Đề tài Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn – Chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Long Hậu khu công nghiệp Lê Minh Xuân

MỞ ĐẦU1. Sự cần thiết của đề tài:Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế, ngành công nghiệp là một trong những ngành quan trọng và chủ đạo mang lại doanh thu chính cho đất nước. Hàng loạt các khu công nghiệp (KCN) tập trung nổi lên khắp đất nước, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Việc gia tăng nhanh chóng các KCN gây ra một vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay, đó là việc ô nhiễm môi trường. Sự thiếu đồng bộ trong quản lý cộng với sự gia tăng nhanh chóng của các ngành công nghiệp ở các KCN hiện nay đã thải bỏ ra môi trường một tải lượng lớn chất thải rắn (CTR) – chất thải nguy hại (CTNH) gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, đời sống của người dân và hệ sinh thái môi trường đất, nước, không khí, sinh vật xung quanh các KCN. CTR đặc biệt là CTNH, là một thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của nhiều đô thị, nhất là những đô thị có KCN tập trung như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, . Tháng 8 năm 2007, TP.HCM có 11 KCN, 3 KCX, 1 khu công nghệ cao và hàng nghìn đơn vị sản xuất vừa và nhỏ, mỗi ngày thải ra khoảng 250 – 300 tấn CTR không nguy hại (ước tính), 120 – 150 tấn CTNH. Số liệu tương tự tại Đồng Nai là 300 tấn và 60 tấn tại Bình Dương, theo số lượng thống kê năm 2003, lượng CTR và CTNH phát sinh từ các KCN ước tính khoảng 10 tấn/ngày. Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khối lượng CTR (kể cả chất thải dầu khí) phát sinh là 30-35 tấn/ngày. Thực trạng hiện nay là đã có những hoạt động tái sử dụng, tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải đã tồn tại và đang diễn ra tại các đơn vị sản xuất trong và ngoài KCN. Tuy nhiên, do chưa được tổ chức một cách hệ thống nên mỗi cơ sở tự tìm “nơi tiếp nhận” phế liệu của cơ sở mình. Đối tác có thể là các nhà máy khác trong cùng KCN, nhưng đa phần là những người thu mua phế liệu hoặc những cơ sở tái chế bên ngoài KCN. Thông thường, quá trình tái sinh, tái chế các loại phế liệu hầu hết chỉ áp dụng đối với các loại có giá trị cao. Trong khi đó, các loại phế liệu (chất thải) có giá trị thấp (như xỉ lò, cặn bã ) vẫn chưa được tái chế. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn. Trước tình hình CTR, CTNH thải bỏ ra môi trường ngày càng nhiều gây ô nhễm môi trường nghiêm trọng, các nghiên cứu thực hiện để làm giảm thiểu CTR – CTNH và tìm ra giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường do CTR – CTNH gây ra là rất quan trọng và cấp thiết hiện nay cho các KCN. Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn – chất thải nguy hại cho KCN Long Hậu & KCN Lê Minh Xuân” thành công sẽ phần nào giúp giải quyết được những vấn đề nêu trên. 2. Mục tiêu của đề tài:- “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn – chất thải nguy hại cho KCN Long Hậu & KCN Lê Minh Xuân” 3. Đối tượng nghiên cứu- CTR – CTNH được thải bỏ ra ở các đơn vị sản xuất của KCN; - Các chính sách quản lý được thực hiện tại các đơn vị sản xuất của KCN hiện tại; - Nghiên cứu hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu phát sinh CTR – CTNH tại nguồn; - Nghiên cứu cơ chế quản lý, nguồn nhân lực trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR – CTNH tại các đơn vị sản xuất của KCN; - Nghiên cứu hiện trạng các giải pháp kỹ thật được thực hiện để xử lý CTR – CTNH tại các đơn vị sản xuất của KCN. 4. Địa điểm thực hiện đề tàiKCN Lê Minh Xuân ở xã Tân Nhựt và xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,Tp.Hồ Chí Minh. KCN Long Hậu nằm ở ranh giới Huyện Cần Giuộc (Tỉnh Long An) và Huyện Nhà Bè (Tp.Hồ Chí Minh). 5. Nội dung nghiên cứu- Tìm hiểu về CTR – CTNH và hệ thống quản lý. - Tìm hiểu về KCN Long Hậu và KCN Lê Minh Xuân. - Tìm hiểu về hiện trạng quản lý CTR – CTNH tại KCN Long Hậu và KCN Lê Minh Xuân. - Đánh giá hiện trạng quản lý CTR – CTNH. - Đề xuất biện pháp quản lý CTR – CTNH. 6. Phương pháp nghiên cứua. Phương pháp tham khảo tài liệuTham khảo các tài liệu chuyên ngành liên quan, tìm hiểu các tài liệu đề cập đến vấn đề CTR-CTNH trong KCN, các tài liệu nói về các cách quản lý CTR-CTNH trong KCN. Ngoài ra cần tìm hiều các văn bản pháp luật về định nghĩa, phân loại, quản lý, xử lý CTR-CTNH trong KCN. b. Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra Sử dụng phương pháp này, người điều tra sẽ soạn thảo phiếu thông tin, trong phiếu thông tin thể hiện những nội dung cần thu thập để thống kê thành phần và khối lượng CTR – CTNH phát sinh từ các đơn vị sản xuất. Nội dung chính của phiếu điều tra bao gồm: - Tên đơn vị sản xuất, địa chỉ, ngày thành lập và đi vào hoạt động; - Sản phẩm; - Công nghệ sản xuất; - Thời gian hoạt động trong năm (ngày/năm, vào các tháng nào trong năm, và làm việc bao nhiêu ca trong ngày); - Loại, lượng phế liệu, hình thức tái sử dụng hiện tại; - Loại, lượng CTR/CTNH, công đoạn phát sinh, hình thức xử lý hiện tại; Nếu mục đích là thu thập số liệu, tạo nên một cơ sở dữ liệu để dự đoán, tính toán lượng CTR – CTNH phát sinh trong tương lai cần thu thập thêm thông tin - Nguyên liệu chính (loại, nguồn gốc, lượng sử dụng); - Sản phẩm chính (loại, lượng); - Tổng diện tích cơ sở, diện tích sản xuất; - Số lượng công nhân. Ưu điểm: - Có thể tiến hành điều tra khảo sát một lượng lớn các đơn vị sản xuất; - Giảm được thời gian và nhân lực trong việc khảo sát, có thể gởi và thu phiếu bằng cách fax, gởi bưu điện hay qua email; - Cũng có thể thu thập thông tin này qua hình thức bắt buộc đăng ký chủ nguồn thải; - Có được số liệu trong thời gian ngắn. Nhược điểm: - Độ tin cậy của số liệu phụ thuộc vào cán bộ chịu trách nhiệm điền vào phiếu thông tin; - Các số liệu cơ sở cung cấp đã trở nên lạc hậu so với thời điểm khảo sát; - Cán bộ điều tra khảo sát không thể đánh giá được mức độ chính xác của số liệu đã thu thập được. Trong điều kiện nước ta hiện nay việc sử dụng phương pháp này rất khó khăn. Hiện nay việc quản lý CTNH tại Việt Nam chưa chủ động, do đó các cơ sở có thể bất hợp tác, không có số liệu để cung cấp hoặc cung cấp số liệu không chính xác (do cố ý hoặc cơ sở chưa cập nhập được số liệu mới). c. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế tại các đơn vị sản xuấtĐể thực hiện phương pháp này, nhân viên tiến hành khảo sát từng đơn vị sản xuất để xem xét hiện trạng công nghệ sản xuất, biết được nguồn nguyên nhiên liệu sản xuất, sản phẩm tạo ra, dây chuyền công nghệ sản xuất tạo ra chất thải ở công đoạn nào, thành phần, tính chất của chất thải, nhân viên khảo sát tiến hành thu gom, cân khối lượng chất thải rắn là bao nhiêu, xem xét công tác phân loại tại nguồn, xử lý chất thải đúng không? Các công việc trên được tiến hành lặp lại theo các ngày trong tuần, theo các tháng khác nhau trong năm và theo các giai đoạn sản xuất theo đơn đặt hàng. Ưu điểm: - Có thể xác định chính xác khối lượng và thành phần CTR – CTNH của cơ sở được khảo sát; - Có điều kiện đánh giá nguyên nhân phát sinh chất thải; - Có cơ sở để đánh giá tại sao có sự khác nhau về thành phần, khối lượng chất thải giữa các đơn vị sản xuất cùng ngành; - Số liệu khảo sát chính xác giúp ta tạo được tập số liệu phục vụ cho việc dự đoán thành phần khối lượng chất thải có thể thải bỏ ra trong tương lai. Nhược điểm: - Tốn nhiều công khảo sát nên chỉ có thể tiến hành điều tra khảo sát với một số lượng đơn vị sản xuất giới hạn; - Tốn nhiều thời gian để có thể xác định khối lượng và thành phần chất thải của mỗi cơ sở; - Cần có sự đồng tình của các đơn vị sản xuất, nếu không sẽ không thu được số liệu như mong muốn. d. Phương pháp điều tra khảo sát theo xe thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hạiPhương pháp này áp dụng được khi xác định chính xác đơn vị thu gom, số lượng các xe thu gom, vị trí tập kết chất thải của khu vực (bao gồm cơ sở tái sinh, tái chế, xử lý và chôn lấp CTR – CTNH). Ưu điểm: - Dễ áp dụng cho các KCN; - Có thể thống kê cho các cơ sở thu gom, vận chuyển CTR – CTNH được cấp phép hoạt động (với điều kiện kiểm soát tốt hệ thống thu gom, vận chuyển này tránh các trường hợp các đơn vị không có chức năng nhưng vẫn hoạt động trong lĩnh vực này). Nhược điểm: - Khó tiến hành điều tra khảo sát đối với nhà máy nằm rải rát trong khu dân cư khi chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển riêng đối với CTR – CTNH ; - Chỉ xác định được khối lượng CTR – CTNH khi đi theo tất cả xe thu gom, vận chuyển từ điểm thu gom đến điểm tập kết; - Khó xác định thành phần CTR – CTNH của các loại hình công nghiệp khi được thu gom chung; - Không xây dựng được cơ sở dữ liệu để ước tính khối lượng và thành phần chất thải của khu vực trong tương lai. e. Phương pháp mô hìnhDựa vào các kết quả thu được từ việc điều tra bằng phiếu điều tra và thu thập số liệu, ta đưa ra một mô hình nhằm hạn chế và xử lý CTR – CTNH cho KCN như mô hình đặt trạm trung chuyển chất thải hoặc mô hình trung tâm thu gom và điều hành tái chế, tái sử dụng CTR – CTNH cho KCN. 7. Thời Gian thực hiện đề tài: từ ngày 15/10/2010 đến ngày 08/01/20118. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn: CTR – CTNH hại đã có từ rất lâu và phổ biến rộng rãi tại Việt Nam và trên thế giới. Nhưng việc quản lý chúng bằng biện pháp gì để đem lại hiệu quả cao và thích hợp? thực tế cho thấy tại các KCN chưa quan tâm đến vấn đề quản lý chất thải, các chất thải còn để lẫn lộn với nhau dẫn đến việc chuyển giao chất thải đưa đi xử lý không đúng nơi tiếp nhận. Do đó, việc quản lý chất thải hiện nay chưa được quản lý triệt để, dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường là điều không tránh khỏi. Vì vậy kết quả nghiên cứu của đề tài này là cơ sở khoa học để cho những người, những nhà quản lý quan tâm tham khảo, áp dụng trong thực tế để đạt hiệu quả cao hơn và phòng ngừa việc rò rỉ chất thải ra môi trường ở mức thấp nhất. Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng triển khai cho nhiều KCN tại nhiều địa phương trong cả nước. Đặc biệt là cho KCN Long Hậu và KCN Lê Minh Xuân để mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích cho cộng đồng, xã hội thiết thực do ngăn chặn được sự lây lan của các chất thải gây ô nhiễm, nhằm mục đích tạo cho môi trường trong sạch. Đề tài là nguồn dữ liệu đầy đủ nhất về hiện trạng CTR – CTNH ở KCN Long Hậu và KCN Lê Minh Xuân, giúp cho các nhà quản lý trong việc lưu trữ có những giải pháp thích hợp. 9. Cấu trúc luận văn: Đề tài được thực hiện gồm có 6 chương như sau: mở đầu, chương 1, chương 2, chương 3, chương 4, chương 5 và kết luận - kiến nghị.

doc96 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn – Chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Long Hậu khu công nghiệp Lê Minh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa phổ biến rộng rãi, thường xuyên, người dân chưa tiếp cận được với các chính sách của nhà nước. Xác định được vai trò, tầm quan trọng lớn lao của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, nhà nước cần có những chính sách khuyến khích sự tham gia của cộng đồng hơn nữa trong công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là công tác quản lý CTR – CTNH trong và xung quanh KCN. Người dân có thể phát hiện tố cáo các sai phạm, đóng góp ý kiến trên các diễn đàn, tham gia trao đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng… để công tác bảo vệ môi trường ngày càng hiệu quả hơn. Đánh giá hiện trạng quản lý kỹ thuật đối với CTR – CTNH Đánh giá hiện trạng về chủng loại và số lượng nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ tại địa bàn Khu công nghiệp Lê Minh Xuân KCN Lê Minh Xuân tập trung trên 300 đơn vị sản xuất, số lượng đơn vị này được xếp vào loại nhiều so với các KCN khác trên địa bàn TPHCM. Các đơn vị sản xuất chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, có tính chất sản xuất đa dạng, đa ngành, đa nghề nổi bậc nhất là các ngành dệt nhuộm, tái chế gia công kim loại, nhựa, giày da, may mặc,BVTV…Các đơn vị sản xuất trong K0CN hầu hết là các đơn vị sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong địa bàn TPHCM được di dời về đây. Chính vì những lý do này mà công tác quản lý CTR – CTNH ở KCN rất khó khăn, tính chất sản xuất đa dạng nhiều mặc hàng nên thành phần CTR – CTNH cũng phức tạp, đa dạng gây khó khăn cho việc phân loại và xử lý. Cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trên địa bàn có số lượng lớn cũng gây khó khăn cho công tác quy hoạch, thiết kế phương án thu gom vận chuyển và công tác quản lý của ban quản lý KCN. Khu công nghiệp Long Hậu KCN Long Hậu là KCN vừa mới hình thành và đi vào hoạt động nên số lượng các doanh nghiệp trong KCN đã hoạt động có thải bỏ CTR ra môi trường là rất ít, thống kê có 10 doanh nghiệp. Tuy nhiên, mặc dù số lượng doanh nghiệp rất ít do mới hình thành nhưng số lượng các ngành là tương đối lớn, có 10 doanh nghiệp nhưng có tới 9 ngành nghề. Điều này là dấu hiệu chứng tỏ sự đa dạng trong ngành nghề sản xuất trong KCN. KCN đang từng bước xây dựng hoàn chỉnh thì số lượng các đơn vị sản xuất tăng lên, số lượng ngành nghề cũng tăng lên điều này sẽ kéo theo khối lượng CTR cũng sẽ tăng nhanh hơn, thành phần chất thải cũng đa dạng hơn. Sự đa dạng về thành phần của chất thải cộng với khối lượng chất thải lớn gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý chất thải rắn nói chung và công tác phân loại nói riêng, vì vậy áp lực CTR trong tương lai là rất lớn cần có những giải pháp thích hợp ngay từ đầu để công tác quản lý CTR ngày càng tốt hơn. Mặc dù số lượng các doanh nghiệp trong KCN được đánh giá là ít nhưng quy mô các doanh nghiệp là tương đối lớn. Các doanh nghiệp sản xuất các mặc hàng không những đáp ứng thị trường trong nước mà có xu hướng phát triền ra thị trường nước ngoài, mặc khác một số doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài hay chi nhánh của các công ty mẹ ở nước ngoài. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ sản xuất, máy móc hiện đại để tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công nghệ sản xuất hiện đại phần nào hạn chế được một lượng lớn CTR thải ra môi trường, điều này vừa có lợi cho doanh nghiệp vì không tốn kém chi phí xử lý chất thải vừa hạn chế ô nhiễm môi trường trong các KCN. Đánh giá hiện trạng về công nghệ sản xuất bao gồm nguyên liệu, sản phẩm, công nghệ và thiết bị Về nguyên liệu sản xuất Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Nguyên liệu sản xuất trong các đơn vị sản xuất trong KCN cũng rất đa dạng, một số đơn vị sản xuất sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước được nhập từ các nơi khác đưa về, ngoài ra cũng có rất nhiều đơn vị sản xuất sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Trong KCN có nhiều đơn vị sản xuất tái chế chất thải nhưng nguồn nguyên liệu của các đơn vị sản xuất này không được lấy từ việc tận dụng phế thải của các đơn vị sản xuất khác trong KCN do chưa có trung tâm trao đổi chất thải. Nguồn nguyên liệu đa dạng đủ các loại từ chất rắn đến chất lỏng, chất khí nên thành phần CTR – CTNH trong KCN cũng đa dạng theo, gây khó khăn trong việc phân loại tại nguồn và công tác xử lý chất thải. Khu công nghiệp Long Hậu KCN sử dụng nguồn nguyên liệu trong và ngoài nước để sản xuất. Số lượng doanh nghiệp chưa nhiều, do đó khối lượng nguyên liệu nhập về KCN còn thấp. Tuy nhiên sự đa dạng trong các ngành sản xuất kéo theo sản phẩm cũng đa dạng vì vậy mà thành phần của nguyên liệu cho sản xuất cũng đa dạng. Thành phần nguyên liệu đầu vào đa dạng làm cho thành phần CTR phát sinh ra cũng đa dạng theo, điều này gây nhiều khó khăn cho công tác phân loại và quản lý CTR. Về công nghệ và thiết bị sản xuất Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Trong KCN hầu hết các đơn vị sản xuất đều vừa và nhỏ sử dụng công nghệ sản xuất rất lạc hậu, cũ kỹ, thiết bị sản xuất đơn giản chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Một số khâu sản xuất trong các đơn vị sản xuất còn dùng thủ công chưa sử dụng máy móc nên độ chính xác còn thấp do đó làm chất thải phát sinh nhiều hơn. Do công nghệ và thiết bị sản xuất đơn giản, cũ kỹ lạc hậu nên khả năng CTR – CTNH phát sinh là rất lớn từ tất cả các khâu của quá trình sản xuất làm cho CTR – CTNH có thành phần đa dạng hơn, khối lượng nhiều hơn làm cho việc thu gom khó khăn, xử lý tốn kém hơn, công tác quản lý đạt hiệu quả thấp, nhất là khả năng giảm thiểu phát sinh CTR tại nguồn. Các đơn vị sản xuất cần đầu tư cho công nghệ và thiết bị sản xuất ngày càng hiện đại hơn đặc biệt là các ngành sản xuất nhạy cảm với môi trường như sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, dệt nhuộm…những ngành có khả năng tạo ra nhiều CTNH cho môi trường. Khu công nghiệp Long Hậu Công nghệ sản xuất, máy móc của các đơn vị sản xuất trong KCN Long Hậu tương đối hiện đại. Các cơ sở sản xuất được đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến đáp ứng các hoạt động sản xuất, ít tạo ra chất thải rắn. Về sản phẩm Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Cùng với sự đa dạng về các ngành các nghề trong KCN là sự đa dạng của các loại sản phẩm. Các sản phẩm trong KCN đa dạng dần dần đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng trong nước và ngoài nước. Một yêu cầu hiện nay trong KCN là kiểm soát các đơn vị sản xuất tạo ra các sản phẩm khi trở thành phế thải là chất ô nhiễm cho con người và môi trường như thuốc bảo vệ thực vật, ắcquy, pin, mạch điện tử, bao bì đựng hóa chất, chai lọ, bóng đèn…Chúng phải được kiểm soát và thu gom một cách hợp lý. Các sản phẩm đa dạng cộng với số lượng lớn cũng có nghĩa là CTR – CTNH cũng tăng theo, các sản phẫm bị lỗi bị hư trong quá trình sản xuất sẽ tăng lên. Đây là gánh nặng cho công tác thu gom và xử lý CTR trong KCN. Khu công nghiệp Long Hậu KCN vừa mới hình thành nên khối lượng sản phẩm tạo ra rất ít, tuy lượng sản phẩm tạo ra chưa nhiều nhưng KCN rất đa dạng các mặc hàng. Sự đa dạng về sản phẩm thì thành phần nguyên liệu cũng đa dạng, vì vậy thành phần chất thải phát sinh cũng đa dạng rất khó để phân loại chúng. Tóm lại: Giá trị sản xuất của KCN ngày càng chiếm tỷ trọng cao, đáp ứng dần dần nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Cùng với tăng trưởng và phát triển kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường trong KCN nói chung và vấn đề ô nhiễm CTR – CTNH nói riêng. Sự đa dạng về sản phẩm, kết hợp với công nghệ trang thiết bị sản xuất lạc hậu là nguyên nhân làm phát sinh một lượng lớn CTR. Thêm vào đó các đơn vị sản xuất chưa sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, có khả năng phân giải cao, do đó CTR – CTNH phát sinh với khối lượng lớn, đa dạng. Sự lựa chọn nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ sản xuất. Có thể nhận xét là nền công nghiệp trong nước hoạt động thiếu bền vững, chỉ tập trung phát triển kinh tế chưa chú tâm vào bảo vệ môi trường. Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là gánh nặng cho công tác quản lý môi trường đặc biệt là vấn đề quản lý CTR – CTNH. Đánh giá hiện trạng nguồn phát sinh, thành phần và khối lượng của CTR – CTNH Nguồn phát sinh Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Nguồn nguyên liệu được sử dụng phong phú, sản phẩm đa dạng, cộng với công nghệ trang thiết bị sản xuất lạc hậu, cũ kỹ làm phát sinh CTR – CTNH ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất từ khâu đầu vào, sản xuất đến sản phẩm đầu ra. Nguồn phát sinh chất thải phức tạp khó kiểm soát gây rất nhiều khó khăn trong việc giảm phát sinh chất thải tại nguồn, thu gom và phân loại chất thải. Hiện tại KCN chưa có số liệu chính xác, đúng với thực tế về nguồn phát sinh CTR – CTNH trong các đơn vị sản xuất. Đây là vấn đề gây khó khăn cho việc quy hoạch quản lý CTR. Khu công nghiệp Long Hậu Nguồn phát sinh CTR – CTNH trong KCN Long Hậu được đánh giá tương đối ổn định và đơn giản, CTR phát sinh ra ở một số khâu nào đó của quá trình sản xuất, mặc khác CTR phát sinh tập trung chủ yếu là hoạt động sinh hoạt của công nhân nên chúng ta dễ dàng kiểm soát và hạn chế phát sinh chất thải. CTR phát sinh ra được tuần hoàn, tái sử dụng lại nên nguồn phát sinh chất thải được hạn chế. Thành phần Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Thành phần CTR – CTNH trong các đơn vị sản xuất rất đa dạng và phức tạp do nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú kết hợp với sản phẩm sản xuất đa dạng. Thành phần chủ yếu có trong chất thải rắn là nilông, giấy, chai nhựa, cao su… Thành phần đa dạng gây khó khăn cho quá trình phân loại, hiện nay chưa có số liệu chính xác về các thành phần này, số liệu có được cũng chỉ dựa trên sự ước lượng, chính vì thế nên việc xây dựng các cơ sở xử lý chất thải gặp rất nhiều khó khăn. Thành phần CTNH so với thành phần không độc hại cũng rất cao, mức độ nguy hại còn phụ thuộc nhiều vào tính chất của từng loại chất thải, theo thống kê tại TPHCM, tỷ lệ thành phần CTNH so với thành phần chất thải không nguy hại của các ngành là: dệt nhuộm, in vải (39,4%), điện tử (37,9%), giấy – in giấy (34,3%)…Thành phần tỷ lệ CTNH của các ngành trên là rất cao. Do đó cần có sự quan tâm đúng mức của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý môi trường đối với loại CTNH này. Khu công nghiệp Long Hậu Vì nguồn phát sinh CTR tại hầu hết các đơn vị sản xuất trong KCN Long Hậu chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của công nhân nên thành phần CTR cũng không phức tạp và đa dạng. Thành phần chủ yếu là vỏ hộp, chai lọ, bao bì, thực phẩm…Vì thành phần chất thải đơn giản nên việc phân loại cũng thực hiện dễ hơn, ít tốn kém chi phí xử lý hơn. Mặc khác trong KCN Long Hậu thành phần các ngành sản xuất cũng chưa đa dạng, số lượng các đơn vị sản xuất còn chưa nhiều nên thành phần CTR có khối lượng nhỏ, dễ kiểm soát. Ngoài ra thành phần CTNH cũng đơn giản, tập trung vào một số loại cố định nên dễ dàng phân loại và thu gom. Khối lượng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Khối lượng CTR – CTNH theo bảng khối lượng trên được đánh giá là khá lớn, khối lượng CTNH chưa được nghiên cứu phân loại đánh giá một cách khách quan chính xác. Do trình độ nguồn nhân lực, và tài chính còn khá thấp nên việc xác định khối lượng chất thải còn nhiều hạn chế. Việc xác định khối lượng chất thải đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý. Khối lượng CTR – CTNH thu gom được còn nhỏ hơn khối lượng thực tế thải bỏ ra nên ta biết được một lượng chất thải bị thải bỏ ra môi trường không được thu gom xử lý. Việc không xác định được khối lượng CTR thải bỏ ra hiện tại và trong tương lai gây ra nhiều khó khăn trong công tác quy hoạch, xác định quy mô cơ sở xử lý CTR và các công trình phụ trợ. KCN không tập trung một đơn vị thu gom mà còn lẫn nhiều đơn vị tư nhân thu gom mà ban quản lý chưa kiểm soát được, do đó hiện tại ban quản lý chưa thống kê được tổng lượng chất thải thực tế KCN thải ra. Khu công nghiệp Long Hậu Vì đây là KCN mới hình thành, số lượng các đơn vị sản xuất chưa nhiều do đó khối lượng CTR phát sinh ra cũng không nhiều nên quá trình thu gom, phân loại, vận chuyển cũng dễ dàng hơn, chi phí xử lý chất thải cũng được hạn chế hơn. Tóm lại CTR – CTNH phát sinh trong KCN với khối lượng rất lớn từ nhiều nguồn khác nhau. Thành phần và đặc tính chất thải phức tạp, có chiều hướng ngày càng tăng với tốc độ phát sinh khá nhanh. Trong khi đó, việc xác định chính xác khối lượng nguồn thải gặp nhiều khó khăn, dẫn đến những khó khăn trong việc tính toán, dự báo khối lượng, thành phần chất thải trong tương lai. Bên cạnh đó, năng lực về công tác xử lý và công nghệ xử lý CTR – CTNH của KCN chưa đáp ứng yêu cầu. Đứng trước những thách thức hiện tại và những mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể sảy ra trong tương lai do sự gia tăng khối lượng CTR liên tục, các cơ sở sản xuất và ban quản lý cần xây dựng những hạng mục công trình đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của KCN. Đánh giá hiện trạng phân loại tại nguồn, tồn trữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, tuần hoàn Phân loại tại nguồn Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Trong KCN hầu hết các đơn vị sản xuất chưa thực hiện được công tác phân loại tại nguồn. Các đơn vị sản xuất chưa được hướng dẫn cụ thể về việc phân loại tại nguồn, CTR chưa được phân loại, tách riêng, CTRCN còn để chung với CTRSH và CTNH. Việc phân loại tại nguồn còn rất nhiều yếu kém, điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu gom, tách riêng chất thải tái chế và quá trình xử lý chất thải. Chất thải không được phân loại sẽ làm một lượng lớn CTNH phát tán vào môi trường, gây nguy hại cho con người và ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước…Ngoài ra các CTR không được phân loại tại nguồn nên gây ra nhiều khó khăn cho công tác thu gom, phân loại tách riêng phế liệu có khả năng tái chế. Chưa phân loại ra chất thải hữu cơ dễ phân hủy với chất thải khó phân hủy làm cho công tác xử lý chất thải như làm phân compost, hay chôn lấp tại bãi chôn lấp gặp khó khăn. Khu công nghiệp Long Hậu Thực trạng phân loại tại nguồn CTR – CTNH được đánh giá tương đối tốt, các đơn vị sản xuất đã có đội ngũ phân loại chất thải tại nguồn thành CTR và CTNH, chất thải có giá trị thương mại và chất thải không có giá trị thương mại. Tuy nhiên việc phân loại chất thải thành những thành phần riêng như chai lọ, nhựa, bao bì, giấy, phế liệu vẫn chưa được thực hiện tốt. Tồn trữ Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Tồn trữ chất thải là giai đoạn rất quan trọng, chất thải được chứa đựng chưa thu gom liền nên dễ phán tán vào môi trường. Các đơn vị sản xuất chưa có kho chứa chất thải rắn kể cả CTNH mà chất thải để ra ngoài tiếp xúc với điều kiện nắng gió của môi trường nên dễ dàng phát tán, bay hơi vào không khí, rò rỉ nước rỉ rác ra đất, môi trường nước mặt, ngấm xuống nước ngầm. Dụng cụ chứa đựng CTR – CTNH tại các đơn vị sản xuất là chưa đúng tiêu chuẩn, không có nắp đậy, không được bảo vệ ngay cả CTNH cũng vậy nên côn trùng dễ xâm nhập, chất thải rơi vãi ra môi trường, dịch bệnh lây lan dễ dàng. Cần có sự đầu tư dụng cụ chứa đựng CTR của các đơn vị sản xuất trong việc tồn trữ chất thải ngay tại trong xí nghiệp, các đơn vị sản xuất cần có những nhận thức rõ hơn trong vấn đề lưu trữ CTR – CTNH tại cơ sở của mình vì nếu không thực hiện tốt sẽ để chất thải phát tán vào môi trường, gây nguy hiểm cho công nhân làm việc trong các cơ sở này, đặc biệt là khi CTNH phát tán vào môi trường. Thực tế hiện nay tại các đơn vị sản xuất tình trạng lưu trữ chất thải được đánh giá là không đạt yêu cầu, ý thức của chủ các đơn vị sản xuất và công nhân chưa cao, chưa có sự quản lý chặt chẽ từ phía ban quản lý KCN. Có trên 19% đơn vị sản xuất chứa đựng chất thải trên hai ngày. Khu công nghiệp Long Hậu CTR sau khi phân loại được tồn trữ tại các kho hay các thùng chứa chất thải. Thực trạng tình hình lưu trữ tại các kho chưa tốt, các kho chứa chất thải xây chưa kín, côn trùng và sinh vật lây bệnh dễ dàng xâm nhập vào, ngoài ra các kho chứa chất thải quá thoáng gió nên mùi hôi phát tán rất dễ dàng. Việc tồn trữ chất thải trong các thùng chứa chất thải 240L đạt tiêu chuẩn, có nắp đậy và kín đáo ngăn chặn được côn trùng và sinh vật lây bệnh xâm nhập vào. Nhìn chung tình hình tồn trữ chất thải tại KCN Long Hậu được đánh giá tương đối tốt, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, hạn chế việc phát tán chất thải vào môi trường. Thu gom Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Hiện trạng thu gom tại KCN được đánh giá tương đối tốt, các đơn vị thu gom đã sắp xếp ký hợp đồng với các đơn vị sản xuất trong KCN và thu gom thường xuyên trong khả năng nhanh nhất có thể. Lịch thu gom cũng rõ ràng, hợp lý khi có sự kết hợp giữa việc tính toán tuyến thu gom với kinh nghiệm làm việc của các nhân viên thu gom. Tuy nhiên cũng còn một số yếu kém trong vấn đề thu gom chất thải, chất thải vẫn còn chứa đựng quá 2 ngày, một số đơn vị sản xuất có CTNH không được thu gom đúng quy định mà chứa đựng rất lâu dễ gây ra sự cố môi trường. Phương tiện thu gom chưa được đầu tư cao, nguồn nhân lực còn thiếu nên công tác thu gom gặp khó khăn. Các công ty thu gom chất thải cần phải nổ lực, nhận thức sâu sắc hơn nữa tầm quan trọng của công việc thu gom trong công tác bảo vệ môi trường. Công tác thu gom mang lại ý nghĩa quan trọng, khi đơn vị thu gom ký biên bản xác nhận khối lượng trong các lần thu gom, đây là cơ sở để dự đoán khối lượng chất thải phát sinh của các đơn vị sản xuất trong tương lai, từ đây có những nghiên cứu đánh giá, hạn chế phát sinh chất thải, quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải và các công trình phụ trợ. Khu công nghiệp Long Hậu Vì số lượng đơn vị sản xuất chưa nhiều, lượng CTR phát sinh còn ít nên tình hình thu gom rất thuận lợi và nhanh chóng, đơn vị thu gom ít gặp khó khăn trong quá trình thu gom, hoàn thành công việc dễ dàng. Tuy nhiên tuyến đường thu gom vận chuyển được đánh giá là chưa hợp lý lắm, cần lập tuyến thu gom cho xe tải để thu gom thuận lợi nhất, thời gian thu gom được rút ngắn. Vận chuyển Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Công tác vận chuyển được đánh giá là đạt được yêu cầu, rác thải được vận chuyển từ các đơn vị sản xuất về trạm trung chuyển theo đúng tuyến trình nên nhanh chóng, hiệu quả cao. Tuy nhiên cần có những phương án khắc phục hiện tượng rơi vãi chất thải trong quá trình vận chuyển từ đơn vị sản xuất về trạm trung chuyển, phương án khắc phục tình trạng rơi vãi chất thải là bao lưới trên xe trong quá trình vận chuyển. Công tác vận chuyển CTNH bằng các xe tải từ các đơn vị sản xuất đến các công ty sử lý cũng hiệu quả, không bị rơi vãi, vận chuyển nhanh. Nhìn chung công tác vận chuyển CTR – CTNH đều do các công ty tư nhân thực hiện, địa điểm tập kết chất thải để xử lý do các công ty này sắp xếp, lựa chọn nên gây không ít khó khăn cho công tác quản lý. Khu công nghiệp Long Hậu Xe tải chạy đến từng đơn vị sản xuất để thu gom chất thải, khi đã thu gom xong hết các đơn vị sản xuất xe tải vận chuyển về trạm phân loại, tái chế và xử lý của công ty Thảo Trung. Trong quá trình vận chuyển chất thải còn một vấn đề được đánh giá là chưa tốt, đó là nước rỉ rác của rác trên xe tải thu gom chảy xuống đường gây phát tán mùi hôi vào không khí, ô nhiễm môi trường xung quanh. Cần có những biện pháp khắc phục tình trạng nước rỉ rác chảy xuống đường để công tác thu gom vận chuyển đạt hiệu quả cao nhất. Tái sử dụng, tái chế, tuần hoàn lại chất thải Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Công tác tái sử dụng, tái chế, tuần hoàn lại CTR – CTNH được đánh giá là khá thấp, hầu hết các đơn vị sản xuất chưa phân loại được thành phần có thể tái sử dụng, tái chế và thành phần không có khả năng tái sử dụng, tái chế nên chưa tái sử dụng được chất thải của chính đơn vị sản xuất mình. Trong KCN chưa hình thành trung tâm trao đổi chất thải giữa các đơn vị sản xuất với nhau, nên chất thải của đơn vị sản xuất này không được đơn vị kia tận dụng làm nguyên liệu tái chế. Trong KCN cũng chưa có các đơn vị tái chế chất thải nên chất thải được phân loại tại trạm trung chuyển phải chuyển đến vị trí tập trung sau đó bán cho các đơn vị tái chế hay các cơ sở thu mua phế liệu ngoài KCN để tái chế, sử dụng lại. Khu công nghiệp Long Hậu KCN Long Hậu vừa mới hình thành, các đơn vị sản xuất đầu tư công nghệ sản xuất rất hiện đại, dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến nên CTR phát sinh được tuần hoàn tái sử dụng lại một cách có hiệu quả. Việc tái sử dụng và tuần hoàn lại chất thải trong KCN được đánh giá rất cao, việc làm này có ý nghĩa to lớn vì tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm lượng CTR phát sinh ra môi trường, giảm được chi phí thu gom vận chuyển và xử lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên. KCN chưa có trạm trung chuyển nên công tác phân loại chất thải tái chế như chai lọ, nhựa, bao bì, giấy, phế liệu chưa được thực hiện một cách triệt để, công việc phân loại này được thực hiện bởi công nhân thu gom rác của công ty Thảo Trung, việc phân loại được thực hiện trên xe tải do đó hiệu suất phân loại là rất thấp. Bảng 4.1 Đánh giá chung cho hệ thống quản lý kỹ thuật CTR - CTNH STT Các tiêu chuẩn Diễn giải Đánh giá I Đối với chủ nguồn thải 1 Phân loại tại nguồn Phân loại thành phần chất thải có giá trị thương mại và chất thải không có giá trị thương mại 1 2 Phương tiện chứa Còn tình trạng sử dụng dụng cụ chứa CTR – CTNH không đúng quy định 1 3 Khu vực lưu giữ Chưa có khu vực lưu giữ riêng CTNH trong các đơn vị sản xuất và cả KCN 1 4 Dán nhãn cảnh báo Rất ít nhà máy dán nhãn trên các dụng cụ hay bao bì chứa đựng 0 5 Đăng ký chủ nguồn thải Thực hiện quy định này rất ít 2 II Đối với chủ thu gom vận chuyển, lưu trữ, xử lý và tiêu hủy CTNH 1 Phương tiện vận chuyển Hiện tại vẫn chưa có phương tiện chuyên dụng để vận chuyển CTNH, xử dụng chủ yếu là xe tải chở hàng, nhưng chấp nhận được 1 2 Sử dụng biển báo CTNH trên phương tiện vận chuyển Một số phương tiện vận chuyển CTNH chưa có biển báo CTNH và biển báo chưa đúng quy định. 0 3 Đăng ký chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, và tiêu hủy CTNH (bao gồm cả hoạt động kinh doanh tái sinh, tái chế chất thải) Các doanh nghiệp tham gia thu gom vận chuyển CTR – CTNH đều đăng ký, trừ các vực phế liệu tự phát 2 Chú thích: 0: không thực hiện 1: thực hiện ở mức độ kém 2: thực hiện ở mức độ trung bình CHƯƠNG 5. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN – CHẤT THẢI NGUY HẠI Nghiên cứu các giải pháp quản lý CTR – CTNH là một việc làm cấp thiết tại các KCN nhằm hạn chế việc chất thải rắn phát sinh mạnh mẽ như hiện nay. Vấn đề CTR đang là vấn đề nóng bỏng trong xã hội, gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý môi trường. Để đưa ra các giải pháp nhằm quản lý tốt CTR – CTNH thì nhất thiết cần phải có sự kết hợp giữa hệ thống quản lý nhà nước với hệ thống quản lý kỹ thuật CTR – CTNH (nhà sản xuất, các đơn vị sản xuất, các đơn vị nhận trách nhiệm thu gom, lưu giữ, vận chuyển, đơn vị xử lý CTR – CTNH) và cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng. 5.1. Giải pháp riêng cho từng KCN 5.1.1. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 5.1.1.1. Cơ cấu tổ chức, nhân sự Để giải quyết vấn đề cơ cấu tổ chức trong KCN Lê Minh Xuân giải pháp được đưa ra đối với bộ phận quản lý môi trường thuộc ban quản lý KCN là tăng cường thêm cán bộ có kiến thức chuyên môn cao về quản lý CTR. Bộ phận môi trường phải có sự phân chia công việc trong công tác quản lý, phải có bộ phận chuyên quản lý CTR trong KCN. Mở các khóa tập huấn, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý với các KCN khác trong nước cũng như nước ngoài. Trong các đơn vị sản xuất trong KCN bắt buộc phải có bộ phận chuyên trách công việc thu gom và phân loại chất thải ngay tại nguồn, điều này rất quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tác quản lý CTR. Bộ phận phân loại này phải qua một lớp tập huấn phân loại chất thải tại nguồn, phải có kiến thức phân loại CTR với CTNH. Một điều rất quan trọng để đảm bảo công tác quản lý CTR – CTNH đạt hiệu quả cao là cần phải có sự phối hợp chặt chẽ thống nhất dựa trên tinh thần cùng chung sức hạn chế thải bỏ chất thải rắn ra môi trường. Các bộ phận từ ban quản lý, bộ phận môi trường trong các đơn vị sản xuất đến bộ phận thu gom vận chuyển cần phối hợp, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong công việc, cùng nhau đề ra các phương án và hỗ trợ nhau làm việc tránh tình trạng “phần ai nấy lo” hay chống đối lẫn nhau. Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người trong KCN, nhất là kiến thức về quản lý chất thải rắn. 5.1.1.2. Phân loại tại nguồn Công tác phân loại tại nguồn rất quan trọng, để nâng cao hiệu quả của công tác này thì trước hết phải thành lập bộ phận có trách nhiệm phân loại tại nguồn. Bộ phận này làm việc giữa hai ca và phải được đào tạo kiến thức phân loại chất thải, đặc biệt là CTNH. Công nhân phân loại phải có sổ tay hướng dẫn phân loại CTR – CTNH và phải được sự hỗ trợ giúp đỡ của ban quản lý KCN và những người có kiến thức chuyên môn cao. Ban quản lý KCN kết hợp với các đơn vị sản xuất và các chuyên gia tổ chức đầu tư nghiên cứu các loại chất thải cần phải phân loại trong từng đơn vị sản xuất, từ đó đưa ra danh sách các loại chất thải phải phân loại để bộ phận thực hiện phân loại dễ dàng thực hiện hơn. Chất thải sau khi được phân loại chứa đựng trong các dụng cụ chứa đựng có màu sắc quy định khác nhau và được dán nhãn để dễ dàng hơn trong công tác thu gom. 5.1.1.3. Tồn trữ chất thải Các đơn vị sản xuất cần phải phối hợp với KCN đầu tư mua các dụng cụ chứa đựng chất thải đúng quy định như thùng chứa 240L đạt tiêu chuẩn. Cần đầu tư xây dựng kho chứa chất thải trong từng đơn vị sản xuất. Chất thải chứa đựng trong các kho chứa chất thải phải đảm bảo an toàn tránh côn trùng xâm nhập vào, cần xây dựng kho chứa cao, kín đáo, che chắn hợp lý tránh để chất thải tiếp xúc trực tiếp với các điều kiện môi trường bên ngoài dễ phát tán mùi hôi, bốc hơi vào không khí. 5.1.1.4. Thu gom, vận chuyển KCN cần quản lý chặt chẽ hơn công tác thu gom, vận chuyển chất thải, chỉ cho phép một đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải khắc phục trường hợp hiện tại là có lẫn nhiều đơn vị tư nhân thu gom mà ban quản chưa kiểm soát được do đó ban quản lý chưa thống kê được lượng chất thải thực tế KCN thải ra. Doanh nghiệp nhận thu gom chất thải cần đầu tư phương tiện và tăng cường nguồn nhân lực. Cần nghiên cứu tuyến đường thu gom vận chuyển để mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhất, tiết kiệm được thời gian thu gom vận chuyển. Trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải cần có biện pháp khắc phục chất thải rơi vãi ra môi trường như phương tiện thu gom vận chuyển phải che chắn cẩn thận, xe kéo cần có lưới bao trên thùng chứa. 5.1.2. Khu công nghiệp Long Hậu 5.1.2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự Để công tác quản lý môi trường tốt hơn ở hiện tại và trong tương lai thì một yêu cầu đặt ra cũng giống như KCN Lê Minh Xuân là phải tăng cường thêm cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực chất thải rắn, thường xuyên mở các lớp tập huấn, các lớp nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, phân ra bộ phận chuyên quản lý CTR. Cần thiết phải thành lập bộ phận môi trường trong các cơ sở sản xuất để thực hiện phân loại chất thải tại nguồn. Mở các lớp tập huấn cho bộ phận này để nâng cao hiệu quả phân loại tại nguồn. Ban quản lý, bộ phận môi trường trong mỗi đơn vị sản xuất, đơn vị thu gom vận chuyển CTR – CTNH trong KCN cần phối hợp thường xuyên, hoạt động thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau để công tác quản lý CTR ngày càng đạt hiệu quả hơn. 5.1.2.2. Phân loại Hiện tại trong KCN chất thải rắn phát sinh chưa nhiều nên vấn đề phân loại tại nguồn tương đối tốt, trong tương lai sẽ phát sinh rất nhiều khó khăn do đó phải thực hiện một số biện pháp như nâng cao khả năng phân loại chất thải tại nguồn cho bộ phận phân loại. Chất thải sau khi phân loại thành chất thải có giá trị thương mại nên tập trung bán cho các cơ sở tái chế để việc kiểm soát loại chất thải này dễ dàng hơn. Cần xây dựng trạm trung chuyển chất thải để việc phân loại thứ cấp chất thải rắn được thực hiện tốt và triệt để. 5.1.2.3. Lưu trữ chất thải Tình trạng lưu trữ chất thải tại các kho lưu trữ chưa hợp lý, ví dụ như công ty Con heo vàng, kho chứa xây dựng quá thấp, không được che chắn nên côn trùng dễ dàng xâm nhập, mùi hôi phát tán khắp nơi. Đề xuất nên xây kho chứa cao hơn, phun thuốc ngăn ngừa côn trùng xâm nhập vào, cần che chắn kín hơn tránh tình trạng phát tán mùi hôi. Chất thải lưu trữ trong những thùng chứa phải được tập kết tại những vị trí thuận lợi cho xe thu gom đến thu gom. 5.1.2.4. Vận chuyển chất thải Trong quá trình vận chuyển chất thải còn tình trạng nước rỉ rác chảy tràn xuống đường, để khắc phục tình trạng này, giải pháp được đề xuất là thiết kế bộ phận thu gom nước rỉ rác được lắp đặt trên xe tải. Xe tải được thiết kế thùng xe nghiêng về một hướng để nước rỉ rác tập trung lại sau đó được dẫn qua một ống thu đến bộ phận chứa đựng nước. Nước rỉ rác này được đổ bỏ xuống cống dẫn nước thải hay những vị trí chích hợp. 5.2. Giải pháp chung cho KCN Long Hậu và KCN Lê Minh Xuân 5.2.1. Các biện pháp quản lý hành chính 5.2.1.1. Giải pháp về mặt pháp lý Để công tác quản lý CTR – CTNH đạt hiệu quả cao nhất trước hết phải xây dựng một hệ thống pháp luật “cứng” chặt chẽ, kết hợp với các chính sách mềm nhằm cân bằng lợi ích giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường. Hệ thống pháp luật “cứng” chặt chẽ là một hệ thống văn bản pháp lý trong đó phải quy định chặt chẽ, rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan tham gia vào hệ thống quản lý CTR – CTNH như: cơ quan quản lý nhà nước, chủ nguồn thải, thu gom, vận chuyển, xử lý thiêu hủy CTR – CTNH cũng như các biện pháp xử phạt thật nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó cần có những cơ chế, chính sách ưu đãi để kích thích việc thực thi pháp luật và đầu tư phát triển kinh tế kỹ thuật nhằm ngăn ngừa ô nhiễm do CTR – CTNH phát sinh ra. Một số biện pháp cần thực hiện: Xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể Ban hành các chỉ tiêu môi trường cho việc lựa chọn địa điểm, thiết kế xây dựng, vận hành bãi chôn lấp CTR – CTNH. Nghiên cứu, ban hành các hướng dẫn về phương pháp tính để xây dựng phí thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH. Ban hành danh mục các phế liệu, phế phẩm được phép nhập khẩu dùng trong sản xuất công nghiệp. Ban hành quy định liên quan đến vận chuyển chất thải ra khỏi khu KCN. Ban hành một số chính sách quản lý nhà nước Chính sách về tài chính Thu phí đối với các hoạt động gây ô nhiễm, thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Phí này là thuế hay lệ phí đánh vào các đơn vị sản xuất gây ô nhiễm tại các vị trí xả thải hay vị trí đổ bỏ chất thải. Thuế hay các loại phí có tác dụng làm cho các doanh nghiệp hạn chế xả thải, thay đổi công nghệ sản xuất để giảm phát sinh chất thải. Có chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thành lập nên các công ty thu gom vận chuyển, xử lý chất thải như miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ kinh phí, cho vay vốn, đầu tư công nghệ xử lý chất thải. Chính sách về quản lý hành chính và đầu tư công nghệ Tăng cường hệ thống cán bộ thanh tra môi trường, mở các lớp đào tạo nghiệp vụ về chuyên môn cũng như luật pháp để đội ngũ này có đủ khả năng kiểm soát việc thực thi pháp luật của các doanh nghiệp trong việc thải bỏ CTR – CTNH. Có chính sách ưu đãi, đầu tư cho các đơn vị cá nhân tham gia nghiên cứu, phát triển công nghệ áp dụng vào sản xuất nhằm hạn chế thải bỏ CTR – CTNH ra môi trường. Ban hành quy định để quản lý doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá tác động thường xuyên hàng năm. Đưa ra những văn bản hướng dẫn các đơn vị sản xuất nghiên cứu, thực hiện đánh giá tác động môi trường một cách chính xác và hiệu quả nhất. Cần có những quy định cụ thể để giám sát các cơ quan thanh tra giám sát, thẩm định đánh giá tác động môi trường tránh một số trường hợp đánh giá chung chung, hình thức, không giám sát chặt chẽ xem các đơn vị sản xuất có thực hiện đúng quy định pháp luật không, có thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường trong bản đánh giá tác động môi trường. Ban hành một số hình thức xử phạt cho các cơ quan cá nhân không tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường. 5.2.1.2. Giải pháp tăng cường năng lực quản lý a. Nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ địa phương Công tác đào tạo phải chú trọng cân đối tỷ lệ cán bộ chuyên môn môi trường, cán bộ quản lý môi trường, cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở tất cả các cấp, các ngành; Tăng cường năng lực chuyên môn cho phòng quản lý CTR, ban quản lý khu chế xuất, KCN, các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, các sở ban ngành liên quan và cán bộ môi trường quận/huyện; Đào tạo chuyên sâu về quản lý môi trường cho các cán bộ đầu ngành; Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các nhà doanh nghiệp trong vùng. b.Triển khai các văn bản pháp lý về quản lý CTR – CTNH tại địa phương Triển khai các hướng dẫn, quy định về quản lý CTR – CTNH cho các cơ sở sản xuất trong và ngoài KCN, các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực quản lý CTR – CTNH; Rà soát điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật về quản lý CTR – CTNH nhằm nâng cao tính hợp pháp, hợp lý và tính khả thi của các quy định pháp luật về quản lý CTR – CTNH. 5.2.2. Biện pháp quản lý kỹ thuật 5.2.2.1. Giải pháp giảm thiểu phát sinh chất thải Giải pháp đầu tư công nghệ Giải pháp hiệu quả nhất để hạn chế phát sinh chất thải là giải pháp đầu tư công nghệ sản xuất. Đây là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp. Cùng một ngành sản xuất, sản xuất ra cùng một sản phẩm như nhau nhưng nếu một doanh nghiệp có công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại thì lượng chất thải phát sinh ra ít hơn so với doanh nghiệp có công nghệ sản xuất cũ kỹ lạc hậu. Tuy nhiên để thay đổi công nghệ cần đầu tư một nguồn vốn khá lớn mà các doanh nghiệp rất khó thực hiện được, giải pháp này đưa ra tập trung đánh vào các doanh nghiệp mới xây dựng hình thành, các doanh nghiệp đã hoạt động từ trước cần thực hiện thay đổi dần dần trong khả năng kinh tế cho phép của doanh nghiệp nhưng tập trung chủ yếu vào việc cải tiến công nghệ phù hợp nhất cho hoạt động sản xuất nhằm tạo ra ít chất thải nhất. Thực tế hiện nay là các doanh nghiệp mới xây dựng hình thành và bước đầu đi vào hoạt động nhưng sử dụng công nghệ sản xuất, thiết bị máy móc chưa hiện đại còn tạo ra nhiều chất thải. Nguyên nhân chính của tình trạng này là các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ sản xuất, thiết bị máy móc cũ kỹ lạc hậu từ nước ngoài về nhưng họ lại lầm tưởng đó là công nghệ sản xuất, máy móc hiện đại. Hậu quả của việc làm này là tạo ra nhiều chất thải hơn, chất thải không có khả năng tuần hoàn tái sử dụng, tái chế lại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Chiến lược bảo vệ môi trường rất cần ưu tiên đầu tư cho các dạng công nghệ sạch, công nghệ ít hoặc không chất thải, công nghệ kỹ thuật cao… Tuy nhiên điều quan trọng hiện nay là nhà nước phải có văn bản hướng dẫn, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu công nghệ sản xuất thiết bị máy móc. Địa phương phải nâng cao năng lực khoa học và công nghệ để tiếp nhận và làm chủ công nghệ, cải tiến công nghệ ngoại nhập cho phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước và từng bước sáng tạo công nghệ mới, hạn chế những lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài. Giải pháp quản lý phát sinh chất thải tại nguồn Giải pháp được đề xuất mang tính chất trước mắt và lâu dài dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Điều này có nghĩa là các doanh ghiệp phát sinh chất thải phải tốn chi phí cho quá trình thu gom, phân loại tại nguồn, xử lý CTR – CTNH đúng quy định. Các giải pháp nêu ra tuân theo nguyên tắc chất thải phát sinh tại công đoạn nào sẽ được thu gom tại công đoạn đó. Yêu cầu: Chất thải rắn phát sinh tại nhà máy phải được phân loại, không để lộn CTR với CTNH hay các loại CTNH với nhau; Tiến hành thu gom, đóng gói, thống kê khối lượng và lưu giữ tạm thời CTR – CTNH an toàn theo chủng loại; Tiến hành lập hồ sơ đăng ký quản lý CTNH đối với chủ nguồn thải; Hoạt động sản xuất Chất thải Phân loại Đóng gói Giao cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý chung Kiểm tra Ghi nhận khối lượng Lưu giữ tại khu vực tập trung chất thải của nhà máy Hình 5.1 Mô hình tổ chức quản lý CTR – CTNH tại nguồn Tái chế Tìm đơn vị có chức năng xử lý theo quy định. Quy trình giảm thiểu phát sinh CTR – CTNH tại nguồn áp dụng cho một đơn vị sản xuất. Trong quy trình này giải pháp được đưa ra là mỗi đơn vị sản xuất có một bộ phận môi trường làm nhiệm vụ thu gom, phân loại, đóng gói chất thải ngay tại nguồn thải. Công việc thu gom, phân loại, đóng gói chất thải có vai trò rất quan trọng, nó quyết định sự thành công hay không của công tác phân loại chất thải tại nguồn. Vì vậy công việc này phải được thực hiện bởi bộ phận môi trường sau mỗi ca làm việc. Chất thải rắn phát sinh được thu gom sau đó phân loại thành CTR – CTNH, sau đó chất thải được bộ phận chuyên môn của nhà máy kiểm tra, nếu hợp lý sẽ được đóng gói, ghi nhận khối lượng và chất vào kho chứa chất thải sau đó đưa đi tái chế, tái sử dụng lại những chất thải có giá trị thương mại. Nếu bộ phận chuyên trách không đồng ý với kết quả phân loại thì buộc phải phân loại lại. Ngoài ra còn có một số phương pháp sử lý sơ bộ được áp dụng kết hợp với mô hình trên để làm giảm lượng CTR thải bỏ ra như: nén chặt chất thải (giảm thể tích), cắt vụn chất thải (áp dụng đối với các chất thải như giấy, vải, da), hoặc sử dụng chất thải làm chất đốt cho các nồi hơi tại nhà máy… 5.2.2.2. Tái sử dụng chất thải trong phạm vi xí nghiệp cũng như một thị trường tuần hoàn chất thải giữa các xí nghiệp với nhau Chất thải rắn trong mỗi đơn vị sản xuất được thải bỏ ra sau đó được bộ phận môi trường trong đơn vị sản xuất phân loại thành chất thải rắn có giá trị thương mại và chất thải không có giá trị thương mại. Chất thải rắn có khả năng tuần hoàn tái sử dụng lại trong nội vi xí nghiệp được thu gom tách riêng sử dụng lại, những loại nào trong xí nghiệp không tuần hoàn sử dụng lại được nhưng có thể được xí nghiệp khác trong KCN sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thì được trao đổi chất thải với nhau. Một giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả của công tác tái sử dụng chất thải là hình thành thị trường trao đổi chất thải giữa các xí nghiệp trong KCN. Các xí nghiệp có chất thải rắn có thể được các xí nghiệp khác tái chế, tái sử dụng lại thì liên hệ với trung tâm trao đổi chất thải trong KCN, bộ phận trao đổi thông tin về chất thải sẽ trực tiếp thu nhận thông tin sau đó sẽ liên hệ với xí nghiệp có nhu cầu đến thực hiện trao đổi chất thải. Ngoài ra trong trung tâm trao đổi chất thải còn có bộ phận tái sinh tái chế, chất thải sẽ tái sinh tái chế nếu chưa có xí nghiệp nào tiếp nhận chất thải. Mô hình thị trường trao đổi chất thải ra đời tạo nên sự gắn kết giữa các xí nghiệp thải bỏ chất thải và xí nghiệp sử dụng chất thải làm nguồn nguyên liệu, chúng đóng vai trò rất quan trọng làm hạn chế thải bỏ chất thải có khả năng tái sinh tái chế ra môi trường, mang lại lợi nhuận cho KCN, tiết kiệm chi phí cho xử lý chất thải. Mô hình thị trường trao đổi chất thải được đề xuất cho KCN Lê Minh Xuân. 5.2.2.3. Nâng cao khả năng phân loại tại nguồn, tồn trữ CTR – CTNH Một số biện pháp cần thực hiện để phân loại tại nguồn CTR – CTNH đạt hiệu quả: Nâng cao nhận thức người chủ doanh nghiệp và công nhân bằng cách thành lập các nhóm tuyên truyền đến trực tiếp các đơn vị sản xuất cùng với các tài liệu hướng dẫn liên quan đến CTR trong các nhà máy, giúp họ phân biệt được chất thải loại nào là CTNH, loại nào không nguy hại, loại nào có thể tái chế, loại nào không thể tái chế, loại nào có thể đốt, loại nào không thể đốt. Đưa ra danh sách chi tiết các CTNH cho từng ngành công nghiệp cụ thể và cả danh mục chung. Hướng dẫn phân loại; Giúp họ thấy được lợi ích của việc phân loại, giá trị tiềm ẩn của từng loại chất thải; Tiến hành thực hiện tại một số ngành công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ mà phát sinh ra nhiều loại chất thải khác nhau như ngành công nghiệp chế biến hóa chất, dệt nhuộm, sơn…Đặt nhiều thùng rác trong công ty, xí nghiệp và trên từng thùng có ghi các loại chất thải loại nào nên bỏ vào thùng nào; Có một số chính sách ưu đãi đối với một số công ty thực hiện tốt và một số chính sách xử phạt đối với các công ty không tuân theo các quy định đề ra; Xây đựng hệ thống thu gom, vận chuyển các loại rác đã phân loại và bộ phận kiểm tra khi thu gom chất thải để kiểm tra lại mức độ phân loại của từng đơn vị sản xuất để từ đó có biện pháp cần thiết. Để nâng cao khả năng tồn trữ chất thải trước hết phải đầu tư thiết bị dụng cụ tồn trữ chất thải. Yêu cầu đưa ra là chất thải sau khi phân loại tại nguồn phải được đóng gói lưu trữ trong các dụng cụ đạt tiêu chuẩn như thùng chứa 240L hoặc kho chứa chất thải nhưng phải kín đáo tránh sự xâm nhập của côn trùng. Chất thải được lưu trữ tại những vị trí có ít người qua lại nhưng thuận lợi cho công tác thu gom. Đặc biệt CTNH phải được lưu trữ an toàn, không để chất thải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài tránh việc CTNH phát tán vào môi trường. 5.2.2.4. Xây dựng hệ thống thu gom CTR – CTNH Hệ thống thu gom CTR – CTNH phải được xây dựng một cách đồng bộ, các đơn vị nhận thu gom chất thải phải ký hợp đồng với các đơn vị sản xuất. Cần có chính sách buộc các đơn vị sản xuất phải ký hợp đồng thu gom chất thải với đơn vị thu gom, tránh trường hợp đơn vị sản xuất không ký hợp đồng thu gom mà xả thải ra môi trường. Cần có những nghiên cứu về điều kiện kho chứa, trạm trung chuyển, khối lượng chất thải rắn phát sinh tại từng đơn vị sản xuất từ đó quyết định chọn phương tiện thu gom, tần suất thu gom, tuyến đường thu gom phù hợp với khả năng kinh tế cho phép của đơn vị thu gom. 5.2.2.5. Giải pháp nâng cao khả năng giảm thiểu chất thải nguy hại Hạn chế tối đa việc tạo ra CTNH (không dùng nguyên liệu, hóa chất độc hại); Nếu nguyên liệu hóa chất độc cần phải sử dụng để sản xuất thì chỉ nên sử dụng ở những công đoạn quan trọng; Sử dụng lại chất thải trong một công đoạn nào khác trong xí nghiệp; Nếu nguyên liệu và hóa chất độc hại cần cho công nghệ sản xuất và không thể tái chế chúng, khi đó biến đổi chúng thành những hợp chất không độc (ví dụ như trung hòa acid bằng kiềm, sử dụng các hợp chất hoạt động mạnh để oxi hóa các hợp chất hữu cơ); Khi không thể biến đổi CTNH thành chất thải không nguy hại thì cần tồn trữ và xử lý chúng. 5.2.3. Biện pháp hỗ trợ 5.2.3.1. Công tác giáo dục tuyên truyền cho mỗi xí nghiệp để quản lý tốt CTR – CTNH Hiện nay pháp luật phổ biến đến người dân chưa rộng rãi và đầy đủ, cần có những biện pháp tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về pháp luật, đặc biệt là vấn đề môi trường. Đối với vấn đề quản lý CTR, ngoài việc phổ biến quy định về pháp luật bảo vệ môi trường, cần có những chương trình cụ thể để nâng cao nhận thức của người dân và các đối tượng tham gia công tác quản lý CTR. Từ trước đến nay nhà nước thực hiện biện pháp “Ra lệnh – Kiểm tra”, nhưng để thực hiện được điều này cần một lượng lớn cán bộ có chuyên môn và được trang bị đầy đủ thiết bị để giám soát việc thực hiện của các đối tượng. Tình hình hiện nay thì vẫn còn rất nhiều khó khăn để thực hiện được điều này, cán bộ không thể có mặt quản lý thường xuyên, thiết bị quan trắc môi trường chưa có…Do đó, xu hướng sắp tới là làm sao để các đối tượng sản xuất phải tự nguyện thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường dựa trên các quy định, các tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Trong điều kiện hiện nay, đây là vấn đề được ưu tiên hàng đầu, vừa mang lại hiệu quả môi trường, vừa có tính khả thi cao. Để thực hiện chiến lược này cần phải phân chia các đối tượng để có những biện pháp tuyên truyền mang lại hiệu quả cao nhất. Có thể chia thành ba nhóm: Thứ nhất là cán bộ, công chức Nhà nước liên quan đến quản lý CTR – CTNH; Thứ hai là các chủ cơ sở sản xuất, các cơ sở thu gom CTR – CTNH; Thứ ba là công nhân, nhân viên hoạt động trong các nhà máy, xí nghiệp đó. Đối với cán bộ công chức Đối với cán bộ, công chức Nhà nước liên quan đến quản lý CTR – CTNH thì có các biện pháp sau: Nâng cao nhận thức và hiểu biết về tác hại của CTR đặc biệt là CTNH; Phổ biến rõ ràng các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường; Tổ chức một số đợt tập huấn ngắn hạn cho một số đối tượng chọn lọc; Tổ chức các đợt tổng kết 6 tháng về kết quả quản lý CTR – CTNH; Tổ chức thăm quan học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước. Đối với các cơ sở sản xuất Đối với cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp thực hiện thu gom xử lý chất thải, đây là bộ phận rất quan trọng, là những người trực tiếp gây ô nhiễm môi trường và cũng là người trực tiếp thu gom xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, vì vậy phải có những chính sách phù hợp với bộ phận này. Ngoài những biện pháp áp dụng cho cán bộ, công chức còn có thêm một số biện pháp áp dụng sau: Xây dựng sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm cho các đối tượng này hiểu được các vấn đề cơ bản về xử lý các chất ô nhiễm; Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, làm rõ lợi ích kinh tế mang lại từ việc giảm chất thải, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng… Các chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với các nhà máy, xí nghiệp đầu tư hệ thống xử lý chất thải, hoặc đổi mới công nghệ sản xuất sạch hơn. Đối với công nhân viên Công nhân, viên chức hoạt động trong các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở dịch vụ cần có nội dung khác và đơn giản, thiết thực hơn, để các đối tượng này hiểu và tự nguyện phát hiện, phản ánh, đóng góp vào quá trình cải thiện môi trường của nhà máy, nơi làm việc, nơi công cộng cũng như sinh hoạt hằng ngày. Một số biện pháp áp dụng: Nâng cao nhận thức và hiểu biết về tác hại của CTR đặc biệt là CTNH; Tuyên truyền những thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày như giữ vệ sinh chung, không xã rác, thực hành tiết kiệm năng lượng, nước…; Cần thực hiện những chương trình nhằm nâng cao nhận thức cho công nhân các xí nghiệp về tác động của CTNH của con người và môi trường. 5.2.3.2. Giải pháp về sử dụng công cụ kinh tế Công cụ pháp luật sử dụng trong quản lý CTR chưa mang lại hiệu quả cao thiết thực vì quá cứng nhắc nhiều lúc chưa phù hợp với thực trạng tình hình phát triển trong và ngoài nước, chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy cần áp dụng kết hợp giữa công cụ pháp luật với sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý CTR mới mang lại hiệu quả cao nhất vì công cụ kinh tế giúp cân bằng phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Các công cụ phát triển kinh tế tạo cơ hội và điều kiện để nhà sản xuất chuyển chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm, người tiêu dùng chịu một ít do đó chi phí đầu tư sẽ gồm chi phí cho sản xuất và chi phí bảo vệ môi trường. Mặc khác công cụ kinh tế thúc đẩy nhà sản xuất tìm mọi cách để giảm giá thành sản phẩm mà không gây ô nhiễm môi trường. Một số biện pháp sử dụng khi áp dụng công cụ kinh tế: Phí đổ bỏ chất thải rắn: Phí này áp dụng dựa vào thành phần và tính chất của CTR. Phí này có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến công nghệ sản xuất để giảm lượng chất thải; Các phí sản phẩm và hệ thống ký quỹ hoàn trả: phí này áp dụng đánh vào các sản phẩm như bao bì dầu nhờn, phân bón, thuốc trừ sâu, các lốp xe, các nhiên liệu ô tô…Hệ thống ký qỹ hoàn trả được áp dụng phổ biến nhất là đối với đồ uống như chai hộp bia, rượu, nước giải khát,… để khuyến khích các loại vỏ chai, vỏ hộp. Người ký quỹ phải ký quỹ trả tiền các vỏ hộp, chai khi mua, khi dùng xong đem các vỏ hộp, chai trả lại sẽ được nhận lại số tiền trên. Các khoản trợ cấp: nhà nước trợ cấp các khoản kinh phí cho các cơ quan và cá nhân tham gia vào việc quản lý CTR, trợ cấp cho việc lắp đặt và phát triển công nghệ sản xuất tạo ra ít chất thải hơn; trợ cấp, hỗ trợ giá, ưu tiên miễn thuế đối với công nghiệp tái chế, tái sử dụng chất thải… Ngoài ra còn có thể thu thêm các loại nghiên cứu khác như: Phí xử lý ô nhiễm, nhãn hiệu bảo vệ môi trường cho sản phẩm, thị trường khai thác tài nguyên,… Đây là hướng quản lý môi trường mới, có tính khả thi cao nhưng cần có sự thống nhất phối hợp nghiên cứu, áp dụng vào thực tế cho tất cả các ngành, cơ quan chức năng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Một số kết luận về hiện trạng quản lý CTR – CTNH tại các KCN qua nghiên cứu hiện trạng quản lý CTR – CTNH tại KCN Lê Minh Xuân và KCN Long Hậu: Tình trạng quản lý CTR tại các KCN còn gặp rất nhiều khó khăn và chưa được thực hiện một cách triệt để, hiệu quả. Chất thải rắn phát sinh ngày càng nhiều và chưa được quản lý chặt chẽ; Chưa có sự thống nhất, phối hợp thực hiện giữa các cá nhân, cơ quan tổ chức tham gia quản lý CTR – CTNH. Việc thực hiện chỉ mang tính chất trách nhiệm, chưa thực hiện hiệu quả, nhiều lúc trốn tránh, đối phó lẫn nhau; Thiếu cán bộ có chuyên môn cao, đội ngũ phân loại trong các đơn vị sản xuất được đào tạo chuyên sâu để công tác quản lý CTR đạt kết quả cao nhất; Các đơn vị sản xuất đã ký hợp đồng thu gom chất thải với các đơn vị thu gom, việc làm này tạo nhiều thuận lợi để quản lý khối lượng chất thải được phát sinh và thu gom thông qua hóa đơn thu gom; Hiện trạng phân loại CTR – CTNH tại nguồn chưa được thực hiện tốt, vẫn còn hiện trạng để lẫn lộn các chất thải với nhau, CTNH chưa được phân loại triệt để với CTRSH và CTRCN; Chưa có những nghiên cứu của các đơn vị sản xuất để đưa ra danh sách chất thải rắn cần thu gom, phân loại để hướng dẫn bộ phận thu gom phân loại tại nguồn thực hiện; CTR được chứa đựng trong một số thiết bị dụng cụ được đánh giá là thô sơ chưa hợp lý, một số cơ sở sản xuất chưa có kho chứa chất thải hay các kho chứa chất thải được xây dựng chưa đúng quy cách, chất thải rơi vãi khắp nơi tiếp xúc với điều kiện khí hậu nắng mưa bên ngoài, phát tán dễ dàng vào môi trường; Hiện trạng thu gom vận chuyển CTR vẫn còn một số vấn đề cần phải giải quyết như chất thải chứa đựng lâu ngày chưa được thu gom vận chuyển, trong quá trình vận chuyển chất thải bị rơi vãi trên đường; CTNH chưa được quản lý chặt chẽ, chưa phân loại triệt để, chưa dán nhãn phân loại, chứa đựng tách riêng các thành phần nguy hại với nhau. Kiến nghị Tăng cường các buổi tuyên truyền cho công nhân, mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng chuyên môn cho cán tổ chức cá nhân tham gia quản lý chất thải rắn; Các tổ chức tham gia quản lý CTR cần phối hợp, thống nhất công việc cùng nhau đưa ra các biện pháp quản lý và thực hiện hiệu quả; Chỉ cho phép một đơn vị chịu trách nhiệm thu gom vận chuyển chất thải để dễ kiểm soát khối lượng CTR – CTNH thải ra; Các đơn vị sản xuất và các đơn vị thu gom, vận chuyển cần đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại hơn; Cần thực hiện một số nghiên cứu chuyên sâu về quản lý CTR – CTNH trong từng đơn vị sản xuất để có biện pháp ngăn ngừa phát sinh chất thải hiệu quả. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG OK.doc
  • docBIA.doc
  • docCAM DOAN OK.doc
  • docCAM ON OK.doc
  • docCHU VIET TAT OK.doc
  • docDANH MUC BANG OK.doc
  • docDANH MUC HINH OK.doc
  • docMUC LUC OK.doc
  • docNHIEM VU DO AN TOT NGHIEP OK.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO OK.doc
Tài liệu liên quan