Đề tài Nghiên cứu công nghệ ADSL

Nếu các vấn đề tại máy khách hàng đều bị loại trừ mà máy đo ADSL vẫn không đồng bộ được với DSLAM ở NID thì vấn đề có lẽ nằm ở trên đường dây của mạng cáp nội hạt. Thực hiện phép đo thử giả lập modem ADSL tại điểm lên mạng kế tiếp trong mạch vòng thuê bao (có thể là hộp đấu dây ). Cứ tiếp tục tiến dần về phía MDF trên vòng thuê bao cho tới khi thiết lập được thành công kết nối thì ngay tại đó thực hiện kiểm tra kỹ lại chiều xuống của vòng thuê bao về tải, rẽ nhánh, điện trở hay điện kháng không cân bằng của đôi dây. Khi tẩt cả đều không thành công thì phải cấp đường dây khác cho khách hàng và nhớ kiểm tra lại, đường dây mới này phải được đánh giá chất lượng là tốt và không có cuộn tải rẽ nhánh. Thực hiện lại các bước kiểm tra cơ bản cho một đường dây mới. Sau đó chạy thử modem giả lập với máy đo thử ADSL ở phía khách hàng để đảm bảo đường dây mới được cung cấp tốt cho dịch vụ

doc120 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu công nghệ ADSL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật hoàn thiện phát triển từ modem V34: Do CAP dựa trên QAM một cách trực tiếp, nên nó là một kỹ thuật hoàn thiện dễ hiểu và do không có kênh con nên thực thi đơn giản hơn DMT. Thích ứng tốc độ: Trong CAP việc thích ứng tốc độ có thể đạt được bởi việc thay đổi kích cỡ chùm sao mã hoá (4-CAP, 64-CAP, 512-CAP…) hoặc là bằng cách tăng hoặc giảm phổ tần sử dụng. Mạch thực hiện đơn giản. Nhược điểm của phương pháp CAP: Do không có sóng mang nên năng lượng suy giảm nhanh trên đường truyền, tín hiệu thu chỉ biết biên độ mà không biết pha do đó đầu thu phải có bộ thực hiện chức năng quay nhằm xác định chính xác điểm tín hiệu. Có rất nhiều sự bàn cãi về việc sử dụng DMT hay QAM làm mã đường truyền cho ADSL, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. 3.3.2 Các phương pháp truyền dẫn song công Hầu hết các dịch vụ DSL đòi hỏi hai chiều (song công) trong việc truyền dữ liệu, thậm chí tốc độ bit theo các hướng ngược nhau là không đối xứng. Các modem DSL sử dụng các phương pháp song công để tách biệt các tín hiệu trên các hướng ngược nhau. Có 4 phương pháp song công khác nhau: song công 4 dây, triệt tiếng vọng, song công phân chia theo thời gian và song công phân chia theo tần số. Modem ADSL sử dụng phương thức song công triệt tiếng vọng và song công phân chia theo tần số. 3.3.2.1 FDM Trong phương pháp này, dải tần được chia thành hai phần: đường lên và đường xuống khác nhau, hình vẽ dưới đây thể hiện sự phân chia đó với fb1 và fb2 là độ rộng dải tần ở hai băng. Lên Xuống fb1 fb2 fc1 fc2 Hình III-7: Phân chia băng tần trong phương pháp FDM Ghép kênh phân chia theo tần số FDM lần lượt truyền theo các hướng khác nhau trong các dải tần không trùng nhau như trên hình vẽ. Trên thực tế FDM không được sử dụng nhiều do có sự suy hao đường truyền dẫn đến không đảm bảo về băng thông cần thiết dành cho hai hướng. FDM loại bỏ NEXT nếu tất cả các đường sử dụng cùng khoảng băng thông. Một phương thức lựa chọn FDM đối với ADSL (phù hợp với triệt tiếng vọng) cho phép dành riêng băng thông tới 138 KHz đầu tiên cho đường truyền hướng lên và tuân thủ theo tiêu chuẩn T1.413. Phương thức này thường được sử dụng ở Mỹ tuy nhiên còn nhiều hạn chế về tốc độ dữ liệu đối với một vài dịch vụ ví dụ truy cập Internet. Nhiều hệ thống ADSL sử dụng kỹ thuật truyền dẫn ghép kênh theo tần số, kỹ thuật này đặt truyền dẫn phát ở dải tần số tách khỏi dải tần thu để tránh tự xuyên âm. Dải tần bảo vệ là cần thiết giúp cho các bộ lọc ngăn tạp âm POST can nhiễu vào truyền dẫn số. POST Băng bảo vệ Kênh ADSL hướng lên Kênh ADSL hướng xuống Mức truyền 4 0 1100 Tần số (KHz) Hình III - 8: FDM ADSL 30 140 Sơ đồ thực hiện truyền: Điều chế ( lên ) Giải điều chế ( xuống ) Thu /Phát lọc Thu /phát lọc Giải điều chế ( lên ) Điều chế ( xuống ) fc1 fc2 lên xuống User 1 fc1 fc2 User 2 Hình III-9: Sơ đồ thu phát theo FDM Thường đường lên sử dụng băng tần thấp, đường xuống ở băng tần cao và băng tần xuống rộng hơn băng tần lên. Ưu điểm của phương pháp FDM: Do băng tần lên và xuống tách biệt nên giảm được can nhiễu trong một đôi dây, triệt được xuyên âm đầu gần. Không cần đồng bộ giữa phát và thu. Nhược điểm của phương pháp FDM: Băng tần sử dụng lớn, gây lãng phí băng tần. Ở thành phần tần số cao sẽ bị suy hao nhiều. Khi khoảng cách tăng lên, tín hiệu trên đường truyền chịu ảnh hưởng của nhiều tần số, suy hao tần số càng rõ hơn do đó tổng suy hao tăng. Vẫn có xuyên âm đầu gần trong hai đôi dây khác nhau do các hãng sản xuất khác nhau sử dụng các băng tần khác nhau. Ảnh hưởng tới các dịch vụ khác và bị ảnh hưởng bởi các dịch vụ khác do tần số truyền cao. 3.3.2.2 Phương pháp triệt tiếng vọng (EC) Phương pháp khử tiếng vọng EC sử dụng một kênh duy nhất cho cả phát và thu nên cần có bộ khử tiếng vọng phía thu. Một số hệ thống sử dụng kỹ thuật truyền dẫn xoá tiếng vọng ECH, nơi dải tần phát được đặt trong dải tần thu như trong hình III-11. Mức truyền Băng POST Kênh ADSL hướng lên Kênh ADSL hướng xuống 4 30 140 1100 Tần số (KHz) Băng bảo vệ Hình III-10: EC ADSL Bằng cách chồng dải tần, tổng băng tần truyền có thể giảm. Tuy nhiên, ECH khó tránh được tự xuyên nhiễu và khi thực hiện cần có xử lý số phức tạp hơn. 3.4 Đặc điểm kỹ thuật và công nghệ ADSL 3.4.1 Trải phổ của tín hiệu ADSL Signal Power Chanrel Spacing 4.3125kHz 256 channeis 25 4 128 Upstream Data 6-31 Downstream Data (6) 3-256 1.104 Hình III-11. Phân bố các sóng mang phụ của tín hiệu ADSL sử dụng công nghệ DMT 3.4.2 Mô hình tham chiếu hệ thống ADSL: Cặp Moden ADSL kết nối máy tính người sử dụng với mạng thông tin thông qua các kết nối ADSL. Theo yêu cầu của nội dung này, cả T1E1.4 trong ANSI T1.413 và TR-001 trong ADSL Forum đều định nghĩa mô hình tham chiếu cho kết nối ADSL. Bởi vì mô hình của ADSL Forum là mở rộng tham chiếu của ANSI T1.413 cho những thảo luận về lớp con PMD của lớp vật lý. Từ trái sang phải theo hình II-19 ta có. V-C Giao diện điểm truy nhập và mạng dữ liệu U-C2 Giao diện ADSL tới ATU-C không có băng thoại POTS (0 đến 4kHz) U-C Giao diện ADSL tới ATU-C bao gồm băng thoại U-R Giao diện ADSL tới ATU-R bao gồm băng thoại U-R2 Giao diện ADSL tới ATU-R không có băng thoại T-R Giao diện ADSL giữa ATU-C và mạng trong nhà thuê bao * T-S Giao diện giữa mạng trong nhà thuê bao và máy chủ của khách hàng. * Mạng phân bố trong nhà thuê bao có thể là một mạng cục bộ chẳng hạn như mạng LAN hoặc có thể không phải là như thế trong trường hợp một kết nối trực tiếp giữa một modem và một PC hoặc một card modem cắm trong ADSL và bus máy tính. Hình III.12. Mô hình tham chiếu của diễn đàn ADSL V-C NT T-R T-S SM SM U-R 2 U-C 2 ATU-C ATU-R P H Y P H Y HPF HPF LPF LPF Điện thoại hoặc modem âm tần Giao diện Đường tín hiệu Bộ tách C Bộ tách R Mạng băng rộng Mạng băng rộng Mạng gia đình PSTN POST Theo yêu cầu của chương này các giao diện U-C và U-R và T-S được kết hợp lại. Chúng sẽ được gọi là các giao diện S và T. 3.4.2.1 Mô hình chuẩn của bộ phát ATU - C: ATM và STM là những ứng dụng tuỳ chọn, ATU-C và ATU-R có thể được cấu hình để truyền tải đồng bộ bit STM hoặc truyền tải tế bào ATM. Cấu hình lai ghép (nghĩa là đồng thời có một ứng dụng chạy trên ATM, số khác thì không) không thuộc nội dung của tiêu chuẩn này. Nếu giao diện U-C dựa trên đồng bộ bit STM (nghĩa là không có tế bào ATM trên giao diện U-C) thì ATU-C được cấu hình để truyền tải STM. Nếu giao diện U-C dựa trên ATM (nghĩa là chỉ có tế bào ATM trên giao diện U-C) thì ATU-C được cấu hình cho truyền tải ATM. Nếu giao diện U-R dựa trên đồng bộ bit STM (nghĩa là không có tế bào ATM trên giao diện U-R) thì ATU-C được cấu hình để truyền tải STM. Nếu giao diện U-R dựa trên ATM (nghĩa là chỉ có tế bào ATM trên giao diện U-R) thì ATU-R được cấu hình cho truyền tải ATM. Hình III-13 Mô hình tham chiếu ATU-C Hình vẽ T47 Chức năng của ATU-C: Lưu lượng từ giao diện V-C sẽ đi qua ATU-C tới đầu ra tại giao diện U trên đường dây, vậy ATU-C có các nhiệm vụ sau: Chỉ dẫn tốc độ kênh thông qua một hoặc hai “đường dẫn ngầm” (tunel) được hỗ trợ trên giao diện ADSL. Tạo các mã vòng dư (CRC) và mã sửa lỗi cho dữ liệu. Chia dữ liệu thành các cấu trúc khung và siêu khung ở lớp vật lý. Mã hoá đa âm cho tín hiệu DMT. Chuyển đổi DAC và đưa tín hiệu tương tụ ra đôi dây đồng xoắn. 3.4.2.2 Các mô hình chuẩn của bộ phát ATU - R: hình vẽ trang 48 Mô hình tham ATU-R tương tự như ATU-C nhưng đặt phía người sử dụng. Do băng thông hướng lên tối đa (640kb/s) nhỏ hơn so với băng thông hướng xuống (6144kbit/s) nên tại giao diện T của ATU-R chỉ sử dụng được các kênh song công LSx, không sử dụng các kênh đơn công Asx. Tương tự như ATU-C, ATU-R cũng hỗ trợ các bộ đệm nhanh và bộ đệm xen. Việc cung cấp ATM là tuỳ chọn, tuy nhiên nếu có thì nó sẽ phải thoả mãn các yêu cầu sau: Byte ranh giới tại giao diện T-R phải được bảo toàn trong khung số liệu ADSL. Ngoài các giao diện nối tiếp LSx các byte MSB sẽ được phát trước như trong khyến nghị I.361 và I.432.1. Tuy nhiên, tất cả quá trình xử lý trong khung ADSL (ví dụ CRC, trộn…) sẽ thực hiện LSB trước (MSB bên ngoài sẽ được ADSL xem như là LSB) Với kết quả đó thì bit tới trước (MSB bên ngoài) sẽ là bit được xử lý đầu tiên trong ADSL (bit LSB), và bit CLP của mào đầu ATM sẽ mang byte MSB của khung ADSL (có nghĩa là chúng được xử lý sau) Thiết bị ADSL phải cung cấp ít nhất là kênh tải đường lên LS0. Việc cung cấp các kênh khác là tuỳ chọn. Trong hai luồng giữa khối điều khiển ghép kênh/đồng bộ và sắp xếp Tone; luồng "nhanh" cung cấp độ trễ thấp; luồng xen cung cấp tỷ số lỗi rất thấp và trễ lớn hơn. Hệ thống ADSL hỗ trợ ATM sẽ có khả năng hoạt động trong chế độ trễ đơn, trong đó tất cả số liệu người sử dụng được phân bổ trong một luồng (luồng nhanh hoặc luồng xen). Hệ thống ADSL hỗ trợ truyền tải ATM có khả năng hoạt động trong chế độ trễ kép tuỳ chọn cho đường lên, trong đó số liệu người sử dụng phân bổ cho cả hai luồng (nhanh và xen). 3.3 Dung lượng truyền tải: Hệ thống ADSL có thể truyền dẫn đồng thời 7 luồng dữ liệu trên 7 kênh tải tin: Có thể tới 4 kênh tải tin đơn công độc lập đường xuống hướng từ nhà khai thác mạng (giao diện V-C) đến thuê bao (giao diện T-R). Có thể tới 3 kênh tải tin song công (2 chiều giữa nhà điều hành mạng và thiết bị thuê bao). Ba kênh tải tin song công có thể được cấu hình luân phiên thành các kênh tải tin đơn công độc lập và tốc độ của chúng theo hai hướng (từ nhà cung cấp tới CI và ngược lại) mà không cần phải tương thích nhau. Tốc độ của kênh tải tin được thiết lập là một bội số của 32 kbit/s. Khuôn dạng ghép kênh dữ liệu ADSL phải đủ linh hoạt để có khả năng truyền các tốc độ khác như là các phân kênh dựa trên luồng 1,544 Mbit/s nhưng việc hỗ trợ các tốc độ này (không phải là bội số nguyên của 32kbit/s) sẽ bị hạn chế do dung lượng ADSL hiện có phải thực hiện việc đồng bộ hệ thống (xem chú ý 1 và 2). Dung lượng truyền tải dữ liệu mạng tối đa của hệ thống ADSL sẽ phụ thuộc vào các đặc tính của mạch vòng và việc lựa chọn cấu hình sẽ ảnh hưởng đến thông tin mào đầu mà hệ thống sử dụng (xem chú ý 3). Các tốc độ của các kênh tải tin của hệ thống ADSL được thiết lập trong giai đoạn khởi tạo và huấn luyện. Dung lượng truyền tải của một hệ thống ADSL chỉ được định nghĩa theo các kênh tải tin. Tuy nhiên khi hệ thống ADSL thiết lập trên một đường dây có mang tin điện thoại POTS hoặc tín hiệu ISDN thì dung lượng tổng cộng được tính là dung lượng của POTS hoặc ISDN cộng với dung lượng ADSL. Hệ thống ADSL có sự khác nhau giữa truyền tải dữ liệu đồng bộ (STM) và không đồng bộ (ATM). Khối ATU-x được cấu hình để hỗ trợ truyền tải STM hoặc truyền tải ATM. Các kênh tải được cấu hình để truyền dẫn dữ liệu STM cũng có thể mang dữ liệu ATM. Thiết bị ADSL có khả năng hỗ trợ truyền tải đồng thời cả STM và ATM nhưng nó nằm ngoài phạm vi của khuyến nghị này. Nếu ATU-x hỗ trợ một kênh tải tin nào đó thì nó phải hỗ trợ cho kênh này ở cả hai luồng nhanh và xen. Ngoài ra, hệ thống ADSL có thể truyền tải cả tín hiệu định thời chuẩn của mạng (NTR). Chú ý 1: Một phần mào đầu của hệ thống ADSL được dùng chung giữa các kênh tải tin cho đồng bộ. Phần còn lại của tốc độ dữ liệu mỗi kênh vượt quá bội số của 32 kbit/s sẽ được truyền tải trong phần mào đầu dùng chung này. Chỉ có kiểu lập khung 0 hỗ trợ các tốc độ không phải là bội số của 32 kbit/s. Chú ý 2: Tốc độ của các kênh tải tin phải được thiết lập là bội nguyên của 32 kbit/s. Tuy nhiên, ADSL cần phải có khả năng hoạt với tốc độ DSL (1,544 Mbit/s). Đồng bộ dữ liệu và phần mào đầu cho phép hệ thống ADSL cung cấp đủ dung lượng để truyền tải thông suốt dữ liệu tốc độ DSL (nghĩa là toàn bộ tín hiệu DSL có thể được truyền thông qua tuyến truyền dẫn ADSL mà không cần thông dịch hoặc tách bỏ các bit tạo khung và phần mào đầu). Chú ý 3: Một khâu trong quá trình khởi tạo và huấn luyện sẽ đánh giá các đặc tính của mạch vòng và xác định xem liệu số byte trong mỗi khung DMT mà tốc độ dữ liệu tương ứng của cấu hình yêu cầu có khả năng truyền trên mạch vòng đã cho này hay không. Tốc độ dữ liệu thực bằng tốc độ dữ liệu tổng hợp trừ đi phần mào đầu. Một phần trong phần mào đầu của hệ thống ADSL phụ thuộc vào các tuỳ chọn về cấu hình, ví dụ như sự phân bổ các kênh tải tin cho các bộ đệm dữ liệu xen hay không xen trong cấu trúc khung của tín hiệu ADSL và một phần trong phần mào đầu của hệ thống ADSL đc giữ cố định. Chú ý 4: Trễ truyền dẫn của hệ thống ADSL giữa các khung truyền dẫn lên và xuống có thể khác nhau. 3.6 Kết chương 3 CHƯƠNG IV PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM VÀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ADSL 4.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật. 4.1.1 Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và khu vực về công nghệ ADSL. Việc phát triển tiêu chuẩn đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu so sánh với thời kỳ mạng viễn thông chỉ được cung cấp bởi các công ty quốc doanh và theo chính sách độc quyền như trước khi tách AT&T. Đã tồn tại một tổ chức kế hoạch tập trung để làm tiêu chuẩn. Đối với một tiêu chuẩn được phát triển riêng rẽ bởi một hoặc một vài công ty có ảnh hưởng lớn đến việc điều khiển thị trường viễn thông thì chúng được gọi là tiêu chuẩn không chính thức (de facto). Ngày nay việc xây dựng tiêu chuẩn được lựa chọn từ các nhóm nghiên cứu của hàng trăm công ty với lợi ích đa dạng. Tiêu chuẩn được phát triển bởi các tổ chức tiêu chuẩn công khai và công bằng gọi là tiêu chuẩn chính thức. Phạm vi hoạt động của tiêu chuẩn hoá bao gồm các tổ chức quốc tế chẳng hạn như Liên minh Viễn thông quốc tế ITU, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế và Uỷ ban kỹ thuật Điện Điện tử Quốc tế chuẩn hoá hài hoà hầu như tất cả các quốc gia. 4.1.1.1 ITU Được thành lập vào năm 1865 với tên gọi Liên minh điện báo quốc tế , ITU đã thay đổi thành Liên Minh Viễn thông Quốc tế vào năm 1934 và trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc vào 1947 với trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sỹ. Bao gồm các bộ phận: Văn phòng thực hiện các chức năng quản trị và tài chính. ITU-D, bộ phận phát triển, hợp tác và phát triển các cơ sở hạ tầng viễn thông mới, đặc biệt là cho các nước đang phát triển. ITU-R, bộ phận vô tuyến, đảm bảo công bằng, hiệu quả và kinh tế khi sử dụng phổ tần cho tất cả mọi người sử dụng. ITU-T, bộ phận chuẩn hoá viễn thông, các nghiên cứu kỹ thuật, khai thác và các vấn đề về chính sách. 4.1.1.2 Uỷ ban T1 Uỷ ban T1 được thành lập vào thời điểm chia tách AT&T, là hội đồng tiêu chuẩn viễn thông cho Mỹ. T1 được đỡ đầu bởi liên minh các giải pháp Tin học và viễn thông và chính thức được công nhận bởi ANSI. Có 67 thành viên vào năm 1997. Uỷ ban bao gồm một nhóm tư vấn và các uỷ ban con về kỹ thuật. T1A1 Thực hiện và xử lý tín hiệu T1E1 Giao diện, nguồn và bảo vệ mạng. T1M1 Cung cấp, bảo dưỡng, quản trị và khai thác mạng. T1P1 Thiết kế hệ thống, kế hoạch chuẩn hoá và chương trình quản lý T1S1 Dịch vụ, cấu trúc và báo hiệu. T1X1 Đồng bộ và phân cấp số 4.1.1.3 ETSI Được thành lập vào năm 1988 để tiếp tục thực hiện các công việc đã được thực hiện trước đó bởi CEPT. 4.1.1.4 Diễn đàn ADSL. Diễn đàn ADSL được thành lập năm 1995, là một tổ chức quốc tế để đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ ADSL và phát triển các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến việc sử dụng ADSL. Diễn đàn ADSL gồm có một uỷ ban tiếp thị để thực hiện đào tạo công nghiệp và quan hệ công cộng và một uỷ ban phát triển các báo cáo kỹ thuật được thực hiện trên các hệ thống ADSL. Vào năm 1997 uỷ ban kỹ thuật có các nhóm làm việc sau đây: Mạng truy nhập (Cấu trúc mạng đầu cuối) Chế độ ATM Chế độ gói Thiết bị khách hàng (dây, bộ tách, thiết bị đầu cuối) Tích hợp mạng Quản lý mạng Kiểm tra tính phối hợp hoạt động. 4.1.1.5 Diễn đàn ATM Đây là một diễn đàn quốc tế được thành lập vào năm 1991 với mục đích hỗ trợ một cách nhanh chóng và rộng rãi cho việc thực hiện công nghệ ATM. Diễn đàn ATM bao gồm bộ phận quản lý, Uỷ ban kỹ thuật, Uỷ ban tiếp thị cho Châu Á Thái bình dương, Châu Âu và Bắc Mỹ. 4.1.1.6 DAVIC Đây là một diễn đàn quốc tế dành cho các nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị đầu cuối của khách hàng trong lĩnh vực video theo yêu cầu hay các dịch vụ video quảng bá. Thêm vào Uỷ ban quản lý diễn đàn, DAVIC bao gồm các nhóm làm việc dành cho ứng dụng, lớp vật lý, biểu diễn thông tin, phòng vệ, hệ thống con và hệ thống tích hợp. 4.1.1.7 IETE IETE gồm có người sử dụng, các nhà nghiên cứu, các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà cung cấp phần cứng và phần mềm, tập trung vào các giải pháp dựa trên giao thức Internet. 4.1.1.8 EIA/ITA Hiệp hội công nghiệp điện tử và hiệp hội công nghiệp viễn thông (EIA/TIA) được ANSI chính thức công nhận. EIA/TIA phát triển các tiêu chuẩn và báo cáo kỹ thuật Mỹ liên quan đến các thiết bị và phát triển vai trò của Mỹ ra các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISP, IEC, ITU). 4.1.1.9 IEEE Hội các kỹ sư điện và điện tử (IEEE) bảo trợ rất nhiều uỷ ban tiêu chuẩn. Hầu hết các vấn đề liên quan đến DSL là uỷ ban IEEE 802, được thành lập năm 1980 bởi hiệp hội máy tính IEEE. Uỷ ban IEEE 802 tập trung vào lớp 1 và lớp 2 của mạng LAN và MAN và phối hợp chặt chẽ với IEC/ISO/JTC SC6. 4.1.1.10 Vai trò của các tổ chức tiêu chuẩn Các sản phẩm ADSL được sản xuất đã sử dụng các kỹ thuật mã đường dây thông dụng nhất là CAP, QAM và DMT. Tuy nhiên khi sử dụng một đôi dây để truyền dẫn tín hiệu song công thì phải sử dụng ít nhất một trong hai phương pháp: song công phân tần (FDM) hoặc triệt tiếng vọng (EC). ADSL kết hợp cả hai phương pháp song công phân tần và triệt tiếng vọng do bản chất đối xứng của dải tần ADSL (Hướng đi lên và hướng đi xuống có thể chồng lấn nhau nhưng không thể khớp nhau). Tháng 6/1996 ITU-T đã cho ra đời khuyến nghị G.992.1 cho ADSL G.DMT và G.992 cho ADSL G.Lite. Việc tiêu chuẩn hoá của ITU-T cũng chỉ dừng lại ở thiết bị thu phát ADSL mà chưa có tiêu chuẩn nào cho kiến trúc mạng ADSL. 4.1.2 Tiêu chuẩn cáp đồng phục vụ triển khai dịch vụ ADSL 4.1.2.1 Tiêu chuẩn cáp thông tin kim loại TCN 68-132: 1998 Điện trở dòng một chiều của lõi dây. Mức độ mất cân bằng điện trở của lõi dây Điện dung không cân bằng Điện trở cách điện Suy hao truyền dẫn Suy hao xuyên âm Đối với cáp đồng trục. 4.1.2.2 Tiêu chuẩn cáp trên đôi dây thuê bao số xDSL (ITU-T L.19) Những yêu cầu chung Xem xét phần truy nhập số giữa tổng đài nội hạt và khách hàng là một việc chính dẫn đến thành công của các dịch vụ và hệ thống ISDN, HDSL, ADSL, UADSL, các yêu cầu cần xem xét đối với mạng là: Khả năng hoạt động trên đôi dây không tải. Mục tiêu sử dụng 100% cáp cho các dịch vụ mới và hệ thống ISDN, HDSL, ADSL, UADSL mà không chọn lọc cặp, sắp xếp lại cáp bỏ các BT (Bridge Tap - rẽ nhánh) Mục tiêu cho phép mở rộng các dịch vụ mới và hệ thống ISDN, HDSL, ADSL, UADSL chủ yếu cho các khách hàng mà không sử dụng bộ lặp. Đánh giá việc cùng tồn tại trong một tuyến cáp có hầu hết các dịch vụ như thoại và truyền dẫn dữ liệu băng thoại. Các chính sách quốc gia liên quan tới tương thích điện trường (EMC). Cung cấp nguồn qua mạng theo phương thức đặc biệt. Lắp đặt thiết bị bảo dưỡng. Các công nghệ xDSL. Có 4 công nghệ xDSL quan trọng nhất được chỉ ra trong bảng Truy nhập ISDN cơ bản ITU-T I.430, tốc độ hai chiều 160 kbit/s (2B+D). ADSL với hướng về là 6 Mbit/s và hướng đi thấp hơn sử dụng một cặp cáp đồng (không có nhiễu lên điện thoại). HDSL: mỗi hướng 2 Mbit/s, nhưng yêu cầu 3 đôi cáp đồng. ADSL ITU-T G.996.1 (UADSL hoặc Univesal ADSL) cung cấp băng thông 1,5 Mbit/s trên cả hai hướng cho truy nhập Internet nhanh nhưng không áp dụng cho video. Họ xDSL Tốc độ bit dữ liệu hướng về ISDN 160 kbit/s ADSL Lên tới 6 Mbit/s HDSL 2 Mbit/s UADSL Lên tới 1,5 Mbit/s Bảng IV-1 Các tốc độ xDSL xDSL - Các vấn đề kỹ thuật Có một số vấn đề kỹ thuật với các dịch vụ dựa trên xDSL, đặc biệt nếu các nhà khai thác được phép thuê các đôi cáp đồng trong mạng truy nhập. Trong cùng một cáp, mức độ nhiễu giữa các ứng dụng khác nhau phụ thuộc vào công nghệ được sử dụng và các đặc điểm vật lý của cáp (sự tách biệt giữa các cặp cách ly…). Công nghệ xDSL công suất cao như ADSL gây ra các vấn đề nhiễu lớn nhất còn UADSL gây ra nhiễu nhỏ nhất. Có 5 khó khăn chính khi đưa ra các dịch vụ xDSL: Yêu cầu giữ nguyên vẹn các dịch vụ đang có. Nhiễu được tạo ra bởi các mạch vòng xDSL có thể gây lỗi hoặc hoạt động với chất lượng thấp kém đi rất nhiều cho các dịch vụ đang có. Yêu cầu thay đổi thủ tục kiểm tra đường dây. Sự có mặt của các modem ADSL trong mạch vòng nội hạt làm phức tạp kiểm tra đường dây. Yêu cầu giảm tối thiểu nhiễu giữa các công nghệ truyền dẫn ISDN và UADSL, ISDN được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Yêu cầu tối đa sử dụng mạch vòng nội hạt cho các dịch vụ xDSL. Làm thế nào để chọn tốt nhất các đường dây cho xDSL. Không phải tất cả các đường phù hợp cho ADSL. Yếu tố quan trọng nhất phải tránh sử khi sử dụng ADSL là tổn thất tín hiệu. Điều này phụ thuộc vào khoảng cách, nhưng khoảng cách chính xác mà ADSL sẽ hoạt động cũng phụ thuộc vào các đặc điểm của mạch vòng và tốc độ dữ liệu dự định. Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu (nhiễu, xuyên âm hoặc nhiễu tần số vô tuyến….) Môi trường truyền dẫn Môi trường truyền dẫn mà qua đó dự định hệ thống truyền dẫn số sẽ hoạt động là mạng cáp đồng. Các khách hàng nối tới tổng đài nội hạt qua các đường dây nội hạt. Mạng này khai thác các mạng cáp đồng để cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Một đường dây nội hạt cáp đồng dự kiến có thể vận chuyển được đồng thời truyền dẫn số theo cả hai hướng cung cấp các tốc độ ISDN, HDSL, ADSL, UADSL giữa LT (kết cuối đường dây) và NT1 (kết cuối mạng 1) như chỉ ra trong hình IV-1. NT1 SDP CCP MDF LT Cáp thuê bao Cáp rẽ nhánh Cáp chính (cáp gốc) Cáp trong nhà Các điểm nối là: MDF: Giá đấu dây. CCP: Điểm nối chéo. SDP: Điểm rẽ nhánh thuê bao. Hình IV-1 Mô hình vật lý đường dây nội hạt Các yêu cầu được khuyến nghị a/ Các yêu cầu ISDN, HDSL, ADSL, UADSL tối thiểu. Một đường số nội hạt không có các vòng tải (coil) hoặc dây mở. Khi có các BT thì chúng không gây nhiễu nhiều tới điện thoại nhưng có thể làm suy giảm chất lượng truyền dẫn của tín hiệu ISDN, HDSL, ADSL ,UADSL. Ảnh hưởng của các suy hao do BT trong đường truyền dẫn phụ thuộc vào tần số tín hiệu, tốc độ truyền sóng và độ dài trong BT. Sự xuất hiện BT trên đường thuê bao sẽ bổ xung nhiễu nên tín hiệu phát đi. Tổn thất xảy ra do công suất phản xạ theo hướng của bộ phát bởi vậy không phù hợp với đường truyền dẫn tại điểm BT. BT tạo ra các phản xạ do không liên tục trên đường truyền dẫn. Các tín hiệu bị phản xạ do không liên tục trên đường truyền. Các tín hiệu bị phản xạ sẽ cộng vào các tín hiệu đã phát đi trên đường dây thuê bao. b/ Các đặc điểm vật lý trên đường dây nội hạt. Một đường dây số nội hạt được xây dựng từ một hoặc nhiều phần cáp nối hoặc hàn với nhau. Cáp nhánh và cáp gốc được xây dựng như sau: Các tầng cáp có đường kính và độ dài khác nhau. Có thể tồn tại một hoặc nhiều BT tại nhiều điểm khác nhau trong các cáp feeder và cáp nhánh. Cáp trong nhà Cáp gốc Cáp nhánh Cáp thuê bao Đường kính (mm) 0,3 đến 0.6 0,3 đến 1,4 0,3 đến 1,4 0,3 đến 0,9 Cấu trúc Cáp xoắn hoặc đôi cáp. Lớp hoặc bó Cáp xoắn hoặc đôi cáp. Lớp hoặc bó Cáp xoắn hoặc đôi cáp. Lớp hoặc bó Cáp xoắn, cáp đôi hoặc cáp lẻ Số lượng đôi cực đại 1200 2400/0,4 mm 4800/0,3 mm 600/0,4 mm 2 (cáp lưu thông) 600 (cáp trong nhà) Điện dung tương tác (nF/km ở 800 Hz) 55 đến 120 25 đến 60 25 đến 60 35 đến 120 Bảng IV-2 Các thông số điển hình của cáp c/ Các thông số điện và truyền dẫn của đường dây thuê bao số Bao gồm suy hao chèn (insertion loss), xuyên âm, mất cân bằng đất, nhiễu xung. Suy hao chèn Họ xDSL Các tần số test (kHz) Suy hao chèn lớn nhất (dB) ISDN (Mỹ) 40 42 ISDN (Châu Âu) 40 36 HDSL 150 30 ADSL 300 41 dB đối với 8 Mbit/s ADSL 300 47 dB đối với 4 Mbit/s ADSL 300 49 dB đối với 2 Mbit/s UADSL 300 49 dB đối với 1,5 Mbit/s Bảng IV-3 Suy hao chèn lớn nhất Xuyên âm Đối với ISDN giá trị suy hao tổng công suất nên nhỏ hơn 50 dB ở 40 kHz (44 kHz ở 160 kHz) và giảm 15 dB/decade with frequency (lg f). Mất cân bằng đất Suy hao biến đổi dọc (LCL) nên lớn hơn 40 dB ở 40 kHz và giảm 5 dB/decade with frequecy. Nhiễu xung 4.2 Đo kiểm mạng cáp đồng 4.2.1 Mục đích của đo kiểm Đối với người sử dụng: Yêu cầu chất lượng tốt. Tốc độ đạt được đúng với chi phí bỏ ra. Đối với nhà chế tạo thiết bị CPE: Các nhà chế tạo thiết bị luôn muốn đảm bảo chất lượng của sản phẩm đang bán phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Đối với nhà cung cấp mạng: Các nhà cung cấp mạng muốn biết được họ có thể thu được ở mức cước nào trên đường dây đó. Đối với nhà cung cấp dịch vụ: Nhà cung cấp dịch vụ luôn muốn được tin tưởng rằng có thể vận chuyển được dịch vụ đã ký hợp đồng. 4.2.2 Phương pháp đo kiểm 4.2.2.1 Đo kiểm các tham số cáp đồng Suy hao Xuyên âm Suy hao biến đổi dọc Trở kháng so với đất Trở kháng đường dây 4.2.2.2 Đo kiểm chất lượng trong phòng thí nghiệm và lỗi bit BER Kiểm tra các mạch vòng và lỗi bit BER Nhiễu phổ Nhiễu xung 4.2.2.3 Đo kiểm mạng cáp đồng nội hạt Các tham số chính: Đo các tham số điện một chiều, xoay chiều trên đôi cáp đồng. Đo điện trở một chiều , điện dung trên đôi dây. Suy hao (theo tiêu chuẩn cáp thông tin & L.19) Tín hiệu trên tạp âm SNR Giới hạn nhiễu Xuyên âm NEXT/FEXT TDR đo khoảng cách cáp xTDR đo khoảng cách điểm xuyên âm Nhiễu xung, nhiễu băng rộng Dự báo tốc độ bit. 4.3 Triển khai lắp đặt hệ thống ADSL 4.3.1 Mạng ngoại vi Mạng ngoại vi là một trong ba thành phần chính cấu thành nên mạng viễn thông của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn và mạng ngoại vi). Mạng ngoại vi là thành phần của mạng lưới viễn thông ở bên ngoài nhà trạm, bao gồm các phương tiện đóng vai trò vật dẫn điện như các loại dây, cáp thông tin, kể cả các phương tiện hỗ trợ, bảo vệ chúng. Như vậy mạng ngoại vi gồm các thành phần chính sau: a/ Mạng cáp đồng nội hạt bao gồm: Cáp ngầm (là cáp được luồn trong tunnel, và hệ thống cống, bể cáp) Cáp treo (là cáp được treo trên các cột bằng bê tông, cột gỗ, cột sắt) dây thuê bao. Măng xông nối cáp. Phiến đấu dây. Giá MDF. b/ Mạng cáp quang nội hạt, trung kế nội hạt, trung kế đường dài (đường trục) bao gồm: Cáp quang ngầm (chôn trực tiếp hoặc luồn trong cống bể cáp). Cáp quang treo (treo trên cột bê tông, cột sắt). Cáp quang thả sông, biển. c/ Hệ thống hỗ trợ, bảo vệ: Hệ thống hỗ trợ, bảo vệ mạng cáp thông tin bao gồm: Đường hầm (Tunnel), cống cáp, ống nhựa, hầm, hố cáp, Tủ cáp, cột bê tông đỡ cáp, thiết bị chống sét cho mạng ngoại vi. Tiêu chuẩn mạng ngoại vi là tập hợp tiêu chuẩn các trang thiết bị, vật tư của hệ thống dẫn điện và hệ thống hỗ trợ, bảo vệ, chống đỡ đã nêu trên. 4.3.2 Một số quy định mới về mạng ngoại vi 4.3.2.1 Cấu trúc mạng cáp đồng nội hạt. É É É Điện thoại Điện thoại Điện thoại HC TC MX MDF Điểm đấu nối: - MX: Măng xông cáp - TC: Tủ cáp - HC: Hộp cáp Các đơn vị cần thiết kế vùng phục vụ của các tổng đài tại các trung tâm tỉnh, thành phố sao cho bán kính vùng phục vụ ≤ 3 Km đối với cáp có đường kính 0,4 mm; ≤ 4 Km đối với cáp có đường kính 0,5 mm; Chỉ tiêu này để đảm bảo chất lượng thoại cho các thuê bao thông thường (suy hao truyền dẫn ở tần số 800Hz từ thuê bao đến tổng đài là 7dB). Thực hiện việc phối cáp một cấp (Đôi dây thuê bao chỉ qua một tủ cáp và một hộp cáp) tại các trung tâm tỉnh, thành phố, huyện, thị xã; Chưa áp dụng chỉ tiêu này đối với các vùng sâu, vùng xa. Những nơi đã sử dụng cáp gốc 0,4mm thì cáp nhánh có thể sử dụng cỡ dây: 0,5mm ¸ 0,9mm tuỳ theo bán kính phục vụ đáp ứng yêu cầu về tốc độ dịch vụ băng rộng, cần lưu ý trên một đôi dây thuê bao không được quá 2 lần thay đổi cỡ dây. Tủ cáp phải đặt ở vị trí hợp lý, tiện cho việc sử dụng và không ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị; tủ cáp phải đặt trên giá đỡ bằng sắt và được cố định vào cột, ở những nơi không có cột thì phải xây bệ chắc chắn, dùng bulông để cố định tủ cáp vào bệ. Tại các tủ, hộp cáp phải thực hiện việc tiếp đất chống sét cho cáp và tiếp đất cho các màn che tĩnh điện của các cáp, việc tiếp đất chống sét cho cáp phải tránh xa điểm tiếp đất của các trạm biến thế điện và các nhà cao tầng từ 20m trở lên. Phiến đấu dây trang bị các giá MDF, các tủ cáp phải rõ nguồn gốc, có đầy đủ thuyết minh các chỉ tiêu kỹ thuật, tránh hàng giả, ảnh hưởng đến chất lượng truyền dẫn của các dịch vụ viễn thông. Đối với những nơi có tiềm năng phát triển dịch vụ xDSL mà cáp đồng không đáp ứng được các chỉ tiêu về suy hao thì có thể dùng cáp quang + thiết bị truy nhập + cáp đồng. 4.1.4.2.Cấu trúc mạng truy nhập gồm cả cáp quang và cáp đồng như sau: É É É É OLT OLU Cáp đồng Cáp quang SDP SDP Điện thoại Điện thoại Điện thoại Điện thoại Các điểm đấu nối là: - OLT: kết cuối đường dây quang. - ONU: Đơn vị mạng quang. - SDP: Điểm rẽ nhánh thuê (hộp cáp). 4.1.4.3. Hệ thống cống bể cáp: Các Bưu điện Tỉnh, Thành Phố lên kế hoạch sửa chữa, nâng cấp các bể cáp dưới lòng đường, thay dần lắp bể cáp bê tông bằng lắp bể cáp gang cầu. Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và sửa chữa kịp thời các bể cáp bị sụt nở, lắp bể bị dạn, vỡ để đảm bảo an toàn cho cáp, người và phương tiện giao thông qua lại. Tổng công ty đang chỉ đạo biên soạn, sửa đổi, bổ sung một số các văn bản pháp quy về việc xây dựng các công trình mạng ngoại vi. Trong khi chưa có các văn bản mới, các đơn vị khi thiết kế, xây dựng các công trình mạng ngoại vi phải tuyệt đối tuân theo các quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn ngành đã ban hành. 4.3.3 Quy hoạch ADSL a.Các bước quy hoạch Dự báo nhu cầu ADSL. Dự báo kỹ thuật ADSL. Khảo sát hiện trạng mạng thuê bao điện thoại nội hạt và giải pháp. Các con đường tiến triển của ADSL. Dự báo lưu lượng ADSL. Quy hoạch chất lượng ADSL. Quy hoạch cầu hình mạng ADSL. Quy hoạch thiết bị ADSL. Đo thử lắp đặt và triển khai ADSL. b.Dự báo nhu cầu ADSL Xác định mục tiêu dự báo. Sắp xếp các điều kiện ban đầu. Nghiên cứu dữ liệu. Phân tích khuynh hướng nhu cầu. Xác định kỹ thuật dự báo. c.Dự báo kỹ thuật ADSL: Dự báo sự tiến triển của kỹ thuật ADSL và dự báo sự tiến triển của công nghệ, thiết bị ADSL cũng như giá thành. d. Con đường tiến triển ADSL: Từ modem tương tự sang ADSL, từ các DLC sang ADSL, từ ISDN sang ADSL và từ ADSL sang NGDLC, từ ADSL tới VDSL. POST (Analog modem) ADSL Truy nhập Internet/ATM tới các mạng cung cấp dịch vụ ADSL từ tổng đài ADSL từ NGDLC DLC ISDN 1 2 3 4 5 VDSL e. Quy hoạch chất lượng ADSL: Dựa trên ba tiêu chuẩn: Tắc nghẽn kết nối Độ cách ly giữa các thuê bao. Thực hiện chất lượng có đảm bảo. Tỉ lệ tắc nghẽn kết nối dựa vào 4 yếu tố: số thuê bao tổng cộng khi quy hoạch, số thuê bao của từng dịch vụ cùng tốc độ dữ liệu tối đa, dung lượng tổng cộng vào giờ cao điểm khi tất cả đều on-line và hệ số ghép thống kê dựa vào quan điểm cho phép của khách hàng. Cách ly thuê bao: Các loại dữ liệu gồm: UBR, GFR, CBR, VBR. Càng nhiều thuê bao vào mạng thì chất lượng của UBR càng giảm. Cơ chế quản lý của ATM không phân biệt các loại VC trong một VP. Hình thành mức ưu tiên cho các virtual tunnel sẽ giúp mạng ATM không bỏ đi các cell một cách lãng phí. Thực hiện có đảm bảo chất lượng đảm bảo cho các thuê bao nhận được lưu lượng cao nhất, không bị chiếm dụng tài nguyên, không lấn chiếm các thuê bao khác. Trong chuyển mạch VP người ta sử dụng cơ chế EPD/PPD: vì các gói IP bị hỏng phải truyền lại làm trễ dữ liệu của khách hàng. Các bộ DSLAM dùng chuyển mạch VP phải có cơ chế bảo vệ lưu lượng IP riêng "IP access layer". GFR là dùng cho các thuê bao cần tốc độ thấp và cần chính xác nhất bằng cơ chế EPD/PPD. Hình thành mức ưu tiên cho từng virtual tunnel sẽ đảm bảo tốc độ. 4.3.4 Các giai đoạn đo thử đường dây thuê bao số: Sự phát triển của công nghệ đường dây thuê bao số phụ thuộc vào chất lượng và thiết kế mạng cấp nội hạt. Việc đánh giá ban đầu mạch vòng thuê bao là rất cần thiết để xác định xem mạch vòng thuê bao có khả năng đáp ứng tốc độ truyền dẫn thuê bao số hay không. Trong nhiều trường hợp, mạng cáp được thiết kế từ hàng chục năm trước cho dịch vụ điện thoại đơn thuần, do đó nó sẽ tạo ra một số bất lợi có thể cản trở hay thậm chí không thực hiện được DSL. Chẳng hạn, công nghệ DSL sẽ không thực hiện được với đường dây thuê bao có cuộn tải hoặc các nhánh rẽ và độ dài đường dây. Trước khi có thể cung cấp dịch vụ DSL cần phải đo thử để xác định đường dây có thể dung nạp công nghệ DSL được không. Sự phát triển nhanh chóng của các phiên bản dịch vụ DSL đòi hỏi mạnh mẽ khả năng đo kiểm tự động để xử lý số lớn đường dây cần đo. Để tối ưu hóa dịch vụ và lợi ích của nhà cung cấp dịch vụ, việc đánh giá chất lượng đường dây thuê bao cho việc cung cấp dịch vụ DSL phải trải qua các giai đoạn sau. 4.3.4.1 Đo thử trước hợp đồng Đo thử trước hợp đồng có thể được các tổng đài thực hiện trước khi đưa dịch vụ DSL đến khách hàng. Để tăng tối đa doanh thu, đội ngũ tiếp thị có thể định hướng khách hàng qua chất lượng đường dây thuê bao được đo kiểm trước. Việc đo thử trước hợp đồng thường bao gồm: nghiên cứu vị trí địa lý, nghiên cứu hồ sơ cáp, đo thử cáp kim loại. a. Nghiên cứu vị trí địa lý: Nghiên cứu vị trí địa lý bao gồm một bản đồ và một cây thước. Công việc này nhằm tìm kiếm khách hàng nằm trong tầm 4,5 km kể từ tổng đài. b. Nghiên cứu hồ sơ cáp Nghiên cứu hồ sơ cáp bao gồm việc xem xét hồ sơ cáp với các vòng thuê bao có độ dài dưới 4,5 km mà không có cuộn tải hay các nhân tố bất lợi khác cho truyền dẫn tín hiệu DSL. Nếu hồ sơ cáp cho thấy đường dây thuê bao là tốt thì tỉ lệ 80 đến 90% các trường hợp cung cấp dịch vụ DSL thành công. Nhưng khó khăn là các tổng đài tư nhân không quản lý hồ sơ cáp trong khi các tổng đài nhà nước có lịch sử lên đến hàng trăm năm nên thất lạc hồ sơ cáp rất nhiều. c. Đo thử cáp kim loại: Đo thử cáp trước hợp đồng bao gồm việc sử dụng các thiết bị đo để xác định các đặc tính của vòng thuê bao cụ thể. Có hai phương pháp thực hiện là đo một đầu tại tổng đài và đo hai đầu tại tổng đài và vị trí thuê bao. Đo thử cáp kim loại chỉ nhằm mục đích xem thử vòng thuê bao có thể truyền dẫn được tín hiệu DSL hay không chứ không thực hiện bất cứ một sửa chữa nào trên vòng thuê bao. 4.3.4.2. Đo thử trước lắp đặt: Sau khi khách hàng đã được quảng cáo dịch vụ, các CLEC cần phải thực hiện đo thử trước lắp đặt. Các CLEC thường không có đường dây thuê bao tới khách hàng cho tới khi được các ILEC cung cấp. Việc đo thử trước lắp đặt có thể được thực hiện sau khi ILEC chuyển đường dây thuê bao cho CLEC. Nếu vòng thuê bao không đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho tín hiệu DSL thì CLEC phải loại bỏ đường dây bằng cách xin thêm một đường dây khác hay thông báo cho khách hàng là không thể thực hiện cung cấp dịch vụ được. Có thể đo thử ở một đầu hay hai đầu, đo thử một đầu cho phép đo thử từ các thiết bị đặt ở tổng đài, đo thử hai đầu cần thực hiện thêm ở vị trí thuê bao 4.3.4.3. Đo thử khi lắp đặt: Một vài kiểu DSL cho phép khách hàng tự lắp đặt modem và các bộ lọc tín hiệu trên đường dây. Khi khách hàng muốn tự lắp đặt các thiết bị như vậy thì có thể thành công hay thất bại. Khi không tự lắp đặt được thì khách hàng gọi để được khắc phục và như vậy đường dây thuê bao phải được đo thử khi lắp đặt. 4.3.4.4 Đo thử xác nhận sau khi lắp đặt: Sau khi khách hàng có được dịch vụ DSL thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ ví dụ như: Thời tiết mưa làm giảm tốc độ số liệu hay thậm chí ngăn cản dịch vụ. Sự cố trên đường dây cáp kim loại ảnh hưởng tới dịch vụ. Trong môi trường tồn tại cả ILEC và CLEC thì có khả năng ILEC đổi đường dây thuê bao mà không báo trước. Nhiễu cảm ứng làm cho tốc độ truyền số liệu trên đường dây thuê bao giảm xuống. Hồ sơ của đường dây thuê bao đang đo thử rất cần thiết để cung cấp các phép đo đúng đắn cho đường dây thuê bao. Việc ghi lại hồ sơ lúc tiến hành lắp đặt là cần thiết để sau này thực hiện đo kiểm có thể so sánh. Do vậy ngay sau khi lắp đặt thành công phải thực hiện bước đo thử sau lắp đặt. Việc đo thử có thể thực hiện bằng ba phương pháp: đo thử hai đầu, đo thử một đầu và đo thử qua thiết bị cung cấp dịch vụ DSLAM chẳng hạn. 4.3.5 Quy trình đo thử và lắp đặt DSL: Khi việc đo thử đã được thực hiện thì kết quả được truyền cho chương trình máy tính để xác định tốc độ chiều lên và chiều xuống cho dịch vụ DSL cụ thể như ADSL chẳng hạn. Chương trình máy tính có khả năng cung cấp các hoạt động sau: Thực hiện dự báo cho các dịch vụ DSL khác nhau như ADSL, G-lite modem I Meg… Thực hiện nghiên cứu dữ liệu cho thông tin cáp Tạo ra các mô hình vòng thuê bao gồm cả thay đổi cỡ dây. Xử lý các môi trường bất đồng biến. Xử lý các phiên bản DSL khác nhau. Cung cấp các quy trình mô hình hoá như cải thiện chất lượng đường truyền dựa trên việc gỡ bỏ nhánh rẽ. Chương trình máy tính phải có khả năng xử lý các môi trường không đồng nhất khi có nhiều nhà cung cấp dịch vụ DSL khác nhau và nhiều kiểu mạng cùng tồn tại. Để dự báo chính xác cần phải tính toán đến việc sử dụng kênh của mỗi nhà cung cấp và đặc tính mật độ phổ năng lượng. Nếu một nhà cung cấp thiết bị DSL không tuân thủ hướng dẫn ANSI, T1.413 cho một phiên bản DSL nào đó thì chương trình phải khuyên khách hàng thay đổi để phù hợp với thiết bị của nhà cung cấp đó. Đánh giá chất lượng đường dây Ở bước này trung tâm điều hành mạng phải thực hiện một loạt các phép đo thử để đánh giá khả năng đảm bảo xử lý tốt dịch vụ ADSL của đường dây trước khi gửi nhân viên tới tận nhà thuê bao. Ở đây phải thực hiện phép đo thử một đầu. Tiến hành đo thử NIC a. Bước 1: Thực hiện kiểm tra tại hộp dấu để xác định xem đôi dây xoắn được cung cấp có đúng hay không. Khi đã tìm được đôi dây để cung cấp dịch vụ thì phải đúng các dụng cụ đo thử và dò cuộn dây tải để xác nhận là đường dây không có cuộn tải và cân bằng. Tại thời điểm này phải dùng máy đo thực hiện kiểm tra các thông số cơ bản của đường dây. Dùng một butt set để kiểm tra sự hiện diện của âm hiệu mới quay số. b. Bước 2: Đồng bộ với DSLAM và xác định tốc độ dữ liệu ở hộp đấu dây NID ADSL splitter Mạng thoại dữ liệu ADSL POST CO Hình IV-1 Vị trí của NID và bộ tách dịch vụ ADSL/POST ở CPE NID (Network Interface Device) là ranh giới của mạng và CPE. NIC đôi khi còn được gọi là NIU hay NT (Network Terminal). Trong ADSL có hai loại NID: Net wire NID và Dry wire NID. Trong đó Net wire NID là NID thụ động dùng trong môi trường có cạnh tranh không cung cấp nguồn trên đường dây DSL.Với Dry wire NID khách hàng tự do mua sắm ATU-R với giá cả cạnh tranh. NID ATU-R Non- DSL Interface 10Base-T, CEBus… Các ứng dụng Wet DSL Hình IV- 2 Hình Wet wire DSL NID Các gói của CPE ATU-R Các ứng dụng Dry DSL AC power Hình IV-3 Dry wire DSL Kết thúc đường dây dịch vụ bằng một dụng cụ đo thử ADSL bật nguồn và cố gắng thiết lập đồng bộ với DSLAM. Nếu thiết lập được đồng bộ thì dụng cụ đo thử sẽ hiển thị dữ liệu tối đa theo chiều lên và chiều xuống. Khi đó DSLAM hoạt động đúng đắn và đường dây đã sẵn sàng cho dịch vụ số DSL. Nếu dụng cụ đo thử ADSL cho kết quả thiết lập đồng bộ với DSLAM thất bại thì gọi hỗ trợ ở vị trí DSLAM để xác lập lại bộ DSLAM được thiết lập đúng đắn. Nếu bộ DSLAM đã hoạt động đúng đắn mà tốc độ dữ liệu theo các chiều xuống hay chiều lên cao hơn tốc độ dữ liệu cần thiết thì phải liên hệ tại hỗ trợ ở vị trí đặt DSLAM để xác nhận một lần nữa sự hoạt động đúng đắn của bộ DSLAM. Kiểm tra một lần nữa các tham số cơ bản của đường dây rồi thực hiện đấu dây cho NID. c. Bước 3: Lắp đặt bộ tách dịch vụ ADSL/POST cho G.DMT Đặt hộp NID ở phía tài sản khách hàng và lắp đặt bộ tách dịch vụ ADSL/POST ở một vị trí thuận tiện. Cài jumper ở port Network rồi nối đường dây cho dịch vụ thoại ở cổng thoại và kết nối đôi dây cho dịch vụ ADSL ở cổng số liệu. d. Bước 4: Kiểm tra các thông số cơ bản, giám sát và chất lượng thoại Ở NID phải thực hiện một lần nữa việc đo thử các thông số cơ bản. Các phép đo thử phải thực hiện để chắc chắn rằng đường dây sẽ được sử dụng để hỗ trợ dịch vụ dữ liệu tốc độ cao ADSL. Cuối cùng dịch vụ thoại được xem lại một lần nữa bằng cách nối đường dây với butt set qua cổng thoại chuyển sang chế độ nói chuyện và nghe âm mời quay số. e. Bước 5: Đồng bộ với DSLAM và xác nhận tốc độ bit ở NID Với ADSL G.DMT: Kết nối cổng số liệu trên bộ tách dịch vụ POST bằng máy đo thử ADSL, mở nguồng máy đo và kiểm tra một lần nữa sự đồng bộ với DSLAM và tốc độ bit cần thiết theo chiều upstream và downstream Với ADSL G.Lite: Trước tiên kiểm tra âm hiệu mời quay số bằng butt set tại NID. Gỡ butt set ra khỏi đường dây, nối máy đo thử ADSL vào đường dây, mở nguồn máy đo và kiểm tra một lần nữa sự đồng bộ với DSLAM và tốc độ bit cần thiết theo chiều upstream và downstream nếu khách hàng không yêu cầu dịch vụ điện thoại trên jack điện thoại này thì nối dây cùng đôi dây gán cho cổng số liệu ở NID. Nếu khách hàng yêu cầu cả dịch vụ điện thoại và ADSL ở trên jack điện thoại này thì lắp đặt bộ jack đôi gắn tường nếu chưa có. Phải chắc rằng đôi dây dành cho dịch vụ thoại gắn vào cổng thứ nhất (port 1) và đôi dây dành cho dịch vụ số liệu được gắn cho cổng thứ 2 (port 2). Tiêu chuẩn quy định ngõ ra của bộ modem phải nối vào dây thứ hai. Lắp đặt tại nhà thuê bao nếu có: Xác định chỗ khách hàng cần nối máy tính cá nhân với ADSL. Tìm vị trí gần jack điện thoại nhất trong phòng và xem thử đường dây đó có dùng được hay không. a. Trường hợp G.DMT Nếu khách hàng không yêu cầu dịch dịch vụ thoại trên jack thoại này thì nối dây nhảy cùng một đôi dây gán cho cổng số liệu ở NID. Nếu khách hàng yêu cầu cả dịch vụ thoại và ADSL ở trên jack điện thoại này thì lắp đặt bộ jack đôi gắn tường nếu chưa có. Phải chắc rằng dành cho dịch vụ số liệu được gắn với cổng thứ 2 (port 2). Tiêu chuẩn quy định ngõ ra của bộ modem phải nối vào dây thứ 2. b. Trường hợp G.Lite Với cấu hình này cả dịch vụ ADSL và dịch vụ thoại đều được nối vào đường dây điện thoại. Nếu cần thiết nối lại jack để tương thích với đầu ra của modem ADSL hay dùng một đoạn dây thừa để chuyển đổi số liệu. Lắp đặt modem ADSL Hiện nay có ba loại cấu hình modem ADSL thông dụng. Ba loại này gồm: hai loại lắp rời (external) với giao tiếp với máy tính cá nhân Ethernet hay USB và một loại lắp bên trong máy tính cá nhân (Internal) với giao tiếp chuẩn PCI. Nếu PCE là modem lắp bên trong máy tính cá nhân thì kỹ thuật viên cần phải có một vài kỹ năng, kinh nghiệm và hiểu biết về máy tính cá nhân để hoàn tất lắp đặt. Lưu ý rằng một vài loại dây trong nhà (ví dụ như dây phẳng IW) không cho phép kết nối với hơn một dịch vụ và phải thay bằng dây xoắn đôi CAT3 a. Modem ADSL loại rời giao tiếp Ethernet Nếu CPE sử dụng modem loại rời (Externel) có giao tiếp Ethernet thì trên máy tính cá nhân phải có card giao tiếp mạng Ethernet (Internal hoặc Onboard) thì mới có thể hoàn tất việc lắp đặt được. Nếu không có thì phải đề nghị khách hàng trang bị thêm card giao tiếp mạng Ethernet (NIC: Network Interface Card) cho máy tính cá nhân. Khi máy tính cá nhân đã có khả năng giao tiếp được mạng Ethernet thì kiểm tra đầu nối Ethernet trên máy tính cá nhân phải tương thích. Lưu ý rằng trong lúc các đầu nối PJ-45 là phổ biến thì cũng có một số giao tiếp cũ có dạng đầu nối khác. Trong trường hợp đó thì phải sử dụng bộ chuyển đổi đầu nối. Khi đã chuyển giao xong sự tương thích đấu nối hãy lắp đặt dây nối giữa modem ADSL và cổng dữ liêụ trên jack gắn tường rồi cài đặt bộ điều khiển phần mềm cho máy tính cá nhân. b. Modem ADSL loại rời giao tiếp USB Nếu CPE là modem ADSL dạng rời có giao tiếp USB thì máy tính cá nhân phải có sẵn cổng USB và đã sẵn sàng hoạt động. Nối cáp USB giữa modem ADSL và máy tính cá nhân, nối dây giữa modem ADSL và cổng dữ liệu trên jack gắn tường rồi cài đặt bộ điều khiển phần mềm cho máy tính cá nhân. c. Modem ADSL loại lắp trong máy tính cá nhân với giao tiếp PCI Nếu CPE là dạng modem ADSL Internal với giao tiếp PCI thì phải xem máy tính cá nhân có còn trống khe cắm PCI còn trống nào không. Lắp đặt card modem ADSL vào khe PCI còn trống trong máy tính cá nhân, nối dây giữa modem và cổng dữ liệu trên jack gắn tường rồi cài đặt bộ điều khiển phần mềm cho máy tính cá nhân. (5) Bước cuối cùng: đo thử hai đầu. a. ADSL Bật nguồn máy tính cá nhân và cả modem ADSL (nếu là modem rời). Cấu hình lại máy tính cá nhân theo các đặc tính cần thiết do nhà cung cấp dịch vụ Internet quy định. Modem ADSL rời có một đèn LED báo "sync" để báo modem ADSL đã thiết lập kết nối với DSLAM (với các modem ADSL thông dụng thì Led sync sẽ chớp chớp khi mới bật nguồn điện và chuyển sang sáng xanh liên tục báo đã đồng bộ mạng với DSLAM). Với các modem lắp trong máy tính cá nhân thì phần mềm điều khiển luôn có một biểu tượng dạng thanh trạng thái dùng để theo dõi tình hình trạng thái kết nối của modem. Khi địa chỉ IP đã được cấu hình đúng thì kiểm tra kết nối bằng cách chạy một trình duyệt Internet. Vào lúc đó, khi máy tính cá nhân download về trang web home page nghĩa là đã kết nối thành công điểm nối điểm với nhà cung cấp dịch vụ Internet. b. POST Sau khi thực hiện xong việc lắp đặt và kiểm tra dịch vụ ADSL điểm nối điểm, kỹ thuật viên phải kiểm tra điện thoại trong nhà khách hàng. Nên nhớ rằng dịch vụ ADSL phải không ảnh hưởng bởi dịch vụ thoại. 4.3.6 Khắc phục sự cố a. Thu thập thông tin Các sự cố phát sinh trong quá trình hay sau khi lắp đặt dịch vụ ADSL, do đó yêu cầu kỹ thuật viên phải xác định được sai hỏng trên CPE hay phần đi dây. Khi sự cố được báo cáo thì cần phải mô tả thật chi tiết và ghi lại trước khi khắc phục. b. Các sai hỏng nghiêm trọng tại máy móc của khách hàng Sau khi đã thu thập được thông tin về sự cố thì phải bắt đầu thực hiện khắc phục sự cố từ nhà khách hàng. Nếu modem ADSL vẫn hoạt động tốt với bộ DSLAM thì hãy kiểm tra tình trạng hoạt động của máy tính cá nhân. Khách hàng có thể đã thay đổi địa chỉ IP, một loạt lỗi thường gặp khi khách hàng cài một ứng dụng liên quan tới mạng và sử dụng các giá trị cài đặt mặc định chương trình cài đặt đó. Nếu vẫn chưa giải quyết được thì gọi đến cho nhà điều hành ADSL và kiểm tra xem gần đây mạng có mới huỷ bỏ dịch vụ ADSL của thuê bao này hay không. Nếu loại trừ được nghi vấn từ máy tính cá nhân thì gỡ bỏ modem ra khỏi jack gắn tường, dùng máy đo thử ADSL và thực hiện giả lập modem. Nếu máy đo thử ADSL đồng bộ được với DSLAM thì modem ADSL của khách hàng bị hỏng. Nối với một modem ADSL khác và cố gắng thiết lập lại kết nối. Nếu việc gắn máy đo thử vào đường dây vẫn không thiết lập được đồng bộ với DSLAM (khi được nối cùng vị trí với modem ADSL của khách hàng) thì cố gắng các ly sự cố giữa jack gắn tường và NID. Nếu máy đo ADSL đồng bộ được với DSLAM khi kết nối tại vị trí NID thì nguyên nhân là việc đi dây trong nhà. Xác định mức độ sai hỏng bằng máy đo thử và chạy dây mới nếu cần thiết. c. Sai hỏng nghiêm trọng ở đường dây cáp đồng Nếu các vấn đề tại máy khách hàng đều bị loại trừ mà máy đo ADSL vẫn không đồng bộ được với DSLAM ở NID thì vấn đề có lẽ nằm ở trên đường dây của mạng cáp nội hạt. Thực hiện phép đo thử giả lập modem ADSL tại điểm lên mạng kế tiếp trong mạch vòng thuê bao (có thể là hộp đấu dây…). Cứ tiếp tục tiến dần về phía MDF trên vòng thuê bao cho tới khi thiết lập được thành công kết nối thì ngay tại đó thực hiện kiểm tra kỹ lại chiều xuống của vòng thuê bao về tải, rẽ nhánh, điện trở hay điện kháng không cân bằng của đôi dây. Khi tẩt cả đều không thành công thì phải cấp đường dây khác cho khách hàng và nhớ kiểm tra lại, đường dây mới này phải được đánh giá chất lượng là tốt và không có cuộn tải rẽ nhánh. Thực hiện lại các bước kiểm tra cơ bản cho một đường dây mới. Sau đó chạy thử modem giả lập với máy đo thử ADSL ở phía khách hàng để đảm bảo đường dây mới được cung cấp tốt cho dịch vụ. 4.3.7 Kỹ thuật giả lập đường dây thuê bao Nếu đang trong giai đoạn phát triển đường dây modem ADSL mới thì đầu tiên là phải mua bộ modem. Tuy nhiên trước khi đầu tư các bộ modem đắt tiền là phải nghiên cứu khả năng thực hiện của modem trên vòng thuê bao. Có ba phương pháp để đo thử khả năng của modem ADSL: Phương pháp đo thử modem trên kết nối vòng thuê bao nội hạt. Phương pháp giả lập đường dây thuê bao bằng cuộn cáp. Phương pháp đo thử modem bằng giả lập DSL. Cả ba phương pháp đều có thể tóm tắt trong một phép đo thực hiện hạn chế tỉ số BER của modem qua đường dây thuê bao ở một khoảng cách xác định. Dưới đây là các cấu hình đo thử modem của ba phương pháp trên. Modem Bộ tạo mẫu dữ liệu đo thử Modem Bộ tạo mẫu dữ liệu đo thử Hình IV-4: Đo thử modem trên kênh kênh kết nối vòng thuê bao nội hạt Hình IV - 5: Phương pháp giả lập đường dây thuê bao bằng cuộn cáp DANH SÁCH CÁC DSLAM ĐÃ SẴN SÀNG ĐƯA VÀO KHAI THÁC. (Tính đến 8h00 ngày 05-08-2003.) HUB - ĐINH TIÊN HOÀNG. DSLAM Đinh Tiên Hoàng. DSLAM Hàng Gà. DSLAM Hàng Hành. DSLAM Hàng Bè. DSLAM Nguyễn Trung Trực. DSLAM Đồng Xuân. DSLAM Tôn Đản. DSLAM Phạm Ngũ Lão. DSLAM Phúc Tân. HUB -NGUYẾN DU. DSLAM Nguyễn Du. DSLAM Cung Văn Hoá. HUB Cầu Giấy. DSLAM Cầu Giấy. DSLAM Thủ Lệ. DSLAM Đội Cấn TL. DSLAM Cầu Diễn. DSLAM Bệnh Viện 198. DSLAM Trung Yên. DSLAM Nam Thăng Long. DSLAM Yên Hoà. DSLAM Nghĩa Tân. DSLAM Bưởi. DSLAM Hoàng Hoa Thám. DSLAM Lạc Long Quân. HUB- Ô CHỢ DỪA. DSLAM Ô Chợ Dừa. DSLAM Hào Nam. DSLAM Tây Sơn. DSLAM Đặng Tiến Đông. DSLAM Văn Chương. DSLAM Hoàng Cầu A. DSLAM Phương Mai. HUB- THƯỢNG ĐÌNH. DSLAM Thượng Đình. DSLAM Thanh Xuân Bắc 1. DSLAM Thanh Xuân Nam. DSLAM Nhân Chính. DSLAM Thanh Xuân Bắc 2. DSLAM Định Công. DSLAM Đại Từ. HUB- GIÁP BÁT. DSLAM Giáp Bát. DSLAM Quỳnh Lôi. DSLAM Trương Định. HUB- HÙNG VƯƠNG. DSLAM Hùng Vương. DSLAM Thụy Khê. DSLAM Nguyễn Thái Học. DSLAM Đội Cấn. DSLAM Vạn Phúc. DSLAM Giảng Võ. DSLAM Thông Phong. HUB- KIM LIÊN. DSLAM Kim Liên. DSLAM Hồ Ba Mẫu. DSLAM Trung Tự. DSLAM Ngã Tư Sở. DSLAM Khương Đình. DSLAM Sân Bay Bạch Mai. DSLAM Cống Mọc. DSLAM RKU Kim Liên. HUB- LÁNG TRUNG. DSLAM Láng Trung. DSLAM Hoàng Cầu A. DSLAM Ngọc Khánh. DSLAM Láng Thượng. DSLAM Láng Hạ. HUB- TRẦN KHÁT CHÂN. DSLAM Trần Khát Chân. DSLAM Mai Động. DSLAM Nguyễn Công Trứ. DSLAM Minh Khai. DSLAM Vân Hồ. DSLAM Mai Hắc Đế. DSLAM Lạc Trung. HUB- YÊN PHỤ. DSLAM Yên Phụ. DSLAM Phúc Xá. DSLAM Đức Giang. DSLAM Nội Bài. DSLAM Công Nghiệp Nội Bài. DSLAM Đông Anh. DSLAM Phủ Lỗ. DSLAM Gia Lâm. DSLAM Nguyễn Văn Cừ. DSLAM Bắc Thăng Long. DSLAM Sài Đồng. DSLAM RUS Yên Phụ. Môc lôc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN060.doc