Đề tài Nghiên cứu hành vi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh trường đại học An Giang

Chương 1. CHƯƠNG TỔNG QUÁT 1.1 Cơ sở hình thành đề tài Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có những nhu cầu cần được đáp ứng, trong đó nhu cầu về thông tin liên lạc là không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhu cầu đó của chúng ta được đáp ứng bằng những chiếc điện thoại di động. Trong thông tin liên lạc, điện thoại di động giúp kết nối mọi người một cách nhanh chóng và dễ dàng từ miền đồng bằng đến những miền núi xa xôi, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng. Cho dù bạn đang ở bất cứ nơi đâu miễn là trong vùng phủ sóng, bạn đều có thể liên lạc được với bạn bè, người thân. Chính từ những tiện ích này, chiếc điện thoại di động đã trở thành một vật quen thuộc và được sử dụng rộng rãi, trở thành một vật rất cần thiết đối với mỗi người. Với chiếc điện thoại mà mọi người đang sở hữu, thì việc lựa chọn cho mình một mạng điện thoại phù hợp là cần thiết. Mặt khác, ở Việt Nam hiện có khá nhiều nhà cung cấp sim điện thoại đang cạnh tranh gay gắt. Để gia tăng tính cạnh tranh các nhà cung cấp sim điện thoại này đã không ngừng đưa ra những chiến lược quảng cáo nhằm gia tăng số thuê bao di động cũng như thị phần của mình và trong đó có hình thức sim khuyến mãi. Để tiết kiệm tiền và để có thể đàm thoại lâu hơn với gia đình, bạn bè, người thân không ít các bạn sinh viên đã và đang có nhu cầu sử dụng hình thức sim điện thoại khuyến mãi này. Hiện nay, số lượng các bạn sinh viên sử dụng sim khuyến mãi không phải là ít và để khai thác thị trường đầy tiềm năng này thậm chí một số nhà cung cấp sim điện thoại đã cung ứng dịch vụ sim miễn phí cho các bạn sinh viên để khuyến khích các bạn sinh viên sử dụng dịch vụ của mình đồng thời hướng các bạn trở thành những khách hàng thân thiết trong tương lai. Để hiểu rõ thêm về hành vi của sinh viên trong việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi là như thế nào? Tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu hành vi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-QTKD, trường Đại Học An Giang” để nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Mô tả hành vi sử dụng sim khuyến mãi của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-QTKD trường Đại Học An Giang. - Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các nhà cung cấp sim điện thoại khuyến mãi nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của sinh viên. 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên trường Đại Học An Giang đã và đang sử dụng sim khuyến mãi. - Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 21/02/2010 đến ngày 24/05/2010. - Không gian nghiên cứu: Sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-QTKD trường Đại Học An Giang. - Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu về hành vi sử dụng dịch vụ sim khuyến mãi của các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại trong nước của các bạn sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-QTKD trường Đại Học An Giang. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước – nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi từ 3 đến 5 bạn sinh viên xung quanh các vấn đề về các cơ sở lý thuyết hành vi tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng để phác thảo bản câu hỏi. Nghiên cứu chính thức: Gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Tiến hành phỏng vấn thử từ 3 đến 5 bạn sinh viên nhằm kiểm định lại ngôn ngữ và cấu trúc trình bày của bản câu hỏi phỏng vấn. Giai đoạn 2: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu thông qua bản câu hỏi đã được điều chỉnh ở giai đoạn 1 với cỡ mẫu dự kiến là 60. 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu Qua kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cho thấy được hành vi sử dụng sim khuyến mãi của các bạn sinh viên hiện nay từ đó giúp các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại có những chiến lược phù hợp trong tương lai để gia tăng chất lượng phục vụ, hạn chế tình trạng thuê bao ảo. 1.6 Cấu trúc của bài nghiên cứu Chương 1: Chương tổng quan- Cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài và cấu trúc của bài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Trình bày các lý thuyết về hành vi, quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng, vài nét về sim khuyến mãi và bảng giá sim khuyến mãi của một số nhà cung cấp. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu-Trình bày cách chọn lựa phương pháp nghiên cứu thích hợp để thu thập dữ liệu và đề ra quy trình nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu-Trình bày kết quả nghiên cứu sau khi đã phân tích, tổng hợp từ dữ liệu thu được. Chương 5: Kết luận và kiến nghị-Trình bày tóm tắt kết quả thu được sau đó đưa ra những kết luận và kiến nghị.

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2092 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hành vi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh trường đại học An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức lựa chọn, mua sắm và sử dụng hàng hóa, dịch vụ của những người thuộc nhánh hàng hóa, dịch vụ khác nhau là khác nhau. Sự giao lưu và biến đổi văn hóa là quá trình mà mỗi cá nhân tiếp thu các văn hóa khác nhau để làm phong phú thêm văn hóa của mình, đồng thời nền văn hóa cũng không ngừng được biến đổi để phù hợp với sự biến đổi không ngừng của môi trường tự nhiên. Vì vậy, trong marketing cần cập nhật những biến đổi của thị trường mục tiêu nhằm tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới, điều chỉnh chiến lược marketing phù hợp với những biến đổi quan trọng, gia tăng khả năng thỏa mãn khách hàng và cạnh tranh. 2.3.2 Các nhân tố về xã hội Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội, được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức giống nhau ở các thành viên. Tuy nhiên, trong giai tầng xã hội, điều quan trọng nhất mà các nhà marketing cần quan tâm là những người cùng chung một giai tầng xã hội sẽ có khuynh hướng xử sự giống nhau trong việc lựa chọn những hàng hóa, dịch vụ mà họ cần mua để thỏa mãn nhu cầu. Chính vì lý do này mà nó trở thành một trong những tiêu thức để phân khúc thị trường. Nhóm tiêu biểu là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của con người. Các nhóm tiêu biểu thường là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm vốn có ảnh hưởng rất mạnh đến hành vi của các cá nhân thành viên. Tuy nhiên, gia đình lại là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hành vi của người mua bởi hai lý do: Thứ nhất, sự biến động của nhu cầu hàng hóa, dịch vụ luôn gắn liền với sự hình thành và biến động của gia đình. Thứ hai, những quyết định mua sắm của những cá nhân luôn chịu sự ảnh hưởng của các cá nhân khác trong gia đình. Cuối cùng là vai trò và địa vị của người mua. Vị trí của người mua trong mỗi nhóm có thể được xác định theo vai trò và địa vị của học. Mỗi vai trò có một địa vị nhất định phản ánh mức độ đánh giá tốt về nó của xã hội. Do vậy, người tiêu dùng thường lựa chọn những thứ sản phẩm nói lên địa vị của mình trong xã hội. 2.3.3 Các nhân tố mang tính chất cá nhân Những nét đặc trưng bề ngoài của con người, đặc biệt là tuổi tác, giai đoạn của chu trình đời sống gia đình, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, lối sống, kiểu nhân cách cũng ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng. Chủng loại và danh mục những mặt hàng và dịch vụ được người tiêu dùng mua sắm sẽ bị thay đổi cùng với tuổi tác của họ. Ngoài ra, tính chất tiêu dùng của họ lại phụ thuộc vào giai đoạn của chu trình đời sống gia đình. Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến tính chất hàng hóa và dịch vụ được chọn mua. Tình trạng kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến cách lựa chọn hàng hóa và dịch vụ của họ. Lối sống là những hình thức tồn tại bền vững của con người trong thế giới, được thể hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và niềm tin của nó. Lối sống của một con người thể hiện qua hành động, sự quan tâm và quan điểm của người đó về những gì thuộc về môi trường xung quanh. Và do đó, sự lựa chọn sản phẩm của họ phần nào thể hiện được lối sống của họ. Mỗi một người tiêu dùng đều có một kiểu nhân cách hết sức đặc thù, có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người đó. Kiểu nhân cách thường được miêu tả căn cứ vào những đặc tính vốn có của cá thể như: tính tự tin, tính tự chủ, tính hiếu thắng, tính độc lập, tính năng động… 2.3.4 Các yếu tố về tâm lý Động cơ là sức mạnh gây ra hành vi làm thỏa mãn nhu cầu. Các nhà tâm lý cho rằng nhu cầu là có phân cấp, một khi nhu cầu sinh lý được thỏa mãn thì người ta tìm kiếm để thỏa mãn những nhu cầu cao hơn. Nhận thức là quá trình một cá nhân lựa chọn, tổ chức và diễn giải thông tin nhận được để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới. Nhận thức có chọn lọc quan trọng bởi vì: con người nhận thức có chọn lọc điều họ muốn và ảnh hưởng theo cách của con người xét đến rủi ro trong việc mua là như thế nào? Sự chọn lọc này có tính cá nhân và có mức độ nhận thức khác nhau, tùy thuộc vào người đó cần bao nhiêu niềm tin hoặc cần phải cần làm điều gì khi không chắc chắn về nó. Sự hiểu biết (kinh nghiệm) của con người là trình độ của họ về cuộc sống. Đó là kết quả tương tác của động cơ, các vật chất kích thích, những gợi ý, sự đáp lại và củng cố. Sự hiểu biết (kinh nghiệm) mà mỗi con người có được là do học hỏi và sự từng trải . Phần lớn hành vi của con người có sự chỉ đạo của kinh nghiệm. Niềm tin là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người ta có được từ một cái gì đó. Sự hình thành niềm tin về cơ bản xuất phát từ sự hiểu biết nên ảnh hưởng khá quan trọng đến hành vi mua. Quan điểm là những đánh giá, cảm xúc và những khuynh hướng hành động tương đối nhất quán về một sự vật, hiện tượng hay một ý tưởng nào đó.Quan điểm rất khó thay đổi vì nó dẫn dắt con người hành động theo một thói quen khá bền vững trong suy nghĩ và khi hành động. 2.4 Quá trình ra quyết định mua GS.TS Trần Minh Đạo. 2006. Giáo trình marketing căn bản. Hà Nội. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân - Quá trình ra quyết định mua là những diễn biến tâm lý mà người mua phải trải qua trước khi quyết định mua sản phẩm, dịch vụ nào đó. Đó là một tiến trình gồm 5 giai đoạn: Hành vi sau khi mua Quyết định mua Đo lường các lựa chọn Tìm kiếm thông tin Nhận thức nhu cầu Hình 2.3 Quá trình ra quyết định mua (Philip Kotler) - Nhận thức nhu cầu: Là sự khác nhau về nhận thức giữa tình huống lý tưởng và thực tế của một người nhằm thúc đẩy việc ra quyết định. Nhận thức vấn đề có thể được kích thích bởi nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng (tác động bên trong) hoặc bởi những nổ lực của người tiếp thị (tác động bên ngoài). - Tìm kiếm thông tin: Sau khi nhận ra nhu cầu và mong muốn có được một sản phẩm/dịch vụ nào đó thì sẽ có danh sách các thông tin có liên quan đến nó được thu thập nhằm làm rõ những lựa chọn mà người tiêu dùng được cung cấp. Tìm kiếm thông tin bao gồm 2 bước: + Tìm kiếm bên trong: Liên quan đến việc tìm kiếm trong ký ức để khơi dậy những kinh nghiệm hoặc những hiểu biết trước đây liên quan. Tìm kiếm bên trong thường phục vụ cho những sản phẩm mua thường xuyên. + Tìm kiếm bên ngoài: Cần thiết khi những kinh nghiệm hoặc những hiểu biết trong quá khứ không đủ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng. - Đo lường các lựa chọn: Khi người tiêu dùng quyết định họ có thích phương án đã lựa chọn hay không. Ở giai đoạn này người tiêu dùng có đủ những thông tin cần thiết để đánh giá các phương án khác nhau trong việc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ. Giai đoạn các lựa chọn bắt đầu bằng việc khảo sát tiêu chuẩn đánh giá của người tiêu dùng – cả đặc tính khách quan của một nhãn hiệu và những yếu tố chủ quan mà người tiêu dùng cho là quan trọng . - Quyết định mua: Là quyết định cư xử có ý thức theo một cách nào đó (mua bây giờ hoặc tương lai). Quyết định mua liên quan đến việc đánh giá các lựa chọn và thường bị ảnh hưởng bởi đặc điểm và những khích lệ của người bán tại điểm mua. - Hành vi sau khi mua: Sau khi mua người tiêu dùng có thể hài lòng hoặc không hài lòng về sản phẩm/dịch vụ. Họ có một số phản ứng với món hàng mà họ đã mua. Sự hài lòng hay không hài lòng được thể hiện bằng những hành vi sau: + Nếu hài lòng, người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sản phẩm đó hoặc giới thiệu với những người xung quanh. + Nếu không hài lòng, người tiêu dùng sẽ trả lại món hàng đó, hay cố gắng tim kiếm thông tin tốt hơn về món hàng, hoặc chê bai món hàng đó với những người xung quanh. 2.5 Mô hình nghiên cứu GS.TS Trần Minh Đạo. 2006. Giáo trình marketing căn bản. Hà Nội. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Nhận thức nhu cầu - Thời điểm phát sinh nhu cầu - Mục đích sử dụng - Nguồn thông tin kích thích nhu cầu Tìm kiếm thông tin - Nguồn thông tin tham khảo - Tiêu chí chất lượng - Bạn bè, internet, báo chí Đo lường các lựa chọn - Thương hiệu - Kiểu dáng - Chất lượng - Giá cả - Địa điểm bán - Khuyến mãi Quyết định mua - Thương hiệu - Kiểu dáng - Chất lượng - Giá cả - Địa điểm bán - Khuyến mãi Hành vi sau mua Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Người mua có những đặc điểm khác nhau về giới tính, thu nhập, chi tiêu…Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng gồm các bước sau: Nhận thức nhu cầu là bước đầu tiêu của quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Bước này chủ yếu tìm hiểu những thông tin liên quan kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. Tìm kiếm thông tin là giai đoạn người tiêu dùng tìm hiểu liên quan đến sản phẩm để có cơ sở đưa ra quyết định mua của sản phẩm. Đo lường các lựa chọn là bước kế tiếp sau khi đã tìm hiểu được các thông tin liên quan đến sản phẩm. Các thông tin dùng để so sánh giữa các lựa chọn như là: Thương hiệu, kiểu dáng, giá cả, địa điểm bán hàng và khuyến mãi. Quyết định mua sản phẩm sau khi đã có cơ sở về thông tin sản phẩm người tiêu dùng đánh giá các lựa chọn và đưa ra quyết định mua. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua như là: Thương hiệu, kiểu dáng, giá cả, ý kiến của người khác và các hình thức marketing của cửa hàng. Hành vi sau mua đây là bước kết thúc của quá trình mua hàng. Giai đoạn này thể hiện khách hàng có tiếp tục mua sản phẩm hay thay đổi sản phẩm khác. Tóm lại, hành vi người tiêu dùng là hành động của một người tiến hành mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khi xảy ra hành động. Hành vi tiêu dùng của khách hàng chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố: Văn hóa, xã hội, tâm lý và cá nhân. Quá trình mua hàng của người tiêu dùng trải qua các giai đoạn như: Nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đo lường các lựa chọn, quyết định mua và hành vi sau mua. 2.6 Vài nét về sim khuyến mãi Từ trang web: - Các nhà cung cấp dịch vụ mạng điện thoại thường đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau để thu hút được khách hàng. Hiện nay, sim khuyến mãi không còn là hình thức xa lạ đối với người tiêu dùng, mà hơn hết nó luôn được nhận sự quan tâm từ 2 phía: Người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ. - Các nhà cung cấp dịch vụ mạng tung ra hình thức sim khuyến mãi để nhằm mở rộng thêm thị phần tiêu thụ dịch vụ, quảng bá hình ảnh công ty. - Tại sao nó lại thu hút được khách hàng? Tất nhiên, với mỗi đợt khuyến mãi mà các nhà cung cấp dịch vụ đưa ra thì người tiêu dùng sẽ được nhiều lợi ích. Chẳng hạn: Tặng thêm tiền vào tài khoản, tăng số ngày sử dụng, tặng 50% giá trị các thẻ nạp đầu tiên…tùy theo từng đợt khuyến mãi. - Nhìn chung, sim khuyến mãi có một số đặc điểm: Tài khoản và số ngày sử dụng nhiều, có nhiều dịch vụ khuyến mãi khác đi kèm và cũng dễ dàng bị người sử dụng thay thế bằng một sim khuyến mãi khác, khi giá trị khuyến mãi đó không còn. 2.7 Bảng giá các loại sim điện thoại khuyến mãi của các nhà cung cấp sim điện thoại Từ trang web: SIM KHUYẾN MÃI Sim Mobi          Tài Khoản 165K  Giá 60K Sim Mobi          Tài Khoản 145K  Giá 50K Sim Vina           Tài Khoản 125K  Giá 55K Sim Viettel        Tài Khoản 145K  Giá 60K Sim Viettel        Tài Khoản 220K  Giá 120K Sim S-Fone        Tài Khoản 130K  Giá 40K Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 2 đã trình bày về cơ sở hình thành lý thuyết và mô hình nghiên cứu, cho chúng ta các khái niệm cơ bản về: hành vi, vài nét về sim khuyến mãi , mô hình hành vi của người tiêu dùng, những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng, quá trình ra quyết định mua. Chương 3 sẽ giới thiệu cách thức tiến hành nghiên cứu bao gồm: Phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, thang đo. 3.1 Phương pháp nghiên cứu 3.1.1 Tiến độ nghiên cứu Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật 1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi n = 3…5 2 Nghiên cứu chính thức Định lượng Phỏng vấn thử n = 3…5 Phỏng vấn trực tiếp n = 60 Xử lý, phân tích dữ liệu Bảng 3.1 Tiến độ các bước nghiên cứu Bài nghiên cứu được thông qua 2 bước: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ: Đây là giai đoạn nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi từ 3 đến 5 bạn sinh viên xung quanh các vấn đề về các cơ sở lý thuyết hành vi tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng để phác thảo bản câu hỏi. Nghiên cứu chính thức: Đây là giai đoạn nghiên cứu định lượng bao gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Thông qua bản câu hỏi đã được thiết kế, tiến hành phỏng vấn thử từ 3 đến 5 bạn sinh viên nhằm kiểm định lại ngôn ngữ và cấu trúc trình bày của bản câu hỏi phỏng vấn để hoàn thiện bản câu hỏi cho giai đoạn 2. Giai đoạn 2: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu thông qua bản câu hỏi đã được điều chỉnh ở giai đoạn 1 với cỡ mẫu dự kiến là 60. 3.1.2 Phương pháp phân tích Phương pháp chọn để phân tích là phương pháp thống kê mô tả. Các dữ liệu thu thập sẽ được tổng hợp và xử lý với sự hỗ trợ phần mềm excel và SPSS 16.0. Sau khi mã hóa/làm sạch, dữ liệu được đưa vào xử lý và phân tích nhằm mô tả hành vi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của các bạn sinh viên. 3.1.3 Nguồn dữ liệu Sơ cấp: Được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các bạn sinh viên bằng bản câu hỏi. Thứ cấp: Được thu thập thông qua sách, báo, internet, các nghiên cứu có liên quan đến hành vi người tiêu dùng. 3.1.4 Quy trình nghiên cứu Cơ sở lý thuyết - Hành vi tiêu dùng. - Quá trình ra quyết định mua hàng. - Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua. Nghiên Cứu Thiết lập dàn bài câu hỏi thảo luận tay đôi Sơ Bộ Thảo luận tay đôi n= 3…5 Phác thảo bản câu hỏi Phỏng vấn thử n =3…5 Hiệu chỉnh bản câu hỏi phỏng vấn thử Thiết lập bản câu hỏi chính thức Phỏng vấn trực tiếp n = 60 Nghiên Cứu Chính Làm sạch/mã hóa Thức Xử lý thông tin Soạn thảo báo cáo Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 3.2 Mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu: Do số lượng ngành học của các bạn sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-QTKD là 5 ngành học. Dự kiến cỡ mẫu là 60 với mỗi ngành học sẽ chọn ra 12 bạn để phỏng vấn. Phương pháp chọn mẫu: Thực hiện lấy mẫu bằng phương pháp thuận tiện. 3.3 Thang đo Trong bảng câu hỏi sẽ sử dụng chủ yếu là thang đo danh nghĩa, thang đo khoảng. Ngoài ra, bảng câu hỏi còn sử dụng thang đo Likert để đo lường mức độ hài lòng của các bạn sinh viên khi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi. Tóm lại, đề tài được tiến hành nghiên cứu thông qua hai bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Bước nghiên cứu sơ bộ tiến hành để nhằm thiết lập bản câu hỏi thông qua tìm hiểu các cơ sở lý thuyết hành vi tiêu dùng và các thông tin trong quá trình thảo luận tay đôi. Bước nghiên cứu chính thức được thực hiện để hoàn thiện bản câu hỏi chính thức và thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu bằng cách phỏng vấn trực tiếp sinh viên thông qua bản câu hỏi được thiết kế sẵn. Các loại thang đo được sử dụng trong bài nghiên cứu là: Thang đo định danh, thang đo khoảng và thang đo Likert. Các dữ liệu sau khi làm sạch, mã hóa sẽ được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả. Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 4 sẽ tập trung trình bày kết quả nghiên cứu gồm 2 phần: Thông tin mẫu và quá trình ra quyết định mua sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên. 4.1 Thông tin mẫu Tổng số phiếu phỏng vấn là 60 và thu về là 60 phiếu. Sau khi tiến hành làm sạch thì cho cỡ mẫu để phân tích là 50. Đối tượng phỏng vấn được chọn theo nhiều tiêu chí khác nhau như: Giới tính, thu nhập, ngành học. Kết quả cụ thể được trình bày sau đây. 4.1.1 Giới tính Biểu đồ 4.1: Cơ cấu giới tính Do phương pháp chọn mẫu là phương pháp thuận tiện nên số lượng giữa nam và nữ được chọn là ngẫu nhiên và có tỷ lệ không đồng đều nhau.Trong 50 phiếu đạt chuẩn để tiếp tục phân tích có 31 sinh viên là nữ (chiếm 62%) và 19 sinh viên là nam (chiếm 38% ). 4.1.2 Thu nhập Biểu đồ 4.2 Cơ cấu thu nhập Phần lớn mức thu nhập hàng tháng của sinh viên được chi tiêu chủ yếu cho các nhu cầu về ăn uống, chỗ ở, sách vở, quần áo…Có 26 sinh viên có thu nhập từ 1-1,5 triệu đồng (chiếm 52%) để chi tiêu cho các nhu cầu hàng tháng. 8 sinh viên có mức chi tiêu cao nên thu nhập hàng tháng là trên 1,5 triệu đồng (chiếm 16%). 4.1.3 Ngành học Biểu đồ 4.3 Cơ cấu ngành học Đối tượng nghiên cứu được nghiên cứu nằm trong các ngành sau: Kế toán, ngân hàng, quản trị, tài chính, kinh tế đối ngoại, mỗi ngành tác giả chọn ra 10 sinh viên chiếm tỷ lệ 20% 4.2 Quá trình ra quyết định mua sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên Khi thực hiện mua hàng sinh viên sẽ trải qua năm giai đoạn và có trường hợp sẽ không thực hiện đủ cả năm giai đoạn. Năm giai đoạn theo thứ tự là: Nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đo lường các lựa chọn, quyết định mua và hành vi sau khi mua. Sau đây là kết quả khảo sát của quá trình ra quyết định mua sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên. 4.2.1 Nhận thức nhu cầu Do nhu cầu giao tiếp, sinh viên nhận thức được nên lựa sim điện thoại khuyến mãi phải như thế nào sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Có nhiều lý do được sinh viên đặt ra trước khi quyết định sử dụng, nhưng nhìn chung do giá sim rẻ được đặt lên hàng đầu, ngoài ra còn có các yếu tố như tiết kiệm được chi tiêu và giá cước rẻ cũng được sinh viên quan tâm. Ngoài ra, còn có một số lý do khác được sinh viên đề cập tới như do gia đình mua cho hay do sở thích…. Biểu đồ 4.4 Lý do sử dụng sim điện thoại khuyến mãi 2% 4% 26% 66% 78% Với các lý do sử dụng sim điện thoại khuyến mãi, nhiều sinh viên cho rằng lý do mà họ sử dụng sim điện thoại khuyến mãi là do giá sim rẻ (Có 39 lựa chọn chiếm 78%) Học xa nhà nên nhu cầu liên lạc với gia đình của sinh viên là khá lớn, thêm nữa do các đặc thù của mô hình học theo hệ thống tín chỉ nên sinh viên phải thường xuyên liên lạc với bạn bè, thầy cô để có thêm thông tin phục vụ cho nhu cầu học tập. Tuy nhiên, với mức nhu cầu về thông tin liên lạc lớn như vậy đòi hỏi phải tốn nhiều chi phí, do đó việc các nhà mạng cung cấp sim điện thoại với giá rẻ cộng với việc tính cước phí thấp (Có 13 lựa chọn chiếm 26%) đã phần nào đáp ứng nhu cầu về liên lạc cho họ, giúp họ có thể tiết kiệm phần nào chi tiêu dành cho quá trình học tập (Có 33 lựa chọn chiếm 66%) 4.2.2. Tìm kiếm thông tin Sau khi đã xác định được nhu cầu thì người tiêu dùng tiến hành bước tiếp theo đó là tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Việc hiểu được thói quen của khách hàng trong khi tiềm kiếm thông tin cũng khá cần thiết, góp phần quan trọng trong việc lập kế hoạch marketing, kinh doanh của các doanh nghiệp. Để khảo sát thói quen của sinh viên trong việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm sim điện thoại khuyến mãi, và để việc khảo sát trở nên dễ dàng hơn thì nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra các tiêu chí để khảo sát xoay quanh các vấn đề như: Do bạn bè giới thiệu, từ quảng cáo, do tự tìm hiểu, do được tặng hay do gia đình mua cho… Biểu đồ 4.5 Nguồn thông tin nhận biết 10% 26% 34% 42% 54% Sau khi tiến hành cuộc phỏng vấn thu được kết quả là tất cả ý kiến của đáp viên đều tập trung vào các kênh thông tin đã được gợi ý, không có ý kiến khác. Cụ thể, kết quả được trình bày thông qua biểu đồ trên. Có ba kênh sinh viên thường tìm nhất là do bạn bè giới thiệu (Có 27 lựa chọn chiếm 54%) , từ quảng cáo (Có 21 lựa chọn chiếm 42%) và do tự mình tìm hiểu (Có 17 lựa chọn chiếm 34%). Còn lại các kênh như do được tặng và do gia đình mua cho thì sinh viên ít dựa vào để tìm kiếm. 4.2.3 Đo lường các lựa chọn Người tiêu dùng sau khi đã thu thập được các thông tin cần thiết thì họ thực hiện việc đo lường giữa các phương án lựa chọn để chọn ra phương án tốt nhất cho họ. Kháo sát bước đánh giá giữa các lựa chọn mua hàng thì nghiên cứu muốn biết được các tiêu chí nào được sinh viên đề ra để đánh giá và tiêu chí nào là quan trọng nhất. Nghiên cứu chỉ ra các tiêu chí mà sinh viên dựa vào để đánh giá như mức độ hài lòng về các tiêu chí sim điện thoại khuyên mãi, chi tiêu cho việc sử dụng sim điện thoại và địa điểm mua sim điện thoại khuyến mãi. Kết quả thu được được trình bày sau đây. * Mức độ hài lòng về các tiêu chí của sim điện thoại khuyến mãi Vấn đề này được khảo sát thông qua các tiêu chí như: Giá cước, số thuê bao đẹp, chất lượng đường truyền, tặng nhiều tiền. Để việc tìm hiểu dễ dàng hơn thì nghiên cứu đưa ra thang điểm như sau: (1) rất không hài lòng, (2) không hài lòng, (3) trung hòa, (4) hài lòng, (5) rất hài lòng. Sau đây là kết quả khảo sát. Biểu đồ 4.6 Mức độ hài lòng các tiêu chí về sim điện thoại khuyến mãi mà sinh viên quan tâm 10% 16% 48% 26% 16% 28% 56% 6% 6% 38% 14% 36% 34% 8% 12% 4% 42% Mức độ rất không hài lòng hay không hài lòng dao động ở mức 4% đến 36% ở các tiêu chí, không hài lòng nhiều nhất là ở số thuê bao, đa số các bạn sinh viên cho rằng tuy giá sim điện thoại khuyến mãi có rẻ nhưng số thuê bao không đẹp (chiếm 50%). Ngoài ra các bạn sinh viên còn không hài lòng về giá cước và chất lượng đường truyền. 56% sinh viên không có ý kiến về chất lượng đường truyền và 42% không có ý kiến về giá cước rẻ hay đắt. Với mức hài lòng dao động từ 6% đến 48%, sinh viên hài lòng nhất về việc sim điện thoại khuyến mãi tặng nhiều tiền (chiếm 64%) và giá cước (chiếm 42%). *Chi tiêu cho việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên Chi tiêu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hành vi mua sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên. Khảo sát yếu tố này nhằm tìm ra lời giải thích cho câu hỏi: Giá cả tác động đến sinh viên như thế nào trong việc đo lường các phương án lựa chọn sản phẩm? Để khảo sát dễ dàng hơn thì nghiên cứu đã đưa ra phương án khảo sát là tìm hiểu chi tiêu cho việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên. Các mức chi tiêu được xác định là: 50 ngàn đồng, 100 ngàn đồng, 150 ngàn đồng, 200 ngàn đồng và 25 ngàn đồng. Kết quả khảo sát như sau: Biểu đồ 4.7 Chi tiêu hàng tháng cho việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi Qua kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung chi tiêu của sinh viên trong việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi hàng tháng dao động ở mức 25 ngàn – 200 ngàn đồng. Mỗi sinh viên đều có mức độ nhu cầu liên lạc khác nhau nên chi tiêu dành cho sim điện thoại khuyến mãi hàng tháng cũng khác nhau. Tuy nhiên, khả năng chi tiêu hàng tháng cho sim điện thoại khuyến mãi của đa số sinh viên là 50 ngàn đồng (27 sinh viên chiếm 54%) và ở mức 100 ngàn đồng (13 sinh viên chiếm 26%). Mức độ chi tiêu này là phù hợp vì thu nhập hàng tháng của hầu hết sinh viên chỉ từ dưới 1 triệu đến 1,5 triệu đồng *Địa điểm mua sim điện thoại khuyến mãi Biểu đồ 4.8 Địa điểm mua sim điện thoại khuyến mãi Ngoài việc dựa vào các tiêu chí để lựa chọn sản phẩm thì địa điểm mua sim điện thoại khuyến mãi cũng là một tiêu chí để sinh viên đo lường các lự chọn. Việc khảo sát yếu tố này nhằm tìm ra câu trả lời: Sinh viên chọn nơi mua như thế nào? Các tiêu chí được đưa ra để khảo sát như: Cửa hàng điện thoại di động, chi nhánh của các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại, tiệm tạp hóa, tiệm bán sim card điện thoại. Kết quả cụ thể như sau: 6% 18% 44% 74% Có 74% số lượng sinh viên được hỏi thường mua sim điện thoại khuyến mãi ở các cửa hàng điện thoại động vì tại đây sinh viên vừa có thể mua được sim điện thoại khuyến mãi vừa có thể tham khảo giá những chiếc điện thoại mà mình yêu thích. Và một nơi mà sinh viên cũng thường hay đến mua đó là chi nhánh của các nhà cung cấp (chiếm 44%) để được nghe những thông tin về các đợt khuyến mãi tiếp theo còn tiệm tạp hóa cũng như tiệm bán sim card điện thoại thì sinh viên rất ít khi đến để mua. 4.2.4 Quyết định mua Sau khi tìm kiếm được các thông tin cần thiết và đo lường các lựa chọn thì sinh viên sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong việc chọn mua sản phẩm. Ở phần trên đã trình bày các yếu tố tác động đến sinh viên trong việc nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin và đo lường các lựa chọn. Ở phần này sẽ tập trung khảo sát về số lượng sim điện thoại khuyến mãi mà sinh viên đã từng sử dụng. Kết quả như sau: Biểu đồ 4.9 Các loại sim điện thoại khuyến mãi mà sinh viên đã từng sử dụng 2% 34% 4% 82% 28% 52% Qua kết quả khảo sát có thể thấy sim điện thoại khuyến mãi của Viettel được lựa chọn sử dụng nhiều hơn so với các sim điện thoại khuyến mãi khác, trong khi mạng Sfone và Beelive hầu như ít được sinh viên chọn để sử dụng. Sim điện thoại khuyến mãi Viettel nhờ vào các tính năng như có thể chuyển tiền qua lại từ các tài khoản nội mạng, được ứng tiền trước từ tổng đài (khi nạp card tiếp theo sẽ bị trừ đi phần tiền được ứng trước) cộng với số tiền khá lớn có trong tài khoản khi kích hoạt thẻ sim điện thoại khuyến mại mới nên đã thu hút được rất sinh viên ( chiếm 82%), Mobiphone cũng khá vững vàng với lượng khách hàng là sinh viên cho riêng mình (chiếm 52%), Vietnam mobile, tuy ra đời sau nhưng có thể nhờ không ngừng cải tiến về chất lượng và tích cực thực hiện các chiến lược marketing tốt đã thu hút được khá nhiều sinh viên sử dụng (chiếm 34%), Vinaphone tiếp tục giữ vững thị phần của mình (chiếm 28%), sim điện thoại khuyến mãi còn lại là của Sfone và Beelive chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Beelive tuy có giá cước hấp dẫn nhưng là một nhà cung cấp sim điện thoại khuyến mãi mới nên sinh viên còn hạn chế sử dụng, Sfone vẫn chưa tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường sim điện thoại khuyến mãi, do vậy số lượng sim điện thoại khuyến mãi Sfone được sinh viên sử dụng rất ít. 4.2.5 Hành vi sau mua Đây là bước cuối cùng trong quá trình ra quyết định mua hàng của sinh viên. Sau một thời gian sử dụng họ đánh giá được mức độ hài lòng về các tiêu chí đã đặt ra ban đầu. Nhiều sinh viên cảm thấy thật sự hài lòng và ưa thích đối với sản phẩm,họ vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm trong trương lai và còn giới thiệu cho bạn bè sử dụng. Tuy nhiên, cũng không ít sinh viên không hài lòng và thật sự ưa thích sản phẩm, họ không tiếp tục sử dụng và cũng không giới thiệu với bạn bè. Và sau đây là phần trình bày kết quả khảo sát. Biểu đồ 4.10 Số lượng sim điện thoại khuyến mãi sinh viên đang sử dụng Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên đang sử dụng từ 1 – 2 sim điện thoại khuyến mãi (chiếm 78%) và 3 sim điện thoại khuyến mãi (chiếm 22%), không có sinh viên nào sử dụng quá 3 sim điện thoại khuyến mãi. Biểu đồ 4.11 Mức độ hài lòng của sinh viên đối với sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng Sau một thời gian sử dụng đa số sinh viên hài lòng với sim điện thoại khuyến mãi mà mình đang sử dụng (30 sinh viên chiếm 60%) có lẽ vì giá sim rẻ và cộng với giá cước hấp dẫn giúp cho họ vừa có thể thỏa mãn nhu cầu về liên lạc vừa giúp tiết kiệm được chi tiêu. 18 sinh viên được phỏng vấn (chiếm 36%) không có ý kiến về sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng., số ít sinh viên còn lại thì cảm thấy không hài lòng (2 sinh viên chiếm 4%) vì sim điện thoại khuyến mãi chưa thật sự đáp ứng được các tiêu chí mà các họ đã đưa ra. Biểu đồ 4.12 Mức độ thường xuyên thay đổi sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng Có 26 sinh viên trả lời có thay đổi sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng (chiếm 52%) vì chưa hài lòng lắm với sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng và muốn sử dụng thử sim điện thoại khuyến mãi của các nhà cung cấp khác. Trong khi con số này cũng không chênh lệch lắm với 24 sinh viên trả lời là không (chiếm 48%) vì đã hài lòng với sim điện thoại khuyến mãi đang dùng. Tiếp theo là kết quả kháo sát về thời gian thay đổi sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên. Biểu đồ 4.13 Thời gian thay đổi sim điện thoại khuyến mãi 15.4% 42.3% 26.9% 15.4% Với mức giá sim điện thoại khuyến mãi dao động từ 20-50 ngàn đồng và sinh viên thường chi tiêu cho sim điện thoại khuyến mãi là 50 ngàn đồng/tháng nên phần lớn sinh viên sẽ có nhu cầu thay đổi sim điện thoại khuyến mãi trong vòng 1 tháng sử dụng (11 sinh viên chiếm 42.3%) Số ít còn lại 4 sinh viên có nhu cầu liên lạc khá cao nên sẽ thay đổi sim điện thoại khuyến mãi trong vòng 1 tuần sử dụng (chiếm 15.4%) và 4 sinh viên có nhu cầu sử dụng thấp nên chỉ thay đổi sau 2 tháng sử dụng (chiếm 15.4%). Sau đây, là kết quả khảo sát về mức độ ưa thích sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng của sinh viên từ đó đưa ra kết luận về mức độ có tiếp tục sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai không? Và mức độ giới thiệu cho bạn bè sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai. Biểu đồ 4.14 Mức độ ưa thích đối với sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng Biểu đồ 4.15 Tiếp tục sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai Đa số sinh viên khi được hỏi đều trả lời họ không thích cũng không ghét sim điện thoại khuyến mãi mà mình đang dùng (28 sinh viên chiếm 56%), có 19 sinh viên yêu thích sim điện thoại khuyến mãi mà họ đang dùng(chiếm 38%) vì nó đáp ứng các tiêu chí về sim điện thoại khuyến mãi mà họ đưa ra cũng như làm thỏa mãn được nhu cầu về liên lạc cho họ. Không có sinh viên nào ghét hoặc rất ghét sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng. Đây là một tín hiệu vui với các nhà cung cấp vì khi ưa thích họ có xu hướng trở thành khách hàng thân thiết qua đó sẽ tiếp tục sử dụng trong tương lai và giới thiệu cho bạn bè mình cùng sử dụng. Vì mức độ ưa thích về sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng khá cao nên có tới 46 sinh viên trả lời rằng vẫn tiếp tục sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai (chiếm tới 92%) trong khi chỉ có 4 sinh viên trả lời là không (chiếm 8%). Sau đây, là kết quả khảo sát các lý do tại sao sinh viên vẫn tiếp tục sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai và lý do tại sao họ không tiếp tục sử dụng. * Lý do sinh viên vẫn tiếp tục sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai Qua kết quả kháo sát cho thấy rằng 2 yếu tố: giá sim rẻ và tiết kiệm chi tiêu là 2 yếu tố chính trong việc quyết định tiếp tục sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai của sinh viên, ngoài ra giá cước rẻ cũng là một vấn đề sinh viên quan tâm. * Lý do sinh viên không tiếp tục sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai Tất cả các sinh viên trả lời không sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai vì lý do bất tiện trong liên lạc. Khi sinh viên sử dụng nhiều sim khuyến mãi thì bạn bè cũng như người thân của họ đều không biết liên lac được với họ bằng số nào. Đây cũng là một khó khăn rất lớn đối với sinh viên khi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi. Biểu đồ 4.16 Giới thiệu sim điện thoại khuyến mãi đang dùng cho bạn bè sử dụng Khi ra quyết định mua và sau một thời gian sử dụng nếu hài lòng sinh viên sẽ có xu hướng giới thiệu cho bạn bè sử dụng và kết quả kháo sát cho thấy có đến 41sinh viên sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè sử dụng sim điện thoại khuyến mãi mà mình đã sử dụng (chiếm 82%). 9 sinh viên còn lại không hài lòng với sim điện thoại khuyến mãi mà mình đang sử dụng nên không có ý định giới thiệu cho bạn bè (chiếm 18%). 4.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên Qua các kết quả khảo sát ở trên cho thấy rằng nhu cầu sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của các sinh viên là khá lớn. Việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi giúp họ vừa tiết kiệm được chi tiêu so với các loại sim điện thoại thông thường, vừa giúp họ có thể liên lạc được nhiều hơn với gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sinh viên cũng gặp không ít những khó khăn. Sau đây là phần trình bày kết quả thu thập được. Biểu đồ 4.17 Những thuận lợi trong việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi 22% 48% 18% 22% 32% Sim điện thoại khuyến mãi với tài khoản nhiều giúp sinh viên có thể tiết kiệm được chi tiêu (chiếm 48%), cộng với giá sim khá rẻ có thể mua được ở cửa hàng điện thoại di động, các chi nhánh của các nhà cung cấp hay tiệm tạp hóa… cũng là một trong những thuận lợi khi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên. Ngoài ra, giá cước rẻ cũng góp phần thu hút sinh viên sử dụng sim điện thoại khuyến mãi nhiều hơn. Biểu đồ 4.18 Những khó khăn trong việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi 12% 12% 22% 38% 16% 18% 38% Qua một thời gian sử dụng đa số sinh viên nhận thấy rằng khó khăn lớn nhất của họ khi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi là phải thay số thường xuyên (chiếm 38%). Hiện nay, đa số sinh viên đều sử dụng từ một sim điện thoại khuyến mãi trở lên cộng với sim điện thoại chính thức mà họ đang sử dụng thì khi người thân hay bạn bè cần liên lạc thì không biết họ đang sử dụng số nào. Thêm nữa, khi sử dụng nhiều sim điện thoại khuyến mãi trong khi họ chỉ có một chiếc điện thoại nên họ phải thường xuyên tháo lắp sim điều này gây khó khăn trong quá trình liên lạc (chiếm 38%). Việc bị gọi nhằm số cũng gây cho sinh viên không ít khó khăn (chiếm 18%). Tuy sim điện thoại khuyến mãi tặng nhiều tiền trong tài khoản nhưng hay bị trừ nhiều tiền khi thực hiện các cuộc gọi hay nhắn tin (chiếm 12%). Ngoài ra, sinh viên cũng không hài lòng với chất lượng đường truyền (chiếm 16%) vì hiện nay vùng phủ sóng của một số nhà cung cấp sim điện thoại khuyến mãi vẫn chưa thật sự rộng khắp. Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu mô tả lại quá trình ra quyết định mua hàng của sinh viên bao gồm 5 bước: Nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đo lường các lựa chọn, quyết định mua và hành vi sau mua. Và kiến nghị đến nhà cung cấp sim điện thoại khuyến mãi khắc phục các hạn chế và phát huy các thế mạnh trong thời gian tới. Nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi tiêu dùng và quá trình ra quyết định mua hàng của sinh viên. Quá trình nghiên cứu được chia làm 2 giai đoạn đoạn chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ là giai đoạn nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp thảo luận tay từ đó phác thảo được bản câu hỏi. Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích về thông tin mẫu và quá trình ra quyết định mua hàng của sinh viên. Dữ liệu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp và mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện. Kết quả nghiên cứu phản ánh rằng phần đông sinh viên sử dụng sim điện thoại khuyến mãi là do giá sim khá rẻ giúp họ có thể tiết kiệm được chi tiêu. Có hai kênh mà sinh viên quan tâm nhất trong việc tìm kiếm thông tin về sim điện thoại khuyến mãi là do bạn bè giới thiệu và từ quảng cáo của các nhà cung cấp. Mức chi tiêu hàng tháng của đa số sinh viên cho sim điện thoại khuyến mãi hiện nay là 50 ngàn đồng/tháng. Đối với các tiêu chí của sim điện thoại khuyến mãi sinh viên cảm thấy hài lòng với các tiêu chí như: Tặng nhiều tiền, giá cước thấp và không hài lòng ở các tiêu chí như: Số thuê bao không đẹp và chất lượng đường truyền kém. Đánh giá nơi mua thì thấy rằng sinh viên thường mua sim điện thoại khuyến mãi ở các cửa hàng điện thoại di động và các chi nhánh của các nhà cung cấp. Sau khi tìm kiếm được các thông tin cần thiết và đo lường các lựa chọn thì sinh viên sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong việc chọn mua sản phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự chênh lệch lớn về số sinh viên sử dụng sim điện thoại khuyến mãi giữa các nhà cung cấp. Nhưng nhìn chung sim điện thoại khuyến mãi của Viettel được lựa chọn sử dụng nhiều hơn so với sim điện thoại khuyến mãi của các nhà cung cấp khác trong khi mạng Sfone và Beelive hầu như ít được sinh viên chọn để sử dụng. Sim điện thoại khuyến mãi Viettel nhờ vào các tính năng như có thể chuyển tiền qua lại từ các tài khoản trong cùng một mạng, được ứng tiền trước từ tổng đài (khi nạp card tiếp theo sẽ bị trừ đi phần tiền được ứng trước) cộng với số tiền khá lớn có trong tài khoản khi kích hoạt thẻ sim điện thoại khuyến mại mới nên đã thu hút được rất sinh viên (chiếm 82%), Mobiphone cũng khá vững vàng với lượng khách hàng là sinh viên cho riêng mình (chiếm 52%), Vietnam mobile, tuy ra đời sau nhưng có thể nhờ không ngừng cải tiến về chất lượng và tích cực thực hiện các chiến lược marketing tốt đã thu hút được khá nhiều sinh viên sử dụng (chiếm 34%), Vinaphone tiếp tục giữ vững thị phần của mình (chiếm 28%), sim điện thoại khuyến mãi còn lại là của Sfone và Beelive chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Beelive tuy có giá cước hấp dẫn nhưng là một nhà cung cấp sim điện thoại khuyến mãi mới nên sinh viên còn hạn chế sử dụng, Sfone vẫn chưa tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường sim điện thoại khuyến mãi, do vậy số lượng sim điện thoại khuyến mãi Sfone được sinh viên sử dụng rất ít. Sau một thời gian sử dụng sim điện thoại khuyến mãi có 60% sinh viên cám thấy hài lòng với sim điện thoại khuyến mãi mà mình đang sử dụng tuy nhiên, mức độ ưa thích về sim điện thoại khuyến đang sử dụng của các bạn sinh viên chỉ có 44%. Điều này cho thấy sinh viên có xu hướng sẽ thay đổi sim khuyến mãi khi nó không còn tiền trong tài khoản, có 52% sinh viên trả lời có thay đổi và thời gian thay đổi trong vòng một tháng kể từ ngày bắt đầu sử dụng. Khi cảm thấy hài lòng sinh viên vẫn duy trì việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai (chiếm 92%) vì giá sim khá rẻ và còn giúp họ tiết kiệm được chi tiêu trong liên lạc so với sử dụng các sim điện thoại khuyến mãi thông thường và có đến 82% sinh viên sẽ giới thiệu cho bạn bè sử dụng sim điện thoại khuyến mãi mà mình đang sử dụng. Số ít sinh viên còn lại không có nhu cầu sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai (chiếm 8%) vì họ cho rằng sử dụng sim điện thoại khuyến mãi sẽ gây khó khăn cho họ trong việc liên lạc. 5.2 Kiến nghị *Đối với nhà cung cấp sim điện thoại khuyến mãi Cần quan tâm và chú trọng đến chất lượng dịch vụ vì theo phản ánh của các bạn sinh viên thì mặc dù giá sim có rẻ nhưng chất lượng đường truyền là chưa tốt và chưa ổn định. Có thể thực hiện bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng như cải tiến kỹ thuật, máy móc, thiết bị thu truyền sóng. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giúp cho chất lượng đường truyền được ổn định và tốt hơn. Nên mở rộng thêm vùng phủ sóng vì vùng phủ sóng của các nhà cung cấp vẫn chưa thật sự rộng khắp, hầu như các sóng điện thoại chỉ mạnh khi sử dụng ở thành thị và không có hoặc có rất yếu ở các vùng nông thôn. Điều này không những gây ảnh hưởng đến chất lượng đường truyền mà còn gây ra tình trạng nghẽn mạng điện thoại trong các dịp lễ, tết. Đồng thời khi mở rộng được vùng phủ sóng các nhà cung cấp sẽ có thêm được một lượng khách hàng mới ở khu vực nông thôn. Hiện nay, do việc nhu cầu liên lạc cao nhưng lại muốn tiết kiệm chi phí nên một khi đã sử dụng hết số tiền trong tài khoản của sim khuyến mãi sinh viên thường có xu hướng vứt bỏ và chuyển sang sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của các nhà cung cấp khác. Vì vậy, số lượng thuê bao ảo sẽ gia tăng gây lãng phí kho tài nguyên số của quốc gia. Do đó, các nhà cung cấp sim điện thoại khuyến mãi nên hạn chế các chương trình giảm giá sim, tặng tiền vào tài khoản. Thay vào đó có thể khuyến mãi vào thẻ nạp tiền hoặc trực tiếp vào phút nghe…Đồng thời nên thực hiện các đợt giảm cước đồng loạt áp dụng cho tất cả các thuê bao nhằm đảm bảo tính công bằng cho người sử dụng, hạn chế hiện tượng sim dùng một lần rồi vứt, gây lãng phí kho tài nguyên số của quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO Kotler, Philip .1999. Marketing căn bản. Hà Nội. NXB Thống kê GS.TS Trần Minh Đạo. 2006. Giáo trình marketing căn bản. Hà Nội. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Tăng Triệu Mỹ Hương. 2008. Hành vi người tiêu dùng chọn dịch vụ mạng điện thoại di động tại thành phố Long Xuyên. Phan Thanh Sang. Nghiên cứu hành vi sử dụng vợt cầu lông của sinh viên khoa Kinh tế-QTKD, ĐHAG. Bảng giá các loại sim điện thoại khuyến mãi. Đọc từ trang: Đọc ngày 20/03/2010 Khái niệm sim điện thoại khuyến mãi. Đọc từ trang: Đọc ngày 20/03/2010 Loạn khuyến mãi hòa mạng di động. Đọc từ trang: Đọc ngày 23/04/2010 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản câu hỏi phỏng vấn sơ bộ Xin chào, Tôi tên là Diệp Thị Kim Ngân, sinh viên lớp DH8NH khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang. Hiện nay, tôi đang thực hiện chuyên đề năm 3 với đề tài: “Nghiên cứu hành vi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-QTKD trường Đại Học An Giang. Anh (chị) vui lòng dành chút thời gian khoảng 15 phút để giúp tôi trả lời một số câu hỏi dưới đây. Những câu trả lời của Anh (chị) sẽ giúp ích rất nhiều cho vấn đề nghiên cứu. Rất mong được sự nhiệt tình giúp đỡ của Anh (chị). Các ý kiến trả lời của các bạn được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối. I/ PHẦN SÀNG LỌC 1) Bạn đã từng sử dụng sim điện thoại khuyến mãi chưa? II/ PHẦN THÔNG TIN PHỎNG VẤN 1) Bạn đã từng sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của nhà cung cấp nào? 2) Từ nguồn thông tin nào mà bạn biết đến sim điện thoại khuyến mãi? 3) Lý do nào bạn sử dụng sim điện thoại khuyến mãi? 4) Các tiêu chí nào bạn quan tâm khi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi? 5) Bạn thường mua sim điện thoại khuyến mãi ở đâu? 6) Bạn có thường xuyên thay đổi sim điện thoại khuyến mãi đang dùng không? 7) Bao lâu bạn mới thay đổi một lần? 8) Bình quân hàng tháng các bạn chi tiêu bao nhiêu tiền cho việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi? 9) Trong tương lai bạn có tiếp tục sử dụng sim điện thoại khuyến mãi không? Lý do? 10) Bạn có giới thiệu về sim điện thoại khuyến mãi mà mình đang dùng cho bạn bè biết không? 11) Những thuận lợi và khó khăn gì bạn thường gặp phải trong quá trình sử dụng sim điện thoại khuyến mãi? III/ PHẦN THÔNG TIN ĐÁP VIÊN 1) Giới tính? 2) Ngành học? 3) Mức thu nhập hàng tháng? Cám ơn bạn rất nhiều về cuộc thảo luận này! Phụ lục 2: Bản câu hỏi phỏng vấn chính thức BẢN CÂU HỎI NGHIÊN CỨU HÀNH VI SỬ DỤNG SIM ĐIỆN THOẠI KHUYẾN MÃI CỦA SINH VIÊN KHÓA 8 KHOA KINH TẾ-QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Phiếu phỏng vấn số……… Ngày……………. Thời gian bắt đầu………………… PHẦN I: GIỚI THIỆU Xin chào, Tôi tên là Diệp Thị Kim Ngân, sinh viên lớp DH8NH khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang. Hiện nay, tôi đang thực hiện chuyên đề năm 3 với đề tài: “Nghiên cứu hành vi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-QTKD trường Đại Học An Giang. Anh (chị) vui lòng dành chút thời gian khoảng 15 phút để giúp tôi trả lời một số câu hỏi dưới đây. Những câu trả lời của Anh (chị) sẽ giúp ích rất nhiều cho vấn đề nghiên cứu. Rất mong được sự nhiệt tình giúp đỡ của Anh (chị). Các ý kiến trả lời của các bạn được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối. Đối với các câu hỏi lựa chọn, Anh (chị) hãy khoanh tròn câu trả lời cho mỗi câu hỏi PHẦN II: SÀNG LỌC Câu 1: Anh (chị) đã từng sử dụng sim điện thoại khuyến mãi chưa? 1. Đã từng (tiếp câu 2) 2. Chưa từng (tạm dừng) PHẦN III: NỘI DUNG Câu 2: Anh (chị) cho biết đã từng sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của nhà cung cấp nào? ( Có thể chọn nhiều lựa chọn) Mobiphone 4. S-Fone Vinaphone 5. Vietnam mobile Viettel 6. Khác…………. Câu 3: Do đâu mà Anh (chị) biết đến sim điện thoại khuyến mãi? (Có thể chọn nhiều lựa chọn) Do bạn bè giới thiệu 4. Do được tặng Từ quảng cáo 5. Do gia đình mua cho 3. Do tự tìm hiểu 6. Khác…………………. Câu 4: Lý do Anh (chị) sử dụng sim điện thoại khuyến mãi?( Có thể chọn nhiều lựa chọn) Do giá sim rẻ 4. Số thuê bao đẹp Tiết kiệm chi tiêu 5. Do sở thích Giá cước thấp 6. Khác…………………….. Câu 5: Hiện nay Anh (chị) đang sử dụng bao nhiêu sim điện thoại khuyến mãi? 1 sim 3. 3 sim 2. 2 sim 4. Khác……….. Câu 6: Anh (chị) có hài lòng đối với sim điện thoại khuyến mãi mà mình đang sử dụng không? Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Câu 7: Anh (chị) có thường xuyên thay đổi sim khuyến mãi đang sử dụng không? 1. Có (tiếp câu 8) 2. Không (tiếp câu 9) Câu 8: Bao lâu Anh (chị) thay đổi sim 1 lần? 1 tuần 3. 1 tháng Từ 1 đến 2 tuần 4. Khác….. Câu 9: Xin vui lòng cho biết mức độ ưa thích của Anh (chị) đối với sim điện thoại khuyến mãi mà Anh (chị) đang sử dụng? Rất thích Thích Bình thường Ghét Rất ghét Câu 10: Trong tương lai Anh (chị) có tiếp tục sử dụng sim điện thoại khuyến mãi không? Có 2. Không Lýdo…………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………... Câu 11: Anh (chị) có giới thiệu cho bạn bè sử dụng sim điện thoại khuyến mãi mà mình đang sử dụng không? 1. Có 2. Không Câu 12: Bình quân một tháng Anh (chị) chi tiêu bao nhiêu tiền cho việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi 50.000 đồng 3. 150.000 đồng 100.000 đồng 4. Khác……….. Câu 13: Anh ( chị) thường mua sim điện thoại khuyến mãi ở đâu?(Có thể chọn nhiều lựa chọn) Cửa hàng điện thoại di động Chi nhánh của các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Tiệm tạp hóa Khác……………………………….. Câu 14: Anh (chị) hãy cho biết mức độ hài lòng của Anh (chị) về các tiêu chí sim điện thoại khuyến mãi mà Anh (chị) đang sử dụng, bằng cách khoanh tròn vào một trong 5 mức độ quy ước sau: 1 2 3 4 5 Rất không hài lòng Không hài lòng Trung hòa Hài lòng Rất hài lòng STT Các tiêu chí Mức độ hài lòng 1 Giá cước 1 2 3 4 5 2 Số thuê bao đẹp 1 2 3 4 5 3 Chất lượng đường truyền 1 2 3 4 5 4 Tặng nhiều tiền 1 2 3 4 5 5 Khác:_______________ 1 2 3 4 5 Câu 15: Anh (chị) vui lòng cho biết những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi? 1.Thuận lợi………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………….. 2. Khó khăn…………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………. PHẦN IV: THÔNG TIN CÁ NHÂN Giới tính: * Nam * Nữ Lớp: …………..…………………… Thu nhập hàng tháng của Anh (chị) từ gia đình là: Dưới 1000.000 đ Từ 1.000.000 đ – 1.500.000 đ 3. Trên 1.500.000 đ Phụ lục 3: Các bảng số liệu thống kê Cơ cấu giới tính Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nu 31 62.0 62.0 62.0 Nam 19 38.0 38.0 100.0 Total 50 100.0 100.0 Cơ cấu thu nhập Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Duoi 1 trieu dong 16 32.0 32.0 32.0 Tu 1 trieu den 1,5 trieu dong 26 52.0 52.0 84.0 Tren 1,5 trieu dong 8 16.0 16.0 100.0 Total 50 100.0 100.0 Cơ cấu ngành học Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Ke toan doanh nghiep 10 20.0 20.0 20.0 Tai chinh ngan hang 10 20.0 20.0 40.0 Quan tri kinh doanh 10 20.0 20.0 60.0 Tai chinh doanh nghiep 10 20.0 20.0 80.0 Kinh te doi ngoai 10 20.0 20.0 100.0 Total 50 100.0 100.0 Lý do sử dụng sim điện thoại khuyến mãi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Gia sim re 39 78.0 78.0 78.0 Tiet kiem chi tieu 33 66.0 66.0 144.0 Gia cuoc thap 13 26.0 26.0 170.0 So thue bao dep 2 4.0 4.0 174.0 So thich 1 2.0 2.0 176.0 Total 88 176.0 176.0 Nguồn thông tin nhận biết Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Do ban be gioi thieu 27 54.0 54.0 54.0 Tu quang cao 21 42.0 42.0 96.0 Do tu tim hieu 17 34.0 34.0 130.0 Do duoc tang 13 26.0 26.0 156.0 Do gia dinh mua cho 5 10.0 10.0 166.0 Total 83 166.0 166.0 Giá cước Số thuê bao đẹp Chất lượng đường truyền Tặng nhiều tiền Count Col % Count Col % Count Col % Count Col % Rat khong hai long 2 4% 7 14% 0 0% 0 0% Khong hai long 6 12% 18 36% 8 16% 5 10% Trung hoa 21 42% 19 38% 28 56% 13 26% Hai long 17 34% 3 6% 14 28% 24 48% Rat hai long 4 8% 3 6% 0 0% 8 16% Total 50 100% 50 100% 50 100% 50 100% Mức độ hài lòng về các tiêu chí điện thoại mà sinh viên quan tâm Chi tiêu hàng tháng cho việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 50 ngan dong 27 54.0 54.0 54.0 100 ngan dong 13 26.0 26.0 80.0 150 ngan dong 4 8.0 8.0 88.0 200 ngan dong 3 6.0 6.0 94.0 25 ngan dong 3 6.0 6.0 100.0 Total 50 100.0 100.0 Địa điểm mua sim điện thoại khuyến mãi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Cua hang DTDD 37 74.0 74.0 74.0 Chi nhanh cua cac nha cung cap 22 44.0 44.0 118.0 Tiem tap hoa 9 18.0 18.0 136.0 Tiem ban sim card 3 6.0 6.0 142.0 Total 71 142.0 142.0 Các loại sim điện thoại khuyến mãi mà sinh viên đã từng sử dụng Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Mobiphone 26 52.0 52.0 52.0 Vinaphone 14 28.0 28.0 80.0 Viettel 41 82.0 82.0 162.0 Sfone 2 4.0 4.0 166.0 Vietnam Mobile 17 34.0 34.0 200.0 Beelive 1 2.0 2.0 202.0 Total 101 202.0 202.0 Số lượng sim điện thoại khuyến mãi mà sinh viên đang sử dụng Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 sim 20 40.0 40.0 40.0 2 sim 19 38.0 38.0 78.0 3 sim 11 22.0 22.0 100.0 Total 50 100.0 100.0 Mức độ hài lòng của sinh viên đối với sim điện thoại khuyến mãi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat hai long 6 12.0 12.0 12.0 Hai long 24 48.0 48.0 60.0 Binh thuong 18 36.0 36.0 96.0 Khong hai long 2 4.0 4.0 100.0 Rat khong hai long 0 0.0 0.0 100.0 Total 50 100.0 100.0 Mức độ thường xuyên thay đổi sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co 26 52.0 52.0 52.0 Khong 24 48.0 48.0 100.0 Total 50 100.0 100.0 Thời gian thay đổi sim điện thoại khuyến mãi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 tuan 4 15.4 15.4 15.4 Tu 2 den 2 tuan 7 26.9 26.9 42.3 1 thang 11 42.3 42.3 84.6 2 thang 4 15.4 15.4 100.0 Total 26 100.0 100.0 Mức độ ưa thích đối với sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat thich 3 6.0 6.0 6.0 Thich 19 38.0 38.0 44.0 Binh thuong 28 56.0 56.0 100.0 Ghet 0 0.0 0.0 100.0 Rat ghet 0 0.0 0.0 100.0 Total 50 100.0 100.0 Tiếp tục sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co 46 92.0 92.0 92.0 Khong 4 8.0 8.0 100.0 Total 50 100.0 100.0 Giới thiệu sim điện thoại khuyến mãi cho bạn bè sử dụng Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co 41 82.0 82.0 82.0 Khong 9 18.0 18.0 100.0 Total 50 100.0 100.0 Những thuận lợi trong việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Tai khoan nhieu 11 22.0 22.0 22.0 Tiet kiem chi tieu 24 48.0 48.0 70.0 De mua 9 18.0 18.0 88.0 Gia sim re 11 22.0 22.0 110.0 Gia cuoc re 16 32.0 32.0 142.0 Total 71 142.0 142.0 Những khó khăn trong việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Phai thay so thuong xuyen 19 38.0 38.0 38.0 Bi goi nham so 9 18.0 18.0 56.0 Chat luong duong truyen kem 8 16.0 16.0 72.0 Kho lien lac 19 38.0 38.0 110.0 Mau het han su dung 11 22.0 22.0 132.0 Thoi gian kich hoat lau 6 12.0 12.0 144.0 Bi tru nhieu tien 6 12.0 12.0 156.0 Total 78 156.0 156.0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGHIÊN CỨU HÀNH VI SỬ DỤNG SIM ĐIỆN THOẠI KHUYẾN MÃI CỦA SINH VIÊN KHÓA 8 KHOA KINH TẾ-QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG.doc
Tài liệu liên quan