LỜI MỞ ĐẦU .1
PHẦN I : TỔNG QUAN .2
1.1.
TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU ĐU ĐỦ .3
1.1.1.Tên gọi và nguồn gốc của cây đu đủ .3
1.1.3. Một số giống đu đủ được trồng ở Việt Nam 5
1.1.4. Tình hình sản xuất đu đủ trên thế giới và ở Việt Nam .6
1.1.5. Các dạng sản phẩm được chế biến từ đu đủ .6
1.5.6. Một số bài thuốc chữa bệnh từ đu đủ .7
1.2. TỔNG QUAN VỀ DỪA .8
1.2.1. Giới thiệu về cây dừa 8
1.2.2. Thành phần của dừa 8
1.2.3. Một số tác dụng chữa bệnh của dừa .9
1.2.4. một số sản phẩm chế biến từ dừa .10
1.3. TÌM HIỂU VỀ ĐỒ HỘP MỨT QUẢ .11
1.3.1. Mứt đông 12
1.3.2. Mứt nhuyễn 14
1.3.3. Mứt miếng đông .15
1.3.4. Mứt rim .16
1.4. MỘT SÔ QUY TRÌNH CHẾ BIẾN ĐỒ HỘP MỨT QUẢ DẠNG NHUYỄN 17
1.4.1. Mứt dứa nhuyễn .17
1.4.2. Mứt chuối nhuyễn .17
1.4.3. Mứt cam nhuyễn đặc 18
1.5. Giới thiệu về sản phẩm mứt đu đủ nhuyễn .19
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21
2.1.1. Nguyên liệu chính 21
2.1.2.Nguyên liệu phụ 21
2.2 . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 22
2.2.1. Xác định thành phần của nguyên liệu 22
2.2.2. Xây dựng quy trình công nghệ .22
2.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của sản phảm 22
2.2.4. Sơ bộ tính chi phí nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm 22
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .23
2.3.1. Quy trình sản xuất dự kiến .23
2.3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .25
2.3.3. Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng 32
2.3.3.1 Phương pháp phân tích .32
2.3.2.2 Đánh giá chất lượng cảm quan của sản phẩm 33
PHẦN III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN 37
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU .38
3.1.1. Đối với nguyên liệu đu đủ 38
3.1.1.1. Thành phần khối lượng 38
3.2. XÁC ĐỊNH TỶ LỆ PHỤ GIA VÀ CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA
QUY TRÌNH 41
3.2.1. Xác định nhiệt độ ép nước cốt dừa .41
3.2.2. Xác định tỷ lệ nước cốt dừa phù hợp .42
3.2.3. Xác tỷ lệ đường 44
3.2.4. Xác định tỷ lê acid citric .45
3.2.5. Xác định tỷ lệ pectin phù hợp .46
3.2.6. Xác tỷ lệ lượng hương liệu bổ sung .47
3.2.7. Xác định thời gian giữ nhiệt của chế độ thanh trùng .48
3.3 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH .49
3.4. ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM .52
3.5. TÍNH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO 1 ĐƠN VỊ SẢN PHẨM 52
PHầN IV: KếT LUậN Và đề xuất 53
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3325 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đề suất quy trình sản xuất sản phẩm mứt nhuyễn đu đủ bổ sung nước cốt dừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho thêm một chút abunin vào để làm trong nước đường. Sau đó
đun sôi dung dịch (nế có bọt cần vớt bọt) và cô đặc tới độ khô 65-75% rồi làm nguội
tới nhiệt độ 75-800C. Cũng có thể thêm acid citric vào sản phẩm. Dùng lọ thủy tinh
hoặc hộp sắt sơn vecni để đựng sản phẩm, ghép nắp với độ chân không 150-200
mmHg. Vì sản phẩm có độ khô cao nên không cần thanh trùng, nhưng cần đóng hộp
nhanh và tăng cường vệ sinh trong sản xuất. Trong khi tàng trữ sản phẩm, không nên
đảo lắc nhiều để tránh ảnh hưởng đến độ đông . Sản phẩm phải là khối đông đồng nhất
về màu sắc, không có bọt khí và có hương vị đặc trưng của nước quả nguyên liệu.
b. Cách sản xuất mứt đông có pha pectin hoặc agar
Lượng pectin sử dụng không cao quá 3,5%, so với lượng nước quả (tính theo
lượng pectin khô). Pectin sử dụng ở dạng bột, hòa tan trong nước lạnh theo tỉ lệ 1:19
(theo kối lượng) và để trong một ngày đêm cho pectin ngấm nước và trương ra. Sau đó
hòa tan pectin trong nước ấm và khuấy đều. Pha pectin vào siro quả ngay sau khi kết
thúc quá trình nấu mứt. Các quá trình khác khi nấu mứt cũng tiến hành như cách nấu
mứt không pha pectin. Agar khô cũng ngâm vào nước lạnh trong một giờ cho trương
ra, rồi hòa tan vào nước. Đun nóng nước quả tới nhiệt độ 40-500C rồi hòa tan đường
khô đã rây kỹ vào. Đun siro tới khô, để sôi trong 2-3 phút rồi hạ nhiệt độ tới 80-850C,
14
đồng thời hòa dung dịch agar vào, mứt đông đạt đô đông tốt khi có hàm lượng chất
khô 50-55% (trong đó hàm lượng đường là 42-43%), hàm lượng agar 2%. Độ acid
trung bình của mứt cần đạt 0,4-0,7% tương ứng với độ pH =3,8. Mứt đông nấu có agar
có độ khô thấp nên nhất thiết phải thanh trùng.
1.3.2. Mứt nhuyễn
Mứt nhuyễn được sản xuất từ pure quả chà mịn, nấu với đường. Có thể nấu từ
dạng quả tươi hoặc dạng bán chế phẩm, có thể nấu từ một loại quả hoặc từ hỗn hợp
nhiều loại quả. Tùy theo độ đặc của sản phẩm mà quy định hàm lượng đường đưa vào
pure quả. Mứt nhuyễn đặc đựng trong khay ghỗ yêu cầu có độ đặc cao hơn mứt
nhuyễn thường được đóng trong hộp sắt hay lọ thủy tinh. Tỷ lệ đường sử dụng khi nấu
mứt như sau:
Nguyên liệu Mứt nhuyễn thường Mứt nhuyễn đặc
Pure quả (độ khô 12%), kg
Đường kính, kg
120-130
100
150-180
100
Tùy các dạng mứt có độ đặc khác nhau, với tỷ lệ phối chế khác nhau, nhưng
đều có độ khô giống nhau là 66-67%. Để tăng độ đông cho sản phẩm, có thể pha thêm
pectin hoặc agar. Tiến hành nấu mứt nhuyễn trong nồi hở, kiểu hai vỏ, nhiệt độ sôi cao
103-104oC sẽ phá hủy các chất màu, phá hủy pectin và tạo thành phản ứng melanoidin.
Ngoài ra, chất thơm cũng bị tổn thất. Đây là những yếu tố làm giảm chất lượng của sản
phẩm. Nấu mứt trong các thiết bị cô đặc chân không sẽ hạ thấp nhiệt độ sôi. Sản phẩm
có màu sắc, hương vị tốt hơn sản phẩm nấu trong nồi hai vỏ hở.
a. Cách nấu mứt nhuyễn trong nồi hai vỏ hở
Sau khi cho pure quả vào nồi, cho cánh khuấy hoạt động. Khi pure quả đạt tới
độ khô 16-18% thì cho đường vào (đường tinh thể cần tinh khiết và được ray thật kỹ)
tiếp tục nấu cho tới khi đạt yêu cầu. Nấu pure quả quá đặc thì lần đầu chỉ cho một phần
đường vào, khi sản phẩm đạt độ khô 40-45% mới cho nốt phần đường còn lại vào, như
vậy sẽ rút ngắn thời gian nấu. Nếu dùng quả sunfit hóa, vì cần khử SO2 nên phải nấu
pure trước, sau đó mới cho đường vào để việc desunfit hóa được dễ dàng. Tuy nhiên,
nếu cho đường ngay từ đầu cũng có tác dụng tốt là sản phẩm tạo đông tốt hơn và việc
khử trùng trong đường cũng triệt để hơn. Cần chú ý là khi cho đường vào, phải trộn
15
đều để đường không bị lắng xuống đáy nồi, dễ bị caramen hóa, làm cho sản phẩm bị
sẫm màu và có hương vị lạ. Trong nhiều trường hợp, pha đường thành dung dịch 70%
trước khi cho vào nấu.
b. Cách nấu mứt nhuyễn trong thiết bị cô đặc chân không
Trước tiên, tiến hành desunfit hóa cho pure quả và trộn đường ở nồi nấu hở, sau
đó mới cho vào thiết bị chân không để cô đặc ở độ chân không 600-670mmHg. Trước
khi cô đặc chân không cần đun sôi hỗn hợp trong áp suất khí quyển trong vài phút để
tiệt trùng. Cũng có thể đưa nhiệt độ sản phẩm lên 1000C sau khi đã cô đặc mứt. Cần
lưu ý là, một số vi sinh vật có khả năng phát triển trong môi trường có nồng độ đường
cao. Thí dụ: Aspergillu repens phát triển ở nồng độ đường 80%. Vì vậy, tuy mứt
nhuyễn có hàm lượng đường cao nhưng quá trình sản xuất vẫn cần tăng cường giữ vệ
sinh.
Bao bì đựng mứt nhuyễn có thể là thùng ghỗ dung lượng dưới 50kg, khay ghỗ
dung lượng 15-20 kg hoặc đóng trong hộp sắt, lọ thủy tinh. Trước khi đóng mứt vào
thùng, cần làm nguội mứt xuống 500C vì với khối lượng lớn, mứt sẽ lâu nguội do đó sẽ
bị sẫm màu và kém hương vị. Có thể làm nguội mứt bằng chân không ở ngay trong
thiết bị nội cô đặc chân không hoặc thiết bị làm nguội chân không 600=670mmHg,
tương ứng với nhiệt độ sôi của mứt là 50-600C. Mứt đang nóng 100-1040C trong điều
kiện chân không sẽ sôi tức thời, khi ấy nước bốc hơi và thu nhiệt, làm cho sản phẩm
nguội đi nhanh chóng. Để giảm hao hụt của mứt do ngấm vào thùng ghỗ, lót thùng
bằng polietilen hoặc tráng một lớp mỏng parafin lên mặt trong của thùng. Nếu mứt
đóng vào bao bì dung lượng 10 kg trở lên thì không cần thanh trùng. Nếu mứt đóng
vào bao bì dưới 1kg thì phải thanh tùng ở 1000C. Bảo quản mứt nhuyễn ở nhiệt độ 10-
150Cvới độ ẩm tương đối của không khí 75-80%.
1.3.3. Mứt miếng đông
Mứt miếng đông được sản xuất từ quả tươi hay quả bán chế phẩm (sunfit
hóa,hay lạnh đông), để nguyên quả hay cắt thành miếng, nấu với đường. Trong sản
phẩm có pha thêm acid thực phẩm, pectin,. Sau khi lựa chọn, phân loại và rửa sạch,
quả được gọt vỏ, bỏ hạt. Tùy theo quả nhỏ hay to mà để nguyên hay cắt miếng. Chần
quả trong nước sôi hoặc trong dung dịch nước đường loãng, đun sôi. Chần quả nhằm
mục đích chuyển hóa protopectin không hòa tan thành pectin hòa tan để tăng độ đông
cho sản phẩm. Với quả sunfit hóa, chần còn có tác dụng khử SO2 trong quả. Không
chần quả trong nước đường đặc vì như vậy sẽ hạn chế sự chuyển hóa protopectin. Sau
16
đó nấu quả với đường tinh thể hay nước đường đặc có nồng độ 70-75%, theo tỷ lệ quả/
đường=1/1+1/1,5 trong nồi hai vỏ hở hoặc thiết bị cô đặc chân không. Cách nấu mứt
tiến hành nhưcachs nấu mứt đông. Nếu mứt đóng trong bao bì nhỏ, có thanh tùng thì
nấu mứt đến độ khô 68%. Nếu mứt không thanh trùng, đóng trong bao bì lớn thì nấu
mứt đến độ khô 72%. Trước khi đóng vào thùng ghỗ, cần làm nguội mứt đến nhiệt độ
50-600C, các loại mứt kem đông (mứt mơ, mứt dâu tây) thì được làm nguội xuống
400C. Nếu mứt đóng vào hộp sắt hoặc lọ thủy tinh (dung tích dưới 1 lit) thì làm nguội
tới nhiệt độ từ 700C trở lên và thanh trùng ở 1000C. Thời gian thanh trùng thay đổi tùy
theo kích cỡ và vật liệu bao bì.
1.3.4. Mứt rim
Mứt rim được sản xuất bằng cách nấu quả với đường hoặc dung dịch nước
đường, sao cho quả trong sản phẩm không bị nát. Nước đường trong sản phẩm cần đặc
sánh nhưng không đông và cần tách khỏi quả. Tỷ lệ quả / nước đường trong sản phẩm
là: 1/1. nguyên liệu đưa vào sản xuất cần chín vì quả chưa chín cho sản phẩm có
hương vị kém khi nấu, quả bị teo nhỏ, chi phí nguyên liệu cao. Quả chưa chín còn làm
cho nước đường trong sản phẩm dễ bị đông lại. Cũng không nấu mứt rim với quả quá
chín vì quả dễ bị nát. Quả đưa vào chế biến được phân loại theo phẩm chất, độ chín,
kích thước, màu sắc. Quả được rửa sạch, gọt sửa, chần, châm lỗ hoặc được cán mỏng,
tùy theo dạng nguyên liệu. quá trình sử lí nghuyên liệu ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng và thời gian nấu mứt.Trong sản phẩm, quả cần ngấm đường đều. Nấu mứt rim
bằng cách nấu quả với nước đường đặc hoặc đường kính. Quả sẽ ngấm nước đường và
một phần dịch quả sẽ chuyển vào nước đường. Quá trình nấu mứt rim cần tiến hành
sao cho nguyên liệu không bị biến dạng và có thể giữ nguyên thể tích. Nếu khi nấu,
quả bị giảm thể tích nhiều thì khi nấu xong quả sẽ bị teo nhiều, cứng lại. Ngoài ra, quả
ngấm ít đường, có tỷ trọng thấp nên có thể bị nổi trên nước đường trong sản phẩm. Chỉ
tiêu đặc trưng cho độ ngấm đường của quả là hàm lượng chất khô. Nâng cao hàm
lượng chất khô trong sản phẩm khi nấu là do quá trình xảy ra song song: quá trình
ngấm đường vào mô quả và quá trình nước trong quả thoát ra. Nấu mứt cần thực hiện
sao cho đường ngấm vào nhanh và nước thoát ra chậm. Chỉ có như vậy thì quả mới
không bị giảm thể tích nhiều, ngấm đường nhiều và chất lượng sản phẩm mới cao. Để
đảm bảo quả ngấm đường đến bão hào mà không nấu mứt quá lâu (sẽ làm quả nát),
người ta ngâm quả đã xử lý vào nước đường trong 3-4 giờ. Nồng độ nước đường để
ngâm quả là 40-70%, tùy theo dạng nguyên liệu. Có hai cách nấu mứt: nấu liên tục
17
một lần và cách nấu mứt gián đoạn nhiều lần làm cho đường ngấm vào quả nhiều hơn
vì vậy, chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn.
1.4. MỘT SÔ QUY TRÌNH CHẾ BIẾN ĐỒ HỘP MỨT QUẢ DẠNG NHUYỄN
1.4.1. Mứt dứa nhuyễn
Có thể sử dụng riêng từng giống dứa hoạc pha lẫn nhiều loại để chế biến mứt
nhuyễn. Yêu cầu dứa phải đạt tới độ chín kỹ thuật, nếu dứa chưa đủ chín thì sản phẩm
có màu xấu hương vị kém thơm ngon.
Dứa nguyên liệu được đem rửa trên máy rửa bàn chải, rồi cắt hai đầu, đột lõi,
gọt vỏ rửa mắt. Sau đó đem xé tơi, chà trên máy chà có lỗ rây 1-1,5 mm ta thu được
pure dứa, đem cô đặc với nước đường 70% theo tỷ lệ sau:
- Pure dứa : 300kg.
- Nước đường 70% : 100l.
Hoặc với đường tinh thể theo tỷ lệ:
- Pure dứa : 300kg.
- Đường trắng : 100kg.
Lúc đầu hút một nửa nước đường vào nồi cô đặc chân không, nâng nhiệt độ
nước đường lên 85-900C rồi mới hút dần pure dứa vào rồi tiến hành cô đặc ở 60-800C
ở chân không 5,88-7,84.104N/m2 (0,6-0,8 at). Khi độ khô của hỗn hợp trong nồi đạt
khoảng 50%, hút nốt lượng nước đường còn lại vào nồi, rồi tiếp tục cô đặc đến độ khô
63-64% thì phá chân không để nâng nhiệt độ của sản phẩm lên khoảng 1000C để diệt
trùng. Khi độ khô đạt tới 60-67%, cho sản phẩm ra khỏi nồi.
Rót mứt có nhiệt độ không quá 700C vào hộp sắt số 8 sơn vecni, rồi ghép nắp
và thanh trùng theo công thức:
1.4.2. Mứt chuối nhuyễn
Người ta chỉ sử dụng chuối tiêu để sản xuất mứt chuối nhuyễn.
Sau khi lựa chọn, phân loại, rửa quả, bóc vỏ và tước xơ, rửa lại sau đó đem chà
ta thu được pure chuối. Pure được đưa ngay vào chứa trong thùng có chứa sẵn nước
đường 70% có pha natri bisunfit để sản phẩm ít bị biến màu. Tỷ lệ phối chế như sau:
- Pure chuối : 100kg
- Nước đường 70% : 72,5l
- Dung dịch NaHSO3 (chứa 25-30%SO2): 0,15-0,20l
Cách tiến hành cô đặc giống như mứt nhuyễn dứa.
18
Khi nấu mứt xong, đóng hộp nhanh vào hộp sắt số 8 sơn vecni, ghép nắp với độ
chân không 300-350 mmHg, thanh trùng theo công thức:
1.4.3. Mứt cam nhuyễn đặc
Nguyên liệu chính để chế biến mứt cam là cam chanh, có thể kèm theo cam
sành, cam giấy, quít.
Nguyên liệu phải chín hoàn toàn, thể hiện ở vỏ có màu vang đều hay đỏ đều .
Không sử dụng nguyên liệu quá chua, độ acid trên 1%.
Sau quá trình rửa quả, chần, bóc vỏ đem xé tơi, và chà trên máy chà có lỗ rây
1,0-1,5 mm.
Để tăng hương vị sản phẩm, người ta pha một ít vỏ vào sản phẩm. Vỏ này phải
có màu vàng hay đỏ đẹp, không có đốm vàng, đốm xanh và phải được sử lí như sau để
khử bớt mùi đắng và vị hắc (do vỏ có cùi trắng chứa nhiều narinhin và tinh dầu):
Cho vỏ cam vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi 30 phút, sau đó tháo nước ra và
lại cho nước mới vào đun sôi. Cứ thế sau 3-4 lần tiến hành luộc, vớt vỏ ra rửa luân lưu
30 phút trong nước lã. Để ráo nước và đem xay một phần vỏ cam luộc với 4,5 phần
nước đường 75% (lấy trong lượng nước đường cần để nấu mứt) hai lần trên máy xay
trục xoắn lần lượt qua lưới có lỗ 3 mm và 1-2 mm.
Để sản phẩm có độ đông tốt, cần pha thêm pectin lấy ngay ở bã cam từ máy chà
ra. Loại hết hạt trong bã cam chà bằng cách rửa trong nước, chỉ lấy bã múi của cam
quít. Đun nóng bã khoảng 45 phút trong dung dịch acid để thủy phân pectin theo tỉ lệ :
- Bã cam : 100 g
- Nước : 200 l
- Acid citric khan: 3g
Sau đó đem hỗn hợp chà trên máy chà có lỗ rây 1-2mm, thu được chế phẩm
chứa pectin (có độ khô 4-5%). Chế phẩm này cần sử dụng ngay, không để lâu quá 2
giờ.
Người ta cô đặc mứt cam với tỉ lệ phối chế (theo khối lượng) như sau:
- Pure cam quít : 100
- Nước đường 70% :140
- Chế phẩm chứa 5% pectin: 27
- Vỏ cam quít đã xử lí: 11
Cách tiến hành cô đặc, đóng hộp, thanh trùng giống mứt nhuyễn chuối.
19
Định mức sử dụng nguyên liệu của 3 loại mứt trên như sau (tính cho 1 tấn sản
phẩm):
Loại mứt Đường cát (kg)
Dứa tươi
(kg)
Chuối tươi (kg)
cam tươi
(kg)
Mút dứa
Mứt chuối
Mứt cam
550
550
600
6000
2500
2000
1.5. Giới thiệu về sản phẩm mứt đu đủ nhuyễn
Sản phẩm mứt nhuyễn đu đủ được chế biến từ nguyên liệu chính là đu đủ và
phải đạt được các chỉ tiêu sau:
Tên chỉ tiêu Yêu cầu
Chỉ tiêu cảm quan:
Màu sắc
Mùi vị
Trạng thái
Phải có màu tự nhiên của quả nấu với
đường, cho phép chênh lệch về màu sắc từ
hơi nhạt đến hơi sẫm. Trong một hộp thì
màu sắc của mứt phải đồng nhất.
không được có mùi vị lạ, phải có mùi quả
tự nhiên của quả nấu đường.
Sản phẩm không bị lỏng, vữa. Sản phẩm
phải ở dạng đặc sệt, đồng nhất.
Chỉ tiêu lý hóa: Độ khô phải lớn hơn 65%.
Chỉ tiêu vi sinh Phải đạt chỉ tiêu vi sinh.
Về cách sử dụng sản phẩm: sản phẩm có thể ăn trực tiếp hoặc dùng kèm với
bánh mì sandwich.
Về phương pháp bảo quản: sản phẩm có thể được bảo quản ở nhiệt độ thường,
khi đã mở nắp thì nên bảo quản lạnh.
20
PHẦN II
PHẦN II
ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nguyên liệu chính
Đu đủ sử dụng cho sản xuất mứt nhuyễn phải đạt các yêu cầu sau:
♦ Chín đều, không dập nát, thối ủng, nấm mốc.
♦ Màu vàng sáng.
♦ Giống đu đủ Solo ruột vàng.
♦ Mua ở khu vực Nha Trang.
Dừa sử dụng làm nước cốt dừa được thu mua tại Nha Trang. Có độ nguyên vẹn
cao, không bị vỡ và phải là dừa bánh tẻ.
2.1.2.Nguyên liệu phụ
Đường
Sử dụng đường tinh luyện có hàm lượng đường saccaroza tinh khiết lớn hơn
99%, lượng đường khử nhỏ hơn 0.1%, độ ẩm nhỏ hơn 0.2%. Đường không có vị chua,
không tạp chất, không vón cục, ở dạng tinh thể rời.
Pectin
Pectin được sử dụng để tăng độ đông cho sản phẩm. Pectin có độ tinh khiết cao,
đạt yêu cầu dùng trong công nghệ thực phẩm.
Acid citric
Acid hữu cơ thực phẩm phải đảo bảo chi tiêu về màu sắc, mùi vị, giá trị pH và
các giá trị khác của sản phẩm thực phẩm phụ vụ cho công nghệ thực phẩm.
Acid sorbic
Đưa acid sorbic vào để chống mốc, nhằm kéo dài thời gian bảo quản cho sản
phẩm, đảm bảo đầy đủ yêu cầu về chất phụ trong thực phẩm.
Lọ thủy tinh
Lọ có dung tích 200 ml, có nắp sắt, lọ bằng thủy tinh trong suốt để nhìn rõ thực
phẩm, trước khi cho thực phẩm vào lọ cần phải thanh trùng lọ ở 1000C trong 5 phút để
vô trùng tránh nhiễm vi sinh vật vào sản phẩm.
Hương liệu
Bổ sung thêm hương đu đủ tổng hợp được phép dùng trong thực phẩm theo qui
định của bộ y tế.
22
2.2 . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Xác định thành phần của nguyên liệu
Thành phần khối lượng của quả.
Thành phần hóa học có trong quả bao gồm:
Đối với đu đủ:
Hàm lượng chất khô.
Hàm lượng acid.
Hàm lượng đường.
Đối với dừa:
Hàm lượng chất béo.
Hàm lượng chất khoáng.
2.2.2. Xây dựng quy trình công nghệ
Đưa ra quy trình thực nghiệm đồ hộp mứt đu đủ nhuyễn bổ sung nước cốt dừa,
cần xác định các thông số sau:
¾ Xác định tỷ lệ đường .
¾ Xác định tỷ lệ chất tạo đông .
¾ Xác định tỷ lệ acid citric.
¾ Xác định tỷ lệ nước cốt dừa.
¾ Xác định tỷ lệ hương liệu.
¾ Xác định thời gian và nhiệt độ thanh trùng.
¾ X ác định nhệt độ chiết nước cốt dừa.
2.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của sản phảm
2.2.4. Sơ bộ tính chi phí nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm
23
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Quy trình sản xuất dự kiến
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình dự kiến
Phối trộn
Chọn lựa
Bảo quản
Nước cốt
dừa
Rửa
Vào hộp
Nấu
Xay nhuyễn
Loại vỏ, hạt, xơ
Thanh trùng, làm nguội
ép
Xay nhỏ
Đu đủ
Nước
dừa
Cơm
dừa
Đường, phụ
gia
24
Thuyết minh quy trình
a. Xử lý nguyên liệu
Nuyên liệu được sử dụng để sản xuất mứt đu đủ phải đạt được độ chín kỹ thuật,
trạng thái còn cứng và không có khuyết tật. Đu đủ sau khi lựa chọn, phân loại được
đem đi rửa để loại bỏ tạp chất. Sau khi rửa tiến hành gọt bỏ vỏ và bỏ hạt. Khi đã loại
hết phần không ăn được, thịt quả được đem ngân rửa lại bằng dung dịch nước muối rồi
đem xay nhuyễn bằng máy xay và ray mịn để loại bỏ xơ. Ta thu được pure đu đủ.
Dừa được sử dụng là dừa già ở độ tuổi 11-12 tháng tuổi. Tách bỏ lớp vỏ bên
ngoài, thu lấy phần nước và cơm dừa bên trong. Cơm dừa được rửa sạch sau đó đem
say nhỏ cùng với nước dừa. Đun nóng cơm dừa và ép lấy nước. Ta thu được nước cốt
dừa.
b. Phối trộn nguyên liệu
Nguyên liệu phụ phối trộn bao gồm đường, pectin, acid, hương đu đủ, nước cốt
dừa. Đây là khâu rất quan trong vì nó quyết định chất lượng cảm quan của sản phẩm.
vì vậy phải nghiên cứu kĩ tỷ lệ các chất bổ sung cho phù hợp.
Đường đưa vào sản phẩm nhằm tạo vị ngọt cho sản phẩm, ngoài ra nó còn có
tác dụng tăng thời gian bảo quản cho sản phẩm. pectin bổ sung vào làm tăng độ động
của mứt. acid citric có tác dụng tọa ra sự hài hòa về vị, và cũng góp phần làm tăng thời
gian bỏa quản cho mứt. Bổ sung nước cốt dừa nhằm làm tăng giá trị dinh dưỡng cũng
như cảm quan của sản phẩm đồng thời cung cấp 1 lượng lớn chất béo để hòa tan hàm
lượng caroten trong đu đủ, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu hơn. Hương đu đủ được đưa
vào để tạo mùi hài hòa cho sản phẩm.
c. Nấu
Mứt đu đủ được nấu ở 1000C cho đến khi mứt đạt tới độ khô yêu cầu 65-67%
d. Vào hộp – thanh trùng
Sau khi nấu mứt được đem rót hộp, ghép nắp và đưa đi thanh trùng.
Mứt đu đủ là đồ hộp rau quả, có pH thấp thường là <4,5 do đó chỉ cần thanh
trùng ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 1000C là được.
e. Bảo quản
Mứt được bảo quản tại nơi thoáng mát ở nhiệt độ thường.
25
2.3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
1. Bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ ép cơm dừa
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ ép nước cốt dừa
Tiến hành gia nhiệt các mẫu thí nghiệm ở các nhiệt độ: 850C, 900C, 950C,
1000C, 1050C. Sau đó tiến hành đo độ khô của nước cốt dừa thu được kết hợp với đánh
giá chất kượng cảm quan để chọn gia nhiệt độ thích hợp nhất.
Ép với nhiệt độ (0C)
85 90 95 100 105
Gia nhiệt
Xay nhỏ
Nước cốt dừa
Xác định độ khô và đánh giá chất lượng cảm
quan
Chọn nhiệt độ ép thích
hợp
Cơm dừa
Nước dừa
26
2. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ nước cốt dừa bổ sung cho sản phẩm
.
.
.
Phối trộn với tỷ lệ nước cốt dừa (%) so với khối lượng
pure
5% 7% 9% 11% 13%
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác tỷ lệ nước cốt dừa bổ sung
Nấu
Vào hộp
Thanh trùng, làm nguội
Đánh giá chất lượng cảm quan
Chọn lựa tỷ lệ nước cốt dừa tối ưu
Đu đủ
Đường, phụ
gia
27
3. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ đường bổ sung cho sản phẩm mứt
nhuyễn đu đủ bổ sung nước cốt dừa
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ đường bổ sung
Phối trộn với tỷ lệ đường (%) so với khối lượng pure quả
45 50 55 60 65
Rửa
Chọn lựa
Loại vỏ, hạt, xơ
Xay nhuyễn
Đu đủ
Nấu
Vào hộp
Thanh trùng, làm nguội
Đánh giá chất lượng cảm quan
Chọn lựa hàm lượng đường tối ưu
Nước cốt
dừa, phụ
gia, đường
28
Để xác định tỷ tỷ lệ khác nhau: 45%, 50%,55%, 60%, 65%. Tiếp đó đánh giá
chất lượng cảm quan từng mẫu và chọn ra được tỷ lệ tối ưu nhất.
4. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ acid bổ sung cho sản phẩm
.
.
.
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ acid citric bổ sung
Cố định tỷ lệ đường tối ưu, phối trộn lượng acid citric với tỷ lệ : 0.2%, 0.25%,
0.3%, 0.35%, 0.4%. Sau khi tiến hành đánh giá chất lượng cảm quan sẽ chọn ra được
tỷ lệ acid citric tối ưu nhất.
Phối trộn với tỷ lệ acid citric (%) so với khối
lượng pure quả
0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
Nấu
Vào hộp
Thanh trùng, làm nguội
Đánh giá chất lượng cảm quan
Chọn tỷ lệ acid tối ưu
Đu đủ
Nước cốt
dừa, đường,
phụ gia,
acid
29
5. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ chất tạo đông bổ sung cho sản phẩm
.
.
.
Phối trộn với tỷ lệ pectin (%) so với khối lượng pure
quả
0.8 0.9 1.0 1.1 1.2
Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ pectin bổ sung cho sản phẩm
Cố định lệ đường và acid citric đã chọn ở trên. Phối trộn tỷ lệ pectin như trên .
Tiến hành đánh giá chất lượng bằng phương pháp cảm quan và chọn ra tỷ lệ tối ưu.
Nấu
Vào hộp
Đánh giá chất lượng cảm quan
Chọn lựa tỷ lệ pectin tối ưu
Thanh trùng, làm nguội
Đu đủ
Nước cốt
dừa, đường,
acid, pectin
30
6. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ hương đu đủ bổ sung cho sản phẩm
.
.
.
Phối trộn với tỷ lệ hương đu đủ (%) so với khối lượng
pure quả
0.02 0.04 0.06 0.08
Hình 2.7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ hương đu đủ cần bổ sung
Sau khi bổ sung nước cốt dừa vào, mùi của dừa làm mất mùi hương đu đủ của
sản phẩm do đó cần bổ sung thêm hương để tạo sự hài hòa cho sản phẩm.
Nấu
Vào hộp
Thanh trùng, làm nguội
Đánh giá chất lượng cảm quan
Chọn lựa tỷ lệ hương đu đủ tối ưu
Đu đủ
Nước cốt
dừa, đường,
phụ gia,
hương
31
7. Bố trí thí nghiệm xác định thời gian giữ nhiệt của chế độ thanh trùng
.
.
.
thanh trùng với thời gian giữ nhiệt (phút)
20 25 30 35
Hình 2.8. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian giữ nhiệt của chế độ thanh trùng
Sau khi đã chọn được các hàm lượng đường, nước cốt dừa và phu gia thích
hợp, mứt sẽ được đem nấu và thanh trùng. Ở công đoạn này ta chọn thời gian nâng
nhiệt là 20 phút, bố trí thí nghiệm với thời gian giữ nhiệt là: 20 phút, 25 phút, 30 phút,
35 phút. Kết hợp kiểm tra vi sinh với đánh giá chất lượng cảm quan chọn thời gian giữ
nhiệt tối ưu.
Làm nguội
Đánh giá chất lượng cảm quan và kiểm tra vi sinh
Chọn thời gian giữ nhiệt tối ưu
Đu đủ
32
2.3.3. Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng
2.3.3.1 Phương pháp phân tích
1. Phương pháp phân tích khối lượng
Thành phần khối lượng của nguyên liệu là một chỉ têu để đánh giá giá trị thực
phẩm của nghuyên liệu, là cở sở của việc lựa chon, dự trù nguyên liệu, xây dựng định
mức nguyên liệu và hạch toán giá trị trong sản xuất.
Nguyên liệu đu đủ được chia làm 2 phần chính:
o Phần ăn được: thịt quả.
o Phần không ăn được: hạt, vỏ, xơ.
Các thành phần khối lượng được xác định bằng phương pháp cân với độ chính
xác tới 10-2 g
2. Phương pháp phân tích hóa học
a. Xác định hàm lượng ẩm trong đu đủ
Bằng phương pháp sấy khô làm bay hơi hết nước trong thực phẩm. Cân trọng
lượng của thực phẩm trước và sau khi sấy khô để tính hàm lượng ẩm (cách tiến hành
được trình bầy tại trang 1 phần phụ lục).
b. Xác định hàm lượng acid trong đu đủ
Nguyên lý: dùng dung dịch kiềm chuẩn NaOH (0.1N) để trung hòa hoàn toàn
các acid có trong thực phẩm với chỉ thị là phenolphtalein (cách tiến hành được trình
bày tại trang 1 phần phụ lục).
c. Xác định hàm lượng đường trong đu đủ
Trong đu đủ chín có cả đường khử (glucoza, fructoza) và đường đôi
(saccaroza) nên việc tiến hành xác định đường cần tiến hành theo 2 bước.
c.1. Xác định hàm lượng đường khử
Hàm lượng đường khử được xác định theo phương pháp Bertrand (phần phụ
lục trang 1).
c.2. Xác định hàm lượng đường saccaroza
Nguyên lý: Saccaroza là đường disaccarit trong môi trường acid nó bị thủy
phân tạo đường khử sau đó xác định tổng lượng đường khử theo phương pháp
Bertrand. Xác định lượng KMnO4 dùng định lượng đường khử thủy phân từ saccaroza
để xác định lượng saccaroza.
Lượng saccaroza = lượng glucoza . 0,95
d. Xác định hàm lượng chất béo trong dừa
33
Hàm lượng chất béo trong dừa được xác định theo phương pháp Adam -
Rose – Gottlieb (phần phụ lục trang 2).
e. Xác định hàm lượng khoáng trong dừa
Hàm lượng khoáng được xác định bằng phương pháp nung (cách thực hiện
được trịnh bày tại trang 3 phần phụ lục)
2.3.2.2 Đánh giá chất lượng cảm quan của sản phẩm
1. Cách đánh giá
Chất lượng của sản phẩm được xác định bằng cách đánh giá chất lượng cảm
quan theo phương pháp cho điểm.
Để tiến hành đánh giá chất lượng cảm quan người ta lập ra hội đồng cảm quan
gồm 5 người (đã trải qua thời gian huấn luyện). Những người này sau khi nếm sản
phẩm sẽ tiến hành đánh giá cường độ của từng tính chất cảm quan bằng cách cho
điểm.
Thang điểm cảm quan được xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3215
– 79). Tiêu chuẩn này được áp dụng trong công tác kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan
chung hoặc riêng biệt từng chỉ tiêu mùi, vị, màu sắc, trạng thái để đánh giá chất lượng
sản phẩm. Tiêu chuẩn Việt Nam sử dung hệ 20 điểm xây dựng trên một thang thống
nhất có 6 bậc (từ 0 đến 5) và điểm 5 là cao nhất cho một chỉ tiêu, tổng hệ số quan
trọng là 4.
Cách tính điểm như sau: tính điểm trung bình của các thành viên hội đồng đối
với từng chỉ tiêu cảm quan, lấy chính xác đến tường chữ số thập phân. Sau đó đem
nhân với hệ số quan trọng tương ứng với từng chỉ tiêu.
Tính tổng số điểm có trọng lượng của tất cả các chỉ tiêu cảm quan sau đó tra
bảng mức chất lượng sản phẩm theo tổng số điểm trung bình có hệ số trọng lượng của
thành viên trong hội đồng cảm quan (bảng 2.3 trang 4 phần phụ lục) và đưa ra đánh
giá về chất lượng của sản phẩm.
Các chỉ tiêu cần đánh giá bao gồm: mùi, vị, trạng thái, máu sắc. Mỗi chỉ tiêu
này có 1 hệ số quan trọng khác nhau chúng được trình bày trong bảng sau:
34
Bảng 2.1: Danh mục tên các chỉ tiêu và hệ số quan trọng đối với từng chỉ tiêu
Chất lượng của sản phẩm được đánh giá tùy theo mức điểm đã cho và thang
điểm đánh giá như sau:
Bảng 2.3: Bảng mức chất lượng sản phẩm theo tổng số điểm trung bình có hệ số
trọng lượng của thành viên trong hội đồng cảm quan
Cấp chất lượng Điểm chất lượng
Tốt 18,6 – 20
Khá 15,2 – 18.3
Trung bình 11,2 – 15,1
Kém 7.2 – 11.1
Không sử dụng được 0 – 3,9
2. Bảng cơ sở chấm điểm cảm quan
Bảng điểm cảm quan của sản phẩm mứt nhuyễn đu đủ bổ sung nước cốt dừa
được trình bày sau:
Tên chỉ tiêu
Hệ số quan trọng
(%) 4
1. Màu sắc
2. Mùi
3. Độ sánh
4. Vị
20
25
35
20
0.8
1.0
1.4
0.8
35
Tên chỉ
tiêu
Điểm chưa có
trọng lượng
Yêu cầu
Màu
5
4
3
2
1
0
Sản phẩm có màu vàng đặc trưng, sáng đẹp,
đồng nhất.
Sản phẩm có màu vàng đặc trưng, đồng nhất
nhưng ít sáng.
Màu vàng của sản phẩm tương đối đặc trưng,
đồng nhất, hơi tối.
Màu sản phẩm khá tối, khá nhạt, khá đậm, sản
phẩm kém sự đồng nhất.
Sản phẩm có màu khác lạ.
Màu của sản phẩm hư hỏng.
Độ sánh
5
4
3
2
1
0
Sản phẩm ở trạng thái sánh đồng nhất và rất
mịn.
Sản phẩm ở trạng thái dẻo quện, đồng nhất, ít
mịn
Sản phẩm ở trạng thái sánh kém, ít mịn và ít
đồng nhất.
Sản phẩm ở trạng thái hơi sánh, không mịn,
không đồng nhất.
Sản phẩm không sánh, không đồng nhất, không
mịn.
Biểu hiện của sản phẩm hư hỏng.
Mùi
5
4
3
2
1
0
Mùi thơm đặc trưng và hài hòa giưa đu đủ và
dừa, mùi dịu và bền.
Mùi thơm đặc trưng, dịu, bền nhưng it hài hòa.
Mùi thơm yếu, không bền.
Chỉ có mùi của dừa hoặc đu đủ, ít bền.
Sản phẩm có mùi thơm yếu, có lẫn mùi lạ.
Mùi gây khó chịu của sản phẩm hư hỏng.
5 Vị béo, ngọt thanh êm dịu, hào hợp hoàn toàn,
36
Vị
4
3
2
1
0
đặc trưng cho sản phẩm.
Chưa có sự hài hòa hoàn toàn về vị của sản
phẩm.
Sản phẩm béo hoặc quá ngọt, ít có sự hài hòa
về vị.
Sản phẩm quá béo hoặc ngọt gắt, không có sự
hài hòa.
Sản phẩm có vị không đặc trung và xuất hiện vị
lạ.
Vị của sản phẩm hư hỏng.
37
PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU &
THẢO LUẬN
PHẦN III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
& THẢO LUẬN
38
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU
3.1.1. Đối với nguyên liệu đu đủ
3.1.1.1. Thành phần khối lượng
Sau khi xác đinh thành phần khối lượng của đu đủ ta thu được kết quả sau:
Bảng 3.1. Bảng thành phần ăn được và không ăn được
Chỉ tiêu
Mẫu
Khối lượng
mẫu (kg)
Khối lượng
phần ăn được
(kg)
Khối lượng
phần không
ăn được (kg)
Tỷ lệ ăn được
(%)
1 1,2 0,96 0,24 80
2 1,4 1,08 0,32 77
3 1,6 1,25 0,3 78
Phần ăn được trung bình 78
Nhận xét:
Với đu đủ, tỷ lệ phần ăn được là 78%, tỷ lệ này là tương đối cao, cho định mức
và năng suất cao, thích họp cho sản xuất đồ hộp mứt nhuyễn.
3.1.1.2. Thành phần hóa học
1. Thành phần chất khô
Độ khô của sản phẩm mứt > 65%. Qua xác định hàm lượng chất khô của
nguyên liệu là cơ sở để dịnh hướng cho công đoạn tiếp theo có hay không cô đặc trước
khi nấu mứt. Kết quả về thành phần của đu đủ được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.2: Bảng thành phần chất khô
Chỉ tiêu
Mẫu
Khối lượng
trước khi sấy
(g)
Khối lượng
sau khi sấy (g)
Độ ẩm (%) Hàm lượng
chất khô (%)
1 31,96 23,35 71,83 28,18
2 28,60 19,17 73,25 26,75
3 28,85 19,42 72,48 27,52
hàm lượng trung bình 72,52 27,47
Nhận xét:
Hàm lượng chất khô trung bình của nguyên liệu đu đủ là 27,47% ở mức cao
nên không cần cô đặc trước khi nấu mứt. Giảm chi phí cho quá trình sản xuất.
39
2. Hàm lượng acid
Trong sản xuất mứt, acid không chỉ là chất tạo vị, có tác dụng bảo quản sản
phẩm mà còn là chất tạo môi trường cho chất tạo đông được đông tốt hơn. Độ acid
chung của mứt cần đạt 0,4– 0,7%tương ứng với độ pH = 3,8. Xác định hàm lượng acid
có trong nguyên liệu để xét xem có cần bổ sung thêm acid không. Sau khi xác định
hàm lượng acid có trong nguyên liệu ta thu được kết quả sau:
Bảng 3.3. Hàm lượng acid có trong đu đủ
Chỉ tiêu mẫu Thể tích mẫu
(ml)
Thể tích NaOH 0.1 N chuẩn
độ (ml)
Hàm lượng acid
(%)
1 20 0,35 0,12
2 20 0,37 0,18
3 20 0,4 0,28
Hàm lượng trung bình 0,19
Nhận xét:
Hàm lượng acid của nguyên liệu là 0.119%, hàm lượng acid này thấp do đó
khi sản xuất mứt cần phải bổ sung thêm acid.
3. Hàm lượng đường
Hàm lượng đường có trong mứt không chỉ làm tăng độ ngọt và hàm lượng
chất dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng tới sự tạo đông và bảo quản. Xác định lượng
đường có trong đu đủ để định lượng lượng đường bổ sung trong quá trình sản xuất.
Hàm lượng đường có trong đu đủ xác định được như sau:
Bảng 3.4 hàm lượng đường trong quả
Chỉ tiêu
mẫu
Thể tích
KMnO40.1N
chuẩn độ
(ml)
Lượng
đường khử
(mg)
Hàm lượng
đường khử
(%)
Hàm lượng
đường
saccaroza
(%)
Hàm lượng
đường (%)
1 3,3 10,03 5,28 5,02 10,3
2 3,4 10,06 5,3 5,03 10,33
3 3,35 10,05 5,29 5,02 10,31
Trung bình 10,047 5,29 5,02 10,31
40
Nhận xét:.
Hàm lượng đường có trong quả nguyên liệu là 10,31% . Hàm lượng này là rất
thấp do đó cần bổ sung thêm khi nấu .
3.3.2. Đối với nguyên liệu dừa
1. Hàm lượng chất béo
Chất béo có trong dừa ngoài tác dụng tạo vị cho sản phẩm nó còn là dung môi
để hòa tan caroten có trong đu đủ, do đó sẽ làm tăng khả năng hấp thụ của cơ thể. Xác
định hàm lượng chất béo trong dừa để đưa ra hàm lượng nước cốt dừa cần bổ sung một
cách hợp lí nhất. Hàm lượng chất béo xác định được được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.5 . Hàm lượng chất béo trong dừa
Chỉ tiêu
Mẫu
Khối lượng mẫu
(g)
Khối lượng chất
béo (g)
Hàm lượng chất
béo (%)
1 10,2 3,4 33,33
2 11,13 3,06 34,2
3 12,52 4,132 33,51
Hàm lượng trung bình 33,68
Nhận xét:
Hàm lượng chất béo có trong dừa là rất lớn. Do vậy lượng nước cốt dừa bổ
sung vào không cần nhiều. Nếu đưa vào quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới mùi và vị của sản
phẩm, làm mất vị đặc trưng của mứt đu đủ.
2. Hàm lượng chất khoáng
Trong dừa chứa rất nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Xác định hàm
lượng chất khoáng để biết được lượng chất khoáng được cung cấp vào sản phẩm khi
bổ sung nước cốt dừa vào. Hàm lượng khoáng thu được sau khi thí nghiệm như sau:
Bảng 3.6. Hàm lượng khoáng có trong dừa
Chỉ tiêu
Mẫu
Khối lượng mẫu
(g)
Khối lượng
khoáng (g)
Hàm lượng
khoáng (%)
1 10,12 0,886 8,75
2 12,27 1,119 9,12
3 13,53 1,128 8,34
Hàm lượng trung bình 8,74
41
Nhận xét:
Khi bổ sung nước cốt dừa vào mứt ta không chỉ đưa vào các chất dinh dương
khác và chất béo mà còn đưa vào một lượng khoáng lớn. Lượng khoáng này làm tăng
giá trị về mặt dinh dưỡng cho sản phẩm và cung cấp cho nhu cấu chất khoáng hàng
ngày cuả cơ thể.
3.2. XÁC ĐỊNH TỶ LỆ PHỤ GIA VÀ CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA QUY
TRÌNH
3.2.1. Xác định nhiệt độ ép nước cốt dừa
Ở các nhiệt độ khác nhau nồng độ chất khô trong nước cốt là khác nhau do đó
ta phải tìm ra chế nhiệt độ ép tốt nhất để thu được nước cốt có chất lượng cao nhất.
Cơm dừa sau khi được nghiền nhỏ sẽ được gia nhiệt ở các nhiệt độ khác nhau
sau đó đem ép và đo nồng độ chất khô của nước cốt thu được, từ nồng độ thu được
khối lượng chất khô, các mẫu được bổ sung lượng nước như nhau vì vậy độ khô tỷ lệ
với khối lượng chất khô. Kết quả thu được được trình bày trong đồ thị sau:
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn nồng độ chất khô của nước cốt dừa phụ thuộc vào nhiệt
độ ép
Bảng hàm lượng chất khô của nước cốt dừa thu được phụ thuộc vào nhiệt độ
ép được trình bày tại bảng 2.1 trang 4 phần phụ lục.
Sau khi thu được nước cốt dừa đem đi đánh giá cảm quan và có được kết quả
được trình bày tại hình 3.2
8 8,017,98
7,69
7,3
85 90 95 100 105
nhiệt độ ép (0C)
đ
ộ
k
hô
(B
x)
42
.
Hình .3.2. Đồ thị biểu diền điểm cảm quan của nước cốt dừa phụ thộc nhiệt độ ép
Ta thấy rằng từ nhiệt độ 85-900C chỉ tăng lên có 50C mà hàm lượng chất khô
đo được trong nước cốt tăng lên 0,39 Bx. Trong khi đó trong khoảng nhiệt độ từ 95-
1050C khi tăng nhiệt độ thì nồng độ chất khô của dịch nước cốt hầu như không thay
đổi. Từ kết quả biểu diễn ở đồ thị trên ta thấy rằng chế độ ép ở nhiệt độ 950C là thích
hợp nhất. Ở các nhiệt độ cao hơn chất lượng nước cốt dừa thu được không có nhiều
thay đổi trong khi đó chi phí cho sản xuất lai tăng cao, do tăng chi phì nhiên liệu để
tăng nhiệt độ. Lượng sản phẩm thu về không lớn bằng chi phí bỏ ra, hơn nữa ở nhiệt
độ cao có thể xảy ra các phản ừng không có lợi cho sản phẩm thu được và làm mất đi
một số chất dẽ biến đổi vì nhiệt.
3.2.2. Xác định tỷ lệ nước cốt dừa phù hợp
Đưa nước cốt đừ vào mứt nhằm là tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm. Khi
đưa nước cốt dừa vào nó không chỉ tạo ra mùi vị hấp dẫn mà còn làm tăng vị cho sản
phẩm , nó tạo ra vị béo kết hợp với vị ngọt dịu của mứt tạo thành một vị rất riêng của
sản phẩm. Ta cố định tỷ lệ phối trộn các chất đường, acid, chất tạo đông, sau đó phối
trộn với các tỷ lệ nước cốt dừa khác nhau. Đánh giá chất lượng cảm quan để xác định
tỷ lệ nước cốt dừa phù hợp cần bổ sung.
13,36
13,8
14,08
13,36
14,14
85 90 95 100 105
nhiệt độ ép(0C)
đ
iể
m
c
ả
m
q
ua
n
43
Hình 3.3. Điểm chất lượng cảm quan của sản phẩm khi bổ sung nước cốt dừa
Thảo luận:
Bảng mô tả chất lượng , bảng điểm và bảng tổng hợp xếp loại cảm quan của
sản phẩm phụ thuộc tỷ lệ nước cốt dừa được trình bày tại bảng 2.5, 2.6, 2.7 trang (5, 6)
phần phụ lục.
Khi tỷ lệ nước cốt dừa phối trộn thấp ta thấy rằng mùi của dừa trong sản phẩm
rất yếu bị hương của đu đủ lấn át. Vị của dừa cũng không rõ ràng khi cảm quan ta chỉ
nhận thấy vị ngọt dịu của đường mà không nhận thấy vị béo của dừa.
Phối trộn với tỷ lệ nước cốt dừa cao thì lại làm mất đi hương đu đủ, mùi dừa
quá nồng làm mất hương thơm của đu đủ. Vị của sảm phẩm quá béo cộng với vị ngọt
của mứt làm cho người sử dụng cảm thấy nhanh ngán, sợ khi sử dụng nhiều.
Qua kết quả nghiên cứu được trình bày tại đồ thị 3.10 ta thấy rằng bổ sung
nước cốt dừa với tỷ lệ 9% là thích hợp. Ở tỷ lệ phối chế này cho kết quả điểm đánh giá
cảm quan là cao nhất chứng tỏ sảm phẩm có hương vị phù hợp nhất.
Khi cho nước cốt dừa vào không chỉ làm tăng tính cảm quan mà còn đưa vào
trong sản phẩm một lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như:
vitamin, protid , chất béo và đặc biệt là các chất khoáng (Na+, K+, Fe++…) chúng giúp
cân bằng điện giải và tống độc ra khỏi cơ thể. Lượng chất béo đưa vào trong mứt sẽ
tạo thành dung môi để hòa tan ß caroten, khi đo cơ thể sẽ hấp thụ được hoàn toàn ß
caroten có trong mứt cung cấp tiền tố vitamin A cho sự phát triển của cơ thể
14,1
16,84 15,54
14,18
13,16
5 7 9 11 13
tỷ lệ nước cốt dừa (%)
đ
iể
m
c
ả
m
q
ua
n
44
3.2.3. Xác tỷ lệ đường
Đu đủ sau khi xay nhuyễn và được ray mịn ta thu được pure. Phối trộn pure và
đường với các tỷ lệ khác nhau (tỷ lệ đường lần lượt là: 45%, 50%, 55%, 60%, 65%).
Để chọn ra tỷ lệ đường tối ưu cho sản phẩm. người ta tiến hành đánh giá chất lượng
sản phẩm bằng cảm quan. Chất lượng của từng mẫu được mô tả trong bảng 2.8 trang 7
phần phụ lục. Bảng điểm cảm quan và tổng hợp xếp loại chất lượng của sản phẩm phụ
thuộc vào tỷ lệ đường được trình bày trong bảng 2.9 và bảng 2.10 trang 7,8 phần phụ
lục.
Hình 3.4. Điểm chất lượng cảm quan của sản phẩm khi bổ sung đường
Thảo luận:
Khi ta bổ sung thêm đường trong cộng đoạn phối trộn ta thấy:
Với tỷ lệ phối trộn thấp sản phẩm sẽ có màu vàng sáng, mùi đu đủ rõ, vị ngọt
yếu, ít đông độ mịn kém.
Tỷ lệ đường cao thì lại làm cho sản phẩm có màu vàng tối, do nồng độ đường
cao nên dẽ bị cháy trong quá trình nấu. mùi đường lấn át mùi đặc trưng của sản phẩm,
vị ngọt gắt độ sánh cao nhưng ko dẻo, ít mịn.
Qua kết quả đánh giá chất lượng cảm quan ta chọn được tỷ lệ đường tối ưu là
60%. Đây tỷ lệ đường thích hợp nhất để sản xuất mứt đu đủ.
Đường cho vào mứt quả không chỉ tạo độ ngọt cho sản phẩm mà nó còn có tác
dụng bảo quản sản phẩm, tránh khỏi những hư hỏng do vi sinh vật. Hàm lượng đường
cao trong mứt làm cho vi sinh vật ở trạng thái co nguyên sinh do đó ngưng hoạt động.
ngoài ra, khi cho đường vào sản phẩm sẽ làm tăng độ đông của sản phẩm. Tác dụng
17,818,76
14,6
10,56
8,76
45 50 55 60 65
tỷ lệ đường (%)
đ
iể
m
c
ả
m
q
ua
n
45
tạo đông của đườngchủ yếu là do tính chất dehydrat hóa. Các nhóm OH- của phân tử
đường liên kết với H+ của phân tử nước trong pure quả bằng liên kết hydro. Các liên
kết này làm tăng độ đông của mứt.
3.2.4. Xác định tỷ lê acid citric
Cố tỷ lệ đường tối ưu, sau đó tiến hành xác định tỷ lệ acid citric thích hợp.
Tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm bằng phương pháp cảm quan.
Bảng mô tả chất lượng cảm quan và điểm cảm quan của sản phẩm được trình
bày ở bảng 2.11, 2.12, 2.13 phần phụ lục trang (8,9).
Hình 3.5. Điểm chất lượng cảm quan của sản phẩm khi bổ sung acid citric
Thảo luận:
Giữ tỷ lệ đường tối ưu, rồi phối trộn thêm acid citric với tỷ lệ khác nhau ta
nhận thấy :
Tỷ lệ acid citric thấp thì vị ngọt sẽ lấn át vị chua của acid làm cho vị của mứt
không hài hòa.
Tỷ lệ acid cao thì vị chua sẽ lấn át vị ngọt không thích hợp.
Qua điểm cảm quan trình bày trên đồ thị trên ta chọn được tỷ lệ acid citric
thich hợp cần bổ sung là 0,3%. ở tỷ lệ này sản phẩm mứt có vị hài hòa.
Trong sản xuất đồ hộp, acid được cho vào nhằm làm tăng tính chất cảm quan
của sản phẩm, giúp chống lại hiện tượng lại đường trong quá trình bảo quản (vì pH của
mứt <7 có tác dụng thủy phân một phần đường saccarose trong khi nấu thành đường
khử, độ hòa tan của đường saccarose tăng. Đường khử lại khó kết tinh hơn đường
saccarose và nó ngăn cản sự kết tinh của đường khử). Bên cạnh đó acid đưa vào còn
16
16,36
17,92
19,07
17,12
0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
tỷ lệ acid citric (%)
đ
iể
m
c
ả
m
q
ua
n
46
tạo môi trường cho chất tạo đông làm tăng độ đông của sản phẩm. ngoài các tác dụng
trên acid còn có tác dụng ức chế vi sinh vật phát triển, vì ở pH <4.5 vi khuẩn ưa nóng
không những không phát triển được mà tính chịu nhệt của nó cũng giảm đi nhiều nên
tiêu diệt dễ dàng khi nâng nhiệt, do đó mà nó làm giảm chế đọ thanh trùng đi rất nhiều.
3.2.5. Xác định tỷ lệ pectin phù hợp
Trong sản xuất mứt để tăng tính tạo đông cho sản phẩm, ta cần bổ sung chất
tạo đông thường là pectin. Cố định tỷ lệ phối trộn đường, acid đã chọn ở trên, và tiến
hành phối trộn pectin với tỷ lệ khác nhau ở các mẫu khác nhau. Để chọn được tỷ lệ
chất tạo đông thích hợp nhất ta tiến hành đánh giá chất lượng cảm quan. Kết quả của
phép đánh giá chất lượng cảm quan được trình bấy trên đồ thị sau:
Hình 3.6. Điểm chất lượng cảm quan của sản phẩm khi bổ sung pectin
Bảng mô tả chất lượng cảm quan, bảng điểm cảm quan và bảng tổng hợp xếp
loại chất lượng cảm quan được trình bày tại bảng2.14, 2.15, 2.16 trang (10, 11) phần
phụ lục.
Thảo luận:
Từ kết quả cảm quan ta nhận thấy:
Phối chế với tỷ lệ pectin thấp độ dẻo, sánh của sản phẩm rất thấp.
Với tỷ lệ pectin cao thì mùi của pectin lấn át, độ sánh quá cao làm mất đi độ
dẻo của sản phẩm.
Qua các mẫu thí nghiệm ta chọn được tỷ lệ pectin thích hợp là 1%.
Cở chế tạo đông của pectin là nhờ keo pectin háo nước nên có khả năng hydrat
hóa cao, nhờ sự gắn các phân tử nước vào các nhóm hydroxy của chuỗi polymety-
galacturonic. Ngoài ra trong phân tử pectin có mang điện tích âm nên chúng có khả
13,16
14,6
17,92
16,44
15,24
0.8 0.9 1 1.1 1.2
tỷ lệ pectin (%)
đ
iể
m
c
ả
m
q
ua
n
47
năng đẩy lẫn nhau do đó làmg dãn mạch và làm tăng tinh tạo độ nhớt của dung dịch.
Khi làm giảm độ tích điện và hydrat hoá thì sẽ làm cho các sợi pectin xích lại gần
nhau, và tương tác với nhau tạo nên một mạng lưới 3 chiều rắn chắc chứa phá lỏng ở
bên trong. Pectin có chỉ số metoxy cao mức độ hydrat hóa có thể giảm thấp nhờ thêm
đường, còn độ tích điện sẽ hạ đi nhờ thêm ion H+. Trong trường hợp này liên kết giữa
các phân tử pectin với nhau chủ yếu là nhờ các cầu hydro giũa các nhóm hydroxyl,
liên kết này không bền do đó các gel tạo thành sẽ mền dẻo do tính di động của các
phân tử trong khối gel, loại gel này khác biệt với gel thạch hay gelatin.
3.2.6. Xác tỷ lệ lượng hương liệu bổ sung
Trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao các chất tạo hương thơm cho đu đủ bị bay
hơi đồng thời khi phối trộn nước cốt dừa vào hương dừa mạnh sẽ làm át đi hương đu
đủ, do dó ta cần bổ sung thêm hương đu đủ để tạo ra hượng hài hòa cho sản phẩm.
Cố định tỷ lệ phối trộn tối ưu của các thành phần phối trộn khác, sau đó phối
trộn hương đu đủ với các tỷ lệ khác nhau. Đánh giá chất lượng cảm quan rồi chọn ra
hàm lượng phối trộn thích hợp nhất.
Hình 3.7. Điểm chất lượng cảm quan cho sản phẩm khi bổ sung hương đu đủ.
19
16,26
17,1817,24
0.02 0.04 0.06 0.08
tỷ lệ hương đu đủ (%)
đ
iể
m
c
ả
m
q
ua
n
48
Bảng mô tả chất lượng, bảng điểm và bảng tổng hợp xếp loại chất lượng cảm
quan của sản phẩm được trình bày tại bảng 2.17, 2.18, 2.19 trang (11,12) phần phụ
lục.
Thảo luận:
Từ kết quả đánh giá chất lượng cảm quan ta thấy rằng:
Tỷ lệ hương đu đủ bổ sung vào thấp thì mùi dừa nồng sẽ lấn át không còn mùi
của đu đủ.
Tỷ lệ hương bổ sung nhiều thì tạo hương đu đủ gắt, không còn mùi của dừa.
Qua kết quả đánh giá cảm quan thể hiện tại đồ thị 3.6 ta chọn tỷ lệ hương cần
bổ sung là 0.04%. khi bổ sung hương đu đủ với tỷ lệ này cho chất lượng sản phảm tốt
nhất.
3.2.7. Xác định thời gian giữ nhiệt của chế độ thanh trùng
Sau khi đã xác định được tỷ lệ các chất cần phối trộn vào sản phẩm . Đem mẫu
đi kiểm tra pH . Kết quả như sau:
Độ pH của sản phẩm là 3,9.
Từ kết quả trên ta chon nhiệt độ thanh trùng ở 1000C.
Bao bòi đựng sản phẩm là bao bì thủy tinh có chiều cao là 3,5 cm bán kính
1cm . Do đó chọn thới gian nâng nhiệt và hạ nhiệt như sau:
Thời gian nâng nhiệt chọn 20 phút.
Thời gian hạ nhiệt chọn 20 phút.
Thời gian giữ nhiệt thay đổi từ 20-30 phút. Đánh giá chất lượng cảm quan kết
hợp với kết quả kiểm tra vi sinh để chọn ra thời gian giữ nhiệt thích hợp.
Hình 3.8. Biểu diễn điểm cảm quan của sản phẩm ở thời gian giữ nhiệt khác nhau.
19.38 19.24
17
16.36
20 25 30 35
thời gian giữ nhiệt(0C)
đ
iể
m
c
ả
m
q
ua
n
49
Bảng mô tả chất lượng, bảng điểm cảm quan của sản phẩm phụ thuộc thời gian
giữ nhiệt được trình bày ở bảng 2.20, 2.21, 2.22trang 12,13 phần phụ lục .
Bảng 3.13. kết quả kiểm tra vi sinh vật của sản phẩm thanh trùng với thời
gian giữ nhiệt 20 phút
Thảo luận:
Sau khi so sánh kết quả kiểm tra vi sinh với bảng TCVN cho phép vi sinh vật
có trong sản phẩm mứt ( bảng 2.23 trang 13 phần phụ lục). Đồng thời kết hợp với kết
quả đánh giá chất lượng cảm quan tại đồ thị 3.7, ta chọn thời gian giữ nhiệt của chế độ
thanh trùng ở 20 phút là tốt nhất (chọn nhiệt độ tối ưu ở nơi đồ thị thay đổi độ dốc
nhiều nhất).
Trong quá trình thanh trùng, nếu ta tăng thời gian giữ nhệt thì sẽ làm tăng chi
phí sản xuất, làm thay đổi vị của sản phẩm. Trạng thái của sản phẩm cũng thay đổi
mứt mất dần sự sánh,dẻo ban đầu do sự thủy phân saccarose thành đường nghịch đảo.
Mặt khác ở nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ xảy ra các phản ứng tạo màu tối và làm
giảm hương vị của sản phẩm.
1.2. 3.3 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH
Qua kết quả nghiên cứu đề xuất được quy trình sản xuất sản phẩm đồ hộp mứt
đu đủ nhuyễn bổ sung nước cốt dừa như sau (hình 3.8):
Thuyết minh quy trình
1. Nguyên liệu.
Chọn loại đu đủ chín vàng đều, không bị dập, thối ủng, bị sâu bệnh hoặc đã lên
men. Đặc biệt không dùng quả còn xanh vì khi đó chất lượng sản phẩm không đạt yêu
cầu.
2. Loại vỏ, hat, xơ,
Dùng dao sắc nhọn gọt sạch phần vỏ bên ngoài và loại bỏ hết phần xơ, hạt, sao
cho tổn thất nguyên liệu là thấp nhất.
S. aureus
(KL/g)
Cl. Botulinums
(KL/g)
E. coli
(KL/g)
Cl. Persringens
(KL/g)
TSBTNM-M
(TB/g)
0 0 0 0 0
50
Hình 3.9. Sơ đồ quy trình sản xuất mứt đu đủ nhuyễn bổ sung nước cốt dừa
Phối trộn
Chọn lựa
Bảo quản
Đường (60%)
Acid citric (0.3%)
Nước cốt dừa
(9%)
Rửa
Vào hộp
Nấu
Xay nhuyễn
Loại vỏ, hạt, xơ
Thanh trùng, làm nguội
ội
ép
Xay nhỏ
Pectin (1%)
Hương đu đủ (0.04%)
Đu đủ
Nước
dừa Cơm
dừa
51
3. Xay nhuyễn
Xay nhuyễn được tiến hành khi nguyên liệu được loại bỏ hết vỏ, xơ, hạt và đã
được cắt nhỏ. Quá trình này được thực hiện bằng máy say sinh tố.
4. Ép nước cốt
Cơm dừa sau khi được xay nhuyễn và phối chế thêm nước dừa được đem đị
gia nhiêt sau đó đem đi ép. Qúa trình này thực hiện bằng máy ép.
5. Phối chế
Sau khi xay nhuyễn nguyên liệu ta thu được pure quả. Tiến hành phối chế pure
với đường và acid citric theo tỷ lệ:
Đường 60%
Acid citric 0.3%
6. Nấu
Sau khi phối chế ta thu được hỗn hợp dung dịch, tiến hành nấu ở nhiệt độ
1000C trong thời gian 25 phút.
Khi nấu được nửa thời gian thì ta tiến hành bổ sung pectin 1% so với khối
lượng pure quả đã được ngâm trong nước lạnh 24 tiếng với tỷ lệ pectin/ nước là:1/19
Khi nấu cần chú ý khuấy đảo đều tay và thường xuyên để hơi nước dễ bay hơi
và tránh hiện tượng đường bị cháy dưới đáy nồi.
7. Phối chế nước cốt dừa và hương đu đủ
Khi quá trình nấu gần kết thúc bổ sung nước cốt dừa vào và đảo đều tay. Khi
đạt tới độ khô cần thiết ta bổ sung thêm hương liệu rồi tắt bếp, kết thúc quá trình nấu.
8. Vào hộp
Khi mứt còn nóng ta rót mứt vào hộp thủy tinh sạch đã được chuẩn bị trước.
Sau đó tiến hành ghép lắp nhanh để hạn chế sự xâm nhập của khí và vi sinh vật từ môi
trường.
9. Thanh trùng
Thanh trùng mứt ở chế độ thanh trùng sau:
100
202020 −−
10. Bảo quản
Mứt được bảo quản trong kho chứa thoàng mát ở nhiệt độ thường.
52
3.4. ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM
1. Tiêu chuẩn cảm quan
Sản phẩm mứt nhuyễn đu đủ bổ sung nước cốt dừa cần phải đạt được các tiêu
chuẩn về mặt cảm quan sau:
Về màu sắc: sản phẩm mứt phải có được màu vàng sáng tự nhiên, trong và
không có lẫn các tạp chất.
Về mùi: mùi của mứt là sự kết hợp hài hòa giữa mùi thơm của đu đủ và mùi
thơm của dừa, không lẫn các mùi lạ.
Về vị: có vị ngọt dịu và vị béo, bùi của dừa.
Về trạng thái: mứt ở dạng sánh, dẻo và mịn. Không lẫn bọt khí hoặc các tạp
chất bên trong.
2. Tiêu chuẩn vi sinh vật
Sản phẩm mứt cần đạt được các chỉ tiêu về mặt vi sinh theo tiêu chuẩn TCVN
quy định cho sản phẩm mứt như sau:
TSVSVHK
(KL/g)
Coliforms
(KL/g)
E.coli
(KL/g)
Cl.Persringens
(KL/g)
B.cereus
(KL/g)
TSBTNM-
NM (KL/g)
104 10 0 10 102 102
3.5. TÍNH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO 1 ĐƠN VỊ SẢN PHẨM
Dựa hiệu suất tiêu hao nguyên liệu ta tính được chi phí nguyên liệu và phụ gia
cho 1 đơn vị sản phẩm như sau:
Nguyên liệu,
phụ gia
Khối
lượng bán
thành
phẩm (kg)
Khối
lượng
nguyên
liệu (kg)
Số lượng lọ
(chiếc)
Đơn giá
(VNĐ/kg)
Thành tiền
(VNĐ)
Đu đủ
Đường
Pectin
Acid citric
Nước cốt dừa
Hương liệu
Lọ thủy tinh
0.3
0,18
3.10-3
9. 10-6
2,7.10-2
1,2. 10-4
0,385
0,18
3.10-3
9. 10-6
2,7.10-2
1,2. 10-4
1
8000
12000
280000
130000
20000
170000
2000
2400
2160
840
1,17
540
20,4
2000
Vậy chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm là: 7881.9 (VNĐ).
53
KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
54
1. KẾT LUẬN
Sau quá trình nghiên cứu tại phòng thí nghiệm trường đại học Nha Trang , đã
xác định được hàm lượng các thành phần đưa vào sản phẩm và một số thông số kĩ
thuật của quy trình sản xuất thử nghiệm sản phẩm mứt đu đủ nhuyễn bổ sung nước cốt
dừa như sau:
o Hàm lượng đường 60%
o Hàm lượng pectin 1%
o Hàm lượng acid citric 0,3%
o Hàm lượng nước cốt dừa 9%
o Hàm lượng hương đu đủ 0,04%
o Công thức thanh trùng
o Sản phẩm cần được bảo quản tại nơi thoáng mát, ở nhiệt độ thường
2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
Do thời gian thực tập có hạn do đó không có điều kiện để tìm hiểu những biến
đổi của sản phẩm trong quá trình bảo quản cũng như hạn sử dụng của sản phẩm. Quá
trình thực tập chỉ diễn ra trong thời gian ngắn do đó chưa thể có thời gian để tìm hiểu
phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm được sản xuất ra. Vì vậy cần phải tiếp
tục nghiên cứu các vấn đề sau:
• Nghiên cứu biến đổi của sản phẩm trong quá trình bảo quản sản phẩm.
• Nghiên cứu phản ứng của người tiêu dùng để đưa ra những điều chỉnh
hợp lí.
• Thử nghiệm sản phẩm trên các giống đu đủ khác.
55
Hình ảnh sản phẩm möùt ñu ñuû boå sung nöôùc coát döøa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghin c7913u 2737873 su7845t quy trnh s7843n xu7845t s7843n phamp.pdf