Hiện nay, ngành công nghiệp Việt Nam đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng mục tiêu đưa nươc ta trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020. Phát triển công nghiệp làm tăng hiệu quả kinh tế nhưng bên cạnh đó lại kéo theo những hệ lụy về môi trường rất đáng quan tâm.
Bình Dương được xem là một trong những tỉnh có nhiều KCN trong cả nước nói chung và của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng. Với chính sách mở cửa Bình Dương có khả năng thu hút đầu tư mạnh, góp phần gia tăng đáng kể nền kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường cũng được các cấp quản lý Nhà nước quan tâm, làm thế nào để phát triển các KCN mà ảnh hưởng đến môi trường phải ở mức thấp nhất. Để đáp ứng được mục tiêu trên, việc cần thiết là hướng đến một mô hình quản lý mới, mô hình quản lý KCN TTMT với các giải pháp mới và đạt hiệu quả cao nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, mà trọng tâm là hướng đến trao đổi chất thải trong KCN theo hệ thống khép kín hòan tòan.
121 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đề xuất mô hình KCN TTMT hướng đến PTBV KCN Mỹ Phước - Bình Dương đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất lượng môi trường KCN Mỹ Phước đến năm 2020
4.5.1. Cơ sở và phương pháp dự báo
Để tiến hành dự báo diễn biến môi trường, cần căn cứ vào một số cơ sở sau:
Số liệu thu thập được từ BQL KCN Mỹ Phước;
Các thông tin từ website và tạp chí;
Các chỉ tiêu và hệ số phát thải của tổ chức Y tế thế giới – WHO;
Và quá trình dự báo sử dụng phương pháp phép tính số học.
4.5.2. Dự báo diễn biến chất lượng môi trường nước đến năm 2020
Dự báo diện tích đất công nghiệp được sử dụng đến năm 2020
Căn cứ vào kế họach phát triển của KCN Mỹ Phước và tình hình phát triển công nghiệp chung của tỉnh, tổng diện tích KCN Mỹ Phước là 3.377 ha, diện tích đất công nghiệp như tính như sau:
Giai đọan I (năm 2010): Tòan bộ KCN Mỹ Phước I được lấp đầy, KCN Mỹ Phước II lấp đầy 95% và KCN Mỹ Phước III lấp đầy 10%;
Giai đọan II (năm 2015): Tòan bộ KCN Mỹ Phước I và II được lấp đầy và thêm 35% diện tích của KCN Mỹ Phước III;
Giai đọan III (năm 2020): Lấp đầy tòan bộ KCN Mỹ Phước I, II, III.
Bảng 14- Diện tích đất công nghiệp sử dụng tại KCN Mỹ Phước đến năm 2020
Giai đoạn
Diện tích hoạt động
công nghiệp (ha)
tỷ lệ lấp đầy (%)
Giai đọan I
(năm 2010)
1.357
40%
Giai đọan II
(năm 2015)
2.167
64%
Giai đọan III
(năm 2020)
3.377
100%
Dự báo lượng chất lượng môi trường nước đến năm 2020
Căn cứ vào diện tích đất công nghiệp đã dự báo và chỉ tiêu ô nhiễm nước của năm 2006, chất lượng môi trường nước của KCN Mỹ Phước đến năm 2020 như sau:
Bảng 15-Tải lượng ô nhiễm môi trường nước tại KCN Mỹ Phước đến năm 2020
Chất ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm
Năm 2006
Năm 2010
Năm 2015
Năm 2020
COD (mg/l)
50
278,53
444,79
693,14
BOD (mg/l)
30
167,12
266,87
415,89
TSS (mg/l)
7.23
40,28
64,32
100,23
Dầu mỡ (mg/l)
11,27
62,78
100,25
156,23
pH
7,23
40,28
64,32
100,23
độ màu (pt-Co)
60
334,24
533,74
831,77
4.5.3. Dự báo diễn biến chất lượng môi trường không khí đến năm 2020
Dự báo đến năm 2020, chất lượng môi trường không khí như sau:
Bảng 16-Tải lượng ô nhiễm môi trường không khí tại KCN Mỹ Phước đến năm 2020
Chất ô nhiễm
Hệ số phát thải
(kg/ha/ngày)
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
Năm 2006
Năm 2010
Năm 2015
Năm 2020
Bụi
8,18
1.993
11.100
17.726
27.624
SO2
78,27
1.9067
106.212
169.611
264.318
NO2
5,11
1.245
6.934
11.073
17.256
CO
2,42
590
3.284
5.244
8.172
THC
0,66
161
896
1.430
2.229
4.5.4. Dự báo lượng CTRCN – CTNH phát sinh đến năm 2020
Dựa vào diện tích đất công nghiệp được sử dụng đã dự báo ở trên, cùng với hệ số phát thải, ta tính được lượng CTRCN - CTNH sẽ phát sinh tại KCN Mỹ Phước đến năm 2020 như sau:
Bảng 17- Lượng CTRCN - CTNH phát sinh tại KCN Mỹ Phước đến năm 2020
Giai đoạn
Diện tích hoạt động công nghiệp (ha)
Lượng CTRCN
(tấn/ngày)
Lượng CTNH
(tấn/ngày)
Giai đọan I
(năm 2010)
1.357
162,840
32,568
Giai đọan II
(năm 2015)
2.1677
260,040
52,008
Giai đọan III
(năm 2020)
3.377
405,240
81,048
NHẬN XÉT
Sau khi đã tìm hiểu về các mô hình quản lý KCN trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhằm mục tiêu hướng đến KCN TTMT tại Việt Nam, tác giả nhận thấy những mặt tích cực của mô hình quản lý KCN TTMT trên thế giới và những điểm phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cho nên tác giả bên cạnh việc kế thừa những thành tựu nghiên cứu đó, đồng thời cũng rút ra những kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng vào điều kiện các KCN ở Việt Nam nói chung và KCN Mỹ Phước nói riêng để khắc phục những hạn chế còn tồn đọng và hướng đến xây dựng KCN TTMT.
Dựa vào thực tế họat động, phát triển của KCN Mỹ Phước và các kinh nghiệm nêu trên, tác giả đề xuất mô hình quản lý TTMT cho KCN Mỹ Phước được trình bày cụ thể ở chương sau.
CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC – TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020
5.1. Đánh giá khả năng chuyển đổi KCN Mỹ Phước theo hướng TTMT
5.1.1. Các tính chất đặc trưng của mô hình KCN TTMT
Trước khi xem xét đến khả năng chuyển đổi thành KCN TTMT của KCN Mỹ Phước, cần thiết phải tìm hiểu về các tính chất đặc trưng của mô hình KCN TTMT như sau:
KCN TTMT là KCN cổ điển cũ được chuyển đổi sang mô hình KCN TTMT theo chiến lược, trình tự và từng bước nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao từ phân loại KCN trung bình đến phân loại KCN sinh thái. Trong đó quy mô chuyển đổi có thể bao gồm: quy mô phát huy nội lực ở từng doanh nghiệp đầu tư phát triển KCN để chuyển đổi sang doanh nghiệp TTMT và KCN TTMT hoặc quy mô phát huy sức mạnh tổng hợp của cả KCN để chuyển đổi lập tức cả KCN sang mô hình KCN TTMT.
KCN TTMT là KCN được xây dựng mới theo nguyên tắc sinh thái môi trường và công nghiệp từ đầu, kể từ khi thành lập đầu tư xây dựng đến và sau khi đi vào hoạt động.
KCN TTMT được đánh giá phân loại theo hệ thống tiêu chí TTMT với các tiêu chí về năng lực tổ chức sản xuất và BVMT, về diễn biến trạng thái môi trường, khả năng cải thiện sinh thái môi trường, khả năng giảm thiểu ô nhiễm và chất thải phát sinh, trong đó biên độ tiêu chuẩn thay đổi từ mức thấp nhất là KCN trung bình (đạt TCMT) và mức cao nhất là KCN ST (đạt tiêu chuẩn TTMT cao nhất).
KCN TTMT có EMS tiên tiến đảm bảo năng lực thi hành hiệu quả pháp luật, và chính sách Nhà nước như: thi hành Luật Bảo vệ môi trường (công tác ĐTM, hoạt động quản lý sau thẩm định, công tác thanh tra, kiểm tra, công tác quan trắc giám sát chất lượng môi trường, áp dụng hệ thống tiêuu chuẩn quản lý chất lượng và môi trường quốc tế, ), thi hành các chương trình chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về BVMT.
KCN TTMT có quy hoạch phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh thái bền vững, trong đó việc lựa chọn chuyển đổi KCN TTMT phải tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn loại hình công nghiệp đầu tư, cơ cấu ngành nghề, trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất, mức độ phát thải, trình độ kỹ thuật công nghệ BVMT và khả năng trao đổi cộng sinh chất thải phù hợp với yêu cầu sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp.
KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để đảm bảo kiểm soát và giảm thiểu hậu quả ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường như một yêu cầu của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu tối thiểu là phải áp dụng triệt để các giải pháp cuối đường ống và các giải pháp SXSH từng phần.
KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học công nghệ và môi trường đủ cao để đảm bảo thực thi các nguyên tắc sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp như yêu cầu và rất cao của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu cao là áp dụng các giải pháp SXSH toàn diện và các giải pháp trao đổi cộng sinh chất thải hai chiều.
KCN TTMT có trạng thái và năng lực PTBV được đánh giá tổng hợp là bảo đảm tất cả các lợi ích kinh tế - môi trường, cân bằng sinh thái, hội nhập kinh tế quốc tế và chăm sóc sức khoẻ cộng động.
5.1.2. Các tiêu chí chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCN TTMT
Hệ thống tiêu chí chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCN TTMT sẽ bao gồm một số tiêu chí đặc thù như: (i) gia tăng tỷ lệ các doanh nghiệp hiện hữu có đầu tư đổi mới công nghệ; (ii) thay đổi nhiên liệu, nguyên liệu; (iii) thay đổi sản phẩm theo hướng giảm thiểu ô nhiễm.
Hệ thống tiêu chí chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCN TTMT sẽ được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí 1: Mức độ chấp hành các quy định pháp luật về BVMT tại KCN hiện hữu
Tiêu chí này được xây dựng trên cơ sở chủ đầu tư KCN và từng nhà máy trong KCN tuân thủ nghiêm Luật Bảo vệ môi trường, Chiến lược về kế hoạch hành động quốc gia, Tiêu chuẩn Nhà nước về BVMT công nghiệp, nhất là các quy định về quản lý môi trường, phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, khắc phục ô nhiễm suy thoái và sự cố môi trường; cải tạo và cải thiện môi trường, phát triển khoa học công nghệ sản xuất và BVMT, bảo đảm vệ sinh công nghiệp và đô thị; thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiêu chí xây dựng trên cơ sở mức độ tuân thủ quản lý Nhà nước đối với môi trường bao gồm:
Mức độ áp dụng, hoàn thiện hệ thống và tuân thủ hệ thống quản lý môi trường từ quy mô các KCN, doanh nghiệp, công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất;
Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách Nhà nước về BVMT KCN;
Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các chiến lược và kế hoạch hành động BVMT của toàn KCN và từng doanh nghiệp;
Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quản lý môi trường như: công tác ĐMT, hoạt động quản lý sau thẩm định ĐTM, thanh tra, kiểm tra chế độ báo cáo và hiệu quả quản lý môi trường; công tác quan trắc và giám sát, quản lý chất lượng môi trường; công tác đăng ký nguồn chất thải nguy hại; việc thức hiện quy chế quản ký môi trường KCN;
Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm chủ yếu các tiêu chí đánh giá về việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO14000.
Tiêu chí 2: Tổ chức Hệ thống quản lý môi trường_EMS trong KCN
Chủ đầu tư KCN và chủ các doanh nghiệp phải hình thành EMS trong KCN, tại từng doanh nghiệp hoạt động trong KCN; có ban hành chính sách xây dựng KCN TTMT, có sự tham gia của từng doanh nghiệp hoạt động trong KCN; có kế hoạch hành động BVMT nhằm duy trì hoạt động KCN TTMT_ bố trí nhân lực, kinh phí nhằm duy trì hoạt động BVMT trong KCN và từng doanh nghiệp trong KCN.
Một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống quản lý KCN TTMT là hệ thống quản lý môi trường và “linh hồn: của EMS là chu trình phản hồi thông tin cho phép hoàn thiện hệ thống dựa trên cơ sở kinh nghiệp thực tế. Trong khi những mục tiêu quản lý môi trường ban đầu được đặt ra dựa trên các ĐTM, các điều khoản quy định và hướng dẫn EMS của từng doanh nghiệp trong KCN; ý kiến phản hồi của các nhà máy trong KCN, các yếu tố ĐMT và cộng đồng dân cư xung quanh sẽ hỗ trợ cho việc hoàn thiện chiến lược và phương thức quản lý môi trường cho KCN TTMT.
Tiêu chí 3: Cải tạo, đầu tư bổ sung hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng bền vững và đạt TCMT Việt Nam
Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN và các nhà máy từng bước cải tạo, đầu tư bổ sung hệ thống cấp nước, cấp điện, thu gom và xử lý chất thải, hệ thống giao thông, cây xanh, mặt nước theo hướng phát triển bền vững và đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
Tiêu chí 4: Cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất mới theo hướng hiện đại hóa, ít gây tác động tới môi trường tại các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN hiện hữu phải từng bước đầu tư, cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại hóa, tiết kiệm điện, nước và nguyên/nhiên liệu, từng bước thay đổi nguyên liệu/hóa chất có tiềm năng gây ô nhiễm cao bằng các nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất không hoặc ít ô nhiễm.
Tiêu chí 5: Áp dụng công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp trong các KCN từng bước triển khai áp dụng công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường bao gồm SXSH, tái sinh, tái chế chất thải, xử lý sơ bộ nước thải cuối đường ống hoặc đấu nối vào nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN; đánh giá tiềm năng và thực thi các giải pháp trao đổi năng lượng, nước, chất thải giữa các doanh nghiệp trong KCN hoặc trao đổi với các doanh nghiệp bên ngoài KCN; ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTR và CTNH với các công ty dịch vụ xử lý chất thải dưới sự kiểm soát của các cơ quan QLMT.
Các tiêu chí cụ thể về phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm như sau:
Tiêu chí 5.1: Ap dụng chương trình SXSH: tiết kiệm sử dụng nguyên liệu và năng lượng, tái sinh và tái sử dụng chất thải tại nguồn, tuần hoàn nước thải,
Tiêu chí 5.2: Trao đổi chất công nghiệp ( bên trong và bên ngoài KCN);
Tiêu chí 5.3: Áp dụng ISO 14000 về dán nhãn sinh thái và đánh giá chu trình sống của sản phẩm. Hiện đã có quy định về việc dán nhãn môi trường và đánh giá vòng đời sản phẩm trên cơ sở tiêu chí sinh thái như: các loại sản phẩm ít gây nên các tác động ô nhiễm môi trường hoặc có thể tái sinh hoặc có thể phân huỷ dễ dàng trong chu trình sống của sản phẩm.
Tiêu chí 6: Bổ sung và tăng cường các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trong KCN.
Chủ đầu tư KCN cần bổ sung và tăng cường các chương trình giáo dục, đào tạo tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về BVMT của chủ đầu tư KCN, chủ các doanh nghiệp, cán bộ, công nhân viên làm việc trong KCN.
KCN TTMT là một lý tưởng mới về phát triển KCN bền vững bằng cách khai thác triệt để các mối quan hệ “cộng sinh” và “cộng đồng” của các CSSX bên trong KCN với nhau, với các cơ sở khác bên ngoài và với môi trường. Sự tự nguyện tham gia của các đối tượng thành viên này đóng vai trò quyết định trong sự hình thành và phát triển KCN TTMT. Do đó, điều quan trọng hàng đầu là cung cấp cho đối tượng liên quan những thông tin về KCN TTMT, cũng như tính ưu việt của loại hình KCN này so với các KCN cổ điển hay lợi ích môi trường, kinh tế và xã hội có được từ việc phát triển KCN TTMT và các hình thức hình thành và phát triển KCN TTMT mới hay các KCN hiện hữu. Với những yêu cầu này, các hình thức tuyên truyền huấn luyện và giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng có thể áp dụng bao gồm:
- Cung cấp thông tin quan hội thảo, các chương trình huấn luyện về SXSH, kiểm toán môi trường; qua các phương tiện thông tin đại chúng, các lĩnh vực sinh thái công nghiệp, giảm thiểu chất thải tại nguồn, các hoạt động tái sinh, tái chế, tái sử dụng và trao đổi sản phẩm phụ và những ứng dụng thành công trong thực tế.
- Trong thời gian trước mắt, các chương trình đào tạo, huấn luyện cần được triển khai cho các chủ đầu tư KCN, chủ doanh nghiệp trong KCN, những người quản lý và tư vấn công nghiệp.
- Về tương lai lâu dài, các nội dung về giảm thiểu chất thải tại nguồn, SXSH và hệ sinh thái công nghiệp cần được đưa vào chương trịnh giảng dạy cho các sinh viên có chuyên ngành môi trường ở các trường Đại học và Viện nghiên cứu.
5.1.3. Khả năng chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
Căn cứ vào các tiêu chí vừa nêu trên và các giải pháp, kỹ thuật và hệ thống bền vững đã đề cập ở Chương 3, qua đó nhận thấy khả năng chuyển đổi thành KCN TTMT của KCN Mỹ Phước như sau:
Kiểm sóat mức độ chấp hành Luật về BVMT của các doanh nghiệp được tiến hành định kì;
Có khả năng ứng dụng HHX vào ngành dệt nhuộm, chẳng hạn thay thế một số hóa chất làm nguyên liệu nhuộm có tính chất độc hại bằng các nguyên liệu tự nhiên;
Các doanh nghiệp có thể đưa tổ chức EMS, hệ thống LCA vào nhà máy nhờ sự khuyến khích của Cán bộ môi trường;
Chương trình SXSH cũng có thể được tiến hành trong các doanh nghiệp nếu BQLMT KCN xúc tiến công tác huấn luyện cho Bộ phận Kỹ thuật trong các nhà máy nhằm tiến đến ngăn ngừa ô nhiễm;
KCN Mỹ Phứơc III, vẫn đang còn trong quá trình quy họach, có thể thực hiện việc lựa chọn các ngành nghề đầu tư nhằm thích hợp với mô hình trao đổi chất thải như đã xem xét.
Một số các hoạt động khác nhằm đạt đến mức độ TTMT sẽ khó có khả năng thực hiện hơn, hoặc muốn thực hiện được phải tốn nhiều chi phí và mất một khỏang thời gian dài do nhiều lý do khác nhau:
Việc bổ sung, tăng cường cơ sở hạ tầng KCN phải tốn nhiều chi phí;
Thiết kế sinh thái còn là một khái niệm khá xa lạ; khó có thể thực hiện khi chưa hiểu rõ về nó;
Hiện nay, nguồn năng lượng sử dụng chủ yếu tại KCN Mỹ Phước là năng lượng điện, khoa học kỹ thuật ở Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng vẫn chưa phát triển mạnh nên chưa thể sử dụng các nguồn năng lượng như quang điện hay năng lượng mặt trời để tiết kiệm chi phí;
Việc thực hiện khái niệm cộng sinh công nghiệp còn nhiều khó khăn, do phải đầu tư chi phí khá lớn và đòi hỏi nguồn nhân lực có chuyên môn cao;
Ý thức BVMT của các doanh nghiệp chưa cao, chủ yếu là quan tâm đến lợi ích kinh tế, nên khó thực hiện việc BVMT theo tin thần tự nguyện, tự giác.
5.2. Đề xuất mô hình quản lý TTMT cho KCN Mỹ Phước
5.2.1. Mô hình quản lý TTMT về khía cạnh quản lý Nhà nước
5.2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Qua những cơ sở lý thuyết đã đề cập và tình hình sản xuất thực tế KCN Mỹ Phước, mô hình tổ chức quản lý KCN nhằm hướng đến mục tiêu TTMT được đề xuất như sau:
Phân tích mẫu thải
Vận hành, kiểm sóat HTXLNT
SXSH- ngăn ngừa ô nhiễm
Cấp 4
Cấp 3
Cán bộ MT nhà máy
Tổ MT từng phân xưởng
Phòng tổ chức kế họach
Trung tâm trao đổi chất thải công nghiệp
Bộ phận trao đổi thông tin về chất thải
Khu liên hợp tái sinh, tái chế chất thải
Cấp 1, 2
Bộ phận ĐTM
BQL KCN MỸ PHƯỚC
BQLMT KCN MỸ PHƯỚC
Phòng QH & Giám sát MT
Phòng Kỹ thuật
Bộ phận thiết kế xây dựng
Bộ phận thanh tra
SỞ TN&MT TỈNH BÌNH DƯƠNG
Hình 17- Sơ đồ mô hình quản lý TTMT cho KCN Mỹ Phước
Thuyết minh mô hình
Mô hình quản lý trên được áp dụng theo từng giai đọan nhằm từng bước tiến đến mục tiêu TTMT với các nhiệm vụ hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Trong đó mức độ thân thiện môi trường được phân chia thành 4 cấp tương ứng với các họat động phù hợp:
Cấp 1: tiến hành kiểm sóat ô nhiễm đầu ra, sử dụng các biện pháp quản lý cứng;
Cấp 2: duy trì kiểm sóat ô nhiễm đầu ra, bước đầu thực hiện giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm bằng cách kiểm sóat đầu vào;
Cấp 3: áp dụng chương trình SXSH, tiến tới ngăn ngừa ô nhiễm trên tòan KCN với các giải pháp tương ứng; kèm theo việc sử dụng các giải pháp quản lý mền;
Cấp 4: thực hiện giải pháp sinh thái công nghiệp trao đổi chất thải, hướng đến một hệ sinh thái công nghiệp khép kín.
5.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban & Bộ phận
BQLMT KCN Mỹ Phước: trực thuộc BQL KCN Mỹ Phước, có trách nhiệm quản lý các vấn đề môi trường của tòan KCN thông qua các tổ chức dưới cấp. Và phải chịu trách nhiệm báo cáo các vấn đề môi trường của KCN với Sở TN-MT tỉnh Bình Dương.
Phòng QH và Giám sát môi trường
Bộ phận ĐTM: tiến hành báo cáo ĐTM cho tòan KCN và các doanh nghiệp có quy mô lớn trong KCN, hoặc tiến hành đăng ký đạt TCMT cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, đồng thời thực hiện công tác quy họach môi trường cho KCN và các doanh nghiệp.
Bộ phận thiết kế xây dựng: sẽ tiến hành thiết kế các công trình có liên quan đến môi trường, nhằm BVMT doanh nghiệp: ống khói hoặc các công trình xử lý khí (nếu cần thiết); hệ thống cấp, thóat nước - cần thiết phải đấu nối vào hệ thống nước thải chung của KCN,. Họat động này cần phải thực hiện kết hợp với Ban Kỹ thuật xây dựng cơ sở hạ tầng của KCN.
Bộ phận thanh tra: Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất chất lượng môi trường của các doanh nghiệp, có hướng xử lý thích hợp đối với các trường hợp.
Phòng kỹ thuật
Bộ phận vận hành, kiểm sóat HTXLNT: có trách nhiệm vận hành nhà máy xử lý nước thải, kiểm tra thường xuyên trong quá trình vận hành và khắc phục kịp thời khi có sự cố.
Bộ phận phân tích mẫu thải: có đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm, tiến hành phân tích mẫu thải định kì để báo cáo hoặc kiểm tra chất lượng nước thải, hiệu quả của nhà máy xử lý nước hoặc cũng có thể sử dụng trong trường hợp có sự cố xảy ra, độ ô nhiễm nước thải tăng bất thường để tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết thích hợp, kịp thời.
SXSH – ngăn ngừa ô nhiễm: phổ biến các kiến thức về SXSH và ngăn ngừa ô nhiễm cho các doanh nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện nhằm gia tăng lợi nhuận đồng thời giảm tác động môi trường.
Phòng tổ chức kế hoạch: thực hiện công tác thông tin về các luật, chính sách, các Thông tư, Quyết định, về môi trường do các cấp lãnh đạo ban hành đến các Phòng, Ban khác. Đồng thời có chức năng thực hiện việc tổ chức, lên kế họach họat động trong lĩnh vực môi trường, như: giáo dục môi trường cho doanh nghiệp, các buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong quản lý môi trường,
Trung tâm trao đổi chất thải
Bộ phận trao đổi thông tin về chất thải: có nhiệm vụ tiếp nhận các thông tin về số lượng, tính chất chất thải của các doanh nghiệp, xử lý thông tin đó và cho xuất ra trong các điều kiện thích hợp, tức khi một nhà máy nào đó có yêu cầu sử dụng lọai chất thải đó.
Khu liên hợp tái sinh, tái chế chất thải: sau khi tiếp nhận chất thải, Khu có nhiệm vụ thực hiện tái sinh hoặc tái chế các lọai chất thải và phản hồi thông tin lại cho Bộ phận trao đổi thông tin.
Cán bộ môi trường nhà máy: thường xuyên theo dõi những họat động có ảnh hưởng đến môi trường của nhà máy, định kỳ kiểm sóat các chỉ tiêu ô nhiễm và viết báo cáo trình lên BQLMT KCN. Chuyên viên môi trường của từng nhà máy có nhiệm vụ xây dựng chiến lược BVMT cho nhà máy trong quá trình họat động và phát triển. Ngòai ra, cán bộ môi trường còn có trách nhiệm huấn luyện cho công nhân về các kiến thức BVMT, các giải pháp an tòan lao động và ứng cứu kịp thời các sự cố có thể xảy ra (cháy, nổ, rò rỉ hóa chất, sự cố môi trường,..). Tùy vào quy mô và khối lượng công việc của từng nhà máy mà có yêu cầu về số lượng cán bộ chuyên trách môi trường khác nhau.
5.2.1.3. Các điều kiện để bộ máy quản lý được vận hành
Bộ máy quản lý sẽ được vận hành tốt khi đảm bảo được các yêu cầu sau:
Nguồn nhân lực phải đầy đủ và có chuyên môn cao;
Các Phòng, Ban phải có sự liên kết, hợp tác làm việc chặt chẽ với nhau;
Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho HTXLNT và phòng thí nghiệm, cũng như các công trình phụ trợ khác,
Được các Cơ quan Nhà nước giao cho trách nhiệm và quyền hạn trong một số các họat động (quyền kiểm tra xưởng sản xuất, quyền xử phạt,);
Trung tâm trao đổi chất thải nên được Nhà nước chỉ định có nghĩa vụ và quyền hạn trong việc yêu cầu các doanh nghiệp phải kê khai các thành phần, khối lượng chất thải; đồng thời thực hiện việc trao đổi, mua bán với các doanh nghiệp theo giá cả thị trường. Chú ý tập trung đầu tư, phát triển công nghệ cho hệ thống tái sinh, tái chế chất thải công nghiệp.
Điều đặc biệt quan trọng không thể thiếu là nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho bộ máy quản lý hoạt động. Nguồn ngân sách này được cung cấp từ Công ty đầu tư – phát triển KCN và từ Sở TN&MT tỉnh Bình Dương. Để đảm bảo tính cân đối trong việc thu chi nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài của bộ máy quản lý thì KCN phải giao lại cho Sở TN – MT tỉnh Bình Dương các khỏan thu được từ lĩnh vực môi trường của KCN, gồm các khỏan sau:
Phí xử lý nước thải từ các doanh nghiệp;
Các khoản nộp phạt do họat động gây ô nhiễm quá tiêu chuẩn ;
Các khoản thu chi từ Trung tâm trao đổi chất thải.
5.2.2. Mô hình quản lý TTMT về khía cạnh kỹ thuật
5.2.2.1. Cơ sở đề xuất mô hình kỹ thuật
Mô hình kỹ thuật KCN TTMT có thể xây dựng dựa vào hệ thống tiêu chí chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCN TTMT. Hệ thống tiêu chí này có thể được các nhà quản lý, các doanh nghiệp áp dụng để đánh giá mức độ TTMT của một KCN hiện hữu; từ đó đề ra lộ trình, chiến lược, kế hoạch hành động và các dự án đầu tư nhằm từng bước đạt được tiêu chuẩn TTMT.
Để đạt được tiêu chuẩn TTMT các KCN hiện hữu phải chuyển đổi từng bước. Mỗi bước cải thiện môi trường sẽ đạt được một bậc TTMT:
KCN TTMT bậc 1: áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm đạt TCMT Việt Nam;
KCN TTMT bậc 2: KCN Xanh – Sạch - Đẹp (áp dụng các giải pháp Xanh – Sạch - Đẹp);
KCN TTMT bậc 3: KCN hỗn hợp nửa sinh thái (áp dụng các giải pháp SXSH và một số giải pháp trao đổi chất thải);
KCN TTMT bậc 4: KCN ST - giải pháp công nghệ trao đổi chất công nghiệp hai chiều khép kín, có ít hoặc không có chất thải.
Một KCN hiện hữu muốn chuyển đổi KCN TTMT cần phải thực hiện ba bước chính sau đây:
Kiểm soát và xử lý ô nhiễm (giải pháp công nghệ cuối đường ống);
Sinh thái môi trường (giải pháp SXSH, Xanh - Sạch - Đẹp);
Sinh thái công nghiệp.
Việc phân loại các cấp bậc trong xây dựng KCN TTMT được phân tích ở Bảng 18, trong đó, cấp cao nhất tương ứng với mức TTMT nhất:
Bảng 18- Phân loại cấp bậc trong xây dựng KCN TTMT
Phân loại KCN TTMT
Tính chất đặc trưng
Phạm vi áp dụng
Thân thiện môi trường
Cấp 3. Sinh thái công nghiệp
Khép kín, bền vững, có ít hoặc không có chất thải
Tiêu chuẩn hóa theo STCN hiện đại hóa (ES)
Cấp 2. Sinh thái môi trường (Xanh - Sạch - Đẹp)
Công nghệ, tổ chức quản lý và định hướng công tác BVMT
Tiêu chuẩn hóa theo hệ thống sinh thái môi trường (EMS, ISO)
Cấp 1. Kiểm soát và xử lý ô nhiễm
Mức độ thực hiện thực tế kiểm soát và xử lý ô nhiễm
Tiêu chuẩn hóa theo hệ thống quản lý Nhà nước (ĐTM, TCMT,)
Chưa thân thiện môi trường
Cấp 0: Ô nhiễm công nghiệp
Chưa áp dụng các giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm
Tiêu chuẩn hóa theo lợi nhuận của thị trường sản xuất hàng hóa
( Nguồn: Trung Tâm Công Nghệ Môi Trường (ENTEC), tháng 12/2003 – 2004 )
Bảng trên cho thấy phải kết hợp chặt chẽ việc áp dụng các giải pháp công nghệ và QLMT cần thiết trong mô hình KCN TTMT, mà sự khác nhau giữa các giai đoạn nhằm đạt các bậc TTMT thể hiện ở mức độ áp dụng khác nhau các giải pháp công nghệ và QLMT trong thực tiễn.
Bước 1 – kiểm soát ô nhiễm yêu cầu áp dụng các giải pháp công nghệ cuối đường ống (có nhiều hạn chế do không giải quyết triệt để nguồn gốc ô nhiễm) và các giải pháp quản lý cứng được quy định theo Luật Bảo vệ môi trường.
Bước 2 – STMT yêu cầu phải áp dụng bổ sung thêm giải pháp SXSH (giải quyết triệt nguồn gốc ô nhiễm) và các giải pháp quản lý mềm, tiên tiến, hiệu quả.
Bước 3 – STCN lại yêu cầu phải áp dụng bổ sung thêm giải pháp khoa học công nghệ hiện đại hóa theo yêu cầu STCN, cho phép thiết lập cơ chế trao đổi chất hai chiều khép kín, có it hoặc không có chất thải.
Phân loại KCN TTMT theo mức độ áp dụng thực tế các giải pháp công nghệ và QLMT KCN khác nhau (phân cấp 2) :
Bảng 19- Phân loại KCN TTMT theo mức độ áp dụng thực tế
Mức độ áp dụng các giải pháp
công nghệ và quản lý BVMT cụ thể
Tính chất và các kết quả
TTMT đạt được thực tế
Mức độ đạt TTMT
Thân thiện môi trường
Bước 3: Sinh thái công nghiệp khép kín
Có ít hoặc không có phát thải
Đạt TTMT (Bậc 3)
Bước 2: Sinh thái môi trường xanh
Xanh - Sạch - Đẹp
Đạt TTMT (Bậc 2)
Bước 1.2: Giải pháp QLMT cứng và công nghệ SXSH toàn diện
Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm ở năng lực cao
Đạt TTMT (Bậc 1.2)
Bước 1.1: Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra, đầu vào (SXSH từng phần)
Hạn chế, kiểm soát, xử lý và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực khá cao
Đạt TTMT (Bậc 1.1)
Bước 1: Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra
Kiểm soát và xử lý ô nhiễm đầu ra ở năng lực khá cao
Đạt TTMT (Bậc 1)
Chưa thân thiện môi trường
Bước 0: Không áp dụng
Ô nhiễm môi trường cao
Đạt TTMT (Bậc 0)
(Nguồn: Trung Tâm Công Nghệ Môi Trường (ENTEC), tháng 12/2003 – 2004)
Khái niệm và tiêu chí TTMT là ứng dụng chủ yếu vào mục đích đánh giá về các mức độ thực thi thực tế công tác QLMT, các giải pháp công nghệ, định hướng sinh thái môi trường và công nghiệp ở phạm vi cơ sở sản xuất (CSSX), xí nghiệp, nhà máy. Doanh nghiệp, công ty, KCN tập trung nhằm tìm đến các giải pháp thực tiễn một chiều (giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm), hay là sự kết hợp đa chiều giữa các yêu cầu để đạt mức độ TTMT ngày càng cao (giải pháp STMT và công nghiệp), có tính chất thích hợp và phù hợp với các điều kiện quá độ hiện thời của nền sản xuất công nghiệp, bảo đảm tính khả thi và hiệu lực cao cho các giải pháp QLMT và công nghệ được lựa chọn áp dụng, đồng thời đảm bảo khả năng định hướng tương lai tiến đến nền sản xuất STMT và STCN bền vững.
Tuy nhiên, trong các điều kiện tiến hành CNH - HĐH của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ, do áp lực cạnh tranh cao của thị trường hàng hóa cho nên khả năng áp dụng các giải pháp công nghệ QLMT các KCN tập trung nhằm chuyển đổi sang mô hình KCN TTMT gặp rất nhiều khó khăn và có khả năng hạn chế. Do đó nhằm bảo đảm tính khả thi cao hơn cho mô hình KCN TTMT ta có thể dựa vào các bảng sau:
Phân loại KCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn công nghiệp hóa nền kinh tế trong thời kỳ quá độ (phân cấp 3)
Bảng 20- Phân loại KCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn
Mức độ áp dụng các giải pháp
công nghệ và quản lý BVMT cụ thể
Tính chất và các kết quả
TTMT đạt được thực tế
Phân lọai TTMT
Thân thiện môi trường
Bước 4: Sinh thái công nghiệp khép kín (trao đổi chất thải toàn phần)
Có ít hoặc không có phát thải
Đạt TTMT (Bậc 4)
Bước 3b: Giải pháp sinh thái cộng sinh trao đổi chất thải mở rộng
Giảm thiểu phát thải ở năng lực khá cao
Đạt TTMT (Bậc 3b)
Bước 3a: Giải pháp sinh thái cọng sinh trao đổi chất thải cục bộ
Giảm thiểu các phát thải ở năng lực trung bình
Đạt TTMT (Bậc 3a)
Bước 3: Giải pháp quản lý mềm và công nghệ SXSH toàn diện
Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm ở năng lực cao
Đạt TTMT (Bậc 3)
Bước 2b: Tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH
QLMT tốt và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực khá cao
Đạt TTMT (Bậc 2b)
Bước 2a: Nâng cao chất lượng QLMT toàn diện
QLMT tốt và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực trung bình
Đạt TTMT (Bậc 2a)
Bước 1: Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra
Kiểm soát và xử lý ô nhiễm đầu ra ở năng lực khá cao
Đạt TTMT (Bậc 1)
Chưa thân thiện môi trường
Bước 0: Không áp dụng
Ô nhiễm môi trường cao
Chưa TTMT
(Nguồn: Trung Tâm Công Nghệ Môi Trường (ENTEC), tháng 12/2003 – 2004)
Bảng trên rất thuận lợi cho việc từng bước chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCN TTMT trong thực tế, trên cơ sở nâng cao chất lượng công tác quản lý và định hướng sự phát triển cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, KCN tập trung theo hướng STCN bền vững, trong đó tùy thuộc vào khả năng thực tế và áp dụng các giải pháp công nghệ môi trường và công nghệ linh hoạt, mềm dẻo nhằm không ngừng gia tăng mức độ TTMT cho các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy KCN tập trung theo mục tiêu cuối cùng là thực hiện STCN bền vững.
5.2.2.2. Mô hình kỹ thuật đề xuất
Với các cơ sở vừa đề cập, mô hình kỹ thuật KCN TTMT được đề xuất như sau:
Cộng sinh CN - trao đổi chất thải mở rộng
(bên ngoài KCN)
STCN khép kín - trao đổi chất thải tòan phần
Cộng sinh CN - trao đổi chất thải cục bộ
(giữa các nhà máy trong KCN)
Áp dụng các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm:
chương trình SXSH
tái sinh, tái sử dụng chất thải
kiểm soát ô nhiễm đầu vào,.
Kiểm sóat ô nhiễm đầu ra
Hình 18-Sơ đồ mô hình kỹ thuật TTMT áp dụng cho KCN Mỹ Phước
Cần thấy rằng trong điều kiện hiện tại, để khắc phục và hạn chế quá trình hủy hoại môi trường đang diễn ra hàng ngày hàng giờ do chất thải công nghiệp đã và đang phát sinh, giải pháp tình thế có tính khả thi nhất, dễ áp dụng nhất sẽ phải theo thứ tự ưu tiên như sau: (i) tái sinh và tái sử dụng chất thải; (ii) xử lý cuối đường ống; (iii) dần dần tiến tới thực hiện ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn khi nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường của các nhà sản xuất được nâng cao cũng như công nghệ sản xuất được cải tiến.
Tái chế -
tái sử dụng
Nhà máy 1
Chất thải
Nhà máy 2
Chất thải
Tái chế -
tái sử dụng
Môi trường
Môi trường
Hình 19- Sơ đồ chuyển đổi của chất thải trong các KCN hiện nay
Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế
Chất thải không có khả năng tái sử dụng, tái chế; phải thải bỏ
NHẬN XÉT
Sơ đồ trên (hình 19) thể hiện rằng chất thải sinh ra trong quá trình công nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là tìm cách giảm thiểu quá trình đó đến mức thấp nhất có thể được.
Với lý do trên, phương pháp luận xây dựng mô hình KCN TTMT phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và công nghệ hiện tại của Việt Nam được đề xuất xây dựng theo bốn bước cơ bản như sau:
Bước1 – Xác định thành phần và khối lượng chất thải
Trong bước này, thành phần và khối lượng chất thải của tất cả các nhà máy thuộc KCN nghiên cứu, các phương pháp xử lý và quản lý hiện tại cũng như các tác động của chúng đến môi trường phải được xác định. Bên cạnh đó, nguyên liệu và năng lượng cần thiết cho dây chuyền sản xuất của các nhà máy cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng tái sử dụng chất thải từ nhà máy để thay thế một phần nguyên liệu của các nhà máy khác trong cùng khu công nghiệp hay khu vực. Các số liệu thu này là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp khắc phục trong các bước tiếp theo.
Bước 2 – Đánh giá và lựa chọn phương án tái sinh và tái sử dụng chất thải
Một cách tổng quát, việc tái sinh, tái sử dụng chất thải của một nhà máy này cho các nhà máy khác (offsite reuse and recycling) có thể phân thành hai dạng chính: (i) tái sử dụng trực tiếp trong quy trình sản xuất của các nhà máy khác và (ii) xử lý hoặc tái chế thành nguyên liệu mới trước khi tái sử dụng. Điều quan trọng cần xác định là loại và lượng chất thải cần xử lý và nhu cầu cần thiết của các cơ sở có khả năng tiếp nhận các chất thải này làm nguyên liệu sản xuất. Một cách cụ thể, để xây dựng mạng lưới tái sinh – tái sử dụng chất thải giữa các nhà máy trong KCN, những thông tin sau đây cần thu thập:
Nguyên vật liệu và năng lượng cần thiết cũng như sản phẩm và chất thải tạo ra của tất cả các nhà máy trong khu công nghiệp (bao gồm cả các nhà máy phát sinh chất thải và các nhà máy có thể sử dụng chất thải làm một phần hoặc tòan bộ nguyên liệu sản xuất). Trong đó:
Thành phần và đặc tính của dạng chất thải, vật liệu và năng lượng có khả năng tái chế (tính ổn định của chúng theo thời gian);
Lượng vật liệu và năng lượng thải;
Sự phân bố của các dạng vật liệu và năng lượng thải này theo thời gian. (liên tục, gián đoạn, thỉnh thoảng).
Các cơ sở (bao gồm cả nhà máy công nghiệp, khu trồng trọt, nguồn nước mặt,) có khả năng tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải. Những thông tin sau đây cần được xác định:
Tiềm năng tái sinh tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải;
Công nghệ xử lý sơ bộ hay chế biến cần thiết để chuyển chất thải thành nguyên liệu theo yêu cầu của cơ sở tái chế;
Nhu cầu về vật liệu và năng lượng thải của các cơ sở hiện có trong KCN hay khu vực.
Bước 3 – Đánh giá và lựa chọn giải pháp xử lý cuối đường ống và thải bỏ hợp vệ sinh
Đối với các chất thải còn lại (không có khả năng tái sinh, tái sử dụng), công nghệ xử lý cuối đường ống sẽ là giải pháp chính để bảo đảm loại trừ hoàn toàn tác động của chất thải phát sinh đến môi trường và tiến tới mô hình KCN TTMT. Để lựa chọn công nghệ xử lý hợp lý, những nội dung sau cần được xem xét, đánh giá:
Đặc tính và khối lượng chất thải;
Tiêu chuẩn môi trường và yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm;
Công nghệ xử lý sẵn có;
Yếu tố môi trường đối với công nghệ xử lý,ví dụ ưu tiên phương án ít sử dụng thêm hóa chất;
Hiệu quả kinh tế.
Sự thành công và thất bại của các hệ thống (công nghệ) xử lý chất thải hiện có là bằng chứng thực tế và kinh nghiệm hữu ích nên xem xét khi đề xuất giải pháp công nghệ mới.
Bước 4 – Tổ hợp các giải pháp lựa chọn
Vai trò của các cơ quan chức năng và thể chế chính sách. Để đưa mô hình kỹ thuật đã thiết kế vào thực tế áp dụng, điều quan trọng là cần xem xét và hiểu rõ mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình với các yếu tố kinh tế, xã hội và thể chế chính sách hiện tại ở nước ta. Chỉ có hiểu rõ mối quan hệ giữa KCN TTMT xây dựng với các cơ quan quản lý Nhà nước về công nghiệp và môi trường, về kinh tế tài chính, về chính sách luật lệ và các tổ chức xã hội khác, chúng ta mới có thể: (i) xác định những yếu tố cản trở việc áp dụng mô hình đã xây dựng vào thực tế và (ii) từ đó đề xuất các giải pháp tương ứng.
5.2.3.Đề xuất mô hình trao đổi chất thải cho KCN Mỹ Phước – ứng dụng lý thuyết cộng sinh công nghiệp
Với lý luận vừa nêu trên, việc thành lập một mô hình trao đổi chất thải là rất hữu ích và cần thiết.
5.2.3.1. Các vật chất thải có khả năng trao đổi
Mô hình kỹ thuật TTMT nghiên cứu chủ yếu hướng đến tái chế, tái sử dụng và trao đổi chất thải công nghiệp để tạo thành một hệ thống công nghiệp bền vững. Để xây dựng được mô hình trao đổi chất thải công nghiệp cho KCN Mỹ Phứơc, ta xác định các lọai nguyên liệu và chất thải công nghiệp của các nhà máy như sau:
Bảng 21- Bảng nguyên liệu và chất thải công nghiệp tại KCN Mỹ Phước
STT
Ngành
sản xuất
Tên Công ty
Nguyên liệu
Chất thải
công nghiệp
1
Mạch điện –
điện tử
Cty TNHH Điện tử Hàn - Việt
Cty TNHH TaTung Việt Nam
Cty TNHH Yazaki
Linh kiện, board mạch, vỏ nhựa, chì,
Giấy carton, đồng phế phẩm, nhựa phế phẩm,
2
Cơ khí
Cty TNHH Samryono Vina - Tek
Cty TNHH Green Cera
Sắt, gan, đồng,
Sât, thép vụn,
3
Dệt nhuộm –
May mặc
Cty TNHH CN Dệt Bamgo
Cty TNHH Nines
Cty TNHH Panko Vina
Cty TNHH Samjin Textile
Cty TNHH Primacy Việt Nam
Cty TNHH Chin Phong Việt Nam
Cty TNHH Dệt Kowdo Việt Nam
Cty TNHH TNA
hóa chất nhuộm, vải,
chỉ, bao bì các lọai,..
vải vụ, rìa vải, bao nilon chứa hóa chất
thuốc nhuộm, bụi, thùng nhựa,
4
Đồ gỗ - Mỹ nghệ
Cty TNHH Phước Ý
Cty TNHH CN Gỗ Ghen Shan
Cty TNHH Dewberry
Cty TNHH CN Gỗ Kaiser
Cty TNHH Chin Phong Việt Nam
Cty TNHH CN Gỗ Grand Art
gỗ súc, dung môi,
mạt cưa, gỗ vụn, bao bì các lọai,
5
Sản xuất ván ép
Cty TNHH Diing Long Việt Nam
gỗ, mạt cưa,
củi vụn, bao bì chứa mỡ bò, mạt cưa,..
6
May giày- phu liệu giày - thuộc da
Cty TNHH Diamond VN
Cty TNHH Chen Tai VN
Cty TNHH Chinhsin VN
Cty TNHH Vina Rong Hsing
da, vải, đế cao su, dung môi,
chất thải cao su, giày phế thải, bụi nhựa, thùng chứa keo, vải phế thải,
7
Sản xuất giấy-bao bì
Cty TNHH xưởng giấy Chánh Dương
Cty TNHH Lishin
Cty TNHH Đông Nam Việt
tre, nứa, gỗ mềm, bột giấy,...
bột giấy thu hồi, gỗ vụn, cặn lắng cát,
8
Sản xuất nhựa–vải bạt -
Vỏ xe
Cty TNHH Thái Long VN
Cty TNHH CN Nhựa Tai Jaan Việt Nam
Cty TNHH Kumho Tire INC
Cty TNHH Woolim Vina/Youn Yongjn
hạt nhựa, hóa chất, ..
nhựa phé thải, nilon,
9
sản xuất hóa chất
Cty TNHH Shin Kwang Vina
muối ăn, photphat, than,vôi,. ..
bùn, cặn muối, đất, xỉ than đá, cặn cát, ..
10
Pin công nghiệp
Cty TNHH K & V Battery
chì, áit, đồng, hóa chất,..
giẻ lau hóa chất, chì vụn, đồng vụn,..
11
Sản xuất thức ăn chăn nuôi
Cty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Đông Dương
bột nguyên liệu, vỏ, củ các lọai,
vỏ, bã nguyên liệu, chân nấm, vỏ nilon
12
sản xuất sữa
Cty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng
bột nguyên liệu, hộp kim lọai, nilon,...
vỏ hộp kim lọai hỏng, bao nilon,
5.2.3.2. Mô hình trao đổi chất thải
Với những lý thuyết đã tìm hiểu và căn cứ vào lọai hình sản xuất công nghiệp tại KCN Mỹ Phước, xin đề xuất mô hình trao đổi chất thải công nghiệp như sau:
Trung tâm trao đổi chất thải công nghiệp
Bộ phận trao đổi thông tin về chất thải
Khu liên hợp tái sử dụng, tái chế chất thải
Ngànhh gia công cơ khí
(phôi kim lọai, sắt thép vụn, bao bì,)
Ngành gỗ –giấy - bao bì
(mạt cưa, gỗ vụn, bao bì, dây kẽm,)
Ngành thuộc da – phụ liệu – may giày (bụi nhựa, chất thải cao su, thùng keo, .)
Ngành dệt nhuộm – may mặc (vải vụn, giấy, bao bì,.)
Ngành chế biến thức ăn gia súc - sữa (vỏ nhực, bao bì, phế phẩm hữu cơ, )
- Nước thải sau xử lý
- Bùn trạm xử lý
nước thải
Đất trồng cây
Cs sx phân compost
Cs sx ván ép
Cơ sở luyện kim
Cs sx nhựa
Cs sx giấy
Hình 20- Sơ đồ mô hình trao đổi chất thải công nghiệp cho KCN Mỹ Phước
chất thải từ nhà máy sản xuất đi vào trung tâm trao đổi chất thải
chất thải từ trung tâm trao đổi chất thải đi vào nhà máy trong KCN
chất thải từ trung tâm trao đổi chất thải đi vào nhà máy ngòai KCN
5.2.4. Các giải pháp bổ trợ nhằm hướng đến quản lý KCN TTMT
5.2.4.1. Giải pháp về Chính sách, Thể chế
Nhằm hướng đến KCN TTMT, ngòai việc áp dụng Luật BVMT và các TCMT còn cần phải sử dụng một số chính sách khác để nâng cao tính hiệu quả phát triển.
Thực hiện các Chính sách ưu đãi: tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, các KCN Bình Dương đã làm rất tốt công tác này.
Cải tạo, đầu tư bổ sung cơ sở hạ tầng: nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình sản xuất cũng như công tác BVMT, các hoạt động được thực hiện đối với các công trình: cơ sở hạ tầng nhà xưởng, hệ thống cấp điện, nước; hệ thống thóat nước,
Đối với KCN Mỹ Phước II và III vẫn đang trong giai đọan quy họach, kêu gọi đầu tư, cần thực hiện một số chính sách bổ sung sau:
Chính sách lồng ghép vấn đề môi trường vào quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Mục tiêu của chính sách này nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLMT. Khi tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, những yếu tố về môi trường cần được cân nhắc và quan tâm để qua đó hạn chế thấp nhất những tác động đến môi trường từ họat động sản xuất. Họat động kỹ thuật của từng nhà máy, xí nghiệp hay các công trình chung của tòan KCN như: hệ thống cấp thóat nước, HTXLNT, hệ thống xử lý chất thải, chu trình vận chuyển nguyên vật liệu,đều có những tác động cơ bản đến môi trường của khu vực nhà máy và môi trường chung của KCN. Vì vậy, vấn đề lồng ghép các yếu tố môi trường vào công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật là vô cùng cần thiết. Công việc này sẽ tạo ra một hệ thống kỹ thuật hạ tầng đảm bảo an tòan cho môi trường trong quá trình vận hành và họat động sản xuất. Từ đó, đảm bảo việc gắn kết giữa phát triển kinh tế và BVMT trong chính sách phát triển của từng doanh nghiệp và của KCN.
Thực hiện quy họach phân khu – cụm nhà máy: trong quá trình họat động, từng nhà máy với các quy mô và lọai hình sản xuất khác nhau sẽ gây nên các tác động khác nhau đến môi trường. Vì vậy, cần xác định và đánh giá các tác động môi trường của từng nhà máy để phân chia các nhà máy có tính chất gần giống nhau về ngành nghề sản xuất và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thành từng khu, từng cụm nhà máy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, thực hiện giám sát và triển khai các giải pháp khắc phục sự cố môi trường. Có thể phân chia các nhà máy thành từng khu – cụm công nghiệp nhỏ như sau:
Các nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm;
Các nhà máy ít có nguy cơ gây ô nhiễm;
Các nhà máy không có nguy cơ gây ô nhiễm.
Đánh giá tiềm năng và xác định nhà đầu tư: lựa chọn những doanh nghiệp có đủ tiềm năng về phát triển kinh tế và nguồn lực BVMT. Lựa chọn các ngành nghề đầu tư có khả năng sử dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, các vùng lân cận; các doanh nghiệp sản xuất phù hợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật mà KCN có thể cung cấp làm ưu tiên đầu tư phát triển và các doanh nghiệp có khả năng trao đổi năng lượng hay chất thải với các doanh nghiệp có sẵn trong KCN. Đồng thời phải xác định và đánh giá những tác động tiềm tàng đến môi trường của các doanh nghiệp này trong các quá trình xây dựng và vận hành để có sự lựa chọn thích hợp.
5.2.4.2. Giải pháp về kinh tế
Chính sách kinh tế nhằm đem lại sự mềm dẻo, hiệu quả, chi phí – hiệu quả cho các biện pháp kiểm sóat ô nhiễm. Các giải pháp kinh tế có một số ưu điểm sau:
Khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí – hiệu quả để đạt được các mức ô nhiễm có thể chấp nhận được.
Kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm sóat ô nhiễm, trong khu vực tư nhân.
Cung cấp cho Chính phủ một nguồn thu nhập để hỗ trợ cho các chương trình kiểm sóat ô nhiễm.
Cung cấp tính linh động trong các công nghệ kiểm sóat tính ô nhiễm.
Lọai bỏ được yêu cầu của Chính phủ về một lượng lớn thông tin chi tiết cần thiết để xác định mức độ kiểm sóat khả thi và thích hợp đối với mỗi nhà máy và sản phẩm.
Các giải pháp kinh tế thường bao gồm:
Các lệ phí ô nhiễm: lệ phí thải nước và thải khí; lệ phí không tuân thủ; lệ phí đối với người dùng; lệ phí sản phẩm, các lệ phí hành chánh;
Hình thức tăng giảm thuế: dùng để khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm an tòan về môi trường, sử dụng kết hợp hai lọai phụ thu: phụ thu dương và phụ thu âm. Nó chủ yếu dùng trong phạm trù giao thông để hạn chế người tiêu dùng mua các lọai xe cộ và nguyên liệu gây ô nhiễm;
Các khỏan trợ cấp: gồm các khỏan tiền trợ cấp, các khỏan vay với lãi suất thấp, khuyến khích về thuế và khuyến khích những người gây ô nhiễm thay đổi hành vi, họăc giảm bớt chi phí trong việc giảm ô nhiễm mà những người gây ô nhiễm phải chịu;
Đền bù thiệt hại: được quy định tại điều 7 của Luật Bảo vệ môi trường như sau: “ tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do họat động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”;
Tạo thị trường mua bán “quyền” xả thải ô nhiễm: được thực hiện dưới một trong hai hình thức: các giấy phép có thể bán được hoặc bảo hiểm trách nhiệm;
Trên là những giải pháp kinh tế chung, hiện nay KCN Myc Phước cũng thực hiện giải pháp kinh tế nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích sản xuất như sẽ miễn thuế 7 năm cho các doanh nghiệp có sản lượng xuất khẩu trên 80%.
5.2.4.3. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ
Tăng cường đầu tư xử lý chất thải: KCN có HTXLNT tập trung, các doanh nghiệp cũng phải có các công trình xử lý cục bộ trước khi thải vào hệ thống xả chung. Phải có hệ thống xử lý khí đối với các ngành nghề có độ ô nhiễm không khí cao và độc hại (sản xuất hóa chất, axit; sản xuất xi măng; chế biến thủy sản, thức ăn gia súc; sản xuất cao su,). CTRCN – CTNH cũng phải được thu gom và phân lọai hợp lý.
Thực hiện SXSH – ngăn ngừa ô nhiễm: nhằm tăng lợi nhuận, giảm chi phí cho các doanh nghiệp, đồng thời giảm tác động đến môi trường. Bao gồm các giải pháp tiêu biểu sau:
Áp dụng SXSH như : tiết kiệm sử dụng nguyên liệu và năng lượng; tái sinh và tái sử dụng chất thải tại nguồn; tuần hoàn nước thải; .
Trao đổi chất thải công nghiệp (bên trong và bên ngoài KCN);
Ap dụng ISO14000 về dán nhãn sinh thái và đánh giá chu trình sống của sản phẩm.
5.2.4.4. Giải pháp tăng cường năng lực BVMT
Để môi trường KCN được bảo vệ một cách tốt nhất, không chỉ đòi hỏi năng lực của riêng Cán bộ quản lý môi trường mà còn cần sự hiểu biết và hợp tác của các doanh nghiệp cũng như tòan thể công nhân.
Như vậy, Chiến lược tăng cường năng lực BVMT được cần được thực hiện một cách rộng rãi và đều khắp trong tòan KCN. Hướng thực hiện chính yếu như sau:
Đánh giá và nâng cao năng lực quản lý của từng đơn vị trong hệ thống QLMT và quản lý chung KCN;
Thực hiện tốt công tác điều tra, giám sát họat động QLMT của từng nhà máy;
Tổ chức huấn luyện, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ quản lý chuyên ngành đối với tất cả cán bộ trong BQL;
Tổ chức những Hội nghị giao lưu, trao đổi về phương thức QLMT công nghiệp đối với các KCN khác trong nước và cả các tổ chức quốc tế;
Thường xuyên cập nhật thông tin và huấn luyện nâng cao kiến thức nhằm tiếp cận với những phương pháp quản lý mới, tiên tiến trên thế giới;
Tổ chức huấn luyện, giáo dục, đào tạo cho tòan thể CBCNV làm việc trong KCN nhằm nâng cao ý thức và kiến thức về môi trường trong mỗi người; từ đó nâng cao hiệu quả của việc BVMT trong họat động sản xuất và phát triển của từng nhà máy và của cả KCN.
5.3.Đánh giá tính khả thi của mô hình đề xuất
5.3.1. Tính khả thi về mặt kỹ thuật
Hiện nay, cơ sở hạ tầng KCN được đầu tư khá tốt, có tiềm năng thu hút đầu tư mạnh.
Nghiên cứu về mô hình trao đổi chất thải công nghiệp đã được tiến hành ở các nước trên thế giới và cả Việt Nam, từ đó có thể học hỏi được kinh nghiệm của các công trình nghiên cứu đó.
Lực lượng chuyên môn môi trường hiện nay được đào tạo khá nhiều, đảm bảo trình độ chuyên môn và số lượng nguồn nhân lực.
5.3.2. Tính khả thi về mặt kinh tế
Các công trình đầu tư trang thiết bị, phát triển cơ sở hạ tầng phải mất khá nhiều kinh phí để thực hiện.
Cơ cấu tổ chức quản lý đòi hỏi nhiều nguồn nhân lực hơn, cần một khỏan chi phí đáng kể để chi trả cho lực lượng này.
Các giải pháp về môi trường (SXSH, ngăn ngừa ô nhiễm,) có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất.
5.3.3. Tính khả thi về mặt môi trường
Các trang thiết bị sản xuất trong KCN đa phần thuộc hàng tiên tiến góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
Nhìn chung ý thức và sự quan tâm về môi trường của các doanh nghiệp chưa cao, gây khó khăn cho việc tiến hành, nên cần có những hứơng tiếp cận hiệu quả.
5.4. Đề xuất lộ trình tiến hành mô hình quản lý TTMT đến năm 2020
5.4.1. Giai đọan I ( 2006 – 2010 ): kiểm sóat - bước đầu ngăn ngừa ô nhiễm
Tiến hành kiểm tra, giám sát chất lượng chỉ tiêu của các lọai chất thải;
Áp dụng các hình thức xử phạt nếu vi phạm;
Thực hiện kiểm sóat đầu vào: lựa chọn, thay thế các nguyên vật liệu không hoặc ít gây ô nhiễm; sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu;
Thành lập 2 Phòng quản lý chính yếu: Phòng Quy hoạch - Giám sát môi trường; Phòng Kỹ thuật để có các Bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ trên.
5.4.2. Giai đọan II ( 2010 – 2015 ): áp dụng SXSH - trao đổi chất thải cục bộ
Hướng dẫn và áp dụng chương trình SXSH nhằm mục tiêu giảm thiểu thấp nhất khả năng tác động đến môi trường của sản xuất công nghiệp.
Thực hiện trao đổi chất thải cục bộ dưới dạng tái sử dụng tại nhà máy hoặc tái sử dụng cho nhà máy khác.
5.4.3. Giai đọan III ( 2015 – 2020 ): Duy trì SXSH tòan phần – trao đổi chất thải mở rộng
Tiếp tục duy trì chương trình SXSH, phát triển lên mức cao hơn với hình thức tổ chức huấn luyện cho tòan bộ CBCNV làm việc trong KCN để nâng cao ý thức BVMT và hiểu biết về lợi ích của SXSH nhằm khuyến khích tự giác thực hiện;
Tiến hành thực hiện trao đổi chất thải mở rộng dưới hình thức tái sử dụng hoặc tái chế chất thải cho nội bộ nhà máy hoặc cho các nhà máy khác;
Thành lập Trung tâm trao đổi chất thải công nghiệp để trao đổi các thông tin về chất thải, đồng thời thực hiện việc tái sử dụng, tái chế chất thải;
Có thể trao đổi chất thải bên ngòai KCN nhờ vào trung tâm trao đổi chất thải. Đây là hình thức trao đổi chất thải mở rộng.
5.4.4. Giai đọan IV (sau 2020): thực hiện hệ thống trao đổi chất thải theo mô hình khép kín tòan phần
Hình thức trao đổi chất thải tiến hành chỉ trong nội vi KCN khi KCN hội đủ các ngành nghề có khả năng sử dụng chất thải tuần hòan cho nhau và có một trung tâm trao đổi chất thải họat động thực sự hiệu quả. Điều đó có nghĩa là các lọai chất thải không cần cho ra nguồn tiếp nhận nào khác bên ngòai KCN. Chính lúc đó, KCN đã đạt đến mục tiêu cao nhất trong mô hình KCN TTMT.
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Hiện nay, ngành công nghiệp Việt Nam đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng mục tiêu đưa nươc ta trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020. Phát triển công nghiệp làm tăng hiệu quả kinh tế nhưng bên cạnh đó lại kéo theo những hệ lụy về môi trường rất đáng quan tâm.
Bình Dương được xem là một trong những tỉnh có nhiều KCN trong cả nước nói chung và của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng. Với chính sách mở cửa Bình Dương có khả năng thu hút đầu tư mạnh, góp phần gia tăng đáng kể nền kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường cũng được các cấp quản lý Nhà nước quan tâm, làm thế nào để phát triển các KCN mà ảnh hưởng đến môi trường phải ở mức thấp nhất. Để đáp ứng được mục tiêu trên, việc cần thiết là hướng đến một mô hình quản lý mới, mô hình quản lý KCN TTMT với các giải pháp mới và đạt hiệu quả cao nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, mà trọng tâm là hướng đến trao đổi chất thải trong KCN theo hệ thống khép kín hòan tòan.
Lợi ích kinh tế và môi trường đạt được của KCN TTMT là rất cao. cần thiết phải tiến hành nghiên cứu hoàn chỉnh hơn trong thời gian tới để có thể áp dụng rộng rãi cho các KCN trong cả nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, BVMT đáp ứng nhu cầu CNH – HĐH đất nước.