Ngành thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ những năm đầu của thập kỷ 60. Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp đỡ xây dựng đánh dấu sự hình thành và phát triển của ngành thép Việt Nam.
Từ năm 1989 đến năm 1990 thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngành thép bắt đầu có sự tăng trưởng. Sản lượng thép trong nước đã đạt được trên 100.000 tấn/năm. Sản lượng thép cán năm 1995 đã tăng gấp 4 lần năm 1990 và đạt 450.000 tấn/năm.
Từ năm 1996 đến năm 2000 ngành thép vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao, tiếp tục đầu tư đổi mới và đầu tư có chiều sâu. Sản lượng thép cán cả nước năm 2000 đã đạt 1,57 triệu tấn, gấp hơn 3 lần năm 1995.
Do có chính sách mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường nên đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng. Nhiều nhà máy mới, khu công nghiệp, khu đô thị đã và đang được xây dựng.
53 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu công nghệ luyện thép 50B50 dùng chế tạo nòng súng bộ binh thông thường trong lò điện trung tần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng Nguyễn Sinh Hùng.
Dự án nhà máy thép Liên hợp liên doanh giữa Tập đoàn TATA Steel (Ấn Độ) 65% với Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) 35% (TATA tham gia liên doanh với mỏ sắt Thạch Khê 30%).
Địa điểm xây dựng nhà máy ở khu liên hợp Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Quy mô dự kiến (4-5) triệu tấn/năm theo công nghệ cổ điển lò cao – lò thổi ôxy.
Sản phẩm thép tấm, thép cuộn cán nóng, cuộn cán nguội.
Lượng vốn đầu tư: chưa công bố (có thông tin là 3 đến 3,35 tỷ USD).
Thời gian xây dựng: chưa công bố.
Tình hình triển khai: Biên bản ghi nhớ ký kết ngày 29/5/2007 tại Hà Nội. Bản ghi nhớ hợp tác ký ngày 4/6/2007 có sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Ấn Độ. Hiện nay, VSC và TATA đang phối hợp lập dự án khả thi, dự kiến hoàn thành cuối năm 2008.
Dự án nhà máy Liên hợp liên doanh giữa Tập đoàn Lion Group (Malayxia) với Tập đoàn Tầu thuỷ Việt Nam (Vinashin)
Địa điểm: Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Ninh Thuận.
Quy mô: Công suất 8 triệu tấn/năm chia 4 giai đoạn theo công nghệ lò cao – lò thổi ôxy.
Sản phẩm: + Giai đoạn 1: khoảng 2 triệu tấn thép thanh và cuộn.
+ Giai đoạn 2: sản xuất thép tấm và chưa rõ khi nào kết thúc giai đoạn 4.
Lượng vốn đầu tư: 7,3 tỷ USD, giai đoạn 1 đầu tư 2,8 tỷ USD.
Thời gian bắt đầu xây dựng: chưa công bố.
Tình hình triển khai: đã ký bản ghi nhớ hợp tác liên doanh ngày 31/8/2007 có sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Dự án nhà máy thép cuộn cán nguội và cán nóng của POSCO (Hàn Quốc) 100% vốn nước ngoài
Địa điểm: Khu công nghiệp Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu.
Công suất: + Giai đoạn 1 sản xuất cuộn cán nguội 1,2 triệu tấn.
+ Giai đoạn 2 sản xuất thép cán nóng 3 triệu tấn/năm và dây chuyền mạ kẽm 0,4 triệu tấn/năm.
Lượng vốn đầu tư: giai đoạn 1 là 491 triệu USD. Giai đoạn 2 chưa công bố nhưng có thông tin tổng đầu tư 2 giai đoạn là 11 tỷ USD.
- Thời gian xây dựng: + Giai đoạn 1 từ 2007 đến hết 2009.
+ Giai đoạn 2 từ 2009 đến 2012.
Tình hình thực hiện dự án: Đã được cấp phép đầu tư tháng 11/2006, khởi công xây dựng 01/8/2007.
Dự án nhà máy thép cán nóng liên doanh giữa Tập đoàn Essar Steel (Ấn Độ) 65% với Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) 20% và Tổng công ty Cao su Việt Nam (Geruco) 15%.
Địa điểm: Khu công nghiệp Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu.
Công suất: + Giai đoạn 1: khoảng 2 triệu tấn/năm thép cuộn cán nóng.
+ Giai đoạn 2: mở rộng công suất lên 3 triệu tấn/năm.
Lượng vốn đầu tư: cho giai đoạn 1 là 527 triệu USD.
Thời gian xây dựng: đến cuối năm 2009.
Tình hình thực hiện dự án: đã được cấp giấy phép đầu tư tháng 3/2007.
Ngành sản xuất thép phải tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng ổn định bền vững trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từng bước phát triển thành một trong những ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế nước nhà. Cần kết hợp chặt chẽ phát huy nội lực và tranh thủ tận dụng có hiệu quả nguồn ngoại lực (vốn, công nghệ...) chú ý tới xu hướng hội nhập, không bỏ qua các cơ hội có được nhờ xu thế hợp tác và phân công lao động quốc tế để đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành. Phát triển cân đối giữa luyện thép và cán kéo gia công, giảm dần tỷ lệ nhập phôi, tiến tới đáp ứng cơ bản nguồn phôi cho sản xuất thép cán kéo. Kết hợp giữa đa dạng hóa chủng loại, quy cách sản phẩm để phục vụ nhu cầu thị trường và phát triển có chọn lựa một số nhóm sản phẩm chủ yếu.
Cần đầu tư phát triển để Tổng công ty thép Việt Nam trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất thép trong nước đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác đầu tư vào sản xuất thép. Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa mục tiêu phát triển sản xuất thép với việc khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên trong nước (trước hết là nguồn quặng sắt).
Bước đi thích hợp để phát triển ngành thép trong tương lai là:
+ Kết hợp đầu tư có chiều sâu, hiện đại hóa, đổi mới công nghệ, nâng cao công suất và năng lực cạnh tranh của các cơ sở hiện có với xây dựng mới các nhà máy hiện đại, qui mô thích hợp, đạt trình độ công nghệ quốc tế.
+ Tùy theo quy mô và điều kiện, ta kết hợp sử dụng các loại công nghệ sản xuất khác nhau: Sản xuất bằng lò điện, các công nghệ luyện kim phi kok trên cơ sở sử dụng nguyên liệu trong nước, công nghệ lò cao hiện đại, lò chuyển khép kín.
+ Tăng dần tỷ trọng thép chất lượng cao trong các nhà máy hiện có nhằm tăng giá trị sản xuất nhờ tăng chất lượng, từng bước hình thành ngành sản xuất thép hợp kim chất lượng cao ở Việt Nam.
+ Cần tích cực tìm nguồn vốn để đầu tư một số nhà máy thép tấm cán nóng, cán nguội nhằm đáp ứng nhu cầu và chiếm lĩnh thị trường trong nước, từng bước tiến hành chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy thép liên hợp khép kín theo nhiều giai đoạn (1,5 triệu, 3 triệu, 4,5 triệu T/n) trên cơ sở nguồn quặng sắt trong nước và nhập khẩu.
Về vấn đề vốn, phải kết hợp huy động từ nhiều nguồn vốn. Trong những năm đầu, vốn vay từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước là chủ yếu, đồng thời cố gắng tranh thủ các nguồn vốn vay nước ngoài có sự bảo lãnh của Nhà nước kết hợp các nguồn vốn hiện có của tư nhân. Đồng thời chú trọng công tác đào tạo nhân lực và phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển ngành luyện kim trong tương lai.
1.3. Giới thiệu về Bo và thép Bo.
Bo là nguyên tố được Humphry và Gay-lussac phát minh năm 1808. Bo là một nguyên tố á kim, có đặc tính giống nguyên tố cácbon. Nguyên tố Bo không tồn tại dưới dạng sạch trong tự nhiên mà tồn tại ở dạng hợp chất như orthoboric axit trong các muối dung nham núi lửa, borat trong colemantic và quan trọng nhất là trong quặng kernit và quặng borat.
Hợp chất quan trọng nhất của Bo trong thép Bo là nitrid Bo (NB) có độ cứng như kim cương. Nitrid Bo là một chất cách điện nhưng dẫn điện tốt làm cho á kim Bo tiến gần đặc tính của kim loại. Lúc đầu người ta chưa biết hết những ảnh hưởng của Bo trong thép và hàm lượng tối ưu của nó. Sau này, các nhà luyện kim đã phát minh ra rằng chỉ cần cho một lượng nhỏ Bo sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính tôi của thép nên có thể dùng Bo để thay thế các nguyên tố hợp kim đắt tiền và chiến lược như mangan, crôm, molypden, vanadi và nikien. Tuy nhiên, mãi những năm 1970 người ta mới nghiên cứu cơ chế ảnh hưởng của Bo đến các tính chất của thép nhờ những thiết bị khoa học chính xác. Những kết quả nghiên cứu như vậy đã khẳng định Bo là nguyên tố hợp kim rất tiềm năng cho thép.
Thép Bo sau khi nhiệt luyện sẽ có độ cứng cao và độ dẻo tốt. Chính vì thế , thép Bo được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thép dụng cụ, thép chế tạo máy, thép làm chi tiết bắt chặt và cả trong ngành công nghệ quốc phòng Tác dụng của Bo lên các tính chất của thép chỉ đạt được trong các loại thép đã khử ôxy triệt để (thép lắng nhôm). Do Bo là nguyên tố hoạt động hoá học mạnh nên thường bảo vệ Bo trong thép bằng cách cho thêm titan hay zircon vào thép.
Thép Bo bao gồm thép cacbon và thép hợp kim. Ở Mỹ đã sản xuất 6 mác thép cacbon là các mác: AISI 15B21H, AISI 15B35H, AISI 15B37H, AISI 15B41H, AISI 15B48H, AISI 15B62H. Bên cạnh đó là 23 mác thép hợp kim khác ví dụ như: AISI 50B40, AISI 50B40H, AISI 50B44, AISI 50B44H,
AISI 50B46, AISI 50B46H, AISI 50B50, AISI 50B50H, AISI 50B60,...
1.4. Giới thiệu mác thép nghiên cứu 50B50.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thép Bo mác 50B50 theo ký hiệu của Mỹ. Các nước khác cũng có mác tương tự. Các mác thép này được nêu trên bảng 1.7
Thép 50B50 là thép cacbon trung bình được hợp kim hoá một lượng nhỏ Bo nên tính chất cơ lý được cải thiện rất nhiều. Các tính chất cơ lý của thép 50B50 sau nhiệt luyện theo tiêu chuẩn của Mỹ như sau:
Độ bền kéo: Rm ≥ 785 Mpa
Giới hạn chảy: R0,2 ≥ 540 Mpa
Độ dãn dài tương đối: d ≥ 10%
Độ dai va đập: ak ≥ 39 Jcm-2
Độ cứng sau ủ: ≥ 207 HB
Với các tính chất cơ lý như nêu trên, thép 50B50 được sử dụng rất rộng rãi trong chế tạo máy, trong đó có ngành chế tạo vũ khí thông thường.
Bảng 1.7: Thành phần hoá học của thép và các mác tương tự.
Mác thép
C
Si
Mn
B
P
S
50B50
Mỹ
0,48-0,53
0,20-0,35
0,75-1,0
≥0,005
≤0,040
≤0,040
50B
Tr.Quốc
0,47-0,55
0,17-0,37
0,60-0,90
0,0005-0,0035
≤0,035
≤0,035
C50PA
Liên Xô
0,47-0,54
0,17-0,37
0,50-0,70
0,002-0,006
≤0,035
≤0,040
170H41
Anh
0,37-0,44
0,10-0,40
0,80-1,10
0,0005-0,005
≤0,025
≤0,025
38B3
Pháp
0,34-0,40
0,10-0,40
0,60-0,90
0,0008-0,008
≤0,035
≤0,035
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Ảnh hưởng của những nguyên tố hợp kim đến thành phần tổ chức và tính chất của thép 50B50.
2.1.1. Ảnh hưởng của Cácbon (C).
Trong hầu hết các nguyên tố hợp kim, về khả năng nâng cao độ bền thì cácbon là nguyên tố có ảnh hưởng đến bền nhiều nhất. Cácbon là nguyên tố làm tăng độ cứng cho thép. Kết quả thực nghiệm cho thấy độ cứng (HB) của thép tăng tỉ lệ thuận với hàm lượng cácbon trong thép (xét về mặt định lượng, ta thấy cứ tăng 0,1%C thì độ cứng HB của thép sẽ tăng thêm 25HB ). Tuy nhiên, cácbon cũng góp phần làm giảm đi độ dẻo, độ dai của thép. Cácbon còn là nguyên tố góp phần làm mở rộng vùng austenit (γ), tức là nó làm tăng độ ổn định của pha γ. Cácbon có khả năng mở rộng vùng dung dịch rắn γ và tạo thành cácbít có độ cứng cao nên cácbon là nguyên tố tăng bền rất tốt cho các loại hợp kim trên nền sắt. Khi tăng nhiệt độ thì khả năng tăng bền của cácbon giảm đi do có sự thay đổi cấu hình của cácbít. Khi có sự xuất hiện của các nguyên tố tạo cácbít mạnh trong hợp kim thì cácbon tập trung chủ yếu vào những vị trí hình thành cácbít. Vì vậy, khi tăng hàm lượng cácbon sẽ làm thay đổi sự phân bố các nguyên tố hợp kim giữa các pha dung dịch rắn và pha cácbít, điều này dẫn đến làm nghèo dung dịch rắn, ảnh hướng đến tính chất của hợp kim. Chính vì vậy, hầu hết các loại thép hợp kim đều chứa hàm lượng cácbon tương đối thấp. Cácbon là nguyên tố cùng với sắt tạo thành dung dịch đặc hoà tan có hạn, cácbon có thể hoà tan vào thép theo những tỷ lệ phù hợp và trong những điều kiện nhất định. Trong tổ chức ferit: ở nhiệt độ khoảng 20oC cácbon chỉ có thể hoà tan 0,006% ; ở 723oC thì cácbon có thể hoà tan 0,02%, còn ở ≥ 1400oC thì hoà tan khoảng 0,5%. Khi ở trạng thái austenit với nhiệt độ 723oC, độ hoà tan của cácbon là 0,8% và cũng ở trạng thái này khi nhiệt độ khoảng 1130oC thì khả năng hoà tan của cácbon trong thép lên đến 2%. Khi hoà tan trong thép, cácbon làm tăng lượng xêmentit, mở rộng vùng austenit. Ngoài ra, cácbon có thể kết hợp với một số nguyên tố khác như: Cr, Mn, Mo để tạo thành cácbít trong thép.
1
2
3
4
5
6
200
600
1200
6.67
4.3
2.14
0.006
0.8
(Fe)
(Fe
3
C)
L
K
F
D
C
E
B
A
N
H
G
S
F+P
Peclit, P
(P+Fe
3
C)+Fe
3
C
I
A
cm
austenit,
g
g
+L
L
L+Fe
3
C
I
Q
a
727
(
g
+Fe
3
C)+Fe
3
C
I
A
1
P+Fe
3
C
II
+(P+Fe
3
C)
g
+Fe
3
C
II
+(
g
+Fe
3
C)
P+Fe
3
C
II
(P+Fe
3
C)
[
a
+Fe
3
C]
Lê
d
êburit
P+Fe
3
C
%C
1147
d
+L
d
d
+
g
1499
1539
1392
Nhiệt độ
°C
A
3
a+g
P
g
+Fe
3
C
II
Hình 2.1 Giản đồ pha Fe-C.
2.1.2. Ảnh hưởng của Mangan (Mn).
Mn có 4 dạng thù hình a, b, g, và d. Mng có mạng chính phương diện tâm với thông số mạng là 3,894°A. Các thông số mạng của Mng và Feg có sự khác nhau tương đối nhỏ nên Mn có khả năng hoà tan vô hạn vào Fe tạo dung dịch đặc Fe – Mn và có ảnh hưởng rất lớn tới tính chất của thép.
Mn là nguyên tố mở rộng vùng g. Kết hợp với cabon (C), mangan tạo thành cacbit dạng (Fe, Mn)3C có độ cứng cao, đồng thời nó có tác dụng làm tăng tính chảy loãng và giúp khả năng điền đầy khuôn. Mn có khả năng khử sâu được S trong thép do tạo thành MnS và Mn còn được dùng để khử ôxy trong thép.
Hình 2.2. Giản đồ trạng thái Fe-Mn.
Mn có tác dụng làm giảm bớt hàm lượng C hoà tan trong ferit, do vậy nâng cao được tính dẻo của mác thép nghiên cứu. Mn thường hoà tan trong ferit, khi hoà tan (tất nhiên là ở dạng thay thế) vào ferit các nguyên tố hợp kim làm xô lệch mạng do đó làm tăng độ cứng, độ bền và thường làm giảm độ dẻo, độ dai. Ảnh hưởng của bốn nguyên tố hợp kim Mn, Si, Cr, Ni đến hai chỉ tiêu điển hình đó là độ cứng và độ dai được trình bày trong hình 2.3. Qua đó thấy rõ có hai nhóm khác nhau: Mn và Si, Cr và Ni. Nguyên tố Mn làm tăng rất mạnh độ cứng (độ bền) song cũng làm giảm đi độ dẻo,( độ dai ) . Đặc biệt thép chứa 3,5% Mn, ferit đã có độ dai rất thấp (500) làm thép giòn không cho phép sử dụng. Do vậy mặc dầu có lợi thế rẻ hơn, khả năng bền hoá của Mn chỉ được dùng với hàm lượng 1÷2%. Mn góp phần nâng cao độ bền và độ cứng của pha γ, đồng thời Mn có tác dụng làm tăng độ thấm tôi . Mn không tạo cácbít riêng biệt mà thay thế Fe trong Fe3C, khi nung nóng Mn là nguyên tố làm tăng rất mạnh độ cứng cũng như độ bền nhưng cũng đồng thời làm giảm mạnh độ dẻo, độ dai của ferit. Là nguyên tố thường dùng để hợp kim hoá trong quá trình nấu luyện các mác thép, Mn có thể hoà tan vô hạn vào γ-Fe và Mn được dùng để khử sơ bộ ôxy trong thép, ngoài ra Mn còn có tác dụng khử S và làm tăng cơ tính của thép. Khi hoà tan vào thép Mn làm tăng tính chảy loãng của thép, giúp tăng cao khả năng điền đầy khuôn khi đúc phôi. Tuy vậy, khi trong thép có hàm lượng Mn ≥ 1,5% dễ làm nứt các chi tiết đúc, do đó nên chọn tốc độ làm nguội các chi tiết cho phù hợp, không nên quá cao.
(a) Lượng nguyên tố hợp kim %
(b) Lượng nguyên tố hợp kim %
Hình 2.3. Ảnh hưởng của một số nguyên tố hợp kim trong dung dịch rắn ferit đến độ cứng (hình a) và độ dai va đập (hình b).
2.1.3. Ảnh hưởng của Silic (Si).
Si và Fe là hai nguyên tố có thông số mạng tương đối giống nhau nên nó có thể hoà tan hoàn toàn vào nhau để tạo thành các hợp chất : FeSi2 , FeSi , Fe5Si3 , Fe2Si.
Hình 2.4. Giản đồ trạng thái Si-Fe.
Si có tác dụng mở rộng vùng tồn tại hai pha(γ + α) trên giản đồ Fe-C. Điều này làm cho vùng giới hạn nhiệt độ nung khi nhiệt luyện được mở rộng, cải thiện tính năng công nghệ của thép, đảm bảo dễ đạt tới độ bền yêu cầu của mác thép, đồng thời ổn định được độ dẻo và giữ được các đặc tính tốt của thép một cách tốt nhất.
Si còn có thể cải thiện hình thái austenit hình thành khi nung thép trong vùng nhiệt độ nung giới hạn, nhờ vậy mà thu được máctensit có dạng nhỏ mịn, phân bố đều. Trên cơ sở đó đảm bảo được hiệu quả hoá bền cao với sự kết hợp hài hoà giữa tính bền với tính dẻo của thép.
Hình 2.5. Ảnh hưởng của Silíc đến độ dãn dài đồng đều u(%) và độ bền.
Si là nguyên tố không tạo cácbít mà tập trung trong dung dịch rắn ferit làm tăng tốc độ thiên tích cácbon về vùng austenit, làm cho pha ferit sạch hơn và tránh được sự tiết pha cácbít dạng kích thước to trong quá trình làm nguội
Silic có tác dụng nâng cao độ thấm tôi. Ở dạng hoà tan trong ferit, Si có ảnh hưởng tới phản ứng tương tác giữa các lệch mạng. Nguyên tố Si làm tăng rất mạnh độ cứng, độ bền song cũng làm giảm đi độ dẻo, độ dai . Đặc biệt thép chứa 2% Si, ferit đã có độ dai rất thấp (500) (hình 2.3 ) làm thép giòn không cho phép sử dụng. Do vậy mặc dầu có lợi thế rẻ hơn, khả năng bền hoá của Si chỉ được dùng với hàm lượng 1÷2%. Là nguyên tố có ái lực hoá học với ôxy mạnh nên Si còn được dùng làm chất khử ôxy. Khi hoà tan trong kim loại Si làm tăng việc tách Cácbon từ austenit (C ở dạng tự do). Hợp chất của Si và Mn được dùng để khử ôxy trong thép tạo ra các sản phẩm khử là tạp chất có hại như: (MnO), (SiO2) sẽ kết hợp tạo thành Silicat Mangan (MnO.SiO2) có nhiệt độ chảy thấp 1270°C hoặc Silicat (2MnO.SiO2) có nhiệt độ chảy 1326°C tách khỏi thép lỏng nổi lên trên xỉ, kích thước của Silicat này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào tỷ số Mn:Si, tỷ lệ thích hợp nhất là Mn:Si = 4:1÷7:1. Si và Mn dùng để khử và hợp kim hoá thép ở dạng fero. Si làm tăng khả năng điền đầy khuôn khi đúc tức là tăng tính đúc, nhưng Si là nguyên tố làm to hạt, tinh thể thô đại.
Si là nguyên tố không tạo cácbit trong thép, Si tập trung trong dung dịch sắt làm tăng độ thiên tích về austenit. Khi hàm lượng Si cao không có lợi cho chất lượng bề mặt của thép do dễ hình thành các oxit phức tạp, có nhiệt độ nóng chảy thấp. Đồng thời Si trong thép tăng độ bền, độ cứng và từ tính cho thép nhưng cũng làm giảm độ dẻo dai của thép. Vì vậy hàm lượng Si trong thép 50B50 không được quá cao nhằm hạn chế tình trạng tiết C tự do trong thép.
Do Si có tỷ trọng nhỏ nên khi đưa vào hợp kim hoá dễ bị nổi lên trên mặt xỉ cho nên dễ bị ôxy hoá trên mặt xỉ. Vì vậy, trong luyện thép người ta thường cho Si vào trong thép lỏng trước khi ra thép khoảng 5 phút.
2.1.4. Ảnh hưởng của nguyên tố Bo lên các tính chất của thép.
Hình 2.6. Ảnh hưởng của Bo tới giản đồ chữ C.
Ảnh hưởng lớn nhất của Bo lên các tính chất của thép là làm tăng độ cứng và độ bền. Độ cứng của thép đạt lớn nhất khi hợp kim hoá Bo ở hàm lượng từ 0.002 - 0.006 %, tuỳ thuộc vào thành phần hoá học của thép nền, chủ yếu là hàm lượng cácbon. Vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra thiên tích Bo trên biên giới các hạt austenit, không những làm giảm độ cứng mà còn làm giảm độ dai va đập, gây ra tính dòn và bở nóng cho thép.
Để cải thiện độ cứng cho thép thì Bo trong thép phải ở trạng thái nguyên tử . Như vậy, trong quá trình sản xuất thép phải có biện pháp bảo vệ Bo để nguyên tố này phát huy đuợc tác dụng lớn nhất. Tác dụng của Bo cũng bị giảm đi nếu áp dụng chế độ nhiệt luyện không đúng.
Hình 2.7. Mức độ tăng cứng của thép Bo phụ thuộc vào %C.
(FB=ĐỘ CỨNG CỦA THÉP B / ĐỘ CỨNG CỦA THÉP KHÔNG CÓ B).
Độ cứng của thép Bo phụ thuộc hành vi cùa ôxy, cácbon và nitơ trong thép. Bo phản ứng với ôxy tạo ôxit Bo (B203), với cácbon tạo thành xêmentit-Bo sắt (Fe(C,B)) và Bo-cacbit sắt (Fe23(C,B)6) và với nitơ tạo thành nitrid Bo (BN). Có thể giảm tổn thất B do ôxy bằng cách khử triệt để ôxy bằng FeSi và Al. các nguyên tố nitrid mạnh như titan, nhôm, zircon bảo vệ cho Bo khỏi phản ứng với nitơ.
Khả năng hình thành cacbit Bo dạng Fe23(B,C)6 là một vấn đề được các nhà nghiên cứu về thép Bo rất chú trọng. Đặc biệt là những năm 1970 trở lại đây, những nghiên cứu về quá trình tiết pha Fe23(B,C)6 trong austenit quá nguội đã đạt được nhiều kết quả tốt, ví dụ : Đã xác định được hằng số mạng LPTT (fcc) của pha này, đã xác định được vùng nhiệt độ pha này ổn định, mối quan hệ dị hướng khi tiết pha, đặc trưng về hình dạng của đường cong động học khi tiết pha đẳng nhiệt Đồng thời đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp nhiệt luyện thép Bo.
Gần đây, người ta đã chú ý nghiên cứu quá trình tiết pha của các dạng cacbit khác khi ram thép Bo. Bằng kỹ thuật hiển vi điện tử xuyên thấu và nhiễm xạ rơnghen, Shi Chong Zhe đã khẳng định khi ram thép 50B50 trong khoảng nhiệt độ 490o-720oC có 3 loại cacbit được tiết ra từ mactensit là Fe3c, Fe23(C,B)6 và Fe3(C,B). Nhóm nghiên cứu này cho rằng Fe23(B,C)6 được tạo thành từ các mầm rồi lớn lên. Còn pha Fe3(C,B) được tạo ra từ Fe3C sau khi hấp phụ thêm Bo. Ở nhiệt độ ram thấp thì pha Fe3C tiết dễ hơn pha Fe23(C,B)6, nhưng ở nhiệt độ ram cao thì hai pha này gần như tiết ra đồng thời. Sự tồn tại ổn định của pha Fe23(C,B)6 là trong khoảng nhiệt độ 600o-900oC. Như vậy, khi ram thép Bo đầu tiên tiết ra pha Fe3C, sau đó mới tiết ra pha Fe23(C,B)6. Còn pha Fe3(C,B) tiết ra sau cùng. Fe23(C,B)6 hình thành các tâm mầm trong pha mẹ mactensit, còn pha Fe23(C,B) được tạo thành từ Fe3C hấp phụ thêm Bo.
Độ cứng của thép Bo phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện austenit hoá. Khi nhiệt độ austenit hoá tăng lên trên 1000oC thì độ cứng của thép Bo giảm. Thép Bo phải ram ở nhiệt độ thấp hơn các thép khác khi muốn giữ độ cứng như nhau.
Bo làm chậm sự tạo thành ferit và peclit và như vậy sẽ thúc đẩy sự tạo thành mactensit khi làm nguội nhanh. Theo các nhà nghiên cứu thì khi cho 0,002 – 0,003% Bo vào thép cácbon sẽ có tác dụng tăng độ cứng như 0,7% Cr, 0,5% Mo và 1% Ni. Bo chỉ có tác dụng khi được hoà tan trong các hạt khi làm nguội nhanh hơn là cho phép khuyếch tán ra biên giới hạt khi làm nguội chậm.
2.2. Ảnh hưởng của tạp chất phi kim.
Các nguyên tố tạp chất phi kim có hại như S, P, O2, H2, các ôxit làm giảm cơ tính và tính chất hoá lý của thép. Vì thế, nhiệm vụ của người luyện thép là tìm các biện pháp để ngăn ngừa và khử bỏ tất cả các tạp chất này càng triệt để càng tốt.
2.2.1. Ảnh hưởng của lưu huỳnh ( S ).
Lưu huỳnh là nguyên tố có hại vì S hoà tan trong thép tạo thành FeS có dung điểm chảy là 1190°C, dung điểm của chất cùng tinh tạo thành bởi Fe-FeS là 985°C. S gây ra hiện tượng bở nóng đối với thép do hình thành cùng tinh dễ chảy trên biên giới hạt Fe-FeS ở 988°C hay Fe-FeS-FeO ở 940°C. S làm giảm cơ tính, giảm tính chống ăn mòn và tính hàn của thép. Tuy nhiên, S cũng làm cải thiện tính gia công cắt gọt. Trong thép lỏng, Fe và FeS có thể hoà tan vô hạn vào nhau, song trong sắt đặc độ hoà tan của FeS lại rất nhỏ khoảng (0,015÷0,02)%. Vì vậy, khi hàm lượng S trong thép cao hơn 0,02% thì trong quá trình nguội, do kết quả của việc kết tinh chọn lọc chất cùng tinh dung điểm thấp sẽ hoàn toàn tiết ra và tập trung trên tinh giới tạo nên thiên tích nhiều tạp chất ở vùng nhánh cây khi đúc. Khi kim loại được nung nóng đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cùng tinh (1120÷1200) °C bề mặt tinh thể đó chảy ra và bị vỡ nứt trên biên giới tinh thể, tạo thành hiện tượng bở nóng trong thép, không có lợi cho quá trình cán. Do vậy, quá trình luyện thép phải đưa hàm lượng S xuống càng thấp càng tốt.
Hình 2.8.Giản đồ trạng thái của hệ Fe-FeS.
2.2.2. Ảnh hưởng của phôtpho (P).
Phôtpho có thể hoà tan trong Ferit đến 1,7%. Tại nhiệt độ cao ~11400C và thép có tổ chức là austenit thì P có thể hoà tan đến 0,6%. P cũng là một tạp chất có hại, làm giảm một cách rõ rệt cơ tính của thép, đặc biệt là giảm độ dai va đập. Ở điều kiện nhiệt độ thấp thường sinh ra hiện tượng bở nguội.
Phôtpho là nguyên tố đáng quan tâm khi đúc thép 50B50. P có trong thép do nó có sẵn trong feromangan (FeMn) chứa 0,3¸0,4% mà trong quá trình nấu và luyện thép rất khó khử . Nếu tiến hành khử P thì Mn cũng sẽ bị ôxy hoá theo. Bởi vậy hàm lượng P trong thép khó có thể nhỏ hơn 0,08%. Mặc dù hàm lượng C khá cao nhưng hàm lượng P 0,12%, P sẽ tạo thành photphit phức tạo gây ra nhiều khuyết tật. Cứ tăng 0,01%P làm giảm độ giai va đập 50¸60Nu/cm2. Tăng hàm lượng P từ 0,021¸0,168% làm giảm độ dai va đập 3¸4 lần, độ dãn dài 3,6 lần, độ co thắt 2,7 lần.
2.2.3. Ảnh hưởng của ôxy (O2).
Trong quá trình luyện thép có giai đoạn ôxy hoá để khử tạp chất đến giới hạn quy định nên thường phải cho ôxy vào trong kim loại lỏng ở giai đoạn này. Khi tạp chất trong thép đạt yêu cầu thì quá trình truyền ôxy vào thép lỏng dừng lại và trong thép lỏng còn dư nhiều ôxy. Ngoài ra ôxy còn có trong thép do quá trình nấu thép lỏng tiếp xúc trực tiếp vói không khí, liệu đưa vào lò không sạch, ẩm,... Độ hoà tan của ôxy trong thép lỏng khá lớn, ở nhiệt độ 16000C là 0,23%, đồng thời nó có thể kết hợp với Fe tạo thành các ôxit FeO, Fe2O3, Fe3O4. Ôxy là nhân tố làm cháy hao các nguyên tố. Ôxy và sắt tạo thành các ôxit khi hoà tan vào Fe mạng tinh thể bị khuyết tật lệch mạng làm cơ lý tính của thép bị giảm. Thép chứa nhiều O2 thường dòn, gây hiện tượng rỗ thép khi đúc. Với thép mangan cao thì ôxy lại càng có hại. Sự có mặt của ôxy làm cho nguyên tố Mn bị cháy rất mạnh tạo thành tạp chất ôxit lẫn trong thép lỏng làm xấu thép.
2.2.4. Ảnh hưởng của hydro (H2), nitơ (N2 )
N2 và H2 cũng là tạp chất gây ảnh hưởng đến chất lượng của mẻ thép. Các tạp chất này không những làm giảm cơ tính của thép mà chúng còn là nguyên nhân chủ yếu tạo ra những khuyết tật như các vết nhăn, các bọt khí và các lỗ xốp ở trung tâm thỏi thép. H2 còn là nguyên tố gây nên khuyết tật điểm trắng trong thép, chính vì vậy cần phải làm giảm hàm lượng tạp chất khí trong thép lỏng tới mức thấp nhất có thể nhằm nâng cao chất lượng của thép. Nguyên tố hợp kim có khả năng kết hợp với ôxy mạnh hơn N2 cho nên hợp kim nitơrit chỉ có thể hình thành sau khi khử triệt để ôxy. Khả năng khử N2 của các nguyên tố tăng khi nhiệt độ của thép lỏng giảm. Khi luyện thép bằng phương pháp thông thường, ta dùng phản ứng khử C để khử khí ra khỏi thép lỏng. Thông thường lợi dụng dòng khí CO nhờ phản ứng ôxy hoá tạo nên và lúc đó áp xuất khí H2, N2 trong bọt khí gần bằng không, lượng bọt khí CO trong thép lỏng càng lớn, thời gian lưu càng dài thì hiệu quả khử càng tốt.
Như vậy hàm lượng các tạp chất có ảnh hưởng rất lớn tới thành phần và tính chất của mác thép nên trong quá trình luyện thép cần loại bỏ triệt để các loại tạp chất ra khỏi thép lỏng.
2.3. Quá trình khử tạp chất trong luyện thép.
* Nguồn gốc tạp chất trong thép.
Hàm lượng tạp chất, cách phân bố tạp chất, hình dạng tạp chất và loại tạp chất có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thép. Vì vậy, để nâng cao chất lượng thép ta phải ngăn ngừa và khử bỏ tạp chất.
Trong luyện thép, nguồn tạp chất chủ yếu đưa vào từ:
- Sản phẩm của các phản ứng trong quá trình nấu luyện.
- Các chất bẩn cùng nguyên liệu đưa vào lò.
- Khi ra thép, đúc thép, vật liệu chịu lửa bị tẩm thực hoá học và cơ học mang vào thép các ôxít như: SiO2, Al2O3, MgO...Mặt khác do thép lỏng tiếp xúc với không khí bị ôxy hoá hoặc tách xỉ không tốt.
Trong thực tế sản xuất, nếu thực hiện quy trình nấu luyện, đúc rót tốt thì nguồn tạp chất từ nguyên vật liệu, hay từ khâu đúc rót có thể giải quyết được. Nhưng riêng nguồn gốc từ các sản phẩm khử ôxy trong và ngoài lò đòi hỏi các nhà luyện kim phải nghiên cứu khử bỏ chúng.
* Các biện pháp loại bỏ tạp chất trong thép.
Để giảm bớt tạp chất phi kim và khí trong thép, người ta thường dùng các biện pháp sau:
- Chọn nguyên liệu sạch, sấy khô và bảo quản liệu cẩn thận. Phải xử lý và phân loại trước khi dùng, hạ thấp áp suất riêng phần của hydro và hơi nước trong không gian lò.
- Chọn chế độ thao tác nấu luyện thích hợp (chế độ xỉ, chế độ nhiệt...) nâng cao tốc độ khử các bon, rút ngắn thời gian sôi tĩnh trong lò.
- Các thiết bị đúc thép, máng ra thép...vật liệu chịu lửa nhất thiết phải được sấy khô và làm sạch cẩn thận.
2.3.1. Quá trình khử photpho (P).
Trong kim loại, photpho thường tồn tại ở dạng Fe3P, Fe2P và P. Song đa số khi nghiên cứu các phản ứng cân bằng vẫn thường dùng dạng photpho nguyên tử.
Phản ứng khử photpho được tiến hành như sau:
2[P] +5(FeO) (P2O5) + 5[Fe]
2[P] + 8(FeO) (3FeO. P2O5) + 5[Fe]
Lp = hoặc Lp =
Các phản ứng theo chiều thuận trên là các phản ứng phát nhiệt. Ở nhiệt độ cao, P2O5 ở trạng thái tự do, ngay cả hợp chất photpho sắt cũng không bền, có thể bị hoàn nguyên bởi các nguyên tố như Si và Mn...Vì vậy, để khử photpho phải tạo xỉ có độ kiềm cao. Trong trường hợp này P bị ôxy hoá và khử bỏ theo phương trình sau:
2[P] + 5(FeO) + 4(CaO) (4CaO. P2O5) + 5[Fe]
Hằng số cân bằng của phản ứng trên là:
Nếu trong xỉ có SiO2 tự do tồn tại, thì sự kết hợp bền chắc của CaO và
P2O5 bị phá huỷ theo phương trình:
(4CaO. P2O5) +2SiO2 2(2CaO.SiO2) + P2O5
Vì vậy, điều kiện cần thiết để khử photpho là số lượng CaO trong xỉ phải đủ để hình thành (4CaO. P2O5), (2CaO.SiO2), CaO, FeO...
Qua nghiên cứu về sự cân bằng của phản ứng khử photpho, người ta đã rút ra kết luận xỉ có độ bazơ và tính ôxy hoá cao, có khả năng khử photpho lớn nhất.
Hình 2.9. Quan hệ giữa khả năng khử P với độ bazơ của xỉ với lượng FeO
Từ hình vẽ ta thấy, khi dùng (CaO) để nâng cao độ ba độ bazơ của xỉ tới một trị số, thì chỉ tăng (CaO) đồng thời với tăng (FeO) mới có lợi cho việc khử phốtpho.
Điều kiện để khử photpho là:
- Xỉ có độ kiềm cao.
- Hàm lượng FeO cao (xỉ có tính ôxy hoá).
- Nhiệt độ phải tương đối thấp (nhưng không được quá thấp).
Trong quá trình luyện thép, thông thường giai đoạn vừa nấu chảy xong là phù hợp cho việc khử photpho nhất. Vì khi đó nhiệt độ kim loại lỏng còn thấp, FeO trong xỉ cao và kết hợp với điều kiện tạo xỉ trước thì việc khử photpho rất thuận lợi. Cần chú ý là:
- Lò phải được khuấy đảo, sôi sục, xỉ phải loãng.
- Lượng xỉ phải nhiều nhằm giảm hàm lượng (4CaO. P2O5) trong xỉ.
- Khi đã khử photpho đạt mác yêu cầu cần phải tháo hết xỉ để tránh hiện tượng photpho hoàn nguyên trở lại.
2.3.2. Quá trình khử lưu huỳnh (S).
Trong quá trình luyện thép, việc khử lưu huỳnh chủ yếu thông qua xỉ, muốn khử lưu huỳnh cần phải chuyển nó thành những sunfua không hoà tan trong kim loại.
Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng CaS hầu như không hoà tan vào trong kim loại lỏng, MnS ít hoà tan hơn, còn FeS thì có độ hoà tan lớn trong thép. Do đó, việc chuyển FeS thành MnS trong kim loại và CaS trong xỉ thì lưu huỳnh sẽ được chuyển qua xỉ và khử đi.
Phản ứng tạo thành MnS trong kim loại là:
[FeS] + [Mn] [MnS] + [Fe]
Khi trong xỉ có CaO thì trên bề mặt giữa xỉ và kim loại sẽ có phản ứng sau:
[MnS] + (CaO) (CaS) +(MnO)
[FeS] + (CaO) (CaS) +(FeO)
Giai đoạn ôxy hoá, phản ứng khử lưu huỳnh xảy ra không đáng kể vì môi trường ôxy hoá cao. Giai đoạn hoàn nguyên khử lưu huỳnh tốt nhất bởi vì: lượng ôxy trong kim loại rất ít (sau khi khử ôxy). Môi trường bây giờ là môi trường hoàn nguyên, kim loại có nhiệt độ cao, đồng đều. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khử lưu huỳnh.
Điều kiện khử lưu huỳnh:
- Xỉ phải có độ kiềm cao.
- Nhiệt độ cao để tạo xỉ loãng.
- Hàm lượng (FeO) thấp (xỉ có tính hoàn nguyên).
Bể kim loại phải sôi mạnh để tăng bề mặt tiếp xúc giữa xỉ và kim loại. Lượng xỉ lớn để giảm nồng độ CaS trong xỉ, thuận tiện cho việc khử lưu huỳnh. Đồng thời, phản ứng cháy các bon tiến hành mãnh liệt nhằm giảm hàm lượng (FeO) và tăng độ khuấy trộn nhờ (CO) sinh ra.
2.3.3. Quá trình khử ôxy (O2).
Mục đích là khử bỏ bớt lượng ôxy trong thép. Dùng một chất (nguyên tố) có ái lực hoá học với ôxy lớn hơn ái lực của sắt với ôxy để giảm thấp lượng ôxy hoà tan trong thép. Sau đó, khử những chất ôxit hình thành ra khỏi thép.Vì vậy, điều kiện sản phẩm của các phản ứng khử ôxy là: không được hoà tan trong thép lỏng, dễ dàng nổi lên trên bề mặt xỉ. Từ điều kiện như vậy, trong thực tế sản xuất hiện nay thường có các phương pháp khử ôxy sau:
Khử lắng.
Khử khuếch tán.
* Phương pháp khử lắng.
Quá trình tiến hành được chia làm 2 giai đoạn: Nguyên tố khử ôxy hoàn nguyên ôxy hoà tan trong thép lỏng tạo ra những oxit không hoà tan trong thép lỏng. Sau đó khử những ôxit sinh ra trong thép. Một số nguyên tố thường dùng để khử ôxy:
- Sự khử ôxy của Mn: Mn là nguyên tố được dùng nhiều nhất, phản ứng khử ôxy của Mn:
[Mn] + (FeO) (MnO) + [Fe]
Khả năng khử ôxy của Mn thay đổi theo nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao khả năng khử ôxy càng yếu. Trong luyện thép tạo xỉ bazơ, Mn có khả năng khử yếu hơn trong môi trường xỉ axit. Sản vật (MnO) có thể kết hợp với các ôxit khác thành những hợp chất có dung điểm thấp có lợi cho việc khử bỏ chúng ra khỏi thép. Khi Mn tồn tại đồng thời với các nguyên tố khử ôxy khác, nó có thể làm tăng khả năng khử ôxy của các nguyên tố đó.
Chất khử ôxy là Mn thường được dùng ở dạng FeMn có hàm lượng Mn khác nhau.
- Sự khử ôxy của Si:
Phản ứng khử ôxy của Si
[Si] + 2[O] SiO2(r)
LgKsi =
Si là nguyên tố có khả năng khử ôxy tương đối mạnh. Ở nhiệt độ càng thấp, khả năng khử ôxy của Si càng cao. Khả năng khử ôxy của Si trong xỉ bazơ khá mạnh. Sản vật khử ôxy của Si là SiO2 khó hoà tan, khó loại trừ ra khỏi thép lỏng.
Thuốc khử ôxy là Si thường được dùng dưới dạng FeSi có hàm lượng Si khác nhau hoặc là các loại silico.
- Sự khử ôxy của nhôm: Al là nguyên tố khử ôxy rất mạnh. Để đạt được mục đích khử ôxy hoàn toàn, phải dùng nhôm để khử .
Phản ứng khử ôxy của Al:
2Al +3[O] (Al2O3 rắn)
Quá trình hình thành và điều kiện khử sản phẩm của phản ứng khử ôxy. Nhiệm vụ khử ôxy không chỉ khử bỏ ôxy hoà tan trong thép mà còn phải khử bỏ tạp chất ôxit, sản phẩm khử ôxy ra khỏi thép lỏng.
Hình 2.10. Khả năng khử ôxy của một số nguyên tố ở 1600oC.
Điều kiện thuận lợi để tạp chất dễ nổi lên trong thép lỏng:
- Kích thước hạt càng lớn tạp chất càng dễ nỗi lên trên.
- Tỷ trọng càng nhỏ tạp chất càng dễ nỗi lên trên.
- Xỉ phải loãng.
- Tìm cách hạ thấp dung điểm của các tạp chất ôxit bằng cách dùng nhiều chất thử khác nhau, kết hợp cả chất khử tính axit và chất khử tính bazơ.
* Phương pháp khử ôxy khuếch tán.
Căn cứ vào định luật phân bố, FeO trong thép và xỉ có một tỷ lệ nhất định: LFeO =
LFeO là hằng số ở nhiệt độ xác định, nếu ta giảm thấp lượng (FeO) trong xỉ thì [FeO] cũng giảm theo. Do (FeO) được giảm bằng phương thức khuếch tán nên gọi phương pháp khử ôxy này là phương pháp khử ôxy khuếch tán.
Nội dung của phương pháp khử ôxy khuyếch tán là loại bỏ xỉ cũ, tạo xỉ mới, sau đó cho hỗn hợp khử ôxy dạng bột lên mặt xỉ lỏng. Thành phần của chất hỗn hợp thường dùng là vật liệu có chứa C như than cốc, than gỗ hoặc graphit. Điều kiện tất yếu của phương pháp khử ôxy khuếch tán là phải khống chế cho môi trường khí trong lò là môi trường hoàn nguyên để các thành phần trong hỗn hợp không bị cháy tổn nhiều.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể thu được thép chứa tạp chất phi kim thấp.
Khuyết điểm của phương pháp này là thời gian khử ôxy quá dài, năng suất của thiết bị thấp. Để khác phục khuyết điểm này, có thể dùng phương pháp khử ôxy bằng xỉ tổng hợp. Phương pháp này tiến hành như sau:
Tạo trước một loại xỉ chứa FeO thấp trong một thiết bị khác, chứa vào một thùng rót thép, sau đó đổ thép lỏng chưa khử ôxy vào thùng rót thép với tốc độ cao, làm cho xỉ và thép khuấy trộn mãnh liệt. Lợi dụng sức căng bề mặt tiếp xúc giữa xỉ và kim loại để tăng tốc độ quá trình khử ôxy.
PHẦN III. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
3.1.1. Nội dung nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Nghiên cứu tổng quan về thép Bo và mác thép 50B50 dùng để chế tạo nòng súng bộ binh cỡ nhỏ trên cơ sở các tài liệu và tiêu chuẩn trong và ngoài nước.
Nghiên cứu xác định công nghệ sản xuất mác thép 50B50 bao gồm các khâu:
+ Công nghệ luyện thép.
+ Công nghệ rèn.
+ Công nghệ nhiệt luyện.
Đánh giá chất lượng thép: Thành phần hoá học, cơ tính, tổ chức tế vi và cấu trúc pha.
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để đảm bảo kết quả nghiên cứu có độ tin cậy và chính xác cao, đề tài đã sử dụng các phương pháp và thiết bị nghiên cứu sau:
Trên cơ sở phân tích các điều kiện làm việc của nòng súng bộ binh cỡ nhỏ và tham khảo các tài liệu và tiêu chuẩn về thép hợp kim của các nước tiên tiến trên thế giới để lựa chọn mác thép.
Lò nấu luyện thép trung tần dung lượng 10Kg tại Phòng thí nghiệm Công nghệ luyện kim 110 - C5 - ĐHBK - Hà Nội để nghiên cứu xác định công nghệ luyện thép. Búa rèn 750 kg và 150 kg để nghiên cứu công nghệ rèn và máy tiện ngang để tiện mẫu.
Máy kiểm tra cơ tính tại phòng thí nghiệm vật liệu trực thuộc Viện cơ khí năng lượng và mỏ để kiểm tra cơ tính.
Máy phân tích quang phổ phát xạ ARL 3460-Thụy Sỹ tại Viện công nghệ để phân tích thành phần hoá học, đặc biệt là Bo với hàm lượng rất nhỏ.
Máy thử độ cứng và kính hiển vi quang học Axiovert 25 của cộng hòa liên bang Đức tại phòng thí nghiệm nhiệt luyện C1-ĐH Bách Khoa HN.
Sử dụng lò điện trở tại phòng thí nghiệm luyện kim 210-C5-ĐH Bách Khoa HN để nhiệt luyện mẫu thép.
3.2. Công nghệ sản xuất thép Bo mác 50B50.
3.2.1. Sơ đồ lưu trình công nghệ.
Quy trình công nghệ sản xuất thép 50B50 từ nguyên liệu là thép phế đến sản phẩm là thép sau nhiệt luyện được trình bày theo sơ đồ hình 3.1.
Nạp liệu
Nấu chảy
Hợp kim hóa
Ra thép
Đúc thỏi
Rèn
Tiện
Nhiệt luyện
Thử cơ tính
Chụp ảnh tổ chức
Lấy mẫu
Phân tích TPHH
Hình 3.1. Sơ đồ lưu trình công nghệ sản xuất thép 50B50.
3.2.2. Công nghệ nấu luyện.
3.2.2.1. Chọn mác thép và thiết bị nấu luyện.
Thép Bo mác 50B50 là một loại thép khá tốt với thành phần hoá học như bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần hóa học của mác thép 50B50 (%).
C
Si
Mn
B
P
S
0,48-0,53
0,20-0,35
0,75-1,0
≥0,005
≤0,040
≤0,040
Để đảm bảo cho chất lượng cao của thép và cũng phù hợp với điều kiện nguyên vật liệu và thiết bị sẵn có trong nước, chúng em sẽ hạ thấp hàm lượng tạp chất P ≤ 0,03 % .
Ở các nước phát triển, thép 50B50 thường được nấu luyện trong lò chuyển thổi ôxy hoặc lò điện hồ quang. Trong điều kiện của nước ta, do khối lượng nhu cầu thép này chưa nhiều nên chúng em chọn thiết bị thí nghiệm nấu luyện là lò cảm ứng trung tần. Cụ thể đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu công nghệ nấu luyện trên lò cảm ứng trung tần dung lượng 10Kg tại phòng thí nghiệm luyện kim 110-C5-ĐH Bách Khoa HN.
3.1.2.2. Nguyên liệu cho nấu luyện.
Trên cơ sở yêu cầu về thành phần hoá học của mác thép và các đặc tính của thiết bị công nghệ, đề tài đã sử dụng các loại nguyên liệu sau:
Thép C45.
FeMn70
FeB
FeSi70
Nhôm kim loại ( 95%).
Bột than điện cực graphit.
Vôi.
Thành phần hoá học của các loại nguyên liệu được nêu trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thành phần hoá học của nguyên liệu (%).
TT
Nguyên liệu
C
Si
Mn
B
P
S
1
Thép C45
0,47
0,24
0,7
-
0,035
0,04
2
FeMn70
0,015
1,45
68
-
3
FeSi70
0,015
70
-
0,03
0,02
4
Than
95
-
5
FeB
39
3.1.2.3. Tính toán phối liệu.
Để tính toán phối liệu cho những mẻ nấu thí nghiệm, chúng em đã sử dụng các số liệu thống kê về hệ số cháy hao của các nguyên tố C, Mn, Si trong lò cảm ứng trung tần và kinh nghiệm luyện thép thực tế cũng như tham khảo các tài liệu khác. Hệ số cháy hao của các nguyên tố hợp kim khi nấu luyện trong lò cảm ứng trung tần được nêu ở trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Hệ số cháy hao của các nguyên tố hợp kim.
TT
Nguyên tố hợp kim
Hệ số cháy hao (%)
1
Mn
15
2
Si
25
3
C
60
Trọng lượng từng loại Fero đưa vào hợp kim hoá được xác định theo công thức.
m= (g)
Trong đó:
N: Hàm lượng nguyên tố hợp kim mác thép nấu (%)
N’ : Hàm lượng nguyên tố hợp kim trong thép trước khi hợp kim hoá(%)
a : Hàm lượng nguyên tố hợp kim trong Fero (%)
η : Hệ số thu hồi của hợp kim trong Fero (%)
M : Khối lượng của toàn mẻ nấu (g)
Phương án này có ưu điểm là tận dụng được các nguyên tố hợp kim trong thép phế. Tuy nhiên, có nhược điểm là thành phần hoá học của thép không chính xác vì tỉ lệ cháy hao của các nguyên tố hợp kim trong thép phế khó xác định. Thời gian nấu luyện chậm hơn do không thổi ôxy vào để tăng nhanh phản ứng cháy làm cho nhiệt độ quá trình chảy tăng chậm. Gặp khó khăn trong việc tính phối liệu khi chưa biết thành phần học học của sắt thép phế mang vào.
Ở đây, mác thép nghiên cứu có hàm lượng cácbon trung bình, hàm lượng các tạp chất: P, S rất thấp. Mặt khác, trong điều kiện nghiên cứu không có các thiết bị tinh luyện ngoài lò và các máy phân tích nhanh tại chỗ. Nên trước khi hợp kim hoá phải khử triệt để P và S ra khỏi thép.
Dựa vào thành phần hoá học của nguyên liệu, hệ số cháy hao của các nguyên tố hợp kim và kinh nghiệm thực tế chúng em đã tính toán phế liệu cho 4 mẻ nấu thí nghiệm với trọng lượng mỗi mẻ khoảng 5 kg như trong bảng 3.4. Riêng đối với nguyên tố Bo chúng em dự tính hệ số cháy hao khoảng 30-50 % và sẽ điều chỉnh qua kết quả phân tích các mẻ nấu.
Bảng 3.4. Phối liệu các mẻ nấu thí nghiệm (g).
TT
Nguyên liệu
Mẻ 1
Mẻ 2
Mẻ 3
Mẻ 4
1
Thép C45
5000
5000
5000
5000
2
FeB
2,2
2,21
2,5
2,5
3
FeMn
21,64
21,95
18,22
18,16
4
FeSi
5,12
5
5,02
5,02
5
Bột than
5 (grafit)
-
15,82(grafit)
15(kok)
6
Nhôm kim loại
20
80
50
50
Tổng cộng
5053,96
5109,16
5094,06
5093,16
Chất trợ dung là vôi, chất gom xỉ là phụ gia LDSF với thành phần là CaO và SiO2 với tỷ lệ CaO/SiO2 xấp xỉ 5% nên còn được gọi đơn giản là xỉ hai cấu tử. Trọng lượng sử dụng như nhau trong các mẻ nấu, cụ thể như sau:
CaO : 30 g , chất gom xỉ : 15 g.
Đối với thép Bo thì vấn đề đưa Bo vào thép như thế nào để đảm bảo đúng hàm lượng Bo yêu cầu trong thép là cực kỳ quan trọng. Muốn vậy, ta phải hiểu rõ hành vi của nguyên tố Bo khi luyện thép. Như đã nêu ở phần trên, Bo là nguyên tố hoạt động hoá học mạnh nên để bảo toàn Bo trong thép thì thép phải được khử ôxy triệt để. Nếu không, Bo sẽ kết hợp với ôxy để tạo thành ôxit Bo nổi lên xỉ. Vì thế, đối với thép hợp kim Bo, ngoài FeMn và FeSi thì cần dùng thêm Al để khử ôxy. Vấn đề đặt ra cho công nghệ luyện thép Bo là đưa Bo vào thép lúc nào và cỡ hạt FeB bao nhiêu là phù hợp nhất. Theo các tài liệu thì đưa Bo ở dạng FeB vào thép sau khi đã khử ôxy triệt để bằng FeMn, FeSi và Al và trước khi ra thép khoảng 2-3 phút. Vì chỉ đưa FeB vào trước khi ra thép 2-3 phút nên kích thước các hạt FeB không được to quá để đảm bảo cho việc hoà tan của FeB vào thép lỏng được hoàn toàn. Với định hướng như vậy, chúng em đã tiến hành 4 mẻ thí nghiệm. thành phần liệu và công nghệ nấu luyện không khác nấu luyện thép cacbon chất lượng. Duy chỉ phải chú ý đến khâu khử oxy, thời điểm đưa FeB vào và kích thước hạt FeB thích hợp.
Quy trình nấu luyện thép 50B50 trong lò cảm ứng trung tẩn dung lượng 5 kg/mẻ từ các nguyên liệu trên như sau:
Cho CaO đã được nghiền nhỏ và sấy khô vào đáy lò.
Xếp liệu thép C45 vào lò sao cho liệu được xếp chặt nhất. Lượng bột than điện cực được cho vào hộp sắt, đóng kín rồi cho vào đáy lò.
Đóng điện cho lò hoạt động, sau đó tăng dần công suất lò để nấu chảy mẻ liệu. Chú ý dùng que chọc lò để tránh hiện tượng treo liệu. Khi mẻ liệu đã nóng chảy hoàn toàn thì vớt xỉ cũ và cho chất tạo xỉ mới vào lò.
Cho 1 lượng nhôm vào để khử ôxy trước khi hợp kim hóa.
Khi nhiệt độ thép lỏng đạt khoảng 1580-16200C thì cho FeMn và FeSi, sau đó thêm nhôm kim loại vào để khử khí triệt để.
Để nước thép lắng khoảng 5-7 phút thì cho FeB với kích thước phù hợp vào lò, dùng que khuấy đảo đều rồi để thép lắng 2-3 phút thì vớt xỉ và rót thép vào nồi rót đã được sấy đỏ. Nhiệt độ rót thép cũng tương tự như thép C50 khoảng 1520-15600C.
Rót thép vào khuôn đã được sấy khô.
Lấy mẫu khi rót thép để phân tích thành phần hoá học.
Đề tài đã tiến hành nấu thí nghiệm 4 mẻ theo phối liệu được nêu trong bảng 3.4. Việc xác định hàm lượng Bo trong thép là tương đối khó khăn. Ở nước ngoài, người ta thường dùng phương pháp quang phổ phát xạ quang học Plasma đôi cảm ứng (Inductively Coupled Plasma Optical Emission Spectrometry: ICP- OES) hay bằng hệ thống thiết bị Laser Ablation ICP-MS with the CETAC LSX-100. Chúng em đã sử dụng thiết bị quang phổ phát xạ ARL 3460 của Thụy Sỹ tại Viện công nghệ- 25 Vũ Ngọc Phan-HN để phân tích Bo và các nguyên tố khác.
Thép lỏng sau khi nấu luyện đạt yêu cầu được rót vào khuôn, chuẩn bị cho quá trình gia công rèn. Để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho quá trình gia công cơ thì theo lý thuyết phải trải qua quá trình tinh luyện bằng điện xỉ, tuy nhiên do điều kiện thiết bị không cho phép và qui mô đề tài vẫn là qui mô thí nghiệm nên chúng em bỏ qua giai đoạn tinh luyện và tiến hành đúc phôi rèn luôn.
3.3. Quá trình gia công rèn và tiện mẫu.
3.3.1. Quá trình gia công rèn.
Do điều kiện thiết bị không cho phép nên chúng em không thể cán nóng được nên mẫu được rèn tại xưởng rèn tư nhân Hà Đông. Chế độ rèn như sau:
Nhiệt độ nung khoảng (1100¸1150)°C
Nhiệt độ kết thúc rèn khoảng (900¸920)°C.
Phôi rèn được để nguội trong không khí.
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ rèn.
3.3.2. Quá trình gia công tiện.
Hình 3.3. Mẫu tiện.
Sau khi rèn thì phôi rèn được tiện để kiểm tra cơ tính tại trung tâm thực hành trường ĐH Bách Khoa và được nhiệt luyện trên lò điện trở tại phòng thí nghiệm
bộ môn nhiệt luyện.
3.4. Công nghệ nhiệt luyện.
Để đảm bảo cơ tính tổng hợp cao và thuận lợi cho việc gia công cơ khí thì thép 50B50 phải được nhiệt luyện. Nhiệt luyện thép 50B50 bao gồm 2 dạng: Thường hóa để gia công cơ khí và nhiệt luyện cuối cùng (tôi và ram cao-hoá tốt) để đạt cơ tính tổng hợp cao.
3.4.1. Thường hóa
Thường hoá được tiến hành với thép 50B50 để khử ứng suất dư, ổn định cấu trúc và giảm độ cứng, tạo thuận lợi cho khâu gia công cơ khí tiếp theo. Thường hoá là công nghệ nung đến nhiệt độ cao hơn Ac3, giữ một thời gian tuỳ theo kích thước của phôi rồi làm nguội trong không khí. Với thép 50B50 thì thường hoá được thực hiện ở nhiệt độ 820 -850oC và làm nguội trong không khí. Sơ đồ công nghệ được mô tả trên hình bên. Sau khi thường hoá, thép có cấu trúc peclit nhỏ mịn và độ cứng đạt khoảng 200 HB. Với cấu trúc có độ cứng như vậy thép dễ gia công cơ khí.
Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ thường hóa.
3.4.2. Nhiệt luyện cuối.
Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ tôi.
Nhiệt luyện cuối bao gồm tôi và ram cao được tiến hành sau khi gia công cơ khí thành chi tiết. Thép 50B50 có nhiệt độ tới hạn Ac3 = 800oC. Vì vậy, nhiệt độ austenit hoá của thép 50B50 là khoảng 840±20oC. Với nhiệt độ này có thể đảm bảo cho sự hoà tan hoàn toàn cacbit Fe3(C,B) và Fe23(C,B)6 vào dung dịch rắn g. Môi trường tôi cho thép 50B50 là dầu.
Sau khi tôi thép 50B50 ta nhận được cấu trúc mactenxit. Mactenxit là dung dịch rắn quá bão hoà, có độ cứng rất cao nhưng giòn, không ổn định. Để có cấu trúc ổn định cơ tính tổng hợp cao ta phải tiến hành ram.
Trong quá trình ram thép xảy ra các hiện tượng sau:
Phân huỷ austenit dư: 250 ÷ 260oC.
Phân huỷ dung dịch rắn: 320 ÷ 430oC.
Tiết pha cacbit:
+ 300 ÷ 350oC: Tạo thành Fe3C.
+ 400 ÷ 450oC: Tạo thành Fe3(C,B)
+ Trên 500oC: Tạo thành Fe23(C,B)6
Hình 3.6. Sơ đồ công nghệ ram cao.
Như vậy, để các quá trình trên xảy ra hoàn toàn,đặc biệt là việc tiết ra Fe23(C,B)6 để nâng cao độ cứng và độ bền của thép Bo thì ta phải ram cao từ 490 ÷ 720oC. Đối với thép 50B50 thì nhiệt độ ram phù hợp là 600 ± 20oC.
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
4.1. Thành phần và tính chất của thép 50B50.
4.1.1. Thành phần của mác thép sau khi nấu luyện.
Thành phần hoá học của các mác nghiên cứu được phân tích và xác định tại phòng thí nghiệm vật liệu trực thuộc viện cơ khí năng lượng và mỏ-Thanh Xuân-HN và Viện công nghệ - 25 Vũ Ngọc Phan- Đống Đa- HN. Kết quả đạt được trong bảng 4.1
Bảng 4.1. Thành phần hoá học các mẻ thí nghiệm (%).
Mẻ
C
Si
Mn
B
P
S
1
0,3531
0,2161
1,0079
0,0049
0,0102
0,0384
2
0,3486
0,2889
0,9478
0,0059
0,0105
0,0270
3
0,4864
0,3151
0,8897
0,0064
0,0299
0,0362
4
0,4919
0,4741
1,0951
0,0075
0.0256
0.0398
Mác tiêu chuẩn
0,48-0,53
0,20-0,35
0,75-1,0
≥0,005
≤0,040
≤0,040
*Nhận xét:
Qua các số liệu trong bảng 4.1 ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
- Tất cả 4 mẻ nấu thí nghiệm đều đạt yêu cầu về thành phần hoá học một cách tương đối tốt.
- Hàm lượng nguyên tố Bo trong các mẻ nấu là đạt yêu cầu so với mác tiêu chuẩn. Điều này khẳng định cách đưa Bo vào thép được đề tài đề xuất là hoàn toàn phù hợp và các biện pháp khử ôxy đã nêu ở phần trên là rất đúng đắn.
-Hàm lượng các nguyên tố Si, Mn nằm trong giới hạn cho phép. Đặc biệt, các tạp chất P và S đều có hàm lượng thấp, đảm bảo cho thép có độ sạch rất cao, cơ tính tốt.
-Tuy nhiên, hàm lượng C ở mẻ 1 và mẻ 2 còn thấp so với mác tiêu chuẩn do tính được hệ số cháy hao chưa chính xác tại các mẻ nấu đầu tiên.
4.1.2. Tính chất của mác thép sau khi nấu luyện.
Hình 4.1. Mẫu thử kéo.
Hình 4.2. Mẫu thử độ dai va đập.
Hình 4.3. Mẫu đo độ cứng.
Với mẫu chế tạo theo hình dạng bên trên, tính chất cơ học của thép 50B50 (độ cứng , độ bền, tính dẻo sau khi tôi và ram) được nêu trong bảng 4.2 (với mẫu thử là mẫu số 3). Cơ tính của thép do đề tài chế tạo tương đương với mác thép của nước ngoài tương ứng.
Bảng 4.2. Tính chất cơ học của thép 50B50.
Nhiệt luyện
R0.2
Mpa
Rm
Mpa
A
%
ak
Jcm-2
Độ cứng HB
Tôi và ram
598
849
12
58
218
Tiêu chuẩn
≥540
≥785
≥10
≥39
≥207
Bảng 4.3. Độ dai va đập của thép 50B50.
Mẫu
2
3
4
Giá trị TB
Ak[J/cm2]
55
60
59
58
* Nhận xét:
Qua kết quả phân tích như bảng 4.2 và 4.3 ta thấy các tính chất của thép 50B50 sau khi nấu luyện hoàn toàn đạt yêu cầu so với mác tiêu chuẩn, thậm chí còn vượt tiêu chuẩn so với thép nước ngoài.
4.2. Cấu trúc pha của thép 50B50.
Sau quá trình nhiệt luyện cuối (tôi và ram) mẫu được đem đi chụp ảnh tổ chức tại phòng thí nghiệm bộ môn vật liệu học và nhiệt luyện P309- C1- ĐH Bách Khoa HN. Dưới đây là ảnh tổ chức thu được của thép 50B50 với mẫu số 3 và mẫu số 4.
*Nhận xét:
Kết quả phân tích bằng kính hiển vi quang học cho thấy tổ chức tế vi của thép 50B50 sau quá trình nhiệt luyện cuối là mactenxit hình kim và xoocbit dạng hạt. Chính tổ chức như vậy đã đảm bảo cho thép có độ bền cao và tính dẻo tốt.
Hình 4.4. Cấu trúc tế vi sau khi ram cao mẫu 3 (x200)
Hình 4.5. Cấu trúc tế vi sau khi ram cao mẫu 3 (x500)
Hình 4.6. Cấu trúc tế vi sau khi ram cao mẫu 4 (x200)
Hình 4.7. Cấu trúc tế vi sau khi ram cao mẫu 4 (x500)
PHẦN V. KẾT LUẬN
5.1. Kết luận.
Qua thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, đề tài lần đầu tiên nấu thử ở qui mô thí nghiệm:
- Đã xác định được công nghệ sản xuất mác thép 50B50 từ khâu luyện thép, gia công cơ – cơ khí và nhiệt luyện bằng nguyên vật liệu và thiết bị sẵn có trong nước. Đặc biệt đã thành công trong việc đưa Bo vào thép đảm bảo đúng hàm lượng yêu cầu.
- Thép nghiên cứu có tính chất cơ học và cấu trúc tương đương với mác thép của nước ngoài.
- Thép do đề tài chế tạo có khả năng sử dụng trong lĩnh vực chế tạo máy và vũ khí.
- Việc nâng cao cơ tính của thép lên cao hơn nữa trong điều kiện sản xuất thực tế là hoàn toàn có thể.
- Khi mác thép này được nấu luyện thành công trong thưc tế sẽ góp phần nội địa hoá sản xuất, đồng thời sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn mà hàng năm nhà nước phải bỏ ra.
5.2. Kiến nghị.
Nếu sau này điều kiện cho phép chúng em xin được tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài để áp dụng vào thực tế sản xuất hiện nay. Nhóm sinh viên chúng em rất mong được sự đóng góp ý kiến và sự chỉ bảo của quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2008.
Nhóm sinh viên thực hiện
Trần Đức Hưng
Nguyễn Huy Phú
Nguyễn Kim Tuân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TSKH. Bùi Văn Mưu (chủ biên), PGS. TS. Nguyễn Văn Hiển, PGS.TS. Trương Ngọc Thận
“Lý thuyết các quá trình luyện kim”. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội - 2006.
2. E.T. TURKDOGAN
“Fundamentals of Steelmaking”. The institute of materials
3. GS. TSKH. Bùi Văn Mưu
Báo cáo tổng kết đề tài sản xuất thép răng gầu xúc bằng thép 110Mn13Đ.
4. Nguyễn Hữu Dũng
“Hợp kim đúc”. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội - 2006.
5. Lê Công Dưỡng, Nghiêm Hùng, Nguyễn Văn Chi, Nguyễn Trọng Bảo, Đỗ Minh Nghiệp
“Kim loại học”. Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội - 2003.
6. Nghiêm Hùng
“Giáo trình vật liệu học”. Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội - 1997.
7. PGS.TS. Trần Văn Dy
“Kỹ thuật lò điện luyện thép”. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội - 2006.
8. PGS. TS. Ngô Trí Phúc, GS. TS. Trần Văn Địch
“Sổ tay sử dung thép thế giới”. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội - 2003.
9. PGS. TS. Ngô Trí Phúc, TS. Nguyễn Sơn Lâm
“Công nghệ sản xuất ferro”. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội - 2006.
10. Phan Tử Phùng
“Đúc thép”. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội - 1991.
11. Trang Web tham khảo:
-
-
-
-
- Môc lôc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6254.doc