện nay các doanh nghiệp không chú ý đến công việc này do thời gian sản xuất không cho phép nên sau mỗi đơn hàng xản xuất xong ,lượng vải đầu tấm dư ra rất nhiều , không có lợi cho sản xuất. Chính vì các yếu tố trên mà tác giả đã lựa chọn bài toán quy hoạch tuyến tính để lựa chọn phương pháp tối ưu nhằm tiết kiệm nguyên phụ liệu, đưa ra phương án ghép các size hợp lý để ghép sơ đồ , tính số lớp vải tối đa cho từng bàn cắt .Bên cạch đó tác giả dùng phần mềm Excel là phần mềm thông dụng để lựa chọn các cây vải cho từng sơ đồ cắt nhằm góp phần vào việc tăng cường hiệu quả quản lý và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn ngành may Việt Nam hiện nay. Chính điều này là mục tiêu của phần mền hướng đến. 3.2.2.Bài toán tối ưu trong khâu trải vải Vải được nhập vào kho có n cuộn vải , trong cuộn vải I có qi đơn vị vật liệu . Trong một mã hàng có k loại sản phẩm khác nhau và m chi tiết khác nhau , có pk chi tiết của k loại sản phẩm khác nhau . Trong đơn vị vật liệu có j phương án khác nhau. Đặt số biến thiên Xij số đơn vị vật liệu của cuộn vải I, theo phương án giác j, aikj là số các chi tiết nhận được từ qi đơn vị vật liệu , theo phương án giác j ,cho k loại sản phẩm .Tổng số các chi tiết nhận dược cho laọi sản phẩm k , phương án trải j , của cuộn vải i = aikjxij Tổng số các chi tiết nhận được cho tất cả các loại sản phẩm k và phương nán trải j của loại vải i là: a1kjx1j + a2kjx2j +…+ ankjxnj = aikjxij Nếu trong 1 bộ sản phẩm có pk chi tiết , số lượng bộ chi tiết là: Zk = Cần xác định được số lượng bộ chi tiết là lớn nhất . Nhiệm vụ đặt ra là cần tìm xij ( i = 1,2…n; j =1,2….s), nhưng vẫn đảm bảo tỉ lệ các loại sản phẩm k ( k= 1,2,…m) .Hay nói cách khác , xác định z mã trong điều kiện Zk ≥ Z, k = 1,2…m xij = qi , i = 1,2,..,n Xij ≥ 0 , i = 1,2,….n; j = 1,2…,s Trong khâu trải cắt , tổn thất vải ở dạng vải vụn bị cắt ra giữa các chi tiết và đầu tấm .Nhiệm vụ đặt ra là tiét kiệm vải tối ưu .Trong đơn hàng , sản phẩm có các kích thước khác nhau để trải mỗi sản phẩm có một đơn vị vật liệu khác nhau (chièu dài sơ đồ cho sản phẩm đó ).Cần phối hợp các đơn vị vật liệu sao cho giảm tổn thất tối đa . Nếu đơn hàng nhỏ chỉ có 1 sản phẩm thì không cần giải bài toán này vì chỉ có 1 đơn vị vật liệu. VD: 1000 đơn vị vật liệu có chiều dài là 5.2 cm . Cần xác định các phương án phối hợp các sản phẩm trên bàn trải ,sao cho số bộ sản phẩm là nhiều nhất . Từ điều kiện trên xác định được 6 phương án giác phối hợp cho từng bàn trải , thể hiện ở bảng Bảng 3.3: Phương án ghép các cỡ tương ứng với chiều dài bàn trải. TT phương án giác theo đơn vị VL Bộ sản phẩm ứng với chiều dài sơ đồ giác (m) Vải đầu tấm 10 (1.3 m) 12 (1.9 m) 14 (2.1 m) Số lương SP/ sơ đồ 1 4 0 0 4 0 2 1 2 0 3 0.1 3 2 0 1 3 0.5 4 2 1 0 3 0.7 5 0 0 2 2 1 6 0 1 1 2 1.2 Chọn các phương án phối hợp các sản phẩm sao cho số bộ sản phẩm là nhiều nhất trong phạm vi 1000 đơn vị vật liệu:và tỉ lệ giữa các đơn vị sản phẩm đã cho trước. Bảng 3.4: Bảng kết quả ghép các cỡ , số lá vải tương ứng với chiều dài bàn trải. Phương án TT phương án giác theo đơn vị VL Số lương đơn vị vật liệu (số lá vải) Số lương sản phẩm ứng với chiều dài sơ đồ giác , m Số bộ sản phẩm 10 12 14 1 1 300 1200(300*4) 0 0 700 lá 2 0 0 0 0 3 0 0 0 0 4 0 0 0 0 5 0 0 0 0 6 700 0 700(700*1) 700(700*1) Tổng số 1000 1200 700 700 2 1 85 340 0 0 710 lá 2 0 0 0 0 3 305 710(305*2) 305(305*1) 0 4 305 710(305*2) 0 305(305*1) 5 0 0 0 0 6 305 0 305(305*1) 305(305*1) Tổng số 1000 1760 710 710 3 1 280 1120(280*4) 0 0 720 lá 2 360 360(360*1) 720(360*2) 0 3 0 0 0 0 4 0 0 0 0 5 360 0 0 720 6 0 0 0 0 Tổng số 1000 1480 720(360*2) 720(360*2) 4 1 247 1096 0 0 726 lá 2 363 363(363*1) 726(726*2) 0 3 0 0 0 0 4 0 0 0 0 5 363 0 0 726(363*2) 6 0 0 0 0 Tổng số 1000 1459 726 726 Dùng bài toán tối ưu hoá trong khâu trải vải bằng phương pháp tuyến tính. Mục đích trong nhiều phương án trải chọn ra phương án tối ưu. Cụ thể đối với đơn hàng trên dùng phương bpháp tuyến tính thì phải lập ra được hàm giới hạn và hàm mục tiêu: X1 + X2 + X3 + X4 + X5 + X6 = 1000 (1) Số lượng các lá vải có chiều dài bằng 1.3m có phương trình: 4X1 + X2 + 2X3 + 2X4 : tính theo chièu dọc của cột cỡ 10 Số lượng các lá vải có chiều dài bằng 1.9m có phương trình: 2X2 + X4+ X6 : tính theo chièu dọc của cột cỡ 12 Số lượng các lá vải có chiều dài bằng 2.1 m có phương trình: X3 + 2X5 + X6 : tính theo chièu dọc của cột cỡ 14 Do số lượng các lá vải cột cỡ 12 bằng số lương lá vải cột cỡ 14 nên ta có phương trình: 2X2 + X4+ X6 = X3 + 2X5 + X6 Suy ra có : 2X2 - X3 + X4 - 2X5 = 0 (2) Số lượng lá vải có chiều dài 1.3m phải gấp đôi số lá vải có chiều dài 1.9 hay 2.1m .Từ đó có phương trình : 4X1 + X2 + 2X3 + 2X4 =2( 2X2 + X4+ X6) = 2(X3 + 2X5 + X6) Suy ra có phương trình mới là: 4X1 -3X2 + 2X3 - 2X6 = 0 (3) Các công thức (1),(2) và (3) tạo thành hàm giới hạn Tiếp theo cần xác định hàm mục tiêu là 2X2 + X4+ X6 = max hoặc X3 + 2X5 + X6 = max Sau khi có hàm giới hạn và hàm mục tiêu ta tìm các giá trị cúa X1 , X2 , X3 , X4, X5 ,X6 bằng phương pháp đơn hình Phương án X1 X2 X3 X4 X5 X6 Giá trị 1 1 1 1 1 1 1000 0 2 -1 1 -2 0 0 4 -3 2 0 0 -2 0 Hàm mục tiêu Từ bảng trên xác định được: X1 = 272.72727 lá 273 lá X2 = 363.63636 lá 363 lá X5 = 363.63636 lá 364 lá Bảng3.6: Bảng kết quả số số lá vải cần trải theo phương án ghép. TT phương án giác theo đơn vị VL Số lượng các đơn vị VL Bộ sản phẩm ứng với chiều dài sơ đồ giác (m) Tổng số bộ sản phẩm 10 (1.3 m) 12 (1.9 m) 14 (2.1 m) 1 273 1092 0 0 726 2 364 273 728 0 3 0 0 0 0 4 0 0 0 0 5 363 0 0 726 6 0 0 0 0 Tống số 1000 1365 728 726 Từ kết quả bảng trên ta thấy mã hàng trên có các phương án tối ưu đối với từng sơ đồ là: Sơ đồ 1 có 4 sản phẩm :cỡ 10 với chiều dài 5.2 m cần trải 273 lá Sơ đồ 2 có 3 sản phẩm:1 sản phẩm cỡ 10 + 2 sản phẩm cỡ 12 với chiều dài 5.1 m cần trải 364 lá Sơ đồ 3 có 2 sản phẩm:cỡ 14 với chiều dài 4.2 m cần trải 363 lá 3.2.3. Ứng dụng phần mền Excel trong khâu lựa chọn vải . Từ kết quả của bài toán quy hoạch tuyến tính bằng phương pháp đơn hình có số lượng lá vải cho từng bàn cắt .Tác giả sử dụng phần mềm Excel để lựa chọn cây số lượng cây vải cho từng phương án trải và số lá trải trên từng sơ đồ. * Dữ liệu đầu vào : - Dữ liệu sơ đồ: TT Tên sơ đồ Khổ vải Dài sơ đồ Số lá vải Hao phí 1 4 sản phẩm cỡ 10 1.37 m 5.2 m 273 0.5 % 2 1 sản phẩm cỡ 10 + 2 sản phẩm cỡ 12 1.37 m 5.1 m 364 0.6% 3 2 sản phẩm cỡ 14 1.37 m 4.2 m 363 0.7% Dữ liệu cây vải : vải màu Navy , khổ 1.37m , chiều dài tính theo mét. 108.5;102.2;110;125.5;105.5;110;113.6;116.7;108;119.6;98.4;86.7;99.4;94.6; 85.7;83.6;98.4;97.7;96.8;97.5;98.7;114.6;117.5;114.2;121.5;129.4;117.8; 123.5; 126.3;128.7;123.2;123.5;121.3;124.6;115.5;114.2;117.5;113.2;96.6;118.2; 129.4;109.2;125.8;118.5;116.2;94.8;89.7;86.5. * Nhập dữ liệu và thực hiện phép tính trên Excel - Nhập dữ liệu: Số thứ tự cây vải tại cột A, chiều dài của từng cây vải cột B , - Thực hiện phép tính: + Thực hiện phép tính tìm số lượng lá vải cho sơ đồ cắt 5.2 m tại ô C2 = B2/C1. Kéo kết quả từ ô C2 đến hết số lượng cây vải nhập theo dữ liệu ta được kết quả số lượng lá vải của sơ đồ 5.2m theo chiều dài của từng cây vải tại cột C ,đưa kết quả cột C về dạng nguyên ( làm tròn xuống) .Tính số mét vải đầu tấm cho từng cây vải theo chiều dài sơ đồ tại ô D2=B2-C2*5.2, kéo kết quả từ ô D2 đến hết số lượng cây vải nhập theo dữ liệu ta được kết quả số lượng vải đầu tấm của sơ đồ 5.2m theo chiều dài của từng cây vải tại cột D . + Thực hiện phép tính tìm số lượng lá vải cho sơ đồ cắt 5.1 m tại ô E2 = B2/E1. Kéo kết quả từ ô C2 đến hết số lượng cây vải nhập theo dữ liệu ta được kết quả số lượng lá vải của sơ đồ 5.1 m theo chiều dài của từng cây vải tại cột E. Tính số mét vải đầu tấm cho từng cây vải theo chiều dài sơ đồ tại ô F2=B2-E2*5.2, kéo kết quả từ ô D2 đến hết số lượng cây vải nhập theo dữ liệu ta được kết quả số lượng vải đầu tấm của sơ đồ 5.1m theo chiều dài của từng cây vải tại cột F . + Thực hiện phép tính tìm số lượng lá vải cho sơ đồ cắt 4.2 m tại ô G2 = B2/G1. Kéo kết quả từ ô C2 đến hết số lượng cây vải nhập theo dữ liệu ta được kết quả số lượng lá vải của sơ đồ 4.2m theo chiều dài của từng cây vải tại cột G. Tính số mét vải đầu tấm cho từng cây vải theo chiều dài sơ đồ tại ô H2=B2-G2*5.2, kéo kết quả từ ô D2 đến hết số lượng cây vải nhập theo dữ liệu ta được kết quả số lượng vải đầu tấm của sơ đồ 4.2m theo chiều dài của từng cây vải tại cột H . Hình 3.9: Kết quả thu được số lá vải, lượng vải đầu tấm qua phần mềm Excel Tiếp theo tìm được các cây vải có chiều dài phù hợp với chiều dài sơ đồ với chiều dài đầu tấm thấp nhất . Bảng 3.7:Bảng kết quả các cây vải được lựa chọn cho sơ đồ 5.2 theo phương án sử dụng phần mềm Excel. TT Cây vải (m) Số lá vải cần trải (lá) Đầu tấm (m) 1 119.6 23 0 2 109.2 21 0 3 114.6 22 0.2 4 83.6 16 0.4 5 120.2 23 0.6 6 99.4 19 0.6 7 125.5 24 0.7 8 110 21 0.8 9 110 21 0.8 10 99.7 19 0.9 11 94.6 18 1 12 125.8 24 1 13 115.5 22 1.1 Tổng 1427.7 273 8.1 Bảng 3.8 :Bảng kết quả các cây vải được lựa chọn cho sơ đồ 5.1 theo phương án sử dụng phần mềm Excel . TT Cây vải (m) Số lá vải cần trải (lá) Đầu tấm (m) 1 86.7 17 0 2 117.5 23 0.2 3 117.5 23 0.2 4 117.8 23 0.5 5 97.5 19 0.6 6 123.2 24 0.8 7 108 21 0.9 8 118.2 23 0.9 9 113.2 22 1 10 123.5 24 1.1 10 123.5 24 1.1 12 128.7 25 1.2 13 118.5 23 1.2 14 113.6 22 1.4 15 129.4 25 1.9 16 129.4 25 1.9 Tổng 1866.2 363 14.9 Bảng 3.9:Bảng kết quả các cây vải được lựa chọn cho sơ đồ 4.2 theo phương án sử dụng phần mềm Excel TT Cây vải (m) Số lá vải cần trải (lá) Đầu tấm (m) 1 96.6 23 0 2 96.8 23 0.2 3 126.3 30 0.3 4 114.2 27 0.8 5 114.2 27 0.8 6 89.4 21 1.2 7 89.7 21 1.5 8 85.7 20 1.7 9 98.4 23 1.8 10 98.7 23 2.1 11 94.8 22 2.4 12 86.5 20 2.5 13 124.6 29 2.8 14 116.2 27 2.8 15 121.3 28 3.7 Tổng 1553.4 364 24.6 Kết quả thực hiên của Công ty may Á Đông qua việc lựa chọn ngẫu nhiên của thợ trải vải: Bảng 3.10: Bảng kết quả lựa chọn cây vải cho sơ đồ sơ đồ 5.2 m theo phương án ngẫu nhiên TT Cây vải (m) Số lá vải cần trải (lá) Đầu tấm (m) 1 96.6 18 4.8 2 114.6 22 2.4 3 126.3 24 3.9 4 114.2 22 2 5 114.2 22 2 6 89.4 17 2.7 7 89.7 17 3 8 85.7 16 4.1 9 98.4 19 1.5 10 108.5 21 1.4 11 94.8 18 3 12 86.5 16 4.9 13 121.3 23 4 14 110 21 2.9 15 123.5 24 1.1 16 109.2 21 2.1 17 129.4 25 1.9 18 129.4 17 42.7 Tổng 1941.7 363 90.4 Bảng 3.11: Bảng kết quả lựa chọn cây vải cho sơ đồ sơ đồ 5.1 m theo phương án ngẫu nhiên TT Cây vải (m) Số lá vải cần trải (lá) Đầu tấm (m) 1 86.7 16 3.5 2 117.5 22 3.1 3 117.5 22 3.1 4 97.5 18 3.9 5 123.2 23 3.6 6 108 20 4 7 124.6 23 5 8 96.8 18 3.2 9 110 21 0.8 10 123.5 23 3.9 11 128.7 24 3.9 12 118.5 22 4.1 13 113.6 21 4.4 Tổng 1466.1 273 46.5 Bảng 3.12: Bảng kết quả lựa chọn cây vải cho sơ đồ sơ đồ 4.2 m theo phương án ngẫu nhiên TT Cây vải (m) Số lá vải cần trải (lá) Đầu tấm (m) 1 119.6 28 2 2 117.8 28 0.2 3 114.6 27 1.2 4 83.6 19 3.8 5 120.2 28 2.6 6 99.4 23 2.8 7 125.5 29 3.7 8 118.2 28 0.6 9 113.2 26 4 10 99.7 23 3.1 11 94.6 22 2.2 12 125.8 29 4 13 115.5 27 2.1 14 116.2 27 2.8 Tổng 1563.9 364 35.1 Từ bảng lựa chon các phương án lựa chọn cây vải sử dụng phần mềm Excel và phươn án lựa chọn cây vải ngẫu nhiên có kết quả tổng số mét vải sử dụng và lượng vải đầu tấm cho 2 phương án là: TT Phương án lựa chọn Tổng số mét vải sử dụng (mét) Lượng vải đầu tấm (mét) Hao phí (phần trăm) 1 Sử dụng phần mềm Excel 4847.3 47.6 1% 2 Lựa chọn ngẫu nhiên 4971.7 172 3.6% Như vậy từ bảng kết quả lựa họn phương án trải vải , ta thấy cùng là một mã hàng áo jacket có 2819 sản phẩm trải 1000lá vải nhưng khi trải vải theo phương án lựa chọn cây vải của phần mềm Excel thì chỉ cần 4847.3 mét vải, tiết kiệm được so với phươn án lựa chọn vải của công ty là 124.4 mét vải. Như vậy định mức sản phẩm theo phương án sử dụng phần mềm chỉ tốn khoảng 1% lượng vải đầu tấm , trong khi theo phương án của công ty là 3.6% lượng vải đầu tấm. Việc giảm định mức nàygiúp công ty tiết kiệm được vải, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm giá thành sản phẩm. Vậy không những phần mền cho kết quả tối ưu mà có hiệu quả rất lớn trong việc giảm lượng vải sử dụng cho mỗi đơn hàng. KẾT LUẬN Trong công tác trải vải , theo kết quả nghiên cứu trong chương 2 và chương 3, ta thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hao phí vải như: khối lượng vải, sơ đồ giác mẫu , chiều dài cây vải, phương tiên trải vải…các yếu tố này có mức độ hao phí khác nhau. Phần trănm hao phí phụ thuộc rất nhiều vàochats liệu , chửng loại sản phẩm và điều kiện sản xuất thực tế tại các doanh nghiệp. Do vậy việc xử lý các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vải tại các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên bài toán tối ưu trong khâu trải vải trong sản xuất chưa được đề cập đến . Đó chính là yêú tố quyết định đến hiệu suất sử dụng vải, điều này đã làm nảy sinh bài toán tối ưu về phương án ghép tỉ lệ cỡ vóc và tính số lượng bàn cắt, giảm thiểu lượng vải đầu tấm, chọn cây vải phù hợp với chiều dài bàn trải cho từng đơn hàng. Để giải quyết vấn đề này, luận văn đi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất vải trong quá trình trải vải, ứng dụng bài toán quy hoạch tuyến tính để tìm phương án tối ưu ghép tỉ lệ cỡ vóc , tính số lượng bàn cắt cho phương án trải và dùng phần mềm Excel để lựa chọn cây vải cho từng sơ đồ cắt nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vải tại khâu trải vải. Kết quả của công trình nghiên cứu: Tìm ra được 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tổn thất vải trong khâu trải – cắt vải là : + Tính chất vải với thông số, khối lượng + Tính chất sơ đò giác mẫu với thông số chiều dài + Tính chất cuộn vải với thông số chiều dài + Phương tiện trải vải Xác định được phần trăm hao phí khi trải vải : Với chủng loại sản phẩm áo jacket , tác giả đã xác định được mức hao phí trong quá trình trải vải đối với 2 loại vải có khối lượng khác nhau, phương tiện trải khác nhâu, 3 sơ đồ cùng khổ vải nhưng số lượng sản phẩm trên sơ đồ khác nhau. Đông thời tác giả đã dẫn chứng cụ thể thực nghiệm việc chọn cây vải có chiều dài không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến lượng vải phát sinh. - Việc nghiên cứu và ứng dụng quy hoạch tuyến tính vào bài toán ghép tỉ lệ cỡ vóc và tính số lượng bàn cắt đã tìm ra được phương án tối ưu để giải quyết bài toán tối ưu trong khâu trải –cắt vải. Sử dụng phần mềm Excel khi lựa chọn cây vải trong khâu trải cắt đã giảm thiểu được lương vải đầu tấm ,nâng cao được hiệu suất sử dụng vải. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nguyễn Hoàng Phương, 2002,Nadipuram R. Prasad, Lê Linh Phong- Trí tuệ tính toán- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật , Hà Nội. 2.TS. Nguyễn Đình Thúc , 2001, thuật giải di truyền + Cấu trúc dữ liệu , Nhà xuất bản giáo dục- TPHCM. 3.Lê Thị Kiều Liên, Hồ Thị Minh Hương, Dư Văn Rê – Công Nghệ May, NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Năm 2003. 4. Peter Ross – Genetic Algorithms And Genetic Programming, Department of AI University of Edinburgh, 1998. 5. Gerber Garment Technology, Accumark Pattern Design System And Accumark Marker Making, Gerber Technology , 09/1999. 6. Lectra System – Diamino V5R1 Userguide , www.lectra.com. 7. Công TNHH Nhất Tín, www.nhattinh.com.vn. 8. ThS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên - Luận văn thạc sĩ khoa học: “Nghiên cứu tối ưu quá trình trải vải trên quan điểm nâng cao hiệu suất sử dụng vải tại Việt Nam”, năm 2006. 9. Joseph P.Wetstein, PE, MSEE1, Allon Guez - “Ứng dụng thuật giải di truyền giúp tối ưu hóa công tác lựa chọn và pha cắt da trong công nghệ sản xuất giày”, 1999. 10. P.Y. Mok, C.K. Kwong, W.K. Wong - Optimisation of fault-tolerant fabric-cutting schedules using genetic algorithms and fuzzy set theory, European Journal of Operational Research, 25 January 2006. 11. W.K.Wong, C.K. Kwong, P.Y. Mok, W.H. Ip, C.K. Chan- Optimization of manual fabric-cutting process in apparel manufacture using genetic algorithms, Springer-Verlag London Limited, 26 January 2005. 12. W.K. Wong, C.K. Chan, W.H. Ip - Optimization of spreading and cutting sequencing model in garment manufacturing, Elsevier, 2000. 13. Xaboxmidki AV và Melikov E. KH – Công Nghệ May – Matxcơva, NXB Công Nghiệp Nhẹ Và Thực Phẩm – Năm 1982. 14. Grady Booch, Robert A. Maksimchuk, Michael W. Engle, Bobbi J. Young, Ph.D, Jim Conallen, Kelli A. Houst– Object Oriented Analysis and Design with Applications, Addision-Wesley, 2007. 15. Eric Butow - User Interface Design, Addision-Wesley, 2007. 16. Neil FitzGerald, James Edkins, Annette Jonker, Michael Voloshko - Crystal Reports® XI: Official Guide, Sams, 2006. 17. Trey Nash - Accelerated C# 2008, Apress, 2007. 18. Daniel Solis - Illustrated C# 2008, Apress, 2008. 19. Robert E.Walters, Michael Coles, Robert Rae, Fabio Ferracchiati, and Donald Farmer - Accelerated SQL Server 2008, Apress, 2008. 20. Nicola Santoro, Carleton University, Ottawa, Canada - Design And Analysis Of Distributed Algorithms, Wiley-Interscience A John Wiley & Sons, Inc, Publication, 2007. 21. John Sharp – Microsoft Visual C# 2008, Microsoft Press, 2008. 22. Frank Buschmann, Kevlin Henney, Douglas C. Schmidt – Pattern Oriented Software Architecture, John Wiley & Sons Ltd, 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32971.doc
Tài liệu liên quan