PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cây cà phê được tròng ở nước ta hơn 100 năm nay và nó đã dần dần khẳng định được chỗ đứng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê tăng nhanh, kim ngạch xuất khẩu cà phê ngày càng tăng đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách. Công nghiệp chế biến cà phê ngày càng phát triển với nhiều sản phẩm đa dạng đã làm tăng giá trị gia tăng của hàng cà phê này.
Hiện nay cà phê là một trong những mặt hàng cà phê xuất khẩu hàng đầu của nước ta. Tuy nhiên do việc phát triển thường chạy theo giá cả chưa có quy hoạch cụ thể, công nghiệp chế biến còn ở trình độ thấp, chủ yếu là xuất khẩu cà phê nhân thô chưa qua chế biến, hơn nữa cà phê của nước ta còn thấp so với các nước khác trên thế giới nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê còn thấp. Trong những năm tới để phát triển mạnh hơn nữa ngành sản xuất cà phê của nước ta, góp phần cải thiện đời sống của các hộ sản xuất cà phê cần có nhiều biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê của các nông hộ.
Hiện nay trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều loại cây trồng được thay thế và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cây cà phê là cây trồng khó có thể bị thay thế được, đời sống nhân dân phụ thuộc rất nhiều vào cây cà phê mặc dù có những biến đổi của thị trường, đất đai ,khí hậu, đã làm ảnh hưởng đến năng suất và giá cả. Việc phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng cà phê là yếu tố quyết định tạo thêm thu nhập cho các hộ ổn định đời sống cũng như việc làm giàu là xu hướng tất yếu từng địa phương cũng như từng hộ nông dân đang thực hiện và đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Xã Êa Na huyện Krông Ana cũng nằm trong cơ cấu kinh tế đó. Trong những năm qua việc phát triển cây cà phê đã đem laị nhiều thành quả nhất định cho xã, nền kinh tế của xã có những bước phát triển hơn, các hộ gia đình ở đây đã phát huy tiềm năng lao động, tiềm năng đất đai, tiềm năng khí hậu một cách đúng mức theo lợi thế so sánh của mình đồng thời do thu nhập của cây cà phê là yếu tố quyết định và là nguồn thu chủ yếu trong tổng nguồn thu nhập chính của gia đình mình việc nâng cao hiệu quả.của việc sản xuất cây cà phê sẽ trực tiếp thúc đẩy kinh tế gia đình theo chiều hướng tích cực đồng thời tạo ra một lượng hàng nông sản, xuất khẩu đem lại kim ngạch cao cho đất nước.
Xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn thực tế của đất nước nên em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây cà phê của các hộ nông dân tại buôn Êa Na xã Êa Na huyện Krông Ana tỉnh DakLak” nhằm tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh cây cà phê từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cây cà phê để góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc Êđê tại buôn Êa Na được tốt hơn.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2277 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây cà phê của các hộ nông dân tại buôn Êa Na xã Êa Na huyện Krông Ana tỉnh DakLak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cây cà phê được tròng ở nước ta hơn 100 năm nay và nó đã dần dần khẳng định được chỗ đứng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê tăng nhanh, kim ngạch xuất khẩu cà phê ngày càng tăng đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách. Công nghiệp chế biến cà phê ngày càng phát triển với nhiều sản phẩm đa dạng đã làm tăng giá trị gia tăng của hàng cà phê này.
Hiện nay cà phê là một trong những mặt hàng cà phê xuất khẩu hàng đầu của nước ta. Tuy nhiên do việc phát triển thường chạy theo giá cả chưa có quy hoạch cụ thể, công nghiệp chế biến còn ở trình độ thấp, chủ yếu là xuất khẩu cà phê nhân thô chưa qua chế biến, hơn nữa cà phê của nước ta còn thấp so với các nước khác trên thế giới nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê còn thấp. Trong những năm tới để phát triển mạnh hơn nữa ngành sản xuất cà phê của nước ta, góp phần cải thiện đời sống của các hộ sản xuất cà phê cần có nhiều biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê của các nông hộ.
Hiện nay trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều loại cây trồng được thay thế và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cây cà phê là cây trồng khó có thể bị thay thế được, đời sống nhân dân phụ thuộc rất nhiều vào cây cà phê mặc dù có những biến đổi của thị trường, đất đai ,khí hậu, đã làm ảnh hưởng đến năng suất và giá cả. Việc phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng cà phê là yếu tố quyết định tạo thêm thu nhập cho các hộ ổn định đời sống cũng như việc làm giàu là xu hướng tất yếu từng địa phương cũng như từng hộ nông dân đang thực hiện và đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Xã Êa Na huyện Krông Ana cũng nằm trong cơ cấu kinh tế đó. Trong những năm qua việc phát triển cây cà phê đã đem laị nhiều thành quả nhất định cho xã, nền kinh tế của xã có những bước phát triển hơn, các hộ gia đình ở đây đã phát huy tiềm năng lao động, tiềm năng đất đai, tiềm năng khí hậu… một cách đúng mức theo lợi thế so sánh của mình đồng thời do thu nhập của cây cà phê là yếu tố quyết định và là nguồn thu chủ yếu trong tổng nguồn thu nhập chính của gia đình mình việc nâng cao hiệu quả.của việc sản xuất cây cà phê sẽ trực tiếp thúc đẩy kinh tế gia đình theo chiều hướng tích cực đồng thời tạo ra một lượng hàng nông sản, xuất khẩu đem lại kim ngạch cao cho đất nước.
Xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn thực tế của đất nước nên em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây cà phê của các hộ nông dân tại buôn Êa Na xã Êa Na huyện Krông Ana tỉnh DakLak” nhằm tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh cây cà phê từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cây cà phê để góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc Êđê tại buôn Êa Na được tốt hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của cây cà phê của các hộ nông dân buôn Êa Na xã Ea Na, nhằm xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh cây cà phê. Từ đó xác định những nhân tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây cà phê để góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống được tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của cây cà phê, tìm hiểu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cây cà phê của từng hộ nông dân.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Về không gian
Chuyên đề được tiến hành điều tra ngẫu nhiên 45 hộ trong tổng số 311 hộ tại buôn Êa Na xã Êa Na huyện Krông Ana tỉnh DakLak.
1.4.2. Về thời gian
Do điều kiện nghiên cứu và thời gian thực tập có hạn ( từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 2007), nên trong đề tài này em chỉ tìm hiểu, phân tích trong thời gian hạn hẹp.
1.4.3. Về nội dung
- Nghiên cứu đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
- Đặc điểm của hộ điều tra.
- Thực trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế cây cà phê của hộ điều tra.
- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đối với cây cà phê của hộ điều tra.
- Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế đối với cây cà phê của hộ nhằm nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế hộ.
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lý luận
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Nông nghiệp Việt Nam từ một nền nông nghiệp lạc hậu, tiến lên xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Nông nghiệp nước ta là khu vực kinh tế truyền thống, tập trung tuyệt đại đa số lao động của xã hội, phát triển hiệu quả kinh tế cây cà phê phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên như: đất đai, khí hậu… và từ cây cà phê tạo ra thu nhập chủ yếu cho các hộ nông dân.
Việt Nam là nơi có số dân nông thôn đông chiếm khoảng 80% dân số cả nước và 70% lao động xã hội. Ngoài ra nước ta là một nước có nhiều tiềm năng về đất đai, khí hậu, điều kiện sinh thái để sản xuất mặt hàng cà phê xuất khẩu, tạo điều kiện cho lao động nông thôn nước ta có công ăn việc làm, ổn định đời sống cho nông dân. Trong những năm vừa qua ngành nông nghiệp đã có những bước phát triển đáng kể làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội nông thôn của cả nước, trong đó ngành nông nghiệp là ngành mũi nhọn đã đem về cho người dân nhiều thành tựu kinh tế đáng kể. Một trong những thành tựu nổi bật là các mặt hàng cà phê tiếp tục tăng, trong đó có mặt hàng cà phê cà phê.
Những năm qua giá cả thị trường thế giới biến đổi, không ổn định trên thị trường mặc dù về phương diện kỹ thuật như năng suất thì cà phê nước ta có lợi thế so sánh cao nhưng sản phẩm xuất khẩu của nước ta còn nghèo nàn, chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô chưa chế biến, chất lượng sản phẩm còn thấp, còn nhiều bất cập trong đầu từ công nghệ và chế biến đầu từ của sản phẩm.
ĐakLak là nơi trồng cà phê lý tưởng của nước ta, đồng thời là nơi có diện tích đát đỏ bazan chiếm gần 300 nghàn ha. Ngoài ra khí hậu thời tiết của tỉnh rất phù hợp để phát triển sản xuất cây cà phê. Kinh tế hộ gia đình trồng cà phê là một nguồn lực kinh tế lớn đã tạo ra mặt hàng cà phê cà phê xuất khẩu cho tỉnh nói riêng và cho cả nước nói chung. Việc phát triển của các hộ sản xuát cà phê nơi đây có vai trò và vị trí quan trọng dưới nền kinh tế của tỉnh ta, các hộ trồng cà phê chiếm tới 70% diện tích toàn tỉnh đã đem về cho tỉnh nhiều kim ngạch xuất khẩu cao, làm cho nền kinh tế của tỉnh tăng trưỏng và phát triển. Do đó, kinh tế hộ sản xuất cà phê là một mô hình thích hợp trong cơ cấu của tỉnh ĐakLak.
Ngoài ý nghĩa chung về hiệu quả kinh tế, việc phát triển kinh tế từ cây cà phê của tỉnh Đak Lak mang lại còn có tác dụng tích cực về mặt xã hội và môi trường như tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân và góp phần cải thiện môi trường sinh thái.
2.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
+ Hộ nông dân
Hộ nông dân là người chung sống dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung ngân quỹ (weberster 1990 )
Hộ nông dân là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất đến tiêu dùng và các hoạt xã hội khác( Martin 1988 ).
Là tập hợp những người có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân và cộng đồng ( Raul 1989)
+ Khái niệm kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn, kinh tế nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và các yếu tố sản xuất khác nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất.
Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy tự đầu tư để sản xuất nhằm thoát khỏi nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự túc tự cấp vươn lên sản xuất hàng hoá gắn với thị trường.
2.1.1.2. Khái niệm, nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
a) Khái niệm
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ, điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong các yếu tố hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế, chỉ khi nào việc sử dụng các nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
b) Nội dung của hiệu quả kinh tế
Theo các quan điểm trên, hiệu quả kinh tế luôn luôn liên quan đến các yếu tố tham gia vào sản xuất kinh doanh.Vậy nội dung xác định hiệu quả kinh tế bao gồm:
Xác định yếu tố đầu ra: Đây là công việc xác định mục tiêu đạt được, các kết quả đạt được cụ thể là: Gía trị sản xuất, khối lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị tăng thêm, lợi nhuận.
Xác định yếu tố đầu vào: Đó là chi phí sản xuất, chi phí dịch vụ, lao động…
c) Bản chất hiệu quả kinh tế
Bản chất hiệu quả kinh tế là sự gắn kết mối quan hệ giữa kết quả và chi phí,
tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện tài nguyên có hạn. Tùy từng ngành từng mức độ mà ta xác định đâu là kết quả đâu là hiệu quả.
d) Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Bất kỳ một quốc gia nào, một ngành kinh tế nào hay một đơn vị sản xuất khi đi vào hoạt động đều mong muốn rằng với nguồn lực có hạn thì thế nào để tạo ra lượng sản phẩm là lớn nhất nhưng lại phải có giá trị về chất lượng cao nhất. Bởi lẽ đó nên tất cả các hoạt động sản xuất để được tính toán kỹ lưỡng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ hội để tăng lợi nhuận, từ đó tích luỹ sản xuất vốn và tiếp tục đầu tư tái mở rộng.
Nâng cao hiệu quả kinh tế sẽ làm thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện, là cái gốc để giải quyết mọi vấn đề.để nâng cao hiệu kinh tế.
Đối với sản xuất công nghiệp, để nâng cao hiệu quả kinh tế các nguồn lực trong đó hiệu quả sử dụng đất rất quan trọng. Muốn hiệu quả kinh tế các hình thức sử dụng đất để trồng cây cà phê thì một trong những vấn đề cốt lõi là phải tiết kiệm nguồn lực, cụ thể với nguồn đất đai có hạn yêu cầu cho người sử dụng đất, và người sản xuất làm sao để tạo ra cho được số lượng sản phẩm có chất lượng cao nhất, số lượng nhiều nhất và không ngừng bồi đắp độ phì nhiêu của đất. Từ đó người sản xuất có cơ hội để tích luỹ vốn vào tái sản xuất mở rộng.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là yếu tố của sự phast triển xã hội, tuy nhiên ở các
địa vị khác nhau thì có những quan tâm khác nhau. Đối với người sản xuất, tăng hiệu quả chính là giúp họ tăng lợi nhuận. Ngược lại, người tiêu dùng muốn tăng hiệu quả chính là họ được sử dụng hàng hoá với giá thành ngày càng giảm và chất hàng hoá ngày một tốt hơn.
Khi xã hội ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng cao hiệu quả sẽ gặp nhiều thuận lợi .Nâ ng cao hiệu quả ngày càng được tăng lên. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả kinh tế phải đặt trong mối quan hệ bền vững ý nghĩa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, môi sinh, môi trường trước mắt và lâu dài.
2.1.1.3. Khái niệm và đặc điểm sản xuất của cây cà phê
Khái niệm
Cây cà phê là cây công nghiệp dài ngày được trồng lấy hạt để chế biến đồ uống. Gía trị kinh tế mà cây cà phê mang lại là rất cao, nó là những mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta.
Đặc điểm sản xuất cà phê
Sản xuất cà phê mang tính thời vụ.
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu, người sản xuất cần có một kế hoạch sử dụng ruộng đất hợp lý và có hiệu quả, không ngừng nâng cao chất lượng của đất đai, nhằm tăng năng suất, và chất lượng cây trồng.
Có chu kỳ sản xuất tương đối dài (một năm), và được tiến hành ngoài trời. Do đó phụ thuộc vào điều kiện tư nhiên là chủ yếu.
Sản xuất cà phê tác động và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện về đất đai, khí hậu, nguồn nước...do vậy trong quá trinh sản xuất doanh nghiệp cần tính đến sự rủi ro có thể xãy ra và phải có kế hoạch dự phòng.
Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cà phê
Điều kiện tự nhiên: Quá trình sản xuất cà phê hàng hoá thường bị ảnh hưởng bởi vị trí, địa hình, khí hậu, thời tiết, tài nguyên đất…những nhân tố này ảnh hưởng quan trọng đối với việc sản xuất ra khối lượng cà phê và cà phê hàng hoá. Sản xuất cà phê hàng hoá chỉ thực sự có hiệu quả khi trồng trọt thích ứng với điều kiện tự nhiên, điều này đòi hỏi phải lựa chọn giống cà phê thích hợp với điều kiện tự nhiên, nâng cao trình độ chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến cà phê.
Nhân tố thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất cà phê gì ? Như thế nào? để đạt hiệu quả cao do thị trường quyết định. Cho nên, cầu thị trường là căn cứ thúc đẩy, người sản xuất lựa chọn cho mình khả năng tham gia cụ thể vào thị trường. Khi thị trường ngày càng phát triển, làm cho cà phê hàng hoá ngày càng đa dạng phong phú, đòi hỏi về số lượng và chất lượng cà phê hàng hoá ngày càng cao.
Vốn và sử dụng vốn: Muốn nâng cao trình độ sản xuất cà phê hàng hoá thì phải có vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tốc độ sản xuất cà phê hàng hoá tuỳ thuộc vào mức thu nhập và khả năng tích luỹ của các nông hộ cũng như sự đầu tư của nhà nước thông qua hệ thống tài chính tín dụng.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ: Đây là một nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản xuất cà phê, nâng cao khối lượng và chất lượng sản phẩm cà phê.
Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cà phê hàng hoá. Nếu không có sự can thiệp của nhà nước trong nên kinh tế thị trường thì quá trình sản xuất cà phê hàng hoá tự phát khó tránh khỏi những rủi ro dẫn đến lãng phí cho nền kinh tế, gây thiệt hại đối với người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Do đó cần có chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước để định hướng và tác động đúng hướng thúc đẩy nâng cao sản xuất cà phê hàng hoá.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu ha và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn. Năng suất bình quân chưa vượt quá 6 tạ nhân / ha. Trong đó ở Châu Phi có 28 nước năng suất bình quân không vượt quá 4 tạ nhân/ ha. Nam Mỹ đạt dưới 6 tạ nhân / ha. Bốn nước có diện tích cà phê lớn nhất đó là: Brazil trên 3 triệu ha chiếm 25% sản lượng cà phê thế gới, côted’lvoire (châu phi) indonesia (châu á) mỗi nước 1 triệu ha và Côlômbia có gần 1 triệu ha với sản lượng hàng năm đạt trên dưới 700 nghàn tấn. Do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới như giống mới và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa năng suất bình quân đạt trên 1 tấn /ha. Điển hình có CostaRica ở Trung Mỹ với diện tích cà phê chè là 85000 ha những đã đạt năng suất bình quân trên 1400kg/ha.
Do sự suất hiện và gây tác hại của bệnh gỉ sắt cà phê tại nhiều nước Trung và
Nam Mỹ từ năm 1970 trở lại đây đã gây thêm những khó khăn và tốn kém cho người trồng cà phê ở khu vực này, cà phê chè hiện nay chiếm 70% sản lượng của thế giới. Diện tích cà phê được trồng tập trung chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ, một số nước ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon, Ethiopie, Tanzan và một phần ở Châu Á như: Indonesia, Ân độ, Philippin .
Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao đảo không ổn định nhất là về giá cả. Tổ chức cà phê trên thế giới (ICO) do không còn giữ được hạn ngạch xuất khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây. Tình trạng này đã dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải huỷ bỏ bớt diện tích cà phê, hoặc không tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh không còn thấy hiệu quả.Năm 1994 do những đợt sương muối và sau đó là hạn hán diễn ra ở Brazil, vì vậy đã làm cho giá cà phê tăng vọt, có lợi cho những người xuất khẩu cà phê trên thế giới.
Cà phê là nước uống cao cấp, nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng vẫn không ngừng tăng lên chưa có những sản phẩm nhân tạo được chấp nhận để thay thế cho cà phê, vì vậy việc trồng, xuất khẩu, nhập khẩu, loại hàng hoá đặc biệt này vẫn có một ý nghĩa kinh tế lớn đối với nhiều nước.Vấn đề quan trọng cần có nhận thức đầy đủ là: Sản phẩm cà phê đem ra thị trường phải đảm bảo chất lượng, trong cơ chế thị trường: Tiền nào- của nấy, lại càng đúng với mặt hàng cà phê.
2.1.2.2 Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam
Lịch sử phát triển cà phê ở Việt Nam: Theo YvesHenry, tác giả cuốn kinh tế
nông nghiệp Đông Dương thì cà phê được đưa trồng vào Việt Nam năm 1857 tại một số vùng thuộc tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, do các nhà truyền giáo. Năm 1870, cà phê được trồng ở các tỉnh phía bắc, chủ yếu là cà phê chè những do năng suất thấp nên giảm dần. Năm 1905, để cứu vãn tình thế, người pháp đưa cà phê vối ,cà phê mít vào trồng để thay thế cà phê chè ở các vùng có độ cao thấp, sinh thái không thích hợp với cà phê chè. Cà phê được trồng ở Hà Tĩnh năm 1910, Yên Mỹ (Thanh Hoá) : 1911; Nghĩa Đàn ( Nghệ An): ,1915, Tây Nguyên: 1925.
Năm 1976, cả nước ta chỉ có xấp xĩ 20.000 ha cà phê . Trong đó khá lớn diện
tích sinh trưởng xấu kém. Đến 1990, cả nước có gần 120.000 ha với sản lượng gần 65000 tấn. Đến năm 1998, cả nước có khoảng 300.000 ha, sản lượng vụ cà phê năm 1997- 1998 đạt 400.000 tấn, xuất khẩu hơn 390.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xĩ 600 triệu USD, chỉ sau lúa gạo.
Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu xuất sang Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu cũ, chỉ một lượng nhỏ xuất sang Hồng Kông và Singapore thì nay cà phê đã xuất khẩu tới 51 nước trên các châu lục.
2.1.2.3. Tình hình sản xuất cà phê ở ĐakLak
Cà phê đang chiếm một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản của nước ta, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 900.000 tấn cà phê với kim ngạch xấp xĩ 1,5 tỷ USD (trong đó riêng tỉnh ĐakLak chiếm 50%). Cà phê hiện là nguồn thu nhập chính của đa số hộ đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và DakLak nói riêng, là mặt hàng chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh DakLak mỗi năm. Tuy nhiên, việc sản xuất, cạnh tranh không lành mạnh, tranh mua tranh bán đã dẫn đến thị trường có những biến động giả tạo, chất lượng sản phẩm không kiểm soát được, gây ra nhiều khó khăn cho ngành cà phê.
Với tầm quan trọng như trên, những năm gần đây chính phủ, các bộ ngành và
lãnh đạo tỉnh ĐăkLăk đặc biệt quan tâm đến việc đẩy mạnh quảng bá nhằm từng bước xây dựng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng và cà phê Việt Nam nói chung. Kết hợp quảng bá sản phẩm và thương hiệu qua các hoạt động văn hoá là một hướng đi đúng đắn trong kế hoạch nâng cao nhận thức về cây cà phê và thúc đẩy tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Đó chính là phải xây dựng ở Việt Nam một ngành sản xuất cà phê phát triển bền vững.
Nằm trong định hướng của tỉnh uỷ, UBND tỉnh ĐakLak chọn năm 2008 là “Năm cà phê”, năm nay “Tuần lễ văn hoá cà phê 2007” sẽ có 30 thương hiệu và quán cà phê nổi tiếng nhất Việt Nam với nhiều phong cách thể hiện khác nhau. Ban tổ chức dự định sẽ trình bày các loại giống cà phê, các sản phẩm từ cà phê. Ngoài ra, du khách sẽ được tiếp cận quy trình sản xuất cà phê từ trồng, rang, xay, đóng gọi…thậm chí trực tiếp tham gia “Tour cà phê” để tự trải nghiệm đầy đủ quy trình sản xuất, pha chế rồi thưởng thức thứ nước uống quyến rũ này.
Như vậy là khi nhắc đến Tây Nguyên, bây giờ người ta không chỉ liên tưởng đến nhà rông, những thác nước hùng vĩ, hay không gian văn hoá cồng chiêng… mà còn khắc hoạ bởi “ Tuần lễ văn hoá cà phê 2007” thì thưởng thức cà phê sẽ được nâng lên tầm “cà phê đạo” chứ không chỉ dừng lại ở mức bình thường như hiện nay. Hiện nay cây cà phê đã thực sự khẳng định vị trí của mình khi nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, ngành cà phê có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Hiện tại cà phê là mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta và trên thế giới, cà phê luôn là nhu cầu hang ngày của người dân trên toàn thế giới nên dù thị trường cà phê luôn biến động vẫn không làm cho người dân từ bỏ việc trồng cà phê mà chỉ ngừng trệ trong một thời gian ngắn.
Buôn Êa Na xã Êa Na huyện Krông Ana trong những năm qua đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nguồn thu nhập của người dân chủ yếu là từ sản phẩm cà phê, nên khi giá cà phê xuống thấp họ không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình sản xuất phục vụ quá trình sản xuất của họ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp chung nhất cho mỗi khoa học, nghiên cưú này sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp chung, nghĩa là các yếu tố tác động đến quá trình phát triẻn kinh tế của các hộ đồng bào được đặt trong trạng thái vận động liên tục không ngừng ở những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Lý do chọn điểm nghiên cứu: Buôn Êa Na xã Êa Na huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak là địa bàn nghiên cứu là buôn có đồng bào dân tộc Êđê sinh sống.
+ Phương pháp thống kê kinh tế
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp dùng để nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình kinh tế, các đặc điểm của đơn vị nghiên cứu. Ðây là phương pháp nghiên cứu quan trọng để tiếp cận tìm hiểu, nghiên cứu về đơn vị. Ðề tài đã sử dụng phương pháp này để mô tả lại các hoạt động sản xuất, các nguồn số liệu, để có cái nhìn tổng quan về tình hình sản xuất của các hộ nông dân trong thời gian qua.
- Phương pháp so sánh: bao gồm so sánh số tương đối và số tuyệt đối. Nhằm đánh giá sự vật, hiện tượng theo thời gian cụ thể. Qua đó nhằm phân tích tình hình biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm.
+ Thu thập thông tin:
-Thu thập thông tin số liệu thứ cấp: Tiến hành thu thập số liệu có liên quan thông qua các báo cáo của xã.
-Thu thập thông tin số liệu sơ cấp: Ðể phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài chúng tôi điều tra phỏng vấn và thảo luận trực tiếp nhóm và chọn ra trong buôn ngẫu nhiên 45 hộ đó là hộ nông dân Êđê đặc trưng cho buôn.
2.2.3. Công cụ xử lý và phân tích số liệu:
Đề tài chủ yếu sử dụng phần mềm Microsoft Excel 7.0 trên máy vi tính để phân tích và đánh giá số liệu qua các bảng biểu tổng hợp từ phiếu điều tra.
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu
- Doanh thu: TR=P*Q, Trong đó: TR: tổng doanh thu, P: giá bán, Q: sản lượng.
- Thu nhập của hộ: TN = doanh thu - chi phí
- Tỷ suất lợi nhuận: Thể hiện một đồng chi phí bỏ ra thì được bao nhiêu đồng lợi
Nhuận. T = (lợi nhuận/chi phí sản xuất) * 100
- Gía trị sản xuất: GO=VA+IC; giá trị tăng thêm: VA=GO -IC
+ GO (giá trị sản xuất): giá trị sản xuất của ngành trồng trọt là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động của ngành trồng trọt tạo ra trong một vụ hoặc một năm.
+ IC (chi phí trung gian): ngành trồng trọt là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm thuộc ngành trồng trọt.
+ VA (giá trị tăng thêm): là một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất ngành trồng trọt. Gía trị tăng thêm ngành trồng trọt là giá trị chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian ngành trồng trọt. Giá trị tăng thêm của ngành trồng trọt là một bộ phận cấu thành nên tổng sản phẩm trong nước.
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Buôn Êa Na xã Êa Na nằm phía bắc cánh nam của huyện Krông Ana, cách thị trấn buôn Trấp 10 km theo hướng tỉnh lộ 2, phạm vi ranh giới hành chính tiếp giáp với`thôn buôn lân cận như sau:
Phía bắc giáp buôn Phung xã Êa Na huyện Krông Ana
Phía nam giáp thôn tân lập xã Êa Na huyện Krông Ana.
Phía đông giáp buôn Tơ Lơ xã Êa Na huyện Krông Ana.
Phía tây giáp buôn Dray xã Êa Na huyện Krông Ana.
- Địa hình
Buôn Êa Na xã Êa Na có 3 dạng địa hình chính : Địa hình đồi núi cao và chia cắt mạnh tập trungchủ yếu ở phía bắc, địa hình lượn song và thoải phân bố từ đông sang tây, địa hình thấp trũng tập trung chủ yếu ở phía nam.
-Thổ nhưỡng
Theo kết quả diều tra thổ nhưỡng năm 1978 của viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng bản đồ tỷ lệ1/100000, trên địa bàn buôn có các loại đất sau:
Đất nâu đỏ trên đá bazan (fk)
Đất đỏ vàng trên đá sét (fs)
Đất gley phù sa (ps)
- Khí hậu, thời tiết
Buôn Êa Na mang khí hậu chung của xã Êa Na cũng như toàn vùng Tây Nguyên mang đặc điển chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nhưng do địa hình cao nên có đặc điểm đặc trưng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên.
Nhiệt độ trung bình năm 23,50c.
Độ ẩm tuơng đối hàng năm từ 81% đến 83%.
Lượng mưa trung bình tháng về mùa khô 30,76mm chiếm 8% lượng mưa trong năm.
Nguồn nước thuỷ văn
Nước mặt: Sông krông Ana với độ rộng trung bình 100 đến 150m là nguồn cung cấp nước chính trong sản xuất nông nghiệp, các ao hồ đầm cũng là nguồn cung cấp nước tưới đồng thời phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản tại xã.
Nước ngầm: Qua các giếng đào tại khu vực cho thấy ở các vùng trũng thấp có độ sâu từ 8-10m, vùng cao có độ sâu từ 15-25m, hầu hết các giếng đều có chất lượng tốt, chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt và tưới cây trồng vào mùa khô.
Thuỷ văn: Hệ thống sông Krông Ana là nguồn cung cấp nước tưới cho nông nghiệp tại buôn cũng như tại xã, còn lại chủ yếu là các khe suối nhỏ chạy trên địa bàn, có lưu lượng nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn, mực nước thay đổi theo mùa. Ngoài ra còn có các hồ như: hồ thuỷ lợi, hồ Ea Ra… lượng nước của các hồ nào cũng thay đổi theo mùa.
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế và xã hội
3.1.2.1. Tình hình dân số, thành phần dân tộc:
Theo thống kê dân số Êa Na có 2.716 hộ với 12.402 nhân khẩu. Trong đó buôn Êa Na là:
Tổng số hộ: 311 hộ.
Tổng số nhân khẩu: 1365 khẩu.
Đồng bào dân tộc thiểu số là: 131 hộ.
Tổng số nhân khẩu của đồng bào dân tộc thiểu số là: 579 khẩu.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 1,97%.
Mật độ dân số: 2,44(người/km2)
3.1.2.2. Tình hình lao động và nghề nghiệp
Chưa có thông tin số liệu
3.1.2.3. Tình hình giáo dục:
Buôn Êa Na có 3 trưòng học, 1trường mẫu giáo, 1 trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi, 1 trường tiểu học Lê Hồng Phong. Đội ngũ cán bộ giáo viên cơ bản đồng bộ có đủ số lượng cân đối các bộ môn đã xác định đựợc tinh thần trách nhiệm và hoạt động tự giác có nề nếp tốt có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của phòng giáo dục huyện, của cấp ban ngành xã cũng như sự ủng hộ của ban đại diện cha mẹ học sinh và của nhân dân nói chung đã chăm lo đến sự nghiệp giáo dục của trường.
3.1.2.4. Tình hình y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Tại xã cũng như tại buôn Êa Na có 1 trạm y tế, diện tích bao chiếm 1400m2 diện tích xây dựng 1363m2, hiện trạng công trình là nhà cấp 4, có 4 phòng, trang thiết bị thì tạm đủ, có 6 cán bộ y tế, trạm y tế có chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu, tuyên truyền phổ biến kiến thức, các bệnh nặng đều được chuyển lên bệnh viện tuyến trên chữa trị.
3.1.2.5. Tình hình phát triển kinh tế
Nông nghiệp là ngành nghề chính trên địa bàn xã trong đó trồng trọt chiếm vị trí quan trọng nhất, chăn nuôi đã được chú ý phát triển hơn, công nghiệp và dịch vụ đã phát triển hơn trước tuy nhiên tốc độ phát triển vẫn chưa cao.
3.1.2.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Giao thông: Nhìn chung hệ thống giao thông hoàn chỉnh, mạng lưới giao thông đều khắp, tuy nhiên phần các trục đường trong khu dân cư của một số tuyến đường trong buôn, đặc biệt là trục đường trong khu khục sản xuất còn gặp nhiều khó khăn như đường còn chật hẹp, mùa mưa lầy lội, diện tích đất giao thông toàn xã là: 170,03ha, chiếm 4,11% diện tích tự nhiên.
Thuỷ lợi: Diện tích đất thuỷ lợi 2,73ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên, toàn xã có 12 hồ, riêng buôn Êa Na có 3 hồ khả năng tưới khoảng 80%.
Văn hoá: Tai buôn Êa Na có 1 nhà văn hóa với diện tích 130m2.
Điện: Hệ thống lưới điện đã phủ đến 100% buôn với 100% số hộ được sử dụng điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình.
Trường học: Có 3 trường học trong buôn nên rất thuận lợi cho việc học của các con em trong buôn.
3.1.2.7. Các chính sách kinh tế và xã hội đang thực hiện tại địa phương:
Được miễn hoàn toàn thuế nông nghiệp, chính sách hổ trợ người nghèo…
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn
a) Về điều kiện tự nhiên:
Thuận lợi:
Với hệ thống sông, suối, hồ… chảy qua buôn tạo điều kiện cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
Khí hậu trên địa bàn rất thích hợp cho việc phát triển cây cà phê co hiệu quả kinh tế cao.
Vị trí địa lí của buôn thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá.
Khó khăn:
Tỷ lệ che phủ của rừng thấp, trong tương lai cần có kế hoạch trồng mới.
Nguồn nước khai thác chưa hợp lý dẫn đến việc phân bổ nước cho sản xuất còn khó khăn.
b) Về điều kiện kinh tế xã hội:
Tình hình kinh tế xã hội của buôn đã có sự phát triển tương đối khả quan, các cơ sơ hạ tầng tuy chưa được hoàn chỉnh nhưng đã hướng đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, đời sống tinh thần của nhân dân cũng đã được cải thiện hơn so với trước đây.
Tuy nhiên, buôn vẫn còn một số khó khăn nhất định như đời sống dân cư ở một số nơi trong buôn còn thấp, cơ cấu kinh tế mang tính thuần nông, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chưa phát triển.
3.2. Kết quả nghiên cứu
3.2.1. Đặc điểm của hộ điều tra
3.2.1.1.Tuổi của chủ hộ
Qua quá trình điều tra, phỏng vấn tại buôn Êa Na, xã Êa Na trong tổng số 45 hộ chia làm 3 nhóm hộ căn cứ vào mức thu nhập( khá, trung, nghèo), ta có bảng số liệu của chủ hộ như sau:
Bảng 3.1:Tuổi của chủ hộ.
Stt
chỉ tiêu
Năm
Nhóm hộ
Khá
TB
Nghèo
1
Tổng hộ
2006
13
13
19
2
Tuổi TB/hộ
2006
44,84
37,46
46,84
Nguồn :Tổng hợp từ phiếu điều tra.
Qua bảng trên ta thấy tuổi trung bình của các nhóm hộ có khác nhau nhưng rất ít, đặc biêt là nhóm hộ nghèo với nhóm hộ khá. Tuổi trung bình của nhóm hộ trung bình thấp hơn nhiều so với 2 nhóm hộ còn lại.
3.2.1.2. Trình độ văn hóa và nghề nghiệp của hộ điều tra.
Hiện nay kinh tế nông hộ nước ta từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, theo định hướng XHCN, sản xuất mang tính cạnh tranh gây gắt. Việc tiếp nhận và áp dụng thành công những kỹ thuật mới vào sản xuất, phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí của nông dân, đặc biệt là chủ hộ.
Bảng 3.2: Trình độ học vấn của các hộ điều tra.
Đơn vị tính: người
Trình độ văn hóa của chủ hộ
Năm
Nhóm hộ
Nghèo
TB
Khá
Mù Chữ
2006
8, 00
6,00
3,00
Cấp I
2006
8,00
6,00
5,00
Cấp II
2006
3,00
1,00
5,00
Cấp III
2006
0,00
0,00
0,00
Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học
2006
0,00
0,00
0,00
Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra
Theo kết quả điều tra, trình độ dân trí của các chủ hộ tại buôn Êa Na không đồng đều và tương đối thấp. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng ta thấy trình độ văn hóa của các hộ điều tra không chênh lệch nhiều giữa 3 nhóm hộ, nhưng nhóm hộ khá có trình độ văn hóa cao hơn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Như vậy trình độ văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tổ chức sản xuất của các nông hộ.
3.2.1.3. Nhân khẩu lao động và ngành nghề của hộ điều tra.
Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội, đồng thời hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Ngoài ra cho ta thấy khả năng tích lũy về lao động để tái sản xuất của nông hộ. Chỉ tiêu biểu hiện tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra của buôn Êa Na được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.3:Tình hình nhân khẩu lao động và ngành nghề của hộ điều tra..
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
Khá
TB
Nghèo
Tổng nhân khẩu
Khẩu
2006
60
69
100
Số lao động BQ/hộ
Người
2006
4.62
5.31
5.26
Tỷ lệ lao động/khẩu
%
2006
7.69
7.69
5.26
Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra.
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy số lao động bình quân/ hộ của nhóm hộ khá lại ít hơn so với nhóm hộ trung bình và hộ nghèo,hộ khá là 4,62 người, hộ trung bình 5,31 người, nhóm hộ nghèo 5,26 người.Nói chung 3 nhóm hộ trên chênh lệch nhau không đáng kể.Còn về tỷ lệ lao động / khẩu thì nhóm khá và nhóm hộ trung bình chiếm bằng nhau là 7,69 %, và nhóm hộ nghèo chiếm 5,26%.
3.2.1.4.Trình độ văn hóa giáo dục của hộ điều tra.
Bảng 3.4:Tình hình trình độ văn hóa giáo dục của hộ điều tra.
Diễn giải
Khá
TB
Nghèo
số lượng
tỷ lệ (%)
số lượng
tỷ lệ (%)
số lượng
tỷ lệ (%)
Không biết chữ
8
61.54
2
15.38
3
15.79
Cấp 1
1
7.69
8
61.54
7
36.84
Cấp 2
4
30.77
2
15.38
8
42.11
Cấp 3
0
0.00
1
7.69
1
5.26
Trên cấp 3
0
0.00
0
0.00
0
0.00
Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra.
Qua kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ không biết chữ của nhóm hộ khá chiếm 61,54%, hộ trung bình chiếm 15,38%, hộ nghèo chiếm 15,79%. Vậy là nhóm hộ khá chiếm tỷ lệ nhiều hơn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo.
3.2.1.5. Tình hình sử dụng đất đai của hộ điều tra.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đất đai có vai trò rất quan trọng, nó tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động, nó quyết định năg suất cây trồng, nếu đất tốt thì năng suất cao và ngược lại.Vì vậy muốn sử dụng đất có hiệu quả thì chúng ta phải có những biện pháp canh tác hợp lý để khai thác triệt để tiềm lực của nó..
Không có số liệu
3.2.1.6. Tình hình trang bị trang bị phương tiện sản xuất của hộ điều tra.
Các phương tiện sản xuất tác động đến quá trình sản xuất, tạo ra của cải vật chất, dịch vụ cho xã hội. Trong snả xuất nông nghiệp, các phương tiện sản xuất.
Bảng 3.5: Tình hình phương tiện sản xuất của hộ điều tra.
Diễn giải
Khá
TB
Nghèo
Số lượng
GT (tr.đ)
Số lượng
GT (tr.đ)
Số lượng
GT (tr.đ)
1. Máy cày đủ bộ
4
47
3
26.10
1
12
2. Máy xay xát
3
19.5
1
8.00
0
0
3. Cày
0
0.00
1
4.00
0
0
4. Máy bơm nước
9
26.39
5
7.50
2
1.2
5. Máy phun thuốc
9
9.91
3
0.23
3
1.04
6. Khác
0
0
0
0.00
0
0.00
Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra.
Qua bảng điều tra cho thấy tình hình trang bị phương tiện của nhóm hộ khá chiếm nhiều hơn so với nhóm còn lại. Như vậy trang bị phương tiện sản xuất của cả 3 nhóm hộ chưa đầy đủ để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của hộ.
3.2.1.7. T ình hình trang bị phương tiện sinh hoạt của hộ điều tra.
Trang bị phương tiện sinh hoạt của hộ là yếu tố làm ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân, góp phần phục vụ cho quá trình sinh hoạt của nông hộ đỡ vất vã hơn.
Bảng 3.6:Tình hình trang bị phương tiện sinh hoạt.
Diễn giải
Khá
TB
Nghèo
Số lượng
GT (tr.đ)
Số lượng
GT (tr.đ)
Số lượng
GT (tr.đ)
1. Xe máy (chiếc)
8
203.70
4
42.20
2
40.00
2. Ti vi
9
24.00
9
23.60
4
10.20
3. Đầu video
6
14.20
4
7.60
4
4.80
4. Máy bơm nước
7
4.26
1
0.80
0
0.00
5. Khác
8
14.05
5
6.30
2
4.85
Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra.
Qua bảng điều tra trên ta thấy phương tiện sinh hoạt của cả 3 nhóm hộ tương đối đầy đủ nhưng nhóm hộ khá chiếm số lượng nhiều hơn.Nhóm hộ khá xe máy có 8 chiếc, Tivi 9 cái, đầu Video 6 cái, máy bơm nước 7 cái, và phương tiện sinh hoạt khác 8 chiếc.
3.2.2. Thực trạng sản xuất cây cà phê của hộ điều tra.
3.2.2.1.Tình hình chi cho đầu tư sản xuất.
Đối với mỗi loại cây trồng, để sản xuất có hiệu quả là phải đầu tư và chăm sóc cho tốt cây trồng thì mới có năng suất cao.
Bảng 3.7.Tình hình chi cho đầu tư sản xuất.
Loại hộ
Tổng vay
Tổng chi đầu tư sản xuất
Thu nhập/hộ (Tr. đ)
Thu nhập/khẩu ((Tr. đ)
Thu nhập/LĐ (Tr. đ)
Thu nhập/chi phí (Tr. đ)
Thu nhập/vốn vay (Tr. đ)
TT
CN
Bình quân chung
11.95
3.77
0.88
0.26
0.03
0.09
0.05
0.04
Khá
261.5
71.2
23
37.6
6.7
13.7
2.78
3.63
Trung bình
215.3
60.6
10.9
14.35
2.07
5.12
3.07
1.82
Nghèo
161
38
5.7
7
1.01
2.47
3.68
1.27
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra.
Các cây trồng cho năng suất cao hay thấp, chất lượng sản phẩm sản xuất ra có đảm bảo chất lượng hay không một phân phụ thuộc vào tính chất đất đai, điều kiện khí hậu thời tiết nhưng phần lớn phụ thuộc vào việc đầu tư, chăm sóc có hợp lý hay không và điều này cũng thể hiện trình độ thâm canh, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông hộ.
3.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây cà phê của hộ điều tra
Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất cà phê như: Đất đai, khí hậu, thời tiết…sản xuất cà phê chỉ có hiệu quả khi cây cà phê thực sự tương thích với môi trường sống, với điều kiện tự nhiên. Khi gặp điều kiện tự nhiên thuận lợi thì cây cà phê phát triển sinh trưởng tốt từ đó cho năng suất cao và giảm thiểu chi phí. Ngược lại thì cây cà phê sẽ sinh trưởng và phát triển kém cho năng xuất thấp, chất lượng sản phẩm thấp làm hiệu quả của cây cà phê thấp. Điều kiện tự nhiên có phạm vi ảnh hưởng rất lớn và hậu quả mang lại cũng rất lớn.
Qua tìm hiểu thực tế, tại buôn Êa Na thì điều kiện tự nhiên là tương đối thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, điều… vì phần lớn ở đây là đất đỏ bazan với hàm lượng dinh dưỡng cao, khí hậu và có nguồn nước tưới tiêu thuận lợi.
-Vốn sản xuất :
Vốn là yếu tố thiết yếu cho quá trình sản xuất kinh doanh nó được ví như là mạch máu của cơ thể nếu nói theo một cách hình ảnh. Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp thì vốn là một yếu tố hạn chế, mà cây cà phê đòi hỏi đầu tư quá nhiều vốn để hạn chế rủi ro và phát triển sản xuất. Qua điều tra cho thấy các nông hộ đồng bào còn hạn chế về vốn đầu tư cho sản xuất cà phê, chính vì vậy mà năng suất của cây cà phê chưa cao mặc dù các thôn buôn lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự nhưng năng suất cao hơn.
- Khoa học kỹ thuật:
Hiện nay khoa học phát triển mạnh nó đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nhân tố làm tăng giới hạn sản xuất. Đối với sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như cây cà phê nói riêng thì khoa học kỹ thuật cũng đóng góp không kém phần quan trọng, nó là nhân tố làm thay đổi trạng thái sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
thực tế ở địa phương cho thấy việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn thấp, thật sự là các hộ vẫn còn thiếu về các loại máy móc cần thiết và hiện đại .Các hộ nông dân chỉ sản xuất theo phương thức sản xuất cũ và kinh nghiệm là chính, chính vì vậy mà năng suất chưa cao.
Yếu tố thị trường:
Tín hiệu của thị trường là giá cả nên giá cả là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế cà phê. Vì vậy giải quyết tốt khâu đầu vào và đầu ra thì sản xuất mới tiến triển. Khi giá cả đàu vào càng cao thì giá trị lao động càng giảm xuống và ngược lại.Trong những năm vừa qua giá cả các yếu tố đầu vào tăng nên chi phí cho sản xuất cà phê tăng theo.
Vấn đề tiêu thụ cà phê rất quan trọng nó quyết định quá trình tồn tại của sản xuất tức là giữa sản xuất và tiêu thụ là một vòng tuần hoàn tạo nên quá trình chu chuyển vốn ..Vòng tuần hoàn này đối với các hộ thoát nghèo thì thường diễn ra ổn định hơn so với nhóm hộ nghèo. Tại địa phương còn ít điểm tiêu thụ nông sản, vì thế các nông hộ khó khăn trong việc tiêu thụ cà phê nên các đại lý đến tận nhà hoặc nơi sản xuất để mua với giá rẻ so với thị trường, chỉ một số ít là bán theo giá thị trường. Nhưng nhìn chung giá bán cà phê có xu hướng tăng.
- Nguồn lao động:
Lao động là một trong những nguồn lực không thể thiếu trong bất cứ ngành nghề nào, số lượng và chất lượng lao động ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất.
Qua điều tra cho thấy, nguồn lao động ở buôn điều tra còn thiếu cả về số lượng và về chất lượng, nguồn lao động chính thì lại ít chủ yếu là lao động phụ và những người ngoài độ tuổi lao động nên đây là một gánh nặng cho gia đình, thêm vào đó nguồn lao động chính vốn đã ít lại có chất lượng thấp thông qua tỷ lệ mù chữ rất cao ở các chủ hộ, phần lớn người dân đạt trình độ cấp 1, chính vì vậy mà hiệu quả kinh tế do cây cà phê mang lại chưa cao.
3.2.4. Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế đối với cây cà phê của hộ nhằm nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế hộ.
- Giải pháp về đất đai :
Có biện pháp giao đất thích hợp không quá nhiều cũng không quá ít đủ để đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả theo nghiên cứu thì nên giao cho mỗi hộ từ 1,4- 2,3 ha là vừa. Nghiên cứu, tìm hiểu những vùng đất không thích hợp cho cây cà phê phát triển và những vùng có cà phê xấu, không đảm bảo sản xuất có hiệu quả cao nên chuyển qua trồng các loại cây khác, hoặc có thể phục hồi bằng cách trồng mới hoặc cưa phục hồi.
Giải pháp về đầu tư:
Cần khuyến khích bà con đầu tư ở mức vừa phải, hợp lý và đúng kỹ thuật, tránh lãng phí, theo nghiên cứu cho thấy các hộ này nên đàu tư ở mức từ 8 đến 11 triệu đồng là vừa đảm bảo cho cây cà phê phát triển tốt và đạt hiệu quả cao.
Giải pháp về vốn:
Chính quyền địa phương có những chính sách cho vay đến hộ nông dân, ưu tiên cho những hộ nghèo vay với lãi suất. Đối với hộ nông dân cần có kế hoạch sử dụng vốn sản xuất một cách hợp lý cân đối thu chi và tính đến hiệu quả sử dụng vốn cố định, nhằm mua sắm trang bị tài sản cố định hợp lý, ngoài sử dụng vốn tự có, hộ nông dân còn sử dụng thêm vốn vay. Tuy nhiên, việc vay vốn này chỉ nên nằm ở mức vừa phải, đảm bảo đâù tư không nên vay nhiều quá dẫn đến tăng chi phí những hiệu quả mang lại quả cao.
Giải pháp về kỹ thuật:
Cần khuyến khích cho các hộ này tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật của buôn Êa Na, mặt khác không ngừng tiếp thu kiến thức về sản xuất cà phê của những vùng lân cận, cũng như những hộ sản suất cà phê đạt hiệu quả cao nhằm không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, sản xuất cà phê có hiệu quả cao hơn. Cần có sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương hỗ trợ về vốn, kỹ thuật cho những hộ là đồng bào dân tộc thiểu nhằm nâng cao trình độ sản xuất, sản xuất mang lại hiệu quả cao hơn.
- Giải pháp về sử dụng nguồn nhân lực:
hợp, tránh việc sử dụng bừa bãi gây lãng phí, mỗi một ha cà phê kinh doanh hộ nên bố trí sử dụng khoảng 50 đến 100 công lao động thuê là vừa, không nên sử dụng quá ít sẽ không đảm bảo kịp đến tiến độ sản xuất, hoặc quá nhiều sẽ gây nên tình trạng khó quản lý, lãng phí do đó hiệu quả kinh tế sẽ thấp đi. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nguồn lao động trong gia đình ít hay nhiều có đủ để sản xuất hay không, hay còn thừa lao động.
-Nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng:
Chính quyền địa phương két hợp với buôn và hộ nông dân, xây dựng các công trình như cầu, đường để đảm bảo giao thông thống suốt, đảm bảo cho sản phẩm của hộ được tiêu thụ một cách thuận lợi. Đào một số hồ chứa nước có quy mô lớn nhằm đảm bảo nước tưới cho những vùng đất nằm cách xa sông suối. Xây dựng cơ sở hạ tầng về điện - đường- trường - trạm đảm bảo cho sinh hoạt cho hộ gia đình .
- Giải pháp về giá:
Nhà nước cần có những nghiên cứu về thị trường cà phê của Việt Nam cũng như khả năng biến động giá cả, nghiên cứu về chi phí giá thành cà phê nhằm xây dựng giá sàn cho cà phê đảm bảo lợi ích cho người trồng cà phê, xây dựng các định hướng phát triển cây cà phê để hướng bà con đi vào. Đối với hộ nông dân cần phải thường xuyên theo dõi những biến động về giá cả nhằm đảm bảo lợi ích cho chính mình.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận.
Từ thực tế điều tra và qua phân tích xử lý đánh giá các số liệu thu thập được ở các nông hộ trồng cà phê ở buôn Ea Na, em thấy:
Đất đai, khí hậu nơi đây thích hợp cho việc phát triển và kinh doanh cây cà phê, đây là các yếu tố hàng đầu cho việc sản xuất đạt hiệu quả cao.
Mặc dù giá cả cà phê biến đổi lien tục và giá cả đang ở mức trung bình, nhưng cà phê ở đây là sản phẩm cũng như thu nhập chủ yếu của các nông hộ, nó quyết định mức sinh hoạt và đời sống nhân dân, nó là loại cây trồng không thể thay thế bởi các loại cây trồng khác được.
Chi phí của các đầu vào của các nhóm về cơ bản là giống nhau, nhưng việc đầu tư cho các yếu tố là khác nhau. Thêm vào đó cà phê là mặt hang cà phê xuất khẩu chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Trong quá trình sản xuất, các hộ thường gặp phải không ít những khó khăn, rủi ro, bất trắc như giá đầu vào tăng, hoặc thiên tai, bệnh dịch làm năng suất cà phê giảm, do đó đời sống của họ sẽ tụt xuống theo
Trình độ dân trí của người dân nơi đây là chưa cao, việc tác động khoa học vào sản xuất kinh doanh nơi đây còn nhiều hạn chế, đây cũng là yếu tố quyết đinh năng suất cây cà phê.
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn của đảng và nhà nước ta đã đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp còn nhiều bất cập, tác động không nhỏ đến tâm lý của các hộ nông dân.
Hiệu quả kinh tế của cây cà phê là tương đối cao so với nhiều ngành sản xuất khác, nếu như trong thời giá hiện tại việc sản xuất cà phê mà đạt hiệu quả tức là thu nhập cao trong khi đó thì chi phí bỏ ra là ít. Đây cũng là mục tiêu mà không ít những hộ gia đình đang hướng tới.
4.2. Kiến nghị.
Nhìn chung, năng suất cà phê ở các nhóm hộ là chưa phải là thấp so với các khu vực khác trong vùng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nữa cũng như tạo điều kiện cho nhân dân ở đây có cuộc sống ổn định thì chúng ta có những nghiên cứu đầy đủ để đưa ra những chính sách phù hợp . Trong phạm vi ngắn là trong đợt thực tập này về tìm hiểu hiệu quả kinh tế cây cà phê, em có kiến nghị sau:
Đối với nhà nước.
Ổn định giá cả của các yếu tố phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh cho các hộ nông dân như phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu…
Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình vay vốn để sản xuất .
Có chính sách giá cả đầu ra thích hợp.
Đối với địa phương.
Nâng cao trình độ công tác quản lý của cán bộ xã.
Tổ chức thường xuyên, bồi dưỡng kỹ thuật cho từng hộ gia đình ( khuyến nông lâm).
Quy hoạch lại ruộng đất cho phù hợp như đất hoang hóa….
Có chính sách thuế thích hợp cho từng hộ gia đình.
Đối với các nông hộ :
Tự than vận động vượt qua mọi khó khăn thách thức trong cuộc sống.
Tham gia các chương trình khuyến nông lâm được tổ chức.
Nâng cao trình độ văn hóa của gia đình mình.
Đa dạng hóa cây trồng vật nuôi nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra trong sản xuất nông nghiệp.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
LỜI CẢM ƠN
Trong thực hiện chuyên đề này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân em còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn của các thầy cô giảng viên Trường Đại Học Tây Nguyên, khoa kinh tế đã cung cấp những kiến thức lý luận và thực tiễn cho em hoàn thành chuyên đề này.
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn cô H’Wen Niê Kdăm đã hướng dẫn em nhiệt tình trong suốt quá trình thực tập để em hoàn thành tốt chuyên đề này.
Trong đợt thực tập tại buôn Ea Na, xã Êa Na em cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác, các cô, các chú, các đồng chí lãnh đạo thuộc Đảng uỷ, UBND, công an xã và bà con nông dân buôn Êa Na đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc thu thập tài liệu để em thực hiện báo cáo này .
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các bạn trong nhóm thực tập đã giúp đỡ, động viên, khích lệ em trong suốt thời gian thực tập,cũng như trong quá trình thực hiện chuyên đề này.
Người thực hiện:
H Hương Ênuôl
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Báo cáo thực tập tổng hợp của các khoá trước.
2. Thạc sĩ Tuyệt Hoa Niê Kdăm. Bài giảng kinh tế hộ- Trường Đại Học Tây Nguyên.
3. Trên trang web http:// www.com.vn/.
4. Các báo thống kê của xã Ea Na.
5. Thạc sĩ H’Wen Niê Kdăm. Kinh tế nông ng
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghin c7913u hi7879u qu7843 kinh t7871 cy c ph c7911a camp.doc