LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
Bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa họa và công nghệ. Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng về mọi mặt, đặc biệt là phát triển mạnh về kinh tế. Ưu tiên phát triển trọng điểm vùng kinh tế phía nam.
Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, mang lại lợi ích to lớn về kinh tế cho xã hội đã làm tổn thất to lớn đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên như: ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, sự thay đổi khí hậu đột ngột.
Chính vì vậy, chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội bền vững là nhận thức đúng đắn và là mối quan tâm sâu sắc được đặc lên hàng đầu của các cơ quan chức năng nhà nước.
Như vậy, công cụ hữu nghiệm nhằm mục đích bảo vệ môi trường là việc thực hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường Việt Nam đã được Quốc Hội thong qua. Để quản lý tốt hơn việc sử dụng, tái tạo và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn xây dựng và phát triển sau này của dự án thong qua công cụ “ Đánh giá tác động môi trường “ĐTM đã trở thành khâu quan trọng trong công tác quản lý môi trường và xét duyệt các dự án đầu tư.
Chính vì lẽ đó, việc đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Caric tỉnh Long An là rất cần thiết nhằm đưa ra các phương pháp giảm thiểu tác động có hại đến môi trường.
Mục đích của việc nghiên cứu
- Phân tích, dự báo, đánh giá có khoa học những tác động có lợi, có hại của dự án gây ra cho môi trường khu vực, bao gồm cả giai đoạn chuẩn bị xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai thực hiện dự án.
- Đề xuất các phương án tổng hợp, khả thi về mặt quản lý và công nghệ nhằm hạn chê mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của dự án đến môi trường và cộng đồng. Giải quyết một các hợp lý mâu thuẫn giữa phát triển kinh tề và bảo vệ môi trường.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng cụm công nghiệp Caric, huyện Cần Đước, Tỉnh Long An.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Nghiên cứu tác động tới môi trường gây ra trong phạm vi quy hoạch CCN caric huyện Cần Đước tỉnh Long An và khu vực xung quanh.
- Thời gian:
a. Thời gian nhận đồ án: 1/11/2010
b. Thời gian nộp đồ án: 28/2/2011.
Nội dung nghiên cứu
Đồ án chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau:
Mô tả sơ lược cụm công nghiệp Caric Huyện Cần Đước Tỉnh Long An.
Điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu hiện trạng môi trường tại khu vực CCN Caric huyện Cần Đước, Tỉnh Long An.
Đánh giá, dự báo tác động đến môi trường do sự hình thành và hoạt động của CCN, trong đó tập trung vào:
Đánh giá các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản.
Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của CCN.
Đề xuất các biện pháp khả thi về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho CCN.
Đề xuất các giải pháp quản lý giám sát, phòng chống các sự cố môi trường cho CCN.
Kết luận và kiến nghị phù hợp.
137 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2645 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án cụm công nghiệp Caric Tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính các nhà máy này lại có thể gây ô nhiễm không khí, mùi,… đối với các nhà máy khác.
5.4 Vùng cách ly vệ sinh công nghiệp
Vùng cách ly vệ sinh công nghiệp là vùng đệm giữa các CCN, KCN với khu dân cư. Kích thướt vùng cách ly công nghiệp được xác định theo khoảng cách bảo vệ vệ sinh mà các tiêu chuẩn nhà nước cho phép. Theo điều lệ giữ gìn vệ sinh do bộ y tế nước ta ban hành năm 1971 thì tương đương với các cấp độc hại của sản xuất công nghiệp đã quy định chiều rộng cách ly vệ sinh công nghiệp như sau:
Bảng 5.2 Quy định chiều rộng khoảng cách ly công nghiệp
Mức độc hại
I
II
III
IV
V
Chiều rộng vùng cách ly (m)
1.000
500
300
100
50
( Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Tr 258, NXB KHKT 2003).
Tuy nhiên, tùy theo tần suất hướng gió chúng ta có thể xét chiều rộng khoảng cách ly có thể rộng hoăc hẹp hơn. Trị số hiệu chỉnh được xác định theo công thức:
Li = Lo x Pi/Po
Trong đó:
- Li : Chiều rộng vùng cách ly cần xác định ( m ) theo hướng i
- Lo : Chiều rộng vùng cách ly lấy theo mức độ độc hại của từng nhà máy, lấy theo các tiêu chuẩn trên ( m ).
- Po : Tần suất gió trung bình tính đều cho mọi hướng (%).
- Pi : Tần suất gió trung bình thực tế của hướng I (%).
Tuy nhiên, nếu thiết kế CCN theo tiêu chuẩn đó thì sẽ chiếm rất nhiều diện tích xây dựng, không phù hợp với xu thế phát triển ngày nay. Để thu hẹp khoảng cách vệ sinhxxu hướng chung đối với các nhà máy là sẽ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, sử dụng các công nghệ xử lý chất thải, hạn chế sự phát tán ô nhiễm. Khi đó, khoảng cách bảo vệ, vệ sinh cũng được thu nhỏ lại, tăng hiệu quả sử dụng đất.
5.5 Thẩm định thiết kế công nghệ xử lý chất thải rắn
Đảm bảo yêu cầu quy hoạch tổng thể và hiệu suất khống chế ô nhiễm môi trường khu vực và vệ sinh lao động, việc thẩm định thiết kế công nghệ cần phải được tiến hành trước khi khởi công xây dựng công trình với sự tham gia của ban quản lý CCN, KCN tỉnh Long An, chủ đầu tư, nhà sản xuất các ngành lien quan.
5.6 Các biện pháp hạn chế ô nhiễm trong quá trình thi công cơ sở hạ tầng
Qui trình thi công xây dựng hạ tầng cơ sở được thực hiện trong một thời gian tương đối dài, phạm vi khá rộng. Vì vậy, công ty sẽ quan tâm tới các biện pháp hữu hiệu để hạn chế các tác động có hại:
Lập kế họach tiến độ thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đọan thi công. Phát quang mặt bằng, san ủi, lắp đặt các công trình ngầm, công trình giao thông, điện lực và thông tin,..
Áp dụng biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công.
Cần phải tuân thủ về an tòan lao động trong thi công và những qui định về bảo hộ lao động, tổ chức học tập, kiểm tra nội qui về an tòan lao động.
Tùy theo khả năng mời gọi đầu tư, mức độ đầu tư của các nhà sản xuất, mà CCN sẽ thực sự hình thành từng bước với đầy đủ cơ cấu, quy mô, thể hiện rõ sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới hệ sinh thái.
Các biện pháp sau đây sẽ được thực hiện tại mặt bằng thi công:
Bố trí đường vận chuyển hợp lý và đi lại.
Lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ ( kho chứa nhiên liệu, xăng , dầu).
Lắp đặt thiết bị giảm tiếng ồn cho những thiết bị có mức ồn cao như máy phát điện, khí nén, máy cưa,…
Che chắn cho những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước để tưới đường giao thông trong mùa khô, giảm lượng bụi không khí.
Khoan giếng khai thác nước ngầm và tiến hành xử lý khi cần thiết để đảm bảo chất lượng nước ( nhiễm phèn, mặn) cho công nhân sử dụng.
Xây dựng các công trình xử lý nước thải tạm thời ( bể tự họai kiểu thấm) quy định bãi rác.. tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trừong do lượng công nhân xây dựng thải ra.
B.CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CÓ HẠI TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA CỤM KHU CÔNG NGHIỆP
5.7 Biện pháp khống chế ô nhiễm không khí
5.7.1 Các biện pháp tổng hợp cho toàn CCN
Các nhà máy, xí nghiệp trong CCN sử dụng công nghệ tiên tiến, sạch về môi trường, dây chuyền sản xuất khép kín, ít chất thải, bảo đảm thực hiện nguyên tắc chung lựa chọn ngành nghề sản xuất ít ô nhiễm của CCN đã đặt ra.
Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp phải có các thiết bị lọc, khử đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào không khí, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc xử lý bụi, NOx, SO2 và andehýt trong khí thải dây chuyền sản xuất, lò hơi, lò sấy, … nhằm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh và môi trường lao động.
Các nhà máy, xí nghiệp đầu tư vào CCN bảo đảm tỷ lệ trồng cây xanh, hoa, thảm cỏ đạt tối thiểu 15% diện tích nhà máy nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại từng nhà máy, xí nghiệp.
Đảm bảo diện tích cây xanh, công viên, vườn hoa đạt tối thiểu 13,58% theo thiết kế chi tiết mặt bằng CCN, trong đó gồm khu cây xanh cách ly khu dân cư và vành đai cây xanh dọc đường ngoài CCN nhằm hạn chế ô nhiễm do khí thải giao thông vận tải.
Đầu tư xe phun nước dùng để tưới đường giao thông trong phạm vi CCN nhất là vào những ngày nắng nóng, khô hạn;
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trong CCN thay thế các nhiên liệu nhiều chất độc hại bằng nhiên liệu không độc hoặc ít độc hơn (như sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao bằng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, ...);
Sử dụng các phương pháp sản xuất không sinh bụi hoặc thay thế phương pháp gia công nhiều bụi bằng phương pháp gia công ướt ít phát sinh bụi, ...
Thực hiện nghiêm túc chế độ vận hành, định lượng chính xác nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ nhằm bảo đảm an toàn sản xuất, giảm thiểu chất thải và ô nhiễm tại các nhà máy, xí nghiệp trong CCN.
5.7.2 Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí tại nguồn
Các phương án đều tính toán và thực hiện ngay tại nguồn phát sinh. Các phương án khống chế ô nhiễm tại các nhà máy trong Dự án được chia thành 3 loại, chủ yếu tuân thủ theo các đề xuất và cam kết trong bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được phê duyệt trước đó:
Khống chế ô nhiễm bằng các thiết bị xử lý chuyên dụng có kèm theo quá trình thu hồi chất ô nhiễm chỉ thị cần xử lý. Các phương án này phức tạp, tốn kém nhưng làm giảm được tải lượng ô nhiễm, mức độ làm sạch triệt để trước khí thải ra ngoài môi trường thông qua ống thải cao.
Khống chế ô nhiễm bằng công nghệ sạch như thay đổi công nghệ mới, thiết bị mới, nguồn nguyên liệu phù hợp hoặc đã được tinh chế ngay tại nguồn, thay đổi nhiên liệu sạch hơn.
Kiểm soát ô nhiễm bằng biện pháp phát tán qua ống thải cao tới tiêu chuẩn thải: kỹ thuật này đơn giản, đầu tư thấp, dễ thực hiện nhưng không làm giảm được tải lượng các chất ô nhiễm thải vào môi trường mặc dù nồng độ thải đạt tiêu chuẩn thải. Biện pháp này hiện nay còn áp dụng ở nhiều nhà máy đang hoạt động, nhưng nó sẽ phải được thay thế bằng các biện pháp xử lý kỹ thuật trong tương lai gần.
Ngoài ra, còn có các biện pháp mang tính chất phụ trợ như kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các điểm có nguy cơ rò rỉ,... trồng cây xanh, quy hoạch theo hướng gió chủ đạo, phân khu chức năng,...
5.7.2.1 Biện pháp công nghệ cải tiến sản xuất
Đây là biện pháp được coi là cơ bản, vì nó cho phép hạ thấp hoặc loại trừ chất ô nhiễm không khí có hiệu quả nhất. Nội dung chủ yếu của biện pháp này là hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chu trình kín bao gồm:
Sử dụng công nghệ sản xuất không hoặc có rất ít chất thải.
Thay thế các nguyên liệu, nhiên liệu nhiều chất độc hại bằng nguyên liệu, nhiên liệu không độc hoặc ít độc hơn.
Sử dụng các phương pháp sản xuất không sinh bụi hoặc như thay thế phương pháp gia công khô nhiều bụi bằng phương pháp gia công ướt ít bụi.
Sử dụng chu trình kín có tác dụng loại trừ các chất ô nhiễm không khí ngay trong quá trình sản xuất, bằng cách sử dụng tuần hoàn toàn bộ hoặc một phần các khí thải một lần nữa để sản phẩm thải ra ít độc hoặc không độc.
5.7.2.2 Các phương pháp xử lý bụi trong khí thải
Theo nồng độ bụi, tính chất vật lý, hóa học của bụi trong không khí mà chia thành 3 mức làm sạch:
Làm sạch khô: dung ở cấp lọc bụi sơ bộ chỉ tách được các hạt bụi to ( kích thướt hơn 100µm).
Làm sạch trung bình:giữ lại được không những các hạt bụi to mà cả bụi trung bình và một phần bụi nhỏ ( 10-100µm). Nồng độ bụi trong không khí sau khi làm sạch chỉ còn lại khoảng 50-100mg/m3.
Làm sạch tĩnh: các hạt nhỏ dưới 10 µm cũng được lọc ra tới 60-99%. Nồng độ bụi còn lại trong không khí sau khi làm sạch là 1-10 mg/m3.
Thiết bị tách bụi được phân thành 4 nhóm: thu tách bụi kiểu trọng lực, kiểu quán tính ( khô và ướt), kiểu tác dụng tiếp xúc ( màng lọc), kiểu tĩnh điện tách bụi.
Thiết bị thu tách bụi kiểu trọng lực:
Hoạt dđộng theo nguyên lý sử dụng lực trọng trường, các hạt bụi được lắng xuống và tách ra khỏi hỗn hợp khí.
Thiết bị thu tách bụi kiểu trọng lực đơn giản nhất là buồng lắng bụi: cấu tạo buồng lắng đơn giản, hoạt động tốn ít năng lượng. Nhưng buồng lắng chỉ có khả năng thu hồi được bụi có kích thướt 100-1000 µm. Hiệu suất chỉ đạt 40-60%.
Nguyên lý hoạt động của buồng lắng: Khi luồng không khí bẩn từ đường ống có tốc độ lớn hơn đi vào buồng lắng với diện tích tiết diện ngang được mở rộng nên tốc độ gió giảm, do đó bụi sẽ được lắng dưới tác dụng trọng lực.
Thiết bị thu tách bụi theo kiểu quán tính ( khô và ướt):
Hoạt động theo nguyên lý lợi dụng các lực quán tính khi xuất hiện thay đổi hướng chuyển động của nguồn không khí chứa bụi bẩn, như là thiết bị thu tách bụi kiểu cyclone ( thùng xoáy khí). Đây là loại thiết bị lọc bụi cơ học phổ biến nhất: rẽ, cấu tạo đơn giản, vận hành dễ dàng, công suất lớn, thời gian hoạt động rộng. Thu hồi bụi kích thướt hạt từ 5-100 µm, hiệu suất đạt 85%. Nhưng không thu hồi được bụi có kích thướt nhỏ hơn. Thường sử dụng thu tách bụi kiểu Cyclon.
Nguyên tắc hoạt động: Không khí bẩn cần làm sạch sẽ được thổi vào theo hướng tiếp tuyến với vỏ thành trụ Cyclon ở gần cổ Cyclon. Không khí bẩn sẽ xoáy theo thành vỏ từ trên xuống. Phần dưới của Cyclon từ phía trên xuống dưới được thu nhỏ dần như hình phểu, do đó không khí xoáy theo thành vỏ tạo thành lõi xoáy ngược chiều lại. Do sự ma sát với thành và do dòng xoáy biến đổi tốc độ nên các phân tử nhỏ ( hạt bụi) trong không khí sẽ chuyển động trong dòng xoáy không cùng tốc độ chuyển dđộng với luồng không khí. Do sự chênh lệch tốc độ giữa các hạt bụi và không khí sinh ra, sẽ làm cho các hạt bụi đi chệch khỏi quỹ đạo và khi va vào thành Cyclon thì bụi được tách ra dưới dạng của lực trọng trường và các lực khí động học khác, cuối cùng chúng sẽ rơi xuống đáy Cyclon, tức là rơi vào bunke ( thùng chứa). Bụi sẽ được lấy đi từ bunke.
Thiết bị tách bụi dung màng lọc
Dùng màng vải để thu tách bụi trong không khí bẩn có thể đạt hiệu suất tách bụi tới 98-99%. Thiết bị thu tách bụi màng lọc này có thể lọc được cả bụi to, bụi nhỏ và rất nhỏ. Khi không khí đi qua lớp màng lọc, bụi sẽ được giữ lại và hình thành lớp bụi trên màng vải. Vật liệu thường dung làm màng lọc: vải bong, vải capron, dạ, nỉ, vải len, vải sợi lapxxan, vải thủy tinh,…
Một trong những thiết bị được sử dụng thong dụng nhất là thiết bị lọc kiểu túi vải.
Nguyên lý hoạt động: các bụi trong khí thải đi qua các túi vải sẽ giữ lại trên bề mặt vải. Dòng khí thải đi qua túi vải, từ trong ra ngoài và bụi được giữ lại bên trong túi, sau đó được rung động để rơi xuống bunke. Hộp túi bụi lọc có thể chứa tới hàng nghìn túi và thường chia thành một số tổ hợp thành phần, các tổ hợp này hoạt động lọc bụi tương đối riêng biệt.
Hiệu quả lọc bụi đạt tới 99%.
Thiết bị thu tách bụi kiểu tĩnh điện
Hoạt động ttheo nguyên làm sạch không khí bằng cách ion hóa bụi khói và tách chúng ra khỏi không khí nhờ các điện cực khi chúng đi qua. Được ứng dụng trong công nghiệp năng lượng, công nghiệp hóa dầu, luyện kim, hóa chất.
Lọc được các bụi có kích thướt rất nhỏ ( 0,005-10 µm). Hiệu suất lọc 98-99%. Tuy nhiên, tốn năng lượng, thiết bị này rất đắt và cần không gian đặt máy lớn, vận hành khó và không áp dụng được đối với khí thải có khả năng cháy nổ.
Nguyên tắc hoạt động: Thiết bị lọc bụi tĩnh điện được cấu tạo từ linh kiện cơ bản được hình thành bởi 2 tấm đứng song song. Trường điện từ được hình thành bởi các dây đặt giữa 2 tấm có trường điện thế cao ( 10.000V). Trường điện rất mạnh, càng gần dây căng càng lớn và ion hóa các phân tử trong không khí. Các phân tử ion mang điện tích và nguyên tử tự do sẽ chuyển động về các tấm cực bằng lực trọng trường hoặc bằng cách dung nước rửa.
Các thiết bị thu bụi theo phương pháp ẩm.
Trong thiết bị này quá trình thu bụi thường kem theo quá trình làm nguội khí và hấp phụ khí. Vì vậy, các thiết bị này thường dung để giải quyết đồng thời các vấn đề: Thu hồi bụi, hấp thụ khí, làm nguội khí. Dùng để xử lý khói thải từ các nguồn đốt nhiên liệu hoặc khí thải từ lò luyện thép, kim loại.
Bao gồm chủ yếu như sau:
Thiết bị rửa rỗng:
Trong thiết bị này dòng khí chứa bụi được dẫn qua màng dung dịch hấp thụ. Tại đó các hạt bụi bị kết dính bởi dung dịch hấp thụ và lắng xuống, khí sạch tiếp tục đi ra khỏi thiết bị.
Thiết bị rửa khí có vật liệu đệm:
Đây là dạng cải tiến của thiết bị rửa khí rỗng. Trong không gian của thiết bị chứa các vật liệu đệm như sứ, gỗ, gốm,…dòng khí chuyễn động theo hướng ngược với dòng dung dịch phun theo phương ngang hoặc phương thẳng đứng. Phạm vi sử dụng các loại thiết bị là các loại bụi thấm ướt tốt như bụi tàn tro, bụi bong,… kèm theo hấp thụ và làm nguội khí.
Tuy nhiên thu bụi theo phương pháp ẩm: Tiêu hao năng lượng điện, nước, không áp dụng được với các loại bụi có giải phóng ra khí khi gặp nước và phải giải quyết them phần nước thải.
Trên đây là một số loại thiết bị lọc bụi có thể dung trong việc xử lý bụi từ các nhà máy, xí nghiệp cho CCN Caric. Việc lựa chọn thiết bị nào cho nhà máy, xí nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố: đặc tính bụi, mức độ cần làm sạch, khả năng đầu tư,…
5.7.2.3 Phương pháp xử lý các chất ô nhiễm dạng khí
Các phương pháp xử lý khí thải để giảm thiểu, kiểm soát và khống chế ô nhiễm không khí được đưa ra trong bảng 4.2.
Bảng 5.3: Các phương pháp công nghệ xử lý khí thải.
Stt
Phương pháp
Nguyên lý
Ưu điểm/Khuyết điểm
01
Hấp thụ
- Hấp thụ khí thải bằng nước, dung dịch xút hoặc axít trong tháp hấp thụ
- Tốn hoá chất;
- Phải xử lý nước thải;
- Ăn mòn thiết bị;
- Phải làm lạnh khí thải.
- Tái sinh hoặc không tái sinh dung dịch đã hấp thụ
- Có thể sử dụng tháp hấp thụ đệm, đĩa hoặc tháp sủi bọt Venturi
02
Hấp phụ khí thải trong than bùn hoặc phân rác
- Hấp phụ và phân huỷ sinh hoá trong lớp đệm than bùn, phân rác hoặc đất xốp
- Nhiệt độ khí thải phải nhỏ hơn 40oC;
- Tốn mặt bằng;
- Thất thoát áp lực lớn;
- Hiệu suất xử lý có thể đạt tới 99,9%
- Vật liệu đệm được tự tái sinh
03
Hấp phụ trong than hoạt tính
- Khí thải được làm lạnh tới 90-100oC, sau đó cho qua tháp hấp phụ chứa các lớp than hoạt tính
- Thay than theo chu kỳ;
- Kinh phí xử lý cao;
- Hiệu suất xử lý cao có thể đạt từ 80 - 90%.
04
Ôxy hoá - khử trong dung dịch
- Giai đoạn 1: Dung dịch H2SO4 hấp thụ amin và NH3
- Làm lạnh khí thải đến 40-50oC;
- Tốn hoá chất;
- Phải xử lý nước thải;
- Ăn mòn thiết bị.
- Giai đoạn 2: Dung dịch kiềm hấp thụ axít cacboxylic, axít béo, mercaptan, phenol
- Giai đoạn 3: Dung dịch hypoclorit natri ôxy hoá andehýt, H2S, ceton, mercaptan
05
Ôxy hoá bằng ôzôn trong không khí
Dùng nguồn phát ra ôzôn và ion để phân huỷ các chất ô nhiễm không khí và mùi hôi thành các chất không mùi, không độc hại
- Ứng dụng rộng rãi, nhiều khi cần thu gom khí thải;
- Ít tốn năng lượng;
- Hiệu suất xử lý cao từ 95 - 99%.
06
Phân huỷ nhiệt (đốt bổ sung)
- Khí thải được đưa vào lò đốt bổ sung có nhiệt độ khoảng 1.0000C
- Hiệu suất xử lý cao;
- Tốn nhiên liệu;
- Nhiên liệu dùng cho lò đốt là dầu, khí hoặc điện.
5.7.3 Các biện pháp phụ trợ và kết hợp
Áp dụng các biện pháp an toàn phòng cháy sự cố ( cháy, nổ,..) tại các khu vực sản xuất.
Xây dựng kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế, hoặc đổi mới các máy móc thiết bị sản xuất kịp thời nhằm tránh gây rò rỉ các chất ô nhiễm, độc hại ra môi trường, hạn chế các nguy cơ gây cháy nổ.
Vận hành và quản lý thiết bị máy móc cũng như quá trình công nghệ là một biện pháp khống chế ô nhiễm không khí. Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành, định lượng chính xác nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ sẽ làm cho lượng chất thải giảm xuống và có điều kiện quản lý nguồn và lượng thải chặt chẽ.
Bố trí hợp lý cây xanh trong khuôn viên các nhà máy sản xuất cũng như trên toàn khu vực.
Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí như giữ bụi, hấp phụ một phần các chất ô nhiễm dạng khí, giảm thiểu tiếng ồn,…
5.8 Các biện pháp khống chế tiếng ồn và rung
Để hạn chế tiếng ồn và rung trong CCN và ở mỗi nhà máy, yêu cầu các nhà máy thực hiện một số biện pháp sau:
5.8.1 Biện pháp chung
Biện pháp này thực hiện từ khi quy hoạch CCN và tổng mặt bằng các nhà máy nhằm hạn chế tiếng ồn lan truyền trong phạm vi nhà máy và khu vực xung quanh. Cần phân chia các khu vực có mức ồn khác nhau và có khu đệm bằng cây xanh.
5.8.2 Biện pháp giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nguồn phát sinh
Đây là biện pháp chủ yếu và tích cực, biện pháp này được thực hiện như sau:
Hiện đại hóa thiết bị: sử dụng thiết bị ít gây ồn và rung nhất.
Hoàn thiện công nghệ.
Quy hoạch thời gian làm việc cho các nhà máy, xí nghiệp gây ồn và giảm tối đa lượng công nhân làm việc tại đó.
5.8.3 Biện pháp kỹ thuật để hạn chế tiếng ồn và rung lan truyền
5.8.3.1 Biện pháp hạn chế chấn động
Đối với các nhà máy gây chân động lớn, cần chú ý đến nền móng đặt máy. Hiệu quả cách chấn động tỷ lệ thuận với kích thước và trọng lượng của móng. Ngoài ra có thể đặt máy trên các bộ giảm chấn bằng lò xo hoặc cao su để tăng cường them khả năng cách chấn động.
5.8.3.2 Biện pháp hạn chế tiếng ồn
Một số thiết bị như quạt gió, trạm máy phát điện, các biện pháp hạn chế tiếng ồn tại nơi xuất hiện chưa đủ để giảm tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép, cho nên phải sử dụng them biện pháp hạn chế tiếng ồn trên đường lan truyền, đặc biệt là tiếng ồn khí động . Sau đây là một số biện pháp có thể áp dụng:
Bố trí buồng cách âm với vật liệu hút âm ở bên trong.
Đối với quạt gió hay máy phát điện nên bố trí buồng tiêu âm để hút tiếng ồn của dòng khí đối với ống thải hoặc quạt giải nhiệt của máy phát điện.
5.8.4 Biện pháp khống chế ồn và rung do các phương tiện vận chuyển
Thường xuyên kiểm tra, duy tu bảo dưỡng máy móc, thiết bị và phương tiện giao thong để hoạt động tốt hơn, tối ưu hóa việc tiêu thụ nhiên liệu.
5.9 Các biện pháp bảo vệ môi trường nước
5.9.1 Phân loại nước thải
- Nước mưa.
- Nước thải sinh hoạt.
- nước thải sản xuất.
5.9.2 Hệ thống thoát nước
Sau khi được xử lý cục bộ đạt các chỉ tiêu đầu vào của HTXLNTTT, nước thải sản xuất và sinh hoạt từ các nhà máy, xí nghiệp trong Dự án sẽ được dẫn đến Trạm XLNTTT của CCN bằng hệ thống thu gom chung để tiếp tục xử lý đạt được QCVN 24:2009/BTNMT, cột A. Toàn bộ lượng nước thải sau khi xử lý của CCN sẽ được thải ra sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp.
Công nghệ xử lý nước thải tập trung tại Dự án là sử dụng công nghệ xử lý sinh học bằng công nghệ MUL®TECH (hiện đang triển khai tại nhiều KCN như Rạch Bắp - Bình Dương, Hòa Phú – Vĩnh Long, Tân Phú Trung – Tp. HCM, Tân Đức – Long An, Quế Võ – Bắc Ninh), phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải : BOD, COD, chất lơ lửng (SS). Hiệu suất hoạt động của NMXLNT sẽ đạt 95% đối với BOD, 90% đối với COD, 80% đối với SS, 75% đối với tổng N.
Công nghệ xử lý nước thải
Sơ đồ nguyên lý của quá trình xử lý nước thải tập trung tại NMXLNTTT của Dự án được thể hiện trên hình sau:
Hình 5. 2 Quy trình công nghệ của NMXLNT
5.9.3.3 Một số phương pháp xử lý nước thải công nghiệp cục bộ.
Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ học:
- Các tạp chất cơ học, các chất lơ lững lắng được, rác rưởi chứa trong nước thải được xử lý bằng phương pháp cơ học. Sơ đồ quy trình công nghệ được giới thiệu sau:
Chú thích:
1: Song ( lưới ) chắn rác.
2: Bể lắng cát.
3: Bể điều hòa có sục khí.
4: Bể lắng hoặc Cyclon thủy lực.
5: Xử lý rác.
6: Sân phơi cát.
7: Xử lý cặn.
8: Xả nước vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Theo quy trình xử lý công nghệ cơ học: rác và các tạp chất bẩn có kích thước lớn được giữ lại ở song chắn rác hoặc lưới chắn rác và loại bỏ ra ngoài. Nước thải sau đó được dẫn qua bể lắng cát loại bỏ tạp chất vô cơ chủ yếu là cát.
Bể điều hòa làm nhiệm vụ điều hòa và ổn định về lưu lượng, thành phần và chất lượng nước thải công nghiệp, cuối cùng là lắng các chất còn lại. Quá rrình lắng có thể thực hiện ở cac dạng như sau: lắng ngang, lắng đứng, lắng ly tâm tùy theo công suất, mặt bằng điều kiện địc chất công trình.
Hiệu quả xử lý cơ học theo chất lơ lửng có thể đạt 50-60%.
Xử lý nước thải công nghiệp ô nhiễm bởi chất hữu cơ:
Đối với nước thải bị nhiễm hữu cơ, đặc biệt là các nhà máy chế biến thực phẩm tươi sống trong CCN, bao bì, giặt tẩy… có thể ứng dụng phương pháp xử lý sinh học trong điều kiện hiếu khí, kị khí.
Trong điều kiện xử lý sinh học hiếu khí: có thể áp dụng với các sơ đồ công nghệ với bể biophin, Aerotank bùn hoạt tính, lọc sinh học tiếp xúc và các công trình mô phỏng của các công trình trên. Hiệu suất xử lý sinh học trong điều kiện hiếu khí có thể đạt 85-90% theo BOD.
Giới thiệu sơ đồ xử lý sinh học hiếu khí với bể lọc biophin
Sơ đồ xử lý sinh học hiếu khí với bể Aerotnat ( bùn hoạt tính).
Trong điều kiện kị khí có thể áp dụng các công trình:
Bể bông bùn hoạt tính với dòng chảy ngược ( UASB).
Bể lọc sinh học hiếu khí.
Ứng dụng của công trình này trong trường hợp nước thải bị nhiễm bởi các chất hữu cơ có nồng độ cao. Hiệu suất sinh học kỵ khí có thể đạt 70-80% theo COD.
Sơ đồ cấu tạo UASB:
Xử lý nước thải công nghiệp ô nhiễm hóa học và kim loại nặng:
Đối với một số loại hình công nghiệp đặc trưng như công nghiệp xi mạ, công nghiệp chế tạo linh kiện điện tử, công nghiệp chế tạo máy móc cơ khí,… nước thải có thể nhiễm bẩn bởi các kim loại nặng và đi kèm theo đó là nước thải thường mang tính axit do quá trình rửa mạ và kim loại.
Sơ đồ tiền xử lý nước thải cho ngành cơ khí – điện tử:
5.9.3.3 Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp tập trung:
Thuyết minh dây chuyền công nghệ xử lý nước thải tập trung:
Nước thải từ các bể tự hoại của các hộ gia đình, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp... theo ống dẫn chảy tự nhiên về trạm bơm T01. Trước khi vào trạm bơm nước thải được chảy qua máy lọc rác tự động FBS (Fine Bar Screen) để loại bỏ các rác và chất rắn lơ lửng có kích thước lớn hơn 5 mm lẫn trong nước thải.
Sau đó nước thải được chuyển qua bể điều hòa ( có máy sụt khí cung cấp them Oxi) nhằm mục đích điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải để các quá trình xử lý tiếp theo ổn định và đạt hiệu quả mong muốn.
Nước thải tiếp tục chuyển qua bể lắng cặn và tách dầu mỡ. Các chất lơ lửng đã được keo tụ sẽ lắng xuống đáy bể và được Máy gạt bùn SCR-05-01 gom xuống hố thu (theo hành trình gạt bùn) và được bơm bùn SP-05-01/02 bơm sang bể nén bùn T08.
Dầu mỡ và các chất bọt nổi sẽ nổi lên mặt bể và được Máy gạt bọt váng SCR-05-01 gạt vào máng thu ra sọt chứa bên ngoài (theo hành trình gạt bọt).
Nước thải sau khi được tách cặn và dầu mỡ nổi theo ống dẫn chảy sang hệ thống xử lý sinh học MUL®TECH.
Quá trình xử lý sinh học bằng công nghệ MUL®TECH được thực hiện trong 1 hệ thống gồm 3 bể nối tiếp nhau T06 (A/B/C). Hệ thống này là 1 bể hình chữ nhật được chia thành 3 ngăn vuông đều nhau. Những ngăn này được thông với nhau bằng một hoặc nhiều khe mở giữa các tường ngăn.
Mỗi ngăn được lắp đặt 01 máy thổi khí nổi bề mặt. Khí được thổi vào từ các máy thổi khí nổi bề mặt FA-06-01/02/03 để cung cấp oxy cho quá trình xử lý sinh học. Các ngăn ở 2 đầu (A, C) được lắp đặt thêm đập tràn răng cưa để thu nước thải sau khi lắng.
Hai ngăn ở 2 đầu đảm nhiệm đồng thời 2 chức năng: vừa là bể phản ứng sinh học vừa là bể lắng. Nước thải được đưa vào từng ngăn tùy theo chu kỳ.
Bùn hoạt tính dư sinh ra trong quá trình xử lý cũng được lấy ra ở từng ngăn ở 2 đầu, ngược với chu kỳ nước thải vào hệ thống.
Nước thải tiếp tục chuyển qua bể khử trùng ( tại đây dd hóa chất châm vào được dung là NaOCl) Nước thải sau khi khử trùng theo ống dẫn thoát ra ngoài môi trường.
KHAI TOÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Stt
Hạng mục
Ký hiệu
Dung tích (m3)
Thành tiền
(đồng)
I. KHU XỬ LÝ TẬP TRUNG
1
Trạm bơm
T01
472,5
447.625.000
2
Bể cân bằng
T02
3780,94
8.251.855.313
3
Bể keo tụ
T03
343,75
330.000.000
4
Bể tạo bông
T04
343,75
330.000.000
5
Bể lắng 1
T05
1.368
729.600.000
6
Bể MULTECH
T06
Ngăn A
T06A
6480
8.832.000.000
Ngăn B
T06B
6480
8.832.000.000
Ngăn C
T06C
6480
8.832.000.000
7
Bể khử trùng
T07
810
777.200.000
8
Bể nén bùn
T08A/B
412,5
660.000.000
9
Trạm vận hành (trệt)
M2
125,67
414.237.000
10
Trạm vận hành (lâu 1)
M2
125,67
414.237.000
11
Khu pha chế hoá chất
M2
53,823
96.293.800
12
Trạm xử lý bùn
M2
84,49
276.939.000
13
Kho hoá chất
M2
14,5775
48.035.250
14
Nhà vệ sinh
M2
15,5775
63.866.250
15
Đường nội bộ khu xử lý
M2
183.710.200
Kinh phí xây dựng khu xử lý (Tổng I)
27.988.768.839
II. HẠNG MỤC PHỤ TRỢ
1
Nhà văn phòng
806.400.000
2
Nhà xe
M2
224
117.000.000
3
Trạm biến áp
M2
60
19.200.000
4
Trạm phát điện dự phòng
M2
16
38.400.000
5
Nhà bảo vệ
M2
16
90.000.000
6
Cổng + tường rào nhà máy
M2
25
921.600.000
7
Đường giao thông
Md
1.742.400.000
8
Hệ thống thu gom + thoát nước mưa
M2
990.000.000
9
Hệ thống thu nước thải vào nhà máy
Md
49.500.000
10
Hệ thống thoát nước thải sau xử lý
Md
198.000.000
11
Điện chiếu sáng nhà máy
Bộ
120.000.000
12
Cây xanh + thảm cỏ
M2
600.000.000
13
Hệ thống cung cấp nước sạch
Bộ
90.000.000
14
Hệ thống PCCC
Bộ
360.000.000
15
Trạm biến áp 500KV
Bộ
1.200.000.000
16
Máy phát điện dự phòng (500KVA)
Bộ
3.000.000.000
Tổng các hạng mục phụ trợ (Tổng II)
10.342.500.000
Tổng cộng = Tổng (I) + Tổng (II)
38.331.268.839
Stt
Hạng mục
Đơn vị
Ký hiệu
Số lượng
Thành tiền (VNĐ)
1
Máy lọc rác tự động
Bộ
FBS
1
300.000.000
2
Lưới lọc rác tinh
Bộ
Hydrasieve
3
1.800.000.000
3
Bơm nước thải
Hệthống
WP-01-01/02
3
1.350.000.000
4
Bơm nước thải
Hệthống
WP-02-01/02/03
3
810.000.000
5
Bơm bùn cặn bể lắng sơ bộ
Hệthống
SP-05-01/02
2
109.000.000
6
Bơm bùn hiếu khí dư
Hệthống
SP-0601
2
210.000.000
7
Bơm bùn nén
Hệthống
SP-08A-01
2
360.000.000
8
Máy khuấy bể trung hoà
Bộ
AG 03-01
1
120.000.000
9
Máy khuấy bể keo tụ
Bộ
AG-04-01
1
120.000.000
10
Cầu gạt bọt & bùn bể lắng
Bộ
SCR-05-01
1
750.000.000
11
Bơm định lượng hóa chất NaOH
Hệthống
CP-09-01
1
120.000.000
12
Bơm định lượng hóa chất H2SO4
Hệthống
CP-10-01
1
120.000.000
13
Bơm định lượng hóa chất Al2(SO4)3
Hệthống
CP-11-01
2
120.000.000
14
Bơm định lượng hóa chất NaOCL
Hệthống
CP-12-01
2
120.000.000
15
Bơm định lượng hóa chất C.Polyme
Hệthống
CP-13-01
2
240.000.000
16
Bộ điều khiển pH tự động
Bộ
pH controller
1
105.000.000
17
Thiết bị pha chế & tiêu thụ NaOH
Bộ
T09
1
180.000.000
18
Thiết bị pha chế & tiêu thụ H2SO4
Bộ
T10
1
180.000.000
19
Thiết bị pha chế & tiêu thụ Al2(SO4)3
Bộ
T11
1
180.000.000
20
Thiết bị pha chế & tiêu thụ NaOCl
Bộ
T12
1
180.000.000
21
Thiết bị pha chế & tiêu thụ C.Polyme
Bộ
T13
1
180.000.000
22
Máy thổi khí bể MULTECH
Bộ
AB06-01/02/03
3
1.980.000.000
23
Máy thổi khí bể cân bằng
Bộ
AB 02-01/02
2
720.000.000
24
Đĩa thổi khí
Bộ
AD
1800
1.620.000.000
25
Máykhấy bể MULTECH
Bộ
MX06-01
3
1.350.000.000
26
Ong hướng dòng bể nén bùn
Hệthống
2
48.000.000
27
Đập tràn bể MULTECH
Hệ thống
96
86.400.000
28
Đập chắn bọt bể MULTECH
Hệthống
96
28.800.000
29
Vách tạo xoáy bể MULTECH
Hệthống
6
216.000.000
30
Đập tràn bể lắng bậc 1
Hệthống
10
9.000.000
31
Đập tràn bể nén bùn
Hệthống
40
36.000.000
32
Đập chắn bọt bể nén bùn
Hệthống
40
36.000.000
33
Máng thu bọt váng bể lắng
Bộ
1
60.000.000
34
Máy ép bùn băng tải
Bộ
BPF
1
2.100.000.000
35
Điện điều khiển
Hệthống
MCC
1
1350.000.000
36
Đường ống công nghệ
Hệthống
1
3.600.000.000
37
Điện động lực khu xử lý
Hệthống
1
450.000.000
38
Điện chiếu sáng khu xử lý
Hệthống
1
45.000.000
39
Trang thiết bị thí nghiệm
Hệthống
1
750.000.000
Giá thiết bị công nghệ
23.095.800.000
5.10 Biện pháp quản lý chất thải rắn và xử lý chất thải rắn tại CCN
5.10.1 Nhu cầu và khối lượng chất thải rắn cần xử lý
Chất thải rắn tại CCN bao gồm 2 loại:
Chất thải rắn từ quá trình sản xuất.
Chất thải rắn từ các hoạt động sinh hoạt, từ khu dân cư, khu hành chính-dịch vụ và sinh hoạt của các công nhân trong nhà máy.
Ước tính khối lượng rác công nghiệp khoảng 87,733 tấn/ngày đêm, trong đó chất thải rắn nguy hại 0,066 tấn/ngày đêm, rác thải sinh hoạt là 87,3 tấn/ ngày đêm.
5.10.2 Biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn tại CCN
5.10.2.1 Chất thải rắn không nguy hại
Rác thải sinh hoạt và sản xuất không chứa chất độc hại sẽ được thu gom ngay tại nguồn phát sinh, sau đó sẽ được chuyển đến đơn vị tập kết. dự án sẽ dành 1.000 m2 trong 0.5 ha ( diện tích dành cho việc xây dựng trạm trung chuyển).
Nước thải từ bãi tập kết chất thải rắn sẽ được thu gom về bể tập trung để sử lý.
Đồng thời tại đây rác sẽ được phân loại sơ bộ để tách thành phần có khả năng tái sử dụng như kim loại, giấy, nilong, nhựa,…sau đó vận chuyển đến bãi chon lấp tập trung của khu vực.
5.10.2.2 Chất thải rắn nguy hại
Nguyên lý chất thải nguy hại:
Theo ước tính tại CCN có khoảng 0,066 tấn/ ngày đêm chất thải nguy hại. Thành phần chất thải nguy hại phát sinh phụ thuộc vào từng loại hình công nghiệp và nói chung đối với các CCN thường rất đa dạng bao gồm kim loại, dầu mỡ, hóa chất,…Chính vì thế rất cần có biện pháp quản lý hiệu quả ngay từ đầu theo đúng quy chế quản lý chất thải nguy hại 155/1999/QĐ – TTg ngày 16/07/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ thì các loại chất thải nguy hại phải được quản lý tách riêng khỏi chất thải không nguy hại và phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp.
Một số loại chất thải nguy hại dạng rắn, sệt và lỏng được lưu chứa trong các kho lưu trữ chất thải nguy hại chờ xử lý. Vị trí xây dựng kho chứa chất thải nguy hại trong khuôn viên trạm trung chuyển. Việc xây dựng kho chứa chất thải nguy hại phải tuân thủ đúng theo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn môi trường, không rò rỉ, thất thoát chất thải ra ngoài trong suốt quá trình lưu trữ.
Nguyên tắc an toàn khi thiết kế nhà kho lưu trữ chất tải nguy hại:
Kho lưu trữ chất thải nguy hại phải được thiết kế sao chon nguy cơ cháy hay đổ tràn là thấp nhất, phải đảm bảo tách riêng các chất không tương thích.
Nhà kho được thiết kế tùy thuộc vào dạng chất thải nguy hại cần được bảo quản, phân theo nguy cơ nổ, cháy nổ và cháy như đã quy định trong TCVN 2622-1995.
Có hệ thống thoát nước tốt.
Tường bao ngăn, giữ nước tốt.
Thong gió và chiếu sang tốt.
Bảo quản an ninh.
Trang bị, sắp xếp các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Tài liệu ghi chép chi tiết chất thải lưu trữ tạm thời.
Khi lưu trữ chất thải nguy hại, phải đặt các dấu hiệu cảnh báo phù hợp với các chất thải và tính độc hại tìm tang.
Khi lưu trữ chất thải nguy hại, phải có mái che tốt, cống thu nước rỉ, xây kín phòng gió bay.
Khu chứa chất thải nguy hại dạng lỏng, phải cho vào thùng, bể chứa và chịu vào tác động của hóa chất lưu trữ có nắp đậy.
Qui trình xử lý rác tại CCN được mô tả bằng sơ đồ sau:
CTR
Phân loại tại nguồn
CTR không nguy hại
CTR nguy hại
CTR sinh hoạt
Lá cây khô, ...
Thuê đơn vị chức năng địa phương thu gom và xử lý
Giẻ lau dính dầu mỡ
Bao bì chứa hoá chất
Bùn thải từ hệ thống XLNT
Lưu giữ
Đơn vị chức năng thu gom và xử lý
Lưu giữ
Tái sử dụng
Lưu giữ
Đơn vị chức năng thu gom và xử lý
Hình 5.2. Sơ đồ nguyên lý xử lý CTR trong Dự án.
5.11 Các biện pháp phòng chống cháy nổ và an toàn lao động
Các công nhân trực tiếp làm việc trong các nhà máy phải được tập huấn, hướng dẫn các phương pháp phòng chống cháy nổ.
Xây dựng đội phòng chống cháy nổ đảm nhiện cho toàn CCN.
Đầu tư các thiết bị chống cháy nổ tại các khu vực kho chứa hàng hóa nhiên liệu. Bố trí hệ thống chống cháy nổ tại xung quanh khu vực CCN.
Mỗi nhà máy, xí nghiệp sẽ có trang thiết bị chống cháy nổ nhằm chữa kịp thời khi xảy ra sự cố.
Đảm bảo kịp thời ứng phó với sự cố cháy nổ.
5.11.1 Hệ thống chống sét
Tiến hành lắp đặt hệ thống chống sét chung cho toàn CCN và từng xí nghiệp nhà máy.
Sử dụng loại chống sét tích cực.
Tiến hành đầu tư theo tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng.
5.11.2 Sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu
Nhằm phòng chống và cấp cứu các sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu dạng lỏng hay khí tại CCN, giảm thiệt hại khi sự cố xảy ra . Vì vậy, kết hợp với cơ quan chức năng cần kiểm tra nghiêm ngặt các hệ thống kỹ thuật trong kho chứa, phương tiện vận tải nguyên nhiên liệu và lập phương án ứng cứu khi có sự cố.
5.12 Các công trình xử lý môi trường , chương trình quản lý và giám sát môi trường
5.12.1 Danh mục các công trình xử lý môi trường
Các nguồn ô nhiễm không khí từ các nhà máy trong CCN sẽ được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn ở từng nhà máy. Chủ dự án sẽ kế hợp với cơ quan quản lý môi trường địa phương kiểm tra và yêu cầu các doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng các hệ thống khống chế ô nhiễm không khí ngay khi dự án đi vào hoạt động.
Các nguồn ô nhiễm nước thải từ các nhà máy trong CCN ( trừ nước mưa chảy tràn) sẽ được thu gom tại trạm xử lý nước thải tập trung của CCN ( xử lý từ loại B, C ra loại A, theo TCVN 5945-1995), trước khi thải ra ngoài môi trường. Việc xây dựng sẽ được tiến hành xây dựng cùng với các hạng mục cơ sở hạ tầng khác.
Trạm trung chuyển rác sẽ dự kiến hoàn thành trong năm thứ 2-3 của giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng khi hoạt động của CCN bắt đầu đi vào ổn định.
5.12.2 Chương trình quản lý môi trường
Việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trường phải tuân thủ các quy định của Việt Nam.
Kế hoạch quản lý môi trường của dự án phải do đơn vị sau đây thực hiện:
CCN sẽ phải thực hiện chương trình quản lý môi trường của nhà nước cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An. CCN sẽ biên chế một số cán bộ môi trường chuyên trách thuộc Ban an toàn lao động để giám sát, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.
Cùng với CCN còn có các đơn vị trúng thầu thi công các hạng mục của dự án.
Trong quá trình thực hiện dự án sẽ có sự tham gia của chuyên gia tư vấn môi trường từ một tổ chức có tư cách pháp nhân cấp Bộ: có Giấy phép đăng ký hoạt động Khoa học Công nghệ và Môi trường do Bộ Khoa học Công nghệ của Nhà nước Việt Nam cấp. Chuyên gia tư vấn môi trường sẽ chịu trách nhiệm đào tạo nâng cao năng lực cho các tổ chức và cán bộ có liên quan để họ thực hiện KHQLMT.
Cán bộ môi trường sẽ chịu trách nhiệm đào tạo và hướng dẫn cho CCN về các vấn đề môi trường như kiểm tra tại chỗ và giám sát trong quá trình thực hiện dự án để đảm bảo rằng các thủ tục đề ra được thực hiện một cách thích hợp và đầy đủ.
Nhà thầu có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và chính xác các biện pháp giảm thiểu, các điều khoản và cam kết trong hợp đồng.
Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi truờng cho dự án sẽ được thực hiện cho mỗi giai đoạn đầu tư: từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn xây dựng và vận hành.
Bảng 5.5 Chương trình Quản lý môi trường của dự án
TT
Tác động chính
Biện pháp giảm thiểu
Đơn vị thực hiện
Thời gian thực hiện
I
Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và xây dựng
1
Bụi, khí thải và tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án
* Ô nhiễm bụi:
+ Tưới nước hàng ngày hoặc định kỳ các tuyến đường phục vụ cho thi công. Ngăn cách khu vực thi công với môi trường xung quanh bằng các tấm ngăn (bao dứa, tấm lợp, cót ép...) với chiều cao 2-2,5m
+ Tổ chức đội thu gom vật liệu, phế thải rơi vãi hàng ngày
+ Xây dựng các biện pháp quản lý (kinh tế) để khuyến khích, động viên các đơn vị, cá nhân làm tốt và xử phạt đối với các đơn vị, cá nhân không chấp nhận các yêu cầu bảo vệ môi trường và thi công.
+ Các xe vận chuyển nguyên vật liệu được che kín không để rơi vãi vật liệu ra môi trường xung quanh.
* Ô nhiễm khí thải:
+ Không sử dụng xe, máy thi công quá cũ do lượng khí thải sẽ vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Áp dụng các biện pháp thi công hiện đại, cơ giới hóa, vận hành và tối ưu hoá các quá trình thi công. Các xe vận chuyển phải có giấy phép của cục đăng kiểm Việt Nam
+ Đối với các phương tiện vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu có trọng tải lớn phải có kế hoạch và biện pháp tổ chức xe vào ra hợp lý, không được phép gây ùn tắc, gây ô nhiễm không khí do khí thải giao thông.
* Tiếng ồn
+ Quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực đang thi công (Trong khu vực công trường không quá 5 km/h)
+ Không sử dụng các máy móc thi công đã quá cũ bởi vì chúng sẽ gây ra ô nhiễm tiếng ồn rất lớn.
Đơn vị trúng thầu và Chủ dự án
- Hàng ngày trong suốt quá trình thi công
2
Ô nhiễm môi trường nước do nước thải sinh hoạt, nước thải thi công, nước mưa chảy tràn
+ Tiến hành thu nước thải và nước rò rỉ trong hố móng về một hố tạm thời ở sau đoạn đang thi công.
+ Xây dựng nhà vệ sinh có bể tự hoại 3 ngăn cho công nhân và chất thải rắn sẽ thu gom hàng ngày và đưa đến nơi xử lý an toàn, hợp vệ sinh.
+ Trong quá trình thi công, dầu mỡ và các phế thải dầu mỡ từ các phương tiện vận tải và máy móc thiết bị phục vụ thi công sẽ được thu gom vào thùng chứa (thùng phi) và thuê xử lý theo quy định để tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
Đơn vị trúng thầu và Chủ dự án
- Hàng ngày trong suốt quá trình thi công
3
Môi trường đất và chất thải rắn sinh hoạt
+ Đất dư do đào móng công trình sẽ sử dụng để san lấp mặt bằng trong khuôn viên .
+ Rác thải của công nhân tham gia thi công được thu gom và đổ thải đúng nơi quy định và được hợp đồng xử lý hàng ngày.
+ Lập các nội quy về trật tự, vệ sinh và bảo vệ môi trường trong tập thể công nhân và lán trại, trong đó có chế độ thưởng phạt.
+ Huấn luyện cho công nhân các quy định về bảo vệ môi trường.
+ Thu gom rác thải, nước thải sinh hoạt và đổ bỏ vào nơi quy định hàng ngày.
Đơn vị trúng thầu và Chủ dự án
- Hàng ngày trong suốt quá trình thi công
4
An toàn lao động
+ Lập kế hoạch sắp xếp nhân lực không chồng chéo giữa các công việc trong từng hạng mục
+Tập huấn cho công nhân trước và trong quá trình thi công
+ Phải có cơ sở vật chất cho công nhân
+ Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động
+ Lắp đặt các hệ thống báo cháy, biển báo đèn chiều sáng vào ban đêm...
+ Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về thi công, xây dựng và an toàn lao động
Đơn vị trúng thầu cam kết thực hiện
- Trước khi thi công
- Hàng ngày trong suốt quá trình thi công
II
Giai đoạn vận hành
1
Khí thải
Hoàn thiện xong các hạng mục xử lý khí thải
Các đơn vị trúng thầu xây dựng + Chủ đầu tư
Khi dự án đi vào hoạt động
2
Nước thải công nghiệp
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung
Các đơn vị trúng thầu xây dựng + Chủ đầu tư
Khi dự án đi vào hoạt động
3
- Phát sinh nước thải sinh hoạt
Để xử lý nước thải sinh hoạt thô của dự án trong quá trình hoạt động một cách tối ưu và rẻ tiền chủ dự án chọn cách xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn, sau đó được đưa vào xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của CCN
Các đơn vị trúng thầu xây dựng + Chủ đầu tư
Trước khi dự án đi vào vận hành
4
- Nước mưa chảy tràn
Xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án riêng biệt với hệ thống thoát nước thải
Các đơn vị trúng thầu xây dựng
Trước khi dự án đi vào vận hành
5
- Chất thải rắn phát sinh
- Đối với các rác thải sinh hoạt thông thường: Bố trí các thùng rác trong nhà máy để công nhân có thể bỏ rác vào, sau đó được thu gom đến bãi rác chung của khu vực để xử lý.
- Đối với chất thải sản xuất: tập trung và thuê đơn vị có chức năng xử lý
Thuê đơn vị thu gom và xử lý
Trong suốt quá trình vận hành
6
An toàn lao động
- Các máy móc, thiết bị sẽ có lý lịch kèm theo và sẽ được đo đạc theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật.
- Công nhân hoặc cán bộ vận hành sẽ được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn có mặt tại vị trí của mình thao tác và kiểm tra, vận hành đúng kỹ thuật.
- Tiến hành kiểm tra, sửa chữa máy móc định kỳ, hướng dẫn và thực tập xử lý theo quy tắc an toàn khi có sự cố.
- Treo các biển Cấm lửa ở những khu vực nhạy cảm.
Chủ đầu tư dự án
Trong suốt quá trình vận hành
5.12.3 Chương trình giám sát môi trường
5.12.3.1 Mục đích
Mục đích của việc giám sát môi trường là nhanh chóng đưa ra phương án xử lý những sự cố môi trường và dự báo được những hậu quả có thể xảy ra cho môi trường dước tác động của dự án.
5.12.3.2 Nội dung
Chủ đầu tư CCN cùng với các cơ quan chức năng cũng như các nhà máy, xí nghiệp trong CCN lập chương trình giám sát môi trường, tiến hành thu mẫu giám sát chất lượng môi trường tại các đơn vị sản xuất và một số điểm móc trong CCN theo thời gian định kỳ nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường. Cung cấp thông tin môi trường trong khu vực cho Sở Tài Nguyên và Môi trường tình Long An, góp phần vào công tác quản lý môi trường của tỉnh, cụ thể như sau:
a.Giám sát chất lượng không khí:
Thông số : Độ ồn, độ rung, bụi, CO, SO2, NOx, THC.
Địa điểm đặt vị trí giám sát: 3 điểm trong Khu vực dự án, 3 điểm ngoài khu vực dự án cách 200-300m theo hướng gió thịnh hành.
Tần số thu mẫu và phân tích: 6 tháng 1 lần.
Thiết bị thu mẫu: thiết bị tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn phân tích và so sánh: Quy chuẩn Việt Nam. ( tiêu chuẩn môi trường Viện Nam TCVN 5937-1995, TCVN 5939-1995, TCVN 5049-1995, TCVN 6991-2001).
b. Giám sát nước thải:
Vị trí giám sát: 6 điểm: 1 điểm tại đầu vào và 1 điểm ra (điểm xả thải) của mỗi trạm xử lý nước thải;
Các chỉ tiêu đánh giá gồm: pH, độ màu, độ mùi, TSS, BOD5, COD, Nitrit, Nitrat, Sunfat, Florua, Clorua, Amôni, tổng Photpho, Phenol, Asen, Cadimi, Chì, Thủy ngân, tổng Sắt, Xyanua, dầu mỡ khoáng, dầu mỡ động thực vật, tổng Coliform, Cu, Ni, Ag;
Tần suất giám sát: 3 tháng 1 lần;
Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn;
Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn môi trường Việt Nam (QCVN 24:2009/BTNMT, cột A)
c. Giám sát chất lượng nước mặt:
Số mẫu giám sát : 4 mẫu, cụ thể:
+ 01 mẫu trước cửa xả và 01 mẫu sau cửa xả của NMXLNTTT;
+ 02 mẫu tại đầu và đoạn gần cửa sông Vàm Cỏ;
Các chỉ tiêu giám sát gồm: pH, BOD5, COD, DO, TSS, Amôni, Nitrat, Nitrit, Sunfat, Florua, tổng Sắt, Chì, dầu mỡ, tổng Phenol, Xyanua, E.Coli, tổng Coliform;
Tần suất giám sát: 6 tháng 1 lần;
Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn;
Tiêu chuẩn so sánh : Quy chuẩn môi trường Việt Nam (QCVN 08 : 2008).
d. Giám sát chất lượng nước mặt:
Thông số: pH, độ dẫn điện, độ đục, DO, COD, BOD, SS, tổng N, NH4+, NO2-, NO3-, tổng P, PO43-, Tổng coliform.
Địa điểm khảo sát: 01 điểm tại sông Rạch Cát, 02 điểm trên sông Vàm Cỏ, 01 điểm tại hợp lưu sông Rạch Cát và sông Vàm Cỏ.
Tần số thu mẫu và phân tích: 6 tháng 1 lần.
Thiết bị thu mẫu: thiết bị tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn phân tích và so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
5.12.4 Các biện pháp hỗ trợ khác
Ngoài các biện pháp chủ động giám sát, khống chế các nguồn có khả năng gây ô nhiễm nói trên, chủ dự án phải thường xuyên huấn luyện tập dợt và đào tạo giáo dục ý thức đội ngũ cán bộ công nhân viên , thực hiên nội quy quy định về công tác BVMT.
Bên cạnh đó để công tác quản lý môi trường cho CCN đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc trang bị các phương tiện và công cụ để quản lý, thì vấn để tuyển chọn một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, sâu về lĩnh vực quản lý môi trường và xử lý ô nhiễm.
Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn hoạt động về lĩnh vực môi trường tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn về kỹ thuật, đào tạo dđội ngũ cán bộ này để họ có thể tự mình giám sát và thực hiện tốt các công việc cụ thể, biết phát hiện và phân tích nguyên nhân gây biến động môi trường, đồng thời có thể thiết lập nên các biện pháp không chế ô nhiễm môi trường kịp thời nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.
Trong quá trình quản lý vận hành nếu có nguồn phát sinh gây ô nhiễm thì chủ dự án phải báo cáo ngay cho các cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó các đơn vị đầu tư trong CCN cũng phải tiến hành các đợt khám sức khỏe cho các cán bộ công nhân, nhất là những người có khả năng khắc phục sự cố, an toàn lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG 6:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động của dự án xây dựng Cụm Công nghiệp và Cảng nước sâu tại xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, tỉnh Long An tới môi trường có thể đưa ra một số kết luận sau đây :
1). Dự án được thực hiện ở vị trí phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh Long An.
2). Dự án sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp tại Long An, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước .
3). Hoạt động của Dự án có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới môi trường. Tuy nhiên, các tác động xấu đến môi trường đã được nhận diện đầy đủ và đã được đề xuất các biện pháp giảm thiểu có hiệu quả, đảm bảo không gây ra ô nhiễm môi trường.
4) Các sự cố rủi ro môi trường phát sinh do quá trình triển khai thực hiện dự án cũng đã được tính toán và cũng đã đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố xảy ra.
6.2. Kiến nghị
a. Phải thực hiện một cách nghiêm túc và tuân thủ theo đúng nội dung bảng thuyết minh về quy họach chi tiết.
Kiểm tra đồng bộ các biện pháp xử lý ô nhiễm, cử cán bộ đào tạo, quản lý vận hành đúng kỹ thuật, biết tự giám sát hiệu quả xử lý và điều chỉnh phù hợp.
Thực hiện các biện pháp quản lý và khống chế ô nhiễm trong giai đọan cải tạo, mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và các hạng mục công trình khác đặc biệt lưu ý đến việc thực hiện ĐTM chi tiết cho mỗi nhà máy trong CCN trước khi đi vào hoạt động.
Khi có yếu tố môi trường nào đó phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì ban quản lý dự án CCN sẽ trình bày cho các cơ quan chức năng và có thẩm quyền nhằm xử lý ngay nguồn gây ô nhiễm.
Xây dựng các trạm xử ký chất thải phải tiến hành song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
Kết hợp với khâu xử lý ô nhiễm, dự án cũng phải đề xuất các biện pháp quản lý chặt chẽ vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa các chất thải, xây dựng cụ thể các biện pháp an tòan lao động, an tòan cháy nổ và sự cố.
Cần tiến hành xây dựng chương trình giám sát hiệu quả làm việc các công trình xử lý ô nhiễm, nhằm nhanh chóng phát hiện nguyên nhân gây biến động môi trường và qua đó đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục giảm thiểu hậu quả xảy ra.
Các cơ quan chức năng về môi trường từ trung ương đến địa phương cần giám sát hỗ trợ ban quản lý dự án ( cả về tài chính và các biện pháp kỹ thuật) trong việc thực hiện công tác quản lý và khống chế ô nhiễm môi trường cho CCN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lâm Minh Triết ( chủ biên), Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân,” Xử lý nước thải đô thị & công nghiệp, tính toán thiết kế công trình”, NXB ĐH quốc gia TP. HCM.
GS.PTS Trần Hiếu Nhuệ, 1998 “ thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp” NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội
TS. Trịnh Xuân Lai, 2000: “ Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải” NXB xây dựng Hà Nội
Phạm Ngọc Đăng, 2003 “ Môi trường không khí” NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
“ Luật bảo vệ môi trường “, NXB DH quốc gia Tp. HCM.
Tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN 2000)” Tuyển tập 31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Hà Nội.
Lê Trình, 2000 “ Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng” NXB khoa học và kỹ thuật.
“ Đánh giá tác động môi trường “. Cục môi trường tổ chức dịch thuật và xuất bản.
Thông tư 08/2006/TT-BTNMT Hà Nội ngày 08/09/2006 “ Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tac động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường”
Báo cáo đánh giá tác động môi trường, 2009 :Dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp và cảng nước sâu tại xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An.
“ Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam” 1995, 2001.
“ Quy hoạch chi tiết CCN Caric huyện Cần Đước tỉnh Long An”.
“ Quản lý chất thải rắn” NXB xây dựng Hà Nội, 2001.
PHỤ LỤC I: SƠ ĐỒ LẤY MẪU VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
`
PHỤ LỤC II:
MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Công văn số 2174/UBND-KT ngày 11 tháng 05 năm 2007 của UBND tỉnh Long An về việc thoả thuận địa điểm đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp và cảng nước sâu;
Công văn số 6093/UBND-CN ngày 29 tháng 11 năm 2007 của UBND tỉnh Long An về việc đầu tư xây dựng Đường tỉnh 826B và cầu Kênh nước Mặn;
Công văn số 856/UBND-CN ngày 21 tháng 02 năm 2008 của UBND tỉnh Long An về việc đầu tư xây dựng Đường tỉnh 826B và cầu Kênh nước Mặn;
Quyết định số 1447/QĐ-UBND ngày 02 tháng 06 năm 2008 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 – Cụm công nghiệp và Cảng nước sâu, xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Biên bản số 449/BB-SXD ngày 14 tháng 04 năm 2008 của UBND tỉnh Long An về việc góp ý nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 – Cụm công nghiệp và Cảng nước sâu, xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Biên bản số 6197/BB-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2008 của UBND tỉnh Long An về việc họp thong qua đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị - khu dân cư – công nghiệp xã Long Hựu Đông và xã Long Hựu Tây và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 – Cụm công nghiệp xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Quyết định số 1060/QĐ-UBND ngày 27 tháng 04 năm 2009 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu đô thị - dân cư – công nghiệp xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Văn bản số 2345/UBND-KT ngày 21 tháng 7 năm 2009 của UBND Tỉnh Long An về việc thỏa thuận địa điểm đầu tư Khu tái định cư và nghĩa trang tại xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước.
Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 07 tháng 05 năm 2009 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/ 2.000 Cụm công nghiệp và Cảng nước sâu, xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Và một số văn bản khác liên quan.
PHỤ LỤC III
CÁC SƠ ĐỒ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
PHỤ LỤC IV:
HÌNH ẢNH VỀ KHU VỰC DỰ ÁN
Hình: Vị trí địa lý của dự án
Sông Vàm Cỏ
Sông Rạch Cát
Nhà tạm tại khu vực dự án
Mồ mả tại khu vực dự án
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai hoan chinh.doc
- bai hoan chinh.pdf