Đề tài Nghiên cứu đánh giá độ chính xác tái tạo ngược khi sử dụng trung tâm gia công VMC-85S

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC TÁI TẠO NGƯỢC KHI SỬ DỤNG TRUNG TÂM GIA CÔNG VMC-85S Lời mở đầu Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ trên tất cả các lĩnh vực thì các sản phẩm cơ khí ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng, độ chính xác gia công, mức độ tự động sản xuất và đặc biệt là yêu cầu về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm phải được thay đổi một cách thường xuyên và linh hoạt. Vì vậy nhu cầu về thiết kế phát triển sản phẩm mới hoặc chép mẫu và thiết kế lại từ các sản phẩm đã có, cũng như nhu cầu về sản xuất, chế tạo các bộ khuôn mẫu có độ chính xác và độ phức tạp cao là rất lớn. Thực tế đó đòi hỏi phải phát triển công nghệ mới, trong đó có công nghệ CAD/CAM/CNC và kỹ thuật tái tạo ngược (RE). Vì vậy sau khi nhận được sự định hướng và giúp đỡ tận tình của Thầy PGS.TS Nguyễn Đăng Hoè tác giả đã chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá độ chính xác tái tạo ngược khi sử dụng trung tâm gia công VMC-85S". Vấn đề này là rất cấp bách, cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn rất cao trong giai đoạn hiện nay. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giải quyết các vấn đề sau: Ứng dụng kỹ thuật tái tạo ngược trên máy đo 3 chiều CMM trong việc thiết kế và gia công khuôn mẫu có độ chính xác cao Nghiên cứu đánh giá độ chính xác tái tạo ngược, nhằm đưa ra dự báo sai số thiết kế tái tạo ngược và sai số gia công trên máy CNC từ đó có biện pháp bù sai số gia công hoặc sai số thiết kế tái tạo ngược. Đối tượng nghiên cứu Máy : Trung tâm gia công VMC-85S, Máy đo 3 chiều CMMC544 Công nghệ : Kỹ thuật đo 3 chiều CMM và kỹ thuật tái tạo ngược Các phần mềm sử lý dữ liệu đo và thiết kế CAD/CAM Nội dung nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả tập trung nghiên cứu vào các vấn đề sau Tổng quan về kỹ thuật tái tạo ngược Hệ thống công nghệ và thực nghiệm Phân tích - Đánh giá độ chính xác tái tạo ngược Kết luận và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo Phương pháp nghiên cứu Lý thuyết kết hợp với thực nghiệm, trong đó thực nghiệm giữ vai trò chính. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đánh giá độ chính xác tái tạo ngược khi sử dụng trung tâm gia công VMC - 85S từ dữ liệu đo trên máy đo 3 chiều CMM, đưa ra được dự báo để khắc phục sai số gia công và sai số tái tạo ngược. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài mang tính ứng dụng cao, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được ứng dụng trực tiếp trong thiết kế, tạo mẫu sản phẩm và chế tạo khuôn mẫu tại Việt Nam Dự kiến kết quả đạt được: Từ nội dung nghiên cứu về kỹ thuật tái tạo ngược trên cơ sở sử dụng các hệ thống thiết bị và công nghệ tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, đề tài dự kiến sẽ đạt được kết quả sau: Ứng dụng được máy đo 3 chiều CMM-C544 và các phần mềm CAD/CAM, trung tâm gia công VMC-85S trong kỹ thuật tái tạo ngược Phân tích và đánh giá được độ chính xác tái tạo ngược từ đó đưa ra được dự báo sai số trong kỹ thuật tái tạo ngược trên máy CMM - C544

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu đánh giá độ chính xác tái tạo ngược khi sử dụng trung tâm gia công VMC-85S, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Kĩ thuật – Công nghệ 1 NGHIÊN CỨU ĐỘ CHÍNH XÁC TÁI TẠO NGƯỢC KHI SỬ DỤNG TRUNG TÂM GIA CÔNG VMC-85S Nguyễn Đăng Hòe - Trương Thị Thu Hương - Nguyễn Tuấn Hưng (Trường ĐH Kĩ thuật công nghiệp – ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, các sản phẩm cơ khí ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, độ chính xác gia công, mức độ tự động hóa, đặc biệt là sự phong phú về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Theo số liệu điều tra của Sở Công nghiệp Hà Nội, Công ty Song Long hàng năm cần trên 400 loại khuôn mẫu; Công ty Kim khí Thăng Long trong giai đoạn 2006 - 2010 cần tới 6500 bộ khuôn dập; Công ty Điện cơ Thống Nhất cần 100 bộ khuôn đúc áp lực, 300 bộ khuôn nhựa, 350 bộ khuôn dập; Công ty Xích líp Đông Anh cần tới 3000 bộ khuôn dập… Như vậy, nhu cầu của thị trường về khuôn mẫu ngày càng tăng. Ngoài ra, đa số các sản phẩm khuôn mẫu đều có yêu cầu cao về mặt công nghệ, kĩ thuật và khả năng tái tạo ngược sản phẩm để sản xuất các linh kiện có độ chính xác cao, trong khi năng lực sản xuất hiện tại của các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu khuôn mẫu của thị trường. Với những lí do trên, việc nghiên cứu đánh giá độ chính xác tái tạo ngược nhằm phục vụ thiết kế các bộ khuôn mẫu có độ chính xác cao là rất quan trọng. Bài báo này gồm hai phần chính: Phần 1 nêu ứng dụng máy đo 3 chiều CMM - C544, các phần mềm CAD/CAM và trung tâm gia công VMC-85S vào kĩ thuật tái tạo ngược chi tiết càng để chân xe máy Future Neo của hãng Honda; Phần 2 phân tích và đánh giá độ chính xác tái tạo ngược nhằm dự báo sai số trong kĩ thuật ngược trên máy đo 3 chiều CMM - C544. Hình 1. Sản phẩm tái tạo ngược 2. Kĩ thuật tái tạo ngược chi tiết càng để chân xe máy Future Neo của hãng Honda 2.1. Đặc tính kĩ thuật cơ bản của sản phẩm - Kích thước bao: X: 369.350; Y: 196.071; Z: 71.519. - Vật liệu: Nhôm hợp kim. - Phương pháp chế tạo: Đúc áp lực trên máy ≥ 250 tấn. 2.2. Xây dựng mô hình bề mặt sản phẳng bằng máy đo tọa độ CMM - C544 Sử dụng máy đo tọa độ CMM C544 để quét bề mặt chi tiết. Toàn bộ phần bề mặt quét được hiển thị ở dạng đám mây điểm. * Xây dựng lưới tam giác từ đám mây điểm Nối các điểm cạnh nhau để tạo thành các hình tam giác. Mật độ đám mây điểm được lựa chọn phụ thuộc mức độ chính xác của sản phẩm (Hình 2). Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Kĩ thuật – Công nghệ 2 Hình 2. Xây dựng lưới tam giác * Đơn giản hóa lưới tam giác Lưới tam giác được đơn giản hóa bằng cách giảm số lượng tam giác không cần thiết và tối ưu hóa vị trí các đỉnh. Sau đó, nối các cạnh của mỗi tam giác trong lưới sao cho các điểm hình học không thay đổi. * Chia nhỏ lưới Chia nhỏ lưới đã được đơn giản hóa để tạo bề mặt trơn theo ý muốn. Để tăng độ chính xác thì chia các ô lưới càng vuông càng tốt. Sau đó chuyển thành file CAD với các định dạng hoặc IGES, hoặc DXF, STL… 2.3. Các mô hình hình học Sau khi chuyển thành các file định dạng thích hợp chúng ta sẽ có mô hình CAD từ dữ liệu quét, ở một trong những dạng sau: - Mô hình hình học; - Mô hình lưới (Hình 4); - Mô hình bề mặt (Hình 5); Hình 3. Mô hình Lưới Hình 4. Mô hình bề mặt 2.4. Chỉnh sửa dữ liệu quét hình Dữ liệu quét thường không hoàn hảo, vì vậy, cần chỉnh sửa dữ liệu quét được nhờ các phần mềm chuyên dụng (Geomagic, Rapidform, Catia, Pro/ Engineer, Solidedge, Inventor). 2.5. Gia công sản phẩm bằng máy VMC 85S - Tạo bề mặt gia công từ bề mặt của sản phẩm; - Lập trình và mô phỏng quá trình gia công; - Truyền chương trình sang máy gia công VMC 85S qua cổng RS232 bằng phần mềm DNC. Hình 5. Sản phẩm gia công 3. Phân tích và đánh giá độ chính xác tái tạo ngược 3.1. Phân tích sai số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc1.pdf
Tài liệu liên quan