CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Việt Nam là một nước đang phát triển. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa được xem như chìa khóa để phát triển đất nước. Hiện nay, với hơn 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp và gần 70 khu chế xuất (KCX) - khu công nghiệp (KCN) tập trung đã đóng góp một phần rất lớn vào GDP của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức.
Với tốc độ phát triển kinh tế liên tục tăng trưởng từ 8-11% trong những năm gần đây, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) luôn dẫn đầu và xứng đáng là “đầu tầu” khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng TP.HCM cũng đang phải gánh vác nặng nề một lượng chất thải công nghiệp sinh ra từ sự tăng trưởng đó.
Tính đến đầu năm 2011, trong số 172 KCN đã đi vào hoạt động có 102 KCN đã vận hành hệ thống xử lý nước thải. Như vậy, 60% khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) trên cả nước có hệ thống xử lý nước thải. Tổng lượng nước thải từ các KCN ước khoảng 1 triệu m3/ngày/đêm (chiếm khoảng 35% tổng lượng nước thải của cả nước).
Hiện, cả nước còn 127 KCN chưa xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung, trong đó có gần 50 KCN đã vận hành cần phải khẩn trương xây dựng. Tổng công suất xử lý nước thải tại các KCN mới ở mức 339.500 m3/ngày/đêm, tương đương với 33,95% lượng nước thải được xử lý. Các KCN này cũng đang xây dựng thêm 32 nhà máy xử lý nước thải, với công suất 160.600m3/ngày đêm, tương ứng với 16,06%. Như vậy, nếu các nhà máy xử lý nước thải đang xây dựng đi vào hoạt động thì mới có 50% lượng nước thải ở các KCN, KCX được xử lý. Tương tự, chất thải rắn từ các KCN hiện có khoảng 2,3 triệu tấn/năm, trong đó chất thải rắn nguy hại chiếm khoảng 20%. Nhiều nơi có nhà máy xử lý nước thải nhưng thực chất không hoạt động vì thiếu kinh phí hoặc các cơ sở sản xuất xử lý nhưng không đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Vì vậy, nhiều chỉ tiêu về coliform, amoniac, kim loại nặng đều vượt tiêu chuẩn cho phép.
Với hơn 800 nhà máy nằm trong 15 KCN, KCX đang hoạt động (theo thống kê tháng 6/2005 của Phòng Quản Lý Chất thải rắn - Sở Tài Nguyên và Môi trường TP.HCM); gần 28.000 cơ sở vừa và nhỏ nằm phân tán khắp thành phố (theo Cục thống kê Thành Phố HCM năm 2004), mỗi ngày thành phố tiếp nhận khoảng 250 tấn bùn thải công nghiệp (BTCN), trong đó có khoảng 12-15 tấn BTCN nguy hại nhưng không được xử lý, tái chế. Hàng năm các nhà máy trong KCN – KCX trên địa bàn TP.HCM thải ra 6.726,4 tấn BTCN.
Bùn thải này đã ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gây ô nhiễm không khí và nhất là thẩm thấu làm ô nhiễm ngưồn nuớc ngầm, nước mặt dẫn đến chất luợng nguồn nuớc bị suy giãm .Hiện nay mỗi ngày TP vẫn phải tiếp nhận khoảng gần 400.000 m3 nước thải công nghiệp .thải trực tiếp xuống kênh rạch.
Do vậy phần lớn các kênh rạch của Thành phố đều bị bùn lắng rât nhanh và ô nhiễm nghiêm trọng, hầu hết đều có màu đen và hôi thối, gấy ảnh hưởng đến cuộc sống và môi trường.
Tính đến nay, trong tổng số 15 KCX, KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố thì đã có 3 KCX (Tân Thuận, Linh Trung và Linh Trung II) và 2 KCN (Tân Bình, Lê Minh Xuân) có đầu tư trạm phân loại, trung chuyển chất thải các loại; các KCN còn lại thì phần lớn do các đơn vị có chức năng trên địa bàn thành phố thu gom trực tiếp tại các nhà máy có phát sinh. Ngoài ra các trạm xử lý nước thải (XLNT) tập trung phát sinh lượng bùn thải sẽ được Công ty Phát triển hệ tầng (PTHT) KCN thu gom giao Công ty Môi trường đô thị thành phố xử lý.
Việc xử lý nước thải và quản lý BTCN phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn như đối với các trường hợp doanh nghiệp chỉ phát sinh một lượng BTCN khối lượng nhỏ thì khó hợp đồng với các đơn vị thu gom, xử lý dẫn đến việc bị xử lý vi phạm trong công tác quản lý BTCN. Hiện nay, việc thu gom vận chuyển, xử lý bùn thải công nghiệp hiện nay hoàn toàn tự phát, do các doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm. Một số KCN giao khoán hợp đồng cho các đơn vị này làm mà không có kiểm tra giám sát. Các đơn vị thu gom BTCN từ các nhà máy xí nghiệp sau đó đem về phân loại, những chất có thể tái chế thì tận dụng còn chất độc hại thì đổ ra môi trường.
Nhiều doanh nghiệp hoạt động không có giấy phép, chỉ khi nào được KCN yêu cầu thì mới đến Sở Tài Nguyên và Môi trường xin giấy phép. Nhiều KCN thừa nhận, sau khi kí hợp đồng xong, các công ty thu gom, vận chuyển bùn thải đi đâu KCN hoàn toàn không nắm được.
Ở nhiều KCN, nước thải chưa qua xử lý đổ trực tiếp xuống sông hồ, gây ô nhiễm ở mức độ đáng báo động. Nước thải Khu công nghiệp không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt của dân cư lân cận, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và trên diện rộng sẽ ảnh hưởng chất lượng nguồn nước mà dân sử dụng. Ngân hàng Thế giới ước tính mức thiệt hại kinh tế của Việt Nam do thiếu quản lý nước thải và chất thải lên tới 1,3% thu nhập quốc dân. Vào những thời kỳ suy thoái, mức thiệt hại này còn có thể cao hơn.
Tác động của BTCN đối với môi trường, cảnh quan và muôn vật cũng như sự cần thiết và tầm quan trọng của quản lí BTCN đã đề cập đến rất nhiều trong các đạo Luật Bảo vệ môi trường của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong tuyên bố của các tổ chức quốc tế, trong nhiều tài liệu, sách báo hội nghị, hội thảo Ở Việt Nam, các vấn đề liên quan đến BTCN cũng đã được qui định cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp qui dưới Luật. Gần đây chúng đã được đề cập đến rất nhiều trong các hôi nghị, hội thảo khoa học về bảo vệ môi trường và được nhắc đến thường xuyên trong các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời còn là sự quan tâm sâu sắc đối với các cơ quan chức năng, nghiên cứu và đào tạo, mà còn là đối với đại đa số các tầng lớp nhân dân kèm theo những lời chỉ trích gay gắt, đặc biệt là đối với các khu công nghiệp tập trung.
Việc xử lý nước thải công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do các công trình hạ tầng kỹ thuật, nhất là lĩnh vực xử lý nước thải và chất thải đòi hỏi đầu tư lớn nhưng lợi nhuận dịch vụ này mang lại thấp, phí dịch vụ thấp chưa đảm bảo thu hồi chi phí cho công tác quản lý vận hành và đầu tư công trình nên chưa có nhiều nhà đầu tư tham gia. Một phần do cơ chế chính sách chưa thu hút đầu tư, mặt khác các nhà đầu tư tư nhân tiềm lực không phải là lớn và kinh nghiệm cũng chưa có nhiều cho nên họ chưa mặn mà.
Quản lí bùn thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các KCN nói riêng có thể nói là một vấn đề hết nan giải và bất cập trong bối cảnh hiện nay. Chỉ có một phần rất nhỏ BTCN được thu hồi, tái chế và tái sử dụng ngay trong các cơ sở công nghiệp hay tái chế bên ngoài do các cơ sở tư nhân đảm nhiệm. Phần lớn BTCN, kể cả BTCN nguy hại được bỏ lẫn lộn với rác đô thị và được đổ bừa bãi xuống các kênh rạch, khu đất trống, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Mặc dù qui chế quản lí BTCN đã có hiệu lực từ hơn chục năm nay (năm 1999) nhưng việc tách riêng BTCN nguy hại ra khỏi BTCN vẫn chưa thực hiện được thực hiện tốt ở các cơ sở đăng kí quản lí BTCN.
Tại nhiều nơi trên thế giới, công tác tái chế và tái sử dụng chất thải công nghiệp đã và đang được áp dụng hiệu quả thông qua một hệ thống các nhà máy tái chế chất thải cũng như thị trường trao đổi chất thải. Ngay ở nước ta, hoạt động thu hồi tái chế chất thải cũng khá nhộn nhip, các cơ sở thu gom và tái chế chất thải đã được hình thành và phát triển. Chính vì thế, có thể nói một trong những biện pháp góp phần làm giảm thiểu chất thải là việc tuần hoàn và tái sử dụng hợp lý chất thải. Hơn nữa công tác này còn giúp mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc tiết kiệm nguyên liệu sản xuất công nghiệp, hoặc tạo ra nguồn thải mới. Các lợi ích của công tác này bao gồm :
v Lợi ích kinh tế thông qua việc tiết kiệm nguyên vật liệu hay các nguồn năng lượng có giá trị, giảm chi phí để thải hay xử lý các chất thải sinh ra.
v Lợi ích về môi trường là giảm thiểu bùn thải nên giảm ô nhiễm môi trường.
Do đó, để giải quyết các vấn đề nêu trên, đề tài “Nghiên cứu khảo sát hiện trạng xử lý nước thải và quản lý bùn thải tại một số khu công nghiệp trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp xử lý bùn thải thích hợp.” đã được chọn để thực hiện đồ án tốt nghiệp.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI :
Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng xử lý nước thải và hệ thống quản lý bùn thải của các nhà máy xử lý nước thải tập trung tại một số khu công nghiệp ở TP.HCM để đề xuất xây dựng biện pháp quản lý thích hợp, hiệu quả.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
3.1 Phạm vi:
Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu ở các nhà máy xử lý nước thải tập trung tại một số khu công nghiệp điển hình ở TP.HCM.
Đề xuất các giải pháp xây dựng biện pháp quản lý cho các nhà máy xử lý nước thải tập trung tại một số khu công nghiệp ở TP.HCM.
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Nước thải và bùn thải công nghiệp trong 4 khu công nghiệp cụ thể là:
· Khu Công Nghiệp Tân Bình
· Khu Công Nghiệp Tân Tạo
· Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân
· Khu Công Nghiệp Tây Bắc Củ Chi
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
4.1 Phương pháp điều tra khảo sát:
Thông qua giấy giới thiệu của trường và văn phòng Khoa Kỹ thuật Môi trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ, tiến hành quá trình đi khảo sát thực nghiệm và đánh giá chung về hiện trạng môi trường xử lý bùn thải tại nhà máy xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp trong địa bàn thành phố
Quan sát : ở đây chọn phương pháp quan sát không tham gia. Nghĩa là người quan sát sẽ là một chủ thể riêng biệt bên ngoài hệ thống được chọn quan sát và xem xét hệ thống một cách khách quan.
Phỏng vấn : là phương pháp thông dụng để thu thập thông tin.
4.2 Phương pháp phân tích, đánh giá:
Dựa vào dữ liệu thu thập được, tham khảo ý kiến của công nhân, kỹ sư môi trường, nhà quản lý phân tích, đánh giá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải hiện tại của các khu công ngiệp trong thành phố.
Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của các công nghệ xử lý bùn thải hiện nay.
4.3 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia:
Trong suốt quá trình làm báo cáo, em thường xuyên tham khảo ý kiến của các chuyên gia có chuyên môn môi trường về công tác quản lý bùn thải công nghiệp hiện nay. Bằng những kiến thức chuyên ngành, nhiều kinh nghiệm của mình các chuyên gia sẽ đóng góp những ý kiến quý báu giúp cho bài báo cáo được tốt hơn.
Thăm dò, tham khảo ý kiến cuả- cán bộ các cơ quan liên quan và được sự tư vấn cuả các nhà chuyên môn, nhà quản lý nhằm từng bước hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi này. (Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Thống Kê, Công ty Công Trình Công cộng )
4.4 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin:
Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên bảng biểu. Số liệu được quản lý và phân tích trên máy tính với phần mềm Microsoft Excel và soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word.
4.5 Phương pháp tổng hợp số liệu:
Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu (từ các đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo, từ Internet, sách báo .) về thuyết sinh thái công nghiệp và trung tâm trao đổi chất thải, kết quả phân tích mẫu tại các trung tâm.
Sau khi đã có những số liệu thu thập được, những gì được chứng kiến trong quá trình khảo sát thực tế, phỏng vấn cán bộ quản lý các trạm xử lý nước thải tập trung trong khu công nghiệp, tham khảo ý kiến chuyên gia và kết hợp với kiến thức chuyên ngành của mình, em đã tổng hợp và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, đề xuất biện pháp quản lý bùn thải phù hợp.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Thu thập tài liệu, nghiên cứu tổng quan hệ thống xử lý nước thải và quản lý bùn thải công nghiệp của các nhà máy xử lý nước thải tập trung tại một số khu công nghiệp ở TP.HCM.
Khảo sát thực trạng xử lý nước thải đang được áp dụng tại KCN.
Nghiên cứu, đánh giá biện pháp quản lý BTCN và lựa chọn công nghệ quản lí BTCN thích hợp.
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
6.1 Tính thực tế:
Đồ án nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về việc đưa ra phương hướng quản lý nước thải và bùn thải công nghiệp trong các nhà máy xử lý nước thải tập trung theo yêu cầu kế hoạch bảo vệ môi trường các KCX, KCN thành phố.
6.2 Tính mới của đề tài:
Số liệu về lượng BTCN phát sinh trong KCN mới điều tra thực tế và đáng tin cậy nhất ( số liệu được điều tra năm 2011)
Đề xuất phát triển các kết quả chi tiết và xây dựng biện pháp quản lý BTCN hiệu quả thông qua việc hình thành một hệ thống trao đổi chất thải hoạt động và trung tâm thông tin về trao đổi chất thải.
149 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 5861 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiện trạng xử lý nước thải và quản lý bùn thải tại một số khu công nghiệp trong địa bàn thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp xử lý bùn thải thích hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong bể điều hòa. Để đưa nước lên các công trình tiếp theo, bơm chìm thường được lắp đặt trong bể điều hòa với số lượng đủ để vận hành luân phiên và dự phòng, làm việc luân phiên.
Bể aerobic selector
Chức năng ổn định khuấy trộn đều nước thải với chất dinh dưỡng và các thông số đầu vào bể Aeroten. Tiêu diệt các VSV dạng sợi có thể sinh ra trong bể Aeroten làm cho bùn khó lắng.
Hình 3.38 Bể selector
Bể bùn hoạt tính hiếu khí
Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm vào bể bùn hoạt tính hiếu khí, đây là công trình chính trong quá trình xử lý. Nồng độ bùn hoạt tính trong bể dao động từ 1.000-3.000 mg MLSS/L và nồng độ bùn hoạt tính tuần hoàn dao động từ 4.000-5.000 mg/L. Nồng độ bùn hoạt tính càng cao, tải trọng hữu cơ áp dụng của bể càng lớn.
Oxy (không khí) được cung cấp bằng các máy thổi khí và hệ thống phân phối có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-, và xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính, tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các chất cần xử lý. Tải trọng chất hữu cơ của bể thổi khí thường dao dộng từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngày đêm và thời gian lưu nước dao động từ 4-12h.
Oxy hóa và tổng hợp
COHNS (chất hữu cơ) + O2 + Chất dinh dưỡng + vi khuẩn hiếu khí à CO2 + H2O + NH3 + C5H7O2N (tế bào vi khuẩn mới) + sản phẩm khác
Hô hấp nội bào
C5H7O2N (tế bào) + 5O2 + vi khuẩn à 5CO2 + 2H2O + NH3 + E
Hình 3.39 Bể arotank
Bể lắng, bể trung gian chứa bùn và bể trung gian chứa nước
Sau bể bùn hoạt tính hiếu khí, lượng bùn hoạt tính sẽ được giữ lại ở bể lắng, và lượng bùn dư sẽ được vận chuyển qua bể chứa bùn.
Hình 3.40 Bể lắng Hình 3.41 Bể chứa bùn
Bể khử trùng
Phần nước trong sau bể lắng sẽ tự chảy qua bể khử trùng trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. NaOCl là chất khử trùng được sử dụng phổ biến do hiệu quả diệt khuẩn cao và giá thành tương đối rẻ.
Quá trình khử trùng nước xảy ra qua 2 giai đoạn: đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Hình 3.42 Bể khử trùng Hình 3.43 Bể nén bùn
3.4.1.2. Các hạng mục công trình:
Bảng 3.9 Các hạng mục công trình tại trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi:
Hạng mục
Số lượng
Thời giam lưu
Kích thước
Bê gom
1
0.4h
4.76x3.5x8
Bể ĐH
1
8h
21.8x10.2x5
Bể Seletor
1
1h
10.2x4x5
Bể Aerotank
2
19h
17.8x15x5
Bể lắng
2
2h
15x8.2x4.5
Bể khử trùng
1
0.5h
8.7x4.8x3
Bể phân hủy bùn
1
5 ngày
16.7x4.8x5
Bể làm đặt bùn
1
2.5 ngày
3.9x3.7x5
Thiết bị
Số lượng
Công suất
Số lượng máy hđ
Bơm BG
3
120
2
Bơm BĐH
4
60
2
Máy thổi khí
3
22.4 m3/phút
1
Bơm bùn
1
4 m3/h
1
Bơm định lượng
4
120-155 l/h
Máy nén khí
1
540 l/p
1
Máy ép bùn
1
4 m3/h
1
3.4.2..XỬ LÝ BÙN KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC CỦ CHI:
3.4.2.1. Quy trình công nghệ xử lý bùn:
Tuần hoàn bùn
Hình 3.44 Qui trình xử lý bùn KCN Tây Bắc củ chi
Tại trạm xử lý, bùn sinh ra từ bể lắng sẽ được đưa qua bể phân hủy bùn rồi đến bể làm đặc bùn và đem đi xử lý luôn tại chỗ ( do khối lượng bùn sinh ra rất thấp )
Bùn tại bể lắng sẽ tách làm 2 phần: phần bùn đặc lắng xuống đáy và được đưa sang máy bể phân hủy bùn rồi đến bể làm đặc bùn và đem đi xử lý, còn phần nước trong ở trên sẽ được đưa về lại hố thu gom.
Tại bể lắng, có lắp 6 ống để thu váng nổi phái trên, phía dưới bể có lắp ống thu bùn, 1 phần bùn sẽ được tuần hoàn về bể aerotank, phần còn lại sẽ được đưa qua bể phân hủy bùn.
Vùng thu nước ra có hệ thống máng thu nước hình răng cưa.
Trong bể lắng có lắp đặt ống thu bùn bằng khí nén, bùn sau khi lắng sẽ đi vào trong ống thu bùn, nhờ áp lực của khí nén, bùn sẽ bị đẩy đi ra khỏi bể. Thời gian lưu nước trong bể là 2h, bể có thể tích 553.5 m3 ( 15 m x 8.2 m x 4.5 m )
Bể phân hủy bùn có thể tích là 400 m 3 ( 16.7 m x 4.8 m x 5m ), thời gian lưu bùn trong bể là 5 ngày. Trong bể có lắp hệ thồng ống được đặt ở phía trên mặt nước để thu lớp nước trong đã tách bùn, và được tuần hoàn sang bể aerotank, còn lớp bùn phía dưới được tuần hoàn sang bể làm đặc bùn nhờ hệ thống khí nén.
Hình 3.45 Bể phân hủy bùn
Bùn tại bể nén bùn sẽ tách làm 2 phần: phần bùn đặc lắng xuống đáy và được đưa sang máy ép bùn nhờ bơm bùn trục vít, còn phần nước trong ở trên sẽ được đưa về lại hố thu gom.
Từ bể phân hủy bùn, bùn sẽ được bơm qua bể làm đặc bùn, trong bể có lắp 1 ống thu nước để thu lớp nước trong ở phía trên mặt bể, lượng nước này sẽ được tuần hoàn vào bể phân hủy bùn.
Hình 3.46 Bể làm đặc bùn
Thời gian lưu nước là 2.5 ngày, bể có thể tích 72. 15 m3 (3.9 m x 3.7 m x 5 m ).
Hiện nhà máy có trang bị máy ép bùn khung bản có công suất 4m3/ h. Hầu như máy ép không hoạt động do lượng bùn sinh ra quá ít.
Hình 3.47 Máy ép bùn
3.4.2.2. Hiện trạng xử lý bùn hiện nay tại KCN Tây Bắc Củ Chi:
Hiện tại, KCN Tây Bắc Củ Chi xử lý bùn định kì bằng phương pháp thu gom và xử lý tại chỗ.
Bùn thải sau khi được lấy ra bể làm đạc bùn sẽ được các công nhân tại nhà máy bỏ vào bao và được thu gom định kì
Do đặc tính của nước thải và lưu lượng nên hàm lượng bùn sinh ra rất thấp.
Khối lượng bùn thu được là 6 - 7 kg/ ngày.
Hằng ngày công nhân sẽ thu gom và xử lý tại chỗ.
3.4. ĐỒ THỊ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ QUẢN LÝ BÙN THẢI Ở CÁC KCN:
Đồ thị 3.1 : MỘT SỐ TIÊU CHUẨN NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO CÁC KCN
Nhận xét:
Nước thải trong KCN Lê Minh Xuân có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn hẳn so với các khu công nghiệp trong khu vực khảo sát do tập trung nhiều doanh nghiệp gây ô nhiễm cao.
Đồ thị 3.2 : HÀM LƯỢNG KIM LOẠITRONG NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO CÁC KCN
Nhận xét:
Dựa vào giản đồ ta thấy KCN Lê Minh Xuân là KCN có hàm lượng kim loại nặng lớn hơn nhiếu so với các khu công còn lại vì trong các KCN này có tập trung nhiều doanh nghiệp dệt nhuộm, xi mạ, hóa chất.
Đồ thị 3.3 : MỘT SỐ TIÊU CHUẨN NƯỚC THẢI SAU XỬ LÝ Ở CÁC KCN
Nhận xét:
Đa số sau khi xử lý xong thì hàm lượng chất hữu trong nước thải đều được các KCN xử lý có giá trị tương đương nhau và đạt chuẩn đầu ra.
Tuy nhiên ở một chỉ tiêu như hàm lượng cặn thì KCN Tân Tạo xử lý vẫn chưa hiệu quả như các KCN khác. Hàm lượng BOD5 ở Lê Minh Xuân cũng còn cao ở lượng nước thải đầu ra.
Đồ thị 3.4 : HÀM LƯỢNG KIM LOẠI TRONG NƯỚC THẢI SAU XỬ LÝ Ở CÁC KCN Nhận xét:
Đa số sau khi xử lý xong thì hàm lượng kim loại nước thải đều được các KCN xử lý có giá trị tương đương nhau và đạt chuẩn đầu ra.
Tuy nhiên ở một chỉ tiêu như hàm lượng Zn thì KCN Tân Tạo xử lý vẫn chưa hiệu quả như các KCN khác, đặc biệt là KCN Lê Minh Xuân hàm lượng Zn trong nước thải đầu ra rất cao so với các KCN còn lại
Bảng 3.10: SO SÁNH QUY TRÌNH XỬ LÝ BÙN HIỆN NAY Ở CÁC KCN
STT
TÊN KCN
MÁY ÉP BÙN
BỂ NÉN BÙN
SÂN PHƠI BÙN
CÓ ĐƠN VỊ CHUYÊN TRÁCH THU GOM
ĐEM MẪU BÙN ĐI PHÂN TÍCH
XỬ LÝ TẠI CHỖ
1
KCN TÂN BÌNH
X
X
-
X
X
-
2
KCN TÂN TẠO
X
X
-
X
-
-
3
KCN LÊ MINH XUÂN
X
X
X
X
-
-
4
KCN TÂY BẮC CỦ CHI
-
X
-
-
-
X
Nhận xét:
Hiện trạng xử lý bùn thải ở các KCN hiện nay còn rất sơ sài, chỉ mang tính chất đối phó. Cụ thể:
KCN Tân Bình không có sân phơi bùn nhưng là KCN duy nhất trong các KCN khảo sát tiến hành đem bùn đi phân tích.
KCN Tân Tạo không có sân phơi bùn , và cũng không đem mẫu bùn đi phân tích, nhưng có nén bùn trong bể để tách nước và có máy ép bùn khô và được đơn vị chuyên trách thu gom.
KCN Lê Minh Xuân không đem bùn đi phân tích nhưng có nén bùn trong bể để tách nước và có sân phơi bùn để làm khô bùn, và được đơn vị chuyên trách thu gom
KCN Tây Bắc Củ Chi do hàm lượng bùn sinh ra rất ít nên KCN đã chủ động xử lý tại chỗ và cũng không đem mẫu bùn đi phân tích, mặc dù có máy ép bùn nhưng không được đưa vào hoạt động.
CHƯƠNG 4.
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ CÁC LOẠI BÙN THẢI THÍCH HỢP
4.1 TỔNG QUAN BÙN THẢI CÔNG NGHIỆP:
Bùn thải công nghiệp, nhất là bùn thải chứa các kim loại nặng mà vượt ngưỡng nguy hại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh, gây ô nhiễm không khí và nhất là thẩm thấu làm ô nhiễm ngưồn nuớc ngầm, nước mặt dẫn đến chất luợng bị suy giảm.
Bên cạnh đó, nếu quản lý không đúng cách thì một phần bùn thải này sẽ thâm nhập và hòa trộn với một số vùng đất nông nghiệp dẫn đến một hàm lượng chất thải nguy hại tích lũy trong cây xanh sẽ ảnh hưởng đến những sinh vật sử dụng trực tiếp chúng, trong đó có cả con người.
Bùn thải công nghiệp nói chung thường ảnh hưởng đến môi trường sống theo các xu hướng sau:
Thâm nhập vào nguồn nước mặt, nước ngầm tạo điều kiện thuận lợi cho các hóa chất độc hại tích lũy trong nước, như: kim loại nặng, các chất hữu cơ bền vững sinh học POPs (Persistent Organic Pollutants), các hợp chất THM (trihalometan), HAA (haloaxetic acid), kén Giardia và Kryptosporidium… Mà những nguồn nước này nếu sử dụng trong lĩnh vực cấp nước sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các chất thải nguy hại có trong bùn thải dễ phát tán ra môi trường không khí, đặc biệt đối với chất thải chứa nhiều vi sinh gây bệnh, gây ra ô nhiễm môi trường không khí, phát tán mùi hôi, dịch bệnh…
Bùn thải nếu không qua xử lý mà đổ bỏ, hoặc bón cho cây trồng sẽ giúp cho các thành phần nguy hại xâm nhập vào cây xanh, cũng như làm cho thành phần đất nông nghiệp trở nên nguy hại. Từ đó ảnh hưởng đến các sinh vật sử dụng trực tiếp cây xanh.
Trong lĩnh vực quản lý, khối lượng lớn bùn thải công nghiệp sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý, lư trữ vì chất thải dạng bùn lỏng khó xử lý và bảo quản.
4.2. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BÙN THẢI CÔNG NGHIỆP:
4.2.1. Đối với KCN TÂN BÌNH và KCN TÂY BẮC CỦ CHI:
Đối với KCN TÂN BÌNH và KCN TÂY BẮC CỦ CHI là 2 KCN có hàm lượng bùn sinh ra tương đối thấp và hàm lượng chất hữu cơ , kim loại không cao do chỉ tập trung các KCN không gây ô nhiễm nên áp dụng phương pháp “Phương pháp composting”.
Phương pháp composting:
Ủ chất thải rắn đô thị thành phân bón đã được sử dụng khoảng hàng ngàn năm nay và bùn thải từ các trạm xử lý nước thải được sử dụng như là các thành phần của phân compost ứng dụng khoảng hàng trăm năm. Tuy nhiên, phương pháp composting bùn thải công nghiệp ở mức rộng rãi chỉ bắt đầu từ những thập niên 60. Bắt đầu từ những quốc gia Châu Âu, lúc đầu chỉ ở dạng phân hủy kỵ khí, sau đó mơi cải tiến thêm khâu xáo trộn. Composting bùn thải tiến hành ở các nước Pháp, Đức, Hungary và Nhật Bản sử dụng cây cỏ và bùn thành những khối chất đống. Sau đó các nước Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển và Hà Lan tiếp tục thực hiện mặc dù ở điều kiện khí hậu lạnh hơn. Nga thì thực hiện composting với chất thải rắn sinh hoạt, sau đó là hỗn hợp chất thải rắn và bùn đã khử nước. Composting bùn thải ở Mỹ chỉ bắt đầu từ những năm 70 (Izrail et al., 2006).
Quá trình làm phân compost hiếu khí là quá trình sinh học thường dùng để chuyển hóa phần chất hữu cơ có trong CTR thành dạng humic bền vững gọi là phân compost. Những chất có thể sử dụng làm phân compost bao gồm (1) rác vườn, (2) chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đã phân loại, (3) CTRSH hỗn hợp và (4) kết hợp giữa CTRSH và bùn từ trạm xử lý nước thải.
Tất cả các quá trình làm phân compost đều xảy ra theo 3 bước: (1) xử lý sơ bộ CTR, (2) phân hủy hiếu khí phần chất hữu cơ của CTR và (3) bổ sung chất cần thiết để tạo thành sản phẩm có thể tiêu thụ trên thị trường.
Quá trình làm phân compost xảy ra trong điều kiện hiếu khí có thể biễu diễn theo qui trình sau:
Chất hữu cơ + O2 + Dinh Dưỡng à Tế bào mới + phần chất hữu cơ không phân hủy + CO2 + H2O + NH3 + SO42- + Nhiệt
Quá trình composting bùn thải công nghiệp là một quá trình sinh học hiếu khí mà phân hủy các thành phần hữ cơ, được mô tả theo phương trình sau:
C6H12O6 +6H2O = 6CO2 +6H2O + 674kcal
Hoặc cũng có thể phân hủy như trong quá trình kỵ khí sau:
C6H12O6 = 2C2H5OH +2CO2 +27kcal
Quá trình ủ hiếu khí cung cấp nhiều năng lượng calo hơn. Phân hủy cũng nhanh hơn quá trình kỵ khí, sản phẩm tạo thành là dạng humic ổn định. Vi sinh vật tham gia quá trình composting là nhóm vi khuẩn, nấm và tảo. Mặc dù sự liên hệ giữa các loại vi sinh vật này không được hiểu một cách đầy đủ, nhưng nó được biết rằng tất cả đều hiện diện để tham gia ổn định các chất hữu cơ.
Hình 4.6. Các giai đoạn của quá trình composting
Composting chỉ xảy ra ở 3 pha nối tiếp nhau: pha ưa nhiệt, pha nhiệt độ trung bình và pha ổn định. Ở pha nhiệt độ trung bình, nhiệt độ quá trình composting khoảng 40oC; pha ưa nhiệt, nhiệt độ là 40-70oC; pha cuối cùng (pha lạnh), độ hoạt động của vi sinh giảm dần, quá trình composting kết thúc. Tất cả 3 dòng vi sinh vật trên đều tồn tại ở cả 3 pha. Trong pha nhiệt độ trung bình, các vi khuẩn acid hóa chuyển thành các carbonhydrates, đường, proteins. Pha ưa nhiệt, vi khuẩn dạng này sẽ chuyển tiếp thành proteins, lipids và chất béo. Đồng thời, chúng cũng tạo ra nhiều năng lượng. Nấm và tảo đều xuất hiện cả 2 pha đầu tiên để chuyển hóa một lượng lớn các chất hữu cơ phức tạp và cenlulose. Pha cuối, tạo ra sản phẩm ổn định. Trong quá trình composting đều có cả giai đoạn gia nhiệt và làm ẩm bùn.
Composting là sự phân huỷ sinh học của các chất thải rắn dễ phân huỷ sinh học dưới những điều kiện hiếu khí hoàn toàn có kiểm soát thành chất ở tình trạng ổn định hoàn toàn, không gây cảm giác khó chịu khi lưu trữ, sử dụng và đảm bảo độ chín để sử dụng an toàn trong nông nghiệp.
Sản xuất compost là quá trình cơ chất liên tục bị phân huỷ bởi các quần thể VSV kế tục nhau. Sản phẩm của sự phân huỷ bởi quần thể VSV này sẽ làm cơ chất cho quần thể VSV tiếp theo. Các quá trình nối tiếp nhau bắt đầu bằng cách phân huỷ những phân tử phức tạp trong cơ chất thô thành các hạt đơn giản hơn bởi các VK có sẵn trong cơ chất (Intergrated Solid Waste Management Handbook).
Quá trình phân hủy bùn thải diễn ra rất phức tạp, theo nhiều giai đoạn và tạo nhiều sản phẩm trung gian.
Quá trình phân hủy protein: protein → peptides→ amino acids → hợp chất ammonium → nguyên sinh chất của vi khuẩn và N hoặc NH3.
Quá trình phân hủy carbonhydrat: carbonhydrat → đường đơn → acid hữu cơ → CO2 và nguyên sinh chất của vi khuẩn.
Căn cứ trên sự biến thiên nhiệt độ có thể chia quá trình ủ hiếu khí thành các pha sau:
Pha thích nghi: là giai đoạn cần thiết để vi sinh vật thích nghi với môi trường mới.
Pha tăng trưởng: đặc trưng bởi sự tăng nhiệt độ do quá trình phân hủy sinh học.
Pha ưa nhiệt: là giai đoạn nhiệt độ cao nhất, là giai đoạn ổn định chất thải và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh hiệu quả nhất.
Pha trưởng thành: là giai đoạn giảm nhiệt độ đến bằng nhiệt độ môi trường, quá trình lên men xảy ra chậm, thích hợp cho sự hình thành chất keo mùn, các chất khóang và cuối cùng thành mùn. Ngoài ra còn xảy ra các phản ứng nitrat hóa, amonia (sản phẩm phụ của quá trình ổn định chất thải) bị oxy hoá sinh học tạo thành nitrit (NO2 -) và cuối cùng là nitrat (NO3-).
Phương trình phản ứng nitrat hóa tổng cộng :
22NH4+ + 37O2 + 4CO2 + HCO3- → 21NO3- + C5H7NO2 + 20H2O + 42H+
Tóm lại, quá trình phân hủy hiếu khí bùn thải bao gồm 3 giai đoạn chính (Hình 4.4) sau:
Giai đoạn nhiệt độ trung bình: kéo dài trong vài ngày.
Giai đoạn nhiệt độ cao: có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tháng.
Giai đoạn làm mát và ổn định: kéo dài vài tháng.
Trong quá trình phân hủy hiếu khí, ứng với từng giai đoạn ủ khác nhau các loài vi sinh vật ưu thế cũng khác nhau. Quá trình phân hủy ban đầu do các VSV chịu nhiệt trung bình chiếm ưu thế, chúng sẽ phân hủy nhanh chóng các hợp chất dễ phân hủy sinh học. Nhiệt độ trong quá trình này sẽ gia tăng nhanh chóng do nhiệt mà các VSV tạo ra. Khi nhiệt độ tăng lên trên 40oC các VSV chịu nhiệt trung bình sẽ bị thay thế bởi VSV hiếu nhiệt. Khi nhiệt độ tăng lên đến 55oC các VSV gây bệnh sẽ bị tiêu dịêt. Khi nhiệt độ trên 65oC sẽ có rất nhiều loài VSV sẽ bị chết và đây cũng là giới hạn trên của quá trình phân hủy hiếu khí.
Riêng trong giai đoạn hiếu nhiệt, nhiệt độ cao làm tăng quá trình phân hủy protein, chất béo và các hydrocarbon phức hợp như xenlulo và hemixenlulo. Sau giai đoạn này nhiệt độ của quá trình ủ sẽ giảm từ từ và các VSV chịu nhiệt trung bình lại chiếm ưu thế trong giai đoạn cuối.
Những thông số quan trọng trong quá trình làm phân compost hiếu khí được trình bày tóm tắt theo Bảng 4.1:
STT
Thông số
Giá trị
1
Kích thước
Kích thước tối đa của chất thải: 25 – 75 mm.
2
Tỉ lệ C/N
Tỉ lệ C/N tối ưu: 25 – 50. Nếu tỉ lệ này thấp có thể sinh khí NH3. Hoạt tính sinh học cũng có thể cản trở ở tỉ lệ C/N thấp. Ở tỉ lệ cao nitơ có thể là nguyên tố giới hạn.
3
Độ ẩm
Độ ẩm có thể dao động trong khoảng 50 – 60%. Giá trị tối ưu 55%.
4
Mức độ xáo trộn
Để tránh hiện tượng khô, tạo thành bánh, tạo kênh khí, trong quá trình làm phân vật liệu phải được xáo trộn định kỳ. Chu kỳ xáo trộn tuỳ thuộc vào dạng quá trình thực hiện.
5
Nhiệt độ
Nhiệt độ duy trì trong khoảng 55 – 60°C.
6
Nhu cầu không khí
Lượng oxy tính toán dựa trên cân bằng tỉ lượng. Không khí chứa oxy cần thiết phải tiếp xúc đều với tất cả các phần của vật liệu làm phân.
7
pH
Để đạt được quá trình phân huỷ tối ưu, giá trị pH phải dao động trong khoảng 7 – 7,5. Để hạn chế sự thất thoát nitơ dưới dạng khí NH3, pH không được phép vượt quá 8,5.
Bảng 4.1: Tóm tắt các thông số ảnh hưởng đến quá trình composting hiếu khí
4.2.2. Đối với KCN TÂN TẠO và KCN LÊ MINH XUÂN:
Đối với KCN TÂN TẠO và KCN LÊ MINH XUÂN là 2 KCN có hàm lượng bùn sinh ra tương đối cao và hàm lượng chất hữu cơ , kim loại cao do các KCN này tập trung đa số các doanh nghiệp gây ô nhiễm nên áp dụng phương pháp “Phương pháp ổn định, hóa rắn”.
Phương pháp ổn định, hóa rắn
Định nghĩa: Ổn định và hóa rắn là quá trình làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, giảm khả năng phát tán, hòa tan hay rò rỉ chất độc hại của chất ô nhiễm vào môi trường. Kỹ thuật hóa rắn nhằm cố kết chất thải nguy hại thành một dạng vật liệu rắn có độ đồng nhất kết cấu cao. Sự gắn kết ở đây bao gồm hoặc là các phần tử chất ô nhiễm mịn, kích thước nhỏ (microencapsulation) hoặc là khối lớn chất ô nhiễm, kích thước lớn (macroencapsulation) (Corner., 1990).
Làm ổn định chất thải là một quá trình mà chất thêm vào được trộn với chất thải để giảm tới mức tối thiểu khả năng rò rỉ, tính độc hại của chất thải nguy hại ra môi trường. Như vậy, quá trình làm ổn định có thể mô tả như một quá trình nhằm làm cho chất ô nhiễm gắn kết một phần hay hoàn toàn với các chất kết dính hoặc các tác nhân biến đổi khác. Trong khi đó, quá trình đóng rắn là một quá trình sử dụng các phụ gia làm thay đổi bản chất vật lý (độ kéo, nén hay thấm) của chất thải.
Mục tiêu của quá trình ổn định/hóa rắn là thải bỏ cuối cùng an toàn chất thải nguy hại. Theo Malone et al., 1982, có bốn lý do để xử lý chất thải theo phương pháp này là:
Cải thiện việc sử dụng (handling) và các đặc tính vật lý của chất thải
Giới hạn độ linh động hay khả năng hòa tan của chất ô nhiễm trong chất thải
Làm giảm vùng tiếp xúc, sự di chuyển hoặc làm mất chất ô nhiễm
Khử tính độc hại của chất ô nhiễm
Cơ chế của quá trình ổn định chất thải
Có rất nhiều cơ chế để ổn định chất thải, bao gồm:
- Cơ chế “vi bao nang”(microencapsulation): là đóng bánh chất thải nguy hại có cấu trúc bền vững – sản phẩm thường được nói đến như “khối nguyên” (monolith). Các bãi chôn các khối nguyên này được gọi là “bãi chôn lấp khối nguyên”. Thành phần ô nhiễm không nhất thiết tương tác với chất phản ứng nhưng bị “khóa” cơ học trong matrix đóng rắn. Quá trình này gọi là sự phát tán chất ô nhiễm được hạn chế do giảm bề mặt tiếp xúc với môi trường. Các chất nguy hại được bao viên ở mức kích thước nhỏ nhưng chất thải nguy hại không biến đổi tính chất vật lý nên tốc độ phân tán của nó ra môi trường vẫn bị phụ thuộc vào kích thước bị vỡ ra theo thời gian và tốc độ phân tán tăng khi kích thước hạt giảm. Ở đây, các chất nguy hại được kết dính với các chất khác như: xi măng, xỉ than, vôi và độ bền của nó tăng khi chi phí năng lượng cho việc trộn và đóng viên tăng.
- Cơ chế bao vi ở mức kích thước lớn (macroencapsulation) là cơ chế trong đó các thành phần nguy hại cũng có thể được đóng rắn bằng các bao macro. Đó là cách bao bọc hoặc cô lập bằng các lớp phủ không thấm. (Wiles., 1989). Hỗn hợp rắn này có thể bị vỡ ra thành các mảnh khá lớn và các chất nguy hại có thể phân tán ra ngoài. Cả khối rắn có thể bị vỡ theo thời gian do áp lực môi trường tác động.
- Cơ chế hấp phụ lỏng là quá trình đưa chất thải nguy hại ở dạng lỏng vào bên trong chất hấp phụ, các chất hấp phụ là: đất, xỉ than, bụi lò nung xi măng, bụi lò nung vôi, các khoáng (bentonite, cao lanh, vermiculite và zeolite), mùn cưa, cỏ khô, rơm khô.
- Cơ chế hấp phụ dạng rắn là quá trình giữ các chất nguy hại trên bề mặt của chất hấp phụ để chúng không phát tán vào môi trường. Khi thực hiện cơ chế này, khối chất rắn khi bị vỡ ra chất nguy hại có thể thoát ra ngoài. Các loại chất hữu cơ sét biến tính thường được sử dụng.
- Cơ chế kết tủa: là quá trình hóa rắn sẽ làm kết tủa các thành phần nguy hại trong chất thải thành dạng ổn định hơn. Các chất kết tủa được dùng để hóa rắn các dạng bùn hydroxyt kim loại như hydroxyt, sulfua, silica, carbonate và phosphate. Ở pH cao, phản ứng hóa học sẽ xảy ra và tạo thành carbonate kim loại từ hydroxyt kim loại theo phản ứng:
Me(OH)2 + H2CO3 → MeCO3 + H2O
Ở môi trường pH thấp, kim loại có thể bị hòa tan và có thể thoát tự do ra ngoài.
- Cơ chế khử độc là các quá trình chuyển hóa hóa học xảy ra trong quá trình ổn định, hóa rắn sẽ giúp chuyển chất độc hại thành không độc hại. Quá trình xảy ra là do kết quả của các phản ứng với các thành phần của chất kết dính.
Các tác chất và phụ gia dùng ổn định chất thải
Các tác chất ổn định chất thải trình bày ở Bảng 4.1:
Bảng 4.1: Các tác chất ổn định của chất thải
Chất thải
Xi măng
Pozzoland
Nhựa nhiệt
Polymer hữu cơ
Chất hữu cơ không phân cực như: dầu mỡ, hydrocarbon thơm, halozen hydrocacbon, PCBs
Có thể trở ngại. Giảm độ bền sau thời gian dài
Khí bay hơi thoát trong quá trình trộn
Có hiệu quả trong một số trường hợp
Có thể trở ngại. Giảm độ bền sau thời gian dài
Khí bay hơi thoát trong quá trình trộn
Có hiệu quả trong một số trường hợp
Chất hữu cơ có thể bay hơi khi gia nhiệt
Có hiệu quả trong một số trường hợp
Có thể trở ngại. Có hiệu quả trong một số trường hợp
Chất hữu cơ phân cực như rượu, phenol, acid hữu cơ, glycol
Phenol có thể làm chậm quá trình ổn định và giảm độ bền trong thời gian ngắn.
Giảm độ bền trong sau thời gian dài
Phenol có thể làm chậm quá trình ổn định và giảm độ bền trong thời gian ngắn. Alcol làm chậm quá trình.
Giảm độ bền trong sau thời gian dài
Chất hữu cơ có thể bay hơi khi gia nhiệt
Không có tác động đáng kể đến quá trình
Acid như: hydrochloric, hydrofluoric acid
Không ảnh hưởng đáng kể đến quá trình. Cement sẽ trung hòa acid
Cement portland kiểu II và IV cho độ bền cao hơn kiểu I,
Khôngảnh hưởng đáng kể đến quá trình
Có thể trung hoà trước khi kết hợp
Có thể trung hoà trước khi kết hợp. Ureformaldehyte cho kết quả tốt
Chất oxy hoá như Sodium hypoclorate, KMnO4 , HNO3, Kali dichromate
Tương thích
Tương thích
Có thể làm khối matric bị phá hủy, bốc cháy
Có thể làm khối matric bị phá hủy, bốc cháy
Muối như: sulfate, halides, nitrate, cyanides
Tăng thời gian quá trình. Giảm độ bền. Sulfate có thể làm chậm quá trình, gây nứt vỡ ngoại trừ dùng cement đặc biệt. Sulfate đẩy nhanh phản ứng khác
Halides dễ rò rỉ và làm chậm quá trình. Sulfate có thể làm chậm hay đẩy nhanh phản ứng
Sulfate và halides có thể ngậm nước hay mất nước, và gây phân chia
Tương thích
Kim loại nặng như: Chì, Crom, Cadmium, Asenic, Thuỷ ngân.
Tương thích. Tăng thời gian quá trình. Có hiệu quả trong một số trường hợp
Tương thích. Có hiệu quả trong một số trường hợp (chì, cadimiun, crom ..)
Tương thích. Có hiệu quả trong một số trường hợp (đồng, asenic, crom ..)
Tương thích. Có hiệu quả trong một số trường hợp với asenic
Vật liệu phóng xạ
Tương thích
Tương thích
Tương thích
Tương thích
Các phụ gia ổn định chất thải nguy hại
Xi măng: thông thường sử dụng là xi măng Porland được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp đá vôi và thạch cao trong lò nung ở nhiệt độ cao. Quá trình hóa rắn chất thải nguy hại bằng xi măng được thực hiện bằng cách trộn thẳng chất thải vào xi măng, sau đó cho nước vào để thực hiện quá trình hydrat hóa, quá trình này tạo một cấu trúc tinh thể được tạo thành từ canxi-nhôm-silicat và sản phẩm là khối giống như quặng và cứng (3CaO.Al2O3.6H2O).
Pozzolan là chất mà có thể phản ứng với vôi để tạo thành vật liệu có tính chất như xi măng. Phản ứng giữa nhôm-solic, vôi và nước tạo thành một loại sản phẩm vữa được gọi là vữa pozzolan. Các vật liệu pozzolan bao gồm xỉ than, xỉ lò và bụi lò xi măng. Xỉ than là loại pozzolan hay được dùng nhất có thành phần: 45%SiO2, 25%Al2O3, 15% Fe2O3, 10% CaO, 1%MgO, 1%K2O, 1%Na2O và 1%SO3; ngoài ra còn có carbon chưa cháy hết. Quá trình hóa rắn bằng pozzolan, chất thải nguy hại sẽ phản ứng với vôi và hợp chất silic để tạo thành thể rắn. Ở môi trường pH cao rất thích hợp cho chất thải chứa kim loại nặng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy xỉ than, sữa vôi có thể sử dụng tốt để ổn định asen, cadimi, crom, đồng, sắt, chì, magie, selen, bạc và kẽm trong bùn thải.
Silicat dễ tan: Các thành phần silicat bị axit hóa thành các dung dịch monosilic và mang các thành phần kim loại trong chất thải vào dung dịch. Thủy tinh lỏng cùng với xi măng tạo thành phần cơ bản để đóng rắn chất thải nguy hại.
Sét hữu cơ biến tính: là đất sét tự nhiên được biến tính hữu cơ để trở thành đất sét organophilic (khác với sét tự nhiên có đặc tính organophobic). Quá trình làm biến tính được thực hiện qua việc thay thế cation bên trong tinh thể đất sét bằng các cation hữu cơ, hay dùng nhất là các anion NH4+. Các loại đất sét hữu cơ biến tính được đưa vào chất thải trước để nó tác dụng với các thành phần hữu cơ. Các chất kết dính được đưa vào sau để làm cứng và đóng rắn bùn có tính axit và sử dụng xi măng có Mac 500 làm chất đóng rắn.
Ngoài ra còn có các polymer hữu cơ, nhiệt dẻo... cũng làm phụ gia để đóng rắn chất thải.
Ổn định và hóa rắn là một trong số những công nghệ hiệu quả để xử lý ô nhiễm do kim loại nặng. As, Pb, Cr (VI) và Hg phù hợp cho dạng xử lý này. Hơn nữa các kim loại như Cd, Cu, Zn thông thường cũng được ổn định bởi qui trình này. Quá trình khử Cr (VI) xuống Cr(III) do quá trình trộn lẫn bởi các chất khử tiến hành quá trình ổn định. Polymer và xi măng được thêm vào để giữ đất. Nước rỉ của chất ô nhiễm phải được quan trắc như trong trường hợp thủy tinh hóa. Xi măng và silicate rất có ích cho quá trình ổn định bùn và có hiệu quả kinh tế dùng để phục vụ cho việc đóng cửa bãi chôn lấp và còn nhiều ứng dụng khác. Một số loại chất ô nhiễm chứa Fe khác như bùn đỏ, bùn từ hệ thống xử lý nước thải, quặng Fe, các loại rác chứa Fe được dùng để ổn định Cd, As trong bùn.
Hiệu quả đối với bùn ít khả năng phân hủy sinh học nhưng chỉ an toàn đối với bùn từ hệ thống xử lý nước uống với hàm lượng thấp As. Tuy nhiên, nếu có nhiều dạng kim loại nặng hiện diện trong bùn thì phương pháp này có thể không hiệu quả. Nước trên 20% hoặc PAHs nhiều hơn 5% thì cần tăng lượng chất phụ gia. Độ ẩm nên nhỏ hơn 50%, chất hữu cơ không nhiều quá 10% và kim loại nặng không nên quá 25% trọng lượng. Độ biến thiên của hàm lượng nước, kích cỡ hạt, vôi gạch vỡ có thể làm quá trình trở nên khó khăn và giảm hiệu quả của quá trình hóa rắn. Hỗn hợp được trộn hiệu quả chính là chìa khóa thành công của quá trình. Ngoài ra, lượng lớn diện tích đất chôn lấp cần thiết cho thải bỏ do quá trình làm thể tích chất thải tăng 30%. Do vậy, thể tích nhỏ bùn cần xử lý thì phù hợp hơn. Cần giới hạn lượng bùn trong hỗn hợp khối đặc cho quá trình thải bỏ. Thực tế đã được tiến hành ở Mỹ, Nhật, Canada. Tại Nethelands, lò đốt thùng quay được áp dụng cho mô hình thực tế. Khoảng 680 tấn bùn tách nước được xử lý dầu khoáng, PAHs và Hg ở 6000C trong vòng 38.5 h. Hg giảm khoảng 80% từ 1.5 xuống 0.3mg/kg trong khi dầu khoáng và PAHs giảm trên 99.8%. Lượng As, Mo và fluoride thoát ra tăng lên sau quá trình nhiệt sẽ được phối trộn làm vật liệu lót đường và vật liệu xây dựng.
4.2.2.2 Phương pháp ủ bùn thu khí biogas
Hình 4.2: Sơ đồ ủ bùn thu khí biogas
Quá trình ủ gồm 2 giai đoạn chính:
+ Thủy phân, hòa tan bùn, chuyển hóa các chất phức tạp thành đơn giản
+ Lên men mêtan, chuyển hóa các chất hữu cơ thành CO2 và CH4.
Hình 4.3. Sơ đồ cân bằng sinh khối trong quá trình ủ bùn
Áp dụng phương pháp kết hợp kiềm hóa và phân hủy kị khí lượng khí sinh học sẽ cao hơn khoảng 50% so với lượng khí sinh học nếu chỉ áp dụng bể biogas, hơn nữa khối lượng bùn thải giảm khoảng 70%. Ưu điểm của phương pháp này là có thể thu khí biogas có giá trị năng lượng, thể tích bùn sau xử lý giảm còn 30% và có thể xây dựng dự án CDM. Nhưng có nhược điểm là chi phí đầu tư cao (bồn thủy phân, bồn ủ, máy phát điện, máy ép bùn khô đem đi chôn lấp), bùn sau khi ủ cần được xử lý tiếp tục (đóng rắn-chôn lấp an toàn, trích ly kim loại nặng…).
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
5.1.KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam hình thức KCN tập trung đã hình thành và phát triển mạnh mẽ. Các khu chế xuất, khu công nghiệp ngày càng chứng tỏ ưu thế và vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và ổn định đời sống xã hội. Trong tương lai, với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thu hút đầu tư, khu công nghiệp ngày càng có vị trí quan trọng hơn bao giờ hết và sẽ trở thành một thực thể trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên vấn đề phát triển KCN phải đi liền với Bảo vệ môi trường.
Các khu công nghiệp được khảo sát trong đồ án hiện bao gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động thuộc các ngành dệt nhuộm, giấy – bao bì, nhựa – cao su. . . là các ngành sản xuất phát sinh lượng chất thải nhiều. Chính vì thế nghiên cứu hiện trạng xử lý nước thải và tìm ra các giải pháp xử lý bùn thải tương ứng thích hợp với từng khu công nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc rút ra các kinh nghiệm triển khai cho các KCN khác cũng như góp phần bảo vệ môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu và đề xuất biện pháp pháp xử lý bùn thải tương ứng thích hợp với từng khu công nghiệp nhằm cải thiện môi trường, góp phần hoàn thiện và định hướng quản lí môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững cho các khu công nghiệp trong đại bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Các kết quả của luận văn có thể đúc kết như sau:
1) Đã phân tích tổng quan các thông tin về các khu công nghiệp được khảo sát: sự hình thành, điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển của khu công nghiệp.
2) Đã trình bày cụ thể hiện trạng về cách thức xử lý nước thải tại các trạm xử lý nước thải trong địa bàn khảo sát.
3) Phân tích hiện trạng quản lý bùn thải tại tứng khu công nghiệp, làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp quản lý bùn thải tiếp theo.
Hiện trạng quản lý bùn ở các khu công nghiệp được khảo sát còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Hiện nay, hầu hết các khu công nghiệp không tiến hành phân tích kiểm tra các chỉ tiêu trong bùn thải . Vì thế chưa có sự phân loại bùn thải công nghiệp nguy hại và không nguy hại , tất cả được trộn lẫn nên việc đưa ra phương pháp xử lý cụ thể rất khó khăn.
- Các quy trình dây thiết bị xử lý bùn thải khá sơ sài và thường xuyên có tình trạng hỏng hóc dẫn đến việc “ xử lý chay “ bùn thải khá thường xuyên gây ô nhiễm môi trường.
- Nhiều doanh nghiệp hoạt động không có giấy phép, chỉ khi nào được KCN yêu cầu thì mới đến Sở Tài Nguyên và Môi trường xin giấy phép. Nhiều KCN thừa nhận, sau khi kí hợp đồng xong, các công ty thu gom, vận chuyển bùn thải đi đâu KCN hoàn toàn không nắm được.
- Đối với các trường hợp doanh nghiệp chỉ phát sinh một lượng BTCN khối lượng nhỏ thì khó hợp đồng với các đơn vị thu gom, xử lý dẫn đến việc bị xử lý vi phạm trong công tác quản lý BTCN.
- Hiện nay, việc thu gom vận chuyển, xử lý bùn thải công nghiệp hiện nay hoàn toàn tự phát, do các doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm. Một số KCN giao khoán hợp đồng cho các đơn vị này làm mà không có kiểm tra giám sát.
5.2.KIẾN NGHỊ
Quản lý bùn thải công nghiệp (BTCN) là một vấn đề mới mẻ, tuy đã được quan tâm chú trọng nhiều nhưng vẫn còn rất nhiều các vấn đề còn đang bức xúc, trong đó có khía cạnh công nghệ xử lý. Nghiên cứu này đưa ra đánh giá tổng quan về hiện trạng quản lý bùn thải công nghệp ớ một số khu công nghiệp, tập trung vào các phương pháp đã được Tổng cục Môi trường cấp phép cũng như giới thiệu xu hướng áp dụng xử lý bùn thải công nghiệp hiệu quả hơn trong thời gian tới.
- Cần nhanh chóng xây dựng kho lưu trữ và các bãi trung chuyển phục vụ cho việc quản lý và xử lý bùn thải công nghiệp.
- BTCN và BTNH cần được phân loại ngay tại nguồn. Trong quá trình chờ thu gom, vận chuyển, xử lý, bùn thải phải được lưu trữ an toàn, tránh thất thoát do rơi vãi.
- Công tác xử lý phải được chấp hành nghiêm túc và thường xuyên được kiểm soát theo tiêu chuẩn. Hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý phải do một Tổng công ty vệ sinh môi trường đảm trách, để có được sự thống nhất chặt chẽ.
- Toàn bộ các cơ sở sản xuất có phát thải BTCN và BTNH, các cơ sở tham gia công tác thu gom - vận chuyển – xử lý đều phải đăng ký hoạt động với Sở Khoa học Công nghệ Môi trường thành phố theo mẫu hồ sơ thống nhất. Toàn bộ hồ sơ quản lý BTCN và BTNH nói trên phải được Sở Khoa học Công nghệ Môi trường thành phố nắm giữ để tiện theo dõi. Cần có một Quy chế rõ ràng và cụ thể hơn về cả BTCN và BTNH, đặc biệt về vấn đề quá cảnh của chúng.
- Các cơ quan nhà nước có biện pháp phối hợp chặt chẽ với bộ phận môi trường nói chung và quản lí BTCN – BTNH nói riêng cho chủ doanh nghiệp. Thiết lập mạng thông tin nội bộ để cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về môi trường cho các doanh nghiệp.
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc các buổi tập huấn, báo cáo chuyên đề để các doanh nghiệp bổ sung nhận thức về môi trường, về chương trình ngăn ngừa ô nhiễm toàn diện, đưa ra các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp chấp nhận và thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm thay vì phải nỗ lực để thoả mãn các qui định về kiểm soát ô nhiễm.
- Quy hoạch, xây dựng một nhà máy xử lý bùn thải đúng tiêu chuẩn, lập lại quy hoạch xử lý bùn thải. Trong đó, tất cả các loại bùn thải sẽ được định hướng quản lý, áp dụng công nghệ xử lý phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái – 2001 – Quản lý chất thải rắn – NXB Xây Dựng Hà Nội.
2. Hoàng Đức Liên, Tống Ngọc Tuấn - Kỹ Thuật Và Thiết Bị Xử Lý Chất Thải Bảo Vệ Môi Trường - NXB Nông Nghiệp
3. Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan - Giáo Trình Công Nghệ Môi Trường - NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
4. Nguyễn Quốc Bình, Nguyễn Văn Phước, Hiện trạng một số loại chất thải rắn công nghiệp tỉnh Đồng Nai & Đề xuất công nghệ
5. Nguyễn Trung Việt, Nguyễn Ngọc Châu, Khảo sát, đánh giá hiện trạng xử lý nước thải chứa kim loại nặng từ các cơ sở, xí nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu khả năng thu hồi tái sử dụng kim loại, Trường Đại học Văn Lang, (2005).
6. Lâm Minh Triết-Lê Thanh Hải, Giáo trình Quản Lý Chất Thải Nguy Hại, Nhà xuất bản Xây Dựng, (2006).
7. Nguyễn Đăng Anh Thi, Nghiên cứu phương án xử lý bùn kim loại sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải xi mạ, Luận văn cao học, (2001)
8. Các bộ tiêu chuẩn TCVN 5501-1991, TCVN 6663:2000, TCVN 5979:1995, TCVN 3118:1993, TCVN 6065:1995, TCVN 3121-11:2003, và TCVN 4314:2003, QCVN 24:2009/ BTNMT (cột B)
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Hình : Bơm nước thải từ bể gom sang bể vớt dầu mỡ tại KCN Tân Bình.
Hình : Bơm và Đồng hồ đo lưu lượng tại KCN Tân Bình.
Hình :Hai bơm luân phiên nước thải từ bể điều hòa sang bể SBR tại KCN Tân Bình.
Hình : Thiết bị quan trắc báo pH, TSS ra khỏi bể SBR tại KCN Tân Bình.
Hình : Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Tân Tạo
Hình :Khu Công Nghiệp Tây Bắc Củ Chi
Bảng : Các doanh nghiệp KCN Tân Bình.
STT
TÊN DOANH NGHIỆP
1
Congty CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM
2
Congty CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM VIỆT TIẾN
3
Congty CỔ PHẦN ĐIỆN MÁY R.E.E
4
Congty CỔ PHẦN IN NHÃN BAO BÌ HOÀNG HÀ
5
Công ty CỔ PHẦN IN THƯƠNG MẠI QUẢNG CÁO ÂU LẠC
6
Công ty CỔ PHẦN KIẾNG TÂN BÌNH
7
Công ty CỔ PHẦN MAY THÊU ĐỨC PHÚC
8
Công ty CP BAO BÌ NHỰA SÀI GÒN
9
Công ty CP BAO BÌ SÀI GÒN
10
Công ty CP SX TM DV KIM CƯƠNG
11
Công ty DN TƯ NHÂN GIÀY Á CHÂU
12
Công ty TNHH PEARL DENT
13
Công ty TNHH HWATA VINA
14
Công ty TNHH LIÊN HIỆP
15
Công ty TNHH MEGA LIFESCIENCES
16
Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC PHẨM VÀ SINH HỌC Y TẾ
17
Công ty TNHH MTV TM DV Y TẾ TÂN BÌNH
18
Công ty TNHH SX TM HỒNG ĐỨC
19
Công ty TNHH TMSX BAO BÌ TÂN HƯƠNG
20
Công ty TNHH TOSADENSHI VIỆT NAM
21
Công ty TNHH YUTEH VIỆT NAM
22
Công ty TNHH HOẰNG CƠ
23
Công ty CỔ PHẦN QUỐC TẾ LOGISTIC HOÀNG HÀ
24
Công ty TNHH HWATA VINA
25
Công ty TNHH ICHIBAN
26
Công ty TNHH DV KHKT & SẢN XUẤT GỐM XỨ KIM TRÚC
27
Công ty TNHH LIÊN HOA
28
Công ty TNHH MGA
29
Công ty CỔ PHẦN IN MINH PHƯƠNG (XƯỞNG IN BAO BÌ)
30
Công ty CỔ PHẦN BAO BÌ MINH VIỆT
31
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NAM PHÁT
32
Công ty TNHH SX&TM NGỌC BÍCH
33
Công ty CỔ PHẦN NHẬT MINH
34
Công ty CỔ PHẦN ĐIỆN MÁY R.E.E (xưởng cơ khí-diện lạnh-phân xưởng 2)
35
Công ty CỔ PHẦN SẮT THÉP ĐÔNG Á
36
Công ty TNHH IN ẤN SHENG HWAFONG (XƯỞNG SX NHÃN HÀNG HÓA, DÂY ĐAI, MÁY ĐÓNG GÓI BAO BÌ)
37
Công ty TNHH MTV CÔNG NGHIỆP SƠN HÀ (NHÀ MÁY SX BỒN INOX VÀ NHỰA
38
Công ty CỔ PHẦN BAO BÌ NHỰA TÂN TIẾN
39
Công ty TNHH TANGO CANDY
40
Công ty CỔ PHẦN VĂN HÓA TÂN BÌNH
41
Công ty CỔ PHẦN MÀNG BAO BÌ VINH NAM THÀNH
42
Công ty TNHH SX-TM-DV VINH THÔNG
43
Công ty TNHH AMPFIELD VIET NAM
44
Công ty TNHH ABRASIVES VIỆT NAM
Bảng : Thống kê lượng nước cấp và nước thải của các doanh nghiệp KCN Tây Bắc Củ Chi
STT
Tên công ty
Lượng nước do công ty thủy lợi cung cấp (m3/tháng)
Ước tính lượng nước thải (m3/tháng)
TB 6 tháng đầu năm
TB 6 tháng cuối năm
TB năm 2011
1
CTY TNHH SXTM NGỌC NGHĨA
2840
1700
2270
1816
2
CTY TNHH NHỰA PET VIỆT NAM
1989
1640
1814
1451
3
CTY TNHH YOUNG POONG
155
450
302
242
4
CTY TNHH I.S VIỆT NAM
2106
2417
2261
1809
5
CTY TNHH ƯU PHẨM
582
717
650
520
6
CTY TNHH UNILEVER BESTFOOD & ELIDA P/S
2314
3350
2832
2266
7
CTY TNHH UNILEVER VIỆT NAM
8
CTY L.S PACK
9
CTY TNHH GIA MINH
462
547
504
404
10
CTY CP KIDO
599
299
239
11
CTY TNHH KIỀM NGHĨA
1712
1888
1800
1440
12
CTY TNHH MAY EEFORT
1574
1042
1308
1046
13
CTY TNHH NAM QUANG
1796
1281
1539
1231
14
CTY TNHH THANG MÁY THÁI BÌNH
83
143
113
91
15
CTY TNHH CHIEH-LIN VIỆT
318
263
290
232
16
CTY TNHH SƠN KOVA
84
201
142
114
17
CTY CP DƯỢC PHẨM CẦN GIỜ
1488
1798
1643
1314
18
CTY TNHH MAY XK VINH THANH
1308
1186
1247
997
19
CTY TNHH DŨNG TIẾN
83
39
61
48
20
CTY TNHH AROMA AMERICAN
280
346
313
250
21
CTY QUẢN LÝ & KHAI THÁC DV THỦY LỢI
-
1200
22
CTY TNHH SHINIH VN
1059
758
908
727
23
CTY TNHH N-TECH VINA
1985
1597
1791
1433
24
CTY TNHH H.A VIỆT NAM
74
68
71
56
25
CTY TNHH CƠ KHÍ BẾN THÀNH
208
183
195
156
26
CTY TNHH CHUANPLUS VIỆT NAM
287
338
313
250
27
CTY TNHH SX TM PHI ĐẰNG
154
232
193
154
28
CTY TNHH GỖ CAO MẬU
205
408
307
245
29
CTY CỔ PHẦN SỢI THẾ KỶ
5041
6173
5607
4485
30
CTY CP CAO SU BẾN THÀNH
1329
1370
1349
1079
31
CTY TNHH NHÃN MÁC SMT
94
174
134
107
32
CTY CP CAO SU SG KYMDAN
1238
3060
2149
1719
33
CTY TNHH SXTM ÂU VIỆT
-
-
34
CTY TNHH TAISUN VIỆT NAM
1217
680
948
759
35
CTY CP SX GỖ THÁI BÌNH DƯƠNG
543
740
642
513
36
CTY TNHH SXTM TRINH TRINH
7455
6096
6775
5420
37
CTY TNHH HANSAE VIỆT NAM
67260
51836
59548
47638
38
CTY TNHH ĐÁ QUANG PHÁT
111
167
139
111
39
CTY TNHH ĐỈNH RỒNG
80
52
66
53
40
CTY CP BIA RƯỢU NGK SÀI GÒN
-
-
150000
60000
TỔNG CỘNG (m3/tháng)
250523
141615
TỔNG CỘNG (m3/ngđ)
8351
4721
Dựa vào bảng thống kê lượng nước ta có lưu lượng nước thải của Khu Công Nghiệp Tây Bắc Củ Chi là 4721 m3/ngđ.
Hình: Mặt bằng KCN Tân Bình.
QCVN 24: 2009/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận.
1.2. Đối tượng áp dụng
1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp vào nguồn tiếp nhận.
1.2.2. Nước thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước thải công nghiệp là dung dịch thải ra từ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp nhận nước thải.
1.3.2. Kq là hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch hoặc dung tích của các hồ, ao, đầm nước.
1.3.3. Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận nước thải.
1.3.4. Nguồn tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải công nghiệp được xả vào.
1. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được tính toán như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
- Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lít (mg/l);
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại mục 2.3;
- Kq là hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.4;
Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.5.
2.2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, pH, mùi, mầu sắc, coliform, tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ phóng xạ β.
2.3. Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được quy định tại Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
TT
Thông số
Đơn vị
Giá trị C
A
B
1
Nhiệt độ
0C
40
40
2
pH
-
6-9
5,5-9
3
Mùi
-
Không khó chịu
Không khó
chịu
4
Độ mầu (Co-Pt ở pH = 7)
-
20
70
5
BOD5 (200C)
mg/l
30
50
6
COD
mg/l
50
100
7
Chất rắn lơ lửng
mg/l
50
100
8
Asen
mg/l
0,05
0,1
9
Thuỷ ngân
mg/l
0,005
0,01
10
Chì
mg/l
0,1
0,5
11
Cadimi
mg/l
0,005
0,01
12
Crom (VI)
mg/l
0,05
0,1
13
Crom (III)
mg/l
0,2
1
14
Đồng
mg/l
2
2
15
Kẽm
mg/l
3
3
16
Niken
mg/l
0,2
0,5
17
Mangan
mg/l
0,5
1
18
Sắt
mg/l
1
5
19
Thiếc
mg/l
0,2
1
20
Xianua
mg/l
0,07
0,1
21
Phenol
mg/l
0,1
0,5
22
Dầu mỡ khoáng
mg/l
5
5
23
Dầu động thực vật
mg/l
10
20
24
Clo dư
mg/l
1
2
25
PCB
mg/l
0,003
0,01
26
Hoá chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ
mg/l
0,3
1
27
Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ
mg/l
0,1
0,1
28
Sunfua
mg/l
0,2
0,5
29
Florua
mg/l
5
10
30
Clorua
mg/l
500
600
31
Amoni (tính theo Nitơ)
mg/l
5
10
32
Tổng Nitơ
mg/l
15
30
33
Tổng Phôtpho
mg/l
4
6
34
Coliform
MPN/100ml
3000
5000
35
Tổng hoạt độ phóng xạ α
Bq/l
0,1
0,1
36
Tổng hoạt độ phóng xạ β
Bq/l
1,0
1,0
Trong đó:
- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
- Thông số clorua không áp dụng đối với nguồn tiếp nhận là nước mặn và nước lợ.
2.4. Hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải Kq được quy định như sau:
2.4.1. Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải là sông, suối, kênh, mương, khe, rạch được quy định tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Hệ số Kq của nguồn tiếp nhận nước thải là sông, suối, kênh, mương, khe, rạch
Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q)
Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s)
Hệ số Kq
Q £ 50
0,9
50 < Q £ 200
1
200 < Q £ 1000
1,1
Q > 1000
1,2
Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch tiếp nhận nước thải vào 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). Trường hợp các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch không có số liệu về lưu lượng dòng chảy thì áp dụng giá trị Kq = 0,9 hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nguồn thải chỉ định đơn vị có chức năng phù hợp để xác định lưu lượng trung bình của 03 tháng khô kiệt nhất trong năm làm cơ sở chọn hệ số Kq.
2.4.2. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Hệ số Kq của hồ, ao, đầm
Dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (V)
Đơn vị tính: mét khối (m3)
Hệ số Kq
V ≤ 10 x 106
0,6
10 x 106 < V ≤ 100 x 106
0,8
V > 100 x 106
1,0
V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). Trường hợp hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị Kq = 0,6 hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nguồn thải chỉ định đơn vị có chức năng phù hợp để xác định dung tích trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong năm làm cơ sở xác định hệ số Kq.
2.4.3. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước thì lấy hệ số Kq = 1,3. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao và giải trí dưới nước thì lấy hệ số Kq = 1.
2.5. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 dưới đây:
Bảng 4: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf
Lưu lượng nguồn thải (F)
Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24h)
Hệ số Kf
F ≤ 50
1,2
50 < F ≤ 500
1,1
500 < F ≤ 5.000
1,0
F > 5.000
0,9
2.6. Trường hợp nước thải được gom chứa trong hồ nước thải thuộc khuôn viên của cơ sở phát sinh nước thải dùng cho mục đích tưới tiêu thì nước trong hồ phải tuân thủ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6773:2000 về Chất lượng nước – Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi.
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
- TCVN 4557:1988 - Chất lượng nước - Phương pháp xác định nhiệt độ;
- TCVN 6492:1999 (ISO 10523:1994) Chất lượng nước - Xác định pH;
- TCVN 6185:2008 Chất lượng nước – Kiểm tra và xác định độ màu;
- TCVN 6001-1: 2008 Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;
- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD);
- TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh;
- TCVN 6626:2000 Chất lượng nước - Xác định Asen - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrro);
- TCVN 7877:2008 (ISO 5666 -1999) Chất lượng nước - Xác định thuỷ ngân;
- TCVN 6193:1996 Chất lượng nước - Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa;
- TCVN 6002:1995 (ISO 6333-1986) Chất lượng nước - Xác định mangan - Phương pháp trắc quang dùng fomaldoxim;
- TCVN 6222:2008 Chất lượng nước - Xác định crom tổng - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử;
- TCVN 6177:1996 (ISO 6332-1988) Chất lượng nước - Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10-phenantrolin;
- TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1-1984) Chất lượng nước - Xác định Xianua tổng;
- TCVN 6216:1996 (ISO 6439-1990) Chất lượng nước - Xác định chỉ số phenol - Phương pháp trắc phổ dùng 4-aminoantipyrin sau khi chưng cất;
- TCVN 5070:1995 Chất lượng nước - Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ;
- Phương pháp xác định tổng dầu mỡ thực vật thực hiện theo US EPA Method 1664 Extraction and gravimetry (Oil and grease and total petroleum hydrocarbons);
- TCVN 6225-3:1996 Chất lượng nước - Xác định clo tự do và clo tổng số. Phần 3 – Phương pháp chuẩn độ iot xác định clo tổng số;
- TCVN 4567:1988 Chất lượng nước – Phương pháp xác định hàm lượng sunfua và sunphat;
- TCVN 6494:1999 Chất lượng nước - Xác định các ion florua, clorua, nitrit, orthophotphat, bromua, nitrit và sunfat hòa tan bằng sắc ký lỏng ion. Phương pháp dành cho nước bẩn ít;
- TCVN 5988:1995 (ISO 5664-1984) Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;
- TCVN 6638:2000 Chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
- TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1: 2000/Cor 1: 2007) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định - Phần 1 - Phương pháp màng lọc;
- TCVN 6053:1995 Chất lượng nước - Đo tổng hoạt độ phóng xạ anpha trong nước không mặn. Phương pháp nguồn dày;
- TCVN 6219:1995 Chất lượng nước - Đo tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước không mặn;
- TCVN 6658:2000 Chất lượng nước – Xác định crom hóa trị sáu – Phương pháp trắc quang dùng 1,5 – Diphenylcacbazid.
3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này thay thế việc áp dụng đối với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945:2005 về Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong mục 3.1 của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.