Đề tài Nghiên cứu hành vi lựa chọn và sử dụng mạng điện thoại di động của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, trường Đại học An Giang

1.1 Cơ sở hình thành đề tài: Đất nước ngày càng phát triển khoa học công nghệ ngày càng cải tiến và đổi mới với nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, song bên cạnh đó nhu cầu nắm bắt thông tin, liên lạc của mọi người ngày càng được nhiều, chính vì nhu cầu này đã thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm hàng loạt ra đời và các sản phẩm thông tin, liên lạc này nhanh chóng xuất hiện và cải tiến liên tục để có thể đáp ứng được nhu cầu của con người, các sản phẩm từ thông tin, liên lạc như điện thoại bàn cho đến điện thoại không dây và điện thoại di động có thể lên mạng lướt web cập nhật thông tin giống máy vi tính có kết nối ADSl tại nhà, các sản phẩm công nghệ này ra đời tiếp theo nó là hàng loạt các dịch vụ xuất hiện để hỗ trợ cho các sản phẩm công nghệ này, chính vì sự đa dạng của dịch vụ từ điện thoại cố định cho đến điện thoại di động. Khi khách hàng có một chiếc điện thoại di động thì khách hàng sẽ suy nghĩ mình nên lựa chọn mạng di động nào có dịch vụ phục vụ một cách tốt nhất . Mạng di động ngày càng xuất hiện nhiều tính đến năm 2010 Việt Nam đã có 8 mạng điện thoại di động như: Viettel, Vinaphone, Mobifone, S-phone, HT-mobile, EVN-Telecom, Vietnammobile, Beeline. Với tốc độ phát triển của xã hội thì đến năm 2015 có thể sẽ xuất hiện thêm một vài mạng di động nữa, mỗi một mạng di động có các gói cước và chương trình khuyến mãi khác nhau chính vì điều này các nhà cung cấp dịch vụ mạng liên tục thực hiện các kế hoạch như quảng cáo, quảng bá thương hiệu của chính mình với nhiều hình thức để thu hút khách hàng. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan đó, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hành vi lựa chọn và sử dụng mạng điện thoại di động của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, trường Đại học An Giang” với hành vi là sinh viên sẽ chọn một mạng di động cố định sử dụng trong tương lai từ hành vi này nhà cung cấp dịch vụ mạng sẽ có những chương trình khuyến mãi, gói cước, sóng mạng và quyền lợi khi hòa mạng sử dụng dịch vụ do nhà cung cấp mạng đưa ra. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng phải hết sức nổ lực để khách hàng chọn và sử dụng mạng của chính mình, chính vì điều này việc phân tích các yếu tố tác động việc lựa chọn mạng của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD sử dụng mạng di động trong tương lai là rất thiết thực và hữu ích cho nhà cung cấp mạng. 1.2. Mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Để biết rõ hơn về xu hướng của sinh viên chọn mạng di động trong tương lai cần phải thực hiện 2 mục tiêu như sau: Một là, mô tả hành vi của sinh viên chọn mạng di động trong tương lai. Hai là, đo lường mức nhận biết thông tin của sinh viên về các dịch vụ mạng di động hiện có như là cước phí, sóng, khuyến mãi, giới tính. 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh trong khoảng thời gian là 8 tuần. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên khóa 8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh có sử dụng mạng di động. 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai bước là: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính là dùng bảng câu hỏi đi phỏng vấn trực tiếp 15 sinh viên bằng cách đặt câu hỏi về các vấn đề có liên quan đến đề tài mà đang nghiên cứu, xong được kết quả thu thập trong quá trình nghiên cứu sơ bộ rồi sau đó tiến hành thực hiện nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng là thực hiện dựa trên bảng câu hỏi của nghiên cứu sơ bộ và tổng thể dự tính là 5 lớp khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh: DH8NH, DH8KT, DH8QT, DH8TC, DH8KD mỗi lớp 10 nam và 10 nữ cỡ mẫu là 100, sử dụng thang đo Likert, thang đo số hóa, thang đo định danh mức độ. Các dữ liệu sau khi thu thập được xữ lý bằng phần mềm SPSS 15.0 và Excel rồi tiến hành phân tích các số liệu đã xử lý. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu trên sẽ là thông tin hữu ích cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng điện thoại di động, từ đó có thể giúp cho các nhà cung cấp mạng điện thoại di động thực hiện các kế hoạch và chính sách để có thể đáp ứng được hành vi của sinh viên trong tương lai và đồng thời giúp sinh viên có thể chọn mạng di động thật tốt cho mình trong quá trình sử dụng.

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3654 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hành vi lựa chọn và sử dụng mạng điện thoại di động của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, trường Đại học An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Cơ sở hình thành đề tài: Đất nước ngày càng phát triển khoa học công nghệ ngày càng cải tiến và đổi mới với nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, song bên cạnh đó nhu cầu nắm bắt thông tin, liên lạc của mọi người ngày càng được nhiều, chính vì nhu cầu này đã thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm hàng loạt ra đời và các sản phẩm thông tin, liên lạc này nhanh chóng xuất hiện và cải tiến liên tục để có thể đáp ứng được nhu cầu của con người, các sản phẩm từ thông tin, liên lạc như điện thoại bàn cho đến điện thoại không dây và điện thoại di động có thể lên mạng lướt web cập nhật thông tin giống máy vi tính có kết nối ADSl tại nhà, các sản phẩm công nghệ này ra đời tiếp theo nó là hàng loạt các dịch vụ xuất hiện để hỗ trợ cho các sản phẩm công nghệ này, chính vì sự đa dạng của dịch vụ từ điện thoại cố định cho đến điện thoại di động. Khi khách hàng có một chiếc điện thoại di động thì khách hàng sẽ suy nghĩ mình nên lựa chọn mạng di động nào có dịch vụ phục vụ một cách tốt nhất . Mạng di động ngày càng xuất hiện nhiều tính đến năm 2010 Việt Nam đã có 8 mạng điện thoại di động như: Viettel, Vinaphone, Mobifone, S-phone, HT-mobile, EVN-Telecom, Vietnammobile, Beeline. Với tốc độ phát triển của xã hội thì đến năm 2015 có thể sẽ xuất hiện thêm một vài mạng di động nữa, mỗi một mạng di động có các gói cước và chương trình khuyến mãi khác nhau chính vì điều này các nhà cung cấp dịch vụ mạng liên tục thực hiện các kế hoạch như quảng cáo, quảng bá thương hiệu của chính mình với nhiều hình thức để thu hút khách hàng. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan đó, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hành vi lựa chọn và sử dụng mạng điện thoại di động của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, trường Đại học An Giang” với hành vi là sinh viên sẽ chọn một mạng di động cố định sử dụng trong tương lai từ hành vi này nhà cung cấp dịch vụ mạng sẽ có những chương trình khuyến mãi, gói cước, sóng mạng và quyền lợi khi hòa mạng sử dụng dịch vụ do nhà cung cấp mạng đưa ra. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng phải hết sức nổ lực để khách hàng chọn và sử dụng mạng của chính mình, chính vì điều này việc phân tích các yếu tố tác động việc lựa chọn mạng của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD sử dụng mạng di động trong tương lai là rất thiết thực và hữu ích cho nhà cung cấp mạng. 1.2. Mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Để biết rõ hơn về xu hướng của sinh viên chọn mạng di động trong tương lai cần phải thực hiện 2 mục tiêu như sau: Một là, mô tả hành vi của sinh viên chọn mạng di động trong tương lai. Hai là, đo lường mức nhận biết thông tin của sinh viên về các dịch vụ mạng di động hiện có như là cước phí, sóng, khuyến mãi, giới tính. 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh trong khoảng thời gian là 8 tuần. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên khóa 8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh có sử dụng mạng di động. 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai bước là: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính là dùng bảng câu hỏi đi phỏng vấn trực tiếp 15 sinh viên bằng cách đặt câu hỏi về các vấn đề có liên quan đến đề tài mà đang nghiên cứu, xong được kết quả thu thập trong quá trình nghiên cứu sơ bộ rồi sau đó tiến hành thực hiện nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng là thực hiện dựa trên bảng câu hỏi của nghiên cứu sơ bộ và tổng thể dự tính là 5 lớp khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh: DH8NH, DH8KT, DH8QT, DH8TC, DH8KD mỗi lớp 10 nam và 10 nữ cỡ mẫu là 100, sử dụng thang đo Likert, thang đo số hóa, thang đo định danh mức độ. Các dữ liệu sau khi thu thập được xữ lý bằng phần mềm SPSS 15.0 và Excel rồi tiến hành phân tích các số liệu đã xử lý. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu trên sẽ là thông tin hữu ích cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng điện thoại di động, từ đó có thể giúp cho các nhà cung cấp mạng điện thoại di động thực hiện các kế hoạch và chính sách để có thể đáp ứng được hành vi của sinh viên trong tương lai và đồng thời giúp sinh viên có thể chọn mạng di động thật tốt cho mình trong quá trình sử dụng. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 1 cho ta thấy tổng quan về đề tài mà ta cần nghiên cứu. Trong chương 2 sẽ trình bày các lý thuyết được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu bao gồm các khái niệm: khái niệm hành vi người tiêu dùng, khái niệm dịch vụ, các ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng, quá trình thông qua quyết định mua hàng, ác yếu tố ảnh hưởng đến quy trình quyết định chọn mạng di động của sinh viên. 2.1. Khái niệm hành vi người tiêu dùng Hành vi là cách ứng xử/phản ứng của con người đối với con người, sự vật, sự kiện, hiện tượng trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Hành vi tiêu dùng là hành động của một người tiêu dùng tiến hành mua và sử dụng sản phẩm bao gồm các quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khi xảy ra hành động. Hành vi tiêu dùng là một tiến trính cho phép cá nhân hay một nhóm người chọn lựa,mua, sử dụng hay loại bỏ đi một sản phẩm hay một dịch vụ, những suy nghĩ đã có hay kinh nghiệm tích lũy, nhằm thỏa mãn những nhu cầu và ước muốn của họ.(Solomon, Micheal R. (1992). Consummer Behaviour. NXB Allyn and Bacon) 2.2. Dịch vụ Dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Dịch vụ là sản phẩm vô hình do dịch vụ là những hoạt động được tiêu dùng khi chúng được sản xuất khác với những hàng hóa kinh tế mang tính hữu hình khác. 2.3. Các ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng Gồm có 3 phần các ảnh hưởng này có quan hệ với nhau: Nhận thức: là thông tin và kiến thức mà sinh viên có được về một đối tượng hay khái niệm. Ảnh hưởng: là cảm tình và các phản ứng xúc động của một người. Hành vi: là cách một sinh viên có khuynh hướng hành động hay cư xử Thái độ của sinh viên được khái quát qua sơ đồ sau: Các tác Nhân Marketing Các tác nhân Kích thích khác “Hộp đen” ý thức người Mua Phản ứng đáp lại của người mua -Sản phẩm -Giá -Phân phối -Khuyến mãi -Kinh tế -Công nghệ -Chính trị -Văn hóa Các đặc tính của người mua hàng Quá trình quyết định mua hàng -Lựa chọn sản phẩm -Lựa chọn nhãn hiệu -Lựa chọn địa lý -Định thời gian mua -Định khối lượng mua Mô hình chi tiết hành vi mua hàng sinh viên (philip Kotler, 1990) 2.4. Quá trình thông qua quyết định mua hàng Đây là một quá trình bao gồm 5 giai đoạn mà người tiêu dùng phải trải qua: nhận thức nhu cầu, thu thập thông tin, đánh giá các lựa chọn, ra quyết định, mua hàng và hành vi sau khi mua. Mua và hàh vi sau mua Ra quyết định Nhận thức nhu cầu Thu thập thông tin Đánh giá các lựa chọn Quá trình ra quyết định mua (philip Kotler, 1990) 2.4.1. Nhận thức nhu cầu Từ chỗ sinh viên ý thức được nhu cầu, tức là một đòi hỏi chưa được thỏa mãn gợi lên lúc này sinh viên sẽ có sự khác biệt về tình trạng mong muốn, nếu mà tình trạng mong muốn lớn hơn tình trạng thực tế sẽ thúc đẩy sinh viên thỏa mãn nhu cầu. 2.4.2. Thu thập thông tin Là quá trình sinh viên tìm kiếm thông tin và sinh viên có thể sử dụng những nguồn thông tin như sau: Phương tiện thông tin đại chúng Thông tin từ gia đình, bạn bè, hàng xóm Qua quảng cáo, người bán hàng, từ các nhà kinh doanh 2.4.3 Đánh giá các lựa chọn Để đánh giá các lựa chọn sinh viên phải lập ra các tiêu chuẩn các tiêu chuẩn này không thể bằng nhau Thứ nhất, thuộc tính hàng hóa, dịch vụ. Thứ hai, xu hướng mà sinh viên cho rằng quan trọng với mình. Thứ ba, sinh viên đặt niềm tin vào thương hiệu của hàng hóa dịch vụ. Thứ tư, sinh viên cho thuộc tính đó một công dụng hữu ích và xem giá cả đó trên thị trường. Thứ năm, thái độ sinh viên đối với thương hiệu đó được đánh giá chung. 2.4.4. Ra quyết định Là sinh viên quyết định mua hàng hay là có sự thay đổi không mua hàng do có sự phản đối của người khác, đó chính là sự thay đổi đột ngột của sinh viên khi ra quyết định mua hàng. 2.4.5. Mua hàng và hành vi sau mua hàng Sau khi mua hàng có 2 trường hợp là sinh viên hài lòng hay không hài lòng về một hàng hóa hay dịch vụ. Hài lòng với hàng đã mua nếu sản phẩm thỏa mãn được sự mong đợi của sinh viên Không hài lòng với hàng đã mua nếu sản phẩm không thỏa mãn được sự mong đợi của sinh viên 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình quyết định chọn mạng di động của sinh viên Có thể có nhiều nguồn thông tin như: nguồn thông tin xã hội, hoặc cũng có thể thông tin thương mại và cũng có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý trước khi ra quyết định chọn mua. Văn hóa Văn hóa Nhánh văn hóa Giai tầng xã hội Xã hội Nhóm tiêu biểu Gia đình Vai trò địa lý Cá nhân Tuổi và gia đoạn của chu trình đời sống gia đình Nghề nghiệp Tình trạng kinh tế Lối sống Kiểu nhân cách Tâm lý Động cơ Tri giác Lĩnh hội Niềm tin Thái độ Người mua 2.5.1. Các nhân tố văn hóa Các yếu tố văn hóa có thể ảnh hưởng nhiều đến người tiêu dùng Văn hóa theo định nghĩa của Edward B. Tylor đưa ra năm 1871-văn hóa “toàn bộ những tri thức những tín ngưỡng, những nghệ thuật, những giá trị, những luật lệ, phong tục và tất cả ngững năng lực và tập quán khác mà con người với tư cách thành viên của xã hội nắm bắt được” ( Theo Thạc sĩ Cao Minh Toàn, 2004, văn hóa là một trong những giá trị, đức tính, truyền thống và chuẩn mực, hành vi được hình thành gắn liền với một xã hội nhất định, và được tiến triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do vậy, có thể nói văn hóa là nhân tố có ảnh hưởng rộng và sâu nhất đến hành vi của người tiêu dùng. Văn hóa tác động đến việc hình thành ước muốn và hành vi của con người. Nhánh văn hóa là một phần của nền văn hóa. Nguồn gốc dân tộc, chủng tộc,sắc tộc, tín ngưỡng, môi trường tự nhiên, cách kiếm sống của con người gắn bó với nhánh văn hóa. Một bộ phận nhỏ của văn hóa luôn có ảnh hưởng sâu sắc tới sự quan tâm, đến cách đánh giá về giá trị của hàng hóa và sở thích. Cách thức lựa chọn, mua sắm và sử dụng hàng hóa và dịch vụ của những người thuộc nhánh hàng hóa, dịch vụ khác nhau là khác nhau. Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội, được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức giống nhau ở các thành viên. Tuy nhiên, trong giai tầng xã hội, điều quan trọng nhất mà các nhà Marketing cần quan tâm là những người cùng chung một giai tầng xã hội sẽ có khuynh hướng xử sự giống nhau trong việc lựa chọn những hàng hóa, dịch vụ mà họ cần mua để thỏa mãn nhu cầu.Chính vì lý do này mà nó trở thành một trong những tiêu thức để phân khúc thị trường. 2.5.2.Các nhân tố xã hội Ngoài các nhân tố văn hóa, hành vi người tiêu dùng còn có thêm các nhân tố xã hội, trong đó có các nhân tố sau: Nhóm tiêu biểu: là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của con người. Nhóm tiêu biểu gồm: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm và nó có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các cá nhân thành viên. Nói chung, gia đình là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hàh vi của người mua bởi hai trường hợp: Thứ nhất, sự thay đổi của nhu cầu hàng hóa, dịch vụ luôn gắn liền với sự hình thành và biến động của gia đình. Thứ hai, những quyết định mua sắm của những cá nhân luôn chịu sự ảnh hưởng của các cá nhân khác trong gia đình. Vai trò địa vị của người mua. Vị trí của người mua trong mỗi nhóm có thể được xác định theo vai trò và địa vị của họ. Mỗi vai trò có một địa vị nhất định phản ánh mức độ đánh giá tốt về nó của xã hội. Do vậy, người tiêu dùng thường lựa chọn những thứ sản phẩm nói lên địa vị của mình trong xã hội. 2.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính chất cá nhân Ngoài những nét đặc trưng của con người, đặc biệt là tuổi tác giai đoạn của chu trìh đời sống gia đình, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, lối sống, nhân cách cũng ảnh hưởng đến những quyết định của người tiêu dùng Những hàng hóa dịch vụ của người tiêu dùng mua sắm có thể sẽ biến động theo tuối tác của họ. Do đó tính chất tiêu dùng của họ phụ thuộc vào giai đoạn chu trình đời sống gia đình. Nghề nghệp có ảnh hưởng nhất định đến tính chất hàng hóa và dịch vụ được chọn mua. Tình trạng kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến cách lựa chọn hàng hóa và dịch vụ của họ. Lối sống là những hình thức tồn tại bền vững của những con người trong thế giới, được thể hiện trong hoạt động, sự quan tam và niềm tin của nó. Lối sống của một con người được thể hiện qua hành động, sự quan tâm và quan điểm của người đó về những gì thuộc về môi trường xung quanh. Do đó, sự lựa chọn sản phẩm cũng thể hiện được lối sống của họ. Mỗi một người tiêu dùng đều có một kiểu nhân cách rất đặc biệt từ đó sẽ dẫn đến hành vi mua hàng của người đó. Kiểu nhân cách căn cứ vào tính tự tin, tính tự chủ, tính hiếu thắng,tính năng động, tính kiên nhẫn. 2.5.4 Các nhân tố tâm lý Hành vi lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi năm yếu tố Thứ nhất động cơ là nhu cầu thôi thúc con người phải hành động để thỏa mãn chúng, một khi nhu cầu này được thỏa mãn sẽ nảy sinh ra một nhu cầu khác cao hơn nhu cầu hiện có tạo thành động cơ và buộc con người tìm cách thỏa mãn nhu cầu mong muốn đó. Thứ hai tri giác là một quá trình mà thông qua đó người tiêu dùng sẽ lựa chọn, tổ chức và giải thích thông tin đến để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Con người có những phản ứng khác nhau đối với cùng một tác nhân kinh kích thích do sự tri giác có chọn lọc, sự bóp méo có chọn lọc và sự ghi nhớ có chọn lọc Thứ ba lĩnh hội là những biến đổi nhất định diễn ra trong hành vi của mỗi người dưới ảnh hưởng của kinh nghiệm mà họ ích lũy được. Lĩnh hội giúp người mua có khả năng khái quát hóa và phân biệt trong quá trình tiếp xúc với các hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự nhau. Thứ tư niềm tin là sự nhận định trong thâm tâm về một cái gì mà được xây dựng trên cơ sở những tri thức thực tế, những ý kiến và lòng tin tưởng. Thứ năm thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của con người, được hình thành trên những tri thức hiện có, thái độ làm cho con người thích hay không thích một đối tượng nào đó, cảm thấy gần gũi hay xa cách nó. Tóm lại phần trình bày trong chương 2 bao gồm: các khái niệm cơ bản về người tiêu dùng, hành vi người tiêu dùng và dịch vụ và các nhân tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý cũng được đề cập đến trong chương này. Các nhân tố đóng vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ra quyết định của người tiêu dùng. Người tiêu dùng phải trải qua trải qua năm giai đoạn trong suốt quá trình ra quyết định chọn mua, đó là nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá được các lựa chọn, ra quyết định, mua và hành vi sau mua hàng. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 2 đã trình bày về cơ sở hình thành lý thuyết và mô hình nghiên cứu và đưa ra các khái niệm và chương 3 sẽ tiếp tục trình bày về phương pháp nghiên cứu được đưa ra sử dụng trong đề tài, đầu tiên là trình bày thiết kế nghiên cứu, sau đó trình bày thang đo và cách lấy mẫu. 3.1. Thiết kế nghiên cứu 3.1.1 Tiến độ và các bước nghiên cứu Được tiến hành theo 2 bước sau: Bước 1: sử dụng phương pháp định tính để tiến hành nghiên cứu sơ bộ, bằng cách phỏng vấn trực tiếp 10 sinh viên và đặt câu hỏi có liên quan đến vấn đề xung quanh đề tài cần nghiên cứu, các câu hỏi đặt ra dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu sơ bộ là lập bảng câu hỏi về phân tích các yếu tác động đến việc lựa chọn mạng di động của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang, rồi sau đó thực hiện nghiên cứu chính thức. Bước 2: nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng, việc nghiên cứu chính thức được thực qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1: sử dụng bản câu hỏi chính thức thực hiện phỏng vấn trực tiếp 15 sinh viên và để loại những biến không cần thiết cho việc nghiên cứu, để đề tài có thể phân tích được sâu và rõ hơn. Giai đoạn 2: điều chỉnh lại bản câu hỏi, tiến hành triển khai phỏng vấn sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang. Giai đoạn 3: từ kết quả thu thập xử lý và mã hóa số liệu sạch bằng các phần mềm SPSS 15.0 và Excel. 3.1.2. Quy trình nghiên cứu Là toàn bộ quy trình nghiên cứu được sử dụng Dàn bài thảo luận trực tiếp ( bản câu hỏi ) Phỏng vấn trực tiếp ( n=10 ) Bản câu hỏi ( 2 ) ( chính thức ) Điều tra trực tiếp ( bằng bản câu hỏi, n=100 ) Làm sạch/mã hóa Phân tích dữ liệu Mô tả Khác biệt Soạn thảo báo cáo 3.2. Thang đo Trong bản câu hỏi sẽ sử dụng thang đo Likert, thang đo số hóa, thang đo định danh mức độ để phân tích các yếu tố tác động đến việc lựa chọn mạng di động của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang, từ đó có thể đo được mức độ hài lòng của sinh viên và hành vi chọn mạng di động của sinh viên. 3.3 Mẫu Khóa 8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường DHAG cở mẫu là 100, thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện. 3.4. Nghiên cứu sơ bộ Sau khi phát câu hỏi có liên quan đến các vấn đề xung quanh đến đề tài cần nghiên cứu, thì ta tiến hành lấy mẫu 15 sinh viên có sử dụng điện thoại di động, mẫu này thực hiện trên sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang. Nội dung thảo luận được xoay quanh các vấn đề sau: Lý do sử dụng mạng di động Các tiêu chí đặt ra khi quyết định chọn sử dụng mạng điện thoại di động Người tiêu dùng có thể nhận biết được gói cước và các dịch vụ gia tăng khác. Người tiêu dùng mong muốn điều gì từ các nhà cung cấp dịch vụ. Những bất lợi của người tiêu dùng gặp phải sau khi sử dụng. Qua lần phỏng vấn này ta có thể loại những biến không liên quan đến đề tài cần nghiên cứu, từ việc phỏng vấn này có thể thêm một số biến cần thiết có liên quan đến đề tài nghiên cứu, sau đó tiến hành lập bản câu hỏi chính thức. 3.5. Nghiên cứu chính thức Là nghiên cứu định lượng. Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, từ bản câu chính thức này, lấy mẫu trước 10 sinh viên để xác định các biến để xem biến nào không liên quan để loại trừ biến đó ra, sau khi xác định xong các biến, điều chỉnh lại bản câu hỏi, tiến hành phỏng vấn sinh viên. Các bản câu hỏi thu thập được mã hóa làm sạch bằng phần mềm SPPS 15.0 và Excel tiến hành thực hiện phân tích ác số liệu sau ki đã xử lý. Tiếp dó dùng Microsoft Excel vẽ các biểu đồ từ dó giúp chúng ta nhận biết yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng chọn mạng di động vớ độ tin cậy có thể chấp nhận được. 3.6. Tiến độ Đây là bước thể hiện việc trình bày về tiến độ thực hiện và tiến độ nghiên cứu: 3.6.1 Tiến độ thực hiện Công việc Tuần thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Viết và nộp đề cương sơ bộ 2 Viết và nộp đề cương chi tiết 3 Nghiên cứu sơ bộ 4 Lập bản câu hỏi 5 Nghiên cứu chính thức 6 Soạn thảo báo cáo(bản nháp) 7 Viết báo cáo (bản chính) 3.6.2. Tiến độ nghiên cứu Công việc Tuần thứ I Nghiên cứu sơ bộ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Phỏng vấn trực tiếp-bản câu hỏi (1) 2 Điều chỉnh thang do-bản câu hỏi (2) II Nghiên cứu chính thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Phát hành bản câu hỏi (2) lần 1 (n=10) 2 Điều chỉnh bản câu hỏi 3 Phát hành bản câu hỏi (2) lần 2 (n=100) 4 Kết quả thu thập 5 Xử lý và phân tích dữ liệu III Soạn thảo báo cáo 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Đến kết quả phần I 2 Đến kết quả phần II 3 Kết luận 4 Điều chỉnh lần cuối Trong tiến độ nghiên cứu được chia ra làm ba giai đoạn và được tiến hành thực hiện từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 10 ( 8 tuần ). Giai đoạn 1: Thực hiện nghiên cứu sơ bộ trong tuần thứ 3, thứ 4 và thứ 5. Trong ba tuần này, tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bản câu hỏi (1) đây là dàn bài thảo luận trực tiếp, sau đó lập bản câu hỏi (2) hay còn gọi là bản câu hỏi chính thức về hành vi của người tiêu dùng chọn mạng di động, và điều chỉnh lại thang đo. Giai đoạn 2: thực hiện nghiên cứu chính thức trong 3 tuần, bắt đầu từ tuần 6 cho đến tuần 8. Tuần 6: Phát hành bản câu hỏi (2) lần 1 cho 15 sinh viên, sau đó điều chỉnh lại bản câu hỏi và loại bỏ ra những biến không cần thiết. Tuần 7 và 8: Phát bản câu hỏi (2) lần 2 cho 150 sinh viên, sau khi thu thập được số liệu mới tiến hành xử lý và phân tích số liệu. Giai đoạn 3: Soạn thảo báo cáo từ các kết quả đã thu thập trước đó. Giai đoạn này gồm cả 2 giai đoạn trước, tức là được thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu. Tóm lại, chương 3 xây dựng nên phương pháp nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu đã được đề ra. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau khi tìm hiểu xong cơ sở lý thuyết, thiết lập nên mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tiến hành thực hiện nghiên cứu theo các kế hoạch đã cho ra các kết quả. Trong kết quả nghiên cứu bao gồm một số thông tin về mẫu và tiến hành xử lý và phân tích các thông tin thu được. 4.1. Một số thông tin về mẫu nghiên cứu: Các mẫu sau khi thu về được tiến hành xử lý mã hóa và làm sạch số liệu, tổng số mẫu thu thập được là 100, tiến hành xử lý và phân tích số liệu thu thập được. Đây là một số thông tin về mẫu của đề tài nghiên cứu bao gồm: sóng, cước phí, khuyến mãi, giới tính. 4.1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính Trong 100 mẫu phân tích thì có 50 mẫu là nam (chiếm 50% tổng mẫu) và 50 mẫu là nữ (50% tổng mẫu) Trong biểu đồ 4.2 cho chúng ta biết 31 nam và 32 nữ sử dụng Viettel, 8 nam và 8 nữ sử dụng mạng Mobifone, 7 nam và 8 nữ sử dụng Vinaphone, 1 nam và 0 nữ sử dụng Vietnammobile, 1 nam và 0 nữ sử dụng HT-Mobile, 2 nam và 1 nữ sử dụng Beeline, 0 nam và 1 nữ sử dụng S-Phone, không có sinh viên nào sử dụng mạng EVN-telecom của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế -QTKD trường Đại Học An Giang. Từ thống kê cho thấy, sinh viên sử dụng mạng Viettel là cao nhất, và thấp nhất có mạng điện thoại di động là HT-Mobile, Vietnammobile, S-phone. Từ đó cho thấy sự khác biệt về giới tính có ảnh hưởng đến việc ra quyết định lựa chọn mạng điện thoại di động, bởi vì nữ có nhu cầu sử dụng mạng Viettel cao hơn và khi đó số tiêu dùng nam sử dụng mạng Viettel cũng tương đương với nữ. Mạng Vinaphone và Mobifone người tiêu dùng nữ và nam gần như tương đương với nhau, giới tính cũng ảnh hưởng rất lớn đến lựa chọn mạng điện thoại di động. 4.2. Phân tích thông tin thu thập được 4.2.1. Nhận thức nhu cầu Do nhu cầu giao tiếp, sinh viên nhận thức được nên lựa chọn mạng điện thoại di động phải làm sao cho phù hợp với nhu cầu lựa chọn cho bản thân mình, có nhiều lý do được sinh viên đặt ra trước khi ra quyết định sử dụng, nhưng trong đó chất lượng đường truyền tốt hay sóng mạnh được các sinh viên đặt lên hàng đầu, nhưng trong đó các chương trình khuyến mãi và giá cước cũng được sinh viên rất quan tâm, ngoài những lý do này còn có một số yếu tố khác tác động nhưng các lý do được sinh viên lựa chọn sử dụng như do sở thích, được tặng thẻ sim hay sự uy tín của các nhà cung cấp mạng điện thoại di động,… Tổng kết các lý do sử dụng mạng điện di động của sinh viên như sau: có 54 sinh viên lựa chọn chất lượng đường truyền tốt hay sóng mạnh (chiếm 54%), có 31 sinh viên lựa chọn giá cước rẻ (chiếm 31%), có 15 sinh viên lựa chọn khuyến mãi thường xuyên (chiếm 15%). Với các lý do sử dụng mạng điện thoại di động trên , nhiều sinh viên cho rằng yếu tố về chất lượng đường truyền tốt hay sóng mạnhđóng một vai trò rất là quan trọng, vì chất lượng mạng tốt không gây nhiễu âm trong quá trình tiếp nhận thông tin từ phía bên kia khi thực hiện cuộc đàm thoại, các tin nhắn được truyền tải nhanh chóng hơn. Một mạng điện thoại được cho là tốt khi chất lượng đường truyền tốt, đáp ứng yêu cầu nghe gọi, gửi và nhận tin nhắn một cách nhanh chóng, và đồng thời thực hiện tốt các lệnh được đưa ra bởi sinh viên khi sử dụng các dịch vụ gia tăng của mạng điện thoại di động dang dùng. Khi mà sinh viên đã xác định được mạng di động để sử dụng, thì sinh viên sẽ tiếp tục qan tâm đến vệc sử dụng thuê bao trả trước hay thuê bao trả sau có những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng loại thuê bao này, nhưng hiện tại sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-QTKD trường Đại Học An Giang gần như là hoàn toàn sử dụng thuê bao trả trước và hiện tại thì không có sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-QTKD trường Đại Học An Giang sử dụng thuê bao trả sau. Có nhiều lý do cho rằng tại sao sinh viên lại chọn sử dụng thuê bao trả trước mà tại sao không chọn sử dụng thuê bao trả sau vì hiện tại chi phí thuê bao trả trước sinh viên có thể thanh toán được và phù hợp với thu nhập hàng tháng của sinh viên và tất cả sinh viên điều thích sử dụng thuê bao trả trước hơn vì tính tiện dụng của chúng và nhận được nhiều lợi ích hơn khi sử dụng thuê bao trả sau. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến quyết định sử dụng thuê bao trả trước của các mạng điện thoại di động Thông tin liên lạc với gia đình, thầy cô, bạn bè là vấn đề rất cần thiết và thiết thực do đó hàng tháng ngoài việc chi tiền cho các hoạt động sinh hoạt khác, sinh viên còn phải dành một phần để chi cho việc sử dụng mạng điện thoại di động, do đó muốn kiểm soát chi phí sử dụng là một yếu tố rất là quan trọng nó ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên chọn sử dụng thuê bao trả trước, và sinh viên thường chọn thuê bao trả trước là không phải trả chi phí cho thuê bao hàng tháng. Tiện dụng của thuê bao trả trước là sinh viên có thể chủ động được chi phí nạp tiền, biết được khoản thời gian nào cần phải chi ra để nạp thẻ thanh toán. Có 100 lựa chọn các lý do sử dụng thuê bao trả trước, lý do được chọn nhiều nhất là chủ động được chi phí nạp tiền với 32 lần chọn (chiếm 32%), tiếp theo kiểm soát được chi phí với 25 chọn (chiếm 25%), 20 lần chọn nhận khuyến mãi thừng xuyên (chiếm 20%), và không trả chi phí thuê bao hàng tháng với 16 lần chọn (chiếm 16%) cuối cùng là được nhận khuyến mãi sau khi hòa mạng với 7 lần chọn (chiếm 7%). 4.2.2. Tìm kiếm thông tin Sau khi nhận thức nhu cầu cần phải sử dụng, người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm thông tin từ các nguồn như: truyền hình, báo chí, người thân bạn bè, internet, tự tim hiểm. Với các nguồn thông tin như trên sẽ rất là hữu ích cho sinh viên chọn và sử dụng mạng điện thoại di động, với các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng khi chọn và sử dụng mạng điện thoại của các nhà cung cấp đưa ra Phương tiện truyền hình đã tác động và chi phối mạnh mẽ nhất đối với sinh viên trong quá trình tìm kiếm thông tin khi chọn sử dụng mạng điện thoại di động chiếm 35%, song bên cạnh đó bạn bè là một phần cũng không thể thiếu đã hỗ trợ đắt lực cho sinh viên để nhận biết thông tin hiếm 18%, người thân cũng đã giúp ích rất nhiều cho sinh đến việc nhận biết các thông tin về mạng di động để từ đó lựa chọn cho mình một mạng điện thoại di động sử dụng phù hợp nhất chiếm 16%, báo chí, internet và tự tìm hiểu, báo chí là một trong những công cụ hỗ trợ đắt lực ch sinh viên nhận biết thông tin chiếm 13%, ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin , sinh viên dễ dàng thu thập những thông tin cần thiết cho mình thông qua internet chiếm 10%, bên cạnh đó có khá nhiều sinh viên vẫn thích tự tìm hiểu các nguồn thông tin hơn chiếm 8%. Tóm lại, thông tin tác động đến sinh viên nhiều nhất là từ phương tiện truyền hình vì truyền hình gần gũi và tiếp xúc với sinh viên nhiều nhất và đã đi sâu vào đầu óc của sinh viên và khi có thời gian rãnh rỗi sinh viên sẽ xem tivi nên đã gặp các chương trình quảng cáo nên sinh viên cho rằng truyền hình tác động mạnh đến việc biết các mạng điện thoại và chọn sử dụng chúng. 4.2.3. Đánh giá các lựa chọn Sau khi đã liệt kê được danh sách các mạng điện thoại di động có mặt hiện nay để đáp ứng nhu cầu sử dụng của sinh viên, sinh viên tiến hành đánh giá các lựa chọn trước khi ra quyết định chính thức. Các tiêu chí về chất lượng, giá cả, nơi mua, các chương trình khuyến mãi được đưa ra bên canh đó là các tiêu chí khác nhưng các tiêu chí này không liên quan đến tài tài nghiên cứu có thể loại trừ ra. Hầu hết sinh viên đặt ra chất lượng của dịch vụ là hàng đầu, có 45 sinh viên chọn tiêu chí này. Bên cạnh chất lượng tốt thì giá cước cũng không kém phần quan trọng, vì giá cước phải rẻ để phù hợp với túi tiền của sinh viên bỏ ra có 25 sinh viên đưa ra tiêu chí này và các chương trình khuyến mãi cũng đón vai trò quan trọng không kém vì có thể thu hút sinh viên rất nhiều từ các chương trình khuyến mãi này có 17 sinh viên chọn tiêu chí các chương trình khuyến mãi, nơi mua cũng quan trọng đối với sinh viên vì thứ nhất gần và thuận tiện, thứ hai có thể mua giờ nào khi hết tài khoản khi có việc gấp có 11 sinh viên đưa ra tiêu chí này. 4.2.4. Ra quyết định Sau khi tìm kiếm thông tin cần biết về tất cả các mạng điện thoại di động và đánh giá các chức năng của chúng và đánh giá các chức năng của chúng, sinh viên sẽ đi đếnquyết định chọn mua một mạng điện thoại di động cho mình, và một số mạng di động còn lại sẽ bị loại trừ. Có sự biến thiên về số người sử dụng mạng điện thoại di động. Từ các mẫu thu được có 63 sinh viên quyết định chọn mạng Viettel, 16 sinh viên chọn mạng Mobifone, 15 sinh viên chọn mạng Vinaphone, 1 sinh viên chọn mạng Vietnammobile, 1 sinh viên chọn mạng HT-mobile, 3 sinh viên chọn mạng Beeline, 1 sinh viên chọn mạng S-Phone Lượng tiêu dùng sử dụng mạng điện thoại di động Có thể thấy mạng điện thoại Viettel được sinh viên lựa chọn sử dụng nhiều hơn so với các mạng điện thoại di động khác, trong đó các mạng điện thoại di động như Vietnammobile, HT-mobile, S-phone, Beeline hầu như rất ít sinh viên chọn sử dụng, Một lý do sinh viên lại chọn sử dụng mạng Viettel nhiều nhất là bởi vì đây là mạng di động có sóng mạnh giá cước rẻ và có nhiều dịch vụ khác và Viettel cố gắng xây dựng uy tín và tạo được lòng tin ở sinh viên về chất lượng sử dụng, Mobifone và Vinaphone được sinh viên chọn sử dụng cũng ngang nhau nhưng vẫn cao hơn các mạng di động sau này nhưng hiện tại vẫn đa số sinh viên chọn sử dụng mạng Viettel nên Mobifone và vinaphone cần có những chiến lược marketing và nhiều ưu đãi khác để thu hút một lượng khách hàng tiềm năng này. Còn các mạng điện thọa di động khac như: Vietnammobile, HT-mobile, S-phone, Beeline vẫn chưa tạo được chỗ đứng trên thị trường mạng di động, do đó người sử dụng mạng điện thoại này còn rất là hạn chế, các mạng này ít có sinh viên chọn sử dụng có thể chất lượng phủ sóng chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên và một số dịch vụ khác nữa. Trog giai đoạn này, sự thay đổi các yếu tố như các dịch vụ tiện ích được cung cấp bởi các mạng điện thoại di động khác, sự đa dạng về gói cước trong các mạng điện thoại di động chính các yếu tố này cũng là lợi cho sinh viện chọn cho mình một mạng điện thoại di động tốt nhất. Trước khi quyết định mua, chỉ có 52% người biết và tìm hiểu các gói cước trong cùng một mạng điện thoại di động, số không biết và không tìm hiểu chiếm 48%. Do đó số lượng sinh viên không tìm hiểu hay không nhận biết các gói cước trong các mạng điện thoại di động còn khá là cao.Có thể các nhà cung cấp mạng cần có nhiều chương trình quảng cáo và giới thiệu rầm rộ cho số lượng sinh viên hay người tiêu dùng này biết thêm các gói cước trong cùng một mạng điện thoại di động hay các gói cước khác của các mạng di mà sinh viên hay người tiêu dùng chưa sử dụng. Mặc dù có nhiều cách thức sinh viên tìm hiểu về các mạng điện di động, nhưng nhìn chung số lượng sinh viên biết các thông tin chi tiết về gói cước cũng như dịch vụ gia tăng trong các mạng điện thoại di động còn khá là hạn chế, điều này cũng tác động đến việc ra quyết định của chính họ. Sinh viên vẫn có thể thay đổi quyết định của mình từ việc chọn mạng điện thoại này sang mạng điện thoại khác thì có thêm nhiều thông tin về các mạng khác. Sự nhận biết của sinh viên về các dịch vụ giá trị gia tăng được cung cấp bởi mạng điện thoại di động hiện rất là cao chiếm 87%, số không biết là chiếm 13%. 4.2.5. Mua và hành vi sau mua hàng Mức độ hoàn toàn phản đối dao động ở mức 3% đến 9% ở các tiêu chí, trong đó sinh viên phản đối chỗ mua chưa thuận tiện. Mức độ phản đối nhiều nhất ở mức chỗ mua và giá cước, sinh viên cho rằng giá cước vẫn còn cao và chỗ mua chưa thuận tiện hoặc phục vụ chưa tốt nó giao động từ 5% cho đến 12% 34% sinh viên không có ý kiến về giá cước rẻ hay đắt, thấp nhất là mệnh giá với tỷ lệ là 13% và chỗ mua là 14%. Với mức độ đồng ý của sinh viên dao động từ 30% đến 50% về chất lượng tốt, khuyến mãi, nhiều mệnh giá. Hoàn toàn đồng ý rơi vào khuyến mãi vì sinh viên cảm thấy khuyến càng nhiều thì càng có lợi cho sinh viên đó cũng là một trong những mục đích mà sinh viên lựa chọn mạng di động. Sau khi sử dụng mạng điện thoại, biết được tính nag8 cũng như chất lượng dịch vụ, sinh viên sẽ có những mong muốn đối với nhà cung cấp là có thể nâng cao chất lượng dịch vụ của mình lên (chiếm 25%), giảm giá cước (chiếm 59%), mở rộng vùng phủ sóng (chiếm 14%), và những mong muốn khác chiếm 2%. Một thời gian sử dụng, sinh viên nhận ra giá cước của các mạng điện thoại di động hiện đang vẫn còn rất cao, bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của sinh viên trong hoàn cảnh hiện nay, nếu mà gía cước điện thoại vẫn còn cao thì liệu rằng sinh viên có tiếp tục sử dụng mạng điện thoại di động hay là thay vào đó là một mạng điện thoại di dộng khác để có thể phù hợp với thu nhập của sinh viên. Tóm lại, trong kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về giới tính cũng có ảnh hưởng đến quá trình chọn mạng di động. Bên cạnh đó, quá trình chọn mạng điện thoại di động cũng chi phối bởi các yếu tố về chất lượng, giá cước, các chương trình khuyến mãi. Nói chung, mức độ hài lòng của người tiêu dùng về mạng điện thoại di động sau khi sử dụng có sự khác biệt khá là lớn, có nhiều người cảm thấy hài lòng sau khi sử dụng, và cũng có số lượng ít người sử dụng cảm thấy chưa hài lòng, mặc dù vậy sinh viên đã được thỏa mãn hay chưa thỏa mãn về các tiêu chí đã đặt ra sau khi sử dụng đều ming muốn rằng các nhà cung cấp cần nâng cao chất lượng cho dịch vụ của mình lên, đồng thời giảm giá cước, tăng thêm các chương trình khuyến mãi để kích thích sinh viên cũng như tất các các người tiêu dùng sử dụng ngày càng nhiều hơn. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên khóa 8 khi chọn sử dụng mạng điện thoại di động bị chi phối bởi các yếu tố giới tính vì giới tính khác nhau thì có sự lựa chọn mục đích sử dụng khác nhau. Chất lượng của mạng điện thoại di động có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi lựa chọn sử dụng mạng di động sinh viên bêrn cạnh các yếu tố về giá cước, khuyến mãi, sóng, sự đa dạng trong các phương thức thanh toán và các chương trình khuyến mãi của các mạng điện thoại di động cũng khác nhau, song song bên canh đó yếu tố mà sinh viên quan tâm khi chọn ra quyết định mua hàng là chất lượng đường truyền tốt, yếu tố quan trọng thứ hai là giá cước phải rẻ, thứ 3 là phải có các chương trình khuyến mãi đặc biệt dành cho sinh viên, sự nhận biết về các gói cước trong cùng một mạng điện thoại di động của sinh viên hiện nay chưa nhiều, do đó khi có một nguồn thông tin cụ thể về các gói cước cũng đóng góp một phần không nhỏ trong ra quyết định chọn sử dụng mạng di động của họ, bởi mỗi gói cước có mức giá khác nhau và cá chương trình khuyến mãi cũng khác nhau. Mỗi một mạng điện thoại di động có một ưu điểm riêng và nhu cầu sử dụng mạng điện thoại di động ở mỗi người la không giống nhau. Hiện tại đa số sinh viên chọn sử dụng mạng Viettel vì giá cước cũng phù hợp với sinh viên và chất lượng đường truyền của Viettel hiện nay cũng rất là tốt, theo mẫu nghiên cứu thì 100 sinh viên đã có 63 sinh chọn sử dụng mạng Viettel vì đa số sinh viên ưu tiên chọn đường truyền tốt và cước cuộc gọi rẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự chênh lệch lớn về số người sử dụng mạng di động giữa các nhà cug cấp. Nhưng nhìn chung, mạng Viettel được lựa chọn sử dụng nhiều hơn so với các mạng điện thoại di động khác , trong khi đó các mạng điện thoại di động như S-phone, HT-mobile, Beeline, Vietnammobile rất ít người sử dụng và mạng EVN-Telecom hiện tại trong 100 sinh viên điều tra thì không có sinh viên nào sử dụng mạng điện thoại di động này, sở dĩ mạng Viettel được sinh viên sử dụng nhiều nhất là do giá cước cuộc gọi rẻ và có các chương trình khuyến mãi dành cho sinh viên. Viettel đã xây dựng được uy tín và lòng tin đối với người tiêu dùng về chất lượng sử dụng. Mobifone và Vinaphone cũng khá vững vàng với lượng khách hàng của riêng mình bởi vì cũng có những chương rình khuyến mãi dành riêng cho khách hàng nhưng mà số lượng sinh viên chọn sử dụng mạng điện thoại di động này chưa nhiều có thể mang di động này đa số là những người đi làm chọn sử dụng hay là sinh viên chọn sử dụng có thể sử dụng sim khuyến mãi xong rồi bỏ không sử dụng làm sim cố định. Trong khi đó các mạng S-phone, HT-mobile, Beeline, Vietnammobile vẫn chưa tạo được chỗ đứng cho mình trên thị trường mạng điện thoại di động, do vậy số người sử dụng mạng này còn rất là hạn chế, các mạng điện thoại S-phone Vietnammobile, Beeline đầu tư rất là cao trong lĩnh vực Marketing cũng như các gói cước đặc biệt dành cho người tiêu dùng nghe gọi mãi mãi, hay là các gói cước couple dành cho các lứa tuổi đang yêu. Nhưng mà nhược điểm là sóng không mạnh hay bị chập chờn tuy là rẻ nhưng chất lượng không tốt nên ít có sinh viên chọn sử dụng và các mạng Vietnammobile, Beeline sử dụng mạnh ở các thành phố còn hiện tại ở nông thôn thì chưa thể đáp ứng cho người tiêu dùng. Sau thời gian khi sử dụng, mức độ hài lòng của người tiêu dùng về các mạng điện thoại di động có sự chênh lệch đáng kể so với các tiêu chí mà sih vên đặt ra ban đầu, nhiều sinh viên cảm thấy hài sau khi sử dụng và một số ít sinh viên cũng cảm thấy không hài lòng sau khi sử dụng. Người tiêu dùng thỏa mãn hay chưa thỏa mãn về các tiêu chí đặt ra sau khi sử dụng đều mong muốn đối với hà cung cấp nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, đồng thời giảm giá cước và mở rộng vủng phủ sóng và mong muốn của sinh viên là các chương trình khuyến mãi ngày càng đa dạng và phong phú hơn để kích thích người tiêu dùng sử dụng 5.2. Kiến nghị Đối với nhà cung cấp : Thứ nhất, cần quan tâm, chú trọng nhiều hơn về chất lượng dịch vụ của mình gần đây nhiều sinh viên than phiền về chất lượng dịch vụ của mạng điện thoại di động là không tốt, thường xuyên bị nghẽn mạng vào giờ cao điểm và tin nhắn gửi đi có thể lâu lắm mới tới, do vậy các công ty cung cấp mạng điện thoại di động cần nâng cao hất lượng dịch vụ sẽ làm cho người tiêu dùng cảm thấy yên tâm khi sử dụng mạng điện thoại di động, nâng cao cơ sở hạ tầng sẽ giúp cho các mạng điện thoại không quá tải và chất lựơng cuộc gọi sẽ tốt hơn, ác tin nhắn được truyền tải một cách nhanh chóng. Thứ hai, nên mở rộng vùng phủ sóng, hiện nay do nhu cầu sử dụng mạng điện thoại rộng khắp từ tành thị đến nông thôn , nhưng hầu như các sóng điện thoại chỉ mạnh khi sử dụng ở thành thị, điều này đã làm hạn chế việc sử dụng đối với những khách hàng ở nông thôn, thực hiện mở rộng vùng phủ sóng bằng cách lắp đặt thêm các trạm thu sóng, phát sóng đặc biệt là khu vực nông thôn và thường xuyên kiểm tra các trạm thu cũ . Thứ ba, các nhà cung cấp cần thực hiện việc giảm gói cước nhiều hơn nữa để có hể thu hút khách hàng sử dụng nhiều hơn, công ty có thể giảm giá cước cuộc gọi và tin nhắn xuống thấp , giảm giá cước đối với thuê bao trả sau sẽ khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn. Thứ tư, thường xuyên thực hiện các chưng trình khuyến mãi đặc biệt dành cho người tiêu dùng trong các ngày lễ lớn, các nhà cung cấp có thể thực hiện bằng cách tăng cường các chương trình khuyến mãi như là tặng tài khoản khi hòa mạng mới hoặc khi nạp thẻ cào khuyến mãi đặc biệt đối với khách hàng khi sử dụng lâu năm thuê bao trả sau như là tặng phút gọi hay là miễn cước phí thuê bao bao hàng tháng. Từ đó để tạo cho khách hàng có sự quan tâm và sử dụng mạng điện thoại di động và khách hàng sẽ trung thành với mạng điện thoại di động của mình hơn. Thứ năm, tăng cường quảng bá thương hiệu, hình ảnh của công ty, mặc dù đã có nhiều người biết đến và thực hiện các chương trình từ thiện như là ủng hộ người nghèo hay các trẻ em khuyến tật cần rất nhiều sự giúp đỡ từ các nhà tài trợ, từ đây có thể thu hút sự chú ý của người tiêu dùng . Cuối cùng, không chỉ quan tâm chất lượng dịch vụ mà cần quan tâm đến chất lượng phuc vụ của nhân viên niềm nở đố với khách hàng sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy thoải mải và có ấn tượng tốt đối với nhà cung cấp mạng điện thoại mà chúng ta đang dùng. 5.2. Hạn chế Do thời gian có hạn nên tôi chỉ có thể khảo sát 100 sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD để phỏng vấn phục vụ cho đề tài nghiên cứu, số mẫu lấy phân tích là chưa mang tính đại diện. Do chưa có kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu nên chưa thể khai thác hết thông tin liên quan đến đề tài được. Do vậy, các kiến nghị và giải pháp chỉ mang tính cá nhân, chưa khách quan mà chỉ có tính tham khảo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Kotler, Philip.1990. Marketing căn bản . Hà Nội NXB thống kê . Nguyễn Thành Long.2008. Tài liệu giảng dạy Phương pháp nghiên cứu Quản Trị Kinh Doanh . Khoa kinh tế -QTKD. Đại Học An Giang. Tăng Triệu Mỹ Hương, 2008. Hành vi người tiêu dùng chọn dịch vụ mạng điện thoại di động tại Thành Phố Long Xuyên. Khoa kinh tế -QTKD. Đại Học An Giang. WEBSITE THAM KHẢO www.vinaphone.com.vn www.vietteltelecom.com.vn www.mobifone.com.vn www.beeline.vn www.google.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu hành vi lựa chọn và sử dụng mạng điện thoại di động của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, trường Đại học An Giang..DOC
Tài liệu liên quan