Đề tài Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý

LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Tuy vậy, chất lượng môi trường của chúng ta hiện nay đang có nguy cơ ngày một suy giảm do các hoạt động của con người. Một trong những tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng là chất thải rắn (CTR) phát sinh từ sinh hoạt của con người, từ các hoạt động sản xuất công - nông - lâm - ngư nghiệp, từ các công sở, từ các hoạt động giao dịch thương mại, . CTR ngày càng tăng cả về khối lượng, thành phần lẫn độc tính. Quận 10 là quận nội thành và là một trong những Quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước và mạng lưới giao thông đô thị khá hoàn chỉnh. Quận không có kênh rạch, có nhiều chợ nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư, cư xá. Với mật độ dân số khá đông (khoảng 250.000 người/km2) cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đòi sống người dân từng bước cải thiện, do vậy nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi trong sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh ngày càng lớn cùng với việc thải bỏ CTRSH một cách bừa bãi và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ở các khu đô thị, khu dân cư là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của người dân. Trước tình hình đó, việc quản lý thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, dù đã được tăng cường về cở sở vật chất, phương tiện kỹ thuật nhưng công tác thu gom, xử lý CTRSH vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này thể hiện ưu và khuyết điểm được trong công tác quản lý CTR nói chung và CTRSH nói riêng của Quận 10. Đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý” được thực hiện nhằm hoàn thiện hơn hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn Quận. 2. Mục tiêu nghiên cứu “Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý” 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ gói gọn trong phạm vi địa bàn Quận 10. - Đối tượng nghiên cứu: CTRSH - Trên cơ sở khảo sát thu thập tài liệu và số liệu sẵn có về hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10. + Đánh giá được hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn Quận (Nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý ). + Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH đến năm 2030 + Đề xuất các giải pháp quản lý để nghiên cứu lựa chọn phương án tối ưu cho hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH của Quận 10. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận - Nắm vững kiến thức về quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH. - Phân tích, đánh giá nguồn phát sinh CTRSH, hệ thống thu gom, vận chuyển và hệ thống các điểm hẹn. 4.2 Phương pháp cụ thể - Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập và kế thừa chọn lọc các cơ sở dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu (sách vở, giáo trình, internet v.v .). Chủ yếu tập trung vào các dữ liệu sau: + Thành phần và tính chất của CTR; + Các phương pháp xử lý CTR; + Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường của trên địa bàn Quận 10; + Thu thập các số liệu về công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10; - Phương pháp dự báo tốc độ phát sinh CTR. - Phương pháp tính toán hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10. 5. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: đề tài cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH Quận 10 trong giai đoạn 2010 - 2030. - Ý nghĩa thực tiễn: đồ án đưa ra những giải pháp nhằm: + Thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTRSH phát sinh hàng ngày, đồng thời phân loại CTR tại nguồn. + Nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại địa phương, góp phần cải thiện môi trường và sức khoẻ cộng đồng. + Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nguồn thu nhập cho người dân lao động tại địa bàn Quận 10. + Hợp lý hóa quá trình thu gom, vận chuyển CTRSH, tăng mỹ quan đô thị cho Quận 10. 6. Cấu trúc đồ án tốt nghiệp: bao gồm 4 chương - Chương 1: Tổng quan về CTR. - Chương 2: tổng quan về Quận 10. - Chương 3: Hiện trạng quản lý CTRSH tại Quận 10. - Chương 4: Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH tại địa bàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý.

docx110 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S + HSCS + SSCS = 0,775 + 0,417 + 0,1= 1,292 (giờ/chuyến) - Số chuyến thu gom của mỗi thùng 660l trong 1ngày Nd=H ×(1-W)TSCS=8×(1-0,15)1,292=5,26 (chuyến/thùng.ngày) Trong đó: H: thời gian làm việc của công nhân, H=8h. W: Hệ số thời gian không vận chuyển, W = 0,15. ð Ta chọn Nd = 5 (chuyến/ thùng.ngày) - Tổng số chuyến cần thu gom: Nd=tổng lượng CTRHC/ngàylượng CTR/chuyến=193.564,380,66×300=977 (chuyến/ngày) - Tổng số thùng 660L cần đầu tư: m=số chuyến/ngàysố chuyến/thùng.ngày=9775=195 thùng 660L - Với số lượng là 195 thùng 660l làm việc trong 1 ca, mỗi công nhân quản lý 1 thùng 660l sau giờ nghỉ thì ca đầu sẽ chuyển giao thùng lại cho ca sau. - Giả định công nhân làm việc 6 ngày/tuần.Vậy số công nhân làm việc trong 1 ca khi tính đến số ngày nghỉ định kì trong tuần =195 công nhân/ca×7 ngày6 ngày=228 (công nhân/ca) Tổng số thùng 660l cần đầu tư để thu gom CTR thực phẩm được thể hiện trong Bảng 4.4: Bảng 4.4: Số thùng 660l cần đầu tư để thu gom CTR thực phẩm đến năm 2030 Năm Khối lượng CTR thực phẩm phát sinh trong ngày (tấn/ngày) Số thùng sử dụng (thùng) Số thùng đầu tư (thùng) Số công nhân/ngày 2010 193,56 195 195 228 2011 197,43 199 4 232 2012 201,39 203 4 237 2013 205,41 207 199 241 2014 209,52 211 4 246 2015 213,71 215 4 251 2016 217,98 220 204 256 2017 222,35 224 4 261 2018 226,79 228 4 267 2019 231,33 233 209 272 2020 235,95 238 5 277 2021 240,67 242 4 283 2022 245,49 247 214 289 2023 250,40 252 5 294 2024 255,41 257 5 300 2025 260,51 262 219 306 2026 265,72 268 6 312 2027 271,04 273 5 319 2028 276,46 279 225 325 2029 281,99 284 5 331 2030 287,62 290 6 338 Tính số xe cần thiết để vận chuyển CTR thực phẩm đến BCL Phước Hiệp - Chọn xe ép 10 tấn để vận chuyển CTR thực phẩm đến BCL Phước Hiệp - Khối lượng CTR thực phẩm năm 2010 của Quận 10 : mthực phẩm = 193.564,38 kg/ngày - Khối lượng riêng của CTR thực phẩm : rhữu cơ = 300 kg/m3 - Khối lượng CTR thực phẩm chứa trong 1 thùng: =0,66×300=198 (kg/thùng) - Đoạn đường từ điểm thu gom đến bãi chôn lấp Phước Hiệp là 50km - Vận tốc trung bình: vtb = 35 km/h. - Thời gian thu gom CTR = thời gian lấy đầy xe = 20 phút/chuyến = 0,3 h/chuyến - Thời gian vận chuyển HSCS=SVđi+SVvề= 5035+5035=2,9giờchuyến - Thời gian tại BCL = thời gian chờ + thời gian đổ SSCS = 20 phút = 0,2 (giờ/chuyến) - Thời gian của 1chuyến thu gom: (TSCS) TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian tại BCL = PSCS + HSCS + SSCS = 0,3 + 2,9 + 0,2 = 3,4 (giờ/chuyến) - Số chuyến xe cần vận chuyển Nd6 tấn=khối lượng CTR cần vận chuyểnkhối lượng CTR vận chuyển được/chuyến =193.564,3810tấnchuyến×1000kg≈19 (chuyến/ngày) - Số chuyến mỗi xe ép vận chuyển trong 1 ngày: Nd=H×(1-W)TSCS=8×1-0,153,4=2,0 (chuyến/xe.ngày) - Số xe vận chuyển m6 tấn=số chuyến/ngàysố chuyến/xe.ngày =192=9,5 xe ð Vậy cần có 10 xe 10 tấn để vận chuyển hết CTRVC về BCL Tính hệ thống thu gom đối với CTR vô cơ: Tính số thùng 660l cần thiết để thu gom hết khối lượng CTRCV - Khối lượng CTRCV năm 2010 : mvô cơ = 55.996,11 kg/ngày - Dân số năm 2010 : N2010 = 231.964 người - Khối lượng riêng của CTRVC : ρvô cơ = 146 kg/m3 - Tần suất thu gom CTRVC : 2 ngày/lần - Số hộ thu được của một chuyến thu gom H=sức chứa của thùng 660l×KL riêng của CTR VCr×n×thành phần % CTRVC =0,66×1461,1×5×0,2414≈73 (hộ/chuyến) Trong đó: + r : tốc độ phát sinh CTR, r = 1,1(kg/người/ngày). + n : số người của 1 hộ, n = 5 người/hộ - Thời gian của 1chuyến thu gom: (TSCS) TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ - Thời gian lấy CTR: + Lấy đầy xe : 0,5 phút/hộ. + Di chuyển : 0,5 phút giữa 2 hộ. PSCS = 73×0,5+(73-1)×0,5=72,5(phút/chuyến) =1,21 (giờ/chuyến) - Thời gian vận chuyển: + Đoạn đường từ điểm hẹn đến nơi lấy CTR : 0,5km + Vận tốc xe đẩy đến điểm hẹn : 3km/h + Vận tốc xe từ điểm hẹn đến tuyến : 2km/h HSCS=SVđi+SVvề= 0,53+0,52=0,417(giờ/chuyến) - Thời gian tại nơi đổ CTR: SSCS = 6 phút = 0,1 (giờ/chuyến) ð TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ = PSCS + HSCS + SSCS = 1,21 + 0,417 + 0,1= 1,727 (giờ/chuyến) - Số chuyến thu gom của mỗi thùng 660l trong 1ngày Nd=H ×(1-W)TSCS=8×(1-0,15)1,727=3,9 (chuyến/thùng.ngày) Trong đó: H: thời gian làm việc của công nhân, H=8h. W: Hệ số thời gian không vận chuyển, W = 0,15. ð Ta chọn Nd = 4 (chuyến/ thùng.ngày) - Tổng số chuyến cần thu gom: Nd=tổng lượng CTRVC/ngàylượng CTR/chuyến=55.996,110,66×146=581 (chuyến/ngày) - Tổng số thùng 660L cần đầu tư: m=số chuyến/ngàysố chuyến/thùng.ngày=5814=145 thùng 660L Tổng số thùng 660l cần đầu tư để thu gom CTR vô cơ được thể hiện trong Bảng 4.5: Bảng 4.5: Số thùng 660l cần đầu tư để thu gom CTR vô cơ đến năm 2030 Năm Khối lượng CTRVC phát sinh trong ngày (tấn/ngày) Số thùng sử dụng (thùng) Số thùng đầu tư (thùng) 2010 66,39 145 145 2011 67,83 148 3 2012 69,04 151 3 2013 70,49 154 148 2014 71,94 157 3 2015 73,39 160 3 2016 74,83 163 151 2017 76,28 167 4 2018 77,73 170 3 2019 79,42 173 154 2020 80,87 177 4 2021 82,56 180 3 2022 84,25 184 158 2023 85,94 188 4 2024 87,63 191 3 2025 89,32 195 162 2026 91,25 199 4 2027 92,94 203 4 2028 94,87 207 166 2029 96,80 211 4 2030 98,73 216 5 Tính Toán số xe cần vận chuyển CTRVC đến BCL - Chọn xe ép 6,0 tấn để vận chuyển CTRVC đến trạm phân loại đặt tại sàn phân loại của BCL Phước Hiệp - Khối lượng CTRCV năm 2010 : mvô cơ = 55.996,11 kg/ngày - Khối lượng riêng của CTRVC : ρvô cơ = 146 kg/m3 - Khối lượng CTRVC chứa trong 1 thùng: =0,66×146=96,36 (kg/thùng) - Đoạn đường từ điểm thu gom đến bãi chôn lấp Phước Hiệp là 50km - Vận tốc trung bình: vtb = 35 km/h. - Thời gian thu gom CTR = 20 phút/chuyến = 0,3 h/chuyến - Thời gian vận chuyển HSCS=SVđi+SVvề= 5035+5035=2,9giờchuyến - Thời gian tại BCL = thời gian chờ + thời gian đổ SSCS = 20 phút = 0,2 (giờ/chuyến) - Thời gian của 1chuyến thu gom: (TSCS) TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian tại BCL = PSCS + HSCS + SSCS = 0,3 + 2,9 + 0,2 = 3,4 (giờ/chuyến) - Số chuyến xe cần vận chuyển Nd6 tấn=khối lượng CTR cần vận chuyểnkhối lượng CTR vận chuyển được/chuyến =55.996,116tấnchuyến×1000kg=9,3≈9 (chuyến/ngày) - Số chuyến mỗi xe ép vận chuyển trong 1 ngày: Nd=H×(1-W)TSCS=8×1-0,153,4=2,0 (chuyến/xe.ngày) - Số xe vận chuyển m6 tấn=số chuyến/ngàysố chuyến/xe.ngày =92=4,5 xe ð Vậy cần có 5 xe 6,0 tấn để vận chuyển hết CTRVC về BCL 4.2.2.5 Tính toán số xe sẽ đầu tư thêm - Chọn loại xe ép 6,0 tấn, 10 tấn và 12 tấn để vận chuyển CTR đến bãi chôn lấp Phước Hiệp - Chọn loại thùng 660L để thu gom CTR trên toàn Quận 10. - Bán kính điểm hẹn là 500m (500m là khoảng cách xa nhất mà công nhân đẩy thùng 660L chứa đầy CTR có thể đi được). - Tổng các điểm hẹn là 94 điểm, mỗi điểm hẹn chứa khoảng 7 – 8 thùng 660l - Đoạn đường từ điểm thu gom đến bãi chôn lấp Phước Hiệp là 50km - Vận tốc trung bình: vtb = 35 km/h. - Thời gian thu gom CTR = 20 phút/chuyến = 0,3 h/chuyến - Thời gian vận chuyển HSCS=SVđi+SVvề= 5035+5035=2,9giờchuyến - Thời gian tại BCL = thời gian chờ + thời gian đổ SSCS = 20 phút = 0,2 (giờ/chuyến) - Thời gian của 1chuyến thu gom: (TSCS) TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian tại BCL = PSCS + HSCS + SSCS = 0,3 + 2,9 + 0,2 = 3,4 (giờ/chuyến) - Số chuyến xe cần vận chuyển + Đối với xe 6 tấn Nd6 tấn=khối lượng CTR cần vận chuyểnkhối lượng CTR vận chuyển được/chuyến =255.1606tấnchuyến×1000kg=42,5≈43 (chuyến/ngày) + Đối với xe 10 tấn Nd10 tấn=khối lượng CTR cần vận chuyểnkhối lượng CTR vận chuyển được/chuyến =255.16010tấnchuyến×1000kg=25,5≈26 (chuyến/ngày) + Đối với xe 12 tấn Nd12 tấn=khối lượng CTR cần vận chuyểnkhối lượng CTR vận chuyển được/chuyến =255.16012tấnchuyến×1000kg=21,3≈21 (chuyến/ngày) - Số chuyến mỗi xe ép vận chuyển trong 1 ngày: Nd=8giờngày×thời gian không vận chuyểnthời gian của 1 chuyến thu gom=8×1-0,153,4 = 2,0 chuyến/xe.ngày - Tổng số xe vận chuyển cần đầu tư : + Đối với xe 6 tấn m6 tấn=số chuyến/ngàysố chuyến/xe.ngày =432=21 xe + Đối với xe 10 tấn m10 tấn=số chuyến/ngàysố chuyến/xe.ngày =262=13 xe + Đối với xe 12 tấn m10 tấn=số chuyến/ngàysố chuyến/xe.ngày =212=10 xe ðVậy số xe cần đầu tư là được thể hiện trong bảng 4.6 Bảng 4.6: Số xe vận chuyển cần đầu tư qua các năm Năm Khối lượng CTR phát sinh trong ngày (tấn/ngày) Xe 6 tấn Xe 10 tấn Xe 12 tấn Sử dụng Cần đầu tư Sử dụng Cần đầu tư Sử dụng Cần đầu tư 2010 255,16 21 21 13 13 10 10 2011 260,26 21 0 13 0 10 0 2012 265,47 22 1 13 0 10 0 2013 270,78 22 0 14 1 10 0 2014 276,19 23 1 14 0 11 1 2015 281,72 23 0 14 0 11 0 2016 287,35 24 1 14 0 11 0 2017 293,10 24 0 15 1 11 0 2018 298,96 25 1 15 0 11 0 2019 304,94 25 0 15 0 12 1 2020 311,04 26 1 16 1 12 0 2021 317,26 26 0 16 13 12 10 2022 323,61 27 22 16 0 12 0 2023 330,08 27 0 16 0 13 1 2024 336,68 28 1 17 1 13 0 2025 343,41 28 0 17 0 13 0 2026 350,28 29 1 17 0 13 0 2027 357,29 29 0 18 1 14 1 2028 364,43 30 1 18 0 14 0 2029 371,72 31 1 19 1 14 0 2030 379,15 31 0 19 15 1 4.2.2.6 Phương án thực hiện Phân loại CTR tại nguồn Với dân số gần 250.000 người, hàng ngày, Quận 10 thải ra một lượng tương đối lớn khoảng 230 ÷ 250 tấn/ngày CTRSH và khoảng 40 m3 xà bần/ngày. Toàn bộ CTRSH sau khi thu gom tại nhiều nguồn khác nhau (các hộ dân cư riêng lẻ, chung cư, chợ, khu thương mại, nhà hàng, khách sạn, trường học, công sở,...) đều được vận chuyển đến 2 bãi chôn lấp Phước Hiệp (Củ Chi) và nhà máy xử lý CTR VietStar. Với độ ẩm đến 70-80% (mùa mưa có thể đến 90%), thành phần thực phẩm dư thừa và chất hữu cơ khác chiếm đến 96,9%, ngoài ra còn chứa rất nhiều các chất thải sinh hoạt nguy hại và chất thải công nghiệp nguy hại (do không có quá trình phân loại CTR tại nguồn và không kiểm soát được thành phần CTR đổ vào BCL), khối lượng CTR đô thị khổng lồ nói trên đã và đang sinh ra một lượng lớn nước rò rỉ có nồng độ các chất bẩn rất cao gây ô nhiễm nặng nề đến nguồn nước mặt và nước ngầm, gây mùi hôi thối nồng nặc trong phạm vi nhiều kilômét. Thực tế quản lý CTR đô thị hiện nay cho thấy, trong khi khâu thu gom và vận chuyển đã có nhiều cải tiến và được đầu tư đáng kể để nâng cao hiệu suất và cải thiện chất lượng môi trường, khâu xử lý vẫn dậm chân tại chỗ. Các dự án làm compost đều thất bại, giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường từ các BCL gần như không có lối thoát. Cần phải có phương thức tiếp cận giải quyết vấn đề mới hơn và cách mạng hơn. Qua kinh nghiệm quản lý CTRSH của các nước phát triển và đang phát triển, phân tích các điều kiện thực tế của Quận 10 nói riêng và của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, Phân Loại CTR tại nguồn chắc chắn sẽ là phương án giải quyết cơ bản cho các vấn đề về môi trường do CTRSH gây ra. Mục tiêu của việc Phân loại CTR tại nguồn - Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý CTRSH của Quận 10, bao gồm: + Nâng cao ý thức của người dân trong công tác quản lý CTR bằng các chương trình tuyên truyền về lợi ích và hướng dẫn quy trình phân loại CTR tại nguồn; + Làm tăng hiệu quả của hệ thống thu gom, vận chuyển, nâng cao chất lượng của các loại sản phẩm tái sinh, tái chế và tái sử dụng từ các loại phế liệu, giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ, giảm ô nhiễm môi trường, do công tác phân loại CTR tại nguồn sẽ làm cho các loại chất thải có khả năng tái chế có chất lượng cao hơn (sạch hơn) vì không lẫn lộn các loại chất thải sinh hoạt khác nhau; + Giảm một phần khối lượng vận chuyển của CTR ra các BCL, nhằm nâng cao hiệu quả của các BCL (kéo dài tuổi thọ – thời gian hoạt động) và giảm số lượng xe vận chuyển CTR đến các BCL. - Tạo điều kiện để tái sử dụng nguồn chất thải hữu cơ to lớn (70 ÷90%) làm phân compost chất lượng cao (không nhiễm các chất thải sinh hoạt nguy hại, không lẫn thủy tinh, kim loại, plastic,…), hoặc vật liệu san nền, thức ăn gia súc, tái sinh năng lượng, …; - Thúc đẩy quá trình xã hội hóa công tác quản lý CTR đô thị. Phương án thực hiện: Ta sẽ thực hiện phương án phân loại các thành phần CTRSH tại nguồn thành hai nhóm chính gồm: - CTR thực phẩm (CTR hữu cơ): sẽ được được tách riêng, thu gom và vận chuyển, đến BCL CTR thực phẩm hoặc được tái sử dụng làm phân compost; - Phần còn lại (CTR vô cơ): sẽ được thu gom riêng và tập trung vận chuyển đến một trạm phân loại, có thể sử dụng trạm ép kin Trần Bình Trọng để phân loại lần 2. Phần nào có thể tái chế được sẽ bán cho các cơ sở tái chế, phần không thể bán cho các cơ sở tái chế sẽ được chuyển đến BCL CTR khó phân hủy. Trang thiết bị lưu trữ, thu gom và vận chuyển CTR đã phân loại: Thùng chứa CTR - Chất liệu: sử dụng các thùng chứa bằng nhựa PE. - Màu sắc: + Đối với CTR thực phẩm: sử dụng thùng chứa màu xanh lá cây vì màu xanh lá cây tượng trưng cho cây cỏ, rau, thực phẩm,… + Đối với CTR còn lại: sử cụng thùng chứa màu xám. - Hình dáng, mẫu mã: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thùng chứa như sọt nhựa không nắp, thân đục lỗ; thùng nắp rời hoặc thùng có nắp đính với thân và có chân đạp. Thông thường để bảo đảm vệ sinh không bay mùi, không thu hút ruồi muỗi, người ta thường sử dụng loại thùng có nắp đính với thân và có chân đạp.. Vì đây là loại thùng có độ bền cao, giá thành tương đối thấp. Mỗi loại thùng sẽ được in biểu tượng của loại CTR cần phân loại. - Dung tích thùng: sử dụng thùng 10L và 15L để lưu trữ CTR tại các hộ gia đình; hiện các thùng cỡ lớn từ 45 – 50 lít sẽ được cung cấp để phục vụ cho các cơ quan, trường học, nhà hàng khách sạn,… Hình 4.1: Mẫu thùng chứa CTR sử dụng cho chương trình PLCTRTN Túi nilon - Chất liệu: sử dụng loại túi PE, không dùng loại túi PVC vì nhựa PVC không có giá trị tái sử dụng, khả năng phân hủy kém trong bãi chôn lấp và sinh các loại khí độc nếu được xử lý bằng phương pháp đốt. Vì vậy, dự án đề xuất loại túi PE để chứa cả 02 loại chất thải. - Màu sắc: Màu sắc của túi chứa rác tương ứng với màu sắc của thùng. Túi màu xanh lá cây ứng với chất thải thực phẩm và túi màu xám ứng với chất thải còn lại. - Mẫu mã: Túi sẽ được thiết kế theo dạng túi thông dụng trên thị trường hiện nay, không có quai xách nhằm trách những mục đích sử dụng khác. Trên mỗi loại túi nylon đựng chất thải sẽ in biểu tượng của loại chất thải cần phân loại và logo chương trình PLCTRĐTTN. - Kích cỡ: Túi sẽ được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau, tương ứng với dung tích của các loại thùng chứa được sử dụng cho nhiều đối tượng trong chương trình (hộ gia đình, trường học, văn phòng, nhà hàng, khách sạn, …). Thùng Thu Gom và Xe Vận Chuyển: thùng 240 lít, 660 lít và xe vận chuyển CTR còn lại cũng được sơn màu xám. Ngoài ra, thùng và xe còn được in dòng chữ: “CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN” và logo của chương trình. Phân loại và lưu trữ: CTR tại hộ gia đình: - CTR được chia thành 2 nhóm, chứa trong 2 túi PE và 2 thùng quy định như sau: + Túi và thùng chứa màu xanh lá cây: chứa CTR thực phẩm, được thu gom hằng ngày; + Túi và thùng chứa màu xám: chứa phần CTR còn lại, được thu gom 2 lần/tuần. - Trong 6 tháng đầu thí điểm của chương trình PLCTRĐTTN, Nhà Nước sẽ đầu tư túi và thùng chứa cho hộ gia đình. Đối tượng hộ gia đình được xác định bao gồm tất cả các hộ gia đình có kinh doanh và không kinh doanh. Mỗi hộ gia đình sẽ được hỗ trợ 2 thùng chứa CTR, một thùng chứa CTR thực phẩm, thùng kia chứa CTR còn lại. CTR tại chợ: - Kết quả khảo sát tại các chợ trên địa bàn Quận 10 cho thấy thành phần CTR thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất: 81,37% đối với chợ Nguyễn Tri Phương và 91% đối với chợ Nhật Tảo (khu chợ thực phẩm). CTR tại chợ cũng được phân thành 2 nhóm và chứa vào 2 loại thùng theo quy định: + Thùng màu xanh lá cây: chứa CTR thực phẩm; + Thùng màu xám: chứa CTR còn lại. - CTR được phân loại ngay từ mỗi sạp/đơn vị kinh doanh ra đến các thùng chứa CTR tập trung có dung tích 660 lít. Theo đó, mỗi sạp/đơn vị kinh doanh cần trang bị 2 thùng chứa nhỏ (1 thùng xanh lá cây và 1 thùng xám) nếu cần thiết, hoặc 2 túi (1 xanh lá cây và 1 xám), hoặc bỏ rác chung vào thùng tập trung theo đúng quy định. Cả CTR thực phẩm và CTR còn lại đều được thu gom hằng ngày nhưng theo hệ thống riêng. Tại các nguồn phát sinh khác - Ngoài hộ gia đình, các chủ nguồn thải được trình bày sau đây là đối tượng thực hiện chương trình PLCTRĐTTN: + Khối trường học bao gồm: các trường mẫu giáo, mầm non; trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở, trường Phổ thông trung học, trường Đại học, Cao Đẳng và Trung học. + Các cơ quan hành chính sự nghiệp và các đơn vị kinh doanh, thương mại, dịch vụ (công ty, chi nhánh, ngân hàng, siêu thị, khu thương mại, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, quán cafe giải khát, tiệm cắt tóc, dịch vụ “massage”, ga ra xe,…); + Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất. - Tại những nguồn thải nêu trên, việc phân loại CTR thực hiện tương tự như ở hộ gia đình. CTR được chia thành 2 nhóm, chứa trong 2 túi PE và 2 thùng quy định như sau: + Túi và thùng chứa màu xanh lá cây: chứa CTR thực phẩm, được thu gom hằng ngày; + Túi và thùng chứa màu xám: chứa phần CTR còn lại, được thu gom 2 lần/tuần. Thu gom và vận chuyển: Việc triển khai thực hiện chương trình PLCTRĐTTN trên địa bàn Quận 10 sẽ đưa đến những thay đổi nhất định của hệ thống thu gom – vận chuyển CTR. Do đó, hệ thống thu gom – vận chuyển CTR cần được nghiên cứu cải tiến sao cho phù hợp. Trên cơ sở hệ thống thu gom – vận chuyển CTR hiện hữu, 2 phương án cải tiến hệ thống thu gom – vận chuyển được đề xuất như sau: Phương án 1: Hệ thống thu gom hiện tại sẽ đảm nhận thu gom cả 2 loại: CTR thực phẩm và CTR còn lại. Theo đó, phương tiện thu gom cần được cải tiến phù hợp để thu gom được 2 loại CTR cùng một chuyến. Thiết bị vận chuyển CTR còn lại là loại xe tải không ép. - Ưu điểm: + Số lượng nhân công không thay đổi; + Trang thiết bị thu gom không tăng hoặc tăng không đáng kể; + Hài hòa các mối quan hệ xã hội. - Nhược điểm: + Làm thay đổi quy trình thu gom của hệ thống thu gom CTR hiện tại; + Không có khả năng cải tiến trang thiết bị thu gom hiện tại để thu gom cả 2 loại CTR được tách riêng mà vẫn đảm bảo vệ sinh và văn minh đô thị; + Trong quá trình thu gom, người thu gom sẽ nhặt CTR có khả năng tái chế để bán, do đó xảy ra tình trạng lục bới thùng rác trên đường đi hoặc tại các điểm hẹn làm vương vãi, gây mất vệ sinh đô thị. Phương án 2: Bên cạnh hệ thống thu gom – vận chuyển hiện tại, tổ chức một hệ thống hoạt động song song đảm nhận việc thu gom – vận chuyển CTR còn lại. - Ưu điểm: + Không gây xáo động, thay đổi hệ thống thu gom – vận chuyển CTR hiện tại (cả về nhân lực, vật lực và quy trình thu gom); + Tận dụng được trang thiết bị thu gom hiện tại. - Nhược điểm: + Tăng số lượng công nhân thu gom CTR để đảm nhận việc thu gom CTR còn lại; + Có khả năng tạo mâu thuẫn giữa người thu gom CTR thực phẩm và người thu gom CTR còn lại. Lựa chọn phương án: Dựa trên 2 tiêu chí: - Hạn chế đến mức thấp nhất sự xáo động hệ thống thu gom - vận chuyển hiện tại. - Khả năng cải tiến thiết bị thu gom, phương án cải tiến hệ thống thu gom - vận chuyển CTR nhằm phù hợp với chương trình PLCTRĐTTN trên địa bàn Quận 10 được chọn là phương án 2. Hệ thống thu gom - vận chuyển CTR thực phẩm Khi thực hiện chương trình PLCTRĐTTN, hệ thống quản lý CTRSH sẽ được chia thành 2 phần: (1) hệ thống quản lý CTR thực phẩm và (2) hệ thống quản lý phần CTR còn lại. Hệ thống quản lý CTR hiện tại từ hệ thống quản lý hành chính đến hệ thống quản lý kỹ thuật bao gồm quy trình, trang thiết bị thu gom (thùng 660 lít màu xanh lá cây, xe ba gác, xe lam) và trang thiết bị trung chuyển, vận chuyển (xe ép, xe tải và trạm ép rác kín 350B Trần Bình Trọng) sẽ được sử dụng để thu gom và vận chuyển CTR thực phẩm. Như vậy, CTR thực phẩm vẫn được thu gom 7 ngày trong tuần, theo các tuyến thu gom hiện tại bởi lực lượng thu gom hiện tại. Mạng lưới điểm hẹn vẫn được sử dụng và không thay đổi. Hệ thống thu gom - vận chuyển CTR còn lại Lượng CTR còn lại sau khi phân loại sẽ được thu gom và vận chuyển theo một hệ thống riêng. Trong thực tế, hệ thống quản lý CTR đang tồn tại cả hai lực lượng thu gom công lập và dân lập. Như vậy, vấn đề quan trọng đặt ra là lựa chọn phương án nào để thu gom phần CTR còn lại đã tách riêng: “Nhà Nước hay Tư nhân thực hiện?”. Trong trường hợp phương án 1 được lựa chọn. Nhà nước sẽ trực tiếp quản lý và thực hiện thu gom, vận chuyển lượng CTR còn lại. - Thu gom: Lượng CTR còn lại (sau khi tách phần CTR thực phẩm) sẽ được đội thu gom công lập thu gom 2 lần/tuần bằng thùng đẩy tay 660 lít sơn màu xám. Trong quá trình thu gom, các tình huống sau đây có thể xảy ra: + Hộ gia đình mang túi đựng CTR còn lại ra khi có xe thu gom đến (khi gia đình có người ở nhà), lúc này nhân viên thu gom có thể xé túi rác nhặt phế liệu. Mặc dù sẽ có quy định cụ thể nhưng khả năng này không thể hoàn toàn tránh khỏi; + Hộ gia đình bỏ túi đựng CTR còn lại ra trước của (trong trường hợp không có ai ở nhà): người nhặt rác dạo hoặc người thu gom tư nhân có thể xé túi để lấy những những loại phế liệu có giá trị tái sinh/tái chế cao và điều này cũng khó có thể kiểm soát được. Như vậy trong cả hai trường hợp, khả năng thất thoát những loại phế liệu có giá trị cao đều có khả năng xảy ra. Lượng CTR còn lại là những loại phế liệu có giá trị thấp và một số ít thành phần khác. Thùng 660 lít sau khi thu gom đầy sẽ được đẩy về điểm hẹn. Mạng lưới điểm hẹn hiện tại sẽ được sử dụng cho hệ thống thu gom, vận chuyển CTR còn lại. - Vận chuyển: CTR còn lại sau khi được tập trung đến các điểm hẹn sẽ được đội vận chuyển công lập chuyển đến trạm phân loại tập trung tại bãi chôn lấp Phước Hiệp hoặc Nhà máy xử lý CTR VietSart bằng xe tải không ép 10m3/3,5 tấn. Tuy nhiên để tránh tình huống gặp nhau giữa xe ép CTR thực phẩm và xe tải vận chuyển CTR còn lại, thời gian thu gom CTR còn lại cũng như thời gian các xe tải ghé điểm hẹn sẽ được tính toán sao cho sớm hơn và không trùng lắp với hệ thống thu gom vận chuyển CTR thực phẩm. - Ưu điểm: + Dễ dàng hiện đại hóa hệ thống; + Quản lý được mức chi phí thu gom CTR; + Đảm bảo chất lượng môi trường tại các công đoạn quản lý CTR và các cơ sở tái chế; + Có khả năng thu được triệt để lượng CTR có khả năng tái chế (bao gồm các loại phế liệu có giá trị tái sinh/tái chế cao và phế liệu có giá trị thấp) bằng cách thiết lập các quy định và hình thức xử phạt đối với lực lượng thu gom. - Nhược điểm: + Xóa bỏ hệ thống nhặt ve chai từ lâu đã tồn tại trong thành phố; + Phải đầu tư rất lớn vào toàn bộ các khâu trong hệ thống kế cả về cơ sở vật chất và nhân lực. Trong trường hợp phương án 2 được lựa chọn. Nhà Nước quản lý hệ thống thu gom, vận chuyển CTR còn lại đồng thời trực tiếp thực hiện công tác vận chuyển, tư nhân tham gia cùng Nhà Nước đảm nhận công tác thu gom. - Thu gom: Tại mỗi hộ gia đình, thùng đẩy tay 660 lít màu xám của Nhà Nước/tư nhân sẽ đi thu gom CTR còn lại 2 lần/tuần. Các hộ gia đình hoặc mang túi đựng CTR ra khi có xe đến (khi có người ở nhà), hoặc bỏ ra trước cửa (trong trường hợp vắng nhà). Người thu gom có thể xé túi nhặt phế liệu nhưng phải chuyên chở hết các túi chứa CTR còn lại đến điểm hẹn. Do Nhà Nước không thể quản lý lực lượng thu gom dân lập nên lực lượng thu gom dân lập có thể tăng thu nhập bằng cách bán các loại phế liệu có giá trị tái sinh/tái chế cao. Trong khi đó, Nhà Nước chỉ đảm nhận khâu vận chuyển các loại phế liệu có giá trị thấp. Trong phương án này, Nhà Nước chỉ đầu tư thùng 660 lít trong 6 tháng thí điểm. Các giai đoạn triển khai tiếp theo, lực lượng thu gom tư nhân phải tự đầu tư thiết bị thu gom. - Vận chuyển: Trong phương án 2, phần CTR có giá trị tái sinh và tái chế cao đã được phân loại và bán cho các vựa thu mua phế liệu. Lực lượng công lập vận chuyển các loại phế liệu ít có giá trị đến trạm phân loại tập trung. Do đó, số lượng xe sẽ giảm đi đáng kể. - Ưu điểm: + Nhà Nước có điều kiện dễ dàng hơn để quản lý được hệ thống tư nhân; + Nhà Nước có điều kiện tập trung vào giải quyết vấn đề CTR thực phẩm. - Nhược điểm: + Khó quản lý được mức phí thu gom; + Khó có khả năng hiện đại hóa hệ thống để tăng năng suất và giảm tính độc hại cho người lao động, vì vốn tư nhân không cao; + Khó đảm bảo chất lượng môi trường tại các công đoạn quản lý CTR và các cơ sở tái chế; + Cần phải xây dựng hệ thống Nhà Nước, chính sách, chế độ, quy định và luật lệ chặt chẽ để quản lý; + Nhà Nước không thu được lợi nhuận từ hệ thống PLCTR tại nguồn để hoàn vốn ban đầu. Mặc dù tổng lợi ích kinh tế của toàn xã hội không thay đổi. Tiêu chí lựa chọn phương án - Thu gom hiệu quả (triệt để) các thành phần CTR đã được phân loại; - Hệ thống quản lý không cồng kềnh; - Hiệu quả kinh tế chung trong các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR có khả năng tái chế; - Hòa hợp các mối quan hệ xã hội trong hoạt động thu gom CTR (người thu gom CTR từ hộ gia đình dù là Nhà Nước hay tư nhân trước đây cũng thu lợi một phần từ việc bán các phế liệu có giá trị tái chế); - Phù hợp với xu hướng xã hội hóa công tác quản lý chất thải. Các tác động từ bên ngoài lên HT QLCTR theo dự án - Phản ứng của người dân về chi phí thu gom CTR. Trong trường hợp Nhà Nước quản lý hệ thống thì phí thu gom sẽ được quy định rõ ràng, ổn định. Còn nếu đội dân lập đảm nhận công tác này, phí thu gom sẽ không rõ ràng, có thể khác nhau đối với các thời điểm trong năm hoặc khác nhau giữa các quận, thậm chí từng khu vực trong quận (kinh nghiệm qua khảo sát thực tế); - Phản ứng của người dân về thời gian thu gom CTR; - Phản ứng của người dân khi công nhân thu gom rác xé bao rác lấy phế liệu và làm day bẩn trên đường; - Người dân thường đặt niềm tin vào công việc do Nhà Nước quản lý. Hơn nữa, tham gia vào hệ thống của Nhà Nước, công nhân sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi và phúc lợi xã hội. Vậy: thông qua việc so sánh ưu – nhược điểm của cả hai phương án với tiêu chí và các tác động nêu trên, đề xuất lựa chọn Phương án 1, nghĩa là Nhà Nước sẽ đảm trách quản lý hệ thống thu gom và vận chuyển CTR còn lại (CTR có khả năng tái chế) vì những lý do sau: - Nhà Nước quản lý hệ thống thu gom - vận chuyển CTR trong thời gian đầu để đảm bảo sự an toàn và hoạt động ổn định cho cả hệ thống. Mặt khác, Nhà nước đủ khả năng đầu tư trang thiết bị thu gom - vận chuyển, trong khi đó, tư nhân không chắc chắn có đủ khả năng tài chính để đầu tư vào việc này; - Đội thu gom CTR còn lại do Nhà Nước quản lý sẽ có nghĩa vụ tuân theo những luật lệ, quy định, … do Nhà Nước ban hành nhằm đảm bảo thu được tối đa lượng CTR có khả năng tái sinh/tái chế. Những ai vi phạm những luật lệ này đều phải chịu trách nhiệm trước Nhà Nước; - Việc cải tiến quy trình thu gom sau này có thể thực hiện dễ dàng và đồng bộ; - Giảm tối đa sự tranh chấp trong lực lượng thu gom do lợi nhuận từ việc bán phế liệu; - Đảm bảo phí và thời gian thu gom ổn định và rõ ràng; - Nhà Nước quản lý hệ thống thu gom – vận chuyển vẫn phù hợp với xu hướng xã hội hóa thông qua các giải pháp: đấu thầu cho tư nhân thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và tái sinh/ tái chế CTR; tổ chức người dân tham gia vào công tác QLCTR (giải pháp bán túi chứa CTR thay vì đóng phí thu gom như hiện nay). Lợi ích của việc thực hiện Phân loại CTR tại nguồn Đánh giá các tác động tích cực Bài học và kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển cũng như của các nước đang phát triển, cho thấy, chương trình Phân Loại CTR Đô Thị Tại Nguồn đem lại nhiều lợi ích to lớn trong nhiều lĩnh vực có liên quan đến hệ thống quản lý CTR đô thị nói riêng và hệ thống quản lý đô thị nói chung. Các lợi ích này có thể làm thay đổi một cách đáng kể hiệu quả quản lý hoặc đôi lúc còn làm thay đổi cả cơ cấu tổ chức của một hệ thống quản lý. Chương trình Phân Loại CTR Đô Thị Tại Nguồn của Quận 10 có thể sẽ ảnh hưởng và mang lại lợi ích cho các lĩnh vực sau: - Ý thức của người dân ngày càng được nâng cao và chủ động trong toàn bộ hệ thống quản lý CTR của Quận 10 và của thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm phân loại CTRSH tại nhà, thu gom tại các hộ, trung chuyển và vận chuyển, xử lý CTR, nhờ công tác đào tạo, giáo dục, huấn luyện và tuyên truyền sâu rộng đến từng phường, tổ và hộ gia đình. - Đúc kết kinh nghiệm, thúc đẩy chương trình phân loại CTR đô thị tại nguồn của toàn thành phố. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình xã hội hoá công tác quản lý CTR của thành phố. - Giảm đáng kể chi phí của thành phố cho công tác quản lý CTRSH và giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm của bãi chôn lấp, do: + Do được phân loại, các loại CTR trở nên sạch hơn, vì vậy có thể tận dụng 108 tấn/ngày (2003) CTR hữu cơ để làm phân compost với chất lượng cao (không lẫn plastic, thủy tinh, kim loại, …); + Giảm 70-80% lượng CTR hữu cơ (hoặc 50-60% lượng CTR của Quận) đổ vào BCL; + Giảm lượng khí Methane gây “hiệu ứng nhà kính” (4 USD/m3) và các loại khí BCL khác gây ô nhiễm môi trường do sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ; + Giảm lưu lượng và nồng độ ô nhiễm của nước rò rỉ; + Giảm diện tích đất sử dụng cho các BCL. - Làm tăng hiệu quả của các quá trình tái sử dụng, tái sinh và tái chế các loại phế liệu, đồng thời làm giảm mức độ ô nhiễm tại các cơ sở phân loại tái sinh và tái chế. - Tạo điều kiện áp dụng các công nghệ xử lý khác, như đốt, làm compost, sản xuất khí sinh học (biogas), … Lợi Ích Xã Hội - Ý thức của người dân: bên cạnh những lợi ích kinh tế có thể quy đổi thành tiền, dự án phân loại CTRSH tại nguồn còn mang lại những lợi ích to lớn khác mà chúng ta hoàn toàn không thể quy đổi thành tiền cũng như không để nhìn thấy một cách cụ thể được. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong chương trình này trước tiên sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân thành phố về bảo vệ môi trường. Khi đã phân loại tại nguồn, CTR tại các BCL, các điểm tập trung sẽ không còn các thành phần CTR có thể nhặt lại để bán phế liệu nên sẽ giảm hoặc ngưng hẳn hoạt động của đội quân nhặt phế thải gần 20.000 người của thành phố, nhờ đó giảm được các bệnh tật do CTR gây ra đối với những người nhặt phế thải này. Ngoài ra việc phân loại cũng làm cho thời gian thu gom của các xe đẩy tay giảm do không tốn thời gian dừng để nhặt phế thải đồng thời cũng hạn chế các tác động xấu đến môi trường do thời gian vận chuyển của các xe đẩy tay dọc hè phố như mùi, ruồi, nước rò rỉ, rác rơi vãi, mỹ quan đô thị. - Chương trình xã hội hóa công tác quản lý CTR: nhằm nâng cao ý thức quản lý đô thị của người dân, thu hút vốn đầu tư nhàn rỗi trong dân, hiện đại hóa hệ thống quản lý là việc làm hết sức cần thiết và trong điều kiện hiện nay gần như là phương án duy nhất để giải quyết các vấn đề khó khăn nói trên của thành phố. Với chương trình phân loại CTRSH tại nguồn, hệ thống quản lý CTR được tách ra thành các thành phần rõ ràng hơn, đặc biệt lợi ích kinh tế của các thành phần tăng lên rõ rệt hấp dẫn sự đầu tư và tham gia quản lý của người dân. Bên cạnh đó ý thức của người dân nâng cao sẽ làm cho họ tự giác hơn trong công tác đóng góp phí thu gom và xử lý CTR, giảm gánh nặng cho ngân sách của thành phố. Hơn nữa, muốn chương trình này hoàn thành, Nhà Nước phải ban hành hàng loại các quy định và chính sách trong công tác quản lý, phí thu gom, chế độ thưởng phạt, … giúp cho việc thực thi pháp luật chặt chẽ hơn, nâng cao lòng tin của người dân. Lợi Ích Kinh Tế - Tính kinh tế từ phế liệu có khả năng tái sử dụng, tái sinh và tái chế: CTR đô thị bao gồm 14-16 thành phần riêng biệt, trong đó có khoảng 10-12 thành phần có khả năng tái sinh với giá trị kinh tế và môi trường cao. Với khối lượng CTRSH sinh ra hàng ngày khoảng 252,265 tấn/ngày (theo số liệu thống kê năm 2009), từ đó có thể thấy lượng CTR có khả năng tái sinh của Quận 10 là tương đối lớn. Khối lượng này có thể xác định bằng cách khảo sát thành phần CTR đô thị hoặc bằng cách tính qua khối lượng nguyên liệu nhập khẩu hoặc sản xuất. - Tính kinh tế từ việc tiết kiệm diện tích đất chôn lấp CTRSH: tiết kiệm diện tích bãi chôn lấp nhờ chôn lấp riêng CTR thực phẩm dễ phân hủy. Sức chứa thực của bãi chôn lấp là dung tích của bãi chôn lấp được tính toán trên cơ sở có kể đến phần thể tích tăng thêm do quá trình phân hủy CTR cũng như độ nén ép của bản thân khối CTR của các lớp bên trên đối với các lớp phía dưới. Nếu chôn lấp riêng CTR thực phẩm, sức chứa thực của bãi chôn lấp sẽ tăng gấp 1,7 lần so với dung tích thiết kế. - Tính kinh tế từ việc tái sử dụng CTR thực phẩm làm phân compost và vật liệu che phủ: bằng cách chôn lấp riêng CTR thực phẩm, sản phẩm tạo thành sau quá trình phân hủy kỵ khí (do ủ trong hố chôn lấp) có thể sử dụng làm chất cải tạo đất (compost) hoặc làm vật liệu che phủ hàng ngày ở bãi chôn lấp không có sẵn đất. Để sản xuất thành sản phẩm compost kị khí, tỷ lệ compost thu được từ CTR ban đầu là 10% (theo khối lượng ướt). Như vậy, với khối lượng CTR thực phẩm của Quận 10 hàng năm từ các ô chôn lấp CTR thực phẩm có thể tạo được 9.313,34 tấn compost/năm (năm 2010). Bảng 4.7: Khối lượng CTR thực phẩm và sản phẩm compost kỵ khí tại Quận 10 dự đoán đến năm 2030 Năm Khối lượng CTRSH (tấn/năm) (100%) CTR hữu cơ (tấn/năm) (74,5%) Compost kỵ khí (tấn năm) (10% CTR hữu cơ) 2010 93.133,40 69.384,38 9.313,34 2011 94.994,90 70.771,20 9.499,49 2012 96.896,55 72.187,93 9.689,66 2013 98.834,70 73.631,85 9.883,47 2014 100.809,35 75.102,97 10.080,94 2015 102.827,80 76.606,71 10.282,78 2016 104.882,75 78.137,65 10.488,28 2017 106.981,50 79.701,22 10.698,15 2018 109.120,40 81.294,70 10.912,04 2019 111.303,10 82.920,81 11.130,31 2020 113.529,60 84.579,55 11.352,96 2021 115.799,90 86.270,93 11.579,99 2022 118.117,65 87.997,65 11.811,77 2023 120.479,20 89.757,00 12.047,92 2024 122.888,20 91.551,71 12.288,82 2025 125.344,65 93.381,76 12.534,47 2026 127.852,20 95.249,89 12.785,22 2027 130.410,85 97.156,08 13.041,09 2028 133.016,95 99.097,63 13.301,70 2029 135.677,80 101.079,96 13.567,78 2030 138.389,75 103.100,36 13.838,98 - Trong trường hợp toàn bộ lượng CTR hữu cơ đều được chế biến thành compost hiếu khí thì hàng năm Quận 10 cung cấp cho nhu cầu của Quận (trồng cây xanh, san lấp, …) và nhu cầu của thành phố một lượng compost là 18.626,68 tấn/năm (2010). Lượng CTR còn lại mang đi chôn lấp sau khi đã tái chế và sản xuất compost là rất nhỏ khoảng 10.593,92 tấn/năm (2010) Bảng 4.8: Khối lượng sản phẩm compost hiếu khí và CTR còn lại mang đi chôn lấp của Quận 10 dự đoán đến năm 2030 Năm CTRSH (tấn/năm) (100%) CTR hữu cơ (tấn/năm) (74,5%) CTR khác (tấn/năm) (25,5%) Compost hiếu khí (tấn năm) (20% CTR hữu cơ) CTR còn lại đi chôn lấp (tấn/năm) (5% CTR hữu cơ + 7,65% CTRSH) 2010 93.133,40 69.384,38 23.749,02 18.626,68 10.593,92 2011 94.994,90 70.771,20 24.223,70 18.998,98 10.805,67 2012 96.896,55 72.187,93 24.708,62 19.379,31 11.021,98 2013 98.834,70 73.631,85 25.202,85 19.766,94 11.242,45 2014 100.809,35 75.102,97 25.706,38 20.161,87 11.467,06 2015 102.827,80 76.606,71 26.221,09 20.565,56 11.696,66 2016 104.882,75 78.137,65 26.745,10 20.976,55 11.930,41 2017 106.981,50 79.701,22 27.280,28 21.396,30 12.169,15 2018 109.120,40 81.294,70 27.825,70 21.824,08 12.412,45 2019 111.303,10 82.920,81 28.382,29 22.260,62 12.660,73 2020 113.529,60 84.579,55 28.950,05 22.705,92 12.913,99 2021 115.799,90 86.270,93 29.528,97 23.159,98 13.172,24 2022 118.117,65 87.997,65 30.120,00 23.623,53 13.435,88 2023 120.479,20 89.757,00 30.722,20 24.095,84 13.704,51 2024 122.888,20 91.551,71 31.336,49 24.577,64 13.978,53 2025 125.344,65 93.381,76 31.962,89 25.068,93 14.257,95 2026 127.852,20 95.249,89 32.602,31 25.570,44 14.543,19 2027 130.410,85 97.156,08 33.254,77 26.082,17 14.834,23 2028 133.016,95 99.097,63 33.919,32 26.603,39 15.130,68 2029 135.677,80 101.079,96 34.597,84 27.135,56 15.433,35 2030 138.389,75 103.100,36 35.289,39 27.677,95 15.741,83 - Tính kinh tế từ việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: phân loại CTR tại nguồn mang lại các lợi ích thiết thực đối với việc tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó đáng kể nhất là: + Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên dùng sản xuất nguyên liệu; + Tiết kiệm tài nguyên nước; + Tiết kiệm năng lượng; + Tiết kiệm tài nguyên đất đai. 4.2.4 Biện pháp kinh tế 4.2.4.1 Tăng mức phí thu gom CTR - Để giữ gìn đô thị sạch đẹp và quản lý toàn bộ khối lượng CTR đô thị khoảng 6.000 tấn/ngày, mỗi năm thành phố phải chi khoảng 500 tỷ đồng. Tốc độ tăng chi phí này khoảng 10% - 12% mỗi năm. Đây thực sự là gánh nặng ngày càng tăng cho ngân sách thành phố. Hiện nay, kinh nghiệm của nhiều nước có điều kiện tương tự TP.HCM cho thấy, thu phí bảo vệ môi trường nói chung và vệ sinh đô thị nói riêng là phương thức thích hợp để cải thiện tình hình trên. Đồng thời, khi người dân có thói quen đóng phí thì việc xả rác bừa bãi sẽ giảm rất nhiều. Hơn nữa, với mức thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu về chất lượng cuộc sống hàng ngày cũng càng cao là những yếu tố để việc thu phí trở thành hiện thực cuộc sống.  - Người xả rác sẽ phải trả phí thu gom và xử lý  CTR: chia làm 2 giai đoạn + Giai đoạn 1: Tạo nhận thức đúng đắn cho cộng đồng về các hoạt động liên quan tới chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt. Tạo tinh thần chia sẻ của các chủ nguồn thải với Nhà nước gánh nặng xử lý lượng CTR phát sinh. Giảm dần việc bao cấp trong công tác quản lý CTR trên địa bàn. Trong giai đoạn này, thành phố vẫn phải bù đắp chi phí để thực hiện các dịch vụ vệ sinh đô thị. Như vậy, có thể hiểu trong thời gian đầu khi thực hiện, thành phố vẫn phải trợ giá một phần rất lớn để cung cấp dịch vụ vệ sinh cho các đối tượng là hộ dân và cả đối tượng nguồn thải ngoài hộ dân. + Giai đoạn 2: Mục tiêu của công tác thu phí trong giai đoạn này chủ yếu là tiến dần đến việc xóa bỏ bao cấp trong công tác quản lý CTR tại TP.HCM. Trong giai đoạn này, mức phí vệ sinh của hộ dân sẽ được tính toán cân nhắc để từng bước đạt được theo nguyên tắc: "Người gây ô nhiễm sẽ phải trả tiền" và mức phí vệ sinh của các đối tượng khác ngoài hộ dân sẽ tiến đến nguyên tắc "thu đúng, thu đủ".  4.2.4.2 Cơ sở để xây dựng mức phí phù hợp Việc thu phí dựa trên mức tổng chi phí thực trả cho công tác quản lý CTRSH được xác định dựa trên thống kê các nguồn chi cho công tác quét dọn vệ sinh đường phố, vớt rác trên kênh, vận chuyển, xử lý; đồng thời dự đoán chi phí các công tác trên cho những năm tiếp theo để cân nhắc về khả năng chi trả của người dân và các đối tượng nguồn thải khác ngoài hộ dân hiện nay nhằm đưa ra các mức phí thích hợp. Hộ dân không kinh doanh được phân chia như sau: - Đối tượng hộ dân nội thành bao gồm 14 quận: 1,3,4,5,6,7,8,10,11, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận, Tân Phú, Bình Thạnh. - Đối tượng hộ dân ngoại thành - vùng ven bao gồm 5 huyện và 5 quận vùng ven: huyện Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, quận 2, quận 9, quận 12, quận Thủ Đức và quận Bình Tân. - Với mỗi đối tượng hộ dân nội thành và ngoại thành - vùng ven được phân chia tiếp thành các hộ dân mặt tiền đường và hộ dân trong hẻm. Cụ thể: các hộ dân mặt tiền đường bao gồm các hộ dân không kinh doanh ở các tuyến đường cấp I, II, III, IV, V; các hộ dân trong hẻm không kinh doanh; hộ dân tại các chung cư dành cho người thu nhập thấp, chung cư không phải là chung cư cao cấp. + Nhóm 1 bao gồm các đối tượng: Các quán ăn - uống sáng, tối trong nhà và vỉa hè + Nhóm 2 bao gồm các đối tượng: Thương nghiệp nhỏ là bán lẻ các ngành lương thực thực phẩm; hàng may mặc; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình; vật phẩm văn hóa, giáo dục; dược phẩm và dụng cụ y tế; gỗ và vật liệu xây dựng; kim khí; phân bón thuốc trừ sâu; phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng); máy móc thiết bị; xăng dầu các loại; nguyên liệu khác (trừ xăng dầu); hóa chất; hàng hóa khác. Các quán ăn trong nhà kinh doanh cả ngày. Cơ quan hành chính sự nghiệp là cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công, đơn vị sự nghiệp bán công, đơn vị sự nghiệp dân lập, tổ chức hành chính, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Nhà nước, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ngoài Nhà nước, tổ chức xã hội của Nhà nước, tổ chức xã hội ngoài Nhà nước. Thư viện, trường học. Nhóm 3 bao gồm các đối tượng sau: Thương nghiệp lớn bao gồm các cơ sở buôn bán (không phải là bán lẻ) các ngành như: Hàng may mặc; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình; vật phẩm văn hóa, giáo dục; dược phẩm và dụng cụ y tế; gỗ và vật liệu xây dựng; kim khí; phân bón thuốc trừ sâu; phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng); máy móc thiết bị; xăng dầu các loại; nguyên liệu khác (trừ xăng dầu); hóa chất; hàng hóa khác. Khách sạn, nhà hàng, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị. Cơ sở sản xuất, trụ sở làm việc của các doanh nghiệp. Dịch vụ tiêu dùng bao gồm: các hoạt động liên quan đến bất động sản; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng gia đình; các hoạt động liên quan đến máy tính; các hoạt động dịch vụ tư vấn; giáo dục và đào tạo; du lịch; hoạt động y tế; hoạt động văn hóa thể thao; hoạt động thu gom chất thải, cải thiện vệ sinh công cộng; hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng khác. Bến tàu, bến xe, sân bay, nhà ga, cảng. Các nguồn thải khác. - Cụ thể, mức phí áp dụng cho công tác quản lý CTRSH như sau: + Đối với hộ gia đình Đối tượng Mức phí (đồng/tháng) Nội thành Mặt tiền đường 20.000 Trong hẻm 15.000 Ngoại thành - vùng ven Mặt tiền đường 15.000 Trong hẻm 10.000 + Đối với các đối tượng ngoài hộ gia đình, bao gồm các nhóm và mức phí như sau Đối tượng ngoài hộ dân Mức phí (bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý bảo vệ môi trường) Nhóm 1: - Các quán ăn - uống sáng tối trong nhà và vỉa hè  được phép sử dụng. - Cơ sở thương nghiệp nhỏ - Trường học, thư viện. - Cơ quan hành chính, sự nghiệp. Có khối lượng chất thải rắn phát sinh  < 250 kg/tháng. 60.000 đồng/cơ sở/tháng Nhóm 2: - Các quán ăn - uống sáng tối trong nhà và vỉa hè được phép sử dụng. - Cơ sở thương nghiệp nhỏ - Trường học, thư viện. - Cơ quan hành chính, sự nghiệp. Có khối lượng chất thải rắn phát sinh >250 kg/tháng ≤ 420 kg/tháng 110.000 đồng/cơ sở/tháng Nhóm 3: - Các đối tượng còn lại: các quán ăn trong nhà cả ngày; - Nhà hàng, khách sạn, thương nghiệp lớn; - Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; - Rác sinh hoạt từ các cơ sở sản xuất, y tế, địa điểm vui chơi, công trình xây dựng… 176.800 đồng/m3/tháng (Hệ số quy đổi 1m3 CTR = 420 kg CTR) Ngoài ra cần áp dụng một số công cụ kinh tế để làm cơ sở cho việc xây dựng mức phí phù hợp và quản lý có hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH tại Quận Phú Nhuận nói riêng và trên địa bàn TP.HCM nói chung. Phí môi trường: Có 3 loại phí được áp dụng cho việc thu gom và thải bỏ CTRSH: lệ phí thu gom, phí thải bỏ, phí sản phẩm. Phí người sử dụng dịch vụ (phí người dùng): - Đang được áp dụng phổ biến cho việc thu gom và xử lý CTRSH. Chúng được coi là khoản tiền phải trả thông thường cho các dịch vụ đó, rất hiếm khi được coi là biện pháp kích thích. Trong phần lớn các trường hợp, phí được tính toán để trang trải tổng chi phí và không phản ánh chi phí xã hội của các ảnh hưởng môi trường. Trong một số trường hợp, chính quyền thành phố đã đặt ra các hệ thống định giá CTRSH để khuyến khích các hộ dân cư giảm thiểu CTRSH. Phí đổ bỏ (còn gọi là phí tiêu hủy cuối cùng): - Là loại phí trực tiếp đánh vào các chất thải độc hại hoặc tại các cơ sở sản sinh ra hay tại điểm tiêu hủy. Mục tiêu chính của phí này là cung cấp cho công nghiệp những kích thích kinh tế để sử dụng các phương pháp quản lý chất thải như giảm bớt chất thải, tái chế và đốt là các phương pháp thân thiện với môi trường hơn là phương pháp chôn lấp CTR có nhiều nguy cơ làm ô nhiễm nước ngầm. Phí sản phẩm: - Phần lớn các phí sản phẩm là phí được công thêm vào giá các sản phẩm khi sử dụng những sản phẩm gây ra ô nhiễm hoặc là ở giai đoạn sản xuất, hoặc ở giai đoạn tiêu dùng (sản phẩm sẽ sinh ra chất thải không trả lại được). - Phí sản phẩm đã được áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, các túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên vật liệu, các lốp xe và các nhiên liệu ôtô… Hiện nay, chúng ta cũng đã áp dụng hình thức này vào hoạt động bán xăng, dầu bằng cách định giá bán xăng, dầu trong đó cộng thêm khoản lệ phí giao thông. Các phí sản phẩm được sử dụng cho các chương trình nhằm để đối phó với các tác động môi trường tiêu cực của các sản phẩm thu phí. - Hiệu quả của phí đánh vào sản phẩm hoặc đầu vào của sản phẩm phụ thuộc vào sự có được các vật phẩm thay thế nghĩa là áp dụng công cụ này khuyến khích chủ sản xuất không dùng những nguyên vật liệu tạo ra ô nhiễm để tăng phần doanh thu do thu hút được nhiều người tiêu dùng bên cạnh đó người tiêu dùng cũng sẽ mua được sản phẩm tuy mắc hơn nhưng lại có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng. - Nhìn chung, phí sản phẩm có tác dụng kích thích giảm thiểu chất thải, trừ khi mức phí được nâng cao đáng kể. Hệ thống ký quỹ hoàn trả Ký quỹ hoàn trả là một công cụ kinh tế khá hiệu quả trong việc thu hồi lại các sản phẩm sau khi đã sử dụng để tái chế hoặc tái sử dụng, đồng thời cũng tạo ra một nguồn kinh phí đáng kể để chi trả cho việc xử lý các chất thải loại bỏ sau khi sử dụng. Ký quỹ hoàn trả nghĩa là người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền khi mua sản phẩm (đó coi như là tiền thế chân cho bao bì sản phẩm). Khi những người tiêu dùng hay những người sử dụng các sản phẩm ấy, trả bao bì và các phế thải của chúng cho người bán hay một trung tâm nào đó được phép để tái chế hoặc để thải bỏ, thì khoản tiền ký quỹ của họ sẽ được hoàn trả lại. Hiện tại, ta có thể áp dụng hệ thống ký quỹ hoàn trả cho các sản phẩm hoặc là bền lâu hoặc là có thể sử dụng lại hoặc là không bị tiêu hao, tiêu tán trong quá trình tiêu dùng như bao bì của đò uống, các bình ắc qui, xi măng, bao bì đựng thức ăn gia súc,... Đầu tư vốn cho các lực lượng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH Đầu tư vốn cho các công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã và các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về tài chính đã được quy định trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Riêng các doanh nghiệp xử lý CTRSH cần có sự trợ giúp ngân sách, vì đây là công việc bắt buộc tiến hành, ít có khả năng sinh lợi và chi phí đầu tư ban đầu rất lớn. Chế độ thưởng phạt - Áp dụng xử phạt hành chính đối với các hành vi sau đây: + Vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng, đường phố, xuống sông…; + Đổ rác tràn ra khỏi các thùng rác; + Cảnh cáo bắt buộc người vi phạm phải tự quét dọn và vận chuyển rác đến đúng nơi qui định. - Để có được sự chấp nhận của cộng đồng cần tiến hành lắp đặt nhiều thùng rác công cộng hơn, thực hiện vệ sinh môi trường một cách thường xuyên hơn tại các nơi công cộng. Giám sát môi trường Xây dựng chương trình giám sát về CTRSH tại các cơ sở sản xuất và các hộ gia đình định kỳ 2 lần trong một năm. Từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời và phù hợp. Đồng thời xây dựng kế hoạch tập huấn cho các cán bộ phường, các cá nhân, các chủ doanh nghiệp về Luật Bảo vệ môi trường, phân loại CTR tại nguồn … KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu hiện trạng công tác quản lý thu gom - vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10, có thể kết luận như sau: - Hàng ngày Quận 10 thải ra một lượng CTR khá lớn khoảng 229,332 tấn/ngày bao gồm CTRSH từ các hộ gia đình riêng lẻ, chung cư, chợ, nhà hàng khách sạn, công sở, trường học, … - CTR đô thị sinh ra hàng ngày đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và con người nếu như không được xử lý một cách hợp lý. - Có khoảng 12-14 thành phần có khả năng tái sử dụng, tái sinh và tái chế, chiếm khoảng 20-25% tổng khối lượng CTR. Đặc biệt thành phần thực phẩm chiếm từ 75 - 80%, có nghĩa khối lượng CTR thực phẩm chiếm khoảng 175-187 tấn/ngày. - Lượng CTR thực phẩm của Quận nói riêng và của cả Thành Phố nói chung đang chiếm thể tích (diện tích) lớn của bãi chôn lấp, gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường do sinh ra nước rò rỉ với nồng độ ô nhiễm cao và tạo thành một khối lượng lớn khí Methane gây “hiệu ứng nhà kính” cũng như nhiều các chất khí gây ô nhiễm khác. - Về mặt cơ bản công nhân đã được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ về dụng cụ và trang thiết bị. Tuy nhiên, về phần lực lượng thu gom CTR dân lập thì do điều kiện kinh tế nên vẫn còn sử dụng các trang thiết bị vận chuyển tự chế nên cũng ảnh hưởng phần nào đến mỹ quan đô thị. - Số lượng các điểm hẹn khá nhiều và vị trí đặt điểm hẹn vẫn còn ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. - Giờ quy định của xe cơ giới thu gom ảnh hưởng đến số chuyến thu gom của xe đẩy tay, năng suất trung bình chưa cao; - Một phần CTR của Quận vận chưa được thu gom chính thức và bỏ chung vào các thùng rác công cộng; KIẾN NGHỊ 1/ Nghiên cứu và sớm tạo điều kiện hỗ trợ cho lực lượng thu gom CTR dân lập thực hiện chuyển đổi phương tiện thu gom vận chuyển CTR sao cho đồng bộ đảm bảo mỹ quan đô thị. 2/ Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện giữ gìn vệ sinh đường phố nhằm xây dựng một khu đô thị văn minh sạch, đẹp. 3/ Khuyến khích các thành phần kinh tế áp dụng công nghệ sản xuất sạch, các cơ sở sản xuất hàng hóa có những giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của chất thải rắn, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường3/ Gia tăng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về lĩnh vực môi trường nhằm góp phần phục vụ tốt cho công tác quản lý và tham mưu cho lãnh đạo công ty để hoàn thiện hơn cho công tác thu gom, vận chuyển CTR trên toàn địa bàn Quận. 4/ Cần sớm thực hiện chương trình Phân Loại CTR Đô Thị Tại Nguồn. Vì dự án này có khả năng giải quyết được các khó khăn trên do tăng hiệu quả tái sử dụng, tái sinh và tái chế. CTR thực phẩm được phân loại sạch hơn nên có thể xử lý và tái sử dụng với hiệu quả cao. Chương trình phân loại CTR đô thị tại nguồn liên quan đến tất cả các khâu của hệ thống quản lý CTRĐT của Quận 10 không chỉ có các yếu tố kỹ thuật - công nghệ, mà cả các yếu tố kinh tế và xã hội. Đồng thời sẽ làm thay đổi đáng kể năng lực quản lý CTR của Quận 10 nói riêng và của cả Thành Phố nói chung. Bên cạnh đó, chương trình còn có khả năng giải quyết tốt các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý CTR hiện nay./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx7 Bao - Bai sua hoan chinh final.docx
  • doc1 Bao - BIA CUNG (IN MAU).doc
  • doc2 Bao - BIA PHU.doc
  • doc3 Bao - NHIEM VU DO AN.doc
  • doc4Bao - LOI CAM DOAN.doc
  • doc5 Bao - LOI CAM ON.doc
  • doc6 Bao - MUC LUC.doc
  • doc8 Bao - TAI LIEU THAM KHAO.doc
Tài liệu liên quan