Đề tài Nghiên cứu Điều kiện để phát triển du lịch nhằm thu hút khách và giải pháp phát triển du lịch đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Trước những nhu cầu lưu trú của thị trường khách du lịch hiện nay, số phòng khách quốc tế, đặc biệt là phòng cao cấp chưa đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách quốc tế, nhất là khách đi du lịch kết hợp đầu tư, kinh doanh, nghiên cứu thị trường. Do vậy, việc đầu tư xây dựng khách sạn trong những năm tới cần ưu tiên cấp phép đầu tư cho những dự án đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thực hiện phân loại và xếp hạng các cơ sở dịch vụ du lịch tại các trọng điểm du lịch; thực hiện triệt để việc niêm yết giá tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Trong những năm tới, nhu cầu khách du lịch quốc tế mang theo xe ôtô sẽ tăng dần, thêm vào đó khách nội địa đến Hải Dương bằng phương tiện ôtô cá nhân cũng tăng. Điều này đòi hỏi thiết kế khách sạn phải đủ diện tích để xe. Ngoài ra, lĩnh vực cần quan tâm nữa là các dự án đầu tư xây dựng công trình thể thao tổng hợp, khu hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo quốc tế, văn phòng cho thuê. Có cơ chế ưu đãi để hướng các chủ đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này.

doc35 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu Điều kiện để phát triển du lịch nhằm thu hút khách và giải pháp phát triển du lịch đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
him, sân thể thao v.v…). Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Sự tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch và việc thoả mãn các nhu cầu của du khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội là những phương tiện vật chất không phải do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, công viên của toàn dân, mạng lưới thương nghiệp của khu dân cư, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng v.v… Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội phục vụ đắc lực nhất và có tầm quan trọng nhất đói với du lịch là hệ thống giao thông vân tải (đường không, đường bộ, đường thuỷ). Hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống cung cấp điện. Đây chính là cơ sở vật chất kỹ thuật bạc hai đối với du lịch. Nó được xây dựng để phục vụ nhân dân địa phương, sau nữa là phục vụ cả khách du lịch đến thăm đất nước hoặc vùng du lịch. Đây là cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt vì nó nằm sát ngay nơi du lịch, nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch và trong chừng mực nào đó còn quyết định chất lượng phục vụ du lịch. 1.2.3. Điều kiện về kinh tế Việc đảm bảo các nguồn vốn để duy trì và phát triển họat động kinh doanh du lịch (bởi vì ngành du lịch là ngành luôn đi đầu về phương diện tiện nghi hiện đại và là ngành liên tục đổi mới). Việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế với các bạn hàng. Trong việc cung ứng vật tư cho tổ chức du lịch. Việc cung ứng phải đảm bảo thường xuyên và có chất lượng tốt. Việc cung ứng thường xuyên có ý nghĩa hai mặt. Thứ nhất, thoả mãn đầy đủ hàng hoá cho các nhu cầu du lịch. Thứ hai, tăng thu nhập ngoại tệ (hàng hoá và dịch vụ phong phú hơn dẫn đến khách du lịch tiêu tiền nhiều hơn. Song song với việc cung ứng đầy đủ và đều đặn vật tư hàng hoá cho tổ chức du lịch, cần phải quan tâm đến chất lượng và giá cả của hàng hoá vật tư để đảm bảo cho tổ chức du lịch có đủ sức cạnh tranh trên thương trường. Chương II. THỰC TRẠNG VÊ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1 Những điều kiện có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch. 2.1.1 Tình hình và xu hướng phát triển của kinh tế tỉnh Hải Dương Kinh tê tăng trưởng với tốc độ khá cao và cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2005 tăng 67% so với năm 2000, bình quân tăng 10,8%/năm (thời kỳ 1996 - 2000 tăng bình quân 9,2%/năm); trong đó giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9%/năm, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15,4%/năm, khu vực dịch vụ tăng 10,6%/năm. Như vậy, so với cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương cao hơn và xấp xỉ vùng Đồng bằng sông Hồng (cả nước 7,5%/năm, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng 10,9%/năm). ĐVT:% 2001 2002 2003 2004 Ước 2005 Bình quân 2001-2005 Cả nước 6,9 7,1 7,3 7,7 8,4 7,5 Vùng ĐBSH 9,4 11,1 11,0 11,1 11,7 10,9 Tỉnh Hải Dương 8,2 12,2 12,9 9,2 11,5 10,8 Tốc độ tăng GDP của cả nước, vùng ĐBSH và tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2001) Tổng sản phẩm trong tỉnh đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là do hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong 5 năm (2001 - 2005), giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân mỗi năm tăng 5%, trong đó nông nghiệp tăng 4,5%, lâm nghiệp giảm l,4%/năm và thuỷ sản tăng 14,1%; giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng 22,1%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ bình quân tăng 9,7%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 19,1%/năm (tổng cộng 5 năm ước đạt 393 triệu USD; kế hoạch 300 triệu USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng không ngừng tăng lên; từ năm 2001 đến 2005 lần lượt là 37,8%, 39,6%, 41,5%, 42,4%, 43,2%. Tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 28,0% năm 2000 lên 29,6% năm 2005. Trong những năm vừa qua, tỉnh Hải Dương đẩy mạnh việc tổ chức, sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; mặc dù số lượng doanh nghiệp Nhà nước đã giảm nhiều nhưng tỷ trọng của khu vực kinh tế này vẫn ở mức trên 35%. Kinh tế ngoài Nhà nước được khuyến khích phát triển, tỷ trọng từ 54 - 55%. Tỷ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 4,3% năm 2000 lên 9,6% năm 2005. Việc phát triển tốt của nền kinh tế đã tạo ra cơ sở tài chính và kinh tế vững chắc cho việc củng cố và mở rộng, phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch va các dịch vụ đi kèm. 2.1.2 Tình hình chính trị xã hội. Tình hình chính trị xã hội ổn định và an toàn đối với du khách đã là yếu tố quan trọng đẩy mạnh việc kinh doanh du lịch, tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến nhiều hơn. Lấy ví dụ trong 8 tháng đầu năm 2005 lượng khách du lịch đạt trên 700.000 khách, tăng 26%, trong đó số khách lưu trú tăng 34%, khách quốc tế tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. 2.2 Thực trạng các điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch tỉnh Hải Dương: 2.2.1 Thực trạng về điều kiện tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch Hải Dương khá phong phú và đa dạng, có sức thu hút lớn đối với khách trong nước và khách quốc tế. Trong đó đặc biệt là các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy nhiên việc sử dụng các tài nguyên du lịch này chưa được hiệu quả nên chưa phát huy được hết tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương. Cụ thể: 2.2.1.1 Thực trạng tài nguyên thiên nhiên Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Hệ thống giao thông đường bộ đường sắt đường sông phân bố hợp lý, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài. Đ ặc bi ệt l à gần thủ đô Hà Nội là nguồn gửi khách lớn nên có nhiều lợi thế cho phát triểnloại hình du lịch nghỉ cuối tuần. Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm. sự đa dạng của địa hình tạo nên sự phong phú cho cảnh quan thiên nhiên như: rừng, núi, sông, hồ… thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch tiêu biểu: Khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà: Đây là một miệt vườn nổi tiếng với cây vải tổ. Giống vải ở đây ngon và rất có giá trị với du khách du lịch. Sản phẩm từ vải cũng được chế biến một cách sinh động: Rượu vải, vải khô,...làm vị thuốc. Vải Thanh Hà khách tới đây có thể mua làm quà cho bạn bè người thân. Ngày nay vải Thanh Hà đã trở thàng một thương hiệu và là một trong nhưng đặc sản nổi tiếng của Hải Dương. Nó không những được bán trong vùng mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài với nhiều sản phẩm làm từ vải mang lại hiệu quẩ kinh tế cao. Vùng vải thiều này hiện thời được trải rất rộng bám quanh dòng sông Hương (Thanh Hà) khá thi vị. Khu Lục Đầu Giang - Tam Phủ Nguyệt Bàn: Đây là một khu vực sông trải dài sát với các hệ thống di tích của Kinh Bắc (đã được giới thiệu khá nhiều trong bài thơ bên kia sông Đuống). Trên khúc sông này có khu vực bãi bồi gắn liền với các truyền thuyết đánh quân Nguyên, nơi có hội nghị Bình Than,... Làng Cò (Chi Lăng Nam) Thanh Miện: Làng Cò thuộc xã Chi Lăng, huyện Thanh Miện. Gọi là Làng Cò vì làng có một đảo nhỏ nằm giữa hồ vực rộng mênh mông với hàng vạn con cò về đây trú ngụ, xây tổ. Trên đảo có tới 9 loài cò: cò trắng, cò lửa, cò bộ, cò ruồi, cò đen, cò hương, cò nghênh, cò ngang, diệc. Ngoài ra trên đó còn có tới ba bốn ngàn con Vạc và các loại chim quý hiếm như Bồ Nông, Mòng Két, Le Le... cùng trú ngụ ở nơi đây. Đến nơi đây vào lúc hoàng hôn hay sớm mai là lúc giao ca thú vị giữa cò và vạc trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày. Thiên nhiên của nền văn hoá lúa nước : Dương như mật độ các dòng sông, đình, đền, chùa bố cục dày đặc trên toàn tỉnh. Những đình, đền chùa này đều gắn liền với cây đa, bờ nước hoặc những bến sông luôn luôn tạo nên những cảnh đẹp dễ gây ấn tượng đối với du khách. Phải chăng trong mỗi người dân Việt Nam hình ảnh về cây đa, bến nước, sân đình... đã gần như trở thành một biểu tượng của văn hoá Việt. Trong phạm vi quy hoạch này chỉ nêu một cách khái quát mà không thể nêu hết trong các chi tiết được. Khu hang động Kính Chủ và núi đá vôi Dương Nham (Kinh Môn): Nằm về phía Bắc của đỉnh Yên Phụ, nằm trong dãy Dương Nham như một hòn Non Bộ khổng lồ giữa mênh mông sóng lúa của thung lũng Kinh Thày. Phía Bắc Dương Nham dòng sông lượn sát chân núi, sơn thuỷ hữu tình, phía Tây Nam Dương Nham là làng quê cổ kính Kính Chủ - quê hương của những người thợ đá xứ Đông. Sườn phía Nam Dương Nham có một động lớn gọi là động Kính Chủ (hay động Dương Nham) đã được xếp vào hàng Nam Thiên. Khu núi đá vôi Dương Nham và động Kính Chủ còn gắn liền với các trang lịch sử hào hùng chống quân Nguyên, vùng núi đá vôi Dương Nham còn gắn liền với lịch sử hình thành người Việt cổ. Cảnh đẹp tại khu vực này rất hấp dẫn đối với khách du lịch. Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình 23,30C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85 - 87%. Tạo môi trường thuận lợi giúp cho sự phát triển của hệ thống thực vật.nhiều khu rừng lớn vẫn chưa bị khai thác ở phía bắc của tỉnh. Nên nơi đây vẫn còn nhiều loại động thực vật quý. Tạo điều kiện tốt cho loại hình du lịch sinh thái và du lịch khám phá. Các nguồn tài nguyên nước mặt như: ao, hồ, sông , ngòi, đầm… vừa tạo điều kiện để điều hoà không khí, phát triển mạng lưới giao thông vận tải nói chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng . Đặc biệt có Mỏ nước khoáng ở Thạch Khôi: Đây là một mỏ nước nóng đã từng là nguồn để tạo nên nước khoáng. Nhiệt độ nóng và đã sử dụng chữa bệnh. Cần có nghiên cứu sâu hơn về khu vực này để khai thác vì mỏ nước khoáng này rất gần thành phồ Hải Dương.Các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển du lịch chữa bệnh. Tuy nhiên các tài nguyên tự nhiên này vẫn chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả và chưa phát huy được hết tiềm năng lớn này. 1.2 Thực trạng tài nguyên nhân văn Hải Dương, là tỉnh có truyền thống văn hoá lâu đời, mảnh đất in đậm dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc nơi sinh ra và nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài cho đất nước, gắn bó với tên tuổi các danh nhân nổi tiếng như Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh (thời Trần), Nguyễn Trãi (thời Lê) với gần 500 Tiến sỹ nho học, là nơi hội tụ, lưu giữ nhiều di sản văn hoá. - Toàn tỉnh có: 1098 di tích lịch sử văn hóa - danh thắng. Đến nay (2003) có 127 di tích xếp hạng quốc gia, di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc xếp hạng đặc biệt quan trọng. - 556 lễ hội truyền thống được khôi phục. - Lễ hội qui mô quốc gia : Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc. - 35 làng nghề truyền thống : Nổi tiếng là kim hoàn (vàng bạc) Châu Khê, Gốm Cậy (Bình Giang), chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), làng thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), làng dệt chiếu Tiên Kiều (Thanh Hồng), khắc đá (Kính Chủ - Kinh Môn). - Văn nghệ dân gian : Là một trong tứ chiếng chèo của vùng Đồng bằng sông Hồng, hiện toàn tỉnh có 191 đội chèo quần chúng, 3 đội múa rối nước, 8 đoàn xiếc tư nhân hoạt động theo hướng xã hội hóa. Trên địa bàn tỉnh còn lưu giữ loại hình nghệ thuật hát đối (Gia Xuyên - Gia Lộc), hát trống quân (Tào Khê - Bình Giang). - Ẩm Thực đặc sản : Bánh đậu xanh Hải Dương, bánh gai Ninh Giang, bánh đa Kẻ Sặt (Bình Giang), chả, mắm rươi (Kim Thành, Kinh Môn), rượu Phú Lộc (Cẩm Giàng), gạo nếp cái hoa vàng (Kinh Môn), vải thiều (Thanh Hà). - Thế mạnh văn hoá được phát huy trên một số lĩnh vực : Khai thác tiềm năng văn hoá du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống; trên địa bàn Chí Linh Khu danh lam Phượng Hoàng - Kỳ Lân: Khu danh thắng thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh, Phượng Hoàng là khu danh thắng có rừng thông bát ngát, suối trong róc rách, núi đá lô xô, chùa tháp cổ kính. Khu danh thắng có tới 72 ngọn núi ngoạn mục, có mộ và đền thờ Chu Văn An, một người thày tiêu biểu cho tài đức cao trọng của nền giáo dục Việt Nam: có chùa Huyền Thiên, cung Tử Cục, điện Lưu Quang, am Lệ Kỳ, Miết Trí và Giếng Soi... Khu thắng cảnh này rất thích hợp cho du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo núi, thăm di tích lịch sử. Khu di tích danh thắng Côn Sơn: Khu di tích ở xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng- Kỳ Lân, cách Hà Nội khoảng 70 Km. Khu di tích danh thắng này có nhiều núi, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử. Ngay từ thời Trần chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn- Yên Tử- Quỳnh Lâm). Mảnh đất này đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và đặc biệt là anh hùng dân tộc- danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Ngày nay Côn Sơn còn lưu giữ được những dầu tích văn hoá thời Trần và các giai đoạn lịch sử. Rõ ràng đây là một lơi thế rất lớn của tỉnh Hải Dương trong việc phát triển du lịch. 2.Thực trạng điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch 2.1. Thực trạng các điều kiện về tổ chức * Các chủ thể quản lý Cấp Trung Ương: các Bộ (chủ quản, liên quan), Tổng cục, các phòng ban trực thuộc Chính phủ có liên quan đến các vấn đề về du lịch (Ban thanh tra, Ban thư ký v.v…). Cấp địa phương: chính quyền địa phương, thương mại và Du lịch Hải Dương Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (UBND), tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại và du lịch trên các lĩnh vực: lưu thông hàng hoá trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thương mại điện tử, quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá, xúc tiến thương mại và du lịch; hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý nhà nước các dịch vụ công về thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh. Sở Thương mại - Du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND tỉnh, sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Thương mại và Tổng cục Du lịch. - Tên đơn vị:  Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương - Tên giao dịch: Trade and Tourism Department of Hai Duong province - Ban lãnh đạo: + Giám đốc:  + Phó giám đốc - Các tổ chức tham mưu thuộc Sở Thương mại và Du lịch: + Văn phòng + Thanh tra + Phòng Kế hoạch - Thị trường + Phòng Quản lý Thương mại + Phòng Kinh tế đối ngoại + Phòng Quản lý Du lịch - Các đơn vị trực thuộc: + Chi cục Quản lý Thị trường + Trung tâm Thông tin, xúc tiến Thương mại - Du lịch Cùng với nhũng việc đã làm được còn tồn tại những những điểm chưa được trong quản lý và tổ chức các điểm du lịch như: - Một số nơi xảy ra sự buông lỏng quản lí các địa điểm du lịch khai thác không đi đôi với di tu bảo dưỡng. - Tài nguyên thiên nhiên và du lịch bị suy giảm do sử dụng thiếu hợp lý. - Thiếu thong nhất trong xây dựng , chỉ đáo, quản lý, thực hiện qui hoạch ngành. - Hệ thống chính sách qui định lien quan đến việc quản lý du lịch thiếu đồng bộ. 2.2. Thực trạng về điều kiện kỹ thuật du lịch * Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp nhà nước, 12 Hợp tác xã Thương mại, 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 20.298 cửa hàng kinh doanh thương mại. Có 1 Trung tâm thương mại tại thành phố Hải Dương, là đầu nối giao dịch và xúc tiến thương mại, thông tin, tiếp thị dự báo thị trường tư vấn môi giới đàm phán ký kết hợp đồng Hệ thống khách sạn, nhà hàng bao gồm quốc doanh, tư nhân và các tổ chức khác, có đầy đủ tiện nghi sang trọng, lịch sự đáp ứng được một phần nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế. . + Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; Phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh . + Hệ thống điện: Trên địa bàn tỉnh có Nhà máy nhiệt điện Phả Lại công suất 1040 Mw; hệ thống lưới điện khá hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng ổn định; trên địa bàn tỉnh có 5 trạm biến áp 110/35 kV tổng dung lượng 197 MVA và 11 trạm 35/10 kV, các trạm phân bố đều trên địa bàn tỉnh. Lưới điện 110, 35 kV đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, phục vụ tốt nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt. + Bưu điện: Mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ sóng di động trên phạm vi toàn tỉnh, 100% thôn, xã đều có điện thoại liên lạc trực tiếp nhanh chóng với cả nước và thế giới. + Hệ thống tín dụng ngân hàng : Bao gồm các Chi nhánh Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Chính sách xã hội, có quan hệ thanh toán trong nước và quốc tế nhanh chóng, thuận lợi. Ngân hàng Cổ phần nông nghiệp và 79 Quỹ tín dụng nhân dân đáp ứng việc khai thác và cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất của nhân dân trong tỉnh. + Cơ sở y tế: mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật y tế từ tỉnh đến huyện được củng cố nâng cấp đáp ứng nhu cầu cơ bản trong khám và chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay toàn tỉnh có 6 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 khu điều dưỡng, 1 khu điều trị bệnh phong và 13 trung tâm y tế huyện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 236 trạm y tế xã phường. Bình quân 10000 dân có 4 bác sỹ, 21 gường bệnh. Ở tuyến tỉnh đã được đầu tư một số thiết bị hiện đại trong khám điều trị bệnh như: Máy siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp.. Đây là những cơ sở hạ tầng hiện có và ngày một nâng cấp hoàn chỉnh để thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Hải Dương. 2.3 Thực trạng về điều kiện kinh tế Trong sự phát triển du lịch của tỉnh có sự đóng góp rất lớn của ngànnh ngân hàng, tài chính, đã đảm bảo nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch. Hệ thống các chợ thương mại phát triển cũng đã đóng góp chung vào sự phát triển điều kiện kinh tế cho sự phát triển du lịch. Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp, năm trong vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ. Từ xưa đã có hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi, ngày nay hệ thống đường sông, đường bộ, đường sắt nối liền và tiếp giáp với 3 trung tâm kinh tế văn hoá lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, nên việc giao lưu hàng hóa có nhiều thuận lợi. Từ đó, chợ Hải Dương rất sầm uất, hàng hoá phong phú đa dạng, thưòng là giá cả phải chăng hơn một số tỉnh khác. 3. Nguyên nhân của những tồn tại du lịch Hải Dương Việc tồn tại của những thực trạng chưa tốt của du lịch Hai Dương có nhiêu nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân nổi bật: Hoạt động du lịch chủ yếu còn dựa vào tự nhiên chưa được tôn tạo thông qua bàn tay của con người. Du lịch Hải Dương đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát thấp so với du lịch cua một số vùng khác. Kinh nghiệm quản lí kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ lao động trong ngành còn nhiều bất cập. Qui hoạch và đầu tư chưa đồng bộ kém hiệu quả đang là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển ngành du lịch. Ý thức của người dân trong việc sử dụng, bảo vệ các tài nguyên du lịch còn thấp. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020. Tiền đê của phát triển du lịch Hải Dương như trên đã phân tích đó là: - Vị trí chiến lược của Hải Dương trong kinh tế Bắc Bộ và trong chiến lược vùng du lịch Bắc Bộ. - Tài nguyên về thiên nhiên cùng với tài nguyên về văn hóa lịch sử của Hải Dương, trong đó có những tài nguyên thuộc cấp quốc gia đã khiến việc phát triển du lịch của Hải Dương có cơ sở vững chắc. - Yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội trong toàn tỉnh với mức độ chung và đặc biệt là nâng cao đời sống nhân dân khiến việc phát triển du lịch được đẩy manh: thu nhập tăng, yêu cầu nghỉ ngơi thư giản tăng và du lịch cũng tăng. - Việc đầu tư kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh cũng có một bước tiến lớn hơn nên dịch vụ du lịch cũng trên cơ sở đó có điều kiện phát triển đặc biệt sự phát triển của giao thông vận tải (đường 5, đường 18 và đường sắt xuyên á tương lai) khiến cho việc du lịch Hải Dương có điều kiện phát triển mạnh. Thông qua những xu hướng khách trong năm vừa qua, thông qua những tiềm năng du lịch Hải Dương ta thấy khá tổng hợp. Nhưng xét toàn diện việc phát triển du lịch văn hóa lịch sử vẫn là căn bản nhất, vẫn có điều kiện trở thành xương sống của phát triển du lịch Hải Dương. Nói như vậy không có nghĩa là các phần du lịch sinh thái và vui chơi giải trí là thấp kém mà thực ra du lịch văn hóa lịch sử có tỷ lệ lớn hơn. 1. Định hướng. Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng tương đối đa dạng và phong phú để phát triển du lịch. Do vậy trong chiến lược phát triển du lịch của vùng Bắc Bộ cũng như phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010 đều đánh giá ngành kinh tế du lịch Hải Dương có điều kiện phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Để phát triển, ngành Du lịch Hải Dương trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài phải dựa vào những quan điểm: - Phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, môi trường bền vững: phát triển du lịch đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhưng phải gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường. - Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống: Phát triển du lịch phải dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại... - Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ khăng khít chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển. Phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương trước hết nhằm mục đích: - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu của tỉnh - Nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán - Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao d?ng - Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. - Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong sự phát triển. - Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, làng nghề, cảnh quan môi trường... 2. Quan điểm phát triển. - Phát triển du lịch Hải Dương phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch cả nước, đặc biệt là với các tỉnh lân cận thuộc vùng du lịch Bắc Bộ để phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, tạo nguồn khách thường xuyên và ổn định. - Quan điểm phát triển du lịch bền vững: Qua bài học từ Thái Lan cho chúng ta thấy mặc dù là nước có du lịch phát triển, thu nhập từ du lịch và đóng góp của ngành Du lịch vào nền kinh tế quốc dân là khá cao, nhưng ngược lại còn tồn tại các tệ nạn xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch. Vì vậy, phát triển của cả nước cũng như Hải Dương phải theo hướng phát triển du lịch bền vững, cụ thể Hải Dương ưu tiên cho phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái đảm bảo tăng trưởng liên tục, góp phần tích cực trong việc gìn giữ, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh. - Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và mang tính xã hội hóa cao. Du lịch phát triển nhanh và bền vững khi các lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ. Các phương án phát triển cần có sự phối kết chặt chẽ của các ngành, các cấp, có sự chỉ đạo phối hợp để đưa phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ chung của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi người dân. Hoạt động du lịch có khả năng thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư tham gia. Vì vậy cần xác lập những mô hình hoạt động có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, giữ gìn phát triển tài nguyên môi trường. Hải Dương lại nằm trên trục đường 5 và đường 18, các trục đường này được cải thiện đáng kể nên việc phát triển du lịch ở Hải Dương khá thuận lợi. Mặt khác, Hải Dương được quan tâm về công tác bảo tồn, bảo tàng, tượng đài Trần Hưng Đạo, đền thờ Nguyễn Trãi... và đang được trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo của Hải Dương. Rõ ràng muốn phát triển du lịch thì việc phối kết giữa các ngành kinh tế là việc bức xúc. - Phát triển du lịch phải thấu suốt quan điểm: khai thác phát huy có hiệu quả các nguồn lực nội sinh kết hợp với việc thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư phát triển của trung ương. - Phát triển du lịch phải đi đối với gắn liền với bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, gìn giữ thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức, nhân phẩm con người Việt Nam. 3. Mục tiêu phát triển. 3.1. Mục tiêu tổng quát Quán triệt quan điểm nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ‘phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn: nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cao cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước. 3.2. Mục tiêu cụ thể a). Về kinh tế Phát triển ngành du lịch năng động, nâng cao thu nhập của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và cải thiện cán cân kinh tế thanh toán bằng cách tạo ra môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển xã hội của địa phương, chiếm tỷ trọng đáng kể trong khối ngành dịch vụ - thương mại – du lịch. Các chi tiêu phát triển du lịch (phương án chọn) + Khách du lịch: * Quốc tế: Năm 2010 - 100.000 lượt khách Năm 2020 - 350.000 lượt khách * Nội địa: Năm 2010 - 350.000 lượt khách Năm 2020 - 650.000 lượt khách * Khách không lưu trú: Năm 2010 - 600.000 lượt khách Năm 2020 - 700.000 lượt khác + Thu nhập xã hội từ du lịch: Năm 2010 - 565, 8 tỷ đồng Việt Nam Năm 2020 - 1.584, 9 tỷ đồng Việt Nam + Tỷ trọng GDP du lịch trong GDP của tỉnh Năm 2010 - 2,27% + Những sản phẩm du lịch được hình thành mang tính đặc thù Hải Dương đó là lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã có đưa lên quy mô lớn, các sản phẩm có các làng nghề được chuyển thành các sản phẩm du lịch, phát triển công tác dịch vụ trên những điểm dừng chân Chí Linh và Hải Dương, sân golf Ngôi Sao Chí Linh có quy mô 36 lỗ loại III A (loại tốt nhất thế giới)... b). Mục tiêu về văn hóa xã hội Du lịch mang nội dung văn hóa sâu sắc, một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách chính là nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, do vậy quy hoạch phát triển du lịch phải mang được nội dung khuyến khích việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc. Cần đẩy mạnh du lịch quốc tế để tuyên truyền, trao đổi văn hóa song cũng phải nghiên cứu phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của nhân dân, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Phát triển du lịch các làng nghề, duy trì những nghề truyền thống, đưa những làng nghề truyền thống trở thành những sản phẩm du lịch, tạo điều kiện để một số lượng lớn người dân có việc làm trong các làng nghề. Mặt khác mục tiêu xã hội của việc phát triển du lịch Hải Dương là nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động (chỉ riêng góc độ đối với các việc phục vụ, dịch vụ, giao thông đi lại và trong các quan hệ khác). c). Mục tiêu về môi trường Phát triển du lịch cần gắn với việc tôn tạo và giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường (tự nhiên và nhân văn). Cảnh quan là một yếu tố rất lớn trong phát triển du lịch. Cảnh quan không được bảo tồn sẽ ảnh hưởng ngay đến công tác du lịch (kinh nghiệm của thế giới cũng như một số tỉnh trong nước đã thấy rõ điều này). Môi trường được bảo vệ bao gồm cả yếu tố con người tại các môi trường ấy, các chính sách kèm theo nó và cả của khách du lịch Các khu du lịch được phát triển một cách cân đối, có quy hoạch và có kế hoạch sẽ tạo ra môi trường bền vững. Ngược lại sẽ phá hỏng môi trường. d). Mục tiêu hỗ trợ phát triển Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương góp phần cung cấp thông tin, tư liệu, định hướng chiến lược cơ bản để hỗ trợ cho việc xúc tiến, lập kế hoạch, phối kết hợp nghiên cứu thống kê giúp cho sự phát triển của ngành ở tỉnh và trung ương trong thời kỳ tới, đồng thời hỗ trợ các ngành có liên quan khác cùng phát triển. Muốn có công tác du lịch phát triển thì những yếu tố bên cạnh nó cũng phải được phát triển đồng bộ. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống đào tạo nhân lực, hệ thống quả lý, cảnh quan... Tất cả những điều đó nói lên mối liên hệ hết sức mật thiết giữa các ngành với ngành du lịch. 4. Các chỉ tiêu cụ thể 4.1. Khách du lịch Khách du lịch quốc tế đến Hải Dương chủ yếu là theo đường bộ thông qua thủ đô Hà nội - trung tâm phân phối khách lớn nhất ở phía Bắc. Khách du lịch đến Hải Dương chủ yếu là khách công vụ, thương mại với mục đích chính là tìm kiếm các cơ hội làm ăn hoặc thực thi công vụ. Trong những năm tới khi quy hoạch du lịch của tỉnh được phê duyệt và từng bước được triển khai thực hiện, cơ sở hạ tầng được nâng cấp mở rộng. Giai đoạn 2008 trở đi do được đầu tư tương đối đồng bộ cho kết cấu hạ tầng, sản phẩm và dịch vụ du lịch nên dự kiến lượng khách du lịch quốc tế đến và lưu trú sẽ tăng nhanh tương ứng là 100.000 ngàn lượt năm 2010 và 350.000 vào 2020. Khách nội địa Dự kiến năm 2010 sẽ đón khoảng 350.000 lượt khách đến và lưu trú, 2020: 650.000 lượt khách. 4.2. Thu nhập du lịch Bao gồm tất cả các khoản thu mà do khách du lịch chi trả như: doanh thu lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và dịch vụ: bưu điện, y tế... Trong những năm tới đầu tư vào du lịch để tăng mức chi tiêu của khách. Mức chi tiêu bình quân qua các giai đoạn được tính toán như sau: (Tỷ giá năm 2002: 1 USD = 15.500 VND) Giai đoạn Khách quốc tế Khách nội địa §ồng Việt Nam USD Đồng Việt Nam USD 2008-2010 1.085.000 70,0 310.000 20,2 2011-2020 1.246.000 80,0 387.500 25,0 Số liệu hiện trạng của Sở Thương Mại - Du lịch Hải Dương Về cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế và nội địa giai đoạn 2010 – 2020 theo số liệu hiện trạng của Sở Thương mại - Du lịch dự báo, nguồn là Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch. Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Hải Dương năm 2010 là 17,5 triệu USD, trong đó tỷ lệ chi tiêu cho các loại dịch vụ như: ăn uống, lưu trú, vận chuyển, mua sắm và dịch vụ khác tương ứng là: 20%, 25%, 16%, 25% và 14%. Năm 2020 là 56 triệu USD trong đó tỷ lệ chi tiêu cho các loại dịch vụ tương ứng như trên là 18%, 22%, 18%, 26% và 16%. Tổng chi tiêu của khách nội địa đến Hải Dương năm 2010 là 15,4 triệu USD, tỷ lệ chi tiêu cho các loại dịch vụ: ăn uống, lưu trú, vận chuyển, mua sắm và dịch vụ khác tương ứng là 20%, 20%, 28%, 14% và 18%.Năm 2020 là 56 triệu USD và tỷ lệ chi tiêu tương ứng là 18%, 18%, 28%, 16% và 20%. 4.3. Về giá trị GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư Căn cứ vào số liệu dự báo về khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng như cơ cấu chi tiêu của khách và tổng doanh thu xã hội từ du lịch đã nêu sau khi trừ chi phí trung gian (trung bình 30 - 35%), Năm 2010 tổng thu nhập Du lịch của tỉnh Hải Dương là 501,5 tỷ đồng, tổng GDP ngành du lịch tỉnh Hải Dương là 264,71 tỷ đồng. Và năm 2020 tổng thu nhập Du lịch là 1.124,475 tỷ đồng, tổng GDP ngành du lịch là 743,964 tỷ đồng. Về nhu cầu đầu tư: Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh Hải Dương năm 2010 là 564,541 tỷ đồng, năm 2020 là 1.437,752 tỷ đồng. Để đạt được những chỉ tiêu nhất định, ngành Du lịch Hải Dương thời kỳ 2010 - 2020, vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đào tạo nghiệp vụ, cơ sở sản xuất sản phẩm du lịch, khu vui chơi... giữ vai trò hết sức đa dạng và quan trọng, nếu không có đầu tư, hoặc đầu tư không đồng bồ thì quy hoạch sẽ gặp khó khăn. Việc tính toán nhu cầu đã tư trong từng giai đoạn được căn cứ vào giá trị GDP đầu và cuối kỳ, và chỉ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả. Chỉ số ICOR chung cho các ngành kinh tế cả nước là 4, 0 cho thời kỳ 2010-2020. Đối với ngành kinh tế du lịch, hiệu quả đầu tư thường cao hơn nên dự kiến tỷ lệ ICOR cho du lịch Hải Dương là 3,0 cho 2010-2020. Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng, nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung cho nâng cấp, tôn tạo cơ sở hạ tầng còn vốn đầu tư cho xây dựng khách sạn, các cơ sở dịch vụ du lịch khác... thì phải huy động từ các nguồn khác như vốn vay ngân hàng, vốn trong dân, vốn liên doanh liên kết... 4.4. Nhu cầu khách sạn và lao động a) Khách sạn Để đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách du lịch đến Hải Dương từ nay đến 2020 vấn đề dự báo đầu tư khách sạn lên cao vì phải đúng nếu không sẽ gây thiếu thừa phòng cục bộ gây lãng phí vốn. Hiện nay chưa có số liệu cụ thể về hệ số sử dụng chung phòng ở Hải Dương tuy nhiên theo xu hướng chung của tổ chức JICA (Nhật Bản) khách quốc tế giai đoạn tới sẽ là 1,9; khách nội địa sẽ là 1, 8 giai đoạn đến 2010 và 2, 0 cho các giai đoạn về sau. Công suất sử dụng trung bình hiện nay của hệ thống khách sạn ở Hải Dương nói chung chu cao 65% nam 2007. Thời gian tới lên 75% năm 2010 và 85% năm 2020. Ngày lưu trú trung bình của khách Năm 2010: 2, 5 ngày với khách quốc tế à 2, 2 ngày với khách nội địa Năm 2020 chỉ tiêu tương ứng là 2, 8 ngày và 2, 5 ngày. b) Lao động Năm 2007 do chỉ mới thống kê lực lượng lao động làm việc trong khách sạn nên chỉ tiêu lao động trên 1 phòng chua cao: 1, 55 lao động/1 phòng khách sạn (trung bình cả nước 1, 8 lao động / 1 phòng khách sạn). Dự kiến xu hướng vào năm 2010 là 1, 9 lao động trực tiếp / 1 phòng quốc tế và 1.6 lao động trực tiếp / 1 phòng nội địa đến 2020 là 2, 1 và 1,8. II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 1.Các giải pháp 1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Hiện nay tại các khu di tích, tham quan du lịch khách còn hạn chế mức chi tiêu cũng bởi sản phẩm, đồ lưu niệm còn nghèo nàn. Có thể những giải pháp sau đây để tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo cho Hải Dương. Tập trung đầu tư cho hai lễ hội đền Kiếp Bạc và Côn Sơn sao cho xứng tầm là lễ hội lớn của đất nước (tương đương với lễ hội chùa Hương). Muốn vậy không có nghĩa là không qua tâm tới lễ hội khác mà vẫn có những nguồn vốn riêng biệt song chủ yếu là làm sao cho lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc có những yếu tố chung của toàn tỉnh. Cụ thể là tạo nên các sân chơi như những trò dân gian của toàn tỉnh mà các lễ hội đã có, tạo ra nền văn hóa đặc sắc của riêng Hải Dương. Tổ chức bán hàng lưu niệm mang tính riêng biệt của lễ hội. Nếu như có một sự tập trung, dài ngày ắt hẳn lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ trở thành 1 lễ hội rất lớn. Giai đoạn đầu chỉ là khách trong nước, giai đoạn sau sẽ là khách nước ngoài, lễ hội được tổ chức hàng năm và tổ chức lớn vào các năm chẵn. Phát triển sân golf Chí Linh đồng thời tạo nên khu vui chơi giải trí tại Hải Dương. ở Chí Linh cần tăng cường một số điểm du lịch sinh thái, một số Resort vùng núi. Tạo nên công viên nước Hải Dương, cải tạo hồ Côn Sơn, cải tạo và mở rộng khu vực Đền Kiếp Bạc, bến sông Vạn Kiếp, tạo những nhà thuyền trên khúc sông Lục Đầu Giang... Tổ chức khu vực nghỉ dưỡng, nghiên cứu tham gia lễ hội vùng An Phụ, động Kình Chủ và hang động Dương Nham, mục đích giữ chân khách. Tổ chức tuyến du lịch đường sông và những trò chơi trên sông. Đối với các huyện, các địa phương đã có truyền thống văn hóa và lễ hội cũng cần có những sản phẩm du lịch như hàng thủ công mỹ nghệ đặc sắc của địa phương và vùng lân cận hoặc của tỉnh. Đưa những sản phẩm của những làng nghề truyền thống Hải Dương thành những sản phẩm du lịch như thêu, ren, vàng bạc, chạm khắc... Tổ chức các ấn phẩm văn hóa kết hợp du lịch, phát động việc sáng tác những tác phẩm có liên quan đến Hải Dương nhưng có nội dung du lịch đồng thời với việc quảng bá xúc tiến du lịch. Tổ chức quy hoạch xây dựng có miệt vườn độc đáo như vườn vải Thanh Hà, các quán ẩm thực ven sông Hương (Thanh Hà)... 1.2. Phát triển thị trường du lịch. Có chiến lược cả về thị trường quốc tế và thị trường nội địa. - Đối với thị trường quốc tế. Cấn tăng cường trang thiết bị hiện đại các trung tâm nơi đón khách quốc tế trong việc kiểm tra người và hành lý, mở thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch tại các trung tâm trên như: thu, đổi ngoại tệ, cửa hàng miễn thuế, trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin du lịch... Nghiên cứu và xây dựng lộ trình miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc thị trường trọng điểm và các nước khác; giảm phí visa đối với khách nước ngoài, kéo dài thời gian visa cho khách để tăng thời gian lưu trú từ đó tăng chi tiêu cho khách. - Đối với thị trường khách nội địa, cần rà soát lại công tác quy hoạch tại các điểm du lịch theo hướng phát triển thị trường nội địa. Khách du lịch quốc tế và nội địa do khác nhau về phong tục tập quán và thu nhập nên nhu cầu của họ cũng khác nhau khá nhiều. Nếu như khách du lịch quốc tế dành sự quan tâm đến các giá trị văn hoá phi vật thể thì khách du lịch dành sự quan tâm nhiều cho việc thưởng thức những điều mới lạ của điểm du lịch như phong tục và văn hoá ẩm thực. Vì vậy cần có sự định hướng thị trường trong nước hay quốc tế đối với mỗi điểm, khu du lịch có quy hoạch phát triển hợp lý. - Các doanh nghiệp du lịch cần có chính sách “mềm” hơn đối với khách nội địa, đồng thời có những chương trình giảm giá đặc biệt để kích cầu nội địa. 1.3. Nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư. Trong hoạt động kinh tế nói chung, kinh doanh du lịch nói riêng, để đạt được hiệu quả kinh tế cần thiết phải có sự đầu tư. Khả năng đầu tư càng cao, càng ổn định thì tính bền vững trong phát triển kinh tế càng được đảm bảo. Thứ nhất, tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch. ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đặc biệt là cho đường sắt hiện nay đã quá cũ nát và các tuyến đường bộ dẫn tới các điểm, khu du lịch. Đầu tư cho các khu vui chơi giải trí vì các cơ sở vui chơi giải trí của tỉnh còn nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu cao của khách quốc tế do đó không khuyến khích được chi tiêu của họ. Tái tạo lại và khai thác triệt để các điểm du lịch hấp dẫn của Hải Dương. Tập trung xây dựng một số khu vui chơi giải trí nhằm thu hút và lưu giữ khách, tăng sức cạnh tranh. Huy động vốn từ nhiều nguồn đầu tư phát triển du lịch. Hàng năm, tỉnh xây dựng kế hoạch vốn ngân sách địa phương và khai thác nguồn vốn Trung ương đầu tư hạ tầng cơ sở các vùng trọng điểm du lịch của tỉnh. Thu hút các nguồn vốn khác đầu tư kinh doanh du lịch. Xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư du lịch. Đẩy mạnh hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đồng thời khuyến khích đầu tư hạ tầng tiến tới xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch để huy động tối đa các nguồn vốn trong xã hội. 1.4. Tổ chức và thực hiện tốt đào tạo lao động du lịch. Giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng lao động du lịch của tỉnh là tổ chức và thực hiện tốt công tác đào tạo lao động du lịch. Thường xuyên nâng cao nhận thức về Luật Du lịch và các văn bản có liên quan, các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước cho giám đốc doanh nghiệp, người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Hỗ trợ Trường cao đẳng khách sạn và du lịch Hải Dương hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn quốc gia: Dạy nghề du lịch và các nghiệp vụ hỗ trợ (ngoại ngữ, tin học, kế toán, hướng dẫn du lịch, thuyết minh viên...), từ trình độ trung cấp tiến tới đào tạo cao đẳng, tương đương đại học và sau đại học. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, áp dụng công nghệ tiên tiến phục vụ tốt nhiệm vụ đào tạo. Phối hợp mở lớp đào tạo để Hải Dương có đủ hướng dẫn viên, thuyết minh viên giỏi nghề, yêu nghiệp, hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hoá, thiên nhiên và xã hội của địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế. + Đào tạo lực lượng nhân viên phục vụ: Đây là lực lượng lao động quan trọng đối với chất lượng dịch vụ du lịch, người lao động cần phải qua đào tạo nghề đạt trình độ tối thiểu (chứng chỉ đào tạo 9 tháng, bổ túc nghiệp vụ 6 tháng hoặc cấp tốc từ 7 - 10 ngày). Ưu tiên đào tạo ngoại ngữ và có chế độ ưu đãi về quyền lợi (phụ cấp lương, vị trí công tác, các chế độ sinh hoạt...) cho lao động có kiến thức tốt về ngoại ngữ. + Đào tạo hướng dẫn viên du lịch: Hướng dẫn viên phải giỏi nghề, yêu nghiệp, giỏi ứng xử, hiểu biết sâu rộng lịch sử, văn hoá, thiên nhiên, xã hội khu vực và lĩnh vực mình hành nghề. Ngoài ra, hướng dẫn viên cần nắm vững những kiến thức về môi trường, những tác động của hoạt động du lịch đến môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái... Từ đó có những tác động trực tiếp đến khách du lịch hoặc cộng đồng dân cư tại điểm tham quan du lịch trong việc nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường. Tăng cường đào tạo lực lượng thuyết minh viên điểm du lịch, người thông thạo địa lý, lịch sử, văn hoá (những câu truyện dân gian, truyền thuyết...), thuần phong mỹ tục của địa phương để tạo cảm hứng cho du khách. Phối hợp với ngành Văn hoá Thông tin soạn thảo tài liệu, đào tạo tốt lực lượng thuyết minh viên điểm, trước mắt ưu tiên tuyển dụng các sinh viên đã tốt nghiệp đại học, khoa Văn hoá du lịch cho thuyết minh tại các điểm du lịch. + Đào tạo cán bộ quản lý: Cán bộ quản lý là những người giỏi điều hành, thạo nghiệp vụ, có khả năng quản trị nhân sự và tầm nhìn chiến lược về thị trường. Cán bộ quản lý là người có kiến thức tổng hợp luôn được nâng cao, cập nhật thông tin. Điều này đòi hỏi cán bộ quản lý phải là người được đào tạo cơ bản, có năng lực, sáng tạo và nhạy bén trong hội nhập. + Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, giảng viên: Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, ngành Du lịch cần phải tập trung đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nhân lực, giảng viên giầu kiến thức ở trình độ cao, không những giỏi về lý thuyết mà phải thạo thực hành. Cần có chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ ở cấp sau đại học cho những cán bộ, giảng viên đã và đang tham gia công tác đào tạo nguồn nhân lực trong ngành Du lịch. Xây dựng các cơ chế ưu đãi hấp dẫn nhằm tìm kiếm. thu hút nhân tài để phục vụ du lịch địa phương. Đặc biệt quan tâm đến các đối tượng đã qua đào tạo chuyên ngành du lịch tại các quốc gia có du lịch phát triển. 1.5. Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về du lịch. - Mở lớp tập huấn về Luật Du lịch và các văn bản dưới luật, các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan (quy định về quảng cáo; an ninh trật tự, phòng và chống tệ nạn xã hội; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ tài nguyên - môi trường; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc) cho các đối tượng là giám đốc doanh nghiệp, người quản lý cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. - Sở Du lịch cần xây dựng chương trình, kế hoạch cùng với Đài Phát thanh và Truyền hình, các đài, báo địa phương và Trung ương thường trú tại Hải dương, chính quyền và các tổ chức xã hội tại địa bàn trọng điểm du lịch, phối hợp tuyên truyền thường xuyên và có trọng điểm chủ trương của Trung ương và địa phương về phát triển du lịch thành phố, tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cộng đồng xã hội về vai trò, vị trí của kinh tế du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 1.6. Phát triển cơ sở lưu trú, các cơ sở dịch vụ du lịch. Trước những nhu cầu lưu trú của thị trường khách du lịch hiện nay, số phòng khách quốc tế, đặc biệt là phòng cao cấp chưa đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách quốc tế, nhất là khách đi du lịch kết hợp đầu tư, kinh doanh, nghiên cứu thị trường. Do vậy, việc đầu tư xây dựng khách sạn trong những năm tới cần ưu tiên cấp phép đầu tư cho những dự án đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thực hiện phân loại và xếp hạng các cơ sở dịch vụ du lịch tại các trọng điểm du lịch; thực hiện triệt để việc niêm yết giá tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Trong những năm tới, nhu cầu khách du lịch quốc tế mang theo xe ôtô sẽ tăng dần, thêm vào đó khách nội địa đến Hải Dương bằng phương tiện ôtô cá nhân cũng tăng. Điều này đòi hỏi thiết kế khách sạn phải đủ diện tích để xe. Ngoài ra, lĩnh vực cần quan tâm nữa là các dự án đầu tư xây dựng công trình thể thao tổng hợp, khu hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo quốc tế, văn phòng cho thuê. Có cơ chế ưu đãi để hướng các chủ đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này. 1.7. Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch. Đánh giá và phân loại các tài nguyên du lịch của thành phố như các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động để có giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch; quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động kinh tế - xã hội khác để hạn chế ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái, tài nguyên, môi trường tự nhiên và xã hội. Tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng và kinh doanh du lịch; chú trọng xử lý nước thải và chất thải ở các điểm du lịch, khu du lịch. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư tham gia công tác bảo vệ môi trường. Phấn đấu xã hội hoá việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, từng bước đưa nội dung này vào chương trình giáo dục trong các trường học. Chú trọng giữ gìn thành phố 'xanh, sạch, đẹp', đặc biệt ở nội thành và các trọng điểm du lịch, kiên quyết xóa bỏ tình trạng chèo kéo khách, tình trạng ăn xin... Mở rộng quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường du lịch, thông qua các hoạt động hợp tác với các tồ chức du lịch như: WTO, PATA, ASEANTA... hoặc các tổ chức quan tâm đến bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên như: GEF, IUCN, WWF... đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nhanh chóng nâng cao chất lượng môi trường du lịch và sản phẩm du lịch. 2. Một số kiến nghị. 2.1. Đối với nhà nước. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với việc cho các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh khách sạn vay vốn để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của họ. Có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn để tạo ra nhiều khách sạn chất lượng cao. Hiện nay ở Hải Dương cũng như Hà Nội, Hải Phòng hầu như các khách sạn lớn là các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài. Có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với những doanh nghiệp kinh doanh du lịch quốc tế, coi như đây là một đơn vị xuất khẩu vì vậy cần phải được hưởng chính sách khuyến khích xuất khẩu. Các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng cần phải được giảm giá điện, nước thuế kinh doanh để khuyến khích họ phát triển. Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành đường sắt, tiếp cận với hệ thống tầu và các dịch vụ đường sắt hiện đại, thuận lợi cho việc phát triển. 2.2. Đối với tỉnh Hải Dương. Tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức về vị trí, vai trò của các giá trị di sản văn hoá đối với mọi người dân, nhằm nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong việc xây dựng và bảo vệ các di sản văn hoá; tăng cường nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá; hoàn thiện hệ thống thiết chế bảo tồn di sản văn hoá, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong việc bảo vệ các di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh Hải Dương; xác định rõ lộ trình và cơ cấu nguồn kinh phí để thực hiện việc nâng cấp, bảo tồn các di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh, tập trung trước hết vào các công trình mang tính trọng điểm và chống xuống cấp các di sản văn hoá hiện có, đồng thời gắn việc xây dựng, bảo tồn các di sản văn hoá với phát triển du lịch và giáo dục truyền thống.  Bên cạnh đó tỉnh Hải Dương cũng cần có các chính sách ưu đãi để thu hút được nguồn vốn đầu tư vào tỉnh. Cần phải có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch như: thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, thủ tục vay vốn…Cần phải tạo cơ chế thoáng đối với tư nhân trong việc đầu tư xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng…Đồng thời trong những năm tới tỉnh cần phải có sự già soát, đánh giá về thực trạng ngành du lịch của tỉnh để có thể phân bổ nguồn vốn một cách có hiệu quả hơn; Tỉnh cần phải có những quy hoạch cụ thể đối với việc trồng rừng, cây ăn quả, trồng hoa để tạo cảnh quan và bảo vệ hệ thống thảm thực và động vật của tỉnh. Đồng thời việc xây dựng quy hoạch phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Trung ương và chính quyền địa phương, giữa các ngành có liên quan. Chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ lập quy hoạch. 2.3. Đối với người dân. Cần phải có những quan niệm đúng đắn về hoạt động du lịch, tham gia tích cực với tỉnh trong việc bảo vệ các di sản văn hóa, di tích lịch sử. Không được lợi dụng hoạt động du lịch để kinh doanh các hình thức hoạt động thiếu văn hóa như: Gái mại dâm, cơ bạc…làm ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch của tỉnh. Việc tham gia bán hàng “rong” ở các khu du lịch cần phải chấp hành theo sự chỉ đạo của tỉnh và địa phương, tránh các tình trạng như: sô xát tranh dành khách hàng, tranh dành vị tri bán hàng hay khoanh vùng bán hàng …gây ảnh hưởng tới trật tự xã hội và cảnh quan du lịch. Bên cạnh đó cần tránh các hiện tượng như: trộm cắp, cướp dật… đồ dùng của khách du lịch gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của khách du lịch. Đối với người dân sinh sống ở các khu du lịch mang nặng nét văn hoá cần phải thể hiện được tính văn hóa trong cuộc sống hàng ngày như: trong công việc, trong lối sống làng xóm, kể cả trong cách nói chuyện…mục đích là tạo nên tính tò mò của khách du lịch muốn tìm hiểu về nền văn hóa của vùng du lịch. Bên cạnh đó người dân cũng chính những hướng dẫn viên du lịch khi khách du lịch muốn tìm hiểu về nền văn hóa của làng, xã và của vùng du lịch.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26015.doc
Tài liệu liên quan